Tiểu luận Tổ chức du lịch theo lãnh thổ

Dòng suối Hoa, chảy dọc thung lũng Mường Hoa, kéo dài qua suốt các xã Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào. Chính tại nơi này, rải dọc qua các dãy núi là một khu chạm khắc đá kỳ lạ. Trải dài trên chiều dài hơn 4km, chiều rộng 2km, với ít nhất 159 hòn đá, chứa nhiều hình họa bí ẩn, bãi đá từng là điểm tập trung nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Việt Nam, Nga, Pháp Australia. Cả quần thể có những hòn đá với hình khắc đẹp tập trung ở Bản Pho, với những hòn đá lớn, trên bề mặt khắc những hình khác nhau. Đặc biệt là các dạng hình người ở nhiều tư thế: hình người dang tay, đầu tròn tỏa ánh hào quang; có hình người nắm tay nhau; có hình người lộn ngược; có hình những người cặp đôi với bộ phận sinh dục nối liền nhau như biểu hiện của tín ngường thờ sinh thực khí trên các hình vẽ của trống đồng Đông Sơn (?). Khảo sát kỹ, ở đây có tới 11 mô-típ hình người kỳ lạ. Hầu hết các nhà khoa học đều đánh giá đây là một di sản lớn của loài người. Chúng không chỉ mang các giá trị về mặt mỹ thuật mà nó còn có ý nghĩa về mặt tâm linh, như một bức thông điệp bí ẩn mà tổ tiên gửi lại cho con cháu mai sau.

pdf9 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2500 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tổ chức du lịch theo lãnh thổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Tổ chức du lịch theo lãnh thổ \\ Tài nguyên du lịch I. Định nghĩa: 1. Tài nguyên: Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố con người và xã hội. 2. Tài nguyên du lịch Tại điều 10 của Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999): “Tài nguyên du lịch được hiểu là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch”. II. Phân loại tài nguyên du lịch 1. Tài nguyên du lịch tự nhiên a) Định nghĩa:  Là tổng thể tự nhiên các thành phần của nó có thể góp phần khôi phục và phát triển thể lực, trí tuệ con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ và được lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch.  Trong chuyến du lịch, người ta thường tìm đến những nơi có phong cảnh đẹp. Phong cảnh theo một nghĩa nào đó được hiểu là một khái niệm tổng hợp liên quan đến tài nguyên du lịch. Căn cứ vào mức độ biến đổi của phong cảnh do con người tạo nên, có thể chia nó làm 4 loại: - Phong cảnh nguyên sinh (thực tế rất ít gặp trên thế giới) - Phong cảnh tự nhiên, trong đó thiên nhiên bị thay đổi tương đối ít bởi con người. - Phong cảnh nhân tạo (văn hoá), trước hết nó là những yếu tố do con người tạo ra. - Phong cảnh suy biến (loại phong cảnh bị thoái hoá khi có những thay đổi không có lợi đối với môi trường tự nhiên). Các thành phần của tự nhiên với tư cách là TNDL có tác động mạnh nhất đến hoạt động du lịch là: địa hình, nguồn nước và thực – động vật. b) Phân loại Phần lớn các tai nguyên tự nhiên ở Sapa thuộc “Tổ hợp Núi”  Sapa  Vị trí địa lý: + Sa Pa nằm trên một mặt bằng ở độ cao 1500 đến 1650 mét ở sườn núi Lô Suây Tông. Đỉnh của núi này có thể nhìn thấy ở phía đông nam của Sa Pa, có độ cao 2228 mét. Từ thị trấn nhìn xuống có thung lũng Ngòi Dum ở phía đông và thung lũng Mường Hoa ở phía tây nam + Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km và 376 km tính từ Hà Nội. + Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Lai Châu. Mặc dù phần lớn cư dân huyện Sa Pa là những người dân tộc thiểu số, nhưng thị trấn lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống bằng nông nghiệp và dịch vụ du lịch.  Khí hậu: Tọa độ: 22°20′51″B 103°49′03″Đ Diện tích 24,02 km²[1] Dân số 2009 Tổng cộng 8.975 người[2] Mật độ 373,6 người/km² + Sa Pa có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh năm. Thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. + Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C. Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13 °C – 15 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0 °C, đôi khi có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8.  Núi phanxipan  Phan Xi Păng, Fansipan, hay Phan Si Phăng là ngọn núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" (3.143 m) thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9 km về phía tây nam, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây bắc Việt Nam. Theo tiếng địa phương, núi tên là "Hủa Xi Pan" và có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh.  Lịch sử kiến tạo địa chất Phan Xi Păng được hình thành vào thời kỳ tân tiến tạo[cần dẫn nguồn], kỷ Phấn Trắng - Đại Trung Sinh, cách ngày nay khoảng trên 100 triệu năm. Phan Xi Păng Độ cao 3.143 m (10.312 ft) Vị trí Việt Nam Tọa độ: 22.304276° B 103.777063° Đ Dãy núi Hoàng Liên Sơn Tọa độ 22°17′52″B, 103°47′11″Đ Niên đại đá Kỷ Phấn Trắng?  Hệ thực vật Hệ thực vật ở Phan Xi Păng khá phong phú. Có tới 1.680 loại cây chia làm 679 chi thuộc 7 nhóm. Có một số loại thuộc nhóm quý hiếm. Dưới chân núi là những cây gạo, mít, cơi với mật độ khá dầy tạo nên những địa danh Cốc Lếu (Cốc Gạo), Cốc San (Cốc Mít) v.v. Từ đây đến độ cao 700 m là vành đai nhiệt đới có những vạt rừng nguyên sinh rậm rạp, dây leo chằng chịt. Từ 700 m trở lên là tầng cây hạt trần như pơmu, có những cây ba, bốn người ôm không xuể, cao 50-60 m, tuổi đời tới vài trăm năm. Từ độ cao 2.800 m, phủ kín mặt đất là trúc lùn, những bụi trúc thấp khoảng 25–30 cm, cả thân cây trơ trụi, phần ngọn có một chút lá phất phơ, nên loài trúc này được gọi là trúc phất trần. Xen kẽ là một số cây thuộc các họ như cói,hoa hồng, hoàng liên  Núi Hàm Rồng  Núi Hàm Rồng nằm sát trung tâm thị trấn Sapa và có cốt cao độ điểm thấp nhất tại phía Nam 1.450m, cốt cao nhất 1.850m. Địa hình với góc dốc trung bình khoảng 30oC. Địa mạo chủ yếu là nền đá Casteur phong hóa lộ thiên.  Quanh núi Hàm Rồng có nhiều kiểu núi khác nhau, rừng kín thường xanh, với các loại cây lá rộng xanh quanh năm và các loại dây leo, bụi rậm chằng chịt, rừng hỗn hợp cây lá rộng, lá kim…Vùng núi cao với đặc điểm là rừng thưa, ít rậm rạp, thỉnh thoảng cỏ cây lá rộng xen kẽ. Cao hơn rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới với đặc điểm rừng thưa, ít tầng hệ thực vật lá kim phát triển. Với độ cao của đỉnh núi thì hầu như không còn cây cối nhiều, chỉ có lác đác Trúc núi (Trúc lùn) và gió bụi thổi.  Nhiệt độ trung bình khu núi Hàm Rồng từ 15 – 18oC, lượng mưa trung bình 1.800 – 2.000mm, đặc biệt khí hậu có sự đổi khác xuất hiện băng giá, tuyết nhẹ  Khởi công vào năm 1996, khu du lịch Hàm Rồng rộng 148ha, đã khai thác triệt để nét hoang sơ, thiên nhiên của những rừng đá rêu phong, rừng đào lâu năm (20-30năm tuổi). Càng đi lên cao khung cảnh lại càng làm cho ta ngạc nhiên, thôi thúc khám phá. Từ cụm vườn lan 1, vườn lan 2 với 6.000 giò của 194 loài lan bốn mùa đua nhau khoe sắc, trong đó có những loài lan đặc hữu như kiếm trần mộng, kiếm thu, lan tiêu thân gỗ hoa dài như chiếc chuông... đến vườn hoa với những đóa cẩm tú cầu đường kính tới 30 cm cùng những giống hoa lạ mắt nhập từ Nga, Pháp về và hàng trăm cây anh đào Nhật đang trồng thử nghiệm. Các nhà kỹ thuật tiết lộ mai này ở đây sẽ có một khu sản xuất các giống hoa xuất xứ từ Châu Âu.  Hang động Tả Phìn  Vị trí: Hang động Tả Phìn nằm ở xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.  Ðặc điểm: Hang động Tả Phìn là nơi có nhiều giá trị nghiên cứu, khảo cổ, và tham quan du lịch Bản Tả Phìn cách thị trấn Sa Pa 12km, chếch về phía bắc, nơi có hai dân tộc Dao và H’Mông cư trú. Cách trụ sở UBND xã Tả Phìn gần 1km về phía bắc có dãy núi đá vôi, là một nhánh của dãy Hoàng Liên Sơn. Trong dãy núi này có một quả núi nhỏ, dưới chân núi nứt ra một cửa hang, chiều cao khoảng 5m, rộng khoảng 3m, mở ra một lối đi xuyên xuống đất. Đi khoảng hơn 30m trong tối tăm, gập ghềnh sẽ gặp một hang động. Từ đây động chia đi rất nhiều ngả chúc xuống lòng đất chỉ vừa một người chui lọt, nhiều đoạn cheo leo phải bám vào những tai đá, đu người mà lên xuống.  Thung lũng Mường Hoa-Bai đá cổ Sapa  Tại thung lũng này, người ta đã phát hiện ra một bãi đá cổ trên đó có khắc nhiều hình khác nhau nằm xen giữa cỏ cây và những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc.  Dòng suối Hoa, chảy dọc thung lũng Mường Hoa, kéo dài qua suốt các xã Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào... Chính tại nơi này, rải dọc qua các dãy núi là một khu chạm khắc đá kỳ lạ. Trải dài trên chiều dài hơn 4km, chiều rộng 2km, với ít nhất 159 hòn đá, chứa nhiều hình họa bí ẩn, bãi đá từng là điểm tập trung nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Việt Nam, Nga, Pháp Australia... Cả quần thể có những hòn đá với hình khắc đẹp tập trung ở Bản Pho, với những hòn đá lớn, trên bề mặt khắc những hình khác nhau. Đặc biệt là các dạng hình người ở nhiều tư thế: hình người dang tay, đầu tròn tỏa ánh hào quang; có hình người nắm tay nhau; có hình người lộn ngược; có hình những người cặp đôi với bộ phận sinh dục nối liền nhau như biểu hiện của tín ngường thờ sinh thực khí trên các hình vẽ của trống đồng Đông Sơn (?). Khảo sát kỹ, ở đây có tới 11 mô-típ hình người kỳ lạ. Hầu hết các nhà khoa học đều đánh giá đây là một di sản lớn của loài người. Chúng không chỉ mang các giá trị về mặt mỹ thuật mà nó còn có ý nghĩa về mặt tâm linh, như một bức thông điệp bí ẩn mà tổ tiên gửi lại cho con cháu mai sau. c) Đánh giá Tài nguyên du lịch tự nhiên  Vị trí địa lý Khoảng cách đến nơi cấp khách chính (Thị trấn Sapa) Điều kiệ giao thông (loại phương tiện) Thời gian đi đường Đánh giá 1. Sapa Xe bus, xe máy, Ô tô Rất thuận lợi 2.Núi Phang Xi Păng 9km Xe bus, xe máy, Ô tô 1,5 giờ Rất thuận lợi 3.Núi Hàm Rồng 3km Xe bus, xe máy, ô tô 1 giờ Rất thuận lợi 4.Hang Động Tả Phìn 12km Xe bus, xe máy, ô tô 20-30 phút Rất thuận lợi 5.Thung lũng Mường Hoa- Bãi đá Cổ Sapa 6km Xe bus, xe máy, ô tô. 1-2 giờ Rất thuận lợi  Địa hình, địa mạo  Khí hậu 2. Tài nguyên du lịch nhân văn Đô cao Độ dốc trung bình Chiều dài Đánh giá 1. Sapa 1.600 m <150C Phong cảnh đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch và cư trú 2.Núi Phang Xi Păng 3.143 m 300C 280 km Thích hợp phát triển loại hình du lịch leo núi 3.Núi Hàm Rồng(1996) 1.850 m 300C Thuận lợi phát triển du lịch mùa đông (trượt tuyết…), nghỉ dưỡng mùa hè. 4.Hang Động Tả Phìn 1.600 m 30 m Thuận lợi cho du lịch tham quan 5.Thung lũng Mường Hoa- Bãi đá cổ Sapa 1.600 m 4 km Thuận lợi cho du lịch tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng Nhiệt độ TB năm (0C) Lượng mưa (mm) Độ ẩm (mb) Đánh giá 1. Sapa 15 1800-2200 14-21 Thích nghi 2.Núi Phang Xi Păng 15-18 1800-2000 Thich nghi 3.Núi Hàm Rồng 15-18 1800-2000 Thích nghi 4.Hang Động Tả Phìn 15 1800-2200 Thích nghi 5.Thung lũng Mường Hoa- Bãi đá cổ Sapa 15 1800-2200 Thích nghi Sapa.etv

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftochuclanhtho_8823.pdf