Tiểu luận Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi ngân sách Nhà nước

Thực tế cho thấy , bộ i ch i ngân sách nhà nước không có nguồn bù đắp h ợp lý sẽ dẫn đến lạm phát, gây tác h ại xấu tới nền kinh tế cũng như đời sống xã hội. Nếu bộ i ch i ng ân sách nhà nước được bù đắp bằng cách phát hành thêm tiền sẽ bù đắp ngân sách nhà n ước một cách nhanh chóng , không phải trả lãi, không phải gánh thêm các gánh nặng n ợ nần , nhưng việc in thêm v à phát hành thê m tiền sẽ khiến cho cung tiền vượt cầu tiền, nó đẩy cho việc lạm phát trở nên không thể kiểm soát nổ i. Hay như giải quyết bội chi ngân sách bằng cách vay nợ trong nước, g iải pháp này có thể giảm bội chi ng ân sách mà không cần phả i tăng cơ sở tiền tệ hoặc g iảm dự trữ quốc tế. Vì vậy, biện pháp này được coi là một cách hiệu quả để kiềm ch ế lạm ph át. Tuy nhiên, v iệc khắc phục bội ch i ngân sách bằng vay nợ tuy không gây ra lạm phát trước mắt nhưng nó lại có thể làm tăng áp lực lạm phát trong tương lai nếu như tỷ lệ nợ trong GDP liên tục tăng. Thứ nữa, việc vay trực tiếp từ dân sẽ làm giảm khả năng khu vực tư nhân trong việc tiếp cận tín dụng và gây sức ép làm tăng lãi suất trong nước Đặc biệt, ở nh ững n ước trải qua g iai đoạn lạm phát cao (như nước ta h iện nay), giá trị th ực của trái phiếu chính phủ giảm nhanh chóng, làm cho chúng trở nên ít hấp dẫn. Ch ính phủ có thể sử dụng quyền lực của mình để buộc các chủ thể kh ác trong nền kinh tế phả i giữ trái ph iếu. Tuy nhiên, nếu việc làm này kéo d ài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của chính phủ và khiến cho việc huy động vốn thông qua kênh này sẽ trở nên khó khăn hơn vào các năm sau. Còn đối với vay nợ nước ngoài thì nó là một biện pháp giảm bội chi ngân sách h ữu hiệu. Đây cũng là một nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

pdf27 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2119 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi ngân sách Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng phú của nền kinh tế, nguyên nhân của lạm phát cũng theo đó càng trở nên phức tạp. Trong sự nghiệp phát t riển kinh tế th ị t rường th eo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có sự điều t iết của nhà nước, việc nghiên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát có va i trò to lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, bội chi ngân sách nhà nước hay còn gọi là thâm hụt ngân sách cũng là một trong những vấn đề đáng lo ngại cho ngân sách nhà nước, cho sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia. Bội chi ngân sách nhà nước có thể ảnh hưởng tích cực hoặc t iêu cực đến nền kinh tế một nước, tùy theo tỉ lệ thâm hụt và thời gian thâm hụt . Nếu tình t rạng thâm hụt ngân sách nhà nước với tỷ lệ cao và trong thời gian dài sẽ gây ra lạm phát, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Bội chi ngân sách nhà nước và lạm phát là hai vấn đề không phải xa lạ trong nền kinh tế vĩ mô. Chúng có mối quan hệ nhân quả với nhau. Chính sự bội chi ngân sách nhà nước là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát cao cho nền kinh tế. Do vậy việc xác định mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và lạm phát là một vấn đề cấp thiết t rong t ình hình hiện nay. Vậy lạm phát và bội chi ngân sách Nhà nước có mối quan hệ như thế nào? Cái nào là nguyên nhân của cái nào? Giải pháp xử lý như thế nào? Trong bà i t iểu luận này chúng ta sẽ làm rõ những vấn đề trên. NỘI DUNG I. Khái niệm và bản chất của lạm phát 1. Các quan điểm về lạm phát Lạm phát là một phạm trù kinh tế khách quan phát sinh từ chế độ lưu thông tiền giấy. Có nhiều nhà kinh tế đã đi tìm một định nghĩa đúng cho thuật ngữ lạm phát nhưng nói chung chưa có một sự thống nhất hoàn toàn. Trong kinh tế học, thuật ngữ “lạm phát” dùng để chỉ sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Theo nghĩa này th ì ng ười ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị th ị trường hay giảm sức mua của đồng tiền . Theo nghĩa th ứ hai này thì người ta hiểu là lạm phát của một loại t iền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại t iền tệ so với các loại tiền tệ khác. Theo L.V.chandeler, D.C cliner với trường phái lạm phát g iá cả thì khẳng định: lạm phát là sự tăng giá hàng bất kể dài hạn hay ngắn hạn, chu kỳ hay đột xuất. G. G. Mtrukhin lại cho rằng: có thể xem sự mất giá của đồng tiền là lạm phát. Trong đời sống, tổng mức giá cả tăng trước hết thông qua việc tăng giá không đồng đều ở từng nhóm hàng hoá và rút cuộc dẫn tới v iệc tăng giá cả nói chung. Ông cũng chỉ rõ: lạm phát, đó là hình thức t ràn t rề tư bản một cách tiềm tàng (tự phát hoặc có dụng ý) là sự phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân thông qua giá cả giữa các khu vực của quá trình tái sản xuất xã hội, các ngành kinh tế và các giai cấp, các nhóm dân cư xã hội. Ở mức bao quát hơn P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn “Kinh tế học” đã được dịch ra tiếng việt, xuất bản năm 1989 cho rằng: lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả chi phí tăng lên. Với luận thuyết “Lạm phát lưu thông t iền tệ” J.Bondin và M. Friendman lại cho rằng: lạm phát là đưa nhiều t iền thừa vào lưu thông làm cho giá cả tăng lên. M.Friedman lại nói rằng : “Lạm phát ở mọi lúc mọi nơi đều là hiện tượng của lưu thông tiền tệ. Lạm phát xuất hiện và chỉ có thể xuất h iện khi nào số lượng tiền trong lưu thông tăng lên nhanh hơn so với sản xuất”. C .Mác lại cho rằng: khi khối lượng tiền g iấy do nhà nước phát hành và lưu thông vượt quá mức giới hạn số lượng vàng hoặc bạc mà nó đại diện thì g iá trị của tiền giấy sẽ giảm xuống và tình trạng lạm phát xuất hiện. Theo quan điểm của Keynes thì: “Chỉ khi nào có toàn dụng, sử dụng hết nhân công và năng lực sản xuất, mới tạo nên cầu dư thừa và giá cả hàng hoá tăng lên từ cầu cá b iệt làm thay đổi cầu tổng quát và mức giá chung từ đó gây ra lạm phát”. Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát và mỗi quan điểm đều có sự chắc chắn về luận điểm và nh ững lý luận của mình . Những luận thuyết, những quan điểm về lạm ph át đã nêu trên đều đưa ra những biểu hiện ở một mặt nào đó của lạm phát Theo quan điểm cổ điển thì: Lạm phát xảy ra khi số tiền lưu hành vượt quá dự t rữ vàng làm đảm bảo của ngân hàng phát hành. Cụ thể người ta dựa vào tỷ lệ đảm bảo của tiền tệ để xem xét có lạm phát hay không. Quan điểm này coi trọng cơ sở đảm bảo của t iền . Trong thực tế, có những t rường hợp tỷ lệ đảm bảo pháp định vẫn được tôn trọng nhưng giá cả của hàng hóa đều lên cao. Có quan điểm khác cho rằng : Lạm phát là sự mất cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế. Có thể tóm tắt trong phương t rình Fisher: M.V=P.Y. Nếu tổng khối lượng tiền lưu hành (M) tăng thêm trong khi tổng lượng hàng hóa – d ịch vụ được trao đổi (Y) giữ vững, tất nhiên mức giá trung bình (P) phải tăng. Và nếu thêm vào đó tốc độ lưu thông tiền tệ (V) tăng thì P lại tăng rất nhanh. Quan điểm tĩnh về lạm phát nêu trên tuy giúp ta h iểu rõ về lạm phát, nhưng không cho biết nguyên nhân của lạm phát và khiến cho ta lầm tưởng lạm phát cao là kết quả của việc tăng trưởng mức cung tiền tệ cao. Lại có quan điểm cho rằng lạm phát là sự tăng giá của các loại hàng hóa (tư liệu t iêu dùng, tư liệu sản xuất và hàng hóa sức lao động). Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng. Theo quan điểm này thì giá cả tăng lên cho dù bất kỳ nguyên nhân nào đều là lạm phát. Ngoài những quan điểm nêu t rên, từ sau chiến t ranh thế giới thứ hai đã xuất hiện nhiều lý thuyết khác nhau về lạm phát. Trong các số đó có các lý thuyết chủ yếu là: + Lý thuyết cầu: do nhà kinh tế Anh nổi tiếng John Keynes đề xướng. Ông đã quy nguyên nhân cơ bản của lạm phát về sự biến động cung cầu. Khi mức cung đã đạt đến tột đỉnh vượt quá mức cầu, d ẫn đến đ ình đốn sản suất, th ì nhà nước cần phả i tung thêm tiền vào lưu thông, tăng các khoản chi nhà nước, tăng tín dụng, nghĩa là tăng cầu để đạt tới mức cân bằng với cung và vượt cung. Khi đó đã xuất hiện lạm phát, và lạm phát ở đây có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển. + Lý thuyết ch i phí cho rằng: Lạm phát nảy sinh do mức tăng các chi phí sản xuất , kinh doanh đã nhanh hơn mức tăng năng suất lao động. M ức tăng chi phí này chủ yếu là do t iền lương được tăng lên , g iá các nguyên nh iên vật liệu tăng, công nghệ cũ kỹ không được đổi mới, thể chế quản lý lạc hậu không giảm được chi ph í... Đặc biệt là trong những năm 70 do giá dầu mỏ tăng cao , đã làm cho lạm phát gia tăng ở nh iều nước. Vậy là chi phí tăng đến mức mà mức tăng năng suất lao động xã hội đã không bù đắp được mức tăng chi ph í khiến cho giá cả tăng cao, lạm phát xuất hiện. Ở đây suy thoái kinh tế đã đi liền với lạm phát + Lý thuyết cơ cấu được phổ biến ở nh iều nước đang phát t riển. Theo lý thuyết này thì: Lạm phát nảy sinh là do sự mất cân đố i sâu sắc trong chính cơ cấu cơ của nền kinh tế mất cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng , giữa công ngh iệp nặng và công nghiệp nhẹ, giữa công nghiệp và nông nghiệp giữa sản xuất và dịch vụ ... Chính sự mất cân đối t rong cơ cấu kinh tế đã làm cho nền kinh té phát t riển không có hiệu quả, khuyến khích các lĩnh vực đòi hỏi chi phí tăng cao phát triển. Còn rất nhiều lý thuyết khác về lạm phát như: lý thuyết tạo lỗ t rống lạm phát, lý thuyết số lượng t iền tệ, v.v… Song dù có khác nhau về cách lý g iải nhưng hầu như tất cả các lý thuyết đều th ừa nhận: lạm phát chỉ xuất hiện khi mức giá cả chung tăng lên, do đó làm cho giá trỊ của đồng tiền giảm xuống. 2. Các loại lạm phát và nguyên nhân của lạm phát: 2.1 Các loại lạm phát a. Lạm phát vừa phải Lạm phát vừa phải còn gọi là lạm phát một con số, có t ỉ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Lạm phát ở mức độ này không gây ra nh ững tác động nguy hiểm đối với nền kinh tế mà t rái lại nó còn có tác dụng kích th ích sản xuất thúc đẩy các hoạt động đầu tư. b. Lạm phát phi mã Lạm phát phi mã hay còn gọi là lạm phát bột phát là lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số trong một năm. Loại lạm phát này khi đã t rở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. c. Siêu lạm phát Siêu lạm ph át xảy ra khi lạm phát đột b iến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát ph i mã. Chẳng hạn, như tại Việt Nam năm 1988 t ỉ lệ lạm ph át ở nước ta là 308% đứng thứ 3 sau Brazil (934%) và Peru (1722%.). Trong tình trạng đó, cuộc sống nói chung trở nên đắt đỏ hơn, thu nhập thực tế g iảm sút mạnh mẽ, “thuế lạm phát”' là một sắc thuế vô h ình , thuế phi chính thức đánh vào những ai đang cầm giữ tiền. Đặc biệt là tình trạng trật tự kinh tế bị rối loạn, không ai dám tính toán đầu tư lâu dài, những hoạt động kinh tế ngắn hạn từng thương vụ, từng đợt, từng chuyến diễn ra phổ biến. 2.2. Nguyên nhân của lạm phát Như trên đã trình bày, lạm phát là một quá t rình giá tăng liên tục, t ức là mức giá chung tăng lên hoặc là quá t rình đồng t iền liên tục giảm giá. Vậy nguyên nhân nào gây ra lạm phát? Thực tế cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, bao gồm: - Lạm phát là do sự mất cân đố i về cơ cấu kinh tế, mâu thuẫn về phân phối gây ra tăng giá. Cơ chế lan truyền đã tạo căng thẳng thêm các mâu thuẫn đó và dẫn đến lạm phát tăng lên . Lạm phát là tất yếu của nền kinh tế khi muốn tăng trưởng cao, nhưng lại tồn tạ i nhiều khiếm khuyết, hạn chế và yếu kém. Lạm phát do mất cân đối cơ cấu kinh tế xuất h iện khi có quan hệ không bình thường trong các cân đối lớn của nền kinh tế như công nghiệp - nông nghiệp, công nghiệp nặng - công nghiệp nhẹ, sản xuất - d ịch vụ, xuất khẩu - nhập khẩu, t ích luỹ - t iêu dùng. Những thay đổi cơ bản trong cơ cấu kinh tế - xã hội do tăng trưởng kinh tế thường dẫn đến giá tăng lên khi cơ cấu thị trường chưa được hoàn chỉnh, các nguồn vật lực có giới hạn, các quan hệ không được đặt trong một sự cân đố i hợp lý, năng lực sản xuất không được khai thác hết, trạng thá i vừa thừa vừa th iếu xuất hiện. - Lạm phát là do tăng cung tiền tệ. Giá tăng lên ít nhiều là do tăng cung tiền tệ quá mức cầu của nền kinh tế. Với quan điểm này , lạm phát xuất hiện khi có một khối lượng tiền bơm vào lưu thông lớn hơn khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông của th ị trường. Điều này, được biểu hiện ở chỗ đồng t iền nội địa mất giá. Nguyên nhân khác dẫn đến lạm phát khi tăng lượng t iền vào nền kinh tế là để bù đắp các thiếu hụt của ngân sách : Đây là nguyên nhân thông thường nhất do sự thiếu hụt ngân sách chi t iêu của Nhà nước (y tế, g iáo dục, quốc phòng) và do nhu cầu khuếch t rương nền kinh tế. Nhà nước của một quốc gia chủ trương phát hành thêm tiền vào lưu thông để bù đắp cho các chi phí nói trên đang thiếu hụt. - Lạm phát do cầu kéo hay là do sự mất cân đối g iữa tổng cung và tổng cầu hàng hoá và dịch vụ. Khi tổng cầu hàng hoá và dịch vụ có khả năng thanh toán lớn hơn tổng cung hàng hoá và dịch vụ, đã đẩy giá tăng lên để thiết lập một sự cân bằng mới trên th ị trường, trong đó tổng cung bằng tổng cầu. Lạm phát phụ thuộc v ào độ co dãn của giá cung hàng hoá và dịch vụ. Cung hàng hoá và dịch vụ có thể tăng nhanh do tăng giá một chút nếu độ co dãn của giá là lớn. Một mặt, nếu các cơ sở sản xuất đang ho ạt động thấp hơn công suất hiện có và còn nhiều công suất sản xuất chưa được sử dụng , cung hàng hoá sẽ tăng nhờ tác động tăng cầu hàng hóa và có thể không gây ra lạm phát. Bản chất của lạm phát cầu kéo là chi t iêu quá nh iều tiền để mua một lượng cung hạn chế về hàng hóa có thể sản xuất được trong điều kiện thị trường lao động đã đạt cân bằng. - Lạm phát (ch i phí đẩy) xảy ra khi có tác động của các yếu tố bên ngoài tác động vào không gắn với t ình hình tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Như chúng ta đều biết, ở hầu hết các nước đang phát triển thường phải nhập một lượng lớn nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất trong nước, nếu giá của những loại nguyên vật liệu này trên th ị trường thế giới tăng lên làm cho chi phí sản xuất các sản phẩm sẽ tăng lên và để tồn tại, buộc các nhà sản xuất phải đưa giá bán trên thị t rường trong nước tăng lên theo. Bên cạnh đó, trong điều kiện cơ chế thị trường, không có quố c gia nào lại có thể duy trì được t rong một thời gian dài với công ăn việc làm đầy đủ cho mọi người, giá cả ổn định và có một th ị t rường hoàn toàn tự do. Trong điều kiện hiện nay , xu hướng tăng giá cả các loại hàng hoá luôn luôn diễn ra trước khi nền kinh tế đạt được một khối lượng công ăn việc làm nhất định. Điều đó có nghĩa là chi phí sản xuất đã đẩy giá cả tăng lên ngay cả trong các yếu tố sản xuất chưa được sử dụng đầy đủ, lạm phát xảy ra. Chính những nguyên nhân trên đã gây ra lạm phát cao và là t iền đề tạo ra mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi ngân sách nhà nước: II. Bội chi ngân sách Nhà nước 1. Khái niệm bội chi Ngân sách Nhà nước Một nhà nước dù tồn tại trong bất kì giai đoạn nào của lịch sử đều luôn cố gắng hoàn thành được sứ mạng lịch sử của nó. Nhà nước ta cũng như vậy, và để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao thì nhà nước cần có nh ững công cụ riêng của mình. Một trong những công cụ đắc lực giúp Nhà nước đó ch ính là ngân sách Nhà nước. Trong những năm qua thì vai trò của ngân sách Nhà nước đã được thể h iện rõ trong việc giúp Nhà nước hình thành các quan hệ th ị trường góp phần kiểm soát lạm phát, tỷ lệ lãi suất thích hợp để từ đó làm lành mạnh hoá nền tài ch ính quốc gia, đảm bảo sự ổn định và phát t riển của nền kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực th ì việc sử dụng ngân sách Nhà nước chưa đúng cách, đúng lúc, t ình t rạng bao cấp tràn lan, sự yếu kém trong việc quản lý thu chi ngân sách đã đặt ra cho chúng ta cái nh ìn sâu hơn về t ình trạng thâm hụt ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng của bội chi ngân sách Nhà nước đến các hoạt động kinh tế - xã hội là hết sức rộng lớn. Vậy thế nào là bội chi ngân sách Nhà nước? nguyên nhân nào dẫn đến bội chi? thực trạng và các biện pháp xử lí bộ i chi ngân sách Nhà nước ở nước ta h iện nay như thế nào?... Tất cả những vấn đề nó i trên đã và đang đặt ra nhiều đòi hỏi đối với các nhà nghiên cứu, các nh à hoạch định chính sách để có thể tìm ra những nguyên nhân và các biện pháp xử lí tình hình bội chi ngân sách Nhà nước. Trước khi đi vào khá i niệm bội chi ngân sách Nhà nước chúng ta tìm hiểu khái niệm chi ngân sách nhà nước để hiểu được quy t rình vận hành của ngân sách nhà nước nh ư thế nào? Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất đ ịnh. Chi ng ân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập t rung vào ngân sách nhà n ước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, Chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu , từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước. Quá trình của chi ngân sách nhà nước: 1. Quá trình phân phối: là quá t rình cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước để hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng; 2. Quá trình sử dụng: là trực t iếp chi dùng khoản t iền cấp phát từ ngân sách nhà nước mà không phải t rải qua việc hình thành các loại quỹ t rước khi đưa vào sử dụng. Bội chi ngân sách Nhà nước hay còn gọi là thâm hụt ngân sách Nhà nước trong một thời kỳ (một năm, một chu kỳ kinh tế) là t ình trạng các khoản chi của ngân sách Nhà nước (ngân sách chính phủ) lớn hơn các khoản thu của thời kỳ đó, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách. Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngân sách nhà nước. Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành hai loại: thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ.  Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng,...  Thâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, ngh ĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên. Giá t rị tính ra tiền của thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ được tính toán như sau:  Ngân sách thực có: liệt kê các khoản thu, chi và thâm hụt tính bằng t iền trong một giai đoạn nhất định (thường là một quý hoặc một năm).  Ngân sách cơ cấu: tính toán thu, chi và th âm hụt của chính phủ sẽ là bao nhiêu nếu nền kinh tế đạt mức sản lượng tiềm năng.  Ngân sách chu kỳ: là chênh lệch giữa ngân sách thực có và ngân sách cơ cấu. Việc phân biệt g iữa ngân sách cơ cấu và ngân sách chu kỳ phản ánh sự khác nhau giữa ch ính sách tài chính: chính sách ổn định tùy biến và ch ính sách ổn định tự động. Việc phân biệt hai loại thâm hụt t rên đây có tác dụng quan trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng thực sự của chính sách tà i ch ính khi thực hiện chính sách tài chính mở rộng hay thắt chặt sẽ ảnh h ưởng đ ến thâm hụt ngân sách như thế nào giúp cho chính phủ có những biện pháp điều chỉnh chính sách hợp lý trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế 2. Nguyên nhân bội chi ngân sách Nhà nước Trong lịch sử phát triển nền tà i chính th ì bội chi ngân sách đã và đang trở thành một h iện tượng khá phổ biến ở các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển, nếu như chúng ta không t ìm ra những nguyên nhân ch ính xác gây ra hiện tượng trên th ì khó có thể có được những biện pháp hữu hiệu để kịp thời dự báo và hạn chế tác động của nó tới nền kinh tế. Sau khi tổng hợp th ì có năm nhóm nguyên nhân chính gây ra hiện tượng bội chi ngân sách Nhà nước. 2.1 Tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước Ngay từ khi ra đời thì Nhà nước đã mang trong mình những trọng trách nhất định. Mỗi một Nhà nước có thể chế, đường lối, chính sách khác nhau nhằm phục vụ cho những đối tượng khác nhau. Nhưng mục t iêu quan trọng của Nhà nước là làm cho kinh tế của đất nước ngày càng phát t riển , nâng cao vị thế của đất nước mình trên trường quốc tế. Để thực hiện được điều đó thì Nhà nước đã đề ra hàng loạt những biện pháp, chính sách quan trọng. Đất nước tiến hành công cuộc cải cách kinh tế từ một nước lạc hậu với một xuất phát điểm rất thấp, nền kinh tế còn mang nặng t ính bao cấp, trì trệ, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, thu nhập còn rất thấp. Bên cạnh đó cơ sở vật chất, trình độ khoa học kĩ thuật, công nghệ của ta còn rất lạc hậu so với thế g iới. Chính vì lẽ đó mà Nhà nước ta đã đề ra đường lố i đổi mới toàn diện trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Việc bao cấp tràn lan, đầu tư dàn t rải không có hiệu quả, thêm vào đó là năng lực quản lí quản lí ngân sách còn nhiều bất cập , chưa thực sự minh bạch và khoa học là những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thu không đủ chi, rất nhiều công t rình xây dựng xong không thể sử dụng được gây lãng phí rất nh iều tiền của Nhà nước và nhân dân. Ngoài ra, khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích t iêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi ngân sách Nhà nước. Mức bội chi do tác động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là bội chi cơ cấu. 2.2 Tác động của chu kỳ kinh doanh: Khi đất nước chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính t iền tệ làm cho kinh tế b ị g iảm sút, t ình hình đầu tư t rong nước gặp khó khăn, sản xuất lâm vào khùng hoảng, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, tổng sản phẩm xã hội bị giảm sút, nền kinh tế giảm sút ngh iêm trọng ... Trong tình hình đó, Nhà nước tháo gỡ bế tắc bằng cách chủ động tăng chi, kích cầu hàng hóa, sử dụng nguồn ngân sách quốc gia để chi cho đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đảm bảo những nhiệm vụ quan trọng của ch i thường xuyên như: chi cho sự ngh iệp giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, môi trường…đây là những khoản chi rất quan trong và cần thiết đối với nền kinh tế, chúng chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng chi của ngân sách Nhà nước vì vậy thâm hụt ngân sách Nhà nước là điều khó tránh khỏi. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ. 3. Định hướng xử lý bội chi ngân sách Nhà nước 3.1 Phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách Phát hành t iền để bù đắp bội chi ng ân sách có nhược điểm lớn là chứa đựng nguy cơ lạm phát, tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống chính t rị, kinh tế, xã hội. Thực tế đã cho chúng ta những bài quý g iá về việc phát hành t iền quá dễ dãi để bù đắp bội chi ngân sách gây ra lạm phát cao t rong thập niên 80. Từ ngày 1/4/1990 chúng ta đã thành lập hệ thống kho bạc Nhà nước trực thuộc bộ tài ch ính (người chịu trách nhiệm về bội chi ng ân sách Nhà nước) độc lập với ngân hàng Nhà nước (người chịu trách nhiệm về việc phát hành tiền vào trong lưu thông) được xem là một cuộc cách mạng cơ cấu nhằm tách chức năng quản lí quỹ ngân sách Nhà nước ra khỏ i chức năng ph át hành tiền , tránh được t ình trạng” mang t iền túi nọ bỏ vào túi kia”. Cơ chế đó đã góp phần tích cực trong việc kiềm chế bội chi và lạm phát trong những năm qua. Thực tế thì t rong những năm qua Nhà nước ta đã không phát hành tiền để trang trải thâm hụt ngân sách nữa mà thay vào đó là v iệc phát hành t ín phiếu, t rái phiếu kho bạc Nhà nước và vay nợ nước ngoài để bù đắp bội chi, những việc làm này cũng gốp phần tích cực trong việc kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên t rong điều kiện nền kinh tế ở vào t rạng thái suy thoái, mức độ lạm phát không cao, vật g iá không leo thang, thì khi đó việc phát hành tiền cần phải được chủ động tiến hành nhằm mục tiêu trước mắt là có tiền để trang t rải các chương trình đầu tư phát triển , có tiền để tăng lương theo đúng kế hoạch, bù đắp bội chi ngân sách. Sau nữa việc phát hành tiền ở mức độ và thời điểm hợp lí sẽ tạo ra mức lạm phát nhẹ, từ đó kích tiêu dùng, giảm gánh nặng về nghĩa vụ t rả nợ của Nhà nước, thúc đẩy kinh tế phát t riển. Nhất là nếu chủ động một phần (15-20% ) nguồn vốn phát hành cho đầu tư hạ tầng sẽ có tác dụng rất tốt đối với nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế đang bị suy giảm. Như vậy th ì biện pháp phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách luôn có hai mặt của nó, nếu như ta biết áp dụng khéo léo, linh hoạt sao cho thật s ự phù hợp trong từng tình huống cụ thể của nền kinh tế thì sẽ làm giảm bớt nh ững ảnh hưởng của bội ch i ngân sách, kích thích nền kinh tế phát triển nhanh hơn nữa. Nhưng ngược lại nếu nh ư chúng ta quá lạm dụng vào biện pháp này để bù đắp thâm hụt ngân sách thì sẽ gây ra những hậu quả khôn lường đến sự ổn đ ịnh và phát triển của nền kinh tế cũng như làm nguy hại đến những giá trị mà chúng ta đã đạt được trong những năm qua. 3.2 Vay để bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước Vay để bù đắp th âm hụt ngân sách bao gồm có vay t rong nước và vay nước ngoài. Để vay đ ược tiền thì Chính phủ phải đa dạng hoá các hình thức vay (tín phiếu, trái phiếu, công trái..), đồng thời phải thực hiện nhiều biện pháp để tăng mức độ hấp dẫn người cho vay như tăng lãi suất, mở rộng ưu đãi về thuế thu nhập… Tuy nhiên tổng lượng tiền mà nhân dân có thể có để cho Chính phủ vay bị g iới hạn t rong tổng lượng tiền t iết kiệm của xã hội. Nếu Chính phủ huy động được nhiều thì đương nhiên phần tiền còn lại giành cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ở ngoài khu vực quốc doanh sẽ b ị g iảm đi. Nếu các b iện pháp thu hút t iền vay của Chính phủ và các ngân hàng càng có lãi suất hấp dẫn thì càng tạo ra luồng tiền vốn dịch chuyển từ các khu vực doanh nghiệp và dân cư sang hệ thống tài chính ngân hàng mà không chảy vào sản xuất kinh doanh. Do đó vay trong nước để bù đắp thâm hụt ngân sách luôn chứa đựng nguy cơ kìm hãm hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Mục tiêu chấn hưng nền kinh tế của Chính phủ thông qua con đường phát hành t rái phiếu, tín phiếu bị chính giải pháp nay cản trở. Nhưng cũng phải nên thấy một đ iều rằng vay trong nước lại dễ triển kha i tránh bị ảnh hưởng hoặc o ép từ bên ngoài, do đó khi đi vay và sử dụng vốn vay là một điều khó t ránh khỏi cần phả i có những biện pháp khắc phục. Đối với vay nước ngoài th ì lại phụ thuộc vào đối tác cho vay thường được thực hiện dưới các h ình thức kể cả ODA và vay t rên thị trường tài chính quốc tế. Dù vay dưới h ình th ức nào đi chăng nữa thì việc đ i vay nước ngoài luôn phải chịu những ràng buộc, áp đặt bằng điều kiện từ nước cho vay. Hiện tại nước ta chủ yếu đang vay nước ngoài để bù đắp bội chi bằng các nguồn vay ưu đãi, lãi suất thấp, thời gian dài. Gắn vào đó là phải tuân thủ các điều kiện ràng buộc của người cho vay. Ví dụ: quỹ Miyazawa của Nhật quy đ ịnh t rong tổng số vốn được cho vay tài t rợ th ì phải có ít nhất 50% được dùng để mua hàng hoá của Nhật hoặc của các công ty Nhật Bản đóng tại nước sở tại. Ngoài ra còn kèm theo các điều kiện thủ tục không thành văn khác như phải qua ngân hàng trung gian xuất nhập khẩu Nhật Bản.Vay nước ngoài tuy còn phụ thuộc vào rất nhiều vào uy t ín và khả năng t rả nợ của nền kinh tế nhưng không xâm hại đến nguồn vốn trong nước giành cho đầu tư, lại thường có khối lượng đáng kể, có nh iều cơ hội đổi mới công nghệ kỹ thuật và quản lý, có thời hạn đủ dài để vốn vay phát huy hiệu quả. Do đó cũng cần quan tâm đúng mức đến biện pháp vay nước ngoài để bù đắp bội chi. Thêm vào đó càng tăng cường đi vay Chính phủ càng chất thêm gánh nặng nợ và càng làm giảm quyền lực tài chính của mình. Thật vậy ngh ĩa vụ nợ đến hạn bắt buộc phải t rả hàng năm đương nhiên được trích từ ngân sách Nhà nước do đó mà khi đến hạn trả nợ th ì vô hình chung các khoản ch i trả của Chính phủ tăng lên một cách trông thấy. Như vậy một chính phủ đi vay quá nhiều cả ở trong và ngoài nước sẽ gây ra nhiều biến động bất lợi của nền kinh tế, làm giảm uy t ín cũng như khả năng tự chủ về tài chính của Nhà nước đó . Do vậy chúng ta cần phải cân đối, tính toán cho thật chính xác thời điểm đi vay, vay ở đâu, và vay của những đối tượng nào là tốt nhất, đem lại hiệu quả cao nhất. 3.3 Bù đắp sự thiếu hụt ngân sách bằng biện pháp tăng thuế Tăng thuế bằng biện pháp trực tiếp tăng thuế suất là g iải pháp khó triển khai và tốn kém. Mặc dù Nhà nước hoàn toàn có quy ền tăng thuế hoặc ban hành thêm thuế mới để tạo nguồn bù đắp bội chi ngân sách. Tuy nhiên cần tính đến tác động nhiều chiều của giải pháp này. Theo La-phe nhà kinh tế học người Mỹ, hồi thập niên 70 đã đồ thị hoá 2 tác động trái ngược nhau của việc tăng thuế tuỳ theo mức thuế suất áp dụng. Khi còn ở trong vùng có thể chịu đựng đ ược th ì tăng sẽ thuế suất sẽ làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, đồng thời còn kích th ích các đối tượng nộp thuế phát t riển kinh doanh, mở mang các hoạt động kinh tế, tăng khả năng s inh lời có một phần nộp cho ngân sách Nhà nước còn một phần làm thặng dư cho mình. Trong trường hợp này tăng thuế có tác dụng kích th ích sự phát triển kinh tế, nhưng khi vượt quá giới hạn chịu đựng của nền kinh tế th ì khi tăng thuế lại làm giảm nguồn thu từ ngân sách, mặt khác nó còn thúc đẩy tình trạng trốn lậu thuế, kìm hãm hoặc không kích thích được nền kinh tế phát triển. Trên thực tế, tăng thuế là giải pháp không mấy dễ áp dụng và tốn kém. Tăng thuế có khả th i hay không còn phụ thuộc vào sức chịu đựng cuả nền kinh tế, sự h iệu quả của hệ thống thu, phụ thuộc vào hiếu suất của từng sắc thuế. Trong thời kì nền kinh tế suy thoái, hoạt động kinh tế mờ nhạt th ì việc tăng thuế không những không khả thi mà còn làm cản trở của hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng số lượng nợ đọng thuế của các doanh nghiệp, đẩy các doanh nghiệp lâm vào tình trạng tài chính không lành mạnh và làm giảm nguồn thu ngân sách. Nếu tăng thuế chỉ nhằm vào các giải pháp tăng thuế suất và ban hành thêm các sắc thuế mới, nhất là tăng thuế t rực thu thì về mặt lý thuyết là có thể tăng thu ngay nhưng trên thực tế rất khó đ ược áp dụng đúng đắn và khó có thể đạt được ngay kết quả. Hơn nữa nếu thuế suất quá cao còn dẫn đến t ình trạng trốn lậu thuế, tác động xấu đến môi trường kinh tế. Tình hình thực t iễn ở nước ta cho thấy muốn tăng thu từ thuế cho ngân sách Nhà nước, cần triển khai mạnh mẽ các g iải pháp nhằm làm hợp lí hoá và nâng cao hiệu quả của hệ thống thuế, mở rộng diện thu thuế sẽ phù hợp với th ực tế và có tính khả thi cao h ơn các giải pháp nhằm vào tăng thuế hoặc ban hành thêm các sắc thuế mới. Những giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống thuế bao gồm cải cách hành chính thuế (bộ máy , quy trình, phương thức tổ chức thu thuế và hoàn thiện các sắc thuế). 3.4 Cắt giảm chi tiêu nhằm làm giảm thâm hụt ngân sách Nhà nước Cắt g iảm chi tiêu với hi vọng làm giảm tổng chi nhằm giảm bội chi ngân sách là biện pháp “t iêu cực” xét dưới góc độ kinh tế học bởi vì Chính phủ sẽ cắt giảm chi tiêu thường xuyên (chi lương, chi mua sắm trang thiết bị) thậm chí sẽ trì hoãn hoặc cắt giảm chi đầu tư phát t riển, như vậy sẽ thu hẹp khả năng t iêu thụ sản phẩm và dịch vụ củ a khu vực sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không tiêu thụ th ì sản phẩm sẽ tồn đọng , kinh tế sẽ gặp khó khăn, sản xuất đ ình đốn. Trong thực tế cần xuất phát từ bối cảnh kinh tế - xã hội từng năm, căn cứ mục tiêu các kế hoạch tài chính ngắn hạn , t rung hạn, dài hạn…cũng như căn cứ t ình hình tài chính, tiền tệ, t ình hình nợ nước ngoài…để xác định các giải pháp khai thác nguồn tài chính bù đắp bội chi th ích hợp. Ngoài ra Nhà nước cần tích cực triển khai các chương t rình cải thiện cơ sở hạ tầng, hoàn th iện mạng lưới g iao thông, kích thích t iêu dùng nhằm tăng cường khả năng phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên cần tách bạch phạm trù kích cầu với phạm trù kích cầu với phạm trù tiết kiệm chống lãng phí. Trong điều kiện tiềm lực ngân sách Nhà nước có hạn, thì kích cầu không để xảy ra tình trạng vung t iền bừa bãi, bỏ qua các quy định, quy phạm tài chính về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, t iến hành đầu tư có trọng điểm, cải thiện thực chất chế độ t iện lương theo hướng tăng thu nhập cho người hưởng lương nhưng không tăng biên chế để làm tăng tổng quỹ lương. Tóm lại mỗi g iải pháp đều có ưu nhược điểm nhất đ ịnh, cần tuỳ thuộc và điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế đất nước để lựa chọn những giải pháp thích hợp. Tuy nhiên nhìn một cách toàn diện thì thực hiện tốt công tác quản lí và điều hành ngân sách Nhà nước vẫn là biện pháp tốt nhất cho các quốc gia để hạn chế, khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách Nhà nước. III. Mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi ngân sách Nhà nước Trang 1. Bội chi ngân sách Nhà nước với lạm phát (Phân tích mối quan hệ này qua tình hình thực tiễn nước ta từ trước đổi mới đến nay) Giai đoạn trước năm 1986, tình hình tài chính nước ta trong tình trạng yếu kém, thu không đủ chi thường xuyên, thâm hụt ngân sách Nhà nước cao quá mức, chi t iêu Chính phủ chủ yếu nhờ vào sự viện trợ của nước ngoài là chính. Đến giai đoạn từ năm 1986-1990, trước tình hình khó khăn về kinh tế và chính trị, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đã cắt giảm dần viện trợ của họ cho nước ta. Trước t ình hình khó khăn đó, Đảng ta tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có định hướng XHCN. Với những bước đi chập chững ban đầu, chính sách tài chính đã có đổi mới một bước. Tuy nhiên, thu ngân sách Nhà nước càng không đủ chi và bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước không chỉ phải vay trong và ngoài nước mà còn phải lấy từ nguồn tiền phát hành. Chính yếu kém về ngân sách Nhà nước nêu t rên, là một yếu tố quan trọng gây nên lạm phát trong thập kỉ 80 của thế kỉ XX. Chi ngân sách Nhà nước đã tăng cao tới mức bùng nổ ở trong những năm 1985-1988, đã gây ra thâm hụt ngân sách Nhà nước trầm trọng vì không có sự tăng lên tương ứng về số thu. Giai đoạn từ năm 1986 - 1990, khi mà tỷ lệ tích luỹ nội bộ nền kinh tế rất thấp (có thể nói là không đáng kể), làm không đủ ăn th ì tỷ lệ chi đầu tư phát triển như ở đồ thị 1 là quá lớn và nguồn bù đắp cho thâm hụt ngân sách Nhà nước lại chủ yếu do tiền phát hành thì lạm phát cao là điều khó tránh khỏi. 0500 1000 1500 2000 2500 1986 1987 1988 1989 1990 TiÒn ph¸t hµnh ®Ò bï ®¸p béi chi NSNN Th©m hôt NSNN Đồ thị 1: Tổng bội chi ngân sách Nhà nước và việc phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước (1985 - 1990) - Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trong thời gian 5 năm 1986 - 1990, 59,7% mức thâm hụt này được hệ thống Ngân hàng thanh toán bằng cách phát hành tiền. Năm 1984, phát hành t iền để bù đắp thâm hụt ngân sách là 0,4 tỷ đồng, năm 1985: 9,3 tỷ đồng, năm 1986: 22,9 tỷ đồng, năm 1987: 89,1 tỷ đồng, năm 1988: 450 tỷ đồng, năm 1989: 1655 tỷ đồng và năm 1990 là 1200 tỷ đồng. Số còn lại được bù đắp bằng các khoản vay nợ và viện trợ của nước ngoài (so với bộ i chi, khoản vay và v iện trợ năm 1984 là 71,3%, năm 1985 là 40,8%, năm 1986: 38,4%, năm 1987: 32,1%, năm 1988: 32,6%, năm 1989: 24,9%, năm 1990 là 46,7%) và một số nhỏ do các khoản thu từ bán công trái trong nước. Mặc dù có nhiều cố gắng đáng kể trong năm 1989, nhưng t ình trạng th iếu hụt ngân sách Nhà nước vẫn t rầm trọng . Tổng chi đã tăng gấp đôi so với năm 1988, một phần do lạm phát chuyển từ năm 1988 sang và đã làm tăng giá đáng kể một số mặt hàng và dịch vụ thiết yếu do Nhà nước cung cấp . Tất cả những phân tích ở trên cho thấy, có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát cao trong giai đoạn từ năm 1986-1990, trong đó có việc bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước bằng sự phát hành tiền như ở đồ thị 1. Bước vào giai đo ạn từ năm 1991-1995, t ình hình đất nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, sản xuất và lưu thông hàng hoá đ ã có động lực mới, t ình trạng th iếu lương thực đã được giải quyết căn bản, lạm phát siêu mã đã được đẩy lù i, nhưng lạm phát cao vẫn còn. Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước đã dần dần thay đổi theo hướng t ích cực. Nguồn thu t rong nước đã đủ cho chi thường xuyên, tình t rạng đi vay hoặc dựa vào phát hành cho chi thường xuyên đã chấm d ứt. Trong giai đoạn này, chi đúng đối tượng , có hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội được đặt ra. Nhờ những giải pháp t rên, số thâm hụt ngân sách Nhà nước đã g iảm dần qua từng năm và được bù đắp bằng vay của dân và vay nước ngoài. Trong giai đoạn từ năm 1991-1995, tỷ lệ bội ch i ngân sách Nhà nước so với GDP chỉ ở mức 1,4% đến 4,17% (1991: 1,4%, 1992:1,5%, 1993: 3,9%, 1994: 2,2% và năm 1995 là 4,17%). Như vậy, có thể thấy bội chi ngân sách Nhà nước trong những năm 1991-1995 là rất thấp, thể hiện chính sách thắt chặt chi t iêu của Chính phủ trong thời kỳ này và đây cũng là yếu tố rất quan trọng góp phần kiềm chế lạm phát. Giai đoạn từ năm 1996-2000, t ình hình thu chi ng ân sách Nhà nước đã có nhiều chuyển biến t ích cực, thu không những đủ chi thường xuyên mà còn cho đầu tư phát triển, thâm hụt ngân sách Nhà nước được khống chế ở mức thấp . Tuy nhiên , giai đoạn từ năm 1996-2000, do tác động của khủng hoảng tài chính ở các nước Đông Nam Á nên nền kinh tế có gặp không ít khó khăn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm dần từ năm 1996 đến năm 1999 và đến năm 2000, tốc độ này mới tăng lên chút ít, chặn đứng đà giảm sút. Trong những năm này, tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước ở mức từ 3,0% GDP năm 1996 lên 4,95% GDP năm 2000 (năm 1996: 3%, năm 1997: 4,05%, n ăm 1998: 2,49%, năm 1999: 4,37%, năm 2000: 4,95%). Tỷ lệ bội chi bình quân 5 năm là 3,87% GDP, cao hơn mức bình quân năm 1991-1995 (2,63%). Năm 2000 có mức bội chi cao nhất là 4,95% GDP và năm 1998 có mức bội chi thấp nhất là 2,49%. Đây là thời kỳ suy thoái và th iểu phát, nên mức bội chi ngân sách Nhà nước như trên không tác động gây ra lạm phát mà có tác động làm cho nền kinh tế chuyển sang giai đoạn đi lên. Giai đoạn từ năm 2001-2007, ngân sách Nhà nước cũng đã có chuyển biến đáng kể. Tốc độ tăng thu hằng năm bình quân là 18,8%. Tốc độ tăng chi b ình quân hằng năm đạt 18,5%. Bội chi ngân sách Nhà nước t rong giai đoạn này về cơ bản đuợc cân đối ở mức 5% GDP và thực hiện ở mức 4,9%-5% GDP. Nếu chỉ xét ở tỷ lệ so với GDP, cũng thấy bội chi ngân sách Nhà nước t rong 7 năm trở lạ i đây tăng cao hơn các năm trước đó khá nhiều (bình quân khoảng 4,95% GDP) vì giai đoạn năm 1991-1995, mức bội chi ngân sách Nhà nước so với GDP chỉ ở mức 2,63% và giai đoạn từ năm 1996-2000 ở mức 3,87% so với GDP. 0 1 2 3 4 5 6 19 91 19 92 19 93 19 94 19 95 19 96 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 Béi chi NSNN/GDP Đồ thị 2: Bội chi ngân sách Nhà nước so với GDP - Nguồn: Bộ Tài chính Nếu chỉ xem xét bội chi ngân sách Nhà nước so với GDP th ì chưa thấy hết sự tăng lên của nó trong những năm gần đây, đặc biệt nh ững năm gần đây, ngoài ngân sách Nhà nước được cân đối, đã có một lượng vốn lớn được đưa ra đầu tư các công t rình giao thông và thuỷ lợi thông qua hình thức phát hành t rái phiếu Chính phủ không cân đố i vào ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, phải kể đến lượng công trái giáo dục được phát hành để thu hút t iền cho đầu tư kiên cố hoá t rường lớp học cũng là một lượng tiền lớn cân đối ngoài ngân sách Nhà nước. Nếu cộng cả ha i loại trên vào cân đối ngân sách Nhà nước, bội chi ngân sách Nhà nước trong những năm qua không phả i chỉ 5% GDP mà cao hơn (khoảng 5,8-6,2% GDP). 05 10 15 20 25 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tèc ®é t¨ng béi chi NSNN Tèc ®é t¨ng GDP CPI Đồ thị 3: Bội chi ngân sách Nhà nước so với GDP - Nguồn: Bộ tài chính, Tổng cục Thống kê và tính toán của PGS.TS Lê Quốc Lý Thực tế, từ năm 2001 đến nay, tốc độ tăng bội ch i ngân sách Nhà nước là khá cao, ở mức 17-18%/ năm. Tốc độ này nếu trừ đ i yếu tố tăng trưởng thì còn cao hơn tỷ lệ lạm phát hằng năm (năm 2001: 0,2%; năm 2002: 1,6%; năm 2003: 9,7%; năm 2004: 8,1%; năm 2005: 9,0%; năm 2006: 11,1%; năm 2007: 7,8%). Trong những năm gần đây, mặc dù chúng ta đã kiểm soát bội chi ngân sách Nhà nước từ hai nguồn là vay nước ngoài và vay trong nước nên sức ép tăng tiền cung ứng thêm ra th ị t rường là không có, nhưng sức ép tăng chi t iêu của Chính phủ cho tiêu dùng thường xuyên và cho đầu tư là tăng lên. 0 10 20 30 40 50 60 70 19 96 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 Béi chi NSNN Đồ thị 4: Bội chi ngân sách Nhà nước từ 1996 -2008 - Nguồn: Bộ Tài chính Có thể thấy, chính sách tài khoá trong những năm qua có phần nới lỏng như những năm chúng ta đang phải kích cầu đầu tư. Nếu so sánh tổng chi ngân sách Nhà nước so với GDP trong những năm qua cho thấy, ng ân sách Nhà nước đã chi một khối lượng lớn tiền tệ không chỉ ở số tuyệt đối mà cả ở số tương đối. Như t rên đã ph ân tích, bội chi ngân sách Nhà nước tăng cao thể h iện chính sách tài khoá lỏng lẻo, nói lên sự chi t iêu của Chính phủ cho đầu tư và thường xuyên vượt quá mức có thể của nền kinh tế. Nếu nh ư bù đắp bội ch i ngân sách Nhà nước bằng phát hành thêm t iền thì trực tiếp tác động gây ra lạm phát, vì đã làm tăng cung tiền tệ nh iều hơn cầu tiền tệ trên thị t rường như giai đoạn từ năm 1986-1990. Tuy nhiên, việc bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước bằng nguồn huy động từ bên ngoài và từ t rong nước về cơ bản, cũng tăng cung tiền vào thị trường trong n ước. Điều này, có thể giải th ích là do phần huy động từ vay nước ngoài đã làm tăng cung lượng tiền vào thị trường trong nước, vì số tiền vay nước ngoài về để bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước phải đổi ra Việt Nam đồng để chi t iêu trên cơ sở bán cho ngân hàng Nhà nước là ch ính, mà ngân hàng Nhà nước lại phát hành tiền ra để mua ngoại tệ là cơ bản. Đây chính là phần làm cho lạm phát tăng lên nếu lượng vay từ bên ngoài vào bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước quá lớn. Thực tế trong những năm qua, lượng vay tiền từ bên ngoài vào bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 1/3 số thâm hụt, tức là khoảng 1,5%-1,7% so với GDP. Nếu cộng thêm cả phần vay về cho vay lại, lượng t iền từ bên ngoài vào nền kinh tế nước ta qua bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước khoảng 2%-2,5% GDP. Đây ch ính là một nguyên nhân gây ra lạm phát cao của nước ta trong năm 2007 và các tháng đ ầu năm 2008. Qua đồ thị 5 cho thấy, chi ngân sách Nhà nước đã tăng từ 27% GDP năm 2001 lên 40,4% năm 2007 là một con số khá lớn trong chi tiêu của Chính phủ. 05 10 15 20 25 30 35 40 45 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Töí ng chi NSNN (bao göì m TPCP, SXKT, CTGD) Chi àêì u tû/GDP Chi thûúâng xuy ï n/GDP Đồ thị 5: Chi ngân sách Nhà nước so với GDP từ 2001 – 2007 - Nguồn: Bộ Tài chính Còn phần bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước từ nguồn vay t rong dân về cơ bản, chỉ thu t iền từ t rong lưu thông vào ngân sách Nhà nước và sau đó, lại chuyển ra lưu thông nên không làm tăng lượng tiền cơ bản t rên thị trường mà chỉ làm cho vòng quay t iền tệ có thể tăng nhanh hơn, tạo ra hệ số nở tiền cao hơn mức cần thiết. Điều này , cũng tạo ra tăng cung t iền tệ do vòng quay tiền tệ lớn, có tạo ra tác động một phần gây ra lạm phát , nhưng không lớn bằng trực t iếp phát hành tiền ra và vay vốn từ bên ngoài để bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước Nhìn lại quá trình những năm trước đây có thể thấy, chúng ta đã thực hiện một chính sách tài khoá lỏng lẻo thể hiện tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước bằng khoảng 5% GDP hằng năm, cộng với đó là phát hành t rái phiếu, công trái g iáo dục cho đầu tư. Hơn nữa, chúng ta cũng đã có lúc phát hành t iền ra để kích cầu đầu tư, đầu tư cho một số công trình lớn, phát hành tiền cho một số công việc… mà chưa thống kê hết. Đây chính là sự tích tụ tiền tệ các năm trước đó góp một phần làm cho lượng tiền tệ trong lưu thông tăng cao, thể h iện ở tốc độ tăng hệ số tạo tiền của nền kinh tế nước ta tăng trên 10% hằng năm v à tăng 79,2% năm 2007 so với năm 2001, t rong khi cũng chỉ t iêu này các nước chỉ tăng 1-3%/năm và tăng 10%-15% năm 2007 so với năm 2001. Tóm lại: - Bội chi ng ân sách Nhà nước có mối quan hệ nhân quả với lạm phát . Nếu thâm hụt ngân sách Nhà nước quá mức có thể dẫn đến lạm phát cao. Đặc biệt, nếu bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước bằng việc phát hành tiền sẽ tất yếu dẫn đến lạm phát. Trong thời gian, 1986- 1990 mức thâm hụt ng ân sách Nhà nước đã là 59,7 % được hệ thống ngân hàng thanh toán bằng cách phát hành tiền th ì lạm phát cao là điều khó tránh khỏi. - Bội chi ngân sách Nhà nước là một t rong những yếu tố quan trọng dẫn đến lạm phát. Tăng chi ngân sách Nhà nước để kích th ích tiêu dùng và tăng cầu tiêu dùng, sẽ kích thích đầu tư phát triển và tăng đầu tư phát t riển sẽ đưa đến tăng trưởng cao. Tuy nhiên , nếu tăng chi quá mức cho phép, tức là tăng chi đến mức làm cho thâm hụt ngân sách Nhà nước quá cao và để bù đắp thâm hụt này phải đi vay nợ quá lớn th ì sẽ đưa đến gánh nặng nợ. Kết quả là đưa đến kích thích tiêu dùng (kích cầu quá mức) th ì ở chu kỳ sau sẽ kéo theo lạm phát , mà lạm phát cao lại làm giảm đầu tư phát t riển và giảm đầu tư phát triển kéo theo giảm tăng trưởng. 2. Một số giải pháp kiểm soát bội chi ngân sách Nhà nước và kiềm chế lạm phát trong thời gian tới. Xử lý bội chi ngân sách nhà nước là một vấn đề nhạy cảm, bởi nó không chỉ tác động t rước mắt tới nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có những biến động lớn nh ư: giá dầu tăng cao , khủng hoảng tài chính tại nhiều quốc gia t rên thế giới, tình trạng lạm phát d iễn ra nhiều nước t rên thế giới, vấn đề kiềm chế lạm phát đặt ra vô cùng cấp bách. Vậy xử lý bội chi ngân sách như thế nào để ổn định vĩ mô, thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát hiện nay đang làm đau đầu các nhà chính trị gia. Như trên đã phân t ích, có nhiều cách để chính phủ bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, nh ưng phải sử dụng cách nào, nguồn nào th ì còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế, chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia, bởi mỗi giải pháp bù bắp đều có những ưu nhược điểm làm ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô. Và hậu quả của bội chi ngân sách nhà nước là ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế xã hội của đất nước dù mức nào đi chăng nữa. Vì vậy, chính phủ Việt Nam cần phải t ính toán kỹ lưỡng để đưa ra các giải pháp bù đắp phù hợp với thực t rạng hiện nay, khi nền kinh tế của Việt Nam đang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nền tài chính quốc gia cũng được đổi mới . Như trên đã phân t ích nguyên nhân của lạm phát cao về cơ bản đã rõ, trong đó có một phần quan trọng của chính sách tài khoá lỏng lẻo t rong những năm qua, thể hiện ở bội chi ngân sách Nhà nước tăng liên tục qua các năm. Kiểm soát bội chi ngân sách Nhà nước và triệt để thực hiện chính sách có thu mới chi, không để bội chi ngân sách Nhà nước tăng cao, nếu cần thiết nên giảm tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước so với GDP dưới mức 5%, tức là nên ở khoảng 3-4%. Đồng thời, tiến tới t ính toán cân đối các nguồn phát hành t rái phiếu , công trái giáo dục một cách hiệu quả hơn, nếu chưa thật cần thiết hoặc chưa đủ thủ tục thì nên cắt giảm. Vấn đề đặt ra hiện nay là rà soát cắt g iảm ch i t iêu ngân sách Nhà nước chưa thật cấp thiết và kém hiệu quả như đề ra các t iêu chí, tiêu chuẩn để cắt bỏ, đình hoãn những công trình đầu tư chưa thật bức bách, kém hiệu quả hoặc chưa khởi công. Đây là một trong những nh iệm vụ cực kỳ khó khăn, nhưng với số ngân sách Nhà nước hiện có th ì với t ình hình trượt giá như hiện nay sẽ không thể có điều kiện thực hiện được hết các dự án, công trình đã bố trí. Do vậy, cần có sự rà soát để chuyển vốn từ các công trình chưa khởi công, khởi công chậm, hoặc thủ tục không đầy đủ sang cho các công t rình chuyển t iếp, công trình cấp bách, công trình có hiệu quả kinh t ế cao. Việc làm này, đỏi hỏi phải có sự đồng tâm nhất trí và quyết tâm cao của tất cả các Bộ, ngành và địa phương trong việc th ực hiện chính sách của Nhà nước. Về chi tiêu thường xuyên, cũng nên rà soát lại tất cả các khâu hoạt động để tổ chức lại bộ máy cho hợp lý hơn, đồng thời cắt g iảm các khoản chi chưa thật cần th iết để tập trung nguồn lực cho các công tác khác quan trọng và cấp thiết hơn. Như vậy, thực tế ở đây là cần có liều lượng của chi tiêu ngân sách Nhà nước ở mức cho phép nhằm đẩy đầu tư phát triển tăng lên và t iếp theo là đưa tăng trưởng kinh tế lên cao mà không kéo theo lạm phát cao. KẾT LUẬN Thực tế cho thấy, bội ch i ngân sách nhà nước không có nguồn bù đắp hợp lý sẽ dẫn đến lạm phát, gây tác hại xấu tới nền kinh tế cũng như đời sống xã hội. Nếu bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng cách phát hành thêm t iền sẽ bù đắp ngân sách nhà nước một cách nhanh chóng, không phải trả lãi, không phải gánh thêm các gánh nặng nợ nần, nhưng việc in thêm và phát hành thêm tiền sẽ khiến cho cung tiền vượt cầu tiền, nó đẩy cho việc lạm phát trở nên không thể kiểm soát nổi. Hay như giải quyết bội chi ngân sách bằng cách vay nợ trong nước, g iải pháp này có thể giảm bội chi ngân sách mà không cần phả i tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dự trữ quốc tế. Vì vậy, biện pháp này được coi là một cách hiệu quả để kiềm ch ế lạm phát. Tuy nhiên, v iệc khắc phục bội ch i ngân sách bằng vay nợ tuy không gây ra lạm phát trước mắt nhưng nó lại có thể làm tăng áp lực lạm phát trong tương lai nếu như tỷ lệ nợ trong GDP liên tục t ăng. Thứ nữa, việc vay t rực tiếp từ dân sẽ làm giảm khả năng khu vực tư nhân trong việc tiếp cận tín dụng và gây sức ép làm tăng lãi suất t rong nước Đặc biệt, ở những nước trải qua g iai đoạn lạm phát cao (như nước ta h iện nay), giá trị thực của trái phiếu chính phủ giảm nhanh chóng, làm cho chúng trở nên ít hấp dẫn. Ch ính phủ có thể sử dụng quyền lực của mình để buộc các chủ thể khác trong nền kinh tế phả i giữ trái phiếu. Tuy nhiên, nếu việc làm này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy t ín của chính phủ và khiến cho việc huy động vốn thông qua kênh này sẽ trở nên khó khăn hơn vào các năm sau. Còn đối với vay nợ nước ngoài thì nó là một biện pháp giảm bội chi ngân sách hữu hiệu . Đây cũng là một nguồn vốn quan t rọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, nó sẽ khiến gánh nặng nợ nần, nghĩa vụ trả nợ tăng lên, giảm khả năng chi t iêu cho chính phủ. Đồng thời, nó cũng dễ khiến cho nền kinh tế trở nên bị phụ thuộc vào nước ngoài. Thậm ch í, nhiều khoản vay, khoản viện trợ còn đòi hỏi kèm theo đó là nhiều các điều khoản về chính trị, quân sự, kinh tế khiến cho các nước đi vay bị phụ thuộc nhiều. Như vậy, để kiềm chế lạm phát và có ch ính sách thu chi hợp lý, không tạo ra bội chi ngân sách Nhà nước hoặc mức bội chi không quá lớn, có thể chấp nhận được t rong khuôn khổ của một nền kinh tế thì mỗi quốc gia phải có chính sách hợp lý, tùy vào tình hình cụ thể của đất nước mà điều chỉnh cho phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Văn Giao, 2008, Xử lý bội chi ngân sách Nhà nước nhằm k iềm chế lạm phát hiện nay, Nghiên cứu – Trao đổi, số 18 năm 2008. 2. Lê Quốc Lý, 2008, Bội chi ngân sách Nhà nước trong mối quan hệ với lạm phát ở Việt Nam, Nghiên cứu – Trao đổi, số 10 năm 2008. 3. Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng (chủ biên), 2008, Nhập môn lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB lao động xã hội. 4. Trang web: 4.1 E1%BA%A1m_ph%C3%A1t 4.2 i-lieu/tieu-luan-lam-phat.199434.ht ml 4.3 i-lieu/ kinh-te-hoc-lam-ph at-inflat ion-la-gi-cac- quan-diem-ve-lam- phat-.1245850.html 4.5 i-lieu/da-tai-lam-phat-va-nhung-van-de-chung- .265886.ht ml

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftrang_bia_1_4533.pdf
Luận văn liên quan