Tiểu luận Thuyết cấu trúc - Chức năng của Robert Merton

Xã hội xét về mặt bản chất là sự gắn kết các khía cạnh khác nhau của xã hội, xã hội có cấu trúc và để đảm bảo hệ thống đó tồn tại và phát triển xã hội đó phải thực hiện các chức năng của mình. Đó chính là luận điểm cơ bản mà những học giả xã hội học đã khái quát thành lý thuyết cấu trúc chức năng trong xã hội học, trong lịch sử phát triển của nó, lý thuyết cấu trúc-chức năng đã đóng vai trò quan trọng trong hoạt động lý luận và thực tiễn của xã hội học. Đây là lý luận được xem như là những nỗ lực nhiều mặt của xã hội học nhằm hướng đến xây dựng một mô hình có cấu trúc xã hội theo nghĩa là có các sự kiện xã hội ổn định và có các thành phần tương đối độc lập với các chức năng khác nhau, từ đó tạo nên cấu trúc tổng thể tổng quát hơn. Có thể đánh giá lý luận của lý thuyết này có vai trò quan trọng trong việc phát hiện, mô tả, định hướng những bình diện xã hội nhất định, với những kiểu vấn đề, dữ liệu nhất định, lý thuyết này không hoàn toàn lỗi thời hoặc hoà tan vào các tiền đề lý luận khác.

pdf10 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 8561 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thuyết cấu trúc - Chức năng của Robert Merton, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Thuyết cấu trúc - chức năng của Robert Merton DANH SÁCH NHÓM : 1. Nguyễn Thị Bích Liên 2. Nguyễn Thanh Hải 3. Nguyễn Thị Đông Lược sử: ● Robert K.Merton (1910- 2003) là người Do thái di cư sang Mỹ sống ở thành phố Philadelphia. Ông lấy bằng cử nhân ở đại học tổng hợp Temple và làm luận án tiến sĩ, dưới sự hướng dẫn của Talcott Parsons ở Trường Đại học Tổng hợp Harvard. Từ năm 1941 đến khi nghỉ hưu, Merton giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Đại học Tổng hợp Columbia. ●Trong một thời gian dài, Parsons và Merton được xem như là những người đứng đầu trường phái cấu trúc chức năng trong xã hội Mỹ ● Lí thuyết nổi tiếng là lý thuyết về sự lệch chuẩn; ● Tác phầm nổi tiếng “ Lý thuyết xã hội và cấu trúc xã hội” ( Social Theory and Social Structure) (1968) ● Là nhà xã hội học đầu tiên được Nhà nước Mỹ tặng huân chương quốc gia về xã hội học. Robert K.Merton (1910- 2003) Sơ đồ hình thành các luận điểm và phát triển của lý thuyết cấu trúc- chức năng: ( Thuyết cấu trúc- chức năng của R.K Merton được đánh giá như là một mắt xích trong tiến trình phát triển lí thuyết cấu trúc chức năng trong xã hội học) Chức năng luận của B Manilowski Chức năng luận và ảnh hưởng của M.Weber Chức năng luận phân tích của T.Parson Chức năng luận thực nghiệm của R. Merton Chức năng luận hệ thống của Niklas Luhmann Lý thuyết tân chức năng Jeffrey Alexander và Colomy August Comte Tổ chức hữu cơ Herpert Spencer Chức năng luận phân tích Émile Durkheim Chức năng luận Chức năng luận của A.R Radclif fee-Brown Sơ đồ hóa cấu trúc chức năng của Robert Merton Cấu trúc chức năng của Robert Merton Thuyết trung bình (trung gian) Quan niệm chức năng Lí thuyết chức năng về sai lệch xã hội Quan niệm về vai trò Chức năng trội Chức năng lặn Chức năng thay thế Khái niệm Phân loại Khái niệm hệ vai trò Quan niệm loạn chức năng * Quan niệm về lý thuyết trung bình: Merton phản đối mạnh mẽ các khuynh hướng cực đoan trong xã hội học. Một mặt, ông phản đối trào lưu "thực nghiệm chủ nghĩa" (empiricism) thuần tuý khi nó quá nhấn mạnh việc thu thập số liệu mà không hề quan tâm tới lý thuyết. Đồng thời, ông cũng không đồng tình với khuynh hướng chỉ biết đến lý thuyết trìu tượng mà bỏ qua những nghiên cứu thực nghiệm để chứng minh cho chính các lý thuyết này. Vì thế, Merton là người chủ trương xây dựng lý thuyết cấp trung bình như là một giải pháp lý luận để thực hiện nhiệm vụ cầu nối giữa hệ thống lý luận xã hội học với nghiên cứu thực nghiệm. Hơn nữa, Merton cho rằng nhiệm vụ của xã hội học hiện đại không phải là tìm kiếm một một lý thuyết tổng quát để giải thích mọi hiện tượng xã hội, mà là phát triển lý thuyết chuyên biệt áp dụng cho vào từng lĩnh vực nhất định như lý thuyết hành vi sai lệch, lý thuyết về chuyển giao quyền lực và những lý thuyết khác. Theo ông, các lý thuyết, các lý thuyết cấp trung bình là các lý thuyết nằm giữa các giả thuyết công tác cần thiết được rút ra từ nghiên cứu hằng ngày và những hệ thống lý thuyết lớn có khả năng giải thích hàng loạt các hiện tượng có thể quan sát được về hành vi xã hội, tổ chức xã hội và biến đổi xã hội. Tuy nhiên các lý thuyết trung bình vẫn có sự trìu tượng hoá. Thậm chí nó cũng có nhiều sự "trìu tượng" trong đó. Nhưng điều khác biệt cơ bản giữa "lý thuyết trung bình" và "lý thuyết lớn" ở chỗ những sự trìu tượng này được củng cố bằng những kết quả nghiên cứu thực tế. Lý thuyết trung bình (Theory of middle range) Nhiệm vụ Cầu nối giữa hệ thống lý luận xã hội học với nghiên cứu thực nghiệm Giải thích hiện tượng xã hội Hành vi xã hội Tổ chức xã hội Biến đổi xã hội Giả thuyết công tác Lý thuyết lớn * Quan niệm về chức năng: Các nhà chức năng cấu trúc, thời kì đầu có xu hướng hầu như hoàn toàn tập trung vào các chức năng của một cấu trúc xã hội hoặc thể chế xã hội. Tiêu điểm của nhà chức năng cấu trúc phải là các chức năng xã hội hơn là các động cơ cá thể. Các chức năng theo Merton, được xác định như là những hệ quả quan sát được, được tạo ra cho sự thích và điều chỉnh của một hệ thống xét đến. Tuy nhiên, có một xu hướng rõ ràng mang tính duy tâm khi người ta chỉ tập trung vào sự thích nghi hoặc sự điều chỉnh, vì chúng luôn luôn là hệ quả tích cực. Điều quan trọng cần chú ý là một sự kiện xã hội có thể có các hệ quả tiêu cực đối với một sự kiện xã hội khác. Để chỉnh lại sự bỏ sót nghiêm trọng này ở thuyết chức năng cấu trúc thời kỳ đầu, Merton phát triển một ý tưởng gọi là một phản chức năng. Phản chức năng là những hệ quả làm cản trở, thậm chí gây rối loạn,làm giảm khả năng tồn tại thích ứng của cấu trúc. Ngay cả khi các cấu trúc hay thể chế có thể đóng góp cho sư duy trì các bộ phận khác của hệ thống xã hội, chúng cũng có thể gây ra những hệ quả tiêu cực đối với chúng. Chế độ nô lệ ở miền Nam Hoa Kỳ, ví dụ, rõ ràng có những hệ quả tích cực đối với ngươi da trắng ở Miền Nam, như tạo ra công nhân rẻ, hỗ trợ cho nền kinh tế vải sợi , và địa vị xã hội. Nó cũng có phản chức năng, như làm cho người miền Nam quá phụ thuộc vào một nền kinh tế trồng trọt Chức năng thay thế Hệ quả Chức năng lặn Chức năng trội Phản chức năng Chủ định, thấy rõ, công khai Không chủ định, chưa thấy rõ, chưa công khai Làm cản trở, thậm chí gây rối loạn, làm giảm khả năng tồn tại, thích ứng của cấu trúc Nhiều Một Thiết chế xã hội Nhiều Một Nhu cầu xã hội và do đó không chuẩn mực cho sự nghiệp công nghiệp hóa. Sự chênh lệch kéo dài giữa miền Bắc và miền Nam về công nghiệp hóa có thể truy nguyên, ít nhất là phần nào, từ các phản chức năng của chế độ nô lệ ở miền Nam. Merton còn có đóng góp quan trọng là sự phân loại chức năng trội và chức năng lặn dựa vào mức độ biểu hiện của chúng. Merton chỉ ra cách phân tích chức năng là phải vượt qua quan niệm thông thường về mục đích, ý nghĩa mà các chủ thể gán cho các sự vật, hiện tượng để xác định chính xác, khách quan tác dụng của chúng. Khi tìm hiểu thiết chế và tổ chức xã hội cần chỉ ra đâu là đâu là hệ quả không chủ định, chưa thấy rõ, chưa biểu hiện công khai và đâu là hệ quả chủ định, thấy rõ công khai. Trên thực tế muốn hiểu cơ chế hoạt động, tồn tại và phát triển của một cấu trúc xã hội , ta không nên vội vàng tin vào những lời tuyên bố công khai về mục đích tác dụng của nó; mà cần phải phân tích những tác động nhiều chiều của nó đối với cấu trúc xã hội có liên quan. Merton có những quan điểm khác với các nhà xã hội học khác khi ông đưa ra quan niệm về chức năng thay thế. Theo ông, không nhất thiết mỗi thiết chế xã hội chỉ đáp ứng một nhu cầu xã hội. Mà trên thực tế, trong xã hội luôn có các cấu trúc chức năng thay thế nhau để thỏa mãn các yêu cầu chức năng mà xã hội đặt ra. Một chức năng có thể do hai hay nhiều hơn các tổ chức, thiết chế xã hội cùng có khả năng thực hiện. Các thiết chế luôn luôn có khả năng thay thế lẫn nhau trong việc đáp ứng nhu cầu cần thiết cho sự vận hành và hoạt động của xã hội. Ví dụ: khi các doanh nghiệp quốc doanh không có khả năng tạo việc làm cho moi người lao động thì gia đình đóng vai trò tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình * Lý thuyết chức năng về sai lệch xã hội: Khái niệm về sai lệch xã hội: Sự lệch chuẩn xã hội là do sự lệch lạc so với chuẩn mực xã hội trong việc lựa chọn một trong hai thành tố quan trọng nhất của cấu trúc hành động, đó là mục tiêu và phương tiện. Bảng phân loại để nhận diện các kiểu hành vi sai lệch xã hội: Phương tiện được xã hội chấp nhận (kí hiệu: dấu +) Phương tiện chưa hoặc không được xã hội chấp nhận (kí hiệu: dấu -) Mục tiêu được xã hội chấp nhận (kí hiệu: dấu +) Kiểu thỏa hiệp (+ +). Ví dụ: để đạt mục tiêu làm giàu mà xã hội không phản đối mục tiêu này thì cá nhân có thể chọn phương tiện được xã hội công nhận là học hành “đến nơi đến chốn” và tìm kiếm được một chỗ làm việc tốt. Kiểu đổi mới (+ -). Ví dụ: việc làm giàu bằng cách đổi mới công nghệ hay mở rộng doanh nghiệp mà lúc đầu chưa được mọi người thừa nhận. Mục tiêu chưa hoặc không được xã hội chấp nhận (kí hiệu: dấu -) Kiểu nghi thức (- +). Ví dụ: hành động quản lý của những vị giám đốc chỉ biết làm theo một cách máy móc những quy định nhưng không đem lại kết quả gì, thậm chí còn gây thua lỗ và bất bình đẳng xã hội trong doanh nghiệp. Kiểu thoái lui (- -). Ví dụ: hành động của những người đi tìm khoái lạc bằng cách sử dụng các chất ma túy, kiểu hành động này còn gọi là sự suy đồi. Merton nhìn nhận con người luôn bị trói buộc vào mâu thuẫn giữa việc hòa hợp với những chuẩn mực đang tồn tại và sự sai lệch đối với những khuôn mẫu giá trị cho trước. Theo Merotn, hành động sai lệch như một dấu hiệu của của việc tách rời giữa những mục tiêu văn hóa đã định trước với những biện pháp mang cấu trúc xã hội nhằm thực hiện những mục tiêu này. Ông đã xây dựng được một sơ đồ để nhận biết được các hình thức khác nhau của hòa hợp và bất đồng ở từng cá nhân. Kiểu nổi loạn (+ - + -). Ví dụ: Hành động của những người khởi nghĩa, những người cách mạng hay việc thành lập doanh nghiệp mới để sản xuất những mặt hàng hoàn toàn mới Ưu điểm: Dựa vào cách phân tích cấu trúc – chức năng, Merton đã đưa ra được bảng phân loại các kiểu quan hệ giữa con người và xã hội. Dựa vào đó để xây dựng các nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề sai lệch xã hội. Nhược điểm: Lý thuyết sai lêch của Merton về lệch chuẩn chưa giải thích đầy đủ và chi tiết tại sao khi nào xuất hiện từng loại hành vi sai lệch. * Quan niệm về hệ vai trò: Merton mở rộng khái niệm vị thế- vai trò của Ralph Linton. Theo quan niệm của Linton, vị thế là vị trí trong cấu trúc xã hội với những quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng, và vai trò là kiểu hành vi hương tới sự mong đợi của những người khác xung quanh. Nhưng trong khi Linton cho rằng mỗi một vị thế có một vai trò tương ứng, thì Merton quan niệm rằng một vị thế có nhiều vai trò mà ông gọi là hệ vai trò. Merton đưa ra khái niệm hệ vai trò để chỉ một cấu trúc gồm các vai trò và các quan hệ của chúng mà cá nhân thực hiện khi nắm giữ một vị thế xã hội nhất định. Vai trò chính là chức năng mà hành vi cá nhân hay thiết chế xã hội đảm nhận thực hiện. Hệ vai trò thực chất là hệ thống các chức năng và phản chức năng , chức năng trội và chức năng lặn có liên quan chặt chẽ với nhau Cấu trúc xã hội Hệ vai trò Phản chức năng Chức năng trội Chức năng lặn Chức năng Vị thế xã hội Kết luận: Xã hội xét về mặt bản chất là sự gắn kết các khía cạnh khác nhau của xã hội, xã hội có cấu trúc và để đảm bảo hệ thống đó tồn tại và phát triển xã hội đó phải thực hiện các chức năng của mình. Đó chính là luận điểm cơ bản mà những học giả xã hội học đã khái quát thành lý thuyết cấu trúc chức năng trong xã hội học, trong lịch sử phát triển của nó, lý thuyết cấu trúc-chức năng đã đóng vai trò quan trọng trong hoạt động lý luận và thực tiễn của xã hội học. Đây là lý luận được xem như là những nỗ lực nhiều mặt của xã hội học nhằm hướng đến xây dựng một mô hình có cấu trúc xã hội theo nghĩa là có các sự kiện xã hội ổn định và có các thành phần tương đối độc lập với các chức năng khác nhau, từ đó tạo nên cấu trúc tổng thể tổng quát hơn. Có thể đánh giá lý luận của lý thuyết này có vai trò quan trọng trong việc phát hiện, mô tả, định hướng những bình diện xã hội nhất định, với những kiểu vấn đề, dữ liệu nhất định, lý thuyết này không hoàn toàn lỗi thời hoặc hoà tan vào các tiền đề lý luận khác. Đối với Robert Merton, chức năng luận là một chiến lược để xếp đặt các khái niệm vào trật tự và lựa chọn những cái có ý nghĩa khỏi các quá trình và hiện tượng không có ý nghĩa. Khi Merton đưa ra khái niệm về loạn chức năng, chức năng trội, chức năng lặn, ông cho rằng chức năng luận phải là sự phân tích đa dạng các hệ quả hay chức năng của các sự kiện văn hóa xã hội, xem chúng là tích cực hay tiêu cực, biểu lộ hay tiềm ẩn, và chúng là như thế với những chủ thể xã hội nào. Và xa hơn nữa, việc phân tích phải đưa ra được một sự tính toán cân bằng ròng các hệ quả của các sự kiện với nhau và với toàn bộ hệ thống. Điều khác biệt nữa của Merton với các nhà xã hội học khác là ông đã thấy được rằng để xã hội vận hành một cách bình thường thì luôn có các chức năng thay thế nhau. Không nhất thiết mỗi thiết chế chỉ đáp ứng được một nhu cầu xã hội hoặc ngược lại, một chức năng có thể do hai hay nhiều thiết chế và tổ chức xã hội cùng có khả năng thực hiện Đóng góp nữa của Robert M erton khi ông đề ra nhiệm vũ cho xã hội học không chỉ là tìm ra một lý thuyêt tổng quát mà cần phải phát triển những lý thuyết chuyên biệt. Do vậy, Merton đã xây dựng lí thuyết xã hội học cấp trung bình (Middle- Range Theory) như là một giải pháp lí luận để thực hiện nhiệm vụ trung gian cầu nối giữa hệ thống lí luận xã hội học với nghiên cứu thực nghiệm giúp cho xã hội học tránh được khuynh hướng "thực nghiệm chủ nghĩa" và khuynh hướng chỉ biết đến lý thuyết trìu tượng. Ngay trong thời gian đầu bắt tay vào nghiên cứu, Merton đã quan tâm đến xã hội học với các vấn đề về ảnh hưởng của xã hội đến cá nhân. Vấn đề nghiên cứu có ảnh hưởng nhất của Merton chính là lý luận về sai lệch xã hội. Lý thuyết chức năng về sai lệch xã hội mang tính vi mô và do đó, ta có thể áp dụng quan niệm của Merton trong việc nghiên cứu tình trạng phi chuẩn mực trong các thiết chế, các tổ chức trong xã hội dễ dàng hơn. Bởi vì mỗi thiết chế, mỗi tổ chức đều đặt ra cho mọi thành viên những mục tiêu cần phấn đấu và những phương tiện hợp thức cụ thể hơn là xã hội tổng thể. Với những đóng góp của mình, Merton đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của lý thuyết cấu trúc chức năng nói riêng và của ngành xã hội học nói chung.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflien_hai_dong_chuong_9_4_4289.pdf
Luận văn liên quan