Tiểu luận Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí

Sau khi cổ phần hoá và nhất là trong những năm đầu khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, TCT sẽ có nhiều cơ hội để khẳng định mình trên thị trường nhưng chắc chắn cũng không ít khó khăn do chính thị trường đem lại. Điều cấp thiết mà TCT phải làm chính là làm sao để khắc phục những điểm yếu, khai thác và phát huy những lợi thế sẵn có của mình, có như vậy TCT mới có thể trở thành doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp hoá chất và dịch vụ dung dịch khoan phục vụ cho ngành công nghiệp Dầu khí, không chỉ nâng cao vị thế trong ngành mà còn khẳng định uy tín và chất lượng trên thị trường quốc tế.

pdf66 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2270 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ty con - 9.792.000.000 - 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 115.187.619.703 9.160.979.030 9.160.979.030 B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp GVHD: TS. NguyÔn H÷u ¸nh NguyÔn ThÞ Ngäc Anh KÕ to¸n 48B 29 3.Đấu tư dài hạn khác 10.000.000.000 - - III. Tài sản dài hạn khác 7.313.014.768 395.544.000 155.525.140 71.083.159 1. Chi phí trả trước dài hạn - 155.525.140 71.083.159 2.Tài sản dài hạn khác 395.544.000 - - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 464.647.707.044 396.738.717.045 283.537.055.116 235.740.806.623 NGUỒN VỐN A-NỢ PHẢI TRẢ 199.666.955.427 161.363.093.395 111.962.485.767 82.342.905.514 I. Nợ ngắn hạn 199.179.431.744 160.987.695.896 111.656.363.857 82.167.873.570 1. Vay và nợ ngắn hạn 73.270.455.111 23.895.457.784 7.029.536.118 2. Phải trả người bán 21.501.499.922 11.416.385.118 6.211.757.711 3. Người mua trả tiền trước 3.510.803.451 8.845.377.335 293.000.000 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 829.480.255 755.747.911 397.902.481 5. Phải trả người lao động 6.807.575.632 6.300.660.742 8.152.890.362 6. Chi phí phải trả 112.618.258 129.453.649 249.653.649 7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 54.955.263.267 60.313.281.318 59.833.133.249 II. Nợ dài hạn 487.523.683 375.397.499 306.121.910 175.031.944 1. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 375.397.499 306.121.910 175.031.944 B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp GVHD: TS. NguyÔn H÷u ¸nh NguyÔn ThÞ Ngäc Anh KÕ to¸n 48B 30 B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 264.819.320.236 235.375.625.650 171.574.569.349 153.397.901.109 I. Vốn chủ sở hữu 273.308.743.503 236.265.155.149 171.201.575.221 151.303.310.187 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 159.717.350.000 145.199.980.000 120.000.000.000 120.000.000.000 7. Quỹ đầu tư phát triển 13.245.937.965 4.071.337.041 4.071.337.041 3.567.583.202 8. Quỹ dự phòng tài chính 2.997.997.924 1.017.834.260 891.895.801 9. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 1.369.333.936 803.522.572 - - 10. Lợi nhuận chưa phân phối 98.976.121.602 83.192.317.612 46.112.585.920 26.843.831.184 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác (8.489.423.267) (889.531.499) 372.812.128 2.094.590.922 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi (8.519.301.267) (891.531.499) 304.913.128 2.077.669.922 2. Nguồn kinh phí 29.878.000 1.699.000 67.899.000 16.921.000 3.Lọi ích của cổ đông thiểu số 161.431.381 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 464.647.707.044 396.738.717.045 383.537.055.116 235.740.806.623 ( Nguồn báo cáo thường niên năm 2007, 2008, báo cáo tài chính quý IV năm 2009) 1.4.2.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: ( xem bảng 2 ) B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp GVHD: TS. NguyÔn H÷u ¸nh NguyÔn ThÞ Ngäc Anh KÕ to¸n 48B 31 Bảng 2.Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006,2007,2008,2009 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính:VNĐ CHỈ TIÊU Năm 2009 * Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 563.683.203.754 418.825.109.726 333.022.321.426 174.722.383.433 2. Các khoản giảm trừ doanh thu (29.579.520.842) (2.382.730.180) (8.520.871.147) (10.855.357) 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 534.103.682.912 416.442.379.546 324.501.450.279 174.711.528.076 4. Giá vốn hàng bán 464.214.817.594 321.396.604.201 242.743.596.260 131.567.440.452 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 69.888.865.318 95.045.775.345 81.757.854.019 43.144.087.624 6. Doanh thu hoạt động tài chính 4.277.251.381 5.300.957.377 312.983.589 41.784.715.863 7. Chi phí tài chính 26.816.201.115 12.503.124.155 13.050.799.607 10.055.054.883 - Trong đó: Chi phí lãi vay 4.957.029.187 1.099.153.083 1.580.161.886 8. Chi phí bán hàng 29.630.047.658 58.082.211.909 54.947.294.642 30.664.754.699 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 49.734.926.019 49.751.235.029 25.804.468.512 13.104.114.704 B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp GVHD: TS. NguyÔn H÷u ¸nh NguyÔn ThÞ Ngäc Anh KÕ to¸n 48B 32 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (32.015.058.093) (19.989.838.371 ) ( 11.731.725.153) 31.104.879.201 11. Thu nhập khác 2.101.306.972 2.143.429.436 86.987.380 12. Chi phí khác 1.627.405.635 24.906.121.382 302.665.617 13. Lợi nhuận ( lỗ ) khác (686.199.421) 473.901.337 (22.767.691.946 ) (215.678.237) 14.Lãi/ lỗ trong công ty liên kết, liên doanh 78.154.993.708 89.854.259.747 76.972.486.575 - 15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 45.453.736.194 70.338.322.713 42.478.069.476 30.889.200.964 16.Chi phí thuế thu nhập hiện hành 525.336.218 1.173.042.690 - - 17.Chi phí thuế thu nhập hoãn lại - - - 18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 44.928.399.976 69.165.280.023 42.478.242.980 30.899.200.964 19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 3.001 5.710 3.556 2.541 ( Nguồn báo cáo thường niên năm 2007, 2008, báo cáo tài chính quý IV năm 2009) 33 Năm 2009 tổng doanh thu của TCT đạt gần 600 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2008 và vượt 7% so với kế hoạch. Năm 2009 được đánh giá là năm có nhiều khó khăn, lạm phát và khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam, làm suy giảm tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế. Khi đối mặt với khủng hoảng, các doanh nghiệp đồng loạt tiến hành tái cấu trúc, đổi mới doanh nghiệp để thích nghi với hoàn cảnh mới. Nhận thức rõ điều này, ngay từ cuối năm 2008 Ban lãnh đạo TCT đã nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức kết hợp với nhiệm vụ mà Tập đoàn giao phó để xác định hướng phát triển cho từng lĩnh vực cụ thể của TCT. Một bước đổi mới quan trọng đầu tiên mà TCT đã làm được trong năm 2009 là kịp thời thành lập ra các Phòng Ban, Chi nhánh đảm nhận nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ kỹ thuật như dịch vụ kỹ thuật dung dịch khoan, dịch vụ làm sạch, dịch vụ môi trường... đáp ứng các yêu cầu của các đơn vị trong và ngoài ngành. Chi nhánh DMC - Vũng Tàu với chức năng cung cấp dịch vụ kỹ thuật khoan và khai thác được thành lập vào tháng 5/ 2009. Tuy mới đi vào hoạt động nhưng Chi nhánh đã nhanh chóng bắt kịp và kết hợp nhịp nhàng với các đơn vị trong TCT để thực hiện tốt việc cung cấp dịch vụ dung dịch khoan. Trong năm 2009, Chi nhánh đã cung cấp dịch vụ cho 1 giếng của PVEP Sông Hồng tại Thái Bình, 7 giếng khoan thăm dò và phát triển ngoài khơi đóng góp vào doanh thu của TCT gần 100 tỷ đồng. Các dịch vụ xử lý môi trường, xử lý nước, xử lý chất thải và làm sạch cũng nhanh chóng được triển khai và cũng thu được những thành công. Trong đó, trước hết phải kể đến sự thành công của dự án xử lý SiO2 cho nhà máy lọc dầu Dung Quất với tổng trị giá hợp đồng xấp xỉ 46 tỷ đồng. Dự án đã hoàn thành sau 22 tuần thi công với công suất vượt so với dự kiến đã tạo niềm tin cho cả nhà đầu tư và nhà thầu, mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong tương lai. Ngoài ra, TCT cũng ký kết hợp đồng với Công ty TNHH 1 thành viên Lọc hóa Dầu Bình Sơn để xử lý, bao tiêu các sản phẩm phụ có trong quá trình vận hành nhà máy bao gồm : Sản phẩm Lưu 34 huỳnh, dầu thải, RFCC,..Đồng thời trong năm TCT cũng tích cực đẩy mạnh và triển khai các dịch vụ hỗ trợ cho công tác thăm dò, gia tăng hệ số thu hồi dầu và đã giành được sự tín nhiệm của các khách hàng. Trong đó, TCT đã ký và triển khai các hợp đồng Xử lý lắng đọng muối vô cơ trong lòng giếng với VSP; Cung cấp dịch vụ lựa chọn hóa phẩm đảm bảo cho vận chuyển dầu với Lam Sơn JOC; Cung cấp hóa chất cho xử lý vùng cận đáy giếng theo đơn đặt hàng của VFC. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2009, TCT đã chủ động rà soát, tối ưu hóa quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Bentonite, bước đầu thu được hiệu quả với chất lượng tốt và ổn định, giảm giá thành sản phẩm. Song song với việc cải tiến công nghệ, TCT vẫn tiếp tục nghiên cứu và đã thành công trong việc sản xuất thí nghiệm sản phẩm TCT- Bentonite chất lượng cao. Đồng thời với việc phát triển các sản phẩm truyền thống, TCT chủ động phối hợp với các đối tác trong và ngoài nước sản xuất các loại sản phẩm có hàm lượng chất xám và giá trị thương mại cao như : PPD, Demulsifier, Biocide...Trong đó sản phẩm Demulsifier được VSP chấp thuận mua lô hàng 20 tấn để tiến hành thử nghiệm công nghiệp. Đây là sản phẩm cần thiết cho lĩnh vực khai thác Dầu khí, khẳng định hướng đi đúng đắn trong việc chuyển dịch cơ cấu sản phẩm của TCT trong tương lai. Một thành công lớn của TCT trong năm 2009 là hoạt động tìm kiếm thăm dò nguồn nguyên liệu, ban lãnh đạo TCT đã tập trung chỉ đạo quyết liệt vấn đề tìm kiếm thăm dò nguồn nguyên liệu cả trong và ngoài nước. Việc đưa Công ty Cổ phần khai thác Bắc Cạn đi vào hoạt động đã đảm bảo nguồn nguyên liệu, ổn định sản xuất tạo công ăn việc làm cho người lao động. Các dự án tìm kiếm thăm dò mỏ Barite tại Đoan Hùng – Phú Thọ và tại Lào đang được tiếp tục triển khai. Đồng thời năm 2009 cũng ghi nhận kết quả của hoạt động kinh doanh các sản phẩm hóa chất, đặc biệt là những thành công bước đầu trong việc phát triển, mở rộng kinh doanh hóa chất cho khoan khai thác, lọc hóa dầu. Nhờ sự chủ động nắm bắt các yêu cầu, tích cực tham gia đấu thầu, TCT đã nắm bắt được nhiều cơ hội cung cấp hóa chất cho các nhà thầu, các nhà máy lọc dầu trong nước. Không dừng lại ở đó, trong năm qua hệ thống kinh doanh của TCT còn thành công trong mở 35 rộng thị trường kinh doanh ra nước ngoài. Song song với việc bám sát cung ứng theo hoạt động của Tập đoàn, TCT cũng nắm bắt được một số cơ hội kinh doanh cho một số lĩnh vực khác góp phần vào sự tăng trưởng của toàn ngành. Kết quả mà Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí đã đạt được trong năm 2009 đã chứng tỏ sự phấn đấu, nỗ lực, tinh thần đoàn kết, đồng tâm hiệp lực của toàn thể TCT. Tất cả những kết quả này đã chứng tỏ hướng phát triển đúng đắn của TCT. Bước vào năm 2010, tuy còn có rất nhiều những khó khăn cả về khách quan và chủ quan song cùng với sự hỗ trợ tích cực của Tập đoàn, Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí- CTCP quyết tâm đổi mới, hoàn thiện các loại hình dịch vụ và các sản phẩm, nâng cao chất lượng sản xuất để đẩy nhanh quá trình phát triển nâng mức doanh thu lên hàng ngàn tỷ đồng. 1.4.3.Tình hình sử dụng lao động: Bảng 3.Tình hình sử dụng lao động của TCT năm 2007,2008. Năm 2007 Công ty/đơn vị Số người Văn phòng công ty 108 Công ty TNHH MTV TCT Hà Nội 298 Chi nhánh TCT-TTTTĐK I 37 Công ty TNHH MTV TCT Vũng Tàu 164 Công ty TNHH MTV TCT Quảng Ngãi 37 Số lượng CBCNV toàn công ty 644 36 Năm 2008 Mức lương bình quân năm 2008: - Tiền lương bình quân: 4,7 triệu đồng/người/tháng - Thu nhập bình quân: 5,79 triệu đồng/người/ tháng Tiền lương và thu nhập bình quân của CBCNV TCT đã được tăng dần qua các năm cụ thể như sau: Bảng 4. Tiền lương và thu nhập bình quân của CBCNV năm 2006,2007,2008 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tiền lương BQ ( tr.đ/ng/th) 3,22 4,46 4,7 Thu nhập BQ ( tr.đ/ng/th) 3,76 5,13 5,79 Chính sách chế độ với người lao động: TCT thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với người lao động theo Quy định của Nhà nước. Tùy thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, TCT thưởng trên cơ sở hệ số lương và các khoản thưởng khác trong các ngày lễ lớn. Chính sách khuyến khích vật chất: - Trợ cấp thâm niên ngành đối với lao động về hưu hoặc chết - Trợ cấp khó khăn cho những CBCNV gặp khó khăn trong cuộc sống - Chi tiền may trang phục quần áo, tiền nghỉ mát, tiền sinh nhật… cho CBCNV Chính sách khuyến khích về tinh thần: CBCNV được tham gia trong các phong trào sinh hoạt quần chúng như hội Đơn vị Số người Công ty mẹ- TCT 151 Văn phòng đại diện tại TPHCM 9 TCT Hà Nội 271 TCT Vũng Tàu 138 TCT Quảng Ngãi 42 Số lượng CBCNV toàn TCT 611 37 diễn văn nghệ, thể thao của ngành, “Uống nước nhớ nguồn” và các hoạt động khác do Công đoàn và Đoàn thanh niên phát động… CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HÓA PHẨM DẦU KHÍ 2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HÓA PHẨM DẦU KHÍ: 2.1.1. Mô hình tổ chức: TCT áp dụng mô hình kế toán vừa tập trung vừa phân tán phù hợp với đặc điểm kinh doanh của TCT. Các công ty con có nhiệm vụ tổ chức quản lý kinh doanh ở đơn vị mình, tổ chức kế toán độc lập. Tại các công ty con tổ chức bộ máy kế toán riêng và thực hiện công tác kế toán từ khâu lập chứng từ, vào sổ kế toán, lập các báo cáo kế toán sau đó gửi cho kế toán TCT. Tại TCT cũng tổ chức bộ máy kế toán riêng vừa phản ánh toàn bộ nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tại TCT đồng thời tổng hợp số liệu từ các báo cáo kế toán từ các đơn vị cấp dưới gửi lên, lập báo cáo kế toán cho toàn TCT. Phòng kế toán của TCT gồm 14 người, đứng đầu là kế toán trưởng kiêm trưởng phòng, 2 phó phòng kế toán và 11 kế toán viên phụ trách các phần hành kế toán cụ thể. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại TCT được trình bày như sơ đồ dưới đây: 38 Sơ đồ 4. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại TCT 2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành:  Kế toán trưởng : là người đứng đầu bộ phận kế toán trong TCT và đồng thời là trưởng phòng tài chính – kế toán, giúp đỡ ban TGĐ tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán tại TCT đồng thời là kiểm soát viên kinh tế tài chính của nhà nước. - Bộ phận kế toán XDCB - Bộ phận kế toán thuế - Bộ phận kế toán doanh thu, thu nhập - Bộ phận kế toán chi phí - Thủ quỹ KẾ TOÁN TRƯỞNG - TRƯỞNG PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN PHÓ PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN - Bộ phận tài chính - Bộ phận kế toán tổng hợp - Bộ phận kế toán thanh toán - Bộ phận kế toán lương, BHXH, BHYT, KPCĐ - Bộ phận kế toán TSCĐ - Bộ phận kế toán công nợ 39 Nhiệm vụ của kế toán trưởng :  Tổ chức công tác kế toán tài chính phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh tại TCT và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hiện hành của nhà nước.  Tổ chức điều hành bộ máy kế toán và chịu tránh nhiệm trực tiếp trước đại hội đồng cổ đông, HĐQT, ban TGĐ cũng như các cơ quan nhà nước về tình hình tài chính của TCT cũng như việc tuân thủ các chế độ hiện hành.  Chịu tránh nhiệm hướng dẫn, phân công công việc đến từng kế toán viên và tham mưu cho ban TGĐ về các quyết định của TCT .  Bộ phận tài chính :  Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính, giám sát thực hiện kế hoạch tài chính, tình hình thu nhập và phân phối thu nhập, tình hình kế toán vốn bằng tiền và tiền vay.  Phân tích tình hình tài chính của TCT qua các báo cáo tài chính, trên cơ sở đó đề xuất với lãnh đạo các biện pháp quản lý tài chính đúng đắn và có hiệu quả.  Tham gia xây dựng các hợp đồng kinh tế và đấu thầu khi được yêu cầu.  Chỉ đạo nghiệp vụ về công tác tài chính kế toán đối với các đơn vị, hướng dẫn phổ biến các chế độ chính sách tài chính kế toán mới ban hành.  Bộ phận kế toán tổng hợp:  Kiểm tra việc mở sổ sách, lập các chứng từ kế toán của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng chế độ hiện hành.  Ghi sổ cái, kiểm tra đối chiếu các bộ phận có liên quan và các đơn vị nội bộ trên cơ sở đó lập báo cáo tài chính theo quy định.  Tính toán chính xác các chi phí, các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, các khoản phải nộp cấp trên và quy định theo chế độ.  Kiểm tra và xét duyệt các báo cáo tài chính các chi nhánh, kiểm tra kế toán các chi nhánh.  Mở sổ ghi chép để theo dõi, phản ánh các nguồn vốn góp liên doanh và các khoản phải thu từ liên doanh như lợi nhuận được chia từ hoạt động liên doanh.  Đề xuất với lãnh đạo các biện pháp tháo gỡ khó khăn và quản lý kinh doanh. 40  Lập báo cáo và phân tích tình hình đầu tư liên doanh theo yêu cầu quản lý.  Bộ phận kế toán thanh toán:  Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ kế toán.  Lập chứng từ thanh toán, phân loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tính toán chính xác số liệu để hạch toán theo quy định.  Ghi sổ kế toán chi tiết, theo dõi các chứng từ thanh toán bằng tiền mặt đối chiếu kiểm tra với sổ quỹ, tiền gửi ngân hàng đối chiếu kiểm tra với sổ phụ ngân hàng.  Cuối quý, cuối năm phải tiến hành kiểm kê quỹ, lấy xác nhận số dư ngân hàng, lập bảng kê chi tiết và đối chiếu với các bộ phận có liên quan để phục vụ cho việc tổng hợp lập báo cáo tài chính.  Bộ phận kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ:  Tính toán chính xác tiền lương, thưởng và các khoản phải nộp khác theo quy định: BHXH, BHYT, KPCĐ,…của người lao động phục vụ cho việc tính giá thành và lập báo cáo tài chính.  Mở sổ, hạch toán chi tiết, lập sổ tổng hợp thu nhập của người lao động.  Đôn đốc việc thu BHYT, BHXH của người lao động theo chế độ và các khoản phải nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý.  Thực hiện thanh quyết toán với BHXH địa phương theo chế độ.  Bộ phận kế toán công nợ:  Mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản công nợ cho từng đối tượng và thời hạn theo yêu cầu quản lý. Cuối kỳ, lập bảng kê chi tiết và bảng cân đối phát sinh công nợ đồng thời đối chiếu với các bộ phận có liên quan.  Kiểm tra, đối chiếu, xác nhận công nợ với từng đối tượng.  Tập hợp các chứng từ và kiến nghị, đề xuất biện pháp quản lý nợ quá hạn.  Tham gia giải quyết khiếu nại của khách hàng.  Đôn đốc việc thu hồi các khoản nợ tạm ứng và nợ tiền bán hàng.  Bộ phận kế toán thuế: 41  Mở sổ chi tiết cho từng loại thuế và thuế GTGT đầu vào trên cơ sở chứng từ kế toán theo trình tự thời gian. Hàng kỳ, lập bảng kê chi tiết và đối chiếu với các bộ phận liên quan.  Thực hiện việc tính toán chính xác, đấy đủ các khoản thuế phải nộp.  Thực hiện việc kê khai nộp thuế hàng tháng cho đơn vị chủ quản.  Thực hiện việc lập báo cáo quyết toán thuế, đôn đốc các chi nhánh thực hiện nộp thuế đầy đủ, đúng hạn.  Bộ phận kế toán doanh thu và thu nhập:  Quản lý và sử dụng các hóa đơn bán hàng theo quy định.  Theo dõi các hóa đơn hàng xuất khẩu.  Mở và ghi sổ chi tiết doanh thu, thu nhập khác cho từng mặt hàng, từng đối tượng và theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.  Lập bảng kê chi tiết doanh thu và đối chiếu với các bộ phận có liên quan.  Tổng hợp doanh thu, thu nhập khác toàn TCT và lập báo cáo doanh thu từng quý, năm cho từng khách hàng và từng mặt hàng.  Phân tích tình hình thực hiện doanh thu theo kế hoạch.  Bộ phận kế toán chi phí:  Mở sổ chi tiết, theo dõi các khoản mục chi phí theo từng đối tượng, từng sản phẩm, lập bảng kê chi tiết, tham gia xây dựng kế hoạch giá thành sản phẩm.  Tính toán, tập hợp chính xác, đầy đủ các chi phí liên quan đến giá thành sản phẩm, chi phí quản lý, tiêu thụ và chi phí khác làm cơ sở cho việc xác định kết quả kinh doanh.  Thủ quỹ:  Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các chứng từ thu chi tiền mặt.  Mở và ghi sổ quỹ tiền mặt của chứng từ theo thời gian, phân loại chứng từ thu chi và bảo quản theo đúng chế độ.  Thực hiện thu chi tiền mặt chính xác .  Đối chiếu thường xuyên với sổ chi tiết thu chi tiền mặt của kế toán thanh toán để phát hiện chênh lệch nếu có. 42  Thực hiện rút tiền mặt ở ngân hàng, bảo quản an toàn tiền theo quy định. 2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HÓA PHẨM DẦU KHÍ: 2.2.1. Các chính sách kế toán chung: TCT áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 do Bộ tài chính ban hành. Các chính sách kế toán chủ yếu được TCT và các công ty con áp dụng trong việc lập báo cáo tài chính : Niên độ kế toán : Năm tài chính của TCT bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Kỳ kế toán: Theo tháng. Đồng tiền sử dụng: Việt Nam Đồng. Phương pháp tính thuế GTGT: TCT áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ . Ước tính kế toán: Việc lập báo cáo tài chính hợp nhất tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán việt Nam, hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam yêu cầu BGĐ phải có những ước tính và giả định ảnh hưởng đến số liệu báo cáo về công nợ, tài sản và việc trình bày các khoản công nợ và tài sản tiềm tàng tại ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất cũng như các số liệu báo cáo về doanh thu và chi phí trong suốt năm tài chính. Kết quả hoạt động kinh doanh thực tế có thể khác với các ước tính, giả định đặt ra. Cơ sở hợp nhất báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính hợp nhất hợp nhất báo cáo tài chính của TCT và các công ty con do TCT kiểm soát được lập đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm. Việc kiểm soát này đạt được khi TCT có khả năng kiểm soát các chính sách tài chính và hoạt động của các công ty đầu tư nhằm thu được lợi ích từ hoạt đông của các công ty này. Kết quả hoạt đông kinh doanh của các công ty con được mua lại hoặc bán đi trong năm được trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất từ ngày mua hoặc cho đến ngày bán khoản đầu tư ở công ty con đó. 43 Trong trường hợp cần thiết báo cáo tài chính của các công ty con được điều chỉnh để các chính sách kế toán được áp dụng tại TCT và các công ty con là giống nhau. Tất cả các nghiệp vụ và số dư chủ yếu giữa các công ty trong cùng TCT được loại bỏ khi hợp nhất báo cáo tài chính Lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của công ty con hợp nhất được xác định là một chỉ tiêu riêng biệt tách khỏi phần VCSH của cổ đông của công ty mẹ. Lợi ích của cổ đông thiểu số bao gồm giá trị các lợi ích của cổ đông thiểu số tại ngày hợp nhất kinh doanh ban đầu và phần lợi ích của cổ đông thiểu số trong sự biến động của tổng VCSH kể từ ngày hợp nhất kinh doanh. Các khoản lỗ tương ứng với phần vốn của cổ đông thiểu số vượt quá phần vốn của họ trong tổng VCSH của công ty con được tính giảm vào phần lợi ích của TCT trừ khi cổ đông thiểu số có nghĩa vụ ràng buộc và có khả năng bù đắp khoản lỗ đó. Góp vốn liên doanh: Các khoản vốn góp liên doanh là thỏa thuận trên cơ sở ký kết hợp đồng mà theo đó TCT và các bên tham gia thực hiện hoạt đông kinh tế trên cơ sở đồng kiểm soát. Cơ sở đồng kiểm soát được hiểu là việc đưa ra các quyết định mang tính chiến lược liên quan đến các chính sách hoạt động và tài chính của đơn vị liên doanh phải có sự đồng thuận của các bên đồng kiểm soát. Tiền và các khoản tương đương tiền: Bao gồm tiền mặt tại quỹ, các khoản tiền gửi không kỳ hạn các khoản đầu tư ngắn hạn, có khả năng thanh khoản cao, dễ dành chuyển đổi thành tiền và ít rủi ro liên quan đến việc biến đổi giá trị. Các khoản phải thu và dự phòng nợ khó đòi: Dự phòng các khoản phải thu khó đòi được trính lập cho những khoản phải thu đã quá hạn thanh toán từ 3 tháng trở lên, hoặc những khoản phải thu mà người nợ khó có khả năng thanh toán do bị thanh lý, phá sản hay các khó khăn tương tự. Hàng tồn kho: Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung nếu có để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá gốc của hàng tồn kho 44 được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Giá trị thuần có thể thực hiện được được xác định bằng giá bán ước tính trừ đi các chi phí để hoàn thành cùng chi phí tiếp thị và chi phí phân phối phát sinh. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho của TCT được trích lập theo các quy định kế toán hiện hành theo đó TCT được phép trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lỗi thời, hỏng, kém phẩm chất trong trường hợp giá trị thực tế của hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán. Tài sản cố định hữu hình và khấu hao: Tài sản cố định hữu hình được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do tự làm, tự xây dựng bao gồm chi phí xây dựng, chi phí sản xuất thực tế phát sinh cộng chi phí lắp đặt và chạy thử. Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính, cụ thể như sau: Năm Nhà cửa, vật kiến trúc 6-20 Máy móc, thiết bị 5-12 Thiết bị văn phòng 3-5 Phương tiện vận tải 6-8 Tài sản khác 5-20 Tài sản cố định vô hình và khấu hao: Tài sản cố định vô hình gồm phần mềm chuyển đổi đơn vị quốc tế và phần mềm kế toán được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong thời gian 2-3 năm. Đầu tư vào công ty con và công ty liên doanh, liên kết: Các khoản đầu tư vào công ty con và công ty liên doanh, liên kết được phản ánh theo giá gốc trên báo cáo tài chính riêng biệt của nhà đầu tư. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Các tài sản đang trong quá trình xây dựng phục vụ mục đích sản xuất, cho thuê, quản trị hoặc cho bất kỳ mục đích nào 45 khác được ghi nhận theo giá gốc. Chi phí này bao gồm chi phí dịch vụ và chi phí lãi vay có liên quan phù hợp với chính sách kế toán của TCT. Việc tính khấu hao của các tài sản này được áp dụng giống như với các tài sản khác, bắt đầu từ khi tài sản ở vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Ngoại tệ: Các nghiệp vụ phát sinh bằng các ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các nghiệp vụ này được hạch toán vào báo cáo kết quả họat động kinh doanh. Số dư các tài sản bằng tiền và công nợ phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ tại ngày kết thúc niên độ kế toán được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày này. Chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại các tài khoản này được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các số dư tại ngày kết thúc niên độ kế toán không được dùng để chia cho các cổ đông. 2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán Hệ thống chứng từ kế toán mà TCT sử dụng tuân theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính ra ngày 20/3/2006. Chứng từ kế toán mà TCT sử dụng bao gồm:  Nhóm chứng từ về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng gồm có:  Phiếu thu  Phiếu chi  Giấy đề nghị thanh toán  Biên lai thu tiền  Bảng kê chi tiền  Giấy báo Nợ/Có  Lệnh chuyển tiền, séc  Sổ phụ ngân hàng…  Nhóm chứng từ về hàng tồn kho gồm có:  Phiếu nhập kho  Phiếu xuất kho  Biên bản kiểm nghiệm 46  Biên bản kiểm kê  Bảng kê mua hàng  Nhóm chứng từ về lao động- tiền lương gồm có:  Bảng chấm công  Bảng thanh toán tiền lương  Bảng thanh toán tiền thưởng  Giấy đi đường  Bảng kê các khoản trích lập theo lương  Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội  Nhóm chứng từ về bán hàng gồm có:  Hóa đơn giá trị gia tăng  Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý  Bảng thanh toán hàng đại lý ký gửi  Nhóm chứng từ về tài sản cố định gồm có:  Biên bản giao nhận tài sản cố định  Biên bản thanh lý, biên bản kiểm kê  Bảng tính và phân bổ khấu hao Các chứng từ gốc do TCT lập ra hoặc từ bên ngoài đều phải tập trung vào bộ phận kế toán. Bộ phận kế toán kiểm tra các chứng từ đó, dùng chứng từ để ghi sổ kế toán. Trình tự luân chuyển chứng từ gồm 4 bước: - Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán - Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký vào chứng từ kế toán hay trình TGĐ ký duyệt. - Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán - Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán. Trình tự kiểm tra chứng từ gồm các nội dung: - Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố trên chứng từ kế toán. 47 - Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan. - Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán. 2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Hệ thống tài khoản kế toán mà TCT sử dụng theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC của Bộ tài chính ra ngày 20/3/2006. Các tài khoản loại 1:  Các tài khoản TCT sử dụng: 111, 112,113, 121, 128, 129, 131, 133, 138, 139, 141, 142, 144, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 159.  Các tài khoản TCT không sử dụng: 129, 136, 158, 161. Các tài khoản loại 2:  Các tài khoản TCT sử dụng: 211, 213, 214, 221, 222, 223, 228, 241, 242, 244.  Các tài khoản TCT không sử dụng: 212, 217, 229, 243. Các tài khoản loại 3:  Các tài khoản TCT sử dụng: 311, 315, 331, 333, 334, 335, 338, 351, 353.  Các tài khoản TCT không sử dụng: 336, 337, 341, 342, 343, 344, 347, 352. Các tài khoản loại 4:  Các tài khoản TCT sử dụng: 411, 412, 413, 414, 415, 418, 419, 421  Các tài khoản TCT không sử dụng: 441, 461, 466 Các tài khoản loại 5:  Các tài khoản TCT sử dụng: 511, 515, 521, 531, 532  Các tài khoản TCT không sử dụng: 512 Các tài khoản loại 6:  Các tài khoản TCT sử dụng: 621, 622, 627, 632, 635, 641, 642.  Các tài khoản TCT không sử dụng: 611, 623, 631 Các tài khoản loại 7: 48  Tài khoản TCT sử dụng: 711 Các tài khoản loại 8:  Tài khoản TCT sử dụng: 811. Các tài khoản loại 9:  Tài khoản TCT sử dụng: 911 Các tài khoản loại 0:  Các tài khoản TCT sử dụng: 004, 007  Các tài khoản TCT không sử dụng: 001,002, 003, 008. 2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán TCT áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ kết hợp với kế toán máy với phần mềm kế toán FAST. Sơ đồ 5.Quy trình ghi sổ Ghi chú: CHỨNG TỪ KẾ TOÁN PHẦN MỀM KẾ TOÁN BẲNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI MÁY VI TÍNH BÁO CÁO TÀI CHÍNH SỔ KẾ TOÁN -SỔ TỔNG HỢP -SÔ CHI TIẾT 49 Theo quy trình của phần mềm, các thông tin sau khi được kế toán viên nhập vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn sẽ tự động nhập vào các sổ tổng hợp và sổ chi tiết liên quan và được lưu vào các tệp dữ liệu tổng hợp. Định kỳ, dữ liệu từ các tệp tổng hợp sẽ được sử dụng để lên các báo cáo tài chính cũng như thiết lập các sổ sách kế toán. Hệ thống sổ kế toán của TCT bao gồm: Sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp  Sổ kế toán Chi tiết: Sổ chi tiết tài khoản theo từng đối tượng Sổ TSCĐ Sổ chi tiết chi phí trả trước, chi phí phải trả Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay theo từng đối tượng công nợ Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán với ngân sách nhà nước.  Sổ kế toán tổng hợp: Chứng từ ghi sổ: Chứng từ ghi sổ mở theo kỳ kết hợp nội dung kinh tế nghiệp vụ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái các tài khoản 2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Kỳ lập báo cáo tài chính: Kỳ lập báo cáo tài chính là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV). Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối kỳ 50 Nơi gửi báo cáo: Cơ quan Thuế chủ quản (Cục thuế Hà Nội), Cơ quan Thống kê, Cơ quan đăng ký kinh doanh (Sở kế hoạch đầu tư), Cơ quan cấp trên (Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam). Các loại báo cáo tài chính: Hệ thống báo cáo tài chính gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ. Báo cáo tài chính năm Báo cáo tài chính năm, gồm: Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN Báo cáo tài chính giữa niên độ Báo cáo tài chính giữa niên độ: báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược. Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm: Bảng cân đối kế toán giữa niên độ Mẫu số B 01b – DN Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ Mẫu số B 02b – DN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ Mẫu số B 03b – DN Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu số B 09a – DN Báo cáo tài chính hợp nhất: TCT là đơn vị có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập báo cáo tài chính; tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo của đơn vị. Hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất gồm 4 biểu mẫu báo cáo: Bảng cân đối kế toán hợp nhất Mẫu số B 01 – DN/HN Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất Mẫu số B 02 – DN/HN 51 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất Mẫu số B 03 – DN/HN Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất Mẫu số B 09 – DN/HN 52 2.3.TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CƠ BẢN: 2.3.1.Tổ chức kế toán TSCĐ Sơ đồ mô tả qui trình ghi sổ: Sơ đồ 6. Qui trình ghi sổ kế toán TSCĐ Sổ tổng hợp gồm : Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái tài khoản 211,214 Sổ chi tiêt gồm có: Thẻ TSCĐ Sổ chi tiết TSCĐ theo đơn vị sử dụng Sổ tổng hợp chi tiết TSCĐ Chứng từ : Hợp đồng mua bán tài sản cố định. TB lỗi Dữ liệu TSCĐ Chứng từ về TSCĐ Nhập dữ liệu Xứ lý dữ liệu Sổ kế toán 53 Biên bản giao nhận TSCĐ. Biên bản thanh lý TSCĐ. Biên bản kiểm kê TSCĐ… TK sử dụng: 211, 214 2.3.2.Tổ chức kế toán hàng tồn kho: Sơ đồ quy trình ghi sổ: Sơ đồ 7. Qui trình ghi sổ kế toán hàng tồn kho Sổ tổng hợp gồm: Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái các tài khoản 152,153,155,156,… Bảng phân bổ nguyên liệu, công cụ (nếu có) Thông báo lỗi Dữ liệu HTK Dữ liệu đơn đặt hàng PXK Dữ liệu nhà CC Ghi nhận và Xử lý PXK, PNK Nhập dữ liệu liên quan Dữ liệu giao hàng PGH Khách hàng Sổ kế toán PGH Kho hàng 54 Nhập dữ liệu thanh toán Lựa chọn xét duyệt thanh toán Tập tin hoá đơn Tập tin chi tiết nợ phải trả Thông báo lỗi Hoá đơn Phiếu chi Thủ quỹ Tập tin phiếu chi Phiếu chi Tập tin chi tiết nợ phải trả Hoá đơn Nhà CC Sổ chi tiết gồm: Thẻ kho Sổ chi tiết vật tư Sổ tổng hợp nhập-xuất-tồn Chứng từ: Phiếu nhập/xuất Hóa đơn bán hàng Biên bản kiểm nghiệm… TK sử dụng: 152,153,155,156,157,.. 2.3.3.Tổ chức kế toán thanh toán Sơ đồ qui trình ghi sổ: Sơ đồ 8. Qui trình ghi sổ kế toán thanh toán 55 Sổ tổng hợp: Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái các tài khoản 111,112 Sổ chi tiết: Sổ chi tiết tài khoản 111, 112 Sổ tổng hợp chi tiết tài khoản 111, 112 Chứng từ : Phiếu thu Phiếu chi Giấy báo Nợ Giấy báo Có TK sử dụng: 111, 112. 2.3.4.Tổ chức kế toán công nợ : Sơ đồ mô tả qui trình ghi sổ: Sơ đồ 9. Qui trình ghi sổ kế toán công nợ Hoá đơn Nhập dữ liệu Ghi nhận và xử lý Tập tin đơn đặt hàng Thông báo lỗi Tập tin nhận hàng Hoá đơn tập tin hoá đơn Tập tin khách hàng Nhà CC, khách hàng Tập tin chi tiết nợ phải trả, nợ phải thu, HTK 56 57 Sổ tổng hợp gồm: Chứng từ ghi sổ; Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Sổ cái TK 131; TK331. Sổ chi tiết: Sổ chi tiết TK 131; TK 331 Sổ tổng hợp chi tiết thanh toán với khách hàng, nhà cung cấp Chứng từ: Hóa đơn bán hàng Phiếu thu, phiếu chi hoặc giấy báo nợ, báo có Tài khoản sử dụng: 111,112,131,331 58 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HÓA PHẨM DẦU KHÍ 3.1. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.1.1.Đánh giá chung: Bộ máy Kế toán được tổ chức vừa tập trung vừa phân tán là hợp lý với hoạt động kinh doanh.Vận dụng hình thức này đảm bảo lãnh đạo tập trung đối với công tác kế toán của TCT, đảm bảo chức năng cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời, đầy đủ, chính xác. Bộ phận kế toán của TCT có 14 người được phân công nhiệm vụ cụ thể như sau: TT Chức vụ Nhiệm vụ 1 Trưởng phòng Phụ trách chung tài chính – kế toán; kiểm tra, đôn đốc tài chính và đầu tư. 2 Phó trưởng phòng Công bố thông tin, kế toán trưởng DMC-Miền Bắc, kiểm soát viên DMC Miền Nam. 3 Phó trưởng phòng Phụ trách kế toán, kiểm tra, đôn đốc kế toán toàn TCT, kiểm soát viên DMC Miền Bắc. 4 Chuyên viên Kế toán công nợ phải trả, thống kê, TSCĐ, XDCB, theo dõi thực hiện hợp đồng mua. 5 Chuyên viên BCTC công ty mẹ, chi phí, nợ phải thu, kiểm soát viên DMC Miền Trung. 6 Chuyên viên Lập BCTC với Tập đoàn, cơ quan quản lý NN, Doanh thu, tiền gửi ngân hàng, quỹ khen thưởng phúc lợi 7 Chuyên viên Kế toán thanh toán, tạm ứng 8 Chuyên viên Kế toán các khoản trích theo lương, bảo hiểm thất nghiệp, thủ quỹ. 9 Chuyên viên Kế toán ngân hàng và nợ vay 59 10 Chuyên viên Kế toán hàng tồn kho, BCTC hợp nhất, kế toán chi phí, theo dõi thực hiện hợp đồng mua 11 Chuyên viên Kế toán tiền gửi ngân hàng, nợ vay 12 Chuyên viên Kế toán thuế 13 Chuyên viên Kiểm tra hợp đồng thanh toán L/C, đôn đốc nợ phải thu 14 Chuyên viên Kế toán tiền lương và chi phí 3.1.2. Về phân công lao động kế toán Là một doanh nghiệp có quy mô lớn, số lượng công việc cần hạch toán nhiều nên việc phân công như vậy giúp cho kế toán viên chuyên môn hóa trong từng phần hành của mình, tích lũy kinh nghiệm, giải quyết các công việc thuộc phần hành của mình một cách nhanh chóng. Số lượng kế toán viên đảm nhiệm phần hành nào phụ thuộc vào khối lượng công việc phần hành đó phát sinh. Việc bố trí số lượng kế toán như hiện nay là tương ứng với các phần hành kế toán là tương đối hợp lý. Bên cạnh đó, đội ngũ kế toán đa phần là những người trẻ tuổi, có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình với công việc, luôn có ý thức giúp đỡ lẫn nhau tạo ra môi trường làm việc tốt giúp cho mọi công việc đều được hoàn thành đúng thời gian quy định. Tuy nhiên, về phân công nhiệm vụ trong phòng kế toán, theo em kế toán các tiền lương và chi phí nên kiêm luôn thực hiện kế toán các khoản trích theo lương để tránh luân chuyển chứng từ giữa thủ quỹ và kế toán tiền lương, bên cạnh đó cũng giảm công việc cho thủ quỹ và thực hiện tốt nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Việc chuyên môn hóa trong kế toán là cần thiết và có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, đôi khi cũng gây khó khăn cho người phụ trách các phần hành vì một lý do nào đó phải nghỉ làm thì người làm thay phải mất một thời gian để làm quen với công việc, hơn nữa do đặc trưng của ngành kế toán là nhân viên kế toán đa phần là nữ (9 nhân viên nữ trong tổng số 14 nhân viên Kế toán). Vì vậy cũng không thể tránh khỏi những mặt hạn chế trong công việc như: tốc độ trong công việc, thời gian 60 nghỉ ốm, nghỉ đẻ, ... là khó tránh khỏi vì vậy nên năng suất làm việc cũng giảm. Công việc dồn lên những người còn lại nên đôi khi sai sót là điều khó tránh khỏi. 3.1.3 Về trang thiết bị TCT đã trang bị khá đầy đủ về máy móc thiết bị cho bộ máy kế toán, mỗi người đều được sử dụng riêng một máy tính, máy in, máy photocopy, điện thoại cố định giúp năng cao hiệu suất công việc kế toán. 3.2.ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN: 3.2.1.Về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán: Hệ thống chứng từ tại TCT được thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, trình từ luân chuyển, theo quy định của luật kế toán, chuẩn mực kế toán Việt Nam, quyết định 15 và các văn bản luật có liên quan. Các chứng từ được lập kịp thời, theo đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền, có sự đối chiếu giữa phòng kế toán và các phòng có liên quan. Chứng từ được lưu tại các phần hành kế toán. Kết thúc năm tài chính được lưu tại kho riêng biệt, sau thời gian lưu trữ được đem hủy theo đúng quy định. Chứng từ được lưu khoa học, hợp lý đảm bảo thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu. 3.2.2.Về tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản kế toán của TCT được áp dụng theo quyết định 15 và mới đây nhất là thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT. Hệ thống tài khoản được mở đầy đủ, chi tiết đến từng đối tượng đảm bảo cho việc ghi chép chi tiết toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 3.2.3.Về vận dụng hệ thống sổ kế toán: TCT sử dụng hình thức sổ chứng từ ghi sổ, đây là một hình thức sổ khoa học, chặt chẽ, phù hợp với qui mô của TCT. Việc sử dụng hình thức sổ này đảm bảo tính chuyên môn hoá cao của sổ kế toán, phù hợp với phân công lao động kế toán tại 61 TCT. Tuy nhiên, hệ thống sổ lại có quy mô lớn về số lượng và chủng loại, không thuận tiện và gây cản trở cho việc cơ giới hoá tính toán và hoàn thiện kế toán máy trong xử lý số liệu. Vì vậy với việc ứng dụng phần mềm kế toán đã giảm nhẹ bớt công việc cho kế toán các phần hành. Việc lập và in ra các sổ sách, báo cáo cũng được thực hiện một cách đơn giản, kịp thời khi cần thiết. Ngoài ra, kế toán còn xây dựng thêm hệ thống sổ theo dõi chi tiết, các bảng kê, bảng biểu theo yêu cầu quản lý giúp kế toán dễ theo dõi, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng kịp thời. 3.2.4.Về vận dụng hệ thống báo kế toán: Việc lập báo cáo kế toán của TCT được thực hiện đúng kỳ (theo quý), được lập đúng nội dung, phương pháp và được trình bày nhất quán. Báo cáo tài chính của TCT đều được kiểm toán hàng năm từ khi TCT niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.Các kết luận kiểm toán đưa ra khẳng định tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính trên mọi khía cạnh trọng yếu. Báo cáo tài chính của TCT được công bố công khai trên website của TCT đảm bảo cung cấp thông tin tin cậy, kịp thời cho các đối tượng quan tâm. Tuy nhiên hệ thống báo cáo kế toán quản trị chưa được triển khai phù hợp với tầm quan trọng của báo cáo này: đưa ra các thông tin chính xác hơn về chi phí và lợi nhuận giúp nhà quản lý đưa ra kết luận chính xác và kịp thời hơn.Vì thế, để đưa ra các quyết định chính xác góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bộ phận kế toán của TCT nên đề cao hơn tầm quan trọng thiết thực của hệ thống báo cáo quản trị và có kế hoạch lập báo cáo kế toán quản trị phù hợp. . 62 KẾT LUẬN Trong 20 năm phát triển, được sự chỉ đạo và định hướng đúng đắn Nhà nước và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, cùng với sự cố gắng, nỗ lực tích cực của các thành viên, Tổng công ty Dung dịch khoan và hoá phẩm Dầu khí-CTCP đã thực sự trưởng thành và vững mạnh, không chỉ khẳng định thương hiệu DMC với thị trường trong nước mà còn vươn ra ngoài thế giới. Sau khi cổ phần hoá và nhất là trong những năm đầu khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, TCT sẽ có nhiều cơ hội để khẳng định mình trên thị trường nhưng chắc chắn cũng không ít khó khăn do chính thị trường đem lại. Điều cấp thiết mà TCT phải làm chính là làm sao để khắc phục những điểm yếu, khai thác và phát huy những lợi thế sẵn có của mình, có như vậy TCT mới có thể trở thành doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp hoá chất và dịch vụ dung dịch khoan phục vụ cho ngành công nghiệp Dầu khí, không chỉ nâng cao vị thế trong ngành mà còn khẳng định uy tín và chất lượng trên thị trường quốc tế. 63 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HÓA PHẨM DẦU KHÍ ................. 3 1.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY: ....... 3 1.1.1.Giới thiệu khái quát về Tổng công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí: ........................................................................................................... 3 1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển: ....................................................... 4 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HÓA PHẨM DẦU KHÍ: ................... 7 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty:............................................... 7 1.2.1.1.Chức năng: ...................................................................................... 7 1.2.1.2.Nhiệm vụ: ......................................................................................... 7 1.2.1.3.Nhiệm vụ kế hoạch năm 2010 :........................................................ 8 1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Tổng công ty: ............ 8 1.2.2.1.Mục tiêu hoạt động của TCT ........................................................... 8 1.2.2.2.Lĩnh vực kinh doanh của TCT ......................................................... 8 1.2.2.3.Sản phẩm, dịch vụ của TCT ........................................................... 10 1.2.2.4.Nguồn nguyên vật liệu ................................................................... 11 1.2.2.5. Trình độ công nghệ ....................................................................... 12 1.2.2.6. Tình hình nghiên cứu và phát triển .............................................. 13 1.2.2.7. Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm ..................................... 14 1.2.2.8. Hoạt động marketing..................................................................... 14 1.2.2.9.Khách hàng của TCT ..................................................................... 15 1.2.3.Đặc diểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Tổng công ty: . 15 1.2.3.1.Quy trình công nghệ sản xuất Bentonite - API DAK:................... 16 1.2.3.2.Quy trình công nghệ sản xuất Bariite - API DAK: ....................... 18 64 1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HÓA PHẨM DẦU KHÍ: ................................................................................................................. 21 1.3.1.Mô hình tổ chức bộ máy: ...................................................................... 21 1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận ........................... 23 1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HÓA PHẨM DẦU KHÍ: ....................... 26 1.4.1.Tình hình tài sản-nguồn vốn: ( xem bảng 1 ) .................................... 27 1.4.2.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: ( xem bảng 2 ) ...................... 30 1.4.3.Tình hình sử dụng lao động: ................................................................ 35 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HÓA PHẨM DẦU KHÍ ............... 37 2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HÓA PHẨM DẦU KHÍ: ................................................................... 37 2.1.1. Mô hình tổ chức: ................................................................................. 37 2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành: ........................................ 38 2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HÓA PHẨM DẦU KHÍ: ................................................................... 42 2.2.1. Các chính sách kế toán chung: ........................................................... 42 2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán ..................................... 45 2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán .................................... 47 2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán ........................................ 48 2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán ....................................................... 49 2.3.TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CƠ BẢN: ................................... 52 2.3.1.Tổ chức kế toán TSCĐ ......................................................................... 52 2.3.2.Tổ chức kế toán hàng tồn kho: ............................................................ 53 2.3.3.Tổ chức kế toán thanh toán .................................................................. 54 2.3.4.Tổ chức kế toán công nợ : ................................................................... 55 65 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HÓA PHẨM DẦU KHÍ ................................................................................................................................ 58 3.1. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN ................................................ 58 3.1.1.Đánh giá chung: ................................................................................... 58 3.1.2. Về phân công lao động kế toán ........................................................... 59 3.1.3 Về trang thiết bị .................................................................................... 60 3.2.ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN: .............................................................. 60 3.2.1.Về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán: ................................ 60 3.2.2.Về tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: ............................... 60 3.2.3.Về vận dụng hệ thống sổ kế toán:........................................................ 60 3.2.4.Về vận dụng hệ thống báo cáo kế toán: ................................................ 61 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 62 66 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐÔ Bảng 1.Tình hình tài sản, nguồn vốn cuối năm 2006,2007,2008,2009 ........................... 27 Bảng 2.Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006,2007,2008,2009 ................................... 31 Bảng 3.Tình hình sử dụng lao động của TCT năm 2007,2008. ...................................... 35 Bảng 4. Tiền lương và thu nhập bình quân của CBCNV năm 2006,2007,2008 ............. 36 Sơ dồ 1. Quy trình công nghệ sản xuất Bentonite - API DAK ....................................... 17 Sơ dồ 2. Quy trình công nghệ sản xuất Barite - API DAK ............................................ 19 Sơ dồ 3.Sơ đồ tổ chức bộ máy TCT ............................................................................... 21 Sơ đồ 4. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại TCT ......................................................... 38 Sơ đồ 5.Quy trình ghi sổ ................................................................................................. 48 Sơ đồ 6. Qui trình ghi sổ kế toán TSCĐ ......................................................................... 52 Sơ đồ 7. Qui trình ghi sổ kế toán hàng tồn kho ............................................................... 53 Sơ đồ 8. Qui trình ghi sổ kế toán thanh toán ................................................................... 54 Sơ đồ 9. Qui trình ghi sổ kế toán công nợ ....................................................................... 55

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf705_4694.pdf
Luận văn liên quan