Chính điều kiện tự nhiên khô nóng và địa hình bán bình nguyên rộng lớn trên
nền địa chất bị bào mòn đã tạo ra những đặc trưng của hệ thực vật với cấu trúc
thảm là rừng thưa cây lá rộng rụng lá ưu thế của cây họ Dầu (rừng khộp), thành
phần loài nghèo nàn với số lượng rất ít các loài thân thảo và Dương xỉ, Hạt trần.
Ngược lại, khu hệ thú trong hoàn cảnh như vậy lại trở thành thích nghi với rất
nhiều các loài móng guốc (Bò rừng, Bò tót, Mang, Nai ), ăn thịt (Hổ, beo, mèo,
gấu ) tạo nên một nguồn tài nguyên ĐDSH vô cùng quí giá. Đây cũng là một
trong những trung tâm đa dạng nhất của Đông Dương về các loài chim với số
lượng lớn các loài họ Gõ kiến và bộ Gà (Công, Trĩ, Gà tiền mặt đỏ ). Cũng như
chim và thú, bò sát cũng là nhóm động vật có khả năng thích nghi với môi trường
như thế này với số lượng khá đông đảo, đặc biệt là khả năng xuất hiện của các loài
như Kỳ đà, Cá sấu nước ngọt
24 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2924 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu Vườn quốc gia Yok Đôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT
Nhóm 8 Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG…………………..
Tiểu luận
Tìm hiểu Vườn quốc gia Yok Đôn
GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT
Nhóm 8 Trang 2
Một số khái niên
Vườn quốc gia :
Vùng đất liền và hoặc biển tự nhiên được hoạch định để (a) bảo vệ tính toàn
vẹn của một hay nhiều hệ sinh thái cho các thế hệ hôm nay và mai sau, (b) không
được khai thác hay chiếm đoạt làm tổn hại đến mục tiêu đã hoạch định và (c) để
làm cơ sở cho các hoạt động vui chơi, giải trí, khoa học, giáo dục, tinh thần của
các du khách, tất cả các hoạt động này phải hài hoà giữa văn hoá và môi trường.
Mục tiêu quản lí
+ Để bảo vệ các khu vực tự nhiên và cảnh quan có tầm quan trọng quốc gia và
quốc tế phục vụ cho mục đích vui chơi, giải trí, giáo dục, nghiên cứu khoa học, đời
sống tinh thần hay du lịch;
+ Để duy trì một cách lâu dài hiện trạng tự nhiên, các minh hoạ đặc trưng của các
vùng địa sinh học, quần thể sinh học, nguồn gen và các loài khác nhau, bảo đảm
ổn định và đa dạng về sinh thái;
+ Để quản lí khách du lịch trong việc sử dụng các dịch vụ vui chơi, giải trí, văn
hoá, giáo dục sao cho vẫn duy trì được đặc điểm tự nhiên hoặc gần gũi với thiên
nhiên,
+ Để ngăn ngừa và sau đó chấm dứt các hoạt động khai thác và chiếm giữ làm tổn
hại đến mục tiêu đã xác định;
+ Duy trì và tôn trọng các giá trị sinh thái, địa mạo, thiêng liêng, hay thẩm mỹ đã
được xác định
+ Quan tâm đến nhu cầu của người dân tộc bao gồm cả việc sử dụng nguồn tài
nguyên từ trước đến nay của họ vì họ sẽ không gây tác động xấu đến các mục tiêu
quản lí khác.
Đa dạng sinh học là gì?
Đa dạng sinh học chỉ sự phong phú của tất cả sinh vật sống trong tự nhiên trên
trái đất, từ các sinh vật nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được gọi là vi sinh
vật, đến thực vật, nấm, động vật và các hệ sinh thái mà ở ó chúng có mặt
GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT
Nhóm 8 Trang 3
MỞ ĐẦU
Vườn quốc gia Yok Đôn là nơi ẩn chứa bao điều kỳ thú, hấp dẫn du khách và
các nhà khoa học bởi sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên hoang sơ. Những
cánh rừng đại ngàn thuộc hệ sinh thái rừng khộp mang tính đặc trưng của rừng nhiệt
đới Đông Nam Á, đan xen trong đó là các cánh rừng ẩm xanh tươi và rừng bụi với
nhiều loại cây gỗ quý như giáng hương, cà te, cẩm lai, trắc, gỗ đỏ, sao lá tím…
Địa hình nơi đây tương đối bằng phẳng, trong đó nổi lên các ngọn núi Yok Đôn
và Reheng. Rừng nguyên sinh chiếm trên 90% diện tích toàn vườn là môi trường
sống lý tưởng cho các loài động thực vật. Theo khảo sát của các nhà khoa học, Yok
Đôn hiện có 67 loài thú, 196 loài chim, 46 loài bò sát, 15 loài lưỡng cư và khoảng
100 loài côn trùng sinh sống. Nguồn động vật hoang dã không những phong phú và
đa dạng mà còn rất đặc trưng cho hệ động vật vùng Đông Nam Á. Trong số 56 loài
động vật quý hiếm của khu vực Đông Dương thì Yok Đôn có đến 36 loài và 17 loài
được ghi trong sách đỏ thế giới như voi, trâu rừng, bò sừng xoắn, hươu sao, sơn
dương, gà lôi, công, sáo, phượng hoàng… Đây còn là khu vực duy nhất ở Việt Nam
có nhiều động vật quý tập trung với số lượng lớn như bò rừng, báo, nai cà tông, kỳ
đà nước…Hệ thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng với 464 loài, trong đó nhiều
loài chỉ có ở khu vực Tây Nguyên. Nơi đây cũng tập hợp nhiều loài hoa quý hiếm,
chỉ riêng hoa phong lan đã có trên 23 loài với đủ màu sắc tuyệt đẹp. Yok Đôn là khu
vực duy nhất ở Việt Nam bảo tồn kiểu rừng kho cây họ Dầu.
Trong những năm qua, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu về
đa dạng sinh học của vườn quốc gia, nghiên cứu đặc điểm sinh thái các loài động
vật hoang dã, nghiên cứu chuyên về các loài động vật hoang dã, nghiên cứu chuyên
về từng loài động thực vật như voi, thú móng guốc, hổ báo Đông Dương, các loài
chim… Bên cạnh công tác bảo vệ, duy trì và phát triển hệ sinh thái vườn quốc gia
Yok Đôn, một trong những nhiệm vụ của Vườn phát triển các loại hình du lịch. Thời
gian qua, Ban Quản lý vườn quốc gia đã tích cực phối hợp với ngành Du lịch Đắk
Lắc tham gia phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghiên cứu, tham quan thám
hiểm rừng nguyên sinh.
Ngoài ra, vườn quốc gia Yok Đôn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của
các dân tộc Tây Nguyên như: Êđê, M’Nông, Lào… Buôn Đôn hiện vẫn bảo tồn
được khá nhiều kiến trúc nhà sàn truyền thống với những hình chạm khắc đẹp và
công phu, thể hiện bàn tay khéo léo và óc sáng tạo tài tình của cư dân nơi đây. Buôn
Đôn còn là vùng đất nổi tiếng với nghề săn bắt và thuần dưỡng voi. Khách đến đây
sẽ được tận mắt xem các dụng cụ dùng để săn bắt voi và có thể cưỡi voi đi dạo giữa
những cánh rừng đại ngàn hoặc cùng voi vượt qua dòng sông Sêrêpôk lại chảy từ
GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT
Nhóm 8 Trang 4
đông sang tây trong khi hầu hết các con sông thường chảy từ tây sang đông rồi đổ ra
biển.
NỘI DUNG
1. Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Yok Đôn nằm trên địa bàn 4 xã thuộc 3 huyện: Xã Krông Na,
huyện Buôn Đôn, xã Ea Bung, Chư M'Lanh huyện Ea Súp (tỉnh Đăk Lăk) và xã
Ea Pô huyện Cư Jút (tỉnh Đăk Nông); vườn cách thành phố Buôn Ma Thuột
khoảng 40 km về phía tây bắc. Vườn quốc gia Yok Đôn được phê duyệt theo
quyết định số 352/CT ngày 29 tháng 10 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng Việt Nam với mục đích bảo vệ 58.200 ha hệ sinh thái rừng khộp đất thấp.
Ngày 24 tháng 6 năm 1992 Bộ Lâm nghiệp ra quyết định 301/TCLĐ thành lập
Vườn quốc gia Yok Đôn trực thuộc Bộ Lâm nghiệp. Vườn quốc gia Yok Đôn
được mở rộng theo quyết định số 39/2002/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2002 của
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
Toạ độ địa lý: Từ 12°45′ đến 13°10′ vĩ bắc và từ 107°29′30″ đến 107°48′30″
kinh đông. Quy mô diện tích: Được mở rộng với diện tích 115.545 ha, trong đó
phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 80.947 ha, phân khu phục hồi sinh thái là 30.426
ha và phân khu dịch vụ hành chính là 4.172 ha. Vùng đệm: có diện tích 133.890
ha, bao gồm các xã bao quanh Vườn quốc gia.
Vườn nằm trên một vùng tương đối bằng phẳng, với hai ngọn núi nhỏ ở phía
nam của sông Serepôk. Rừng chủ yếu là rừng tự nhiên, phần lớn là rừng khộp.
Yok Đôn cũng là vườn quốc gia duy nhất ở Việt Nam bảo tồn loại rừng đặc biệt
này.
Hình 1. Rừng khộp ở Yokdon
GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT
Nhóm 8 Trang 5
Ranh giới của vườn quốc gia này như sau:
+ Phía bắc theo đường tỉnh lộ 1A từ ngã ba Chư M'Lanh qua đồn biên phòng số 2
đến biên giới Việt Nam-Campuchia.
+ Phía tây giáp biên giới Việt Nam-Campuchia.
+ Phía đông theo tỉnh lộ 1A từ ngã ba Chư M'Lanh đến Bản Đôn, ngược dòng
sông Serepôk đến giáp ranh giới huyện Cư Jút.
Phía nam giáp huyện Cư Jút và cắt đường 6B tại Km 22+500, theo đường 6B
đến suối Đăk Dam giáp biên giới Việt Nam-Campuchia.
GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT
Nhóm 8 Trang 6
2. Đặc điểm nổi bật
Vào mùa khô, trong cái nắng gay gắt của Tây Nguyên thì nơi đây vẫn mát lạnh
như ở xứ sương mù Đà Lạt, thoang thoảng mùi hương phong lan quanh năm.
Vườn Quốc Gia(VQG) hàng năm đón nhận nhiều nhà khoa học trong và ngoài
nước đến nghiên cứu.
Khi đến tham quan VQG, bạn sẽ được cưỡi voi đi dạo giữa những cánh rừng
xanh mát, hoặc cùng voi vượt sông Xre-pôk, thưởng thức những món ăn truyền
thống: cơm lam, gà nướng... của cư dân bản địa, hoặc quây quần bên ché rượu cần
nghe già làng kể khan, nghe những truyền thuyết, sử thi... Vào mùa đông, các đầm
nước trong rừng tiếp nhận vô số đàn chim từ phương bắc lạnh về cư trú. Vịt trời,
ngỗng trời, giang, sếu, le le... đậu la liệt trên các gò đất và trong các bãi lầy. Bằng
nhiều chất giọng khác nhau, chúng gọi nhau ríu rít, tạo nên một khung cảnh náo
nhiệt lạ thường.
Hình 2. Vườn Yók Đôn trong mùa khô Tây Nguyên
Du lịch
Ở Bản Đôn có rất nhiều thắng cảnh đẹp nằm tập trung như trong các bãi sông,
thác Bảy nhánh, du lịch Cầu treo, hồ Đức Minh, nhà sàn cổ, mộ vua voi gần đó
là Tháp chàm Yang Prong- Ea Súp. Có vườn quốc gia Yok Đôn nổi tiếng là vườn
quốc gia rộng nhất Việt Nam với hệ sinh thái rừng khộp đầy tiềm năng khai
thác du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm và đặc biệt là bản sắc dân tộc của các buôn
làng với các bến nước còn giữ được các nét nguyên sơ và huyền thoại về Vua Voi.
Sự năng động trong khai thác du lịch hiện nay đã biến Bản Đôn trở thành
thương hiệu nổi tiếng nhất của Du lịch Đắk Lắk, một nơi không thể không đến khi
đến Đắk Lắk.
GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT
Nhóm 8 Trang 7
Dựa trên những giá trị văn hóa như truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi
rừng; các di tích, thắng cảnh, lợi thế rừng quốc gia và các món ăn đặc sản rất đặc
trưng như thịt rừng nướng, gà nướng Bản Đôn, cơm lam, các món ăn từ các loài cá
sông đặc sản như cá lăng, cá mõm trâu với rượu cần, rượu Ama Công. Ngành du
lịch ở Bản Đôn hiện tại rất phát triển với các sản phẩm ăn khách như tham quan
vườn quốc gia Yok Đôn, mộ Vua Voi, nhà sàn cổ, cầu treo, hội đua voi hoặc cưỡi
voi lội qua sông Serepôk, nghe đánh cồng chiêng...
Vườn cảnh Trohbư
Hình 3. Vườn cảnh Trohbư
Vườn cảnh Trohbư là một khu vườn cảnh đẹp ở Đắk Lắk nằm tại Buôn Niêng,
xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn; cách Buôn Ma Thuột hơn 12 km theo đường tỉnh lộ
1.
"Trohbư", theo tiếng Ê Đê, có nghĩa là "lũng cá lóc suối" (là loại cá lóc nhỏ chỉ
bằng chuôi dao, đen chùi chũi, sống trong các suối đá).
Huyền thoại ở địa phương kể rằng ngày xưa, tại vùng đất nọ có một
lần Giàng làm khô hạn, mấy năm liền không cho một giọt mưa, đất đai nứt nẻ
không còn trồng tỉa được, ngay cả nước ăn cũng dần cạn kiệt, người dân trong
làng phải đi rất xa mới tìm được nước dưới những lòng suối sâu. Bao nhiêu lúa,
ngô, khoai, sắn trong làng đều đã dùng hết, người trong làng phải chia nhau vào
rừng tìm rau, đào củ. Rồi chẳng mấy chốc rau củ trong rừng cũng hết; chim, thú
cũng bỏ đi cả không còn gì để săn bắn. Già làng đã nhiều lần cúng tế bao nhiêu là
trâu, bò, lợn, gà mà Giàng vẫn không tỏ lòng thương xót. Không thể đợi lâu hơn
được nữa, tù trưởng quyết định phải bỏ làng đi tìm đất mới và cả làng lũ lượt kéo
nhau đi. Nhiều ngày trôi qua, đã rất xa nơi ở cũ nhưng rừng núi quanh họ vẫn chỉ
một màu nắng cháy, cây cối xác xơ, mọi người đều thấy mệt mỏi và chán nản.
Chợt một sáng nọ, họ thấy trước mặt có một vùng cây xanh tốt, mọi người cùng
GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT
Nhóm 8 Trang 8
nhanh chân bước. Đến nơi, họ thấy đó là một khu rừng đất đai màu mỡ, cây cối tốt
tươi. Lúc ấy, trời đã quá trưa; họ dừng chân ở một nguồn suối nhỏ bên một thung
lũng. Trong lúc tìm cái lót dạ, họ bỗng phát hiện trong thung lũng kia có rất nhiều
cá lóc suối sinh sống; mọi người lấy làm vui mừng, cùng nhau be bờ, tát cá. Khi
nước cạn, họ bỗng lấy làm lạ vì cá ở đâu cứ như từ dưới đất chui lên, bắt mãi mà
chẳng hết. Trưa đó cả làng lại được ăn uống một bữa no nê; hôm sau cũng vậy, cá
vẫn cứ như tự sinh ra trong thung lũng. Đã được no, họ không còn muốn đi xa
thêm nữa; lũ làng, ai ai cũng đã thấy ưng bụng với nơi ở mới này. Rồi họ phát hiện
quanh đó có rất nhiều những nguồn nước mạch chảy tự nhiên, thật trong lành, mát
ngọt; lại còn có cả một dòng suối lớn quanh năm đầy nước thật thuận tiện cho việc
lập buôn làng mới. Cho rằng Giàng đã giúp mình, cả làng quyết định dừng chân
cúng tạ và bắt tay vào việc lập buôn làng mới. Họ đặt tên cho buôn mới là Buôn
Niêng và gọi dòng suối chảy qua làng là suối Ea Nuôl, còn thung lũng đầy cá lóc
suối đã nuôi sống lũ làng khi mới đến kia là Trohbư.
Hiện tại Trohbư là một khu vườn cảnh với những con đường đi dạo quanh co
uốn lượn theo các triền dốc, bờ hồ. Ở đây có cả một bộ sưu tập phong phú và đa
dạng về cây, cỏ, hoa và lan rừng; có những ngôi nhà nhỏ đơn sơ mang đậm
màu cổ tích nằm ẩn giữa tàn cây; có những tiểu cảnh đẹp làm điểm nhấn.
Ở Trohbư, ngoài ảnh hưởng của nghệ thuật vườn Nhật, vườn Trung Hoa những
yếu tố mà các khu vườn mới thường bị chi phối, yếu tố bản sắc dân tộc cũng rất
được coi trọng để thể hiện dáng vẻ của một vườn cảnh Việt Nam. Đặc biệt,
Trohbư là một khu vườn cảnh mang đậm phong cách Tây Nguyên và rất "rừng" do
phát triển từ khu rừng tái sinh trên mảnh đất vốn từng bị biến thành đồi trọc trong
một thời gian dài bởi nạn phá rừng làm nương rẫy. Trohbư đẹp nhất vẫn là khoảng
thời gian tháng 5-6 lúc Đắk Lắk mới chớm bước vào mùa mưa. Lúc ấy trong vườn
Trohbư, tất cả cây rừng và phong lan đều khoác lên mình màu áo mới và cùng
nhau khoe sắc.
Cầu treo buôn Đôn
GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT
Nhóm 8 Trang 9
Hình 4. Cầu treo buôn Đôn
Cầu treo buôn Đôn là một cây cầu treo thô sơ bằng vật liệu tre nứa để phục vụ
nhu cầu du lịch và cũng là tên một địa danh du lịch nổi tiếng của Bản Đôn.
Đây là một cây cầu du lịch được làm bằng vật liệu tre, nứa, song, mây có gia
cố thêm cáp sắt. Cầu được bắt trên một cây gừa cổ thụ khổng lồ hàng trăm năm
tuổi, mọc ven bờ sông Serepôk đoạn chảy qua Bản Đôn và trùm qua một đảo nhỏ
giữa dòng Serepok. Tán cây bao trùm một diện tích tới trên một ha đất với nhiều
gốc do các đoạn rễ phụ tạo thành nên trông rất lạ mắt. Cây cầu dài chừng 1 km,
với nhiều phân đoạn gắn kết hài hòa với một hệ thống sàn nghỉ, nhà hàng gia công
bằng gỗ cũng hoàn toàn nằn trên cây.
Khi đến đây, khách tham quan có thể đi trên cầu để hưởng cái cảm giác lắc lư
theo nhịp chân hoặc nghỉ trên các sàn gỗ lơ lửng trên cây giữa dòng sông; thưởng
thức món cơm lam, gà nướng Bản Đôn...
Hồ Đức Minh
Hồ Đăk Mil, theo cách gọi bằng tiếng Ê Đê, hay hồ Đức Minh, theo cách gọi
bằng tiếng Việt, là một hồ nhân tạo được tạo nên từ một công trình thủy lợi chặn
dòng suối Đắk Man, tỉnh Đăk Lăk. Hồ Đăk Mil nằm cách Bản Đôn cũ chừng 5 km
về hướng Ea Súp thuộc địa bàn xã Krông na, huyện Buôn Đôn. Đây là một thắng
cảnh đẹp của Buôn Đôn và cả của Đắk Lắk. Hồ nằm giữa trùng điệp những cánh
rừng nguyên sinh. Tại đây đã được đầu tư khai thác du lịch rất tốt với đa dạng các
loại hình như du lịch dã ngoại, nghỉ dưỡng, đặc biệt là các tour cưỡi voi đi chơi
trong rừng khộp...
Mộ Vua Voi
Đây là khu lăng mộ của gia đình vua voi Khun Yu Nốp, một nhân vật lịch sử
đã trở thành một huyền thoại của vùng Bản Đôn nổi tiếng về truyền thống săn bắt
và thuần dưỡng voi rừng.
Vua Voi, hay Khun Yu Nốb, là danh hiệu vua Xiêm (Thái Lan) ban cho N' Thu
K' Nul, người dân gốc được coi như người khai sinh ra Bản Đôn với nghề săn bắt
thuần dưỡng voi. Trong đời ông đã bắt được và thuần dưỡng hơn 170 con voi
rừng, trong đó có một con bạch tượng tặng vua Xiêm, danh hiệu Khun Yu Nốb tức
vua voi chính là do vua Xiêm ban tặng. Ở Bản Đôn hiện còn hai di tích về ông còn
rất nguyên vẹn là nhà sàn cổ và mộ vua voi.
Gồm 2 lăng mộ xây gạch, lăng mộ của vua voi N'Thu K'Nul do R'leo K'Nul,
người kế tục sự nghiệp, cho xây dựng. Mộ có kiến trúc M'nông và Lào với mô típ
hình khối đơn giản trên có trang trí hình búp sen ở bốn góc và đỉnh mộ. Mộ của
R'leo K'Nul, ở ngay bên cạnh, được xây dựng rất đẹp theo mô típ hình chóp nhọn
của dân tộc Campuchia; mộ do do chính vua Bảo Đại cho người sưu tầm kiểu
dáng và xây dựng để cảm tạ về con voi trắng mà vua voi tặng cho ông và công xây
GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT
Nhóm 8 Trang 10
dựng đội tượng binh. Do hai ngôi mộ liền kề nhau và kết hợp hài hòa như một nên
chính là lý do vì sao người ta hay nhầm tưởng đây là một ngôi mộ duy nhất và mộ
R' Leo mới là mộ vua voi Khun Yu Nốb.
Khu lăng mộ vua voi nằm trong quần thể nghĩa địa của buôn Yang Lành với
những ngôi mộ được trang trí bằng tượng nhà mồ, một nét rất đặc trưng của văn
hoá Tây Nguyên.
Hiện tại mộ vua voi ở Bản Đôn là một điểm tham quan du lịch quan trọng
trong quần thể du lịch Bản Đôn.
Nhà sàn cổ
Hình 5. Nhà sàn cổ
Nhà sàn này được làm theo kiến trúc nhà sàn của dân tộc Lào, là nhà của Khun
Yu Nốb. Đây là nhà của một thợ săn voi nổi tiếng ở bản Đôn và được mệnh danh
là vua voi. Hiện tại ngôi nhà đã có đến trên 115 năm tuổi; được làm hoàn toàn
bằng các lọai gỗ tốt của rừng già Buôn Đôn nhưHương, Căm xe, Cà chít...đặc biệt
nhất là ngay cả mái ngói cũng được đẽo gọt công phu từng viên bằng tay từ gỗ Cà
Chít.
Trong nhà còn lưu giữ rất nhiều kỉ vật về cuộc đời và đồ nghề săn bắt voi của
vị vua voi Bản Đôn và những người kế tục. Giá của ngôi nhà khi xây dựng là 10
con voi lớn và mất gần 3 năm để hoàn thành. Hiện tại Nhà sàn cổ ở Bản Đôn là
một điểm tham quan du lịch quan trọng trong quần thể du lịch Bản Đôn
Nhà trước kia có ba gian, sau này bị sập một gian do cây me cổ thụ bên hông bị
đổ nhưng do điều kiện khó khăn và chiến tranh nên không khôi phục được đến giờ
thì giữ nguyên hiện trạng hai gian.
GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT
Nhóm 8 Trang 11
Hội đua voi
Là một lễ hội được tổ chức vào tháng 3 hàng năm ở Bản Đôn. Trong lễ hội du
khách có thể xem các cuộc tranh tài của voi từ đá bóng, chạy đua đếnbơi vượt
sông... Đây là một lễ hội cuốn hút nhiều du khách đến với Bản Đôn - Đắk Lắk.
Rượu A Ma Công
Được ngâm từ thang thuốc gồm độc nhất lá và thân, rễ cây Trơng, một loài cây
mọc trong rừng sâu Buôn Đôn. Do nó có một công dụng rất tế nhị và được báo chí
nhắc đến rất nhiều nên được nhiều người biết đến tìm mua như một đặc sản, một
món quà quý mang đậm chất Bản Đôn.
Rượu lấy theo tên A Ma Công là một huyền thoại sống của vùng Bản Đôn, đến
năm 2007 ông khoảng 90 tuổi đang còn khỏe mạnh. Ông là cháu 3 đời của vua voi
Khun Yu Nốb, bản thân ông cũng là một Gru kỳ cựu, trong đời đã săn được trên
100 con voi. Người Bản Đôn nói rằng với bài thuốc của mình năm 75 tuổi A Ma
Công vẫn rất cường tráng còn lấy thêm người vợ thứ tư và sinh được một con trai.
Gà nướng Bản Đôn
Gà nướng Bản Đôn là một món ăn dân dã nay đã trở thành món đặc sản không thể
không thưởng thức với du khách khi đến với Bản Đôn. Nó được chế biến
từ gà nuôi thả vườn được nướng tay và không ướp bất cứ một gia vị gì, khi ăn
chấm với muối sả và ớt
3. Đa dạng sinh học
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau, nhóm tác giả đã kế
thừa kết hợp với điều tra chuyên đề, phỏng vấn trực tiếp... để có kết quả cập nhật và
tổng hợp về đa dạng sinh học Vườn quốc gia Yok Đôn .
Kết quả cho thấy, Vườn quốc gia Yok Đôn có hệ động thực vật phong phú với
566 loài thực vật, 384 loài động vật có xương sống; trong đó có nhiều loài quý hiếm.
Vấn đề đặt ra là chúng ta cần có những giải pháp thiết thực để bảo tồn được những
giá trị đa dạng sinh học của Vườn quốc gia, đặc biệt là hệ sinh thái rừng khộp và các
loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Vườn quốc gia Yok Đôn được thành lập từ năm 1992 với tổng diện tích tự nhiên
58.200 ha thuộc huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk và năm 2002 đã được Chính phủ ra
quyết định mở rộng lên 115.545 ha. Đây là nơi trú ngụ của một số loài động vật
nguy cấp mang tính toàn cầu như: Bò xám (Bos sauveli), Mang lớn (Megamuntiacus
vuquangensis), Nai cà tông (Cervus eldi), Bò rừng (Bos banteng), Voi châu Á
(Elephas maximus), Hổ (Panthera tigris), Sói đỏ (Cuon alpinus) và Voọc vá
(Pygathrius nemaeus). Mặc dù công tác điều tra còn phải tiếp tục, nhưng cho đến
nay các kết quả nghiên cứu thu được đã chứng tỏ Vườn quốc gia Yok Đôn là một
trong những nơi có khu hệ chim phong phú nhất Đông Dương. Cũng như các Vườn
quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên khác, ngành lâm nghiệp, chính quyền các cấp
và ban quản lý Vườn quốc gia Yok Đôn đã có nhiều nỗ lực trong quản lý bảo tồn đa
GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT
Nhóm 8 Trang 12
dạng sinh học của Vườn quốc gia nhưng hiện tại vẫn đang phải đối mặt với tình
trạng săn bắt, xâm lấn đất đai và nguy cơ cháy rừng. Bên cạnh đó, xung quanh Vườn
quốc gia còn tồn tại nhiều khu rừng rộng lớn, trong đó phần lớn được giao để khai
thác gỗ thương phẩm do các lâm trường quốc doanh quản lý. Do đó, việc đánh giá
giá trị đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Yok Đôn để làm cơ sở đề xuất các giải
pháp bảo tồn là thực sự cần thiết.
Hình 6. Đà điểu ơ vườn Quốc gia Yordon
3.1. Hệ thực vật
Theo Luận chứng kinh tế - kỹ thuật (1991) và các kết quả điều tra bổ sung năm 2001
của Bird Life, Viện điều tra quy hoạch rừng, Dự án PARC (1999, 2001) và qua thu
thập thực tế, đã tổng hợp được 566 loài thực vật thuộc 290 chi và 108 họ (bảng 1).
Hệ thực vật ở đây tập trung chủ yếu vào các Taxon thuộc ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta), chiếm tới 93,2% số họ, 97,6% số chi và 98,8% số loài; trong
đólớp Ngọc lan (Magnoliopsida) là phong phú nhất, với 489 loài thuộc 235 chi và
85 họ.
N
GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT
Nhóm 8 Trang 13
Hình 7. Ngoc lan
Bảng 1. Thành phần loài thực vật tại Yok Đôn
Ngành Tên khoa học Số họ Số chi Số loài
Dương xỉ Polypodiephyla 6 6 6
Thông Pinephyta 1 1 1
Ngọc lan Magnoliophyta 101 283 559
Tổng cộng 108 290 566
Trong số 108 họ thực vật có đến 16 họ có từ 10 loài trở lên đó là: Thâu dầu
(Euphorbiaceae): 50 loài; Cà phê (Rubiaceae): 40 loài; Đậu (Fabaceae): 35 loài; Cúc
(Asteraceae): 24 loài; họ Ô rô (Acanthaceae) và họ Lúa (Poaceae): 14 loài; Dầu
(Dipterocarpaceae): 13 loài; họ Na (Annonacea/e) và họ Vang (Caesalpiniaceae): 12
loài; các họ Bạc hà (Lamiaceae), Cỏ roi ngựa (Verbenaceae): 11 loài; các họ Na
(Anacardiaceae), Bàng (Combretaceae) và Cói (Cyperaceae): 10 loài.
Về giá trị khoa học, có 14 loài quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam (1996)
cần được bảo vệ, trong đó có 07 loài thuộc cấp nguy cấp (V: Vulnerable), 01 loài
thuộc cấp bị đe doạ (T: Threatened), 06 loài thuộc cấp biết không chính xác (K:
Insufficiently know).
Về giá trị sử dụng, có 227 loài cho gỗ lớn nhỏ, nhiều loài cho gỗ có giá trị kinh
tế cao như: cẩm lai (Dalbergia oliveri), trắc (D. cochinchinensis), gõ đỏ (afzelia
xylocarpa), giáng hương quả to (pterocarpus macrocarpus), gụ mật (sindora
siamensis), căm xe (xylia xylocarpa), sao đen (hopea odorata), cẩm liên (shorea
siamensis), cà chit (S. obtusa)... Ngoài ra, còn có 116 loài làm thuốc, 35 loài làm
cảnh và có các giá trị tài nguyên khác như: cung cấp nguyên liệu đan lát, làm thủ
công mỹ nghệ, thực phẩm...
Về mặt nguồn gốc: hệ thực vật Yok Đôn có quan hệ gốc với hệ thực vật
Malaysia, Indonesia được thể hiện với các đại diện thuộc họ Dầu và hệ thực vật
Miến Điện với các đại diện của họ Bàng...
3.2. Hệ động vật
GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT
Nhóm 8 Trang 14
Do đặc điểm của hệ sinh thái rừng khộp và điều kiện địa hình bằng phẳng đã góp
phần hình thành nên khu hệ động vật ở đây cũng mang tính chất đặc biệt. kết quả
nghiên cứu về khu hệ động vật từ 1991 đến nay cho thấy tại Vườn quốc gia Yok
Đôn có 384 loài động vật có xương sống, trong đó có 70 loài thú, 250 loài chim, 48
loài bò sát, 16 loài lưỡng cư (bảng 2)
Bảng 2. Thành phần động vật có xương sống
Lớp Bộ Họ Loài
Thú 11 28 70
Chim 18 66 250
Bò sát 4 17 48
Ếch nhái 1 4 16
Tổng cộng 34 115 384
So với các khu bảo tồn và Vườn quốc gia trong khu vực Tây Nguyên, thì khu hệ
thú và chim của Yok Đôn rất đa dạng về thành phần loài.
Đặc trưng của khu hệ động vật có xương sống ở cạn: của Vườn quốc gia Yok
Đôn là sự phân bố khá tập trung của nhiều loài, nhất là các loài chim và thú lớn như:
công, cao cát, hồng hoàng, bò rừng, bò tót, trâu rừng, voi... ở một số khu vực như
núi Yok Đôn Yok Đa, khu vực suối Đăk Na, Đăk Nor. Sự phân bố tập trung cho
phép chúng ta dễ dàng bảo vệ, tạo điều kiện cho chúng phát triển về số lượng.
Về khu hệ thú: Đến nay đã ghi nhận được 70 loài, trong đó có 30 loài được ghi
trong Sách đỏ Việt Nam và 17 loài được ghi trong Sách đỏ thế giới (IUCN 2000).
Khu hệ thú ở đây được đặc trưng bằng sự phong phú của các loài thú móng guốc.
Các loài có ý nghĩa và tầm quan trọng đối với công tác bảo tồn gồm: voi, hổ, bò tót,
bò rừng. Đặc biệt là có loài Nai cà tông - một loài đang bị đe doạ tuyệt chủng trên
toàn cầu và chỉ thấy ở khu vực phía bắc của Vườn quốc gia Yok Đôn (có thể là vùng
phân bố hiện tại và cuối cùng của chúng ở Việt Nam) và loài mang lớn - một trong
những loài mới được phát hiện ở Việt Nam.
Giá trị của khu: hệ thú Yok Đôn còn được thể hiện ở chỗ có tới 17 loài thuộc
danh mục các loài động vật đang bị đe doạ ở cấp toàn cầu do IUCN đề xuất năm
2000. Điều này khẳng định rằng, Vườn quốc gia Yok Đôn có tầm quan trọng về đa
dạng sinh học không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cả thế giới.
GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT
Nhóm 8 Trang 15
Về khu hệ chim: theo kết quả điều tra của Viện điều tra quy hoạch rừng (năm
2001) và điều tra bổ sung của Bird Life (2002), khu hệ chim tại Yok Đôn có 250
loài, trong đó 20 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2000), 9 loài đặc hữu và 1
loài phân bố hẹp. Các loài hiện đang bị đe doạ ở cấp toàn cầu như: gà tiền mặt đỏ
(Polyplectron germaini), Công (Pavo muticus), Niệc nâu (Anorrhinus tickelli), Diều
cá (Ichthyophaga ichthyaetus), Diều xám (Butastur liventer), Cắt nhỏ hông trắng
(Polihierax insignis), Già đẫy nhỏ (Leptoptilos javanicus)...
Khu hệ chim ở Yok Đôn rất phong phú về số lượng quần thể của các loài. Họ gõ
kiến có tới 13 loài trong tổng số 23 loài của Việt Nam, họ cu rốc có 65 loài trên tổng
số 10 loài của cả nước, họ vẹt có 4 loài trên tổng số 6 loài của cả nước. Riêng loài
vẹt má vàng (Psittacula eupatria) lớn nhất trong số các loài vẹt ở Việt Nam, duy nhất
chỉ phân bố ở rừng khộp. Cũng tương tự đối với loài cắt nhỏ hông trắng chỉ phân bố
ở sinh cảnh rừng khộp và chỉ được ghi nhận ở một vài điểm trên cả nước.
Về khu hệ bò sát, ếch nhái: kết quả điều tra năm 2001 của Viện điều tra quy
hoạch rừng và điều tra bổ sung năm 2002 đã ghi nhận được 48 loài bò sát thuộc 17
họ, 4 bộ và 16 loài ếch nhái thuộc 4 họ, 1 bộ; trong đó có 16 loài (chiếm 29,6% tổng
số loài) được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2000), 2 loài (chiếm 3,7% tổng số loài) ở
mức độ đe doạ bậc E (đang nguy cấp), 9 loài (chiếm 16,6% tổng số loài) ở mức độ
đe doạ bậc V (sẽ nguy cấp), 5 loài (chiếm 9,2% tổng số loài) ở mức độ đe doạ bậc T
(bị đe doạ).
Các kết quả điều tra đã phát hiện sự mở rộng vùng phân bố của một số loài như:
nhông cát gutta (Leiolepis guttala) trước đây chỉ ghi nhận được ở vùng ven biển
miền Trung (Quy Nhơn, Nha Trang, Tháp Chàm và Hoà Thắng) thì nay đã tìm thấy
ở hầu hết các khu rừng khộp Yok Đôn ; rùa hộp lưng đen (Cuora amboinensis) phổ
biến ở Nam Bộ thì nay đã mở rộng vùng phân bố lên phía bắc tới Yok Đôn . Đây
chính là đóng góp mới cho khoa học trong việc xác định các vùng phân bố của các
loài này.
Trong các loài bò sát và ếch nhái đã thống kê được 7 loài (chiếm 13% tổng số
loài) có nọc và tuyến độc có thể gây độc cho người, gia súc và gia cầm: rắn cạp
nong (Bungarus fasciatus), rắn lá khô đốm (Calliophis maculiceps), rắn hổ mang
(Naja naja), rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah), rắn choàm quạp (Calloselasma
rhodostoma), rắn lục mép (Trimeresurus albolabris) và cóc nhà (bufo
melanostictus).
Về khu hệ côn trùng: đã ghi nhận được 437 loài thuộc 83 họ, 11 bộ. Trong bộ
cánh vẩy (Lepidoptera) được ghi nhận cụ thể các loài bướm ngày
(Microlepidoptera). Cũng như chim, bướm là một trong những loài chỉ thị cho tính
đa dạng sinh học. Sự đa dạng của khu hệ bướm càng khẳng định rõ hơn tính đa dạng
sinh học của Vườn quốc gia Yok Đôn.
Vườn quốc gia Yok Đôn có giá trị đa dạng sinh học rất cao với sự tồn tại của
nhiều sinh cảnh rừng khác nhau mà đặc trưng là rừng khộp và sự phân bố của nhiều
loài động thực vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ đe doạ trên toàn cầu, gắn liền
GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT
Nhóm 8 Trang 16
với nguồn thức ăn và điều kiện cư trú của chúng. Giá trị bảo tồn của Vườn quốc gia
Yok Đôn là hệ sinh thái rừng khộp và các loài động vật bị đe doạ toàn cầu như voi,
vượn đen má hung, bò tót, bò rừng, công, ngan cánh trắng. Vì vậy việc quản lý bảo
tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Yok Đôn không chỉ có ý nghĩa đối với Việt
Nam mà còn đối với cả thế giới.
4. Nguyên nhân suy giảm và giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học Vườn quốc gia
Yok Đôn
Yok Đôn nằm trên khối lục địa Kon Tum cổ xưa, nơi có khí hậu mùa khô và
mưa đối lập nhau. Đây đã từng là trung tâm phát sinh thứ hai của cây họ dầu
(Dipterocarpaceae). Sự đa dạng các sinh vật ở đây có nhiều nét đặc biệt, đó chính
là sự xuất hiện hệ sinh thái rừng thưa khô hạn. Để bảo vệ hệ sinh thái rừng này,
ngày 18/3/2002, Chính phủ quyết định mở rộng Vườn quốc gia Yok Đôn từ
58.200ha lên 115.545ha. Đây là một trong số những vườn quốc gia lớn nhất Việt
Nam. Công tác quản lý bảo vệ rừng của Vườn quốc gia Yok Đôn có một ý nghĩa
vô cùng quan trọng không những cho việc bảo tồn da dạng sinh học mà còn có ý
nghĩa bảo vệ rừng đầu nguồn cho hệ thống sông Mê Công, điều tiết lũ cho hệ
thống sông Cửu Long của Việt Nam và khu vực Đông Nam á.
4.1. Nguyên nhân trực tiếp.
Khai thác gỗ. Những năm qua, hoạt động khai thác trái phép quy mô nhỏ vẫn
thường xuyên xảy ra, tập trung ở buôn Đrăng Phôk (vùng lõi) và các buôn nằm
xung quanh vùng đệm. Các loài cây bị khai thác như giáng hương, gõ đỏ, gụ mật,
cẩm thị, cẩm lai, căm xe... Người dân khai thác gỗ để bán lấy tiền là chủ yếu. Khai
thác gỗ mang lại nguồn thu nhập rất cao cho người dân (hiện 1 mét khối gỗ nhóm
1 tại rừng tương đương khoảng 4 tấn thóc). Ngoài ra, phần lớn các gia đình, nhất
là vùng đồng bào các dân tộc thiểu số dùng gỗ để dựng nhà, làm vật dụng, chuồng
trại chăn nuôi. Trên 90% các hộ gia đình trong vùng làm nhà gỗ. Đây là vấn đề
không thể giải quyết một cách dễ dàng. Một bộ phận dân chúng hiểu biết hạn chế
thì họ cho rằng việc khai thác bất hợp pháp là một nguồn thu nhập quan trọng cho
gia đình họ. Tình hình vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, nhất là hành vi khai
thác gỗ ngày càng tăng, điều này đòi hỏi công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn khai
thác gỗ cần phải chú trọng hơn.
GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT
Nhóm 8 Trang 17
Hình 8. Những khúc gỗ hương được xẻ thành từng hộp
Lấn chiếm đất mở rộng diện tích canh tác. Việc mở rộng diện tích đất nông
nghiệp sẽ làm co hẹp diện tích phân bố tự nhiên và đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại
của các loài thực vật bản địa và các loài quý hiếm khác. Bên cạnh đó, các hoạt
động của con người trong nông nghiệp còn ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên
thực vật như mang theo các mầm mống cỏ dại xâm chiếm sinh cảnh của các loài
bản địa.
Khai thác lâm sản ngoài gỗ. Đây là hoạt động xảy ra rất phổ biến trên địa bàn.
Kết quả phỏng vấn cho thấy, lâm sản ngoài gỗ chủ yếu là chai cục và dược liệu.
Ngoài ra có nhiều loài cây dược liệu được thu hái, đặc biệt là bài thuốc Ma coong
gồm loài hồng bì rừng và bán tràng đang được thu hái với số lượng lớn và có nguy
cơ khan hiếm. Việc khai thác các loài cây này rất dễ dàng đối với người dân, họ có
thể thu hái chúng trong phạm vi của Vườn quốc gia Yok Đôn. Loại thảo dược này
rất được ưa dùng bởi khách du lịch, hầu như ai cũng tìm mua khi đến thăm địa
phương.
Lửa rừng. Hàng năm vẫn xảy ra các vụ cháy rừng vào mùa khô, tuy nhiên mức
độ và diện tích cháy không đáng kể. Không có một vụ cháy tự nhiên nào xảy ra,
tất cả đều là do người dân sống trong khu vực gây nên. Họ đi vào rừng để thu hái
lâm sản, làm rẫy vô ý gây ra các vụ cháy ảnh hưởng trực tiếp đến các loài cây tái
sinh và các loài cây thân thảo, cây con, chồi non, đồng thời hủy diệt phần lớn các
sinh vật đất. Chính vì lửa rừng tác động nên việc tái sinh của cây họ dầu gia tăng
rất lớn. Đây là kiểu tái sinh đặc trưng, độc đáo của hệ sinh thái rừng thưa cây họ
dầu. Do một chồi có thể tái sinh nhiều lần nên dẫn đến tỷ lệ rỗng ruột của cây họ
dầu tăng cao so với các loài cây khác, đây là nguyên nhân làm giảm giá trị về chất
lượng gỗ.
GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT
Nhóm 8 Trang 18
Hình 9. Cháy rừng mùa khô hạn ở Tây Nguyên
Chăn thả gia súc và sự xâm lấn của các loài ngoại lai. Người dân trong vùng
có tập quán chăn nuôi gia súc theo phương thức thả rông. Hầu hết trâu bò được thả
vào rừng và chỉ mang về nhà khi có nhu cầu sử dụng. Hiện tượng này đã gây nên
sự tàn phá trên diện rộng các loài cây tái sinh. Các loài ngoại lai phổ biến là mai
dương và đơn buốt. Sự xâm nhập của các loài này mới chỉ dừng lại ở phạm vi
vùng đệm và dọc theo hai bên bờ sông Srêpôk. Sự nguy hại của chúng đối với
thực vật bản địa tuy chưa được thể hiện rõ ràng song đó là một vấn đề cần được
quan tâm, chú ý, cần có các biện pháp khống chế sự bùng phát, xâm nhập của
chúng vào rừng để bảo vệ sinh cảnh cho các loài bản địa và các loài quý hiếm
khác.
4.2. Nguyên nhân gián tiếp.
Gia tăng dân số. Theo kết quả điều tra 2002, tổng số dân trong vùng tăng đến
32.232 người (tăng gấp 6 lần so với năm 1990). Hiện cộng đồng dân tộc tại chỗ
chỉ có 5.402 người, các dân tộc nơi khác tới 26.830 người gấp 5 lần dân tộc bản
địa. Điều này kéo theo nhu cầu về đất canh tác, nhà ở và gỗ làm nhà, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên thực vật và đa dạng sinh học. Đây là nguy cơ
quan trọng tác động đến tài nguyên thực vật Vườn quốc gia Yok Đôn.
Đói nghèo. Nguyên dẫn đến tình trạng nghèo đói trong khu vực không chỉ vì
diện tích đất sản xuất thấp 0,183ha mà còn do lập địa đất canh tác rất xấu, bạc
màu, khí hậu khắc nghiệt, đa số dân tộc thiểu số chưa có kinh nghiệm áp dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người ở
Buôn Đôn thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của tỉnh Đắk Lắk, đời sống
của người dân ở đây đang có chiều hướng khó khăn hơn, điều đó càng làm tăng áp
lực đối với rừng tự nhiên của Vườn quốc gia Yok Đôn. Tuy nguồn thu nhập từ
hoạt động săn bắt chiếm tỷ lệ thấp, nhưng nếu không ngăn chặn kịp thời và có hiệu
quả sẽ dẫn đến suy thoái nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong vùng. Nguồn
thu nhập từ chăn nuôi chiếm tỷ trọng khoảng 1/3 tổng thu nhập. Đây là một trong
những thế mạnh để phát triển kinh tế hộ gia đình, tuy nhiên nếu xét ở góc độ bảo
tồn thì hoạt động này đã ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên rừng vì hình thức nuôi
GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT
Nhóm 8 Trang 19
thả rông trong rừng sẽ tàn phá cây tái sinh và tăng nguy cơ lan truyền mầm bệnh
từ vật nuôi sang động vật hoang dã.
Nhận thức. Kết quả điều tra nhận thức của cộng đồng về vai trò và tầm quan
trọng của Vườn quốc gia Yok Đôn tại 3 xã vùng đệm (Krông Na, Ea Huar, Ea
Wer) cho thấy 51% nhận biết được vai trò và tầm quan trọng, 21% biết nhưng
không rõ, 18% không rõ ranh giới, còn lại 10% không biết Vườn quốc gia Yok
Đôn ở đâu. Điều này là do công tác tuyên truyền chưa thực hiện tốt. Nguyên nhân
là do trình độ dân trí thấp. Số lượng học sinh các cấp trong toàn vùng là 6.967
chiếm 0,21% tổng dân cư. Nhiều người cho rằng tài nguyên rừng là vô tận nên
luôn luôn muốn tìm cách khai thác và khai thác một cách cạn kiệt khi có cơ hội.
Nhiều trẻ em không thích đến trường, thậm chí chúng cũng không được bố mẹ
khuyến khích đến trường mà lại thích vào rừng thu hái lâm sản và chăn thả gia
súc.
Hiệu lực pháp luật và chính sách. Hiệu lực thi hành pháp luật trong cộng
đồng và cán bộ địa phương còn hạn chế, hành lang pháp lý chưa đủ mạnh. Các vụ
vượt quá thẩm quyền chuyển cấp trên thời gian xử còn kéo dài chưa có tác dụng
giáo dục cho cộng đồng. Chính sách đãi ngộ, quan tâm của Nhà nước đối với lực
lượng kiểm lâm chưa thỏa đáng. Kiểm lâm thường xuyên bị đe dọa bởi những đối
tượng có hành vi khai thác trộm lâm sản. Họ chưa yên tâm với công tác. Hiện biên
chế kiểm lâm còn thiếu nhiều (theo quy định với diện tích 115.545ha, biên chế cần
là 231 người, nhưng tới năm 2008 mới chỉ có 72 người). Đây là một khó khăn
trong công tác quản lý bảo vệ rừng Vườn quốc gia Yok Đôn. Việc nâng cao năng
lực kỹ năng về bảo tồn đa dạng sinh học và thực thi pháp luật cho kiểm lâm chưa
ngang tầm nhiệm vụ.
Ảnh hưởng của kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường đã dẫn đến sự phân hóa
xã hội sâu sắc, nhu cầu về vật chất ngày càng tăng thúc đẩy người dân vào rừng
khai thác lâm sản để phục vụ nhu cầu của bản thân và gia đình. Mỗi khi các sản
phẩm từ rừng có giá trị kinh tế cao thì đó là động lực kích thích sự khai thác của
cộng đồng. Lợi nhuận từ việc khai thác lâm sản, đặc biệt là gỗ quý hiếm làm cho
nhiều người bất chấp các hành vi vi phạm pháp luật để vào rừng khai thác trộm
nhằm thu lợi bất chính.
4.3. Giải pháp bảo tồn.
Nâng cao nhận thức. Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo từ cấp tỉnh đến các cấp
chính quyền địa phương thông qua hội thảo bảo tồn và phát triển. Đối với người
dân tổ chức các hội thảo chuyên đề về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và bảo
tồn có sự tham gia của người dân cho từng nhóm đối tượng, để sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên thiên nhiên, phổ biến pháp luật, giáo dục môi trường... Tổ chức
các nhóm tuyên truyền do lực lượng thanh niên làm nòng cốt có sự tham gia của
cộng đồng. Để làm được điều này cần thông qua các phương tiện truyền thông đại
chúng như sách báo, áp phích, pa nô, phim ảnh... Xây dựng các điểm văn hóa, các
tủ sách phổ biến kiến thức tại trung tâm cộng đồng thôn, bản, đặc biệt là ở nhà của
GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT
Nhóm 8 Trang 20
trưởng bản, nhà văn hóa cộng đồng. Khuyến khích người dân xây dựng tủ sách
kiến thức gia đình, mua sắm các phương tiện thông tin như đài, báo, ti vi.
Nâng cao đời sống cộng đồng. Quy hoạch vùng dân cư có sự tham gia của
cộng đồng sẽ đảm bảo đất ở, đất sản xuất cho cộng đồng theo chính sách giải
quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào thiểu số tại chỗ Tây Nguyên với diện tích
đất ở 400m2, rẫy là 1.000m2, ruộng một vụ là 500m2 ruộng 2 vụ 300m2. Thực tế
từ ngàn đời nay cộng đồng phải sống dựa vào rừng. Do vậy không thể cấm triệt để
người dân vào rừng thu hái lâm sản phụ theo phong tục tập quán. Ngoài việc quy
hoạch đất đai cần cho phép họ sử dụng nguồn tài nguyên theo một số nguyên tắc
nhất định do Vườn quốc gia Yok Đôn và cộng đồng thỏa thuận trên cơ sở quy định
của pháp luật. Hạn chế việc khai thác quá mức làm suy giảm nguồn tài nguyên, tạo
các sản phẩm thay thế tương ứng. Thu hút cộng đồng đặc biệt lớp trẻ có trình độ
tham gia công tác bảo vệ rừng. Chuyển giao khoa học kỹ thuật, giống, vật nuôi,
cây trồng có năng suất cao cho cộng đồng trong sản xuất, chăn nuôi. Xây dựng mô
hình trang trại rừng, thúc đẩy phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trong buôn,
thôn cộng đồng dân cư vùng đệm 7 xã, 3 huyện, 2 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông thông
qua việc thành lập các nhóm hộ gia đình thực hiện các chương trình khuyến nông,
khuyến lâm trên địa bàn.
Tăng cường phổ biến thể chế pháp luật cho cộng đồng. Cùng với các cấp,
các ngành chức năng đề xuất thay đổi một số chính sách phù hợp với lòng dân. Có
những chính sách hỗ trợ đối với người dân thông qua kế hoạch hoạt động trên
nguyên tắc có sự quản lý, giám sát thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật (hệ thống mở). Đề xuất xây dựng, hoàn thiện khung thể chế, tăng cường năng
lực quản lý, bảo tồn cho các đơn vị, ngành liên quan. Đặc biệt chú trọng xây dựng
quy chế phối kết hợp trong công tác bảo vệ rừng với buôn, làng, chính quyền địa
phương (ban lâm nghiệp xã) và các đơn vị trên địa bàn tham gia công tác bảo tồn.
Tiến hành xây dựng hương ước quản lý bảo vệ rừng cho cộng đồng nhằm chia sẻ
quyền lợi, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Thi hành luật pháp
một cách nghiêm túc triệt để trong công tác bảo tồn.
Kiểm soát nhu cầu thị trường. Tăng cường lực lượng kiểm lâm cả số lượng và
chất lượng cũng như trang thiết bị, phương tiện cho công tác tuần tra, kiểm soát
bảo vệ rừng một cách hiệu quả các vùng, mùa trọng điểm tác động. Xây dựng các
tổ, đội tuần rừng theo buôn, xã theo các chương trình trồng rừng. Xây dựng đội cơ
động với nhiều thành phần cùng tham gia của các ban, ngành chức năng trong
công tác bảo vệ rừng. Căn cứ vào hiện trạng nguồn tài nguyên hiện có của địa
phương, hạn chế khai thác đối với các nguồn đang trong giai đoạn phục hồi,
nghiêm cấm khai thác các nguồn đã bị cạn kiệt, song song với việc khai thác, tiến
hành thuần hóa và áp dụng khoa học, công nghệ để nhân giống, phát triển nguồn
tài nguyên ở bên ngoài rừng (bằng các mô hình kinh tế vườn rừng, trang trại, bảo
tồn chuyển vị...), đó là biện pháp hữu ích của sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên.
Dựa vào nhu cầu thị trường để tiến hành sản xuất, xây dựng một số mô hình sản
GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT
Nhóm 8 Trang 21
phẩm thay thế nhằm hạn chế sử dụng tài nguyên từ rừng tự nhiên (gỗ, lâm sản
ngoài gỗ, chất đốt...
KẾT LUẬN
Chính điều kiện tự nhiên khô nóng và địa hình bán bình nguyên rộng lớn trên
nền địa chất bị bào mòn đã tạo ra những đặc trưng của hệ thực vật với cấu trúc
thảm là rừng thưa cây lá rộng rụng lá ưu thế của cây họ Dầu (rừng khộp), thành
phần loài nghèo nàn với số lượng rất ít các loài thân thảo và Dương xỉ, Hạt trần.
Ngược lại, khu hệ thú trong hoàn cảnh như vậy lại trở thành thích nghi với rất
nhiều các loài móng guốc (Bò rừng, Bò tót, Mang, Nai…), ăn thịt (Hổ, beo, mèo,
gấu…) tạo nên một nguồn tài nguyên ĐDSH vô cùng quí giá. Đây cũng là một
trong những trung tâm đa dạng nhất của Đông Dương về các loài chim với số
lượng lớn các loài họ Gõ kiến và bộ Gà (Công, Trĩ, Gà tiền mặt đỏ…). Cũng như
chim và thú, bò sát cũng là nhóm động vật có khả năng thích nghi với môi trường
như thế này với số lượng khá đông đảo, đặc biệt là khả năng xuất hiện của các loài
như Kỳ đà, Cá sấu nước ngọt… Nhiều loài thú và chim cũng như bò sát ở đây
đang đặt trong tình trạng báo động toàn cầu. Trong khi đó khu hệ này có lẽ là ít
thích hợp hơn đối với lưỡng cư cho nên chỉ với số lượng ít, các loài này chỉ gặp ở
ven sông hay suối. Sự đa dạng của các loài côn trùng , đặc biệt là nhóm cánh vảy
đã đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ sinh cảnh sống còn nguyên
vẹn này.
Chúng ta cần cố gắng khắc phục các nhược điểm trong vấn đề bảo vệ rừng, hạn
chế đến mức tối thiểu sự xâm nhập của các nguyên nhân làm suy thoái và tăng
cường các biện pháp nhằm bảo vệ tốt nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng,
GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT
Nhóm 8 Trang 22
những đặc trưng mà chỉ vùng Yok Đôn này mới có, gìn giữ nó vì một giá trị vô giá
của thiên nhiên - đa dạng sinh học.
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
4/Nguyen_nhan_suy_giam_va_giai_phap_bao_ve_da_dang_sinh_hoc_Vuon_quoc
_gia_Yok_Don/
id=403&langid=0
a_Yok_%C4%90%C3%B4n
GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT
Nhóm 8 Trang 23
Mục lục
Một số khái niên ............................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 3
NỘI DUNG .................................................................................................................... 4
1. Vị trí địa lý .............................................................................................................. 4
2. Đặc điểm nổi bật ......................................................................................................... 6
Du lịch ............................................................................................................................ 6
Vườn cảnh Trohbư................................................................................................... 7
Cầu treo buôn Đôn ................................................................................................... 8
Hồ Đức Minh .......................................................................................................... 9
Mộ Vua Voi............................................................................................................. 9
Nhà sàn cổ ............................................................................................................. 10
Hội đua voi ............................................................................................................ 11
Rượu A Ma Công .................................................................................................. 11
Gà nướng Bản Đôn ................................................................................................ 11
3. Đa dạng sinh học...................................................................................................... 11
3.1. Hệ thực vật ............................................................................................................ 12
3.2. Hệ động vật ........................................................................................................... 13
4. Nguyên nhân suy giảm và giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học Vườn quốc gia Yok
Đôn ............................................................................................................................... 16
4.1. Nguyên nhân trực tiếp. ......................................................................................... 16
4.2. Nguyên nhân gián tiếp. ......................................................................................... 18
4.3. Giải pháp bảo tồn. ................................................................................................ 19
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 21
GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT
Nhóm 8 Trang 24
TÀI LIỆU KHAM KHẢO ............................................................................................. 22
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sth_nhom_08__3795.pdf