Ba Toà hình sự được trình bày trong b ài viết này hiện tại là những toà hình sự vẫn đang
trong quá trình hoạt động, trong đó ICC sẽ là Toà hình sự thường trực và chịu trách nhiệm xét xử
tất cả những hành vi có liên quan đến trách nhiệm hình sự quốc tế đã, đang và có thể diễn ra
trong tương lai. Cả ICC và hai toà vụ việc Nam Tư cũ và Rwanda đều có một điểm chung và
cũng là đặc điểm nhận dạng củaToà hình sự đó chính là cácToà này chỉ chịu trách nhiệm và có
thẩm quyền xét xử những cá nhân, khác với cơ chế Toà ICJ là điều chỉnh quan hệ giữa các quốc
gia với nhau.
29 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5881 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu Tòa án hình sự quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng một cuộc điều tra nào được tiếp tục trong thời hạn 1 năm kể từ
khi có yêu cầu)
- Nếu PTC chấp nhận Công tố viên có quyền điều tra vụ việc.
9
b. Điều tra ( xem xét thẩm quyền và khả năng xét xử đối với vụ việc): 2 thủ tục
- Thủ tục thứ nhất, Theo điều 18 - Quy chế Rome, trong mọi trường hợp ( ngoại trừ trường hợp
do hội đồng bảo an kiến nghị), Công tố viên phải thông báo về ý định của mình sẽ điều tra vụ
việc cho tất các quốc gia thành viên cũng như các quốc gia khác có thẩm quyền trong việc xử lí
vụ việc. Các quốc gia có thời hạn 1 tháng để trả lời.
Nếu quốc gia liên quan trả lời là vị việc không thuộc thẩm quyền của ICC theo nguyên tắc
“bổ sung”2 của quy chế thì công tố viên sẽ không được tiến hành vụ việc. trừ khi đã đề nghị
lên PTC để được phép tiến hành điều tra. Quyết định của PTC có thể bị khiếu nại phúc
thẩm bởi cả công tố viên hoặc quốc gia liên quan nếu không đồng ý.
Nếu quốc gia liên quan chấp nhận thẩm quyền của ICC thì Công tố viên tiến hành điều tra
- Thủ tục thứ hai: xem xét về thẩm quyền của ICC
Được quy định tại điều 19 của quy chế áp dụng đối với tất cả các vụ việc do bất kì chủ thể khởi
xưởng, kiến nghị điều tra vụ việc
ICC có thể tự mình xem xét thẩm quyền theo điều 17.
Việc đề nghị xem xét có thể được thực hiện bất cứ khi nào.
- Nếu ở giai đoạn điều tra, tiền xét xử PTC sẽ xem xét và quyết định
- Nếu ở giai đoạn xét xử, hội đồng xét xử sẽ quyết định.
c.Truy tố
Việc truy tố của công tố viên phải được thẩm tra bởi PTC trước khi vụ án được đưa ra xét
xử. Thông thường PTC sẽ mở một phiên xử với sự hiện diện của công tố viên và bị cáo cùng luật
sư của họ. Thủ tục tại phiên xử này mang tính chất thẩm định lại hồ sơ buộc tội của công tố viên
đảm bảo để các cáo buộc đối với bị cáo là có cơ sở để có thể đưa ra xét xử tại phiên toà chính
thức.
III. Nguyên tắc hoạt động
ICC là một chủ thể của luật quốc tế, do đó nguyên tắc hoạt động của nó tuân theo các nguyên
tắc cơ bản của luật quốc tế
IV. Thẩm quyền của ICC
1. Một số nguyên tắc chi phối thẩm quyền xét xử của Tòa
- Nguyên tắc ex officio (thẩm quyền xét xử tự động của Tòa)
Theo Điều 12 (1)- Quy chế Rome
2 Điều 17- Quy chế Rome
10
“A State which becomes a Party to this Statute thereby accepts the jurisdiction of the Court with
respect to the crimes referred to in article 5”.
Tất cả những quốc gia nào đã là thành viên của Quy chế sẽ chấp nhận một cách mặc nhiên thẩm
quyền xét xử của Tòa đối với những tội phạm mà Tòa có quyền xét xử. Ở đây có một trường hợp
đặc biệt được chấp thuận trên cơ sở đề nghị của Pháp gọi là điều khoản chuyển tiếp (Transitional
Provision) đó là các quốc gia thành viên của Quy chế có quyền lựa chọn không chấp nhận thẩm
quyền của Tòa khi xét xử những kẻ phạm tội là công dân hoặc hành vi phạm tội được thực hiện
trên lãnh thổ của quốc gia mình trong một khoảng thời gian là 7 năm kể từ ngày Quy chế bắt đầu
có hiệu lực đối với mình (Điều 124- Quy chế Rome).
- Nguyên tắc Jurisdiction ratione temporis
Tòa chỉ có quyền xét xử đối với những tội phạm được thực hiện sau khi Quy chế đã bắt đầu có
hiệu lực. Trong trường hợp một quốc gia trở thành thành viên của Quy chế sau ngày Quy chế có
hiệu lực thì Tòa chỉ có quyền xét xử đối với những tội phạm được thực hiện sau ngày Quy chế
bắt đầu có hiệu lực với những quốc gia đó, trừ khi quốc gia này có những tuyên bố khác chấp
nhận thẩm quyền xét xử của Toà như những quốc gia không phải là thành viên của Quy chế
(Điều 11- Quy chế Rome).
- Nguyên tắc Ne bis in idem (nguyên tắc không xét xử hai lần)
Căn cứ theo Điều 20 (1), một người chỉ bị kết án hoặc được tha bổng vì những hành vi cấu thành
tội phạm căn cứ vào những quy định trong Quy chế. Không ai có thể bị xét xử tại một tòa án khác
vì những hành vi phạm tội thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa nếu người đó đã bị Tòa kết án hoặc
tha bổng.
Ngược lại, nếu một người đã bị xét xử về một tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa
tại một tòa án khác thì sẽ không bị xét xử trước Tòa, trừ trường hợp những trình tự tố tụng tại
một tòa án khác nhằm mục đích bảo vệ cho người này khỏi trách nhiệm hình sự về những tội
phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa, hoặc việc xét xử của một Tòa án khác được tiến hành
không độc lập và khách quan theo những thủ tục quy định được luật quốc tế thừa nhận và được
thực hiện theo những cách thức và trong những hoàn cảnh cụ thể là mâu thuẫn với ý định đưa
người này ra xét xử.
- Nguyên tắc bổ trợ “Principle of Complementarity”
Nguyên tắc này được khẳng định ngay trong lời nói đầu “các quốc gia thành viên … nhấn
mạnh rằng Tòa hình sự quốc tế được thành lập theo Quy chế sẽ bổ sung cho thẩm quyền xét xử
của các Tòa án quốc gia”.
11
Điều 1 khẳng định “Tòa hình sự quốc tế là một thiết chế thường trực và có quyền xét xử
đối với những cá nhân đã thực hiện những tội phạm quốc tế nguy hiểm nhất và sẽ là sự bổ sung
cho thẩm quyền xét xử của các tòa án quốc gia..”.
Tòa sẽ không thay thế thẩm quyền xét xử của Tòa án các quốc gia mà là sự bổ sung cho
thẩm quyền Tòa án của các quốc gia trong việc xét xử những loại tội phạm nguy hiểm cho cộng
đồng, đảm bảo rằng những loại tội phạm như thế sẽ phải bị trừng trị một cách đích đáng trên cơ
sở luật pháp quốc tế và tôn trọng chủ quyền quốc gia.
Trên cơ sở của nguyên tắc này, căn cứ theo Điều 17 thì Tòa án sẽ xem xét và từ chối thực hiện
quyền xét xử của mình nếu:
- Vụ việc đã hoặc đang được một quốc gia điều tra hoặc truy tố
- Kẻ phạm tội đã bị xét xử về những tội phạm được đề cập ở trên theo tinh thần của nguyên
tắc ne bis in idem
- Vụ việc là chưa đến mức độ nghiêm trọng để Tòa có thể đặt vấn đề xét xử đối với tội
phạm đó.
Tuy nhiên, Tòa án sẽ thực hiện quyền xét xử của mình trong trường hợp:
- Vụ việc đang được Tòa án trong nước của một quốc gia điều tra hoặc truy tố nhưng quốc
gia này lại không muốn hoặc thực sự không có khả năng tiến hành điều tra hoặc truy tố
- Vụ việc đã được Tòa án trong nước của một quốc gia điều tra nhưng quốc gia này đã
quyết định không truy tố kẻ phạm tội vì không muốn hoặc thực sự không có khả năng thực
hiện điều đó
Như vậy, vấn đề mấu chốt ở đây khi đặt ra vấn đề Tòa có thẩm quyền xét xử một hành vi phạm
tội khi mà Tòa án trong nước cũng có thẩm quyền tương tự là quốc gia có có khả năng hoặc
mong muốn thực hiện việc truy tố và xét xử kẻ phạm tội hay không? Điều 17 (2) - Quy chế Rome
đã đưa ra một số tiêu chí để đánh giá “sự không mong muốn đưa ra xét xử” là:
- Quá trình điều tra và truy tố đã hoặc đang được tiến hành cũng như toà án trong nước đã đưa
ra quyết định với mong muốn bảo vệ kẻ phạm tội khỏi trách nhiệm hình sự đối với những tội
phạm mà Tòa có thẩm quyền xét xử.
- Có sự trì hoãn mà không lý giải được trong quá trình điều tra và truy tố mà trong những hoàn
cảnh cụ thể lại mâu thuẫn với ý định đưa kẻ phạm tội ra xét xử
- Quá trình điều tra và truy tố đã và đang thực hiện là không độc lập và thiếu khách quan và quá
trình này đã và đang được thực hiện trong những hoàn cảnh cụ thể lại mâu thuẫn với ý định đưa
kẻ phạm tội ra xét xử.
2. Những tội phạm thuộc quyền xét xử của Tòa
12
Theo Điều 1 Quy chế thì Tòa có quyền xét xử đối với những cá nhân về những tội phạm
hình sự quốc tế nguy hiểm nhất được quy định trong Quy chế.
Theo Điều 5 thì Tòa án sẽ xét xử đối với hầu hết những tội phạm nguy hiểm nhất do các
cá nhân thực hiện, đó là tội diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh và tội gây
chiến tranh xâm lược. Ba loại tội phạm đầu tiên đã được định nghĩa một cách cẩn thận nhằm
tránh sự tối nghĩa, chung chung.
Tại Hội nghị Rome, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế phi chính phủ đã ủng hộ rộng
rãi cho việc ghi nhận tội xâm lược, ma tuý và khủng bố vào thẩm quyền xét xử của Tòa. Tuy
nhiên đưa ra các định nghĩa cho các tội trên đã không thể đạt được nhằm thỏa mãn tất cả các bên
vì lý do không đủ thời gian. Kết quả là Quy chế đã quy định Tòa sẽ không có thẩm quyền xét xử
đối với tội xâm lược, ma tuý và khủng bố cho đến khi các quốc gia thành viên đạt được một sự
thống nhất tại một phiên họp khác.
- Tội diệt chủng (genocide)
Quy định tại điều 6 của Quy chế Rome
Tội diệt chủng bao gồm những hành vi cụ thể bị cấm đoán được liệt kê, ví dụ như giết
chóc, gây ra những sự đe doạ nghiêm trọng) được thực hiện với sự cố ý, toàn bộ hoặc một phần
nhắm vào một quốc gia, dân tộc, một nhóm sắc tộc hoặc tôn giáo. Diệt chủng là một trong số
những hành vi có mục đích cố ý tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một cộng đồng người hoặc một
dân tộc
Theo Điều 25 (3) (b) của Quy chế, bất kỳ người nào ra lệnh, gạ gẫm hoặc xúi giục người
khác thực hiện hoặc cố gắng thực hiện các hành vi diệt chủng sẽ phạm tội diệt chủng. Những
người: trực tiếp và công khai kích động người khác thực hiện hành vi diệt chủng”cũng sẽ bị coi là
phạm tội diệt chủng (Điều 23 (b)). Điều 25 (3) (c) nhấn mạnh rằng những người trợ giúp, tiếp tay
hoặc những hình thức giúp đỡ khác nhằm thực hiện hoặc cố gắng thực hiện hành vi diệt chủng sẽ
bị coi là tội phạm diệt chủng. Mặc dù, trái với Điều 3 của Công ước 1948, sự đồng phạm trong
việc thực hiện hành vi diệt chủng không được định nghĩa chính thức là một tội phạm, và Điều 23
(3) (d) khẳng định rằng những hành vi đó tương tự như hành vi diệt chủng.
- Tội phạm chống lại loài người (crimes against humanity)
Quy chế Rome đã phân biệt giữa tội phạm thông thường và tội phạm chống lại loài người thuộc
thẩm quyền xét xử của Tòa theo ba tiêu chí:
Thứ nhất, những hành vi cấu thành loại tội phạm này, ví dụ như hành vi sát nhân, phải là
hành vi được thực hiện ở quy mô lớn hoặc một cách có hệ thống (widespread or systematic
13
attack). Tuy nhiên, từ “tấn công” ở đây không chỉ bao gồm sự tấn công quân sự mà còn bao gồm
những biện pháp về luật pháp hoặc hành chính như là trục xuất hoặc cưỡng bức di dời chỗ ở.
Thứ hai, đó phải là những hành vi trực tiếp chống lại một cộng đồng dân cư (against a
civilian population). Do đó những hành vi đơn lẻ, cá thể, tản mác hoặc tình cờ sẽ không được coi
là những tội phạm chống lại loài người và không thể bị truy tố về những tội đó.
Cuối cùng, những hành vi này phải được thực hiện theo chính sách của nhà nước hoặc
chính sách của tổ chức (a state or organizational policy). Theo đó, những hành vi này có thể do
những viên chức nhà nước hoặc những cá nhân hành động do bị cưỡng bức, tự nguyện hoặc chấp
nhận. Tội phạm chống lại loài người có thể được thực hiện theo chính sách của một tổ chức nào
đó, chẳng hạn những nhóm phiến loạn mà không có sự liên hệ nào với nhà nước.
- Tội phạm chiến tranh (war crimes)
Được quy định tại điều 8- Quy chế Rome
Những tội phạm chiến tranh được chia thành 2 nhóm chính
- Thứ nhất, Tòa có thể xét xử những cá nhân bị cáo buộc là vi phạm nghiêm trọng 4 Công ước
Geneva 1949, bao gồm những hành vi sau nhằm chống lại những loại người được Công ước bảo
vệ, bao gồm thương binh, các thuỷ thủ của tàu bị đánh chìm hoặc hư hại, tù binh và những
thường dân trong các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng....
- Thứ hai, Tòa cũng có quyền xét xử đối với một phạm vi rộng những hành vi khác vi phạm
luật quốc tế về nhân đạo, bao gồm những vi phạm được ghi nhận tại Quy tắc La Haye và Nghị
định thư I của Công ước Geneva và luật tập quán quốc tế liên quan.
3. Một số ngoại lệ về thẩm quyền xét xử của toà ICC.
Quy chế Rome có quy định một số ngoại lệ về thẩm quyền xét xử của ICC, cụ thể là ở điều 12,
25,26,27 và 31. Trong đó:
Điều 12 ( quy chế Rome 1998): quy định về điều kiện thực hiện quyền tài phán. Cụ thể trong
Khoản 2: Trong trường hợp quy định tại điều 13 khoản a hoặc c, toà án có thể thực hiện quyền tài
phán nếu một hoặc nhiều quốc gia sau là thành viên của quy chế này hoặc đã chấp nhận quyền tài
phán của Toà án theo quy đinh tại khoản 3:
a, Quốc gia mà trên lãnh thổ có hành vi tội phạm xảy ra hoặc quốc gia nơi đăng kí tàu thuyền
hoặc tàu bay, nếu tội phạm được thực hiện trên tàu thuyền hay máy bay;
b, Quốc gia mà người bị buộc tội là công dân.
Điều khoản này có quy định về thẩm quyền của toà ICC với các nước không phải là thành viên
của công ước là trái với quy định của Điều 34 công ước Viên về luật điều ước 1969. Tuy nhiên,
14
khi giải thích về vấn đề này người ta nói rằng Toà ICC ra đời là nhằm thực thi công lý, nếu bỏ
quy định về thẩm quyền tài phán của ICC ở điều 12 đi thì trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến
việc bỏ sót tội phạm, do đó vẫn để điều khoản 12 trong Quy chế Rome 1998 như vậy coi như là
một trường hợp ngoại lệ.
Do Toà hình sự quốc tế chỉ có thẩm quyền xét xử đối với cá nhân, do đó mà những quy định
về năng lực hành vi và năng lực pháp luật của cá nhân đều được quy định, cụ thể từ Điều 25 đến
Điều 27. Trong đó, Điều 26 quy định trường hợp Toà không có quyền tài phán đó là với người
dưới 18 tuổi tại thời điểm cho là phạm tội. Đồng thời ở Điều 27 cho thấy “ các miễn trừ hay thủ
tục đặc biệt với người có thân phận chính thức theo luật quốc gia hay luật quốc tế đều không cản
trở Toà án thực hiện quyền tài phán”.
Điều 31: quy định về căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự. Trong điều khoản này có quy định
những căn cứ để loại trừ trách nhiệm hình sự bao gồm các lý do về năng lực hành vi (tâm thần)
hay say, tự vệ hay bảo vệ người khác, do bị ép buộc trong trường hợp bị doạ giết hay sắp bị gây
thương tích.
V. Tình huống Congo
1. Tóm tắt vụ việc:
Uỷ viên công tố của ICC Luis Moreno Ocampo nhận được một bức thư của tống thống
CHDC Congo yêu cầu xem xét tình hình của những tội ác nằm trong thẩm quyền của Toà được
công nhận ở bất kì nơi nào trên lãnh thổ Congo kể từ khi Quy chế Rome có hiệu lực từ ngày
1/7/2002.
- 7/2003, Uỷ viên công tố đã tuyên bố rằng ông ta đang theo sát tình hình ở Congo đặc biệt
là ở Ituri và chỉ ra rằng vụ việc này là mối quan tâm hàng đầu của cơ quan này.
- 9/2003, Công tố viên thông báo trước đại hội đồng các quốc gia thành viên ông ta sẽ bắt
đầu thực hiện quyền khởi tố (proprio motu powers) của mình dưới sự đồng ý của Uỷ ban
tiền xét xử ( PTC).
Ông trưởng công tố viên của toà ICC tuyên bố mở phiên điều tra đầu tiên. Quyết định tiến
hành điều tra được đưa ra sau khi đã được xem xét về thẩm quyền của toà theo quy chế Rome.
Công tố viên kết luận rằng những tôi ác nghiêm trọng ở Congo sẽ nhận được sự quan tâm từ phía
luật pháp và những nạn nhân.
Văn phòng công tố tiến hành phân tích tình hình ở Congo từ tháng 7/2003 và ban đầu tập
trung và tình hình tội ác tại Ituri.
15
Tháng 9/2003, công tố viên tuyên bố ông ta sẵn sàng thực hiện phiên điều tra đầu tiên đối với
các quốc gia thành viên dưới sự đồng ý của Uỷ ban tiền xét xử.
Trong lá thư, chính phủ Congo hoan nghênh sự tham gia của ICC và đến tháng 5/2004 đã
trình bày về tình hình Congo lên toà.
Hàng nghìn người dân đã chết trong cuộc xung đột tại Congo từ những năm 1990. Thẩm
quyền của toà mở rộng đối với những tội ác phạm phải sau ngày 1/7/2002. Quốc gia, những tổ
chức quốc tế và những tổ chức phi chính phủ báo cáo rằng hàng nghìn người bị chết bởi giết
người hàng loạt và tử hình ngay tức khắc Congo từ năm 2002. Những bản báo cáo này đã viện
dẫn những dẫn chứng của tội hiếp dâm, tra tấn , ép buộc rời khỏi chỗ ở và sử dụng trẻ em làm
lính bất hợp pháp.
Trưởng công tố viên đã tập trung vào việc điều tra đối với những người chịu trách nhiệm
nhiều nhất đối với những loại tội phạm nguy hiểm dưới thẩm quyền của toà mà Cộng hoà Dân
chủ Congo chấp nhận.
2. Cơ sở xác định thẩm quyền của Toà
- Điều 4 (2) quy chế Rome: “Toà án có thể thực hiện các chức năng và thẩm quyền của mình
được quy định trong Quy chế này trên lãnh thổ của bất kì quốc gia thành viên nào và trên lành
thổ của bất kì quốc gia nào khác theo thoả thuận riêng”.
- Nguyên tắc Jurisdiction ratione temporis
Tòa có quyền xét xử đối với những tội phạm được thực hiện sau ngày Quy chế bắt đầu có hiệu
lực với những quốc gia đó ( tức là ngày 3/5/2004 sau khi Congo phê chuẩn vào quy chế) theo
điều 11- Quy chế Rome
- Điều 13, 14 – Quy chế Rome
Article 13
Exercise of jurisdiction
The Court may exercise its jurisdiction with respect to a crime referred to in article 5 in accordance with the
provisions of this Statute if:
(a) A situation in which one or more of such crimes appears to have been committed is referred to the
Prosecutor by a State Party in accordance with article 14;
(b) A situation in which one or more of such crimes appears to have been committed is referred to the
Prosecutor by the Security Council acting under Chapter VII of the Charter of the United Nations; or
(c) The Prosecutor has initiated an investigation in respect of such a crime in accordance with article
15.
Article 14
Referral of a situation by a State Party
16
1. A State Party may refer to the Prosecutor a situation in which one or more crimes within the jurisdiction of the
Court appear to have been committed requesting the Prosecutor to investigate the situation for the purpose of
determining whether one or more specific persons should be charged with the commission of such crimes.
2. As far as possible, a referral shall specify the relevant circumstances and be accompanied by such supporting
documentation as is available to the State referring the situation.
3. Thủ tục
Congo gửi đơn kiến nghị lên Công tố viên công tố viên xác định thẩm quyền thông qua sự
chấp nhận của uỷ ban tiền xét xử Công tố viên tiến hành điều tra sau khi được sự đồng ý của
ban tiền xét xử Công tố viên đưa ra cáo buộc đối với những đối tượng thuộc phạm vi xét xử
của toà theo Điều 1 và Điều 5 của Quy chế Rome lên Uỷ ban tiền xét xử Uỷ ban tiền xét xử
mở phiên xét xử nhằm thẩm định lại hồ sơ buộc tội của Công tố viên để đảm bảo các cáo buộc
đối với bị cáo là có cơ sở để có thể đưa ra xét xử tại phiên toà chính thức.
4. Thực tiễn
Đến nay vụ việc vẫn đang tiếp tục được ICC giải quyết. Toà đã đưa ra một số cáo buộc đối với
những cá nhân liên quan trong vụ việc là: Thomas Lubanga Dyilo, Gerrmain Katanga và Mathieu
Ngụdjolo Chui. 3 đối tượng trên đều được thông qua những thủ tục là có yêu cầu bắt giữ của
Phòng công tố, lệnh bắt giữ của Phòng tiền xét xử, sau đó được giao cho Toà và gặp Phòng Tiền
xét xử trước khi bị đưa ra xét xử chính thức. Với đối tượng thứ 4 Bosco Ntaganda thì mới chỉ bị
bắt tạm giam và đang trong quá trình điều tra.
Thomas Lubanga Dyilo: Là người sáng lập ra Liên hiệp ái quốc Congo (UPC) và Lực lượng
yêu nước vì Congo ( FPLC) và là chủ tịch của UPC. Đối tượng này đã được xét xử chính thức
ngày 26/1/2009.
Bị cáo buộc là thủ phạm của tội phạm chiến tranh bao gồm:
- Thu nhận vào quân đội và ép buộc vào quân đội những trẻ em dưới 15 tuổi và FPLC và sử
dụng những trẻ em này tham gia tích cực vào chiến sự trong phạm vi của xung đột vũ trang
quốc tế từ đầu tháng 9/2002 đến 2/6/2003 (vi phạm điều 8 khoản 2 mục (b) - quy chế
Rome)
- Thu nhận vào quân đội và ép buộc vào quân đội những trẻ em dưới 15 tuổi và FPLC và sử
dụng những trẻ em này tham gia tích cực vào chiến sự trong phạm vi của xung đột không
mang tính chất quốc tế tù 2/6/2003 đến 13/8/2003 ( vi phạm điều 8 khoản 2 mục (e) quy
chế Rome)
Germain Katanga và Mathieu Ngudjolo Chui : Đều là chỉ huy lực lượng yêu nước ở Ituri
Bị cáo buộc:
+ Tội phạm chiến tranh:
17
- Sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi tham gia tích cực vào chiến sự theo điều 8 (2) (b) (xxvi).
- Hướng sự tấn công vào cộng đồng người dân cũng như các cá nhân không trực tiếp tham
gia vào chiến sự vi phạm điều 8 (2) (b) (i).
- Cố ý giết người vi phạm điều 8 (2) (a) (i)
- Phá huỷ tài sản vi phạm điều 8 (2) (b) (xiii)
- Cướp bóc vi phạm điều 8 (2) (b) (xvi)
- Nô lệ tình dục và hiếp dâm vi phạm điều 8 (2) (b) (xxii)
+ Tội chống lại loài người
- Giết người vi phạm điều 7(1)(a) quy chế Rome
- Nô lệ tình dục và hiếp dâm theo điều 7(1)(g)
Bosco Ntaganda : phó chỉ huy Lực lượng yêu nước vì Congo
Đã bị bắt tạm giam và đang trong quá trình điều tra.
International Criminal Tribunal for the former Yugoslavia
( ICTY)
Tòa án hình sự quốc tế Nam Tư cũ được Liên Hiệp Quốc thành lập năm 1993 tại La Haye (Hà
Lan), ICTY là kết quả của một sáng kiến do Ngoại trưởng Đức Klaus Kinkel đưa ra trong một
cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Trong nghị quyết 808, HDBA đã quyết định rằng: “
1 tòa án quốc tế hình sự sẽ được thành lập nhằm điều tra trách nhiệm của những người đã vi
phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế trên lãnh thổ Nam Tư cũ từ năm 1991” ICTY được
thành lập tại Hà Lan vào ngày 25/5/1993; sau khi HDBA đã nhất trí phê chuẩn nghị quyết 827
về việc thành lập tòa án: “...in the particular circumstance of the former Yugolasvia the
establishment as an ad-hoc measure by the Council of an international tribunal and the
prosecution of persons responsible for serious violations of international humanitarian law would
enable this aim to be achieved and would contribute to the restoration and maintenance of
peace…”
Theo Điều 1- Quy chế ICTY quy định rằng: “ ICTY sẽ có thẩm quyền khởi tố những người
có trách nhiệm về những sai lầm nghiêm trọng về luật nhân đạo quốc tế trên lãnh thổ Nam Tư cũ
từ năm 1991 theo đúng với những điều khoản Quy chế hiện tại.”
I. Cơ cấu tổ chức
18
Cũng giống như các tổ chức tòa án khác, tòa án này cũng hoạt động độc lập theo nguyên tắc
chung của Luật ( general principles of law). Và cũng có cơ cấu tổ chức tương tự các cơ quan tòa
án khác, bao gồm Ban xét xử (Chambers) trong đó có 3 bộ phận xét xử (Trial Chambers) và một
bộ phận Phúc thẩm (Appeals Chamber) , Văn phòng Công tố (Prosecutor) và Ban thư ký tòa(
Registry) bao gồm cả thư ký Hội thẩm và thư ký Công tố.
1. Ban xét xử ( Chambers)
- Ban xét xử sẽ có tối đa là 16 thẩm phán thường trực, trong đó không thể có hai thành viên
có cùng quốc tịch và có tối đa 12 thẩm phán ad-litem độc lập được bổ nhiệm trong một vụ xét xử
và trong đó cũng không thể có hai thành viên có cùng quốc tịch.
- Mỗi một vụ xét xử, trong bộ phận xét xử ( Trial Chamber) có nhiều nhất là 3 thẩm phán
thường trực và 6 thẩm phán ad-litem ( thẩm phán phục vụ mục đích xét xử ở toà). mỗi bộ phận
xét xử sẽ được chia thành các nhóm xét xử, mỗi nhóm xét xử sẽ đựoc chia 1 thẩm phán thường
trực và 2 thẩm phán ad-litem. Các nhóm xét xử sẽ có quyền hạn va trách nhiệm như một bộ phận
xét xử và sẽ đưa ra phán quyết phù hợp với Quy chế.
- Bộ phận Phúc thẩm gồm có 7 thẩm phán. 5 trong số đó là thẩm phán thường trực của
ICTY và 2 thẩm phán còn lại là của Tòa hình sự quốc tế Rwanda (ICTR).
- Những thẩm phán là thành viên trong Ban xét xử (Chambers) sẽ trở thành người đại diện
cho hệ thống pháp luật thế giới.
- Tiêu chuẩn của thẩm phán: Những người được chọn là thẩm phán phải là những người có
tư cách đạo đức tốt, không thiên vị, liêm chính và đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn để bầu vào những
chức vụ tư pháp cao nhất ở đất nước của họ. Họ phải có đầy đủ năng lực trong lĩnh vực luật hình
sự và tố tụng hình sự, cũng như có kinh nghiệm tham gia các vụ án hình sự trong các lĩnh vực có
liên quan đến luật quốc tế như nhân quyền, luật quốc tế và nhân đạo. Có khái niệm sâu rộng về
chuyên môn pháp lý có liên quan đến chức năng và hoạt động của tòa.
- Trong số những thẩm phán thường trực sẽ bầu ra một người đứng đầu là Chủ tịch Tòa án
hình sự quốc tế (President of the International Tribunal). Chủ tịch sẽ là thành viên trong ban phúc
thẩm và nắm quyền tối cao trong các vụ việc. Sau khi bàn bạc với các thành viên khác trong Tòa
án Hình sự quốc tế , Chủ tịch sẽ bổ nhiệm 4 thẩm phán thường trực cho ban Phúc thẩm và 9 thẩm
phán cho ban xét xử. Sau đó Chủ tịch cũng bổ nhiệm những thẩm phán ad-litem, đồng thời cũng
xác định rõ thời gian mà các thẩm phán ad-litem này làm việc trong ban xét xử. Thẩm phán chỉ
phục vụ ở chính ban xét xử mà người đó được bổ nhiệm.
- Những thẩm phán thường trực của mỗi bộ phận xét xử sẽ bầu chọn một thẩm phán làm
công việc điều hành theo dõi chung tình hình công việc.
19
2. Văn phòng công tố
- Công tố viên có trách nhiệm điều tra và khởi tố những người có trách nhiệm cho những vi
phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế trên lãnh thổ Nam Tư cũ từ ngày 01/01/1991.
- Đứng đầu Văn phòng Công tố (The ICTY’s Office of the Prosecutor) là Công tố viên (
Prosecutor). Văn phòng công tố hoạt động như một tổ chức độc lập của Tòa. Công tố viên không
được tìm kiếm và nhận tài liệu nào bên ngoài như là bất kỳ một chính phủ hay tổ chức quốc tế.
- Phẩm chất của công tố viên: Phải có phẩm chất đạo đức tốt, có đầy đủ năng lực trong lĩnh
vực luật hình sự cũng như những kinh nghiệm trong việc điều tra và khởi tố các vụ án hình sự.
Công tố viên có nhiệm kỳ 4 năm và có quyền được bầu lại.
3. Ban thư ký tòa án ( The Registry)
- Ban thư ký sẽ chịu trách nhiệm về những vấn đề không thuộc chức năng tư pháp mà lại
liên quan đến việc quản lý hành chính và phục vụ tòa.
- Đứng đầu là thư ký tòa (Registrar) có nhiệm kỳ 4 năm và có quyền được bầu lại.
4. Đề cử và bầu Thẩm phán
• Thẩm phán thường trực
Đại hội đồng sẽ chọn ra 14 thẩm phán trong danh sách mà HDBA trình lên theo phương thức:
- Đầu tiên, Tổng thư ký LHQ sẽ đưa ra lời mời những ứng cử viên từ những quốc gia thành
viên trong LHQ hoặc không phải ở LHQ nhưng là quan sát viên thường trực của LHQ.
- Sau 60 ngày kể từ khi nhận được lời mời của Tổng thư ký, mỗi quốc gia có thể chọn lựa
hai thành viên có đầy đủ tư cách theo như Điều 13 về tiêu chuẩn thẩm phán trong Quy chế ICTY
, nhưng trong đó không thể có 2 thẩm phán đổng thời là công dân của một nước hay là có cùng
quốc tịch với thành viên trong Ban phúc thẩm hoặc đã thành viên đã được chọn lựa làm Thẩm
phán thường trực của ICC và ICTR.
- Tổng thư ký sẽ chuyển danh sách từ 28 42 ứng cử viên lên HDBA. Chủ tịch HDBA sẽ
gửi lên Đại hội đồng, tại đây sẽ chọn ra 14 thẩm phán thường trực bằng số phiếu quá bán của
những thành viên của LHQ và những quan sát viên thường trực. Nếu xảy ra trường hợp hai ứng
cử viên có cùng quốc tịch thì người nào có số phiếu bầu cao hơn thì được chọn. Trong trường
hợp còn chỗ trống trong ban xét xử, sau khi bàn bạc với Chủ tịch HDBA và chủ tịch DHD, Tổng
thư ký sẽ chỉ định một thẩm phán khác nằm trong danh sách thay thế trong suốt nhiệm kỳ làm
việc.
- Những thẩm phán thường trực có nhiệm kỳ 4 năm. Họ được nhận sự phục vụ như là
những thẩm phán ICJ và có quyền được bầu lại.
• Thẩm phán ad-litem.
20
- Tổng thư ký cũng sẽ đưa ra lời mời những thẩm phán có đầy đủ năng lực theo như Điều
13 Quy chế từ các quốc gia thuộc LHQ hoặc là quan sát viên thường trực tại LHQ. Trong vòng
60 ngày sau khi nhận được giấy mời, các nước đó phải đưa ra danh sách 4 ứng cử viên và cần lưu
tâm đến sự cân bằng giữa thẩm phán nữ và nam.
- Tổng thư ký chuyển danh sách ứng cử viên cho chủ tịch Đại hội đồng. Từ đó chọn ra 27
thẩm phán ad-litem bằng số phiếu quá bán của những thành viên của LHQ và những quan sát
viên thường trực
- Thẩm phán ad-litem có nhiệm kỳ 4 năm và cũng có quyền được bầu lại.
II. Nguyên tắc hoạt động của ICTY
ICTY là tòa án hình sự được thiết lập nên bởi HDBA theo chương VII Hiến chương LHQ,
nhằm điều tra trách nhiệm hình sự của những người đã vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc
tế trên lãnh thổ Nam Tư cũ từ năm 1991. Xét về cơ bản ICTY hoạt động dựa trên nguyên tắc hoạt
động của LHQ. Nhưng xét về thực tế, ICTY làm việc độc lập so với HĐBA mặc dù ICTY nằm
dưới sự quản lý của Văn phòng Bộ Pháp Luật của Ủy ban thư ký LHQ. Mọi hoạt động điều tra
xem xét thẩm vấn vụ việc đều được ICTY làm một cách độc lập, tuy nhiên Chủ tịch ICTY phải
nộp bản báo cáo thường niên cho HĐBA và ĐHĐ xem xét.
III. Thẩm quyền của toà án ICTY
Toà án có quyền xét xử bất kỳ cá nhân nào trên lãnh thổ Nam Tư cũ có liên quan, tham gia
hay chỉ đạo tiến hành những vi phạm nghiêm trọng về quyền con người diễn ra trên địa phận
Nam Tư cũ kể từ năm 1991. Và mức án cao nhất mà toà có thể tuyên phạt là tù chung thân.
1. Những tội ác sẽ bị toà điều chỉnh và xét xử
Toà có thể cáo buộc các bị cáo vì phạm phải những tội ác sau:
a. Vi phạm nghiêm trọng công ước Geneva năm 1949
Sự vi phạm này bao gồm bất kỳ hành động nào chống lại con người, xâm phạm các tài sản
được bảo vệ theo công ước Geneva năm 1949 như chủ ý giết người, tra tấn hay đối xử tàn nhẫn
với con người, phá huỷ tài sản trên phạm vi rộng một cách bừa bãi trái với pháp luật.
b. Vi phạm luật chiến tranh và tập quán chiến tranh
Nó bao gồm sử dụng vũ khí để gây thương tích cho người vô tội, phá huỷ bừa bãi thành phố,
làng mạc mà không phải là những biện pháp quân sự cần thiết.
Gây tội ác chống lại nhân loại. Đây là những tội ác nhằm vào thường dân trong các cuộc xung
đột như giết người, huỷ diệt hàng loạt, tra tấn, khủng bố chính trị và các hành động khác tương tự
c. Tội diệt chủng và chống lại loài người
21
Diệt chủng được hiểu là giết hàng loạt người trong 1 cộng đồng, tổ chức, gây thương tích hay
gây tổn hại về tinh thần cho hang loạt người trong 1 cộng đồng,.. và các hình thức sau đây cũng
mang tính chất như vi phạm tội diệt chủng như: âm mưu diệt chủng, khuyến khích xúi giục diệt
chủng...
2. Các đối tượng phải chịu sự xét xử của toà:
Những đối tượng sau sẽ bị toà xử phạt:
- Cá nhân tham gia, tổ chức, xúi giục… và tham gia vào quá trình chuẩn bị, tiến hành các
tội ác như những điều đã nêu trên.
- Chức vụ cũng như địa vị của cá nhân sẽ không ảnh hưởng đến phán quyết của toà. Nó
không giúp cho bị cáo phạm tội có thể chối bỏ được trách nhiệm hoặc giảm hình phạt dành cho
mình dù bị cáo có là người đứng đầu nhà nước hay chính phủ.
- Khi cấp dưới của một cá nhân tiến hành các tội ác trên, người cấp trên biết hoặc có lý do
để biết rằng cấp dưới của mình sắp hoặc đang gây tội ác mà không có những biện pháp cần thiết
để ngăn chặn hoặc trừng trị thì cấp trên này cũng sẽ phạm tội và bị toà xử phạt. Dù cho không
trực tiếp phạm tội nhưng cũng không vì thế mà trách nhiệm của họ được chối bỏ và hình phạt
dành cho họ sẽ được giảm nhẹ.
- Tất cả những đối tượng làm theo lệnh cấp trên hay chính phủ cũng sẽ không chối bỏ được
trách nhiệm của mình. Nó chỉ được toà xem xét để giảm nhẹ hình phạt.
3. Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ
Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của toà án quốc tế sẽ mở rộng trên toàn lãnh thổ liên bang
Nam Tư, bao gồm cả mặt dất, vùng trời và dưới nước. Điều này đảm bảo cho việc sẽ không một
tội ác nào có thể được bỏ qua. Tất cả các tội ác sẽ được toà trừng trị thích đáng.
Thẩm quyền xét xử theo thời gian của toà án quốc tế sẽ mở rộng bắt đầu từ 1/1/1991 và kéo
dài cho đến khi xử hết tất cả các nhân vật có liên quan.
4. Thẩm quyên xét xử non bis in idem
Toà án quốc tế và toà án quốc gia có thể đồng thời xét xử các bị cáo bị khởi tố vì những hành
vi vi phạm nghiêm trọng quyền con người ở Nam Tư cũ từ 1/1/1991.
Toà án quốc tế có quyền năng cao hơn hẳn các toà án quốc gia. Trong bất kỳ giai đoạn nào,
toà án quốc tế có thể chính thức yêu cầu toà án quốc gia phục tùng thẩm quyền của mình và tuân
thủ theo những điều luật về thủ tục và bằng chứng của toà quốc tế
Sẽ không một cá nhân bị truy tố bởi toà quốc gia vì những vi phạm nghiêm trọng về quyền
con người khi mà trước đó người đó đã bị tuyên án bởi toà án quốc tế.
22
Một cá nhân bị toà án quốc gia truy tố bởi các hành vi phạm tội nghiêm trọng quyền con
người sau đó có thể bị kết án bởi toà quốc tế khi hành động của họ bị truy tố được coi là tội phạm
thông thường, hoặc toà quốc gia không công bằng hoặc không độc lập, được lập ra để bảo vệ bị
cáo trước các nghĩa vụ quốc tế, hoặc vụ việc không tiến hành một cách đúng đắn
IV. Thực tế xét xử của toà
Tổng thống Serbi Milosevic sau khi bị bắt và giao cho toà án ICTY vào năm 2001, trong
thời gian giam giữ và xét xử đã bị chết do dung thuốc trợ tim quá liều. Ông này là người đứng
đầu nhà nước. Nhưng cùng với ông cũng có đên 161 nghi phạm khác bị truy tố từ năm 1994 đến
nay trong đấy có Slavko Dokmanovic, thị trưởng Vukovar ở Serbia, Thủ Tướng Serbia Milan
Milutinovic, cựu phó thủ tướng Nikola Sainovic… Toà án ICTY có thể truy tố bất kì nghi phạm
nào dính líu đến tội diệt chủng trên lãnh thổ Nam Tư cũ bất chấp chức vụ, địa vị của họ.
Việc xét xử này đã kéo dài hơn 15 năm, rất nhiều nghi phạm đã nhận tội. Mới đây năm 2006
thêm 6 bị cáo nữa bị tuyên án gồm Nikola Sainovic - cựu Thủ tướng Nam Tư, cựu Chỉ huy quân
đội Serbia Dragoljub, Vladimir Lazanevic- cựu Chỉ huy trung đoàn Pristina, cựu Cảnh sát trưởng
Kosovo Sreten Lukic và cựu Chỉ huy quân đội Kosovo Nebojsa Pavkovic bị buộc tội đàn áp và
giết người. Cho đến nay, phiên toà này vẫn chưa thể kết thúc do còn quá nhiều những kẻ phạm
tội chưa bị bắt cũng như còn nhiều vấn đề khúc mắc xung quanh vấn đề ly khai của Kosovo khỏi
Serbi.
The International Criminal Tribunal for Rwanda (ICTR)
I. Vài nét về ICTR
The International Criminal Tribunal for Rwanda (ICTR) là một toà án quốc tế được Hội
đồng bảo an thành lập theo nghị quyết 955 vào 8/11/1994 nhằm xét xử những người phải chịu
trách nhiệm cho tội diệt chủng tại Rwanda và những vi phạm luật quốc tế nghiêm trọng xảy ra tại
lãnh thổ của Rwanda hoặc do công dân Rwanda gây ra tại lãnh thổ các quốc gia láng giềng trong
khoảng thời gian từ 1/1 đến 31/12 năm 1994. Giống như ICTY, ICTR nằm dưới sự quản lý hành
chính và tài chính của Liên Hợp Quốc. Tháng 9/1996, ICTR chính thức toàn quyền hoạt động bởi
những vấn đề hậu cần, hành chính và tài chính. Chính phủ Rwanda bắt giữ 75,000 người, đình
chỉ việc xét xử của ICTR và cả những toà sở tại. Do đó, khác với ICTY thực thể có quyền hoạt
động đầy đủ nhưng không thể bắt những người bị truy tố thì ICTR không thể có khả năng khởi tố
những người bị bắt giữ. Trái ngược với ICTY, thực thể nằm dưới sự chi phối hoàn cảnh chính trị
23
nên không có khả năng khởi tố bất cứ ai mà có thể phá vỡ thế cân bằng quyền lực đang yên ổn
mới giành được không bao lâu thì ICTR lại có thể thực hiện trọn vẹn.
Bởi sự tàn phá của nội chiến tại Rwanda, hội đồng bảo an đã bắt buộc phải đưa ra vấn đề chính
trị, hậu cần vịêc thành lập nên ICTR. HĐBA đã phải đàm phán với chính phủ mới để thành lập
toà vào thời điểm mà Rwanda đã là thành viên của HĐBA. Tình trạng đó làm phức tạp thêm
nhiệm vụ của HĐ bởi quan điểm của chính phủ mới và triển vọng của toà hình sự quốc tế thì
khác biệt so với những quan điểm của HĐBA. Ví dụ, khi mà chính phủ mới của Rwanda muốn
toà án mới này có thể áp dụng hình phạt tử hình thì HĐBA phản đối bởi nó đã bị bỏ phiếu chống
trong khi thành lập ICTY. Thêm vào đó, LHQ hặp khó khăn trong vịêc thuyết phục chính phủ
Rwanda đồng ý rằng toà án này có thể khởi tố những sự bạo lực của người Tutsi chống lại những
nạn nhân Hutu. Cuối cùng, Luật sư của LHQ Hans Corell đã điều hành cuộc đàm phán với chính
phủ mới của Rwanda liên quan đến vị trí của Toà án mới này. Bởi vì sự thiếu thốn cơ sở vật chất
và bởi LHQ quan ngại rằng toà án ở Kigali có thể nằm dưới sự ảnh hưởng của chính phủ Rwanda
nên sau đó, theo nghị quyết 977 của HĐBA ngày 22/2/1995, ICTR được đặt trụ sở tại Arusha,
Tanzania. Việc đặt toà ở một nước khác là chưa từng có tiền lệ và cần thiết phải có một thoả
thuận giữa nước sở tại với Tanzania. Bởi bị đơn và nhân chứng chủ yếu đến từ Rwanda nên có
một sự khó khăn với những vấn đề hậu cần và thực tiễn. Hơn thế, Arusha không phải là một địa
điểm tốt để đặt toà, kể từ đó, LHQ phải xây dựng những cơ sở vật chất cho Toà này.
Năm 1998 hoạt động của ICTR được mở rộng. Thông quan một vài nghị quyết, Hội đồng
bảo an kêu gọi Toà hoàn tất quá trình điều tra đến cuối năm 2004, hoàn tất tất cả những hoạt
động xét xử vào cuối năm 2008 và hoàn tất mọi công việc vào năm 2010.
ICTR đã hoàn tất xét xử 21 vụ và kết án 29 người. 11 vụ khác đang trong quá trình xét xử.
14 cá nhân đang bị giam cầm chờ bị xét xử nhưng công tố viên đang có ý định chuyển 5 nguời
cho thẩm quyền xét xử quốc gia
II. Cơ cấu tổ chức
1. Phòng xét xử
3 Phòng xét xử và Phòng phúc thẩm được thành lập với những thẩm phán thông qua bầu
cử bởi General Assembly từ một danh sách được đệ trình lên HĐBA. Những thành viên của các
phòng này trước hết được lựa chọn từ danh sách những ứng cử viên được đệ trình bởi các quốc
gia thành viên của LHQ. Những sự ứng cử này phải là sự đại diện thích hợp của những hệ thống
luật trên thế giới. Những thẩm phán được bầu theo thời hạn 4 năm. Họ có quyền được tái cử.
24
3 phòng xét xử và phòng phúc thẩm được thành lập với 16 thẩm phán. Không có 2 thẩm
phán nào cùng là công dân một nước. Có 3 thẩm phán trong một Phòng xử án và 5 thẩm phán
trong một phòng phúc thẩm, phòng này được liên kết với Toà hình sự Nam Tư cũ.
Bằng nghị quyết 1431 ngày 14/8/2002, Hội đồng Bảo An đã quyết định thiết lập một ban
gồm 18 thẩm phán ad-litem. Vào một thời điểm bất kỳ, tối đa 4 thẩm phán này có thể được
chuyển vào các Phòng xét xử. Vào ngày 27/10/2003, Hội đồng bảo an thông qua nghị quyết 1512
và tăng số lượng thẩm phán ad-litem từ 4 người lên 9 người có thể phục vụ cho việc xử án. Với
nghị quyết 1855 ngày 19/12/2008, HĐBA quyết định Tổng thư ký LHQ có thể chỉ định trong số
những nguồn hiện tại những thẩm phán ad-litem bổ sung dựa theo yêu cầu của Chủ tịch Toà Hình
sự quốc tế để hoàn thiện việc xét xử hiện hành hay quản lý việc xét xử bổ sung, tuy nhiên, tổng
số thẩm phán ad-litem được chỉ định cho các phòng xét xử sẽ đôi khi vượt quá 9 người theo như
Điều 11, đoạn 1 của Quy chế Toà án và lên tới mức tối đa 12 người vào thời điểm nào đó nhưng
lại quay lại mức 9 người vào ngày 31/12/2009.
2. Cơ quan Công tố (OTP)
Trưởng ban công tố của Toà hình sự Rwanda là ông Hassan Bubacar Jallow người Gambia. Ông
được HĐBA chỉ định làm trưởng công tố ngày 15/9/2003. . Phó ban công tố là ông Bongani
Majola (South Africa).
- Cơ quan này được phân chia làm hai bộ phận:
Phòng công tố đứng đầu là Trưởng ban công tố, bao gồm các bộ phận:
o Bộ phận Điều tra được phân chia thành các nhóm có nhiệm vụ thu thập các chứng cứ
của những cá nhân có dính líu đến các hành động phạm pháp tại Rwanda năm 1994, và
nằm trong thẩm quyền của Toà ;
o Bộ phận trial đứng đầu là Senior Trial Attorneys;
Phòng phúc thẩm và Bộ phận tư vấn luật (ALAD) đứng đầu là Trưởng bộ phận tư vấn, có
nhiệm vụ :
o Nghiên cứu những sự kháng cáo từ phiên toà cuối cùng hay lời phán quyết và phản
hồi lại tất cả các sự biện hộ chống lại sự kết tội hay bản án;
o Cung cấp những sự tư vấn luật cho các bộ phận và sự quản lý ở OTP với các vấn đề
thuộc về luật hình sự quốc tế hay quốc gia, bằng chứng, thủ tục, chiến lược và chiến
thuật trial, sự vạch tội, bảo vệ nhân chứng, sắc tộc, chính sách và các vấn đề khác;
o Đảm bảo tiếp tục giảng dạy pháp luật trong phạm vi OTP, thông qua các diễn đàn luật
hàng tháng, xây dựng cơ sở dữ liệu các quyết định của ICTR và ICTY
3. Ban Thư ký
25
Ban thư ký chịu trách nhiệm cho các hoạt động hành chính và quản lý của Toà. Đứng đầu
ban này là Trưởng ban thư ký có nhiệm vụ cung cấp những hộ trợ pháp luật cho hoạt động của
Phòng xử án và phòng công tố. Ban thư ký còn có các chức năng pháp luật khác dựa trên Quy
chế Toà về thủ tục và bằng chứng và đây là kênh thông tin của Toà.
Ban thư ký bao gồm 2 bộ phận: Bộ phận phục vụ các vấn đề pháp luật(Judicial and Legal
Services Division ) và bộ phận hành chính (Division of Administration). Trưởng ban Thư ký
đứng đầu ban này và là đại diện của Tổng thư ký LHQ.
4. Phòng nhân chứng và hỗ trợ nạn nhân (WVSS)
Phòng nhân chứng và hỗ trợ nạn nhân được thàh lập năm 1996 theo quy chế của Toà và các
Nguyên tắc thủ tục và bằng chứng và nằm dưới sự quản lý của Ban thư ký. Nhiệm vụ của bộ
phận này là đảm bảo sự sẵn sàng của các nhân chứng bằng cách cung cấp cho họ sự hỗ trợ công
bằng và những biện pháp bảo vệ với tất cả các nhân chứng và nạn nhân được gọi ra trước toà để
làm chứng. Bộ phận này gồm có 2 đơn vị: 1 đơn vị phụ trách nhân chứng khởi tố và một đơn vị
phụ trách nhân chứng biện hộ. Những biện pháp được áp dụng bao gồm:
- Cung cấp những biện pháp hỗ trợ và bảo vệ bình đẳng cho tất cả các nhân chứng và nạn
nhân được gọi ra trước Toà: đó là các biện pháp hỗ trợ phục hồi cả về thể chất và tâm lý đặc biệt
với các nạn nhân bị cưỡng hiếp hay nô lệ tình dục, các biện pháp bảo vệ ngắn hạn và dài hạn cho
cả gia đình của họ, tư vấn cho toà những biện pháp bảo vệ và hỗ trợ và yêu cầu Toà áp dụng các
biện pháp thích hợp cho sự riêng tư của họ và bảo vệ họ.
- Hỗ trợ nạn nhân và nhân chứng: chăm sóc con cái cho các đối tượng này trong thời gian họ
vắng mặt, bảo vệ tài sản, các sự hỗ trợ về mặt hành chính, chăm sóc y tế và tâm lý, kiểm tra và
xét nghiệm toàn diện trong các trường hợp cần thiết, đồng thời hỗ trợ các thủ tục đi lại như hộ
chiếu, thị thực để đến toà và sau khi kết thúc phiên toà trở về nước.
- Bảo vệ nhân chứng: áp dụng các biện pháp bảo vệ trong quá trình di chuyển đặc biệt là từ
nước sở tại đến toà, Tanzania và ICTR cử những lực lượng giám sát 24/24 với nhân chứng trong
quá trình tham dự phiên toà tại Arusha, hộ tống nhân chứng vào phòng xét xử, đảm bảo bí mật
nhận dạng của nhân chứng bằng biệt hiệu và bảo vệ họ tại ghế nhân chứng tại toà, xử kín,…
- Chăm sóc y tế
5. Luật sư bào chữa và quản lý giam giữ (DCDMS)
Bộ phận này được thành lập dưới quyền quản lý của Ban thư ký tháng 7/1997 để đảm bảo
cung cấp những luật sư biện hộ có đủ trình độ dưới sự quản lý của toà cho những đối tượng bi kết
tội hay tình nghi không có đủ điều kiện mời luật sư và đảm bảo United Nations Detention
Facility - UNDF phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế. Công việc của bộ phận này được chia ra
26
làm các hoạt động liên quan tới sự phân công công vịêc và cung cấp các sự hỗ trợ pháp lý và các
hoạt động liên quan tới các biện pháp giam giữ trong khi phần lớn công vịêc của bộ phận này có
liên quan đến quản lý những hoạt động của luật sư bào chữa.
- Các luật sư bào chữa: Hoạt động có liên quan của các luật sư là soạn thảo danh sách các luật
sư bào chữa để các đối tượng không có đủ điều kiện thuê luật sư có thể chọn luật sư bào chữa cho
mình. Danh sách này bao gồm hơn 200 luật sư đến từ các quốc gia.
- Các biện pháp giam giữ: Toà đã thiết lập United Nations Detention Facility (UNDF) bao
gồm 56 xà lim trong khu nhà giam liên hợp Arusha. Hình phạt cao nhất có thể được áp dụng là
chung thân.
- Quyền lợi của các đối tượng bị giam giữ: Họ có thể liên hệ bằng thư và điện thoại với gia
đình và những người khác và có thể được thăm nuôi dưới sự hạn chế và giám sát cần thiết vì lý
do an ninh. Họ có thể giao thiệp hoàn toàn không có sự cản trở với đại diện pháp lý của họ và
những nhân viên đặc biệt. Sự tự do của họ trong khuôn khổ nhà tù rất hạn chế, chủ yếu thông qua
các hoạt động tôn giáo, các lớp học hay các bài tập thể dục. Việc ăn uống được chuẩn bị dưới
những tiêu chuẩn của phòng y tế và phù hợp với tôn giáo, văn hoá của đối tượng bị giam giữ.
6. Bộ phận quản lý Toà (CMS)
Bộ phận quản lý Toà cung cấp những hỗ trợ hành chính, xét xử và hậu cần cho các vụ kiện
tụng trước 3 phòng xử án cũng như phòng phúc thẩm của Toà. Bộ phận này gồm có 50 thành
viên được chia vào 4 đơn vị: đơn vị truy tố (Judicial Proceedings unit), đơn vị phúc thẩm, đơn vị
hồ sơ và lưu trữ hồ sơ và đơn vị báo cáo viên.
7. The Procurement Section
II. Nguyên tắc hoạt động
ICTR bị chi phối bởi Quy chế của Toà được bổ sung trong NQ 955 của HĐBA. Điều khoản của
quy chế này liên quan đến các trách nhiệm hình sự cá nhân giống như những quy chế của Toà
ICTY. Trên thực tế, quy chế của toà Rwanda là sự phỏng theo những quy chế của Toà án Nam
Tư trong những trường hợp của Rwanda.
III. Thẩm quyền xét xử của ICTR
Toà hình sự Rwanda có thẩm quyền theo thời gian từ ngày 1/1/1994 cho đến ngày 31/12/1994.
Ratione materiae: ICTR có thẩm quyền xét xử đối với tội diệt chủng, tội ác chống lại loài người,
vi phạm Công ước Gioneva 1949.
Ratione temporis: những tội ác xảy ra trong khoảng thời gian từ 1/1 đến 31/12/1994
27
Ratione personae et ratione loci: những tội ác gây ra bởi người Rwanda xảy ra trên lãnh thổ
Rwanda và trên lãnh thổ của những quốc gia láng giềng cũng như những tội ác do những người
không phải công dân Rwanda gây ra tại Rwanda.
IV. Bài học liên quan tới Hoà bình và Công lý
Không bao giờ tái phạm (NEVER AGAIN): những quốc gia Châu Phi phải rút ra được bài
học từ nạn diệt chủng tại Rwanda để tránh việc lặp lại tội ác kinh khủng nhất tại lục địa này. Thể
chế yếu kém tại rất nhiều nước Châu Phi đã làm gia tăng một “culture impunity” văn hoá không
bị trừng phạt, đặc biệt dưới chế độ độc tài đã làm tất cả để níu giữ quyền lực.
Sự phát triển của trách nhiệm giải trình chính trị và pháp lý (Evolution of political and
legal accountability): Những cá nhân nắm quyền lực thường xuyên vi phạm tội diệt chủng và
những tội ác chống lại loài người. Đây là lần đầu tiên những cá nhân đang ở địa vị cao bị yêu cầu
giải thích về những vi phạm về nhân quyền tại Châu Phi trước một toà án quốc tế. Hoạt động của
Toà án đã gửi một thông điệp mãnh mẽ tới các nhà lãnh đạo và những thủ lĩnh chiến tranh tại
Châu Phi. Bằng việc đưa ra những phán quyết chưa có bao giờ liên quan tới tội diệt chủng, ICTR
đã đưa ra một ví dụ mà theo đó bất cứ bất cứ nơi nào trên thế giới nếu vi phạm những tội ác như
trên sẽ bị trừng trị
Sự hợp tác giữa các quốc gia Châu Phi: Những nguời bị buộc tội hiện bị giam cầm tại
Toà ở Arusha đã bị bắt và bị thuyên chuyển từ hơn 15 quốc gia. Một số quốc gia tại Châu Phi
đang tăng cường hợp tác với Toà. Những biểu hiện này chứng tỏ những quốc gia này đã nhận
thức được rằng họ không thể chối bỏ pháp luật quốc tế trên chính lãnh thổ của họ.
Sự tôn trọng các bản án (Enforcement of prison sentences): Toà mong muốn có thể đánh
giá đươc sự tuân thủ việc thực thi những bản án tại Châu Phi vì một số lý do văn hoá xã hội vốn
có ảnh hưởng lớn tới lục địa này. Bằng việc tăng thêm những nhà giam cho những kẻ bị Toà kết
án tội diệt chủng, các quốc gia Châu Phi có thể biểu thị một sự cam kết thực thi nguyên tắc luật
pháp. Vào ngày 19/2/1999 Cộng hoà Mali trở thành quốc gia đầu tiên ký vào một hiệp định với
ICTR để cung cấp những điều kiện thuận lợi cho việc thực thu những bản án của Toà. Một hiệp
định tương tự cũng được ký với Benin vào 26/8/1999. Qúa trình đàm phán với những quốc gia
Châu Phi khác cũng đang tiến gần đến hồi kết.
Sự hỗ trợ về chính trị, đạo đức và vật chất từ phía các quốc gia Châu Phi đối với Toà là
cần thiết. Chủ yếu dựa vào những thành công hay thất bại cơ bản của ICTR bởi Toà đang giải
quyết những tội ác xảy ra tại Châu Phi với hơn 500,000 nạn nhân. Những quốc gia Châu Phi và
Chính phủ nên biết rằng mạng sống của những nạn nhân này cũng quan trọng như vô số những
nạn nhân khác ở khắp mọi nơi bằng việc hỗ trợ nhiều hơn công việc của ICTR. Hoạt động của
28
Toà đang cung cấp những quyết định quan trọng cho ICC trong tương lai và những thẩm quyền
quốc gia khác nhau. Điều này đóng góp một nền tảng cơ bản cho hoà bình và công lý quốc tế
trong thế kỷ XXI.
Kết luận
Ba Toà hình sự được trình bày trong bài viết này hiện tại là những toà hình sự vẫn đang
trong quá trình hoạt động, trong đó ICC sẽ là Toà hình sự thường trực và chịu trách nhiệm xét xử
tất cả những hành vi có liên quan đến trách nhiệm hình sự quốc tế đã, đang và có thể diễn ra
trong tương lai. Cả ICC và hai toà vụ việc Nam Tư cũ và Rwanda đều có một điểm chung và
cũng là đặc điểm nhận dạng của Toà hình sự đó chính là các Toà này chỉ chịu trách nhiệm và có
thẩm quyền xét xử những cá nhân, khác với cơ chế Toà ICJ là điều chỉnh quan hệ giữa các quốc
gia với nhau. Hơn thế nữa, ICJ chỉ xét xử các vụ việc dựa trên những bản Memorial và Counter-
memorial của các quốc gia tranh chấp gửi lên cho toà, nhưng với ICC, khi Công tố viên nhận
thấy có dấu hiệu có những hành vi có thể thuộc thẩm quyền tài phán của ICC hay bất cứ quốc gia
nào yêu cầu xem xét thì Công tố viên hay Toà sẽ chịu trách nhiệm kể từ công việc điều tra trở đi
hay nói đúng hơn là Toà chịu trách nhiệm từ đầu đến cuối vụ việc. Chỉ trong trường hợp, Hội
đồng bảo an đang điều tra vụ việc thì Công tố viên sẽ tạm dừng không điều tra nữa. Đồng thời,
Điều 27 quy chế Rome còn cho thấy, ICC có thẩm quyền với các cá nhân dù với bất cứ cương vị
nào, thể hiện sự bình đẳng trước pháp luật của tất cả mọi cá nhân. Những nguyên tắc hoạt động
của ICC cho thấy ICC không đứng trên quyền tố tụng hình sự của các quốc gia bởi tố tụng hình
sự chính là thẩm quyền tối đa của quốc gia, từ đó dẫn tới một nguyên tắc khác của ICC đó là
không xét xử hai lần. Điều này có nghĩa là đối với những vụ việc đã xét xử ở một toà khác như
Toà quốc gia hay nhân quyền thì ICC sẽ không thụ lý nữa. Vậy ICC có điểm khác biệt nào với
hai toà hình sự vụ việc Nam Tư cũ và Rwanda. Câu trả lời khá thú vị bởi ICC có thể coi như một
tổ chức quốc tế và Tổ chức này thì độc lập với Liên Hợp Quốc và Hiến chương Liên Hợp Quốc,
do đó có thể thấy ICC không đứng trên các quốc gia. Trong khi đó, ICTY và ICTR lại được
thành lập dựa trên các nghị quyết của Liên Hợp Quốc dựa trên Chương VII của Hiến chương, do
đó mà 2 toà vụ việc này không khác gì một biện pháp cưỡng chế của Hội đồng Bảo an, do đó, xét
về khía cạnh này hai Toà vụ vịêc này có thể đứng trên quốc gia. Về cơ bản, có thể thấy ICC phụ
thuộc vào hiệu lực hợp tác hình sự theo sự ủng hộ của các quốc gia thành viên và không có quyền
hành pháp và không có lực lượng khống chế của riêng mình nên ICC hoàn toàn nhờ vào sự hợp
tác đầy đủ, hiệu quả và kịp thời của các nước thành viên. Với những gì những người sáng lập đã
29
thấy trước, Toà án này dành cho phe yếu và các cấu yếu mà không đủ năng lực và phương tiện để
thi hành các quyết định của mình bởi ICC được lập nên một phần là để chủ quyền quốc gia được
duy trì vững mạnh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- icc_icty_ictr_edit_2613.pdf