Một là, xác định kẻ thù và nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng: Trong cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ giặc Pháp sau đó mới đánh đổ phong kiến và tay sai phản cách mạng( nhiệm vụ dân tộc và dân chủ). Nhiệm vụ dân tộc được coi là nhiệm vụ trọng đại của cách mạng, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề dân tộc để giải quyết.
21 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6734 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu đôi nét về đồng chí Trần Phú và luận cương tháng 10 của ông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2011
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
NHÓM THỰC HIỆN : CEO
MÃ HP : 211200834
GVHD: TS. NGUYỄN MINH TIẾN
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU ĐÔI NÉT VỀ ĐỒNG CHÍ TRẦN PHÚ VÀ LUẬN CƯƠNG THÁNG 10 CỦA ÔNG
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU ĐÔI NÉT VỀ ĐỒNG CHÍ TRẦN PHÚ VÀ LUẬN CƯƠNG THÁNG 10 CỦA ÔNG
NHÓM SVTH : CEO
MÃ HP : 211200834
GVHD :TS. NGUYỄN MINH TIẾN
DANH SÁCH NHÓM
STT
Họ và tên
MSSV
1
Hồ Thị Thanh Huyền
10066091
2
Phan Thanh Ngọc Hà
10055741
3
Trần Ánh Thi Thiên
10066071
4
Ngô Nguyễn Hoàng Oanh
10050641
5
Lê Thị Hồng
10069641
6
Đặng Thị Anh Thư
10059581
7
Nguyễn Văn Trung
10055271
8
Võ Văn Vương
10047721
9
Nguyễn Minh Tân
10057191
10
Nguyễn Văn Hạnh
10079691
11
Võ Văn Thảo
10034401
12
Nguyễn Văn Phong
10061151
13
Phùng Hoàng Phương
10057411
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước Việt Nam đã sản sinh ra biết bao con người mà để lại trong chúng ta xiết bao tự hào từ hôm qua - hôm nay đến thời đại con cháu mai sau. Ngày hôm qua, một dân tộc bị nghiền xéo bởi đạn, bởi bom, bởi mũi giày Đô-la, nhưng có biết bao anh hùng - những tuổi trẻ đã nêu cao những tấm gương bất khuất trong chiến đấu hoặc có những cống hiến to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đường lối Đảng. Có những cái tên đã để lại trong mỗi chúng em những niềm tự hào, lòng ngưỡng mộ sâu sắc. La Văn Cầu- tấm gương dũng cảm, gan dạ, không chịu khuất phục trước kẻ thù. Đó là anh hùng dân tộc Nguyễn Văn Trỗi đã "Có những phút làm nên lịch sử. Có cái chết hóa thành bất tử. Có những lời hơn mọi bài ca. Có con người như chân lý sinh ra...".[5] Và tuổi trẻ đồng chí Trần Phú- người con của “Núi Hồng Sông Lam” là một trong những tấm gương sáng ngời để lại trong mỗi chúng em niềm ngưỡng mộ sâu sắc nhất, đặc biệt khi chúng em tiếp cận bộ môn “Đường lối Cách Mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam”- Tên tuổi của ông gắn liền với chức danh Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, gắn liền với Luận cương chính trị của Đảng tháng 10/1930. Xuất phát từ niềm kính yêu, nhu cầu mong muốn khám phá thực tiễn và nhằm phục vụ cho quá trình học tập bộ môn “Đường lối Cách Mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam”, nhóm chúng em lựa chọn đề tài: ”Tìm hiểu đôi nét về đồng chí Trần Phú và luận cương Tháng 10 của ông” làm đề tài nghiên cứu trong quá trình học tập bộ môn này.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Nhóm chúng em nghiên cứu đề tài này xuất phát từ những mục đích nhất định:
- Tìm hiểu đôi nét khái quát về thân thế cuộc đời, sự nghiệp cách mạng
của đồng chí Trần Phú, những yếu tố tác động đến con đường cách mạng của ông.
- Tìm hiểu Trần Phú đã đến với con đường cách mạng và Tổng bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam như thế nào?
- Tìm hiểu Luân cương chính trị tháng 10 của ông ra đời trong hoàn cảnh nào, bao gồm những nội dung gì,qua đó có những so sánh nhận xét giữa luận cương chính trị tháng 10 của ông và cương lĩnh chính trị tháng 2 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và cũng qua đó chúng ta sẽ biết được những mặt còn hạn chế của luận cương
3. NỘI DUNG
Bài tiểu luận mà chúng em nghiên cứu gồm có những nội dung cơ bản sau:
Chương 1. Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Trần Phú.
1.1 Cuộc đời của đồng chí Trần Phú.
1.2 Sự nghiệp của đồng chí Trần Phú.
Chương 2. Đôi nét về Bản Luận cương tháng 10/1930 của Đồng chí Trần Phú.
2.1. Hoàn cảnh ra đời.
2.2 Nội dung của Luận cương Tháng 10/1930.
2.3. Một vài so sánh giữa luận cương Tháng 10 của Trần Phú và cương lĩnh Tháng 2 của Hồ Chí Minh.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài, với nổ lực của các thành viên trong nhóm trong quá trình tìm tài liệu, nhóm chúng em-mỗi thành viên trong nhóm đã thu được một số kết quả:
Trần Phú - người con ưu tú của mãnh đất Hà Tĩnh giàu truyền thống yêu nước, là tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cuộc đời của Trần Phú là cuộc đời của con đường cách mạng, con đường gắn với Đảng cộng sản, ông đến với Đảng Cộng sản bằng tất cả niềm tâm huyết và tình cảm yêu nước thương dân, trong suốt thời gian làm lãnh đạo Đảng ông có những đóng góp to lớn trong xây dựng đường lối Đảng.
Đóng góp lớn nhất của ông chính là bản Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, được viết vào tháng 10/1930.
Các thành viên đã nắm được những kiến thức cơ bản về Nội dung cơ bản cốt yếu của Luận cương tháng 10, những đóng góp và hạn chế của Luận cương. Tất cả nội dung đã được trình bày ở chương 1 và chương 2 trong phần nội dung.
5. KẾT QUẢ ĐỀ XUẤT
Học tập bộ môn Đường lối Cách mạng đảng Cộng sản Việt Nam là cơ hội tốt cho tất cả các sinh viên tìm hiểu về đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam. Học sinh sinh viên vẫn còn nhiều hạn chế, một cản trở lớn trong hành trang cho những sinh viên bước vào tương lai.
5.1 Đối với học sinh-sinh viên
Cần chú động tích cực sáng tạo trong học tập các bộ môn Lý luận chính trị, đặc biệt là bộ môn Đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam. Sinh viên cần tự mình nghiên cứu kĩ bài trước khi đến lớp, tìm hiểu kĩ thông tin có chọn lọc từ nhiều nguồn khác nhau, để có cách hiểu đúng. Đưa ra những thắc mắc trực tiếp để tìm câu trả lời từ giảng viên đứng lớp.
5.2 Đối với giáo viên
Giáo viên hướng dẫn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp sinh viên tiếp thu và hoàn thiện những kiến thức, do đó tránh được những sai lầm trong việc hiểu sai vấn đề, hiểu sai chủ trương đường lối chính sách của Đảng. Giảng viên cần hướng dẫn HSSV tiếp cận vấn đề, giải đáp các thắc mắc của sinh viên khi đến lớp, tạo điều kiện cho sinh viên học tập tốt.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ĐỒNG CHÍ TRẦN PHÚ
1.1 CUỘC ĐỜI CỦA ĐỒNG CHÍ TRẦN PHÚ
Đồng chí Trần Phú - tổng bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam sinh ngày 1 tháng 5 năm 1904, con ông Trần Văn Phổ và bà Hoàng Thị Cát - trong một gia đình có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm. (Xem phụ lục 1)
Quê hương Trần Phú thuộc làng Tùng Ảnh, xã Tùng Ánh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh - một xã nằm dưới chân núi Linh Cảm nhìn xuống bến Tam Soa.
Mồ côi cha khi mới hơn 4 tuổi, Trần Phú sớm có ý thức tự lập, vượt khó để vươn lên trong học tập theo tấm gương của cha, mẹ. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Trần Phú đã dồn hết tâm trí cho học tập. Tham gia "Hội Tu tiến" để giúp đỡ bạn bè cùng chí hướng và nuôi đường tinh thần yêu nước. Sau khi đỗ đầu kỳ thi thành chung ở Huế vào năm 1922 Trần Phú được bổ nhiệm làm giáo viên Trường tiểu học Cao Xuân Dục tại Vinh. Trong những năm làm giáo viên ở Vinh, Trần Phú nổi tiếng là một giáo viên dạy giỏi, yêu trò, đoàn kết các Đồng nghiệp, khơi dậy trong thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương và lòng căm thù giặc sâu sắc. Đồng chí đã tiếp nhận những tư tưởng yêu nước và cách mạng của Nguyễn Ái Quốc qua sách báo truyền vào Việt Nam lúc đó. Tại Vinh, Trần Phú đã tham gia sáng lập Hội Phục Việt (sau đổi là Hội Hưng Nam), lãnh đạo phong trào làm đơn lấy chữ ký đòi thực dân Pháp trả đại tự đo cho Phan Bội Châu tổ chức lễ truy điệu Phan Chu Trinh, mở các lớp dạy quốc ngữ cho quần chúng lao động.
Tuy cuộc đời của ông đã gặp những bất hạnh từ nhỏ, mới hơn 4 tuổi đã mồ côi cha, 6 tuổi đã xa vắng hình bóng mẹ, tuổi thơ Trần Phú đã sớm nếm trải những năm tháng đau buồn, cơ cực nhất - những nỗi đau buồn cơ cực không thể nào lớn hơn. Thế nhưng trong những năm tháng gian khổ ấy, ông cũng đã vượt qua để vượt lên tất cả, ông học tập từ vỡ lòng đến trường Quốc học ở Quảng Trị và Huế. Đến năm 1922, ông đã đỗ đầu kỳ thi Thành Chung (lúc đó là bậc học vị cao nhất theo hệ Pháp đào tạo tại Việt Nam).
“Truyền thống quê hương qua những câu chuyện kể của ngươi cha, đã góp phần hun đúc lòng yêu nước, yêu quê hương, căm ghét bọn cướp nước và bè lũ tay sai của Trần Phú. Đồng chí sớm có tinh thần tự lập, vượt khó để vươn lên trong học tập và đến với các tổ chức yêu nước, đến với cách mạng”.[2]
Quê hương của Đồng chí Trần Phú là một vùng quê nghèo, cuộc sống chỉ dựa vào nghề nông. Dù cho cuộc sống vật chất thiếu thốn, nhưng chính quê hương của “ Núi Hồng Sông Lam” đã sản sinh ra nhiều con người mà cuộc đời gắn liền với Đảng, với nhân dân, hi sinh phục vụ nhân dân. Và đồng chí Trần Phú -Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng là một trong những con người như thế.
Tuổi trẻ tài cao, năng lực hoạt động, cùng với lòng nhiệt huyết trong những năm tháng lãnh đạo Đảng đã để lại những ấn tượng đậm nét trong lòng mỗi nhân dân Việt Nam nói chung và người dân miền Trung nói riêng.
Trần Phú là vị Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cộng sản kiên cường, mẫu mực, người con ưu tú của Đảng và dân tộc ta, người suốt đời chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, luôn phấn đấu vì lợi ich của nhân dân, mong muốn giả phóng giải cấp thoát khỏi tình trạng bị bóc lột, lệ thuộc.
1.2 ĐÔI NÉT VỀ SỰ NGHIỆP CỦA ĐỒNG CHÍ TRẦN PHÚ
Cuộc đời của Trần Phú là cuộc đời của con đường cách mạng, con đường gắn với Đảng cộng sản. Tuy cuộc đời khá ngắn ngủi,27 năm sống trrên cõi đời nhưng 27 năm ấy là 27 năm sống và cống hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân:
- Năm 17 tuổi(năm 1922) ông đã thi đỗ đầu bậc Thành Chung ở trường Quốc học Huế, sau đó ông được phân công về dạy tại Trường tiểu học Vinh (Nghệ An).
- Năm 1925, ông tham gia Hội Phục Việt tại Vinh, sau đó Hội đổi thành Tân Việt Cách mạng Đảng.
- Năm 1926, ông sang Quảng Châu, Trung Quốc bàn việc hợp nhất với Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- Năm 1927, ông sang Liên Xô, học ở trường Đại học Lao động Cộng sản phương Đông của Quốc tế Cộng sản ở Moskva với bí danh là Li-cơ-vây.
- Năm 1928, dự Đại hội VI Quốc tế Cộng sản.
- Ngày 11 tháng 10năm 1929, tòa án Nam triều ở Nghệ An xử án vắng mặt một số đảng viên của Đảng Cộng sản Đông Dương trong đó có Trần Phú.
- Tháng 4 năm 1930, ông về nước và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời của Đảng (tháng 7). Ông được giao soạn thảo Luận cương Chính trị về vấn đề cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương.
- “Tháng 10 năm 1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Hồng Kông (Trung Quốc) đã thông qua bản Luận cương Chính trị và bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức, ông được bầu Tổng Bí thư của Đảng. Và ông cũng là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam”.[3]
- Tháng 3 năm 1931, ông chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 2 tại Sài Gòn bàn việc chấn chỉnh Đảng sau đợt khủng bố của địch. Hội nghị đã vạch ra nghị quyết về nhiệm vụ hiện tại của Đảng, nghị quyết về tổ chức của Đảng, nghị quyết về cổ động tuyên truyền.
- Tháng 6 năm 1931 bị địch bắt va tra tấn dã man, nhưng đồng chí vẫn giữ vững khí tiết của người Cộng sản.
- Ngày 6 tháng 9 năm 1931 qua đời tại bệnh viện chợ Quán, Sài Gòn. Câu nói nổi tiếng của Đồng chí: "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu" trước lúc ra đi làm bài học cho mọi thế hệ cách mạng.
- Ngày 12 tháng 1 năm 1999, hài cốt ông được di dời về an táng tại quê hương Đức Thọ, Hà Tĩnh. Mộ của ông được đặt trên đồi cao xã Tùng Ảnh, phía trước mộ là hàng chữ "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu". (Xem phụ lục 4)
- Tháng 1 năm 1999 tại hội trường Thống Nhất TP.Hồ chí Minh, Trung Ương Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ truy điệu trọng thể trước khi đưa di hài Đồng chí Trần Phú về an táng nơi quê nhà để đồng chí được sống trong tình yêu thương của bà con, được ngắm núi Hồng, sông La, mãnh đất linh thiêng đã sinh ra và nuôi dưỡng Đồng chí Trần Phú trưởng thành. Đó thể hiện mong ước của người dân Hà Tĩnh, mong muốn đứa con thân yêu, đầy tài năng của quê hương được an táng tại chính nơi ông đã sinh ra và lớn lên.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá: "Là một người rất thông minh, hăng hái và cần cù, Đồng chí Trần Phú đã làm được nhiều việc quan trọng cho Đảng".[2] Trong bài tưởng nhớ Đồng chí Trần Phú năm 1932 lưu trữ tại Hồ sơ Quốc tế Cộng sản đã khẳng định: "Sự nghiệp cách mạng, niềm tin và phẩm chất cao đẹp của Tổng Bí thư Trần Phú trong nhà tù đế quốc sẽ mãi mãi là tấm giương bất diệt cho những người cộng sản trên toàn thế giới, đặc biệt là những người cộng sản Đông Dương".[1]
CHƯƠNG 2. ĐÔI NÉT VỀ BẢN LUẬN CƯƠNG THÁNG 10 CỦA ĐỒNG CHÍ TRẦN PHÚ
2.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI BẢN LUẬN CƯƠNG
Tên tuổi Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng gắn liền với dự thảo Luận cương chính trị của Đảng năm 1930.
- Tháng 4/1930, Đồng chí Trần Phú trở về nước hoạt động và được bổ sung vào BCH TW lâm thời của Đảng ta.
- Hội nghị BCH TW lần thứ nhất diễn ra từ ngày 14-31/10/1930.
- Hội nghị diễn ra khi cao trào cách mạng đang phát triển mạnh mà đỉnh cao là phong trào XôViết - Nghệ Tĩnh.
- Hội nghị này đã thông qua những nội dung cơ bản sau:
+ Phân tích tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cách mạng của Đảng.
+ Đánh giá lại những nội dung cơ bản của hội nghị hợp nhất tháng 2/1930
+ Quyết định bỏ tên Đảng Cộng sản Việt Nam mà lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương
+ Quyết định thủ tiêu chính cương sách lược vắn tắt của Đảng. Theo hội nghị chính cương sách lược vắn tắt lúc đó đã phạm sai lầm chính trị rất nguy hiểm vì chỉ lo đến việc phản đế mà quên mất lợi ích giai cấp đấu tranh.
+ Hội nghị đã thảo luận và thông qua bản ''Luận cương chính trị ''do đồng chí Trần Phú soạn thảo.
2.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN CƯƠNG THÁNG 10/1930 CỦA TRẦN PHÚ
Luận cương tháng 10 của Đồng chí Trần Phú là một đóng góp to lớn của ông, luận cương đã đề cập đến một số nội dung cơ bản sau:
- Về mâu thuẫn xã hội: "Một bên là thợ thuyền dân cày và các phần tử lao khổ, một bên là địa chủ phong kiến, tư bản và chủ nghĩa đế quốc".[7]
- Về tính chất và mục tiêu chiến lược của cách mạng Đông Dương: Lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền có tính chất thổ địa và phản đế. "Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng. Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi thì sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản mà đi thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa".[6]
- Về nhiệm vụ cách mạng tư sản dân quyền: Đấu tranh để đánh đổ các di tích phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất, đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai mặt tranh đấu đó liên lạc mật thiết với nhau nhưng "vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền".[6]
- Về lực lượng của cách mạng :
+ Công nhân và nông dân là hai động lực chính của cách mạng, trong đó giai cấp công nhân là động lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng; nông dân là một động lực đông đảo và mạnh mẽ của cách mạng.
+ Tư Sản thương nghiệp thì đứng về đế quốc chống Cộng sản. Tư sản công nghiệp thì đứng về quốc gia cải lương, khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ đứng về đế quốc.
+ Trong giai cấp tiểu tư sản: Bộ phận thủ công nghiệp thì do dự, thành phần thương gia thì không tán thành cách mạng, trí thức thì có xu hướng quốc
gia chỉ hăng hái trong thời kì đầu,các phần tử lao khổ mới theo cách mạng mà thôi.
- Về phương pháp cách mạng: Đảng phải lãnh đạo nhân dân chuẩn bị tiến lên võ trang bạo động để giành chính quyền.
- Về mối quan hệ giữa cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.
- Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng. Muốn vậy:
+ Đảng phải có đường lối đúng đắn, gắn bó với giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng.
+ Đảng phải là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu cho chính quyền lợi của giai cấp công nhân, đấu tranh cho mục tiêu chủ nghĩa cộng sản.
+ Đảng phải liên lạc mật thiết với vô sản các dân tộc thuộc địa, nhất là với vô sản Pháp.
Như vậy, Nghị Trung ương tháng 10/1930 đã có một số quyết định rất quan trọng về đường lối cách mạng Việt Nam. Hội nghị cũng đã bầu ban chấp hành Trung ương chính thức do đồng chí Trần Phú là Tổng bí thư.
2.3. MỘT VÀI SO SÁNH GIỮA LUẬN CƯƠNG THÁNG 10 CỦA TRẦN PHÚ VÀ CƯƠNG LĨNH THÁNG 2 CỦA HỒ CHÍ MINH.
Cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị là những văn kiện thể hiện đường lối cách mạng của Đảng ta. Giữa hai văn kiện này có những điểm giống và khác nhau nhất định. Chúng ta hãy tìm hiểu đôi nét sau:
- Hai văn kiện trên được xây dựng trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, xác định rõ phương hướng chiến lược, nhiệm vụ cụ thể và cơ bản, lực lượng cách mạng, phương pháp cách mạng, đoàn kết quốc tế và vai trò lãnh đạo của Đảng.
Điểm giống nhau:
- Về phương hướng chiến lược của cách mạng, cả 2 văn kiện đều xác
định được tích chất của cách mạng Việt Nam là: Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản, đây là 2 nhiệm vụ cách mạng nối tiếp nhau không có bức tường ngăn cách. Phương hướng chiến lược đã phản ánh xu thế của thời đại và nguyện vọng đông đảo của nhân dân Việt Nam.
- Về nhiệm vụ cách mạng, đều là chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất và giành độc lập dân tộc.
- Về lực lượng cách mạng, chủ yếu là công nhân và nông dân. Đây là hai lực lượng nòng cốt và cơ bản đông đảo trong xã hội góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc nước ta.
- Về phương pháp cách mạng, sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam cả về chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông.
- Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng thế giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình.
- Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản. “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”[4]. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam”[7]. Sự giống nhau trên là do cả hai văn kiện đều thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng vô sản chiụ ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917.
- Bên cạnh những điểm giống nhau, hai cương lĩnh trên có một số điểm khác sau.
Điểm khác nhau:
Cương lĩnh chính trị xây dựng đường lối của cách mạng
Việt Nam, còn Luận cương đề cập rộng hơn (Đông Dương).
- Một là, xác định kẻ thù và nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng: Trong cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ giặc Pháp sau đó mới đánh đổ phong kiến và tay sai phản cách mạng( nhiệm vụ dân tộc và dân chủ). Nhiệm vụ dân tộc được coi là nhiệm vụ trọng đại của cách mạng, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề dân tộc để giải quyết. Như vậy mục tiêu của cưong lĩnh xác định: Làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, dân chủ, bình đẳng, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quân đội công nông, thi hành chính sách tự do dân chủ bình đẳng phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa. Trong Luận cương chính trị thì xác định phải “tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để” và “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập”[7]. Hai nhiệm vụ chiến lược dân chủ và dân tộc được tiến hành cùng một lúc có quan hệ khăng khít với nhau. Việc xác định nhiệm vụ như vậy của Luận cương đã đáp ứng những yêu cầu khách quan đồng thời giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đang ngày càng sâu sắc. Tuy nhiên, Luận cương chưa xác định được kẻ thù, nhiệm vụ hàng đầu ở một nước thuộc địa nửa phong kiến nên không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu đó là nêu cao vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề cách mạng ruộng đất.
- Hai là, về lực lượng cách mạng: Trong Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung nông, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam chưa rõ mặt phản cách mạng. Như vậy, ngoài việc xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng là giai cấp công nhân thì cương lĩnh cũng phát huy được sức mạnh của cả khối đoàn kết dân tộc, hướng vào nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc. Với Luận cương thì xác định giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính của cách mạng mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vô sản là đông lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nông dân có số lượng đông đảo nhất, là một động lực mạnh của cách mạng, còn những giai cấp và tầng lớp khác ngoài công nông như tư sản thương nghiệp thì đứng về phía đế quốc chống cách mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. Điều đó cho thấy ta chưa phát huy được khối đoàn kết dân tộc, chưa đánh giá đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến ở mức độ nhất định của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai.
Tóm lại, Luận cương đã thể hiện là một văn kiện tiếp thu được những quan điểm chủ yếu của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt, xác định được nhiệm vụ nòng cốt của cách mạng. Tuy nhiên, Luận cương cũng có những mặt hạn chế nhất định: Sử dụng một cách lập khuân máy móc chủ nghĩa Mác-Lênin vào cách mạng Việt Nam, còn quá nhấn mạnh đấu tranh giai cấp. Còn Cương lĩnh chính trị tuy còn sơ lược vắn tắt nhưng nó đã vạch ra phương hương cơ bản của cách mạng nước ta, phát triển từ cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cương lĩnh thể hiện sự vận dụng đúng đắn sáng tạo, nhạy bén chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, giữa tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản và thực tiễn cách mạng Việt Nam, nó phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử .
Hai cương lĩnh trên cùng với sự thống nhất về tổ chức có ý nghĩa hết sức to lớn cùng với sự ra đời của Đảng ta, là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc ta. Chúng là nền tảng cho những văn kiện nhằm xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận, tư tưởng.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Chân dung đồng chí Trần Phú
Nguồn:[9]
Phụ lục 2: Đồng chí Trần Phú bên luận cương Tháng 10 của ông
Nguồn:[9]
Phụ lục 3: Nơi đồng chí Trần Phú viết luận cương tháng 10 (ngày xưa)
Nguồn: [9]
Phụ lục 4: Căn nhà đồng chí Trần Phú viết Luận cương tháng 10 hiện nay
Nguồn: [9]
Phụ lục 5: Khu lăng mộ đồng chí Trần Phú, huyện Đức Thọ- tỉnh Hà Tĩnh
Nguồn:[9]
Nguồn:[9]
Phụ lục 6: Đài tưởng niệm đồng chí Trần Phú
Phụ lục 6: Các đồng đội viếng thăm đồng chí Trần Phú
Nguồn:[9]
Phụ lục 7: Luận cương tháng 10 của Trần Phú bên cạnh cương lĩnh tháng 2 của Hồ Chí Minh
Nguồn:[9]
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đồng chí Trần Phú, Tổng bí thư đầu tiên của Đảng niềm tự hào của người dân Đức Thọ - Hà Tĩnh, đăng bởi: Love_mutcarem123, ngày 23-11-2008, Google.com.vn
2. Đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng - Con người Xứ Nghệ, Hoàng Minh Đang, 28-01-2010, google.com.vn.
3. Trần Phú, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, google.com.vn
4. Tiểu Sử Đồng Chí Trần Phú, Trịnh Quang Hà, Thứ bảy, 01 Tháng 8 2009 14:27, google.com.vn
5. Những anh hùng dân tộc Việt Nam và những câu nói bất hủ,
diễn đàn hochanh.net.vn, 11/6/2010
6. Luận cương của Trần Phú - tháng 10/1930, Tác giả xharupanx, google.com.vn
7. So sánh luận cương chính trị của Trần Phú với cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng do Bác Hồ khởi thảo? Bạch Thi Xuyên , google.com.vn.
8. Đề cương bài giảng Đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam, Trường Đại học Công nghiệp TPHCM, năm 2010.
9. Hình ảnh cho Hình ảnh của đồng chí TBT Trần Phú và Hà Huy Tập, google.com.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận đề tài- Tìm hiểu đôi nét về đồng chí Trần Phú và luận cương tháng 10 của ông.doc