Tiểu luận Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư nứơc ngoài vào Bình Dương (2008)

MỤC LỤC MỤC LỤC1 LỜI MỞ ĐẦU3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN5 1.1Một số khái niệm liên quan:5 1.1.1.Vốn đầu tư nước ngoài:5 1.1.2.Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment):5 1.1.3.Đầu tư gián tiếp nước ngoài (ODA= Official Development Assistance)6 1.1.4.Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI = Foreign Portfolio Investment)8 1.2Giới thiệu về tỉnh Bình Dương:9 1.2.1Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:9 1.2.2Kinh tế:10 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG12 2.1Tình hình thu hút vốn FDI tại Bình Dương:12 2.2Những ưu đãi dành cho các nhà đầu tư:14 2.3Một số dự án lớn mới dược cấp phép đầu tư gần đây:17 CHƯƠNG III:GIẢI PHÁP. 20 3.1 Những giải pháp nhằm tăng cao khả năng thu hút vốn FDI:20 3.1.1 Về luật pháp, chính sách:20 3.1.2 Về thủ tục hành chính:20 3.1.3Về xúc tiến đầu tư (XTĐT) và hợp tác quốc tế:20 3.1.4Về lao động - tiền lương:21 3.1.5Về kết cấu hạ tầng:21 3.2. Những kiến nghị của Nhóm 3 đối với tỉnh Bình Dương:22 3.2.1Về vấn đề Pháp lý – Hành chính:22 3.2.2Về chính sách khuyến khích đầu tư:23 3.3.3Về nguồn nhân lực. 23 3.3.4Về cơ sở hạ tầng:24 3.3.5Đa dạng hóa các kênh thu hút vốn đầu tư:24 3.3.6. Đẩy mạnh công tác marketing, kêu gọi nhà đầu tư:25 TỔNG KẾT26 PHỤ LỤC 1:27 PHỤ LỤC 2: 29 PHỤ LỤC 3: 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO30

doc31 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5800 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư nứơc ngoài vào Bình Dương (2008), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU T rong tình hình hiện nay, khi mà Việt Nam đã trở thành một thành viên của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới – WTO, có thể nói chúng ta đang đứng trước muôn vàn những cơ hội để phát triển nền kinh tế nước nhà, để đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, để thực hiện được những mục tiêu trên, chúng ta phải dựa vào rất nhiều yếu tố. Chỉ dùng nội lực của mình thôi thì không đủ, chúng ta phải biết tận dụng ngoại lực một cách tối đa. Chính vì thế, để tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển thì vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) cần phải được chú trọng một cách đặc biệt. “Làm sao để “kéo” các nhà đầu tư về phía mình”. Đó là một câu hỏi mà cả Chính phủ lẫn các địa phương đang ra sức giải đáp. Trong số các địa phương thành công nhất trong chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chúng ta không thể không nhắc đến tỉnh Bình Dương. Bình Dương là một trong tứ giác phát triển kinh tế trọng điểm của phía Nam cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai. Do đó, Bình Dương đóng vai trò rất quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế của miền Nam nói riêng và của cả nước nói chung. Với chính sách ưu đãi, những kế hoạch “thu hút vốn” đúng đắn, rõ ràng và có tính khả thi cao, Bình Dương đã tạo được lòng tin của các nhà đầu tư. Thông qua đó, tỉnh đã thu hút được một số vốn đáng kể từ các nhà đầu tư nước ngoài để tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Bình Dương còn chưa tương xứng với tiềm năng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Là những sinh viên theo học về lĩnh vực kinh tế, đứng trước sự chuyển mình hội nhập của đất nước. Nhóm 3 - ĐHQT 2A đã cùng nghiên cứu và rút ra một số nhận xét, một số quan điểm của riêng mình về vấn đề trên. Bài Tiểu luận: “Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Bình Dương” sẽ trình bày những nhận xét và quan điểm ấy với hi vọng sẽ giúp các bạn, cũng như từng cá nhân trong nhóm tích lũy được thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm cho quá trình học tập sau này. Chắc chắn với kiến thức và kinh nghiệm chưa đầy đủ, Bài Tiểu luận sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong quý Thầy cô và các bạn giúp đỡ, đóng góp những ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm để Bài Tiểu luận thêm hoàn chỉnh. Nhóm 3 – ĐHQT 2A CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Một số khái niệm liên quan: Vốn đầu tư nước ngoài: Ngoại trừ việc sử dụng nguồn vốn trong nước để phát triển kinh tế thì việc sử dụng và quản lý tốt nguồn vỗn nước ngoài cũng là một chìa khóa quan trọng đối với sựu phát triển của một quốc gia. Có 3 hình thức vốn đầu tư nước ngoài: + Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) + Đầu tư gián tiếp nươc ngoài (FPI) + Hình thức hỗ trợ phát triển (ODA) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment): Là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Lợi ích từ FDI: + Bổ sung cho nguồn vốn trong nước. + Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý: Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn + Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu: Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu. + Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công: Thu hút các DN nước ngoài đến sản xuất kinh doanh tại đất nước mình giúp cho ngừoi lao động gia tăng thu nhập, nâng cao trình độ kỹ thuật và nhận thức. + Nguồn thu ngân sách lớn: các khoản thu từ thuế từ các DN có vốn đầu tư nước ngoài sẽ là một nguồn thu lớn. Đầu tư gián tiếp nước ngoài (ODA= Official Development Assistance) Được xem như là viện trợ chính thức. Các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài mà các nước hoặc các tổ chức thế giới dành cho một nước nào đó. Những quốc gia có nguồn vốn ODA lớn: Hình 1.1: Danh sách các nước cung cấp ODA lớn trên thế giới, 2004. Ưu điểm của ODA: + Lãi suất thấp (dưới 2%, trung bình từ 0.25%năm). + Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm). + Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA. Nhược điểm của ODA: + Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một số những “điều kiện” mà nước cung cấp ODA đưa ra theo tiến trình giải ngân như: hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao. + Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới). + Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất. + Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. + Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên. + Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp... có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần. Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI = Foreign Portfolio Investment) Là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới. Nó chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp giống như trong hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ưu điểm của FPI: + Góp phần làm tăng nguồn vốn trên thị trường vốn nội địa và làm giảm chi phi vốn thông qua việc đa dạng hoá rủi ro. + Thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nội địa. + Thúc đẩy cải cách thể chế và nâng cao kỷ luật đối với các chính sách của chính phủ. Nhược điểm của FPI: + Nếu dòng FPI vào tăng mạnh, thì nền kinh tế tiếp nhận dễ rơi vào tình trạng phát triển quá nóng (bong bóng), nhất là các thị trường tài sản tài chính của nó. + Vốn FPI có đặc điểm là di chuyển (vào và ra) rất nhanh, nên no sẽ khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương và rơi vào khủng hoảng tài chính một khi gặp phải các cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế. + FPI làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái. Trong khuôn khổ của bài tiểu luận, nhóm chỉ xin đề cập đến nguồn vốn FDI tại tỉnh Bình Dương. Giới thiệu về tỉnh Bình Dương: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ được tách ra từ tỉnh Sông Bé cũ từ ngày 1 tháng 1 năm 1997, phía bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía nam và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía đông giáp tỉnh Đồng Nai. Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thị xã Thủ Dầu Một, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km, lại nằm trên các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia đã được đầu tư, nâng cấp và mở rộng như Quốc lộ 1, 13, 14, đường sắt Bắc – Nam và tuyến đường xuyên Á. Với diện tích tự nhiên 2.681,01km2 (chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/61 về diện tích tự nhiên), đất đai bằng phẳng, nền địa chất ổn định vững chắc, quỹ đất còn lớn, có nguồn tài nguyên, Bình Dương có nhiều thế mạnh về nông sản, khoáng sản, vật liệu xây dựng đáp ứng cho sản xuất công nghiệp, xuất khẩu. Kinh tế: Vùng đất Bình Dương - Thủ Dầu Một ra đời cùng lúc với lịch sử hình thành Sài Gòn - Đồng Nai, từ thuở Nguyễn Hữu Cảnh "mang gươm đi mở cõi". Bắt đầu những năm 90, với phương châm: “Trải chiếu hoa mời gọi các nhà đầu tư” và các chính sách biện pháp thông thoáng nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh sẵn có của tỉnh, Bình Dương phút chốc trở thành địa phương phát triển năng động nhất trong tứ giác kinh tế trọng điểm của cả nước. Để đạt được kết quả khả quan trên, chính sách “trải thảm đỏ” của tỉnh tiếp tục phát huy hiệu quả. Dưới góc nhìn của nhà đầu tư FDI, Bình Dương hội tụ đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” cộng với hạ tầng công nghiệp được đầu tư tốt nên vẫn là điểm đến lý tưởng để đầu tư. Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Năm 2008, dù tình hình kinh tế toàn cầu có nhiều biến động theo chiều hướng không thuận lợi, nhưng thành công về kinh tế của tỉnh phải nói đến lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là kết quả đáng tự hào và minh chứng Bình Dương vẫn là mảnh đất lành thu hút các doanh nghiệp FDI. Nét nổi bật trong việc thu hút vốn FDI của Bình Dương năm 2008 là xu hướng gia tăng vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, ít thông dụng lao động và sản phẩm được sản xuất có khả năng cạnh tranh tốt. Điều này vừa tạo sự cân bằng trong việc thu hút đầu tư và phù hợp với định hướng quy hoạch, phát triển công nghiệp bền vững của Bình Dương. Mục tiêu kinh tế của Bình Dương thời kỳ 2006 -2010 Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII năm 2006 đã nêu mục tiêu phấn đấu thời kỳ 2006-2010 về kinh tế của tỉnh như sau: Tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm là 15%. Quy mô GDP (giá hiện hành) đến năm 2010 đạt khoảng 45.800 tỷ đồng, tương đương 2,9 tỷ USD. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 30 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp: 65,5%; dịch vụ: 30%; nông nghiệp: 4,5%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 14-15%/năm. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cả thời kỳ đạt 3 tỷ USD. Theo mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì nông nghiệp giảm xuống còn 15-16%, công nghiệp và xây dựng 43-44%, dịch vụ 40-41%. Với tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp luôn ở mức cao như hiện nay là 35%/năm (2001-2005) thì Bình Dương sẽ là một trong những tỉnh về đích trước và sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được các mục tiêu phát triển này, ngoài nội lực và sự vươn lên của chính mình, Bình Dương mong muốn và mời gọi sự góp sức của bạn bè xa gần, các nhà đầu tư trong và ngoài nước và của tất cả những ai nhận ra Bình Dương là nơi “đất lành chim đậu”. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG Tình hình thu hút vốn FDI tại Bình Dương: Trong những năm gần đây, nền kinh tế Bình Dương phát triển rất ấn tượng, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 15% và trở thành một trong những tỉnh có nền công nghiệp phát triển năng động nhất trong vùng kinh tế động lực phía Nam và của cả nước. Quá trình phát triển đó có sự đóng góp của nhiều thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế có nguồn vốn đầu tư FDI được sử dụng hiệu quả nhất vào quá trình sản xuất công nghiệp, tạo bước đột phá đưa nền kinh tế Bình Dương phát triển với tốc độ cao. Nhằm tận dụng thế mạnh, đón đầu một làn sóng đầu tư mới, Bình Dương đang tiếp tục nỗ lực cải cách hành chính theo cơ chế "một cửa", đơn giản các thủ tục cấp phép, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đến đầu tư và sản xuất kinh doanh tại địa phương. Tính đến giữa năm 2008, lũy kế vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp trong các KCN của tỉnh ước đạt hơn 1,8 tỉ USD, chiếm khoảng 49% số vốn đăng ký. So với năm 2007, số dự án đi vào hoạt động tăng 81 dự án, đạt 135% kế hoạch năm 2008. Năm 2008, FDI chảy vào tỉnh Bình Dương đạt 11 tỉ USD, với tỷ lệ giải ngân đạt 64%. Bình Dương thu hút thêm hơn 2 tỷ USD vốn FDI, kết quả này nâng nguồn vốn FDI trên địa bàn tỉnh lên gần 11 tỷ USD với hơn 1.800 dự án, bình quân 6 triệu USD/dự án, nhưng số vốn các dự án đầu tư đã tăng lên so với trước. Có 37 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh; các quốc gia, vùng lãnh thổ đứng đầu về số lượng dự án và vốn đầu tư là  Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Malaysia... Riêng quý 1 năm 2009, Bình Dương thu hút thêm 314,7 triệu USD vốn FDI, trong đó có 21 dự án đầu tư mới với tổng vốn hơn 206 triệu USD, và 28 dự án bổ sung vốn thêm hơn 108 triệu USD. Tuy ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khiến cho mức thu hút này chỉ bằng 46% cùng kỳ, nhưng cũng đã đánh dầu được sự nổi trội của Bình Dương khi mà lượng tiền và số dự án trên cả nước có nguồn vốn này giảm 40% so với cùng kỳ. Trong những năm gần đây, các KCN Bình Dương tiếp tục phát triển, nhiều KCN mới được thành lập, nâng tổng số KCN quy hoạch đến năm 2010 là 24 KCN (không kể 2 KCN Việt Nam – Singapore 1, 2) với tổng diện tích được phê duyệt là 6.840,68 ha (tăng gấp 1,4 lần so với cùng kỳ), trong đó bao gồm 21 KCN hiện hữu với tổng diện tích 5.130 ha và 3 KCN mới có chủ trương đầu tư như KCN Bàu Bàng, KCN An Tây, KCN Bình Dương Xanh. Chủ đầu tư của 21 KCN đã tập trung 908 tỷ đồng cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, tập trung chủ yếu ở các KCN mới như Kim Huy, Mỹ Phước 3, Đồng An II, Sóng Thần 3. Trong số này, các KCN có tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư cao là Sóng Thần 2, Đồng An II, Sóng Thần 3. Xu hướng thu hút đầu tư chuyển hướng tập trung vào các ngành cơ khí, điện, điện tử từ các nhà đầu tư Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ; đặc biệt thu hút đầu tư đã tập trung chủ yếu vào KCN Mỹ Phước, nơi có cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh. Đứng đầu quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư là Hàn Quốc với 21 dự án và xếp theo vốn đầu tư thì Thái Lan dẫn đầu. Công tác xúc tiến đầu tư được tăng cường và là hoạt động thường xuyên, liên tục; bước đầu, đã thu hút được một số nhà đầu tư đến từ Hoa Kỳ và Châu Âu, tuy số lượng còn ít, nhưng ngành nghề đầu tư vào KCN có công nghiệp cao như cơ khí, công nghiệp điện, điện tử. Điều này, đã góp phần trong việc định hướng ngành nghề, thu hút đầu tư vào các KCN trong thời gian tới. Lũy kế đến nay các KCN Bình Dương có 730 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó 250 dự án có vốn đầu tư trong nước (bao gồm cả các chi nhánh) và 480 dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp là 1.511.382.794 USD (đạt 51% tổng vốn đầu tư đăng ký). Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KCN đạt kết quả cao, doanh thu đạt 56,76% kế hoạch năm. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nổi trội hơn với doanh thu tăng gần 48%, kim ngạch xuất khẩu tăng 86,87%, kim ngạch nhập khẩu tăng 61,97% và nộp thuế tăng 101,32% so với cùng kỳ. Hiện có 493 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh (đạt tỷ lệ 68% trên tổng số doanh nghiệp được cấp phép hoạt động) trong đó 307 doanh nghiệp FDI và 186 doanh nghiệp trong nước, giải quyết nhiều việc làm cho hơn 149.000 lao động. So với cùng kỳ năm trước, cả đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN đều tăng và vượt hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch năm 2007. Những ưu đãi dành cho các nhà đầu tư: Trong buổi hội thảo liên kết phát triển chính sách và cơ chế quản lý vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khi đề cập đến “Hiện tượng Bình Dương”, tiến sĩ Trần Du Lịch - Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM, nói: “Về chính sách thu hút đầu tư, chính quyền Bình Dương có một sự trọng thị thật sự. Tôi cảm nhận tỉnh rất khát khao mời gọi các nhà đầu tư. Và, lãnh đạo tỉnh nhận thức được rằng, muốn vậy, phải đổi mới cơ chế, thủ tục hành chính, xây dựng hạ tầng kinh tế và xã hội tốt nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư”. Quả đúng như nhận định của tiến sĩ Trần Du Lịch, nếu không khát khao, không trọng thị thu hút đầu tư thì đã không thể có "nét riêng Bình Dương", được các nhà đầu tư "gắn" nhãn mác "thương hiệu Bình Dương". Bởi suy cho cùng, Bình Dương không thể thoát ra khỏi những quy định chung của Nhà nước trong lĩnh vực kêu gọi, thu hút vốn FDI. Nên phải tạo nét riêng cho mình. Nét riêng đó là gì? Ở Bình Dương, lãnh đạo tỉnh luôn “xắn tay áo” sát cánh cùng nhà đầu tư. Bình Dương coi tất cả những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư chính là khó khăn, vướng mắc của tỉnh để cùng hợp tác cải thiện môi trường đầu tư cho lành mạnh và thông thoáng hơn. Cụ thể, về cấp phép đầu tư, chỉ trong vòng 3 ngày trở lại kể từ khi nộp hồ sơ (ở một số địa phương khác từ 15-30 ngày), các DN sẽ có trong tay giấy phép đầu tư. Sở Kế hoạch - Đầu tư là đầu mối thực hiện cơ chế một cửa, giải quyết tất cả những thủ tục cho các nhà đầu tư. Bình Dương còn được Bộ Kế hoạch - Đầu tư ủy quyền xét cấp phép các dự án từ 40 triệu USD trở xuống (ngay như TP.HCM cũng chưa nhận được “đặc cách” này).   Giám đốc một công ty cơ khí ở KCN Sóng Thần I cho hay: là một người ở TP.HCM, ban đầu ông định lập nhà máy hoạt động tại một KCN ở TP.HCM. Tuy nhiên, để hoạt động, công ty phải chờ cấp phép trong thời gian 30 ngày; còn để có đất xây dựng nhà xưởng thì được chủ đầu tư KCN trả lời rất mơ hồ: khi nào có đất, chúng tôi sẽ báo. Trong khi đó ở Bình Dương: “Chỉ 3 ngày là chúng tôi được cấp phép và được giao đất ngay. Bởi vậy, chúng tôi không ngần ngại tìm đến đây, dù phải chấp nhận trả một khoản chi phí vận chuyển cao hơn".  Tương tự, ông Kim Yong Min - Tổng giám đốc Công ty TNHH Pukyong (Hàn Quốc) chuyên sản xuất loa và xi mạ, nói rằng, trước khi đầu tư vào Việt Nam, công ty đã thăm dò, khảo sát một số nơi. Cuối cùng, công ty quyết định đầu tư vào Bình Dương với 3 lí do: thái độ trọng thị nhà đầu tư của lãnh đạo tỉnh, cơ chế thủ tục thông thoáng và dịch vụ đi kèm tại các KCN tốt. Ông John Brudsall - Giám đốc Công ty chế biến và xuất khẩu Coffee thuộc tập đoàn Neumann (Đức) kể rằng, khi công ty ông đang tất bật lo xây dựng nhà máy thì bất ngờ lãnh đạo Sở Kế hoạch - Đầu tư và Ban Quản lý KCN ra tận công trường thăm và hỏi ông có hài lòng với điều kiện hạ tầng kỹ thuật hay không. Tiện thể, ông nói các họng cứu hỏa đặt quá xa nhà máy, nếu không may xảy ra sự cố, ứng biến sẽ chậm. Ngay hôm sau, một họng nước cứu hỏa đã được lắp sát cạnh nhà máy của ông. Các KCN: Thu hút mạnh đầu tư không chỉ nhờ giá thuê đất rẻ Bình Dương có hai Ban Quản lý KCN, trong đó KCN Việt Nam - Singapore được Chính phủ đặc biệt hỗ trợ qua việc cho phép thành lập một ban quản lý riêng để tư vấn, thẩm định và cấp giấy phép đầu tư và các thủ tục khác cho nhà đầu tư. Đặc biệt, tại đây còn có hải quan riêng của KCN nhằm giúp DN thông quan hàng hóa nhanh, tiết kiệm. Tại các KCN ở Bình Dương, nhà đầu tư được hỗ trợ miễn phí từ việc lập hồ sơ thành lập công ty, xin giấy phép đăng ký kinh doanh, lập dự án đầu tư, hướng dẫn làm thủ tục xin ưu đãi đầu tư, thiết kế nhà xưởng... Ngoài cơ chế chính sách, Bình Dương chủ trương xây dựng thật tốt cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN nhằm thỏa mãn yêu cầu nhà đầu tư. Cở sở hạ tầng tại các KCN Bình Dương được giới đầu tư đánh giá không hề thua kém những KCN trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Lý giải về các KCN Bình Dương đang có sức hút đầu tư lớn hơn so với các KCN ở phía Nam,  ông Trần Văn Liễu - Trưởng ban Quản lý các KCN Bình Dương, nói: “Ngoài giá thuê đất rẻ hơn thì môi trường đầu tư là rất quan trọng. Nếu giá thuê đất rẻ, nhưng dịch vụ không tốt, hay có nhiều loại phí thì chi phí cộng dồn của DN sẽ lớn. Như vậy thì DN sẽ rất cân nhắc khi quyết định đầu tư vào đâu”. Có hai loại phí các KCN đang thu, đó là: Phí bảo dưỡng: (được sử dụng cho công tác quản lý và bảo dưỡng các tiện ích công cộng như: hệ thống đường nội bộ, hệ thống thoát nước mưa, các họng cứu hoả, cổng, tường rào, cầu vào KCN), mức thu trung bình ở các KCN Bình Dương là  0,479 USD/m²/năm; các KCN ở TP.HCM là 0,667 USD/m2/năm. Phí dịch vụ: (được sử dụng cho việc vận hành, bảo dưỡng các tiện ích chung, các thiết bị cung cấp nước, trồng cây xanh, bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng công cộng, an ninh chung trong KCN) ở các KCN Bình Dương là 0,406 USD/m²/năm, ở các KCN TP.HCM là 0,648 USD/m2/năm. Trong các cuộc tiếp xúc với DN, lãnh đạo tỉnh Bình Dương khẳng định quyết tâm tiếp tục tháo bỏ những cơ chế hành chính gây cản trở tiến trình thu hút đầu tư và hoạt động của DN, có những chỉnh đổi chính sách kịp thời, phù hợp với tình hình mới. Một số dự án lớn mới dược cấp phép đầu tư gần đây: Được biết đến từ lâu là một địa chỉ hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài trong nhiều năm qua, tỉnh Bình Dương đang ngày càng "kéo" thêm được nhiều nhà đầu tư đến với mình. Trong 6 tháng qua, Bình Dương là địa phương đã thu hút được nhiều dự án có vốn rất lớn của các tập đoàn lớn trên thế giới. Đáng chú ý nhất là dự án của Tập đoàn TOYO IND (Malaixia) vốn 1 tỷ USD để xây dựng nhà máy nhiệt điện công suất 1.000 MW, tại khu công nghiệp Thới Hòa. Bên cạnh đó công ty TNHH Giấy KRAFT VINA thuộc tập đoàn SCG Siam Cement (Thái Lan) đã đầu tư 220 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất bao bì tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 3 - nơi mà theo đánh giá của ông Venus Asavasittitavorn, Tổng giám đốc tập đoàn SCG Siam Cement - là nơi "hội tụ đủ các điều kiện để đầu tư". Ông còn khẳng định hoàn toàn tin tưởng sẽ thành công khi đầu tư tại đây. Một nhà đầu tư khác đến từ Đài Loan là Tập đoàn TECO, mới đây khi đến tìm hiểu về môi trường đầu tư tại Bình Dương, cũng đã quyết định thuê 50 ha đất tại khu công nghiệp Mỹ Phước 2 để đầu tư dự án sản xuất điện tử-điện lạnh gia dụng với vốn khoảng 50 triệu USD. Tỉnh cũng đã trao giấy phép đầu tư xây dựng khu liên hợp thương mại cho Công ty TNHH GS Retail Việt Nam thuộc Tập đoàn GS Retail (Hàn Quốc), với tổng vốn đầu tư giai đoạn đầu 20 triệu USD, tại khu công nghiệp Mỹ Phước 3, huyện Bến Cát. Vừa qua, tập đoàn SP Setia Berhad (Tập đoàn bất động sản lớn nhất của Malaysia) đã ký kết với Tập đoàn Becamex IDC (doanh nghiệp Nhà nước hàng đầu của Bình Dương) thành lập Công ty liên doanh - SetiaBecamex Joint Stock Company để triển khai xây dựng Dự án Khu đô thị sinh thái Mỹ Phước (EcoLakes Mỹ Phước) với tổng vốn đầu tư khoảng 600 triệu USD. Ngày 14 – 4 – 2008 : Dự án xây dựng nhà máy sản xuất và gia công nước giải khát các loại do Công ty TNHH Nước giải khát Kirin Acecook Việt Nam đầu tư với tổng vốn 60 triệu USD được UBND tỉnh đã trao giấy phép đầu tư Ngày 19 – 7 – 2008: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm điện, điện tử kỹ thuật cao với tổng vốn đầu tư 50 triệu USD do Công ty TNHH Công nghệ Teco Việt Nam (thuộc Tập đoàn Teco - Đài Loan) đầu tư đã khởi công.  Ngày 3 – 10 – 2008: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất và kinh doanh máy cày, máy gặt đập liên hợp với vốn đầu tư giai đoạn 1 là 11,3 triệu USD do Công ty TNHH Kubota Việt Nam (liên doanh hợp tác giữa Tập đoàn Kubota Nhật Bản và Công ty Siam Kubota của Thái Lan) đầu tư được UBND tỉnh trao Giấy chứng nhận đầu tư. Cuối tháng 12, UBND tỉnh Bình Dương đã trao giấy phép đầu tư cho Công ty TNHH kinh doanh đô thị Mapletree Việt Nam thuộc Tập đoàn Mapletree Singapore đầu tư dự án Khu công nghiệp công nghệ cao Mapletree Việt Nam tại Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương với số vốn đầu tư 400 triệu USD. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP 3.1 Những giải pháp nhằm tăng cao khả năng thu hút vốn FDI: 3.1.1 Về luật pháp, chính sách: Truyên truyền, tập huấn kịp thời cho các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp về nội dung của các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp. Ban hành các Thông tư hướng dẫn về những vấn đề chưa được quy định cụ thể trong Nghị định 108 thi hành Luật Đầu tư. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành Chỉ thị về các biện pháp nhằm tạo làn sóng đầu tư mới. Rà soát các cam kết của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế và có cơ chế thực hiện đầy đủ theo tiến độ. 3.1.2 Về thủ tục hành chính: Khẩn trương kiện toàn bộ máy quản lý ĐTNN tại các địa phương để đáp ứng yêu cầu phân cấp. Tập trung hướng dẫn theo dõi thực hiện quy định mới về thủ tục đầu tư, tránh gây ách tắc phiền hà cho các doanh nghiệp. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt cơ chế "một cửa", tăng cường rà soát các dự án đã được cấp phép. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát sau cấp giấy phép nhằm hướng dẫn việc thực hiện đúng pháp luật và ngăn chặn các vi phạm pháp luật. Tiếp tục đẩy mạnh công tác chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Về xúc tiến đầu tư (XTĐT) và hợp tác quốc tế: Tổ chức thường xuyên các "Ngày Việt Nam ở nước ngoài" tạo điều kiện để xây dựng các hoạt động XTĐT và giới thiệu hình ảnh Việt Nam với bạn bè thế giới. Khẩn trương thực hiện chủ trương tăng cường cơ quan đại diện xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt ban hành Danh mục dự án quốc gia kêu gọi vốn ĐTNN giai đoạn 2006-2010 đồng thời đề nghị các địa phương rà soát và xây dựng danh mục các dự án kêu gọi ĐTNN trên địa bàn với các tiêu chí rõ ràng, minh bạch để nhà đầu tư dễ lựa chọn. Tăng cường hợp tác phối hợp giữa các cơ quan XTĐT ở các cấp giữa trong nước với các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, đồng thời, nâng cao chất lượng tài liệu, cán bộ, kỹ thuật cho XTĐT. Về lao động - tiền lương: Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm ngăn chặn đình công bất hợp pháp. Đẩy nhanh việc triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ người lao động làm việc trong các KCN, nhất là về nhà ở và điều kiện sinh hoạt của người lao động. Cần có chương trình cụ thể về tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng cho nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, kể cả về cán bộ quản lý các cấp và cán bộ kỹ thuật. Về kết cấu hạ tầng: Xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, hợp lý để việc giao đất cho nhà đầu tư được thuận tiện, nhanh chóng. Tập trung xử lý những khâu yếu kém nhất gây trở ngại đối với hoạt động đầu tư như khả năng cung cấp điện, nước, viễn thông, dịch vụ cảng biển... 3.2. Những kiến nghị của Nhóm 3 đối với tỉnh Bình Dương: Về vấn đề Pháp lý – Hành chính: Từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý, biến Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán…sát với thực tế hơn, theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo tính minh bạch và dễ tiên đoán, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế và trở thành những công cụ quản lý hiệu quả của nhà nước. Các thủ tục hành chính còn rườm rà, nhiều cán bộ, công chức còn mang nặng tư tưởng quan liêu, hách dịch đã gây khó khăn cho nhiều nhà đầu tư trong việc nắm bắt các cơ hội. Đây chính là nguyên nhân khiến không ít nhà đầu tư ngần ngại khi đầu tư vào Việt Nam. Chúng ta cần nhanh chóng hoàn thành quá trình cải cách hành chính với cơ chế “một cửa, một dấu”, xây dựng một đội ngũ công chức nhà nước có năng lực, thân thiện, biết lắng nghe… Đẩy nhanh quá trình thẩm định các dự án, thẩm định liên doanh. Tuy nhiên cũng cần phải kiểm tra kỹ và cẩn thận với các dự án lớn. Trực tiếp giải quyết hoặc thay mặt nhà đầu tư liên hệ giải quyết mọi thủ tục cần thiết (yêu cầu điện, nước, vốn tín dụng, chứng nhận ưu đãi đầu tư...). Để tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư vào tỉnh Binh Dương, lãnh đạo các cấp, các sở ban ngành có liên quan của tỉnh Bình Dương cần chỉ đạo chấn chỉnh về thu hút đầu tư, tiếp tục thực hiện tiếp xúc doanh nghiệp theo định kỳ, giải quyết vướng mắc về thủ tục đầu tư, giải tỏa đền bù... để nhà đầu tư có thể yên tâm rằng chính phủ Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình sản xuất kinh doanh của họ. Về chính sách khuyến khích đầu tư: Ban hành những chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư tùy vào quy mô của từng dự án. Hình thành cục diện mở cửa, đó là: khu vực ưu đãi thuế quan, đặc khu kinh tế, khu kinh tế mở, khu chế xuất, khu công nghệ cao… Cần khuyến khích các đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau, nhất là lĩnh vực công nghệ cao, các ngành nghề kỹ thật mới như: hàng điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học…Thực hiện giảm thuế, miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng cho các thiết bị sản xuất nhập khẩu trong các ngành được khuyến khích. Tăng tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm nhằm giảm giá thành. Thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tích lũy kinh nghiệm trong quản lý. Nhanh chóng chuyển giao những công nghệ tiên tiến. Về nguồn nhân lực Nâng cao trình độ văn hoá cũng như tay nghề của đội ngũ công nhân hiện nay bằng các lớp học bổ túc, những khóa học ngắn hạn. Thu hút nguồn nhân lực cấp cao dành cho các vị trí quản lý, định hướng chính sách từ mọi nơi. Điều này có thể thực hiện được bằng những chính sách về lương bổng, lợi ích, vị trí và thăng tiến. Xây dựng những trường đào tạo nghề, trung cấp, đại học - cao đẳng nhằm đào tạo và sẵn sàng cung ứng lao động kĩ thuật cho nhà đầu tư, đào tạo theo yêu cầu của nhà đầu tư. Về cơ sở hạ tầng: - Khi xây dựng KCN cần có sự tập trung, hoạch định rõ ràng và cụ thể, tránh tình trạng “loạn KCN” như hiện nay, đặc biệt tại các huyện phía Bắc như Tân Uyên. Quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở…với đầy đủ hạ tầng cơ sở hiện đại như: hệ thống điện, nước, bưu chính viễn thông, xử lý nước thải, đường xá … đáp ứng đến hàng rào nhà máy. Tập trung hơn nữa vào những KCN mới nhưng có tiềm năng phát triển mạnh như: KCN Rạch Bắp, Đất Đuốc… Bên cạnh đó, chú ý đến công tác quy hoạch khu dân cư: nhà ở, nhà trọ, khu đô thị, chợ, nhà ở xã hội… bên cạnh KCN nhằm đảo bảo được sự thu hút tuyệt đối cho tỉnh mình. Đa dạng hóa các kênh thu hút vốn đầu tư: Có thể kêu gọi đầu tư dưới nhiều hình thức, từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII hay FPI- Foreign Porfolio Investment), nguồn kiều hối và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Ngoài nguồn FDI đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn, chuyển giao công nghệ và phương thức kinh doanh hiện đại, khai thác các tiềm năng của đất nước, đào tạo tay nghề và giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước. Cần phải thúc đẩy nhanh hơn cả về thể chế, chính sách, môi trường, định chế, công cụ để huy động nhiều hơn nguồn vốn FPI. Đây là yêu cầu hết sức cấp bách, bởi nguồn vốn FPI hết sức có ý nghĩa đối với sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù vậy, nguồn vốn này cũng luôn tiềm ẩn rủi ro cao hơn so với các nguồn vốn đầu tư khác, do nhà đầu tư dễ dàng “rút khỏi cuộc chơi”, nếu việc đầu tư kém hiệu quả hoặc an ninh tài chính bị ảnh hưởng. Vì thế, việc thu hút nguồn vốn FPI cần phải được nghiên cứu, cân nhắc cẩn trọng, không chỉ trên luận cứ khoa học, mà còn cần nghiên cứu kỹ những bài học mà các nước đã trải qua. Các doanh nghiệp cũng cần phải nghiên cứu và lên kế hoạch nhằm gia thị trường chứng khoán vì đây là kênh thu hút vốn đầu tư rất hiệu quả. 3.3.6. Đẩy mạnh công tác marketing, kêu gọi nhà đầu tư: - Tranh thủ sự ủng hộ vốn có của các hiệp hội, nghiệp Đoàn các DN Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… về sức hút của tỉnh mình. - Phát huy tốt hơn nữa vai trò của ban quản lý các KCN của Bình Dương. Không chỉ dừng lại ở công tác quản lý như trước đây, Ban quản lý cần triển khai sâu rộng hơn nữa việc quảng bá hình ảnh, làm nổi bật lợi thế so sánh của các KCN của tỉnh mình so với tỉnh khác. - Xây dựng website chuyên dùng để giới thiệu về các KCN của tỉnh Bình Dương, với đầy đủ thông tin mà nhà đầu tư cần thiết và có thể so sánh với các KCN của các tỉnh khác. TỔNG KẾT B ình Dương là một trong những tỉnh có chỉ số Năng lực cạnh tranh (PCI) đứng đầu Việt Nam. Chính nhờ những chính sách ưu đãi với các nhà đầu tư nước ngoài mà Binh Dương cũng trở thành một trong những tỉnh thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất. Sau khi gia nhập WTO, môi trường đầu tư của Việt Nam đã thông thoáng hơn, hứa hẹn trở thành một điểm đến của các nhà đầu tư trong tương lai. Theo như kế hoạch của Bộ Kế hoạch – Đầu tư vào năm 2010 tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam là 30-34 tỷ USD, trong đó, vốn các dự án mới đạt 22-24 tỉ USD. Với tiềm năng của mình, chắc chắn Bình Dương sẽ góp một phần không nhỏ để hoàn thành kế hoạch trên. Bên cạnh đó, vẫn có nhiều mặt tồn tại, chưa được tháo gỡ trong vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Bình Dương. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nhằm tìm ra lời giải cho bài toán trên vẫn cần được tiếp tục một cách chi tiết và cụ thể hơn. Tuy nhiên với điều kiện thời gian có hạn, Nhóm 3 - ĐHQT 2A chỉ tìm hiểu một số vấn đề sơ lược như trên. Hi vọng Bài Tiểu luận này sẽ giúp các bạn có một sự đánh giá chính xác về tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Bình Dương, cùng những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vấn đề này. Nhóm 3 PHỤ LỤC 1: KCN VIỆT NAM - SINGAPORE (VIET NAM- SINGAPORE INDUSTRIAL PARK) MỘT MÔ HÌNH THÀNH CÔNG Hoạt động: Khu Công Nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) cung cấp cho các công ty một môi trường sản xuất mang tầm quốc tế với những tiện ích đáng tin cậy như những dịch vụ hiện có và chế độ một cửa. Các ngành mục tiêu: Điện & điện tử, phụ tùng ôtô, dược phẩm và chăm sóc sức khoẻ, cơ khí và công nghệ thực phẩm, ngành công nghiệp hỗ trợ, kho bãi và giao nhận… KCN VIỆT NAM – SINGAPORE: THÀNH LẬP NHANH CHÓNG, PHÁT TRIỂN TOÀN VẸN VSIP: “Nam châm cho ngành sản xuất” VSIP là một khu công nghiệp hợp nhất, toạ lạc tại phía nam tỉnh Bình Dương VSIP có một vị trí địa lý kinh tế thuận lợi cách TP. Hồ Chí Minh 17 km gần cảng biển và sân bay quốc tế: Với sự hỗ trợ mạnh từ phía chính phủ của hai nước Việt Nam và Singapore, VSIP được thành lập từ một liên doanh với Becamex, một công ty nhà nước của tỉnh Bình Dương và một tập đoàn từ phía Singapore. Đó là tập đoàn có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng cơ sở và bất động sản như Sembcorp Indutries và Ascendas Pte Ltd, United Overseas Land, Mitshubishi Corporation và tập đoàn KMP. Việc phát triển giai đoạn I (120 ha) được bắt đầu vào tháng 6/1996 và hoàn thành vào tháng 7/1997. Sự phát triển của VSIP cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính của Châu Á suốt từ năm 1997 đến năm 1999. Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã vực dậy từ năm 2000 và kể từ năm 2002, trung bình mỗi năm VSIP có thể ký kết được 30 dự án. Năm 2002, có nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực may mặc nhờ hiệp định tự do thương mại song phương Việt - Mỹ. Đến năm 2003, những dự án đầu tư nước ngoài trực tiếp chủ yếu vào lĩnh vực điện, điện tử và phụ tùng ôtô. VSIP đã và đang rất thành công trong việc thu hút các dự án nước ngoài. Hiện tại VSIP đã cho thuê hết 95% của 300 ha của giai đoạn I & II và đang phát triển phần còn lại 200 ha của giai đoạn III. Giai đoạn mới sẽ có giá trị đến năm 2054 đã đáp ứng được nhu cầu đầu tư đang tăng nhanh. Hiện tại đã có 192 dự án từ 20 quốc gia trên thế giới đầu tư vào KCN với tổng vốn đầu tư hơn 1,2 tỉ đô la. Trong số đó có 140 doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN và đã tuyển dụng hơn 38.000 công nhân VSIP là nơi đầu tư lý tưởng cho những công ty xem Việt Nam là thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Được công nhận là một trong những KCN hàng đầu quốc gia, VSIP mang đến cho nhà đầu tư một cơ sở hạ tầng có chất lượng trong một môi trường sản xuất an toàn và hiệu quả. VSIP đã đầu tư hơn 97.9 triệu đô la để phát triển cơ sở hạ tầng cho 300 ha giai đoạn I & II. Hiện tại sử dụng khoảng 41.2 triệu đô la để phát triển 200 ha của giai đoạn III nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư mới. VSIP được thiết kế với một hệ thống xử lý chất thải tốt, xứng đáng là một khu công nghiệp xanh. Sự phát triển của VSIP theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá có một ý nghĩa rất quan trọng phù hợp với chính sách phát triển của chính phủ Việt Nam về việc thành lập một KCN để thu hút phát triển vốn đầu tư trong và ngoài nước. VSIP là KCN duy nhất được thành lập bởi hai chính phủ và có BQL riêng. Chức năng của BQL hoạt động như cơ quan cấp giấy phép của chính phủ bao gồm những quan chức chính phủ và chính quyền địa phương có đủ thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư, hạn ngạch xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh. Vì vậy, hầu hết các hoạt động của các doanh nghiệp, hay những vấn đề nảy sinh có liên quan các khách hàng, đều được giải quyết trong KCN VSIP mà không cần phải đệ trình lên Chính phủ. Điều này giúp tránh được nạn quan liêu, đẩy nhanh tiến trình thủ tục, nhằm tránh các vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động cho khách hàng của VSIP và làm giảm được chi phí ban đầu xuống mức thấp nhất. Hiện nay, VSIP là nơi lý tưởng nhất thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cho nhiều công ty từ nhiều nước trên thế giới ở các lĩnh vực điện tử, dược phẩm, phụ tùng ô tô và cơ khí… Nhờ vào những thành tựu đạt được, VSIP đã cam kết phát triển VSIP II với hơn 340 ha, cách 10 phút đi xe từ VSIP. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Văn Thọ - “Biến động kinh tế đông á và con đường CNH” – NXB Trẻ Vụ Tài chính – “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Tình hình và xu hướng” Chỉ thị số 13/2005/CT-TTg - Một số giải pháp nhằm tạo chuyển biến công tác đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. “Thương hiệu Bình Dương”– Tiến Hưng - 09/08/2004 – www.vnn.vn Báo cáo đầu tư nước ngoài tháng 10 và 10 tháng năm 2006 – Cục đầu tư nước ngoài – Bộ KHĐT - www.mpi.gov.vn “Bình Dương: thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước tăng” - BCĐ (Theo Đài PT-TH Bình Dương) Cùng một số tài liệu trên các Website: Bộ Tài chính – www.mof.gov.vn Tạp chí Công nghiệp - www.moi.gov.vn Bộ ngoại giao www.mofa.gov.vn Cục xúc tiến thương mại – www.vietrade.gov.vn Thông tấn xã Việt Nam – www.vnagency.com.vn www.baobinhduong.org.vn www.binhduongjobs.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận- Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư nứơc ngoài vào Bình Dương (2008).doc
Luận văn liên quan