Tiểu luận Thuế đánh vào thu nhập công ty tại Việt Nam

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang chờ đợi Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh giảm mức thuế suất TNDN nhưng có lẽ điều này sẽ không diễn ra sớm.Quyết định 21/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về gia hạn nộp thuế TNDN đã cho phép giãn thời hạn nộp thuế TNDN trong thời gian một năm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V). Chính phủ có Nghị quyết giao Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất trình Quốc hội cho giảm một phần thuế TNDN phải nộp năm 2011 đối với DNN&V (đang thuộc diện được giãn) như: doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thủy hải sản, dệt may, da giày. Việc Chính phủ thực hiện giãn, và đề xuất giảm thuế cho DN sẽ khiến nguồn thu ngân sách bị ảnh hưởng. Nhưng về lâu dài, chính sách giảm thuế sẽ kích thích sản xuất và phát triển, tăng cường nguồn vốn cho DN tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh và giúp bồi dưỡng nguồn thu.

pdf19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2249 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thuế đánh vào thu nhập công ty tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Thuế đánh vào thu nhập công ty tại Việt Nam 1 Tiểu luận Thuế đánh vào thu nhập công ty tại Việt Nam Đề tài: Thuế đánh vào thu nhập công ty tại Việt Nam 2 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Khái Niệm Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp - Thuế TNDN được định nghĩa khác nhau ở mỗi quốc gia: Theo sở thuế vụ bang Missouri (Mỹ), thuế TNDN là loại thuế được xác định dựa vào thu nhập của doanh nghiệp đó. Thuế TNDN được quản lý chặt chẽ bởi cục thuế liên bang và tại từng bang mà DN đó hoạt động. Theo sở thuế vụ Thái Lan thì thuế TNDN là loại thuế trực tiếp được thu đối với công ty hợp pháp hoặc những hiệp hội kinh doanh tại Thái Lan hoặc không tiến hành kinh doanh nhưng có doanh thu tại đây. - Theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, Thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm toàn bộ số thuế tính trên thu nhập chịu thuế thu nhập của doanh nghiệp, kể cả các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ tại nước ngoài mà Việt Nam chưa ký Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác: thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ…. (quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008). 1.2. Bản chất của thuế TNDN Thuế TNDN là một loại thuế trực thu. Tính chất trực thu biểu hiện sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế theo luật và đối tượng chịu thuế trên phương diện kinh tế. Nếu thuế gián thu luôn được cấu thành trong giá cả hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả qua hành vi mua hàng hoá và dịch vụ được cung cấp, người nộp thuế là các nhà sản xuất và trung gian thương mại, thì thuế TNDN lại điều tiết trực tiếp vào thu nhập của các nhà sản xuất, các nhà đầu tư và người cung cấp dịch vụ. Chính điều tiết trực tiếp vào Đề tài: Thuế đánh vào thu nhập công ty tại Việt Nam 3 thu nhập của các pháp nhân nên thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, lợi nhuận đạt được của các nhà đầu tư. Nhà nước thường sử dụng thuế TNDN để thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội đề ra. Do vậy các yếu tố kỹ thuật của thuế TNDN như: các khoản thu nhập thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập, các chi phí được khấu trừ, thuế suất, các hình thức miễn, giảm thuế TNDN đều phản ánh chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định. 1.3. Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định cụ thể: - Doanh nghiệp Nhà nước. - Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. - Công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. - Các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các đơn vị hành chính, sự nghiệp có tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. - Hợp tác xã, tổ hợp tác. - Doanh nghiệp tư nhân. - Các tổ chức khác có sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. 1.4. Vai trò của thuế TNDN:  Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước. Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế được giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp ngày càng dồi dào. Đề tài: Thuế đánh vào thu nhập công ty tại Việt Nam 4 Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đằng trên cơ sở pháp luật. Các doanh nghiệp với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập cao; ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập. Ðể hạn chế nhược điểm đó, Nhà nước sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý.  Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước. Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định.  Thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chức năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định. Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam, song để phát huy một cách có hiệu qủa vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng ta cần phải xem xét nó một cách cụ thể và dưới nhiều khía cạnh. 1.5. Công thức tính thuế TNDN: * Thu nhập chịu thuế = thu nhập – chi phí * Thuế TNDN phải nộp= thu nhập chịu thuế x thuế suất Giải thích - Thu nhập của doanh nghiệp bao gồm doanh thu và các khoản thu nhập khác. - Một số thu nhập thuộc trường hợp được miễn thuế như sau: Đề tài: Thuế đánh vào thu nhập công ty tại Việt Nam 5 + Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã. + Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp. + Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam. + Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV. Chính phủ quy định tiêu chí, điều kiện xác định doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV. + Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội. + Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này. + Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam. - Chi phí của doanh nghiệp về cơ bản gồm 3 cấu phần: + Cấu phần thứ nhất là chi phí bằng tiền phát sinh trong kinh doanh như : tiền lương, Bảo hiểm xã hội và các chi phí trung gian: nguyên vật liệu, điện nước… + Cấu phần thứ hai: trả lãi tiền vay, các định chế tài chính và các tổ chức trên thị trường + Cấu phần thứ ba: khấu hao đối với các khoản đầu tư vốn. Tỉ lệ khấu hao hằng năm và thời gian khấu hao (bao nhiêu năm ) đối với mỗi loại tài sản – đó là thời gian chịu thuế của tài sản ( khung thời gian theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Đề tài: Thuế đánh vào thu nhập công ty tại Việt Nam 6 Trong chi phí của doanh nghiệp có một số chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Chẳng hạn như: + Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính + Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác + Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định + Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng + Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa vượt định mức tiêu hao do doanh nghiệp xây dựng, thông báo cho cơ quan thuế và giá thực tế xuất kho + Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay + Trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật + Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật + Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật + Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu + Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp + Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí…liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập + Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật Đề tài: Thuế đánh vào thu nhập công ty tại Việt Nam 7 Mỗi quốc gia có cấu trúc thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp khác nhau. Ở Việt Nam, cấu trúc thuế TNDN là loại thuế toàn phần- một mức thuế suất (25%) thống nhất đánh vào thu nhập chịu thuế. Trong khi đó ở Mỹ, cấu trúc thuế doanh nghiệp là loại thuế lũy tiến từng phần gồm nhiều nhóm nhóm thuế suất thấp nhất là 15%, cao nhất là 35% (với thu nhập chịu thuế từ 10 triệu đô la trở lên) Indonesia: thuế suất có ba mức thuế suất lũy tiến theo thu nhập: từ 0-50 triệu: 10%, từ 50-100 triệu: 15%, trên 100 triệu: 30%. Malaysia: thuế suất phổ thông là 28% áp dụng chung cho cả công ty cư tú và không cư trú. Một số thuế suất đặc biệt áp dụng cho một số loại thu nhập khác của công ty không cư trú: lãi tiền vay 15%, tiền bản quyền và bí quyết công nghệ 10%, tiền trả cho quyền sử dụng tài sản lưu động 10%. Các công ty cư trú hay không cư trú kinh doanh dầu khí phải nộp thuế suất 38%. Thailand: thuế suất tiêu chuẩn là 30%. Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của chi nhánh là 10%. Singapore: thuế suất là 25,5% áp cho công ty cư trú và không cư trú. Ngân hàng, công ty chứng khoán, tổ chức quỹ tín thác, công ty bảo hiểm và công ty cho thuê tài chính phải nộp 10% thuế đánh vào lợi tức từ hoạt động kinh doanh của nước ngoài. 1.6. Ảnh hưởng thuế TNDN đến quyết định đầu tư: a. Mô hình quyết định đầu tư trong trường hợp không có thuế Quyết định đầu tư được quyết định bằng việc công ty thiết lập lợi ích biên và chi phí đầu tư bằng nhau. Công ty ước tính tiền lời sẽ nhận từ đầu tư cho kỳ và chỉ đầu tư khi nào lợi ích lớn hơn chi phí. Đề tài: Thuế đánh vào thu nhập công ty tại Việt Nam 8 Gọi Fk là lợi ích của đầu tư do mỗi đô la đầu tư vào thiết bị tạo ra δ : Số tiền thiết bị hao mòn ρ : tiền cổ tức cho mỗi đô la đồng vốn huy động mỗi kỳ (δ+ρ): tổng chi phí cần thiết cho mỗi kỳ Đường lợi ích biên đo lường tiền thực trên mỗi đô la đầu tư trong mỗi kỳ (Fk). Lợi ích biên giảm xuống khi đầu tư gia tăng do giả thuyết sản phẩm biên giảm dần; tiền lời đối với mỗi đôla đầu tư tăng thêm càng giảm bởi vì sản phẩm biên của mỗi đôla vốn tăng thêm càng giảm. Chi phí biên là hằng số (δ+ρ) được minh họa đường MC1 Tại điểm A mức đầu tư là K1: các doanh nghiệp đầu tư cho đến khi đồng đôla đầu tư biên tạo ra kết quả chi phí bằng lợi ích. Các doanh nghiệp đầu tư cho đến khi đồng đôla đầu tư tiếp theo tạo ra vừa đúng mức tiền lời (δ+ρ) để trang trải chi phí mỗi kỳ. K1 Chi phí và tin li/dollar đu MB1=Fk MC1=δ+ρ A Vn (K) Quyt đnh đu t trong điu kin không có thu Đề tài: Thuế đánh vào thu nhập công ty tại Việt Nam 9 + Nếu đầu tư ít hơn số tiền này (bên trái K1): tiền lới biên từ đôla đầu tư tăng thêm là ở trên chi phí biên, vì thế công ty sẽ đầu tư thêm. + Nếu đầu tư nhiều hơn số tiền này (bên phải K1) : tiền lời biên từ đôla đầu tư thấp hơn chi phí biên của nó, vì thế đầu tư không nên thực hiện. b. Mô hình quyết định đầu tư trong trường hợp có thuế: Điều gì xảy ra khi ta đánh thuế với thuế suất t vào khoản thu nhập trừ đi chi phí lao động (trong trường hợp này chi phí lao động = 0) (giả sử không giảm trừ cho bất ký các khoảng chi tiêu đầu tư)? Khi đó, lợi ích thu được từ mỗi đôla đầu tư giảm xuống còn Fk(1-t). Sự giảm trừ này dẫn đến đường lợi ích biên di chuyển đến MB2. Lựa chọn tối ưu là ở điểm B, đầu tư giảm xuống K2.  Các công ty sẽ đầu tư ít hơn khi chính phủ phân phối thu nhập của họ qua thuế công ty. Bởi vì tỷ suất tiền lời sau thuế của công ty đối với đầu tư phải đủ lớn để đáp ứng tiền lời kỳ vọng. Kết quả, tỷ suất tiền lời trước thuế phải cao hơn tỷ suất tiền lời không có thuế và như vậy công ty ít đầu tư hơn. Đề tài: Thuế đánh vào thu nhập công ty tại Việt Nam 10 1.7. Ảnh hưởng của khấu hao và giảm trừ thuế đối với đầu tư của công ty - z: giá trị của số tiền khấu hao (PDV của dòng tiền khấu hao). Vì khấu hao được tính vào chi phí nên được khấu trừ thuế. Vì thế mỗi đôla khấu hao tiết kiệm được cho DN t đôla trong thanh toán thuế. Ví thế với giá trị số tiền khấu hao là z thì nó sẽ mang lại cho công ty giá trị là t*z đôla  Thuế tiết kiệm được cho 1đôla chi tiêu: (τ× z) đôla Mà chi phí cho chi tiêu cho mỗi kỳ là (δ+ρ) đôla  Chi phí của mỗi đôla thiết bị giảm xuống còn: (δ+ρ) × (1 - τ× z) - Giả sử chính phủ đưa chính sách giảm trừ thuế cho tiền đầu tư (gọi là chính sách ITC). ITC cung cấp cho các công ty mức giảm trừ α/1 đôla đầu tư - Chính sách giảm trừ thuế cho tiền đầu tư ITC: mức giảm trừ α/1 đôla đầu tư Cùng với khấu hao, ITC bù đắp chi phí cho công ty.  Chi phí mỗi đôla thiết bị (tiền lời kỳ vọng đối với 1 đôla đầu tư): (δ+ρ) × (1 - τ× z - α) Đề tài: Thuế đánh vào thu nhập công ty tại Việt Nam 11 Đường lợi ích biên thích hợp vẫn là MB2. Tiền lời kỳ vọng được giảm trừ từ tiền khấu hao là ITC đã làm giảm MC từ MC1 đến MC2. Cân bằng mới tại điểm C, với mức đầu tư K3, đây là điểm tối ưu. Mức đầu tư cao hơn trước khi đưa vào tiền khấu hao và ITC, nhưng vẫn thấp hơn trước khi đưa vào thuế. Kết luận: Đầu tư vẫn giảm về tổng thể bởi vì đánh thuế Đề tài: Thuế đánh vào thu nhập công ty tại Việt Nam 12 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THUẾ ĐÁNH VÀO THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 2.1. Các văn bản liên quan: - Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quốc hội ban hành ngày 03/06/2008 có hiệu lực từ ngày 01/01/2009. - Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ hướng dẫn Luật thuế TNDN. - Nghị định Nghị định 122/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 124/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế TNDN. - Thông tư 130/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 và Nghị định 124/2008/NĐ-CP thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. - Quyết định 3027/QĐ-BTC đính chính Thông tư 130/2008/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định 124/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp - Thông tư 18/2011/TT-BTC sửa đổi Thông tư 130/2008/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định 124/2008/NĐ-CP. 2.2. Những thay đổi về thuế suất thuế TNDN - Trên thực tế, từ năm 1997 đến nay, thuế suất quy định tại Luật thuế TNDN đã có 3 lần sửa đổi. Nếu như năm 1997, thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng mức 32% thì đến năm 2003, Luật sửa đổi, giảm thuế xuất xuống còn 28%. Từ 1/1/2009, Luật thuế mới cho phép áp dụng mức thuế ưu đãi còn 25%.Thuế suất 25% là ở mức thấp so với mức trung bình của thế giới. Theo khảo sát do Bộ tài chính tiến hành ở 83 nước, có 36 nước có thuế suất trên 30%, 12 nước có thuế suất 25% như Việt Nam. Thuế suất thuế TNDN trung bình trên hế giới là 27%. - Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng mức thuế suất 25% đã trở thành lạc hậu so với bối cảnh thực tế chi phí đầu vào đều tăng cao và việc huy động vốn khó khan,nếu thuế thu Đề tài: Thuế đánh vào thu nhập công ty tại Việt Nam 13 nhập doanh nghiệp giảm xuống mức 20% hoặc dưới 25% sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp tích lũy vốn, tái sản xuất đầu tư, kích thích sản xuất kinh doanh - Thời gian qua, Bộ Tài chính đã có những giải pháp điều chỉnh về thuế như giãn, giảm thuế cho doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2011 các DNNVV được giảm 30% thuế TNDN và dãn thuế 1 năm. Sang năm 2012, Nghị quyết Quốc hội đã thống nhất thông qua tiếp tục giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm này đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong lĩnh vực xổ số, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh nghiệp được xếp hạng 1, hạng đặc biệt thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty); doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông - lâm - thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; xây dựng công trình hạ tầng kinh tế xã hội.Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những giải pháp tình thế, mang tính tâm lý nhiều hơn. 2.3. Đóng góp của thuế thu nhập doanh nghiệp trong tổng thu ngân sách nhà nước Trong tổng nguồn thu từ các loại thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng (VAT) chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm (bình quân trên 30% mỗi loại). Tỷ lệ nguồn thu từ thuế trên tổng GDP cũng rất cao, bình quân lên tới 23% một năm. Từ những con số trên, có thể thấy sự phụ thuộc rất lớn của nguồn thu cho ngân sách nhà nước vào khu vực doanh nghiệp (bộ phận quan trọng nhất, đóng góp nhiều nhất cho nền kinh tế). Đề tài: Thuế đánh vào thu nhập công ty tại Việt Nam 14 Đến nay, thuế TNDN vẫn đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước. Bình quân giai đoạn 2003 - 2010 tỷ trọng số thu thuế TNDN chiếm 29,7% tổng thu ngân sách. Vì vậy, việc giảm thuế suất thuế TNDN sẽ ảnh hưởng khá lớn đến nguồn thu NSNN Huy động NSNN giai đoạn 2003-2010 phân theo sắc thuế Cụ thể, nếu Việt Nam giảm ngay thuế suất thuế TNDN từ 25% xuống 20% cho năm 2012, ngân sách năm 2012 sẽ giảm 20.442 tỷ đồng, bằng 14,6% dự toán bội chi NSNN Đề tài: Thuế đánh vào thu nhập công ty tại Việt Nam 15 và bằng 4% tổng thu NSTW. Nếu chỉ giảm 6 tháng của năm 2012, ngân sách sẽ giảm mất 10.221 tỷ đồng. - Vietnam Report vừa công bố Top 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2011. Trong đó, các ngành như Ngân hàng, Thông tin- Truyền thông và Khai khoáng nằm trong Top 10 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Trong các DN trong Top100 của BXH thì phân nửa là các DN thuộc khu vực Kinh tế Nhà nước.Các DN FDI chiếm tỷ trọng 29% và và DN thuộc sở hữu tư nhân chiếm 21%.Đồng thời, các DN Nhà nước cũng đóng vai trò chủ lực trong tỷ trọng đóng góp. Theo đó, các DN khu vực Kinh tế Nhà nước trong Top 100 đóng góp tới 66,2% tổng thuế TNDN của 100 DN đứng đầu BXH này. Các DN FDI và tư nhân đóng góp khiêm tốn hơn trong tổng số thuế của 100 DN này, với các tỷ lệ lần lượt là 22,4% và 11,4%. 2.4 Các hình thức tránh thuế TNDN ở Việt Nam: Trong khi trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật thì “tránh thuế” có thể giúp người nộp thuế giảm thiểu số tiền phải đóng mà không trái với quy định pháp luật. Việc trốn thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam thường diễn ra dưới nhiều hình thức. Một số phương thức điển hình của trường hợp tránh thuế hợp pháp theo các quy định của pháp luật thuế Việt Nam: Đề tài: Thuế đánh vào thu nhập công ty tại Việt Nam 16 + Doanh nghiệp không khai báo đầy đủ doanh thu hay khai khống chi phí. + Đăng ký trích khấu hao nhanh tài sản cố định trong trường hợp dự kiến có lãi nhiều hay ngược lại đăng ký trích khấu hao chậm nếu đang trong thời gian được ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; + Chọn đăng ký phương thức khấu hao thích hợp tùy theo dự kiến doanh nghiệp sẽ có lãi hay bị lỗ (phương thức đường thẳng; theo số dư giảm dần có điều chỉnh; hay theo số lượng, khối lượng sản phẩm); + Đăng ký chuyển lỗ trong vòng 5 năm vào những năm tài chính mà doanh nghiệp dự kiến sẽ có lãi lớn để dùng số lỗ đó giảm thu nhập chịu thuế; + Doanh nghiệp đi vay tiền chịu lãi để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và đưa tiền lãi đó vào chi phí để giảm thu nhập chịu thuế thay vì yêu cầu cổ đông, thành viên góp vốn tự đi vay tiền để góp vốn điều lệ (tiền lãi từ tiền vay phục vụ cho việc góp vốn vào doanh nghiệp không được xem là chi phí hợp lý). Trên thế giới, một số doanh nghiệp cũng áp dụng các hình thức tránh thuế hợp pháp. Chẳng hạn như: trường hợp lách luật tránh thuế hợp pháp của Google (Mỹ) ở Anh. Theo đó, doanh thu từ quảng cáo tại Anh của hãng này trong năm 2008 đạt 1,6 tỉ bảng Anh. Đáng lẽ, Google phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 450 triệu bảng, nhưng thực tế Công ty không đóng thuế này mà chỉ đóng một số loại thuế khác với một khoản khiêm tốn là 141.519 bảng. Đó là do Google lách luật thành công qua việc chọn đặt trụ sở chính cho văn phòng châu Âu của họ ở Dublin, Ireland thay vì ở Anh. Nhờ đó, doanh thu từ hoạt động quảng cáo tại Anh được đưa về Ireland để chịu thuế với mức khá thấp (từ 12,8- 15%). Trong khi đó, ở Anh, mức này lên tới 28-30%. Ở trường hợp này, cơ quan thuế của Anh không thể làm gì được do những gì Google làm là tránh thuế hợp pháp chứ không phải trốn thuế. Và vì Google không làm sai luật của Anh, nên cơ quan thuế không thể áp dụng biện pháp chế tài. Đề tài: Thuế đánh vào thu nhập công ty tại Việt Nam 17 CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC CẢI CÁCH HỆ THỐNG THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Ngày 17 tháng 5 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 732/QĐ- TTg Phê duyệt "Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020". Bộ Tài chính cũng đã có Quyết định 2162/QĐ-BTC phê duyệt Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 và các đề án triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 Về chính sách thuế đối với thuế TNDN, Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 đề ra phương hướng: + Thứ nhất, điều chỉnh giảm mức thuế suất TNDN theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tư tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy để đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh; + Thứ hai, đơn giản hóa chính sách ưu đãi thuế theo hướng hẹp về lĩnh vực, tiếp tục khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, dịch vụ chất lượng cao, lĩnh vực xã hội hóa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; + Thứ ba, bổ sung quy định về các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; bổ sung các quy định để bao quát được các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong kinh tế thị trường hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế như: hoạt động bán hàng đa cấp, thương mại điện tử, sự phát triển của các tập đoàn kinh tế, hiện tượng "vốn mỏng" khi xác định chi phí, đặc biệt là chi phí lãi vay, điều chuyển hoặc đánh giá lại tài sản khi tái cơ cấu doanh nghiệp, thỏa thuận trước về giá của các doanh nghiệp liên kết. Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, một số quốc gia đã điều chỉnh hệ thống chính sách thu ngân sách thông qua cải cách cơ cấu hệ thống thuế (nâng cao vai trò của thuế thu nhập, thuế tiêu dùng), chính sách giảm dần thuế suất, mở rộng cơ sở tính thuế (thuế thu nhập cá Đề tài: Thuế đánh vào thu nhập công ty tại Việt Nam 18 nhân, thuế TNDN). Điển hình là Chính phủ Nhật đã ra quyết định cắt giảm thuế TNDN từ 40% xuống 35%, áp dụng từ ngày 1/4/2011. Mục tiêu của Nhật là giảm thuế doanh nghiệp về mức 25-30%, ngang với ở các quốc gia là đối thủ cạnh tranh ngang tầm của nước này, trong thập niên tới (Thuế TNDN ở Mỹ là 35%, ở Anh hiện ở mức 28%, ở Trung Quốc là 25%). Động thái này nhằm đáp ứng lời kêu gọi của cộng đồng doanh nghiệp Nhật, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vật lộn với tốc độ tăng trưởng trì trệ. Với việc cắt giảm thuế nói trên, Nhật Bản hy vọng sẽ có thêm nhiều việc làm và hoạt động đầu tư sẽ được đẩy mạnh trong nền kinh tế Nhật. Nhật Bản cũng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp Nhật sử dụng số tiền thuế TNDN tiết kiệm được cho mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chống lại tình trạng giảm phát kéo dài. Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang chờ đợi Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh giảm mức thuế suất TNDN nhưng có lẽ điều này sẽ không diễn ra sớm.Quyết định 21/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về gia hạn nộp thuế TNDN đã cho phép giãn thời hạn nộp thuế TNDN trong thời gian một năm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V). Chính phủ có Nghị quyết giao Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất trình Quốc hội cho giảm một phần thuế TNDN phải nộp năm 2011 đối với DNN&V (đang thuộc diện được giãn) như: doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thủy hải sản, dệt may, da giày... Việc Chính phủ thực hiện giãn, và đề xuất giảm thuế cho DN sẽ khiến nguồn thu ngân sách bị ảnh hưởng. Nhưng về lâu dài, chính sách giảm thuế sẽ kích thích sản xuất và phát triển, tăng cường nguồn vốn cho DN tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh và giúp bồi dưỡng nguồn thu. Chính sách miễn giảm thuế TNDN đang thực hiện tập trung ưu tiên cho những DNN&V - những doanh nghiệp khó khăn nhất và cần được tiếp sức sớm nhất, đã tạo ra những tác động tích cực trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp đang nộp thuế nhiều và liên tục thì Chính phủ vẫn chưa có chính sách hỗ trợ, động viên nào.Cần khách quan mà nhìn nhận rằng, chính việc giảm thuế TNDN cho các doanh nghiệp lớn - các doanh nghiệp là đầu tàu, là Đề tài: Thuế đánh vào thu nhập công ty tại Việt Nam 19 quả đấm thép, các doanh nghiệp tạo nên diện mạo của nền kinh tế Việt Nam mới thực sự kích thích sản xuất và tăng trưởng. Hiện tại, các doanh nghiệp nộp thuế nhiều mới chỉ được vinh danh trong các chương trình như Bảng xếp hạng Top 1000 DN nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam trong ba năm liên tục (V1000) do Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo VietNamNet công bố. Hy vọng rằng trong khuôn khổ Chiến lược và Kế hoạch thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Chính phủ và Bộ Tài Chính sẽ sớm đưa ra lộ trình phù hợp, cụ thể để tạo điều kiện để các doanh nghiệp lớn có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy để đẩy mạnh đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực./. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình tài chính công và phân tích chính sách thuế, PGS.TS Sử Đình Thành và TS.Bùi Thị Mai Hoài, Nhà xuất bản Lao động 2010 - - - - -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthue_tac_dong_den_thu_nhap_dn_3539.pdf
Luận văn liên quan