Tiểu luận Tìm hiểu thành hoàng làng trong làng xã nông thôn Việt Nam

Vậy từ những vấn đề phân tích trên tuy chưa phản ánh hết được việc thờ cúng Thành Hoàng Việt Nam và Thành Hoàng Trung Quốc, nhưng đã giúp chúng ta phần nào hình dung được quá trình hình thành, phát triển, cũng như cách thức thờ cúng Thành Hoàng ở mỗi quốc gia. Mặc dù Thành Hoàng Việt Nam ra đời sau và ít nhiều mang ảnh hưởng của tín ngưỡng Trung Hoa nhưng nó vẫn giữ được những nét khác biệt đáng kể, mang đậm bản sắc văn hóa bản địa. Chính vì thế dù trãi qua bao năm tháng thì việc thờ cúng Thành Hoàng vẫn còn tồn tại và phát triển đến ngày nay. Đây là một giá trị truyền thống không thể bị lãng quên.

pdf9 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2804 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu thành hoàng làng trong làng xã nông thôn Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận Tìm hiểu thành hoàng làng trong làng xã nông thôn Việt Nam 2 Ở làng các làng xã, nông thôn Việt Nam, Thành Hoàng là một niềm tin thiêng liêng, một chỗ dựa tin Thần cho cộng đồng từ bao đời nay. Thờ cúng Thành Hoàng cũng giống như Thờ cúng tổ tiên, nó mang đậm dấu ấn tâm linh và Thể hiện quan niệm “ uống nước nhớ nguồn” của người dân Việt Nam. Thành Hoàng xuất phát từ chữ Hán: Thành là cái thành, hoàng là cái hào bao quanh cái thành; và khi ghép chung lại thành một từ dùng để chỉ vị thần coi giữ, bảo trợ cho cái thành. Tục thờ thành hoàng ở nước ta là do ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa truyền sang từ thời Đường. Sau khi du nhập vào làng xã Việt Nam đã nhanh chóng bám rễ vào trong tâm thức người nông dân Việt, trở nên hết sức đa dạng và phong phú. Tuy nhiên giữa Thành Hoàng Việt Nam và Thành Hoàng Trung Quốc có những điểm tương đồng và khác biệt hết sức rõ nét. Vì vậy, muốn biết rõ hơn những điểm tương đồng và khác biệt ấy thì chúng ta hãy cùng nhau so sánh hai Thành Hoàng trên. - Đầu tiên ta cùng tìm hiểu những nét tương đồng. +Thành Hoàng xuất phát từ tín ngưỡng Đông Nam Á và có màu sắc của nho giáo. Hình ảnh của thế giới các thần ở làng giống như hình ảnh chế độ hào mục, không có ai nắm quyền tuyệt đối mà có một tập thể ( tứ pháp, tứ phủ, nhiều thành phần) + Thành Hoàng của Trung Quốc và Việt Nam đều thờ nhân thần và nhiên thần (có công) và đều có thần tích để ban sắc phong. 3 + Có Thành Hoàng chung cho cả nước Ví dụ: ở Trung Quốc có thần Thủy Dung trong Bát Lạp Ở Việt Nam : thờ thần Thánh Gióng, thần Tản Viên… + Thành Hoàng là nơi bảo vệ cho thủ đô cho dân chúng trong thủ đô ấy, đồng thời nơi đây cũng diễn các hoạt động lễ hội và cúng bái bái Thành Hoàng + Nội dung lễ tiết cúng bái đều hướng vào mục đích đền ơn, tưởng niệm và ước vọng cuộc sống thanh bình và no đủ ( được tổ chức rất nghiêm túc). + Lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân + Thành Hoàng do nhà nước tôn vinh và là Thành Hoàng của một thủ phủ + Đình làng hay miếu đều là nơi hội tụ văn hóa ( cái gì trang trọng, uy nghi đẹp đẽ, rộn ràng đều tập trung ở đó). + Nơi thờ tự Thành Hoàng đều là những nơi trang nghiêm và được xây dựng khá quy mô + Thành Hoàng Trung Quốc và Thành Hoàng Việt Nam đều có quy định ngặt nghèo bắt phải kiêng tên thành hoàng. + Ta thấy tên gọi và tính chất của Thành Hoàng Trung Quốc là thần bảo và thành trì (thành có hào) và thờ gắng liền với Thành hào ở kinh đô Bá Vương Và kinh đô các nước chư hào. Khi du nhập vào nước ta vẫn giữ nguyên tính chất là thần bảo hộ thành hào ở các lỵ sở chình quyền cấp tỉnh. + Thành hoàng nước ta và Thành Hoàng Trung Quốc có hai chức năng: Hộ Quốc, Tí Dân. Chức năng Tí Dân là chức năng cơ bản vì đó mà dân làng thờ. Thần làng phò hộ nhân dân, đem lại mưa thuận gió hoà, xã hội an ninh, không bị tai ương thiên tai địch hoạ. Chức năng Hộ Quốc là đại diện cho vua cai trị các thần làng và nhân dân, tham gia chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. Tiêu chuẩn phong thành hoàng trước tiên là “Hộ Quốc” tức bảo vệ quốc gia, là chống xâm lăng và bảo vệ ngôi vua. 4 - Điểm khác biệt giữa thờ Thành Hoàng Việt Nam và Thành Hoàng Trung Quốc. Thành Hoàng Trung Quốc : + Thời gian ra đời Danh từ Thành Hoàng là của Trung Quốc dùng vào thế kỷ VI thứ V trước công nguyên (vào thời nhà Chu) +Nguồn gốc xuất thân: Thành Hoàng Trung Quốc phải là nam giới vì khí dương là biểu trưng cho sức mạnh của muôn loài, muôn vật có xuất thân huyền bí. Người Trung Quốc thờ Thành Hoàng có nguồn gốc tuyệt đại là lực lượng “ nhiên thần” đó là những vị thần đất cai quản khu vực mà họ sống. Những lực lượng này là siêu nhiên chứ không phải là nguồn gốc là những người đã từng sống ( vô nhân xưng). Thành Hoàng Việt Nam : Xuất hiện vào thời nhà Đường năm 833. Thái thú nhà Đường là Ly Nguyên Gia đã phong cho Tô Lịch làm Thành Hoàng. Ở Việt Nam không phân biệt nam hay nữ, có nguồn gốc chủ yếu là “nhân thần” đó là những vị anh hùng dân tộc có công chống giặc ngoại xâm Ví dụ: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi… Những “ nhân thần” có công chống giặc cướp bảo vệ làng xã hoặc những người có công trong việc truyền bá các ngành nghề cho dân làng. Ví dụ: Trạng Bùng Khắc Hoang… 5 Ngoài ra còn thờ những người được dân làng nể sợ nghĩ rằng khi họ chết đi sẽ chi phối đến cộng đồng. Ví dụ: Đình thờ những người vốn là trẻ con, ăn mày, ăn trộm… + Quan niệm về thờ Thành Hoàng Theo quan niệm của ngươi Trung Quốc Thành Hoàng là khiến trúc bảo vệ đất đai ( thành trì) Thành Hoàng của Trung Quốc từ xưa đến nay đều gắn với thành trì. Thành Hoặc ông tổ của một họ nào đó có công khai phá đất đai lập nên làng xã đó Bên cạnh đó làng Việt Nam cũng thờ “nhiên thần” nhưng không giống Trung Quốc . Các nhiên thần Việt Nam chủ yếu là các hiện tượng tự nhiên Ví dụ: thần mây, mưa, sấm, chớp, gió… Thần cây và núi, các vị trí đặc biệt đối với phát triển kinh tế ( Mẫu Liễu Hạnh). Thờ Thành Hoàng là người nước ngoài (các vị tổ sư) Ví dụ: làng Bát Tràng (Gia Lâm) thờ Kỷ Tín. Thờ Thành Hoàng sống Ví dụ: Hoàng Cao Khải, Nguyễn Đình Cận 6 Thành Hoàng Việt Nam là vị thần che chở cho một làng. Định đoạt phúc họa cho làng đó. Hoàng là vị thần bảo vệ, chứ không phải là thần trừng phạt hay phá hoại. + Cơ sở thờ tự Chủ yếu thờ trong những ngôi nhà đất (nhà trệt- tức nhà có nền đất), được gọi là miếu có quy mô lớn. Có thành hào bao quanh. + Địa bàn phân bố Chỉ có những nơi thành trị. Thành Hoàng Trung Quốc chủ yếu thờ ở cấp huyện. Tỉnh, kinh đô + Cảnh quan kiến trúc Ở Trung Quốc thời xưa, nơi đóng Đô, nơi đặt thủ phủ, các đơn vị Hành chính đều có thành bao bọc. Bên ngoài thành là hào sâu, nhằm Tằng cường bảo vệ thành, gọi là Hoàng. Miếu Thành Hoàng được Chủ yếu được thờ ở đình làng , thờ ở nghè làng và miếu, đặt trên đất làng ấp không có thành hào bao quanh, mà chỉ có lũy tre làng che chở, (có nguồn gốc từ những ngôi nhà sàn người việt). Điều này thể hiện những ngôi đình cổ nhất nước ta đều có cấu trúc nhà sàn. Ví dụ: Đình ở Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây và đặc biệt ở đình Đình Bảng ( Bắc Ninh). Ở nước ta ngoài thờ ở cấp huyện thì đình làng phân bố ở nông thôn, nơi ngự trị kết cấu làng, xã, bản. 7 Sân đình nào cũng rộng, thường có giếng nước, có cây cổ thụ, phần lớn là cây đa. Nơi tọa lạc của đình là nơi quang đảng, rộng rãi nhưng có cây cối um tùm gần núi đồi, sông biển. Xây dựng theo kiểu “ thượng uyển” của vua chúa thời xưa. +Khái niệm về Thành Hoàng : Là thần làm chủ một thành và thể chế này do triều đình đặc ra. +Thành hoàng Hán là vị thần bảo hộ một ngôi thành giúp cho quan binh đồn trú chống kẻ địch tấn công chiếm thành. Kẻ địch thường là nông dân khởi nghĩa, như vậy thành hoàng bảo vệ vua chống nhân dân. Hoặc là nơi trung tâm của làng, thuận đường nối với các giáp các ngõ, các thôn. +Là thần che chở cho một làng có thể xuất phát từ chữ “m làng” của người miền núi như Trần Ngọc Thêm đã nói. Được vua phong thượng đẳng thần, trung dẳng thần và hạ đẳng thần. Còn thành hoàng Việt Nam là vị thần làng vốn do dân làng suy tôn, vì có công với làng, về sau triều đình phong kiến lợi dụng uy tín của thần làng mà phong một vị làm thành hoàng đại diện cho vua cai quản các thần và dân chúng trong làng. 8 +Về tên gọi: điểm khác biệt đáng chú ý nhất là tên gọi Thành Hoàng. Thần làng ấp Việt Nam không phải là thần bảo vệ thành hào của làng ấp ( làng ấp Việt Nam không hề có thành hào bảo vệ) mà thần hộ mệnh hay thần phúc, bảo hộ sinh mệnh, đem lại hạnh phúc cho mỗi cộng đồng người làng ấp. Thần làng người Việt Nam là một vị thần được dân thờ từ trước, sau đó được vua phong tước với chức danh Thành Hoàng. Như vậy, vị thần bảo hộ làng khoác lên tín ngưỡng Trung Quốc, hay nói một cách khác, thần bảo hộ làng về mặt văn hóa đã bị Hoa hóa mang chức danh thành hoàng. Chính vì thế nên Thành Hoàng Trung Quốc chuyển sang Việt Nam lại trở thành Thành Hoàng làng. Thành Hoàng làng và Thành Hoàng Trung Quốc khác nhau ở điểm rất rõ đó là: - thứ nhất: Thành Hoàng làng Việt Nam không có thành và hào cần bảo vệ - thứ hai: Thành Hoàng Việt Nam không vô nhân xưng, mà thần được thờ đều có nhân xưng cụ thể: Bà Trưng, Bà Triệu… các tổ nghề thủ công cũng đều có tên - thứ ba: Thành Hoàng Việt Nam không hề do vua ban xuống mà Vua chỉ phong tước cho thần làng ấp, đã được dân thờ cúng từ trước. Và một điều quan trọng là thần làng Việt Nam phải gọi là thần Thành Hoàng làng mới đúng. Với mô hình văn hóa Việt Nam là nhà- làng- nước, thì trong tín ngưỡng thờ thần cũng thể hiện rất rõ mô hình đó. - Do ảnh hưởng của Phật Giáo, đạo giáo nên ta thấy một số làng thường suy tôn Thành Hoàng làng là thánh, một kiểu như phật, chúa chứ không phải thần như sắc phong của triều đình. 9 Vậy từ những vấn đề phân tích trên tuy chưa phản ánh hết được việc thờ cúng Thành Hoàng Việt Nam và Thành Hoàng Trung Quốc, nhưng đã giúp chúng ta phần nào hình dung được quá trình hình thành, phát triển, cũng như cách thức thờ cúng Thành Hoàng ở mỗi quốc gia. Mặc dù Thành Hoàng Việt Nam ra đời sau và ít nhiều mang ảnh hưởng của tín ngưỡng Trung Hoa nhưng nó vẫn giữ được những nét khác biệt đáng kể, mang đậm bản sắc văn hóa bản địa. Chính vì thế dù trãi qua bao năm tháng thì việc thờ cúng Thành Hoàng vẫn còn tồn tại và phát triển đến ngày nay. Đây là một giá trị truyền thống không thể bị lãng quên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthio_6952.pdf
Luận văn liên quan