Gắn kết thuế - lợi ích chặt chẽ nhất khi tiền thuế nộp được gắn kết trực tiếp đến
lợi ích người lao động. Nếu như tiền thuế được sử dụng để cung cấp cho các đối tượng
khác thì mối gắn kết bị gãy vỡ. Thuế bảo hiểm xã hội được sử dụng để tài trợ cho các
chương trình sức khỏe quốc gia, thì đánh thuế sẽ làm giảm mức cung lao động. Nói
khác đi, những người không cần làm việc cũng hưởng thụ lợi ích từ chương trình bảo
hiểm. Tuy nhiên trên thực tế vẫn xảy ra tình huống không gắn kết giữa thuế và lợi ích,
do vậy sự tổn thất của đánh thuế luôn tồn tại
36 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3023 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thuế hiệu quả và thuế tối ưu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xác định bằng Quy mô thuế * Lượng hàng tiêu thụ. Nói cách khác, thặng dư chính phủ
là phần diện tích 2+4. Như vậy, tổng thặng dư xã hội sau đánh thuế = 1+6+(2+4)
Bây giờ có thể nhận thấy tổng thặng dư xã hội sau đánh thuế đã giảm đi phần
diện tích (3+5) so với trước đánh thuế, đây cũng chính là qui mô tổn thất xã hội do
thuế.
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 7
1.1.2 Phân tích
Trường hợp giả định ở đây thuế đánh vào nhà sản xuất sẽ làm gia tăng chi phí
của người sản xuất, dẫn đến sản lượng cung cấp giảm xuống ứng với mỗi mức giá tăng
lên. Như vậy so với ban đầu nhà sản xuất chịu thuế chỉ 30 cent trong phần chi phí gia
tăng vào giá cả sản phẩm do người tiêu dùng gián tiếp bị ảnh hưởng bởi thuế là 20 cent.
Ngược lại thay vì đánh thuế vào nhà sản xuất, chính phủ đánh thuế vào người
tiêu dùng, tính sẵn lòng trả của người tiêu dùng chỉ ở mức giá thấp hơn $1.50. Phía
nhà sản xuất sẽ xảy ra tình trạng cung vượt quá cầu nên nhà sản xuất hạ thấp giá để
bán phần sản phẩm vượt quá. Quá trình hạ giá được thực hiện cho đến khi giá cả giảm
đến mức $1.30 cũng với lượng cân bằng 90 tỷ gallons. Từ góc độ người tiêu dùng ,
tiền thuế 50 cent nộp cho chính phủ được bù lại bởi sự giảm đi 20 cent giá cả thị
trường, còn nhà sản xuất nhận ít hơn 20 cent/gallons trên mỗi đơn vị dầu lửa bán được.
Như vậy, Tổn thất xã hội đo lường sự không hiệu quả của việc đánh thuế.
Mức tổn thất quyết định bởi sự thay đổi số lượng hàng hóa khi đánh thuế.
1.2 Sự co giãn quyết định mức tổn thất xã hội
Độ co giãn cung và cầu quyết định sự phân phối gánh nặng thuế, thì chúng cũng
quyết định tính không hiệu quả của việc đánh thuế. Độ co giãn càng cao thì những
thay đổi càng lớn về số lượng và tổn thất xã hội càng lớn. Hình 1.2: Minh họa thuế
đánh vào người sản xuất trong hai thị trường khác nhau (cầu co giãn và cầu không co
giãn hoàn toàn).
Hình 1.2: Tổn thất xã hội gia tăng theo độ co giãn
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 8
Trong hình (a), cầu không co giãn: Thuế đánh vào người sản xuất, làm dịch
chuyển đường cung hướng vào trong: S1 đến S2. Điều này dẫn đến giá cả gia tăng từ
P1 đến P2 và sự giảm đi rất nhỏ số lượng hàng hóa thị trường từ Q1 đến Q2. Ở đây có
sự thay đổi về giá cả thị trường rất lớn nhưng lượng tiêu dùng gần như không thay đổi
=> Người tiêu dùng gánh chịu thuế nhiều hơn và tổn thất xã hội trong trường hợp này
rất nhỏ.
Trong hình (b), cầu co giãn hơn: Thuế đánh vào người sản xuất làm dịch
chuyển đường cung từ S1 đến S2, có sự gia tăng nhỏ giá cả thị trường từ P1 đến P2,
nhưng có một sự giảm rất lớn số lượng hàng hóa thị trường từ Q1 đến Q2. Ở đây giá
cả thị trường thay đổi rất nhỏ nhưng lượng tiêu dùng thay đổi rất lớn => Người cung
cấp gánh chịu thuế nhiều hơn và tổn thất xã hội trong trường hợp này rất lớn.
Tóm lại
Từ hai trường hợp trên ta thấy tính không hiệu quả của đánh thuế được quyết
định bởi mức độ mà người tiêu dùng và người sản xuất thay đổi hành vi để tránh thuế
hay là độ co giãn theo giá cả của cung và cầu. Tổn thất xã hội được gây ra là do bởi
các cá nhân và người sản xuất đưa ra lựa chọn sản xuất và tiêu dùng không hiệu quả
nhằm tránh thuế.
P
Q
P
P
Q
1
Q
D
S
1
S
2
B
A
C
D
P
Q
a) Cầu không co giãn b) Cầu co giãn
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 9
Khi cầu co giãn ít hơn cung, gánh nặng thuế rơi vào người tiêu dùng, còn khi
cầu co giãn nhiều hơn cung thì gánh nặng thuế rơi vào người sản xuất.
1.3 Đo lường gánh nặng phụ trội:
1.3.1 Đo lường tổn thất xã hội
Tổn thất xã hội được tính bằng công thức:
DWL= -1/2 x ∆Q x t
(Vì ∆Q 0 nên phải có dấu trừ trước đẳng thức trên)
Ta có: ߟs =
∆୕/୕
∆/ Từ đó suy ra: ∆୕୕ = ߟs x ∆
Trong đó: ∆P = ఎ
ఎೞି ఎ x t Từ đó suy ra: ∆Q = ఎೞఎఎೞି ఎ x t x ୕
Thay vào phương trình trên, ta có:
DWL=-½ x ࣁ࢙ࣁࢊ
ࣁ࢙ି ࣁࢊ x t2 x ۿ۾
Trong đó: - ߟࢊ là độ co giãn đường cầu
- t là thuế suất cố định.
Khi co giãn đường cung là vô cùng. Trong trường hợp này phương trình đơn
giản có thể là:
DWL=-½ xߟࢊ x t
2 x ۿ
۾
Nếu là thuế tỷ lệ ̂ݐ, với ̂ݐ = t/p. Thì công thức được viết thành:
DWL=-½ xߟࢊ x ࢚ො
2 x P x Q
Từ phương trình trên ta rút ra một số bài học quan trọng:
- Thứ nhất, tổn thất xã hội tăng theo độ co giãn đường cầu ߟࢊ (đường cung cũng
vậy): những người tham gia thị trường càng có cơ hội thay thế (cầu, cung càng co giãn)
thì càng tạo ra kém hiệu quả.
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 10
Sự co giãn ở đây là sự co giãn bù đắp. Sự đánh thuế làm bóp méo hành vi thị
trường, điều này tạo ra ảnh hưởng thay thế. Chúng ta dựa vào tổng co giãn để tính
toán tổn thất xã hội bằng cách sử dụng tổng thay đổi của lượng tương ứng với giá.
- Thứ hai, tổn thất xã hội tăng theo bình phương thuế suất t2. Vì thế, cơ sở thuế
lớn, thuế suất cao thì sự bóp méo càng lớn. Sự gia tăng tổn thất xã hội trên gia tăng
một đơn vị thế gia tăng theo thuế suất thì được gọi là tổn thất xã hội biên.
1.3.2 Thí dụ dẫn chứng
Hình 1.3: Tổn thất xã hội biên gia tăng theo thuế suất
- Thị trường dầu lửa ban đầu cân bằng tại điểm A, số lượng Q1, P1. Sau đó chính
phủ đánh thuế 0,1 USD vào người sản xuất, dẫn đến cung dịch chuyển từ S1 đến S2 khi
đó người sản xuất phải gánh chịu chi phí trên một đơn vị sản xuất cao hơn. Số lượng
giảm xuống đến Q2 và cân bằng mới là điểm B. Đánh thuế tạo ra tam giác tổn thất xã
hội BAC.
- Sau đó chính phủ đánh 0,1 USD thuế thứ hai vào người sản xuất, dẫn đến
đường cung dịch chuyển đến S3 và cân bằng mới là điểm D. Tổn thất xã hội tăng thêm
từ đánh thuế đơn vị thứ hai là diện tích hình thang DBCE, lớn hơn diện tích tam giá
BAC. Như vậy, tổn thất biên xã hội từ đánh thuế đơn vị thứ hai 0,1 USD lớn hơn nhiều
tổn thất biên từ đơn vị thuế 0,1 USD đầu tiên. Tính chung cho cả hai đơn vị thuế, tổn
thất xã hội từ đánh thuế 0,2 USD là diện tích DAE.
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 11
Nhìn chung, thị trường càng di chuyển xa điểm cân bằng , thì làm hạn chế
thương mại ( trong khi càng thương mại thì thặng dư xã hội càng lớn). Điều này hàm ý
khoảng cách giữa cung và cầu càng giãn ra, tổn thất xã hội càng lớn.
1.4 Tổn thất xã hội và thiết kế hệ thống thuế hiệu quả
Như trên đã phân tích, tổn thất xã hội do thuế gây ra tăng theo bình phương thuế
suất, vì thế tổn thất biên do đánh thuế càng cao khi thuế suất càng cao. Điều này hàm ý
cho việc thiết kế một hệ thống thuế hiệu quả, cụ thể như sau:
1.4.1 Tính hiệu quả của hệ thống thuế bị chi phối bởi sự bóp méo của thị
trường trước đó.
Sự bóp méo của thị trường trước đó là sự thất bại của thị trường như ngoại tác,
cạnh tranh không hoàn hảo…xảy ra trước khi chính phủ đánh thuế.
Hãy xem xét hai thị trường hàng hóa:
Hình 1.4: Vấn đề thị trường bị bóp méo trước khi đánh thuế
Không có ngoại tác Ngoại tác tích cực
Trong thị trường thứ nhất hình (a) không có ngoại tác, điểm cân bằng ban đầu
ở điểm A, tương ứng sản lượng Q1.
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 12
Trong thị trường thứ hai hình (b) có ngoại tác tích cực dẫn đến chi phí xã hội
biên (SMC) ở dưới chi phí cá biệt (S1-PMC). Các công ty chọn sản xuất tại điểm E,
với sản lượng Q1 (cung cầu bằng nhau) nhưng thặng dư xã hội được tối đa hóa tại
điểm D, ở đó SMC bằng với đường cầu, với mức sản lượng Q0. Như vậy do các công
ty sản xuất dưới mức tối ưu của xã hội, nên tổn thất xã hội là EDF. Nghĩa là có một số
lượng sản phẩm từ Q1 đến Q0 không được giao dịch trên thị trường.
Giả sử chính phủ đánh thuế đơn vị 1 đôla trên 1 đơn vị sản phẩm vào người sản
xuất trong cả hai thị trường. Thuế đã làm dịch chuyển đường cung hướng vào trong từ
S1 đến S2 (cả 2 hình) dẫn đến người sản xuất cắt giảm sản suất đến Q2 trong hình (a)
và hình (b). Đối với thị trường trong hình (a), không có ngoại tác, thuế tạo ra mức tổn
thất rất nhỏ, diện tích BAC. Đối với thị trường trong hình (b) thị trường có một tổn
thất tồn tại trước khi đánh thuế (ngoại tác gây ra) và thuế làm gia tăng thêm tổn thất,
diện tích hình thang GEFH. Diện tích hình thang lớn hơn nhiều diện tích tam giác
BAC. Như vậy đánh thuế làm giảm sản lượng sản xuất, làm cho thị trường sản xuất
dưới mức tiềm năng là do: (i) chi phí người sản xuất gia tăng; (ii) một số sản lượng sản
phẩm không được giao dịch trên thị trường.
Điều này cũng hàm ý cho thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và thị trường độc
quyền. Đối với thị trường không hoàn hảo các công ty sản xuất sản phẩm dưới mức
tiềm năng so với cân bằng cạnh tranh. Đánh thuế vào công ty gây ra tổn thất xã hội lớn
hơn nhiều so với trước khi đánh thuế.
1.4.2 Hệ thống thuế lũy tiến có thể kém hiệu quả
Tổn thất xã hội không chỉ xảy ra đối với thuế đánh vào hàng hóa mà còn xảy ra
đối với thuế đánh vào thu nhập. Một hàm ý khác của quy tắc này về tổn thất xã hội đó
là có thể chi phí hiệu quả lớn di chuyển từ hệ thống thuế tỉ lệ (thuế suất trung bình
đánh cho tất cả các đối tượng) sang hệ thống thuế lũy tiến (thuế suất trung bình càng
cao đối với người giàu).
Chuyển sang thuế suất lũy tiến nghĩa là làm thu hẹp cơ sở đánh thuế (phần thuế
áp dụng cho người giàu chỉ bị đánh thuế dựa vào cơ sở thu nhập hẹp của người giàu).
Nói chung đánh thuế vào tất cả đối tượng ở mức thuế suất bằng nhau (thuế tỉ lệ) hiệu
quả hơn so với việc loại trừ một vài cá nhân không đánh thuế và đánh thuế vào các cá
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 13
nhân có thu nhập cao hơn với thuế suất cao để bù lại sự mất nguồn thu thuế (thuế lũy
tiến). Hiệu quả bị mất đi bằng việc đánh thuế vào một nhóm cá nhân có cơ sở thuế lớn
là lớn hơn hiệu quả giành được bằng việc loại trừ không đánh thuế một vài cá nhân có
cơ sở thuế nhỏ
Ta tiến hành xem xét ví dụ sau để chứng minh lý thuyết trên:
Hình 1.5: Đánh thuế thấp trên diện rộng làm thu hẹp tổn thất xã hội.
Tiền lương thấp Tiền lương cao hơn
Khi không có đánh thuế, công nhân có tiền lương thấp làm việc 1000 giờ (H1) và
kiếm được 10 đôla/giờ (W1) như hình (a) trong khi công nhân có tiền lương cao cũng
làm việc 1000 giờ (H1) nhưng kiếm được 20 đôla/giờ (W1) như hình (b).
Giả sử chính phủ đánh thuế 20% vào tất cả tiền lương của người lao động (thuế tỉ
lệ). Thuế làm giảm thu nhập mà người lao động nhận được từ lao động, điều này làm
giảm đi tính sẵn lòng làm việc của họ. Đường cung lao động dịch chuyển từ S1 đến
S2. Đối với người lao động có tiền lương thấp, cung lao động giảm từ 1000 giờ (H1)
đến 894 giờ (H2), ở mức tiền lương trước thuế cao hơn 11.18 đôla. Kết quả là thuế tạo
ra tổn thất xã hội bằng diện tích BAC, 115.54 đôla. Đối với người lao động có tiền
lương cao, cung lao động giảm từ 1000 giờ (H1) đến 894 giờ (H2), ở mức tiền lương
trước thuế cao hơn 22.36 đô la, tạo ra tổn thất xã hội bằng diện tích EDF, 231.61 đôla.
S1
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 14
Giả sử chính phủ chuyển sang áp dụng biểu thuế lũy tiến: thuế suất 0% với phần
thu nhập đầu tiên 10,000 đôla và 60% cho phần thu nhập tăng thêm. Hệ thống thuế lũy
tiến huy động số tiền thu thuế giống như thuế tỷ lệ với thuế suất 20% đánh vào tất cả
thu nhập. Tuy nhiên hai hệ thống thuế khác nhau có kết quả hiệu quả khác nhau. Trong
hình (a), sự thay đổi sang thuế lũy tiến làm gia tăng lợi ích làm việc đối với những
người công nhân có thu nhập thấp (vì họ không bị đánh thuế) và dẫn đến đường cung
lao động dịch chuyển trở về S1. Điểm cân bằng bây giờ là A, với mức tiền lương 10
đôla và 1000 giờ lao động. Tổn thất của người lao động có tiền lương thấp giảm từ
115.54 đôla đến zero. Trong hình (b), việc đưa vào thuế lũy tiến làm giảm trừ thêm lợi
ích làm việc đối với người lao động có tiền lương cao và dịch chuyển đường cung đến
S3, theo đó số giờ làm việc giảm từ 894 đến 837 giờ. Sự thay đổi này làm gia tăng quy
mô tổn thất xã hội, diện tích GDI, bằng việc thêm vào diện tích hình thang GEFI. Tổn
thất trong hình (b) bây giờ là 566.42 đôla.
Sự thay đổi thuế suất làm giảm tổn thất xã hội 115.42 đôla đối với những người
lao động có tiền lương thấp và gia tăng tổn thất đối với những người lao động có tiền
lương cao 334.81 đôla. DWL gia tăng từ 347.15 lên 566.42 (khoảng 63%)
DWL gia tăng bởi vì thuế lũy tiến đánh vào cơ sở thuế nhỏ hơn. Thuế tỷ lệ đánh
vào tổng là 30 đôla (10 đôla của người lao động có tiền lương thấp và 20 đôla của
người lao động có tiền lương cao). Trong khi thuế lũy tiến chỉ đánh vào 10 đôla thứ
hai của người lao động có tiền lương cao. Để gia tăng số thu thuế trên cơ sở thuế nhỏ
hơn, thuế lũy tiến phải đánh thuế suất cao hơn, thuế suất cao nghĩa là tổn thất cao hơn.
Người nộp thuế có tiền lương thấp nhận được một giảm đi thuế suất biên từ 20%
xuống còn xero, trong khi người nộp thuế có tiền lương cao phải gánh chịu thuế suất
biên từ 20% lên 60%. Bởi vì DWL gia tăng theo bình phương thuế suất, hiệu quả thu
được từ giảm thuế suất 20% cho người có tiền lương thấp là nhỏ hơn so với chi phí
hiệu quả mất đi của việc gia tăng thuế suất lên đến 40% đối với người có tiền lương
cao.
Bảng 1 dưới đây minh họa thuế, giờ lao động và tổn thất trong cân bằng ban đầu
và khi chính phủ đánh thuế
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 15
Bảng 1: Tổn thất đánh thuế
Tiền lương thấp
Hình A
Tiền lương cao
Hình B
Thuế
suất
Thấp
10,000
Thuế suất
Trên
10,000
Cung
lao
động
(giờ)
Tổn thất
từ đánh
thuế
Cung lao
động
(giờ)
Tổn thất
từ đánh
thuế
Tổng
tổn thất
Đánh
thuế
0 0 1000
(H1)
0 1000
(H1)
0 0
Thuế tỷ
lệ
20% 20% 894
(H2)
115.54
(d tích
BAC)
894
(H2)
231.61
(d tích
EDF)
374.15
(BAC +
EDF)
Thuế
lũy tiến
0% 60% 1000
( H1)
0 873
(H3)
566.42
(d tích
GDI)
566.42
(EDF +
GEFI)
Như vậy tư tưởng đánh thuế thật cao vào những người có thu nhập cao đã bắt đầu
lỗi thời, có thể không thúc đẩy người ta cố gắng vươn lên để có thu nhập hợp pháp cao
hơn, đồng thời tìm cách gian lận thuế giữa các bậc để hưởng thuế suất thấp hơn. Điều
này đồng nghĩa với việc phải tăng thêm kinh phí và nhân lực cho bộ máy thuế để kiểm
tra, tiền thuế tăng nhưng tiền thực vào ngân khố (sau khi trừ đi chi phí cho hoạt động
bộ máy thuế) không tăng.
Tóm lại, thuế tỷ lệ cố định có hiệu quả hơn. Càng đánh thuế đè nặng vào một
nguồn lực thì tổn thất xã hội càng tăng nhanh hơn. Hệ thống hiệu quả nhất nên trải
gánh nặng rộng ra hơn, theo đó thuế suất và tổn thất xã hội được thu hẹp. Nguyên tắc
có tính hướng dẫn cho việc đánh thuế hiệu quả là tạo ra “sân chơi rộng lớn” chứ không
nên đánh thuế cao vào một số nhóm người hoặc nhóm hàng hóa nào đó, còn một số
đối tượng khác thì không.
1.4.3 Hệ thống thuế nên “bằng phẳng” thuế suất theo thời gian
Tổn thất gia tăng theo bình phương thuế suất hàm ý chính phủ không nên gia
tăng thuế khi cần tiền mà thay vào đó hãy thiết lập thuế suất dài hạn để đáp ứng nhu
cầu ngân sách ở mức trung bình, sử dụng thặng dư và thâm hụt để bằng phẳng hóa
những biến động ngân sách ngắn hạn. Chẳng hạn, giả sử chính phủ đánh thuế với thuế
suất 20% để tài trợ nhu cầu chi tiêu ngân sách. Trong năm nhu cầu chi tiêu quân sự
tăng lên, ước lượng tăng gấp đôi dự toán trong năm, sau đó trở lại bình thường. Chính
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 16
phủ không nên tài trợ nhu cầu đó bằng việc gia tăng thuế suất lên đến 40% năm sau và
sau đó hạ thấp thuế suất 20% năm kế tiếp. Hợp lý hơn, chính phủ nên gia tăng thuế
suất với mức độ nhỏ và kéo dài nhiều năm trong tương lai, như 1% cho 20 năm.
Điều này gợi lên ý niệm đó là tổn thất biên gia tăng theo thuế suất. Thuế suất
40% trong một năm và 20% trong năm tiếp theo dẫn đến tổn thất xã hội lớn hơn so với
đánh thuế có thuế suất 20% được tăng dần 1% trong vòng 20 năm. Tổn thất biên cùng
với gia tăng thuế suất từ 20% lên 40% trong một năm lớn hơn phần tiết kiệm trong tổn
thất xã hội được tạo ra do tăng thêm 1% của thuế suất 20% trong vòng 20 năm.
Nguyên lý này phù hợp với lý thuyết phản ảnh sự bằng phẳng hóa thuế suất theo thời
gian giống như khái niệm bằng phẳng hóa tiêu dùng.
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 17
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THUẾ TỐI ƯU
2.1 Định nghĩa về thuế tối ưu:
- Là cơ cấu thuế làm tối đa hóa phúc lợi xã hội, trong đó có tính đến sự cân đối
nguồn thu ngân sách Nhà Nước.
Quan điểm của Việt Nam về thuế tối ưu:
- Nguồn lực tài chính của nền kinh tế là giới hạn, do vậy mức huy động của thuế
cũng phải có sự giới hạn. Với thực trạng là một quốc gia đang phát triển, nhu cầu chi
tiêu của ngân sách rất lớn và áp lực cân đối ngân sách là không nhỏ, nhưng không phải
thế là tận thu để bao chi. Làm như vậy sẽ phá vỡ tính kỷ luật tài chính tổng thể. Thuế
không vì mục tiêu cân đối ngân sách trước mắt, mà quan trọng phải hướng vào mục
tiêu cao hơn và xa hơn đó là thúc đẩy đầu tư, vực dậy nền kinh tế, thoát khỏi tình trạng
yếu kém và đuổi kịp các nước trong khu vực.
- Cải cách thuế cần tập trung vào việc thu hẹp những bóp méo của thuế, đi đôi
với việc mở rộng cơ sở thuế và hạ thấp thuế suất. Đồng thời, chính sách thuế phải bao
quát hết tất cả nguồn thu, cần đưa vào áp dụng các loại thuế mới để quản lý nguồn thu
và nâng cao vai trò điều tiết: như thuế tài sản, thuế môi trường.
- Trong xu hướng hội nhập, thuế đánh vào thương mại quốc tế sẽ giảm dần, thay
vào đó chính sách thuế cần nỗ lực gia tăng thuế thu nhập cá nhân để tạo nguồn thu ổn
định cho ngân sách nhà nước. Đồng thời thuế GTGT cần được tăng cường và kết hợp
với thuế TTĐB để điều tiết sản xuất - tiêu dùng và đảm trách tốt vai trò bảo hộ sản
xuất trong nước.
- Chính sách thuế phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường đầu tư
đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa trong điều kiện VN hội nhập vào
khu vực và thế giới. Thực hiện cải cách thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế thống
nhất, minh bạch, trung lập, không phân biệt các thành phần kinh tế; đồng thời tháo dỡ
dần chính sách bảo hộ bằng việc xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, cắt giảm thuế nhập
khẩu sẽ là những bước đi quan trọng nhằm gây sức ép, buộc các doanh nghiệp VN
tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 18
- Hệ thống thuế phải đơn giản, ổn định, mang tính luật pháp cao và có sự tương
đồng với khu vực và thông lệ quốc tế. Từng bước hiện đại hóa công nghệ quản lý thuế,
qua đó xác lập hệ thống dữ liệu về thuế liên tục, chính xác, kịp thời.
2.2 Nguyên tắc thiết lập chế độ thuế tối ưu:
Ta nhận thấy rằng tác động của thuế theo nhiều chiều như: Có thể tác động và
thay thế thu nhập hoặc có thể tác động làm ảnh hưởng quá trình phát triển kinh tế, tạo
nên sự mất trắng do thuế.
Để hạn chế các hậu quả xấu, làm cho thuế thực sự trở thành công cụ kinh tế quan
trọng của Nhà Nước, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các nguyên tắc đánh thuế nhằm
tối ưu chế độ thuế như sau:
- Nguyên tắc 1: Gỉảm đến mức thấp nhất chi phí hành chánh do việc đánh thuế
gây ra. Muốn vậy, việc thiết kế các luật thuế phải đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu.
- Nguyên tắc 2: Gỉảm tối đa những méo mó kinh tế do việc đánh thuế gây ra. Lý
thuyết thuế hiện đại cho rằng, thuế có thuế suất đều và thống nhất sẽ tạo ra khả năng
giảm tình trạng trốn, tránh thuế bởi vì:
Thuế có thuế suất đều, thống nhất, một mặt lọai bỏ danh nghĩa thuế suất cao đối
với người giàu làm cho người giàu không trốn tránh thuế mới là quan trọng. Mặt khác
việc dịch chuyển gánh nặng thuế, ngày nay tỏ ra không cần thiết.
- Nguyên tắc 3: Đảm bảo sự phân phối qua thuế một cách công bằng nhưng ít
gây phương hại đến hiệu quả kinh tế.
Trên thực tế, việc tuân thủ yêu cầu công bằng trong thuế khóa cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến hành vi của người nộp thuế. Mọi sự lựa chọn đều có ảnh hưởng đến
việc phân bổ các nguồn lực trong xã hội. Điều này tất yếu dẫn đến sự lãng phí do tính
không ổn định. Do đó luật thuế phải đảm bảo yêu cầu chức năng tái phân phối của
thuế, lại vừa đảm bảo yêu cầu sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Để đạt
được điều này, tốt nhất là thiết kế luật thuế sao cho giảm được tối đa sự lựa chọn của
người nộp thuế theo hướng sử dụng các nguồn lực có hiệu quả.
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 19
2.3 Thuế hàng hóa tối ưu (thuế gián thu):
2.3.1 Dẫn nhập
Giả sử ông S tiêu thụ 2 hàng hóa A, B và thời gian nhàn rỗi l, trong đó:
- PX là giá hàng hóa X
- PY là giá hàng hóa Y
- w là tiền lương (giá cả của thời gian nhàn rỗi)
߬: số giờ tối đa/năm ông A có thể làm việc Þ số giờ làm việc/năm là – l
Phương trình giới hạn ngân sách: w(߬ -l) = PXX + PYY
Chuyển vế ta có: w ࣎= PXX +PYY + wl (1)
Giả sử chính phủ đánh thuế vào hàng hóa X, Y, l với thuế suất tỷ lệ là t.
Như vậy giới hạn ngân sách sau thuế của ông A là:
w߬ = (1+t)PXX + (1+t)PYY + (1+t)wl
Chia 2 vế phương trình cho (1+t), ta có:
ା࢚
w࣎ = PXX + PYY + wl (2)
Từ (1) và (2) cho thấy, thuế đánh vào hàng hóa và thời gian nhàn rỗi đã là giá trị
thời gian làm việc tối đa giảm từ w࣎ xuống còn ଵ
ଵା௧
w࣎ . Do w và ߬ cố định (giả định
với bất kỳ giá trị nào của w thì mỗi cá nhân không thể thay đổi ߬) nên w࣎ cũng cố định,
thuế đánh vào thời gian làm việc tối đa là như thuế khoán.
Tuy nhiên thực tế, chính phủ không đánh thuế vào l, khi đó gánh nặng phụ trội là
không thể tránh khỏi, phương trình (2) sẽ là:
ା࢚
w࣎ = PX X + PY Y +
ା࢚
wl
=> Chính sách đánh thuế hàng hóa tối ưu là lựa chọn các mức thuế suất
đánh vào hai loại hàng hóa X và Y sao cho gánh nặng phụ trội từ việc gia tăng số
thu thuế là ít nhất có thể được.
Xây dựng mô hình thuế hàng hóa tối ưu:
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 20
Giả sử có 2 loại hàng hóa không liên quan đến nhau (chúng không phải là hàng
hóa có thể thay thế hoặc bổ sung nhau). Chúng ta xét trường hợp ông A tiêu thụ hàng
hóa X
Hình 2.1: Gánh nặng phụ trội biên (MDWL) đối với thuế đánh vào hàng hóa
Giả sử ông A có thể mua hàng hóa X với giá P0, đường cung hàng hóa X là
đường nằm ngang. Đường cầu hàng hóa X của ông A là Dx. Ban đầu ông A sẽ mua
được X0 hàng hóa A với giá P0.
Chính phủ đánh thuế ux vào hàng hóa A → giá sau thuế P0 + ux → nhu cầu àng
hóa A giảm từ X0 xuống X1 (∆ܺ) → gánh nặng phụ trội (tổn thất xã hội do thuế) là
diện tích ∆abc.
Chính phủ tăng thuế lên 1 đơn vị → giá sau thuế P0 + (ux +1)→ nhu cầu hàng hóa
A giảm từ X1 xuống X2 (∆x) → gánh nặng phụ trội là diện tích ∆fec Gánh nặng phụ
trội biên khi thuế xuất tăng từ ux lên ux +1 là chênh lệch giữa ∆fec và ∆abc, hay diện
tích hình thang fbae, được xác định bằng: 1 2ൗ {ux+(ux+1)} ∆x = ∆ݔux + 1 2ൗ ∆x ≈ ∆ݔux
(vì ∆x rất nhỏ). Mặt khác ଵ
∆௫
= ௨௫
∆௫
(độ dốc của đường cầu Dx) → ∆ݔux =∆X. Vì vậy
gánh nặng phụ trội biên xấp xỉ ∆X.
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 21
Tính toán sự thay đổi về số thuế thu được khi khi thuế xuất tăng từ ux lên ux+1.
Khi thuế suất ux, số thuế thu là diện tích tứ giác hbaj = uxX1.Khi thuế suất tăng lên ux
+1, số thuế thu là diện tích tư giác gfei= (ux +1) X2 . Sự thay đổi về số thuế thu bằng:
(ux+1)X2 – uxX1 = X2 + ux (X2 –X1) = X1 - ∆x + ux ∆x (*)
Từ ଵ
∆௫
=௨௫
∆
→ ∆x = ∆
௨
, thế vào (*) ta có: X1 - ∆X (1+ ux)/ux . Vì (1+ux )/ux
≈ 1 nên sự thay đổi về số thuế thu xấp xỉ là: X1 - ∆X. Như vậy gánh nặng phụ
trội biên trên 1 đôla tăng thêm của số thuế thu được bằng: ∆X / ( X1 - ∆X).
Về nguyên lý muốn tối thiểu hóa gánh nặng phụ trội tổng thể thì gánh nặng phụ
trội biên của đôla thuế cuối cùng phải giống nhau cho mỗi loại hàng hóa, nghĩa là:
∆
ଵି∆
= ∆
ଵି ∆
Suy ra: ∆
ଵ
=∆
ଵ
2.3.2 Quy tắc Ramsey
Quy tắc đánh thuế tối ưu hay còn gọi là quy tắc Ramsey: chính phủ nên đánh
thuế vào tất cả hàng hóa sao cho tỷ lệ tổn thất biên (MDWL) so với nguồn thu thuế
biên thu được đối với tất cả các loại hàng hóa là bằng nhau
Thuế tối ưu hàng hóa =ࡹࡰࢃࡸ
ࡹࡾ
= λ
Có thể diễn tả công thức Ramsey theo công thức đơn giản bằng việc liên hệ với
co giãn đường cầu. Giả sử cung hàng hóa là cạnh tranh hoàn hảo (co giãn của cung
→∞) thi Quy tắc Ramsey hàm ý như: tt* = -1/ni x λ
Trong đó: ti
*: tỷ lệ thuế tối ưu đối với hàng hóa i
ni: co giãn cầu của hàng hóa i.
Quy luật của Ramsey cho thấy hai yếu tố phải được cân bằng khi thiết lập thuế
hàng hóa tối ưu:
- Quy luật co giãn: Khi cầu hàng hóa co giãn cao nên đánh thuế với thuế suất
thấp; ngược lại, khi đường cầu ít co giãn thì đánh thuế với thuế suất cao.
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 22
- Quy luật đánh thuế trên diện rộng: Tốt hơn nên đánh thuế rộng khắp các loại
hàng hóa với mức thuế vừa phải hơn là đánh vào một nhóm hàng hóa với thuế suất cao.
2.3.3 Những xem xét về tính công bằng trong mô hình Ramsey
2.3.3.1 Tính công bằng trong mô hình thuế tối ưu:
Giả sử người nghèo chi tiêu tỷ phần thu nhập của họ vào hàng hóa X lương thực
cần thiết) lớn hơn so với người giàu và ngược lại đối với hàng hóa Y (thức ăn cao cấp).
Giả định thêm rằng, hàm phúc lợi xã hội gắn trọng số về độ thỏa dụng của người
nghèo cao hơn người giàu. Vì thế, cho dù hàng hóa X có cầu không co giãn bằng hàng
hóa Y, thuế tối ưu đòi hỏi một mức thuế suất đánh vào hàng hóa Y cao hơn hàng hóa
X. Xã hội có lẽ cũng sẵn lòng trả giá cho một gánh nặng phụ trội cao hơn để đổi lại sự
phân phối thu nhập công bằng.
2.3.3.2 Tính tối ưu theo quy luật Ramsey phụ thuộc vào hai khía cạnh
Thứ nhât, mức độ thiên hướng theo chủ nghĩa bình quân xã hội.
Nếu như xã hội chỉ quan tâm đến hiệu quả - 1 đôla đối với người này cũng giống
như đối với người khác, khi đó đã quá tuân thủ nghiêm ngặt quy luật Ramsey
Thứ hai, trong một chừng mực nhất định, cách thức tiêu dùng của người giàu
và người nghèo có khác nhau.
Nếu như người giàu và người nghèo tiêu dùng 2 loại hàng hóa cùng một tỷ lệ
như nhau, thì việc đánh thuế vào những hàng hóa này với các mức thuế suất khác nhau
không thể gây ảnh hưởng tới phân phối thu nhập. Thậm chí, xã hội hướng tới mục tiêu
phân phối, thì cũng không thể đạt được mục tiêu đó bằng việc đánh thuế hàng hóa
khác nhau.
2.4 Thuế thu nhập tối ưu (thuế trực thu)
Đánh thuế thu nhập tối ưu là chọn lựa thuế suất giữa các nhóm thu nhập để tối đa
hóa phúc lợi xã hội tùy thuộc vào nguồn thu yêu cầu của Chính Phủ.
2.4.1 Mô hình của Edgeworth:
Sự phân tích thuế thu nhập tối ưu đặt ra câu hỏi thuế thu nhập nên được thiết kế
như thế nào để tối đa hóa hàm phúc lợi xã hội. Theo Edgeworth có thể dựa vào mô
hình đơn giản với 3 giả thiết sau:
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 23
a/ Dựa vào số thu thuế yêu cầu, mục tiêu đặt ra phải làm cho tổng mức thỏa dụng
cá nhân tăng càng cao càng tốt.
U là mức thỏa dụng
W là phúc lợi xã hội
n là số ngừơi trong xã hội
b/ Mọi cá nhân đều có hàm thỏa dụng giống nhau và phụ thuộc mức thu nhập của
họ. Các hàm thỏa dụng thể hiện mức thỏa dụng biên giảm dần. Khi thu nhập tăng thì
mức thỏa dụng sẽ tốt hơn nhưng với tỷ lệ giảm dần.
c/ Tổng thu nhập khả dụng là cố định:
Từ các giả thiết trên, để tối đa hóa phúc lợi xã hội thì mức thỏa dụng biên của
mỗi người phải như nhau, Khi hàm thỏa dụng giống nhau, độ thỏa dụng biên bằng
nhau với điều kiện thu nhập bằng nhau. Điều này hàm ý cho việc xây dựng chính sách
thuế là sao cho sự phân phối thu nhập sau thuế thật công bằng.
Cụ thể, nên bớt thu nhập từ người giàu bởi vì mức thỏa dụng biên mất đi của họ
nhỏ hơn của người nghèo. Nếu Chính phủ cần thu nhiều thuế hơn ngay cả sau khi hòan
tòan đạt được mục tiêu công bằng thì gánh nặng phụ trội tăng them cũng nên được
phân phối một cách công bằng. Nhìn chung mô hình Edgeworth gợi lên cấu trúc thuế
lũy tiến với hàm ý nên bằng phẳng hóa thu nhập từ những người thu nhập cao cho đến
khi đạt đến sự công bằng hoàn toàn.
2.4.2 Mô hình tổng quát về ảnh hưởng hành vi:
Đánh thuế ảnh hưởng đến qui mô chiếc bánh kinh tế, trong quá trình thiết kế thuế
thu nhập tối ưu, Chính phủ cần xem xét tác động của việc gia tăng thuế suất đến qui
mô cơ sở thuế.
Ví dụ: Hãy xem xét thuế đánh vào thu nhập lao động, tiền thuế thu được bằng
thuế suất nhân với thu nhập lao động. Gỉa sử người lao động giảm mức cung lao động
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 24
khi tiền lương sau đánh thuế bị giảm xuống. Mọi sự tăng thuế suất đánh vào thu nhập
lao động sẽ có 2 tác động đến nguồn thu thuế. Thứ nhất, tiền thu thuế sẽ gia tăng đối
với một mức thu nhập lao động nhất định. Thứ hai, người lao động sẽ giảm số tiền thu
nhập lao động mà họ kiếm được và cơ sở thuế sẽ thu hẹp. Đối với thuế suất thấp, thì
tác động thứ nhất là chủ yếu: nếu như chúng ta bắt đầu từ thuế suất là 0, không có cơ
sở thuế và gia tăng dần thuế suất thì chỉ có tác động thứ nhất nảy sinh. Nhưng khi thuế
suất gia tăng, ảnh hưởng thứ hai sẽ chi phối: ở mức thuế suất 100%, không có ai làm
việc.
Hai tác động này khái quát trong đường cong Laffer sau đây:
Đường cong Laffer: biểu diễn quan hệ số thu thuế là hàm số của thuế suất. Có
một mức thuế suất tối ưu (t*) cho phép nhà nước đạt được số thu ngân sách từ thuế lớn
nhất. Khi thuế suất nằm dưới mức tối ưu này, thì nâng thuế suất cho phép tăng thu
ngân sách. Nhưng nếu thuế suất đã cao hơn mức tối ưu này mà lại tiếp tục nâng thuế
suất thì số thu ngân sách chỉ giảm đi. Hàm ý của đường cong Laffer là khi thuế suất
đang ở mức cao, thì giảm thuế suất sẽ có lợi vì thu ngân sách tăng đồng thời lại
khuyến khích khu vực tư nhân hăng hái đầu tư.
Như vậy, mục tiêu của thuế thu nhập tối ưu là xác định biểu thuế giữa các nhóm
thu nhập nhằm tối đa hóa phúc lợi, trong khi thừa nhận gia tăng thuế suất có tác động
mâu thuẩn đến thu nhập. Ta có công thức sau:
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 25
MU là thỏa dụng biên cá nhân i
MR là thu nhập biên huy động từ đánh thuế vào cá nhân i
λ là giá trị tiền thuế tăng thêm
Hệ thống thuế tối ưu là hệ thống mà trong đó thỏa dụng biên / đôla của tiền thu
thuế ngang bằng giữa cá nhân. Thỏa dụng biên cá nhân giảm là hàm số tiêu dùng cá
nhân giảm dần. Bằng việc giảm thu nhập sau khi đánh thuế, đánh thuế cao dẫn đến làm
giảm thấp tiêu dùng cá nhân và nâng cao thỏa dụng biên tiêu dùng đối với cá nhân i.
Nếu như hệ thống thuế thu nhập để cho cá nhân I với thỏa dụng biên cao hơn/đôla thu
thuế hơn là cá nhân j, thì công thức này gợi ý: nên đánh thuế thấp vào cá nhân i và gia
tăng đánh thuế vào cá nhân j. Sự dịch chuyển này sẽ gia tăng thu nhập sau khi đánh
thuế cá nhân i, kéo theo gia tăng tiêu dùng và giảm thấp thỏa dụng biên của anh ta và
ngược lại sẽ làm giảm thấp thu nhập sau khi đánh thuế cá nhân j, kéo theo giảm tiêu
dùng và gia tăng thỏa dụng của cá nhân này.Qúa trình điều chỉnh cứ tiếp tục cho đến
khi tỷ lệ MU/MR của cá nhân bằng với λ.
Tóm lại, kết quả của các mô hình trên phản ảnh sự sắp xếp hai khía cạnh đánh
thuế thu nhập tối ưu như sau:
- Công bằng theo chiều dọc: Phúc lợi xã hội được tối đa hóa khi có những người
có mức tiêu dùng cao (thỏa dụng biên thấp) bị đánh thuế cao; và những người có mức
tiêu dùng thấp (thỏa dụng biên cao) bị đánh thuế thấp
- Phản ánh hành vi: Khi đánh thuế cao vào bất kỳ một nhóm nào đó, họ phản ứng
bằng cách giảm làm việc, thu nhập giảm thấp. Điều này có nghĩa là một sự gia tăng
thêm thuế suất thì nguồn thu huy động sẽ giảm do cơ sở đánh thuế nhỏ hơn.
Như vậy, khi xem xét liệu có nên tiến tới áp dụng hệ thống thuế lũy tiến hay
không, Chính phủ cần cân bằng khía cạnh: điều chỉnh thỏa dụng biên của người giàu
và người nghèo sao cho công bằng( bằng việc giảm tiêu dùng người giàu) còn nếu so
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 26
với việc đánh thuế vào người giàu chỉ làm cho người giàu nản lòng làm việc, cơ sở
thuế sẽ bị thu hẹp.
2.4.3 Tình hình thực tế thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam
Ưu điểm thuế TNCN tại Việt Nam:
- Thuế thu nhập cá nhân là lại thuế trực thu đánh vào thu nhập chính đáng của
từng cá nhân. Do là thuế trực thu nên nó phản ánh sự đồng nhất giữa đối tượng nộp
thuế theo luật và đối tượng chịu thuế theo ý nghĩa kinh tế. Người chịu thuế thu nhập cá
nhân không có khả năng chuyển giao gánh nặng thuế khoá sang cho các đối tượng
khác tại thời điểm đánh thuế.
- Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước: Sự giảm dần các loại thuế
xuất nhập khẩu do yêu cầu tự do hóa thương mại nên thuế thu nhập cá nhân ngày càng
trở thành nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước. Nền kinh tế nước ta ngày
càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người của cá nhân ngày càng tăng từ đó thuế
thu nhập cá nhân sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
- Góp phần thực hiện công bằng xã hội: Thông thường, thuế thu nhập cá nhân chỉ
đánh vào thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, không đánh thuế vào
những cá nhân có thu nhập vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết.
Thêm vào đó khi thu nhập cá nhân tăng lên thì tỷ lệ thu thuế cũng tăng thêm. Ở nhiều
nước còn có quy định miễn, giảm thuế cho những cá nhân mang gánh nặng xã hội.
- Việc thiết kế biểu thuế luỹ tiến từng phần đối với những thu nhập chủ yếu như
thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công đảm bảo chính sách điều tiết
được công bằng. Biểu thuế luỹ tiến từng phần được thiết kế theo mức độ tăng dần về
thu nhập tính thuế và thuế suất, do đó số thuế phải nộp cũng luỹ tiến tăng theo, đảm
bảo công bằng xã hội. Đây là đặc điểm riêng có của thuế TNCN, vì các sắc thuế khác
đều qui định thuế suất toàn phần mà thuế suất này có nhược điểm điều tiết bình quân
trong mọi trường hợp, không phân biệt giàu nghèo.
Nhược điểm của thuế TNCN tại Việt Nam:
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 27
- Tính thuế vào từng khoản thu nhập thực tế của mỗi cá nhân chưa đảm bảo yêu
cầu phân phối lại thu nhập quốc dân qua thuế sao cho có hiệu quả và đáp ứng được sự
công bằng xã hội và nhất là đối với những cá nhân có nhiều nhân khẩu ăn theo.
- Hiện nay luật thuế TNCN còn nhiều bất cập, như thu nhập chịu thuế của cá
nhân không được giảm trừ những phần chi phí như lãi vay. Ví dụ: 1 người có thu nhập
15 triệu đồng/tháng, không có giảm trừ gia cảnh thì phần thu nhập tính thuế của người
này là 6 triệu đồng. Dù người này đang phải trả lãi ngân hàng là 2 triệu đồng/ tháng,
nhưng phần chi phí này vẫn không được giảm trừ trong thu nhập chịu thuế.
- Thu nhập tính thuế hiện nay đang có một số đang bị chồng thuế. Như thu nhập
từ cổ tức (đánh thuế 5% trên cổ tức) dù đã bị đánh thuế TNDN nhưng vẫn thuộc vào
thu nhập chịu thuế của luật thuế TNCN. Một điểm nữa cũng được đem ra bàn luận
nhiều, đó là sự chưa công bằng khi đánh thuế đối với cổ tức. Nếu so sánh với tiền gửi
tiết kiệm, tính bảo toàn vốn cao, lãi suất cũng tương đối cao (tính từ thời điểm đưa ra
Dự thảo Luật thuế TNCN, lãi suất trên dưới 10%/năm tới nay, lãi suất có những lúc đã
tăng lên 18,19%/năm) mà chưa bị đánh thuế trên lãi tiền gửi tiết kiệm. Trong khi cổ
tức có tỷ lệ rủi ro cao hơn, phụ thuộc nhiều vào tình hình sản xuất kinh doanh của DN,
NĐT phải bỏ nhiều thời gian và chi phí nhất định để tìm những địa chỉ đầu tư với tỷ lệ
cổ tức sinh lợi cao, nhưng phần lớn các công ty cổ phần vẫn đưa ra mức cổ tức hàng
nămdưới 15%. Bên cạnh đó, cổ đông còn phải đối mặt với tình hình lạm phát liêntục
tăng cao. Xét tổng quan thì như vậy là không công bằng giữa hai ngành ngân hàng và
chứng khoán.
- Tận thu: nội dung bất hợp lý nhất trong Luật TNCN là việc quy định quá nhiều
bậc chịu thuế và khoảng cách giữa các bậc thuế là quá dày. Hay nói cách khác là có
tình trạng thu nhầm còn hơn là bỏ sót, tức là tận thu. Nếu đánh thuế quá cao (7 bậc với
35%) thì Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ "chảy máu" chất xám. Người giỏi của Việt
Nam sẽ bỏ ra nước ngoài; người giỏi của nước ngoài ngại đến Việt Nam. Khi đó Việt
Nam vừa "chảy máu", vừa không thuhút được chất xám. Đặc biệt Việt Nam sẽ thất bại
trong thu hút và "chuyển giao công nghệ bậc cao" là kỹ năng quản trị hay những tri
thức không thể viết thành sách, mà chỉ học hỏi qua thực tế hằng ngày.
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 28
- Không công bằng: Theo quy định tại Thông tư 62 ban hành ngày 27-3-2009 của
Bộ Tài chính, khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế của người nước ngoài
là "tiền học phí cho con của người nước ngoài học tại VN theo bậc học phổ thông do
đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ căn cứ vào hợp đồng lao động và chứng từ nộp tiền
học”.Có nghĩa là người nước ngoài được phép trừ tiền học phí của con trước khi xác
định thu nhập chịu thuế, còn người VN thì không.
- Chưa đánh đúng đối tượng có thu nhập cao thực sự và vẫn nặng thu bình quân
của những người ăn lương nhà nước và những người có sổ lương. Thế còn những
người có thu nhập cao khác chưa được bao quát hết như: thu nhập cao do hoa hồng,
hoặc những khoản không trình bày trong sổ sách thì vẫn bị bỏ trống,những cá nhân
làm nghề tự do, môi giới, ca sĩ…..
Một số kiến nghị:
Luật thuế TNCN phải là công cụ thật sự để đảm bảo công bằng xã hội, phải đảm
bảo khả năng điều tiết thu nhập hợp lý với cá nhân có thu nhập, muốn vậy cần phải
hòan thiện cơ chế chính sách thuế cho phù hợp. Cụ thể như sau:
Về xác định các khỏan giảm trừ thuế:
- Phải đảm bảo việc khấu trừ những chi phí một cách hợp lý như những chi phí
lãi vay, tiền học phí … nên được tính vào phần giảm trừ.
- Cơ quan thuế cần tập trung kiểm tra tính trung thực trong khai báo thuế từ
những người có thu nhập cao, những đối tượng hành nghề tự do, môi giới đặc biệt như
ca sĩ, diễn viên,..., giảm thiểu tình trạng mất công bằng như hiên nay là một người
công nhân thu nhâp 9 triệu đồng/tháng qua tài khoản ngân hàng thì vẫn bị đóng thuế
trong khi những người có thu nhập rất cao nhưng không khai báo trung thực vẫn
không nộp thuế, điều này sẽ dẫn đến mất công bằng xã hội trong việc tái phân phối thu
nhập.
- Luật thuế TNCN phải đảm bảo nguyên tắc hội nhập quốc tế: phải thể hiện được
tinh thần của các hiệp định tránh đánh thuế chồng thuế, cần quy định các nguyên tắc
xác định nghĩa vụ thuế của người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam, và người Việt
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 29
Nam có thu nhập ở nước ngoài. Nguyên tắc này cũng cho phép áp dụng biểu thuế
thống nhất với tất cả cá nhân, không kể là công dân Việt Nam hay nước ngoài.
- Khoảng cách giữa các mức thuế suất và khoảng cách về thu nhập chịu thuế phải
hợp lý. Hiện nay, khoảng cách thu nhập chịu thuế giữa các bậc thuế còn khá dày, nên
nới rộng khoảng cách này, vừa tạo động lực cho người lao động tiếp tục tạo ra thu
nhập, vừa tạo thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Đồng thời một mức thuế hợp
lý cũng thúc đẩy lao động chất xám có chất lượng cao cả trong nước và nước ngoài.
Như trường hợp của Singapore: tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân của Singapore từ 0% đến
22%, bao gồm: thu nhập kiếm được tại Singapore và thu nhập nước ngoài gửi về cho
công dân Singapore. Thu nhập phải nộp thuế bao gồm tiền lương, cổ tức và lợi tức.
Trong đó, tiền lương bao gồm tiền công, hoa hồng, phụ cấp kỳ nghỉ…Thu nhập nước
ngoài chuyển đến cho người không thường trú tại Singapore không phải nộp thuế thu
nhập cá nhân. Singapore cũng khấu trừ thuế cho những trường hợp như phải nuôi
dưỡng bố mẹ, học thêm để nâng cao kiến thức chuyên môn, mua bảo hiểm nhân thọ
hoặc phải nuôi ba con trở lên. Đây là một điểm mạnh để thu hút nguồn nhân lực chất
lượng cao.
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 30
CHƯƠNG III: GẮN KẾT LỢI ÍCH – CHI PHÍ VÀ TÀI TRỢ CÁC
CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM XÃ HỘI
3.1 Mô hình:
Để chứng minh sự ảnh hưởng của thuế đánh vào tiền lương (gọi tắt là thuế bảo
hiểm xã hội) dùng để tài trợ các chương trình bảo hiểm xã hội, chúng ta xem xét một
chương trình bồi thường cho người lao động (hoàn trả cho người lao động). Trong
hình 12.9a, minh họa thị trường lao động không có chương trình bồi thường. Cân bằng
ban đầu của thị trường tại điểm A, ở đó số lượng lao động L1 được cung cấp với mức
tiền lương W1. Sau đó, chính phủ đưa vào chương trình bồi thường cho người lao
động, được tài trợ từ tiền thuế bảo hiểm xã hội đánh vào người sử dụng lao động. Loại
thuế này áp đặt một chi phí mới đáng kể vào sản xuất của người chủ doanh nghiệp,
dẫn đến giảm nhu cầu sử dụng lao động và làm dịch chuyển đường cầu lao động từ D1
đến D2. Bây giờ điểm cân bằng là điểm B, giao nhau giữa đường D2 và đường cung
S1, với mức tiền lương W2 và số lượng lao động L2. Tại mức số lượng lao động bị cắt
giảm, có nhiều lao động (L1 đến L2) muốn làm việc mà sẵn lòng chấp nhận mức tiền
lương mà có lợi cho người sản xuất nếu như không bị đánh thuế. Tuy nhiên, một khi
chính phủ đánh thuế thì sự thuê mướn những người lao động này lại không có lợi cho
doanh nghiệp. Chính vì vậy, tạo ra tổn thất xã hội bằng diện tích tam giác CAB.
Thuế bảo hiểm xã hội dùng để tài trợ cho người lao động: xét trong tình huống
họ bị thương tật. Trong trường hợp không có bảo hiểm, nếu như người lao động làm
việc có rủi ro và bị thương tật thì họ phải nghỉ việc, mất lương, và gánh chịu chi phí
điều trị. Trong môi trường rủi ro đó, người công nhân yêu cầu tiền lương phải cao hơn
so với công việc không có rủi ro. Tuy nhiên, khi có chương trình bồi thường bảo hiểm
thì người lao động cũng không yêu cầu một sự chênh lệch bồi thường lớn như vậy, bởi
vì chính phủ sẽ hoàn trả cho người lao động thu nhập bị mất và tiền thuốc men điều trị
thương tật. Vì thế, người lao động sẵn sàng cung ứng lao động cho thị trường với tiền
lương thấp hơn.
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 31
Hình 3.1: Gắn kết lợi ích – thuế
Hình 3.1b, minh chứng mô hình tổn thất xã hội từ đánh thuế và đưa vào chương
trình đảm bảo lợi ích. Ở mức tiền lương W1, người lao động ban đầu sẵn lòng cung
cấp số lượng lao động L1 (điểm A), nhưng sau khi đưa vào chương trình bồi thường,
người lao động sẵn sàng cung cấp một số lượng lao động như vậy với mức tiền lương
thấp hơn W2 (điểm B). Khi đó, đường cung lao động di chuyển đến S2, điểm cân bằng
mới là D (giao nhau giữa đường D2 và S2), ở đó tiền lương giảm xuống W3 và cung
lao động tăng lên L3. Sự gia tăng cung lao động trong thị trường làm giảm đi chi phí
hiệu quả của thuế. Lợi ích của người lao động và doanh nghiệp tương đối có sự gắn
kết với nhau (nếu như trong hình a, thì khoảng cách là L1 và L2 là rất lớn, còn trong
hình b thì là L3 và L1. Vì thế, tổn thất xã hội thu hẹp, diện tích AEF.
Tại sao tổn thất là tam giác AEF? Hãy nhớ lại khái niệm tổn thất xã hội: là sự
giảm đi thặng dư xã hội do bởi những đơn vị sản phẩm/ hàng hóa không được giao
dịch, có lợi ích xã hội biên vượt quá chi phí xã hội biên. Lợi ích xã hội biên của lao
động được đo lường đường cầu lao động D1 và chi phí biên xã hội của lao động được
đo lường bởi đường cung lao động S1. Ở số lượng lao động mới L3, thì khoảng cách
giữa L3 và L1 là không có giao dịch. Vì thế, tổn thất bao gồm chênh lệch giữa D1 và
S1 tương ứng với những đơn vị lao động ở giữa L3 và L1.
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 32
Hình 3.2: Đánh thuế không gây tổn thất
Thực sự, nếu như người lao động đánh giá một cách đầy đủ lợi ích của chính
sách bồi thường bảo hiểm (giữ nguyên giờ lao động), thì không có tổn thất từ chương
trình này. Hình 3.2 minh chứng điều này, đường cung di chuyển theo hướng đi ra đến
S2, bù lại sự dịch chuyển vào bên trong của đường cầu đến D2. Khi đó số lượng lao
động vẫn còn ở mức L1 trong điểm cân bằng ban đầu ở điểm A và điểm cân bằng mới
B. Tiền lương giảm xuống đến W2 thấp hơn W1 bằng toàn bộ chi phí của chương trình.
Vì thế, khi chính phủ đưa vào chương trình bồi thường cho người lao động và người
lao động định giá lợi ích ở mức chi phí đối với người sản xuất, thì chính phủ cần thiết
thay thế tiền lương của người lao động bằng lợi ích bảo hiểm, mà không thay đổi chi
phí lao động đối với người sản xuất (giờ lao động vẫn giữ nguyên, vì thế không có tổn
thất xảy ra).
3.2 Một số vấn đề cần lưu ý khi gắn kết thuế - lợi ích
- Nếu như có hiệu quả đối với việc cung cấp lợi ích, nhưng tại sao những
người chủ lao động không làm việc đó khi không có sự tham gia của chính phủ.
Hình 3.2 cho thấy tính hiệu quả liên quan đến việc cung cấp chính sách bồi
thường cho người lao động; người lao động đánh giá lợi ích từ chương trình ở mức chi
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 33
phí người sản xuất và sẵn lòng giảm tiền lương của họ bằng toàn bộ chi phí tài trợ
chương trình. Trong trường hợp này, tại sao người sản xuất đơn giản cung cấp chương
trình bồi thường ở vị trí cân bằng đầu tiên? Tại sao chính phủ cần phải tham gia?
Câu trả lời của bạn đó là do sự thất bại của thị trường dẫn đến người sản xuất
không thể đánh giá giá trị đầy đủ của chương trình bảo hiểm nếu như không có sự bắt
buộc của chính phủ. Trong thị trường bảo hiểm luôn có sự lựa chọn đối nghịch xảy ra
(adverse selection). Các doanh nghiệp không có đủ thông tin để đánh giá tình trạng
sức khỏe của người lao động; họ sợ rằng người lao động có hành động che giấu thông
tin hoặc giả vờ bệnh tật làm tăng chi phí bồi hoàn của họ… Cho dù thực tế người lao
động sẵn sàng muốn cung cấp lao động với tiền lương thấp.
- Khi nào có sự kết hợp giữa lợi ích và thuế?
Gắn kết thuế - lợi ích chặt chẽ nhất khi tiền thuế nộp được gắn kết trực tiếp đến
lợi ích người lao động. Nếu như tiền thuế được sử dụng để cung cấp cho các đối tượng
khác thì mối gắn kết bị gãy vỡ. Thuế bảo hiểm xã hội được sử dụng để tài trợ cho các
chương trình sức khỏe quốc gia, thì đánh thuế sẽ làm giảm mức cung lao động. Nói
khác đi, những người không cần làm việc cũng hưởng thụ lợi ích từ chương trình bảo
hiểm. Tuy nhiên trên thực tế vẫn xảy ra tình huống không gắn kết giữa thuế và lợi ích,
do vậy sự tổn thất của đánh thuế luôn tồn tại.
3.3 Một số vấn đề cần xem xét
3.3.1 Vấn đề tái phân phối thu nhập và công bằng xã hội
Kinh tế ngày càng phát triển thì xã hội ngày càng có sự phân hóa thu nhập, của
cải và giàu nghèo sâu sắc hơn. Vai trò của thuế là giảm sự phân hóa đó bằng cách tái
phân phối lại thu nhập của xã hội, tức cũng đảm bảo tính công bằng hơn cho phát triển.
Khi mục tiêu này không đạt được sẽ có nguy cơ dẫn đến những bất mãn trong xã hội.
Tính chất công bằng trong một chính sách thuế liên quan đến cả công bằng dọc
và công bằng ngang. Công bằng dọc tức là người có thu nhập cao hơn phải đóng góp
nhiều hơn, trong khi công bằng ngang phải đảm bảo mức đóng góp như nhau cho
những người có thu nhập ngang bằng nhau.
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 34
3.3.2 Vấn đề hiệu quả trong phân bổ nguồn lực
Thuế phải làm tăng tính hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực vốn có tính hữu
hạn của nền kinh tế. Do một chính sách thuế bất kỳ sẽ làm thay đổi hành vi của các
thực thể trong nền kinh tế, nên việc xây dựng một hệ thống thuế hiệu quả sẽ giúp điều
chỉnh lại các khuynh hướng tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế, khuyến khích việc
khởi nghiệp…
Thông qua các chính sách thuế, chính phủ có thể tạo ra các động cơ khuyến
khích có tính kinh tế để khu vực tư nhân phân bổ vốn các ngành nghề và lĩnh vực mục
tiêu hơn là các can thiệp hành chính gây méo mó các quan hệ thị trường. Các dạng thị
trường như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản rất cần các chính sách
thuế mới của Chính phủ để điều tiết và phân bổ lại nguồn lực thích hợp. Nguyên tắc
quan trọng là hệ thống thuế phải làm giảm tổn thất phúc lợi vô ích của xã hội bằng
cách tạo ra một sắc thuế có mức thuế suất thấp nhưng có cơ sở thuế rộng hơn.
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 35
KẾT LUẬN
Những năm gần đây, chính sách và cơ chế ban hành và quản lý thuế đã có nhiều
đổi mới, góp phần tăng thu ngân sách, khuyến khích sản xuất, kinh doanh đúng hướng.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện nay khi các thành phần kinh tế phát triển tạo nên
tính cạnh tranh mạnh mẽ, tạo ra nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế nhưng đồng thời
vấn đề cần quan tâm là quản lý và thu thuế như thế nào để đảm bảo tính công bằng
giữa các thành phần kinh tế với nhau.
Tòan bộ các phần phân tích thuế qua các mô hình trên thì xét cho cùng việc đánh
thuế bao giờ cũng đều ảnh hưởng đến hành vi của người chịu thuế, đến sự lựa chọn
của họ và cuối cùng là ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của tòan xã hội. Như vậy khi
quyết định một sắc thuế nào đó thì cần cân nhắc thận trọng để đạt được tính tối ưu
nhất .
Thuế hiệu quả và thuế tối ưu GVHD: TS. Lê Quang Cường
Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài chánh công và phân tích chính sách thuế – PGS.TS Sử Đình Thành – Nhà xuất
bản Lao động – 2010
2. Báo cáo chuyên đề số 2/2011 về Đánh thuế thu nhập cổ tức – thực tiễn thế giới và
gợi ý Việt Nam do Phòng phân tích và nghiên cứu thị trường (UBCKNN)
3. Website: http:// vi.wikipedia.org /
4. Website: http:// tailieu.vn /
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thgchu_1415.pdf