Tiểu luận Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu và nợ công
Học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới thì có thể nói lạm
phát mục tiêu chính là hướng đi tương lai cho kinh tế Việt Nam. Duy trì lạm
phát thấp và ổn định nên trở thành mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ
để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời phải gắn liền với nâng cao hiệu
quả các chính sách về cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng đặt
ra là liệu Việt Nam hiện nay đã có đủ điều kiện áp dụng khuôn khổ chính
sách tiền tệ lạm phát mục tiêu hay chưa.Khi quốc gia nào đó lâm vào cảnh
khủng hoảng nợ công trầm trọng thì chính sách lạm phát mục tiêu sẽ được
đưa ra để thắt chặt chi tiêu của chính phủ đồng thời tăng ngân sách ,đây
cũng là điều kiện bắt buộc của các chủ nợ để quốc gia đó có thể nhận được
gói cứu trợ từ những nước giàu.Và để tránh tình trạng nền kinh tế ,chính trị
của một quốc gia lâm vào khủng hoảng như Hy Lạp hiện nay tôi nghĩ các
nước cần đưa ra một chính sách về lạm phát mục tiêu hợp lý cho từng điều
kiện nền kinh tế của mỗi quốc gia.
12 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2287 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu và nợ công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ
giữa lạm phát mục tiêu và nợ công
2
I.Lời mở đầu
Trước hết nhóm 26 xin cảm ơn thầy Trương Minh Tuấn đã hướng dẫn
nhóm chúng tôi thực hiện bài tiểu luận này.
Hiện nay vấn nạn nợ công đang là bài toán vô cùng nan giải của nhiều
quốc gia trong đó có Việt Nam.Nhóm chúng tôi đã chọn đề tài này nhằm tìm
hiểu về nợ công ,những tác động của nó đối với kinh tế,chính trị của một
quốc gia và chính sách lạm phát mục tiêu để tìm ra mối quan hệ giữa nợ
công và lạm phát mục tiêu.
Lịch sử các nền kinh tế và kinh nghiệm các nước cho thấy việc tìm
kiếm một cơ chế điều hành chính sách tiền tệ tốt hơn dẫn đến việc áp dụng
mô hình điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu (Inflation
Targeting). Vì mục tiêu cuối cùng là duy trì tỷ lệ lạm phát thấp một cách
thường xuyên nhằm tối đa hóa tốc độ phát triển kinh tế thực tế và khống chế
tỉ lệ nợ công ở mức an toàn.Tuy nhiên chính sách nào cũng có ưu thế và hạn
chế của nó.
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về nợ công ,chính sách lạm phát mục
tiêu và mối quan hệ giữa chúng.Tuy nhiên do thời gian hạn hẹp cũng như
trình độ có phần hạn chế nên chúng tôi chỉ đi xoay quanh các định nghĩa về
lý thuyết chưa đi sâu vào cụ thể cách giải quyết vấn đề.Mong thầy và các
bạn thông cảm.
Nhóm 26
3
II.Nội dung nghiên cứu
1. Lạm phát mục tiêu
1.1 Lạm phát mục tiêu là gì?
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng: ”Chính sách tiền tệ lạm phát mục
tiêu là một bản thông báo ra công chúng về chỉ tiêu trung hạn của lạm phát
cũng như uy tín của cơ quan thẩm quyền về tiền tệ để đạt mục tiêu này. Các
yếu tố khác bao gồm phổ biến thông tin về các kế hoạch và mục tiêu của nhà
hoạch định chính sách tiền tệ tới công chúng và thị trường, cũng như trách
nhiệm giải trình của Ngân hàng Trung ương để đạt được các chỉ tiêu lạm
phát của mình. Các quyết định về chính sách tiền tệ sẽ dựa trên độ lệch dự
báo lạm phát (một cách hoàn toàn hay rõ ràng) đóng vai trò là chỉ tiêu trung
gian của chính sách tiền tệ”.
Nói một cách dễ hiểu rằng chính sách lạm phát mục tiêu được hiểu là chính
sách mà ngân hàng trung ương sẽ đưa ra mục tiêu lạm phát trong một thời
gian khá dài (thường là 5 năm) và được quyền chủ động sử dụng các công cụ
chính sách tiền tệ như nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất cơ bản, lãi suất tái
cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, tỷ giá .v.v để đạt mục tiêu đó. Một chính
sách lạm phát mục tiêu được coi là thành công nếu như trong quá trình thực
hiện lạm phát sẽ vận động xoay quanh mức mục tiêu đã đề ra.
Chính sách lạm phát mục tiêu được áp dụng nhiều bởi các nước phát triển và
các nước mới nổi khi lãnh đạo các nước nhận định rằng, lạm phát hay nói
cách khác ổn định giá là mục tiêu chính của chính sách tiền tệ. Tùy từng thời
kỳ, mức lạm phát mục tiêu có thể có những điều chỉnh theo năm, tuy nhiên
mức điều chỉnh có thể không quá lớn so với định hướng dài hạn đã xác định
từ thời gian trước.
4
1.2. Điều kiện để thực hiện khuôn khổ lạm phát mục tiêu.
Các điều kiện cơ bản để một quốc gia có thể theo đuổi được khuôn
khổ lạm phát mục tiêu có thể được chia thành 4 nhóm chính.
(1)Nhóm điều kiện đầu tiên và có lẽ là quan trọng nhất đó là phải tăngcường
quyền hạn quản lý Nhà nước về tiền tệ cho NHNN để có thể kiểm soát và
điều tiết tất cả các kênh bơm/hút tiền cũng như nâng cao đủ mạnh tính độc
lập của NHNN trong việc xây dựng và thực thi CSTT và sự tín nhiệm để
theo đuổi lạm phát mục tiêu.
- NHNN phải có quyền đặc biệt để theo đuổi mục tiêu lạm phát và tự
mình đặt ra các công cụ của chính sách tiền tệ.
- NHNN phải chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng các công cụ
(CSTT). Về điều hành, ít nhất NHNN cũng được quyền xác định, quyết định
và điều tiết lượng tiền cung ứng hàng năm và trong từng thời điểm, đồng
thời được nhận và sử dụng công cụ lãi suất và các công cụ khác để tác động
vào mục tiêu lạm phát.
Ngoài ra, NHNN phải được xây dựng tương đối độc lập với chính phủ
( độc lập về chính sách tiền tệ). Gỉa định, khi NHNN đã độc lập trong điều
hành chính sách tiền tệ, song nếu NHNN chưa độc lập về hoạt động tài
chính thì sự độc lập ấy vẫn chịu áp lực nhất định từ phía Chính phủ. Do
hiện tại NHNN vẫn được xem là một cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, nên
NHNN vẫn phụ thuộc vào tài chính của Chính phủ. Vì vậy, cách tốt nhất là
NHNN cần có một cơ chất đặc thù, phù hợp ở mức có thể và được Chính
phủ cho phép, hạn chế sức ép phát sinh của Chính phủ và Bộ tài chính đối
với hoạt động của NHNN
(2)Nhóm điều kiện thứ hai liên quan đến vấn đề đảm bảo mục tiêu lạm phát
là mục tiêu chính, không phải là mục tiêu hỗ trợ cho mục tiêu khác. Nhóm
này bao gồm các điều kiện:
5
- Chính sách tiền tệ không bị chi phối bởi các ưu tiên về ngân sách
Chính phủ; Chính phủ tăng ngân sách bằng việc huy động các nguồn vốn
trên thị trường tài chính và hạn chế tuyệt đối việc cấp tín dụng cho Chính
phủ.
- Vị thế bên ngoài đủ mạnh để đảm bảo cho chính sách tiền tệ theo đuổi
mục tiêu lạm phát là mục tiêu hàng đầu.
- Khi bắt đầu thực hiện khuôn khổ lạm phát mục tiêu thì lạm phát cần ở
mức thấp để đảm bảo cho sự điều chỉnh kiểm soát tiền tệ thích hợp.
(3) Nhóm điều kiện thứ 3 liên quan đến vấn đề phát triển và ổn định thị
trường tài chính để thực hiện khuôn khổ này. Nhóm này bao gồm các điều
kiện:
- Cần phải có thị trường tài chính ổn định để đảm bảo cho chính sách
tiền tệ theo đuổi các mục tiêu lạm phát và không bị tác động bởi các lo lắng
về sức khoẻ của thị trường tài chính.
- Thị trường tài chính cần phát triển ở mức nhất định để đảm bảo chính
sách tiền tệ được thực hiện bằng các công cụ thị trường tài chính và đảm bảo
việc thực hiện chính sách tiền tệ không gặp rắc rối do sự yếu kém của thị
trường tài chính.
(4)Nhóm điều kiện thứ 4 liên quan đến các công cụ của chính sách tiền tệ:
- NHTW phải ở vị thế tác động đến lạm phát thông qua các công cụ
chính sách và cần thiết phải hiểu các mối quan liên kết giữa vị thế chính
sách và lạm phát.
- Các mục tiêu về tỷ giá phải hỗ trợ cho mục tiêu lạm phát. Do đó,
NHTW nên cố gắng làm sáng tỏ vấn đề can thiệp vào thị trường ngoại hối và
các thay đổi về chính sách lãi suất để tác động đến tỷ giá chỉ nhằm mục đích
làm giảm nhẹ ảnh hưởng của các cú sốc tạm thời.
- Chính sách tài khoá và các hoạt động quản lý nợ công cộng nên hỗ trợ
cho mục tiêu lạm phát.
6
Các nhóm điều kiện trên không có nghĩa tạo thành các điều kiện
tiên quyết để thực hiện lạm phát mục tiêu. Điều đó có nghĩa là không nhất
thiết phải có tất cả các điều kiện này thì một quốc gia mới có thể thực hiện
khuôn khổ lạm phát mục tiêu. Thực tế đã cho thấy mặc dù gặp khó khăn
trong việc thoả mãn một số điều kiện, khuôn khổ lạm phát mục tiêu vẫn hoạt
động tốt. Quyết định có theo đuổi khuôn khổ lạm phát mục tiêu cần phải dựa
trên sự cân nhắc thận trọng các chi phí và lợi ích của khuôn khổ lạm phát
mục tiêu so với các khuôn khổ khác.
2. Nợ công
2.1 Nợ công là gì?
Một cách khái quát nhất, có thể hiểu nợ chính phủ, nợ công hoặc nợ
quốc gia là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung
ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách,
vì thế, nợ chính phủ, nói cách khác, là thâm hụt ngân sách luỹ kế tính đến
một thời điểm nào đó.
Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem
khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng sản phẩm quốc nội
(GDP).
Ở Việt Nam, Luật Quản lý nợ công năm 2009 quy định, nợ công bao
gồm nợ chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa
phương. Theo đó, nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay
trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân
danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành,
uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao
gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện
chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản
nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài
7
được Chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc
uỷ quyền phát hành. Như vậy, các khoản vay như vay vốn ODA, phát hành
trái phiếu chính phủ (trong cũng như ngoài nước), trái phiếu công trình đô
thị, hay một tập đoàn kinh tế vay nợ nước ngoài được chính phủ bảo lãnh
đều được xem là nợ công.
2.2. Nguồn gốc của nợ công:
Nợ công xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của chính phủ; khi chi tiêu của
chính phủ lớn hơn số thuế, phí, lệ phí thu được, Nhà nước phải đi vay (trong
hoặc ngoài nước) để trang trải thâm hụt ngân sách. Các khoản vay này sẽ
phải hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn, Nhà nước sẽ phải thu thuế tăng lên để
bù đắp. Vì vậy, suy cho cùng nợ công chỉ là sự lựa chọn thời gian đánh thuế:
hôm nay hay ngày mai, thế hệ này hay thế hệ khác. Vay nợ thực chất là cách
đánh thuế dần dần, được hầu hết chính phủ các nước sử dụng để tài trợ cho
các hoạt động chi ngân sách. Nợ chính phủ thể hiện sự chuyển giao của cải
từ thế hệ sau (thế hệ phải trả thuế cao) cho thế hệ hiện tại (thế hệ được giảm
thuế). Hầu hết bất kì quốc gia nào cũng phải chi tiêu cho những việc phục vụ
lợi ích của nước nhà như các công trình công công, các dịch vụ điện đường
trường trạm…Hay khi các doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, Nhà
nước cũng phải có những chính sách ưu đãi giảm thuế hay hỗ trợ kinh phí
cho các doanh nghiệp.Tất cả những chi tiêu đó dều phải lấy tư ngân sách nhà
nước.Khi ngân sách không đủ buộc chính phủ phải đi vay.Nó hình thành nên
nợ công ở các nước, đặc biệt là những nước nghèo.
2.3 Ảnh hưởng nợ công đối với nền kinh tế ?
- Nợ công vừa có nhiều tác động tích cực nhưng cũng có một số tác động
tiêu cực. Nhận biết những tác động tích cực và tiêu cực nhằm phát huy mặt
tích cực, hạn chế mặt tiêu cực là điều hết sức cần thiết trong xây dựng và
8
thực hiện pháp luật về quản lý nợ công. Những tác động tích cực chủ yếu
của nợ công bao gồm:
- Nợ công làm gia tăng nguồn lực cho Nhà nước, từ đó tăng cường nguồn
vốn để phát triển cơ sở hạ tầng và tăng khả năng đầu tư đồng bộ của Nhà
nước. Việt Nam đang trong giai đoạn tăng tốc phát triển nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó cơ sở hạ tầng là yếu tố có
tính chất quyết định. Muốn phát triển cơ sở hạ tầng nhanh chóng và đồng bộ,
vốn là yếu tố quan trọng nhất. Với chính sách huy động nợ công hợp lý, nhu
cầu về vốn sẽ từng bước được giải quyết để đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó gia
tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế.
- Huy động nợ công góp phần tận dụng được nguồn tài chính nhàn rỗi trong
dân cư. Một bộ phận dân cư trong xã hội có các khoản tiết kiệm, thông qua
việc Nhà nước vay nợ mà những khoản tiền nhàn rỗi này được đưa vào sử
dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cho cả khu vực công lẫn khu vực tư.
- Nợ công sẽ tận dụng được sự hỗ trợ từ nước ngoài và các tổ chức tài chính
quốc tế. Tài trợ quốc tế là một trong những hoạt động kinh tế – ngoại giao
quan trọng của các nước phát triển muốn gây ảnh hưởng đến các quốc gia
nghèo, cũng như muốn hợp tác kinh tế song phương. Nếu Việt Nam biết tận
dụng tốt những cơ hội này, thì sẽ có thêm nhiều nguồn vốn ưu đãi để đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng, trên cơ sở tôn trọng lợi ích nước bạn, đồng thời giữ
vững độc lập, chủ quyền và chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước.
- Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, nợ công cũng gây ra những tác
động tiêu cực nhất định. Nợ công sẽ gây áp lực lên chính sách tiền tệ, đặc
biệt là từ các khoản tài trợ ngoài nước. Nếu kỷ luật tài chính của Nhà nước
lỏng lẻo, nợ công sẽ tỏ ra kém hiệu quả và tình trạng tham nhũng, lãng phí
sẽ tràn lan nếu thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ việc sử dụng và quản lý nợ
công.
9
3. Mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu và nợ công .
Hiện nay trong điều kiện bình thường rất nhiều các quốc gia trên thế
giới đã sử dụng chính sách lạm phát mục tiêu chính làm hướng đi tương lai
cho nền kinh tế. Duy trì lạm phát thấp và ổn định nên trở thành mục tiêu
hàng đầu của chính sách tiền tệ để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời
phải gắn liền với nâng cao hiệu quả các chính sách về cơ cấu kinh tế.
Trong điều kiện khi nợ công quá lớn, việc thắt chặt chi tiêu, thực hiện
chính sách "thắt lưng buộc bụng" để giảm thâm hụt ngân sách là điều kiện
tiên quyết phải đáp ứng để được nhận sự hỗ trợ cần thiết từ các tổ chức tín
dụng quốc tế ,trong đó chính phủ phải thực hiện những chính sách về lạm
phát mục tiêu để kiềm chế lạm phát trong nước đồng thời giảm bớt gánh
nặng về nợ công trong nước .Như 10 biện pháp chính phủ Hy Lạp đang sử
dụng hiện nay:
+ Tăng các loại thuế:Trong năm nay, Hy Lạp sẽ thu thêm 2,32 tỷ Euro thuế
và lần lượt là 3,38 tỷ, 152 triệu và 699 triệu trong 3 năm tiếp theo. Trong đó,
thuế đất sẽ tăng cao còn thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ tăng từ 19% lên 23%.
+ Đánh thuế vào hàng xa xỉ:Những mặt hàng xa xỉ sẽ bị đánh thuê là du
thuyền, hồ bơi và ô tô. Sẽ có một loại thuế đặc biệt đánh vào các công ty làm
ăn với lợi nhuận lớn, bất động sản giá trị lớn và các nhân có thuế thu nhập
cao.
+ Đánh thuế vào một số mặt hàng tiêu dùng nội địa :Thuế đánh vào các mặt
hàng tiêu dùng nội địa như nhiên liệu, thuốc lá, thức uống có cồn sẽ tăng
một phần ba.
+ Giảm chi tiêu công:Chi tiêu trong khu vực công sẽ bị cắt 15%.
+ Giảm chi tiêu quân sự:Trong năm 2012, chi tiêu quân sự của Hy Lạp sẽ bị
cắt giảm 200 triệu Euro và từ năm 2013 đến 2015, mỗi năm sẽ giảm 333
triệu Euro.
10
+ Giảm chi tiêu giáo dục:Chi tiêu cho giáo dục cũng sẽ bị cắt giảm bằng
cách đóng cửa hoặc sát nhập 1.976 trường học.
+ Giảm chi tiêu cho an sinh xã hội:Trong năm 2011, 1,09 tỷ Euro sẽ được
cắt đi từ quỹ an sinh xã hội của Hy Lạp. Tiếp đó, từ 2012 đến 2015 số cắt
giảm lần lượt là 1,28 tỷ, 1,03 tỷ, 1,01 tỷ, và 700 triệu. Bên cạnh đó, độ tuổi
về hưu cũng sẽ tăng từ 61 lên 65 tuổi. Bên cạnh đó, Chính phủ Hy Lạp cũng
công bố kế hoạch cắt giảm lương hưu, trong đó những người có mức lương
hưu trên 1.200 euro/tháng (khoảng 1.600 USD/tháng) sẽ là đối tượng của
chính sách này.
+ Tư hữu hóa chính phủ:Chính phủ Hy Lạp sẽ tiến hành tư nhân hóa một số
các doanh nghiệp quốc doanh, trong đó có OPAP, Hellenic Postbank,
Hellenic Telecom. Bên cạnh đó cũng sẽ bán cổ phần tại Athens Water, công
ty dầu khí Hellenic Petroleum, công ty điện PPC và lender ATEbank và một
số hải cảng, sân bay, đường cao tốc, quyền sở hữu đất và khai khoáng.
+ Sa thải công chức:Trong năm 2011, cứ 10 công chức thì sẽ có 1 người bị
sa thải. Còn trong những năm tới, tỷ lệ sa thải sẽ là cứ 5 người thì sa thải 1
người.
+ Giảm chi tiêu y tế:Trong năm 2011, chi tiêu cho ý sẽ bị cắt giảm 310 triệu
Euro và từ 2012 đến 2015 sẽ giảm 1,81 tỷ Euro.
Thế nhưng, chính sách "thắt lưng buộc bụng" lại dẫn tới những hậu
quả về kinh tế như làm cho nền kinh tế càng rơi vào suy thoái trầm
trọng,tình trạng thất nghiệp gia tăng sẽ dẫn đến sự bất ổn về chính trị những
cuộc biểu tình phản đối của quần chúng, gây căng thẳng, bất ổn chính trị, xã
hội, bởi những người nghèo, những người yếu thế trong xã hội là những
người bị tác động mạnh nhất từ chính sách cắt giảm phúc lợi, cắt giảm chi
tiêu của chính phủ. Chẳng hạn, để được nhận gói cứu trợ nhằm giải quyết
khủng hoảng nợ, Chính phủ Hy Lạp đã phải quyết định tăng nhiều loại thuế,
từ thuế giá trị gia tăng đến thuế thu nhập, thuế bất động sản; và đánh thuế
11
vào nhiều sản phẩm như rượu, thuốc lá..., đồng thời chấp nhận áp dụng các
biện pháp cắt giảm chi tiêu mạnh tay. Để phản đối chính sách này của chính
phủ, các cuộc tổng đình công đã diễn ra, hàng chục ngàn người đã tham gia
biểu tình trên khắp đất nước Hy Lạp, nhất là tại thủ đô A-ten.
III.Kết luận
Học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới thì có thể nói lạm
phát mục tiêu chính là hướng đi tương lai cho kinh tế Việt Nam. Duy trì lạm
phát thấp và ổn định nên trở thành mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ
để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời phải gắn liền với nâng cao hiệu
quả các chính sách về cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng đặt
ra là liệu Việt Nam hiện nay đã có đủ điều kiện áp dụng khuôn khổ chính
sách tiền tệ lạm phát mục tiêu hay chưa.Khi quốc gia nào đó lâm vào cảnh
khủng hoảng nợ công trầm trọng thì chính sách lạm phát mục tiêu sẽ được
đưa ra để thắt chặt chi tiêu của chính phủ đồng thời tăng ngân sách ,đây
cũng là điều kiện bắt buộc của các chủ nợ để quốc gia đó có thể nhận được
gói cứu trợ từ những nước giàu.Và để tránh tình trạng nền kinh tế ,chính trị
của một quốc gia lâm vào khủng hoảng như Hy Lạp hiện nay tôi nghĩ các
nước cần đưa ra một chính sách về lạm phát mục tiêu hợp lý cho từng điều
kiện nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Tài liệu tham khảo:
- Lạm phát mục tiêu: Điều kiện áp dụng và gợi ý chính sách (TS. Tô Ánh
Dương ,viện kinh tế)
12
-
-
-
- GS.TS Ngô Thế Chi - Giám đốc Học Viện Tài Chính “Nợ công và những
tác động của nợ công đến nền kinh tế”
-
thi-tai-Viet-nam/126/7074695.epi
-
bung-48-ti-euro/119/3934068.epi
-
3-21788063.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieuluan_nhom_26_3819.pdf