Với sự hợp tác đầy thiện chí của Việt Nam mà những vấn đề rào cản trong
tiến trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ tạm thời được giải quyết. Tuy nhiên,
nhân quyền vẫn là một lĩnh vực nhạy cảm phải đấu tranh lâu dài, kiên quyết; và
nhất định phải tách riêng vấn đề nhân đạo ra khỏi vấn đề chính trị.
Trong tương lai, báo cáo nhân quyền hằng năm vẫn sẽ phán xét Việt Nam,
vẫn áp đặt lên Việt Nam những giá trị nhân quyền chủ quan từ phía Hoa Kỳ.
Quan trọng ở đây chính là tinh thần vững chắc, kiên quyết bác bỏ những luận
điệu sai trái, xuyên tạc, sai lệch tình hình Việt Nam, nhằm hạ thấp hình ảnh Việt
Nam và kích động kiều bào nước ngoài.
14 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3236 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu chung về vấn đề nhân quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Tìm hiểu chung về vấn đề nhân quyền
LỜI MỞ ĐẦU
Bao giờ cũng vậy, nhân quyền là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm, và gần như
luôn luôn tồn tại trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, không những là trong giai
đoạn sau năm 1975 mà còn dai dẳng đến tận ngày nay.
Năm nào Hoa Kỳ cũng ra một bản báo cáo nhân quyền – được coi là “đứa
con tinh thần” – trong đó, Mỹ phê phán, chỉ trích, phán xét nước này có nhân
quyền không, nước nọ có dân chủ không; và Việt Nam ta chưa bao giờ bị Mỹ bỏ
quên trong bản báo cáo nhân quyền ấy.
Mặc kệ cho bao nhiêu lời phản đối gay gắt từ những nước bị nêu tên trong
báo cáo, Việt Nam thì đưa ra lời phản đối quyết liệt, Trung Quốc thì đưa ra bản
báo cáo tình hình nhân quyền ngay trên đất Mỹ; bản báo cáo nhân quyền hằng
năm vẫn tiếp tục, và không ai có thể phủ nhận vấn đề này đang ảnh hưởng đến
sự phát triển mối quan hệ đang tốt đẹp giữa Mỹ và Việt Nam.
Hiện nay, vấn đề nhân quyền giữa Mỹ và Việt Nam chủ yếu tập trung ở
bản báo cáo nhân quyền hằng năm và diễn biến hòa bình. Trước khi bình thường
hóa, vấn đề này lại tập trung chủ yếu ở những người lính Mỹ mất tích trong
chiến tranh, vấn đề Campuchia (trước năm 1989), vấn đề tôn giáo, tín
ngưỡng…. và diễn biến hòa bình.
Ngay sau chiến tranh Việt Nam – Hoa Kỳ, tình hình thế giới rơi vào cục
diện đối đầu hai phe trong chiến tranh lạnh, có thể có những cơ hội bị bỏ lỡ, có
thể có những tính toán hơn thua, bạn thù, ưu tiên trong chính sách đối ngoại giữa
hai nước. Nhưng phải nhìn nhận thực tế là cho dù để ngỏ cơ hội bình thường
hóa, Hoa Kỳ vẫn thi hành chính sách thù địch, bao vây cấm vận đối với Việt
Nam.
Tình hình thay đổi khi chiến tranh lạnh kết thúc, để ngỏ những cơ hội
dành cho Việt Nam và Mỹ. Khi đó, những vấn đề nhân quyền lại nổi lên như
một vấn đề nổi cộm, và trở thành một rào cản quan trọng trong tiến trình bình
thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
Thực ra, vấn đề không phải ở chỗ, Mỹ đã đưa ra bản báo cáo nhân quyền
hằng năm, hay những vấn đề nhân quyền còn tồn đọng giữa Việt Nam và Mỹ,
những phán xét nhân quyền mà Mỹ áp đặt vào Việt Nam mà là ở chỗ, Mỹ có
quyền gì mà làm như vậy?
Nhân quyền từ xưa đến nay luôn là một vấn đề nhạy cảm, gắn liền với
trình độ phát triển kinh tế, văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhân quyền có thể
có những giá trị chung, nhưng không thể có một chuẩn mực nhất định về nhân
quyền cho tất cả các quốc gia. Mỗi quốc gia, dân tộc có đặc điểm văn hóa, tinh
thần khác nhau, được hun đúc qua bao đời, thì tất yếu phải có những chuẩn mực
nhân quyền khác nhau. Vì thế, không thể đem tất cả quan niệm nhân quyền của
quốc gia này làm thước đo để đánh giá nhân quyền ở một quốc gia khác.
Trong khi bản thân nước Mỹ là một trong những nước thường xuyên có
những vi phạm về nhân quyền ở rất nhiều các lĩnh vực như việc làm, khoảng
cách giàu nghèo, dịch vụ công cộng, tù nhân… thì họ lại cũng mặc nhiên coi bản
thân là “thiên đường dân chủ”, tự cho mình là quốc gia văn minh nhất, tự do
nhất, quyền con người được đảm bảo. Thử hỏi một quốc gia văn minh như thế
có để cho hơn 37 triệu lao động thất nghiệp? Có để cho 18% trẻ em bị bần cùng
hóa? Dĩ nhiên, câu trả lời là không.
Vậy mà, họ vẫn tự cho mình quyền ngồi ở vị trí quan tòa, đặt tất cả nước
khác ở vị trí bị cáo và bắt đầu phán xét họ có nhân quyền hay không, bất chấp
tất cả những khác biệt về văn hóa, kinh tế, xã hội, trình độ phát triển; thì đây
đúng là một nghịch lý rõ rành rành, không thể chối cãi.
Ngoài ra, vấn đề nhân quyền, nếu như có vi phạm, thì đó là việc nội bộ
của mỗi quốc gia, là chuyện mà mỗi quốc gia, dân tộc tự giải quyết; không cần
và cũng không thể có sự can thiệp từ bên ngoài. Sự can thiệp này là trái với luật
pháp, thông lệ quốc tế, là vi phạm an ninh, chủ quyền của quốc gia, là không tôn
trọng nguyên tắc “không xen vào công việc nội bộ của quốc gia khác”.
Chính vì thế, theo tôi, Mỹ hoàn toàn không hề có quyền để phán xét nhân
quyền này nọ với quốc gia khác. Điều họ nên làm có lẽ là quay trở lại nước
mình, và sửa đổi lại tình hình vi phạm nhân quyền của chính mình, khắc phục
những hậu quả khủng khiếp mà họ đang phải gánh chịu từ cuộc khủng hoảng tài
chính thế giới chứ không phải đi áp đặt những gì mình muốn lên các quốc gia
khác.
Vai trò nước lớn của Mỹ trong rất nhiều vấn đề là không thể chối cãi.
Trên trường quốc tế, những vấn đề lớn, toàn cầu như thay đổi khí hậu, chiến
tranh, xung đột, an ninh lương thực, dân số, đói nghèo… không thể thiếu bóng
dáng người Mỹ; nhưng vấn đề nhân quyền lại khác. Nó là một vấn đề phức tạp,
phụ thuộc rất nhiều vào văn hóa, trình độ phát triển… chứ không thể đơn giản đi
áp đặt một chuẩn mực nào đó lên được, ở đây thậm chí là đem giá trị chuẩn mực
phương Tây đem gán vào với những giá trị truyền thống của phương Đông. Thật
sự, ngay từ đầu, đây đã là công việc vô lý, vô nghĩa, và vô ích. Nhưng Mỹ vẫn
làm, và làm hằng năm, chưa năm nào bỏ lỡ, bất chấp cả mối quan hệ đang tốt
đẹp, giao thương đang thuận lợi. Phải chăng đằng sau những bản báo cáo nhân
quyền đó là cả một âm mưu xuyên tạc, phá hoại, diễn biến hòa bình? Là một yếu
tố thuộc nhóm nhân tố dùng để mặc cả, đôi khi, Hoa Kỳ thường sử dụng để bảo
vệ những lợi ích cục bộ, ngắn hạn của một nhóm người tư lợi nào đó.
Vấn đề nhân quyền, nhức nhối trong quá khứ, đang đấu tranh ở hiện tại và
sẽ còn phải đấu tranh trong tương lai.
I. BỐI CẢNH
Sau khi cuộc chiến tranh kháng chiến chống đế quốc Mỹ kết thúc, đất nước ta
hoàn toàn độc lập, thống nhất; cả nước náo nức cùng bắt tay vào công cuộc khôi phục
đất nước sau chiến tranh và xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Trong bối cảnh đó, cho dù vết thương chiến tranh vẫn chưa lành miệng, nhưng
trong chính sách đối ngoại của Việt Nam ta thời kỳ đó, vẫn không loại bỏ khả năng
bình thường hóa quan hệ với Mỹ, cho dù là gặp rất nhiều khó khăn – chủ quan cũng
như khách quan và thách thức từ nhiều phía.
Tuy nhiên, cho dù Mỹ có để ngỏ cơ hội cho Việt Nam bình thường hóa quan hệ
vào năm 1976 – 1978, thì song song đó, họ lại thi hành chính sách thù địch, bao vây,
phong tỏa, cấm vận đối với Việt Nam. Thực ra, chính sách thù địch ấy là một sự kéo
dài của một cuộc chiến tranh chưa từng được chính thức phát động, và cũng chưa từng
chính thức kết thúc. Khi mà cả hai bên Mỹ và Việt Nam đều chưa sẵn sàng đối thoại,
thì bàn cờ thế giới đã xoay chuyển, lúc này, Trung Quốc đã trở thành ưu tiên hơn đối
với Mỹ. Tất nhiên, người Mỹ hoàn toàn không hề muốn làm tổn hại mối quan hệ đang
ấm dần lên với Trung Quốc bằng việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam trong
khi Việt Nam và Trung Quốc đang ở thế đối đầu.
Có thể, cục diện sẽ không có gì thay đổi đáng kể nếu như không có sự hòa hoãn
trong quan hệ giữa hai cực Xô – Mỹ mà điển hình nhất chính là tuyên bố Malta kết
thúc chiến tranh lạnh năm 1989 và sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ
nghĩa Đông Âu năm 1991. Sự kiện này đã tác động khá lớn đến quan hệ Mỹ - Việt.
Nếu như trước đó, quan hệ giữa hai nước bị chi phối bởi ý thức hệ, bởi sự đối đầu giữa
hai phe, thì nay, những yếu tố đó không còn nữa. Hai nước tưởng chừng như có thể
dẹp bỏ được rào cản để tiến tới bình thường hóa quan hệ.
Nhưng vẫn còn đó những vấn đề nhức nhối, hậu quả của cuộc chiến tàn khốc 30
năm và sự thù địch mà người ta vin vào cái cớ NHÂN QUYỀN để phán xét, để áp đặt
những điều kiện, để can thiệp vào công việc nội bộ của ta.
Những vấn đề còn tồn đọng trong quan hệ Mỹ - Việt giai đoạn 1989 – 1994
gồm có những vấn đề như MIA – hài cốt lính Mỹ mất tích trong chiến tranh, vấn đề
Campuchia, và những vấn đề dân chủ, nhân quyền khác.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN ĐỌNG
1. MIA – Hài cốt lính Mỹ mất tích trong chiến tranh
Đây là vấn đề giành được sự ưu tiên rất lớn của Mỹ trong tất cả những cuộc
đàm phán của Mỹ và Việt Nam.
Theo Hiệp định Paris 1973, 591 tù binh chiến tranh của Mỹ được trở về nhà.
Phía Mỹ liệt kê có khoảng 1350 người Mỹ bị cầm tù hoặc mất tích và gần 1200 lính
Mỹ bị giết chưa tìm thấy xác. Khoảng 80% người mất tích là phi công bị bắn hạ ở Bắc
Việt Nam và Lào, thường là ở vùng núi heo hút, rừng, hoặc sông suối; phần còn lại
mất tích trong khi chiến đấu trong rừng. Những điều tra nhằm xác định xem liệu
những người mất tích còn sống sót không, và có thể đem di thể của họ về hay không.
Những nhà hoạt động MIA đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy những nỗ lực
của chính phủ Hoa Kỳ trong việc giải quyết vấn đề người mất tích. Tiến trình của hoạt
động này khá chậm, cho đến giữa những năm 1980, khi mà quan hệ giữa Mỹ và Việt
Nam bắt đầu được cải thiện và bắt đầu có nhiều nỗ lực hơn được thực hiện. Bình
thường hóa quan hệ Mỹ - Việt là đỉnh cao của tiến trình này.
Những điều tra và xét đoán dựa theo một giả thiết là có một số lượng đáng kể
những người lính bị lực lượng cộng sản bắt làm tù binh chiến tranh và giam giữ ngay
cả sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1973. Một nhóm phát ngôn của POW/MIA
thậm chí còn cho rằng có một âm mưu phối hợp giữa chính quyền Việt Nam và chính
phủ Hoa Kỳ nhằm che giấu sự tồn tại của những tù nhân này. Chính phủ Mỹ đã nhanh
chóng bác bỏ giả thiết này.
Rất nhiều những điều tra đã được tiến hành nhằm xem xét vấn đề này, trong đó
nổi bật nhất là Hội đồng Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ về vấn đề POW/MIA từ năm 1991 –
1993 dẫn đầu bởi Thượng nghị sĩ John Kerry, Bob Smith, và John McCain. Kết luận
mà Hội đồng này tìm ra là “không có một bằng chứng thuyết phục rằng có bất kỳ
người Mỹ nào bị bắt giữ còn sống sót trên bán đảo Đông Dương.”
Thái độ của Việt Nam trong lĩnh vực này là rất hợp tác. Cho dù là còn rất nhiều
những gia đình liệt sĩ chưa tìm thấy nơi an nghỉ, chúng ta vẫn dành nhiều điều kiện
thuận lợi về kinh tế, xã hội hết mức có thể, hỗ trợ cho hoạt động của POW/MIA được
thuận lợi. Với sự nhiệt tình và hỗ trợ đúng mực của Việt Nam mà Mỹ không thể vin
vào cớ MIA nữa, Việt Nam đã giúp họ tìm thấy con em mình vẫn còn nằm trên đất
khách, và họ biết ơn về điều đó.
Khi tiến trình MIA diễn ra tốt đẹp, thì song song đó, tiến trình bình thường hóa
cũng có những bước phát triển tốt đẹp không kém.
2. Vấn đề Campuchia
Đây là một vấn đề phức tạp, vì nó liên quan cả đến Trung Quốc và Mỹ. Vai trò
của Mỹ trong việc ủng hộ chính quyền Pol Pot không lớn, nó chỉ giới hạn ở những lời
tuyên bố thừa nhận sự hợp pháp của chính quyền này mà không phải là chính quyền
dân chủ do Việt Nam ta hỗ trợ đưa lên. Tuy nhiên, vấn đề Campuchia lại ảnh hưởng
đến tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ theo một cách khác.
Năm 1976, khi bắt đầu manh nha những cuộc gặp, nói chuyện cấp cao nhằm
mục đích bình thường hóa, tuy có những thái độ thù địch song song với những nỗ lực
từ phía Hoa Kỳ, chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận là đúng thật sự là chúng ta có
những cơ hội có thể làm khác đi, không đưa đến những sai lầm nghiêm trọng, đẩy
chính mình vào thế bị cô lập về ngoại giao như chúng ta đã làm vào thời kỳ bắt đầu từ
năm 1977.
Khi chúng ta đưa quân vào Campuchia năm 1978, đã dấy lên một làn sóng phản
đối mạnh mẽ và sâu sắc trên thế giới, thậm chí những đồng minh thân thiết đã từng
xuống đường biểu tình phản đối chiến tranh Mỹ gây ra ở Việt Nam nay lại tiếp tục
xuống đường phản đối việc Việt Nam đưa quân can thiệp vào tình hình Campuchia, và
Mỹ đóng một vai trò không nhỏ trong vấn đề này. Đến thời điểm này thì ưu tiên của
Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương này đã không còn là Việt Nam, mà đã
chuyển hẳn sang Trung Quốc rồi. Mỹ tất nhiên không muốn làm tổn thương mối quan
hệ mới nhú mầm của mình với Trung Quốc sau một thời gian dài bị ngăn cách bởi
chính sách thù địch cứng rắn của các nhà lãnh đạo thời kỳ trước. Trung Quốc đứng
đằng sau Pol Pot, Mỹ lại ủng hộ Trung Quốc, cho nên điều tất nhiên là trước trường
quốc tế, Mỹ luôn lên tiếng ủng hộ sự hợp pháp của Pol Pot chứ không phải là một
chính phủ được thành lập từ sự đấu tranh xương máu của nhân dân Campuchia – chính
phủ của Hem Sarin.
Có thể nói, những sai lầm trong việc xử lý mối quan hệ với Mỹ thời kỳ 1975 –
1977 đã góp phần không ít trong việc làm tổn hại thêm hình ảnh của Việt Nam trong
mắt nhân dân thế giới – nay đã không còn coi Việt Nam là một đại diện chính nghĩa
nữa. Mỹ bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc thúc đẩy Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, cổ
xúy cho hảnh động bao vây cô lập của các nước phương Tây khác. Dĩ nhiên, trong thời
kỳ này, mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước khác rất hạn chế; thậm chí
ngay trong nội bộ các nước xã hội chủ nghĩa đồng minh với Liên Xô, cũng có người
không ủng hộ ta, cho rằng ta đang xâm lược Campuchia.
Mỹ dĩ nhiên không bỏ qua cơ hội này, họ luôn vin vào cớ Việt Nam chưa rút
hết quân ra khỏi Campuchia để làm điều kiện cho bình thường hóa quan hệ, cho rằng
đến chừng nào Việt Nam chưa rút hết quân khỏi Campuchia, thì vẫn chưa ngồi vào
bàn đàm phán.
Vào thời điểm năm 1989, vấn đề Campuchia không phải là một vấn đề nóng sốt
gây tranh cãi, làm cho quan hệ Mỹ - Việt xấu đi, hoặc làm ảnh hưởng sâu sắc đến tiến
trình bình thường hóa quan hệ nữa. Lúc này, Việt Nam đã rút hết quân ra khỏi
Campuchia, không còn can thiệp quá sâu vào công việc của Campuchia nữa. Những
luồng dư luận trái chiều chỉ trích Việt Nam đã không còn, và Mỹ cũng không còn cớ
để xuyên tạc hành vi nhân đạo mà ta đã tiến hành ở Campuchia thành hành vi xâm
lược như trước được nữa.
Vấn đề Campuchia sau khi được giải quyết thì sự chính nghĩa của Việt Nam
cũng được cộng đồng quốc tế ít nhiều thừa nhận. Sau này, hành động của Việt Nam
được xếp vào loại “can thiệp nhân đạo”. Về sau, rất nhiều những hành động tương tự
đã lặp lại, không ít lần các nước lớn, thậm chí là lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên
Hiệp Quốc đem quân can thiệp vào lãnh thổ của nước khác núp dưới chiêu bài “can
thiệp nhân đạo” này.
3. Những vấn đề nhân quyền khác
Những vấn đề khác còn tồn đọng trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trước năm
1994 còn có liên quan đến dân chủ, tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do ngôn luận và
diễn biến hòa bình.
Trước năm 1986, nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về nhiều
mặt kinh tế, xã hội, chính trị; đặt nước ta vào thế bắt buộc phải lựa chọn cải cách toàn
diện đất nước. Tình hình nước ta trước năm 1986 đã bị báo chí của phương Tây, trong
đó có Mỹ xuyên tạc, biến nó trở thành một vấn đề xâm phạm đến nhân quyền.
Tờ New York Times, cho rằng Việt Nam đang đối mặt với những vấn đề sống
còn như bùng nổ dân số, các dịch vụ công cộng tồi tệ, chính phủ không quan tâm đến
nhân dân, không thể đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của xã hội, kỹ năng
quản lý yếu kém, hệ thống giáo dục tồi tệ, mức sống thấp, tai nạn giao thông, khoảng
cách giàu nghèo, trình độ phát triển giữa miền Nam – miền Bắc ngày càng tăng…. Và
nếu Việt Nam không thay đổi xu hướng dân chủ, xã hội, kinh tế Việt Nam có thể phải
đối mặt với thảm họa khủng khiếp từ nhiều phía.
Vấn đề thuyền nhân vẫn còn dai dẳng đến tận năm 1990, khi mà họ cho rằng
những thuyền nhân – những người chạy trốn khỏi đói nghèo là những đối tượng sẽ
được đối xử như những người tị nạn chính trị - sẽ có thể đối mặt với sự khủng bố từ
chính quyền Việt Nam. Thậm chí Tổ chức Ân xá quốc tế còn cho rằng họ có bằng
chứng rằng cảnh sát và cai tù Việt Nam đã hành hung tại các nơi ẩn náu của những
thuyền nhân này.
Những vấn đề như tự do báo chí, tự do ngôn luận cũng bị những luận điệu
xuyên tạc của người Việt phản động lưu vong ở nước ngoài lợi dụng, kích động kiều
bào chống lại Tổ quốc, từ những sự việc không có thật mà họ kết luận Việt Nam là
chưa đáp ứng được những yêu cầu dân chủ.
Hiện nay, ở Việt Nam có 20 triệu người – 1/3 dân số theo các tôn giáo khác
nhau, 2/3 còn lại thờ đạo tổ tiên. Việt Nam không hề có sự kỳ thị tôn giáo, xung đột
tôn giáo, từ xưa đến nay, những người có tín ngưỡng và không tín ngưỡng vẫn chung
sống đoàn kết với nhau. Giả sử, cứ cho là Việt Nam thực hiện “đàn áp tôn giáo”, thì
thử hỏi làm sao có thể có đến 500 nhà thờ Tin Lành, Công giáo có thêm tận 6 đại
chủng viện từ nằm 1987 – 1994, Giám mục đoàn Việt Nam có số lượng đứng thứ hai
châu Á; có 3 trường Đại học Phật giáo…. Cho dù là có tín ngưỡng hay không tín
ngưỡng thì việc tuân thủ luật pháp thiết nghĩ là vấn đề tất yếu, chẳng có nơi đây mà
công dân lại sống ngoài luật pháp quốc gia, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn
hóa của dân tộc mình cả. Không thể vì bênh vực một vài cá nhân mà phê phán cả một
chính sách đúng đắn. Điều quan trọng là ở Việt Nam chẳng có ai bị bắt giam vì lý do
tôn giáo, tín ngưỡng cả.
Người Việt Nam được hưởng quyền tự do dân chủ ghi trong Hiến pháp bao
gồm cả quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập
hội và biểu tình theo pháp luật. Những nỗ lực của Nhà nước là nhằm tăng cường
những quyền đó. Thông qua hàng trăm tờ báo, tạp chí, phương tiện truyền hình…
người dân bình thường có đủ điều kiện nói lên quan điểm của mình về tất cả các vấn
đề chính trị, kinh tế, xã hội cảu đất nước, phê phán những tiêu cực cảu chính quyền,
tham nhũng cảu quan chức công quyền. Và tất nhiên, cũng như đối với bất cứ nước
nào, những hành vi lợi dụng tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước, làm tổn hại
đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức hoặc công dân khác, đểu phải bị xử lý hình
sự.
4. Về vấn đề diễn biến hòa bình
Đây thực sự là một cuộc chiến dai dẳng, không những là trong thời kỳ sau chiến
tranh, hậu chiến tranh lạnh, bình thường hóa mà ngay cả là trong thời kỳ hiện đại ngày
nay, khi mà mối quan hệ Mỹ - Việt đã trở nên rất tốt trong mấy năm gần đây.
Diễn biến hòa bình thậm chí được đưa vào những chương trình nghị sự của Mỹ,
nhằm mục đích “yêu cầu cải cách dân chủ, tự do hóa chính trị, tôn trọng quyền con
người, xây dựng một chính phủ dân chủ, ủng hộ quá trình cải cách dân chủ phi bạo lực
ở Việt Nam”. Tất nhiên, thực chất của diễn biến hòa bình chính là tấn công trên quy
mô toàn cầu, thực hiện bằng việc sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, thủ đoạn hành
động phá hoại tinh vi, được thể hiện tóm tắt bằng câu sau “chi phối đầu tư, ngoại giao
thân thiện, khoét sâu mâu thuẫn nội bộ”.
Việt Nam đã liên tục phải ra những tuyên bố đanh thép, dứt khoát, nhằm bác bỏ
triệt để những luận điệu dối trá của Hoa Kỳ, không để dư luận quốc tế hiểu lầm và hạ
thấp hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.
III. QUYỀN CỦA HOA KỲ ÁP ĐẶT NHÂN QUYỀN LÊN NƯỚC KHÁC???
Rõ ràng, không cần là phải sinh ra vào thời đại trước để chứng kiến, mà ngay
trong thời đại ngày nay, ngay chính tại đất nước phát triển nhất thế giới, thì tình hình
vi phạm nhân quyền lại trở nên trầm trọng.
Năm 2009, phản ứng dữ dội lại bản Báo cáo nhân quyền hằng năm của Mỹ,
Trung Quốc đã ra một báo cáo tình hình nhân quyền ngay tại chính nước Mỹ, và
nghịch lý là suốt 10 năm liên tiếp Trung Quốc ra báo cáo này, chưa năm nào Mỹ lại
không vi phạm nhân quyền ngay chính tại đất nước của mình.
Tình hình tội phạm bạo lực gia tăng, đe dọa đến cuộc sống, tài sản, và an ninh
cá nhân công dân Mỹ. Năm 2007, số vụ phạm tội giết người là 17 nghìn vụ, trộm cắp
445.125 vụ, tăng 7.5% trong hơn 5 năm qua. Năm 2007, cứ 1000 người từ 12 tuổi trở
lên thì có 20,7 người là nạn nhân tội phạm bạo lực, tỉ lệ tội phạm tài sản là 146.5/1000
hộ. Tại Mỹ, cứ 31 phút thì xảy ra một vụ giết người, 5.8 phút là 1 vụ hiếp dâm, 14.5
giây 1 vụ ăn trộm. “Văn hóa súng đạn” đang ngày càng đe dọa cuộc sống nhân dân
Mỹ, vì súng được phép sử dụng và sở hữu rất dễ dàng đến nỗi không cần trình bày lý
do; dẫn đến những sự kiện đau lòng như các vụ xả súng vào trường học, nơi công
cộng. Rất nhiều người (28%) cho rằng họ không còn cảm thấy an toàn khi ở trên xe
buýt, tàu hỏa… do việc sở hữu súng một cách bừa bãi thế này.
Các quyền dân sự của Mỹ bị hạn chế rất nhiều, khi mà cựu tổng thống Bush ký
dự luật cho phép chính phủ nghe lén. Luật này miễn trừ pháp lý cho các công ty viễn
thông tham gia các chương trình nghe lén với mục đích chống khủng bố mà không cần
sự cho phép của tòa án. Công nghệ theo dõi tiên tiến đã cho phép các nhà cung cấp
dịch vụ Internet và cả FBI tiến hành chiến dịch theo dõi bất hợp pháp trên phạm vi cả
nước, lưu giữ nội dung các cuộc điện thoại, thông tin tài khoản khách hàng, thông tin
cá nhân của hàng nghìn người, với cách thức không được phép.
Cảnh sát thì lạm quyền xâm phạm các quyền dân sự của công dân Mỹ. Rất
nhiều vụ cảnh sát bắn chết thường dân. Tù nhân trong các nhà tù khắp nước Mỹ gần
như không được bảo vệ những quyền cơ bản nhất. Các báo cáo về việc tù nhân chết do
quản giáo gây bạo lực xuất hiện thường xuyên, 69 người chết trong năm 2008 chết do
điện của súng Taser, súng bắn bằng điện được dùng để kiểm soát tù nhân trong các
nhà tù và trung tâm giam giữ của Mỹ. Nhà tù trở thành “nơi trú ẩn mới” của những
người nghiện ma túy, các bệnh nhân tâm thần, người vô gia cư, người bị giam giữ vì
tội nhập cư… làm ngân sách hằng năm của Mỹ bị hao hụt tới hàng tỷ USD. Mỹ là một
trong số ít quốc gia trên thế giới có người phạm tội nghiêm trọng bị tước hết quyền.
Thông tin gần đây cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama chính thức xác nhận
các điệp viên CIA đã từng dùng những biện pháp thẩm vấn mạnh tay đối với các nghi
can khủng bố.
Năm 2007, 12.5% dân số Mỹ đang sống nghèo đói, 18% trẻ em bị bần cùng
hóa, 9.8% gia đình sống trong đói nghèo, 41.8% số dân nghèo đói của cả nước chỉ đạt
một nửa chuẩn thoát nghèo. Do khủng hoảng tài chính thế giới, 80% công nhân có thu
nhập thấp không đủ tài chính để mua nhiên liệu hoặc bảo hiểm hưu trí. 60% trong số
này không thể mua bảo hiểm y tế và 50% không đủ chi cho lương thực, thực phẩm và
nàh ở. 68.8% cơ quan, tổ chức cứu trợ lương thực khẩn cấp thông báo không đủ lương
thực để đáp ứng nhu cầu. 123,833 số công dân Mỹ thường xuyên không có nhà ở, sống
trên đường phố và tìm nơi ở tạm. Khoảng 1.6 triệu người không nhà ở và phải tìm nơi
sống tạm.
5.8% thất nghiệp trong năm 2008, 50% công nhân từng ít nhất một lần bị trả
lương thấp hoặc không được trả lương tại 25 bang của Mỹ….
Chỉ cần nhìn vào những con số, chưa cần phải chứng kiến tận mắt đất nước
được coi là “thiên đường dân chủ”, chúng ta cũng có thể cảm nhận được tình hình vi
phạm nhân quyền tại đây.
Thế nhưng, hằng năm, chính quyền Mỹ đều công bố các báo cáo nhân quyền, tự
cho phép mình đứng trên các quốc gia khác, phán xét nước này, nước nọ có đảm bảo
nhân quyền không. Họ phê phán gay gắt các quốc gia “độc tài”, “vi phạm nghiêm
trọng nhân quyền” dưới góc nhìn và quan niệm nhân quyền Mỹ. Mỹ tự mặc nhiên coi
mình là quốc gia tự do nhất, văn minh nhất, ở đó, quyền con người được đảm bảo, có
thể nói rằng đến mức tuyệt đối. Tuy nhiên, sự thật thì lại không phải như vậy.
Tất cả chúng ta đều biết nhân quyền là một phạm trù nhạy cảm, phụ thuộc vào
trình độ phát triển kinh tế - văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc. không có một chuẩn
mực nhất định về nhân quyền cho tất cả các quốc gia. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có
đặc điểm văn hóa khác nhau, có trình độ phát triển khác nhau thì có những chuẩn mực
nhân quyền khác nhau. Vì thế, không thể đem tất cả nhân quyền của quốc gia này làm
thước đo để đánh giá nhân quyền ở một quốc gia khác.
Ngoài ra, ở đây chúng ta còn phải kể đến những khác biệt đáng kể về văn hóa
giữa Mỹ - một quốc gia phương Tây và Việt Nam – một đất nước mang đậm chất Á
Đông. Đối với phương Tây, quyền con người chỉ tồn tại với ý nghĩa quyền tự do cá
nhân trong mọi điều kiện, mọi khu vực; họ còn phủ nhận quyền phát triển là quyền
quốc gia. Quan điểm giới hạn các quyền con người trong phạm vi quyền cá nhân và
giới hạn các quyền tự quyết trong nội hàm quyền tập thể của một dân tộc, thể hiện rất
rõ ý đồ của phương Tây – hay là Mỹ ở đây. Với luận điệu đó, họ có thể xúi giục cá
nhân, nhóm sắc tộc, chống lại chính phủ với lý có các chính phủ vi phạm quyền con
người nhưng vẫn có thể vô can với hành vi can thiệp vào chủ quyền quốc gia. Như thế,
họ có thể ngồi ở vị trí công tố, đặt các quốc gia đối lập vào vị thế cố định, duy nhất là
bị cáo trong các cơ chế giám sát quốc tế về nhân quyền. ngoài ra, họ còn từ chối nhiệm
vụ đối với các nước nghèo, có thể ban phát viện trợ cho những thể chế nào mà họ
thích, bất kể giàu nghèo, đồng thời gắn viện trợ phát triển với những đòi hỏi về nhân
quyền theo những chuẩn mực riêng của họ.
Trong cộng đồng quốc tế, mỗi dân tộc có quyền thiêng liêng là tự lựa chọn con
đường phát triển và thể chế chính trị của mình, gia tăng đối thoại và hợp tác quốc tế để
hiểu biết lẫn nhau, bảo đảm tăng cường các quyền con người, tạo cơ hội đồng đều và
bình đẳng cho các dân tộc và mọi con người ngày càng phát triển toàn diện. nhưng
không một quốc gia nào hay xã hội nào có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của
quốc gia hay xã hội khác.
Nhân quyền có thể là chia sẻ những giá trị chung, nhưng con người lại không có
con người chung, mà là những con người cụ thể, ở nước này, nước kia. Việt Nam cũng
là những con người, nhưng con người sống ở hoàn cảnh, điều kiện nào thì có những
giá trị, tiêu chí văn hóa phù hợp với hoàn cảnh đó. Việt Nam luôn chia sẽ những giá trị
chung, nhưng phải xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình. Con đường đi,
bước đi sẽ có những cái khác nhất định. Điều này là đương nhiên, không thể tránh
được. những cái như đặc trưng văn hóa, địa lý, truyền thống hay điều kiện kinh tế là
những điều có thể khác.
Văn hóa của người Việt là một nền văn hóa được vun đắp qua 4000 năm lịch
sử, trải qua những cuộc đấu tranh quyết liệt chống ngoại xâm, chống thiên tai, đấu
tranh với chính bản thân mình. Quyền của con người trong tâm thức của người Việt là
sức mạnh văn hóa, là những đòi hỏi của từng con người về giá trị được sống trong một
đất nước độc lập, được phát triển, được tự do tín ngưỡng. hơn nữa, điều xa lạ đối với
người Việt là sự tách biệt hay đối lập của từng cá nhân đối với cả cộng đồng, tách biệt
giữa quyền và nghĩa vụ. các quyền con người được thực thi cụ thể trong tất cả các lĩnh
vực của cuộc sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội được luật hóa trong Hiến pháp
của Nhà nước Việt Nam, được bảo đảm ngày càng đầy đủ hơn cùng với sự phát triển
đi lên của đất nước và dân tộc trong sự giao lưu tiếp thu mọi tinh hoa văn hóa của các
dân tộc khác. Trong các tiêu chuẩn nhân quyền Mỹ - và cũng là những tiêu chuẩn mà
Mỹ đem ra để phán xét nước này có hay không có vi phạm nhân quyền – chỉ để cập
đến quyền công dân và quyền chính trị, còn về cơ bản không bao gồm quyền kinh tế,
xã hội, văn hóa. Đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, quyền quan
trọng nhất là quyền sinh sống, quyền phát triển kinh tế, xã hội. Do sự khác nhau về
lịch sử, văn hóa… sự khác nhau trong quan niệm và thực thi về nhân quyền là tất yếu.
Không thể bắt buộc các nước đều phải theo một quan niệm như nhau và một mô hình
thống nhất về nhân quyền. Việc thực thi nhân quyền là công việc nội bộ của mỗi nước.
IV. NHỮNG VẤN ĐỀ HIỆN NAY
Hiện nay, cho dù những vấn đề chưa được giải quyết triệt để như MIA, diễn
biến hòa bình, báo cáo nhân quyền vẫn còn tồn tại, nhưng quan hệ Mỹ - Việt đã phát
triển rất nhiều và đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực ngoại giao lẫn
kinh tế, thương mại.
Tuy nhiên, nhân quyền vẫn là một lĩnh vực nhạy cảm, nếu xử lý không khéo,
vấn đề này sẽ trở thành vận cản trên con đường thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và
lâu dài giữa hai nước.
KẾT LUẬN
Với sự hợp tác đầy thiện chí của Việt Nam mà những vấn đề rào cản trong
tiến trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ tạm thời được giải quyết. Tuy nhiên,
nhân quyền vẫn là một lĩnh vực nhạy cảm phải đấu tranh lâu dài, kiên quyết; và
nhất định phải tách riêng vấn đề nhân đạo ra khỏi vấn đề chính trị.
Trong tương lai, báo cáo nhân quyền hằng năm vẫn sẽ phán xét Việt Nam,
vẫn áp đặt lên Việt Nam những giá trị nhân quyền chủ quan từ phía Hoa Kỳ.
Quan trọng ở đây chính là tinh thần vững chắc, kiên quyết bác bỏ những luận
điệu sai trái, xuyên tạc, sai lệch tình hình Việt Nam, nhằm hạ thấp hình ảnh Việt
Nam và kích động kiều bào nước ngoài.
Chính vì thế, chúng ta phải giữ vững lập trường, tỉnh táo nhận xét, phán
đoán tình hình, không để luận điệu phản động của đối phương làm lung lay, giữ
vững lòng tin vào Đảng và Nhà nước, quyết tâm xây dựng Việt Nam thành một
quốc gia dân chủ, văn minh, người dân được đáp ứng đầy đủ tất cả các quyền
con người, sống một cuộc sống hạnh phúc, ấm no; nâng cao vị thế và vai trò của
Việt Nam trên trường quốc tế và có tiếng nói mạnh hơn trong những vấn đề
quốc tế.
Không áp đặt mà tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, đó mới chính là cơ sở để
giải quyết vấn đề nhân quyền vốn rất nhạy cảm và cần phải xử lý cực kỳ khéo
léo và trong một thời gian dài.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tran_thi_tuyet_anh_608.pdf