Tiểu luận Tình hình đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của công ty cổ phần Viet Road

Giải pháp về cơ cấu đầu tư: Cần tiến hành những biện pháp nhằm hợp lý hóa cơ cấu đầu tư. Muốn như vậy Công ty cần phải xây dựng kế hoạch đầu tư một cách khoa học, hiệu quả và có tính lâu dài. Ngoài những lĩnh vực truyền thống mà hiện nay Công ty đang tiến hành đầu tư, cần phải có một đội ngũ các nhân viên nghiên cứu và tìm hiểu tình hình thị trường nhằm tìm ra những cơ hội và những lĩnh vực đầu tư mới mà Công ty có thể khai thác được. Vì chỉ có đa dạng hóa danh mục đầu tư mới có thể hạn chế được tính rủi ro rất lớn của hoạt động này. Bên cạnh đó cần có sự cân đối vốn đầu tư một cách hợp lý, dành một tỷ trọng vốn đầu tư lớn hơn cho các dự án trọng điểm, có khả năng thu được lợi nhuận chắc chắn và ở mức hợp lý và một tỷ trọng vốn đầu tư nhỏ hơn cho các dự án có tính mạo hiểm cao với kỳ vọng lợi nhuận lớn.

pdf43 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2631 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tình hình đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của công ty cổ phần Viet Road, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm. + Lập kế hoạch đào tạo, nâng bậc, tuyển dụng. + Lập các báo cáo liên quan đến tổ chức, nhân sự. + Lập và lưu giữ hồ sơ cán bộ công nhân viên (CBCNV) công ty. + Theo dõi, cập nhật và phổ biến các văn bản pháp quy, hướng dẫn về tổ chức, nhân sự. + Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, nội quy lao động. Đề xuất với Giám đốc công ty về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, tuyển dụng, kết thúc, thuyên chuyển cán bộ. + Theo dõi và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động. + Theo dõi và thực hiện các công việc khác liên quan tới tổ chức, tiền lương, bảo hộ lao động.  Phòng dự án – kinh tế kỹ thuật: Gồm có 15 người trong đó có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 13 nhân viên. - Chức năng: + Tham mưu với Giám đốc công ty về kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD) và các chiến lược phát triển Công ty. + Theo dõi và báo cáo ban lãnh đạo về tình hình thực hiện kế hoạch SXKD hàng kỳ. + Nghiên cứu, cập nhật các vấn đề về công nghệ, kỹ thuật phục vụ cho các lĩnh vực SXKD của Công ty. + Tìm kiếm, tiếp thị và đấu thầu các dự án. + Theo dõi và báo cáo Giám đốc công ty tình hình thực hiện các dự án. Tham mưu cho Giám đốc công ty về tổ chức, biện pháp thực hiện các dự án. + Tham mưu với Giám đốc công ty trong công tác đầu tư chiều sâu phục vụ SXKD. + Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Công ty trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; quản lý kỹ thuật thi công; quản lý phương tiện, thiết bị thi công… theo các quy trình, quy phạm kỹ thuật của nhà nước liên quan đến ngành, nghề sản xuất kinh doanh của Công ty. - Nhiệm vụ: + Lập kế hoạch SXKD, báo cáo kế hoạch SXKD hàng kỳ. + Theo dõi và báo cáo Giám đốc và Hội đồng quản trị về tình hình thực hiện kế hoạch SXKD hàng kỳ. + Tham mưu với Giám đốc công ty các biện pháp thực hiện kế hoạch SXKD và các biện pháp để tăng trưởng. + Cập nhật, nghiên cứu, lưu giữ, phổ biến, hướng dẫn thực hiện cho các bộ phận liên quan và báo cáo ban lãnh đạo Công ty về các quy định của Pháp luật (các văn bản pháp quy, quy phạm, Tiêu chuẩn, hướng dẫn, thông tư...) liên quan đến các hoạt động SXKD của công ty. + Cập nhật, nghiên cứu, đề xuất với Giám đốc và Hội đồng quản trị các vấn đề về công nghệ, kỹ thuật thuộc các lĩnh vực SXKD của Công ty nhằm cải tiến công nghệ, kỹ thuật nâng cao hiệu quả trong SXKD. + Tiến hành nghiên cứu thị trường, công tác tiếp thị và đấu thầu các dự án. + Lập báo cáo đầu tư thiết bị chiều sâu. + Theo dõi, kiểm tra tiến độ, chất lượng, an toàn lao động các dự án. Cùng các phòng ban, bộ phận khác kết hợp và hướng dẫn các đội thi công lập biện pháp, tiến độ thực hiện dự án, công tác nghiệm thu, hoàn công, thanh toán, quyết toán và bảo hành công trình. + Lập báo cáo định kỳ (hàng tuần, hàng tháng, quý, năm...) tình hình thực hiện các dự án. + Xây dựng các chương trình ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển kỹ thuật; hệ thống quản lý chất lượng của Công ty. + Tổng hợp các đề tài nghiên cứu công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực kỹ thuật sản xuất và thi công của Công ty. + Lập và xem xét các quy trình kỹ thuật, kế hoạch chất lượng theo yêu cầu của các dự án mà Công ty thực hiện để trình giám đốc phê duyệt. + Tham gia thiết kế kỹ thuật thi công, lập phương án về tiến độ, tổ chức thi công các dự án mà Công ty thực hiện. + Thực hiện công tác giám sát và quản lý tiến độ đối với các công trình, dự án trọng điểm theo quyết định của Giám đốc. + Cập nhật, đánh giá và cải tiến các quy trình kỹ thuật, kế hoạch chất lượng theo thực tế thi công nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả của dự án. + Quản lý toàn bộ trang thiết bị, máy móc kỹ thuật phục vụ thi công của toàn Công ty; lập báo cáo tình hình sử dụng thiết bị, định kỳ theo quy định; kiểm kê số lượng, chất lượng, thanh lý và đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị định kỳ hàng năm. + Lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa thiết bị; Kiểm tra, hướng dẫn các bộ phận trong công tác quản lý thiết bị, công tác bảo dưỡng, sửa chữa và sử dụng thiết bị; làm đầu mối xử lý các tình huống sự cố đối với phương tiện, thiết bị. + Đề xuất và làm thủ tục điều phối thiết bị thi công trong nội bộ Công ty phục vụ sản xuất. + Lập kế hoạch mua sắm máy móc, thiết bị hàng năm. + Trên cơ sở các văn bản pháp quy của nhà nước về an toàn lao động, xây dựng quy trình cụ thể về biện pháp an toàn lao động trên mỗi dự án, công trình do Công ty thực hiện. + Xây dựng, phổ biến và tổ chức thực hiện các quy định của Công ty về an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, y tế và vệ sinh môi trường trong toàn Công ty. + Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong việc thực hiện các biện pháp an toàn lao động, các phương án phòng chống cháy nổ cho từng công trình; Quản lý và theo dõi việc kiểm định, xin cấp giấy phép sử dụng đối với những thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động; Phối hợp với các đơn vị và cơ quan chức năng giải quyết các sự cố, tai nạn xảy ra, nếu có. + Các nhiệm vụ bất thường khác do ban lãnh đạo giao.  Phòng tài chính – kế toán: Gồm 9 người trong đó có 1 kế toán trưởng, 1 phó kế toán trưởng và 7 nhân viên kế toán theo từng nghiệp vụ. - Mục đích: + Đảm bảo cho các bộ phận, cá nhân trong Công ty thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ đạt hiệu quả trong công việc. + Các bộ phận thực hiện đúng nhiệm vụ, tránh chồng chéo, đổ lỗi. + Đảm bảo tuyển dụng và xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên theo yêu cầu, chiến lược của Công ty. - Chức năng: + Thực hiện những công việc và nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo những quy định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán… + Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi hình thái và cố vấn cho ban lãnh đạo các vấn đề có liên quan. + Tham mưu cho Giám đốc và Hội đồng quản trị về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh. + Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động, hữu hiệu. + Tham gia xây dựng Hệ thống Quản lý Chất lượng, Hệ thống Quản lý Môi trường và Hệ thống Quản lý Trách nhiệm Xã hội. - Nhiệm vụ: + Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của Công ty. + Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính; việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, vi phạm chế độ, quy định của Công ty. + Phổ biến chính sách, chế độ quản lý tài chính của Nhà nước với các bộ phận liên quan khi cần thiết. + Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan theo chế độ báo cáo tài chính, kế toán hiện hành. + Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho Giám đốc và Hội đồng quản trị công ty.  Trung tâm tư vấn thiết kế: Gồm 7 người thực hiện nghiệp vụ tư vấn của Công ty tiến hành thiết kế theo yêu cầu mà khách hàng đặt ra với yêu cầu đảm bảo chất lượng cao nhất. Những cán bộ làm việc tại trung tâm tư vấn thiết kế là những kiến trúc sư và kỹ sư có trình độ và kỹ năng nghề nghiệp vì thế có thể đáp ứng được những yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Nghiệp vụ chính của trung tâm là thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất; thiết kế hệ thống thoát nước; thiết kế kết cấu công trình xây dựng…  Đội thi công xây lắp: Gồm 25 người chịu trách nhiệm thi công các công trình dự án mà cấp trên giao xuống, với yêu cầu đảm bảo đúng theo những tiêu chuẩn chất lượng, tiến độ và tài chính mà cấp trên đã đặt ra. Lực lượng công nhân trong đội thi công bao gồm các ngành nghề chuyên môn: - Thợ nề - Thợ sắt, thợ hàn điện - Thợ mộc xây dựng, thợ mộc nội thất - Thợ sơn các loại và thợ quét vôi - Thợ lắp đặt điện nước - Thợ vận hành các loại máy thi công … 6. Danh sách cổ đông sáng lập. BẢNG 1: DANH SÁCH CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP Số TT Tên cổ đông Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá nhân hoặc địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức Số cổ phần 1 NGUYỄN VĂN HÙNG Số 39 Lê Đại Hành, đường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà nội 9500 2 LÊ NGỌC SƠN P302 B5 Khu tập thể Khương Thượng, Phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội. 8000 3 NGUYỄN BÁ LUYỆN P201 B20 phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội 7000 4 LÊ QUANG HƯNG 48 tổ 2 phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội 6900 5 HOÀNG ĐÌNH HẢI Thôn Thắng Thượng, xã Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định 6500 6 NGUYỄN THỊ HƯƠNG Xóm Lẻ, xã Văn Mỗ, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây 6000 Nguồn: Phòng tài chính - kế toán. 7. Danh sách cán bộ lãnh đạo BẢNG 2: DANH SÁCH CÁN BỘ LÃNH ĐẠO STT HỌ VÀ TÊN TRÌNH ĐỘ VỊ TRÍ CÔNG TÁC THÂM NIÊN CÔNG TÁC 1 Nguyễn Văn Hùng Kỹ sư Giám đốc 15 năm 2 Lê Ngọc Sơn Cử nhân Phó giám đốc 15 năm 3 Nguyễn Bá Luyện Cử nhân Phó giám đốc 7 năm 4 Lê Quang Hưng Kỹ sư Trưởng phòng hành chính - quản trị 8 năm 5 Hoàng Đình Hải Kỹ sư Trưởng phòng dự án - kinh tế kỹ thuật 10 năm 6 Nguyễn Thị Hương Cử nhân Kế toán trưởng 12 năm 7 Đỗ Mạnh Hà Kiến trúc sư Trưởng trung tâm tư vấn thiết kế 8 năm 8 Nguyễn Tiến Thành Kỹ sư Trưởng đội thi công 5 năm Nguồn: Phòng hành chính – quản trị 8. Nhân lực trong công ty. Công ty có một đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ và kinh nghiệm. Ngoài lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật làm công tác tổ chức và quản lý thi công, Công ty còn đào tạo được đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất, với đủ các ngành nghề có tinh thần trách nhiệm trong công việc, sẵn sàng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. BẢNG 3: NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY TT Nội dung Số lượng (người) Năm công tác Đến 5 năm Đến 10 năm Trên 10 năm 1 Kiến trúc sư 10 5 2 3 2 Kỹ sư xây dựng 9 2 4 3 3 Kỹ sư điện 5 4 1 4 Kỹ sư nước 5 3 2 5 Kỹ sư kinh tế xây dựng 8 2 2 4 6 Cử nhân 7 5 1 1 7 Đội thi công 25 15 8 2 Nguồn: Phòng hành chính – quản trị Qua bảng trên ta nhận thấy Công ty cổ phần Viet Road có một đội ngũ lao động trẻ, số năm công tác chủ yếu tập trung trong khoảng từ 5 cho đến 10 năm, số người có thâm niên trên 10 năm chỉ chiếm một tỷ trọng tương đối thấp. 9. Năng lực về tài chính.  Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty - Niên độ kế toán: từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam (VND) + Nguyên tắc chuyển đổi đồng tiền khác: Tỷ giá thực tế của ngân hàng giao dịch. - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung - Phương pháp kế toán tài sản cố định: + Phương pháp khấu hao: Phương pháp khấu hao tuyến tính.  Năng lực về tài chính của Công ty được thể hiện thông qua bảng 4: BẢNG 4: NĂNG LỰC VỀ TÀI CHÍNH Đơn vị tính: VND TT Nội dung Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Nguồn vốn chủ sở hữu 968,745, 210 1,225,000, 000 3,690,000, 000 3,779,907, 953 4,150,635, 120 4,896,785, 124 2 Tài sản cố 47,271,2 61,053,832 102,563,89 163,617,72 178,248,56 146,592,31 3 Tài sản lưu 98,560,4 134,563,27 100,000,00 234,563,27 289,562,31 321,487,59 4 Doanh thu từ kinh doanh 207,689, 121 271,453,90 9 449,539,76 5 589,090,35 6 627,296,67 5 732,128,95 4 5 Lợi nhuận 44,933,8 54,290,782 89,907,953 129,599,87 157,568,79 215,328,75 6 Thuế GTGT 7,586,97 9,048,464 14,984,659 19,636,345 24,723,168 32,625,567 7 Thuế TNDN 15,726,8 19,001,774 25,174,227 32,989,060 39,392,187 45,932,187 Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Qua bảng trên ta nhận thấy nguồn vốn chủ sở hữu cũng như doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hàng năm của công ty tăng dần qua các năm và đạt mức cao nhất vào năm 2009. Điều đó có thể đi đến một kết luận rằng công ty hoạt động có hiệu quả và đạt được mức tăng trưởng tương đối cao. Công ty cũng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước với mức thuế ổn định nộp hàng năm. Từ bảng trên (bảng 4) ta có thể tính toán được tốc độ phát triển liên hoàn (ti %) và tốc độ phát triển định gốc (Ti %) của doanh thu từ hoạt động kinh doanh và của lợi nhuận thu được hàng năm của Công ty được thể hiện qua bảng 4.1. BẢNG 4.1: TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN LIÊN HOÀN (ti) & TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN ĐỊNH GỐC (Ti) CỦA DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN Nội dung Doanh thu (VND) Lợi nhuận (VND) ti của doanh thu (%) Ti của doanh thu (%) ti của lợi nhuận (%) Ti của lợi nhuận (%) Năm 2004 207,689,12 44,933,824 _ _ _ _ 1 Năm 2005 271,453,90 9 54,290,782 130.70 130.70 120.82 120.82 Năm 2006 449,539,76 5 89,907,953 165.60 216.45 165.60 200.09 Năm 2007 589,090,35 6 129,599,87 8 131.04 283.64 144.15 288.42 Năm 2008 627,296,67 5 157,568,79 9 106.49 302.04 121.58 350.67 Năm 2009 732,128,95 4 215,328,75 0 116.71 352.51 136.66 479.21 Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Trong đó: ti: Tốc độ phát triển liên hoàn Ti: Tốc độ phát triển định gốc Công thức: Công thức: ti = yi*100%/yi-1 Ti = yi*100%/y1 yi: mức độ ở thời điểm thứ i y1: Mức độ ở thời điểm năm 2004 yi-1: Mức độ ở thời điểm thứ i-1 Từ bảng 4.1 ta có thể đưa ra một kết luận rằng Công ty hoạt động một cách tương đối ổn định. Qua các năm, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng với tốc độ khá ổn định và tăng nhẹ qua từng năm, điều đó tạo tiền đề cần thiết cho những bước phát triển có tính chất đột phá trong tương lai. 10. Công tác nghiên cứu khoa học và thực hiện các công tác xử lý kỹ thuật tại hiện trường. Về công tác nghiên cứu khoa học và thực hiện các công tác xử lý kỹ thuật tại hiện trường Công ty liên kết với Viện khoa học công nghệ xây dựng của Bộ xây dựng, nhằm thường xuyên nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật trong xây dựng cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Công ty. Vì vậy đội ngũ cán bộ kỹ thuật luôn được tiếp cận với những kỹ thuật xây dựng mới, đáp ứng được đòi hỏi về kỹ thuật tiên tiến trong xây dựng hiện nay như xử lý nền móng cho nhà cao tầng, thi công các hạng mục ngầm trong điều kiện xây chen trong Thành phố… PHẦN II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIET ROAD 1. Hoạt động chung. Công ty cổ phần Viet Road hoạt động trên nhiều lĩnh vực, các lĩnh vực kinh doanh rất phong phú, đa dạng và có quan hệ gắn bó, đan xen mật thiết với nhau. Do cùng một lúc phải quản lý rất nhiều lĩnh vực, vì thế công tác quản lý hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của công ty đòi hỏi một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp và có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Tuy Công ty mới chỉ thành lập từ năm 2004 nhưng hoạt động khá mạnh và có hiệu quả cao, tạo được hình ảnh và uy tín cho công ty trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp. Trong vòng hơn 5 năm qua, 1 số dự án lớn mà công ty đã thực hiện trong các lĩnh vực tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra, tư vấn giám sát thi công và thi công xây dựng được thể hiện qua bảng sau: BẢNG 5: CÔNG TRÌNH ĐÃ THỰC HIỆN TT Công trình Địa điểm Thời gian thực hiện A - TƯ VẤN THIẾT KẾ 1 Trường THPT dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm Hà Nội 2005 2 Trường trung cấp Y tế Đăklăk Đăknăk 2005 3 Trường THCS Phúc La - Hà Đông Hà Đông 2007 4 Quy hoạch khu dân cư Vĩnhh Điềm Trung Nha Trang 2005 5 Hạ tầng khu giãn dân - Đông Anh Hà Nội 2004 6 Nhà xưởng Công ty TNHH TM&DV Ninh Hiệp Hà Nội 2004 7 Nhà xưởng Công ty TNHH Ngọc Minh Hà Đông 2005 8 Nhà xưởng Công ty TNHH Suntex Hưng Yên 2005 9 Nhà máy TOYODA GIKEN Hà Nội 2006 10 Nhà máy RHYTHM PRECSION Hà Nội 2006 11 Nhà xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất - Công ty TNHH thương mại Tuấn Thành Hà Tây 2008 12 Trung tâm thương mại Bắc Sơn Sơn La 2009 13 Khách sạn Đăknông Đăknông 2009 14 Bể bơi trung tâm TDTT TP Hà Đông Hà Nội 2008 15 Chung cư I - 9 - Thanh Xuân Hà Nội 2006 16 Chung cư cao tầng số 614B hoàng Hoa Thám Hà Nội 2006 17 Chung cư CT3 - Cổ Nhuế Hà Nội 2006 18 Nhà văn phòng HH1 - HH2 Cổ Nhuế Hà Nội 2009 19 Trụ sở làm việc Đoạn QLĐS số 1 Việt Trì 2005 20 Trụ sở Công ty Ngân Hà Thái Bình 2007 21 Trụ sở Công ty viễn thông tin học bưu điện Hà Nội 2008 B - TƯ VẤN THẨM TRA 1 Nhà máy HONEST Hà Nội 2004 2 Nhà máy RHYTHM PRECSION Hà Nội 2006 3 Văn phòng giao dịch Công ty TNHH Ninh Giang Hà Nội 2005 4 Hạ tầng nhà xưởng công ty TNHH Thanh Hằng Hà Nội 2009 5 Hạ tầng khu đấu giá QSDĐ thôn Mậu Lương, Khu I Hà Tây 2007 6 Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Ngô Thì Nhậm Hà Tây 2007 7 Hạ tầng khu đấu giá QSDĐ thôn Mậu Lương, Khu II Hà Tây 2008 8 Nhà máy ENDO STAINLESS STEEL Hà Nội 2009 C - TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG 1 Trụ sở làm việc chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam Hà Nội 2004 2 San nền khu công nghiệp Tiên Sơn Bắc Ninh 2006 3 Trụ sở cơ quan Bộ tài chính Hà Nội 2007 4 Khu công nghiệp Lai Cách Hải Dương 2008 D - THI CÔNG XÂY DỰNG 1 Cải tạo nhà ở gia đình số 32 Điện Biên Phủ Hà Nội 2005 2 Cải tạo nội thất của hàng Bạc PNJ Phú Nhuận - 253 Kim Mã Hà Nội 2006 3 Biệt thự Thanh Xuân Bắc Hà Nội 2006 4 Cải tạo nội thất của hàng Bạc PNJ Phú Nhuận - Hai Bà Trưng Hà Nội 2007 5 Cải tạo sửa chữa Showroom xe ôtô nhập khẩu - Số 38 Trần Nhật Duật Hà Nội 2008 6 Cải tạo hệ thống điện TTTM và Văn phòng cho thuê - số 4 Láng Hạ Hà Nội 2008 7 Cải tạo văn phòng làm việc công ty Sunhouse Hà Nội 2009 Nguồn: Phòng dự án – kinh tế kỹ thuật Nhìn chung hoạt động của công ty có phạm vi tương đối rộng, các dự án được thực hiện ở nhiều tỉnh trên cả nước và chủ yếu ở miền Bắc. Điều này mang lại cho Công ty những lợi thế rất lớn, có thể quảng bá tên tuổi và hình ảnh của công ty trên phạm vi cả nước, tạo điều kiện cho sự phát triển sau này. Những dự án này hàng năm mang lại cho công ty một khoản lợi nhuận lớn góp phần làm cho quy mô của công ty ngày càng được mở rộng. 2. Hoạt động đầu tư phát triển nói riêng và thực trạng quản lý hoạt động đầu tư ở Công ty. 2.1. Hoạt động đầu tư phát triển của Công ty. Hàng năm Công ty đều bỏ ra một khoản vốn đầu tư lớn để chi cho hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động đầu tư phát triển. Nguồn vốn đầu tư đó được huy động từ nhiều nguồn bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn vay, lợi nhuận để lại hàng năm. Trong đó đóng vai trò chủ đạo trong việc chi đầu tư đó chính là nguồn vốn chủ sở hữu. Thông qua bảng cân đối kế toán hàng năm, bảng kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm, thuyết minh báo cáo tài chính hàng năm và bảng cân đối tài khoản hàng năm của Công ty, có thể tổng hợp được một số chỉ tiêu tài chính cơ bản qua các năm của Công ty trong bảng sau: BẢNG 6: BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH QUA CÁC NĂM Đơn vị tính: VND T T Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 I Tổng tài sản 10,109,179, 12,279,746, 7,429,311,1 9,564,859, 14,258,426, 15,468,325, 1 TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 9,192,727,3 70 11,476,287, 438 6,976,960,2 62 8,974,569, 847 13,241,623, 472 14,121,345, 872 2 TSCĐ và đầu tư dài hạn 916,452,22 0 803,459,309 452,350,86 6 590,289,57 6 1,016,803,1 18 1,346,979,9 09 II Tổng nguồn vốn 10,109,179, 590 12,279,746, 747 7,429,311,1 28 9,564,859, 423 14,258,426, 590 15,468,325, 781 1 Nợ phải trả 9,140,434,3 11,054,746, 3,739,311,1 5,784,951, 10,107,791, 10,571,540, 2 Nguồn vốn chủ sở hữu 968,745,21 0 1,225,000,0 00 3,690,000,0 00 3,779,907, 953 4,150,635,1 20 4,896,785,1 24 III Kết quả kinh doanh 1 Tổng doanh 8,161,511,3 8,640,970,5 5,669,403,3 9,452,693, 12,124,650, 13,025,740, 2 Tổng lợi 1,749,402,0 1,052,703,7 871,325,22 1,135,998, 1,925,687,9 2,430,127,8 IV Tổng số vốn kinh doanh 3,690,000,0 00 3,690,000,0 00 3,690,000,0 00 3,690,000, 000 3,690,000,0 00 3,690,000,0 00 1 Vốn điều lệ 3,690,000,0 3,690,000,0 3,690,000,0 3,690,000, 3,690,000,0 3,690,000,0 2 Vốn khác 0 0 0 0 0 0 V Vốn đầu tư phát triển 4,560,000,0 00 6,700,000,0 00 3,000,000,0 00 5,050,000, 000 8,500,000,0 00 10,650,000, 000 Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Qua bảng trên ta nhận thấy, vốn đầu tư của Công ty có xu hướng tăng dần qua các năm, đạt mức cao nhất vào năm 2009 là 10.65 tỷ đồng. Tuy nhiên vào năm 2006 có sự sụt giảm vốn đầu tư tương đối lớn từ mức 6.7 tỷ năm 2005 giảm chỉ còn 3 tỷ năm 2006. Nguyên nhân là do năm 2006 Công ty đã gặp phải khó khăn về tài chính khi đến kỳ hạn của trái phiếu, công ty phải trả một khoản tiền tương đối lớn để thanh toán gốc của trái phiếu khi đến hạn cho các chủ nợ. Vì thế một lượng vốn lớn đã sụt giảm và khiến cho trong năm đó Công ty chỉ có thể thực hiện đầu tư vào một số dự án nhỏ. Nguồn vốn chi đầu tư phát triển của công ty tập trung ở một số hạng mục chính như: đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình hạ tầng, giao thông, thủy lợi; đầu tư kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc phục vụ xây dựng; đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà ở, cho thuê nhà ở, văn phòng. Trong vòng 6 năm qua, kể từ khi Công ty bắt đầu thành lập đã tiến hành hoạt động đầu tư theo các dự án, một số dự án đầu tư tiêu biểu được thể hiện trong bảng sau: BẢNG 7: MỘT SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TIÊU BIỂU Đơn vị tính: Nghìn VND STT Tên công trình Thời gian thực hiện Giá trị thực hiện (nghìn đồng) Khởi công Hoàn thành 1 Đầu tư và xây dựng khu Nhà ở 26 Trần Quý Cáp 11/2004 07/2005 3,590,000 2 Đầu tư và xây dựng khu Nhà ở Thanh Nhàn 04/2005 12/2006 2,020,000 3 Đầu tư và xây dựng Nhà chung cư M3 đường Nguyễn Chí Thanh 08/2004 02/2007 12,000,000 4 Đầu tư và xây dựng khu dân cư 05/2006 03/2007 4,620,000 Vĩnh Điềm Trung 5 Đầu tư và xây dựng Chung cư Cổ Nhuế - Nhà văn phòng HH1 12/2005 06/2006 5,230,000 6 Đầu tư và xây dựng Chung cư Cổ Nhuế - Nhà văn phòng HH2 09/2008 02/2009 5,380,000 7 Đầu tư và xây dựng Chung cư 1 10A - Thanh Xuân - Hà Nội 11/2007 09/2008 8,803,000 8 Đầu tư và xây dựng Chung cư cao tầng Hoàng Hoa Thám 11/2006 01/2008 7,695,000 9 Đầu tư và xây dựng khu nhà ở cao tầng đường Hoàng Quốc Việt 01/2009 12/2009 6,592,000 Nguồn: Phòng dự án – kinh tế kỹ thuật Nhìn chung các dự án của Công ty có tính gối đầu rõ rệt. Điều này cho thấy Công ty có quy hoạch và chiến lược đầu tư tương đối hợp lý, đảm bảo được sự vận động của vốn đầu tư được linh hoạt tránh được tình trạng căng thẳng về nhân lực, nguyên vật liệu và vốn vào những năm cao điểm về các dự án đầu tư. Các dự án lớn tập trung nhiều nhất trong hai năm 2007 và 2008. Nguyên nhân là do trong hai năm đó, Công ty có một lượng vốn dồi dào và hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao vì thế đã đầu tư một lượng vốn lớn vào các khu nhà ở và chung cư cao tầng. Riêng năm 2009 tuy lượng vốn đầu tư bỏ ra tương đối lớn nhưng lại không tập trung vào các dự án lớn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính lớn vào cuối năm 2008 vì thế đầu tư vào những dự án lớn tiền ẩn rất nhiều rủi ro, mặt khác do áp lực của lạm phát cao vì thế các dự án đầu tư không mang lại lợi nhuận lớn như năm 2008. 2.2. Tình hình quản lý hoạt động đầu tư của Công ty. Do các hoạt động của Công ty rất đa dạng vì thế công tác quản lý đòi hỏi phải được tiến hành một cách logic và hợp lý đối với tất cả các hoạt động, các cán bộ quản lý phải có trình độ chuyên môn nhất định. Việc quản lý các hoạt động trong Công ty được thực hiện một cách trực tiếp theo nguyên tắc từ dưới lên, từ cấp dưới lên cấp trên, từ nhân viên cho tới lãnh đạo. Đường thông tin quản lý theo nguyên tắc trực tiếp từ dưới lên sẽ đảm bảo tiết kiệm được thời gian nhiều nhất và đảm bảo được tính kịp thời của thông tin làm cơ sở cho việc ra các quyết định. Mặt khác, mỗi khi có bất kỳ quyết định quản lý nào cần được triển khai, mô hình quản lý trực tiếp đảm bảo cho quá trình thực hiện các quyết định quản lý được diễn ra nhanh chóng và đảm bảo đúng tiến độ. Đối với hoạt động đầu tư nói riêng, việc quản lý dự án được tổ chức theo mô hình chức năng có dạng như sau: SƠ ĐỒ MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ THEO CHỨC NĂNG Theo mô hình tổ chức quản lý dự án theo chức năng, dự án dược đặt vào phòng chức năng trong Công ty đó là phòng dự án – kinh tế kỹ thuật và các thành Giám đốc Phòng hành chính – quản trị Phòng dự án – kinh tế kỹ thuật Phòng tài chính – kế toán viên quản lý dự án được điều động tạm thời từ các phòng chức năng khác đó là phòng hành chính – quản trị và phòng tài chính – kế toán và họ vẫn thuộc quyền quản lý của các phòng chức năng này nhưng lại đảm nhận phần việc chuyên môn của mình trong quá trình quản lý điều hành dự án. Mô hình này rất phù hợp đối với hoạt động đầu tư hiện tại của Công ty. Nó rất linh hoạt trong việc sử dụng cán bộ, một người có thể tham gia vào nhiều dự án do đó có thể sử dụng tối đa, hiệu quả vốn kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của các cán bộ. Tuy nhiên do các thành viên quản lý dự án được điều động tạm thời từ các phòng chức năng vì thế họ thường chú ý nhiều hơn tới công việc chính tại phòng chức năng của họ mà có thể không tập trung nhiều nỗ lực vào việc giải quyết thỏa đáng các vấn đề của dự án. Do đó dự án không nhận được đủ sự ưu tiên cần thiết, không đủ nguồn lực để hoạt động hoặc bị coi nhẹ. Nhưng nhược điểm này đã được Công ty khắc phục ở mức tối thiểu bằng cách tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý làm việc tập trung và chuyên tâm hơn đối với dự án mỗi khi có dự án đầu tư, căn cứ theo mức độ và quy mô của từng dự án mà có sự điều phối nhân lực một cách phù hợp nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của Công ty được diễn ra một cách nhịp nhàng. 2.3. Đánh giá tình hình đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư ở Công ty. 2.3.1. Kết quả và hiệu quả đạt được. Nhìn chung, nhờ việc bỏ vốn đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư hợp lý góp phần giúp Công ty đạt được rất nhiều những thành tựu đáng kể.  Tài sản cố định và tài sản lưu động của Công ty ngày càng tăng (bảng 4), đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng, tăng quy mô của Công ty. Điều đó lại là cơ sở tích lũy cho hoạt động đầu tư với những nguồn lực lớn hơn về vốn, nguồn nhân lực và vật lực. Tất cả sẽ tạo nên một vòng tuần hoàn của sự phát triển nếu như có sự quản lý và những quyết định đầu tư hợp lý.  Doanh thu và lợi nhuận hàng năm của Công ty cũng ngày càng gia tăng về quy mô. Hiệu quả của hoạt động đầu tư được phản ánh rõ nhất thông qua các chỉ tiêu một đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, và chỉ tiêu một đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. BẢNG 8: CHỈ TIÊU DOANH THU/VỐN ĐẦU TƯ VÀ LỢI NHUẬN/VỐN ĐẦU TƯ Năm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Vốn đầu tư phát triển (triệu đồng) 4,560 6,700 3,000 5,050 8,500 10,650 Doanh thu từ hoạt động đầu tư (triệu đồng) 7,953.822 8,369.517 5,219.864 8,863.603 11,497.354 12,293.61 2 Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư (triệu đồng) 1,704.468 998.413 781.417 1,006.399 1,768.119 2,214.799 Doanh thu/ vốn đầu tư 1.74426 1.24918 1.73995 1.75517 1.35263 1.15433 Lợi nhuận/ vốn đầu tư 0.37379 0.14902 0.26047 0.19929 0.20801 0.20796 Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Nếu như năm 2004, 1 đồng vốn đầu tư tạo ra được 1.74 đồng doanh thu thì đến năm 2008, 1 đồng vốn đầu tư chỉ tạo ra được 1.35 đồng doanh thu và đến năm 2009 chỉ tiêu này giảm xuống còn 1.15. Tuy nhiên điều đó chưa thể đi đến kết luận rằng hoạt động của Công ty là không có hiệu quả. Nhìn vào chỉ tiêu lơi nhuận/ vốn đầu tư ta nhận thấy, năm 2004 là năm có chỉ tiêu này cao nhất sau đó chỉ tiêu này giảm dần vào năm 2005, tăng lên đáng kể vào năm 2006, lại giảm vào năm 2007 và tăng nhẹ vào năm 2008 và dừng lại ở mức 0.20796 vào năm 2009. Điều đó cho thấy, năm 2004 doanh nghiệp mới thành lập trong một thị trường còn ít tính cạnh tranh găy gắt hơn bây giờ, vì thế một đồng vốn đầu tư tạo ra số đồng lợi nhuận cao hơn. Trong giai đoạn hiện nay, khi các doanh nghiệp cổ phần hoạt động đầu tư trong lĩnh vực của Công ty ngày càng nhiều, mức độ cạnh tranh cao thì mặc dù vốn đầu tư vẫn phát huy được hiệu quả nhưng hiệu quả trên một đồng vốn đầu tư lại thấp hơn so với những năm mới thành lập. Đặc biệt vào năm 2009 do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng và lạm phát các chỉ tiêu doanh thu/ vốn đầu tư và lợi nhuận/ vốn đầu tư có phần suy giảm so với năm 2008.  Kỹ năng quản lý và tay nghề của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện, qua đó mức lương của cán bộ công nhân viên ngày càng được gia tăng. Ngoài lương cơ bản, cán bộ công nhân viên còn nhận được phần phụ cấp và khen thưởng tùy thuộc vào chức vụ và sự đóng góp cho Công ty từ đó tạo ra động lực thúc đẩy cán bộ công nhân viên hăng hái làm việc.  Việc lựa chọn được mô hình quản lý đầu tư hiệu quả và phù hợp với thực trạng của Công ty tạo ra sự vận động một cách nhịp nhàng giữa các bộ phận trong từng thời kỳ nhất định, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả làm việc và phát huy được tính chủ động sáng tạo của cán bộ công nhân viên.  Cơ cấu đầu tư của Công ty tương đối hợp lý, có sự phù hợp đảm bảo được tính liên tục và tính gối đầu của các dự án. Từ đó giúp cho Công ty có thể chủ động trong việc điều phối vốn và nhân lực tránh được tình trạng có thời gian thì rất căng thẳng, có thời gian lại quá nhàn rỗi.  Bộ máy nhân lực trẻ tràn đầy nhiệt huyết với công việc của Công ty là một nguồn tiềm năng rất lớn. Điều này góp phần nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm và sự hăng hái làm việc từ đó tạo động lực phát triển rất lớn cho Công ty. Thực tế cho thấy những cán bộ công nhân viên có thâm niên công tác từ 5 cho tới 10 năm thường rất hăng hái trong công việc, với tham vọng sẽ có được một chỗ đứng ổn định trong công ty, làm bàn đạp hướng tới những chức vụ cao hơn trong tương lai, vì thế năng suất lao động của họ thường rất cao. Sự phát triển ngày càng lớn mạnh của công ty sẽ củng cố được niềm tin của họ và thường giúp họ gắn bó hơn với công việc của mình và hạn chế được tình trạng những cán bộ có năng lực sẽ tìm kiếm những nơi làm việc tốt hơn. 2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó. Mặc dù hoạt động đầu tư đã cho thấy tính sinh lợi và hiệu quả rất lớn nhưng không thể phủ nhận những hạn chế vẫn còn tồn tại trong việc đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của Công ty. Những hạn chế đó đã và đang đặt ra một bài toán cho ban lãnh đạo và những nhà quản lý tìm kiếm những biện pháp để tháo gỡ và khắc phục.  Thứ nhất, hạn chế về cơ cấu tổ chức: việc cơ cấu tổ chức của Công ty chỉ gồm có 3 phòng ban cơ bản đó là phòng hành chính – quản trị, phòng dự án – kinh tế kỹ thuật, phòng tài chính – kế toán có thể dẫn tới hiện tượng công việc chồng chéo, không rõ ràng. Có những nhiệm vụ không xác định rõ được nó thuộc phòng ban nào vì thế có thể gây ra sự nhầm lẫn, và đổ lỗi khi có sự cố phát sinh. Nguyên nhân của hạn chế này là do trong quá trình thành lập và xác định cơ cấu tổ chức của Công ty đã không phân tách ra thành những phòng ban chuyên môn nhỏ hơn để có thể dễ dàng quản lý. Việc phân ra thành 3 phòng ban cơ bản này đôi khi gây khó khăn trong việc tổ chức quản lý.  Thứ hai, hạn chế về cách thức quản lý: việc tổ chức quản lý dự án theo mô hình chức năng là cách thức tổ chức quản lý không theo yêu cầu của khách hàng vì thế mỗi khi có những dự án đầu tư phức tạp đòi hỏi việc thành lập một ban quản lý chuyên quản lý dự án thì khi đó Công ty sẽ rất khó điều chỉnh về vấn đề nhân sự cần thiết cho ban quản lý dự án cũng như tổ chức mọi hoạt động của Công ty một cách bình thường.  Thứ ba, hạn chế về nguồn nhân lực: Đội ngũ nhân sự trẻ của Công ty tuy có sự hăng hái nhiệt tình trong công việc nhưng vẫn có những mặt hạn chế. Do thâm niên công tác chưa nhiều vì thế còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn trong công việc vì thế khi có những sự cố phát sinh có thể gặp khó khăn trong việc giải quyết cho hợp lý. Mặt khác, nhân sự trẻ vì thế họ ít có sự gắn bó với công việc, ho thích thử sức với những công việc mới và những mức lương cao hơn ở những Công ty khác vì thế Công ty phải đối mặt với một thách thức đó chính là chế độ đãi ngộ để làm sao có thể nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần gắn bó với công việc của cán bộ công nhân viên.  Thứ tư, hạn chế về cơ sở hạ tầng. Do công ty mới thành lập vì thế hệ thống cơ sở hạ tầng còn có những hạn chế. Hệ thống thiết bị trang bị cho quá trình phục vụ thi công như: các máy trộn bê tông, máy trộn vữa, vận thăng Liên Xô, máy ép dọc, máy xúc, máy sản xuất đồ mộc, các loại máy đầm, hàn, ô tô tự đổ, hệ giáo chống kim loại, cốp pha định hình…có một số là đời cũ, tuy vẫn hoạt động tốt nhưng việc hao mòn và sửa chữa cũng chiếm một khoản không nhỏ trong tổng vốn đầu tư. Bên cạnh đó việc đào tạo cán bộ sử dụng những loại máy móc trang bị hiện đại cũng khiến Công ty phải đầu tư một khoản vốn đáng kể.  Thứ năm, hạn chế về quy mô vốn đầu tư: nhìn chung các dự án mà công ty đầu tư và tiến hành thi công xây dựng có quy mô tương đối nhỏ. Hạn chế này xuất phát từ nguyên nhân do Công ty mới được thành lập trong vòng 5 năm vì thế vẫn còn có những hạn chế về vốn và năng lực cả về quy mô và kỹ năng quản lý vì thế chưa thể tạo lập một quỹ đầu tư lớn. Mặt khác hoạt động đầu tư còn nhỏ lẻ bởi nguyên nhân do môi trường chính sách và pháp luật vẫn còn chồng chéo và tồn tại những vướng mắc khiến Công ty không dám đầu tư vào những lĩnh vực mà luật pháp hay thay đổi và thiếu minh bạch. Đặc biệt là những luật pháp và chính sách về đầu tư, năm 2005 đánh dấu sự ra đời của Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp mới bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/7/2006 đã khiến cho Công ty gặp phải rất nhiều vướng mắc trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đầu tư, việc tiến hành các thủ tục hành chính để được áp dụng luật mới hay tiếp tục áp dụng luật cũ cũng gây ra một chút khó khăn cho công tác quản lý. Mặt khác, công tác giải phóng mặt bằng để tiến hành thi công các dự án là một vấn đề mà không chỉ riêng Công ty mà rất nhiều doanh nghiệp khác cũng đang phải đau đầu. Có những dự án công tác đền bù giải phóng mặt bằng chiếm tới gần nửa lượng vốn đầu tư do giá đất cao và tiền đền bù thì lớn. Đặc biệt là những dự án được thực hiện trên địa bàn Hà Nội nơi được đánh giá là có giá thuê đất thuộc loại cao nhất trong cả nước.  Thứ sáu, hạn chế về cơ cấu đầu tư: nhìn chung các lĩnh vực đầu tư của Công ty còn bó hẹp trong phạm vi đầu tư và thi công xây dựng vì thế không thể hạn chế được rủi ro bằng việc đa dạng hóa danh mục đầu tư. Nguyên nhân của hạn chế này là do Công ty được thành lập theo hình thức Công ty cổ phần vì thế hoạt động trên nhiều lĩnh vực vừa đầu tư, vừa tiến hành các dịch vụ kinh doanh… vì thế bị hạn chế ở các lĩnh vực đầu tư, một phần do chưa tìm kiếm được những lĩnh vực đầu tư khác phù hợp và đem lại lợi nhuận cao, một phần do hạn chế về quy mô vốn cũng như nguồn nhân lực và vật lực.  Thứ sáu, hạn chế về hiệu quả đầu tư: chỉ tiêu lợi nhuận/ vốn đầu tư vẫn ở mức chưa cao, điều này chứng tỏ hiệu quả của vốn đầu tư chưa thật sự cao. Nguyên nhân là do thị trường cạnh tranh quá găy gắt và các lĩnh vực đầu tư chưa được mở rộng, Công ty còn non trẻ và chưa tìm ra được một chiến lược đầu tư phù hợp. Vì thế điều này đặt ra thách thức buộc Công ty cần phải nỗ lực nhiều hơn trong thời gian tới để có thể có một chỗ đứng ổn định, vững chắc, phát triển quy mô của công ty. PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM SẮP TỚI. 1. Định hướng phát triển trong tương lai. - Cần xây dựng một chiến lược phát triển đầu tư và sản xuất kinh doanh một cách lâu dài và có tính liên tục để mở rộng quy mô của Công ty cũng như nâng cao vị thế của Công ty trên thị trường. Từ đó gia tăng sức cạnh tranh, thúc đẩy việc mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư vào các trang thiết bị và công nghệ hiện đại, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty cả về vật chất lẫn tinh thần. - Tập trung đầu tư đối với những lĩnh vực, dự án trọng điểm. Nhằm đầu tư một cách có trọng tâm trọng điểm và đồng bộ, tránh đầu tư một cách tràn lan gây lãng phí và kém hiệu quả. - Tích cực duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác tiềm năng. Bên cạnh đó cần tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo và quảng bá hình ảnh của Công ty trên các phương tiện báo, đài và thông tin đại chúng nhằm nhiều tổ chức và cá nhân biết tới uy tín và thương hiệu của Công ty hơn. - Với sự ra đời của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư, cần phải tận dụng triệt để sự thông thoáng trong hai đạo luật mới này để khai thác được những lợi thế của Công ty và hạn chế được những nhược điểm còn tồn tại hướng tới việc tăng cường cơ sở hạ tầng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức. - Tiếp tục duy trì công tác nghiên cứu khoa học và thực hiện các công tác xử lý kỹ thuật tại hiện trường nhằm tạo ra một môi trường làm việc ổn định và khoa học từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các cá nhân trong Công ty, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các đối tác và khách hàng. 2. Nhu cầu về vốn đầu tư phát triển của Công ty trong thời gian tới (giai đoạn 2010 – 2015) - Trong giai đoạn 2010 - 2015, nhu cầu về vốn đầu tư của Công ty ngày càng tăng cao. Mỗi năm Công ty cần một lượng vốn lớn khoảng 9.5 - 10 tỷ đồng Việt Nam để chi cho các hoạt động đầu tư phát triển. Ngoài ra việc đầu tư vào các lĩnh vực tài chính ngắn và dài hạn cũng đòi hỏi một lượng vốn không nhỏ. Nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động đầu tư có thể được huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. - Trong giai đoạn 2010 - 2015, Công ty phấn đấu đặt mức tăng trưởng về lợi nhuận khoảng 35%- 40% hàng năm. Mức tăng trưởng về lợi nhuận này tương đối cao nhưng với tình hình phát triển của Công ty hiện nay thì mức tăng trưởng này không phải là không thể đạt được. - Trong giai đoạn sắp tới , Công ty cũng có nhu cầu mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực: đầu tư kinh doanh bất động sản và đầu tư xây dựng và kinh doanh khách sạn. Với mục tiêu trở thành một Công ty lớn mạnh với mức lợi nhuận/ vốn đầu tư vào khoảng 0.38. Để đạt được điều này Công ty cần phải gia tăng lượng vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn của Công ty. 3. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư nói riêng và hiệu quả hoạt động chung trong giai đoạn 2010 – 2015. 3.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chung. - Thứ nhất, cần xây dựng một hệ thống quản lý phù hợp hơn và hiệu quả hơn trong thời gian tới với đội ngũ cán bộ có năng lực và có tính thống nhất cao. Bởi các quyết định quản lý có vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động của Công ty. Để có được mô hình quản lý hợp lý hơn cần có sự tìm hiểu, nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm quản lý của các Công ty có thời gian hoạt động nhiều hơn trong cùng lĩnh vực với Công ty. Trên cơ sở tìm hiểu, học hỏi và rút kinh nghiệm sẽ xây dựng một mô hình quản lý phù hợp nhất với thực trạng của Công ty. - Cần tăng cường tìm hiểu hệ thống Luật pháp có liên quan tới những lĩnh vực hoạt động của Công ty đặc biệt là Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thương mại, Luật thuế… để tránh tình trạng thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn tới làm sai và làm trái pháp luật có thể dẫn tới những hậu quả khó tránh khỏi sau này. Việc tìm hiểu kỹ hệ thống Luật pháp cũng giúp cho Công ty có thể lựa chọn được những lĩnh vực hoạt động có hiệu quả phát huy được lợi thế so sánh của Công ty. - Hàng năm cần dành một lượng vốn đầu tư hợp lý cho cơ sở hạ tầng và tài sản cố định nhằm tạo cơ sở vật chất vững chắc tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo niềm tin cho khách hàng về hiệu quả và tính ổn định của Công ty. - Để đảm bảo cho sự quay vòng của vốn kinh doanh, cần có một chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lý, có kế hoạch mang tính lâu dài và có định hướng để có thể chủ động trong việc quản lý các hoạt động, tránh được những tác động khách quan bên ngoài và hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể gặp phải. - Cần thường xuyên đầu tư và mở những lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng cần thiết cho cán bộ công nhân viên trong Công ty để có thể cải thiện cách thức làm việc trong thời đại mới nhằm hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian hơn và có khả năng thích ứng cao với những yêu cầu ngày càng khắt khe hơn từ phía khách hàng và các đối tác. Để làm được điều này cần có sự phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn nhằm tạo điều kiện cho các cán bộ công nhân viên có cơ hội và thời gian để đi tập huấn. Có thể có những sự đầu tư cho cán bộ công nhân viên có năng lực đi đào tạo, học hỏi kinh nghiệm ở nước ngoài và sau một thời gian sẽ trở về công tác và làm việc tại Công ty. Điều đó sẽ khuyến khích các cán bộ công nhân viên trong Công ty hăng hái và cố gắng hơn trong công việc. 3.2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư. Để có thể nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư, trong giai đoạn sắp tới Công ty cần phải thực hiện một hệ thống các giải pháp sau một cách nghiêm túc và đồng bộ:  Giải pháp về cơ cấu tổ chức của Công ty: Cần phải có sự điều chỉnh cơ cấu tổ chức của Công ty. Tách 3 phòng ban cơ bản hiện tại thành những phòng ban chuyên môn nhỏ hơn để quản lý sâu hơn và hợp lý hơn các hoạt động của Công ty. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời gian tới vì khi quy mô của Công ty ngày càng mở rộng thì một yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý là phải đảm bảo được sự thống nhất và tính kịp thời một cách cao độ. Vì thế việc phân chia thành 3 phòng ban cơ bản sẽ có thể không đáp ứng được yêu cầu này.  Giải pháp về mô hình tổ chức quản lý hoạt động đầu tư: Xây dựng mô hình tổ chức quản lý theo dạng ma trận. Mô hình này khắc phục được một số nhược điểm của mô hình quản lý theo chức năng: mô hình này trao quyền cho chủ nhiệm dự án quản lý, thực hiện dự án đúng tiến độ, đúng yêu cầu kỹ thuật, trong phạm vi chi phi được duyệt; các tài năng chuyên môn được phân phối một cách hợp lý cho các dự án khác nhau; nó khắc phục được hạn chế của mô hình quản lý theo chức năng, khi kết thúc dự án các nhà chuyên môn – những thành viên ban quản lý dự án có thể trở về tiếp tục công việc cũ tại các phòng chức năng của mình; mô hình này còn tạo điều kiện cho Công ty phản ứng nhanh hơn, linh hoạt hơn trước yêu cầu của khách hàng và thay đổi của thị trường. Tuy nhiên bất cứ mô hình nào cũng đều có tính hai măt, bên cạnh những ưu điểm thì mô hình này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm.  Giải pháp về nguồn nhân lực: Để có thể tăng cường kinh nghiệm quản lý cho các cán bộ trẻ trong lĩnh vực đầu tư, cần phải thường xuyên có các cuộc họp trao đổi kỹ năng và kinh nghiệm giữa các cán bộ công nhân viên đã có thâm niên làm việc lâu năm trong nghề và các cán bộ trẻ. Định kỳ 1 năm 2 lần mở những lớp tập huấn, nghiên cứu khoa học và cải thiện môi trường làm việc để các cán bộ công nhân viên có cơ hội học hỏi những kỹ thuật và máy móc hiện đại hơn. Đặc biệt có những chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm khuyến khích những nhân tài ở lại làm việc, yêu nghề và gắn bó với Công ty. Các chính sách đó cần phải được thực hiện một cách thường xuyên nhằm tạo sự tin tưởng cho cán bộ công nhân viên trong Công ty và thu hút được những nhân viên giỏi về làm việc tại Công ty. Đối với chế độ lương thưởng cần có sự tăng lương một cách hợp lý, bên cạnh việc tăng lương cơ bản cần có những phần phụ cấp như: phụ cấp cho việc kiểm tra sức khỏe cho cán bộ công nhân viên tại các bệnh viện được chỉ định, mua bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân viên, trả nguyên lương cho các nhân viên nữ trong thời gian nghỉ đẻ… Ngoài ra, cần nâng cao hiểu biết Pháp luật về lao động thông qua phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người lao động.  Giải pháp về cơ sở hạ tầng: Do quy mô của Công ty ngày càng được mở rộng, quỹ dành cho hoạt động đầu tư ngày càng lớn vì thế cần phải có những khoản đầu tư lớn cho hệ thống cơ sở hạ tầng của Công ty. Vì cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và chất lượng của hoạt động đầu tư. Hàng năm cần trích ra một khoản tiền dành cho việc thay mới các máy móc, thiết bị thi công đã hỏng hóc và không thể sử dụng được. Đối với những thiết bị đã quá lỗi thời không còn phù hợp với kỹ thuật thi công hiện đại thì có thể tiến hành bán thanh lý và đầu tư những máy móc hiện đại hơn có thể thông qua hình thức thuê mua tài sản. Bên cạnh đó cần đầu tư nhằm hiện đại hóa trụ sở của Công ty và các thiết bị văn phòng.  Giải pháp về vốn đầu tư: Cần thực hiện những biện pháp nhằm tăng quy mô vốn đầu tư cho các dự án hiệu quả và có tính an toàn cao. Để làm được điều này cần có các biện pháp khuyến khích đầu tư vốn vào Công ty, phát hành thêm cổ phiếu và trái phiếu nhằm huy động thêm vốn. Bên cạnh đó, cần tập trung nghiên cứu, tìm hiểu rõ Luật pháp và nghiêm chỉnh chấp hành Luật pháp. Vì thế Công ty cần thiết phải có một luật sư riêng am hiểu luật pháp để có những tư vấn cho kịp thời và phù hợp làm căn cứ để đưa ra các quyết định về đầu tư. Ngoài ra cần có đơn kiến nghị để được hưởng các ưu đãi khi Công ty tiến hành đầu tư vào những lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích đầu tư.  Giải pháp về cơ cấu đầu tư: Cần tiến hành những biện pháp nhằm hợp lý hóa cơ cấu đầu tư. Muốn như vậy Công ty cần phải xây dựng kế hoạch đầu tư một cách khoa học, hiệu quả và có tính lâu dài. Ngoài những lĩnh vực truyền thống mà hiện nay Công ty đang tiến hành đầu tư, cần phải có một đội ngũ các nhân viên nghiên cứu và tìm hiểu tình hình thị trường nhằm tìm ra những cơ hội và những lĩnh vực đầu tư mới mà Công ty có thể khai thác được. Vì chỉ có đa dạng hóa danh mục đầu tư mới có thể hạn chế được tính rủi ro rất lớn của hoạt động này. Bên cạnh đó cần có sự cân đối vốn đầu tư một cách hợp lý, dành một tỷ trọng vốn đầu tư lớn hơn cho các dự án trọng điểm, có khả năng thu được lợi nhuận chắc chắn và ở mức hợp lý và một tỷ trọng vốn đầu tư nhỏ hơn cho các dự án có tính mạo hiểm cao với kỳ vọng lợi nhuận lớn.  Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư: Để 1 đồng vốn đầu tư tạo ra một mức lợi nhuận lớn hơn là một bài toán khó. Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh rất găy gắt hiện nay thì chỉ có một chiến lược đầu tư khôn ngoan mới có thể đạt được chỉ tiêu lợi nhuận/ vốn đầu tư cao. Để đạt được mục tiêu này Công ty cần phải có sự nỗ lực rất lớn trong thời gian tới, đầu tư vào một danh mục các lĩnh vực đầu tư hiệu quả, có tính sinh lời cao và độ rủi ro ở mức chấp nhận được. Điều này phải được kết hợp với một hệ thống quản lý đầu tư năng động và thích ứng nhanh với các vấn đề phát sinh. Ngoài ra cần phải làm tốt công tác lập và thẩm định các dự án đầu tư, loại bỏ ngay từ đầu những dự án không có hiệu quả nhằm tiết kiệm được các nguồn lực và tránh được sự lãng phí vốn đầu tư. MỤC LỤC PHẦN I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIET ROAD ........................0 1. Lời mở đầu ......................................................................................................1 2. Các lĩnh vực hoạt động. ..................................................................................2 4. Vốn điều lệ .......................................................................................................3 5. Cơ cấu tổ chức Công ty ...................................................................................3 6. Danh sách cổ đông sáng lập. ......................................................................... 14 7. Danh sách cán bộ lãnh đạo ........................................................................... 14 8. Nhân lực trong công ty. ................................................................................ 15 9. Năng lực về tài chính. ................................................................................... 16 10. Công tác nghiên cứu khoa học và thực hiện các công tác xử lý kỹ thuật tại hiện trường. ....................................................................................................... 18 PHẦN II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIET ROAD ................................................................... 20 1. Hoạt động chung. ........................................................................................ 20 2. Hoạt động đầu tư phát triển nói riêng và thực trạng quản lý hoạt động đầu tư ở Công ty. .............................................................................................. 23 2.1.Hoạt động đầu tư phát triển của Công ty. ................................................. 23 2.2.Tình hình quản lý hoạt động đầu tư của Công ty. .................................... 26 2.3.Đánh giá tình hình đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư ở Công ty. ......... 28 2.3.1.Kết quả và hiệu quả đạt được. .............................................................. 28 2.3.2.Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó. ...... 32 PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM SẮP TỚI. .................................................................................................... 35 1.Định hướng phát triển trong tương lai. ........................................................ 35 2.Nhu cầu về vốn đầu tư phát triển của Công ty trong thời gian tới (giai đoạn 2010 – 2015) ....................................................................................................... 36 3.Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư nói riêng và hiệu quả hoạt động chung trong giai đoạn 2010 – 2015. ............................ 36 3.1.Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chung. ................... 36 3.2.Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư. ............ 37

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf768_0222.pdf
Luận văn liên quan