Trước hết, những khó khăn mà chính quyền địa phương, những chủ nhân
của di sản đang phải thường xuyên đối mặt là sự xuống cấp của di tích. Các
di sản kiến trúc Hội An phần lớn tập trung trong khu phố cổ (hơn 1000 di
tích, trong đó chiếm hơn 82% là thuộc sở hữu tư nhân) có niên đại khởi
dựng từ trước thế kỷ 19 và hầu hết các cấu kiện chịu lực chính chủ yếu là gỗ,
mái lợp ngói âm dương đất nung theo thời gian, tuổi thọ của vật liệu đã “tới
hạn”. Bên cạnh đó, do tác động của điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của khu
vực như nắng nóng, mưa nhiều, nhất là lũ lụt thường xuyên hằng năm nên
các di tích hiện đang xuống cấp trầm trọng, có nguy cơ bị sụp đổ bất cứ lúc
nào. Theo thống kê của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản, số lượng di tích
cần chống đỡ hằng năm trước mùa mưa bão lên đến hàng trăm, trong đó
hàng chục di tích (thường là nhà ở trong khu phố cổ) được khuyến cáo, thậm
chí yêu cầu người dân phải di dời đến nơi khác để đảm bảo an toàn trong
thời gian có bão, cá biệt có trường hợp phải hạ giải khẩn cấp di tích (nhưng
tuân thủ qui định trong công tác bảo tồn - trùng tu) để tránh nguy cơ bị sụp
đổ
13 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4295 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu văn hóa Hội An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Tìm hiểu văn hóa Hội An
2
kinh tế thế giới. Thương thuyền Á - Âu vào ra tấp nập, các dịch vụ giao
thương diễn ra sôi động trên con đường tơ lụa của hải trình xuyên Á và
lục địa… Tuy nhiên, ngày nay, vấn đề hội nhập quốc tế lại mang một
màu sắc mới, nội dung mới, và những thách thức mới. Trong bối cảnh
đó, Hội An đã và phải làm gì để hội nhập thành công?
Từ công cuộc bảo tồn…
Chính quá khứ thương cảng đã tạo nên một Hội An - vùng đất của hội nhập,
giao thoa cả trên lĩnh vực văn hóa và kinh tế. Ủy ban Di sản thế giới -
UNESCO đã đánh giá Hội An còn hiện tồn khá nguyên vẹn một di sản văn
hóa được biểu hiện gắn kết giữa di sản văn hóa vật thể với di sản văn hóa phi
vật thể mang ý nghĩa độc đáo, là "một bảo tàng sống" tạo thành những giá trị
nổi bật, vượt trội toàn cầu.
Sau 7 năm quần thể kiến trúc Đô thị cổ được ghi tên vào danh mục Di sản
văn hóa thế giới, cùng với sự phát triển vượt trội của ngành kinh tế du lịch,
thành quả được đánh giá là lớn nhất của công cuộc quản lý, bảo tồn và phát
huy các giá trị di sản chính là ở chỗ người dân Hội An biết trân trọng, giữ
gìn di sản của cha ông.
Ông Lương Non, chủ nhà hàng Xưa & Nay vừa đầu tư cả tỷ đồng đề trùng tu
lại ngôi nhà số 51 đường Lê Lợi. Ông nói: "Nhà bị xuống cấp nghiêm trọng,
tôi tu sửa lại, trước là phải giữ ngôi nhà xưa cũ mấy trăm năm của cha ông
mình, sau là để kinh doanh, buôn bán cho con cháu có kế sinh nhai". Đó chỉ
là một trong hàng chục trường hợp người dân Hội An tự bỏ tiền để tôn tạo di
tích của tiền nhân.
Theo thống kê, trong những năm gần đây, mỗi người dân Hội An đón 11 du
khách nước ngoài/năm, thu nhập bình quân đầu người từ năm 1998 chỉ 8
triệu đồng, đến năm 2005 đã lên đến gần 15 triệu đồng/năm. Lượt khách lưu
trú tăng 19%, doanh thu chuyên ngành du lịch tăng bình quân 28,8%/năm,
năm 2006 ước đạt gần 400 tỷ đồng. đặc biệt, vào tháng 6-2006, Hội An
3
chính thức đón vị khách nước ngoài thứ hai triệu tham quan, khẳng định sự
thành công ngoạn mục của phương án bán vé tham quan trọn gói đô thị cổ,
điều đã từng được UNESCO châu Á - Thái Bình Dương tuyên dương ở các
hội nghị quốc tế cùng với giải thưởng "Dự án kiệt xuất về hợp tác bảo tồn
khu phố cổ Hội An". Chỉ riêng năm 2005, nguồn thu từ bán vé tham quan là
16 tỷ đồng, 90% kinh phí này đầu tư trở lại cho việc tôn tạo khu phố cổ. Có
thể nói, nhiệm vụ bảo tồn tại Hội An đã từng bước đáp ứng được nhu cầu
cấp thiết của đời sống đương đại.
Năm Du lịch quốc gia - Quảng Nam 2006, hàng loạt sản phẩm "riêng có"
mang thương hiệu du lịch Hội An như: Đêm phố cổ, phố không có tiếng
động cơ, lễ hội đường phố - roadshow, các lễ hội dân gian... đã đưa du khách
đến với người Hội An hiền hòa, mến khách và cả vùng đất "phố chật người
đông", "lá bông đủ màu". John Gibson - du khách người Anh nói: "Sự bình
yên là món quà vô giá mà nơi này đã cho tôi. Còn những đêm ở phố, tôi chỉ
thấy hào hứng và quên mình".
Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC diễn ra tại Hội An (tháng 11-2006) đã ra
"Tuyên bố Hội An về phát triển du lịch" ở các nước thành viên Diễn đàn hợp
tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cơ hội mới để quảng bá hình
ảnh du lịch và di sản ra nước ngoài được Hội An nắm bắt bằng chính thành
công của các hoạt động phục vụ cho hội nghị này.
Ông Nguyễn Sự - Bí thư Thị ủy Hội An cho biết: "Một trong những giá trị
làm nên Di sản văn hóa thế giới Hội An chính là trong từng sinh hoạt
thường nhật của người dân, trong từng di tích kiến trúc, nhà cổ, mọi người
có thể tìm thấy dấu ấn của người Chăm bản xứ, người Việt, người Hoa,
người Nhật và cả các nước phương Tây. Chúng tôi không chỉ giữ gìn các di
tích kiến trúc mà còn giữ luôn cả những sinh hoạt, nếp sống, phẩm chất
truyền thống tốt đẹp của người Hội An. Từ đó, phát triển ngành kinh tế du
lịch dịch vụ mang đậm bản sắc văn hóa, du lịch Hội An là du lịch văn hóa".
Xuất phát từ việc khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống mà Hội An đã
có nhiều loại hình dịch vụ du lịch "đặc hiệu" như lồng đèn, buôn bán qua
mạng Internet hay may mặc - những nghề truyền thống ra đời từ xa xưa
nhưng đã có thương hiệu vượt ra khỏi biên giới quốc gia.
4
... đến tự làm mới mình
Bà Trịnh Diễm Quỳnh Giám đốc Công ty cổ phần Thời trang YALY
nói: “Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh như hiện nay, chúng tôi
thấy sự phát triển của công ty vẫn thiếu tính ổn định. Để vươn tới một
thương hiệu quốc tế, điều kiện tiên quyết là công ty phải không ngừng phát
triển chất lượng sản phẩm thời trang và sản phẩm đó phải mang phong cách,
bản sắc Hội An".
Hiện nay, 76 doanh nghiệp du lịch tại Hội An đều có bước chuyển mình
đáng kể. Hầu hết tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch
vụ của mình và liên kết chặt chẽ với nhau nhằm khai thác tốt thị trường
trong nước cũng như bảo vệ quyền lợi chung trước sự cạnh tranh của các
công ty du lịch, lữ hành quốc tế. Hội An có 3 công ty có giấy phép kinh
doanh lữ hành quốc tế là An Phú, Du lịch - Dịch vụ Hội An và Lê Nguyễn.
Ông Lê Hồ Phước Vĩnh - Giám đốc Lê Nguyễn Travel cho hay: "Chiếc bánh
lữ hành chắc chắn sẽ bị chia phần bởi các công ty trong và ngoài nước. Vì
thế, bên cạnh các chương trình Inbout và Outbout, chúng tôi đang tập trung
hoàn thiện và nâng chất lượng hơn nữa các tour - tuyến trong nước và đặc
biệt là tại Hội An. Tôi vừa đưa chương trình Homestay, lưu trú cùng cư dân
Hội An vào hoạt động".
Ngoài các cơ chế khuyến khích đầu tư cho du lịch áp dụng hơn 10 năm qua,
Hội An đã quy hoạch phát triển ngành du lịch từ nay đến năm 2010 và đang
"tự làm mới" bằng nhiều quy chế "cởi trói" cho doanh nghiệp cũng như sắp
xếp lại toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phố cổ. Từ lâu, Hội An đã không
cho phép xây dựng khách sạn trong khu vực I của phố cổ; riêng từ tháng 6-
2006, cho phép các dịch vụ quán bar trên địa bàn hoạt động suốt đêm thay vì
phải dừng lúc 23 giờ như trước đây và quy hoạch xây dựng nhiều khu vui
chơi giải trí về đêm. Sau 5 cuộc gặp gỡ, thị xã đã giải quyết từng vướng mắc
của doanh nghiệp, triển khai các dự án xây dựng khu du lịch sinh thái với
nguồn vốn gần 3.000 tỷ đồng, đồng thời còn rút giấy phép nhiều dự án lớn
tại khu vực ven biển Cửa Đại.
5
Ông Lê Văn Giảng - Chủ tịch UBND thị xã cho biết: "Đầu năm 2007, Hội
An sẽ áp dụng quy chế mới cho việc kinh doanh tại khu vực phố cổ nhằm
hạn chế tình trạng phát triển thương nghiệp ồ ạt, tự phát, gây nguy cơ phá vỡ
không gian tĩnh lặng của phố. Việc sắp xếp lại kinh doanh là tạo điều kiện
cho người dân và bảo vệ tốt nhất di sản".
Khu phố cổ có hơn 1.300 di tích kiến trúc, nhưng 90% đến 100% nhà mặt
tiền ở 15 trục đường đang được sử dụng để kinh doanh và là điểm tham quan
di tích. Quy chế mới không còn giới hạn số lượng mặt hàng, cửa hàng, giờ
đóng, mở cửa như quy chế được lập từ năm 1999 nhưng quy định nghiêm
ngặt, cụ thể hơn về bảng hiệu, mật độ trưng bày và quy chuẩn văn minh
thương mại, từng bước giảm dần mật độ kinh doanh xuống dưới 65%. Các
nhóm hàng, ngành hàng sẽ được sắp xếp, bố trí lại theo từng tuyến phố, từng
khu vực phù hợp. Việc giới thiệu, trưng bày phải bảo đảm mỹ quan chung,
sử dụng chất liệu gỗ, hạn chế tối đa việc sử dụng kính, gương và không che
lấp không gian, kiểu dáng, họa tiết kiến trúc của từng ngôi nhà.
Thậm chí, Hội An còn quy định tất cả hàng hóa kinh doanh chỉ được trưng
bày bên trong cửa ra vào, chỉ được sử dụng ánh sáng vàng, có chụp, kiểu
dáng làm bằng gỗ, tre hoặc lồng đèn, không được hắt ánh sáng ra đường và
Hội An sẽ không còn bất kỳ một manơcanh nào trong phố cổ.
Có thể thấy, mọi nỗ lực Hội An đều hướng đến mục đích giữ gìn tốt nhất
quần thể kiến trúc đô thị cổ, cơ sở đầu tiên để phát triển ngành dịch vụ du
lịch mang đậm bản sắc văn hóa địa phương và "dọn đường" cho một cuộc
hội nhập mới với nhiều thách thức phía trước.
HỘI AN : Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 24,1 triệu đồng
LAO ĐỘNG
Ngành du lịch Hội An đang đứng trước nhiều thách thức đòi hỏi chính
quyền và cả cộng đồng doanh nghiệp chung tay góp sức để vươn lên.
Thành quả lớn nhất của ngành du lịch Hội An trong hơn 10 năm qua là đã
6
xây dựng và phát triển được uy tín thương hiệu Hội An - một điểm đến an
toàn, thân thiện. Mỗi năm, Hội An đã đón trên 1 triệu lượt khách, với hơn 3
nghìn buồng phòng sẵn sàng phục vụ trên 5 nghìn khách/ngày. Mạng lưới
kinh tế du lịch phát triển nhanh với 150 doanh nghiệp và 3.500 hộ kinh
doanh với gần 11 nghìn người trực tiếp lao động trong ngành du lịch. Tuy
nhiên, du lịch Hội An đang đứng trước nhiều thách thức mới. Bà Đinh Thị
Thu Thủy, Trưởng phòng Thương mại du lịch Hội An nhìn nhận: “Du lịch
Hội An chưa thật sự liên kết chặt chẽ với các trung tâm du lịch miền Trung,
chưa thực sự năng động để tạo ra nhiều sản phẩm mới dẫn đến sản phẩm
nghèo nàn, công tác quản lý kinh doanh còn nhiều bất cập. Các doanh
nghiệp du lịch địa phương cũng chưa liên kết cùng quảng bá hình ảnh chung,
thậm chí còn xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh”.
Hiện Hội An có gần 60 dự án đã có chủ trương cho phép nghiên cứu và đầu
tư dịch vụ du lịch ở 13/13 xã phường, trong đó có 25 dự án đã đi vào hoạt
động. Nguồn đầu tư chủ yếu là từ thành phần kinh tế ngoài nhà nước, vốn
đầu tư trong nước và liên doanh với nước ngoài. Tuy nhiên, việc đầu tư đang
mất cân đối nghiêm trọng, ảnh hưởng đến định hướng phát triển chung trên
lĩnh vực này. Hiện loại hình đầu tư tập trung chủ yếu là dịch vụ lưu trú, khu
nghỉ mát và dịch vụ giải trí, chỉ có 2 dự án đầu tư về thương mại, dịch vụ.
Cơ hội
Ở Hội An hiện nay có những làng nghề có tên tuổi, được nhiều người biết
đến là làng gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng, làng tranh tre dừa nước
Cẩm Thanh và làng rau Trà Quế... Nếu như các làng nghề trên địa bàn một
số địa phương khác hoạt động được dựa trên lợi nhuận đơn thuần từ giá trị
sản phẩm mang lại, thì ở Hội An, lợi nhuận mang lại không chỉ là giá trị sản
phẩm mà còn từ hoạt động du lịch. Chính vì thế, hoạt động của làng nghề
Hội An không thể tách rời định hướng và quy hoạch phát triển du lịch của
thành phố.
Bằng các nguồn vốn, Hội An đã tích cực đầu tư xây dựng và chỉnh trang
cơ sở hạ tầng làng nghề. Làng gốm Thanh Hà đã đưa vào sử dụng tuyến
đường chính dẫn vào làng nghề và mương thoát nước vỉa hè, hoàn chỉnh hệ
thống bê tông giao thông nội bộ làng…với tổng kinh phí đầu tư hơn 3 tỷ
đồng. Ngoài ra, tỉnh đã đầu tư 2,9 tỷ đồng (trong tổng số 7,5 tỷ đồng được
phê duyệt) xây dựng bờ kè chống xói lở, bảo vệ khu dân cư và làng gốm.
Đối với làng mộc Kim Bồng, 5,2 tỷ đồng đã được thành phố Hội An đầu tư
hoàn chỉnh các hạng mục công trình chủ yếu như giao thông nội bộ, nhà
trưng bày sản phẩm; các hộ sản xuất cùng với thành phố đầu tư bờ kè, nhà
xưởng sản xuất, tôn tạo di tích, chỉnh trang cây xanh, sân vườn tạo cảnh
7
quan sạch đẹp. Bên cạnh đó, thành phố đã tổ chức các lớp đào tạo nghề cho
lao động trẻ; hỗ trợ nhóm hộ sản xuất tham gia các hội chợ, hội thi, triển lãm
nhằm quảng bá sản phẩm; tổ chức tham quan học tập, đăng ký nhãn hiệu
hàng hóa…
Nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cùng với lòng yêu nghề và tinh
thần lao động hăng say của các hộ sản xuất, hoạt động của các làng nghề
trên địa bàn thành phố luôn giữ được tính ổn định.
Thách thức
Để các làng nghề truyền thống ở Hội An “trụ” vững và phát triển ổn định
bên cạnh các mô hình kinh tế khác là vấn đề hết sức khó khăn. Bởi một nghề
tồn tại và phát triển được thì phải mang lại hiệu quả kinh tế, nhất là trong
nền kinh tế thị trường hiện nay. Đây chính là đặc điểm lớn nhất chi phối toàn
bộ quá trình nhận thức và hành động của xã hội cũng như của bản thân
người lao động làng nghề.
So với các địa phương khác, lao động làng nghề ở Hội An chịu sức hút
mạnh mẽ từ các ngành kinh tế khác. Bởi Hội An là mảnh đất thương mại —
dịch vụ phát triển, nhiều ngành nghề mang lại thu nhập cao. Do đó, khó
khăn lớn nhất để các làng nghề Hội An tiếp tục tồn tại và phát triển là yếu tố
lao động, yếu tố truyền nghề. Theo thống kê, số lao động tham gia hoạt động
nghề truyền thống/ tổng số lao động của làng đạt thấp (mộc Kim Bồng có
134/652 lao động, gốm Thanh Hà có 67/900 lao động, tranh tre dừa nước
Cẩm Thanh có 222/673 lao động). Lao động trực tiếp tại các làng chiếm đa
số là những người cao tuổi, tỷ lệ lao động trẻ rất thấp nên công tác nhân cấy
nghề rất khó khăn.
Bên cạnh đó, công tác quảng bá, xúc tiến thương mại làng nghề, tiếp cận
thị trường chưa nhiều, hiệu quả thấp. Mẫu mã sản phẩm làng nghề còn đơn
điệu, chưa phù hợp với thị hiếu, khó khăn trong việc tiêu thụ. Quy mô sản
xuất còn nhỏ lẻ, phân tán, thiếu hợp tác, liên kết. Sự quan tâm, đầu tư của
các ngành, các cấp chưa thường xuyên, đồng bộ. Việc đầu tư công nghệ,
trang thiết bị không phù hợp sẽ gặp khó khăn, phá vỡ đặc tính, đặc trưng của
nghề và sản phẩm. Quảng Nam hiện chưa có cơ chế ưu đãi cho phát triển các
làng nghề phù hợp với thực tế và quy định của Trung ương. Mặt khác, nói
như ông Lê Văn Giảng, Chủ tịch UBND thành phố Hội An, việc Nhà nước
tác động vào các làng nghề là tác động vào một mô hình kinh tế khá nhạy
cảm. Bởi nó tác động vào các nghệ nhân làng nghề, như là tác động vào các
“nghệ sĩ”. Do đó, cơ chế, chính sách phải hết sức hợp lý, toàn diện và lâu
dài… ./.
HỢP TÁC ĐẦU TƯ
8
Hội thảo Miền Trung – xây dựng điểm đến quốc tế vừa được tỉnh Quảng
Nam và Báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức sáng 19/8 tại Hội An-Quảng Nam.
Theo thống kê của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), mỗi năm miền
Trung đón hàng triệu lượt khách quốc tế nhưng thời gian lưu trú tại mỗi
điểm như Huế, Đà Nẵng, Hội An không quá ba ngày, mức chi tiêu trung
bình chưa đến 70 USD/ngày, là quá thấp.
Nguyên nhân, theo các nhà làm du lịch, là tuy tiềm năng miền Trung rất lớn,
nhưng hạ tầng, nguồn nhân lực kém; sự liên kết yếu, sản phẩm du lịch, công
tác xúc tiến quảng bá rời rạc. Câu chuyện liên kết Con đường di sản miền
Trung được xướng lên đã lâu nhưng không ai làm; dịch vụ vui chơi giải trí
ít ỏi, sản phẩm du lịch chỉ bán cái ta cần chứ không phải khách cần; môi
trường, an ninh chưa được quan tâm đúng mức; năng lực của người làm du
lịch hạn chế: 30% lao động du lịch chưa tốt nghiệp THPT, đại học và sau
đại học về du lịch chỉ chiếm 3%; các địa phương khi làm du lịch chỉ quan
tâm đến người điều hành, trong khi rào cản lớn nhất là năng lực của chủ đầu
tư. Một vấn đề lớn là quy hoạch vùng ven biển miền Trung đã bị bỏ qua,
các bãi biển bị băm nát bởi những resort, nhà nghỉ, người dân, du khách
không có chỗ tắm…
Tham vọng xây dựng miền Trung thành điểm đến quốc tế cần phải đặt ở tầm
chiến lược, có sự chỉ đạo từ Trung ương, may ra mới đạt được, vì lâu nay du
lịch vẫn hoạt động trong tình trạng “cát cứ”, mạnh ai nấy làm.
Tại hội thảo du lịch gần đây, không ít nhà đầu tư quốc tế tỏ ra khá ấn tượng
về sự phát triển du lịch của khu vực này. Điều đó được minh chứng qua số
liệu thống kê về tốc độ phát triển các dự án du lịch tại Quảng Nam. Riêng
trên tuyến đường ven biển kéo từ Điện Dương đếnphố cổ Hội An đã được
đăng ký lấp đầy, trong đó có nhiều dự án du lịch cao cấp đã đi vào hoạt động
như Sân golf Montgomerie Link của Tập đoàn Indochina Land, Khu nghỉ 5
sao The Nam Hải, Palm Garden Resort, Golden Sand Resort & Spa, Hội An
Beach Resort, Victoria Resort…
Ông Trương Văn Bay, Phó chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết, tính đến
thời điểm hiện tại, riêng trên địa bàn Hội An đã có hơn 30 dự án du
lịch được triển khai, với tổng vốn đầu tư lên đến hàng trăm triệu USD. Nhà
đầu tư tìm đến Quảng Nam nói chung và Hội An nói riêng đều nhờ vào sự
cuốn hút bởi tiềm năng du lịch của địa phương này. Quảng Nam sở hữu 2 di
sản văn hoá thế giới, bãi biển trải dài kết hợp với không gian sống cồn mang
đậm bản sắc dân tộc Việt, với vườn dừa nước, sông thơ mộng, sinh hoạt và
nếp sống của người dân vẫn giữ được bản sắc riêng. Chính điều đó đã thu
hút sự quan tâm đặc biệt của du khách, mỗi năm, Hội An đón hàng triệu lượt
9
khách, công suất khai thác phòng tại các khu nghỉ luôn đạt tỷ lệ cao (bình
quân trên 60%).
Ông Bay cho rằng, chiến lược phát triển du lịch của Hội An được chia thành
nhiều giai đoạn. Trước đây, Hội An tập trung quảng bá và thu hút dự án du
lịch biển. Tuy nhiên, chiến lược đó hiện không còn phù hợp, một phần vì
không còn đất ven biển, một phần do UBND tỉnh cũng như UBND TP. Hội
An cần rà soát lại các dự án đầu tư, đánh giá hiệu quả đầu tư để tìm hướng đi
mới, chọn lọc thu hút những nhà đầu tư có tiềm lực, triển khai những dự
án du lịchphù hợp hơn.
“Hiện tỉnh Quảng Nam ưu tiên phát triển những dự án du lịch sinh thái, chủ
yếu phát triển tại các khu vực ngoại thành, qua đó đảm bảo tính hài hoà và
phát triển cân đối bền vững. Hội An đặc biệt khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư theo phương thức hợp tác cùng với người dân bản địa để triển khai những
dự án du lịch làng quê. Điều đó vừa đảm bảo cuộc sống của người dân thuộc
vùng dự án không có nhiều xáo trộn, vừa nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho người dân”, ôngBay nói.
Hướng mở cho việc kêu gọi các dự án đầu tư du lịch tại Quảng Nam hiện
nay chính là dải đất ven biển trải dài từPhố cổ Hội An đến Chu Lai. Chiến
lược này được cụ thể hoá bằng dự án xây dựng tuyến đường ven biển đã và
đang được triển khai, mà khởi đầu là Dự án cầu Cửu Đại vừa chính thức
khởi công xây dựng. Một khi tuyến đường này hoàn thành, sẽ mở ra cơ hội
lớn cho các nhà đầu tư tầm cỡ tìm đến triển khai những dự án có quy mô.
Đồng thời, mở ra triển vọng phát triển vệt đô thị ven biển kéo dài từ Hội An
đến Chu Lai.
Ông Lê Trí Thanh, Giám đốc Ban Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp
tỉnh Quảng Nam cho biết, mục tiêu mà tỉnh Quảng Nam đặt ra đối với tuyến
đường ven biển không dừng lại ở việc khai thác tiềm năng ven biển để phát
triển du lịch, mà còn nhắm đến mục tiêu quan trọng hơn, đó là tạo bệ phóng
để phát triển Khu kinh tế mở Chu Lai trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa dịch
vụ du lịch và công nghiệp. Định hướng phát triển Khu kinh tế mở Chu Lai là
phát triển những ngành công nghiệp về phía Tây kết hợp với việc phát triển
các dự án du lịch phía Đông tại các xã Tam Tiến, Tam Hải.
Điều ít người nghĩ đến là Quảng Nam đang có tiềm năng phát triển những
ngành du lịch sinh thái, tham quan, mua sắm tại khu vực biên giới. Bởi lẽ,
Quảng Nam có địa giới giáp ranh với Lào, thông qua cửa khẩu Nam Giang
và dãy Trường Sơn huyền thoại. Đây có thể xem là cơ hội lớn để Quảng
Nam phát triển các dự án du lịch.
Giá thuê đất tăng đột biến: DN Hội An bức xúc
October 21st, 2011 | Pho Co Hoi An | 0 Comments »
10
Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hội An đang rất bức xúc trước việc
phải trả tiền thuê đất năm 2011 tăng từ 5 đến 7 lần so với giá thuê năm 2010
– tức tăng từ 500 – 700%.
Tăng từ 500 – 740%
Theo phản ánh của lãnh đạo Công ty CP Du lịch – Dịch vụ Hội An, ngày
4/4/2011 đơn vị này đã nhận được quyết định số 1027/2011/QĐ-UBND của
UBND tỉnh Quảng Nam về phê duyệt đơn giá thuê đất 2011 đối với phần
diện tích 16.340,5 m2 tại số 10, Trần Hưng Đạo mà công ty đang quản lý,
khai thác. Theo đó, trong năm 2011 số tiền thuê đất mà đơn vị này phải nộp
là hơn 3,7 tỉ đồng – tăng gấp 5 lần so với giá thuê đất 2010 (774 triệu đồng).
Tình trạng tương tự cũng xảy ra với khách sạn Công đoàn Hội An. Năm
2011, tiền thuê đất của DN này đã bị đẩy lên hơn 259 triệu đồng/năm thay vì
35 triệu đồng/năm như trước – tức tăng hơn 740%.
Mức tăng “đột biến” này không chỉ xảy ra đối với các doanh nghiệp khách
sạn, du lịch mà một số đơn vị khác trên địa bàn, giá thuê đất cũng bị đẩy lên
cao chót vót. Chẳng hạn, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi
nhánh Hội An cũng được thông báo là phải nộp số tiền hơn 318 triệu
đồng/năm . Số tiền này đã tăng 546% so với số tiền mà đơn vị này phải nộp
trong năm 2010 (hơn 58 triệu đồng).
Không chỉ “choáng” vì tiền thuê đất đột nhiên tăng cao gấp nhiều lần mà DN
còn bức xúc vì bị tính tiền thuê đất ngay từ ngày 1-1-2011 (thay vì từ ngày
1-3-2011 – ngày Nghị định số 121/2010/NĐ-CP chính thức có hiệu lực –
PV). DN phản ứng thì bị Chi cục Thuế Hội An bắt buộc DN nộp tiền rồi giải
quyết sau, nếu nộp chậm sẽ bị phạt. Khách sạn Công đoàn Hội An là một ví
dụ. Ngày 14/4/2011, đơn vị này nhận được công văn của chi cục Thuế Hội
An với nội dung đơn vị phải nộp toàn bộ số tiền thuê đất năm 2011 mà
UBND tỉnh đã thông báo đồng thời phải nộp thêm hơn 11 triệu tiền phạt do
nộp tiền thuê đất chậm.
Theo lý giải của Sở Tài chính Quảng Nam, nguyên nhân dẫn đến tình trạng
tăng giá thuê đất là do hàng loạt tại Hội An là do UBND tỉnh thay đổi chính
sách về thuế đất theo Nghị định 121/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Một trong
những nội dung của nghị định này là yêu cầu giá tính tiền thuê đất được xác
định sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường trong điều
kiện bình thường. Do đó, theo Nghị định này, giá thuê đất trong một số
trường hợp sẽ tăng cao hơn rất nhiều so với mức hiện tại vì được tính theo
giá thị trường.
Doanh nghiệp phản ứng
Đại diện các doanh nghiệp đều cho rằng điều chỉnh giá thuê đất là cần thiết,
phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong từng năm nhằm khai thác hiệu
11
quả diện tích đất cho thuê của Nhà nước nhưng việc tăng giá thuê phải có lộ
trình, phù hợp với sự tăng trưởng và bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Dự án
Ông Lê Tiến Dũng – TGĐ Công ty CP Du lịcThành quả lớn nhất của
ngành du lịch Hội An trong hơn 10 năm qua là đã xây dựng và phát triển
được uy tín thương hiệu Hội An – một điểm đến an toàn, thân thiện. Mỗi
năm, Hội An đã đón trên 1 triệu lượt khách, với hơn 3 nghìn buồng phòng
sẵn sàng phục vụ trên 5 nghìn khách/ngày. Mạng lưới kinh tế du lịch phát
triển nhanh với 150 doanh nghiệp và 3.500 hộ kinh doanh với gần 11 nghìn
người trực tiếp lao động trong ngành du lịch. Tuy nhiên, du lịch Hội
An đang đứng trước nhiều thách thức mới. Bà Đinh Thị Thu Thủy, Trưởng
phòng Thương mại du lịch Hội An nhìn nhận: “Du lịch Hội An chưa thật
sự liên kết chặt chẽ với các trung tâm du lịch miền Trung, chưa thực sự năng
động để tạo ra nhiều sản phẩm mới dẫn đến sản phẩm nghèo nàn, công tác
quản lý kinh doanh còn nhiều bất cập. Các doanh nghiệp du lịch địa phương
cũng chưa liên kết cùng quảng bá hình ảnh chung, thậm chí còn xảy ra tình
trạng cạnh tranh không lành mạnh”.
Hiện Hội An có gần 60 dự án đã có chủ trương cho phép nghiên cứu và đầu
tư dịch vụ du lịch ở 13/13 xã phường, trong đó có 25 dự án đã đi vào hoạt
động. Nguồn đầu tư chủ yếu là từ thành phần kinh tế ngoài nhà nước, vốn
đầu tư trong nước và liên doanh với nước ngoài. Tuy nhiên, việc đầu tư đang
mất cân đối nghiêm trọng, ảnh hưởng đến định hướng phát triển chung trên
lĩnh vực này. Hiện loại hình đầu tư tập trung chủ yếu là dịch vụ lưu trú, khu
nghỉ mát và dịch vụ giải trí, chỉ có 2 dự án đầu tư về thương mại, dịch vụ.
Phố cổ Hội An về đêm
Thêm vào đó, du lịch Hội An đang đứng trước khó khăn là thiếu lao động
quản trị doanh nghiệp du lịch. Với 3.500 lao động làm việc tại các doanh
nghiệp du lịch, chiếm 31% tổng số lao động trực tiếp tham gia trong ngành
du lịch – dịch vụ, trong đó có 1.400 lao động đã qua đào tạo chuyên môn du
lịch, chiếm 35%. Lực lượng trong ngành du lịch rất trẻ, 93% có độ tuổi dưới
45, được đào tạo chuyên môn và ngoại ngữ, có thể đáp ứng yêu cầu lao động
hiện tại nhưng số lao động được đào tạo chuyên môn cao từ đại học đến sau
đại học chưa nhiều, hiện chỉ có 20%. Do đó, đội ngũ lao động quản trị doanh
nghiệp còn thiếu và yếu, hầu hết đều là người đến từ các địa phương khác và
nước ngoài.
12
h – Dịch vụ Hội An giá đất sản xuất kinh doanh do UBND tỉnh phê duyệt là
15,4 triệu đồng/m2 là quá cao so với mặt bằng giá đất thực tế giao dịch trên
địa bàn TP Hội An. Mặc khác, việc phê duyệt giá đất bắt đầu từ tháng
4/2011 nhưng lại áp dụng cho cả năm 2011 và tăng đến 500% so với năm
2010 đã gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty, nhất
là trong giai đoạn chi phí đầu vào tăng cao và biến động liên tục. Hơn nữa,
“trong khi việc tính giá đất theo Nghị định 121 chỉ áp dụng đối với doanh
nghiệp trong nước, còn các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chỉ nộp tiền
thuê đất một lần trong vòng 50 năm (đơn giá tại thời điểm thuê đất) cũng
gây bất bình đẳng so với các doanh nghiệp trong nước.”, ông Dũng nhấn
mạnh.
Ông Võ Văn Vân – giám đốc khách sạn Công Đoàn cho biết, cho biết ông
rất bất ngờ trước thông tin tăng giá của UBND tỉnh Quảng Nam vì việc tăng
giá thuê đất của UBND tỉnh hoàn toàn mang tính áp đặt mà không thông báo
hay trao đổi, bàn bạc với DN. “Chúng tôi chấp nhận việc tăng giá thuê đất
nhưng cần có lộ trình tăng phù hợp trong khả năng chịu đựng của DN để DN
có khả năng chi trả. Đồng thời trước khi ban hành và áp dụng giá thuê đất
mới, UBND tỉnh cần tổ chức cuộc họp với các DN có liên quan để tránh tình
trạng “vừa đánh trống, vừa thổi kèn” gây bất lợi cho DN.”, ông Vân bày tỏ.
Bảo tồn
Hội An, Đô thị di sản với hơn 1.390 di tích bao gồm nhiều loại hình kiến
trúc thể hiện sự giao lưu, tiếp biến mạnh mẽ giữa các nền văn hoá trong và
ngoài nước. Với diện tích đất tự nhiên 61,7km2, trong đó gần 15km2 diện
tích xã đảo Cù Lao Chàm, nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, tiếp giáp biển Đông,
dân số 86.000 người, Hội An được biết đến với đô thị cổ được UNESCO
công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 04/12/1999, một đô thị ven
biển với bãi cát trắng mịn, làn nước trong xanh, những làng nghề thủ công
truyền thống được bảo tồn khá nguyên vẹn trong xu thế phát triển. Hằng
năm, lượng du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng ở Hội An ngày càng tăng,
chỉ tính riêng trong năm 2011, Hội An đã đón hơn 1 triệu lượt khách đến
tham quan, nghỉ dưỡng. Kinh tế của Hội An nói chung và thu nhập của
người dân nói riêng được cải thiện đáng kể. Có được những thành quả như
vậy là nhờ vào sự chỉ đạo, định hướng đúng của Đảng, chính quyền địa
phương, đặc biệt là ý thức của người dân trong công tác bảo tồn, phát huy
giá trị của di sản - nguồn lực để phát triển kinh tế du lịch của địa phương -
nền công nghiệp không khói.
Trong những năm qua, chính quyền và nhân dân Hội An luôn nỗ lực trong
công tác quản lý bảo tồn các giá trị di sản; song song với các định hướng
phát triển của một đô thị Hội An xanh - sạch - đẹp, một đô thị sinh thái,
13
chính quyền địa phương luôn đặt mục tiêu hàng đầu là bảo tồn nguyên vẹn
các giá trị kiến trúc của tiền nhân. Tuy nhiên, suy nghĩ, nhận thức là như
vậy, thực tế di tích kiến trúc Hội An hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức. Công tác quản lý, bảo tồn di sản đô thị trong xu thế phát triển
của thời đại mà ở đó người dân đang sống, sinh hoạt đã đặt ra nhiều vấn đề
cần giải quyết, dung hòa: Bảo tồn giá trị di sản kiến trúc và Phát triển kinh
tế, xã hội.
Trước hết, những khó khăn mà chính quyền địa phương, những chủ nhân
của di sản đang phải thường xuyên đối mặt là sự xuống cấp của di tích. Các
di sản kiến trúc Hội An phần lớn tập trung trong khu phố cổ (hơn 1000 di
tích, trong đó chiếm hơn 82% là thuộc sở hữu tư nhân) có niên đại khởi
dựng từ trước thế kỷ 19 và hầu hết các cấu kiện chịu lực chính chủ yếu là gỗ,
mái lợp ngói âm dương đất nung theo thời gian, tuổi thọ của vật liệu đã “tới
hạn”. Bên cạnh đó, do tác động của điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của khu
vực như nắng nóng, mưa nhiều, nhất là lũ lụt thường xuyên hằng năm nên
các di tích hiện đang xuống cấp trầm trọng, có nguy cơ bị sụp đổ bất cứ lúc
nào. Theo thống kê của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản, số lượng di tích
cần chống đỡ hằng năm trước mùa mưa bão lên đến hàng trăm, trong đó
hàng chục di tích (thường là nhà ở trong khu phố cổ) được khuyến cáo, thậm
chí yêu cầu người dân phải di dời đến nơi khác để đảm bảo an toàn trong
thời gian có bão, cá biệt có trường hợp phải hạ giải khẩn cấp di tích (nhưng
tuân thủ qui định trong công tác bảo tồn - trùng tu) để tránh nguy cơ bị sụp
đổ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoi_an_9917.pdf