Loại hình kinh doanh siêu thị - trung tâm thương mại có vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.Loại hình kinh doanh này có vai trò quan trọng trong việc phân phối hàng hóa, góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị, thúc đẩy sản xuất và hình thành các tập quán văn minh thương mại. Ngoài ra, loại hình kinh doanhSiêu thị - trung tâm thương mại còn là công cụ quan trọng để doanh nghiệp thực hiện chính sách Marketing có hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý Nhà Nước về thương mại.
35 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5120 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng và xu hướng phát triển của loại hình kinh doanh siêu thị - Trung tâm thương mại tại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực vật bị dịch hại…)
1.3.2.2. Hàng hoá không đúng quy cách về nhãn hàng hoá, về tem thuế hàng hoá nhập khẩu và tem thuế hàng hoá tiêu thụ đặc biệt.
1.3.2.3. Hàng hoá có chứa chất phóng xạ hoặc thiết bị phát bức xạ i-on hoá mức độ cho phép quy định.
1.3.2.4. Các loại vật liệu nổ; các loại chất lỏng, chất khí dễ gây cháy nổ (như xăng dầu, gas, khí nén…)
1.3.2.5. Các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
1.3.2.6. Hàng hoá có có chứa hoá chất độc hại thuộc danh mục hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
1.4. Đặc trưng cơ bản của siêu thị, trung tâm thương mại.
1.4.1 Siêu thị
Cùng với việc đóng vai trò là cửa hàng bán lẻ, siêu thị có một số đặc trưng nổi bật như:
+ Kiểu công nghệ bán lẻ: ở trong siêu thị chủ yếu sử dụng phương thức tự phục vụ, khách hàng xem xét và chọn mua hàng, bỏ vào giỏ hoặc xe đẩy đem đi và thanh toán tại quầy tính tiền đặt gần lối ra vào. Người bán không có mặt trong quá trình mua hàng.Tuy nhiên đối với một số mặt hàng mang tính kỹ thuật cao như hàng điện tử gia dụng, công nghệ bán lẻ tự chọn lại là lựa chọn thích hợp hơn vì khách hàng đối tượng ở đây có nhu cầu cần tư vấn cao hơn.
+ nghệ thuật trưng bày hàng hóa: Nghiên cứu của Ogilvy Action trên 6.000 người tiêu dùng tại Mỹ được công bố vào tháng 11/2008 cho thấy, việc trưng bày bên trong cửa hàng có hiệu quả hơn cả giảm giá. Trong 29% người mua hàng một cách ngẫu nhiên, có đến 18% cho biết họ bị ảnh hưởng bởi sự trưng bày trong cửa hàng, 24% bị ảnh hưởng bởi việc trưng bày bên ngoài các dãy kệ trưng bày hàng hóa thông thường và chỉ 17% là bị ảnh hưởng bởi khuyến mãi, giảm giá. Trong 39% người mua hàng có ý định từ trước nhưng quyết định chọn thương hiệu tại cửa hiệu, có 31% bị ảnh hưởng bởi việc trưng bày trong cửa hàng, chỉ 28% bị ảnh hưởng bởi khuyến mãi và giảm giá và 27% bởi những hình thức khuyến mãi khác.Đối với một nhà phân phối bán lẻ, gian trưng bày hàng hoá chính là bộ mặt và là ấn tượng ban đầu của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Đây cũng là cách thức cạnh tranh đơn giản và dễ ứng dụng nhất mà bạn có thể thực hiện ngay. Ở các nước phát triển, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại được trưng bày hết sức nghệ thuật, it chi tiết trang trí nhưng hoàn toàn có thể có nhiều tác dụng hơn khi tạo được ấn tượng đối với khách hàng.
-Tập trung vào sản phẩm: Cũng giống như quảng cáo truyền hình, trưng bày tại cửa hàng cũng dễ khiến khách hàng nhớ đến hình ảnh trưng bày nhiều hơn những ấn tượng về sản phẩm, sản phẩm được làm nổi bật nhất để thu hút được sự chú ý của khách hàng.
-Làm nổi sản phẩm nhờ ánh sáng: ngay cả khi gian trưng bày chỉ ở trong một góc nhỏ của cửa hàng, sản phẩm có khi được rọi nhiều ánh sáng nhất. Gian trưng bày chú trọng vào hình ảnh/ nhãn hiệu hơn sản phẩm có ánh sáng được bố trí hài hoà.
-Xếp các sản phẩm thành các dãy hoặc khối: Gây sự chú ý của người mua hàng bằng cách sắp xếp hài hoà các sản phẩm trong gian trưng bày theo độ cao hoặc chiều sâu khác nhau để tạo được một tổng thể bắt mắt.
-Mô hình chung cho chuỗi hệ thống các cửa hàng: Điều quan trọng của sự khác biệt đó là khi bạn ở một cửa hàng của hệ thống cũng giống như bạn đang đứng ở một trong số các cửa hàng còn lại. Một tập đoàn bán lẻ cần tìm kiếm một mô hình riêng biệt để nguời mua tự cảm nhận sự riêng biệt đó, mà không thể đánh đồng vào bất cứ một hệ thống nào đang có mặt trên thị trường. Siêu thị đã và đang là thói quen tiêu dùng văn minh của người Việt, và đang dần biến thói quen trở thành một nét văn hoá mới, ví dụ như Big C, Co.op Mart...
Trưng bày tại cửa hàng có ba dạng cơ bản: bên cạnh quầy thu tiền, trong các quầy kệ và trưng bày trên sàn. Dạng nào cũng phải đảm bảo hai yếu tố vừa lôi cuốn người mua vừa cung cấp đủ thông tin để đảm bảo việc mua hàng.
-Thu hút:Ở bên trong siêu thị, một sản phẩm chỉ có vài giây để thu hút sự chú ý của người mua. Do đó, yếu tố quan trọng hàng đầu trong trưng bày là sản phẩm phải được nhìn thấy dễ dàng. Muốn vậy thì trước tiên phải chọn đúng vị trí.Cho dù bao bì có bắt mắt đi chăng nữa nhưng nếu để sai vị trí, sản phẩm cũng không có khả năng được nhìn thấy. Vị trí lý tưởng là ngang tầm mắt của người tiêu dùng, trong khoảng 0.8m – 1.2mtheo hướng nhìn xuống hoặc kệ thứ ba tính từ dưới lên. Ngoại trừ sản phẩm của một thương hiệu thuộc dạng best selling, người mua hàng sẽ không tự nhiên tìm kiếm những sản phẩm ở tận trên đỉnh hoặc dưới đáy của một quầy hàng.
Để tạo được hiệu quả trong việc tác động tới hành vi mua hàng, việc trưng bày còn phải phù hợp với hành vi mua sắm, tạo ra sự tượng tác cao độ giữa người mua với sản phẩm. Ví dụ như người tiêu dùng có khuynh hướng tìm kiếm thông tin trên bao bì sản phẩm nên phải làm nổi bật thông tin khi trưng bày để lôi cuốn người mua hàng. Hay người ta thường chú ý đến những hàng hóa chủ yếu nên có thể sử dụng bao bì như một tấm biển chỉ đường... Chọn vị trí cho phù hợp với ngành hàng cũng là một yếu tố.Ví dụ, sản phẩm ngành thực phẩm nên để cạnh ngành hàng nước giải khát, sản phẩm chăm sóc tóc để gần hàng mỹ phẩm hoặc chăm sóc cá nhân... vì người ta thường có khuynh hướng mua kèm những sản phẩm có liên quan dù không có ý định trước.
+ Diện tích mặt bằng: theo quy chế, siêu thị là hình thức kinh doanh lớn có diện tích tối thiểu là 500m2 đối với tổng hợp và 250m2 đối với chuyên doanh. Điều này giúp hạn chế việc đặt tên cho một cửa hàng là siêu thị một cách tùy tiện, đồng thời người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng thấy được siêu thị là một dạng cửa hàng bán lẻ quy mô lớn.
+ Hàng hóa: siêu thị mở ra có mục đích chủ yếu là đáp ứng được phần lớn nhu cầu của khách hàng trong một lần đi mua sắm. Vì vây, hàng hóa trong siêu thị thường là những mặt hàng phổ thông và thiết yếu từ lương thực, thực phẩm, quần áo, giày dép tới hàng điện tử gia dụng… Đặc điểm của các mặt hàng này đều là hàng tiêu chuẩn hóa, giá cả phải chăng, chất lượng trung bình, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ,thời hạn sử dung…. Ngoài ra, tập hợp hàng hóa tối thiểu trong một siêu thị cần đạt số lượng khoảng 4000, giúp cho việc phân loại và quản lý hệ thống phân phối bán lẻ trở nên dễ dàng hơn.
1.4.2 Trung tâm thương mại.
+ Công nghệ bán lẻ: đi theo hình thức kinh doanh tổng hợp, trung tâm thương mại phục vụ khách hàng bằng nhiều kiểu công nghệ bán lẻ khác nhau như tự phục vụ, tự chọn hay theo mẫu.
+ Nghệ thuật trưng bày: ngoài việc trưng bày hàng hóa bày bán như ở siêu thị, trung tâm thương mại còn phải quan tâm tới việc sắp xếp sao cho phù hợp nhiều khu vực khác như nhà hàng, khách sạn, khu vực vui chơi giải trí, khu vực cho các hoạt động tài chính, ngân hàng và nhiều khu vực cung cấp dịch vụ khác.
+ Diện tích mặt bằng: trong khi diện tích tối thiểu của một siêu thị tổng hợp hạng III là 500m2 thì diện tích tối thiểu mà một trung tâm thương mại hạng III cần có là 10.000m2. Điều đó cho thấy quy mô của trug tâm thương mại lớn hơn rất nhiều so với cửa hàng tạp phẩm, chợ hay cả siêu thị.
+ Hàng hóa, dịch vụ: trong khi siêu thị chỉ bao gồm các cửa hàng hiện đại; kinh doanh tồng hợp hoặc chuyên doanh,nhưngmột trung tâm thương mại không chỉ có thể bao gồm một siêu thị mà còn bao gồm các cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê, nhà hàng khách sạn, hội chợ triển lãm...Vì vậy, hàng hóa ở các trung tâm thương mại, cũng như các siêu thị, rất đa dạng và được chọn lọc kĩ hơn so với trong chợ hay cửa hàng tạp phẩm.Tuy nhiên, khác với siêu thị, trung tâm thương mại thường kinh doanh tổng hợp các mặt hàng, không có các trung tâm thương mại chuyên doanh vì quy mô lớn hơn nhiều so với siêu thị.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Thực trạng kinh doanh của siêu thị, trung tâm thương mại
Số lượng, quy mô, hình thức tổ chức
2.1.1 số lượng.
+ Siêu thị:
Thời kỳ 1993 - 1994: Những siêu thị bắt đầu ra đời tại thành phố Hồ Chí Minh, đầu tiên là khi công ty xuất nhập khẩu nông sản và tiểu thủ công nghiệp Vũng Tàu khai trương Minimart vào tháng 3/1993.
Thời kỳ 1995 - 1997: Trong thời kỳ này bắt đầu có sự xuất hiện của các siêu thị ở Hà Nội( siêu thị thuộc trung tâm thương mại số 7-9 Đinh Tiên Hoàng vào tháng 01/1995 và Minimart Hà Nội tầng 2- chợ Hôm vào 03/1995) và mở rộng ra các thành phố lớn trên cả nước. Tính đến 1995, cả nước có tất cả 10 siêu thị nằm rải rác trên 6 tỉnh thành.
Đến 2005, số lượng siêu thị đạt chuẩn trên cả nước đã đạt tới con số là 178, gấp 17.8 lần so với cách đây 10 năm, trải dài trên 32 tỉnh thành.
Năm 2011, theo số liệu thống kê của Bộ Thương Mại, cả nước có 638 siêu thị, gần bằng 3.6 lần năm 2005, hơn nữa còn trải dài trên khoảng 59 tỉnh thành.
+ trung tâm thương mại:
Từ lúc chỉ có một vài trung tâm thương mại (TTTM) sang trọng và đẳng cấp trên cả nước, đến nay người dân đã có vô số địa chỉ để lựa chọn.Sự gia tăng về số lượng và đa dạng về chủng loại đã khiến loại hình kinh doanh TTTM thực sự bước vào một cuộc chạy đua đầy kịch tính. Chưa bao giờ chúng ta thấy sự phát triển chóng mặt của các trung tâm thương mại như thờ gian vừa qua. Chỉ trong vòng vài năm đã có gần 100 trung tâm thương mại được mọc lên với quy mô về mặt bằng lớn,vị trí thuận tiện, sự đẳng cấp về không gian- kiến trúc, hàng hóa dồi dào, dịch vụ đa dạng, giá cả hợp lý, ưu đãi hấp dẫn, phục vụ tận tình, hậu mãi chu đáo, tao phong cách mua sắm sang trọng, thanh lịch và đẳng cấp. Không chỉ là nơi hội tụ của những nhãn hàng cao cấp trong nước và quốc tế, khối siêu thị rộng lớn, chuỗi nhà hàng ẩm thực, cafe sang trọng , mà còn có sự xuất hiện của những quần thể vui chơi giải trí quy mô và hiện đại như: Công viên nước, Sân trượt băng trong nhà, Thủy cung, Rạp chiếu phim, World Games... - nơi tạo ra sân chơi và thư giãn cho giới trẻ.
Mới đây, Parkson đã tuyên bố kế hoạch tiếp tục mở thêm 3-4 trung tâm mới tại Hà Nội, Lotte cũng đang gấp rút để mở trung tâm 65 tầng với tổng vốn dự án lên tới 400 triệu USD, Vincom cũng đã tạo thêm sức ép bằng Times City và mới đây nhất là Vincom Mega Mall Royal City với diện tích khủng trên 230.000m2 và đến thời điểm này, tỷ lệ lấp đầy đã lên tới hơn 80%.
Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, sức mua của người dân yếu, ngoại trừ các TTTM ở khu vực trung tâm và đã có thâm niên như Vincom, Parkson, không ít TTTM ở ngoại vi thành phố lâm vào tình cảnh ế ẩm, không có khách mua, nhiều gian hàng cho thuê bị bỏ trống. Một trong những TTTM được mệnh danh là “thiên đường mua sắm” Grand Plaza cũng phải tạm thời đóng của. Điều đó cho thấy một điều rằng, TTTM dù vần là một mô hình kinh doanh thương mại đang phát triển và rất tiềm năng ơ Việt Nam nhưng nó cung tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, và cạnh tranh cao.
Năm
Địa phương
Siêu thị
Trung tâm thương mại
2008
2009
2010
2011
2008
2009
2010
2011
CẢ NƯỚC
386
451
571
638
72
85
101
116
Hà Nội
59
78
74
88
11
13
18
20
Quảng Ninh
8
8
11
14
2
2
3
4
Nghệ An
10
10
22
28
4
4
4
4
Quảng Bình
2
3
4
16
3
3
2
1
Đà Nẵng
21
24
23
29
2
2
4
6
Khánh Hoà
13
13
16
22
..
..
..
1
Bình Dương
12
17
13
10
5
5
5
7
TP.Hồ Chí Minh
82
87
142
152
18
21
24
27
Bảng: số lượng siêu thị, trung tâm thương mại có đến 31/12/2012 một số địa phương phân theo năm.( theo số liệu của Tổng cục Thống kê)
2.1.2quy mô.
2005
2008
2009
2010
2011
CẢ NƯỚC
178
386
451
571
638
Hạng 1
28
81
84
110
117
Hạng 2
31
92
90
148
168
Hạng 3
119
213
277
313
353
Bảng: Phân loại siêu thị tới 31/12/2012 theo tiêu chuẩn phân hạng của Quy chế siêu thị , TTTM (theo số liệu của Tổng cục Thống kê)
Hiện nay, các hệ thống siêu thị trong nước đều nhắm đến điểm chung: liên tục mở điểm bán ở các khu vực kinh tế đang phát triển, khu đô thị mới, khu chung cư. Đi cùng với số lượng, quy mô hàng hoá và diện tích các siêu thị bán lẻ cũng tăng theo. Diện tích khu tự chọn ở các siêu thị hiện nay đã lên đến 2.000 - 3.000m2, tổng số các mặt hàng kinh doanh tăng khoảng 3.000 - 10.000 mặt hàng/siêu thị. Ở Co.opmart, bình quân mỗi siêu thị mới có từ 25.000 - 30.000 mặt hàng, ở Vinatexmart là 40.000 mặt hàng, ở Citimart cũng là 30.000 mặt hàng…
Năm 2005, đối chiếu với quy chuẩn phân hạng siêu thị, Việt Nam có 178 siêu thị thì có đến 119 siêu thị tiêu chuẩn hạng III, 31 tiêu chuẩn hạng II và28 đạt tiêu chuẩn hạng I. Từ đó có thể thấy đại bộ phận siêu thị ở Việt Nam có quy mô nhỏ(chiếm tới 67%) chỉ có khoảng 33% siêu thị trong cả nước là có quy mô vừa và lớn. Hơn nữa, các siêu thị cũng tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với số lượng lần lượt là 72 và 60, chiếm tới hơn 70% tổng số siêu thị trên cả nước.
Đến năm 2011, Việt Nam có 638 siêu thị với 353 siêu thị hạng III, có tới 168 siêu thị hạng II và 117 đạt hạng I. Từ đó có thể thấy quy mô của các siêu thị hiện tại đều đã được xây dựng lớn hơn trước rất nhiều, số siêu thị quy mô nhỏ tỷ trọng đã giảm xuống, chỉ còn khoảng 55%, số siêu thị quy mô vừa và lớn tăng lên chiếm tới 45%. Các siêu thị cũng đã được mở rộng ra khắp các tỉnh thành trên đất nước, tập trung ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chỉ còn chiếm khoảng 38% với số lượng lần lượt là 88 và 152.
2.1.3 cơ cấu.
Tổng số
Nhà nước
Tập thể
Có vốn đầu tư trực tiếp NN
Loại hình khác
Siêu thị
571
35
68
26
442
TTTM
83
12
8
15
48
Bảng: số lượng siêu thị, TTTM cả nước phân chia theo loại hình kinh tế năm 2010 (theo số liệu của Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin)
Sau khi chính thức gia nhập WTO vào 11/01/2007, Việt Nam bắt đầu lộ trình mở cửa thị trường bán lẻ, để cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(FDI) vào hoạt động. Dù vậy, sau 5 năm, thị phần của DN phân phối FDI ở thị trường trong nước chiếm tỷ lệ rất nhỏ, mức bán lẻ của DN FDI chỉ chiếm khoảng 5% trên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng toàn quốc. Số lượng cơ sở của DN phân phối có vốn FDI đã vào trước khi VN gia nhập WTO như Metro Cash & Carry (Đức), BigC (Pháp), Parkson (Malaysia) được tăng lên một lượng đáng kể.Tuy chưa đủ sức tạo ra áp lực cạnh tranh và khống chế thị trường, nhưng điều này đã buộc các DN bán lẻ trong nước phải nhanh chóng tự đổi mới và xây dựng chuỗi cửa hàng hoạt động theo hướng chuyên nghiệp. Đây không chỉ là động lực mà còn là cơ hội cho các DN bán lẻ vốn trong nước, không cần ra nước ngoài vẫn có thể học hỏi, tiếp thu được công nghệ kinh doanh hiện đại. Chẳng hạn, Saigon Co.op, từ siêu thị Co.opMart đầu tiên ra đời vào tháng 2/1996 đến tháng 12/2006 mới có 15 siêu thị nhưng đến nay đã có 49 siêu thị, khoảng 100 cửa hàng tiện lợi Co.op. Trong lĩnh vực điện máy, các siêu thị mới cũng đang liên tiếp khai trương.Tại Hà Nội, đầu năm 2011, Pico đã mở thêm 1 siêu thị lớn tại 324 Tây Sơn. Mới đây Media Mart đã mở thêm siêu thị lớn tại Long Biên, Trần Anh cũng vừa mở thêm siêu thị điện máy thứ 3 tại Long Biên với số vốn đầu tư 60 tỷ đồng. Mạnh mẽ nhất là Nguyễn Kim vừa mở liền 5 siêu thị tại Bình Dương, Đà Nẵng... Thời gian tới nhà bán lẻ này dự kiến sẽ mở thêm 50 siêu thị điện máy nữa trên toàn quốc.
Nhận định ban đầu khi VN gia nhập WTO về mở cửa thị trường bán lẻ, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài ồ ạt tràn vào sẽ “bóp chết” DN bán lẻ trong nước đã không xảy ra.Tuy nhiên, trong khi các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới có hàng nghìn cửa hàng, thì các DN bán lẻ được gọi là lớn ở VN mới chỉ có số cửa hàng tới vài chục, như Saigon Co.op có 49 siêu thị CoopMart và 30 cửa hàng Co.opFood; Vinatex có 62 cơ sở (gồm siêu thị tổng hợp, cửa hàng chuyên doanh hàng thời trang VinatexMart); thậm chí có DN mới hình thành được chuỗi 15 - 16 siêu thị, như: Công ty Cổ phần XNK Intimex, Công ty Cổ phần Nhất Nam…
Các nhà bán lẻ nội địa nhiều năm loay hoay ngay trên sân nhà, hệ thống phân phối truyền thống chật vật dịch chuyển sang kênh hiện đại. Theo các nhà phân tích, tuỳ điều kiện thị trường, thời gian chuyển đổi có thể mất 10 – 30 năm, nhưng kênh thương mại hiện đại Việt Nam cũng đã hơn 20 năm thay đổi kể từ khi các tập đoàn đa quốc gia đầu tiên về hàng tiêu dùng nhanh nhập cuộc, các siêu thị hiện đại đầu tiên ra đời từ năm 1994. Báo cáo của Research and Markets khẳng định Việt Nam là một trong năm thị trường bán lẻ sinh lời nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt 23 – 25%/năm. Còn nhiều thương hiệu bán lẻ khổng lồ chưa vào Việt Nam như Walmart, Tesco, Carrefour, Auchan, Cosco, Watsons… Như vậy, kênh thương mại hiện đại Việt Nam sẽ tiếp tục là cuộc chơi hấp dẫn, dự báo cuộc chuyển dịch ngoạn mục sẽ diễn ra trong giai đoạn mười năm tới.
Mô hình hoạt động
2.2.1 Siêu thị
Phương thức hoạt động của hệ thống siêu thị ở Việt Nam tính cả sự góp mặt của các đại gia bán lẻ nước ngoài, có thể tập hợp lại theo ba mô hình sau:
2.1.1.1 Mô hình siêu thị độc lập
Mô hình kinh doanh siêu thị độc lập là các siêu thị hoạt động đơn lẻ, thuộc về các chủ sở hữu khác nhau, hầu hết do các doanh nghiệp tư nhân mở một cách tự phát, có quy mô nhỏ và rất nhỏ, có khi chỉ vài chục mét vuông. Các siêu thị này hoạt động có tính chất đơn lẻ, mạnh về mặt hàng nào thì kinh doanh mặt hàng đó, không có sự liên kết bổ sung các nguồn hàng cho nhau. Đặc biệt hàng hoá trong các siêu thị này chủ yếu lấy từ các chợ bán buôn hoặc từ nguồn nhập khẩu tự phát, sự liên kết với nhà sản xuất kém bền chặt, nguồn hàng khai thác không được ổn định và giá cả còn ở mức cao. Các siêu thị nhỏ có diện tích mặt bằng kinh doanh chưa đầy 100m2, chủng loại hàng hóa trong các siêu thị này chỉ đạt mức 2000-3000 mặt hàng.
Nhưng với sự tiện ích của mình, những chuỗi siêu thị mini đang dần trở thành một phần trong đời sống tiêu dùng của người dân.Tại TP.HCM, mỗi tháng hiện có từ 8 đến 10 siêu thị mini ra đời. Tính đến tháng 10/2012, cả thành phố có khoảng 150 siêu thị mini và tiến tới đạt con số hơn 400 vào năm 2013. “Người tiêu dùng không muốn bỏ thời gian nhiều đi xếp hàng tại các siêu thị, họ không muốn vào chợ vì sợ thực phẩm trong đó kém vệ sinh, thì cửa hàng tiện lợi là nơi cung cấp 24/24h, tạo cho khách hàng sự thuận tiện và càng thuận tiện thì họ lại càng mua sắm nhiều”. Điển hình một số siêu thị ở trên địa bàn Hà Nội như: siêu thị Hồ Gươm, siêu thị IMS, siêu thị Cát Linh, siêu thị Phùng Hưng, siêu thị Lý Nam Đế, siêu thị số 66 Ngô Thì Nhậm, siêu thị 18 Hàng Bài….
2.1.1.2 Mô hình siêu thị dạng chuỗi
Kênh thương mại hiện đại Việt Nam giai đoạn năm năm (2007 – 2012) đã diễn ra cuộc cạnh tranh và đổi mới mạnh mẽ với các chuỗi bán lẻ không ngừng được mở rộng của BigC, Metro, Co.opmart, Maximark, Citimart, Parkson, Lotte… bên cạnh các chuỗi mới của Aeon, Family Mart, Circle K, Giant, Daiso... Chưa kể các thương hiệu đang bắt đầu tham dự như Takashimaya, E-Mart, Mapletree, Berli Jucker, Index Living Mall… Dù tốc độ tăng trưởng của ngành bán lẻ chậm lại do kinh tế khó khăn, một số nhà đầu tư chậm gia nhập thị trường, nhưng cuộc đua mở chuỗi vẫn tăng nhanh. Ước tính từ 2010 – 2012, số lượng siêu thị mở mới xấp xỉ con số của cả giai đoạn mười năm trước cộng lại.Nếu tính về số, các chuỗi lớn thuộc về trong nước như Vinatextmart với 80 siêu thị, Co.opmart với 60, Citimart 18, Fivimart 14, Hapro 11, Maximark là tám… Nhưng các chuỗi này khó có thể so sánh về tính chuyên nghiệp và nhận diện thương hiệu của BigC, Metro, Lotte...
Với siêu thị theo mô hình chuỗi, người tiêu dùng không phải đến một siêu thị duy nhất mà chỉ cần đến một siêu thị bất kỳ nào đó trong chuỗi đều có thể mua được mặt hàng mình muốn và hoàn toàn yên tâm với giá cả và chất lượng hàng hóa mình đã lựa chọn.Hiện tại ở Hà Nội các doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi mô hình kinh doanh siêu thị từ dạng độc lập sang dạng chuỗi, đang thực hiện hợp tác liên kết cùng khai thác cơ hội thị trường đang mở rộng đồng thời cũng cùng chia sẻ nhưng khó khăn thách thức trong cơ chế hội nhập.
2.1.1.3 Mô hình đại siêu thị và cửa hàng kho hàng của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài
Sự góp mặt của một số tập đoàn phân phối lớn trên thế giớ như Metro cash & Carry(Đức), Bourbon(Pháp)….tại Hà Nội đã làm thay đổi cục diện thị trương bán lẻ ở đây. Các đại siêu thị lần lượt xuất hiện theo hình thức liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài.
Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương mại” hay “Đại siêu thị”, là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang được Tập đoàn Casino (Tập đoàn mẹ của siêu thị Big C) triển khai.BigC hiện cũng có 19 siêu thị nhưng mục tiêu ngay trong năm 2013 sẽ phát triển lên 30.Tổng giám đốc Laurent Zecri cho biết với dân số trên 90 triệu người, mỗi năm Việt Nam có thêm 1 triệu người tiêu dùng mới, tạo ra một thị trường đang trên đà phát triển và là cơ hội hấp dẫn cho nhà bán lẻ.“Nhiều mô hình bán lẻ đang phát triển tại Việt Nam, BigC vẫn đang lựa chọn mô hình đại siêu thị và dựa vào kênh chủ yếu là hàng tiêu dùng cho gia đình”.
Với METRO Cash & Carry, họ đã cho đi vào hoạt động 19 trung tâm bán sỉ đang hoạt động rộng khắp toàn quốc: 03 tại thành phố Hồ Chí Minh, 03 ở thủ đô Hà Nội, và 01trung tâm ở các thành phố Biên Hòa, Bình Dương, Vũng Tàu, Cần Thơ, Long Xuyên, Quy Nhơn, Đà Nẳng, Hải Phòng, Vinh, Hạ Long, Nha Trang, Buôn Ma Thuột và mới nhất là Rạch GiávàHà Đông. Ngoài ra, Metro còn có một mạng lưới trung tâm phân phối, kho hàng hiện đại và hoạt động rất hiệu quả đảm bảo nguồn cung đúng thời gian và số lượng cũng như chất lượng như: Trung Tâm Phân Phối Rau Quả Đà Lạt, Trung Tâm Phân Phối hàng tươi sống Bình Dương,T rung Tâm Phân Phối hàng thực phẩm khô và hàng phi thực phẩm TP.HCM, Trung Tâm Phân Phối Hà Nội.
Các đại siêu thị, siêu thị lớn của các tập đoàn nước ngoài đã mang đến cho ngành kinh doanh siêu thị ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung một góc nhìn hoàn toàn mới về phương thức kinh doanh siêu thị, thể hiện ở tính quy mô, tiêu chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa…và cả vê tính cạnh tranh mới trên thị trường hấp dẫn này.
2.2.2 Trung tâm thương mại
Nếu như ở nước ngoài, với giao thông thuận tiện, người tiêu dùng có thể sẵn sàng lái xe hàng trăm km để mua sắm ở những TTTM mà họ muốn thì người dân Việt từ lâu đã quen với việc mua bán tiện lợi ở những cửa hàng gần và mặt tiền đường. Cùng với việc quỹ đất cho các TTTM đầu tiên còn dồi dào, những cái tên tiên phong như Tràng Tiền Plaza, Vincom Center Hà Nội, Diamond Plaza, Zen Plaza (Sài Gòn) đều sở hữu các vị trí cực kỳ đắc địa. Tuy nhiên, khi quỹ đất ít ỏi của các thành phố ngày càng khan hiếm thì các TTTM đi sau gần như phải “dạt” ra các quận, huyện xa trung tâm hơn. Không có “đất vàng”, The Garden, Savico Mega Mall hay sắp tới là Uskill City, Vincom Mega Mall, Keangnam Hanoi Landmark Tower... đang có “ý đồ” chiếm lĩnh thị trường một cách thuyết phục bằng việc tự hoàn hảo các tính năng của một TTTM hiện đại.
Xu hướng vài năm trở lại đây khi xây dựng TTTM là phải có những tiện ích theo kiểu “tất cả trong một”: từ siêu thị đến các cửa hàng thời trang, chỗ vui chơi cho trẻ con, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp cho mọi người... Savico Mega Mall ngoài đại siêu thị, siêu thị chuyên ngành nội thất, điện máy còn có khu tổ chức sự kiện, khu ẩm thực, trung tâm vui chơi giải trí, sân chơi trẻ em... Nhưng có lẽ “khủng” và đa năng nhất phải kể đến Vincom Mega Mall – Royal City.So với Savico Mega Mall (63.400 m2); The Garden (57.000 m2), hay cả với “người anh em” Vincom Center (75.000 m2) thì Vincom Mega Mall – Roya City gần như “nuốt chửng”. Với diện tích hơn 200.000 m2 gồm 2 tầng hầm và 2 tầng nổi, TTTM này sẽ trở thành khu mua sắm sầm uất và còn được trợ lực bởi những tiện ích đẳng cấp như khu Gym & Spa, khu vui chơi giải trí trong nhà, bể bơi bốn mùa, quần thể rạp chiếu phim 3D, 4D, làng ẩm thực... Đặc biệt, khu công viên nước trong nhà và khu sân băng – hai mô hình lần đầu tiên xuất hiện tại VN cũng sẽ giúp “kéo” khách đến cho TTTM này.
2.3Hàng hóa và trưng bày hàng hóa
-về chủng loại hàng hóa
Hiện hay, các siêu thị, trung tâm thương mại đều có chủng loại hàng hóa khá phong phú, tập hợp hàng hóa vừa rộng vừa sâu,nhất làloại I, loại II. Tuy nhiên, đa phần các siêu thị Việt Nam( siêu thị loại III và nhất là không được phân loại) thì tập hợp hàng hóa khá đa dạng nhưng chủng loại còn tương đối nghèo nàn, đôi khi vẫn gặp phải một số những vụ việc như hàng hết hạn, hàng giả hàng nhái là những sự cố khó tránh khỏi.
Trước đây khi bắt đầu thành lập, các siêu thị, trung tâm thương mại đều có nhắm vào thị trường mục tiêu là người dân có thu nhập cao hoặc công dân nước ngoài sinh sống ở Việt Nam. Vì vậy hàng hóa các doanh nghiệp này lựa chọn hầu hết đều là hàng ngoại nhập. Tuy nhiên hiện nay,việc chuyển dần thị trường hướng tới cả những người dân có thu nhập phổ thông hơn, cùng với nguồn cung cấp trong nước cũng đã ổn định, cuộc vận động của Nhà Nước về việc người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam, hàng hóa Việt Nam trong các siêu thị hiện nay đã dần thay thế và chiếm tỷ trọng lên tới 80%-90%.
-Về chất lượng hàng hóa
Nhìn chung, hàng bày bán trong siêu thị, TTTM thường có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ nhãn mác và được kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng. Khoảng 70% khách hàng đã trả lời rằng họ đến với khách hàng với lý do chính là chất lượng được đảm bảo, thỏa mãn tốt nhu cầu của họ. Tuy nhiên, hiện tượng người tiêu dùng mua phải hàng quá hạn sử dụng hoặc kém chất lượng do lỗi vận chuyển vẫn còn xuất hiện. Ở nhiều siêu thị, tỷ lệ hàng Trung Quốc còn cao, đặc biệt là hàng hóa không dán nhãn ghi rõ xuất xứ, gây nên e ngại, thậm chí là rào cản ngăn khách hàng mục tiêu đến với siêu thị.
-về giá cả
Giá cả các mặt hàng trong siêu thị đối với nước ngoài hầu hết đều thấp hơn so với hàng hóa được bày bán ở chợ hay các hệ thống bán lẻ truyền thống nhưng tuy nhiên ở Việt Nam thì điều này là ngược lại giá bán thường có xu hướng cao hơn. Ví dụ như đa số mặt hàng như bánh kẹo, sữa, nước giải khát, thực phẩm tươi sống, rau xanh, trái cây, quần áo, trang phục lót… thì giá bán ra tại siêu thị cao hơn giá bên ngoài khoảng từ 0,5-20%. Hầu hết là do khi hàng hóa được trưng bày trong siêu thị thì phải chịu phí trưng bày cao hơn so với việc bán lẻ truyền thống, chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân viên …. Vì vậy giá cả thường cao hơn so với bên ngoài
-về trưng bày hàng hóa
Ở Việt Nam, các siêu thị, trung tâm thương mại ra đời ban đầu chủ yếu là do tự phát, đội ngũ nhân viên chưa được đào tạo bài bản nên tính nghệ thuật trong trưng bày hàng hóa còn chưa cao. Một số siêu thị như Big.C có danh mục hàng hóa phong phú nhưng do số lượng quá nhiều khiến cho các gian hàng san sát nhau thường xuyên xuất hiện rơi hàng hóa, đường vận chuyển hàng hóa từ kho chứa ra gian trưng bày đi cả vào khu vực đi lại của khách hàng khiến giao thông bị tắc nghẽn. Nhiều siêu thị sắp xếp hàng hóa còn thiếu phù hợp với quy trình công nghệ chung khiến việc di chuyển hàng hóa vừa mất thời gian vừa dễ gây mất vệ sinh cho thực phẩm.
Hiện nay, sự thâm nhập của các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài đã đem đến sự trưng bày, sắp xếp hàng hóa có tính chuẩn mực quốc tế cao. Hàng hóa được sắp xếp hợp lý,ngày càng có tính thẩm mỹ cao, giao thông đi lại thuận tiện hơn, sơ đồ gian hàng và biển chỉ dẫn khu vực hàng hóa rõ rang… Sự tiến bộ trong nghệ thuật trưng bày hàng hóa đã thu hút thêm nhiều sự quan tâm của khách hàng, nhất là những ngày lễ lớn.
2.4Dịch vụ khách hàng và xúc tiến thương mại
2.4.1. Dịch vụ khách hàng.
- Siêu thị
Dịch vụ khách hàng hoàn hảo là huyết mạch của bất kỳ doanh nghiệp nào.Bạn có thể khuyến mại hay hạ giá để thu được nhiều khách hàng mới như bạn mong muốn, nhưng nếu bạn không giữ được khách thì doanh nghiệp của bạn sẽ không thể thu được lợi nhuận lâu dài.
Hiện nay, trừ một số siêu thị nhỏ không được phân hạng,có thể nói hầu hết các siêu thị đều có bãi đỗ xe miễn phí cho khách hàng. Đặc biệt, các siêu thị loại I, II được xây dựng trên cơ sở quy hoạch nên chỗ để xecho khách hàng là khá rộng rãi.
Siêu thị nào cũng có tủ gửi đồ cho khách hàng để đề phòng nạn mất đồ.Dịch vụ này cũng tạo sự thuận tiện, thoải mái cho khách hàng trong khi đi chọn lựa hàng hóa.Tuy nhiên vẫn có siêu thị có ngăn tủ chứa đồ quá nhỏ, khóa bị hỏng hoặc có quá ít ngăn để đồ khiến khách hàng không thể vào mua hàng hóa được, nhất là giờ cao điểm.
Ngoài ra còn có một vài ví dụ về các dịch vụ khách hàng đang có tại các siêu thị hiên nay như:
Đường dây nóng
Thẻ ưu đãi
Chương trình khách hàng thân thiết
Máy rút tiền ATM
Giỏ,xe đẩy cho khách hàng
Quầy ăn nhanh
…………
Bên cạnh đó các siêu thị còn có các dịch vụ nổi bật cho riêng mình.
Ví dụ :
Tại Co-opmart : có dịch vụ gói quà miễn phí, đổi trả hàng, bán phiếu quà tặng, sửa chữa quần áo ….
Tại Big C : Xe đưa đón miễn phí, mua hàng trả góp, thẻ cáo điện thoại, thanh toán bằng thẻ …
-Trung tâm thương mại
Hiện nay, rất nhiều trung tâm thương mại đã thành công trong việc áp dụng dịch vụ khách hàng bằng các hạng mục giải trí.Trong những năm gần đây, CBRE ghi nhận sự gia tăng của hạng mục giải trí, nhất là giải trí gia đình (bao gồm rạp chiếu phim, các trò chơi trong nhà) tại các trung tâm thương mại về cả số lượng lẫn diện tích. Tuy nhiên, đa số các trung tâm giải trí được đặt tại các trung tâm thương mại, đặc biệt là các trung tâm thương mại lớn.Điều này nhằm tận dụng sự bổ trợ giữa các hạng mục mua sắm/bán lẻ và hạng mục giải trí. Trong nhiều trường hợp, hạng mục giải trí đóng vai trò là khách thuê chủ chốt, thu hút khách hàng đến với cửa hàng mua sắm của trung tâm thương mại.
Các trung tâm giải trí ngày càng được đầu tư chuyên nghiệp hơn. Sau mô hình kinh doanh rạp chiếu phim Megastar và khu trò chơi điện tử tại trung tâm thương mại Vincom thành công trong những năm 2004 - 2005, đã có nhiều công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giải trí quan tâm đến thị trường Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Trong vòng một vài năm trở lại đây, đã có thêm nhiều khu giải trí, rạp chiếu phim được khai trương tại các trung tâm thương mại tại Hà Nội với diện tích lên đến hàng nghìn m2.Khách hàng tại các thành phố lớn cũng ngày càng quan tâm hơn đến các dịch vụ giải trí tại các trung tâm thương mại, bởi họ có thể kết hợp việc đi mua sắm với xem phim, hay cho con cái tham gia các trò chơi giải trí.
2.4.2.xúc tiến thương mại.
Hệ thống các hình thức xúc tiến thương mại của hệ thống siêu thị và các TTTM :
KHUYẾN MẠI:
. Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền
Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền; không kèm theo việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ
. Bán hàng, cung ứng địch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố
Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự chương trình khuyến mại mang tính may rủi
Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên
Khuyến mại hàng hóa, dịch vụ thông qua internet và các phương tiện điện tửkhác
QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI :
Dán các tấm áp phíc trên xe đẩy của siêu thị, khu mua sắm…
Phát các báo, catolo sản phẩm của siêu thị
Quảng cáo trên tivi, internet …
2.5 Lực lượng lao động.
Đa số các siêu thị có quy mô nhỏ hoặc quy mô gia đình đều sử dụng số lượng nhân viên tối thiểu. Với số lượng danh mục hàng hóa bày bán ít và lực lượng khách đến mua hàng thì cón hạn chế không đông chính vì vậy mà trong siêu thị có quy mô nhỏ thì họ thường chỉ có khoảng từ 29 – 30 nhận viên. Có nhiều siêu thị có quy mô gia đình thì sô nhân viên chỉ có từ 10 – 15 người, phần lớn thì họ tham gia với vai trò là người bán hàng và thu ngân.
Đối với các siêu thị, trung tâm thương mại có quy mô lớn, số lượng cán bộ quản lý và nhân viên chiếm số lượng lớn hơn rất nhiều và cách tổ chức, bố trí và phân công lao động trong siêu thị cũng được sắp xếp một cách bài bản hơn rất nhiều.Phần lớn các siêu thị có quy mô lớn thường có những cán bộ quản lý giỏi, có đầu óc kinh doanh, nắm vững và có khả năng vẫn dụng các chính sách của Nhà nước và ứng xử nhanh trước những biến động của thị trường. Thường thì trong các siêu thị lớn các phòng, các ban chức năng được quy định rõ ràng trong điều lệ hoạt động của siêu thị.
Lực lượng lao động trong các siêu thị, trung tâm thương mại đều khá trẻ, chiếm khoảng 70% là nữ, đa số làm việc ở các quầy hàng, một bộ phận làm kế toán và thu ngân, còn lại là lao công, bảo vệ. Tuy môi trường làm việc có điều hòa dễ chịu nhưng đây lại là công việc khá vất vả vì cả ngày họ phải tiếp xúc với hàng hóa, hướng dẫn và phục vụ khách hàng.
2.6Đánh giá chất lượng tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
2.6.1 Mặt tích cực.
Trong những năm qua, hình thức kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại đã thực sự khẳng định được vị thế kinh doanh của mình trên thương trường. Người tiêu dùng ngày càng nhận thức được những giá trị gia tăng mà các hình thức bán lẻ này mang lại: sự tiện lợi, chất lượng, phục vụ, uy tín sản phẩm và giá cả hợp lý, rõ ràng. Thay vì tới những cửa hàng nhỏ, cũ kỹ, vàng thau lẫn lộn, người tiêu dùng đã lựa chọn siêu thị, trung tâm thương mại bởi họ có cơ hội để so sánh từ giá cho đến mẫu mã, tính năng của nhiều sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng khác nhau với chất lượng đảm bảo.
- Về số lượng: các siêu thị và trung tâm thương mại nổi lên ngày càng nhiều, do đó có thể phục vụ được nhu cầu của càng nhiều khách hàng hơn nữa.
- Về mặt bằng: hiện nay phần lớn các siêu thị, trung tâm thương mại đều tọa lạc ở các khu dân cư, các khu đô thị có mật độ dân số cao, vì vậy mà nhu cầu của một lượng đa số sẽ được đáp ứng.
- Về quy mô: theo quy hoạch của nhà nước, siêu thị, trung tâm thương mại loại vừa và lớn ngày càng được ưu tiên cấp phép xây dựng hơn vì trong mô hình như vậy, với uy tín của doanh nghiệp, số lượng, chất lượng các mặt hàng, dịch vu sẽ ngày càng tăng cao.
Về hàng hóa: Sản phẩm, hàng hóa đa dạng, sẵn có, nhiều mẫu mã, cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Thực phẩm trong siêu thị được đảm bảo, kiểm tra, tạo niềm tin cho khách hàng mua và tiêu dùng.
Trưng bày hàng hóa: theo các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, nghệ thuật trưng bày hàng hóa cũng đã bắt đầu được áp dụng trong các siêu thị, trung tâm thương mại. Điều đó giúp cho khách hàng cảm thấy thuận tiện và thoải mái hơn khi đi mua sắm ở đây.
Về giá sản phẩm: hiện nay, do chủ yếu là sử dụng hàng Việt Nam để bày bán, trừ một số mặt hàng thuộc các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới trong các trung tâm thương mại, hầu hết sản phẩm các loại hình bán lẻ này đều không còn đắt như những ngày đầu nữa mà đã rẻ hơn rất nhiều, ngang hoặc còn thấp hơn bên ngoài.
Về xúc tiến thương mại: Siêu thị thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mại, hàng giảm giá nên thu hút được nhiều khách hàng đến mua sắm.
- Về dịch vụ: Thị trường công nghệ cao trong siêu thị như: phương thức thanh toán (có thể thanh toán bằng thẻ), camera theo dõi hoạt động trong siêu thị,….rất phù hợp trong xu thế phát triển kinh doanh hiện nay.
Về lực lượng bán: Tại các quầy hàng có nhân viên phụ trách , tư vấn được huấn luyện kỹ giúp cho khách hàng có thể hỏi tìm hiểu các thông tin về sản phẩm với thái độ niềm nở.
2.6.2 Hạn chế.
- Về số lượng: quá nhiều siêu thị, trung tâm thương mại mọc lên có nghĩa là sự cạnh tranh, đào thải ngày càng gay gắt.
Năm 2012, thị trường điện máy sụt giảm ghê gớm, tăng trưởng âm 20%. Tất cả DN đều gặp khó khăn, lợi nhuận giảm mạnh, thua lỗ, nhiều siêu thị phải đóng cửa. Hàng loạt các doanh nghiệp bán lẻ trong lĩnh vực điện máy khác như Media Mart,Việt Long, Nguyễn Kim, Best Carings... đều gặp phải khó khăn do tiêu thụ giảm sút. Trong đó không ít các siêu thị đang thua lỗ và hàng tồn kho chất đống, phải đóng cửa hàng.Tuy nhiên không ít doanh nghiệp điện máy vẫn tiếp tục mở thêm các siêu thị, trung tâm thương mại trong thời gian này.Bán lẻ Top Care mới đây cũng chính thức khai trương siêu thị điện máy thứ 3 tại Mê Linh Plaza (Hà Đông) và LG Brand Shop tại 23 Láng Hạ. Trong tháng 8 này, Trần Anh tiếp tục khai trương siêu thị điện máy tại Đại Cồ Việt, với diện tích 2.500m2. Tới cuối năm, công ty này còn mở thêm 1 siêu thị điện máy nữa tại quận Thanh Xuân.Pico cũng không chịu lép vế khi mở rộng thị trường tại TP.HCM với trung tâm thương mại rộng 55.000 m2, trong đó có siêu thị điện máy trên đường Cộng Hòa, tuyến đường trung tâm nhất của quận Tân Bình.
Nhiều trung tâm thương mại hiện nay cũng đang lâm vào tình trạng “thất sủng”. tại khu Nam và phía Tây TP HCM nhiều trung tâm thương mại chật vật tìm khách thuê. Trong khi đó, các khối đế trung tâm thương mại của những tòa chung cư cao cấp tại quận 2 (khu Đông TP HCM) cũng chưa thể đi vào hoạt động. Tại Hà Nội, các trung tâm thương mại ở khu trung tâm khá đông khách, trong khi đó khu vực ở phía Tây lại vắng vẻ. Nhiều gian hàng để trống chưa có khách thuê. Ngoại trừ dịch vụ ẩm thực ở các khu phức hợp ở trung tâm thành phố hút khách dịp cuối tuần, hầu hết các điểm bán lẻ tập trung ở rìa trung tâm Hà Nội và TP HCM đều vắng khách.
Về mặt bằng: hiện nay số lượng siêu thị, trung tâm thương mại đa số đều tập trung ở các khu trung tâm sầm uất. Điều này tuy có thể thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng hơn nhưng điều đó cũng góp phần gây nên sự phân bố dân cư không đồng đều, ngày càng tập trung ở vùng trung tâm. Bên cạnh đó, điều này cũng khiến cho một bộ phận thị trường tiềm năng ở vùng ngoại vi không được thỏa mãn nhu cầu, doanh nghiệp cũng đánh mất một phần lợi nhuận.
Về hàng hóa: hiện nay, các siêu thị kinh doanh chủ yếu là hàng công nghệ phẩm, còn đối với hàng lương thực, thực phẩm, thủy sản tươi sống thì khá nghèo nàn trong khi đây mới là nhu cầu thiết yếu của người dân. Bên cạnh đó, hàng hóa trong siêu thị, trung tâm thương mại đôi khi còn chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng và nguồn gốc ghi nhãn. Có thể thấy một vấn đề đang rất nổi cộm hiện nay là nho xanh của hệ thống siêu thị Big.C không rõ nguồn gốc xuất xứ gây nên hoang mang cho người tiêu dùng.
Về dịch vụ khách hàng: Thời gian thanh toán còn hạn chế, một số khách hàng phản ánh nên giảm thời gian thanh toán vào buổi tối vì thời gian này lượng khách vào siêu thị cao. Nhiều siêu thị có cung cấp dịch vụ bán hàng tại nhà hoặc bán hàng qua điện thoại nhưng lại yêu cầu phải mua với số lượng lớn. Hầu hết các siêu thị nhỏ không cho phép trả lại hàng hóa đã thanh toán hay không có thanh toán bằng thẻ tín dụng, nhầm lẫn trong việc thanh toán cho khách hàng.
Về xúc tiến thương mại: Thông tin khuyến mãi, giảm giá còn nhiều hạn chế, chưa được phổ biển rộng đến người tiêu dùng.
Về lực lượng bán: Ở một số siêu thị, nhân viên vẫn chưa thật sự nhiệt tình trong công việc khi khách hàng muốn hỏi về thông tin và vị trí của sản phẩm cần mua. Đối với việc xử lý khiếu nại hoặc báo mất đồ, nhân viên ở đây còn tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt.
2.6.3 Vấn đề đặt ra.
Hiện người tiêu dùng tại nhiều địa phương trên cả nước đã quen với các phiên chợ được tổ chức vào buổi đêm như chợ nông sản, chợ sinh viên, ẩm thực….Còn siêu thị phục vụ vào cả ban đêm là hình thức khá mới được thực hiện tại Việt nam. Vì vậy, các siêu thị nên áp dụng mô hình kinh doanh này nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng vừa tiết kiệm chi phí vận hành của siêu thị.
Siêu thị nên mở rộng hình thức phân phối tại nhà, đây là một hình thức phân phối mới mà siêu thị nên quan tâm tới. Do khách hàng không có thời gian đến siêu thị họ có thể gọi điện thoại và siêu thị sẽ mang hàng hóa lại, và khách hàng sẽ trả chi phí vận chuyển,…..
Doanh nghiệp nên mở rộng quảng cáo trên các hệ thống thông tin hiện đại , tạo ra sự hấp dẫn từ các chương trình khuyến mại nhắm thu hút khách hàng đến mua sắm, vui chơi, tham quan và giải trí tại siêu thị nhiều hơn.Vì hầu như khách hàng biết đến thông tin mua sắm khi họ đến mua tại doanh nghiệp mà thôi.
Siêu thị cần bổ sung nhân viên phụ trách các quầy hàng vào giờ cao điểm hoặc thay đổi bố trí nhân sự cho phù hợp. Các nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp hơn để rút ngắn thời gian thanh toán nhằm mang lại sự hài lòng cho khách hàng khi đến với siêu thị.
3. XU HƯỚNG KINH DOANH TRONG THỜI ĐẠI MỚI
3.1 Những xu hướng mới của môi trường kinh doanh quốc tế.
Bước sang thế kỷ XXI thế giới đang bước vào một nền kinh tế mới. Đó là nền kinh tế dựa trên nền tảng của tri thức và công nghệ. Nền kinh tế vãn tiếp tục là làn song của toàn cầu hóa, tự do hóa và sự phát triển như vũ bõa của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ… Những xu hướng chính của môi trường kinh doanh quốc tế trng nhũng năm gần đây:
3.1.1Xu hướng quốc tế hóa ngành thương mại bán lẻ của các quốc gia tiếp tục diễn ra mạnh mẽ và vai trò của các công ty xuyên quốc gia thuộc lĩnh vực này ngày càng gia tăng.
Toàn cầu hóa và khu vực hóa đời sống kinh tế thế giới tiếp tục diễn ra sâu rộng,làn sóng tự do di chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn và con người ở quy mô thế giới ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Chính sự phồn vinh của thế giới, mức sống thu nhập của người dân được cải thiện với xu hướng di chuyển vốn, đầu tư đến các thị trường tiềm năng và hứa hẹn đem lại hiệu quả cao khiến cho xu hướng quốc tế hóa ngành thương mại bán lẻ của các quốc gia ngày càng xâu sắc
Trong khi các công ty xuyên quốc gia đang chiếm tới hơn 70% khối lượng thương mại thế giới, thì sự chi phối của các công ty xuyên quốc gia trong lĩnh vực thương mại bán lẻ là điều đương nhiên.
3.1.2.Xu hướng phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ nhất là công nghệ thông tin, sinh học và sự ra đời của thương mại điện tử (TMĐT) sẽ làm lên cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực bán lẻ thế giới
Kể từ ngày đầu xuát hiện trên web thương mại, thương mại điện tử đã nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới, trở thành phương tiện truyền thông, bán hàng và marketing, thậm chí còn làm thay đổi diện mạo của nhiều lĩnh vực kinh doanh.
Cuộc cách mạng công nghệ thông tin này với những thành tựu vượt bậc trong lĩnh vự tin học, điện tử đã sản sinh ra loại hình kinh doanh mới, làm biến đổi những giao dịch truyền thống, đó chính là thương mại điện tử.
3.2 Những xu hướng mới của môi trường kinh doanh trong nước.
3.2.1 Hội nhập toàn diện và sâu sắc hơn vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
Việt nam đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới đã giúp Việt Nam hội nhập toàn diện hơn với nền kinh tế thế giới. Điều này sẽ tạo điều kiên cho nên kinh tế của nước ta phát triển lên tầm cao mới, bên cạnh đó cũng có không ít những khó khăn đối với những doanh nghiệp trong nước , sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp nước ngoài.
3.2.2 môi trường pháp lý trong nước sẽ có nhũng thay đổi theo hướng ngày càng thân thiện với thị trường tạo thuận lợi và thông thoáng cho phát triển kinh doanh.
Việt Nam đã cải cách mạnh mẽ môi trường pháp lý để có thể hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, hầu hết các luật quan trọng điều chỉnh hoạt đọng kinh doanh ở Việt Nam theo tinh thần hội nhập và phát triển thị trường đã được thực thi, Với môi trường pháp lý đã cơ bản được hoàn thiện, sẽ tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho nền kinh tế.
3.3 Quản lý của nhà nước đối với siêu thi, trung tâm thương mại ở Việt Nam
Theo quy hoạch của Bộ Công Thương, đến năm 2020, trên địa bàn cả nước có khoảng 1.200-1.300 siêu thị, 180 trung tâm thương mại, 157 trung tâm mua sắm, và các điểm mua bán hiện đại này trở thành kênh bán lẻ hàng hóa chủ yếu trên thị trường.
Quyết định quy hoạch mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại kể trên vừa được lãnh đạo Bộ Công Thương ban hành hồi cuối tháng 10. Theo đó, cả nước sẽ có 1.200 - 1.300 siêu thị, tăng thêm 585 - 695 siêu thị so với năm 2011 và bao gồm ở cả ba loại 1, 2 và 3. Bên cạnh đó, cả nước cũng có 180 trung tâm thương mại, tăng 82 điểm so với năm 2011.
Trong đó, khu vực đồng bằng sông Hồng có thêm 15 - 24 siêu thị loại 1, 60 - 66 siêu thị loại 2 và 100 - 115 siêu thị loại 3 để đưa tổng số siêu thị ở khu vực này lên mức 372 - 403. Hà Nội là địa phương được quy hoạch số siêu thị nhiều nhất với 188 - 200 điểm.
Khu vực Đông Nam bộ với nhiều thành phố lớn, đang phát triển được quy hoạch có 360 - 390 siêu thị, trong đó TPHCM có 265 - 287 điểm, cao gấp nhiều lần so với các tình lân cận.
Tương tự, TPHCM cũng được quy hoạch có tổng số 40 trung tâm thương mại vào năm 2020, trong khi Hà Nội là 28 điểm. Các tỉnh lẻ, được quy hoạch có 1 - 10 trung tâm thương mại nhưng cũng có tỉnh không có điểm nào.
Cũng theo quyết định quy hoạch của Bộ Công Thương, các trung tâm thương mại, siêu thị cùng hạng tại các đô thị lớn phải cách nhau từ 20km trở lên (đối với siêu thị loại 1, tương ứng bán kính phục vụ 10km); cách từ 6km trở lên (đối với siêu thị loại 2) và từ 1km trở lên (đối với loại 3).
Bên cạnh đó, các trung tâm siêu thị, trung tâm thương mại được xây mới còn phải bổ sung thêm tiêu chí về bãi đỗ xe tương ứng so với quy định hiện hành.
Cũng theo quy hoạch này, Bộ Công Thương đặt mục tiêu đến năm 2020, siêu thị, trung tâm thương mại trở thành kênh bán lẻ hàng hóa chủ yếu trên thị trường; tốc độ tăng tốc mức bán lẻ hàng hóa qua kênh này đạt bình quân 26 - 27%/năm vào năm 2015 và 29 - 30% thời kỳ 2016 - 2020; tỷ trọng bán lẻ qua mạng lưới này cũng chiếm 27-30% tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội vào năm 2015 và 43 -45% vào năm 2020
Theo Bộ Công Thương, cơ quan quản lý sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư theo quy hoạch đã phê duyệt, tiếp tục thể chế hóa các cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới về mở cửa thị trường bán lẻ, dịch vụ để đảm bảo cạnh tranh công bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Nhà nước cũng tăng cường kiểm soát doanh nghiệp đầu tư nước ngoài về các mặt hàng kinh doanh thuộc danh mục loại trừ và khi xem xét mở điểm bán lẻ thứ hai, khuyến khích xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại hàng 1 ở khu vực xa trung tâm đô thị. Các dự án xây dựng ở các tỉnh có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn cả nước sẽ được hỗ trợ theo quy định.
3.4 Xu hướng phát triển siêu thị, TTTM ở Việt Nam hiện nay
Ngày nay, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi hay hình thức tạp hóa hiện đại hiện diện ở mọi nơi.Dưới chân các tòa nhà cao tầng, trong các ngõ phố, khu dân cư luôn xuất hiện những cửa hàng dạng này để phục vụ khách hàng.Tạp hóa ngày nay không còn là những cửa hàng truyền thống như trước đây, khách hàng được thoải mái chọn lựa hàng hóa mình thích, tự chọn và tự đưa ra thanh toán. Ngoài ra, những người bán hàng tạp hóa còn ứng dụng công nghệ mới vào cửa hàng của mình, giúp cho việc bán hàng trở nên thuận tiện và hiện đại hơn, như máy tính tiền tự động, phần mềm quản lý hàng hóa, việc làm này không chỉ có lợi cho người bán, mà nó còn tạo một cảm giác chuyên nghiệp, tin tưởng ở khách hàng, thu hút khách hàng đến thường xuyên hơn.
Số lượng siêu thị ở Việt Nam cũng đang tăng lên nhanh chóng. Ngoài những chuỗi siêu thị hoàn toàn của Việt Nam phát triển như TienLoi Mart, Maximart đã có từ lâu, thì những tên tuổi bán lẻ nổi tiếng của thế giới, những chuỗi cửa hàng, siêu thị bán lẻ lâu đời cũng đã thâm nhập vào Việt Nam như BigC, CoopMart… điều này cho thấy nhu cầu sử dụng siêu thị của người dân Việt Nam không phải là nhỏ. Cách đây vài năm, siêu thị hay đại siêu thị chỉ có ở những thành phố lớn như Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh, nhưng với tốc độ phát triển và đô thị hóa như hiện nay, siêu thị không còn bó hẹp ở những địa phương này nữa. Ngày nay, BigC đã mở chi nhánh ở Hưng Yên, Đà Nẵng, Vinh.Metro có chi nhánh ở rất nhiều tỉnh thành khác.Điều này cho thấy, kinh doanh bán lẻ dưới dạng siêu thị ở Việt Nam đang phát triển thật sự. Doanh nghiệp và thương hiệu lớn không còn dừng lại ở những bước chân thăm dò thị trường đơn thuần nữa, mà đã thực sự đẩy mạnh hoạt động, phát triển mở rộng phạm vi hoạt động khá mạnh mẽ. Rõ ràng, thị trường siêu thị bán lẻ ở Việt Nam thực sự thu hút và có lợi nhuận tốt cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các siêu thị còn phải liên tục cố gắng thay đổi, hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng, chất lượng phục vụ khách hàng.
Một số siêu thị như BigC, đã bắt đầu đầu tư để có những mặt hàng riêng cho mình để tạo dấu ấn.Những mặt hàng tiêu dùng như bột giặt, chất tẩy rửa vệ sinh được mang thương hiệu và độc quyền phân phối của chính BigC.Cách đi này của BigC mở ra một hướng mới cho các siêu thi, doanh nghiệp bán lẻ khác học tập.Dần dần, sẽ tạo ra chỗ đứng riêng cho các thương hiệu của chính mình.
Trung tâm thương mại là cũng là xu hướng mới, có tiềm năng phát triển ở Việt Nam. Thu nhập của người dân Việt Nam đang ngày một tăng cao, dù khoảng cách giàu nghèo cũng nới rộng theo sự phát triển đó. Nhưng phải thừa nhận một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam có khả năng về tài chính, và có nhu cầu được tiêu dùng những sản phẩm cao cấp. Hàng loạt cao ốc và trung tâm thương mại cao cấp đi vào hoạt động ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã minh chứng cho điều đó như Vincom, Parkson, Indochina, Diamond… nhiều thương hiệu tên tuổi quốc tế, nổi tiếng trong phân khúc sản phẩm cao cấp đã đi vào Việt Nam phân phối chính thức. Thậm chí có những thương hiệu xây dựng hẳn cho mình hệ thống phân phối riêng chứ không thuê mượn trụ sở của người khác như Gucci, Milano.
Kết luận
Loại hình kinh doanh siêu thị - trung tâm thương mại có vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.Loại hình kinh doanh này có vai trò quan trọng trong việc phân phối hàng hóa, góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị, thúc đẩy sản xuất và hình thành các tập quán văn minh thương mại. Ngoài ra, loại hình kinh doanhSiêu thị - trung tâm thương mại còn là công cụ quan trọng để doanh nghiệp thực hiện chính sách Marketing có hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý Nhà Nước về thương mại.
Trong các năm trở lại đây, loại hình kinh doanh này đã tạo nên chỗ đứng vững chắc không thể thiếu của hệ thống phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng và loại hình kinh doanh này dần chiếm lĩnh tỷ trọng cao trong thị trường bán lẻ tại nước ta hiện nay. Nhìn chung tại Việt Nam, khi nhắc đến siêu thị - trung tâm thương mại thì người dân sẽ nghĩ ngay đến đó là sự an toàn và chất lượng. Chính vì vậy, các cấp quản lý cần phải có các chính sách cũng như các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các siêu thị - trung tâm thương mại ngày càng được phát triển hơn nữa.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình quản trị bán lẻ
Slide bài giảng của bộ môn
Web: tailieu.vn
Web: luanvan.net.vn
Web: moj.gov.vn
www.gso.gov.vn
Các trang web giới thiệu của các siêu thị, trung tâm thương mại và một số trang web khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- btl_mon_qtban_le_cua_nhom_8_9938.docx