Tiểu luận Tìm hiểu về Tây Nam Bộ

Khôi phục tuyến rừng bảo vệ bờ biển: giữ vững diện tích cây tràm, ổn định diện tích dừa nước, bảo vệ rừng ngập mặn và rừng phòng hộ Bảy Núi. Xây dựng và củng cố hệ thống đê biển phía Đông và phía Tây, các công trình ngăn mặn, thuỷ lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Phát triển mạnh ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị xuất khẩu cao, đặc biệt là tôm, cua các loại đặc sản khác để có thể đóng góp 50% giá trị xuất khẩu thuỷ, hải sản của cả nước. Phát huy thế mạnh kinh tế của đảo Phú Quốc và Thổ Chu. Xây dựng và phát huy vai trò trung tâm kinh tế - văn hóa vùng của thành phố Cần Thơ. Xây dựng mới kết hợp với nâng cấp hệ thống các trường học, bệnh viện, nhà văn hoá. Đầu tư nâng cấp trường Đại học Cần Thơ, hình thành một số trường ở các tỉnh có điều kiện. Tập trung sức nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ đáp ứng yêu cầu phát triển của vùng.

docx25 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5137 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về Tây Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN Tìm hiểu về Tây Nam Bộ Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Loan Lớp : Kinh tế vận tải ô tô Mã sinh viên : 1107145 Các tỉnh miền tây hay còn được gọi là đồng bằng sông Cửu Long, miền tây Nam Bộ nhưng theo cách gọi của người dân miền Nam Việt Nam ngắn gọn là miền tây, với 12 tỉnh thành và 1 thành phố trực thuộc trung ương. An Giang Bến Tre Bạc Liêu Cà Mau Thành phố Cần Thơ Đồng Tháp Hậu Giang Kiên Giang Long An Sóc Trăng Tiền Giang Trà Vinh Vĩnh Long Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiều nhất Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. ĐBSCL cũng là vùng đất quan trọng đối với Nam Bộ và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực và thế giới. 1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên a) Địa lý tự nhiên Các điểm cực của đồng bằng trên đất liền, điểm cực Tây 106°26´(xã Mĩ Đức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), cực Đông ở 106°48´(xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), cực Bắc ở 11°1´B (xã Lộc Giang, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An) cực Nam ở 85°33´B (huyện Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau).  Các tỉnh miền tây là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39734km². Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.  Nằm ở phần cuối bán đảo Đông Dương, liền kề với địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh nên có mối quan hệ 2 chiều chặt chẽ, đa dạng. Nằm gần đường hàng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, gần Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, khu vực kinh tế năng động của khu vực và thế giới. Đây là những thị thị trường và đối tác đầu tư quan trọng đối với sự phát triển của vùng. b) Khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long có một nền nhiệt độ cao và ổn định trong toàn vùng. Nhiệt độ trung bình 28 C. Chế độ nắng cao, số giờ nắng trung bình cả năm 2226-2709 giờ. Tổng hoà những đặc điểm khí hậu đã tạo ra ở Đồng bằng sông Cửu Long những lợi thế mang tính so sánh riêng biệt mà các nơi khác khó có thể có được, đó là một nền nhiệt độ, một chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định trong vùng. Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi ít xảy ra thiên tai do khí hậu đặc biệt là bão. Những đặc điêm khí hậu này đã tạo ra một nguồn lực rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, tạo ra một thảm thực vật và một quần thể động vật phong phú đa dạng nhưng có tính đồng nhất tương đối trong toàn vùng. Chính vì vậy đó là những điều kiện thuận lợi để tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất lương thực-thực phẩm, phat triển sản xuất chế biến sản phẩm nông-thủy-hải sản lớn nhất cả nước. Và cũng tạo ra các lợi thế so sánh khác của Đồng bằng sông Cửu Long 2.Tài nguyên a).Sông ngòi Đồng bằng sông Cửu Long lấy nước ngọt từ sông Mê kong và nước mưa. Cả hai nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rỏ rệt. Lượng nước bình quân của sông Mê kong chảy qua Đồng bằng sông Cửu Long hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150-200 triệu tấn phú sa. Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi tụ đã tạo nên Đồng bằng Châu thổ phì nhiêu ngày nay. Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông rạch lớn nhỏ chằng chịt thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm. Về mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,sông Mê kong là nguồn nước mặt duy nhất. Về mùa khô, lượng mưa trunh bình hàng năm dao động từ 2400 mm ở vùng phía tây Đồng bằng Cửu Long đến 1300 mm ở vùng trung tâm và 1600 mm ở vùng phía đông. Về ở lũ, thường xảy vào tháng 9, nước sông lớn gây ngập lụt. Chế độ thủy văn của Đồng bằng sông Cửu Long có 3 đặc điểm nổi bật : +Nước ngọt và lũ lụt vào mùa mưa chuyển tải phù sa,phù du, ấu trùng +Nước mặn vào mùa khô ở vùng ven biển +Nước chua phèn vào mùa mưa ở vùng đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long co trữ lượng nước ngầm không lớn b) Biển Vùng biển Tây Nam Bộ là vùng biển kín giới hạn từ 105000E về phía Tây, ba mặt là đất liền, thông ra biển Đông ở phía Đông Nam với diện tích thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khoảng 59.430 km2 Thềm lục địa biển Tây Nam Bộ có độ sâu tăng dần tương đối đều đặn từ bờ ra giữa vịnh, nền đáy trong vịnh tương đối bằng phẳng, chỉ có khu vực cận đảo Phú Quốc địa hình đáy bị chia cắt phức tạp, có nhiều rãnh ngầm và đồi ngầm. Độ sâu vùng biển không lớn, thường 30-40m, chỗ sâu nhất không quá 80m. Bờ biển lồi lõm với nhiều vụng, vịnh nhỏ, chất đáy chủ yếu là cát bột và cát. Thời tiết ở đây thể hiện hai mùa rõ rệt là Đông Bắc và Tây Nam với chế độ mưa, dòng chảy, độ mặn khác nhau tạo nên sự phong phú trong khu hệ sinh vật cư trú ở đó. Nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển Tây Nam Bộ thể hiện rõ sự đa dạng sinh học của biển nhiệt đới. Ở đây, tồn tại hầu hết các hệ sinh thái biển và ven biển điển hình như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển, bãi bồi và vùng triều, là nơi cư trú và sinh sản của nhiều loài sinh vật biển. Kết quả nghiên cứu nguồn lợi ở đây đã thống kê 296 loài/nhóm loài thuộc 91 họ hải sản khác nhau, trong đó nhóm cá bắt gặp 228 loài, nhóm tôm bắt gặp 33 loài tôm  và nhóm mực bắt gặp 16 loài . Tổng trữ lượng nguồn lợi hải sản ở vùng biển Tây Nam Bộ ước tính khoảng trên 1 triệu tấn, chiếm 21% tổng trữ lượng nguồn lợi của toàn vùng biển. Trữ lượng nguồn lợi hải sản đánh được bằng lưới kéo đáy ước tính khoảng 124 ngàn tấn Dựa trên tập tính phân bố, nguồn lợi cá biển có thể được chia thành các nhóm chính, gồm: cá nổi nhỏ, cá nổi lớn, cá đáy, cá rạn san hô. Mỗi nhóm có những nét đặc trưng riêng về khu vực cũng như phạm vi phân bố. Vùng biển Tây Nam Bộ có độ sâu không lớn, sự phân bố của các nhóm cá biển tồn tại sự pha trộn nhất định, đặc biệt là giữa các nhóm cá nổi và nhóm cá đáy. c) Đất đai Tổng diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, không kể hải đảo, khoảng 3,96 triệu ha, trong đó khoảng 2,60 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chiếm 65%. Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu đất lúa trên 90%. Đất chuyên canh các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 150.000 ha, đất cây lâu năm chiếm trên 320.000ha, khoảng 8,2% diện tích tự nhiên. Vùng bãi triều có diện tích khoảng 480.000 ha, trong đó gần 300.000 ha có khẳ năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ. Tỷ lệ che phủ rừng chỉ còn 5%. Các nhóm đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm: Đất phù sa sông (1,2triệuha):Các loại này tập trung ở vùng trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long. Chúng có độ phì nhiêu tự nhiên cao và không có các yếu tố hạn chế nghiêm trọng nào. Nhiều loại cây trồng có thể canh tác được trên nền đất này. Đất phèn (1,6triệuha): Các loại đất này được đặc trưng bởi độ axit cao, nồng độ độc tố nhôm tiềm tàng cao và thiếu lân. Nhóm đất này cũng bao gồm cả các loại đất này cũng bao gồm cả các loại đất phèn nhiễm mặn nặng và trung bình. Các loại đất phèn tập trung tại Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên còn các loại đất phèn mặn tập trung tại vùng trung tâm bán đảo Cà Mau. Đất nhiễm mặn (0,75triệuha): Các loại đất này chịu ảnh hưởng của nước mặn trong mùa khô. Các vùng đất này khó có thể được cung cấp nước ngọt. Hiện nay lúa được trồng vào mùa mưa và ở một số khu vực người ta nuôi tôm trong mùa khô. Các loại đất khác (0,35triệuha): Gồm đất than bùn (vùngrừngUMinh), đất xám trên phù sa cổ (cực Bắc của Đồng bằng sông Cửu Long) và đất đồi núi (phía Tây -Bắc Đồng bằng sông Cửu Long). Nhìn chung ở Đồng bằng sông Cửu Long rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp không có hạn chế lớn. Do nền đất yếu cho nên để xây dựng công nghiệp, giao thông, bố trí dân cư, cần phải gia cố, bồi đắp nâng nền, do đó cần đòi hỏi chi phí nhiều. e) Hệ sinh thái và động vật -Hệ sinh thái: Sông Mê kông đã tạo ra nhiều dạng sinh cảnh tự nhiên, thay đổi từ các bãi thuỷ triều, giồng cát và đầm lầy ngập triều ở vùng đồng bằng ven biển, các vùng cửa sông, cho đến vùng ngập lũ, các khu trũng rộng, đầm lầy than bùn, các dải đất cao phù sa ven sông và bậc thềm phù sa cổ nằm sâu trong nội địa. Các vùng đất ngập nước bị ngập theo mùa hoặc thường xuyên chiếm một diện tích lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Những vùng này có chức năng kinh tế và sinh thái quan trọng. Các vùng đất ngập nước là một một trong những hệ sinh thái tự nhiên phong phú nhất. Mặt khác, chúng cũng là những hệ sinh thái vô cùng nhạy cảm dễ bị tác động và không thể được do quản lý. Áp lực dân số và hậu quả của chiến tranh đã thúc đẩy nhanh sự suy thoái, sự xáo trộn và phá hoại các hệ sinh thái tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long. Việc quy hoạch và quản lý đúng đắn là hết sức cần thiết để chặn đứng xu thế này và để thực hiện một tiến trình khôi phục và duy trì sự cân bằng sinh thái. Trong các vùng đất ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long, có thể xác định được 3 hệ sinh thái tự nhiên. Tất cả các hệ sinh thái này đều rất “nhạy cảm” về môi trường. Những nét đặctrưng chủ yếu của 3 hệ sinh thái như sau: +Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn nằm ở vùng rìa ven biển trên các bãi lầy mặn. Các rừng này đã từng bao phủ hầu hết vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long nhưng nay đang biến mất dần trên quy mô lớn. Trong số các rừng ngập mặn còn lại, trên 80% (khoảng 77.000 ha) tập trung ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. +Hệ sinh thái đầm nội địa (rừng Tràm): Trước đây rừng Tràm đã từng bao phủ một nửa diện tích đất phèn. Hiện nay chỉ còn lại trong khu vực đất than bùn U Minh và một số nơi trong vùng đất phèn ở Đồng Tháp Mười và đồng bằng Hà Tiên là những nơi bị ngập theo mùa. Rừng Tràm rất quan trọng đối với việc ổn định đất, thuỷ văn và bảo tồn các loại vật. Rừng Tràm thích hợp nhất cho việc cải tạo các vùng đất hoang và những vùng đất không phù hợp đối với sản xuất nông nghiệp như vùng đầm lầy than bùn và đất phèn nặng. Cây tràm thích nghi được với cácđiều kiện đất phèn và cũng có khả năng chịu được mặn. +Hệ sinh thái cửa sông: Cửa sông là nơi nước ngọt từ sông chảy ra gặp biển. Chúng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các thuỷ triều và sự pha trộn giữa nước mặn và nước ngọt. Cửa sông duy trì những quá trình quan trọng như vận chuyển chất dinh dưỡng và phù du sinh vật, du đẩy các ấu trùng tôm cá, xác bồi động thực vật và nó quyết định các dạng trầm tích ven biển. Hệ sinh thái cửa sông nằm trong số các hệ sinh thái phong phú và năng động nhất trên thế giới. Tuy nhiên chúng rất dễ bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường và do các thay đổi của chế độ nước (nhiệt độ, độ mặn, lượng phù sa), những yếu tố có thể phá vỡ hệ sinh thái này Nhiều loài tôm cá ở Đồng bằng sông Cửu Long là những loài phụ thuộc vào cửa sông. Mô hình di cư và sinh sản của các loài này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ sông và thuỷ triều, phụ thuộc rất nhiều vào môi trường cửa sông. -Hệ động vật. Hệ động vật ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm 23 loài có vú, 386 loài và bộ chim, 6 loài lưỡng cư và 260 loài cá. Số lượng và tính đa dạng của hệ động vật thường lớn nhất trong các khu rừng tràm và rừng ngập mặn còn lại. Sự sống còn của các quần hệ động vật có vú đang bị đe doạ bởi săn bắn, đánh bẫy và sự phá huỷ liên tục nơi cư trú. Chúng tập trung chủ yếu trong những khu rừng tự nhiên (rừng U Minh và Bảy Núi). Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng trú đông quan trọng đặc biệt đối với các loài chim di trú. Trong những năm gần đây, bảy khu vực sinh sản lớn của các loài diệc, vòvằn, cò trắng và vạc đã được phát hiện trong các khu rừng tràm, loài sếu mỏ đỏ phương đông, gần đây đã dược phát hiện ở huyện Tam Nông trong Đồng Tháp Mười. Trong khu bảo tồn Tràm Chim có 92 loài chim đã được xác định. Trong vùng rừng U Minh, có 81 loài chim đã được ghi nhận. Những vùng ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi cư trú của các loài bò sát và động vật lưỡng cư. Nhiều loài động vật có vú, chim, bò sát và động vật lưỡng cư bị đánh bắt phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. h) Khoáng sản Có triển vọng dầu khí trong thềm lục địa tiếp giáp thuộc biển Đông và Vịnh Thái Lan gồm các bể trầm tích sau:-Bể trầm tích Cửu Long: thềm lục địa tiếp giáp Đông Nam Bộ ở phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long ở phía Nam. Dự báo khoảng 2 tỷ tấn dầu quy đổi.-Bể trầm tích Nam Côn Sơn: Tiềm năng dự báo địa chất khoảng 3 tỷ tấn dầu quy đổi.-Bể trầm tích Thổ Chu –Mã Lai thuộc Vịnh Thái Lan có trữ lượng dự báo không lớn, khoảng vài trăm triệu tấn dầu. Đá vôi có trữ lượng khoảng 130 đến 440 triệu tấn. Đá Granit, Andesit có khoảng 450 triệu m3. Sét gạch ngói có trữ lượng đến 40 triệu m3. Cát sỏi có trữ lượng đến 10 triệu m3/năm Than bùn có lượng 370triệutấn, trong đó U Minh khoảng 300 triệu tấn Nước khoáng có ở Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Minh Hải. 2.Kinh tế xã hội a) Dân số Dân tộc: ĐBSCL gồm có 53 dân tộc cùng chung sống với nhau. Nhiều nhất là dân tộc Kinh (chiếm 92,0% dân số của cả vùng), kế đến là dân tộc Khơ-me (6,0%), Hoa (1,0%: 177.178 người), Chăm (15.823 người) và một số dân tộc thiểu số khác (chiếm không quá 2%). Đồng bào Khơ-me, Chăm và nhiều DTTS khác chủ yếu sống ở nông thôn. Người Hoa tập trung sống ở thành thị, với tỷ lệ cao hơn hẳn mọi dân tộc khác: 59%, so với tỷ lệ dân thành thị của Vùng: 21,2%.(năm 2009) Năm 2009 dân số toàn vùng đạt 17,21 triệu người . Mật độ dân số: 425 người/km2, tỷ lệ nữ giới chiếm 50,9%, tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị là 21,2% (năm 2009). ĐBSCL là một trong 2 vùng có mức sinh thấp nhất TFR: 1,84 con/phụ nữ. Tỷ số giới tính khi sinh của ĐBSCL ở mức trung bình nhưng vẫn là đáng lo ngại khi SRB là 109,9. Cơ cấu độ tuổi của vùng ĐBSCL có tỷ trọng trong độ tuổi lao động 15-59 cao: 67,6%, vừa là một lợi thế so với toàn bộ vùng nông thôn cả nước: 65,4%, đồng thời cũng tạo ra áp lực lớn trong vấn đề giải quyết việc làm. Tỷ lệ độ tuổi 0-14 của vùng thấp hơn nông thôn toàn quốc (21,5% so với 23,8%) và tỷ lệ trên 60 tuổi là tương đương (10,9%). Cơ cấu độ tuổi như vậy cho thấy chi phí xã hội dành cho giáo dục và y tế của vùng có thể thấp hơn nông thôn cả nước. b) Nông nghiệp Mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp và thủy sản chưa tới 30% của cả nước nhưng miền Tây đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy sản, 30% giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lượng thủy sản của cả nước. Lúa trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang. Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước. Bình quân lương thực đầu người gấp 2.3 lần so với lương thực trung bình cả nước. Nhờ vậy nên Đồng bằng sông Cửu Long là nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả đất nước. Ngoài ra cây ăn quả còn đặc sản nổi tiếng của vùng, với sự đa dạng về số lượng, cũng như chất lượng ngày càng được nâng cao Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh. Nuôi nhiều ở Đồng tháp, Hậu Giang, Bạo Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng Sản lượng thủy sản chiếm 50 % nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang . Nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản đang phát triển mạnh, theo quy mô công nghiệp Tài nguyên rừng cũng giữ những vai trò quan trọng, đặc biệt là hệ thống rừng ngập mặn ven biển, trong đó hệ thống rừng ngập mặn Mũi Cà Mau được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, bên cạnh đó là những cánh rừng tràm U Minh Cà Mau, Đòng Tháp với một hệ thống sinh học vô cùng đa dạng c) Công nghiệp Những năm gần đây, công nghiệp trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tốc độ phát triển cao, bình quân tăng 21,8%. Đến đầu năm 2009, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 99.966 cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, tăng 15.931 cơ sở so với năm 2005. Trong đó tăng nhiều nhất là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (tăng 15.902 cơ sở), chủ yếu là kinh tế cá thể (13.934 cơ sở). Kinh tế có vốn dầu tư nước ngoài tăng bình quân 21,7%/năm nhưng số lượng còn hạn chế (đến cuối năm 2008 có 83 cơ sở). Toàn vùng hiện có 65 Khu công nghiệp được quy hoạch với diện tích 26.511ha, trong đó có 52 khu đang hoạt động với diện tích 16.594 ha, thu hút 574 dự án đầu tư (có 140 dự án đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư 2,795 tỷ USD. Tổng số cụm công nghiệp đã được quy hoạch là 206 cụm, diện tích 33.044 ha, trong đó có 67 cụm đang xây dựng với tổng diện tích 9.754 ha. Hiện có 32 cụm đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 3.816 ha, tổng vốn đầu tư 46.373 tỷ đồng, thu hút 109 dự án trong đó có 3 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho 52.400 lao động. Chế biến thủy sản xuất khẩu là ngành công nghiệp mũi nhọn, luôn chiếm tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp trong vùng. Tòan vùng hiện có 133 nhà máy chế biến thủy sản với tổng công suất trên 690.000T/năm. Sản phẩm chủ yếu là cá tra fillet, tôm đông lạnh, mực, sản lượng năm 2008 đạt khoảng 597.600T, tăng bình quân 21% trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2008. Chế biến rau quả cũng là thế mạnh của vùng với sản lượng rau quả đóng hộp đạt 14.709T năm 2008. Trong đó doanh nghiệp có quy mô lớn nhất là Công ty CP rau quả Tiền Giang có tổng công suất chế biến rau quả hộp, đông lạnh, cô đặc khoảng 15.000 T/năm. Ngành xay xát lương thực là ngành nghề truyền thống trong vùng, số cơ sở xay xát phân bố đều khắp các tỉnh, thành phố với nhiều loại máy có công suất khác nhau phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Sản lượng xay xát năm 2009 đạt 7.883.000T. Các sản phẩm công nghiệp nông thôn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại. Ngoài các sản phẩm đặc trưng, chủ lực của toàn vùng như: chế biến thủy sản, chế biến rau quả, chế biến gạo xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp toàn vùng, mỗi tỉnh đều có những sản phẩm đặc trưng như: rượu đế Gò Đen (Long An); bánh phồng Cái Bè, hủ tiếu Mỹ Tho, Mắm tôm chà Gò Công (Tiền Giang); kẹo dừa, bánh tráng Mỹ Lòng, Bánh phồng Sơn Đốc (Bến Tre); Khô, mắm và đồ mộc (An Giang); Than đước, ghe xuồng (Hậu Giang); Bánh pía, lạp xưởng (Sóc Trăng)...  Nhà máy chế biến tôm đông lạnh ở ĐBSCL d) Du lịch ĐBSCL là khu vực có tiềm năng về du lịch, độc đáo, không giống với vùng miền nào của cả nước. Nơi đây, cảnh quan sinh thái đặc trưng là đồng bằng và biển đảo, một vùng sông nước hữu tình và quyến rũ, cây trái bốn mùa trĩu quả, môi trường trong lành, tài nguyên thiên nhiên phong phú kết hợp với tinh hoa văn hóa, lịch sử của cộng đồng 4 dân tộc anh em: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm; với nhiều lễ hội dân gian truyền thống mang bản sắc văn hóa độc đáo và “tính cách con người Phương Nam” luôn thể hiện sự “hiền hòa, hiếu khách, phóng khoáng và hòa hiệp” là những sản du lịch thật sự thú vị. Dòng sông Mêkong bồi đắp phù sa màu mỡ cho ĐBSCL, với 2 nhánh sông chính là sông Tiền và sông Hậu, hệ thống kênh rạch chằng chịt giao thoa cùng núi rừng, biển đảo đã hình thành một vùng sinh thái đa dạng, tạo nên những cảnh quan đặc sắc, hùng vĩ, chứa bao điều kỳ thú mời gọi du khách gần xa. Đó là: rừng dừa Bến Tre màu xanh đam mê cho trái xum xuê với nhiều sản phẩm từ dừa; tràm chim Tam Nông, làng nghề hoa kiểng Sa Đéc (Đồng Tháp) nổi tiếng; chợ nổi Cần Thơ- Tiền Giang với hàng ngàn loại trái cây; biển đảo Hà Tiên và Phú Quốc (Kiên Giang) với hàng trăm đảo nhấp nhô giữa biển khơi gió lộng; phong cảnh Thất sơn Bảy núi (An Giang); rừng đước Năm Căn, đất mũi Cà Mau đã đi vào lịch sử như một huyền thoại; đặc biệt là những cánh đồng lúa vàng mênh mông như thảm lụa, những xóm thôn ấm áp bên các dòng kênh dài như vô tận,... hòa quyện với một không gian sông nước ngút ngàn, thơ mộng… cuốn hút và hấp dẫn du khách. 3. Hệ thống giao thông a) Đường bộ Đường bộ: Mạng lưới giao thông đường bộ khu vực ĐBSCL có 47.202,74 km đường bộ trong đó: quốc lộ: 1.960,23 km, tỉnh lộ: 3.720,57km, đường huyện: 8.402,45 km, đường xã: 33.119,49 km. Tuyến đường huyết mạch của vùng ĐBSCL là quốc lộ 1A.  Quốc lộ 50: Cần Giuộc - Mỹ Tho dài 78,3 km, nằm trong vùng lũ 12 km. - Quốc lộ 60: Tiền Giang - Sóc Trăng dìa 127 km, nằm trong vùng lũ 41 km. - Quốc lộ 80: Mỹ Thuận - Hà Tiên dài 210,7 km. Đoạn Lộ Tẻ - Rạch Sỏi và Rạch Sỏi - Hà Tiên cắt ngang hướng thoát lũ nên cần bố trí cầu cống đường tràn. - Quốc lộ 61: Nằm toàn bộ trong vùng chịu ảnh hưởng của lũ dài 96,1 km, từ ngã 3 Cái Tắc (Quốc lộ 1 - Cần Thơ) đến quốc lộ 80. - Quốc lộ 62: Từ Tân An - Vĩnh Hưng (giáp Campuchia) dài 92,5 km. - Tuyến TL 29: Từ Cai Lậy qua QL 1 đi dọc kênh 12 qua Tân Thạnh, Mộc Hoá đến Bình Châu nối với QL 62 dài 38 km. - Tuyến dọc kênh Phước Xuyên: Bắt đầu tư Cái Bè dọc kênh 28 qua Mỹ An đi dọc kênh Phước Xuyên và Rạch Cái đến Thông Bình và nối vào tuyến N1 dài 80 km. - Quốc lộ 30: Từ ngã ba An Hữu đi Campuchia dài 119,6 km, tuyến này cắt ngang hướng lũ tràn vào Đồng Tháp Mười. Vì vậy bố trí cầu, cống thoả mãn yêu cầu của bài toán thủy lực. - TL 888: Đề nghị nâng thành quốc lộ tờ Vĩnh Long qua sông Cổ Chiên sang Bến Tre cắt QL 60 ở Mỏ Cày dài 125 km. Trước mắt đề nghị chuyển bến phà Rạch Miễu lên phía trên tại Phú Túc. Khi có điều kiện sản xuất xây cầu qua Sông Tiền tại Phú Túc nối Bến Tre với Tiền Giang. - QL 91: Từ Cần Thơ - Tịnh Biên dài 142,1 km, trong đó dọc Châu Đốc - Tịnh Biên dài 17 km. - QL 63: Từ Gò Quao qua Vĩnh Thuận đến Cà Mau dài 79 km. - QL 53: Từ Vĩnh Long - Long Toàn (Duyên Hải - Trà Vinh) dài 114 km. - QL 54: Từ phà Vàm Cống đến Trà Vinh dài 153 km. - Tuyến Cần Thơ - Tân Hiệp - Tri Tôn - Tịnh Biên nối vào N1 dài 142 km. b) Đường thủy . Đồng bằng sông Cửu Long nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thuỷ vào bậc nhất so với các vùng ở nước ta. Hệ thống kênh ở ĐBSCL có chiều dài trên 28.550km, trong đó khoảng 13.000km có thể phát triển cho mục đích vận tải thủy. So với mạng lưới đường bộ, mật độ của các tuyến đường thủy cao gấp 3 lần và chiếm gần 70% tổng lượng hàng hóa vận chuyển hàng năm. Tuy nhiên, ở ĐBSCL hệ thống cảng chủ yếu là các cảng đường thủy nội địa nhỏ. Toàn vùng hiện có 2.167 cảng sông và bến xếp dỡ do nhà nước quản lý. Trong đó, có 1.404 cảng, bến có công suất xếp dỡ nhỏ hơn 10.000 tấn/năm; khoảng 171 cảng và bến có thể xếp dỡ từ 10.000 tấn đến 100.000 tấn/năm; chỉ có 151 bến có thể xếp dỡ hơn 100.000 tấn/năm. Trong đó có các cảng trọng điểm tại khu vực sông Tiền là cảng Cao Lãnh – Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp), Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), Vĩnh Thái (tỉnh Vĩnh Long), Hàm Luông (tỉnh Bến Tre) và một số cảng chuyên dùng khác ven sông Tiền có khả năng cho tàu có tải trọng 5.000 tấn vào bốc dỡ hàng. Các cảng trọng điểm loại I khu vực sông Hậu gồm cảng Cái Cui, Trà Nóc, Cần Thơ (thuộc thành phố Cần Thơ), Mỹ Thới (tỉnh An Giang), Đại Ngãi (tỉnh Sóc Trăng), Trà Cú (tỉnh Trà Vinh) và một số cảng chuyên dùng khác ven sông Hậu có khả năng cho tàu có tải trọng từ 10.000 – 20.000 tấn cập cảng bốc dỡ hàng. Ngoài ra, sẽ nâng cấp, xây dựng mới các cảng biển loại II thuộc khu vực bán đảo Cà Mau và ven biển khu vực vịnh Thái Lan như cảng tổng hợp Năm Căn (tỉnh Cà Mau), cảng Hòn Chông, Bãi Nò, Bình Trị và một số cảng chuyên dùng bên bờ biển Tây thuộc tỉnh Kiên Giang có khả năng cho tàu có tải trọng từ 5.000 – 10.000 tấn cập vào bốc dỡ hàng. Một số cảng có công suất vận chuyển tương đương loại II hoặc nhỏ hơn như cảng Cà Mau (tỉnh Cà Mau), Giao Long ( Bến Tre), Long Đức (Trà Vinh), An Phước (Vĩnh Long), Sa Đéc (Đồng Tháp), Bình Long (An Giang), Tắc Cậu (Kiên Giang) cũng được xây dựng. Trong các cảng nói trên, nhóm cảng tại Cần Thơ được xem là cụm cảng chính của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là đầu mối thương mại, hàng hải phục vụ trực tiếp cho tiểu vùng Tây sông Hậu, tiểu vùng giữa sông Tiền và sông Hậu. Hiện tại các cảng thuộc nhóm cảng chính là cảng biển Cái Cui (Cần Thơ) đã được xây dựng mới, đến nay đã hoàn thành giai đoạn một. Đây là cảng lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Khi hoàn thành, tàu có tải trọng 20.000 tấn có thể cập cảng. Hai cảng Cần Thơ, Trà Nóc (cũng tại thành phố Cần Thơ) đã xây dựng cầu cảng mới dài 90 mét, mở rộng kho bãi tăng thêm 12.000 m2, trong đó có bãi chứa container rộng 9.000 m2. Hiện tàu có tải trọng 10.000 tấn có thể cập cảng. Việc vận chuyển hàng hóa thông qua hai cảng này tiết kiệm 5 – 7 USD/ tấn so với vận chuyển tại các cảng thuộc khu vực Thành phố Hồ Chí Minh./. c)Đường hàng không Vùng Đồng bằng sông Cửu Long không có đường sắt, có 2 sân bay Trà Nóc (Cần Thơ) và Phú Quốc (Kiên Giang) là đáng kể, còn lại sân bay nhỏ. 4.Khó khăn và hạn chế - Trừ diện tích khoảng 30% rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, diện tích còn lại như diện tích đất phèn 1,6 triệu ha, đất xám 134.000 ha, nhìn chung là khó khăn cho phát triển nông nghiệp. Ngoài ra so nền đất yếu cho nên rất khó khăn cho công tác xây dựng cơ bản. - Đồng bằng sông Cửu Long chia 2 mùa rõ rệt, gắn chặt với chế độ thuỷ văn, mùa khô gắn với xâm nhập mặn ở vùng ven biển với diện tích mặn 0,75 triệu ha. Mùa mưa gắn với lũ lụt. Diện tích bị lũ lụt đã lên tới gần 2 triệu ha khoảng 50% diện tích thuộc 8 tỉnh, tình trạng ngập lụt bắt đầu tháng 7 và kết thúc vào tháng 12. Độ sâu thường 0,5 m đến 4m, trong đó diện tích ngập trên 1m vào năm lũ lớn tới 1 triệu ha. -Tuy nền kinh tế trong những năm qua có chuyển biến, theo hướng công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên và nông nghiệp có xu hướng giảm, nhưng nhìn vào cơ cấu kinh tế ta thấy rõ kinh tế nông nghiệp vẫn là cơ bản. Lao động làm việc trong ngành công nghiệp còn quá lớn chiếm 73% mức thu nhập của vùng nông thôn thấp hơn mức trung bình cả nước. -Công nghiệp phát triển chậm, yếu kém và thiết bị, kỹ thuật và công nghệ nhất là công nghiệp ngoài quốc doanh, lao động công nghiệp nhìn chung không được đào tạo chính quy, lao động chủ yếu thợ thủ công, mức độ cơ giới hoá thấp, chỉ có 4 - 5% lao động có trình độ đại học chủ yếu làm nhiệm vụ quản lý. Công nghiệp nông thôn chưa có định hướng, hình thành tự phát, sản xuất thô sơ đơn giản. -Chênh lệch về kinh tế - xã hội của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam rất lớn GDP/người hiện nay chiếm khoảng 1/3. Nếu Đồng bằng sông Cửu Long kinh tế kém phát triển hoặc có phát triển nhưng vấn đề xã hội còn yếu kém thì không tránh khỏi dòng người sẽ đổ về phía Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh khác trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 5.Giải pháp phát triển Đồng bằng sông Cửu Long Tăng cường kết cấu hạ tầng, trước hết là mạng lưới đường bộ gắn với mạng giao thông đường thuỷ cùng với việc nâng cấp quốc lộ 1A và xây dựng cầu Cần Thơ, Mở rộng thêm tuyến để giải toả ách tắc giao thông. Nạo vét luồng lạch, đặc biệt là luồng Định An, cửa Tiền, cửa Trần Đề, Nâng cấp và xây dựng một số cảng sông. Nâng cấp các sân bay trong vùng.    Nâng cấp các quốc lộ đến tỉnh lỵ, mở thêm tuyến dọc biên giới Tây Nam. Xây dựng đường giao thông ở các vùng nông thôn, xoá cơ bản cầu khỉ. Có biện pháp hạn chê tác hại của lũ lụt hàng năm, bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường sống, quy hoạch và xây dựng nhà ở trong các vùng lũ lụt.      Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cấp thoát nước cho các khu đô thị, các khu công nghiệp. Thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, xử lý môi trường ô nhiễm ở các khu dân cư tập trung và dọc các kênh rạch. Phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp may mặc, dệt, da giầy, chế biến thức ăn gia súc, cơ khí, vật liệu xây dựng.    Phát triển các khu công nghiệp hiện có, Triển khai xây dựng các cụm công nghiệp sử dụng khí Tây Nam, xây dựng các khu, cụm công nghiệp ở các địa bàn thích hợp,    Ổn định diện tích trồng lúa. Coi trọng thâm canh, nghiên cứu chuyển đổi vụ mùa một số loại cây trồng để phòng tránh lũ lụt, hạn hán. Hình thành các vùng chuyên canh lúa đặc sản và một số cây công nghiệp ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao. Tập trung khai thác vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, Tây sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Khôi phục tuyến rừng bảo vệ bờ biển: giữ vững diện tích cây tràm, ổn định diện tích dừa nước, bảo vệ rừng ngập mặn và rừng phòng hộ Bảy Núi. Xây dựng và củng cố hệ thống đê biển phía Đông và phía Tây, các công trình ngăn mặn, thuỷ lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Phát triển mạnh ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị xuất khẩu cao, đặc biệt là tôm, cua các loại đặc sản khác để có thể đóng góp 50% giá trị xuất khẩu thuỷ, hải sản của cả nước.     Phát huy thế mạnh kinh tế của đảo Phú Quốc và Thổ Chu. Xây dựng và phát huy vai trò trung tâm kinh tế - văn hóa vùng của thành phố Cần Thơ. Xây dựng mới kết hợp với nâng cấp hệ thống các trường học, bệnh viện, nhà văn hoá. Đầu tư nâng cấp trường Đại học Cần Thơ, hình thành một số trường ở các tỉnh có điều kiện. Tập trung sức nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ đáp ứng yêu cầu phát triển của vùng. Tiến hành xây dựng một số trung tâm thương mại ở các thành phố, thị xã trong vùng. Khai thác lợi thế về vị trí địa lý để phát triển nhanh các loại hình du lịch miệt vườn, sinh thái, du lịch biển, đảo gắn liền với thành phố Hồ Chí Minh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tuyến du lịch liên vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbai_tieu_luan_dia_ly_2846.docx