Tiểu luận Tìm hiểu các khoản mục chứng khoán và đầu tư của ngân hàng thương mại, các quy định liên quan đến khoản mục này tại Việt Nam, so sánh với các ngân hàng thương mại Mỹ và Châu âu trong việc quản lý khoản mục này

Ngân hàng nắm giữ 1 lượng lớn CK nợ do chính phủ và các chính quyền địa phương phát hành ( 21,818 tr$ c hiếm 29% giá trị c k đầu tư) - Các ck nợ do các doanh nghiệp phát hành chỉ c hiếm 1 lượng hạn c hế 17% - NH nắm giữ chủ yếu các ck chưa niêm yết 66,6% giá trị chứng khoán. ( nguyên nhân chủ yếu là các CK đc niêm yết c ó tính thanh khoản thấp hơn đáng kể so vs các CK c hưa đc niêm yết). điều này hoàn toàn trái ngược đối với các NHTM ở VN. Nguyên nhân chủ yếu là do đặc điểm của TTCK.

pdf27 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2365 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu các khoản mục chứng khoán và đầu tư của ngân hàng thương mại, các quy định liên quan đến khoản mục này tại Việt Nam, so sánh với các ngân hàng thương mại Mỹ và Châu âu trong việc quản lý khoản mục này, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận Tìm hiểu các khoản mục chứng khoán và đầu tư của ngân hàng thương mại. các quy định liên quan đến khoản mục này tại VN. So sánh với các NHTM Mỹ và Châu âu trong việc quản lý khoản mục này. 2 Mục lục: I.lý thuyết chung: 1. tại sao các ngân hàng nắm giữ chứng khoán và thực hiện hoạt động đầu tư: 2. phân loại 3.các nhân tố tác động đến chứng khoán đầu tư: ( theo petter rose) II.Khoản mục chứng khoán và đầu tư của các NHTM Việt Nam: 1. Các quy định của nhà nước về đầu tư của NHTM (các quy định đang có hiệu lực) 2.Hoạt động đầu tư của một số ngân hàng:( ACB, BIDV) III. Khoản mục chứng khoán và đầu tư tại một số NHTM Mỹ và châu Âu: 1. NHTM châu Âu: standard chartered bank 2. NHTM Mỹ: citibank I.lý thuyết chung: 1.tại sao các ngân hàng nắm giữ chứng khoán và thực hiện hoạt động đầu tư: - Đáp ứng nguyên tắc trong quản lý TS có: đa dạng hóa tài sản có để giảm thiểu rủi ro. Khoản mục cho vay chiểm 1 tỷ trọng lớn trong TS của ngân hàng, tuy nhiên đây là 1 khoản mục có rủi ro cao và không dễ dàng bán trước ngày đáo hạn. - Tăng tính thanh khoản cho ngân hàng: các Ck có tính lỏng cao ( trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc…) dễ dàng chuyển đổi thành t iền khi cần thiết, đáp ứng nhu cầu thanh toán giảm chi phí cho ngân hàng. Trong khi đó hoạt động cho vay của ngân hàng có tính thanh khoản kém chỉ thu được gốc khi đáo hạn. 3 - Tìm kiếm lợi nhuận: các ngân hàng thu được nguồn lợi nhuận đáng kể khi nắm giữ Ck từ lợi tức được chi trả cho ck( cổ phiếu, trái phiếu..), hoạt động mua bán chênh lệch giá( mua thấp- bán cao) - Giảm nghĩa vụ nộp thuế đối với ngân hàng ( ở 1 số nước) có các CK chịu thuế và có CK không. Hoặc như tại Mỹ: trái tức của trái phiếu chính phủ có thể được trả bằng cách giảm trừ khoản thuế phải nộp Tuy nhiên, bên cạnh đó việc nắm giữ trái phiếu cũng mang lại rủi ro cho ngân hàngm do đó các ngân hàng phải tiến hành lựa chọn, quản lý các khoản mục chứng khoán, đầu tư sao cho rủi ro là thấp nhất và lợi nhuận cao nhất. 3. phân loại 2.1 phân loại chứng khoán đầu tư: Theo thông tư hướng dẫn Số: 2601 /NHNN-TCKT, 2009 V/v Hướng dẫn rà soát phân loại và cơ sở trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính Các tổ chức tín dụng rà soát danh mục đầu tư, kinh doanh chứng khoán, các khoản đầu tư vốn dài hạn (danh mục đầu tư tài chính) và thực hiện phân loại lại danh mục đầu tư theo bảng sau: Phân loại Tiêu chí phân loại (1) Chứng khoán kinh doanh (hạch toán trên TK 14) - Là chứng khoán nợ, chứng khoán vốn hoặc chứng khoán khác; - TCTD mua với chiến lược kinh doanh, mua để bán trong thời gian không quá 1 năm nhằm hưởng chênh lệch giá; - TCTD không có mục đích kiểm soát doanh nghiệp. Chứng khoán sẵn sàng để bán (hạch toán trên TK 15) - Là chứng khoán nợ, chứng khoán vốn hoặc chứng khoán khác; - Có số lượng đầu tư vào một doanh nghiệp dưới 20% quyền biểu quyết; - TCTD đầu tư với mục tiêu dài hạn và có thể bán khi có lợi; 4 - TCTD mua không có mục đích kiểm soát (2) doanh nghiệp; - TCTD không là cổ đông sáng lập và không là đối tác chiến lược; - Các loại chứng khoán được chỉ định vào nhóm sẵn sàng để bán (TCTD không phân loại vào chứng khoán kinh doanh và chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn); - Được tự do mua bán trên thị trường (cả t rên thị trường chính thức và phi chính thức - OTC). Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn (hạch toán trên TK 16) - Là chứng khoán nợ; - TCTD mua hẳn với mục đích đầu tư để hưởng lãi suất; - TCTD chắc chắn về khả năng giữ đến ngày đáo hạn của chứng khoán. Các khoản đầu tư dài hạn khác (hạch toán trên TK 344, 348) - Bao gồm chứng khoán vốn, các khoản góp vốn đầu tư dài hạn khác (ngoài các khoản góp vốn, đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và công ty con); - TCTD đầu tư với mục đích hưởng lợi trong các trường hợp sau: (i) TCTD là cổ đông sáng lập; hoặc (ii) TCTD là đối tác chiến lược; hoặc (iii) Có khả năng chi phối nhất định vào quá trình lập, quyết định các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp thông qua văn bản thỏa thuận cử nhân sự tham gia Hội đồng quản trị/Ban điều hành; - Thời hạn nắm giữ, thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm. 2.2 các khoản mục đầu tư khác: Ngoài khoản mục chứng khoán thì ngân hàng chủ yếu đầu tư góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh liên kết 5 3.các nhân tố tác động đến chứng khoán đầu tư: ( theo petter rose) + Suất thu lợi kỳ vọng + Khả năng chịu thuế. + Rủi ro lãi suất + Rủi ro tín dụng. + Rủi ro thanh khoản. + Rủi ro thu hồi. + Rủi ro lạm phát. + Rủi ro kinh doanh. + Rủi ro đảm bảo. 3.1 Lợi suất kỳ vọng Để chọn chứng khoán đầu tư, trước hết các ngân hàng phải xác định suất thu lợi toàn bộ dự kiến tạo ra từ mỗi chứng khoán, bao gồm các khoản tiền lãi do người phát hành cam kết trả cho chứng khoán đó và khả năng có được thu nhập hoặc bị lỗ về vốn. Điều này đòi hỏi người quản lý đầu tư của ngân hàng cần tính toán lợi suất đến đáo hạn (YTM: Yield to maturity) nếu chứng khoán được giữ cho đến lúc đáo hạn hoặc lợi suất trong khoảng thời gian hoạch định nắm giữ (HPY: planned holding per iod y ield) nằm giữa thời đ iểm mua và thời đ iểm bán chứng khoán. Công thức để tính YTM như sau: Ở đây YTM là lợi suất lúc đáo hạn và n là số thời đoạn trong đó chứng khoán sẽ tạo ra luồng tiền dự kiến. Bởi vì giá trị thị trường và luồng tiền dự kiến là những đại lượng đã biết trước, đẳng thức trên có thể giải để tìm ẩn số còn lại đó là YTM. Ví dụ: một ngân hàng đang mua một trái phiếu kho bạc mệnh giá 100 triệu đồng, lãi suất 8%, và có thời gian đáo hạn là 5 năm. Nếu giá hiện hành của trái phiếu là 90 triệu đồng, ta có: Tuy nhiên, các ngân hàng thường không nắm giữ chứng khoán của họ đến lúc đáo hạn. Một số chứng khoán cần phải được bán sớm để trang trải nhu cầu vay mới hoặc rút tiền gửi. Để xử lý tình huống này, các ngân hàng cần phải tính lợi suất trong thời gian nắm giữ chứng khoán (HPY) ngân hàng có thể thu được. HPY thực chất là suất thu lợi làm cân bằng giá mua của một chứng khoán với 6 chuỗi thu nhập kỳ vọng từ chứng khoán đó đến khi được bán tới người đầu tư khác. Ví dụ: sau hai năm nắm giữ, ngân hàng bán trái phiếu kho bạc có lãi suất 8% đã mô tả ở trên với giá 95 triệu đồng. HPY của trái phiếu có thể được tính như sau: Sử dụng các bảng tình tài chính và dùng phương pháp thử sai, HPY của trái phiếu kho bạc tìm được là 11,51%. 3.2. Khả năng chịu thuế Phần lớn thu nhập lãi và vốn từ đầu tư chứng khoán của ngân hàng là phải chịu thuế như mọi thu nhập kinh doanh thông thường khác. Và do khả năng chịu thuế tương đối cao, các ngân hàng quan tâm đến suất sinh lợi sau thuế trên thu nhập của các khoản vay và đầu tư chứng khoán nhiều hơn là suất thu lợi trước thuế của chúng. Vì thế, công thức sau đây thường được các ngân hàng sử dụng: Nếu những nhân tố khác được giữ không đổi, ngân hàng sẽ so sánh kết quả suất lợi nhuận sau thuế của mỗi hình thức và công cụ đầu tư với nhau để từ đó chọn hình thức và công cụ đầu tư nào là tối ưu về mặt thuế đối với ngân hàng (tỷ suất lợi nhuận sau thuế cao nhất). Ví dụ: giả sử một ngân hàng đang xem xét 3 hình thức đầu tư sau đây: - Mua trái phiếu công ty chất lượng Aaa có lợi suất trung bình đến lúc đáo hạn là 9%, tỷ lệ thuế thu nhập 34%. - Cho vay kinh doanh có chất lượng tín dụng cao với lãi suất cơ bản 10% và tỷ lệ thuế - Mua trái phiếu đô thị được sắp hạng tín dụng Aaa có lợi suất sau thuế 7% đến lúc đáo hạn. Sử dụng công thức trên, ngân hàng so sánh lợi suất sau thuế của 3 phương án đầu tư theo tính toán dưới đây: + Chứng khoán công ty hạng Aaa: 9,0% x (1-0,34) = 5,54% + Đầu tư tín dụng chát lượng cao: 10% x (1-0,34) = 6,60% + Trái phiếu đô thị hạng Aaa: 7,0% x (1-0,34) = 7,00% Thông qua những giả thuyết đã cho và kết quả tính toán ở trên, có thể thấy rằng đầu tư vào trái phiếu là hấp dẫn hơn cả. Tuy nhiên, cần có thêm những xem xét khác để đưa ra quyết định lựa chọn đầu tư cuối cùng, chẳng hạn như để thu hút và giữ các khoản tiền gửi, ngân hàng cần phải thoả mãn nhu cầu vốn cho các khách hàng vay cũ và mới hội đủ tiêu chuẩn tín dụng, hoặc những thay đổi gần đây trong các luật thuế mà ảnh hưởng đến lợi suất ròng của các chứng khoán đô thị sau khi đã khấu trừ tất cả chi phí. 3.3. Rủi ro lãi suất: Lãi suất biến động tạo ra rủi ro cho đầu tư của các ngân hàng. Lãi suất tăng lên làm giảm thấp giá thị trường của các chứng khoán nợ phát hành trước đó, 7 và mức độ thiệt hại tài chính tỷ lệ thuận với kỳ hạn của mỗi chứng khoán. Hơn nữa, các thời kỳ gia tăng lãi suất còn được ghi nhận bởi nhu cầu tín dụng leo thang và bởi vì ưu tiên trước hết của các ngân hàng là cấp tín dụng, nên các khoản đầu tư vào chứng khoán buộc phải thanh lý để tạo ra nguồn ngân quỹ cho vay. Phải bán chứng khoán trong điều kiện giá cả bất lợi như vậy tất nhiên thường dẫn đến tổn thất vốn đáng kể cho các ngân hàng. Để phòng ngừa rủi ro lãi suất trong đầu tư chứng khoán, có nhiều công cụ đã được sử dụng trong những năm gần đây, chúng bao gồm: các hợp đồng tài chính tương lai, quyền chọn mua và bán, hoán đổi lãi suất, quản trị độ lệch... 3.4. Rủi ro tín dụng/khả năng vỡ nợ: Đây là rủi ro mà người phát hành chứng khoán không thể hoàn trả được vốn gốc và tiền lãi đối với các trái phiếu và giấy nợ đã phát hành. Do tín dụng thể hiện trên nhiều loại chứng khoán khác nhau, nhất là những chứng khoán mà người phát hành là các công ty tư nhân và chính quyền địa phương, nên lĩnh vực đầu tư này được qui định khá chặt chẽ, nhằm hạn chế việc dự trữ những chứng khoán mang tính rủi ro cao trong các ngân hàng. Nói chung các ngân hàng chỉ được phép mua các chứng khoán có rủi ro thấp để ngăn ngừa ngân hàng tiếp nhận rủi ro quá mức và bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại chỉ được phép bao tiêu các trái phiếu đô thị chính phủ và có nghĩa vụ bao quát, mặc dù một số ngân hàng được bao tiêu những chứng khoán do công ty tư nhân phát hành và được ngân hàng trung ương chấp thuận. 3.5. Rủi ro lạm phát Rủi ro lạm phát là rủi ro về khả năng tăng giá phổ biến của các loại hàng hoá và dịch vụ và dẫn đến hậu quả làm giảm giá trị của các tài sản tài chính. Các ngân hàng thường xuyên cảnh giác với khả năng sức mua của thu nhập lãi và vốn gốc thu lại từ đầu tư chứng khoán và cho vay bị suy giảm do tác động của lạm phát, mặc dù ngày nay vấn đề này ít nghiêm trọng hơn so với những thập niên trước đây. Lạm phát cũng có thể làm hao mòn giá trị đầu tư của các cổ đông tại một ngân hàng. Bằng cách đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn và có lãi suất thả nổi, các ngân hàng có thể giảm thiểu tác động bất lợi của lạm phát đối với tài sản đầu tư và đem lại cho ngân hàng một sự năng động lớn hơn trong việc đáp ứng với mọi sức ép lạm phát. 3.6. Rủi ro kinh doanh Các ngân hàng thuộc mọi qui mô đều phải đối mặt với một loại rủi ro gắn liền với suy thoái kinh tế của khu vực thị trường họ đang phục vụ. Những xu hướng tiêu cực này thường được gọi là rủi ro kinh doanh. Điều này thường 8 được biểu hiện bởi sự giảm sút doanh số bán hàng, gia tăng các vụ phá sản và tình trạng sa thải nhân công hàng loạt của nhiều doanh nghiệp trong khu vực. Những trạng thái tiêu cực này tất yếu ảnh hưởng nhanh chóng đến danh mục cho vay của ngân hàng. Ơí đây, nhiều khoản vay không có khả năng hoàn trả sẽ xuất hiện một khi người vay đã phải tận lực để tạo ra đủ lưu lượng tiền để hoàn trả nợ cho ngân hàng. Bởi vì rủi ro kinh doanh luôn hiện hữu, nhiều ngân hàng dựa vào danh mục đầu tư chứng khoán của họ để bù trừ cho tác động của rủi ro kinh tế đối với danh mục cho vay. Điều này thường có nghĩa là, ngân hàng sẽ mua nhiều chứng khoán của nhiều doanh nghiệp nằm ngoài khu vực thị trường cho vay hiện thời của ngân hàng nhằm mục đích cân bằng với rủi ro tác động lên trên các khoản vay. 7. Rủi ro thanh khoản Theo định nghĩa, chứng khoán có tính thanh khoản là những chứng khoán có sẵn thị trường cho việc bán lại một cách dễ dàng, giá cả tương đối ổn định theo thời gian, và khả năng cao để phục hồi nguồn vốn đã đầu tư nguyên thuỷ của ngân hàng (rủi ro đối với vốn gốc là thấp). Khi lựa chọn chứng khoán để đầu tư, ngân hàng dứt khoát phải xem xét đến khả năng cần phải bán lại trước khi chúng đáo hạn để tái tạo nguồn vốn đầu tư ban đầu. Nếu khả năng tái tạo kém, nghĩa là chứng khoán khó tìm được người mua hoặc phải bán mất giá, ngân hàng sẽ gánh chịu những tổn thất tài chính lớn trong những trường hợp như vậy. Và điều này được gọi là rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán của ngân hàng. 3.8. Rủi ro thu hồi trước của người phát hành Phần lớn các công ty và chính phủ có phát hành chứng khoán đầu tư thường giữ lại quyền mua lại các chứng khoán do mình phát hành trước lúc chúng đáo hạn và thanh toán dứt điểm đối với chúng. Do vậy, sự thu hồi như thế thường xảy ra khi lãi suất thị trường giảm sút (và người phát hành có thể phát hành các chứng khoán mới có lãi suất thấp hơn), ngân hàng đang đầu tư vào chứng khoán có tính chất nói trên sẽ phải tiếp nhận rủi ro mất mát lợi nhuận bởi vì họ phải tái đầu tư nguồn vốn vừa mới thu hồi ở các mức lãi suất thấp hơn hiện thời. Nói chung, các ngân hàng cố gắng để tối thiểu hóa rủi ro thu hồi bằng cách mua các chứng khoán được công bố có thời gian thu hồi tương đối dài (vì thế việc thu hồi không thể xảy ra trong một vài năm ngân hàng nắm giữ) hoặc đơn giản hơn cả là ngân hàng tránh đầu tư vào những loại chứng khoán có đặc điểm như thế. 3.9. Các yêu cầu đảm bảo: Các ngân hàng sẽ không được chính phủ cho phép thực hiện nghiệp vụ huy động tiền gửi trừ phi họ bố trí ký quỹ thoả đáng để bảo vệ an toàn tiền gửi 9 của công chúng. Ví dụ tại Mỹ, 100.000 USD tiền gửi đầu tiên sẽ được cơ quan bảo hiểm tiền gửi Liên bang trang trải, phần còn lại phải được hậu thuẫn bởi việc nắm giữ các chứng khoán chính phủ được định giá theo giá trị danh nghĩa của bản thân mỗi ngân hàng. Một số trái phiếu đô thị (ít nhất có chất lượng tín dụng hạng A) cũng có thể được dùng để đảm bảo cho các khoản tiền gửi của chính phủ Liên bang tại các ngân hàng, nhưng các chứng khoán này phải được định giá theo giá trị chiết khấu còn lại (thường từ khoản 80% đến 90% giá trị danh nghĩa của chúng nhằm mục đích đem lại cho những người gửi tiền chính phủ một vùng đệm an toàn bổ sung. Có một sự khác biệt rộng rãi về yêu cầu bảo đảm tiền gửi từ bang này sang bang khác, mặc dù phần lớn các bang cho phép các ngân hàng sử dụng kết hợp các chứng khoán đô thị và Liên bang để đáp ứng yêu cầu bảo đảm tiền gửi thuộc chính quyền các cấp và phải được đặt tại một tổ chức uỷ thác mà không thuộc nhóm liên kết với ngân hàng. Yêu cầu bảo đảm cũng đồng thời áp dụng cho nguồn vốn khác của ngân hàng. Ví dụ, khi một ngân hàng vay tiền theo hình thức chiết khấu tại ngân hàng trung ương, họ phải thế chấp các chứng khoán của chính phủ phát hành hoặc những tài sản thế chấp đáng giá. Nếu ngân hàng sử dụng các hợp đồng mua lại (RP: repurchase agreements) để tăng vốn, họ phải cầm cố một số chứng khoán (thường là chứng khoán do kho bạc hoặc do các cơ quan thuộc chính phủ phát hành) như là vật đảm bảo để có được nguồn vốn ở lãi suất thấp. II.Khoản mục chứng khoán và đầu tư của các NHTM Việt Nam: 1.Các quy định của nhà nước về đầu tư của NHTM (các quy định đang có hiệu lực) Với tư cách là nhà đầu tư và thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán, các NHTM chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư và luật chứng khoán Tuy nhiên với tư cách là 1 tổ chưc kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt và có các đặc thù riêng, NHTM còn chịu sự điều chỉnh của luật các tổ chức tín dụng và các thông tư, quyết đinh của NHNNVN. (do trong thời có hạn Nhóm mình chỉ trình bày về những quy định đang có hiệu lực quy định riêng đối vs NHTM còn luật đầu tư và CK các bạn có thể về nhà tự tìm thêm)  Theo luật các tổ chức tín dụng 2010 10 Về góp vốn, mua cổ phần của NHTM (Điều 103): NHTM chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần vào các doanh nghiệp khác. Để hoạt động trong các lĩnh vực chứng khoán (gồm bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu), cho thuê tài chính và bảo hiểm, NHTM phải thành lập công ty con, công ty liên kết. Đối với các lĩnh vực quản lý tài sản bảo đảm, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ hỗ trợ thanh toán, NHTM có thể lựa chọn trực tiếp thực hiện các hoạt động này hoặc gián tiếp thực hiện thông qua thành lập công ty con, công ty liên kết. Tuy nhiên, việc góp vốn, mua cổ phần của NHTM phải tuân thủ các giới hạn quy định tại Điều 129 của Luật. Việc mua, nắm giữ cổ phiếu của NHTM, công ty con của NHTM trong các TCTD khác được thực hiện theo quy định (về giới hạn và điều kiện) của NHNN. Về giới hạn góp vốn, mua cổ phần (Điều 129) Các giới hạn về góp vốn, mua cổ phần được quy định chặt chẽ hơn và thực tế được xây dựng trên cơ sở các quy định của các văn bản dưới luật hiện hành (Quyết định 457, hiện nay đã được thay bằng thông tư 13). Trong đó, tỷ lệ giới hạn góp vốn, mua cổ phần của các TCTD được tính trên cơ sở hợp nhất (bao gồm cả phần góp vốn, mua cổ phần của công ty con, công ty liên kết theo tỷ lệ sở hữu tương ứng). Theo mức độ rủi ro đối với hệ thống, Luật 2010 quy định tỷ lệ giới hạn góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính cao hơn so với NHTM. Đồng thời Luật cũng có quy định cấm TCTD góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, TCTD khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính TCTD (cấm sở hữu chéo). Về kinh doanh bất động sản (Điều 132) Theo Điều 132, TCTD không được kinh doanh bất động sản, trừ trường hợp TCTD mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ. TCTD được phép cho thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết thuộc sở hữu của TCTD. Trường hợp TCTD nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay thì trong thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết 11 định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, TCTD phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này để đảm bảo thực hiện đúng tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định và mục đích sử dụng tài sản cố định. Về nhóm công ty mẹ - công ty con Luật 2010 bổ sung quy định về quyền và trách nhiệm của công ty kiểm soát (những công ty mà theo định nghĩa quy định tại Luật các TCTD 2010, nắm giữ, sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp trên 20% vốn điều lệ của một NHTM) nhằm hạn chế các quan hệ tín dụng, hùn vốn, góp vốn chéo (góp vốn, mua cổ phần lẫn nhau) giữa TCTD với các công ty có quan hệ về vốn liếng, tránh rủi ro cho các NHTM do sự can thiệp quá mức của các công ty kiểm soát. Để đạt được mục đích này, Luật đưa ra các quy định buộc phải minh bạch hoá các quan hệ giữa công ty kiểm soát với các NHTM, giữa NHTM với các công ty con của mình; quy định không cho phép NHTM và các công ty con, liên kết của cùng một công ty kiểm soát được sở hữu chéo cổ phần; công ty con, công ty liên kết của cùng một TCTD không được góp vốn, mua cổ phần của TCTD; TCTD là công ty con, công ty liên kết của công ty kiểm soát không được góp vốn, mua cổ phần của công ty kiểm soát. Ngoài ra, Điều 141 cũng có quy đ ịnh yêu cầu các công ty con, công ty liên kết của TCTD phải gửi báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động của mình cho NHNN khi được yêu cầu.  Thông tư 13/2010/TT-NHNN Theo thông tư 13,các TCTD chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn. Theo điều 16,thông tư này quy định -Mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng trong một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác đó, trừ trường hợp góp vốn, mua cổ phần thành lập công ty trực thuộc theo quy định của pháp luật. 12 Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng và các công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết của tổ chức tín dụng trong cùng một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác đó. - Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng: +) Trong tất cả công ty trực thuộc tối đa không quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng. +) Trong tất cả các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác và góp vốn, mua cổ phần của công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng, trong đó tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng vào các công ty trực thuộc không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này. -Tổ chức tín dụng góp vốn, mua cổ phần vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước bằng văn bản và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: +) Tổ chức tín dụng chấp hành đầy đủ các quy định khác về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, có tỷ lệ nợ xấu (NPL) từ 3% trở xuống và hoạt động kinh doanh có lãi liên tục trong ba (03) năm liền kề trước đó. +) Là khoản góp vốn, mua cổ phần vào các tổ chức tín dụng khác nhằm hỗ trợ tài chính cho tổ chức tín dụng gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng. Điều 5: - Các khoản đầu tư loại trừ khỏi vốn cấp 1: c) Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác; d) Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con; đ) Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp, một quỹ đầu tư, một dự án đầu tư vượt mức 10% tổng các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều này sau khi đã trừ các khoản phải trừ quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 2.2 Điều này. 13 e) Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần sau khi đã trừ phần vượt mức 10% quy định tại Điểm đ Khoản 2.2 Điều này vượt mức 40% của tổng các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều này sau khi đã trừ các khoản phải trừ quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c và Điểm d Khoản 2.2 Điều này, phần vượt mức đó sẽ bị trừ. → từ các quyết định trên của NHNN có thể thấy NHNNVN không khuyến khích các TCTD thực hiện hoạt động đầu tư. Về mức trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán và giảm giá đầu tư dài hạn - TCTD thực hiện trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán và dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn theo hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp (ban hành theo Thông tư 13/2006/TT-BTC ngày 27/2/2006 của Bộ Tài chính). Trong khi Bộ Tài chính chưa có văn bản chính thức về cơ sở lấy g iá chứng khoán thực tế trên thị trường để tính mức dự phòng cần trích lập, NHNN hướng dẫn các TCTD thực hiện như sau: +) Đối với nhóm chứng khoán kinh doanh và sẵn sàng để bán: Đối với chứng khoán vốn đã niêm yết: TCTD lấy theo giá đóng cửa vào ngày lập báo cáo tài chính. Trường hợp không có giao dịch vào ngày lập báo cáo tài chính, TCTD lấy theo giá đóng cửa phiên gần nhất. Đối với chứng khoán vốn chưa niêm yết (giao dịch trên thị trường phi tập trung - OTC): TCTD lấy mức giá bình quân của 03 (ba) công ty chứng khoán có uy tín trên thị trường (có mức vốn điều lệ trên 300 tỷ đồng). Trường hợp các chứng khoán, các khoản đầu tư không có g iá tr ị hợp lý/giá trị thực tế của thị trường hoặc không thể xác định một cách đáng tin cậy (ví dụ: chứng khoán chỉ được 2 hoặc dưới 2 công ty chứng khoán đủ điều kiện nêu trên yết giá hoặc không có giao dịch thành công gần với thời điểm lập Báo cáo tài chính) thì TCTD sẽ phải (i) tự xây dựng mô hình trích lập dự 14 phòng thận trọng nhất hoặc/và (ii) tham khảo mô hình hoặc kết quả của TCTD khác (nếu có thông tin) để tính toán và trích lập giảm giá chứng khoán, các khoản đầu tư này. TCTD cần phải trình bày danh sách công ty chứng khoán đã được lựa chọn để tham khảo mức giá chứng khoán và mô tả về mô hình hoặc kết quả trích lập dự phòng thận trọng nhất cho việc giảm giá chứng khoán và các khoản đầu tư dài hạn khác trên Thuyết minh báo cáo tài chính. +) Đối với nhóm các khoản đầu tư dài hạn khác: TCTD trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế mà TCTD đang đầu tư bị lỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư). Mức trích được thực hiện theo điểm 2.1 (b) và điểm 2.2 (b) Thông tư 13/2006/TT-BTC ngày 27/2/2006 của Bộ Tài chính. Nhận xét: -Nhìn chung các văn bản pháp luật còn có nhiều hạn chế, chưa thực sự xây dựng được hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư của các NHTM. - do các điều luật chưa thực sự chặt chẽ nên các NHTM vẫn đang lách luật, làm tăng RR trong hoạt động, và ảnh hưởng đến sự ổn đ ịnh của cả hệ thống 2.Hoạt động đầu tư của các ngân hàng:( ACB, BIDV) 2.1 ngân hàng ACB: năm 2010. a) BCTC: 15 Chứng khoán kinh doanh chiếm: 0,48% tổng TS Chứng khoán đầu tư chiếm : 23,5% tổng TS Góp vốn đầu tư dài hạn: 1,46% tổng TS Như vậy hoạt động đầu tư tại ngân hàng ACB chiếm tỷ lệ khá lớn >25% tổng TS của ngân hàng Bây giờ chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu từng khoản mục cụ thể: b) chứng khoán  chứng khoán kinh doanh: 16 Chứng khoán kinh doanh: là chứng khoán ban đầu được mua và nắm giữ cho mục đích kinh doanh trong ngắn hạn hoặc nếu Ban Tổng Giám đốc quy định như vậy + theo chủ thể phát hành: Cuối năm 2010, khoản mục này trị giá 1.167.959 tr VND, chiếm 0,48% trên tổng tài sản, trong đó: Chứng khoán nợ chiếm 4.974tr VND,tương ứng 0,00242% Chứng khoán vốn chiếm 1.162.976tr VND,tương ứng 0,47758% Trong đó ngân hàng chủ yếu nắm giữ các CK của các TCTD khác giá trị 785.905 triệu VNĐ chiếm + theo niêm yết: 17 Với đặc điểm của TTCK VN, thị trường OTC còn kém phái triển, chưa có các nhà tạo lập và 1 bộ luật hoàn chỉnh để điều tiết, do đó các CK chưa niêm yết có rủi ro cao. các NHTM VN nói chung vầ NH ACB nói riêng chủ yếu nắm giữ CK đã niêm yết trên 2 sở giao dịch HCM và HN với tỷ trọng 88,6% trên chứng khoán kinh doanh.  Chứng khoán đầu tư Chứng khoán sẵn sàng để bán: Chứng khoán sẵn sàng để bán: là các chứng khoán được giữ trong thời g ian không ấn định trước,có thể được bán để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc ứng phó với tình trạng thay đổi lãi suất,tỷ giá,hoặc giá trị chứng khoán Cuối năm 2010 khoản mục này là 2.153.484 tr VND chiếm 1,0499% tổng tài sản Chứng khoán vốn 241.308 tr,chiếm 0,1176% Chứng khoán nợ 1.912.176 tr chiếm 0,9323% Trong đó có thể dễ dàng nhận thấy NH nắm giữ 1 lượng lớn CK chính phủ (1.912.176tr VNĐ chiếm 94% CK SS để bán) cho mục đích tăng tính thanh khoản, ứng phó trước biến động của thị trường và chính sách. Nguyên nhân là do tính thanh khoản cao của CK chính phủ, ít biến động về giá và chi phí giao dịch thấp. Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn: 18 Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn: là các chứng khoán nợ có kỳ hạn cố định và các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định được và Ban Tổng Giám đốc có ý định và có khả năng giữ đến ngày đáo hạn. Cuối 2010 khoản mục này là 46.169.161 tr,chiếm 22,5102% tổng tài sản Trái phiếu chính phủ 7.737.909 tr,chiếm 16,76% CK giữ đến hạn Chứng khoán nợ và chứng chỉ tiền gửi do các TCTD trong nước khác phát hành 30.592.938 tr,chiếm 66,3% Chứng khoán nợ do các TCTK trong nước phát hành 7.838.314 tr,chiếm 17% Như vậy trong số các CK đầu tư mà NH ACB nắm giữ thì CK do các TCTD phát hành ( chủ yếu là các CK nợ và CDs) chiếm tỷ trọng lớn, tiếp theo đó là các CK chính phủ chiếm gần 20% c) đầu tư góp vốn, liên doanh liên kết: Công ty con của NH ACB 19 Nhận xét: các công ty con của ngân hàng TMVN chủ yếu là các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, hỗ trợ NH thực hiện hoạt động trong 1 số lĩnh vực yêu cầu thành lập công ty con (đầu tư CK - ACBS) Trong năm 2010 NH ACB đã thực hiện hoạt động đầu tư như sau: 20 Đầu tư dài hạn khác: là các khoản đầu tư với tỷ lệ thấp hơn 20% phần vốn của các tổ chức kinh tế mà Tập đoàn là cổ đông sang lập,hoặc đối tác chiến lược,hoặc có khả năng chi phối nhất vào quá trình thành lập,quyết định các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua văn bản thỏa thuận cử nhân sự tham gia Hội đồng quản trị hoặc Ban điều hành. Cuối 2010, khoản mục này là 3.002.645 tr VND,chiếm 1,4639% tổng tài sản Đầu tư vào các TCTD khác trong nước 2031647 tr,chiếm 0,9905% 21 Đầu tư vào các tổ chức kinh tế trong nước 1.004.194 tr,chiếm 0,4896% 2.2 ngân hàng BIDV -225;o-c--225;o-thuong-ni--234;n-2010.aspx các bạn phân tích tương tự dựa trên BCTC và thuyết minh. III. Khoản mục chứng khoán và đầu tư tại các NHTM Mỹ và châu Âu: 1. NHTM châu Âu: standard chartered bank ( notes/financial-statements.html) 1.1 BCĐKT: Tại ngày 31 tháng 12 năm 2010 2010 $million 2009 $million Assets Cash and balances at central banks 32,724 18,131 Financial assets held at fair value through profit or loss 27,021 22,446 Derivative financial instruments 47,859 38,193 Loans and advances to banks 52,058 50,885 Loans and advances to customers (46,53%) 240,358 (45,41%) 198,292 Investment securities (14,67%) 75,796 (17,34%) 75,728 Other assets 25,356 17,201 Current tax assets 179 203 Prepayments and accrued income 2,127 3,241 Interests in associates (0.12%) 631 (0.74%) 514 Goodwill and intangible assets 6,980 6,620 Property, plant and equipment 4,507 4,103 Deferred tax assets 946 1,096 Total assets 516,542 436,653 22 NHận xét: Khoản mục chứng khoán đầu tư của Stard chiếm 75.796 triệu $ chiếm 4,67% trên tổng TS. Khoản mục góp vốn liên doanh 631 tr$ chiếm 0.12 % tổng TS Như vậy, hoạt động đầu tư của NH Stard chiếm chưa đến 5% tổng TS của NH. Thấp hơn đáng kể so vs NH ABC,( ACB đầu tư chiếm hơn 25% tổng TS). Cụ thể: 1.2 chứng khoán đầu tư:  Phân loại Investment securities ($million) 2010 Debt securities Held-to- maturity Available -for-sale Loans and receivables Equity shares Treasur y bills Total Issued by public bodies: Government securities 25 20,776 388 Other public sector securities – 629 – 25 21,405 388 Issued by banks: Certificates of deposit – 4,670 44 Other debt securities – 15,135 864 – 19,805 908 Issued by corporate entities, another issuers: Other debt securities – 9,345 3,508 Total debt securities 25 50,555 4,804 Of which: Listed on a recognised UK – 1,443 285 140 – 1,868 23 2010 exchange Listed elsewhere 25 14,937 1,081 830 6,574 23,447 Unlisted – 34,175 3,438 1,547 11,321 50,481 25 50,555 4,804 2,517 17,895 75,796 Market value of listed securities 25 16,380 1,348 970 6,574 25,297 Investment securities pledged subject to sale and repurchase transactions – 430 73 – 1,090 1,593 Nhận xét: - Ngân hàng nắm giữ 1 lượng lớn CK nợ do chính phủ và các chính quyền địa phương phát hành ( 21,818 tr$ chiếm 29% giá trị ck đầu tư) - Các ck nợ do các doanh nghiệp phát hành chỉ chiếm 1 lượng hạn chế 17% - NH nắm giữ chủ yếu các ck chưa niêm yết 66,6% giá trị chứng khoán. ( nguyên nhân chủ yếu là các CK đc niêm yết có tính thanh khoản thấp hơn đáng kể so vs các CK chưa đc niêm yết). điều này hoàn toàn trái ngược đối với các NHTM ở VN. Nguyên nhân chủ yếu là do đặc điểm của TTCK.  Sự thay đổi trong giá trị ghi sổ của các CK: 2010 Debt securities Equity shares Treasury bills Total $million $million $million $million At 1 January 55,121 1,649 18,958 75,728 Exchange translation differences 1,403 10 483 1,896 Acquis itions – – – – Additions 78,225 757 35,094 114,076 Maturities and disposals (79,595) (279) (36,784) (116,658) Impairment, net of recoveries on disposal (24) (9) – (33) 24 2010 Changes in fair value 355 389 46 790 Amortisation of discounts and premiums (101) – 98 (3) At 31 December 55,384 2,517 17,895 75,796 1.3. đầu tư vào các công ty con, công ty liên doanh liên kết: a. công ty con: Tính đến 31/12/2010 Các công ty con của standard chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng và cung ứng các dịch vụ tài chính khác Quốc gia và địa điểm thành lập công ty hoặc đăng ký Lĩnh vực hoạt động Ngân hàng Standard Chartered, Anh và xứ Wales Vương quốc Anh, Trung Đông, Nam Á, Châu Á Thái Bình Dương, châu Mỹ và thông qua các công ty Tập đoàn, Châu Phi Ngân hàng Standard Chartered đầu tiên Hàn Quốc có giới hạn, Hàn Quốc Hàn Quốc Ngân hàng Standard Chartered Malaysia Berhad, Malaysia Malaysia Ngân hàng Standard Chartered (Việt Nam) Limited, Pakistan Pakistan Ngân hàng Standard Chartered (Đài Loan), Đài Loan Đài Loan Investment in subsidiary undertakings 2010 $million At 1 January 12,906 Additions 1,385 Deemed capital contribution 360 Return of deemed capital contribution (360) At 31 December 14,291 25 Quốc gia và địa điểm thành lập công ty hoặc đăng ký Lĩnh vực hoạt động Ngân hàng Standard Chartered (Hong Kong) Limited, Hồng Kông Hong Kong Ngân hàng Standard Chartered (Trung Quốc) Limited, Trung Quốc Trung Quốc Ngân hàng Standard Chartered (Thái Lan) Công ty TNHH, Thái Lan Thái Lan Ngân hàng Standard Chartered Nigeria Limited, Nigeria Nigeria Ngân hàng Standard Chartered Kenya Limited, Kenya Kenya Standard Chartered Private Equity Limited, Hồng Kông Hong Kong b) liên doanh, liên kết: Các liên kết chủ yếu của Tập đoàn là: Liên kết Khu vực hoạt động Tỷ lệ góp vốn % China Bohai Bank Trung Quốc 19,9 Fleming Family & Partners Châu Á 20,0 Merchant Solutions Limited Hong Kong 44,0 Asia Commercial Bank Việt Nam 15,0 c) Mua lại: Ngày 12 tháng tư năm 2010, Tập đoàn mua lại 100% của các doanh nghiệp tài chính tiêu dùng của GE Capital (Hong Kong) Limited, Hồng Kông banking company với trị giá 144 triệu USD, Ngày 02 tháng tám năm 2010, Tập đoàn mua lại 100% của các doanh nghiệp tài chính tiêu dùng tài chính GE Commercial (Singapore) Limited tại Singapore. Với trị giá 70 triệu usd. Bên cạnh đó trong năm 2010, stanhdard còn tiến hành mua lại 1 số các doanh nghiệp khác. Nhân xét 26 Hoạt động góp vốn, liên doanh của ngân hàng chủ yếu nhằm vào các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. 2. NHTM mỹ: Citibank 7213.html BCĐKT: Dollar figures in thousands September 30, 2010 September 30, 2009 Total employees (full-t ime equivalent): 169,001 165,783 Total assets: 1,209,221,000 1,186,754,000 Cash and due from depository institutions: 158,727,000 228,098,000 Interest-bearing balances: 137,194,000 207,082,000 Securit ies: 264,867,000 180,038,000 Federal funds sold & reverse repurchase agreements: 40,526,000 16,396,000 Net loans & leases: 468,781,000 493,795,000 Loan loss allowance: 20,006,000 23,299,000 Trading account assets: 164,408,000 162,930,000 Bank premises and fixed assets: 4,453,000 4,782,000 Other real estate owned: 1,429,000 568,000 Goodwill and other intangibles: 15,522,000 18,220,000 27 All other assets: 90,508,000 81,927,000 Life insurance assets: 4,381,000 4,283,000 Các bạn về nhà tự tìm hiểu và phân tích thêm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom_12_nhtm_1741.pdf
Luận văn liên quan