Tiểu luận Tìm hiểu Luật tập quán quốc tế
Yếu tố opinion juris trong Lotus case chính là quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ cho
rằng một quốc gia mà có tàu mang cờ có đặc quyền tài phán đối với tất cả những gì diễn
ra đ ối với một con tàu trên biển cả. Tàu thuyền lớn trên biển cả không là đối tượng của
bất kỳ thẩm quyền nào, trừ thẩm quyền của quốc gia mà con tàu đó mang cờ. Thổ Nhĩ
Kỳ cho rằng không có một nguyên tắc nào của luật quốc tế cấm một quốc gia có tàu
chịu ảnh hưởng từ hành động sai trái cho rằng hành động đó diễn ra trên lãnh thổ của
nước mình và truy tố người phạm tội. Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng mình có thẩm quyền
xét xử trong vụ va chạm trên biển ngày 2/8/1927 giữa tàu Lotus của Pháp và Boz-Kourt
của Thổ Nhĩ Kỳlàm cho 8 công dân Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng.
12 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3489 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu Luật tập quán quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Tìm hiểu Luật tập quán quốc tế
Luật tập quán quốc tế ràng buộc mọi quốc gia và có hai yêu cầu: thực tiễn quốc gia là
không thay đổi và nhất quán, và các quốc gia tin rằng hành vi là do luật đòi hỏi ( opinio
juris). Opinio juris rất cần thiết cho sự ra đời của các quy định tập quán. Để tạo nên một
quy định tập quán, thực tiễn quốc gia phải được đi kèm hoặc bao gồm tuyên bố rằng
hành động được Luật quốc tế cho phép, được yêu cầu thực hiện hoặc cấm đoán. Các
quốc gia tuyên bố như vậy không cần thiết phải tin rằng những tuyên bố đó là đúng, mà
điều cần thiết là những tuyên bố đó không bị các quốc gia khác phản đối.
1. Diễn biến vụ việc
Nửa đêm ngày 2/8/1926 trong phạm vi 5-6 hải lý về phía Bắc của mũi Sigri, xảy
ra vụ va chạm giữa tàu Lotus chở thư của Pháp đang tiến đến Constantinople và tàu
Boz-Kourt chở than của Thổ Nhĩ Kỳ. Hậu quả là tàu Boz-Kourt bị vỡ làm đôi, bị chìm
và 8 người mang quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ bị thiệt mạng. Sau tất cả những cố gắng đã cứu
được 10 người của tàu Boz – Kourt, tàu Lotus tiếp tục hành trình đến Constantinople và
đã cập cảng ngày 3/8.
Vào thời điểm xảy ra vụ va chạm, nhân viên đài quan sát trên tàu Lotus là ngài
Demons công dân Pháp, và chỉ huy trực tiếp của Boz – Kourt là Hassan Bey, một trong
những người được cứu thoát khỏi vụ đắm tàu.
Ngày 3/8, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành điều tra va chạm trên tàu Lotus.
Ngày4/8, đại uý Demons – thuyền trưởng tàu Lotus đã nộp bản báo cáo tại tổng lãnh sự
Pháp.
Ngày 5/8, các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu đại uý Demons lên bờ để đưa
ra các bằng chứng. Sự thẩm tra đã dẫn đến việc bắt giữ Demons mà không có sự thông
báo đến Tổng lãnh sự Pháp và bắt giữ Hassan Bey.
Đại diện của Thổ Nhĩ Kỳ - công tố viên của Stamboul, cho rằng việc bắt giữ này
giống như việc bắt giữ để chờ xét xử (tiền giam giữ), đã có hiệu lực để đảm bảo rằng
việc khởi tố hình sự đối với 2 nhân viên bị buộc tội ngộ sát.
Ngày 28/8, vụ kiện đầu tiên được diễn ra đầu tiên tại toà án hình sự Stamboul. Tại
phiên toà này, đại uý Demons phản đối thẩm quyền của toà án Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên,
toà án bác bỏ phản đối của Demons.
Ngày 11/9, các thủ tục kiện tụng được tiếp tục, Demons yêu cầu được bảo lãnh.
Ngày 13/9, yêu cầu bảo lãnh được chấp nhận với số tiền là 6000 bảng Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 15/9, toà án hình sự đưa ra các phán quyết của mình và không được các bên
thông qua. Nội dung phán quyết này là kết án Demons 80 ngày tù giam và 22 bảng; còn
Hassan Bey bị phạt nặng hơn một chút.
Công tố viên của Thổ Nhĩ Kỳ đã nộp đơn kháng cáo đối với quyết định này.
Kháng án nhằm tác động trì hoãn thi hành quyết định cho đến khi quyết định kháng án
đã được đưa ra, nhưng quyết định đó chưa được toà đưa ra. Nhưng thoả thuận đặc biệt
ngày 12/10/1926 không có tác động trì hoãn “tố tụng hình sự đang được tiến hành tại
Thổ Nhĩ Kỳ”.
Các động thái của các nhà chức trách tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ liên quan tới vấn đề đại
uý Demons một lần nữa đã tác động tới các nhà đại diện ngoại giao và các bước đi khác
của chính phủ Pháp hoặc đại diện của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc chống lại việc bắt giữ hay
thả tự do Demons hoặc với ý định đạt được chuyển vụ kiện này từ toà án Thổ Nhĩ Kỳ
sang Toà án Pháp.
Ngày 2/9/1926 Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý đưa vụ án lên toà án Lahay. Ngày 6/9, Pháp
đưa ra “hoàn toàn đồng ý với bản đề xuất giải quyết”, hai bên bổ nhiệm đại sứ toàn
quyền của mình để đưa ra bản thoả thuận đặc biệt đệ trình lên Toà án. Bản thoả thuận
được kí tại Geneva ngày 12/10/1926, được phê chuẩn ngày 27/12/1926.
Theo thoả thuận đặc biệt được kí tại Geneva ngày 12/10/1926 giữa Pháp và Thổ
Nhĩ Kỳ, đại diện ngoại giao của các bên đã đệ trình lên Registry of the Court ngày
4/1/1927, theo điều 40 của Statue và điều 35 của Rules of Court, sau đó được đệ trình
lên PCIJ vấn đề thẩm quyền xét xử mà hai bên đã đưa ra đối với vụ va chạm xảy ra ngày
2/8/1926 giữa tàu Lotus và tàu Boz – Kourt.
Theo thoả thuận đặc biệt, Toà án sẽ quyết định các vấn đề sau:
(1) Thổ Nhĩ Kỳ có hành động mâu thuẫn với các nguyên tắc của Luật quốc
tế và điều 15 của hiệp ước Laussane ngày 24/7/1923 về vấn đề các điều
kiện cư trú, kinh doanh và thẩm quyền xét xử. Và nếu có thì nguyên tắc
nào của luật Thổ Nhĩ Kỳ được áp dụng để tiến hành thủ tục tố tụng đối
với M.Demons - người trực đài quan sát trên tàu Lotus vào thời điểm
xảy ra vụ va chạm giữa tàu Lotus và Boz-Kourt trên biển cả ngày
2/8/1926, hậu quả của Boz-Kourt là có 8 công dân Thổ Nhĩ Kỳ thiệt
mạng.
(2) Theo nguyên tắc của Luật quốc tế thì có nên khẳng định rằng tiền bồi
thường mà Demons phải chịu có nên áp dụng trong các trường hợp
tương tự không?
Toà án quy định ngày nộp đơn kiện và ngày nộp đơn phản đối là 1/5 và
24/5/1927. Các buổi tranh tụng được diễn ra vào các ngày 2,3,6,8,10/8/1927.
2. Lập luận của các bên
Trong vụ kiện này, chính phủ Pháp yêu cầu:
Theo hiệp ước Lausanne về vấn đề điều kiện cư trú, kinh doanh và thẩm
quyền xét xử ngày 24/7/1923 và các nguyên tắc của luật quốc tế, việc tiến
hành các thủ tục tố tụng đối với Demons có liên quan đến vụ va chạm trên
biển ngày 2/8/1926 giữa tàu của Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ, thuộc thẩm quyền tài
phán của Toà án Pháp.
Thẩm quyền xét xử của Thổ Nhĩ Kỳ là sai trong việc khởi tố, bắt giam và
kết án Demons trái với hiệp ước Lausanne và các nguyên tắc của Luật quốc
tế.
Toà được yêu cầu để ấn định việc bồi thường cho Demons là 6000 bảng
Thổ Nhĩ Kỳ và sẽ được chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ thanh toán cho chính phủ
Pháp.
Trong vụ kiện này, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ lập luận rằng:
Toà án đưa ra các phán quyết chiếu cố đến thẩm quyền của toà án Thổ Nhĩ Kỳ.
Toà án Thổ Nhĩ Kỳ có thẩm quyền xét xử đối với vụ va chạm này.
Điều 15 của hiệp ước Lausanne về vấn đề điều kiện cư trú, kinh doanh và
thẩm quyền xét xử ngày 24/7/1923 đề cập đơn giản và duy nhất về thẩm
quyền xét xử, các nguyên tắc của luật quốc tế, chỉ phụ thuộc vào các khoản
của điều 16. Điều 15 không thể được hiểu như cung cấp bất kì một bảo lưu
hay việc giải thích đưa ra các cách hiểu khác. Thổ Nhĩ Kỳ khi tiến hành
thẩm quyền xét xử trong một vài trường hợp liên quan đến người nước
ngoài theo như điều này chỉ cần hoạt động không trái với các nguyên tắc
của luật quốc tế.
Điều 6 cuả Bộ luật hình sự Thổ Nhĩ Kỳ lấy ra từ Bộ luật của hình sự Italya,
trong trường hợp này, không trái với nguyên tắc của Luật quốc tế.
Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định hành vi vi phạm được diễn ra trong lãnh thổ của
Thổ Nhĩ Kỳ, vì thế Thổ Nhĩ Kỳ có thẩm quyền xét xử.
Vụ kiện giữa Lotus và Boz – Kourt là vụ kiện liên quan đến các vi phạm có
quan hệ với nhau. Các thủ tục tố tụng tiền xét xử được mượn từ Pháp cho
rằng các nhân viên Pháp sẽ bị khởi tố cùng một lúc cùng với các nhân viên
Thổ Nhĩ Kỳ, hơn thế nữa nó được khẳng định bởi các học thuyết và luật
pháp của tất cả các quốc gia. Do đó Thổ Nhĩ Kỳ có thẩm quyền xét xử.
Thậm chí vấn đề được khẳng định từ cách nhìn vụ va chạm, không có một
nguyên tắc của luật quốc tế nào tước quyền của Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành thẩm
quyền xét xử, một quốc gia có thẩm quyền để thiết lập các thủ tục tố tụng
hình sự.
Thổ Nhĩ Kỳ thi hành thẩm quyền cơ bản của mình theo như Luật quốc tế,
và các chính phủ thì không, theo nghĩa vụ bồi thường trong trường hợp
tương tự, rõ ràng vấn đề thanh toán của yêu cầu bồi thường trong vụ kiện
của Pháp không nảy sinh từ Thổ Nhĩ Kỳ, từ đó chính phủ có thẩm quyền
khởi tố công dân Pháp, Demons bị buộc tội ngộ sát.
3. Lập luận của toà
Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo thông báo của thoả thuận đặc biệt
được kí giữa các nước trong vụ kiện, các điều khoản trong các thoả thuận đặc biệt sẽ
được căn cứ để đưa ra quyết định hơn là các đệ trình của mỗi bên. Toà đưa ra các lập
luận sau:
(1) Vụ va chạm xảy ra ngày 2/8/1926 giữa Lotus mang cờ của Pháp và
tàu Boz – Kourt mang cờ Thổ Nhĩ Kỳ trên biển, ngoài Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ thì sẽ không
có bất kỳ quốc gia nào khác có thẩm quyết xét xử theo lãnh thổ.
(2) Các bên đều nhất trí rằng Toà không cần xem xét việc khởi tố có
đúng theo luật Thổ Nhĩ Kỳ hay không. Bên cạnh vấn đề thẩm quyền xét xử vấn đề hiện
tại, quy định của luật Thổ Nhĩ Kỳ được các đại diện trích dẫn thật sự có thể áp dụng
trong vụ kiện này, hoặc các tố tụng đối với Demons là hành vi được hình thành chống
lại công lý, theo đó vi phạm luật quốc tế.
(3) Việc khởi tố được dựa trên sự thiệt hại của vụ va chạm. Điểm đầu
tiên, hậu quả của vụ va chạm tạo thành nhân tố chủ yếu cho việc thiết lập vấn đề tố tụng
hình sự. Thứ hai, theo như tuyên bố của hai bên không có ý định quy tội cả hai nhân
viên chịu trách nhiệm điều khiển tàu, do vậy người liên quan đến vụ kiện này bị khởi tố
vì tội ngộ sát. Chính phủ Pháp xác nhận rằng việc vi phạm những quy định của ngành
hàng hải thuộc thẩm quyền xét xử của nước mà tàu đó mang cờ, nhưng không tranh cãi
vụ va chạm giữa hai con tàu cũng không áp dụng các biện pháp trừng phạt hình sự trong
trường hợp ngộ sát. Những tiền lệ trích dẫn và có liên quan đến vụ va chạm thừa nhận
những thủ tục tố tụng hình sự và xác định các biện pháp trừng phạt. Toà án không khẳng
định sự hợp pháp của việc khởi tố theo luật Thổ Nhĩ Kỳ, những vấn đề của luật hình sự
liên quan đến thẩm quyền khởi tố và hậu quả tồn tại của quan hệ nhân quả giữa hành
động của Demons và sự thiệt mạng của 8 công dân Thổ Nhĩ Kỳ là không có căn cứ tới
vấn đề Toà án đang thảo luận. Hơn nữa, điều kiện chính xác của những ngươi thiệt
mạng không xuất hiện trong bất kì văn bản được đệ trình lên Toà. Tuy nhiên, không
nghi ngờ rằng cái chết của họ có liên quan trực tiếp đến vụ va chạm. Pháp không cho
rằng mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả là không tồn tại.
(4) Đại uý Demons và thuyền trưởng của Boz-Kourt cùng bị khởi tố
trong cùng thời gian. Đối với “connexity” về các vi phạm, trong bản phản đối đơn kiện
của Thổ Nhĩ Kỳ đề cập rằng bộ luật hình sự của Thổ Nhĩ Kỳ về các thủ tục xét xử được
lấy từ bộ luật tương ứng của Pháp. Trong vụ kiện này, Toà án giải thích rằng các quan
điểm có nghĩa rằng vịêc tố tụng đối với thuyền trưởng Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề thẩm
quyền xét xử của toà Thổ Nhĩ Kỳ là không được tranh luận; vấn đề tố tụng đối với
Demons do các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ xem xét từ quan điểm điều tra vụ kiện là
một và giống nhau.
(5) Việc khởi tố ra toà được tiến hành theo luật pháp Thổ Nhĩ Kỳ. Thoả thuận
đặc biệt không cho biết điều khoản nào hoặc điều khoản nào của luật được áp dụng.
Không có văn bản nào đệ trình lên Toà chỉ dẫn các điều nào của Bộ luật hình sự Thổ
Nhĩ Kì làm cơ sở cho việc khởi tố. Tuy nhiên, chính phủ Pháp tuyên bố rằng toà án hình
sự yêu cầu thẩm quyền xét xử theo điều 6 của Bộ luật hình sự Thổ Nhĩ Kỳ và không từ
chối tuyên bố đó. Thổ Nhĩ Kỳ trong đơn phản đối, tranh luận rằng điều này phù hợp với
nguyên tắc của luật quốc tế.
Điều 6, Bộ luật hình sự Thổ Nhĩ Kỳ quy định :
Những người nước ngoài phạm tội làm phương hại đến Thổ Nhĩ Kỳ hoặc làm hại
đến công dân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị bắt theo bộ luật hình sự Thổ Nhĩ Kỳ. Luật Thổ Nhĩ Kỳ
chỉ ra một hình phạt tước quyền tự do cuả người đó trong khoảng thời gian nhất định tối
thiểu là 1 năm. Tuy nhiên, hình phạt có thể được giảm 1/3 mức án thay vì án tử hình
hoặc là 20 năm tù. Do đó, trong nhiều trường hợp, việc khởi kiện ra toà sẽ chỉ được tiến
hành theo yêu cầu của bộ trưởng bộ tư pháp hay yêu cầu của bên bị hại. Nếu việc vi
phạm làm phương hại đến một người nước ngoài khác, người mang tội sẽ bị trừng phạt
theo yêu cầu của bộ trưởng bộ tư pháp, theo các quy định của khoản 1 điều này, hơn nữa
cung cấp:
(1) “ điều này là một trong những điều khoản của luật pháp Thổ Nhĩ kỳ đưa
ra một hình phạt tước quyền tự do trong khoảng thời gian tối thiểu là 3
năm”
(2) “ không có thoả thuận trao trả hay việc trao trả không được chính quyền
địa phương nơi người đó thực hiện hành vi phạm tội hay chính phủ
nước người phạm tội không chấp nhận”.
Theo toà, các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm thấy cơ sở cho việc khởi tố
Demons theo như điều 6 đề cập ở trên. Vấn đề đệ trình lên toà án phù hợp với các
nguyên tắc của luật quốc tế.
Điều 15, hiệp ước Lausanne:
“ Phụ thuộc các quy định của điều 16, vấn đề thẩm quyền xét xử giữa Thổ Nhĩ Kỳ
và các bên ký kết được quyết định theo như các nguyên tắc của luật quốc tế.”
Chính phủ Pháp cho rằng nghĩa của cụm từ “các nguyên tắc của luật quốc tế”
trong điều này được hiểu theo tiến trình hình thành hiệp ước. Trong quá trình dự thảo,
Thổ Nhĩ Kỳ bằng các biện pháp sửa đổi các điều khoản liên quan đã mở rộng thẩm
quyền xét xử trong các vi phạm hình sự diễn ra trên lãnh thổ nước thứ 3 theo luật Thổ
Nhĩ Kỳ thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án Thổ Nhĩ Kỳ. Việc sửa đổi bị Pháp và Ý bảo
lưu, Anh phản đối. Chính phủ Pháp cho rằng việc khởi tố Demons là trái với mục đích
hiệp ước Lausanne.
Toà án khẳng định rằng cụm từ “ nguyên tắc của luật quốc tế” có nghĩa là luật
quốc tế được các quốc gia thuộc cộng đồng quốc tế áp dụng. Việc giải thích từ ngữ phụ
thuộc vào ngữ cảnh của điều này, điều đó nói rằng các nguyên tắc của luật quốc tế xác
định thẩm quyền xét xử không chỉ trong luật hình sự mà còn trong cả luật dân sự, chỉ
phụ thuộc vào quy định điều 16.
Theo như lời mở đầu của hiệp ước, các bên kí kết mong muốn hiệu quả của việc
giải quyết theo luật quốc tế hiện đại, theo điều 28 hiệp định hoà bình Lausanne, trong tất
cả các trường hợp không thể, trừ trường hợp được yêu cầu điều khoản xác định, nghĩa
của các nguyên tắc có hiệu lực giữa các quốc gia độc lập và các bên kí kết được áp dụng
công bằng.
Luận điểm thứ nhất của Pháp là luật quốc tế không chấp nhận thủ tục tố tụng đối
với các vi phạm do người nước ngoài gây ra hoặc bởi quốc tịch của nạn nhân, trong tình
huống này liên quan đến tàu Pháp. Luật quốc tế thừa nhận thẩm quyền tài phán duy nhất
của quốc gia mà tàu mang cờ liên quan về các sự việc diễn ra trên biển. Cuối cùng,
nguyên tắc này có thể áp dụng trong vụ kiện va chạm.
Theo nhận định của Toà không cần thiết phải xem xét sự tranh cãi rằng các chính
phủ không trừng phạt tội phạm trên biển bởi 1 lý do đơn giản là quốc tịch của nạn nhân.
Va chạm trên biển cả giữa hai tàu mang cờ khác nhau, một trong những lý do quy định
phạm tội trong khi nạn nhân đang trên tàu khác.
Luận điểm thứ hai cả chính phủ Pháp là các nguyên tắc rằng quốc gia mà tàu
mang cờ có đặc quyền tài phán đối với tất cả những gì diễn ra đối với một tàu buôn trên
biển cả. Có một điều chắc chắn rằng bên cạnh một vài trường hợp cụ thể được giải quyết
bởi luật quốc tế, tàu thuyền lớn trên biển cả không là đối tượng của bất kỳ thẩm quyền
nào, trừ thẩm quyền của quốc gia mang cờ. Nguyên tắc về tự do biển cả đã đề cập đến
việc không tồn tại chủ quyền lãnh thổ trên biển cả nên không một quốc gia nào có thể
thi hành bất cứ quyền tài phán nào đối với tàu thuyền nước ngoài. Theo đó, nếu có một
tranh chấp giữa các tàu thuyền – tức là một sự cố diễn ra khi có một va chạm giữa tàu
mang cờ quốc gia và một tàu nước ngoài, một viên chức sẽ được điều động để điều tra
hoặc thu thập chứng cứ, và một hành động như thế rõ ràng đi ngược lại với luật pháp
quốc tế. Theo nguyên tắc tự do biển cả, bất cứ những gì diễn ra đối với một tàu trên biển
cả cũng được xem như đã diễn ra trên lãnh thổ của quốc gia mà tàu đó mang cờ. Bởi thế
nên nếu một hành động sai trái diễn ra trên biển cả và ảnh hưởng đến một tàu mang cờ
khác hoặc trên lãnh thổ nước ngoài, nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng như thể là
hai lãnh thổ của hai quốc gia khác nhau có liên quan đến việc này, và kết luận được rút
ra là không có bất kỳ nguyên tắc nào của luật quốc tế cấm một quốc gia có tàu chịu ảnh
hưởng từ hành động sai trái cho rằng hành động đó diễn ra trên lãnh thổ của mình và
truy tố người phạm tội. Kết luận này sẽ bị bỏ qua nếu như có một nguyên tắc trong luật
tập quán quốc tế đi xa hơn các nguyên tắc trên và thiết lập được một quyền tài phán đặc
quyền đối với quốc gia mà tàu mang cờ. Chính phủ Pháp đã chứng minh sự tồn tại của
một nguyên tắc như thế với dựa trên ý kiến của những chuyên gia về luật pháp quốc tế,
quyết định của tòa án trong nước và quốc tế, và đặc biệt là các hiệp định tạo ra ngoại lệ
đối với nguyên tắc tự do biển cả cho phép các cảnh sát và lực lượng quốc phòng của một
quốc gia thi hành quyền kiểm soát mở rộng– ít hay nhiều đối với các tàu buôn của quốc
gia khác.
Theo ý kiến của Tòa, sự tồn tại của một nguyên tắc như thế chưa được chứng
minh một cách thuyết phục. Thứ nhất, liên quan đến ý kiến của các chuyên gia về luật
quốc tế, đúng là gần như tất cả các chuyên gia đều cho rằng tàu thuyền trên biển cả là
chủ thể đặc quyền đối với quyền tài phán của quốc gia mà tàu đó mang cờ. Tuy nhiên,
điểm quan trọng chính là cách họ hiểu nguyên tắc này. Một số người cho rằng thẩm
quyền của quốc gia đối với tàu thuyền trên biển cả cũng giống như đối với tàu thuyền
trên lãnh thổ của mình, một số người khác lại cho rằng một quốc gia có quyền truy tố
những vi phạm xảy ra đối với một tàu nước ngoài trên biển cả, điều đó dẫn đến việc kết
luận rằng những vi phạm trên sẽ bị coi như những vi phạm xảy ra trong lãnh thổ của
quốc gia mà tàu bị ảnh hưởng mang cờ, và các nguyên tắc chung của từng hệ thống luật
sẽ được áp dụng để giải quyết các vi phạm trên.
Đối với các tiền lệ, trước tiên cần phải thấy rằng, không một trường hợp về va
chạm trên biển cả nào liên quan đến những vi phạm ảnh hưởng đến 2 tàu mang 2 quốc
tịch khác nhau; do đó các case này không có nhiều ý nghĩa đối trước Tòa. Bên cạnh đó,
không thiếu những case mà trong đó một quốc gia đòi quyền được truy tố một sai phạm
liên quan đến tàu thuyền nước ngoài. Theo đó, Anh đã từ chối yêu cầu của Mỹ đối với
việc dẫn độ John Anderson, thủy thủ Anh đã có hành vi giết người trên tàu của Mỹ vì
cho rằng ở đây Anh có quyền thực thi quyền tài phán của mình. Vụ việc chúng ta đang
nghiên cứu cũng liên quan case trên, việc này cho thấy rằng nguyên tắc đặc quyền tài
phán của quốc gia mà tàu mang cờ không được công nhận trên toàn cầu.
Cuối cùng, liên quan đến những hiệp ước bảo lưu đặc quyền tài phán của quốc gia
mà tàu mang cờ, Tòa cho rằng những hiệp ước này đều liên quan đến những vấn đề
riêng biệt và cụ thể, có mối quan hệ chặt chẽ với việc kiểm soát trên biển như buôn bán
nô lệ, thiệt hại đến đường cáp ngầm, việc đánh bắt cá…và không liên quan đến những vi
phạm trong thông luật. Những vi phạm mà các hiệp ước trên ghi nhận chỉ liên quan đến
một thuyền, do đó, không thể suy diễn rằng những hiệp ước này có thể sử dụng cho
những vụ việc liên quan đến 2 thuyền và thẩm quyền của hai quốc gia riêng biệt. Tòa
cũng đi đến kết luận rằng luận điểm thứ hai của chính phủ Pháp đã không thiết lập được
sự tồn tại của một nguyên tắc trong luật quốc tế cho phép cấm Thổ Nhĩ Kỳ truy tố Lt.
Demons.
Luận điểm thứ 3 của chính phủ Pháp: Nhân viên của chính phủ Pháp đã đưa ra ý
kiến: vấn đề thẩm quyền trong các vụ va chạm trên biển cả, vốn thường được đưa ra
trước tòa dân sự, hiếm khi được đưa ra tòa hình sự. Nhân viên này cũng suy diễn ra rằng
trong thực tiễn, việc truy tố chỉ diễn ra trước tòa án của quốc gia mà tàu mang cờ và tình
huống này là một bằng chứng về sự đồng ý ngầm về phía các quốc gia.
Theo ý kiến của Tòa, kết luận này không được chứng thực. Ngay cả khi tính hiếm
có của các quyết định pháp lý trong các case đủ để chứng minh cho tình huống mà nhân
viên của chính phủ Pháp đưa ra, nó chỉ cho thấy rằng các quốc gia trong thực tiễn
thường tránh tham gia vào các tranh tụng hình sự, và họ không thấy được trách nhiệm
buộc họ phải làm như thế. Điều này không cho phép bất kỳ một ai lập luận rằng các
quốc gia đều biết được về những nghĩa vụ như thế. Bên cạnh đó, một số dẫn chứng khác
cũng cho thấy điều ngược lại là đúng.
Tòa cũng cho rằng không có bất kỳ một quyết định nào của Tòa án quốc tế liên
quan đến việc này, tuy nhiên một vài quyết định của Tòa án quốc gia có đề cập đến.
Chính phủ Pháp đã đưa ra các case Ortigia Oncle Joseph tại Tòa án Aix và case
Franconia Strathclyde tại Tòa án Anh để chứng minh cho đặc quyền tài phán của quốc
gia mang cờ cũng như các case Ortigia Oncle Joseph tại Tòa án Ý và Ekbatana West
Hinder tại Tòa án Bỉ để lập luận cho các lý lẽ ngược lại.
Tòa án cho rằng khó có thể tìm thấy một dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của một
nguyên tắc của luật quốc tế có thể làm cơ sở cho những lập luận của chính phủ Pháp.
Bên cạnh đó, Tòa cũng cảm thấy cần phải nhấn mạnh rằng có vẻ như các quốc gia liên
quan không phản đối các tranh tụng hình sự về các case về va chạm trước tòa án của
một quốc gia trung gian hoặc không đưa ra các kháng nghị. Do đó, không tồn tại một sự
đồng ý ngầm giữa các quốc gia về đặc quyền tài phán của quốc gia mà tàu mang cờ. Kết
luận của Tòa trong luận điểm này là không có bất kỳ một nguyên tắc nào trong luật quốc
tế liên quan đến các case va chạm hàm ý rằng các tranh tụng hình sự thuộc đặc quyền tài
phán của quốc gia của tàu mang cờ.
4. Phán quyết của Tòa
Trong vụ va chạm diễn ra vào ngày 2/8/1926 trên biển cả giữa tàu Lotus của Pháp
và tàu Boz - Kourt của Thổ Nhĩ Kỳ đã gây ra thiệt hại là cái chết của 8 người Thổ Nhĩ
Kỳ, việc tiến hành các tranh tụng hình sự của Thổ Nhĩ Kỳ phù hợp với luật pháp Thổ
Nhĩ Kỳ chống lại M.Demons, người đã trực đài quan sát của tàu Lotus vào thời điểm
xảy ra va chạm, đã không hề vi phạm đến các nguyên tắc của Luật quốc tế.
Không có lý do nào để đưa ra phán quyết về vấn đề bồi thường bằng tiền mặt đối
với Lt. Demons nếu như Thổ Nhĩ Kỳ, với việc truy tố ông ta như ở trên, đã hành động
trái với các nguyên tắc của các nguyên tắc của Luật quốc tế.
Kết luận
Yếu tố opinion juris trong Lotus case chính là quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ cho
rằng một quốc gia mà có tàu mang cờ có đặc quyền tài phán đối với tất cả những gì diễn
ra đối với một con tàu trên biển cả. Tàu thuyền lớn trên biển cả không là đối tượng của
bất kỳ thẩm quyền nào, trừ thẩm quyền của quốc gia mà con tàu đó mang cờ. Thổ Nhĩ
Kỳ cho rằng không có một nguyên tắc nào của luật quốc tế cấm một quốc gia có tàu
chịu ảnh hưởng từ hành động sai trái cho rằng hành động đó diễn ra trên lãnh thổ của
nước mình và truy tố người phạm tội. Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng mình có thẩm quyền
xét xử trong vụ va chạm trên biển ngày 2/8/1927 giữa tàu Lotus của Pháp và Boz-Kourt
của Thổ Nhĩ Kỳ làm cho 8 công dân Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng.
Tòa án đã quyết định Thổ Nhĩ Kỳ có thẩm quyền xét xử trong vụ việc này theo như luật
của Thổ Nhĩ Kỳ và không trái với các nguyên tắc của luật quốc tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- l_5573.pdf