Tiểu luận Thực trạng và định hướng phát triển thị trường otc Việt Nam

I. LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô chưa ổn định như hiện nay, sự biến động của thị trường chứng khoán đang thu hút sự quan tâm của không những các nhà đầu tư chứng khoán, các nhà kinh tế, hay các nhà hoạch định chính sách mà còn của báo chí, dư luận hay bản thân chúng ta- là những sinh viên đang học và nghiên cứu về tài chính tiền tệ. Thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung OTC có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và cả nền kinh tế nói chung Không thể phủ nhận rằng, vào giai đoạn cuối năm 2006 đầu 2007, OTC thực sự là cỗ máy in tiền siêu tốc. Nhưng, đến thời điểm này, cổ phiếu OTC đã mất đi nhiều sức nóng vốn có, đa số các cổ phiếu OTC đã giảm hẳn tính thanh khoản và gần như đóng băng. Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng cho nhiều nhà đầu tư, và đặc biệt là cho thị trường chứng khoán Việt Nam tại thời điểm này. Chính vì sức ảnh hưởng của thị trường OTC đến nền kinh tế như vậy, nên nhóm chúng tôi chọn OTC là đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận của mình. Bài tiểu luận nhằm mục đích mang đến cho các bạn cái nhìn tổng quan về thị trường OTC nói chung và thị trường OTC Việt Nam nói riêng. Đồng thời, chúng tôi cũng đề cập đến đinh hướng phát triển thị trường OTC chính thức ở Việt Nam, và tính khả thi của nó. Với những kiến thức rất bổ ích từ thầy Đặng Trí Thọ, kết hợp những thông tin thu thập từ mạng Internet và các phương tiện truyền thông, chúng tôi đã hoàn thành bài tiểu luận này. Tuy nhiên, do chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, bài tiểu luận của chúng tôi chắc không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự góp ý của thầy giáo và các bạn!

pdf25 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6253 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng và định hướng phát triển thị trường otc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Chỉ số này là chỉ số được theo dõi nhiều nhất đối với các công ty về công nghệ. Một số mốc chính với chỉ số tổng hợp NASDAQ: Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6 7 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM -17/7/1995: lần đầu tiên chỉ số tổng hợp NASDAQ đóng cửa ở mức giá trên 1000 điểm. -10/3/2005: chỉ số này đạt mức giao dịch cao kỉ lục 5,132.52 điểm. -10/10/2002: chỉ số tổng hợp NASDAQ tụt xuống mức thấp nhất 1,108.49 điểm. Bên cạnh NASDAQ Composite thì NASDAQ 100 và Nasdaq Financial 100 cũng là những chỉ số chứng khoán rất quan trọng. Nasdaq 100 là chỉ số chứng khoán của 100 công ty phi tài chính lớn nhất được niêm yết trên NASDAQ, cả công ty trong nước và quốc tế, còn Nasdaq Financial 100 là của các công ty tài chính. Để được lọt vào top 100 công ty trong chỉ số NASDAQ 100, một công ty phải đạt được các số tiêu chí sau, bao gồm: 1. Được niêm yết độc quyền trên NASDAQ. 2. Đã niêm yết được ít nhất 2 năm( hoặc 1 năm nếu thoả mãn một số tiêu chuẩn về vốn hoá thị trường). 3. Khối lượng giao dịch bình quân ngày tối thiểu là 200,000 cổ phiếu. 4. Lưu hành báo cáo hàng quí và hàng năm. 5. Không đứng trước nguy cơ phá sản. Ngoài ra, nếu công ty có nhiều loại cổ phiếu thì nó chỉ được phép có 1 cổ phiếu với giá trị vốn hoá thị trường lớn nhất được tham gia vào chỉ số NASDAQ 100. Danh mục công ty nằm trong NASDAQ 100 được tái cơ cấu lại theo chu kì 1 năm hoặc sau khi xảy ra các vụ chia tách, sáp nhập các công ty trong top 100. Trong danh sách của NASDAQ 100 được công bố 1/2/2007 có nhiều cái tên khá quen thuộc trong lĩnh vực IT như: Adobe Systems Incorporated (ADBE), Amazon.com, Inc. (AMZN), Apple Inc. (AAPL), Cisco Systems, Inc. (CSCO), Dell Inc. (DELL), eBay Inc. (EBAY). NASDAQ đã có những nỗ lực đáng kể nhằm thâu tóm London Stock Exchange. Hiện NASDAQ đã nắm được 28.75% cổ phần của London Stock Exchange và đưa ra mức giá £12.43, mức giá cao nhất mà họ từng trả cho một cổ phần trên thị trường mở. (Nguồn về thị trường NASDAQ: www.saga.vn) Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6 8 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM III. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM ĐÃ TỒN TẠI NHƯNG CHƯA CHÍNH THỨC. Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê về thực trạng doanh nghiệp tính đến thời điểm tháng 6 năm 2005, cả nước có gần 2000 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và trên 3000 công ty cổ phần. Tổng vốn điều lệ của các công ty này hơn hơn rất nhiều lần khối lượng vốn hoá trên thị trường chính thức. Đây chính là nguồn cung của thị trường OTC. Hay nói theo cách của một số người thường nói là thị trường OTC ở Việt Nam rất nhiều tiềm năng. Không phải cổ phiếu của tất cả các công ty cổ phần đều được mua bán, trao đổi thường xuyên mà chỉ có một ít trong số đó được giao dịch. Có những loại cổ phiếu gần như không bao giờ được giao dịch, nhưng có những loại cổ phiếu tuy chưa được niêm yết trên thị trường chính thức trên sàn, nhưng chúng được giao dịch rất sôi động như cổ phiếu của các ngân hàng cổ thương mại cổ phần Á Châu, Sài Gòn Thương Tín, Bánh kẹo Kinh đô, Vinamilk. Đây chính là những cổ phiếu mà các nhà đầu tư có tổ chức, nhất là các quỹ đầu tư rất quan tâm. Thị trường phi tập trung ở Việt Nam đang tồn tại là một thực thể khách quan. Chỉ có thể nói, rằng hoạt động của thị trường này còn manh mún, rời rạc, tổ chức của thị trường này chưa được chặt chẽ, chưa có người tạo lập và dẫn dắt thị trường chứ không thể nói là Việt Nam chưa có thị trường OTC và Việt nam đang đặt mục tiêu xây dựng đến năm 2010 sẽ có thị trường này như một số người thường nói. Thị trường OTC là một tất yếu, là một phần không thể tách rời khỏi một nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi như Việt Nam hiện nay. Việc quản lý thế nào là hợp lý để phát huy được tiềm năng và giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn, chính là bài toán khó đặt ra không chỉ riêng cho các nhà quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam. 2. ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC. 2.1 TÍCH CỰC 2.1.1 Cải thiện tính minh bạch trên thị trường Quản lý OTC tập trung có áp dụng các chế tài cần thiết sẽ giúp cải thiện tính minh bạch trên thị trường. Các Cty đại chúng phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ và bất thường theo Luật DN như: báo cáo tài chính năm có kiểm toán, thông tin bất thường... Với việc "định cư" OTC, kiểm tra giám sát quá trình công bố thông tin của các Cty đại chúng sẽ ngày được thắt chặt hơn, giúp các nhà đầu tư hiểu hơn nữa tình hình hoạt động sản xuất của DN phát hành, từ đó giúp ích cho việc xem xét, định giá chính xác DN nhằm tránh những rủi ro trong quá trình giao dịch và tạo điều kiện bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6 9 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM tránh được các rủi ro trong quá trình giao dịch chứng khoán OTC. Hầu hết các giao dịch trên thị trường OTC đều mang tính tự phát, chưa có một cơ chế quản lý chặt chẽ nên luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để có thể thực hiện mua bán một cách dễ dàng, thông thường phải thông qua trung gian đứng giữa. Điều đó có thể dẫn tới khả năng gây ra các giao dịch thao túng giá khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ bị ép giá. Việc xây dựng cơ chế quản lý giao dịch OTC còn giúp các nhà đầu tư có thể tìm thấy nhau, yên tâm hơn khi mua cổ phiếu vì đã có khung pháp lý bảo vệ cho họ. Từ đó góp phần hạn chế được rủi ro, tạo ra sự an toàn trong giao dịch, thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Khi sàn OTC chính thức hoạt động, các tổ chức đăng ký giao dịch tại sàn ngoài việc có thể dễ dàng huy động vốn thông qua phát hành, còn là một bước đệm tập dượt về công bố, quản trị, điều hành Cty trước khi chính thức niêm yết cổ phiếu tại sàn HaSTC hoặc HoSE. Bên cạnh đó, đây cũng là một biện pháp PR hiệu quả và kinh tế nhằm nâng cao hình ảnh DN, giúp DN sẽ có rất nhiều lợi thế khi tiếp tục phát hành cổ phiếu. Trong tình cảnh tính thanh khoản của thị trường niêm yết cũng như thị trường OTC đang rất kém như hiện nay, với chủ trương ưu tiên những cổ phiếu thuộc nhóm ngành ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, những cổ phiếu của những chủ thể chủ chốt trong hệ thống tài chính hiện đang có tính thanh khoản cao thì sự vận hành của thị trường OTC tập trung có thể sẽ là một dấu hiệu tốt giúp cải thiện tính thanh khoản, mang lại nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư. Theo nguồn tin từ website www.tienphongonline.com.vn , www.vnexpress.net , www.vneconomy.vn , www.thanhnien.com.vn . 2.1.2 Cơ hội tiềm năng cho các nhà đầu tư. Sau những lo ngại về tình hình kinh tế ở Việt Nam, niềm tin đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài vẫn không mấy thay đổi. Theo thông tin từ Thị trường chứng khoán Việt Nam dù đang trong giai đoạn nhạy cảm, nhưng vẫn thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Dòng tiền tiềm năng đổ vào thị trường ở mức cao thể hiện qua số dư tiền gửi tại các công ty chứng khoán vẫn đạt khoảng 400-600 tỷ đồng/công ty đối với các công ty lớn và khoảng 100-200 tỷ đồng/công ty đối với những công ty nhỏ ngay cả trong những tháng ảm đạm. Nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian qua thể hiện xu hướng bán chủ đạo, nhưng họ vẫn quan tâm nhiều tới thị trường Việt Nam. Tính tới đầu tháng 9/2008, Trung tâm lưu ký chứng khoán đã cấp mã số giao dịch chứng khoán cho trên 12.000 nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có hơn 800 mã của nhà đầu tư tổ chức và hơn 11.000 mã của nhà đầu tư cá nhân. Riêng trong tháng 8, đã có thêm 35 tổ chức và hơn 220 nhà đầu tư cá nhân mở tài khoản. Có thể nói nhu cầu đầu tư có tiềm năng khá lớn, trong khi tại sàn niêm yết cả HoSE và HaSTC mới chỉ có khoảng 300 mã, so với hơn 1.000 loại cổ phiếu đã từng được giao dịch trên thị trường OTC trước đây quả là Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6 10 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM con số bé nhỏ.Hơn thế nữa, khó khăn lớn nhất trên thị trường OTC chính là khoảng trống thông tin về người có nhu cầu mua và bán. Và các dịch vụ mà CTCK đưa ra hiện nay chủ yếu nhằm khỏa lấp khoảng trống này, trong đó lập sàn giao dịch cổ phiếu OTC là một dịch vụ điển hình. Giảm thiểu rủi ro, tránh bị giá thao túng, và giao dịch bảo đảm là những cái được lớn nhất của nhà đầu tư OTC khi thực hiện giao dịch qua công ty chính thức. 2.1.3 Thị trường tiện lợi cho các giao dịch. Trong mô hình thị trường chứng khoán quốc gia, thị trường phi tập trung (OTC) là một thị trường cấp cao, hoạt động trên cơ sở tự động hóa, giao dịch các chứng khoán chưa niêm yết hoặc chưa đủ tiêu chuẩn niêm yết của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ yếu. Thị trường chứng khoán (TTCK) OTC là thị trường tiện lợi cho việc giao dịch, truy cập và chia sẽ thông tin, tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch, đồng thời vẫn có thể đảm bảo quản lý , giám sát thị trường. TTCK OTC hiện nay được coi là thị trường có tiềm năng hữu dụng lớn và khả năng phát triển mạnh trong tương lai. Trong Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt, sẽ tiến hành xây dựng thị trường OTC tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, tạo điều kiện thu hẹp các giao dịch chứng khoán trên thị trường tự do, bảo vệ nhà đầu tư (NĐT) nhỏ trong các giao dịch chứng khoán trao tay hiện nay. Từ tháng 3/2006 cho đến nay, chúng ta chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của TTCK Việt Nam. Một thị trường mua bán cổ phiếu trao tay hoạt động rất sôi động giữa các NĐT với hàng ngàn cổ phiếu, thông tin đa chiều, giá dao động lớn. Khả năng sinh lời và rủi ro ở đây là cao hơn ở hai Trung tâm giao dịch tập trung. Mặc dù không phải là thị trường bất hợp pháp, song đây là thị trường đầy rủi ro. Để tạo ra thị trường hợp pháp, bảo vệ người đầu tư nhỏ, đồng thời tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa Sở giao dịch chứng khoán và thị trường OTC tương lai ở Việt Nam, việc thành lập thị trường OTC theo đúng nghĩa của nó là vô cùng cần thiết. Có thể nói rằng việc hình thành TTCK OTC đang là xu hướng phổ biến, thậm chí là tất yếu của hầu hết các TTCK thế giới vì những ưu thế của thị trường này. 2.2 TIÊU CỰC 2.2.1 “Cơn điên OTC”: cần sự điều chỉnh của luật. Hiếm có thị trường chứng khoán mới ra ràng nào trên thế giới lại có một thị trường cổ phiếu không chính thức (Over The Counter – OTC) hoạt động thoải mái và thiếu kiểm soát như ở Việt Nam. Năm 2007, các công ty cổ phần thoải mái phát hành cổ phiếu vô tội vạ ra công chúng, cho hàng ngàn nhà đầu tư cá nhân không có một khái niệm lờ mờ về công ty mà mình mua. Độ nóng của thị trường cổ phiếu không chính thức đang ẩn chứa những rủi ro chờ ngày bùng phát khi mà người mua đang lờ đi những phân tích lý trí. Nhưng đây là chuyện đang diễn ra hàng ngày trên thị trường chứng khoán không chính thức của Việt Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6 11 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM Nam, khi nguồn vốn trong dân đang tiếp tục ồ ạt đổ vào những cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết và chưa biết bao giờ sẽ niêm yết. Song song với việc người giữ cổ phiếu bán cổ phiếu ra ngoài là việc tung các tin có lợi về công ty qua các kênh truyền thông chính thức hoặc truyền miệng khiến cho giá cổ phiếu tăng mạnh. Với cách này, nhiều người đang thu về mức lời trên vốn hàng chục lần, một mức lợi nhuận không tưởng nếu dựa trên hoạt động kinh doanh đơn thuần. Nhiều chuyên gia trên thị trường chứng khoán trong vài ngày qua đã cảnh báo về dấu hiệu lừa đảo của những “công ty vớ vẩn”, theo cách nói của ông Dominic Scriven, giám đốc Quỹ đầu tư Dragon Capital. Thực chất hoạt động kinh doanh của các công ty này ra sao? Tình hình tài chính và chiến lược phát triển của họ như thế nào? Rất ít người nắm được thực chất, nhưng trong không khí phấn khích chung của thị trường đang tăng giá hiện nay, nhà đầu tư đang lờ đi những phân tích có lý trí. Những nhà đầu tư đang lao vào cuộc có ý thức hết được những rủi ro này không?Một quan chức Ngân hàng Nhà nước nhận xét rằng trong cơn say chứng khoán hiện nay, những người bỏ tiền đầu tư đều ý thức được mức rủi ro, và sự thiệt hại khi những cổ phiếu không thực chất sụt giá hoặc những công ty mà họ mua sập tiệm là chi phí kỳ vọng mà họ sẽ phải trả. Hầu hết những người mua bán OTC đang làm cái chuyện giống như truyền lửa qua tay nhau, và ai cũng hy vọng rằng mình sẽ không phải là người cuối cùng cầm lửa trong tay. Vai trò của Nhà nước trong việc điều chỉnh những hoạt động bất bình thường trên thị trường OTC như thế nào? Cho đến nay, Uỷ ban Chứng khoán nhà nước tiếp tục tỏ ra thận trọng trong việc đưa ra bất kỳ phát biểu nào về thị trường chứng khoán. Phản ứng của các quan chức tại Uỷ ban Chứng khoán với những câu hỏi từ giới báo chí xung quanh vấn đề này là lảng tránh. Ngay cả các nhà đầu tư lớn, chuyên gia được coi là có uy tín trong giới đầu tư chứng khoán Việt Nam cũng tránh bình luận đến những vấn đề trên thị trường OTC. Lý do dễ giải thích nhất là vì “tính nhạy cảm” của bất kỳ phát biểu nào trong thời điểm hiện nay, nhưng còn một lý do khác cũng dễ giải thích nhưng khó chứng minh hơn, (không tính đến các cơ quan có thẩm quyền) là việc hầu hết các “đại gia” chứng khoán đều đang có phần trong sự sôi sục của thị trường OTC hiện nay. Xung quanh vấn đề thị trường OTC, Uỷ ban Chứng khoán chưa phát huy được công cụ hành pháp mạnh nhất mà cơ quan này đang có trong tay, Luật Chứng khoán vốn có hiệu lực từ đầu năm 2007. Theo quy định của Luật Chứng khoán, những công ty có trên 100 cổ đông được coi là công ty đại chúng. Những công ty đại chúng bắt buộc phải công bố bản cáo bạch và phải đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán trước khi phát hành cổ phiếu, huy động vốn. “Phải có sự kết hợp với Ủy ban chứng khoán nhà nước và các địa phương trong việc kiểm soát tình hình phát hành cổ phiếu vô tội vạ của các công ty cổ Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6 12 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM phần”, ông Tô Hải, giám đốc Công ty chứng khoán Bảo Việt nhận xét. “Công ty đại chúng phải phát hành theo luật. Luật Chứng khoán đã có hiệu lực từ năm 2007, nếu đảm bảo thi hành đúng luật thì tình trạng đó sẽ khó tái diễn được”. Sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán đang kéo rất nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ vào cuộc. Với hiểu biết hạn chế về kinh doanh cổ phiếu và cùng với việc thiếu thông tin đáng tin cậy, những nhà đầu tư này sẽ là những nạn nhân không tránh khỏi của những cổ phiếu dỏm. Việc mua bán trao tay trên thị trường OTC không có sự bảo trợ của pháp luật càng làm cho khả năng này lớn hơn, và có thể dẫn đến những hậu quả xã hội chưa lường trước được. Sự giám sát, điều chỉnh của các cơ quan có chức năng như Uỷ ban Chứng khoán và Bộ Tài chính trong lúc này là hết sức cấp thiết. 2.2.2 Thông tin mờ ám làm giảm tính thanh khoản Trong lúc đa số các cổ phiếu trên thị trường OTC giảm giá và tính thanh khoản rất thấp thì một số cổ phiếu bất động sản lại được các “cò” thổi giá tăng mạnh. Ông Hoàng Hải - một nhà đầu tư cho biết, ông đã nghe theo các “cò” trên diễn đàn chứng khoán để mua vào 20.000 cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai với giá 110.000 đồng. Đến nay, cổ phiếu này đã rớt giá xuống chỉ còn 80.000 đồng sau khi báo chí đưa tin công ty này đang có dự án bất động sản sai phạm. Trước những thông tin không tốt về cổ phiếu đang giữ, ông đã vội vàng bán chạy làng nhưng khổ nỗi muốn bán rẻ cũng không ai mua. Chưa hết bàng hoàng về những thông tin trên, ông Hải còn thật sự bất ngờ khi biết thêm thông tin lợi nhuận của Quốc Cường Gia Lai có nhiều chi tiết mâu thuẫn, không rõ ràng. Ông Hải dẫn chứng trên một tờ báo chuyên ngành chứng khoán, công ty này đã công bố hai con số khác nhau về lợi nhuận của dự án Giai Việt ở quận 8, TPHCM. Trong khi dự án này chưa khởi công xây dựng nhưng công ty đã công bố có lợi nhuận lên đến 108,7 tỷ đồng. Cũng trên tờ báo này 10 ngày sau, công ty lại công bố dự án này có mức lợi nhuận đạt hơn 66 tỷ đồng, giảm hơn 40 tỷ đồng so với lần công bố trước. Các chuyên gia cho rằng thông tin của các doanh nghiệp đang rất mập mờ và thiếu sự trung thực nên đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các cổ phiếu trên thị trường OTC. Thị trường cổ phiếu OTC hiện nay không còn hấp dẫn như trước nữa. Điều này được chứng minh bằng việc hàng loạt cổ phiếu trước đây có tính thanh khoản cao nhưng nay thì ngược lại như Dược Cửu Long, Vosco, Tôn Hoa Sen... Mặt khác, thị trường chứng khoán Việt Nam năm nay không theo quy luật như mọi năm nên đã gây sốc cho nhiều nhà đầu tư khi đa số nhà đầu tư đã dự đoán thị trường sẽ sôi động cuối năm. 2.2.3 Thị trường OTC: Đang bị làm giá? Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6 13 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM Cùng với sự khởi sắc của TTCK niêm yết, giao dịch trên thị trường OTC đã sôi động hẳn lên trong những ngày gần đây. NĐT đổ xô đi tìm hàng. Hiện tượng găm hàng đẩy giá bắt đầu xuất hiện ở một vài mã quen thuộc, trong đó đặc biệt là nhóm CP ngân hàng. "Hàng khó kiếm" là câu NĐT dễ dàng nghe được từ những "cò" OTC trong tuần qua, sau khi thị trường niêm yết có dấu hiệu ấm lên, tính thanh khoản của thị trường tăng mạnh, bên bán hầu như không có, còn bên mua dư mua với khối lượng lớn. Cầu không được đáp ứng, nhiều NĐT đã đổ xô đi tìm hàng OTC khiến cho thị trường này trở nên sôi động trong những ngày qua, đặc biệt là vào các buổi chiều. Giá CP nhanh chóng được đẩy lên từng giờ. Đơn cử như CP của Vietcombank đầu tuần giá chỉ dao động trong khoảng 34.000-36.000đ/CP nhưng đến cuối tuần đã dao động trong khoảng 45.500- 46.000/CP có lúc đã lên đến 48.500đ/CP. Tương tự như MB, PVFC cũng có mức tăng từ 20%-30% trong vòng chưa đầy một tuần. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sốt CP OTC trong một thời gian ngắn như vậy? Phải chăng NĐT không mua được CP trên sàn đã chuyển sang thị trường OTC tìm kiếm cơ hội? Một phần là CP trên thị trường OTC đã xuống khá thấp đặc biệt là CP của ngành NH, BĐS. Nhiều NĐT đã lỡ "chôn chân" vào thị trường này từ lâu nhưng chưa rút ra được, cũng có NĐT đang chờ đợi cơ hội mua vào khi thấy tín hiệu lên. Tuy nhiên việc giá CP trên thị trường OTC bị "thổi" lên vù vù như mấy ngày qua không phải là do sức cầu của thị trường mà phần nhiều là bị các "cò" OTC đẩy lên. Khả năng loan tin trên thị trường OTC thông qua các "cò" môi giới thật đáng kinh ngạc: Chỉ cần vài giờ đồng hồ, một thông tin liên quan đến một mã CP nào đó đã có thể bay đi khắp nơi. Các "cò" trên thị trường OTC có mạng lưới rộng khắp, chỉ cần gọi điện hỏi hàng vài nơi, người này hỏi người kia chỉ vài chục phút là tìm được hàng ngay, giá "net" cộng thêm vài "line" phí nếu thỏa thuận xong là giao dịch được ngay. Nếu chỉ dừng lại ở đây thì cũng không có gì đáng chú ý, song nghệ thuật làm giá và loan tin đồn trên thị trường OTC thật là đa dạng. Khi thị trường có tín hiệu lên có nhiều khách muốn mua CP là lập tức môi giới OTC tung tin ngay là hàng bây giờ hơi khó kiếm, hay có mua được giá cũng hơi cao hoặc CP này đang có tổ chức gom nhiều lắm... đã tạo ra cầu ảo. Đó là chưa kể đến một loạt các thông tin làm nhiễu loạn thị trường như cố tình gọi điện hỏi hàng dù không có nhu cầu hay tung các tin mua với khối lượng vài chục đến vài trăm ngàn CP tạo nên cầu giả. Không hiếm những lúc thị trường OTC nhốn nháo gom khắp nơi một mã nào đó nhưng rồi kết quả là không khớp được với lý do rất đơn giản: Không thoả thuận được giá hoặc không mua nữa. Nếu NĐT nào thiếu kinh nghiệm nghe phong thanh tin đồn lập tức lao vào thì dễ dàng gặp phải rủi ro. Nhân viên môi giới OTC tại một CTCK cho biết, có mã chỉ sau một ngày giá có thể tăng 20-25% là chuyện bình thường. Trên thực tế khối lượng giao dịch thành công những ngày gần đây chủ yếu là lô nhỏ nhưng giá CP OTC vẫn bị đẩy lên từng ngày. Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6 14 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM Ông Nguyễn Hữu Phương, chuyên viên phân tích CTCK SeABANK cho biết: "TTCK OTC hiện đang gần như bị buông lỏng, dẫn đến tình trạng giá CP bị thao túng và làm giá mạnh hơn thị trường niêm yết, việc quản lý thông tin và công bố thông tin của những Cty OTC không rõ ràng cộng với sự thiếu chuyên nghiệp của NĐT thì giá cả OTC không hỗn loạn mới là chuyện lạ". 2.2.4 Sáu dạng rủi ro khi mua bán cổ phiếu trên thị trường OTC: Một là, tranh chấp hay thiệt hại về quyền mua cổ phiếu mới tăng vốn. Một trong những kỳ vọng lớn nhất về lợi ích của người mua cổ phiếu là quyền mua cổ phiếu phát hành tăng vốn. Đây là một khoản thu nhập, một khoản lợi lớn của người sở hữu cổ phiếu. Tuy nhiên, thông thường trước khi phát hành cổ phiếu tăng vốn, công ty tiến hành chốt danh sách cổ đông. Tại thời điểm đó, những ai sở hữu cổ phiếu nằm trong danh sách cổ đông của HĐQT sẽ được mua thêm cổ phiếu mới theo tỷ lệ được ấn định dựa trên số cổ phiếu đang sở hữu. Với những nhà đầu tư mới, người mua cổ phiếu mới trong giai đoạn giao thời, hoặc khi danh sách cổ đông đã được chốt, nếu không biết, tiền đã thanh toán cho người chuyển nhượng, mặc dù cổ phiếu mình đã nắm giữ, nhưng chưa làm xong thủ tục chuyển nhượng, nên mất quyền mua. Quyền mua cổ phiếu mới vẫn thuộc về người chuyển nhượng, trong khi người chuyển nhượng đã bán cổ phiếu của mình đi rồi theo giá thị trường tại thời điểm đó. Như vậy, các nhà đầu tư cổ phiếu trên thị trường OTC cần chú ý luôn luôn thỏa thuận bằng giấy, bằng hợp đồng chuyển nhượng với người chuyển nhượng cổ phiếu, ghi rõ ràng quyền lợi mua cổ phiếu mới tăng vốn thuộc về ai. Loại rủi ro nói là phổ biến nhất trên thị trường OTC trong thời gian qua. Hai là, tranh chấp hay thiệt hại về cổ tức. Cổ tức của công ty được chia cho cổ đông dựa trên số lượng cổ phần cổ đông đang nắm giữ. Rủi ro là ở chỗ, khi mua cổ phiếu, người được chuyển nhượng không nắm bắt được thông tin, không thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng chuyển nhượng. Do đó người mua mặc dù nắm giữ cổ phiếu đúng tên mình rồi, nhưng không nhận được cổ tức. Ba là, rủi ro trong mua bán cổ phiếu chưa được chuyển nhượng. Có cổ phiếu theo quy định nội bộ công ty sau 1 năm mới được chuyển nhượng, nhưng nhiều nhà đầu tư không nắm được thông tin, mua loại cổ phiếu đó. Và trong thời hạn 1 năm chưa làm được thủ tục chuyển nhượng, thì các quyền lợi về quyền mua thêm cổ phiếu tăng vốn, chia cổ tức…, vẫn thuộc về người đứng Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6 15 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM tên sở hữu cổ phiếu, còn người đã bỏ tiền ra mua, đang nắm giữ cổ phiếu thì bị chiếm đoạt mất quyền lợi. Thực tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần E, có trụ sở chính tại Tp.HCM, thời gian qua đã xẩy ra khá nhiều tranh chấp quyền lợi này. Nhiều người đang nhờ đến sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng. Bốn là, rủi ro trong mua bán cổ phiếu ở thời điểm phát hành. Loại cổ phiếu này trong giới mua bán trên thị trường OTC còn gọi là cổ phiếu cũ và cổ phiếu mới, tức là thời điểm phát hành, kèm theo đó là quyền lợi mà nhà đầu tư có được: cổ tức, cổ phiếu thưởng, quyền mua cổ phiếu. Bởi vì, thông thường các công ty căn cứ vào năm phát hành cổ phiếu để phân phối quyền lợi cho cổ đông. Người sở hữu cổ phiếu chỉ được hưởng lợi ích tương ứng với số tháng mà cổ phiếu đó đã phát hành. Bởi vậy bỏ tiền ra mua cổ phiếu cùng với giá mua như nhau, nhưng quyền lợi giữa cổ phiếu cũ và cổ phiếu mới là khác nhau. Nhà đầu tư cần hết sức chú ý chi tiết này. Năm là, rủi ro trong mua bán cổ phiếu khi biến động giá. Thông thường để chắc ăn và “nắm đằng chuôi”, người bán luôn yêu cầu người mua cổ phiếu phải đặt cọc tiền một tỷ lệ nào đó. Khi đó nếu giá cổ phiếu giảm, buộc người mua phải mua số cổ phiếu với giá đã cam kết, nếu không bị mất tiền đặt cọc. Ngược lại, khi giá lên, người bán có xu hướng đánh tháo và dễ dàng đánh tháo, còn số tiền đã đặt cọc không phải lúc nào và trường hợp nào cũng lấy lại ngay được. Sáu là, rủi ro trong giao dịch nhận chuyển nhượng quyền mua. Trong các đợt phát hành thêm cổ phiếu mới để tăng vốn, cổ đông hiện hữu, cổ đông chiến lược, hay cán bộ nhân viên công ty được quyền mua cổ phiếu. Khi đó, nhiều người do không huy động được tiền hoặc vì nhiều lý do khác, bán quyền mua cổ phiếu của mình. Giá bán quyền mua thường thấp hơn giá thị trường OTC thời điểm đó. Nhà đầu tư mới thấy giá thấp, hấp dẫn thường chấp nhận mua. Nhưng từ khi nộp tiền để mua cổ phiếu cho đến khi nhận được cổ phiếu là cả một khoảng thời gian khá dài, nên đến khi nhận được cổ phiếu thì cổ phiếu vẫn đứng tên chủ sở hữu là người chuyển nhượng. Khi đó, nếu giá cổ phiếu đứng nguyên, giảm, hay gặp phải người nghiêm túc, đứng đắn, thì công việc làm thủ tục chuyển nhượng không vấn đề gì. Trong trường hợp gặp phải người không trọng chữ tín, dễ dàng bị đánh tháo và hứa hẹn trả lại số tiền trước kia đã nhận kèm với lãi suất tiền gửi ngân hang. Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6 16 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM 3. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN GIAO DỊCH CỔ PHIẾU CHƯA NIÊM YẾT (OTC) 3.1 Nhà đầu tư và tổ chức của các nhà đầu tư Việc tham gia thị trường OTC rất đơn giản, tất cả mọi người đều có thể tham gia mua bán chứng khoán. Tuy nhiên, hoạt động của các nhà đầu tư trên thị trường không phải là độc lập mà họ thường lập thành các nhóm, hội, diễn đàn để trao đổi thông tin với nhau. Hiện nay, phương thức trao đổi được các nhà đầu tư tự do ưa thích là trao đổi qua diễn đàn trên mạng Internet hoặc trao đổi tại các điểm “café chứng khoán”. Việc một nhà đầu tư tham gia đầu tư vào tất cả các lình vực, các nơi là rất hiếm. Các nhà đầu tư, nhóm các nhà đầu tư tập trung vào một số ngành, lĩnh vực trong một khu vực địa lý (TP.HCM, Hà Nội ...) là chủ yếu. Ngoài ra, với lợi thế của của mình, các công ty chứng khoán còn tham gia trên trên thị trường này với tư cách là các nhà môi giới. 3.2 Hàng hoá của thị trường Hàng hoá của thị trường OTC chính là các loại cổ phiếu của cách doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả, có triển vọng phát triển trong tương lai hoặc có những lợi thế thương mại riêng biệt (có một vị trí mặt bằng thuận lợi…). Có hai loại cổ phiếu chính được các nhà đầu tư quan tâm gồm: - Cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá. Đối với các doanh nghiệp loại này, các loại cổ phiếu được mua bán bán gồm: o Cổ phiếu lần đầu tiên phát hành khi cổ phần hoá: Việc mua được, được mua cổ phiếu của một số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá là vấn đề mà các nhà đầu rất quan tâm. Vì rất nhiều công ty sau khi cổ phần hoá, giá của cổ phiếu gia tăng rất cao. o Cổ phiếu sau khi cổ phần hoá (cổ phiếu này được mua bán thông thường như cổ phiếu của các công ty cỏ phần khác). - Cổ phiếu của các công ty cổ phần thông thường: Đối với loại này, cổ phiếu của các công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả, dẫn đầu một lĩnh vực kinh doanh nào đó là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Cổ phiếu của Kinh đô, ACB, Sacombank thuộc loại này. Cơ chế mua bán Việc mua bán các loại cổ phiếu trên thị trường OTC được thực hiện theo phương thức “thuận mua, vừa bán” mà không bị bất cứ một lực bên ngoài (giới hạn giá, lượng cổ phiếu…) nào tác động. Tuy nhiên, nhiều khi cũng xảy ra vấn đề bất cân xứng về thông tin trong quá trình mua bán, giao dịch các loại chứng khoán trên thị trường này. Nói chung, cơ chế mua bán các loại chứng khoán trên thị trường OTC theo đúng cơ chế thị trường. Mặc dù thực hiện theo cơ chế thuận mua vừa bán, nhưng thực tế, việc giao dịch mua bán, nhất là mua bán các laọi cổ phiếu của các công ty cổ phàn hoá lần đầu không phải lúc nào cũng tuôn Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6 17 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM theo cơ chế này. 3.3 Phương thức mua bán, giao dịch Để có thể mua bán cổ phiếu trên thị trường OTC, nhà đầu tư có thể thực hiện theo một trong hai phương thức sau - Bên mua và bên bán trực tiếp gặp nhau để thương lượng, quyết định việc mua bán chứng khoán. Đây là phương thức phổ biến hiện nay. - Bên mua và bên bán có thể giao dịch thông qua các nhà môi giới chứng khoán. Hiện nay, phương thức này ít phổ biến hơn, nhưng xu hướng phát triển của thị trường thì phương thức này sẽ chiếm ưu thế hơn so với phương thức trực tiếp mua bán nêu trên trong tương lai. 3.4 Thu thập thông tin của các loại cổ phiếu Để có thể mua một loại chúng khoán nào đó trên thị trường, các nhà đầu tư cần phải có thông tin về loại cổ phiếu đó. Để có thông tin này, nhà đầu tư có thể tìm kiếm từ các nguồn sau: 3.4.1 Thông tin từ các báo cáo tài chính Theo quy định của Nghị định về kiểm toán độc lập, trừ một số loại hình doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toán như bảo hiểm, ngân hàng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, số còn lại (chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp), nhà nước chỉ khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính. Như vậy, nhìn chung các công ty cổ phần chưa niêm yết không có báo cáo tài chính được kiểm toán. Do những mục đích khác nhau mà nhiều doanh nghiệp có nhiều hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính (báo cáo thuế, vay vốn ngân hàng, điều hành nội bộ...). Mặt khác, việc có được một bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp đối với một người bình thường là điều không hề đơn giản, nhất là trong điều kiện mà ngay bản thân các doanh nghiệp không biết thông tin nào nên công bố, thông tin nào không nên công bố. Do đó, việcthu thập thông tin từ bản thân doanh nghiệp qua còn đường chính thức là điều không hề đơn giản nếu nhà đầu tư, nhất là những người không có những mối liên hệ nhất định với công ty đó. 3.4.2 Thu thập thông tin qua các cơ quan chức năng Theo quy định, doanh nghiệp phải báo cáo tình hình hoạt động cho cơ quan đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch Đầu tư). Tuy nhiên việc tuân thủ quy định này của các doanh nghiệp không thực sự nghiêm túc. Mặt khác, nếu có nộp báo cáo cho cơ quan chức năng thì các thông tin cũng rất chung chung. Nhưng các cơ quan chức năng không có tránh nhiệm và nghĩa vụ công bố các thông tin của doanh nghiệp. Vì vậy, việc có được thông tin từ các cơ quan này gần như là nhiệm vụ là bất khả thi đối với các nhà đầu tư. Ngoài ra, còn có một tổ chức lưu trữ thông tin về các doanh nghiệp đó là trung tâm thông tin tín dụng (CIC) thuộc Ngân Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6 18 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM hàng Nhà nước. Trung tâm này lưu trữ các thông tin cơ bản của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tính cập nhật của các thông tin này không cao. 3.4.3 Thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng Khi không thể thu thập thông tin về doanh nghiệp từ các đầu mối thông tin nêu trên, nhà đầu tư có thể thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, nhược điểm của nguồn dữ liệu này là rời rạc, tính tin cậy không cao. Hiện nay, có những nguồn thông tin đề cập nhiều đến các doanh nghiệp là tạp chí chứng khoán (trang 13), mà một số trang web như www.vietstock.com, www.vnn.vn các công ty chứng khoán …. 3.4.4 Thu thập thông tin từ các nguồn khác. Nhìn chung, các nguồn thông tin nêu trên không đủ để các nhà đầu tư ra quyết định của mình. Nhưng trong thực tế, các chứng khoán vẫn được mua bán, chuyển nhượng, thậm chí có nhiều loại chứng khoán được mua bán, chuyển nhượng rất sôi động. Như vậy câu hỏi đặt ra là các nhà đầu tư lấy thông từ đâu? Có hai nguồn thông tin quan trọng nhất làm cơ sở cho việc ra quyết định của các nhà đầu tư. Loại thứ nhất là thông tin từ những hội, nhóm kinh doanh chứng khoán. Trên thực tế, có những địa điểm (café chứng khoán) mà ở đó các nhà đầu tư tự do gặp gỡ, trao đổi thông tin về các loại chứng khoán, tình hình doanh nghiệp. Loại thứ hai là thông tin được lấy không chính thức từ bên trong doanh nghiệp. Đối với thông tin này, nhà đầu tư bằng sự quen biết, hay bằng những kỹ thuật, chiến thuật riêng mà họ có thể lấy được từ những đầu mối quan trọng, phản ánh một cách chính xác tình hình, những biến cố xảy ra bên trong doanh nghiệp. Đây là những thông tin hết sức quan trọng để nhà đầu tư đưa ra quyết định của mình. 3. KÌ VỌNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ. Với những gì mà Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) đang chuẩn bị, nhiều khả năng phương án tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết sẽ bắt đầu được triển khai vào đầu năm 2008. Điều mà nhà đầu tư quan tâm là họ được lợi hoặc gặp những hạn chế gì khi theo “khuônkhổ” này ? Trước hết, với sự kiện nổi bật vừa qua, Quốc hội thông qua Luật thuế thu nhập cá nhân, trong đó mức thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định là 20%, nhà đầu tư sẽ lo ngại. Đó là khi thị trường OTC được quản lý, các giao dịch và lợi nhuận của nhà đầu tư bị kiểm soát thay vì “thả nổi” và khó xác định như hiện nay. Đây là lo ngại lớn nhất, họ bị “mất” một phần lợi nhuận để đóng thuế. Thứ hai, thị trường OTC từ trước đến nay có một môi trường linh hoạt cao, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Họ có thể giao dịch tại bất cứ đâu, theo giá nào, thời điểm nào; thậm chí họ có thể thanh toán bằng tiền mặt, bằng ngoại tệ và cả vàng hay đổi đất… theo thỏa thuận. Khi đi vào quản lý, giao dịch đó được xác định từ 10 – 12 giờ và từ 13 – 15 giờ các ngày làm Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6 19 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM việc, nhà đầu tư phải mở tài khoản tại các công ty chứng khoán và tuân thủ biên độ +/-20% theo giá tham chiếu… Nhưng đổi lại, việc đưa thị trường OTC vào quản lý như Phương án mà Bộ Tài chính phê duyệt ngày 8/11 vừa qua lại mang lại nhưng thuận lợi lớn. Đó là sự hạn chế tính rủi ro vốn rất cao trong các giao dịch trên thị trường OTC hiện nay. Tính pháp lý trong các hợp đồng chuyển nhượng sẽ được xác minh, chứng khoán giả mạo sẽ được loại trừ và rủi ro trong thanh toán cũng được hạn chế. Đặc biệt, điểm mà nhiều nhà đầu tư mong chờ nhất là tính thanh khoản của chứng khoán chưa niêm yết. Thị trường đã từng chứng minh sự “sa lầy” của nhiều nhà đầu tư trên thị trường OTC trong bối cảnh sụt giảm. Khi phương án trên được triển khai, các bên tham gia tổ chức hy vọng rằng tính thanh khoản sẽ được cải thiện và có thể mang lại tiềm năng to lớn cho nhà đầu tư. Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6 20 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM. 1. ĐỊNH HƯỚNG CỦA CHÍNH PHỦ Ta nhận thấy trong thời gian qua cùng với tình trạng u ám trên thị trường niêm yết, thị trường otc cũng không có chiều hướng “ nóng ấm ” hơn. Thị trường rơi vào đóng băng gần như không hoạt động, mất tính thanh khoản, rủi ro ngày càng cao, không thực hiện được vai trò của mình trong nền kinh tế. Đứng trước thực trạng đó, chính phủ đã đưa ra giải pháp là xây dựng thị trường otc có tổ chức dưới sự quản lý của nhà nước và các cơ quan chức năng. Ngày 8/11/2007 quyết định số 3567/QĐ- BTC do Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà ký về phương án tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết ( thị trường otc có tổ chức ) đã được ban hành. Trong phương án này chưa ghi rõ thời gian cụ thể thực hiện lộ trình mà chỉ đề ra hai giai đoạn thực hiện bao gồm: giai đoạn triển khai chuẩn bị và giai đoạn áp dụng đồng loạt. Như vậy, kể từ nay tất cả chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán hoặc Trung tâm Giao dịch chứng khoán sẽ phải đăng kí , lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và giao dịch tại công ty chứng khoán. Kết quả giao dịch sẽ được tổng hợp qua Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội để thực hiện thanh toán bù trừ tại Trung tâm Lưu ký a, Giai đoạn 1: triển khai chuẩn bị - Hai trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Lưu ký Chứng khoán sẽ lập phương - Đồng thời hai trung tâm này sẽ phối hợp với các thành viên lưu ký, công ty chứng khoán thống nhất phương án hoạt động, mua sắm máy móc thiết bị, điều chỉnh và thử nghiệm hệ thống phần mềm để tránh xảy ra lỗi hệ thống trong quá trình hoạt động của thị trường, gây tổn thất lớn - Hai trung tâm này cũng sẽ chọn ra một số công ty đại chúng để áp dụng thử hệ thống trong thị trường otc có tập trung. Các công ty chứng khoán, tổ chức tài chính, bảo hiểm, ngân hàng có hệ thống quản trị tốt sẽ được ưu tiên lựa chọn. b, Giai đoạn 2: áp dụng đồng loạt b1. Điều kiện giao dịch Người sở hữu chứng khoán muốn giao dịch phải lưu ký chứng khoán tại các thành viên lưu ký và thực hiện giao dịch tại các công ty chứng khoán. Để thực hiện giao dịch các nhà đầu tư phải mở tài khoản tại công ty chứng khoán và ký quỹ đầy đủ 100% chứng khoán và tiền. Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6 21 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM Mỗi nhà đầu tư chỉ được mở một tài khoản giao dịch tại một công ty chứng khoán để giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết. Nếu đã có tài khoản giao dịch chứng khoán niêm yết thì sẽ dùng chính tài khoản này để thực hiện giao dịch và lưu ký chứng khoán chưa niêm yết. b2. Mối quan tâm lớn nhất của việc thành lập thị trường otc có tổ chức mới là giá, biên độ giá và hàng hóa trên thị trường có gì thay đổi, thuận lợi hơn cho nhà đầu tư hay không? Thứ nhất về giá và biên độ dao động giá.Do đặc thù cũng như tính hấp dẫn của thị trưòng otc là tính linh hoạt cao, vì thế ban đầu lấy ý kiến các thành viên thị trường không đưa ra giá tham chiếu và không có biên độ giá. Song việc này có thể dẫn đến tình trạng làm giá trên thị trường này, hơn nữa các công ty chứng khoán sẽ khó có căn cứ xác định phí giao dịch. Vì vậy sẽ vẫn có giá tham chiếu và biên độ giá. Giá tham chiếu sẽ do HASTC tính toán theo phưong thức bình quân gia quyền, giao dịch trên thị trường này sẽ khống chế độ dao động giá +/- 20?%. Tuy nhiên do mỗi doanh nghiệp có đặc thù khác nhau nên sẽ có những cổ phiếu được giao dịch nhiều trên thị trường ngược lại có những cổ phiếu ít được giao dịch hơn hoặc không có giao dịch, vì vậy HASTC sẽ đưa ra nhiều phương án, có thể tập hợp những cổ phiếu có tính thanh khoản cao thành một nhóm và đưa ra thời gian để tính giá bình quân, những cổ phiếu tính thanh khoản kém hơn sẽ được tính theo cách khác. Trước mắt trong giai đoạn thử nghiệm, sẽ chỉ có cổ phiếu ngân hàng, tổ chức tài chính và công ty chứng khoán được giao dịch, đây vốn là nhóm hàng hoá có tính thanh khoản cao nên việc xác định giá tham chiếu không quá khó khăn. Thứ hai, hàng hóa cho thị trường sẽ rất phong phú, đa dạng. Thị trường otc có tổ chức chia làm 2 giai đoạn, trong giai đoạn đầu hàng hóa sẽ tập trung vào các công ty chứng khoán, ngân hàng, tổ chức tài chính, bảo hiểm. Giai đoạn sau sẽ áp dụng đồng loạt thì hàng hoá sẽ đa dạng hơn. b3. Phương thức giao dịch. Phương thức giao dịch là thoả thuận và nhà đầu tư có thể thỏa thuận giao dịch với nhau bất kỳ thời gian nào trong ngày nhưng thời gian yêu cầu công ty chứng khoán nhập báo cáo kết quả giao dịch vào hệ thống là 10h-12h và từ 13h-15h tất cả các ngày làm việc. Phí giao dịch do công ty chứng khoán quy định, nhưng mức thu không vượt quá mức trần hay thấp hơn mức sàn do bộ Tài chính quy định. Đặc biệt, các báo cáo kết quả giao dịch đã nhập vào hệ thống sẽ không được phép huỷ bỏ. Trong trường hợp có sai sót trong quá trình nhập báo cáo giao dịch thì công ty chứng khoán sẽ thực hiện sửa báo cáo giao dịch trên hệ thống theo quy trình do Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội hướng dẫn. Tuy nhiên trong trường hợp thành viên lưu ký có giao dịch bị lỗi hoặc rơi vào tình trạng tạm thời mất khả năng thanh khoản bị loại bỏ giao dịch sẽ phải chịu phạt theo quy định của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Trung tâm Lưu ký. Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6 22 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM Dựa vào mức độ hệ quả phát sinh từ việc huỷ bỏ giao dịch, thành viên có giao dịch bị huỷ phải bồi thường cho thành viên có giao dịch đối ứng trên cơ sở thoả thuận, tối đa không quá 10% giá trị giao dịch. Thành viên sửa lỗi sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với những thiệt hại phát sinh cho nhà đầu tư do việc giao dịch bị huỷ bỏ. Một đề nghị hết sức thiết thực của các thành viên thị trường được đưa vào đề án là rút ngắn hiệu lực của lệnh chào mua/ chào bán xuống chỉ còn tối đa một ngày giao dịch hoặc cho đến khi được thực hiện hoặc bị huỷ bỏ. Như vậy nhà đầu tư có thể mua và bán cùng một loại cổ phiếu trong một ngày. b4- Phưong thức thanh toán. Phương thức thanh toán vẫn áp dụng là bù trừ đa phương và ngày thanh toán T+3. Đối với các giao dịch lô lớn ( trên 100.000 cổ phiếu ) các thành viên lưu ký phải thoả thuận thời gian thanh toán. - Thời gian khớp lệnh trên hệ thống là từ 10 giờ đến 15 giờ / ngày làm việc. - Thu thập thông tin về các cổ phiếu trên thị trường OTC. Từ thực trạng của thị trưòng OTC ở Việt Nam trong thời gian qua, ta có thể thấy phần lớn những rủi ro hay gặp trên thị trưòng OTC đều có chung nguyên nhân đó là do thiếu thông tin chính xác, đầy đủ về các cổ phiếu giao dịch trên thị trường, hay nói cách khác là thông tin không cân xứng.Các nhà đầu tư khi muốn tìm thông tin về cổ phiếu mà mình quan tâm thì các kênh thông tin chủ yếu của họ là: báo cáo tài chính của công ty, các cơ quan chức năng, phương tiện thông tin đại chúng, và các nguồn khác... Song các nguồn thông tin này độ chính xác là rất thấp. + Thông tin từ các báo cáo tài chính (BCTC): nhìn chung, các CTCP chưa niêm yết không có BCTC được kiểm toán. Do những mục đích khác nhau mà DN có nhiều hệ thống sổ sách kế toán, BCTC. Mặt khác, việc có được một bản BCTC của DN đối với một người bình thường là điều không hề đơn giản, nhất là trong điều kiện mà ngay bản thân DN không biết thông tin nào nên công bố, thông tin nào không nên. Do đó, việc thu thập thông tin từ DN qua con đường chính thức khá khó khăn, nếu NĐT không có những mối liên hệ nhất định với công ty đó. + Thu thập thông tin qua các cơ quan chức năng: Theo quy định, DN phải báo cáo tình hình hoạt động cho cơ quan đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư). Tuy nhiên, việc tuân thủ quy định này của các DN không thực sự nghiêm túc hoặc các thông tin cũng rất chung chung. Và các cơ quan chức năng cũng không có tránh nhiệm và nghĩa vụ công bố các thông tin của DN. Vì vậy, việc có được thông tin từ các cơ quan này gần như là bất khả thi đối với NĐT. Ngoài ra, còn có một tổ chức lưu trữ thông tin về các DN, đó là Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) thuộc Ngân hàng Nhà nước. Trung tâm này lưu trữ thông tin cơ bản của các DN có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tính cập nhật của các thông tin này không cao. Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6 23 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM + Thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng: khi không thể thu thập thông tin về DN từ các đầu mối thông tin nêu trên, NĐT có thể thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, nhược điểm của nguồn dữ liệu này là rời rạc, độ tin cậy không cao. + Thu thập thông tin từ các nguồn khác: thông tin từ những hội, nhóm kinh doanh chứng khoán, thông tin không chính thức từ bên trong DN… Nhìn chung, các nguồn thông tin nêu trên không đủ căn cứ vững chắc và không chính xác để NĐT ra quyết định. Nhưng trong thực tế, các chứng khoán vẫn được mua bán, chuyển nhượng, thậm chí, tại những thời điểm cao trào, nhiều loại chứng khoán được mua bán, chuyển nhượng rất sôi động. Vì thực trạng trên nên khi tiến hành xây dựng thị trưòng otc có tổ chức để có thể đảm bảo tính minh bạch, an toàn của thị trường cũng như nhà đầu tư thì chính phủ cần có các biện pháp can thiệp hành chính quyết liệt và cứng rắn hơn nữa như: buộc các công ty cổ phần phải công bố họat động của mình như đã áp dụng đối với các công ty niêm yết trên sàn, chẳng hạn báo cáo tài chính định kỳ, sổ sách kế toán, tình hình thay đổi liên quan đến lãnh đạo công ty, sự thay đổi về tỉ lệ sở hữu về cổ phần của các cổ đông lớn, các thông tin về tình hình bất thường ở công ty…, thành lập cơ quan kiểm toán chuyên giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động của các công ty cổ phần, khuyến khích các công ty cổ phần xây dựng văn hoá công khai minh bạch trong hoạt động của chính bản thân doanh nghiệp. 2. TÍNH KHẢ THI CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỀ ÁN THÀNH LẬP THỊ TRƯỜNG OTC CÓ TỔ CHỨC Ở VIỆT NAM. Khi đưa ra giải pháp cho một vấn đề nào đấy ta phải xem xét nó trên cả hai phương diện lý thuyết và thực tế. Tính khả thi của một đề án là yếu tố tiên quyết quy định nó có được thực hiện trong thực tế hay không. Tính khả thi thể hiện ở sự hiệu quả của đề án khi nó được triển khai trong thực tế có được như trên lý thuyết đã dự tính. Xây dựng thị trường OTC có tổ chức không phải là một vấn đề mới mẻ và lần đầu tiên được thực hiện trên thế giới. Ở các nước có thị trường tài chính phát triển cao thì thị trường otc đều là có tổ chức và quản lý, như Anh, Pháp, Đức và đặc biệt là thị trường chứng khoán Nasdaq ở Mĩ. Thực tế cho thấy các thị trường này hoạt động rất tốt và có khối lượng giao dịch còn lớn hơn thị trường niêm yết. Vì vậy khi Việt Nam quyết định xây dựng thị trường chứng khoán otc có tổ chức thì tính khả thi là rất cao, vì chúng ta có tấm gương của các nước đi trước, bài học kinh nghiệm để từ đó áp dụng vào Việt Nam xây dựng môt mô hình phù hợp với tình hình kinh tế của nước ta. Thị trưòng chứng khoán nói chung và thị trưòng otc nói riêng luôn nhận được sự quan tâm chú ý đặc biệt của thị trường, vì vậy khi mà đề án xây dựng thị trưòng otc có tổ chức ở Việt Nam được hình Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6 24 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM thành, đã có rất nhiều nhận xét đánh giá của các chuyên gia kinh tế, chuyên gia chứng khoán, nhà phân tích, nhà báo kinh tế, nhà đầu tư. Ở đây chúng tôi xin trích dẫn một vài nhận xét mà chúng tôi thu thập được thay cho sự đánh giá chủ quan của mình.  “ Tổ chức thị trường otc chính thức sẽ mang lại tính thanh khoản cho thị trưòng vốn ngủ đông trong thời gian qua.” Ông Nguyễn Vũ Quang Trung , phó giám đốc trung tâm chứng khoán Hà Nội HASTC. ( nguồn www.baodatviet.vn ngày 3/9/2008 ).  “ Chắc chắn khi giao dịch tập trung thông tin về hoạt động của công ty, thông tin về giá giao dịch… sẽ được công bố rõ ràng hơn nên nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn vì không sợ bị hớ như mua bán trao tay hiện nay.Điều nay sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư tham gia giao dịch trên thị trường này nói riêng và trên thị trường chứng khoán nói chung.” – Ông Trương Duy Khiêm, trưởng phòng môi giới công ty chứng khoán ngân hàng Á Châu. ( nguồn: www.viettin.vn ngày 10/7/2008 )  “ Với thị trường otc có tổ chức sẽ làm tính thanh khoản của cổ phiếu cao, mức độ an toàn trong giao dịch lớn, nhà đầu tư được tham vấn về thông tin của cổ phiếu cũng như giá cả thị trường của cổ phiếu đó.” _ Ông Nguyễn Hồ Nam, tổng giám đốc công ty chứng khoán ngân hàng Sài Gòn thường tín. ( nguồn www.dantri.com.vn ngày 20/4/2007 )  “Một khi hệ thống này hoạt động, chắc chắn các giao dịch trên thị trường otc sẽ sôi động và trật tự hơn.” _ Ông Nguyễn Anh Dũng , trưởng phòng môi giới otc CTCK Seabank. ( nguồn www.saga.vn ngày 20/10/2007 ) Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6 25 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM V. KẾT LUẬN Việt nam là nước đang phát triển với nền kinh tế trẻ, năng động, tăng trưởng nhanh và bền vững, được đánh giá là “ con hổ mới của kinh tế Châu Á”. Góp phần to lớn vào sự tăng trưởng ấy là sự lớn mạnh không ngừng của thị trường tài chính nói chung và thị trưòng chứng khoán nói riêng. Song do kinh tế thế giới có nhiều biến động và tình hình kinh tế trong nước phải đối mặt với những vấn đề của một nền kinh tế đang phát triển, do đó mà thị trường chứng khoán niêm yết và thị trường otc thời gian qua đều hoạt động không tốt. Chúng tôi đã tìm hiểu vai trò, thực trạng, cũng như phương hướng giải quyết của chính phủ đối với thị trường otc trong quá trình thực hiện tiểu luận này. Với đề án xây dựng đưa thị trường OTC vào tổ chúc chúng ta hy vọng và vững tin rằng thị trường sẽ hoạt động tốt và ổn định hơn, tính thanh khoản cao để thực hiện hiệu quả vai trò của nó đối với nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế nước ta đi lên, phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn. Hiện nay đề án đang nhanh chóng được chi tiết hoá bởi Trung tâm chứng khoán Hà Nội và Trung tâm Lưu ký, với mục tiêu là sẽ hoàn thành vào cuối năm 2008 hoặc đầu năm 2009. Thị trường otc có tổ chức đang là sự mong đợi của không chỉ các nhà đầu tư mà là của cả nền kinh tế Việt nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTHực trạng và định hướng phát triển thị trường OTC Việt Nam.pdf
Luận văn liên quan