Qua phân tich mối quan hệ g iữa bội chi NSNN với lạm phát có thể rút
ra một số kết luận sau:
- NSNN có mối quan hệ nhân quả với lạm phát. Nếu thâm hụt NSNN qu á
mức có thể dẫn đến lạm phát cao. Đặc biệt, nếu bù đắp thâm hụt NSNN bằng
việc phát hành tiền sẽ tất yếu dẫn đến lạm phát.
- Tăng ch i NSNN để kích thích tiêu dùng và tăng cầu tiêu dùng, sẽ kích
thích đầu tư phát triển và tăng đầu tư phát triển sẽ đưa đến tăng trưởng cao. Tuy
nhiên , nếu tăng chi quá mức cho phép, tức là tăng chi đến mức làm cho thâm
hụt NSNN qu á cao v à để bù đắp thâm hụt này phải đi vay nợ quá lớn th ì sẽ đưa
đến gánh nặng nợ. Kết quả là đưa đến kích th ích tiêu dùng (kích cầu quá mức)
thì ở chu kỳ sau sẽ kéo theo lạm phát, mà lạm phát cao lại làm giảm đầu tư ph át
triển và giảm đầu tư phát triển kéo theo giảm tăng trưởng. Như vậy, thực tế ở
đây là cần có liều lượng của chi tiêu NSNN ở mức cho phép nhằm đẩy đầu tư
phát triển tăng lên v à tiếp theo là đưa tăng trưởng kinh tế lên cao mà không kéo
theo lạm phát cao.
31 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2252 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi ngân sách nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẫn cũng như truyền đạt kiến thức trong thời gian qua để nhóm sinh
viên chúng em hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.
2
CHƯƠNG I :
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT VÀ BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
I. LẠM PHÁT:
1/ Khái niệm lạm phát:
Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết
làm cho chúng bị mất g iá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng
loạt. Lạm phát có những đặc trưng là:
Hiện tượng gia tăng quá mức của lượng tiền có trong lưu thông dẫn
đến đồng tiền bị mất giá.
Mức giá cả chung tăng lên.
Chính vì vậy khi t ính mức độ lạm phát các nhà kinh tế sử dụng chỉ số
giá cả và phổ biến nh ất là chỉ số “giá tiêu dùng CPI” phản ánh mức thay đổi giá
cả của một giỏ hàng hóa t iêu dùng so với năm gốc cụ thể. Ngoài ra người ta còn
sử dụng các ch ỉ số khác như “giảm lạm phát GDP” đo lường sự khác biệt giữa
GDP theo giá hiện hành và giá cố định cùng các thành phần của nó (Ví dụ : nếu
GDP tăng theo mức cố định là 2% và theo mức giá danh nghĩa hiện hành là 5%,
nó hàm ý mức lạm phát trong toàn bộ nền kinh tế là 3%).
2/ Phân loại lạm phát:
Các nh à kinh tế thường dựa vào tỷ lệ tăng giá phân loại lạm phát thành 3
mức độ khác nhau:
- Lạm phát vừa phải (lạm phát nước kiệu hay lạm phát một con số): xảy ra
khi g iá cả hàng hóa tăng chậm ở mức độ 1 con số hàng năm (dưới 10% một
năm). Loại lạm phát này th ường được các nước duy trì như một chất xúc tác để
thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Lạm phát cao (lạm phát phi mã): xảy ra khi g iá cả hàng hóa tăng ở mức
độ 2 con số hàng năm (từ 10% đến dưới 100% một năm). Lạm phát phi mã gây
ra nhiều tác hại đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
3
- Siêu lạm phát (lạm phát siêu tốc): xảy ta khi g iá cả hàng hóa tăng ở mức
độ 3 con số hàng năm trở lên (từ 100% trở lên). Siêu lạm phát gây ra những tác
hại rất lớn đến kinh tế - xã hội.
Người ta còn phân loại lạm phát dựa vào việc so sánh hai chỉ t iêu là “Tỷ lệ
tăng giá” và “Tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ” lạm phát sẽ ở trong 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: “Tỷ lệ tăng giá” nhỏ hơn “Tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ”. Một bộ
phận của khối tiền g ia tăng về cơ bản đáp ứng như cầu lưu thông của nền kinh
tế. Lạm phát này có thể chấp nhận được và đôi khi còn là liều thuốc để thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.
- Giai đoạn 2: “Tỷ lệ tăng giá” lớn hơn “Tỷ lệ tăng trưởng t iền tệ”. Nguyên
nhân là do lạm phát với tỷ lệ cao kéo dà i làm cho nền kinh tế suy thoái. Hệ quả
là khối lượng tiền phát hành vượt mức khối lượng t iền cần th iết cho lưu thông.
Trường hợp này lạm phát gây nghuy hiểm trầm trọng cho nền kinh tế.
3/ Nguyên nhân lạm phát:
3.1/ Lý thuyết số lượng tiền tệ và lạm phát:
a. Quan điểm các nhà thuộc trường phái tiền tệ:
Trước hết , bằng việc sử dụng phân t ích của các nhà kinh tế t iền tệ, chúng
ta hãy xem kết quả gia tăng cung tiền tệ liên tục được minh họa ở bên dưới.
Hình 1: Phản ứng giá cả đối với sự gia tăng tiền tệ liên tục
4
Khởi đầu nền kinh tế cân bằng ở điểm 1 (g iao giữa AD1 và AS1 ). Nếu
cung tiền g ia tăng qua mỗi năm, làm cho tổng cầu dịch chuyển sang phải đến
AD2. Khi đó nền kinh tế tiến đến cân bằng ở điểm 1’ với đặc điểm: sản lượng
gia tăng, thất nghiệp giảm.Thế nhưng, với sự mở rộng sản xuất đến lượt nó sẽ
làm gia tăng chi phí. Và đường AD2 sẽ lập tức di chuyển qua trái, cắt đường
AS2 tạo ra điểm cân bằng mới ở đ iểm 2, với mức giá gia tăng từ P1>P2. Cứ như
vậy, nếu cung tiền cứ gia tăng th ì mức giá gia tăng và lạm phát xảy ra. Ngh ĩa là
M tăng lên à P tăng lên. Trong phân t ích cùa các nhà kinh tế tiền tệ, cung t iền
được xem như là nguồn duy nhất làm dịch chuyển đường cầu AD, không có yếu
tố khác làm di chuyển nền kinh tế từ điểm 1 đến 2 và 3 và hơn nữa.
b. Quan điểm thuộc trường phái của Keynes:
Trường phái Keynes cũng giống như t rường phá i tiền tệ nhưng còn phải
dựa vào các yếu tố như chính sách tài khóa và những thay đổi của cung để phân
tích tác động đến tổng cung và tổng cầu.
Hình 2: Mô hình cân bằng tổng quát
Chi tiêu hoặc đầu tư của chính phủ tăng lên đẩy tổng cầu tăng tại mọi
mức giá P khiến đường AD1 dịch sang phả i trở thành AD2. Trong ngắn hạn, do
lương của người lao động không đổi, các nhà cung ứng có lợi hơn và v ì thế sản
xuất nhiều hơn, mức cân bằng của toàn bộ nền kinh tế d ịch chuyển từ đ iểm “a”
sang điểm “b” – với sản lượng GDP cao hơn và mức giá cũng cao hơn một chút.
5
Tuy nhiên về dài hạn , lương sẽ được điều chỉnh lên theo đúng mặt bằng giá cả
mới, đẩy nền kinh tế về điểm cân bằng “c” với mức sản lượng đúng bằng mức
sản lượng của điểm “a” nhưng mức giá lại cao hơn.
Vì thế việc tăng chi t iêu hoặc đầu tư của chính phủ tăng lên trong điều
kiện nền kinh tế đang ở giới hạn khả năng sản xuất không chỉ làm tăng GDP
trong một g iai đoạn rất ngắn, sau đó lại giảm đi, nhưng tác dụng phụ của nó là
gây ra tình trạng lạm phát trong suốt th ời gian nền kinh tế điều chỉnh từ điểm
“a” tới “b” rồi tới “c”.
3.2/ Chính sách tài khóa và lạm phát:
Khi thiếu hụt tài khóa, chính phủ có thể tài t rợ bằng v iệc tăng thuế, vay
nợ bằng ph át hành t rái ph iếu và in t iền. Thiếu hụt tà i khóa (DEF) là khoản
chênh lệch chi tiêu của chính phủ (G) vượt quá thuế (T) và sẽ bằng tổng thay
đổi cơ số MB và thay đổi trái phiếu chính phủ mà công chúng nắm giữ (B).
Có thể biểu diễn qua phương trình:
DEF = G – T = MB + B
Thiếu hụt tài khóa được tà i t rợ qua phát hành trái phiếu, th ì sẽ không làm
ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ và vì thế ảnh hưởng đến cung t iền tệ. Nhưng nếu
thiếu hụt từ in tiền, thì cơ số tiền và cung tiền gia tăng.
3.3/ Lạm phát do cầu kéo:
Việc tăng mức cầu dẫn đến lạm phát do cầu kéo hay lạm phát nhu cầu.
Khi nền kinh tế chưa đạt sản lượng tiềm năng (nền kinh tế toàn dụng ):
cung tăng mạnh theo sự tăng của giá. Mức cầu tăng chỉ làm cho giá cả tăng rất ít.
Khi nền kinh tế đạt sản lượng tiềm năng: cung tăng ít theo sự tăng của
giá. Mức cầu (tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu) tăng làm cho giá cả tăng rất
cao, khi đó sẽ xảy ra lạm phát.
6
3.4/ Lý thuyết lạm phát do chi phí đẩy:
Lạm ph át do chi ph í đẩy là một hiện tượng t iền tệ bởi vì nó không thể
xảy ra mà không có sự thực hiện một chính sách tiền tệ mở rộng kèm theo như sau:
a. Chi phí tiền lương: nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì
chi phí sản xuất của các xí ngh iệp tăng. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi
nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền
kinh tế cũng tăng.
b. Lợi nhuận: Doanh nghiệp có quyền lực thị trường đẩy giá
tăng lên độc lập với tổng cầu để thu được lợi nhuận cao.
c. Nhập khẩu lạm phát:
- Tỷ giá hối đoái: đồng nội tệ b ị mất giá thì các doanh ngh iệp phải trả nhiều
tiền hơn để nhập khẩu nguyên vật liệu.
- Thay đổi giá cả hàng hóa: khi có sự gia tăng giá cả hàng hóa trên thế giới,
các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với chi phí cao hơn khi họ sử dụng các hàng
hóa này làm nguyên vật liệu.
- Những cú sốc bên ngoài: các cuộc khủng hoảng về nguyên, nh iên vật liệu
cơ bản như dầu mỏ, sắt thép…cũng làm giá cả nhập khẩu hàng hóa này tăng lên
và đẩy chi phí sản xuất tăng lên.
d. Thiếu hụt các nguồn tài nguyên: Nguồn tài nguyên khai
thác bị cạn kiệt , tình trạng giá cả dần dần sẽ tăng. Chi phí sản xuất cũng sẽ tăng
đến khi tìm được nguồn lực khác có thể thay thế.
Ngoài ra lạm phát còn xảy ra do:
- Cơ cấu: ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho
người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, v ì thế, không thể không
tăng tiền công cho người lao động t rong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức
lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm.
7
- Lạm phát đẻ ra lạm phát: khi nhận thấy có lạm phát, g iá tăng lên người
dân tự phán đoán với dự t ính duy lý đó là tâm lý dự trữ, hàng hóa sẽ càng t rở
nên khan hiếm kích thích giá lên, gây ra lạm phát.
4/ Tác động của lạm phát:
4.1/ Tác động tích cực:
Lạm phát vừa phải có lợi cho nền kinh tế:
- Mức lạm phát vừa phải sẽ làm cho chi phí thực tế mà nhà sản xuất phải
chịu để mua đầu vào lao động giảm đi, điều này khuyến khích nhà sản xuất đầu
tư mở rộng sản xuất.
- Việc làm được tạo thêm. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm.
4.2/ Tác động tiêu cực:
Đối với lạm phát dự kiến được: các thực thể tham gia vào nền kinh tế có
thể chủ động ứng phó với nó, tuy vậy nó vẫn gây ra những tổn thất cho xã hội:
- Chi phí mòn giày
- Làm thay đổi giá tương đối một cách không mong muốn.
- Lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân trái với ý
muốn của người làm luật.
- Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện.
Đối với lạm phát không dự kiến được: đây là loại lạm phát gây ra nhiều
tổn thất nhất vì nó ph ân phối lại của cải của các cá nhân một các độc đoán. Lạm
phát không dự kiến thường ở mức cao hoặc siêu lạm phát nên tác động của nó
rất lớn.
8
II. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:
1/ Sơ lược về nguồn gốc ra đời và phát triển của NSNN:
Ngân sách nhà nước (NSNN) là phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, Ngân sách
nhà nước ra đời là một tất yếu khách quan, gắn liền với sự ra đời, tồn tại của
Nhà nước và nền kinh tế hàng hoá- tiền tệ.
Trong tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà
nước", Ăng- ghen đã chỉ ra rằng: Nhà nước ra đời t rong cuộc đấu t ranh của xã
hội có giai cấp, nó là sản phẩm của đấu t ranh giai cấp. Nhà nước xuất hiện với
tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng để duy t rì và phát t riển xã hội. Để
thực hiện chức năng đó, Nhà nước phải có nguồn lực tài chính. Bằng quyền lực
công cộng, Nhà nước đã ấn định các thứ thuế, bắt công dân phải đóng góp lập ra
quỹ tiền tệ riêng có - quỹ NSNN - để chi t iêu cho bộ máy nhà nước, quân đội,
cảnh sát...
Nhưng dần dần những tham vọng về lãnh thổ, về chủ quyền đưa đến
những cuộc ch iến tranh xâm lược làm cho bộ máy thống t rị, quân đội ngày một
lớn. Thuế không đảm bảo được nhu cầu chi tiêu buộc Nhà nước phải vay nợ
bằng cách phát hành công trái để bù đắp sự thiếu hụt của NSNN.
Như vậy, qua việc phân tích nói t rên của Ăng- ghen chúng ta có thể
thấy rằng: sự ra đời của NSNN luôn gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà
nước. Bản chất của Nhà nước quyết định bản chất giai cấp của NSNN.
Dưới chế độ ch iếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến, nguồn thu của
NSNN chủ yếu dựa trên sự đóng góp bắt buộc của dân chúng để hình thành quỹ
NSNN và quỹ này dùng để ch i tiêu cho nhà vua, quân đội, bộ máy công quyền
cai trị xã hội. Người dân được hưởng rất ít các phúc lợi công cộng từ NSNN.
Khi giai cấp tư sản lên nắm chính quyền, g iai đoạn đầu họ chủ trương
xây dựng một Nhà nước không can thiệp vào hoạt động của các lực lượng kinh
tế trên thị trường. Nhà nước chỉ đơn thuần đảm nhận nh iệm vụ giữ gìn an ninh,
9
quốc phòng . NSNN lúc này ch ỉ đóng va i trò là một quỹ tiền tệ của nhà nước để
duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.
Bước vào những năm 1929-1933, nền kinh tế của các nước tư bản lâm
vào khủng hoảng nghiêm trọng. Để đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng,
Nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế bằng cách lập ra các chương trình chi
tiêu lớn và thực hiện tá i phân phối lại thu nhập xã hội thông qua các công cụ tài
chính. Trong số các công cụ đó th ì NSNN là công cụ quan trọng, sắc bén để
nhà nước thực hiện điều chỉnh nền kinh tế và nâng cao phúc lợi công cộng cho
người dân.
Đối với Nhà nước trong thời đại hội nhập quốc tế h iện nay , có những
vấn đề mang tính toàn cầu mà khu vực tư nhân không thể g iải quyết được
(chẳng hạn vấn đề bảo vệ môi trường, s inh thái, thiên ta i, v iệc chống khủng
bố,...) do vậy nhà nước phải đứng ra giải quyết các vấn đề đó. Trong thời kỳ này
NSNN có thêm nhiệm vụ đảm bảo nguồn tà i ch ính cho những hoạt động đối
ngoại nói trên của nhà nước.
Như vậy cùng với việc mở rộng các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
và sự phát t riển của các quan hệ hàng hoá- t iền tệ, các h ình thức thu, chi của
NSNN ngày càng phát triển phong phú hơn và NSNN đã trở thành một công cụ
quan trọng của Nhà nước trong v iệc đảm bảo chi tiêu cho nhà nước và tác động
đến đời sống xã hội cho đất nước.
2/ Khái niệm ngân sách nhà nước:
NSNN là một khâu của hệ thống tài chính quốc gia, nó phản ánh quan
hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ t iền
tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính
quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.
3/ Đặc điểm của ngân sách nhà nước :
Từ việc phân t ích nguồn gốc ra đời và khái niệm của NSNN, chúng ta
rút ra một số đặc điểm cơ bản của NSNN:
10
Việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn với quyền lực của Nhà
nước và được Nhà nước tiến hành trên cơ sở luật định.
NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước, nh ằm thực hiện các chức
năng của Nhà nước, luôn chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng.
Hoạt động thu, chi NSNN được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn
trả trực tiếp là chủ yếu. Tính chất không hoàn trả t rực tiếp của hoạt động thu,
chi NSNN được thể hiện trên các khía cạnh sau:
- Sự chuyển giao thu nhập của xã hội vào quỹ NSNN chủ yếu thông qu a
hình thức thuế.
- Mọi người dân sẽ nhận được một phần các hàng hoá, d ịch vụ công cộng
mà Nhà nước đã cung cấp cho cả cộng đồng. Phần giá t rị mà người đó được
hưởng thụ không nhất thiết tương đồng với khoản đóng góp mà họ đã nộp vào
NSNN.
Ngoài ba đặc đ iểm nêu trên, NSNN cũng có những đặc điểm như các
quỹ tiền tệ khác (thể h iện t ính mục đích và tính vận động thường xuyên). Tuy
nhiên , nét riêng biệt của NSNN với tư cách là một quỹ t iền tệ tập trung của Nhà
nước là nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ, có tác dụng riêng và chỉ sau đó
NSNN mới được chi dùng cho những mục đích nhất định đã định trước.
4/ Vai trò của ngân sách nhà nước:
NSNN có va i t rò rất quan trọng t rong toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội,
an ninh quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Tuy nhiên , vai trò của NSNN
bao giờ cũng gắn liền với vai trò của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định.
Trong nền kinh tế th ị t rường, vai trò của NSNN có thể xem xét trên một số mặt
sau đây:
- NSNN là công cụ tà i ch ính quan trọng nhất để cung ứng nguồn tài chính
cho hoạt động của bộ máy nhà nước.
- NSNN là công cụ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo cho
nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững.
11
- NSNN là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát
- Ngân sách là công cụ hữu hiệu của Nhà nước để đ iều chỉnh trong lĩnh vực
thu nhập, thực hiện công bằng xã hội.
5/ Khái niệm chi ngân sách nhà nước:
Chi ngân sách nhà nước là v iệc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà
nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc
nhất định.
6/ Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước:
Bội ch i ngân sách nhà nước là t ình trạng mất cân đối của ngân sách nhà
nước khi mà thu ngân sách nhà nước không đủ bù đắp cho chi ngân sách nhà
nước trong một thời kỳ nhất định
7/ Nguyên nhân của bội chi ngân sách:
Có hai nguyên nhân cơ bản của bội chi ngân sách nhà nước:
- Do tác động của chu kỳ kinh doanh, khủng hoảng lạm chi làm cho thu
nhập của nhà nước co lại, nhưng nhu cầu ch i lại tăng lên, để g iải quyết khó khăn
mới về kinh tế xã hội. Điều đó làm cho mức độ bội chi ngân sách ngân sách nhà
nước tăng lên trong giai đoạn kinh tế phồn th ịnh, thu của nhà nước sẽ tăng lên,
trong khi chi không phải tăng tương ứng. điều đó làm giảm mức bội chi ngân
sách nhà nước. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi
là bội chi chu kỳ
- Do tác động của chính sách cơ cấu thu chi của nhà nước. Khi nhà nước
thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích th ích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội
chi ngân sách nhà nước. Ngược lại thực hiện ch ính sách giảm đầu tư và t iêu
dùng của nhà nước thì mức bội ch i ngân sách nhà nước sẽ g iảm bớt . Các bội chi
do tác động của cơ chính sách cơ cấu thu chi gọi là bội chi cơ cấu.
Trong điều kiện bình thường ( không có chiến t ranh, không cóthiên tai
lớn...), tổng hợp của bội chi chu kỳ và bội chi cơ cấu sẽ là bội chi ngân sách nhà
nước.
12
CHƯƠNG II:
THỰC TIỄN LẠM PHÁT VÀ BỘI CHI NGÂN SÁCH Ở VIỆT NAM
I. THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM:
Việc các nước thắt chặt t iền tệ thông qua tăng lãi suất chủ đạo cùng với
giá dầu, giá lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng cao chính là nguyên nhân cơ
bản đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái. Và việc cứu vãn kinh tế thế g iới
rơi vào suy thoái bằng cách đưa hàng ngàn tỉ USD vào nền kinh tế lại càng đẩy
lạm phát toàn cầu tiếp tục tăng cao.
Mức lạm phát ở Việt Nam tăng cao t rong thời gian vừa qua ngoài
những yếu tố thế g iới còn có các nguyên nhân khác. Cụ thể là nguyên nhân
chính từ nội tại nền kinh tế Việt Nam:
Do lạm phát cầu kéo: biểu h iện rõ nhất của lạm phát cầu kéo là nhu cầu
nhập lương thực t rên thị t rương thế giới tăng, làm cho giá xuất khẩu tăng kéo
theo cầu về lương thực trong nước cho xuất khẩu tăng, trong khi đó nguồn cung
trong nước bị tác động bởi thiên tai, dịch bệnh nên không thể tăng kịp.
Lạm phát về chi ph í đẩy: trước bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng đã
tác động làm cho giá của hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam gia
tăng mạnh mẽ như xăng dầu, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu – đây là những
nguyên, nhiên vật liệu đầu vào chính của sản xuất.
Lạm phát do nguyên nhân cung tiền ch ính là nguyên nhân gây nên bùng
nổ lạm phát ở Việt Nam. Nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh, năm
2007 vốn đầu tư trực t iếp (FDI) là 8 t ỉ USD, năm 2008 lên tới 11.7 tỉ USD,
chiếm gần 1/3 lượng vốn đầu tư trong ngành kinh tế. Dòng vốn đầu tư gián t iếp
(FPI) vào Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng, trong năm 2007 ước t ính có
trên 7 t ỉ USD đầu tư g ián tiếp vào Việt Nam. Vốn viện trợ phát t riển (ODA)
hàng năm Việt Nam nhận được khỏng 2 tỉ USD. Lượng kiều hối chuyển về Việt
Nam hàng năm từ 5 đến 7 tỉ USD.
13
Diễn biến lạm phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay:
- Năm 2008: nếu so với tháng 12/2007 lạm phát kỷ lục 19.89%
- Năm 2009: suy thoái kinh tế thế giới khiến sức cầu suy g iảm, giá nhiều
hàng hóa xuống mức thấp, lạm phát t rong nước được khống chế. Đến tháng
7/2009 so với tháng 12/2008 lạm phát chỉ tăng 3.22%, CPI năm 2009 tăng
6.52% thấp hơn đáng kể so với nh ững năm gần đây. Chính sách tiền tệ được mở
rộng, lãi suất và tỷ lệ dự t rữ bắt buộc được ấn định ở mức thấp. Tăng trưởng
tính dụng năm 2009 lên đến 37.74% là mức khá cao so với trung bình những
năm qua.
- Năm 2010: chỉ số tiêu dùng (CPI) th áng 12/2010 tăng 1.98%, qua đó đẩy
mức lạm phát năm 2010 của cả nước lên 11.75% so với năm 2009.
- Năm 2011: lạm phát tăng 18,13% so với 2010. Tháng 12/2011 chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) cả nước tăng 0,53%, đẩy CPI cả năm tăng 18,58% so năm 2010.
So cùng kỳ tháng 12/2010, CPI cả nước tăng 18,13%.
(Nguồn: Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu | 23/12/2011,số liệu từ Tổng cục thống kê)
II. THỰC TRẠNG BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM:
1/ Tình hình bội chi ngân sách Nhà nước:
Trong 20 năm đất nước ta t iến hành công cuộc đổi mới cho đến nay thì
năm 1993 là năm ngân sách Việt Nam có mức bội chi cao nhất, lên tới 6,5%
GDP. Những năm sau đó thì bội chi được kiềm chế ở mức thấp dưới 5% GDP.
Bình quân trong g iai đoạn này bội ch i ngân sách Nhà nước đạt khoảng 4% GDP,
đồng thời số thu từ thuế, phí, lệ phí dành cho chi đầu tư phát t riển ngày càng
tăng, cụ thể năm 1991 là 0,2%, đến năm 2000 đã là 1,8% và trong những năm
gần đây là xấp xỉ 3% GDP. Từ năm 1993 Nhà nước ta đã chủ trương chấm dứt
việc phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước.
Trong những năm qua th ì tình hình ngân sách Nhà nước ta đã có những
bước cải tiến và đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ.Thu ngân sách đã
có sự tăng trưởng nhanh, cơ cấu thu chuyển hướng t ích cực, nền tài chính ngày
14
càng đi vào thế tự chủ.Thu ngân sách đã tăng từ13,1 và GDP năm 1991 và càng
ngày càng tăng trong những năm tiếp theo, đến nay nguồn thu trong nước ngày
cang chiếm một tỷ lệ cao trong tổng thu ngân sách cụ th ể là chiếm khoảng 97%
tổng thu, đ iều đó không những đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên mà còn
giành ra một khoản ngày càng tăng giành cho đầu tư phát t riển và ch i trả
nợ.Thuế đã thực sự t rở thành nguồn thu chủ yếu t rong nước chiếm khoảng 90%
tổng thu ngân sách Nhà nước.Về chi ngân sách đã từng bước được cơ cấu theo
hướng xoá bỏ bao cấp, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu t rách nhiệm, tăng chi
đầu tư xã hội cơ sở hạ tầng phát t riển nguồn nhân lực xoá đói giảm nghèo.Chú
trọng chi t rả nợ theo đúng cam kết, năng cao năng lực đảm bảo chi ngân sách
ngày càng t iết kiệm và có hiệu quả hơn.Điều hành ngân sách Nhà nước từng
bước chủ động và linh hoạt hơn, dự trữ dự phòng của ngân sách đã góp phần
tích cực vào việc ổn định quá t rình sản xuất kinh doanh và đời sống khi nền
kinh tế có những biến động bất th ường như khủng hoảng tài chính t iền tệ, thiên
tai lũ lụt…Chính vì lẽ đó mà t ình hình bội chi ngân sách t rong những năm qua
đã có những cải thiện đáng kể góp phần quan t rọng vào việc ổn định và phát
triển nền kinh tế.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được đó thì chúng ta cũng
đã gặp phải không ít những sai lầm, còn có những hạn chế cần phải rút kinh
nghiệm và khắc phục.Tiềm lực tài chính tuy đã được tăng lên đáng kể nhưng
còn nhỏ bé và vẫn không theo kịp nhu cầu tăng chi để g iải quyết những nhu cầu
bức xúc của nền kinh tế.Nền tảng của nguồn thu ngân sách chua thực sự vững
chắc, cơ cấu thu đã được đổi mới nhưng chưa th ực sự toàn diện .Trong khi nhu
cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng, phát t riển g iáo dục, khoa học công nghệ, xoá đói
giảm nghèo, thực hiện quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước đang là
áp lực lớn cho ngân sách Nhà nước.
Thêm vào đó thì v iệc phân bổ sử dụng ngân sách Nhà nước còn nhiều
bất cập, h iệu quả đã được nâng lên nhưng chưa cao, vẫn còn t ình t rạng th ất
thoát trong sử dụng nguồn ngân sách . Chi cho đầu tư xây dựng cơ bản còn phân
15
tán, công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, lập dự án chưa được chú trọng nên
chất lượng công trình không cao. Chế độ tiêu chuẩn, định mức chi ng ân sách
vừa thiếu vừa lạc hậu so với thực tế gây khó khăn cho việc cấp kinh phí, kiểm
tra, kiểm soát trong chi ngân sách.Trong chi thường xuyên của chi ngân sách
Nhà nước thì chi cho lương còn chiếm tỷ t rọng lớn(chiếm 50% tổng chi thường
xuyên) điều đó là do việc t inh giảm biên chế t rong khu vực hành chính sự
nghiệp hiệu quả còn thấp.
Việc thực hành chống lãng phí, tiết kiệm chưa được các cấp quan tâm
đầy đủ, vẫn còn có nhiều hoạt động mang tính phô trương hình thức, hội họp,
chiêu đãi không cần th iết vẫn diễn ra ở nhiều nơi.Công tác kiểm tra còn mang
tính hình thức, chưa thực sự ph át huy hiệu quả. Chính điều này đã góp phần làm
cho ngân sách không đủ để chi, t ình trạng bội chi ngân sách vẫn còn diễn ra ở
nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực trong đời sông kinh tế-xã hội.
2/ Nguyên nhân chủ yếu của bội chi ngân sách Nhà nước:
Trong thời g ian qua thì t ình hình bội chi ngân sách ở nước ta có nhiều
diễn biến phức tạp, điều đó do nhiều nguyên nhân tác động.
Có những thời kì mà nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tài chính t iền tệ trong khu vực, do đó mà dẫn đến tình trạng nền
kinh tế bị g iảm sút t rong các năm 1997-2000.Để kích cầu nền kinh tế thì Nhà
nước ta đã sử dụng nguồn ngân sách quốc gia chi cho đầu tư phát triển.
- Chi ngân sách vẫn đảm bảo ch i cho đầu tư phát t riển ổn định ở mức 6,4%
GDP, đảm bảo các nghĩa vụ t rả nợ đến hạn.Sau cuộc khủng hoảng th ì nước ta
lâm vào tình trạng giảm phát kéo dà i có năm xuống 0,1% năm 1999, thậm chí là
-0,6% năm 2000, tình hình đầu tư trong nước gặp nhiều khó khăn, sản xuất thì
lâm vào khủng hoảng, có rất nhiều doanh ngh iệp đã bị phá sản, tổng sản phẩm
xã hội b ị g iảm sút, kinh tế giảm sút…Chính vì lẽ đó mà Chính phủ không thế
đứng ngoài cuộc được, để tháo gỡ bế tắc th ì Nhà nước ta đã chủ động tăng chi,
kích cầu hàng hoá trong nước lên.Việc làm đó là rất cần th iết để đẩy nhanh tốc
16
độ đầu tư, chặn đứng tốc độ giảm phát kéo dài, từ đó thúc đẩy tốc độ phát triển
kinh tế.
Hơn nữa Nhà nước cũng đảm bảo những nhiệm vụ quan trọng của chi
thường xuy ên như: chi cho sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, môi
trường…đây là những khoản chi rất quan t rọng và cần thiết đối với nền kinh tế,
nhưng chúng cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn t rong tổng chi của ngân sách Nhà
nước, nhất là t rong hoàn cảnh khó khăn của nước ta lúc đó th ì việc chi tiêu này
cũng gây ra nh ững ảnh hưởng không nhỏ đối với việc thâm hụt ngân sách Nhà
nước.
Mặt khác tỷ lệ bội chi t rong những năm nay tăng cao còn do t ác động
của nguyên nhân tỷ lệ động viên ngân sách Nhà nước giảm do tăng t rưởng giảm
sút. Do những tác động xấu của cuộc khủng hoảng nên làm cho tốc độ phát triển
kinh tế nước ta g iảm xuống t ừ mức cao 9,5% năm 1995 xuống còn 4,8% năm
1999. Chính vì vậy mà ngân sách Nhà nước phải được sử dụng nhiều hơn.
Một nguyên nhân cũng rất quan trọng nữa là do đất nước ta đang là một
nước đang phát triển , nền kinh té còn gặp nhiều khó khăn , muốn xây dựng và
phát triển đất nước theo kịp các nước trên thế giới thì chúng ta phải có một
lượng vốn rất lớn để xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực cũng như
mở rộng các ngành nghề t rong nước.Chính vì vậy mà chi của ngân sách luôn ở
mức cao, trong khi đó thì nguồn thu có hạn và chưa thực sự đủ mạnh đáp ứng
nhu cầu chi tiêu của đất nước cho nên ngân sách Nhà nước luôn ở một mức bội
chi nào đó.
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA BỘ I C HI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ LẠM PHÁT:
Giai đoạn t rước năm 1986, tình hình tài chính nước ta t rong tình trạng
yếu kém, thu không đủ ch i th ường xuyên, thâm hụt NSNN cao quá mức, chi
tiêu Chính phủ chủ yếu nhờ vào sự viện t rợ của nước ngoài là chính. Đến g iai
đoạn từ năm 1986-1990, trước tình hình khó khăn về kinh tế và chính t rị, Liên
Xô và các nước XH CN Đông Âu đã cắt g iảm dần viện trợ của họ cho nước ta.
Trước tình hình khó khăn đó, Đảng ta tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế,
17
chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập t rung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị
trường có định hướng XHCN. Với những bước đi chập chững ban đầu, chính
sách tài chính đã có đổi mới một bước. Tuy nhiên, thu NSNN càng không đủ
chi và bù đắp thâm hụt NSNN không chỉ phải vay trong và ngoài nước mà còn
phải lấy từ nguồn tiền phát hành.
Chính yếu kém về NSNN nêu t rên , là một yếu tố quan trọng gây nên
lạm phát trong thập kỉ 80 của thế kỉ XX. Chi NSNN đã tăng cao tới mức bùng
nổ ở trong những năm 1985-1988, đã gây ra thâm hụt NSNN trầm trọng vì
không có sự tăng lên tương ứng về số thu. Giai đoạn từ năm 1986 – 1990, khi
mà tỷ lệ t ích luỹ nội bộ nền kinh tế rất thấp (có thể nói là không đáng kể), làm
không đủ ăn nhưng chi đầu tư phát t riển là quá lớn và nguồn bù đắp cho thâm
hụt NSNN lại chủ yếu do tiền phát hành thì lạm phát cao là điều khó tránh khỏi.
Trong thời g ian 5 năm 1986 – 1990: 59,7% mức thâm hụt này được hệ
thống Ngân hàng thanh toán bằng cách phát hành t iền. Năm 1984, phát hành
tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách là 0,4 tỷ đồng , năm 1985: 9,3 tỷ đồng, năm
1986: 22,9 tỷ đồng, năm 1987: 89,1 tỷ đồng , năm 1988: 450 tỷ đồng, năm 1989:
1655 tỷ đồng và năm 1990 là 1200 tỷ đồng. Số còn lại được bù đắp bằng các
khoản vay nợ và viện t rợ của nước ngoài (so với bội chi, khoản vay và viện t rợ
năm 1984 là 71,3%, năm 1985 là 40,8%, năm 1986: 38,4%, năm 1987: 32,1%,
năm 1988: 32,6%, năm 1989: 24,9%, năm 1990 là 46,7%) và một số nhỏ do các
khoản thu từ bán công trái trong nước.
Mặc dù có nhiều cố gắng đáng kể trong năm 1989, nhưng t ình trạng
thiếu hụt NSNN vẫn trầm trọng. Tổng chi đã tăng gấp đôi so với năm 1988, một
phần do lạm phát chuyển từ năm 1988 sang và đã làm tăng giá đáng kể một số
mặt hàng và dịch vụ th iết yếu do Nhà nước cung cấp. Tất cả những phân t ích ở
trên cho thấy, có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát cao t rong giai đoạn từ năm
1986-1990, trong đó có việc bù đắp thâm hụt NSNN bằng sự phát hành tiền.
Bước vào giai đoạn từ năm 1991-1995, t ình hình đất nước đã có nhiều
chuyển biến t ích cực, sản xuất và lưu thông hàng hoá đ ã có động lực mới, tình
18
trạng thiếu lương thực đã được giải quyết căn bản, lạm phát siêu mã đã được
đẩy lùi, nhưng lạm phát cao vẫn còn. Cơ cấu ch i NSNN đã dần dần thay đổi
theo hướng tích cực. Nguồn thu trong nước đã đủ cho chi th ường xuyên, tình
trạng đi vay hoặc dựa vào phát hành cho chi thường xuyên đã chấm dứt. Trong
giai đoạn này, chi đúng đối tượng , có h iệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã
hội được đặt ra. Nhờ những giải pháp t rên, số thâm hụt NSNN đã giảm dần qua
từng năm và được bù đắp bằng vay của dân và vay nước ngoài. Trong giai đoạn
từ năm 1991-1995, tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP chỉ ở mức 1,4% đến 4,17%
(1991: 1,4%, 1992:1,5%, 1993: 3,9%, 1994: 2,2% và năm 1995 là 4,17%). Như
vậy, có thể thấy bội chi NSNN trong những năm 1991-1995 là rất thấp, thể hiện
chính sách thắt chặt chi t iêu của Chính phủ trong thời kỳ này và đây cũng là yếu
tố rất quan trọng góp phần kiềm chế lạm phát.
Gia i đoạn từ năm 1996-2000, tình hình thu chi NSNN đã có nhiều
chuyển biến t ích cực, thu không những đủ chi thường xuyên mà còn cho đầu tư
phát triển, thâm hụt NSNN được khống chế ở mức thấp. Tuy nhiên, giai đoạn từ
năm 1996-2000, do tác động của khủng hoảng tài chính ở các nước Đông Nam
Á nên nền kinh tế có gặp không ít khó khăn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm
dần từ năm 1996 đến năm 1999 và đến năm 2000, tốc độ này mới tăng lên chút
ít, chặn đứng đ à giảm sút. Trong những năm này, tỷ lệ bội chi NSNN ở mức từ
3,0% GDP năm 1996 lên 4,95% GDP năm 2000 (năm 1996: 3%, năm 1997:
4,05%, năm 1998: 2,49%, năm 1999: 4,37%, năm 2000: 4,95%). Tỷ lệ bội chi
bình quân 5 năm là 3,87% GDP, cao hơn mức bình quân năm 1991-1995
(2,63%). N ăm 2000 có mức bội chi cao nhất là 4,95% GDP và năm 1998 có
mức bội chi thấp nhất là 2,49%. Đây là thời kỳ suy thoái và th iểu phát, nên mức
bội chi NSNN như trên không tác động gây ra lạm phát mà có tác động làm cho
nền kinh tế chuyển sang giai đoạn đi lên.
Gia i đoạn từ năm 2001-2007, NSNN cũng đã có chuyển biến đáng kể.
Tốc độ tăng thu hằng năm bình quân là 18,8%. Tốc độ tăng chi b ình quân hằng
năm đạt 18,5%. Bội chi NSNN trong giai đoạn này về cơ bản đuợc cân đối ở
19
mức 5% GDP và thực hiện ở mức 4,9%-5% GDP. Nếu chỉ xét ở tỷ lệ so với
GDP, cũng thấy bội chi NSNN trong 7 năm trở lại đây tăng cao hơn các năm
trước đó khá nhiều (bình quân khoảng 4,95% GDP) vì g iai đoạn năm 1991-1995,
mức bội ch i NSNN so với GDP chỉ ở mức 2,63% và giai đoạn từ năm 1996-
2000 ở mức 3,87% so với GDP.
Nếu chỉ xem xét bội chi NSNN so với GDP th ì chưa thấy hết sự tăng
lên của nó t rong những năm gần đây; đặc biệt những năm gần đây, ngoài NSNN
được cân đối, đã có một lượng vốn lớn được đưa ra đầu tư các công trình giao
thông và thuỷ lợi thông qua hình thức phát hành t rái phiếu Chính phủ không cân
đối vào NSNN. Ngoài ra, phải kể đến lượng công t rái g iáo dục được phát hành
để thu hút tiền cho đầu tư kiên cố hoá t rường lớp học cũng là một lượng tiền lớn
cân đối ngoài NSNN. Nếu cộng cả ha i loại trên vào cân đối NSNN, bội chi
NSNN trong những năm qua không phải chỉ 5% GDP mà cao hơn (khoảng 5,8-
6,2% GDP).
Thực tế t rong 8 năm qua, từ năm 2001 đến nay, tốc độ tăng bội chi
NSNN là khá cao, ở mức 17-18%/ năm. Tốc độ này nếu trừ đi yếu tố tăng
trưởng thì còn cao hơn tỷ lệ lạm phát hằng năm (năm 2001: 0,2%; năm 2002:
1,6%; năm 2003: 9,7%; năm 2004: 8,1%; năm 2005: 9,0%; năm 2006: 11,1%;
năm 2007: 7,8%).
Thực tế trong những năm gần đây, mặc dù chúng ta đã kiểm soát bội chi
NSNN từ hai nguồn là vay nước ngo ài và vay trong nước nên sức ép tăng tiền
cung ứng thêm ra th ị t rường là không có, nhưng sức ép tăng chi tiêu của Chính
phủ cho tiêu dùng thường xuyên và cho đầu tư là tăng lên.
Có thể thấy, chính sách tài khoá trong những năm qua có phần nới lỏng
như những năm chúng ta đang phải kích cầu đầu tư. Nếu so sánh tổng chi
NSNN so với GDP trong những năm qua cho thấy, NSNN đã ch i một khối
lượng lớn tiền tệ không chỉ ở số tuyệt đối mà cả ở số tương đối.
Như trên đã phân t ích , bội chi NSNN tăng cao thể h iện chính sách t ài
khoá lỏng lẻo , nó i lên sự chi tiêu của Chính phủ cho đầu tư và thường xuyên
20
vượt quá mức có thể của nền kinh tế. Nếu như bù đắp bội chi NSNN bằng phát
hành thêm tiền th ì trực tiếp tác động gây ra lạm phát, vì đã làm tăng cung tiền tệ
nhiều hơn cầu tiền tệ t rên th ị trường như giai đoạn từ năm 1986-1990. Tuy
nhiên , v iệc bù đắp thâm hụt NSNN bằng nguồn huy động từ bên ngoài và từ
trong nước về cơ bản, cũng tăng cung t iền vào th ị t rường t rong nước. Điều này,
có thể g iải thích là do ph ần huy động từ vay nước ngoài đã làm tăng cung lượng
tiền vào th ị trường trong nước, v ì số tiền vay nước ngoài về để bù đắp thâm hụt
NSNN phải đổi ra VND để chi tiêu trên cơ sở bán cho NHNN là ch ính , mà
NHNN lại phát hành t iền ra để mua ngoại tệ là cơ bản. Đây chính là phần làm
cho lạm phát tăng lên nếu lượng vay từ bên ngoài vào bù đắp thâm hụt NSNN
quá lớn. Thực tế trong những năm qua, lượng vay tiền từ bên ngoài vào bù đắp
thâm hụt NSNN chiếm khoảng 1/3 số thâm hụt, tức là khoảng 1,5%-1,7% so với
GDP. Nếu cộng thêm cả phần vay về cho vay lại, lượng t iền từ bên ngoài vào
nền kinh tế nước ta qua bù đắp thâm hụt NSNN khoảng 2%-2,5% GDP. Đây
chính là một nguyên nhân gây ra lạm phát cao của nước ta t rong năm 2007 và
các tháng đầu năm 2008. Qua đồ thị 5 cho thấy, chi NSNN đã tăng từ 27% GDP
năm 2001 lên 40,4% năm 2007 là một con số khá lớn trong chi t iêu của Chính
phủ.
Còn phần bù đắp thâm hụt NSNN từ nguồn vay trong dân về cơ bản, chỉ
thu t iền từ trong lưu thông vào NSNN và sau đó, lại chuyển ra lưu thông nên
không làm tăng lượng t iền cơ bản trên thị trường mà chỉ làm cho vòng quay t iền
tệ có thể tăng nhanh hơn, tạo ra hệ số nở t iền cao hơn mức cần thiết. Điều này,
cũng tạo ra tăng cung t iền tệ do vòng quay t iền tệ lớn, có tạo ra tác động một
phần gây ra lạm phát, nhưng không lớn bằng trực tiếp phát hành tiền ra và vay
vốn từ bên ngoài để bù đắp thâm hụt NSNN.
Nhìn lại quá trình những năm trước đây có thể thấy, chúng ta đã thực
hiện một ch ính sách tài kho á lỏng lẻo thể h iện tỷ lệ bội chi NSNN bằng khoảng
5% GDP hằng năm, cộng v ới đó là phát hành trái ph iếu, công trái g iáo dục cho
đầu tư. Hơn nữa, chúng ta cũng đã có lúc phát hành tiền ra để kích cầu đầu tư,
21
đầu tư cho một số công trình lớn, phát hành tiền cho một số công việc… mà
chưa thống kê hết. Đây ch ính là sự tích tụ t iền tệ các năm trước đó góp một
phần làm cho lượng tiền tệ trong lưu thông tăng cao , thể h iện ở tốc độ tăng hệ
số tạo tiền của nền kinh tế nước ta tăng trên 10% hằng năm và tăng 79,2% năm
2007 so với năm 2001, trong khi cũng chỉ t iêu này các nước chỉ tăng 1-3%/năm
và tăng 10%-15% năm 2007 so với năm 2001.
22
CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỘI CHI NGÂN SÁCH NHẰM KIỀM
CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
I. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ XỬ LÍ BỘI CHI NGÂN SÁCH NH À
NƯỚC NHẰM KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM:
Thực tế trong những năm qua, chúng ta đã kiểm soát được mức bội chi
NSNN ở giới hạn cho phép (không quá 5% GDP/năm) và nguồn vay chủ yếu
chi đầu tư phát triển . Ngoài ra, chúng ta cũng tích lũy đ ược một phần từ nguồn
thu thuế, phí, lệ phí chi đầu tư phát triển. Đây là những thành công bước đầu
đáng ghi nhận trong công tác quản lý cân đối NSNN cũng như kiểm soát vấn đề
bội chi NSNN. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý bội chi NSNN, đặc biệt trong
tình hình h iện nay khi vấn đề lạm phát đang gây ra những khó khăn rất lớn cho
nền kinh tế và đời sống nhân dân, chúng ta cần lưu ý đến những vấn đề sau
trong việc xử lý bội chi NSNN:
- Sự thiếu hụt ngân sách do nhu cầu vốn tài trợ cho sự phát triển nền kinh
tế quá lớn đòi hỏi phải đi vay để bù đắp. Điều này được thể hiện qua việc chúng
ta chỉ vay để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các công trình t rọng điểm quốc
gia phục vụ lợi ích phát triển của đất nước. Nhưng, t rên thực tế số t iền vay, đặc
biệt của nước ngoài, chưa được quản lý chặt chẽ. Tình trạng đầu tư dàn trải ở
các đ ịa phương vẫn chưa được khắc phục triệt để, t iến độ thi công những dự án
trọng điểm quốc gia còn chậm và thiếu h iệu quả. Chính vì vậy, các khoản đầu tư
phát triển lấy từ nguồn vốn vay (cả t rong và ngoài n ước) cần bảo đảm các quy
định của Luật NSNN và mức bội chi cho phép hằng năm do Quốc hội quyết
định.
- Sự thiếu hụt ngân sách trong những năm qua được sử dụng như một công
cụ trong chính sách tài khó a để kích th ích sự tăng t rưởng kinh tế. Chúng ta có
thể dễ dàng nhận ra điều này thông qua cân đối NSNN hằng năm. Về nguyên
tắc, sau khi lấy tổng thu trừ đ i tổng chi trong năm sẽ xác định được số thặng dư
hoặc thiếu hụt ngân sách trong năm. Tuy nhiên, khi cân đối ngân sách chúng ta
23
thường xác định số bội chi trước (thông thường tương đương với mức Quốc hội
cho phép) và nguồn còn lại được Quốc hội cho phép chuyển nguồn sang năm
sau. Đây là chính sách ngân sách thận t rọng khi áp dụng lý thuyết bội chi một
cách chủ động và điều đó không gây xáo t rộn t rong chính sách kinh tế v ĩ mô,
nhưng phải cân nhắc và kiểm tra xem toàn bộ số bội chi có được sử dụng để chi
đầu tư phát triển cho các dự án trọng điểm và hiệu quả qua đó tạo th êm công ăn
việc làm, tạo đà cho nền kinh tế phát triển, tăng khả năng thu NSNN trong
tương lai hay không.
- Chưa chú trọng mối qu an hệ g iữa chi đầu tư phát triển và chi thường
xuyên. Đây là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng về ng ân sách áp
lực bội chi ngân sách (nhất là ngân sách các địa phương ). Chúng ta có thể thấy,
thông qua cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách
và cơ chế bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Ngân sách địa
phương được phân cấp nguồn thu ứng với các nhiệm vụ ch i cụ thể và được xác
định cụ thể trong dự toán ngân sách hằng năm. Vì vậy, khi các đ ịa phương vay
vốn để đầu tư sẽ đòi hỏi bảo đảm nguồn chi thường xuyên để bố trí cho việc vận
hành các công trình khi hoàn thành và đ i vào hoạt động cũng như chi phí duy tu,
bảo dưỡng các công trình, làm giảm hiệu quả đầu tư. Chính điều đó luôn tạo sự
căng thẳng về ngân sách, để công t rình vận hành và phát huy tác dụng, luôn
phải đòi hỏi nhu cầu kinh phí cho hoạt động. Để có nguồn kinh ph í này hoặc
phải đi vay để duy t rì ho ạt động hoặc yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách, cả hai
trường hợp đều tạo áp lực bội chi NSNN.
- Liệu có tồn tại vấn đề bội ch i ngân sách địa phương ở Việt Nam h ay
không? Biện pháp xử lý ra sao? Quản lý vấn đề này thế nào? Đó là những vấn
đề cần được xem xét kỹ càng hơn. Theo khoản 3, Điều 8, Luật NSNN năm 1996,
ngân sách địa phương được cân đối theo nguyên tắc tổng số ch i không vượt quá
tổng số thu, trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhu cầu đầu
tư kết cấu hạ tầng thì được phép huy động vốn theo quyết định của Thủ tướng
Chính phủ và phải cân đối vào ngân sách địa phương để t rả nợ khi đến hạn.
24
Luật NSNN sửa đổi năm 2002 mở rộng thêm quyền chủ động trong việc huy
động vốn của ngân sách địa phương . Vay vốn đầu tư thuộc danh mục đầu tư
trong kế hoạch 5 năm do hội đồng nhân dân tỉnh quyết đ ịnh (không phải theo
quyết đ ịnh của Thủ tướng Chính phủ quy định như trước đây). Như vậy, mặc dù
chúng ta chấp nhận về nguyên tắc là không có việc bội chi ngân sách địa
phương nhưng thực tế lại vẫn cho phép địa phương vay để đầu tư.
Vấn đề là ở chỗ, h iện nay, các địa phương vay vốn để đầu tư theo quy
định tại khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN tương đối lớn và chưa được quản lý
một cách chặt chẽ. Với nhiều địa phương đây là điều kiện để tăng cường cơ sở
vật chất, tạo đ iều kiện phát triển kinh tế. Điều đáng lưu ý là trong khi nguồn vốn
ngân sách hiện có chưa tận dụng hết, các đ ịa phương vẫn tiến hành vay vốn; tỷ
lệ vốn vay chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi đầu tư phát t riển . Trong khi
phải đi vay th ì ngân sách địa phương lại để kết dư lớn, có t ỉnh cuối năm kết dư
bằng 78,5% số bổ sung từ ngân sách trung ương và bằng 24,9 % so với tổng chi
ngân sách địa phương. Mặt khác, còn một số khoản vay không cân đối vào ngân
sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo nên khoản thu chi ngo ài ngân
sách và khi đến hạn, ngân sách địa phương không có nguồn để thanh toán gốc
và lãi.
Thực chất các khoản vay của ngân sách địa phương ch ính là bội chi
NSNN. Một trong những nguyên tắc quản lý NSNN ở Việt Nam là tuân theo
theo nguyên tắc thống nhất, tổng thể NSNN bao gồm ngân sách các cấp, điều đó
đòi hỏi các khoản bội chi của ngân sách địa ph ương phải được tổng hợp để tính
bội chi NSNN. Tuy nhiên khi vay, các địa phương phải cân đối ngân sách nên
không thể hiện đầy đủ bội chi khi quyết toán NSNN. Mức bội chi NSNN hằng
năm trình Quốc hội mới chỉ phản ánh được mức bội chi của ngân sách trung
ương. Đây là một trong những mắt xích cần phải được giải quyết trong việc xử
lý bội chi NSNN.
25
Để giải quyết tổng thể vấn đề bội chi NSNN ở Việt Nam theo chúng tôi
cần thiết phải có những quy đ ịnh chặt chẽ hơn, theo đó có thể áp dụng các giải
pháp sau:
1. Tập trung các khoản vay do Trung ương đảm nhận.
2. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên.
3. Nếu chấp nhận bội chi ngân sách địa phương thì cần quản l ý và giám sát chặt
chẽ việc vay vốn.
II. GIẢI PHÁP XỬ LÝ BỘI CHI NSNN NHẰM KIỀM CHẾ LẠM PHÁT:
Như t rên đã phân tích nguyên nhân của lạm phát cao về cơ bản đã rõ,
trong đó có một phần quan trọng của chính sách tài khoá lỏng lẻo t rong những
năm qua mà thể hiện ở bội chi NSNN tăng liên tục qua các năm.
Tập trung các khoản vay do Trung ương đảm nhận. Các nhu cầu đầu tư
của đ ịa phương cần được xem xét và thực hiện bổ sung t ừ ngân sách cấp trên.
Thực hiện như vậy tránh được đầu tư tràn lan, kém hiệu quả và để tồn ngân sách
quá lớn và quản lý chặt chẽ số bội chi NSNN. Hiện tại, chúng ta đang đứng
trước mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển với nguồn lực hạn hẹp.
Nếu thực hiện thắt chặt , hạn chế vay để đầu tư sẽ kìm hãm sự phát triển của nền
kinh tế đang có nhu cầu vốn rất cao. Nhưng nếu chúng ta không kiểm soát chặt
chẽ các khoản vay nợ của NSNN, nhất là vay của ngân sách địa phương, thì
nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh tài ch ính quốc gia, sự bền vững của NSNN.
Thực hiện đầu tư tập trung cũng có lợi là bảo đảm phát t riển hài hoà, cân đối
giữa các vùng, miền t rong toàn quốc. Kinh nghiệm của Trung Quốc: nghiêm
cấm ngân sách các địa phương vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào, các khoản
chi đầu tư của địa phương được xem xét tính to án và bổ sung từ ngân sách trung
ương.
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường
xuyên, nhất là ngân sách các đ ịa phương nhất là ngân sách các đ ịa phương. Do
vậy, khi các đ ịa phương vay vốn để đầu tư, sẽ kiên quyết không bố trí nguồn chi
26
thường xuyên cho việc vận hành các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt
động cũng như ch i phí duy tu, bảo dưỡng các công trình, làm giảm hiệu quả đầu
tư. Có như vậy, các địa phương phải tự cân đối nguồn kinh phí này chứ không
thể yêu cầu cấp t rên bổ sung ngân sách. Về ch i tiêu thường xuyên, cũng nên rà
soát lại tất cả các khâu hoạt động để tổ chức lại bộ máy cho hợp lý hơn, đồng
thời cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết để tập trung nguồn lực cho các
công tác khác quan trọng và cấp thiết hơn.
Nếu chấp nhận bội chi ngân sách địa phương th ì cần quản lý và giám sát
chặt chẽ việc vay vốn. Các khoản vốn vay chỉ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
và phát triển các cơ sở kinh tế. Các khoản vay của ngân sách địa phương cần
được tổng hợp và báo cáo Quốc hội để tổng hợp số bội chi NSNN hằng năm.
Vấn đề vay vốn của các địa phương không được kiểm soát chặt chẽ chẳng
những tạo ra nguy cơ vay vốn tràn lan, đầu tư kém hiệu qu ả mà còn ảnh hưởng
đến tính bền vững của NSNN trong tương lai. Bội chi NSNN hằng năm không
được kiểm soát chặt chẽ trước khi trình Quốc hội, mức bội chi thực tế khác với
mức bội ch i báo cáo cáo Quốc hội. Điều đó tạo nên gánh nặng n ợ cho NSNN,
bởi NSNN là một thể thống nhất và đa số các địa phương t rông chờ chủ yếu vào
ngân sách trung ương, do vậy suy cho cùng, các khoản nợ của ngân sách địa
phương sẽ là gánh nợ của NSNN trong khi việc đầu tư lại dàn t rải, kém hiệu quả.
Tăng thu giảm chi: kểm soát bội chi NSNN và triệt để thực hiện chính
sách có thu mới chi, không để bội chi NSNN tăng cao, nếu cần th iết nên giảm tỷ
lệ bội chi NSNN so với GDP dưới mức 5%, tức là nên ở khoảng 3-4%. Đồng
thời, tiến tới tính toán cân đối các nguồn ph át hành trái phiếu, công trái giáo dục
một cách h iệu quả hơn, nếu chưa thật cần thiết hoặc chưa đủ thủ tục th ì nên cắt
giảm.
Tăng cường vai trò quản lí của nhà nước. Rà soát cắt giảm chi t iêu
NSNN chưa thật cần th iết và kém hiệu quả như đề ra các t iêu chí, t iêu chuẩn để
cắt bỏ, đình hoãn những công trình đầu tư chưa th ật bức bách, kém hiệu quả
hoặc chưa khởi công. Đây là một trong những nh iệm vụ cực kỳ khó khăn,
27
nhưng v ới số NSNN hiện có thì với tình hình trượt giá như hiện nay sẽ không
thể có điều kiện thực hiện được hết các dự án, công trình đã bố t rí. Do vậy, cần
có sự rà soát để chuyển vốn từ các công trình chưa khởi công, khởi công chậm,
hoặc thủ tục không đầy đủ sang cho các công trình chuyển t iếp, công t rình cấp
bách, công trình có hiệu quả kinh tế cao . Việc làm này, đỏi hỏi phải có sự đồng
tâm nhất trí và quyết tâm cao của tất cả các Bộ, ngành và địa phương trong việc
thực hiện chính sách của Nhà nước.
CHƯƠNG IV:
KẾT LUẬN
Qua phân tich mối quan hệ g iữa bội chi NSNN với lạm phát có thể rút
ra một số kết luận sau:
- NSNN có mối quan hệ nhân quả với lạm phát . Nếu thâm hụt NSNN quá
mức có thể dẫn đến lạm phát cao. Đặc biệt, nếu bù đắp thâm hụt NSNN bằng
việc phát hành tiền sẽ tất yếu dẫn đến lạm phát.
- Tăng ch i NSNN để kích thích tiêu dùng và tăng cầu t iêu dùng, sẽ kích
thích đầu tư phát triển và tăng đầu tư phát triển sẽ đưa đến tăng trưởng cao. Tuy
nhiên , nếu tăng chi quá mức cho phép, tức là t ăng chi đến mức làm cho thâm
hụt NSNN quá cao và để bù đắp thâm hụt này phải đi vay nợ quá lớn th ì sẽ đưa
đến gánh nặng nợ. Kết quả là đưa đến kích th ích tiêu dùng (kích cầu quá mức)
thì ở chu kỳ sau sẽ kéo theo lạm phát , mà lạm phát cao lại làm giảm đầu tư phát
triển và giảm đầu tư phát triển kéo theo giảm tăng t rưởng. Như vậy, thực tế ở
đây là cần có liều lượng của chi t iêu NSNN ở mức cho phép nhằm đẩy đầu tư
phát t riển tăng lên và tiếp theo là đưa tăng trưởng kinh tế lên cao mà không kéo
theo lạm phát cao.
28
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………...……………………………1
CHƯƠNG I :
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT VÀ BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
I. LẠM PHÁT
1/ Khái niệm lạm phát……………………………….…………………………2
2/ Phân loại lạm phát……………..……….……………………………………2
3/ Nguyên nhân lạm phát………………………………………………………3
4/ Tác động của lạm phát…………………………………………………..7
II. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1/ Sơ lượt về nguồn gốc ra đời và phát triển của NSNN……………….……8
2/ Khái niệm NSNN…………..………………………………………...………9
3/ Đặc điểm của NSNN………………………………...………………………9
4/ Vai trò của NSNN………………………………………………………….10
5/ Khái niệm chi NSNN…………..…………………………………..………11
6/ Khái niệm bội chi NSNN………………………………………..…………11
7/ Nguyên nhân của bội chi NSNN……………………..………………...…11
CHƯƠNG II:
THỰC TIỄN LẠM PHÁT VÀ BỘI CHI NGÂN SÁCH Ở VIỆT NAM
I. THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM………………..………………12
II. THỰC TRẠNG BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
1/ Tình hình bội chi NSNN……………………………...……………………13
2/ Nguyên nhân chủ yếu của bội chi NSNN………………………...………15
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA BỘI CHI NSNN VÀ LẠM PHÁT…………....…..16
CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP KIỂM SO ÁT BỘ I C HI NSNN NHẰM KIỀM C HẾ LẠM PHÁT Ở VN
I. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ XỬ LÝ BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC NHẰM KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM………..……...22
II. GIẢI PHÁP XỬ LÝ BC NSNN NHẰM KIỀM CHẾ LẠM PHÁT...…25
CHƯƠNG IV:
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………27
29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách – Tạp chí:
1/ Nhập môn Tài chính – Tiền tệ; NXB Lao động xã hội – 2008
2/ Phạm T. Anh (2008). “Ứng dụng mô hình SVAR trong việc xác định hiệu
ứng của chính sách tiền tệ và dự báo lạm phát ở Việt Nam” – Tạp chí Tài chính
9/2008.
3/ Lê V. Đức và cộng sự (2009) “Kiểm nghiệm nguyên nhân của lạm phát ở
nước ta trong thời kỳ 1976-1995 bằng kỹ thuật kinh tế lượng” – Tạp chí Nghiên
cứu kinh tế số 2/2009
4/ Lê Quốc Lý (2008). “Bội chi ngân sách nhà nước trong mối quan hệ với lạm
phát”- Tạp chí Ngân hàng số 8/2010.
5/ Aiyagary và Gerlert (1985) “The backing of government bonds and
monetarisme” – Journal of Monetary Economics 16 (1) trang 19-44.
6/ Kornai J., Maskin, G. Roland trong “Understanding soft budget constraint” –
Journal of Economic Literature, số 41 tháng 12/2003.
7/ Akinboede và cộng sự (2004) “The determinant of inflation in south Africa:
an econometric analysis” – AERC Research paper 143.
30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các trang web:
ạm_phát
_lam_phat_o_viet_nam-3-15769.html
i-chi-ngan-
sach-voi-lam-phat-.229315.html
?p=16714
-tin-khtk/179-thong-t in-khoa-
hoc-thong-ke-so-5-nam-2002/1107-gioi-thieu-nguyen-nhan-gay-nen-lam-phat-
theo-quan-diem-cua-mot -so-truong -phai-kinh-te
ội-chi-ngân-sách-nhà-nước-
trong-mối-quan-hệ-với-lạm-phát-ở-việt-nam-hiện-nay/
=vn
ress.com/2011/09/14/chinh-sach-tai-khoa-va-lạm-
phat-bai-học-từ-ly-thuyết-va-kinh-ngh iệm-việt-nam/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_nhom_10_de_tai_3_5924.pdf