Thực chất vấn đề đầu tiên và cũng là cuối cùng quyết định sức sống của một nền kinh tế, quyết định mức độ giàu nghèo của xã hội vẫn là con người. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á đã trở nên giàu mạnh nhờ có chiến lược đào tạo nghề, bồi đắp nguồn nhân lực một cách bài bản, lâu dài. Từ đó, họ chuyển dịch nền kinh tế theo cơ cấu hiện đại, lấy dịch vụ làm động lực để tăng nhanh thu nhập, đặc biệt là từ đó tạo điều kiện cho sức lao động có thêm giá trị gia tăng. Qua đó, Việt Nam cần có quan điểm đào tạo nghề, tạo việc làm rõ ràng và phù hợp với xu hướng phát triển trong nước cũng như quốc tế để đón nhận những cơ hội mới cho sự phát triển đồng thời từ đó sẽ giải quyết tốt vấn đề thất nghiệp.
38 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 15512 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tình hình thất nghiệp của Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh doanh.- Do mới vào : Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm ( thanh niên đến tuổi lao động đang tìm kiếm việc,sinh viêc tốt nghiệp đang chờ công tác…).- Quay lại : Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
Như vậy, thất nghiệp là con số mang tính thời điểm nó luôn biến đổi không ngừng theo thời gian.Thất nghiệp kéo dài thường xảy ra trong nền kinh tế trì trệ kém phát triển và khủng hoảng .
1.1.2.3, Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp.
A, Thất nghiệp do sự trì trệ của nền kinh tế.
Là loại thất nghiệp khi có tỷ lệ nhất định người lao động trông lực lượng lao động không kiếm được việc làm… do sự trì trệ của nền kinh tế. Nó được xuất hiện dưới dạng cấp tính và theo chu kỳ dài, ngắn tùy theo mức suy thoái của nền kinh tế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến loại hình thất nghiệp này như:
- Suy thoái của các ngành và nền kinh tế.
- Gia tăng nhanh về dân số, lao động không có biện pháp điều chỉnh hiệu quả.
- Thiếu lao động chuyên môn- kỹ thuật và không có giải pháp khắc phục hiệu quả.
- Có các rào cản phát triển kinh tế chưa được tháo gỡ.
- Có các rào cản về hành chính và sự di chuyển lao động trong nền kinh tế cải cách hành chính không hiệu quả.
- …
B, Thất nghiệp tạm thời.
Là tình trạng thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển của người lao động giữa các vùng, các địa phương, giữa các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau của cuộc sống.
Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi có một số người lao động trong thời gian tìm kiếm công việc hoặc nơi làm việc tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng (lương cao hơn,gần nhà hơn ...).
C, Thất nghiệp cơ cấu.
Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các thị trường lao động ( giữa các ngành nghề,khu vực ...) loại này gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung của các thị trường lao động. Khi sự lao động này là mạnh kéo dài,nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và kéo dài.
Thất nghiệp cơ cấu bao gồm:
- Những người chưa có đủ kỹ năng lao động, như những người trong độ tuổi 20 và môt số người trưởng thành nhưng chưa qua đào tạo.
- Những người có kỹ năng lao động nhưng kỹ năng này không đáp ứng được sự thay đổi trong yêu cầu của công việc.
- Những người mà kỹ năng của họ bị mất đi sau một thời gian dài không làm việc nên không thể tìm được việc làm mới.
- Những người mà kỹ năng lao động của họ không được công nhận do sự phân biệt đối xử, như người lao động thuộc nhóm dân tộc thiểu số hay người nước ngoài không hiểu tiếng nói hay phong tục tập quán của địa phương,…
D, Thất nghiệp do thiếu cầu.
Do sự suy giảm tổng cầu. Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh, xảy ra ở khắp mọi nơi mọi ngành mọi nghề.
1.1.3, Tác động của thất nghiệp.
1.1.3.1. Tác động của thất nghiệp đối với kinh tế.
Tỷ lệ thất nghiệp cao thường đi đôi với cắt giảm sản xuất của nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành, do đó sản lượng, doanh thu, thu nhập giảm sút. Xét ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế, thất nghiệp làm cho tăng trưởng kinh tế thấp hoặc không có tăng trưởng, đôi khi giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mức sống của người lao động và nhân dân. Mối quan hệ giữa thay đổi về sản lượng thất nghiệp đã được Arthur Okun phát hiện. được gọi là qui luật Okun.
Quy luật Okun phản ánh rằng: Khi GDP giảm 2% so với GDP tiềm năng thì mức thất nghiệp tăng 1%. Như vậy là nếu GDP ban đầu là 100% tiềm năng và giảm xuống còn 98% tiềm năng đó, thì mức thất nghiệp sẽ tăng từ 6% lên 7%.Quy luật Okun thể hiện mối quan hệ giữa sản lượng tiềm năng (Y*), sản lượng thực tế (Y) với tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên (Un) và tỉ lệ thất nghiệp thực tế (Ut).Ut= Un + x
1.1.3.2, Tác động xã hội của thất nghiệp.
Tỷ lệ thất nghiệp cao và kéo dài ảnh hưởng lớn đến các vấn đề xã hội như:- Thất nghiệp làm phát sinh tệ nạn xã hội, một bộ phận người thất nghiệp sa vào hoạt động buôn bán và nghiện ngập ma túy, hoạt động mại dâm, cờ bạc…- Tâm trang chán nản, buồn chán phổ biến ở những người thất nghiệp do giảm sút hoặc mất thu nhập, mất mối quan hệ xã hội về lao động kéo dài…
- Bầu không khí khuyến khích tham gia lao động trong xã hội bị lắng xuống trong tình trạng thất nghiệp phổ biến và thất nghiệp dài hạn.
1.1.4. Tính toán thất nghiệp.
Công thức tính toán thất nghiệp : L = E + U
Trong đó: L : Là lực lượng lao động
E : Là số người có việc làm.
U : Là số người thất nghiệp
Tỉ lệ thất nghiệp là số phần trăm lao động thất nghiệp trong toàn bộ lực lượng lao động và tính theo công thức sau đây :
Tỷ lệ thất nghiệp : (Ru)= X 100%
Trong đó : U: là số người thất nghiệp.
L: là lực lượng lao động.
1.2, Tỷ lệ thất nghiệp.
1.2.1, Cở sở lý luận về tỷ lệ thất nghiệp.
Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của một quốc gia.
Lực lượng lao động = Số người có việc làm + số người thất nghiệp.
Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động bị thất nghiệp.
Tỷ lệ thất nghiệp = Số người bị thất nghiệp x 100%.
Lực lượng lao động
Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng là tỷ lệ % của tổng số ngày làm việc thực tế so với tổng số ngày công có nhu cầu làm việc (Bao gồm số ngày công đã làm việc và số ngày công có nhu cầu làm thêm).
Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng =
Tổng số ngày công làm việc thực tế x 100%.
Tổng số ngày công có nhu cầu làm việc
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: là tỷ lệ % dân số trưởng thành của Việt Nam nằm trong lực lượng lao động.
Tỷ lệ tham gia lực lương lao động = Lực lượng lao động x 100%.
Dân số trưởng thành
Ý nghĩa: Cho phép các nhà kinh tế hoạch định chính sách theo giõi những biến động trên thị trường lao động theo thời gian.
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
Là tỉ lệ thất nghiệp khi sản lượng của nền kinh tế đạt mức tiềm năng (mức toàn dụng). Đó là tỷ lệ thất nghiệp toàn dụng của nền kinh tế dài hạn.
Tỷ lệ thất nghiệp thực tế của nền kinh tế dao động xung quanh tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tùy theo biến động của nền kinh tế.
Thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp đương nhiên luôn bởi có một số người trong giai đoạn chuyển thừ chỗ làm này sang chỗ làm khác.
Thất nghiệp tự nhiên = Thất nghiệp tạm thời + Thất nghiệp cơ cấu.
Thất nghiệp thực tế = thất nghiệp tự nhiên + thất nghiệp chu kỳ.
Hình 1: Thất Nghiệp tại mức việc làm đầy đủ
Thất nghiệp là vấn đề kinh tế - xã hội phổ biến đối với hầu hết các quốc gia và Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Nghiên cứu mức độ thất nghiệp giúp đánh giá chính xác mức sống và tình hình ổn định kinh tế, xã hội… của một quốc gia. Cuộc điều tra về lao động và việc làm cung cấp thông tin thích hợp phục vụ công tác nghiên cứu và đánh giá vấn đề thất nghiệp.
Để có được bức tranh thực về tình trạng việc làm, đặc biệt là ở những nước đang phát triển, nơi có mức an sinh xã hội thấp, thì việc xem xét đồng thời hai chỉ tiêu thất nghiệp và thiếu việc làm là cần thiết. Theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) thì hai chỉ tiêu này có ý nghĩa bổ sung và giải thích cho nhau. Tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp nghiên cứu dưới đây được tính cho dân số trong độ tuổi lao động, tức gồm những người từ 15-59 tuổi đối với nam và 15-54 tuổi đối với nữ.
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2008 - 2011
2.1, Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008 - 2011.
Giai đoạn 2008 - 2011, nền kinh tế Việt Nam tuy có những khó khăn, thách thức và biến cố xảy ra nhưng bên cạnh đó cũng thu được những thành tựu đáng ghi nhận. + Đưa nền kinh tế nước ta từ nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế công nghiệp tiên tiến ứng dụng khoa học công nghệ ở trình độ cao.+ Phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Cụ thể như sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 là 11% tăng 6,23% so với năm 2007, năm 0,91% so với năm 2008. Năm 2010, hơn 2 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Việt Nam đã đạt được 2009 là 5,32% giảm mức tăng trưởng ổn định, qua đó đã củng cố địa vị của Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đạt được vị thế quốc gia có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.200 USD. Hình 1 cho thấy có sự cải thiện tốc độ tăng GDP theo các quý trong năm 2010. Tốc độ tăng GDP quý I đạt 5,83%, quý II là 6,4%, quý III tăng lên 7,14% và dự đoán quý IV sẽ đạt 7,41%. Ước tính GDP cả năm 2010 tăng 6,78%, tăng hơn nhiệm vụ kế hoạch (6,5%) la 0,28%. Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công. Với kết quả này tốc độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 7%/năm và thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 1.160 USD.
Những tháng đầu năm 2011, Việt Nam tiếp tục đạt được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao với mức 5,43% trong 3 tháng đầu năm và 6 tháng đầu năm ước đạt 5,6%.Các chỉ số tăng trưởng cho các ngành cũng thể hiện một xu hướng phục hồi rõ rệt. Công nghiệp tiếp tục là đầu tàu của tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 17,2% tăng 14% so với cùng kỳ năm 2009. So với khu vực công nghiệp thì khu vực dịch vụ cũng có sự phục hồi nhanh chóng đáng kể, tốc độ tăng trưởng đạt 7,5% tăng 0,78% so với năm 2009. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, năm 2010 gặp nhiều khó khăn: đầu năm hạn hán nghiêm trọng, giữa năm nắng nóng gay gắt, cuối năm mưa lũ lớn kéo dài ở miền Trung và Tây Nguyên. Những khó khăn này đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất vụ mùa, nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi. Tuy nhiên, do thực hiện nhiều chính sách và giải pháp hỗ trợ hộ nông dân và các doanh nghiệp về vốn, vật tư, tiêu thụ kịp thời, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng đầu năm đã tăng 2,89% so với cùng kỳ năm 2009, ước cả năm 2010 tăng 2,8%.
Tuy nhiên, bên cạnh sự phục hồi và tăng trưởng thì nền kinh tế nước ta cũng gặp không ít khó khăn. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), lượng ngoại tệ ồ ạt đổ vào trong những năm 2007 - 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sự bất ổn định của thị trường ngoại tệ cùng với việc phụ thuộc quá vào mức tăng trưởng nhờ đầu tư, đã đặt ra các thách thức cho việc quản lý nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là việc kiểm soát lạm phát. 4 tháng đầu năm 2011, tỷ lệ lạm phát lên mức cao, lên đến 13,95%, vượt xa chỉ tiêu 7% cho cả năm do Quốc hội đề ra.
Việt Nam đang phải đối mặt với các áp lực lạm phát lớn hơn nhiều so với nhiều khu vực trên thế giới. Giá thực phẩm, chi phí vận tải và nhà ở gia tăng là một trong nhiều nguyên nhân khiến lạm phát tăng cao. Theo một số ý kiến, trong thập kỷ qua, Việt Nam đã có mức lạm phát cao nhất trong khu vực và trên thế giới. Liên hợp quốc tại Việt Nam cho rằng, nguyên nhân của hiện tượng này một phần do các yếu tố nội tại, như các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam dành ưu tiên cho việc đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao hơn là đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Việc sử dụng chính sách tiền tệ và tài chính còn lỏng lẻo trong một thời gian dài đã có những tác động tiêu cực đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô và dẫn đến những giai đoạn lạm phát cao lặp đi lặp lại, kể cả những tháng đầu năm 2011. Vì vậy, Chính phủ đang nỗ lực kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Việc giảm đầu tư cho những doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả là một dấu hiệu tích cực. Tuy vậy, cần có những hành động quyết liệt hơn trong việc cắt giảm các chương trình đầu tư công có quy mô lớn nhưng chưa cần thiết, trong đó có những chương trình do doanh nghiệp nhà nước thực hiện. Bên cạnh đó, cũng cần phải củng cố hệ thống đánh giá quốc gia các dự án đầu tư công, dựa trên các tiêu chí minh bạch để đảm bảo thu được lợi ích kinh tế, đánh giá các tác động xã hội, bảo vệ môi trường và khả năng chống biến đổi khí hậu.
2.2, Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2008-2011
Bỏ qua bất bình đẳng xã hội, tội phạm hay bạo lực, giờ đây, nỗi sợ hãi kinh hoàng nhất đang hoành hành trên toàn thế giới lại chính là vấn đề không thể kiếm được việc làm và hiện tượng thất nghiệp ngày càng tăng. Thất nghiệp trở thành mối quan tâm nóng bỏng toàn cầu, vượt xa mọi vấn đề lo lắng thông thường khác, kể cả cái đói nghèo, nhất là khi khủng hoảng kinh tế, tài chính gõ cửa đến từng hộ gia đình. Nền kinh tế muốn phát triển được toàn diện và đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải giải quyết tốt các vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế trong đó có vấn đề thất nghiệp. Đây là vấn đề nóng bỏng cấp bách và cần thiết phải giải quyết không chỉ đối với nền kinh tế nước ta mà hầu như các nước trên thế giới phải đau đầu vì vấn đề này. Dân số nước ta hiện nay hơn 86 triệu người trong đó có khoảng 45 triệu lao động mỗi năm lại tăng thêm một triệu lao động trong khi nền kinh tế chưa có những chuyển biến đột phá so với những năm trước đây. Vấn đề việc làm làm đòi hỏi phải giải quyết để đảm bảo an sinh xã hội. Nếu không được giải quyết tốt thì sẻ kéo theo những vấn đề như: tệ nạn xã hội, lạm phát, …
Để thấy rõ thực trạng thất nghiệp ảnh hưởng như thế nào đối vơi nền kinh tế cũng như những vấn đề xã hội ta phải tìm hiểu và phân tích cụ thể qua từng chặng đường phát triển như sau:
2.2.1,Thực trạng thất nghiệp năm 2008
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm sút, tiêu thụ sản phẩm chậm, hàng hóa ứ đọng thì số người mất việc làm năm 2008 khoảng 667.000 người, 3.000 lao động từ nước ngoài phải về nước trước thời hạn. Theo Bộ Lao Động, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam vào khoảng 4,65%, tức là khoảng hơn 2 triệu lao động không có việc làm.
Trong thông báo gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành Phố Hồ Chí Minh, Công ty trách nhiệm hữu hạn Sambu Vina Sport cho biết sẽ giảm 224 lao động kể từ ngày 11-1-2009. Trước đó, nhiều doanh nghiệp cũng đã thông báo về việc cắt giảm lao động như Công ty Sony Việt Nam, Công ty liên doanh RSC, Công ty trách nhiệm hữu hạn Castrol BP Petco, Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm nhân thọ Dai-Ichi Việt Nam, Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn thiết kế Liên hiệp Quốc tế... với tổng số lao động bị mất việc trên 1.000 người. Hàng ngàn lao động mất việc cuối năm 2008. Hàng vạn người bị nợ lương, không có tiền thưởng. Thất nghiệp, bản thân người thất nghiệp không có thu nhập, ảnh hưởng đến đời sống bản thân, gia đình họ.
Một bộ phận rất lớn người lao động trong các khu công nghiệp là người từ các tỉnh nông nghiệp. Họ đi lên thành thị làm công nhân vì ở quê không có việc làm hoặc làm không đủ sống. Nhà máy ngừng sản xuất, phải đóng cửa hoặc giảm bớt lao động nên họ phải trở về. Nợ cũ chưa trả hết lại chồng thêm nợ mới. Họ đi kiện công ty đưa mình đi xuất khẩu lao động, nhưng xét cho cùng cũng chẳng phải lỗi của ai. Người thất nghiệp kéo từ thành phố về nhà, cái nghèo ở quê đã quá đủ, nay gánh nặng thêm vì số lao động thất nghiệp tăng lên
Đơn vị: (%)
Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thiếu việc làm
Chung
Thành thị
Nông thôn
Chung
Thành thị
Nông thôn
CẢ NƯỚC
2.38
4.65
1.53
5.10
2.34
6.10
Đồng bằng sông Hồng
2.29
5.35
1.29
6.85
2.13
8.23
Trung du và miền núi phía Bắc
1.13
4.17
0.61
2.55
2.47
2.56
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
2.24
4.77
1.53
5.71
3.38
6.34
Tây Nguyên
1.42
2.51
1.00
5.12
3.72
5.65
Đông Nam Bộ
3.74
4.89
2.05
2.13
1.03
3.69
Đồng bằng sông Cửu Long
2.71
4.12
2.35
6.39
3.59
7.11
Bảng 2.1: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động
theo vùng của Việt Nam năm 2008.
Ghi chú: Series1: Chung Series2: Thành thị Series3: Nông thôn
1, Cả nước
2, Đồng bằng sông Hồng 5, Tây Nguyên
3, Trung du, miền núi phía Bắc 6, Đông Nam Bộ
4, Trung Bộ, duyên dải miền Trung 7, Đồng bằng sông Cửu Long
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo vùng của
Việt Nam năm 2008
Ghi chú: Series1: Chung Series2: Thành thị Series3: Nông thôn
1, Cả nước
2, Đồng bằng sông Hồng 5, Tây Nguyên
3, Trung du, miền núi phía Bắc 6, Đông Nam Bộ
4, Trung Bộ, duyên dải miền Trung 7, Đồng bằng sông Cửu Long
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo vùng của Việt Nam năm 2008.
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta những năm gần đây chỉ được tính cho khu vực thành thị, với những người trong độ tuổi 15-60 với nam và 15-55 với nữ. Tuy nhiên, để đánh giá về tình hình lao động, còn một chỉ tiêu khác là tỷ lệ lao động thiếu việc làm. Đây là chỉ tiêu quan trọng được tính cho cả lao động ở khu vực nông thôn và thành thị, nhưng từ trước đến nay chưa công bố. Ở Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn tỷ lệ thất nghiệp; trong đó tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn thường cao hơn thành thị. Với cách hiểu như vậy, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam năm 2008 là 4,65%, tăng 0,01% so với năm 2007. Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện là 5,1%, tăng 0,2% so với năm 2007. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2,3%. Trong 5 năm trở lại đây, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm 0,1-0,2%/năm. Nhưng do ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới, từ năm 2007 đến nay, tỷ lệ này đang tăng dần. Việt Nam đang tích cực triển khai các giải pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm về đúng quỹ đạo giảm như các năm trước. Theo dự báo của tổng cục thống kê, tỷ lệ thiếu việc làm năm 2009 sẽ tăng lên 5,4% (2008: 5,1% ); trong đó, khu vực nông thôn khoảng 6,4%.
Khảo sát cho thấy người lao động nhập cư đang đối mặt với tình trạng giảm thu nhập, nhiều người lao động nhập cư tại các làng nghề và khu công nghiệp được khảo sát đang quay lại quê nhà. Họ và làng quê họ, nơi đã từng hưởng lợi từ tiền gửi về do làm thuê, đang gánh chịu nhiều nhất những tác động trước mắt của khủng hoảng kinh tế. Xu thế và hướng đi của lao động di cư trong nước và mối liên kết nông thôn - thành thị là những chỉ số quan trọng cần được sử dụng để tiếp tục theo dõi tác động xã hội của khủng hoảng kinh tế trong thời gian tới.
Theo thống kê của bộ lao động thương binh xã hội, hết năm 2008, cả nước mới có gần 30.000 lao động tại khối doanh nghiệp bị mất việc vì nguyên nhân kinh tế suy giảm. Bộ này đưa ra ước tính số lao động bị mất việc vì nguyên nhân trên trong năm 2009 sẽ vào khoảng 150.000 người. Còn theo cách tính của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), cứ 1% tăng trưởng GDP sẽ có thêm 0,33 - 0,34% lao động có việc làm. Như vậy, với Việt Nam, nếu GDP giảm khoảng 2% trong năm 2008 tương ứng sẽ có 0,65% việc làm bị mất. 0,65% tương đương với số lượng khoảng 300 nghìn người.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, thuộc Viện khoa học lao động và xã hội khẳng định, năm 2008 tổng việc làm mới được tạo ra chỉ là 800.000 so với khoảng 1,3 triệu việc làm mới được tạo ra trong năm 2007. Nhiều ngành sử dụng nhiều lao động có tốc độ tăng việc làm cao bị ảnh hưởng rõ rệt từ cuộc khủng hoảng kinh tế. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là nơi tạo ra khoảng 50% việc làm trong hệ thống doanh nghiệp nói chung, mỗi năm tăng thêm khoảng 500.000 lao động. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, phải cắt giảm nhân sự.
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, năm 2008, cả nước giải quyết việc làm cho 1,35 triệu lao động, trong đó thông qua các chương trình kinh tế xã hội là 1,1 triệu, xuất khẩu lao động 85.000. 4 thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam là: Đài Loan (33.000), Hàn Quốc (16.000), Malaysia (7.800) và Nhật Bản (5.800).Malaysia là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất. Trong các năm 2005-2007, mỗi năm quốc gia này tiếp nhận khoảng 30.000 lao động Việt Nam. Năm 2008, do lo ngại nhiều rủi ro cũng như khan hiếm nguồn lao động, số người Việt sang Malaysia giảm hẳn, chưa tới 10.000.
Người lao động ở nông thôn đi xuất khẩu lao động rất đông, nhiều người vay mượn tiền để làm thủ tục đi xuất khẩu lao động, không may gặp những nước bị ảnh hưởng suy thoái kinh tế trầm trọng, cũng đành tay trắng về nước.
Theo báo cáo tại Hội nghị việc làm và xuất khẩu lao động năm 2008, mục tiêu trong 2 năm 2009-2010 là giải quyết việc làm trong nước cho 3 đến 3,2 triệu lao động, duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị ở mức dưới 5%, giảm tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp xuống dưới 50% năm 2010. Đến năm 2010, bình quân mỗi năm đưa được 100 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó 60% lao động qua đào tạo nghề, có 5 đến 10% lao động ở các huyện có tỷ lệ nghèo cao.
2.2.2, Thực trạng thất nghiệp năm 2009
Theo báo cáo của bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, đến cối năm 2009, cả nước đã có 133.262 lao động bị mất việc làm – chiếm 18% lao động làm việc trong các doanh nghiệp (DN) có báo cáo, chưa kể 40.348 lao động ở các làng nghề bị mất việc làm và khoảng 100.000 người phải giảm giờ làm, nghỉ luân phiên.
Ngày 19/1/2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết tỷ lệ thất nghiêp tại khu vực thành thị của Việt Nam năm 2009 là 4,66% (đây là tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi 15-60 đối với nam và 15-55 đối với nữ) và tỷ lệ thiếu việc làm của Việt Nam ở mức 5,1%. Đáng chú ý tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn lên tới 6,1%, còn khu vực thành thị là 2,3%.Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2009, cả nước đã tạo việc làm cho 1,51 triệu lao động, đạt 88,8% kế hoạch năm, trong đó, tạo việc làm trong nước là 1,437 triệu người và xuất khẩu lao động trên 73.000 người.
Tỉ lệ thiếu việc làm
Tỉ lệ thất nghiệp
Chung
Thànhthị
Nôngthôn
Chung
Thànhthị
Nôngthôn
Toàn quốc
5.4
3.2
6.3
2.8
4.6
2.1
Nam
5.7
3.7
6.6
2.7
4.3
2
Nữ
5.1
2.7
6
2.9
4.9
2.1
Các vùng
Trung du và miền núi phía Bắc
3.1
2.7
3.1
1.4
3.2
1
Đồng bằng sông Hồng
5.3
2.5
6.4
2.5
4.3
1.8
Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung
5.4
5.1
5.4
2.8
5
2.1
Tây Nguyên
5.4
4.8
5.7
1.4
3
0.8
Đông Nam bộ
3.3
1.5
5.5
3.7
5.1
2.1
Đồng bằng sông Cửu Long
9
5.1
10.1
3.7
4.6
3.5
Hai thành phố lớn
Hà Nội
1,5
0,7
2,0
3,1
4,6
2.1
TP Hồ Chí Minh
1,1
1,2
0,8
5,2
5,7
2.4
Bảng 2.3: Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo vùng ở Việt Nam năm 2009.
Ghi chú: Series1: Chung Series2: Thành thị Series3: Nông thôn
1, Cả nước
2, Đồng bằng sông Hồng 5, Tây Nguyên
3, Trung du, miền núi phía Bắc 6, Đông Nam Bộ
4, Trung Bộ, duyên dải miền Trung 7, Đồng bằng sông Cửu Long
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo vùng của
Việt Nam năm 2009.
Ghi chú: Series1: Chung Series2: Thành thị Series3: Nông thôn
1, Cả nước
2, Đồng bằng sông Hồng 5, Tây Nguyên
3, Trung du, miền núi phía Bắc 6, Đông Nam Bộ
4, Trung Bộ, duyên dải miền Trung 7, Đồng bằng sông Cửu Long
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo vùng của
Việt Nam năm 2009.
Viện Khoa học lao động và xã hội vừa công bố kết quả từ công trình nghiên cứu “Khủng hoảng kinh tế và thị trường lao động Việt Nam”. Ở đó, tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, viện trưởng đã công bố: nếu tăng trưởng kinh tế trong năm 2009 đạt từ 5 – 6%, thì số lao động bị mất việc do khủng hoảng kinh tế là 494.000 người. Thậm chí số người mất việc sẽ tăng lên khoảng 742.000 người vào năm 2010 nếu nền kinh tế vẫn chưa thể phục hồi. Điều cần lưu ý, đây là số việc làm bị giảm đi so với khả năng tạo việc làm mới của nền kinh tế do tác động của khủng hoảng tài chính, nghĩa là chừng đó người rơi vào thất nghiệp hoàn toàn.
Có một thực tế là từ cuối năm 2008 đến nay, nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã cắt giảm lao động do suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, không thể nói rằng tất cả những lao động này bị thất nghiệp vì phần lớn những người này đã trở về quê và tìm kiếm một công việc mới (có thể là công việc không phù hợp) nhưng vẫn cho thu nhập, dù có thể là thu nhập thấp. Chính vì vậy, cần hết sức thận trọng khi nói về tình trạng thất nghiệp hiện nay.
Khi suy thoái kinh tế đã kết thúc, thì tiến trình hồi phục thường phải kéo dài trong rất nhiều năm. Do vậy, ngay trong khủng hoảng, thì việc đánh giá chính xác tình hình để làm cơ sở xây dựng chiến lược nguồn nhân lực với doanh nghiệp, với chính quyền vẫn có giá trị quyết định tới khả năng vượt qua khủng hoảng và phát triển. Với người lao động, việc làm càng dễ mất đi, thì công việc mới càng dễ sinh ra. Nhưng với doanh nghiệp, không ổn định được nguồn nhân lực thì không thể nói tới khả năng bình ổn sản xuất.
Năm 2010, Bộ đặt mục tiêu tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động. Trong đó, việc làm trong nước là 1,515 triệu người, xuất khẩu lao động là 85.000 người. Bên cạnh đó, Bộ cũng phấn đấu giảm tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi ở khu vực thành thị xuống dưới 4,7%.
2.2.3, Thực trạng thất nghiệp năm 2010
Tại cuộc họp báo ngày 31/12/2010, Tổng cục thống kê cho biết, lực lượng lao động trong độ tuổi của nước ta năm 2010 khoảng 46,21 triệu người, tăng 2,12% so với năm 2009. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,88%.
Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,29% và tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn là 2,29%. So sánh với năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp chung đã giảm 0,02%, thất nghiệp thành thị giảm 0,17% trong khi thất nghiệp nông thôn lại tăng thêm 0,02%.
Bên cạnh tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi, tỷ lệ thiếu việc làm năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 4,5%; trong đó khu vực thành thị là 2,04%, khu vực nông thôn là 5,47%.Theo Tổng cục Thống kê, năm 2010, lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 trở lên là hơn 50,5 triệu người, tăng 2,68% so với năm 2009, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là hơn 46,2 triệu người, tăng 2,12%.Tỷ lệ dân số cả nước 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động tăng từ 76,5% năm 2009 lên 77,3% năm 2010
Đơn vị: (%)
Tỉ lệ thất nghiệp
Tỉ lệ thiếu việc làm
Chung
Thànhthị
Nôngthôn
Chung
Thànhthị
Nôngthôn
Toàn quốc
2.88
4.29
2.29
3.57
1.82
4.26
Trung du và miền núi phía Bắc
1.21
3.42
0.82
2.15
1.97
2.18
Đồng bằng sông Hồng
2.61
3.73
2.18
3.5
1.58
4.23
Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung
2.94
5.01
2.29
4.47
2.88
4.95
Tây Nguyên
2.15
3.37
1.66
3.7
3.37
3.83
Đông Nam bộ
3.91
4.72
2.9
1.22
0.6
1.99
Đồng bằng sông Cửu Long
3.59
4.08
3.45
5.57
2.84
6.35
Bảng 2.5: Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo vùng
của Việt Nam năm 2010.
Ghi chú: Series1: Chung Series2: Thành thị Series3: Nông thôn
1, Cả nước
2, Đồng bằng sông Hồng 5, Tây Nguyên
3, Trung du, miền núi phía Bắc 6, Đông Nam Bộ
4, Trung Bộ, duyên dải miền Trung 7, Đồng bằng sông Cửu Long
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo vùng
của Việt Nam năm 2010.
Ghi chú: Series1: Chung Series2: Thành thị Series3: Nông thôn
1, Cả nước
2, Đồng bằng sông Hồng 5, Tây Nguyên
3, Trung du, miền núi phía Bắc 6, Đông Nam Bộ
4, Trung Bộ, duyên dải miền Trung 7, Đồng bằng sông Cửu Long
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo vùng của
Việt Nam năm 2010.
Tỷ lệ lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 51,9% năm 2009 xuống 48,2% năm 2010; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 21,6% lên 22,4%; khu vực dịch vụ tăng từ 26,5% lên 29,4%.Tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị gấp đôi nông thôn.Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,88%, khu vực thành thị có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi cao gấp hai lần so với khu vực nông thôn (thành thị là 4,43%, khu vực nông thôn là 2,27%). Đó là một thông tin trích từ kết quả tổng hợp về tình hình lao động việc làm 9 tháng năm 2010 của Tổng cục Thống kê. Theo đó, hiện cả nước có nước có 77,3% người từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động, trong đó khu vực thành thị là 69,4%; khu vực nông thôn 80,8%.Tỷ trọng lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật là 14,6%, chủ yếu là ở khu vực thành thị, chiếm khoảng 30%; khu vực nông thôn chỉ 8,6%. Tổng hợp tình hình kinh tế xã hội trong 9 tháng năm 2010 của cơ quan này cũng cho thấy, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi hiện là 4,31%, trong đó khu vực thành thị là 1,95%; khu vực nông thôn là 5,24%. Tỷ lệ lao động nữ thiếu việc làm cao hơn lao động nam. Trong khi đó, theo một báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước đã giải quyết được gần 1,2 triệu việc làm trong 9 tháng đầu năm, song tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi vẫn ở mức khá cao. Cụ thể, trong tháng 9, cả nước ước giải quyết việc làm cho khoảng 141.500 người, trong đó xuất khẩu lao động ước đạt trên 6.500 người.Tính chung 9 tháng đầu năm 2010, tổng số lượt lao động được giải quyết việc làm ước đạt 1.186,1 nghìn lượt người, đạt 74,13% kế hoạch năm; xuất khẩu lao động ước đạt 58.075 người, đạt trên 68,3% kế hoạch năm.
2.2.4, Thực trạng thất nghiệp năm 2011.
Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị luôn cao hơn khu vực nông thôn và ngược lại tình trạng thiếu việc làm ởkhu vực nông thôn thường cao hơn khu vực thành thị. Năm 2011, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị là 3,6% và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của khu vực nông thôn là 3,56%. Đây là một trong những nét đặc thù của thịtrường lao động nước ta trong nhiều năm gần đây.
Tỉ lệ thất nghiệp
Tỉ lệ thiếu việc làm
Chung
Thànhthị
Nôngthôn
Chung
Thànhthị
Nôngthôn
Toàn quốc
2.22
3.6
1.6
2.96
1.58
3.56
Trung du và miền núi phía Bắc
0.87
2.62
0.54
1.87
1.42
1.95
Đồng bằng sông Hồng
1.81
3.33
1.34
4.12
1.97
4.77
Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung
2.28
3.96
1.71
3.4
2.71
3.63
Tây Nguyên
1.31
1.95
1.06
3.1
2.25
3.44
Đông Nam bộ
1.97
2.63
1.56
1.21
0.5
1.64
Đồng bằng sông Cửu Long
2.77
3.37
2.59
4.79
2.83
5.39
Hà Nội
2.38
3.52
1.6
1.22
0.83
1.49
Thành phố Hồ Chí Minh
4.52
4.88
2.78
0.37
0.35
0.48
Bảng 2.7: Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo vùng năm 2011.
Ghi chú: Series1: Chung Series2: Thành thị Series3: Nông thôn
1, Cả nước
2, Đồng bằng sông Hồng 6, Đông Nam Bộ
3, Trung du, miền núi phía Bắc 7, Đồng bằng sông Cửu Long
4, Trung Bộ, duyên dải miền Trung 8, Hà Nội
5, Tây Nguyên 9, TP Hồ Chí Minh
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo vùng của
Việt Nam năm 2011.
Năm 2011, cứ 1000 người đang làm việc ở khu vực nông thôn thì có 36 người thiếu việc làm; tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông thôn cao gấp hơn 2,2 lần khu vực thành thị, trong khi có sự chênh lệch không đáng kể về mức độ thiếu việc giữa nam và nữ ở khu vực nông thôn của các vùng kinh tế- xã hội.
Ghi chú: Series1: Chung Series2: Thành thị Series3: Nông thôn
1, Cả nước
2, Đồng bằng sông Hồng 6, Đông Nam Bộ
3, Trung du, miền núi phía Bắc 7, Đồng bằng sông Cửu Long
4, Trung Bộ, duyên dải miền Trung 8, Hà Nội
5, Tây Nguyên 9, TP Hồ Chí Minh
Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo vùng của
Việt Nam năm 2011
Biểu đồ 2.7 phản ánh tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động chia theo thành thị - nông thôn, giới tính và các vùng kinh tế- xã hội. Đối với nước ta, tỷ lệ thất nghiệp năm 2011 của khu vực thành thị là 3,6%, trong đó của nam là 3,02%, thấp hơn của nữ 1,25 điểm phần trăm (4,27%)
Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị của các vùng kinh tế- xã hội rất khác nhau. Con số này của Tây Nguyên là thấp nhất (1,95%) và của thành phố Hồ Chí Minh là cao nhất (4,52%). Thất nghiệp ở khu vực thành thịcủa nữ cao hơn của nam ở tất cả các vùng, trừ Trung du và miền núi phía Bắc. Điều này cho thấy nhu cầu việc làm của phụ nữ là một vấn đề đáng quan tâm.
Trong 6 tháng đầu năm 2011, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính đạt 50,4 triệu người, tăng 33,2 nghìn người so với lực lượng lao động trung bình năm 2010, trong đó nam 26 triệu người, tăng 72,4 nghìn người; nữ 24,4 triệu người, giảm 39,2 nghìn người.
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của cả nước 6 tháng đầu năm là 46,4 triệu người, giảm 7,2 nghìn người so với số bình quân năm trước, trong đó nam là 24,6 triệu người, tăng 42,6 nghìn người; nữ là 21,8 triệu người, giảm 49,8 nghìn người.
Lao động đang làm việc của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2011 ước tính đạt 49,2 triệu người, tăng 171 nghìn người so với bình quân năm 2010, trong đó 48,6% làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; 21,2% làm việc trong khu vực công nghiệp, xây dựng và 30,2% làm việc trong khu vực dịch vụ.Theo kết quả điều tra lao động tại 4.237 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, lao động tháng 6/2011 của số doanh nghiệp trên ước tính tăng 1% so với tháng 5, trong đó khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,3%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 1,3% và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 1,3%. Trong ba ngành công nghiệp cấp I, lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,1%; ngành khai thác tăng 0,3%; lao động ngành điện, nước tương đối ổn định.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi 6 tháng đầu năm ước tính 2,58% (năm 2010 là 4,1%), trong đó khu vực thành thị 3,96%; khu vực nông thôn 2,02%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính 3,9%, trong đó khu vực thành thì 2,15% và khu vực nông thôn 4,6%.
Lý do lực lượng lao động giảm được giải thích, chủ yếu do một bộ phận lao động đã tự giãn việc trước và sau kỳ nghỉ tết Tân Mão 2011.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, lao động đang làm việc của cả nước trong sáu tháng đầu năm 2011 ước tính đạt 49,2 triệu người, tăng 171 nghìn người so với bình quân năm 2010; trong đó 48,6% làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; 21,2% làm việc trong khu vực công nghiệp, xây dựng và 30,2% làm việc trong khu vực dịch vụ.
Theo kết quả điều tra lao động của 4237 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, lao động tháng 6/2011 của doanh nghiệp ngành này ước tính tăng 1% so với tháng 5/2011. Trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 0,3%; doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 1,3% và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 1,3%.Trong ba ngành công nghiệp cấp I, lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,1%; lao động ngành khai thác tăng 0,3%; lao động ngành điện, nước giữ ổn định.
Lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp tháng 6/2011 so với tháng 5/2011 của một số tỉnh, thành phố có quy mô công nghiệp lớn cũng có biến động theo chiều hướng tăng nhẹ: Bắc Ninh tăng 4,5%; Hải Dương tăng 2,6%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 2,1%; Tp.HCM tăng 1,1%; Vĩnh Phúc tăng 0,7%; Bình Dương tăng 0,7%; Đồng Nai tăng 0,6%; Cần Thơ tăng 0,5%; Hải Phòng tăng 0,5%.
2.3, Tổng kết tình hình thất nghiệp giai đoạn 2008 – 2011
Đơn vị: (%)
Cả nước
Tỉ lệ thất nghiệp
Tỉ lệ thiếu việc làm
Chung
Thànhthị
Nôngthôn
Chung
Thànhthị
Nôngthôn
2008
2.38
4.65
1.53
5.10
2.34
6.10
2009
2.8
4.6
2.1
5.4
3.2
6.3
2010
2.88
4.29
2.29
3.57
1.82
4.26
2011
2.22
3.6
1.6
2.96
1.58
3.56
Trung bình
2.57
4.29
1.88
4.26
2.24
5.06
Bảng 2.9: Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo vùng của Việt Nam giai đoạn năm 2008 – 2011
Nhìn vào bảng 2.9 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm ở thành thị luôn có tỷ lệ cao hơn so với nông thôn. Nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị có xu hướng giảm dần, cụ thể năm 2009 đã giảm 0.05% so với năm 2008, năm 2010 và năm 2011 cũng có xu hướng giảm nhẹ. Tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn thấp hơn thành thị tuy nhiên lại tăng dần qua các năm nhưng đến năm 2011 lại giảm rõ rệt. Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ thất nghiệp thành thị luôn cao hơn nông thôn. Để cụ thể hơn, biểu 2.9 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp chung có xu giảm.
Ghi chú: Series1: Chung Series2: Thành thị Series3: Nông thôn
Năm 2008, 2 - Năm 2009, 3 - Năm 2010, 4 – Năm 2011, 5 – Trung bình
Biểu 2.9: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo vùng của
Việt Nam giai đoạn năm 2008 – 2011
Nhìn vào bảng 2.9 cho thấy tỷ lệ thiếu việc làm ở Nông thôn cao hơn nhiều so với tỷ lệ thiếu việc làm ở thành thị. Tỷ lệ thiếu việc ở thành thị năm 2009 tăng 0.86% so với năm 2008, năm 2010 giảm 2% so với năm 2009, năm 2011 lại giảm 0.24% so với năm 2010. Tương tự tỷ lệ thiếu việc làm ở Nông thôn cao hơn hẳn so với thành thị, 2 năm 2008 và năm 2009 có tỷ lệ khá cao nhưng cũng đã giảm ở 2 năm tiếp theo.
Ghi chú: Series1: Chung Series2: Thành thị Series3: Nông thôn
1 - Năm 2008, 2 - Năm 2009, 3 - Năm 2010, 4 – Năm 2011, 5 – Trung bình
Biểu 2.10: Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo vùng của
Việt Nam giai đoạn năm 2008 – 2011
Từ bảng 2.9, biểu 2.9 và 2.10, cho thấy chính phủ đã rất lỗ lực đưa ra chính sách để làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc. Tăng cường đầu tư vào giáo dục đào tạo nghề nghiệp,đưa ra chính sách để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để có nhiều nhà máy xí nghiệp và từ đó có thể tuyển những người đang chơ việc và những người thất nghiệp.
CHƯƠNG 3, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT
THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM.
3.1. Nguyên nhân của thất nghiệp ở Việt Nam.
3.1.1. Thất nghiệp gia tăng do suy giảm kinh tế toàn cầu.
Nguyên nhân khiến người lao động bị mất việc chủ yếu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu làm cho tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng, làm cho nhiều quốc gia phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, có doanh nghiệp phải đóng cửa hoàn toàn do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu. Chính vì vậy, họ phải “dãn thở” dẫn đến lao động mất việc làm. Đây là nguyên nhân chủ yếu. Trong năm 2008, mức lạm phát ở Việt Nam đã lên tới gần 23%, tuy thấp hơn một ít so với mức mà người ta chờ đợi, nhưng rõ ràng năm 2008 đã là năm mà vật giá leo thang rất nhiều.
Bên cạnh lý do lạm phát, Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy giảm tăng trưởng toàn cầu, nhất là vì kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư ngoại quốc và xuất khẩu ( đặc biệt là sang Hoa Kỳ và châu Âu ). Danh sách các doanh nghiệp phải giải thể, ngưng hoạt động, thu hẹp sản xuất ngày càng nhiều. Hậu quả là nạn thất nghiệp sẽ tăng cao ở Việt Nam trong năm nay.
3.1.2. Nếp nghĩ có từ lâu trong thanh niên.
Là thói quen đề cao việc học để "làm thầy" mặc dù nếu bản thân học "làm thợ" sẽ tốt hơn hay "thích làm Nhà nước, không thích làm cho tư nhân"; như vậy là thiếu thực tế bởi không dựa trên khả năng của bản thân và nhu cầu xã hội. Một bộ phận LĐ trẻ có biểu hiện ngộ nhận khả năng bản thân; một bộ phận khác lại tự ti, không đánh giá hết năng lực thực sự của mình. Chọn nghề theo "nếp nghĩ" sẽ dễ mắc những sai lầm. Rất nhiều LĐ trẻ "nhảy việc" để tìm kiếm thu nhập cao nên dẫn đến tình trạng dễ bị mất việc.
3.1.3. Lao động Việt Nam có trình độ tay nghề thấp.
Vì tay nghề thấp nên lao động Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu mới, tính chuyên nghiệp chưa cao. Việc kỹ năng không đáp ứng yêu cầu và sự thiếu phối hợp giữa hệ thống đào tạo và giáo dục, các nhu cầu thị trường LĐ và quan niệm lạc hậu về vai trò và trách nhiệm giới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề rất thấp, chỉ khoảng 26%. Lao động của chúng ta đúng là dồi dào thật nhưng vẫn không tìm được việc làm, hoặc có việc làm nhưng không ổn định một phần do trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó, lao động vẫn trong tình trạng bán chuyên nghiệp, công việc chắp vá, không ổn định.
Theo thống kê, cả nước hiện có 1.915 cơ sở dạy nghề (CSDN) trong đó có 1.218 CSDN công lập (chiếm 64%), bao gồm: 262 trường dạy nghề, 251 trường ĐH, CĐ, TCCN và 803 cơ sở khác có dạy nghề. Trong đó đáng chú ý là khoảng 355 CSDN thuộc các doanh nghiệp. Trong những năm qua, bình quân mỗi năm các trường nghề thuộc doanh nghiệp đào tạo khoảng 90.000 đến 100.000 học sinh nghề dài hạn và hàng trăm ngàn học sinh hệ ngắn hạn. Tuy nhiên, thực tế hiệu quả của công tác dạy nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Bằng chứng là, hầu hết các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam đều gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, nhất là lao động có tay nghề. Hay như các doanh nghiệp xuất khẩu lao động luôn phải “loay hoay” với các đơn hàng tuyển dụng lao động có tay nghề.
3.2. Tác hại của thất nghiệp đối với Việt Nam.
Thất nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn tác động và gây nhiều vấn đề bất cập như: Tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, tỷ lệ lam phát ngày càng cao, tỷ lệ phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, …. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, thì thất nghiệp ở mức cao dẫn đến sản xuất sút kém, tài nguyên không được sử dụng hết, thu nhập của dân cư giảm xuống kéo theo tổng giá trị sản phẩm quốc dân cũng giảm. Sự thiệt hại về kinh tế do thất nghiệp gây ra ở nước ta là rất lớn nó hơn hẳn các nhân tố vĩ mô khác. Chính vì những điều này đặt đất nước ta trước thực trạng: Thất nghiệp luôn là nổi lo cho toàn xã hội, quan trọng hơn là làm cho kinh tế nước ta giảm đi. Bên cạnh đó thất nghiệp còn ảnh hưởng tới tâm lý người lao động và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
3.3. Giải pháp giải quyết vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam.
3.3.1. Hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp theo lý thuyết
Đối với loại thất nghiệp tự nguyện:
- Cấu tạo ra nhiều công ăn việc làm và có mức tiền lương tốt hơn để tại mỗi mức lương thu hút được nhiều lao động hơn.
- Tăng cường hoàn thiện các chương trình dạy nghề, đào tạo lại, tổ chức tốt thị trường lao động.
Đối với loại thất nghiệp chu kỳ:
- Cần áp dụng chính sách tài khoá, tiền tệ để làm gia tăng tổng cầu nhằm kích thích các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, theo đó thu hút được nhiều lao động.
- Để xảy ra một tình trạng thất nghiệp tràn lan sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đến phát triển kinh tế xã hội. Nền kinh tế sẽ phải từ bỏ những sản phẩm, dịch vụ mà những người công nhân bị thất nghiệp làm ra. Hơn nữa, đó còn là sự lãng phí to lớn nguồn nhân lực đang ở độ tuổi lao động và để tồn tại một lượng lớn người mất việc làm, để họ rơi vào tình cảnh nghèo khó sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Do đó, cần phải có những chính sách, kế hoạch bài bản hơn để ngăn ngừa nguy cơ nạn thất nghiệp tiếp tục lan rộng.
3.3.2. Kích cầu.
Việc đầu tư hay nói đúng hơn là kích cầu nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ là trọng tâm đã được xác định. Việc “bơm vốn” và áp dụng các chính sách ưu đãi cho khu vực doanh nghiệp này trước hết là nhằm kích thích sản xuất, từ đó tạo ra việc làm. Bên cạnh đó, kích cầu bằng việc đầu tư vào phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng đang được đánh giá là giải pháp tối ưu hơn cả. Đây cũng là giải pháp mà các quốc gia đã từng áp dụng trước đây. Việc đẩy nhanh tiến độ các công trình đang thi công và làm mới, cải tạo, nâng cấp các công trình đã xuống cấp trên phạm vi rộng không chỉ giải quyết bài toán yếu kém về cơ sở hạ tầng của nước ta như “phàn nàn” của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, mà hơn thế là sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, giải quyết vấn đề lao động dôi dư do mất việc làm từ ảnh hưởng của suy thoái. Một khi vấn đề yếu kém của cơ sở hạ tầng được giải quyết, cộng hưởng các chính sách kinh tế vĩ mô khác thì việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài sẽ trở nên khả quan hơn khi nền kinh tế thế giới hồi phục trở lại.
3.3.3. Tạo mọi điều kiện cho lao động mất việc.
Lao động bị mất việc cũng có tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội. Trước tình hình lao động của quý I/2009, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã đưa ra ba giải pháp chủ yếu để hỗ trợ lao động mất việc làm.
Thứ nhất, Tổng liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố giúp đỡ người lao động sớm tìm được việc làm mới. Hiện nay Tổng liên đoàn có hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm (31 trung tâm). Theo báo cáo của Tổng liên đoàn lao động các tỉnh, thành thì đã có 80% lao động mất việc tìm được việc làm trở lại. Tổng liên đoàn lao động cũng chỉ đạo các sang cả các doanh nghiệp các tỉnh lân cận.
Thứ hai, các trường dạy nghề của tổ chức công đoàn có nhiệm vụ nâng cao tay nghề cho người lao động hoặc thu hút người lao động vào học nghề, tranh thủ lúc không có việc. Bên cạnh việc giải quyết việc làm thì đầu tư cho công tác dạy nghề cũng là biện pháp kích cầu không kém phần quan trọng. Trong bối cảnh lực lượng lao động mất việc làm tăng nhanh như hiện nay, hằng năm chúng ta phải giải quyết tối thiểu cho khoảng 1,2 triệu việc làm mới, khoảng trên 1 triệu lao động chuyển từ khu vực nông thôn ra thành thị thì sức ép giải quyết việc làm càng trở nên nặng nề hơn. Trong khi đó, nếu chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2009 không đạt được mức 6,5% thì tỉ lệ thất nghiệp tăng cao sẽ càng ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến an sinh xã hội và làm “mất an toàn xã hội” theo cách đánh giá của ILO. Đấy là chưa tính đến việc số hộ nghèo, người nghèo sẽ tăng cao nếu chúng ta áp dụng chuẩn nghèo mới.
Thứ ba, cho vay vốn từ quỹ quốc gia của Tổng liên đoàn. Những người lao động mất việc do suy thoái kinh tế sẽ được vay vốn để họ có thu nhập giải quyết khó khăn trước mắt. Ngoài ra, ở một số tình, thành phố con có thêm quỹ trợ vốn cho lao động nghèo. Quỹ này cũng cho người lao động mất việc làm vay vốn để tạo công việc. Điều này đã mang lại hiệu quả tương đối tốt, giúp người lao động ổn định cuộc sống.
3.3.4. Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo hiểm thất nghiệp ra đời sẽ góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc. Bên cạnh đó bảo hiểm thất nghiệp còn giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp.
3.3.5. Những biện pháp khác
- Trợ cấp một tỷ lệ nhất định trong quỹ lương ở các doanh nghiệp. Họ cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội, quỹ lương hưu v.v… mà mục đích không gì khác ngoài việc giúp doanh nghiệp cắt giảm được chi phí nhân lực liên quan mà không cần phải sa thải nhân công.
- Cắt giảm thuế tiêu thụ cũng giúp giảm gánh nặng chi tiêu cho người tiêu dùng với hy vọng rằng tổng cầu sẽ được duy trì ở mức khả dĩ, tác động tích cực ngược lại đến doanh nghiệp và do đó giảm thiểu được nạn sa thải nhân lực do sản xuất kinh doanh đình đốn.
- Thông qua các tổ chức công đoàn thuyết phục người lao động và chủ doanh nghiệp chấp nhận một mức cắt giảm trong tiền lương để duy trì số công ăn việc làm trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, biện pháp này cũng lại chỉ được áp dụng được ở những nơi có tổ chức công đoàn và vẫn còn hoạt động.
- Đào tạo nghề cho bà con ở nông thôn đặc biệt là con cái của họ, khi diện tích đất sản xuất của họ bị thu hồi thì có thể dể dàng chuyển sang làm những ngành nghề khác.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là nơi mà không những giải quyết được tình trạng thất nghiệp ở trong nước mà còn thu được nguồn ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia.
- Chú trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo.
- Hạn chế tăng dân số.
- Khuyến khích sử dụng lao động nữ.
- Tập trung phần vốn tín dụng từ quỹ quốc gia về việc làm với lãi xuất ưu đãi do các đối tượng trọng điểm vay theo dự án nhỏ để tự tạo việc làm cho bản thân gia đình và công cộng.
KẾT LUẬN
Trong tình hình bất ổn của thể giới cũng như tình hình kinh tế - chính trị Việt Nam hiện nay thì chúng ta có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm. Song có lẽ vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay không chỉ có Việt nam chúng ta quan tâm, mà nó được cả thế giới quan tâm đó là vấn đề thất nghiệp. Như vậy từ những lý do phân tích ở trên, cũng như thực trạng thất nghiệp hiện nay ở Việt Nam ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc quản lý và các biện pháp của Nhà nước đối với vấn đề này.
Thực chất vấn đề đầu tiên và cũng là cuối cùng quyết định sức sống của một nền kinh tế, quyết định mức độ giàu nghèo của xã hội vẫn là con người. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á đã trở nên giàu mạnh nhờ có chiến lược đào tạo nghề, bồi đắp nguồn nhân lực một cách bài bản, lâu dài. Từ đó, họ chuyển dịch nền kinh tế theo cơ cấu hiện đại, lấy dịch vụ làm động lực để tăng nhanh thu nhập, đặc biệt là từ đó tạo điều kiện cho sức lao động có thêm giá trị gia tăng. Qua đó, Việt Nam cần có quan điểm đào tạo nghề, tạo việc làm rõ ràng và phù hợp với xu hướng phát triển trong nước cũng như quốc tế để đón nhận những cơ hội mới cho sự phát triển đồng thời từ đó sẽ giải quyết tốt vấn đề thất nghiệp.
Đồng thời chúng ta cũng cần thực hiện đồng bộ các chính sách như: Giới thiệu việc làm, tổ chức sàn giao dịch việc làm cho những người thất nghiệp, người thiếu việc làm , cho vay vốn để người thất nghiệp tự tạo việc làm, đào tạo và nâng cao năng lực hệ thống quản lý lao động - việc làm, nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn cao, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về lao động - việc làm, chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng nông thôn nghèo, … nhằm nâng cao chất lượng cung, điều chỉnh cung lao động phù hợp với cầu lao động, đẩy mạnh kết nối cung - cầu và trực tiếp làm tăng quy mô việc làm hay gián tiếp tạo ra việc làm mới để đưa nền kinh tế nước ta từng bước phát triển và hội nhập cùng kinh tế thế giới, có uy tín trên trường quốc tế góp phần xây dựng đời sống xã hội được nâng cao.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô đã hướng dẫn và giúp đỡ để nhóm em hoàn thành tốt bài tiểu luận này. Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi thiếu sót, em mong cô sẽ đóng góp để bài tiểu luận được tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Thị trường lao động – Trường ĐH Lao động – Xã hội
2. www.download.com.vn
3. www.kinhtehoc.com
4. Nguồn: Thông tin thị trường lao động. Tập tham luận trung tâm thông tin khoa học và lao động xã hội.
5. Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê
6. www.molisa.gov.vn/ - Bộ lao động thương binh và xã hội.
7. Bài giảng Kinh tế học vĩ mô – Đại Học kỹ thuật công nghiệp – ĐH Thái Nguyên.
8. nguyentandung.org/
9. www.gso.gov.vn – Tổng cục thổng kê
10. www.dantri.com
KHOA KINH TẾ CÔNG NGHIỆP
BỘ MÔN TÀI CHÍNH
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Nhóm:
Lớp:
Tên đề tài:
I. NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tiến trình thực hiện:
2. Nội dung thực hiện
- Các số liệu, kết quả phân tích:
- Kết cấu của bài:
- Phương pháp và mức độ giải quyết các vấn đề:
3. Hình thức của tiểu luận
-Hình thức trình bày:
4. Những nhận xét khác:
II. ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM
Nội dung đánh giá
Điểm tối đa
Điểm chấm
1. Tiến trình thực hiện tiểu luận
1
2. Nội dung
2.1. Kết quả chung
2.2. Đánh giá phần cá nhân
5
(2)
(3)
3. Hình thức
1
4. Bảo vệ
4.1. Trình bày
4.2. Trả lời câu hỏi
3
(1)
(2)
Tổng cộng
10
Chữ ký giáo viên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_in_bai_tieu_luan_vi_mo_621.doc