Tiểu luận Tình hình thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán của Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Hoàng Linh

Qua số liệu tính toán ta thấy : Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty năm 2001 tăng lên so với năm 2000. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời và hệ số khả năng thanh nhanh là xấp xỉ băng nhau (31,0). Điều này chứng tỏ lượng hàng tồn kho của Công ty qua 02 là rất ít so với tổng vốn kinh doanh ( Thực tế tồn kho của năm 2000 là : 945.000, năm 2001 là : 980.000 đ - giá trị hàng hoá ). Tuy nhiên ta cũng nhận thấy lượng tiền mặt tại quỹ của Công ty luôn lớn điều này có thể thuận lợi cho Công ty trong việc thanh toán những mặt khác nó cũng làm giảm khả năng sinh lợi của đồng vốn.

pdf40 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2437 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tình hình thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán của Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Hoàng Linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN: Tình hình thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán của Công ty TNHH Tân Hoàng Linh Lời nói đầu Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường kinh doanh, trình độ quản lý của các doanh nghiệp, đặc biệt là trình độ quản lý tài chính. Quản lý tài chính và hạch toán luôn luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp, nó quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình tham gia vào lĩnh vực kinh doanh. Công tác quản lý tài chính và hạch toán kế toán được coi là công cụ quan trọng để điều hành, kiểm tra và đánh giá mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Những số liệu do hạch toán kế toán phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời và có hệ thống là phương thức quan trọng để quản lý kinh tế của doanh nghiệp. Nhận biết được tầm quan trọng của việc hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp qua những năm nghiên cứu và học tập phần lý thuyết của các môn chính tại nhà trường như : các môn kế toán ( Kế toán Thương mại, Kế toán sản xuất, Kế toán XDCB ), tài chính doanh nghiệp, nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, phân tích hoạt động tài chính . . . Đến nay lại được Nhà trường tạo điều kiện cho đi thực tế tại doanh nghiệp nhằm giúp cho sinh viên vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được ở trường vào công việc thực tế để phát huy được năng lực của bản thân. Trong quá trình tìm hiểu thực tế hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Tân Hoàng Linh em càng nhận thức rõ ràng và đầy đủ hơn tầm quan của công tác tài chính và hạch toán kế toán đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Song điều kiện thời gian có hạn nên trong báo cáo này em chỉ trình bày được những hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty TNHH Tân Hoàng Linh được phản ánh qua số liệu tài chính và hạch toán kế toán. Nội dung Báo cáo gồm 05 phần : Phần 1 : Tình hình tổ chức kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tài chính ở Công ty TNHH Tân Hoàng Linh . Phần 2 : Tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính của Công ty TNHH Tân Hoàng Linh. Phần 3 : Tình hình thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán của Công ty TNHH Tân Hoàng Linh . Phần 4 : công tác phân tích hoạt động kinh tế tại Công ty TNHH Tân Hoàng Linh . Phần 5 : Kết luận. Phần thứ nhất Tình hình tổ chức kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tài chính ở Công ty TNHH Tân Hoàng Linh . Khái quát về Công ty TNHH Tân Hoàng Linh Công ty TNHH Tân Hoàng Linh được thành lập vào ngày 29 tháng 07 năm 1999 theo giấy phép số : 4513 GP/TLDN của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội và số đăng ký kinh doanh : 072465 ngày 09 tháng 08 năm 1999 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Tên giao dịch Tiếng Việt : Công ty TNHH Tân Hoàng Linh Tiếng Anh : New Hoang Linh Co., Ltd Trụ sở giao dịch : số 148/11 ngõ 14B Lý Nam Đế - Hoàn Kiếm- Hà Nội Điện thoại : (84.4 ) Fax : (84.8 ) Ngành nghề kinh doanh : - Buôn bán hàng tư liệu sản xuất. - Buôn bán hàng tư liệu tiêu dùng. - Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá. - Dịch vụ sửa chữa, bảo hành và cho thuê các thiết bị Công ty kinh doanh I. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty : 1.Chức năng : Công ty có chức năng buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá. Dịch vụ lắp đặt, bảo hành, sửa chữa và cho thuê các thiết bị điện tử tin học . . . làm đại lý độc quyền với các hãng sản xuất thiết bị máy tính lớn ở nước ngoài để mở rộng hoạt động kinh doanh. 2. Nhiệm vụ : Nhiệm vụ chính của Công ty là kinh doanh đúng các mặt hàng và ngành nghề đã đăng ký trong giấy phép Kinh doanh. II. Đặc điểm tổ chức bộ máy của Công ty : Công ty TNHH Tân Hoàng Linh có 18 cán bộ công nhân viên được chia thành các bộ phận : Phòng Kế toán, phòng Kinh doanh, phòng Kỹ thuật, Cửa hàng bán lẻ. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Tân Hoàng Linh : Nhiệm vụ của từng bộ phận : - Giám đốc : là người đứng đầu trong Công ty trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả kinh doanh của Công ty. Có nghĩa vụ nộp đầy đủ các loại thuế cho Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn cũng như đời sống của CBCNV trong Công ty. - Phòng Kinh doanh : đứng đầu là Trưởng phòng, có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, quảng cáo, giới thiệu, tìm bạn hàng để chào hàng và tìm nguồn hàng Giám Đốc Phòng Kế toán Phòng Kỹ thuật Phòng Kinh doanh Bộ phận Văn thư Cửa hàng bán lẻ Sơ đồ 01 mới cho Công ty. Đề ra được những phương án kinh doanh tối ưu nhất để đạt được lợi nhuận cao nhất. - Phòng Kỹ thuật : đứng đầu là Trưởng phòng chịu trách nhiệm về phần kỹ thuật của những mặt hàng của công ty kinh doanh và thực hiện các yêu cầu dịch vụ, của khách hàng. - Phòng Kế toán : đứng đầu là Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Giám Đốc trong công tác thực hiện các chế độ hạch toán kinh tế, thông tin kinh tế, quản lý việc thu chi tài chính, việc sử dụng tiền vốn, lên sổ sách chi tiết theo điều lệ kế toán mà Nhà nước đã ban hành. . . - Bộ phận văn thư : giúp Giám đốc lưu giữ và phân phát tài liệu cho các phòng ban và làm các công việc tạp vụ khác. III . Tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán của Công ty : 1.Mô hình tổ chức bộ máy kế toán : Phòng Kế toán của Chi nhánh gồm 05 người được tổ chức theo sơ đồ sau : Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán kho Kế toán tổng hợp Thủ kho Sơ đồ 02 Nhiệm vụ của từng bộ phận trong phòng Kế toán : - Kế toán trưởng : chịu trách nhiệm và chỉ đạo chung toàn bộ công tác kế toán giúp việc cho Giám đốc thực hiện các chế độ hạch toán kinh tế, quản lý việc thu chi tài chính, việc sử dụng tiền vốn. Quản lý bộ phận tài vụ về việc xử lý các thông tin theo điều lệ kế toán. - Kế toán tổng hợp : Có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép toàn bộ các nghiệp vụ kế toán phát sinh hàng ngày, theo dõi tình hình thanh toán công nợ. Tính lương và các khoản trích theo lương cho CBCNV. Thu nhập thông tin, tài liệu về kế toán của Công ty giúp đỡ Giám đốc và kế toán trưỏng xử lý thông tin về tài chính, hàng hoá. - Kế toán kho : Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại vật tư hàng hoá để lên hoá đơn thanh toán với khách hàng. Có thông tin kịp thời cho Giám đốc để có biện pháp xử lý đúng đắn tránh những tình huống có ảnh hưởng đến vòng quay của vốn. - Thủ quỹ : Hàng ngày dựa vào các phiếu thu, chi hợp lệ mà thu hay chi tiền chịu trách nhiệm trước Công ty về việc thừa thiếu tiền trong két. 2. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty : Công ty TNHH Tân Hoàng Linh thực hiện chế độ hạch toán kế toán độc lập, áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ đăng ký với các cơ quan thuế địa phương, sử dụng hệ thống chứng từ ghi chép theo theo mẫu của Tổng cục thống kê và Bộ Tài chính ban hành. Công ty sử dụng hệ thống tài khoản áp dụng cho các đơn vị sản xuất kinh doanh theo quyết định : 1141 TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính ban hành ngày 01 tháng 11 năm 1995. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ kế Sổ kho, Sổ Chứng từ ghi Sổ cái Bảng cân đối tài khoản Bảng tổng hợp chứng từ kế toán Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ thẻ kế toán Bảng tổng hợp chi Sơ đồ 03 Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm kê Phần thứ hai Tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính của Công ty TNHH Tân Hoàng Linh . 1. Quản lý tài chính tại Công ty : - Tài sản cố định : Công ty mua sắm tài sản cố định căn cứ theo nhu cầu của các cán bộ công nhân viên trong Công ty và các nhân viên có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản sao cho có hiệu quả và đúng mục đích. - Tài sản lưu động và vốn lưu động : Công ty được quyền sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực khác của mình để thực hiện các mục tiêu hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc báo cáo và phát triển. - Giám đốc - người chủ tài khoản được quyền huy động vốn từ mọi nguồn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của bên cho vay và của Công ty. - Giám đốc được quyền sử dụng phần lợi nhuận còn lại sau khi đã thưc hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước, trích lập các quỹ theo quy định. - Công ty phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế. - Công ty luôn công bố khai báo tài chính hàng năm. - Công ty có nghĩa vụ phải thực hiện đúng các quy định về quản lý vốn, nguồn vốn, các chế độ về hạch toán doanh thu lợi nhuận và các chế độ khác do Nhà nước quy định. 2. Công tác kế hoạch tài chính của Công ty : - Hàng quý, các bộ phận trong Công ty tập hợp các số liệu về doanh thu - toàn bộ số tiền thu được trong hoạt động kinh doanh, đồng thời tập hợp các chi phí bán hàng, chi phí mua hàng, chi phí quản lý . . . để thấy được một cách chính xác tình hình chi phí phát sinh trong kỳ, xem chúng có phù hợp với những nguyên tắc quản lý tài chính và nhu cầu kinh doanh hay không. Từ đó Công ty có số liệu cụ thể để xây dựng “ Kế hoạch kinh doanh ” với những biện pháp khắc phục nhân tố tiêu cực, khai thác các yếu tố tích cực. Kế hoạch này được thông qua bởi Ban Giám đốc Công ty và được lấy làm mục tiêu phấn đấu để tăng doanh thu của Công ty . 3. Tình hình vốn và nguồn vốn của Công ty : Vốn là một trong những thành phần quan trọng góp phần vào sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nếu không có vốn thì doanh nghiệp không thể đứng vững được 3.1 Cơ cấu các loại vốn năm 2000 và năm 2001 : Tình hình vốn của Công ty được thể hiện qua các chi tiêu sau : Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu Quý III Năm 2000 Quý III Năm 2001 So sánh Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng vốn kinh doanh 1.714,731 1.909,010 194,278 38,77 - Tài sản lưu động 1.080,145 954,671 - 125,474 - 11,62 - Tài sản cố định 634,586 954,339 319,752 50,39 Qua bảng phân tích tài sản của Công ty ta thấy tài sản cố định quý III năm 2000 tăng hơn quý III năm 2001 với số tiền là : 319,752 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là : 50,39 %. Có được kết quả như vậy là do Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh. Tài sản lưu động quý III năm 2000 giảm hơn quý III năm 2001 với số tiền là : 125,474 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là : 11,62 %, Công ty cần phải xem xét lại tình hình đầu tư tài sản lưu động của mình. 3.2 Tình hình nguồn vốn của Công ty : Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu Quý III Năm 2000 Quý III Năm 2001 So sánh Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng vốn kinh doanh 1.714,731 1.909,010 194,278 38,77 - Nguồn vốn đi vay - Nguồn vốn trong thanh toán 809,719 680,511 -129,208 - 13,00 - Nguồn vốn chủ sở hữu 905,012 1.228,499 323,486 51,77 Qua bảng phân tích tài sản của Công ty ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu quý III năm 2000 tăng hơn quý III năm 2001 với số tiền là : 323,486 triệu đồng.tương ứng với tỷ lệ tăng : 51,77%. Nguồn vốn trong thanh toán quý III năm 2000 giảm hơn quý III năm 2001. Công ty đã tranh thủ vốn chiếm dụng của bạn hàng một cách hợp lý, đây là một cách để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 4. Tình hình tài chính của Công ty : 4.1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty : Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu Quý III Năm 2000 Quý III Năm 2001 Tổng doanh thu 5.921 6.551 Tổng vốn kinh doanh 1.542 1.706 Lợi nhuận 296 184 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 5% 3% @ Quý III năm 2000 65,3 542.1 625.5  vòng @ Quý III năm 2001 73,3 706.1 367.6  vòng Qua chỉ tiêu so sánh vòng quay vốn kinh doanh ta thấy rằng vòng quay vốn kinh doanh của quý III năm 2001 tăng nhanh hơn vòng quay vốn kinh doanh của quý III năm 2000 điều nằy chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty là rất tốt. Quý III năm 2000 84,3 542.1 921.5  Quý III năm 2001 84,3 706.1 551.6  Chỉ tiêu hệ số phục vụ vốn kinh doanh nó phản ánh một đồng vốn bỏ ra thì thu lại cho Công ty được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng tốt. Tổng mức doanh thu thuần Vòng quay vốn kinh doanh = Tổng mức doanh thu thực hiện Hệ số phục vụ vốn kinh doanh = Tổng mức lợi nhuận thực hiện Hệ số lợi nhuận vốn kinh doanh = @ Quý III năm 2000 19,0 542.1 296  @ Quý III năm 2001 11,0 706.1 184  So sánh quý III năm 2000 với quý III năm 2001 mức lợi nhuận đạt được so với đồng vốn bỏ ra giảm đi. Nguyên nhân là do chi phí bán hàng tăng lên so với quý III năm 2000 4.2 Hiệu quả chi phí kinh doanh của Công ty : @ Quý III năm 2000 07,1 557.5 921.5  @ Quý III năm 2001 14,1 766.5 551.6  So sánh quý III năm 2000 với quý III năm 2001 về tổng mức doanh thu thực hiện tăng lên : 630 triệu đồng bằng 110,64% tăng 10,64% nhưng chi phí tăng lên 209 triệu đồng bằng 103,76% tăng 3,76%. Như vậy mức tăng của doanh thu cao hơn mức tăng của chi phí được đánh giá là tốt vì Công ty đã quản lý tốt. @ Quý III năm 2000 053,0 557.5 296  @ Quý III năm 2001 032,0 766.5 184  Tổng mức doanh thu thực hiện trong kỳ Hệ số phục vụ chi phí = Tổng mức lợi nhuận trong kỳ Hệ số lợi nhuận của chi phí = Trông qua hệ lợi nhuận của chi phí, qua kết quả tính toán ở trên ta nhận thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty quý III năm 2000 cao hơn quý III năm 2001. Trong quý III năm 2000 một đồng chi phí thì thu được : 0,053 đồng lợi nhuận, trong quý III năm 2001 một đồng chi phí thì thu được: 0,032 đồng lợi nhuận. 4.3 Các chỉ tiêu bảo toàn và tăng trưởng vốn của Công ty : @ Quý III năm 2000 43,1 080.1 542.1  @ Quý III năm 2001 28,1 331.1 706.1  Công ty đã đảm bảo được vốn qua các quý trong năm, tình hình kinh doanh của Công ty ổn định và phát triển, kinh doanh có lãi, thu nhập của cán bộ công nhân viên được đảm bảo. 4.4 Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước : Công ty đã chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp Ngân sách : thuế giá trị gia tăng, thuế lợi tức. . . Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách được thể hiện cụ thể qua bảng sau : Đơn vị tính : đồng chỉ tiêu số còn phải nộp kỳ trước số phải nộp kỳ này số đã nộp trong kỳ số còn đến cuối kỳ Thuế 1. Thuế doanh thu 2.368.500 51.573.214 42.961.414 10.980.300 Vốn chủ sở hữu Hệ số bảo toàn vốn trong kỳ = 2. Thuế nhập khẩu 131.383.127 131.383.127 0 3. Thuế lợi tức 6.542.000 53.441.900 57.608.900 2.375.000 4. Các loại thuế khác 1.410.800 850.000 2.260800 0 tổng cộng : 10.321.300 237.248.241 243.214.241 13.355.300 Tổng số thuế còn phải nộp năm trước chuyển sang kỳ này : Trong đó thuế lợi tức : Ngày 31 tháng 12 năm 2001 ngươì lập biểu Kế toán trưởng giám đốc (Ký) (Ký) (Ký đóng dấu) 4.5 Thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty : Đơn vị tính : triệu đồng/quý Chỉ tiêu Quý III Năm 2000 Quý III Năm 2001 So sánh  % Tổng quỹ tiền lương 263 218 - 45 83% NSLĐ bình quân 117 93 - 24 79% Tiền lương bình quân 4.7 4 - 0,7 85% Mặc dù sang quý III năm 2001 số CBCNV của Công ty có tăng lên song tổng quỹ lương giảm do doanh thu có phần nào giảm sút vì mức độ gia tăng của các công ty khác tại Hà Nội thêm với số nhân viên được tăng thêm đã làm cho năng suất lao động bình quân của mỗi CBCNV giảm đáng kể. Từ yếu tố trên đã làm cho tiền lương bình quân của mỗi CBCNV trong Công ty giảm từ 4.7 triệu đồng trong quý III năm 2000 xuống còn 4 triệu đồng trong quý III năm 2001. Năng suất lao động giảm từ 117 triệu đồng trong quý III năm 2000 xuống còn 93 triệu đồng trong quý III năm 2001. 4.6 Công tác kiểm tra, kiểm soát công tác tài chính của Công ty : Đối với các doanh nghiệp nói chung và ở Công ty TNHH Tân Hoàng Linh nói riêng : công tác quản lý tài chính luôn phải đảm bảo đúng nguyên tắc, chế độ và quy định của Nhà nước - Nó được thể hiện ở tính khách quan trung thực của các báo cáo tài chính. Như trên ta thấy Công ty thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước về các khoản phải nộp phải trả ( không nợ đọng thuế ), đối với bạn hàng Công ty luôn thể hiện uy tín của mình bằng chất lượng kinh doanh và được các bạn hàng tin tưởng. Do vậy công tác tài chính của Công ty trong các năm hoạt động là rất tốt. Mặt khác Công ty phải nộp thuế cho Nhà nước trong mỗi kỳ kinh doanh cho nên thường xuyên có sự huướng dẫn, kiểm tra đôn đốc của các cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Các khâu nghiệp vụ trong công tác hạch toán ở Công ty không nhiều do vậy tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát. Sự kiểm tra cập nhật thông tin của Giám đốc đối với công tác tài chính của Công ty là thường xuyên. Phần thứ ba Tình hình thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán của Công ty TNHH Tân Hoàng Linh . Công ty TNHH Tân Hoàng Linh sử dụng hệ thống tài khoản kế toán mới từ ngày 01/01/1995 - áp dụng hình thức kế toán và sử dụng chế độ báo cáo kế toán do Bộ Tài chính ban hành cho các doanh nghiệp. Việc hạch toán các nghiệp vụ kế toán chủ yếu ở Công ty được thể hiện như sau : 1. Kế toán nghiệp vụ mua hàng và thanh toán tiền hàng : a) Các chứng từ, sổ sách và tài khoản (TK) sử dụng : Khi có nghiệp vụ mua hàng và thanh toán tiền hàng ở Công ty, Kế toán sử dụng các chứng từ ban đầu như : phiếu chi, hoá đơn bán hàng, phiếu nhập kho, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng kinh tế . . . và các loại sổ như : sổ cái TK 156, sổ mua hàng và các sổ khác. Tài khoản được kế toán sử dụng là TK 156 “ Hàng hoá ” Bên nợ TK 156 - Trị giá hàng hoá nhập kho trong kỳ Bên có TK 156 - Trị giá hàng hoá xuất kho trong kỳ Dư nợ - Trị giá hàng hoá tồn kho cuối kỳ TK 156 được mở ra các TK cấp 2 là : 156.1 - Giá mua hàng hoá 156.2 - Chi phí mua hàng hoá Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK liên quan : 111, 112, 331 b) Phương pháp kế toán Khi mua hàng : + Nếu thanh toán bằng tiền mặt kế toán ghi : * Nợ TK 156.1 - Giá mua hàng hoá Nợ TK 133 1 - Thuế VAT hàng hoá Có TK 111 - Tổng số tiền phải thanh toán * Nợ TK 156.2 - Chi phí mua hàng Nợ TK 133 1 - Thuế VAT được khấu trừ Có TK 111 - Tổng số tiền phải thanh toán + Nếu thanh toán bằng tiền gửi Ngân hàng hoặc chưa phải thanh toán tiền cho người bán, kế toán ghi tương tự như trên nhưng thay TK 111 “ Tiền mặt ” bằng TK 112 “ Tiền gửi Ngân hàng ” hoặc TK 331 “Phải trả cho người bán ”. Riêng trường hợp trả chậm khi Công ty thanh toán cho người bán thì kế toán ghi : * Nợ TK 331 Có TK 111, 112 Ngoài ra ở Công ty không phát sinh các nghiệp vụ khác như : ứng trước tiền cho người bán . . . 2. Kế toán nghiệp vụ tiêu thu hàng hoá : a) Các chứng từ, sổ sách và tài khoản (TK) sử dụng : ở nghiệp vụ này các chứng từ sử dụng ban đầu như : Hoá đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu xuất kho, giấy báo có của Ngân hàng, giấy chấp nhận nợ . . . . Các sổ sử dụng có : Sổ cái TK 511, sổ tiêu thụ, sổ theo dõi nợ . . . Tài khoản sử dụng : TK 511 “ Doanh thu bán hàng ” Bên nợ TK 511 - Các khoản giảm trừ doanh thu - Thuế doanh thu ( DT ) phải nộp - Kết chuyển DT thuần để xác định kết quả kinh doanh Bên có TK 511 - Doanh thu thực tế của hoạt động bán hàng. Và các TK liên quan như : 111, 112, 632, 131 . . . b) Phương pháp kế toán : Việc bán hàng ở Công ty thực hiện theo phương thức lấy hàng, xuất hàng tại kho của Công ty. Khi bán hàng kế toán ghi : * Nợ TK 111, 112 - Số đã thu Nợ TK 131 - Số tiền người mua còn chưa thanh toán Có TK 511 - Phản ánh doanh thu bán hàng Có TK 3331 - Thuế VAT phải nộp * Nợ TK 632 Có TK 156 - Giá xuất kho Các trường hợp bán hàng khác và bất thường trong khâu bán hàng thì Công ty không có nên không hạch toán các nghiệp vụ này. 3. Kế toán tài sản cố định (TSCĐ) : TSCĐ hiện có của Công ty TNHH Tân Hoàng Linh là những TSCĐ hữu hình phục vụ trực tiếp cho việc quản lý và hoạt động kinh doanh của Công ty như : Nhà cửa, dụng cụ thiết bị làm việc . . . Những TSCĐ này được quản lý một cách chặt chẽ, định kỳ kế toán tính trích khấu hao và phân bổ khấu hao vào các đối tượng liên quan. a ) Chứng từ sổ sách và TK sử dụng : Các chứng từ ban đầu như biên bản bàn giao TSCĐ, hoá đơn mua TSCĐ, thẻ TSCĐ . . . các sổ sử dụng có : sổ tổng hợp TK 211 và sổ theo dõi chi tiết TSCĐ. TK sử dụng là TK 211 “ TSCĐ hữu hình ” Bên nợ : Nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ Bên có : Nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ Dư nợ : Nguyên giá TSCĐ hiện còn cuối kỳ Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK liên quan như : 111, 112, 331, 009 . . . b) Phương pháp kế toán * Kế toán tăng TSCĐ : Căn cứ vào tờ trình xin phê duyệt mua sắm TSCĐ của các cán bộ công nhân viên, khi phát sinh mua TSCĐ đưa vào sử dụng kế toán dựa trên : hoá đơn bán hàng, hợp đồng mua bán để ghi sổ : Nợ TK 211 - Giá mua TSCĐ Nợ TK 133 2 - Thuế VAT Có TK 111, 112, 331 - Tổng số tiền phải thanh toán. ở Công ty TNHH Tân Hoàng Linh không thực hiện bút toán chuyển nguồn vốn do Công ty không trích lập các quỹ. Tức là khi TSCĐ tăng lên thì đồng thời là tiền ( thuộc tài sản lưu động ) giảm xuống hoặc nợ phải trả cũng tăng lên. *Kế toán giảm TSCĐ : Khi phát sinh các nghiệp vụ giảm TSCĐ tuỳ từng trường hợp cụ thể mà kế toán hạch toán. Trường hợp nhượng bán TSCĐ thu hồi do thanh lý: + Xác định khoản thu về nhượng bán thanh lý : Căn cứ vào các chứng từ liên quan đến việc nhượng bán, thanh lý TSCĐ, kế toán ghi : Nợ TK 111, 112, 131 - Giá thanh lý TSCĐ thu về Có TK 721 - Giá thanh lý nhượng bán chưa có VAT. Có TK 3331 - Số thuế VAT + Xoá sổ TSCĐ ghi : Nợ TK 821 - Giá trị còn lại của TSCĐ nhượng bán Nợ TK 214 - Số khấu hao TSCĐ đã trích Có TK 211 - Nguyên giá TSCĐ * Kế toán khấu hao TSCĐ : Định kỳ kế toán tính trích khấu hao TSCĐ và phân bổ vào các đối tượng liên quan trực tiếp. Kế toán ghi : Nợ TK 641 - Trích khấu hao TSCĐ dùng cho bán hàng Nợ TK 642 - Trích khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý Có TK 214 - Số hao mòn Đồng thời ghi nợ 009 : Mức khấu hao. 4. Kế toán tiền lương và các khoản bảo hiểm : a ) Chứng từ sổ sách và TK sử dụng : Các chứng từ được sử dụng : Bảng chấm công, bảng tính lương, phiếu chi ... Các sổ sách sử dụng : Sổ tổng hợp TK 334 để theo dõi các khoản phải thanh toán với CBCNV của Công ty. Đồng thời mở các sổ theo dõi chi tiết khác. TK sử dụng : - TK 334 “ Phải trả CBCNV ” Bên nợ : Các khoản thanh toán với CBCNV trong kỳ Bên có : Các khoản trả CBCNV trong kỳ Dư có : Các khoản trả CBCNV hiện còn cuối kỳ. - TK 388 “ Phải trả phải nộp khác ” Bên nợ : Các khoản đã trả trong kỳ Bên có : Các khoản phải trả trong kỳ Dư có : Các khoản phải trả hiện còn cuối kỳ. - Các TK liên quan như : 641, 642, 111 . . . b) Phương pháp kế toán * Kế toán tiền lương: - Trong kỳ khi tạm ứng lương cho CBCNV, kế toán ghi : Nợ TK 344 Có TK 111, 112 - Số tiền đã chi - Cuối kỳ khi tính lương phải trả cho CBCNV, kế toán ghi : Nợ TK 641, 642 Có TK 334 - Khi thanh toán tiền lương, kế toán ghi : + Nếu có các khoản khấu trừ vào lương kế toán ghi : Nợ TK 334 Có TK 338 Có TK 1388 + Thanh toán số tiền lương còn lại kế toán ghi : Nợ TK 334 Có TK 111, 112 - Các khoản thanh toán khác như tiền ăn trưa kế toán ghi : Nợ TK 641, 642 Có TK 334 - Số phải trả + Khi thanh toán ghi : Nợ TK 334 Có TK 111, 112 - Số đã chi trả - Nếu công ty thuê lao động ngoài phải trả lương kế toán ghi : Nợ TK 641, 642 Có TK 331 - Số tiền công phải trả + Khi thanh toán ghi : Nợ TK 331 Có TK 111, 112 - Số đã chi trả * Kế toán bảo hiểm ( BHXH, BHYT ) : Cuối kỳ khi tính trích bảo hiểm kế toán ghi : Nợ TK 641, 642 Có TK 338 + Số bảo hiểm phải thu của CBCNV ( trừ vào lương ) kế toán ghi : Nợ TK 334 Có TK 3383 - 5% BHXH Có TK 3384 - 1% BHYT + Khi thanh toán bảo hiểm cho cơ quan quản lý kế toán ghi : Nợ TK 338 Có TK 111, 112 - Số đã chi trả + Khi tính bảo hiểm phải trả cho CBCNV kế toán ghi : Nợ TK 3383, 3384 Có TK 334 - Số phải trả cho CBCNV 5. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp : Các chi phí phát sinh ở Công ty bao gồm : Tiền lương, BHXH, BHYT, chi phí về công cụ đồ dùng, khấu hao TSCĐ phục vụ cho quá trình kinh doanh và quản lý. a ) Chứng từ sổ sách và TK sử dụng : Các chứng từ được sử dụng ở nghiệp vụ này : Bảng tính trích khấu hao, bảng tính lương, phiếu chi, các chứng từ về thuế ... Các sổ sách sử dụng : Sổ tổng hợp TK 641, 642 để theo dõi tổng hợp toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý phát sinh trong kỳ. Đồng thời mở các sổ theo dõi chi tiết khác. TK sử dụng : - TK 641 “ Chi phí bán hàng ” Bên nợ : Các khoản chi phí thực tế phát sinh trong kỳ Bên có : Các khoản ghi giảm chi phí Kết chuyển chi phí bán hàng cuối kỳ TK 641 - Không có số dư cuối kỳ. - TK 642 “ Chi phí bán hàng ” Bên nợ : Các khoản chi phí thực tế phát sinh trong kỳ Bên có : Các khoản ghi giảm chi phí Kết chuyển chi phí bán hàng cuối kỳ TK 642 - Không có số dư cuối kỳ. b) Phương pháp kế toán * Chi phí bán hàng : - Tính tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên phục vụ trực tiếp cho quá trình tiêu thụ kế toán ghi : Nợ TK 6411 Có TK 334 - Trích bảo hiểm ( bộ phận bán hàng ) ghi : Nợ TK 6412 Có TK 338 - Tính trích khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng kế toán ghi : Nợ TK 6414 Có TK 214 Đồng thời ghi nợ TK 009 - Cuối kỳ kết chuyển chi phí xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh kế toán ghi : Nợ TK 911 Có TK 641 * Chi phí quản lý doanh nghiệp : Tính lương và các khoản phụ cấp phải trả cho bộ phận quản lý kế toán ghi : Nợ TK 6421 Có TK 334 - Trích bảo hiểm kế toán ghi : Nợ TK 6421 Có TK 338 - Trích khấu hao TSCĐ phục vụ công tác quản lý kế toán ghi : Nợ TK 6424 Có TK 214 Đồng thời ghi nợ TK 009 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước kế toán ghi : Nợ TK 6425 Có TK 333 (chi tiết) - Các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ quản lý kế toán ghi : Nợ TK 6427 Có TK 111, 112, 331 - Các chi phí bằng tiền khác kế toán ghi : Nợ TK111,112 Có TK 642 - Cuối niên độ nếu trích lập dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho kế toán ghi : Nợ TK 6426 Có TK 139 Có TK 159 - Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán ghi : Nợ TK 911 Có TK 642 6. Ké toán tài sản bằng tiền : a ) Chứng từ sổ sách và TK sử dụng : Các chứng từ hạch toán ban đầu như : Phiếu thu, phiếu chi, các chứng từ Ngân hàng (báo nợ, báo có )... Các sổ sách sử dụng : Sổ quỹ tiền mặt, sổ tổng hợp TK 111, 112 để theo dõi sự biến động của tiền mặt tại quỹ, về tiền gửi Ngân hàng. TK sử dụng : - TK 111 “ Tiền mặt ” Bên nợ : Số tiền mặt đã thu trong kỳ Bên có : Số tiền mặt đã chi trong kỳ Dư có : Số tiền mặt hiện còn cuối kỳ. - TK 112 “ Tiền gửi Ngân hàng ” Bên nợ : Các khoản tiền gửi vào Ngân hàng Bên có : Các khoản tiền rút ra từ Ngân hàng Dư có : Số tiền mặt hiện còn gửi tại Ngân hàng. - Các TK liên quan như : 511, 131 ,333, 334 . . . b) Phương pháp kế toán * Đối với tiền mặt tại quỹ : - Khi thu tiền bán hàng, thu hồi công nợ, rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ kế toán ghi : Nợ TK 111 Có TK 511, 131, 112 - Khi chi tiền mặt để trả nợ người bán, xuất quỹ gửi vào Ngân hàng, chi trả CBCNV, chi nộp Ngân sách . . . tuỳ từng trường hợp cụ thể mà kế toán ghi : Nợ TK 331, 112, 333, 334 Có TK 111 - Thu tiền mặt từ các hoạt động khác ( như nhượng bán TSCĐ, tiền thu lãi đầu tư . . . ) nhập quỹ ghi : Nợ TK 111 - Tiền mặt Có TK 721 - Thu nhập hoạt động khác * Đối với tiền gửi Ngân hàng : - Khi nhận điện báo có của Ngân hàng về các khoản tiền thu bán hàng, thu nợ kế toán ghi : Nợ TK 112 Có TK 511, 131 - Dùng tiền gửi Ngân hàng để trả nợ, mua hàng . . . kế toán ghi : Nợ TK 331, 156 Có TK 112 - Khi nộp tiền vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo kế toán ghi : Nợ TK 113 Có TK 111 - Khi nhận được giấy báo có của Ngân hàng về số tiền nộp ở trên kế toán ghi: Nợ TK 112 Có TK 113 7. Kế toán xác định kết quả và phân phối kết quả tài chính : a ) Các chứng từ, sổ sách và các TK sử dụng : Kế toán sử dụng các chứng từ như : Chứng từ tự lập về xác định kết quả kinh doanh, các bảng kê tính thuế. Các sổ theo dõi về tiêu thụ, chi phí. Các TK sử dụng : - TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh ” Bên nợ : - Giá vốn của sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp - Kết chuyển lãi của hoạt động kinh doanh Bên có : - Doanh thu thuần về số hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ - Thực lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ TK 911 - Không có số dư cuối kỳ - TK 421 “ Lãi chưa phân phối ” Bên nợ : - Số lỗ về hoạt động sản xuất kinh doanh - Phân phối các khoản lãi Bên có : - Số thực lỗ về hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ - Số lỗ đã xử lý trong kỳ TK 421 - Có thể có số dư bên nợ hoặc số dư bên có Dư nợ - Số lỗ chưa xử lý hiện còn cuối kỳ Dư có - Số lãi chưa xử lý hiện còn cuối kỳ b) Phương pháp kế toán * Kế toán kết quả tài chính : - Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần kế toán ghi : Nợ TK 511 Có TK 911 - Kết chuyển trị giá vốn hàngbán kế toán ghi : Nợ TK 911 Có TK 632 - Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán ghi : Nợ TK 911 Có TK 641, 642 - Kế toán so sánh giữa bên Nợ và bên Có của TK 911 để xác định kết quả : + Nếu bên Có lớn hơn bên Nợ ( Lãi ) kế toán ghi : Nợ TK 911 Có TK 4212 + Nếu bên Có nhỏ hơn bên Nợ ( Lỗ ) kế toán ghi : Nợ TK 4211 Có TK 911 * Kế toán phân phối kết quả tài chính : Cuối niên độ kế toán Công ty xác định số lợi tức, lợi tức của Công ty sau khi đã nộp thuế, số còn lại một phần trích lập quỹ dự trữ còn lại sẽ bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh - Trong kỳ khi tính thuế lợi tức phải nộp kế toán ghi : Nợ TK 421 Có TK 3334 - Khi đã nộp thuế kế toán ghi : Nợ TK 3334 Có TK 111, 112 - Khi trích lãi lập các quỹ kế toán ghi : Nợ TK 421 Có TK 414 - Quỹ phát triển kinh doanh Có TK 415 - Quỹ dự phòng tài chính Có TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi - Bổ sung vốn kinh doanh từ kết quả kinh doanh kế toán ghi : Nợ TK 421 Có TK 411 8. Các báo cáo tài chính của Công ty : Các báo cáo tài chính của Công ty được lập vào cuối mỗi kỳ kinh doanh nó trình bày một cách tổng quát, toàn diện tìnhhình tài sản, nguồn vốn, công nợ và kết quả kinh doanh cảu Công ty. Qua đó cung cấp các thông tin kinh tế tài chính của Công ty cho lãnh đạo Công ty cũng như các đối tượng liên quan khác, làm căn cứ quan trọng để đề ra các quyết định đối với hoạt động kinh doanh của Công ty. Nội dùng báo cáo tài chính, hàng quý trình bày lên lãnh đạo sau 10 ngày kết thúc tháng: - Bảng cân đối kế toán ( Mẫu B01 - DN ) - Báo cáo kết quả kinh doanh ( Mẫu B02 - DN ) - Một số phụ biểu theo quy định của Công ty + Báo cáo lỗ, lãi + Bao cáo tình hình công nợ - Báo cáo năm + Bảng cân đối kế toán ( Mẫu B01 - DN ) + Báo cáo kết quả kinh doanh ( Mẫu B02 - DN ) + Bảng thuyết minh + Một số phụ biểu theo quy định của Công ty Phần thứ tư công tác phân tích hoạt động kinh tế tại Công ty TNHH Tân Hoàng Linh Đối với bất cứ đơn vị sản xuất kinh doanh nào thì việc tổ chức phân tích hoạt động kinh tế ở đơn vị mình là điều cần thiết. Công ty TNHH Tân Hoàng Linh là đơn vị kinh doanh, lại hoạt động trong một điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường như hiện nay thì công tác phân tích hoạt động kinh tế là không thể thiếu được. Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh để thấy được những thành tích và những tồn tại, tìm ra những quyết định đúng đắn và kịp thời nhằm phát huy tốt nhất những thành tích đạt được, khắc phục những tồn tại, từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác phân tích hoạt động kinh tế đối với Công ty nên Giám đốc Công ty, phòng kế toán đã tổ chức thực hiện rất chu đáo. Việc tổ chức phân tích hoạt động kinh tế tại Công ty trên cơ sở phân tích các báo cáo tài chính đã được lập. Ngoài ra Công ty cũng chú ý nhiều tới các yếu tố như thị trường, các cơ chế chính sách của Nhà nước. Trên cơ sở đó có những đánh giá và kết luận để đưa ra những quyết định trong chiến lược kinh doanh của Công ty. Bảng cân đối kế toán Đơn vị tính : đồng Chỉ tiêu Mã Số cuối kỳ số Năm 2000 Năm 2001 Tài sản A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 315.341.751 293.721.307 I. Vốn bằng tiền 110 314.396.751 292.741.307 1. Tiền mặt 111 304.679.645 292.282.116 2. Tiền gửi Ngân hàng 112 9.717.106 459.191 3. Tiền đang chuyển 113 II. Hàng tồn kho 140 945.000 980.000 6. Hàng hoá tồn kho 146 945.000 980.000 Chỉ tiêu Mã số Số cuối kỳ Năm 2000 Năm 2001 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 200 103.716.400 98.863.600 I. Tài sản cố định 210 103.716.400 98.863.600 1. Tài sản cố định hữu hình 211 103.716.400 98.863.600 - Nguyên giá 212 107.356.000 107.356.000 - Giá trị hoa mòn luỹ kế 213 3.639.600 8.492.400 2. Tài sản cố định vô hình 217 II. Đầu tư tài chính dài hạn 220 III. Chi phí XDCB dở dang 230 IV. Ký quỹ ký cược dài hạn 240 Tổng cộng tài sản : 419.058.151 392.584.907 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 300 10.146.800 9.295.344 1. Vay ngắn hạn 310 10.146.800 9.295.344 2. 311 3. Thuế và các khoản 312 4. Nguồn mua trả tiền trước 314 10.146.800 9.295.344 5. Nợ dài hạn 320 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 408.911.351 383.289.563 I. Nguồn vốn quỹ 410 408.911.351 383.289.563 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 408.911.351 383.289.563 2. 3. 4. 5. Quỹ dự phòng tài chính 415 1.555.351 1.869.620 II. Nguồn kinh phí 420 Tổng cộng tài sản : 419.058.151 392.584.907 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Phần lãi - lỗ Đơn vị tính : đồng Chỉ tiêu Mã số Luỹ kế từ đầu năm Năm 2000 Năm 2001 tổng doanh thu 01 904.806.300 317.540.666 Trong đó doanh thu hàng xuất khẩu 02 0 0 Các khoản giảm trừ 03 11.365.089 7.760.000 + Chiết khấu 04 0 0 + Giảm giá hàng bán 05 0 0 + Hàng bán bị trả lại 06 0 0 + Thuế VAT, thuế xuất khẩu phải nộp 07 11.365.089 7.760.000 1. Doanh thu thuần (01 - 03 ) 10 893.441.211 309.780.666 2. Giá vốn hàng hoá 11 865.174.300 209.865.800 3. Lợi tức gộp ( 10 - 11 ) 20 28.267.911 99.914.866 4. Chi phí bán hàng 21 5.200.000 40.225.000 5. Chi phí quản lý doan nghiệp 22 8.669.099 32.004.800 6. Lợi tức thuần từ HĐKD ( 20- 21-22 ) 30 14.398.812 27.685.066 7. Lợi tức từ hoạt động tài chính 40 0 0 8. Lợi tức bất thường 50 0 0 9. Tổng lợi tức trước thuế 60 14.398.812 27.685.066 10. Thuế lợi tức phải nộp 70 4.607.620 8.859.221 11. Lợi tức sau thuế 80 9.791.192 18.825.845 Trên cơ sở những báo cáo tài chính được lập, Công ty tập trung phân tích các chỉ tiêu là : - Tỷ suất đầu - Tỷ suất tài trợ - Khả năng thanh toán - Khả năng sinh lợi * Tỷ suất đầu tư : Năm 2000 %8,24100 151.058.419 400.716.103  x Năm 2001 %2,25100 907.584.392 600.863.98  x * Tỷ suất tài trợ : Năm 2000 %6,97100 151.058.419 351.911.408  x Năm 2001 %6,97100 907.584.392 563.289.383  x Nhận xét : Qua kết quả tính toán trên ta thấy răng tỷ suất đầu tư của Công ty năm 2001 tăng so với năm 2000 là không đáng kể (0,4%). Tỷ suất tài trợ bằng : 97,6% như vậy tình hình tài chính của Công ty rất khả quan, khả năng tự chủ tài chính của Công ty rất cao. * Khả năng thanh toán : TSCĐ và đầu tư dài hạn Tỷ suất đầu tư = Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tài trợ = x 100 TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Năm 2000 08,31 800.146.10 751.341.315  Năm 2001 6,31 344.295.9 307.721.293  Năm 2000 31 800.146.10 00751.396.314    Năm 2001 5,31 344.295.9 00307.741.292    Qua số liệu tính toán ta thấy : Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty năm 2001 tăng lên so với năm 2000. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời và hệ số khả năng thanh nhanh là xấp xỉ băng nhau (31,0). Điều này chứng tỏ lượng hàng tồn kho của Công ty qua 02 là rất ít so với tổng vốn kinh doanh ( Thực tế tồn kho của năm 2000 là : 945.000, năm 2001 là : 980.000 đ - giá trị hàng hoá ). Tuy nhiên ta cũng nhận thấy lượng tiền mặt tại quỹ của Công ty luôn lớn điều này có thể thuận lợi cho Công ty trong việc thanh toán những mặt khác nó cũng làm giảm khả năng sinh lợi của đồng vốn. * Khả năng sinh lợi : Năm 2000 034,0 151.058.419 812.398.14  Năm 2001 071,0 907.584.392 27.685.066  Vốn bằng tiền+Đầu tư tài chính ngắn hạn+ Nợ phải trả Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Lợi nhuận của hoạt động SXKD Hệ số khả năng sinh lợi của vốn = Qua tính toán ta thấy khả năng sinh lợi của vốn năm 2000 là không cao (cứ 100 đồng vốn bỏ ra Công ty chỉ thu được 0,034 đồng tiền lãi). Đến năm 2001 khả năng sinh lợi của Công ty tăng được hơn không đáng kể (cứ 100 đồng vốn bỏ ra Công ty thu được 0,071 đồng tiền lãi). Như vậy qua việc phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tân Hoàng Linh thấy được kết quả kinh doanh của Công ty qua 02 năm còn chưa cao. Điều này có thế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mang lại. Song với sự cố gắng của Công ty cùng với sự phát triển trong lĩnh vực công nghệ máy tính của Việt Nam trong những năm gần đây và sắp tới thì tin rằng Công ty sẽ có những thành tích tốt hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. kết luận Công ty TNHH Tân Hoàng Linh là một trong những công ty mới được thành lập nhưng đã có những bước phát triển về mọi mặt, tạo vị thế trên thị trường. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi còn có nhiều khó khăn như sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng lớn, thị trường ngày một chia nhỏ. Năm 1999 Nhà nước thực hiện luật thuế GTGT nên khả năng chiếm dụng vốn của khách hàng ít. Chính vì thế Công ty phải có các biện pháp phù hợp vươn lên, kiện toàn lại công tác tổ chức, đề ra được các bước đi cho phù hợp với nhu cầu thực tế để kinh doanh của Công ty ngày càng ổn định và phát triển.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf594_6672.pdf
Luận văn liên quan