Tiểu luận Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

Giai đoạn đầu từ khi ra đời cho đến hết năm 2000, chỉ số chứng khoán VN-Index đã tăng “phi mã” từ 100 điểm lên 571 điểm - gấp trên 5,7 lần trong vòng 6 tháng. Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ năm 2001 đến giữa năm 2004, chỉ số VN-Index gần như “rơi tự do” từ 571 điểm xuống còn trên 130 điểm.Nguyên nhân là do khủng hoảng tài chính Mỹ, mà nguyên nhân sâu xa là “ khủng bố ngày 11/9/2001” Giai đoạn thứ ba, từ nửa cuối năm 2004, chỉ số VN-Index “bò dần” lên trên 200 điểm và đến hết năm 2005, đã vượt qua mốc 300 điểm. Giai đoạn vượt qua khủng hoảng và đang trên đà phát triển trở lại Giai đoạn thứ tư, từ năm 2006 là giai đoạn sốt nóng, khi phiên giao dịch đầu năm mới có 304 điểm, thì đến ngày 25/4 đã vọt lên đỉnh điểm 632,69 điểm, trong đó giá cổ phiếu của bốn công ty niêm yết hàng đầu đã vượt mức 100 nghìn đồng/cổ phiếu, tức gấp trên 10 lần mệnh giá.

pdf28 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 4037 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN LỚP VB2-TCNH TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1. Nguyễn Viết Thông 2. Vương Vân Nhi 3. Phạm Hà Nam 4. Trịnh Thùy Dung 5. Nguyễn Hữu Sáng 6. Trần Mạnh Cường 7. Nguyễn Thị Hoa Lý 8. Nguyễn Văn Hải 9. Trần Thị Mỹ Nga 10.Võ Thị Thu Thảo Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 2 I. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HỒ CHÍ MINH - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Quá trình hình thành Để thực hiện đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước, duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế bền vững và chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển. Vì vậy, việc xây dựng TTCK ở Việt Nam đã trở thành nhu cầu bức xúc và cấp thiết nhằm huy động các nguồn vốn trung, dài hạn ở trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển kinh tế thông qua chứng khoán nợ và chứng khoán vốn. Thêm vào đó, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước với sự hình thành và phát triển của TTCK sẽ tạo môi trường ngày càng công khai và lành mạnh hơn. Ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán cùng với Quyết định thành lập hai (02) Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ngày 20/07/2000, TTGDCK Tp.HCM đã chính thức khai trương đi vào vận hành, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 02 loại cổ phiếu niêm yết. Qua 7 năm với sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với TTCK thế giới, Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM đã chính thức được Chính phủ ký Quyết định số:599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 chuyển đổi thành Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM. Ngày 08/08/2007, SGDCK TP.HCM đã chính thức được khai trương. Quá trình phát triển Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 3 Cho đến nay, SGDCK TP.HCM đã đạt những thành quả rất đáng khích lệ. Tính đến ngày 31/12/2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 ngàn tỷ đồng, đặc biệt có 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia niêm yết; 03 chứng chỉ quỹ đầu tư với khối lượng 171,4 triệu đơn vị và 366 trái phiếu các loại. Dự kiến thời g ian tới, số lượng cổ phiếu niêm yết tại SGDCK TP.HCM sẽ tăng lên rất nhiều do Chính phủ đã có chủ trương đưa cổ phiếu của một số tổng công ty lớn, các ngân hàng thương mại quốc doanh cổ phần hoá vào niêm yết trên thị trường Trước sự tăng trưởng của TTCK, số lượng công ty chứng khoán thành viên của SGDCK TP.HCM cũng không ngừng tăng về số lượng, quy mô và chất lượng dịch vụ. Tính đến hết ngày 31/12/2007, toàn thị trường đã có 62 công ty chứng khoán đăng ký làm thành viên của Sở với tổng số vốn đăng ký là 9.960 tỷ đồng. Các thành viên hầu hết được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh với các nghiệp vụ gồm: môi g iới, tự doanh, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư. Đến cuối năm 2006, số lượng tài khoản của nhà đầu tư mở tại các công ty chứng khoán thành viên lên tới trên 106 ngàn tài khoản, thì cho đến hết năm 2007 số lượng tài khoản của nhà đầu tư mở tại các CTCK đã lên tới gần 298 ngàn tài khoản trong đó có trên 7 ngàn tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Đối với hoạt động giao dịch, SGDCK TP.HCM đã thực hiện giao dịch khớp lệnh liên tục từ ngày 30/07/2007 và từng bước triển khai giao dịch nhập lệnh từ xa để đáp ứng với tình hình thị trường đang phát triển. Tính đến ngày 31/12/2007, SGDCK TP.HCM đã thực hiện được 1699 phiên giao dịch với khối lượng khoảng 4.225 triệu chứng khoán và gía trị khoảng 384.452 tỷ Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 4 đồng. Riêng trong năm 2007, khối lượng giao dịch đạt khoảng gần 2.390 triệu chứng khoán với tổng giá trị giao dịch là 245.651 tỷ đồng. Biến động giá cổ phiếu được phản ánh rõ nét qua biến động chỉ số VN INDEX. Từ mức 307,5 điểm vào cuối năm 2005, VN INDEX tăng và đạt mức kỷ lục 1.170,67 điểm trong phiên 12/03/2007. Trong hoạt động đối ngoại, SGDCK TP.HCM đã thực hiện ký kết nhiều Biên bản hợp tác với các SGDCK các nước trên thế giới như SGDCK Luân đôn, Thái Lan, New York(Mỹ), Malaysia, Singapore, CH Czech, Warsaw(Ba Lan),Tokyo (Nhật bản), Hồng Kông trong các lĩnh vực về hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo cán bộ cho SGDCK TP.HCM, trao đổi thông tin giữa các SGDCK, đồng thời tạo điều kiện thực hiện niêm yết chéo giữa các Sở trong tương lai. TTCK VN sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh cùng với tăng trưởng cao của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sức hấp dẫn ngày càng tăng của các nhà đầu tư quốc tế vào Việt nam, chính sách cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước gắn liền với hoạt động niêm yết…là những yếu tố bảo đảm sự phát triển bền vững của TTCK VN. Trước những triển vọng trên, SGDCK TP.HCM trong tương lai sẽ triển khai thựchiện các nhiệm vụ sau: - Tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp cổ phần đủ đ iều k iện lên niêm yết trên SGDCK nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. - Tăng cường và phát triển hệ thống công bố thông tin nhằm đảm bảo thông tin công bố kịp thời. Giám sát việc công bố thông tin của các thành viên thị trường đảm bảo tính minh bạch, đầy đủ. - Tăng cường công tác giám sát thị trường bằng việc hoàn thiện phần mềm giám sát để theo dõi, phát hiện giao dịch nội gián, thao túng, lũng đoạn thị trường. Tăng cường công tác thu thập thông tin tin đồn. Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 5 -Xây dựng hệ thống Công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng yêu cầu của thị trường và theo tiêu chuẩn quốc tế; Đồng thời tiếp tục triển khai và hoàn tất thực hiện việc giao dịch từ xa từ các Thành viên đến Sở, tiến tới việc giao dịch không sàn trong tương lai. -Đề xuất các chính sách hợp lý để thị trường chứng khoán phát triển bền vững, thu hút mọi nguồn lực trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Tiếp tục ký biên bản hợp tác với các SGDCK trên thế giới; Đồng thời tổ chức và thực hiện các nội dung trong các Biên bản hợp tác đã ký, đặc biệt phối hợp với các SGDCK tổ chức thực việc niêm yết chéo giữa các thị trường. II. QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH a. Quyền hạn  Ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin và thành viên giao dịch sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;  Tổ chức và điều hành hoạt động giao d ịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán  Tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ giao dịch chứng khoán theo Quy chế giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán trong trường hợp cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư  Chấp thuận, huỷ bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán; Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 6  Chấp thuận, huỷ bỏ tư cách thành viên giao dịch; giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán của các thành viên giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán;  Giám sát hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, thành viên giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán  Cung cấp thông tin thị trường và các thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết  Thu phí theo quy định của Bộ Tài chính.  Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán;. b. Nghĩa vụ Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường được tiến hành công khai, công bằng, trật tự và hiệu quả Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;  Thực hiện công bố thông tin về giao dịch chứng khoán, thông tin về tổ chức niêm yết tại Sở g iao dịch chứng khoán, thông tin về công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và thông tin giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán;  Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác điều tra và phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;  Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho nhà đầu tư; Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 7  Bồi thường thiệt hại cho thành viên giao dịch trong trường hợp Sở giao dịch chứng khoán gây thiệt hại cho thành viên giao dịch, trừ trường hợp bất khả kháng. III. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG A. Niêm yết chứng khoán 1.Quy trình niêm yết chứng khoán Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký niêm yết lên SGDCK Tổ chức đăng ký niêm yết chứng khoán phải nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cho SGDCK hoặc. Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán thường bao gồm: Giấy đăng ký niêm yết chứng khoán theo mẫu quy định của Sở giao dịch; - Quyết định thông qua việc niêm yết chứng khoán của cấp có thẩm quyền cao nhất của công ty (đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên…) tùy theo loại hình công ty và loại chứng khoán niêm yết theo quy định của pháp luật. - Sổ đăng ký chủ sở hữu chứng khoán của tổ chức đăng ký niêm yết được lập trong một thời hạn nhất định theo qui định trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết - Bản cáo bạch của tổ chức niêm yết theo mẫu quy định và phải đáp ứng các yêu cầu: Có đầy đủ các thông tin cần thiết, trung thực, rõ ràng nhằm giúp cho người đầu tư và công ty chứng khoán có thể đánh giá đúng về tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh và triển vọng của tổ chức xin niêm yết; Các số liệu tài chính trong Bản cáo buộc phải phù hợp với các số liệu của Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong hồ sơ xin phép niêm yết. Có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng Ban Kiểm soát, Giám đốc (Tổng giám đốc), Kế toán trưởng của tổ chức xin niêm yết. Trường hợp đại diện ký thay cần có giấy uỷ quyền. Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 8 - Đối với việc niêm yết cổ phiếu của công ty cổ phần thì cần phải có cam kết của cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng nắm giữ một tỷ lệ do mình sở hữu trong thời gian theo qui định kể từ ngày niêm yết. - Hợp đồng tư vấn niêm yết (nếu có); - Giấy chứng nhận của tổ chức lưu ký chứng khoán về việc chứng của tổ chức đăng ký niêm yết đã đăng ký lưu ký tập trung. Tùy theo tính chất của từng loại chứng khoán và quy định của từng Sở giao dịch mà hồ sơ đăng ký giao dịch có thể nhiều hoặc ít hơn các tài liệu trên. Bước 2: SGDCK tiến hành thẩm định sơ bộ hồ sơ: Đây là bước kiểm tra ban đầu không dựa trên thực tế mà dựa trên cơ sở các tài liệu trong hồ sơ đăng ký niêm yết do tổ chức đăng ký niêm yết cung cấp. Mục đích của thẩm định sơ bộ là nhằm rút bớt thời gian thẩm định chính thức. Cho dù việc thẩm định này không được thực hiện một cách chính thức, nhưng nó có tác dụng quan trọng trong việc đưa ra quyết định cuối cùng việc chấp thuận hay từ chối việc niêm yết. Hầu hết các tổ chức đăng ký niêm yết không đáp ứng được các điều kiện do SGDCK đặt ra thì đều bị loại ngay khi thẩm định sơ bộ trước khi nộp đơn xin niêm yết chính thức. Khi thẩm định sơ bộ, sở giao dịch thường chú trọng đến các vấn đề sau: - Các điều khoản thành lập công ty, công ty con và các chi nhánh (nếu có). Tổ chức nộ bộ, chi tiết nhân sự về hội đồng quản trị, ban giám đốc, kiểm soát và lực lượng lao động; Việc nắm giữ chứng khoán, tham gia chia lợi nhuận, quyền lợi của hội đồng quản trị, ban giám đốc và của các cổ đông chính trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào liên quan đến công ty; Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 9 - Các vấn đề về nợ (phải thu, phải trả), việc kiện tụng chưa hoàn thành và ảnh hưởng của nó tới công ty (nếu có); - Khả năng sản xuất kinh doanh, đầu tư của công ty và các tác động của chính sách thu nhập, phân phối thu nhập trong tương lai; - Thường xuyên tổ chức công bố thông tin về mọi mặt hoạt động của công ty đặc biệt là các thông tin về tài chính như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lời, cơ cấu vốn, cơ cấu nắm giữ khối lượng chứng khoán trong những năm qua, mức độ thanh khoản của chứng khoán; Tiến trình thẩm định sơ bộ hồ sơ của SGDCK gồm các bước sau : -Thứ nhất : SGDCK kiểm tra các tài liệu do công ty xin niêm yết nộp; -Thứ hai: SGDCK đặt các câu hỏi cho công ty xin niêm yết về các tài liệu đã nộp; -Thứ ba: Công ty xin niêm yết trả lời câu hỏi của SGDCK về các thủ tục từ bước 1 đến bước 3 và lặp đi lặp lại cho đến khi các chi tiết được sáng tỏ hoàn toàn; -Thứ tư: SGDCK tìm hiểu thêm về công ty xin niêm yết và có thể đến công ty để kiểm tra các tài liệu và thu thập thêm các thông tin cần thiết cho việc thẩm định niêm yết chính thức; -Thứ năm: Nhân viên SGDCK thảo luận về kết quả của việc thẩm tra trong đó có các kết quả khi thực hiện tìm hiểu công ty; -Thứ sáu: SGDCK đưa ra quyết định cuối cùng và thông báo quyết định này cho công ty niêm yết. Bước 3: Nộp đơn xin phép niêm yết chính thức lên SGDCK: Sau khi nhận được thông báo kết quả thẩm định sơ bộ hồ sơ xin niêm yết của SGDCK với quyết định chấp thuận hồ sơ, công ty đăng ký niêm yết phải nộp đơn kèm hồ sơ xin niêm yết chính thức lên SGDCK. Ngoài các tài liệu trong hồ sơ thẩm định sơ bộ trước đây, hồ sơ xin niêm yết chính thức cần có Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 10 thêm các tài liệu sau: -Đơn xin niêm yết theo mẫu quy định của sở giao dịch trong đó nêu rõ lý do xin niêm yết; -Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; -Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty đã được phê chuẩn; -Mẫu chứng chỉ chứng khoán niêm yết, mệnh giá, các đặc quyền và đặc ân, số lượng mỗi loại chứng khoán cần được niêm yết; Cùng với việc nộp đơn xin phép niêm yết chính thức, công ty đăng ký niêm yết sẽ ký hợp đồng niêm yếtvới SGDCK trong đó quy định các nghĩa vụ của công ty niêm yết. Mỗi sở giao dịch đều có một mẫu hợp đồng niêm yết riêng nhưng tập trung đều có những nội dung sau: -Đảm bảo việc công bố thông tin theo định kỳ; -Đảm bảo việc công bố các bản báo cáo tài chính theo chuẩn mực và nguyên tắc kế toán quốc tế một cách thường xuyên và định kỳ; -Cung cấp cho SGDCK thông tin theo định kỳ nhằm giúp họ thực hiện tốt chức năng duy trì một thị trường có trật tự; - Ngăn chặn công ty thực hiện kinh doanh thiếu lành mạnh. Bước 4: SGDCK tiến hành kiểm tra niêm yết: Khi nhận được đơn xin niêm yết và ký hợp đồng niêm yết với công ty đăng ký niêm yết, SGDCK tiến hành kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của thông tin và kiểm tra, đối chiếu với các điều kiện về niêm yết chứng khoán trên SGDCK trên cơ sở các tài liệu báo cáo và đánh giá, so sánh với thực tế. Các nội dung trọng tâm mà SGDCK chú ý kiểm tra gồm: - Khả năng sinh lợi và ổn định của công ty; -Tổ chức quản lý và hoạt động của công ty; Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 11 -Lợi ích của công chúng và việc đảm bảo quyền lợi của công ty; Bước 5: SGDCK phê chuẩn niêm yết: Khi xét thấy công ty đăng ký niêm yết đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện về niêm yết chứng khoán, Hội đồng quản trị SGDCK sẽ phê chuẩn cho chứng khoán đó được niêm yết để chính thức giao dịch trên SGDCK. Bước 6: Khai trương niêm yết: Sau khi được phê chuẩn niêm yết, SGDCK sẽ quy định cụ thể thời gian sẽ niêm yết và mời chủ tịch hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và tổng giám đốc, giám đốc điều hành của công ty niêm yết để định ngày giao dịch đầu tiên trên SGDCK đối với chứng khoán đã được phê chuẩn cho phép niêm yết. Đây chính là việc giúp lãnh đạo công ty niêm yết hiện diện trước công chúng và nhận trách nhiệm pháp lý của công ty đã được niêm yết. 2. Các hình thức niêm yết chứng khoán  Niêm yết lần đầu  Niêm yết bổ sung  Thay đổi niêm yết  Niêm yết lại  Hủy bỏ niêm yết  Mua bán lại cổ phiếu của chính tổ chức niêm yết 3.Điều kiện niêm yết chứng khoán 3.1 Điều kiện niêm yết cổ phiếu Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. Căn cứ vào tình hình phát triển thị trường, mức vốn có thể được Bộ Tài chính điều chỉnh tăng hoặc giảm trong phạm vi tối đa 30% sau khi xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ. Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 12 Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết. Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật; công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan. Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ. Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời g ian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ. Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị đ ịnh này. 3.2 Điều kiện niêm yết trái phiếu: Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; Hoạt động kinh doanh của hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước; Có ít nhất 100 người sở hữu trái phiếu cùng một đợt phát hành; Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ theo quy định. Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 13 3.3 Điều kiện niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng: Là quỹ đóng có tổng giá trị chứng chỉ quỹ (theo mệnh giá) phát hành từ 50 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc công ty đầu tư chứng khoán có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 50 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. Sáng lập viên và thành viên Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán hoặc thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng của công ty đầu tư chứng khoán phải cam kết nắm giữ 100% số chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo. Có ít nhất 100 người sở hữu chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng hoặc ít nhất 100 cổ đông nắm giữ cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng. Có hồ sơ đăng ký niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng hợp lệ theo quy định. B. Giao dịch chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán 1. Ký quỹ giao dịch 1.1. Ký quỹ tiền:  Khi mua chứng khoán, quý khách hàng phải ký quỹ 100% số tiền mua cộng với các khoản chi phí phát s inh tạm tính. Số tiền ký quỹ = (số lượng chứng khoán đặt mua x Giá chứng khoán đặt mua) + Phí Giao dịch Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 14  Quý khách hàng có thể lựa chọn các hình thức nộp tiền ký quỹ khác nhau: 1.2. Ký quỹ chứng khoán:  Khi quý khách hàng bán chứng khoán, tài khoản lưu ký chứng khoán của quý khách hàng mở tại công ty phải có đủ 100% loại chứng khoán mà khách hàng muốn bán. 2. Phương thức giao dịch SGDCK TP.HCM tổ chức giao dịch chứng khoán thông qua hệ thống giao dịch theo 2 phương thức sau: 2.1. Phương thức khớp lệnh: Phương thức khớp lệnh bao gồm: Khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục. Khớp lệnh định kỳ: Là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán của khách hàng tại một thời điểm xác định. Nguyên tắc xác định giá thực hiện trong phương thức khớp lệnh định kỳ như sau:  Là mức giá thực hiện đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất.  Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn tiết nêu trên thì mức giá trùng hoặc gần với g iá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn. Phương thức khớp lệnh định kỳ được sử dụng để xác định giá mở cửa và giá đóng cửa của chứng khoán trong phiên giao dịch. Khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch. Nguyên tắc xác định giá thực hiện trong phương thức khớp lệnh liên tục là mức giá của các lệnh giới hạn đối ứng đang nằm chờ trên sổ lệnh. 2.2. Phương thức thoả thuận: Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 15 Là phương thức giao dịch trong đó các thành viên tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch của thành viên nhập thông tin vào hệ thống giao dịch để ghi nhận. 3. Thời gian giao dịch Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM tổ chức giao dịch chứng khoán từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ lễ theo quy định của Bộ luật Lao động. 3.1. Đối với Cổ phiếu và Chứng chỉ quỹ đầu tư: Giao dịch theo theo 2 phương thức giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận.  Giao dịch khớp lệnh: 3 đợt trong ngày  Từ 8:30’ đến 9:00’ : Giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa .  Từ 9:00’ đến 10:15’ : Giao dịch khớp lệnh liên tục  Từ 10:15’ đến 10:30’: Giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa.  Thời gian giao dịch thỏa thuận: từ 10:30’ đến 11:00’. 3.2. Đối với Trái phiếu: Chỉ giao dịch theo phương thức thỏa thuận từ 8:30’ đến 11:00’. 4. Lệnh giao dịch 4.1. Lệnh giới hạn:  Là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn.  Lệnh giới hạn có hiệu lực kể từ khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến lúc kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ. 4.2. Lệnh thị trường (viết tắt là MP): Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 16  Là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.  Nếu sau khi so khớp lệnh theo nguyên tắc ở điểm trên mà khối lượng đặt lệnh của lệnh thị trường vẫn chưa được thực hiện hết thì lệnh thị trường sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường.  Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh thị trường vẫn còn sau khi giao d ịch theo nguyên tắc tại điểm trên và không thể t iếp tục khớp được nữa thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại mức giá cao hơn một bước giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó hoặc lệnh giới hạn bán tại mức giá thấp hơn một bước giá so với giá giao d ịch cuối cùng trước đó.  Trường hợp giá thực hiện cuối cùng là giá trần đối với lệnh thị trường mua hoặc giá sàn đối với lệnh thị trường bán thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại giá trần hoặc lệnh giới hạn bán tại giá sàn.  Các thành viên không được nhập lệnh thị trường vào hệ thống giao dịch khi chưa có lệnh giới hạn đối ứng đối với chứng khoán đó.  Lệnh thị trường được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh liên tục. 4.3. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (viết tắt là ATO):  Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa.  Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.  Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa và sẽ tự động b ị hủy bỏ sau thời đ iểm Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 17 xác định g iá mở cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết. 4.4. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa (viết tắt là ATC):  Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa.  Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.  Lệnh ATC được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa và sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá đóng cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết. 5. Biên độ giao động giá trong ngày 5.1. Trái phiếu: Không áp dụng biên độ dao động giá 5.2. Biên độ giao động giá đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư: Giá tối đa (Giá trần) = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá) Giá tối thiểu (Giá sàn) = Giá tham chiếu – (Giá tham chiếu xBiên độ dao động giá) Biên độ dao động giá hiện tại là +/- 3% so với giá tham chiếu 5.3. Biên độ giao động giá trong những trường hợp đặc biệt: Một số trường hợp đặc biệt sau đây sẽ không áp dụng biên độ giao động +/- 3%:  Ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư mới niêm yết; Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 18  Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư được giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch trên30 ngày.  Các trường hợp khác theo quyết định của SGDCK TP.HCM. SGDCK TP.HCM quy định biên độ dao động giá đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư trong ngày giao dịch sau khi có sự chấp thuận của UBCKNN. 6. Xác định giá tham chiếu  Giá tham chiếu của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư đang giao dịch là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó.  Trường hợp cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư mới được niêm yết, trong ngày giao dịch đầutiên, giá tham chiếu được xác định theo quy định tại Điều 11 của Quy chế này.  Trường hợp chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch trên 30 ngày khi được giao dịch trở lại thì giá tham chiếu được xác định tương tự quy định tại Khoản 10.2. Điều này.  Trường hợp giao dịch chứng khoán không được hưởng cổ tức và các quyền kèm theo, giá tham chiếu tại ngày không hưởng quyền được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất điều chỉnh theo giá trị cổ tức được nhận hoặc giá trị các quyền kèm theo.  Trường hợp tách hoặc gộp cổ phiếu, giá tham chiếu tại ngày giao dịch trở lại được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch trước ngày tách; trường hợp cần thiết, SGDCK TP.HCM có thể áp dụng phương thức xác định giá tham chiếu khác sau khi có sự chấp thuận của UBCKNN. 7. Đối với chứng khoán mới niêm yết Việc xác đ ịnh g iá của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mới niêm yết trong ngày giao dịch đầu tiên được quy định như sau: Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 19  Tổ chức niêm yết và tổ chức tư vấn niêm yết (nếu có) phải đưa ra mức giá giao dịch dự kiến để làm giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên.  Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên là +/-20% so với giá giao dịch dự kiến.  Giá đóng cửa trong ngày giao dịch đầu tiên sẽ là giá tham chiếu cho ngày giao dịch kế tiếp. Biên độ g iao động cho những ngày tiếp theo sẽ được xác định giống như tại mục 5.2  Nếu trong 3 ngày giao dịch đầu tiên, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mới niêm yết vẫn chưa có giá đóng cửa, tổ chức niêm yết sẽ phải xác định lại g iá giao dịch dự kiến. Không cho phép giao dịch thỏa thuận cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trong ngày giao dịch đầu tiên.  Không quy đ ịnh mức giá g iao dịch dự kiến, biên độ dao động giá đối với trái phiếu mới niêm yết trong ngày giao dịch đầu tiên. 8. Đơn vị giao dịch – đơn vị yết giá 8.1. Đơn vị giao dịch được quy định như sau: SGDCK TP. HCM quy định đơn vị g iao dịch lô chẵn, khối lượng giao dịch lô lớn sau khi có sự chấp thuận của UBCKNN. 8.2. Đơn vị yết giá được quy định như sau:  Giao dịch theo phương thức khớp lệnh: Mức giá Đơn vị yết giá ≤49.900 100 đồng 50.000 - 99.500 500 đồng ≥ 100.000 1.000 đồng  Không quy định đơn vị yết giá đối với phương thức giao dịch thoả thuận. 9. Nguyên tắc khớp lệnh giao dịch Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 20 Hệ thống giao dịch thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán theo nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian như sau:  Ưu tiên về giá:  Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước;  Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước;  Ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước. 10. Quy định mua bán chứng khoán trong phiên giao dịch  Hiện nay theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh nhà đầu tư không được phép mua bán cùng một loại chứng khoán trong cùng một ngày giao dịch trên một tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán.  Nhà đầu tư không được cùng đặt và hủy lệnh trong cùng một phiên khớp lệnh định kỳ.  Trường hợp lệnh mua (bán) của nhà đầu tư chưa được khớp một phần (hoặc toàn bộ) trong đợt khớp lệnh trước mà muốn đặt lại lệnh bán (mua) cùng loại chứng khoán đã đặt lệnh thì nhà đầu tư phải huỷ lệnh cũ trước rồi mới có thể đặt lại lệnh bán (mua) lại. Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 21 IV. BỘ MÁY TỔ CHỨC SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1 Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị (H§QT) là cơ quan quản lý cấp cao nhất. H§QT cã c¸c thành viªn ®¹i diÖn là nh÷ng người cã liªn quan trùc tiÕp hoÆc gi¸n tiÕp ®Õn thÞ trường chøng kho¸n. Thành viªn H§QT gåm: ®¹i diÖn cña c«ng ty chøng kho¸n thành viªn; mét sè ®¹i diÖn kh«ng ph¶i là thành viªn như tæ chøc niªm yÕt; giíi chuyªn m«n; nhà kinh doanh; chuyªn gia luËt và thành Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 22 viªn ®¹i diÖn cho ChÝnh phñ. C¸c ®¹i diÖn cña c«ng ty chøng kho¸n thành viªn ®ược xem là thành viªn quan träng nhÊt cña H§QT. C¸c c«ng ty chøng kho¸n thành viªn cã nhiÒu kinh nghiÖm và kiÕn thøc trong viÖc ®iÒu hành thÞ trường chøng kho¸n. QuyÕt ®Þnh cña H§QT cã ¶nh hưởng trùc tiÕp tíi ho¹t ®éng kinh doanh cña c¸c thành viªn. V× vËy, c¸c ®¹i diÖn cña c¸c thμnh viªn nªn ®ược bày tá c¸c ý kiÕn cña m×nh t¹i H§QT. Chủ tịch HĐQT của SGDCK tp.HCM hiện nay là Ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó chủ tịch là Ông Trần Đắc Sinh cùng các ủy viên HĐQT. 1.2 Ban tổng giám đốc : Ban gi¸m ®èc ®iÒu hành chÞu tr¸ch nhiÖm vÒ ho¹t ®éng cña SGDCK, gi¸m s¸t c¸c hành vi giao dÞch cña c¸c thành viªn, dù th¶o c¸c quy ®Þnh và quy chÕ cña SGDCK. Ban gi¸m ®èc ho¹t ®éng mét c¸ch ®éc lËp nhưng chÞu sù chØ ®¹o trùc tiÕp tõ H§QT. Ban gi¸m ®èc ®iÒu hành, bao gåm người ®øng ®Çu là Tæng gi¸m ®èc và c¸c Phã Tæng gi¸m ®èc ®iÒu hành phô tr¸ch c¸c lÜnh vùc kh¸c nhau. Tổng giám đốc tại SGDCK tp.HCM là ông Trần Đắc Sinh 1.3 Các phòng ban : Các phòng ban cã chøc n¨ng tư vÊn, hç trî cho H§QT và Ban gi¸m ®èc ®iÒu hành trªn c¬ së ®ưa ra c¸c ý kiÕn ®Ò xuÊt thuéc lÜnh vùc cña ban. Ngoài ra, ë mét sè SGDCK cßn thành lËp mét sè ban ®Æc biÖt ®Ó gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò ®Æc biÖt vÒ qu¶n lý, tư vÊn hoÆc xö ph¹t. TÊt c¶ hoÆc mét sè thành viªn cña Ban là thành viªn H§QT và n»m trong sè c¸c thành viªn bªn trong hoÆc thành viªn bªn ngoài SGDCK. Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 23 V. VN-INDEX VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI Chỉ số VNINDEX Chỉ số chứng khoán Việt Nam ký hiệu là VN - Index. VN - Index xây dựng căn cứ vào giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu được niêm yết. Với hệ thống chỉ số này, nhà đầu tư có thể đánh giá và phân tích thị trường một cách tổng quát. VN - Index được tính theo công thức sau: VN INDEX = å (( P1i x Q1i ) x 100 ) / P0i x Q0i )) Trong đó: + P1i : Giá hiện hành của cổ phiếu i + Q1i: Khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu i + Poi : Giá của cổ phiếu i thời kỳ gốc + Qoi : Khối lượng của cổ phiếu i tại thời kỳ gốc Các trường hợp điều chỉnh và cách điều chỉnh: 1. Khi trên thị trường xảy ra trường hợp niêm yết mới hay tổ chức niêm yết tiến hành tăng vốn, hệ số chia sẽ được điều chỉnh như sau: D1 = D0 x V1 / (V1- AV ) Trong đó: + D1: Hệ số chia mới + D0: Hệ số chia cũ ( D0 = å P0i x Q0i ) Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 24 + V1: Tổng giá trị hiện hành của các cổ phiếu niêm yết ( V1 = å P1i x Q1i ) + AV: Giá trị điều chỉnh cổ phiếu 2. Khi huỷ niêm yết hay tổ chức niêm yết tiến hành giảm vốn, hệ số chia mới sẽ được tính như sau: D1 = D0 x V1 / ( V1+ AV) Chỉ số Nikkei Chỉ số NIKKEI 225: là chỉ số tổng hợp cổ phiếu với quyền số giá cả của 225 cổ phiếu thuộc sở giao dịch chứng khoán Tokyo và 250 cổ phiếu thuộc sở giao dịch Osaka do Thời báo kinh tế Nhật tính toán và công bố. Chỉ số này còn được gọi là chỉ số NIKKEI Dow vì phương pháp tính của nó như phương pháp tính các chỉ số DowJones. Chỉ số TOPIX: chỉ số này tính cho tất cả chứng khoán quan trọng niêm yết tại thị trường chứng khoán Tokyo. Thời điểm gốc là 4/1/1968 với giá trị gốc là 100. - Chỉ số Dow Jones là chỉ số giá chứng khoán bình quân của thị trường chứng khoán New York (Mỹ), cũng là chỉ số giá bình quân của 65 Blue chips (65 chứng khoán hàng đầu) trong số các chứng khoán được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán New York. Từ trái qua: C.H.Dow, E.D.Jones và C.Bergstresser. Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 25 Dow Jones (DJ) là do họ hai người Mỹ ghép lại. Một người là nhà báo Charles Henry Dow (1851-1902); người kia là nhà thống kê Edward David Jones (1856-1920). Dow, Jones cùng với nhà báo Charles Bergstresser đồng sáng lập Dow Jones & Company. Năm 1889, Dow còn khai sinh The Wall Street Journal (Nhật báo Phố Wall), là một trong những ấn bản tài chính uy tín nhất trên thế giới, là nơi công bố chỉ số DJ do cả ba cùng sáng tạo nên. Được công bố hằng ngày trên Nhật báo phố Wall, chỉ số DJ bao hàm 3 chỉ số liên quan 3 nhóm ngành nghề ở Mỹ: (1) Chỉ số bình quân công nghiệp DJIA (DJ Industrial Average). Căn cứ trên 30 Blue chips, DJIA là chỉ số lâu đời nhất ở Mỹ, công bố lần đầu tiên ngày 26-5-1896. (2) Chỉ số bình quân vận tải DJTA (DJ Transportation Average). Căn cứ trên 20 Blue chips của các công ty hàng không, đường sắt và đường thủy, DJTA được công bố lần đầu tiên ngày 26-10-1896. (3) Chỉ số bình quân dịch vụ DJUA (DJ Utilities Average). Căn cứ trên 15 Blue chips của các công ty điện, năng lượng và khí đốt. DJUA được công bố lần đầu tiên vào tháng 1-1929. Chỉ số DJ căn cứ trên 65 Blue chips mang tính đại diện nhưng khối lượng giao dịch của 65 Blue chips này chiếm hơn 3/4 khối lượng của thị trường chứng khoán New York. Do đó, chỉ số DJ thường phản ánh đúng xu thế biến động giá của thị trường chứng khoán Mỹ, được coi là “nhiệt kế” để đo “tình trạng sức khỏe” của nền kinh tế - xã hội nước này. Thông thường, kinh tế tăng trưởng thì chỉ số DJ tăng và ngược lại. Sự tăng trưởng và phát triển của chỉ số VN-index qua 8 năm hoạt động: Chỉ số VN-Index đã chứng minh sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường. Nếu trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000, VN-Index ở Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 26 mức 100 điểm thì vào ngày 28/2/2007, là 1136 điểm, tăng 11 lần so với ngày gốc. TTCKVN cho tới cuối năm 2007 đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm: Giai đoạn đầu từ khi ra đời cho đến hết năm 2000, chỉ số chứng khoán VN-Index đã tăng “phi mã” từ 100 điểm lên 571 điểm - gấp trên 5,7 lần trong vòng 6 tháng. Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ năm 2001 đến giữa năm 2004, chỉ số VN-Index gần như “rơi tự do” từ 571 điểm xuống còn trên 130 điểm.Nguyên nhân là do khủng hoảng tài chính Mỹ, mà nguyên nhân sâu xa là “ khủng bố ngày 11/9/2001” Giai đoạn thứ ba, từ nửa cuối năm 2004, chỉ số VN-Index “bò dần” lên trên 200 điểm và đến hết năm 2005, đã vượt qua mốc 300 điểm. Giai đoạn vượt qua khủng hoảng và đang trên đà phát triển trở lại Giai đoạn thứ tư, từ năm 2006 là giai đoạn sốt nóng, khi phiên giao dịch đầu năm mới có 304 điểm, thì đến ngày 25/4 đã vọt lên đỉnh điểm 632,69 điểm, trong đó giá cổ phiếu của bốn công ty niêm yết hàng đầu đã vượt mức 100 nghìn đồng/cổ phiếu, tức gấp trên 10 lần mệnh giá. Giai đoạn thứ năm bắt đầu từ cuối tháng 5/2006, chỉ số VN-Index lại “lao xuống” còn khoảng 500 điểm. Giá tr ị giao dịch chứng khoán trung bình một phiên tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM), nếu tháng 3 mới đạt 92,4 tỷ đồng, thì tháng 4 đạt 156 tỷ đồng, nhưng tháng 5, lại giảm xuống còn 104 tỷ đồng, tháng 6 chỉ còn 60 tỷ - trong đó tuần cuối tháng 6 còn 53,7 tỷ đồng, thậm chí một số phiên chỉ còn 30 - 40 tỷ đồng. Nguyên nhân là do Việt Nam gia nhập WTO, các nhà đầu tư chuyển sang các kênh đầu tư khác Giai đoạn thứ sáu, TTCK 6 tháng đầu năm 2007 phát triển đi lên, VN-Index bứt phá ngoạn mục, với đồ thị đ i lên gần như thẳng đứng, từ đầu Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 27 tháng 1 đến giữa tháng 3 năm 2007, VN-Index tăng đến trên 55% và đã đạt ở mức kỷ lục 1.174,22 điểm. Sau đó là giai đoạn điều chỉnh mạnh từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 4/2007, VN-Index tụt dốc đến trên 20%; và phục hồi từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6/2007 với mức tăng trưởng khoảng 15%. Đến cuối tháng 7/2007, VN-Index dao động xung quanh ngưỡng 1.000 điểm (đến giữa tháng 5/2007 đã lên 1.060 điểm), tăng hơn 10 lần so với năm 2000. Giai đoạn từ cuối năm 2007 đến nay, VN-Index sụt giảm liên tiếp và đã có những thời điểm xuống dưới ngưỡng tâm lý là 400 điểm.Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới, mà đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Mỹ (Xem Đồ thị 1). Đồ thị 1: Diễn biến chỉ số VN-Index từ ngày 03/01/2006 đến ngày 6/8/2008 VN-Index 0.00 200.00 400.00 600.00 800.00 1,000.00 1,200.00 1,400.00 3 /1 /0 6 2 1 /3 /0 6 3 1 /5 /0 6 8 /8 /0 6 1 7 /1 0 /0 6 2 5 /1 2 /0 6 1 3 /3 /2 0 07 2 5 /5 /2 0 07 2 /8 /2 0 07 11 /1 0 /2 0 07 19 /1 2 /2 0 07 7 /3 /2 0 08 23 /0 5 /2 0 08 6 /8 /2 0 08 VN-Index Tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trang 28 Tóm lại có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số VN Index như môi trường chính trị, khung pháp lý, môi trường kinh tế, sự tăng trưởng của các doanh nghiệp trong nước và điểm nổi bật là từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Bên cạnh sự ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, chỉ số VN-Index còn chịu ảnh hưởng của thị trường tài chính thế giới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_giao_dich_chung_khoan_tphcm_2103.pdf
Luận văn liên quan