Hoàn chỉnh bộ máy quản lý, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ kinh
doanh giỏi nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động nhập khẩu.
Đối với nước ta, kinh doanh ngoại thương nói chung và hoạt động nhập
khẩu nói riêng hầu như không còn mới mẻ, song trình độ chuyên môn chưa đpá ứng
được đòi hỏi về kinh doanh nhất là đối ngoại trong tình hình mới. Khi chuyển sang
cơ chế thị trường, điều thiếu nhất là đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏi, làm việc có
hiệu quả. Việc Công ty tăng cường đào tạo để có được những cán bộ kinh doanh
giỏi là nhân tố quyết định đến thành công hay thất bại của Công ty. Hiện nay đa số
nhân viên của Công ty còn có những hạn chế về mặt nghiệp vụ, chỉ làm tốt một số
công việc nhất định. Công ty cần phát hiện sớm để có biện pháp đào tạo kịp thời
nguồn nhân lực có năng lực cao cho phù hợp với công việc.
28 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2471 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tình hình hoạt động, kinh doanh ủy thác nhập khẩu của Công ty COKYVINA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Tình hình hoạt động, kinh doanh
ủy thác nhập khẩu của Công ty
COKYVINA
MỞ ĐẦU
Hiện nay, trên thế giới, các nước dành ưu tiên cao cho việc phát triển kinh
tế, lấy lợi ích quốc gia làm chuẩn mực khi thực hiện chính sách đa dạng hoá và đa
phương hoá quan hệ đối ngoại, tăng cường hợp tác quốc tế. Trong bối cảnh đó,
Thương mại quốc tế đóng một vai trò quan trọng vào sự thành công của cuộc Công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt là lĩnh vực nhập khẩu đã từ lâu chiếm
một vị trí quan trọng trong sự tồn tại và phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Thương
mại quốc tế thông qua hoạt động nhập khẩu đem lại lợi ích cho nền kinh tế và mặt
khác làm tăng thu nhập quốc dân nhờ tranh thủ được lợi thế so sánh trao đổi với
nước ngoài, phát huy những tiềm năng, những lợi thế vốn có của đất nước, tạo thêm
tích luỹ cho quá trình tái sản xuất trong nước.
Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, yêu cầu quản lý ngày càng cao.
Trong những bước đầu tiên tham gia thị trường thế giới , các doanh nghiệp Việt
nam gặp nhiều khó khăn, phức tạp do điều kiện có hạn và buôn bán trên thị trường
thế giới, còn hạn chế. Do đó yêu cầu các doanh nhgiệp kinh doanh XNK phải quản
lý được hoạt động của mình nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu qủa kinh doanh.
Nhận thức được sự phức tạp và tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu,
cũng như trước đòi hỏi thực tế của công tác nhập khẩu, cùng với những kiến thức
được trang bị tại nhà trường và những tìm hiểu thực tế trong đợt thực tập vừa qua
tại Công ty cổ phần thương mại Bưu Chính Viễn Thông Cokyvina, và tại Công ty
em đã tìm hiểu về “ Tình hình hoạt động, kinh doanh ủy thác nhập khẩu của
Công ty COKYVINA “.
Báo cáo của em gồm có 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần thương mại Bưu Chính
Viễn Thông COKYVINA
Chương 2: Đánh giá kết quả hoạt động nhập khẩu ủy thác của Công ty
COKYVINA
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy hiệu quả nhập khẩu ủy thác của Công
ty COKYVINA.
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VẾ CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Tên đầy đủ : CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI BƯU
CHÍNH VIỄN THÔNG.
Tên tiếng anh : POST AND TELECOMMUNICATION TRADING
JOINT STOCK COMPNAY.
Tên viết tắt : COKYVINA
Trụ sở : 178 Triệu Việt Vương, quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội
Tel : (84-4) 978 1323 / 9782361
Fax : (84-4) 9782368
Webssite : www.cokyvina.com.vn
Email : ìno@cokyvina.com
Cơ cấu sở hữu : + Nhà nước : 51,00%.
: + Cổ đông trong và ngoài công ty: 49,00%.
Ngành nghề kinh doanh
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp, sản xuất, lắp ráp máy móc, thiết bị vật tư,
thiết bị bưu chính viễn thông, phát thanh, truyền hình, điện, điện tử, tin học, điện tử dân
dụng, vật tư thiết bị công nghiệp, giao thông, công trình, xây dựng và các lĩnh vực khác
theo quy định của pháp luật.
- Kinh doanh các dịch vụ trong các lĩnh vực: Bưu chính viễn thông, phát thanh
truyền hình, điện, điện tử, tin học, điện tử dân dụng, đại lý bảo hiểm, giao nhận và vận
chuyển hàng hoá, cho thuê kho bão, cho thuê thiết bị, phương tiện nhận ủy thác xuất
nhập khẩu, tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng, bảo trì, bảo hành, sửa
chữa các sản phẩm thuộc các ngành kinh doanh, khai thuế hải quan, tư vấn ký kết hợp
đồng kinh tế và các dịch vụ khác được pháp luật cho phép (không bao gồm dịch vụ tư
vấn pháp lý).
- Đầu tư trong các lĩnh vực bưu chính viễn thông, tài chính, công nghiệp, nhà ở, cơ
sở hạ tầng, các khu vực công nghiệp, khu đô thị và các lĩnh vực khác theo quy định của
pháp luật.
- Sản xuất, kinh doanh các loại dây và cáp thông tin (sợi đồng và sợi quang), dây và
cáp điện dân dụng, cáp điện lực, nguyên liệu, vật liệu viễn thông, vật liệu điện dân dụng,
các sản phẩm dây đồng (dây đồng, dây quang), lõi đồng (lõi đồng, lõi quang), bôbin
nhựa, bôbin sắt, bôbin gỗ.
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Thương mại Bưu chính
viễn thông
Công ty cổ phần Thương mại Bưu chính viễn thông tiền thân là Công ty dịch vụ kỹ
thuật và xuất khẩu vật tư thiết bị Viễn thông gọi tắt là Công ty dịch vụ kỹ thuật - vật tư
Bưu điện, một đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng cục Bưu điện, được thành lập
theo quyết định số 372/QĐ-TCCLĐ ngày 30 tháng 3 năm 1990 của Tổng cục Bưu điện.
Thực hiện chiến lượng tăng tốc phát triển của toàn ngành Bưu chính viễn thông,
ngàu 15 tháng 3 năm 1993, Công ty được thành lập lại với tên gọi “Công ty dịch vụ xuất
nhập khẩu vật tư bưu điện – COKYVINA” theo quyết định số 197/QĐ –TCCB của
Tổng cục trưởng Bưu điện. Công ty có vốn kinh doanh ban đầu là 4.495 triệu đồng, có
chức năng chủ yếu là xuất nhập khẩu trực tiếp và kinh doanh vật tư thiết bị cho mạng
lưới thông tin Bưu điện, phát thanh truyền hình. Hoạt động nhập khẩu và cung cấp vật tư
thiết bị công nghệ hiện đại của công ty đã góp phần tích cực vào kết quả của kế hoạch
tăng tốc giai đoạn 1 (1993-1995) của ngành Bưu chính viễn thông, đưa Việt Nam trở
thành một trong những nước có mức độ số hoá mạng lưới cao nhất Đông Nam Á.
Năm 1995, sau khi Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam được thành lập
theo mô hình Tổng công ty 91 trực thuộc Chính phủ, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu
điện có quyết định số 426/TCCB-LĐ ngày 9/9/1996 về việc thành lập Công ty vật tư
Bưu điện 1 (COKYVINA) là đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu chính viễn thông
Việt Nam. Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội., Công ty đã nâng cấp trạm cung ứng vật tư Đà
Nẵng thành Chi nhánh và thành lập thêm trạm tiền nhận vật tư nhập khẩu.
Tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành Bưu chính viễn thông, trong
những năm gần đây, COKYVINA đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Năm 2005,
COKYVINA chính thức chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phẩn với vốn điều lệ 27 tỷ
đồng, trong đó phần vốn góp Nhà nước chiếm 51%. Từ cột mốc đáng nhớ đó, công ty đã
nỗ lực phấn đấu, trưởng thành, liên tục vượt chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh do
Đại hội đồng cổ đông vạch ra, đảm bảo quyền lợi cho người lao động và lợi ích của các
cổ đông. Năm 2007, COKYVINA đã chính thức tăng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng, đồng
thời chuẩn bị sẵn sàng mọi nguồn lực để trở thành Công ty đại chúng và Công ty niêm
yết trên sàn giao dịch chứng khoán chính thức.
Trải qua một quá trình phấn đấu kiên trì, công ty đã khẳng định, đứng vững và phát
triển. Ý chí quyết tâm cao của toàn thể CBCNV và ban lãnh đạo Công ty đã được đáp lại
bằng những thành quả xứng đáng. Năm 1996, Công ty đã vinh dự được Chủ tịch nước
CHXHCN Việt Nam tặng thưởng Huân Chương Lao Động Hạng Ba do đã có thành tích
xuất sắc trong công tác từ năm 1991 – 1995 và góp phần vào sự nghiệp xây dựng XHCN
và Bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra, Công ty thường xuyên được VNPT tặng cờ thi đua do đạt
được những thành tích trong sản xuất kinh doanh và hoàn thành tốt những mục tiêu đề
ra.
II. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu quản lý của Công ty cổ phần thương mại Bưu
chính viễn thông
1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
1.1. Chức năng
COKYVINA luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng với các hoạt động sau đây:
- Đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương với các công ty nước ngoài
- Ký kết hợp đồng ngoại thương với các tổ chức kinh doanh trong nước
- Nhập khẩu uỷ thác, liên doanh liên kết hợp tác liên doanh với các tổ chức quốc tế
trong nước và ngoài nước trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
- Tư vấn về dịch vụ kỹ thuật thương mại chuyên ngành cho các tổ chức kinh tế
trong và ngoài nước.
- Đưa các giải pháp về kiểm tra kỹ thuật, các phương án thi công công trình và
tham gia ý kiến về các hợp đồng thương mại
- Nhập khẩu một phần hay toàn bộ các công việc: xây dựng đề án thiết kế kỹ thuật,
thi công, xây lắp, vận hành, trung tu bảo dưỡng các thiết bị và công trình thông tin đảm
bảo đúng tiến độ, chất lượng tốt, giá thành hạ.
- Cung cấp các loại cáp quan, cáp đồng, dây thuê bao…và các phụ kiện kèm theo.
1.2. Nhiệm vụ
- Đăng ký đúng nghề, chịu trách nhiệm trước cổ đông và kết quả kinh doanh, chịu
trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do công ty thực hiện,
đảm bảo chất lượng hàng hoá dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn đã đăng ký.
- Thực hiện các nghĩa vụ với người lao động theo quyết định của bộ lao động, đảm
bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty, thảo ước lao động tập thể và các thoả
ước khác.
- Công bố công khai các báo cáo tài chính hàng năm, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
và các khoán phải nộp ngân sách nhà nước.
2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty
Công ty cổ phần Thương mại Bưu chính viễn thông được tổ chức và điều hành
theo mô hình Công ty cổ phần, tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
3. Cơ cấu lao động
Công ty Cổ phần Thương mại Bưu chính viễn thông hiện có 172 lao động Cơ
cấu lao động tại thời điểm 01/01/2008 của Công ty như sau:
Cơ cấu lao động theo giới :
Giới Số lao động Tỷ lệ (%)
Nam 118 68,6
Nữ 54 31,4
Tổng cộng 172 100,0
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Nhìn vào cơ cấu lao động theo giới ta thấy số lao động nam nhiều hơn số lao
động nữ. Số lao động nam gần như nhiều hơn gấp đôi số lao động nữ.
Cơ cấu lao động theo trình độ:
Trình độ Số lao động Tỷ lệ (%)
PHÒNG KẾ
TOÁN – TÀI
CHÍNH -
PHÒNG KINH
DOANH - XNK
TỔ KẾ HOẠCH
TỔNG HỢP
BỘ PHẬN TỔ
CHỨC HÀNH
CHÍNH
CHI NHÁNH
CÔNG TY TẠI
HÀ NỘI
CHI NHÁNH
CÔNG TY TẠI
TPHCM
CHI NHÁNH
CÔNG TY TẠI
HẢI PHÒNG
CHI NHÁNH
CÔNG TY TẠI
ĐÀ NẴNG
CÁC TRUNG
TÂM 1,2,3
NHÀ MÁY CÁP
ĐẠI HỘI CỔ
ĐÔNG
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
BAN TỔNG
GIÁM ĐỐC
BẢN KIỂM
SOÁT
Đại học, trên đại học 79 45,9
Cao đẳng, trung cấp 18 10,5
LĐ có tay nghề 63 36,6
LĐ phổ thông 12 7,0
Tổng cộng 172 100,0
(Nguồn: Phòng tổ chức – Hành chính)
Đại học, trên đại học
Cao đẳng, trung cấp
LĐ có tay nghề
LĐ phổ thông
Nhìn vào cơ cấu lao động theo trình độ ta thấy số lao động có trình độ đại học
và trên đại học có số lượng đông nhất chiếm 45,9%. Công ty đã luôn chú trọng phát
triển nguồn chất xám nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động. Vì vậy đội
ngũ lao động của Công ty có trình độ và kỹ năng tương đối cao. Như vậy có thể
thấy rằng công ty có một đội ngũ lao động có trình độ cao, tay nghề vững vàng. Với
đội ngũ lao động này công ty sẽ ngày càng phát triển hơn nữa.
III. Tình hình hoạt động kinh doanh chung của công ty
1. Doanh thu sản phẩm, dịch vụ qua các năm (2005 - 2008)
- Tỷ lệ doanh thu các dịch vụ của Công ty qua các năm 2005, 2006, 2007 và
2008 như sau: Giá trị (triệu đồng)
Khoản mục
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
1. Dịch vụ 17.185 28,97 21.812 25,88 20.952 17,15 19.858 25,82
2.Thương
mại
27.402 47,88 34.609 41,06 55.503 45,44 34.259 44,55
3. Sửa chữa 792 1,33 748 0,89 4.354 1,11 632 0,82
4. Xây lắp 12.596 21,23 26.691 31,66 41.511 33,99 21.488 27,94
5. Đo kiểm - - - - 1.345 1,1 - 0
6.Doanh thu
khác
349 0,59 431 0,51 1.497 1,21 658 0,87
Tổng DT
thuần
59.324 100 84.291 100 122.145 100 76.896 100
(Nguồn: Do công ty cung cấp)
Biểu đồ cơ cấu doanh thu
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
2005 2006 2007 2008
1. DÞch vô
2.Th ¬ng M¹ i
3. Söa ch÷a
4. X©y l¾p
5.§ o kiÓm
Doanh thu kh¸ c
Kinh doanh vật tư thương mại chuyên ngành viễn thông là một hướng phát
triển mới trên cơ sở tận dụng thế mạnh hiện có của công ty COKYVINA, vì thế, tuy
mới phát triển nhưng hoạt động thương mại Công ty đã có tỷ lệ tăng trưởng khá và
mang lại nguồn doanh thu đáng kể. Năm 2005 hoạt động kinh doanh thương mại
chiếm 47,88% tổng doanh thu, năm 2006 hoạt động này chiếm 41,06% tổng doanh
thu. Tiếp theo là hoạt động bảo dưỡng chiếm 28,97% tổng doanh thu năm 2005 và
GÝa trÞ (triÖu
®ång)
25,88% năm 2006, hoạt động xây lắp, lắp đặt chiếm 21,23% tổng doanh thu năm
2005 và 31,66% tổng doanh thu năm 2006. Năm 2008 tình hình kinh doanh của
Công ty có vẻ chững lại do tình hình khó khăn của kinh tế nói chung. Tất cả các
lĩnh vực kinh doanh năm 2008 đều có doanh thu giảm so với năm 2007 chứng tỏ
Công ty đã kinh doanh không hiệu quả trong năm 2008. Trong năm 2009 ban quản
trị của Công ty nên có những chính sách thay đổi hợp lý để đưa Công ty thoát khhỏi
tình trạng này.
2, Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế của các sản phẩm và dịch vụ chính của Công ty
năm 2005 – 2008 (ĐVT: Triệu đồng)
Khoản
mục
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Giá
trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá
trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
1. Dịch vụ 3.210 62,88 3.440 46,52 7.010 51,42 3.259 43,65
2.T.Mại 810 15,87 724 9,80 508 3,73 542 8.92
3.Sửa chữa 46 0,90 281 3,80 232 1,70 92 4,51
4. Xây lắp 1.038 20,34 2.861 22,38 3,690 27,07 2.062 33,94
5.Đo kiểm - - 88 1,19 224 1,64 - -
6.DT khác 0,311 0,01 - - 244 1,79 120 1,98
LN từ hoạt
động KD
5.106 100 7.395 100 13.633 100 6.075 100
(Nguồn: Do công ty cung cấp)
Biểu đồ lợi nhuận (2005 – 2008)
GÝa trÞ (triÖu
®ång)
010000
20000
30000
40000
50000
60000
2005 2006 2007 2008
1. DÞch vô
2. Th ¬ng m¹ i
3.Söa ch÷a
4.X©y l¾p
5. § o kiÓm
6. Doanh thu kh¸ c
Do mới tham gia vào lĩnh vực vật tư thương mại, hơn nữa đặc thù của hoạt
động thương mại là tỷ lệ lợi nhuận/giá bán thấp nên tỷ trọng lợi nhuận của hoạt
động này trong tổng lợi nhuận toàn công ty còn ở mức khiêm tốn, năm 2005 chiếm
15,87% tổng lợi nhuận, năm 2006 chiếm 9,8% tổng lợi nhuận, năm 2007 chiếm
3,73% năm 2008 chiếm 8,92%. Hoạt động có tỷ lệ lợi nhuận trong năm 2005 và
2006 là hoạt động dịch vụ (năm 2005 chiếm 62,88% tổng lợi nhuận, năm 2006
chiếm 46,52% tổng lợi nhuận). Hoạt động xây lắp, lắp đặt cũng mang lại tỷ lệ lợi
nhuận tương đối lớn.
Hoạt động bán vật tư thương mại tuy không mang lại tỷ lệ lợi nhuận lớn, tuy
nhiên hoạt động này là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động khác trong
công ty như bảo dưỡng, lắp đặt, xây lắp thiết kế ….
Hoạt động xây lắp nếu được chú trọng hơn vào thiết bị công nghệ hiện đại hơn
sẽ là một lĩnh vực kinh doanh có lợi nhụân cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi
nhuận.
2.3. Chi phí sản xuất.
Các yếu tố chi phí của công ty được thể hiện trên bảng sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Giá vốn hàng bán: GVHB
Chi phí tài chính: CPTC
Chi phí bán hàng: CPBH
Chi phí quản lý doanh nghiệp: CPQLDN
Chi phí khác:
Khoản
mục
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Giá trị
%
DT
Giá trị
%
DT
Giá trị
%
DT
Giá trị
%
DT
GVHB 50.257 83,98 67,968 80,29 90.509 72,54 60.863 79,15
CPTC - - 37 0,04 - - - -
CPBH 1.258 0,058 1.385 1,64 1.059 0,85 1.015 1,79
CPQLDN 4.308 7,24 7.596 8,97 16.944 13,58 7.019 11,25
Khác 557 0,94 256 0,3 3.957 3,17 1.524 1,24
Tổng 54.907 92,22 77.244 91,24 112.471 90,14 70.421 93,43
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán thống kê)
Biểu đồ cơ cấu chi phí (2005 - 2008)
0
20000
40000
60000
80000
100000
2005 2006 2007 2008
GVHB
CPTC
CPBH
CPQLDN
Khác
Trong cơ cấu chi phí của Công ty, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất và
có chiều hướng giảm: năm 2005 chiếm 83,98% tổng doanh thu, năm 2006 chiếm
80,29% tổng doanh thu, năm 2007 chiếm 72,54% tổng doanh thu.
Chi phí tài chính của công ty hầu như không có. Năm 2006 chi phí tài chính
chiếm tỷ trọng %/ tổng doanh thu rất thấp (0,04%).
Chi phí bán hàng của Công ty tăng lên cùng với tốc độ tăng trưởng của doanh
thu, năm 2005 chi phí bán hàng chiếm 0,058% tổng doanh thu, năm 2006 tăng hơn
năm 2005 và chiếm 1,64% tổng doanh thu. Chi phí quản lý cũng tăng tương tự như
chi phí bán hàng, năm 2005 chiếm 7,24% tổng doanh thu và năm 2006 chiếm
8,97% tổng doanh thu. Năm 2008 Công ty phải cắt giảm nhân công nên chi phí
quản lý doanh nghiệp đã giảm.
Giá trị (triệu đồng)
Tuy nhiên, các chi phí này của Công ty cũng tăng tương đương với tốc độ tăng
trưởng của doanh thu và phù hợp với các quy định của Nhà nước về việc tăng mức
cơ bản cho người lao động trong những năm gần đây.
Trong 2 năm 2005 và 2006, chi phí sản xuất của Công ty duy trì ở mức tương
đối ổn định là 92,22% tổng doanh thu năm 2005 và 91,22% tổng doanh thu năm
2006. Mức độ ổn định trong chi phí sản xuất của Công ty là do chi phí về giá vốn
hàng bán duy trì ổn định và có xu hướng giảm trong tỷ trọng so với doanh thu.
Để có được tỷ lệ chi phí trên tổng doanh thu duy trì ổn định và có xu hướng
giảm, Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp cắt giảm chi phí cụ thể.
- Công ty đã áp dụng và tuân thủ chặt chẽ hệ thống quảnlý chất lượng ISO
9001; 9002
- Toàn Công ty phát động phong trào cắt giảm chi phí hành chính như giấy tờ,
phương tiện đi lại, …
- Tối ưu hoá quỹ tiền lương thông qua việc giao thêm việc cho cánb ộ đảm
nhận, không tuyển thêm người nếu chưa thực sự cần thiết.
- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn để giảm chi phí lãi vay
Năm 2008 doanh thu và lợi nhuận của Công ty đều giảm so với năm 2007. Chi
phí chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu. Chiếm tới 93,43%. Công ty cần có các biện
pháp mạnh tay hơn để giảm chi phí có như thế tình hình kinh doanh năm 2009 mới
có khả năng được cải thiện.
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU UỶ THÁC
CỦA CÔNG TY COKYVINA.
I. Khái niệm về nhập khẩu uỷ thác:
1. Khái niệm :
Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước
có vốn ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập khẩu một số loại hàng hoá nhưng lại
không có khả năng nhập khẩu trực tiếp, họ muốn uỷ thác cho một doanh nghiệp
khác làm nhiệm vụ giao dịch trực tiếp và tiến hành nhập khẩu hàng hoá theo yêu
cầu của mình: bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài và
làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của bên uỷ thác, bên nhận uỷ thác sẽ
được hưởng một phần thù lao lao gọi là phí uỷ thác.
Đối với hình thức này, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nhận uỷ thác
sẽ không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch (quota), không cần quan tâm tới thị
trường tiêu thụ cho hàng hoá mà chỉ là đại diện cho bên uỷ thác tiến hành giao dịch,
đàm phán, kí hợp đồng, làm thủ tục nhập hàng cũng như thay mặt bên uỷ thác khiếu
nại đòi bồi thường đối với đối tác nước ngoài khi có tổn thất trực tiếp. Chỉ khi bên
uỷ thác chuyển toàn bộ số tiền theo giá trị hợp đồng và tỉ lệ phần trăm phí uỷ thác
đã thoả thuận vào tài khoản của bên nhận uỷ thác thì lúc đó bên nhận uỷ thác mới
làm đơn xin mở L/C (letter of credit) để bên bán giao hàng. Khi hàng về có thông
báo giao hàng gửi đến, bên nhận uỷ thác báo cho bên uỷ thác để họ có kế hoạch kịp
thời rút hàng ra khỏi cảng sau khi làm thủ tục hải quan. Trước khi rút hàng ra khỏi
cảng, bên uỷ thác phải thanh toán hết tất cả các chi phí phát sinh hợp lí mà bên nhận
uỷ thác thay mặt thanh toán như: thuế nhập khẩu, phí mở L/C, phí giám định, phí
bốc xếp , phí lưu kho ...
Hình thức này giúp cho doanh nghiệp nhận uỷ thác không mất nhiều cho
phí, độ rủi ro thấp nhưng lợi nhuận thu từ hoạt động này không cao. Khi tiến hành
nhập khẩu uỷ thác doanh nghiệp nhận uỷ thác sẽ chỉ tính kim ngạch xuất khẩu chứ
không tính vào doanh số. Đồng thời doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nhận uỷ
thác sẽ phải lập hai hợp đồng: một hợp đồng nhập khẩu kí với đối tác nước ngoài
(người bán) và một hợp đồng nhận uỷ thác nhập khẩu với bên uỷ thác.
2. Quy trình nhập khẩu:
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu được tổ chức thực hiện với nhiều nghiệp
vụ khác nhau, từ điều tra nghiên cứu thị trường trong nước, tìm kiếm thị trường
cung ứng nước ngoài... đến việc thực hiện hợp đồng, bán hàng nhập khẩu ở thị
trường trong nước. Các khâu, các nghiệp vụ này cần phải đặt trong mối quan hệ hữu
quan nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, phục vụ kịp thời cho nhu cầu trong nước.
Do đó, người tham gia kinh doanh nhập khẩu hàng hoá phải nắm chắc các nội dung
của hoạt động nhập khẩu hàng hoá, giấy phép nhập khẩu.
Hình 1: sơ đồ quy trình nhập khẩu hàng hoá
Nghiên cứu thị trường.
Lập phương án kinh doanh
hàng hoá nhập khẩu
Giao dịch đàm phán và ký
kết hợp đồng nhập khẩu.
Tổ chức thực hiện hợp đồng
nhập khẩu.
Xin
giấy
phép
nhập
khẩu
Mở
L/C
Thuê
phương
tiện
vận tải
Mua
bảo
hiểm
hàng
hoá
Làm
thủ
tục
Hải
Quan
Nhận
hàng
Kiểm
tra
hàng
hoá
nhập
khẩu
Làm
thủ
tục
thanh
toán
Giải
quyết
khứu
nại và
tranh
chấp
Thực trạng tình hình hoạt động nhập khẩu uỷ thác của công ty cokyvina:
1. Vốn kinh doanh.
Công ty cổ phần thương mại Bưu chính Viễn thông - COKYVINA được
uỷ quyền thay mặt Tập đoàn VNPT nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho ngành
và đồng thời Công ty cũng được phép nhập khẩu các thiết bị khác, vật tư để phục vụ
cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và các ngành khác. Vốn của Công ty một phần do
nhà nước cấp và một phần là do cổ đông trong và ngoài công ty.
1.2. Nguồn hàng nhập khẩu:.
Được sự giúp đỡ của tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông VNPT, cùng với sự
phấn đấu không ngừng của cán bộ công nhân viên, Công ty có rất nhiều mối quan
hệ buôn bán với nhiều tập đoàn nước ngoài có uy tín sản xuất thiết bị, vật tư phục
vụ cho các ngành bưu chính, viễn thông. Nhờ đó mà Công ty có những nguồn hàng
nhập khẩu tương đối lớn, góp phần làm cho Công ty có được sự phong phú về mặt
hàng, chủng loại hàng, về giá cả hàng hoá nhằm đáp ứng một cách đầy đủ nhất và
phong phú. Công ty đã nghiên cứu và tìm cho mình các đối tác giao dịch đem lại
hiệu quả kinh doanh cao thông qua:
- Tìm hiểu thông tin qua bạn hàng nước ngoài.
- Thông qua các đơn vị trong ngành đã quan hệ buôn bán với khách hàng đó
để thấy được thuận lợi, khó khăn khi buôn bán với họ
- Tìm thông tin ở phòng Thương Mại Việt nam, nhờ đó đến nay Công ty có
quan hệ buôn bán với nhiều nước và tập đoàn lớn trên Thế giới.
1.3. Tình hình nhập khẩu uỷ thác tại công ty:
- Công ty COKYVINA được Tập đoàn VNPT giao nhiệm vụ thay mặt các
công ty trong ngành ký kết và thực hiện một số lượng lớn hợp đồng nhập khẩu máy
móc, thiết bị và vật tư. Đây là nhiệm vụ cũng rất quan trọng của Công ty, do vậy
Công ty tập trung vào việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao. Công ty có nhiệm
vụ gọi hàng, chào hàng, tổ chức cùng đơn vị uỷ thác đàm phán với đối tác nước
ngoài, tiến hành và ký kết giao hàng cho đơn vị uỷ thác.
- Trong hoạt động này doanh thu của Công ty là mức phí uỷ thác mà Công
ty được hưởng khi thực hiện hợp đồng, giá trị hàng nhập khẩu sẽ không tính vào giá
vốn hàng bán như ở hoạt động tự kinh doanh.
Với cơ chế tổ chức hoạt động như vậy Công ty phải tự thiết kế hợp đồng, từ việc
tìm kiếm nhu cầu sau đó tìm nguồn hàng và cùng đơn vị uỷ thác đàm phán với đối
tác nước ngoài. Trước hết Công ty phải lập phương án kinh doanh trình Hội đồng
quản trị và hội đồng quản trị duyệt phương án. VNPT sẽ xem xét và chỉ cấp vốn khi
phương án kinh doanh đã được phê duyệt, hàng hoá nhập khẩu phải tiến hành thủ
tục giao nhận và vận chuyển tới đơn vị có nhu cầu.
Là một Công ty chuyên về Xuất nhập khẩu và là một Công ty đứng đầu về
việc Xuất nhập khẩu của VNPT vì vậy Công ty có nhiều mối quan hệ làm ăn tốt đẹp
với bạn hàng trong và ngoài nước. Mặt hàng nhập khẩu thì đa dạng về chủng loại,
điều này đem lại cho Công ty nguồn thu đáng kể.
Theo như phần khái quát về công ty đã giới thiệu,phần lợi nhuận chủ yếu của
công ty COKYVINA là từ cung cấp dịch vụ.ở đây là dịch vụ nhận ủy thác nhập
khẩu hàng hóa ngành bưu điện.
Tỷ lệ doanh thu từ dịch vụ nhập khẩu ủy thác của Công ty năm 2005 – 2008
Khoản mục
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Giá trị
Tỷ
trọn
g
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
1.Tổng
doanh thu
CCDV
17.185 100 21.812 100 20.952 100 19.858 100
2. Dịch vụ
khác
13.693 79,7 18.740 85,2 18.026 86,05 16.608 83,65
3.Dịch vụ ủy
thác
3.492 20,3 3.072 14,8 2.926 13,95 3.250 16,35
(Nguồn: Do công ty cung cấp) (ĐVT: Triệu đồng)
Từ bảng thống kê trên ta có thê thấy,tỷ lệ doanh thu từ dịch vụ nhận ủy thác nhập
khẩu chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng doanh thu nhập khẩu của công ty
COKYVINA.Tuy nhiên,hoạt động này lại mang về cho công ty lợi nhuận thuần lớn
nhất.
Tỷ lệ lợi nhuận từ dịch vụ nhập khẩu ủy thác của Công ty năm 2005 – 2008
Khoản mục
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Giá
trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá
trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
1.Tổng lợi
nhuận HĐKD
5.106 100 7.395 100 13.633 100 6.075 100
2.Tổng lợi
nhuận
CCDV
3.210 62,88 3.440 46,52 7.010 51,42 3.259 53,64
3. LN từ
Dịch vụ khác
1.210 23,7 1.140 15,41 2.500 18,32 670 11,0
4.Lợi nhuận
từ Dịch vụ
ủy thác
2.000 39,11 2.300 29,11 4.510 33,1 2.589 42,64
(Nguồn: Do công ty cung cấp) (ĐVT: Triệu đồng)
Năm 2005, lợi nhuận từ hợp đồng uỷ thác đạt 2.000.000 VND chiếm tỷ trọng
39.11%, sang năm 2006 và 2007 thì tỷ trọng vẫn ở mức ổn định nhưng giá trị hợp
đồng uỷ thác giảm đi đôi chút,tuy nhiên tỷ lệ lợi nhuận mà dịch vụ này đem lại cho
công ty là vẫn ở mức ổn định,đặc biệt năm 2008 tỷ lệ lợi nhuận thu về từ cung cấp
DV nhập khẩu uỷ thác chiếm tới 42.64%. Điều này chứng tỏ hoạt động nhập khẩu
uỷ thác đang được thực hiện rất tốt, nhiều hợp đồng được ký kết và đem lại cho
Công ty một nguồn thu lớn. Đây là nền móng cho Công ty tiến lên và phát triển mở
rộng trong tương lai cũng như góp phần vào sự phát triển chung của VNPT và cho
toàn ngành Bưu chính viễn thông.
Quy định về mức phí ủy thác nhập khẩu một số mặt hàng được thể hiện ở các
bảng sau:
Bảng 1: Mức phí uỷ thác của máy móc, thiết bị.
TT Giá trị HĐNK( USD ) Mức phí ( % ) Mức khống chế( USD )
1 Từ 500.000 trở lên 0,7
2 Từ 100.000 đến 500.000 1,0 Tối đa 500.000
3 Từ 50.000 đến 100.000 1,2 Tối đa 100.000
4 Từ 30.000 đến 50.000 1,4 Tối thiểu 650
5 Dưới 30.000 1,6 Tối thiểu 400
Bảng 2: Mức phí uỷ thác nhập khẩu phụ tùng hàng hoá
dây truyền công nghệ.
TT
Giá trị HĐNK (USD )
Mức phí( % ) Mức khống chế( USD )
1 Từ 1.000.000 trở lên 0,7
2 Từ 150.000 đến 1.000.000 1,0 Tối đa 700.000
3 Từ 100.000 đến 150.000 1,2 Tối đa 150.000
4 Từ 50.000 đến 100.000 1,4 Tối đa 100.000
5 Dưới 50.000 1,8 Tối thiểu 7.000
Các mức phí ở hai bảng trên được tính dựa trên giá trị nhập khẩu CIF cảng
Việt nam DAF biên giới Việt nam. Phí uỷ thác bao gồm các phí cho việc giao dịch,
đàm phán ký kết hợp đồng, theo dõi đôn đốc việc thực hiện hợp đồng, làm thủ tục
thông quan cho đến khi hàng về giao cho người uỷ thác, lập thủ tục khiếu nại, kiện
tụng (nếu có ).
Đối với hàng hoá ngoài danh mục uỷ thác thì Công ty sẽ nghiên cứu thị
trường quốc tế và tìm đối tác cùng bên uỷ thác tiến hành giao dịch nhập khẩu. Công
ty sẽ tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng, trên nguyên tắc đảm bảo có lợi nhất cho
người uỷ thác. Phí uỷ thác đối với đơn vị ngoài ngành là tuỳ thuộc vào thoả thuận
giữa hai bên nhưng phải đảm bảo nguyên tắc hai bên cùng có lợi.
Bảng 4: Kết quả hoạt động nhập khẩu kinh doanh của Công ty.
STT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008
1 Nộp ngân sách Tr. đ 898.8 963.2 1962.8 814.75
2
Tổng giá trị HĐ
- HĐ uỷ thác
- HĐ tự doanh
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
17.185
3.492
13.693
21.812
3.072
18.740
20.952
2.926
18.026
19.858
3.250
16.608
3 Lợi nhuận Tr. đ 3.210 3.440 7.010 3.259
Trong hoạt động nhập khẩu uỷ thác điều quan trọng là tính an toàn và mục
tiêu phục vụ khách hàng và đây là vấn đề bức xúc của doanh nghiệp nhập khẩu vì
nhập khẩu uỷ thác luôn chiếm tỷ trọng xấp xỉ với nhập khẩu tự doanh, cũng là
nguồn thu chính của Công ty
Sơ đồ 1: Doanh số nhập khẩu của Công ty
Đơn vị tính: Tr.đ
Nhập khẩu uỷ thác
Nhập khẩu tự doanh
20.000
15.000
2.000
2005 2006 2007 2008
3. Nguyên nhân của những tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả nhập
khẩu uỷ thác:
Có hai nguyên nhân chính gây ra những tồn tại trên là.
3.1 Nguyên nhân khách quan.
- Do sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty Xuất nhập khẩu trong nước có
nhiều kinh nghiệm hơn, có mối quan hệ rộng hơn, có vốn kinh doanh lớn hơn nên
họ có thể tự chủ động trong việc kinh doanh.
- Công ty chuyên hoạt động nhập khẩu nên nhu cầu vốn lớn nhưng do thời
gian hoàn vốn lâu đã ảnh hưởn đến vòng quay của vốn, làm giảm hiệu quả kinh
doanh .
- Do chính sách nhà nước chưa khuyến khích các nhà kh nói chung và Công
ty nói riêng, do các bộ phận hành phát còn nhiều tiêu cực, quan liêu.
3.2 Nguyên nhân chủ quan.
- Do sử dụng lao động chưa hợp lý, một người không thể giỏi hết các khâu
trong quá trình tiến hành hoạt động nhập khẩu, cho nên khong tránh khỏi rủi ro khi
chỉ có một cán bộ làm từ khâu nghiên cứu thị trường cho đến việc thực hiện hợp
đồng. Công ty đã coi trọng nâng cao trình độ nhân viên nhưng chưa tương xứng với
yêu cầu và vai trò của nó trong hoạt động nhập khẩu.
- Việc theo dõi và thu hồi công nợ với khách hàng chưa chắt chẽ cho nên vốn
bị chiếm dụng nhiều, làm cho vốn kinh doanh luôn bị thiếu và giảm hiệu quả sử
dụng vốn.
- Do chưa mở rộng thị trường vì không nắm được nhu cầu của thị trường
cũng như chưa có chính sách nghiên cứu hợp lý. Chưa có phòng Marketing để
nghiên cứu thị trường và giúp đỡ Giám đốc ra quyết định kịp thời.
- Chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể nên chưa phát huy hết được thế
mạnh của mình trên thị trường .
Qua những điều đã phân tích trên không thể phủ nhận những cố gắng của
lãnh đạo cũng như nhân viên của Công ty COKYVINA, nhưng cũng cần nêu lên
một số hạn chế của Công ty để từ đó xem xét lại nhằm mục đích nâng cao hiệu quả
nhập khẩu ủy thác.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU ỦY THÁC
CỦA CÔNG TY COKYVINA
I. Phương hướng hoạt động của Công ty trong những năm tới
Cơ chế thị trường mở ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều khó khăn và
phức tạp của nó. Để đứng vững trên thị trường với tính chất tất yếu của sự cạnh
tranh như vậy, doanh nghiệp luôn đặt mục tiêu cho mình là hiệu quả. Mà ở đây,
Công ty muốn đạt được hiệu quả phải đối mặt với mọi thử thách và khó khăn. Do
đó Công ty COKYVINA đã đề ra phương hướng hoạt động kinh doanh là: mở rộng
và phát triển thị trường từng bước tăng doanh thu tăng thị phần, trên cơ sở đó phát
triển kinh doanh và nâng cao đời sống cán bộ công nhânviên.
Từ định hướng trên Công ty đã đưa ra mục tiêu trong năm 2009 như sau:
1/Vẫn tiếp tục phát huy thế mạnh nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ đắc lực
cho ngành bưu chính, viễn thông đồng thời mở rộng mối quan hệ với các ngành các
Công ty địa phương để đẩy mạnh việc nhập khẩu uỷ thác, kinh doanh
2/Bằng mọi biện pháp, tránh rủi ro , bảo toàn vốn vay dần dần tạo nguồn
vốn tự có, cố gắng thuyết phục khách hàng ở mức phí hợp lý hoặc giảm mức phí
linh hoạt cho phép(nếu có), để đảm bảo có công ăn việc làm, có hiệu quả.
3/Kế hoạch lãi gộp năm 2009 phải đạt ở mức 2.500 triệu đồng trong đó
nhập khẩu uỷ thác đạt ở mức 1500 triệu đồng . Còn về xuất khẩu và hợp tác lao
động , sản xuất kinh doanh trong nước đạt 350 triệu đồng . Phấn đấu đạt mức nộp
thuế cho nhà nước là 1.750 triệu đồng.
4/Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nhập khẩu hàng tự doanh, trong năm phải
đảm bảo đủ vốn, quay vòng vốn nhanh không để nợ quá hạn kéo dài, có quan hệ
phục vụ tốt với khánh hàng.
II. Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả nhập khẩu của Công
ty COKYVINA
1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường nhằm tạo tiền đề cho việc
năng cao hiệu quả nhập khẩu.
Trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng
việc nghiên cứu thị trường là vấn đề quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
nhập khẩu.
Hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty COKYVINA được xem là
nghiên cứu nhu cầu thị trường trong nước và khả năng cung ứng vật tư, máy móc
thiết bị của thị trường quốc tế.
- Đối với thị trường trong nước, Công ty cần nghiên cứu và nắm bắt được
nhu cầu tiêu dùng trong nước, ở đây nhu cầu sẽ quyết định trực tiếp đến khối lượng
hàng hoá nhập khẩu. Vì vậy Công ty cần phải nắm bắt được thông tin, xử lý thông
tin nhanh đặc biệt là phải dự báo được nhu cầu chính xác. Trong thời gian tới, để
việc nghiên cứu thị trường được thuận lợi Công ty cần thành lập một đội ngũ
chuyên viên nghiên cứu về thị trường có trình độ xử lý thông tin nhanh, có khả năng
dự báo nhu cầu chính xác để khai thác tốt thị trường hiện tại cũng như mở rộng khai
thác thị trường mới.
- Đối với thị trường nước ngoài, Công ty cần cần nắm bắt được khả năng
cung ứng của thị trường như: giá cả, thanh toán, mặt hàng... Tuy nhiên trong thời
gian qua Công ty cũng chưa có đội ngũ chuyên viên nghiên cứu về vấn đề này. Đây
là vấn đề rất khó khăn và phức tạp vì khách hàng cách chúng ta về mặt địa lý, mỗi
mặt hàng lại được nhiều quốc gia khác nhau sản xuất, trong mỗi quốc gia cũng có
nhiều nhà sản xuất, mỗi nhà sản xuất lại sản xuất nhiều loại mặt hàng. Do đó khả
năng cung ứng giá cả lại khác nhau, cho nên Công ty phải có các chuyên viên giỏi
nghiên cứu về thị trường quốc tế để tìm lợi thế cho Công ty tránh được rủi ro đáng
tiếc xảy ra trong quá trình nhập khẩu.
2. Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh nhằm xác dịnh rõ
phương hướng phát triển của Công ty.
Phải có một chiến lược cụ thể thì Công ty mới phát huy được khả năng của
mình trong cơ chế thị trường, có hướng đi đúng đắn, có hoạt động mục tiêu rõ ràng
là cơ sở cho việc đề ra những giả pháp hữu hiệu cho quá trình tổ chức hoạt động
kinh doanh của Công ty.
Việc xây dựng chiến lược có thể tiến hành theo các bước sau:
Sơ đồ 3: Các giai đoạn của quá trình xây dựng chiến lược.
GIAI ĐOẠN I
Phân tích môi trường và nguồn lực
Phân tích cơ hội
và sự đe doạ
Phân tích điểm
mạnh & điểm yếu
GIAI ĐOẠN II
Định hướng và thiết lập chiến lược
Xác định
nhiệm vụ
kinh doanh
tổng quát
Phân tích
kinh doanh
và thiết lập
chiến lược
Xác định
mục tiêu
kinh
doanh
- Phân tích cơ hội và sự đe doạ: Nếu Công ty làm tốt công tác nghiên cứu thị
trường thì Công ty có cơ hội kinh doanh mới, mở rộng thị trường tiêu thụ trong
nước, cũng như mở rộng thị trường trong ngành, nếu cơ chế nhập khẩu được VNPT
giao đều cho các đơn vị thành viên. Nhưng trên thị trường hiện nay có rất nhiều đối
thủ cạnh tranh với Công ty, cho nên đây là mối đe doạ lớn nhất. Nếu Công ty không
có hướng đi đúng đắn thì rất có thể bị loại khỏi thương trường. Từ nhận định về cơ
hội và nguy cơ như vậy, cho nên nhất thiết Công ty phải có một chiến lược cụ thể để
có thể chủ động trong kinh doanh nhập khẩu và đạt hiệu qủa cao nhất.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu: Thuận lợi của Công ty là sự bảo lãnh của
VNPT vay được ngoại tệ để tiến hành công việc nhập khẩu. Nhưng Công ty có một
số khó khăn là nguồn vay chưa kịp thời, đôi khi bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Các cán
bộ kinh doanh chưa được phân công nhiệm vụ rõ ràng.
Xác định rõ nhiệm kinh doanh tổng quát, Công ty tập trung nguồn lực để
phục vụ tốt nhất khách hàng hiện hữu bằng các sản phẩm hiện hữu, đồng thời
nghiên cứu tìm nhu cầu mới để mở rộng hoạt động nhập khẩu của Công ty. Nhiệm
vụ chính của Công ty hiện nay là tìm cách cung cấp sản phẩm của mình có ưu thế
hơn các đối thủ cạnh tranh.
Mục tiêu của Công ty trong thời gian này là tăng doanh số bán, tăng lợi
nhuận để từng bước tạo cho Công ty có vị thế trên thị trường cũng như nâng cao
hiệu quả nhập khẩu.
Từ đánh giá trên, có thể xây dựng các chiến lược kinh doanh như sau:
+ Chiến lược đa dạng hoá: Công ty sẽ mở rộng kinh doanh các danh mục
hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu phong phú trên thị trường. Nhưng hạn chế
nguồn lực bị dàn trải làm cho Công ty không có khả năng cạnh tranh.
+ Chiến lược chuyên môn hoá: Là Công ty tập trung cao độ các nguồn lực
vào một phạm vi hay một mặt hàng nhất định nào đó, chiến lược này cho phép
Công ty có khả năng cạnh tranh cao và trở thành người cung ứng có vai trò lớn,
nhưng sử dụng chiến lược này lại không có sự thay đổi kịp thời khi nhu cầu thị
trường có sự thay đổi .
+Chiến lược thay đổi hỗn đa dạng hoá và chuyên môn hoá: Chiến lược này
khắc phục nhược điểm của hai chiến lược trên cung như phát huy được ưu điểm của
chúng. Nghĩa là Công ty sẽ có khả năng cạnh tranh cao, trở thành người cung ứng
có vai trò lớn trên thị trường, vừa đáp ứng được nhu cầu lớn trên thị trường mà
nguồn lực không bị dàn trải và vẫn thay đổi kịp thời khi thị trường có sự thay đổi.
Công ty áp dụng chiến lược tăng trưởng hỗn hợp sẽ rất phù hợp với điều kiện của
Công ty hiện nay.
Từ việc áp dụng chiến lược trong kinh doanh cho phép Công ty chủ động
hơn trong kinh doanh, đảm bảo hoạt động nhập khẩu liên tục nắm được cơ hội,
tránh được rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hoạt động nhập khẩu, tăng
khả năng cạnh trạnh cũng như tăng lợi nhuận.
3. Biện pháp về nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn.
Trong những năm qua, tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty còn yếu kém,
quay vòng vốn chậm, mặc dù đã áp dụng một số biện pháp nhưng tình hình vẫn
chưa được cải thiện. Để giải quyết tình trạng này, bên cạnh xin Tổng công ty bổ
xung vốn hàng năm, Công ty phải tìm đến các khoản vay ưu đãi từ phía các ngân
hàng, các tổ chức trong nước và ngoài nước, liên doanh, liên kết. Công ty nên đẩy
mạnh hoạt động nhập khẩu uỷ thác, điều này giúp cho Công ty đỡ khó khăn về vốn.
Ngoài ra nguyên nhân của việc sử dụng vốn hàng năm của Công ty kém hiệu quả là
do việc thu hồi công nợ chậm, Công ty bị bị bạn hàng chiếm dụng vốn một khoản
khá lớn. Điều này làm cho hiệu quả sử dụng kém, quay vòng vốn chậm. Để giải
quyết vấn đề này trong thời gian tới Công ty cần áp dụng những biện pháp sau:
+ Áp dụng hình thức thanh toán linh hoạt, tức là Công ty tiến hành giao từng
phần, mỗi lần cách nhau một khoảng thời gian nhất định và giao hàng đến đâu thu
hồi vốn của lần trước tới đó. Biện pháp này làm quay vòng vốn nhanh, giảm tối đa
lượng vốn bị chiếm dụng và biện pháp này cũng làm cả hai bên thuận lợi về thanh
toán trị giá hợp đồng nhập khẩu lớn.
+ Công ty áp dụng biện pháp thanh toán trước 80% - 90% trị giá hợp đồng
khi giao hàng, số còn lại 10% - 20% sẽ thanh toán sau đó 15 - 30 ngày. Công ty có
chính sách ưu tiên cho khách hàng có khả năng thanh toán có trị giá hợp đồng lớn
và nhanh nhất. Như vậy mới nâng cao được khả năng thu hồi vốn và quay vòng
vốn.
+ Đẩy mạnh hơn nữa công tác thu hồi công nợ, đây là công việc hết sức khó
khăn, vất vả, đòi hỏi phải nỗ lực và tế nhị trong giải quyết vấn đề này.
4. Xây dựng mạng lưới thông tin nhằm xử lý kịp thời, hiệu quả các loại
thông tin cần thiết có liên quan đến hoạt động nhập khẩu của Công ty.
Kinh doanh trên thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài có nhiều bất
trắc và phức tạp cho nên thông tin giữ một vai trò quan trọng và có tính quyết định
đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thông tin chính xác là cơ sở cho doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả cao.
Công ty COKYVINA là Công ty chuyên nhập khẩu máy móc, thiết bị và vật
tư hàng hoá phục vụ nhu cầu các ngành bưu chính viễn thông, do đó phạm vi hoạt
động của Công ty liên quan đến nhiều đơn vị trong và ngoài nước, mọi thông tin sai
lệch sẽ gây hậu quả khó lường. Vì vậy có được một hệ thống xử lý thông tin nhanh
nhạy, chính xác là yêu cầu cần thiết của Công ty. Quá trình xử lý thông tin phải
được bộ phận chuyên trách đảm nhiệm.
Hệ thống thông tin thực hiện các bước sau:
+ Nghiên cứu
+ Lựa chọn các nguồn thông tin
+ Phân tích thông tin thu được
+ Báo cáo kết quả thu được
Giai đoạn nghiên cứu phải xác định chính xác vấn đề đồng thời đề suất mục
tiêu nghiên cứu. Hiện nay Công ty đang chịu sự cạnh tranh quyết liệt và mất dần thị
trường tiêu thụ cho nên xuất hiện hai vấn đề cần giai quyết:
- Thông tin tới khách hàng về hoạt động nhập khẩu của Công ty. Hiện nay
hiểu biết của khách hàng về hoạt động của Công ty như thế nào.
- Làm thế nào để thu hút khách hàng đến với Công ty .
Từ vấn đề nghiên cứu sẽ lựa chọn thông tin: những thông tin này phải được
thu hình thu thập một cách có hiệu quả nhất. Có thể lấy nguồn thông tin từ báo cáo
tài chính, các văn bản do cơ quan nhà nước ban hành, sách báo kinh tế, xã hội...
Thu thập thông tin để kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp phải thu thập
thông tin kinh tế, luật lệ, tin thị trường.
5.Hoàn chỉnh bộ máy quản lý, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ kinh
doanh giỏi nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động nhập khẩu.
Đối với nước ta, kinh doanh ngoại thương nói chung và hoạt động nhập
khẩu nói riêng hầu như không còn mới mẻ, song trình độ chuyên môn chưa đpá ứng
được đòi hỏi về kinh doanh nhất là đối ngoại trong tình hình mới. Khi chuyển sang
cơ chế thị trường, điều thiếu nhất là đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏi, làm việc có
hiệu quả. Việc Công ty tăng cường đào tạo để có được những cán bộ kinh doanh
giỏi là nhân tố quyết định đến thành công hay thất bại của Công ty. Hiện nay đa số
nhân viên của Công ty còn có những hạn chế về mặt nghiệp vụ, chỉ làm tốt một số
công việc nhất định. Công ty cần phát hiện sớm để có biện pháp đào tạo kịp thời
nguồn nhân lực có năng lực cao cho phù hợp với công việc.
Trong thời gian tới, Công ty cần định kỳ gửi các cán bộ có năng lực đi học
tập nghiên cứu tại các khoá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngắn hạn hoặc dài hạn tại các
trường đại học trong và ngoài nước, khuyến khích và coi trọng sáng kiến trong kinh
doanh của cán bộ, có chính sách khuyến khích về vật chất cũng như tinh thần đối
với cán bộ kinh doanh giỏi. Công ty có thể tuyển chọn cán bộ công nhân viên là
sinh viên khá giỏi ở các trường đại học, được đào tạo có hệ thống chuyên môn và
nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động của Công ty. Công ty sẽ phải tổ chức theo dõi
và định kỳ đánh giá, phân loại cán bộ, nhân viên.
Điều này sẽ là động lực thúc đẩy cán bộ công nhân viên trong Công ty
không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức cho bản thân và đáp ứng yêu cầu công
việc đề ra. Công ty cũng nên có những chính sách, biện pháp thu hút những cán bộ
công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm công tác vào làm việc
tại Công ty.
Ngoài ra Công ty cần khuyến khích cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt
nhiệm vụ đưpực giao, luôn tạo không khí đoàn kết, nhất trí trong toàn Công ty để
cùng nhau giải quyết khó khăn, vướng mắc một cách nhanh chóng, hiệu quả. Công
ty cũng nên phân phối thu nhập cho cán bộ công nhân viên hợp lý hơn, tương xứng
với hiệu quả lao động của từng gười. Đồng thời cần tổ chức các hoạt động ngoại
khoá nhằm tạo hưng phấn cho cán bộ công nhân viên. Có như vậy mới phát huy
được năng lực của từng cá nhân.
KẾT LUẬN
Hoạt động nhập khẩu hàng hoá có vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Nó cho phép tận dụng tối đa nguồn lực trong nước và tham gia tích cực
vào quá trình chuyên môn hoá và phân công lao động quốc tế. Đồng thời qua hoạt
động này chúng ta có thể tiếp cận được công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến, góp
phần đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, quá trình hội
nhập giữa nước ta với các nước khu vực và trên thế giới.
Mặt khác, nhập khẩu hàng hoá giúp phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng công
nghiệp, nâng cao chất lượng hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm, tạo tính cạnh tranh
của hàng hoá nước ta và thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hoá.
Vai trò của hoạt động nhập khẩu đã được Nhà nước ta nhìn nhận một cách
đúng đắn. Trong hơn 10 năm đổi mới, hoạt động nhập khẩu không ngừng phát triển
đem lại những kết quả đáng khích lệ.
Hoà mình vào xu thế đó, trong những năm qua, Công ty Cp thương mại
bưu chính viễn thông - COKYVINA đã không ngừng nâng cao hiệu quả nhập khẩu
hàng hoá.
Với số kiến thức đã được nhà trường đào tạo cùng với việc nghiên cứu
tình hình thực tế, cộng với sự học hỏi kinh nghiệm của cán bộ ở Công ty trong công
tác nghiệp vụ nhập khẩu, em đã rút ra được những kết quả, những mặt tồn tại,
nguyên nhân gây ra tồn tại và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả nhập khẩu của Công ty trong thời gian tới. Hy vọng các biện pháp này có
thể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu của Công ty.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111434_2393.pdf