Tiểu luận Tổng hợp tại nhà máy xi măng Bỉm Sơn

Hoạt động chính của công ty đó là hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng, với các sản phẩm mang nhãn mác là PC 30 PC40, PC B 30, ngoài ra còn có các sản phẩm khác là P400, bán thành phẩm xi măng là Climker. Ngoài ra công ty còn tiến hành hoạt động trong lĩnh vực tài chính , đó là mua cổ phiếu của công ty cổ phần bao bì xi măng Bỉm Sơn. Như vậy, doanh thu của công ty được hình thành từ các nguồn; -Từ hoạt động sản xuất kinh doanh -Tư hoạt động tài chính. -Từ hoạt động khác.

pdf15 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3264 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tổng hợp tại nhà máy xi măng Bỉm Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN: Báo cáo tổng hợp tại nhà máy xi măng Bỉm Sơn I Sự hình thành và phát triển của công ty: Ngay từ những năm cuối thập kỉ 60, khi mà cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của chúng ta đang đi vào giai đoạn ác liệt nhất, Đảng và nhà nước đã đề cập tới những chiến lược xây dựng đất nước ngay sau khi đất nước thống nhất. Cũng trong thời gian này, với sự giúp đỡ to lớn của nhân dân Liên Xô, Đảng và nhà nước ta đã quyết định xây dựng một nhà máy sản xuất xi măng hiện đại, có công suất lớn nhất nước ta tại khu vực Bỉm Sơn, nhằm đáp ứng một phần nhu cầu xi măng cho công cuộc xây dựng đất nước ngay sau khi kết thúc chiến tranh. Từ đó công cuộc khảo sát, thăm dò địa chất, xác định nguồn nguyên liệu và tiến hành công tác xây dựng nhà máy với sự giúp đỡ to lớn về vật chất kỹ thuật của nước bạn Liên Xô. Ngày 4 tháng 3 năm 1980, Bộ xây dựng đã ra quyết định thành lập nhà máy xi măng Bỉm Sơn. Khi mới ra đời, hoạt động của nhà máy gặp nhiều khó khăn, nhất là khó khăn về trình độ của lực lượng lao động như bình quân tay nghề bậc thợ của công nhân trong toàn nhà máy năm 1982 là 2,2/7; năm 1983 được nâng lên là 2,9/7. Trong khi đó yêu cầu tay nghề bậc thợ của công nhân nhà máy phải đạt là 4/7. Tháng 2 năm 1982, nhà máy chính thức đi vào hoạt động sản xuất, thực hiện chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Trong thời gian này, hoạt động của nhà máy nằm trong cơ chế chung của cả nước đó là cơ chế hành chính quan liêu bao cấp, do đó gặp không ít khó khăn. ở nhà máy từ khâu nhận sản xuất đến khâu tiêu thụ được thực hiện dưới chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước quy định. Vì vậy việc hạch toán tài chính trong sản xuất kinh doanh như lỗ, lãi chưa được xem xét trên cơ sở khoa học kinh tế và chưa được coi trọng. Trong điều kiện vừa sản xuất, vừa có các đơn vị thi công xây dựng lắp đặt để hoàn chỉnh các thiết bị cho dây chuyền sản xuất, thì việc cung ứng năng lượng điện, nguyên vật liệu trong thời kỳ này cũng chưa ổn định và đảm bảo theo kế hoạch . Bên cạnh những khó khăn trên, Nhà máy cũng có những thuận lợi cơ bản như: Xi măng Bỉm Sơn là một trong những công trình trọng điểm của Nhà nước nên luôn được sự quan tâm rất lớn của Đảng và chính phủ;phần đông cán bộ, công nhân là lực lượng trẻ, có trách nhiệm, đầy nhiệt huyết, được trang bị những kiến thức cơ bản về khoa học kỹ thuật, biết vận dụng tốt vào quá trình sản xuất; đồng thời, nhà máy có được tập thể đoàn kết thống nhất cao và sự điều hành sát, đúng của ban lãnh đạo nhà máy. Ngoài ra nhà máy còn có sự hợp tác, giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô. Do vậy, trong giai đoạn đầu, Nhà máy đã vượt qua được những thử thách, khó khăn để hoàn thành kế hoạch sản xuất được nhà nước giao. Năm 1982 nhà máy đã sản xuất và tiêu thụ được 1 51438 tấn xi măng rời và bao. Năm 1983 đạt 292 485 tấn , tăng 93% so với năm 1982 Năm 1984 nhà máy đã hoàn thành vượt mức kế hoạch, kết quả sản xuất và tiêu thụ 459 022 tấn xi măng đảm bảo chất lượng và trọng lượng, đạt 101,1 % kế hoạch, tăng 55 % kế hoạch so với năm 1983 Năm 1985 nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất và tiêu thụ 400 000 tấn xi măng, kết quả năm 1985 nhà máy đã sản xuất và tiêu thụ được 426 828 tấn, đạt 103,7 % kế hoạch. Đặc biệt nhà máy đã khánh thành toàn bộ dây chuyền và sản xuất được tấn xi măng thứ một triệu. Từ năm 1986 đến năm 1990, đây là giai đoạn Nhà máy chuyển dần từ cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, dưới ánh sáng của Nghị quyết đại hội Đảng lầnthứ 6 mà tinh thần cơ bản là đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế. Đối với nhà máy xi măng Bỉm Sơn thì đây cũng là thời kỳ phải vượt qua những thử thách khó khăn mới như: Các dây chuyền sản xuất thiếu nguyên liệu, thiếu phụ tùng thay thế, điện năng cung cấp chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, ý thức tổ chức kỷ luật lao động của công nhân còn lỏng lẻo, tư tưỏng bảo thủ trì trệ, tâm lý bao cấp còn nặng trong một số cán bộ công nhân viên. Công tác tổ chức vộ máy cán bộ còn chưa phù hợp với cơ chế mới. Đầu năm 1987 xảy ra vụ " chất lượng xi măng tại phòng thí nghiệm KCS " gây tư tưởng hoang mang lo lắng đối với một số cán với chủ chốt của nhà máy. Việc tiêu thụ sản phẩm xi măng luôn bị ách tắc, bị động. Những khó khăn trên càn trực tiếp ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, có lúc tưởng như không trụ nổi. Vào cuối năm 1989, đầu năm 1990, do biến động chính trị ở Liên Xô, các chuyên gia Liên Xô rút hết về nước. Đời sống của công nhân hết sức khó khăn. Tình hình tiêu cức trong và ngoài tường rào vành đai của nhà máy không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng. Việc bảo vệ vật tư, sản phẩm xi măng gặp rất nhiều khó khăn phức tạp. Bước đầu đổi mới cơ chế quản lý và công tác tổ chức đã có những tác động nhất định đến tình hình sản xuất kinh doanh. Về sản lượng sản phẩm, bán thành phẩm và chỉ tiêu giá thành cũng như tài chính của nhà máy đã tăng tiến rõ rệt. Sản xuất quý 1 năm 1986 thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước, nhưng sang quý 2 sản lượng đã đạt 135 % so với quý 1. Đồng thời quý 3 đạt 103,7 % so với quý 2 và quý 4 đạt 152 % so với quý 3. Kết quả sản xuất và tiêu thụ trong năm 1986 là 489 122 tấn, đạt 101,6 % kế hoạch nhà nước giao, bằng 113,63 % so với năm 1985. Tuy nhiên sản lượng này chỉ mới đạt 40 % công suất thiết kế và 81 % năng lực của dây chuyền. Nếu so với năng suất kế hoạch thì các thiết bị sản xuất như đập sét mới đạt 64,4 % , lò nung đạt 98,5 % , nhưng so với năng suất thiết kế thì còn quá thấp. Hoặc như máy đóng bao chưa đạt đước 50 % công suất thiết kế; các thiết bị khác cũng chỉ đạt được 70 % công suất thiết kế. Nguyên nhân dẫn đến các mặt tồn đọng là do công tác tổ chức thực hiện kế hoạch làm chưa tốt. Phần đông cán bộ, công nhân chưa thấy hết trách nhiệm của mình trong sản xuất cũng như trong tiết kiệm, quản lý vật tư. Chất lượng sửa chữa máy móc thiết bị còn có những hạn chế, thiếu đồng bộ... Đã tác động trực tiếp đến tiến độ sản xuấ của nhà máy. Kỷ luật vận hành của công nhân chưa cao, công tác kiểm tra, chuẩn bị thiếu chu đáo, dẫn đến chất lượng sản phẩm cuối kỳ chưa ổn định và thiếu trọng lượng. Ngoài các vấn đề trên, vấn đế cốt lõi cơ bản dẫn đến tình trạng sản xuất chậm phát triển, đôi khi trì trệ, nảy sinh tiêu cực....là do cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp còn ngự trị ở nhà máy, đồng thời năm 1986 là năm vật giá leo thang, cơ chế giá, lương, tiền không ổn định Năm 1987 là năm đầu tiên nhà máy chính thức đi vào hoạt động thử nghiệm cơ chế mới về quản lý kinh tế theo " Cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ" năng suất lao động của công nhân năm 1987 là 289 tấn/ người/ năm đã tăng so với 246,79 tấn của năm 1986 và năm 1987 nhà máy đã sản xuất và tiêu thụ được 651.279 tấn xi măng, tăng 14,4 % so với 1986. Kết quả của nhà máy năm 1987 bước đầu đã khẳng định, chứng minh cho sự đúng đắn của việc hạch toán theo cơ chế quản lý mới. Tình hình quản lý, sản xuất xi măng của nhà máy bước sang năm 1988 có những thuận lợi mới hết sức căn bản, đó là lần đầu tiên Nhà máy chính thức thực hiện quyết định 217/HĐBT . Quyết định này đã cho phép lãnh đạo , công nhân chủ động quyết định toàn bộ hoạt động của nhà máy. Giám đốc thực hiện quyền điều hành nhà máy theo chế độ thủ trưởng trong việc quản lý, thực hiện kế hoạch sản xuất và chăm lo đời sống cho công nhân viên chức trong toàn bộ nhà máy. Bình quân nộp ngân sách là 6,17 triệu đồng 1 người/ năm. Bước sang năm 1989, kế hoạch chỉ tiêu pháp lệnh được Bộ xây dựng và liên hiệp các xí nghiệp xi măng Việt nam giao cho nhà máy sản xuất và tiêu thụ 75 vạn tấn xi măng và clinker thương phẩm. Nhà máy đã thực hiện được 820684 tấn , vượt chỉ tiêu kế hoạch hơn một trăm ngàn tấn. Phát huy truyền thống thi đua lao động sản xuất, vượt lên những khó khăn, năm 1990 nhà máy tiếp tục hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra: sản lượng Clinker đạt 998 134 tấn; sản lượng nghiền xi măng 857 699 tấn, đã tiêu thụ được 1 042 774 tấn, doanh thu 213 178 triệu đồng, nộp ngân sách nhà nước 62 951 triệu đồng, Trong thời kỳ 1991- 1992 ban giám đốc đã xác định và nhận thức đúng đắn sự tác động của các chính sách, cơ chế quản lý mới, kết hợp với việc nghiên cứu, quán triệt chủ trương đổi mới quản lý của Đảng và nhà nước được tổ chức thực hiện ở doanh nghiệp nhà nước; đặc biệt là các Nghị quyết trung ương 6, 7...Đây là thời kỳ chịu tác động khủng hoảng chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông âu và Liên Xô vào nước ta nói chung, trực tiếp tác động vào nhà máy xi măng Bỉm Sơn nói riêng; chuyên gia Liên Xô rút hết về nước, toàn bộ vật tư kỹ thuật cho Nhà máy không được bạn cung ứng. Tuy nhiên lãnh đạo nhà máy đã xác định đúng mục tiêu, với giải pháp tích cực, với ý chí tự lực tự cường, đã tìm ra bước đi phù hợp với lực lượng sản xuất của nhà máy. Đồng thời khơi dậy trí tuệ của người lao động , do đó lực lượng sản xuất đã dần được nâng cao về trình độ và kết quả năm 1991, nhà máy đã sản xuất và tiêu thụ được 1 070 734 tấn, doanh thu đạt 480 592 891 000 đồng, nộp ngân sách nhà nước 139 285 802 907 đồng. Giai đoạn 1993-1995 việc tổ chức sản xuất kinh doanh, tổng công ty xi măng Việt nam đã quyết định sát nhập Công ty kinh doanh vật tư xi măng số 4 vào nhà máy xi măng Bỉm Sơn và chính thức đổi tên thành "Công ty xi măng Bỉm Sơn" từ ngày 1 tháng 9 năm 1993, đặt dưới sự quản lý trực tiếp của tổng công ty xi măng Việt nam và Bộ xây dựng, có trụ sở đặt tại phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Để tăng cường,nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm xi măng, ban giám đốc công ty đã có chủ trương cải tạo lại nhà máy. Ngày 30 tháng 3 năm 1994 tauh quyết định số 124/Ttg , chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư cải tạo, hiện đại hoá công ty, chuyển đổi phương pháp sản xuất từ ướt sang khô, nâng cao công lò nung Clinker số 2 từ 1750 tấn/ ngày đêm lên 3500 tấn/ ngày đêm, Nâng công suất của nhà máy từ 1,2 triệu tấn/ năm lên 1,8 triệu tấn/ năm. Như vậy thiết bị cho dây chuyền số 2 là thiết bị hiện đại tiên tiến trên thế giới hiện nay. Trang bị đồng bộ hệ thống tự động hoá phòng điều khiển trung tâm; trang bị hệ thống lọc bụi, bao che lại kho tàng, đảm bảo tốt các yếu tố môi trường. Sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của công ty đều tăng và vượt công suất thiết kế mức tăng trưởng bình quân hằng năm là 9,8 % , cụ thể: Năm 1993, sản xuất và tiêu thụ 1 219 679 tấn , bằng 116% kế hoạch Năm 1994 sản xuất và tiêu thụ 1 285 403 tấn, bằng 105 % kế hoạch Năm 1995 sản xuất và tiêu thụ 12 540 143 tấn, bằng 100,2 % kế hoạch Giai đoạn 1993-1995, mà đỉnh cao là năm 1995 đã đánh dấu bước phát triển toàn diện của công ty xi măng Bỉm Sơn trong chặng đường 15 năm từ ngày thành lập. Trải qua khó khăn thử thách với những bước thăng trầm của thời gian, càng khẳng định sức mạnh trong mỗi người thợ xi măng cùng tập thể cán bộ công nhân viên, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và ban giám đốc công ty, đã vượt lên chính mình làm chủ được dây chuyền sản xuất; sản lượng đã đạt và vượt công suất thiết kế, chất lượng sảm phẩm được thị trường trong và ngoài nước tin dùng. Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước đầy đủ, đúng quy định, lợi nhuận của công ty ngày càng tăng, đảm bảo việc làm, đời sống người lao động được cải thiện. Giai đoạn 1996-1999: Năm 1996, toàn ngành xi măng Việt nam nói chung và công ty xi măng Bỉm Sơn nói riêng gặp rất nhiều khó khăn như thời tiết diễn biến khắc nghiệt, thiên tai mưa bão nhiều và lớn trên diện rộng ở cả ba miền; hậu quả sau cơn sốt xi măng cuối năm 1995, chuyển giai đoạn "nóng" sang "lạnh", giá xi măng biến động, giảm liên tục, do có sự cạnh tranh của xi măng nhập ngoại và sản phẩm xi măng của liên doanh nước ngoài. Nhu cầu tiêu thụ xi măng trên thị trường rất chậm và thất thường, nhất là 3 quý đầu năm. Sản lượng sản phẩm sản xuất và lưu thông đạt 1 231 426 tấn, bằng100,8 % kế hoạch và bằng 98% so với năm 1995, nộp ngân sách đạt 148 536 triệu đồng bằng 102,83 % kế hoạch và bằng 77 % so với năm 1995. Bước vào năm 1997, cũng là năm đầu tiên công ty xi măng Bỉm Sơn thực hiện nghị định 59 CP của chính phủ về quản lý tài chính trong doanh nghiệp nhà nước, thu nhập của cán bộ công nhân viên chức được giám sát, nguồn phúc lợi khen thưởng cạn kiệt. Điều đó đã tác động đến tư tưởng và đời sống của cán bộ công nhân. Tuy nhiên với sự cố gắng của lãnh đạo công ty, cán bộ công nhân ở công ty đã khắc phục được khó khăn từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, nên đã thực hiện thắng lợi kế hoạch giao trước thời hạn 21 ngày. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và Ban giám đốc công ty, kết quả của năm 1997 đã đạt được: bán thành phẩm Clinker đạt 966 382 tấn, bằng 106 % kế hoạch. Sản lượng sảm phẩm tiêu thụ đạt 12 472 17 tấn, bằng 108,45 % kế hoạch và bằng 101,32 % so với năm 1996. Công ty đã thực hiện nộp ngân sách cho nhà nước đạt 118 924 triệu đồng, đạt 100 % kế hoạch và bằng 80 % so với năm 1996. Năm 1997 Đảng uỷ, lãnh đạo công ty đã tập trung chỉ đạo toàn Đảng bộ phấn đấu thực hiện tốt 3 mục tiêu chính là tiết kiệm, hạ giá thành sản phẩm theo Thông tư 06/TT -LB của liên bộ và củng cố đổi mới về tổ chức bộ máy quản lý và cán bộ để tạo cơ sở, điều kiện đáp ứng kịp thời các yêu cầu của sản xuất kinh doanh trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Để thực hiện 3 mục tiêu trên, Đảng uỷ cùng công đoàn mở đại hội công nhân viên chức năm 1997, bàn biện pháp thực hiện chỉ tiêu sản xuất kinh doanh và ký kết thoả ước lao động tập thể, tạo khí thế, tinh thần chủ động trong công nhân viên chức. Tổ chức học tập, phổ biến các Nghị định 59 CP của Chính phủ về quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh trong doanh nghiệp; Thông tư 06 về quản lý giá bán xi măng; tổ chức một số chuyên đề quản lý và cung ứng vật tư thiết bị đầu vào và sử dụng vật tư trong sản xuất và sửa chữa; đồng thời rà soát lại định mức kinh tế kỹ thuật, xây dựng phương án và biện pháp để thực hiện chỉ tiêu tiết kiệm ngay từ đầu năm. Ngoài ra, tăng cường thể chế quản lý tài chính, tính toán lại một số giá cả nguyên nhiên vật liệu, rà soát lại định mức chỉ tiêu, biện pháp sử dụng hiệu quả đồng vốn nên đã giảm được tỷ lệ vốn vay. Duy trì việc hạch toán kinh tế nội bộ nên đã tiết kiệm được trong lĩnh vực sản xuất, giảm được các định mức tiêu hao vật chất của một số vât tư chủ yếu như than, thạch cao, bi đạn, thuốc nổ, gạch Cr-Mg, vỏ bao, điện năng dưới mức tổng công ty giao. Đồng thời đã gảim được mức dự trữ sản phẩm cả trong sản xuất và lưu thông, tích cực bán hàng để thu hồi vốn nhanh. Nhờ đó, năm 1997 đã tiết kiệm được 7,32 tỷ đồng; vòng quay vốn lưu động đạt 3,062 vòng/ năm góp phần hạ giá thành sản phẩm, bảo đảm sản xuất liên tục, ổn định kể cả trong dịp tết và các ngày lễ lớn. Bước vào thực hiện mục tiêu kế hoạch năm 1998, tuy có nhiều thuận lợi cơ bản, song ngoài những khó khăn của những năm trước chưa được khắc phục công ty đã chịu ảnh hưởng do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước trong khu vực tác động vào nước ta. Nhiều công trình đầu tư xây dựng bị cắt giảm hoặc dãn tiến độ làm giảm nhu cầu tiêu dùng xi măng. ở thị trường miền Bắc sản lượng xi măng " cung " lớn hơn " cầu " rất nhiều, do có một số nhà máy xi măng mới ra đời như Chinfon, Luraxi...nên thị phần của công ty bị giảm đi. Mặt khác các đơn vị này bán xi măng với giá thấp, làm cho tính cạnh tranh trong kinh doanh mặt hàng xi măng càng thêm quyết liệt. Do thị phần bị thu hẹp nên năm 1998, sản phẩm tiêu thụ của công ty bị giảm 59 610 tấn so với năm 1997. Ngoài ra, công nghệ sản xuất của công ty lạc hậu, tiếp tục xuống cấp, tiêu hao vật chất nhiều, giá một số loại vật tư chủ yếu tăng làm cho chi phí giá thành tăng, trong đó giá bán xi măng lại luôn bị giảm. Trước những khó khăn trên và để thực hiện thắng lợi ba mục tiêu trên, công ty đã có nhiều giải pháp sát, đúng như: Tập trung đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, có cơ chế linh hoạt tạo mọi điều kiện để phục vụ tốt khách hàng, gữ vững uy tín chất lượng sản phẩm. Ngay từ đầu năm lãnh đạo công ty đã đề ra chủ trương " thắt lưng buộc bụng- thực hành tiết kiệm " được cán bộ công nhân viên trong công ty hưởng ứng. Sắp xếp lại tổ chức lao động ở một số bộ phận nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm năng lượng, hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời tăng cường công tác bảo vệ, chống thất thoát tài sản, giữ gìn an ninh trật tự trong đơn vị. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua, đảm bảo chế độ lao động. Kết quả là trong năm 1998, công ty đã đạt sản lượng sản xuất 1 156 755 tấn và tiêu thụ 1 219 527 tấn. Việc công nghệ thiết bị của công ty lạc hậu nên vấn đề đổi mới công nghệ hiện đại hoá công ty là tất yếu, ngày 31 tháng 7 năm 1998, tại quyết định số 882/CP- KTN chính phủ đã chấp thuận chọn hãng công nghiệp nặng Ishika Wafima Harima Heavy Industries Co. Ltd của Nhật Bản là đơn vị trúng thầu gói thầu "thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị và dịch vụ kỹ thuật cho dự án cải tạo, hiện đại hoá Nhà máy xi măng Bỉm Sơn". Đi đôi với việc triển khai dự án trên là công tác cổ phần hoá được tích cực triển khai có hiệu quả.. Ngày 8 tháng 1 năm 1998, thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 04/1999/QĐ về việc chuyển phân xưởng may bao thuộc công ty xi măng Bỉm Sơn thành công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn, trực thuộc tổng công ty xi măng Việt nam, có trụ sở chính tại thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Bước vào năm 1999, công ty tiếp tục gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, thị trường tiếp tục bị thu hẹp do có thêm nhà máy xi măng Bút Sơn ra đời. Trước những khó khăn đó, cùng với nhữn khó khăn mới về phương tiện vận chuyển do tình hình lũ lụt ở miền Trung... lãnh đạo công ty đã chỉ đạo tận dụng các loại phương tiện vận chuyển như toa xe hàng hoá, tăng cước vận chuyển ô tô... để tranh thủ thời cơ vận chuyển xi măng đến các địa bàn. Đồng thời tăng lượng tồn kho ở các chi nhánh, đề phòng sự không ổn định về cung và cầu. Tăng thêm khuyến mại cho khu vực miền trung; áp dụng cơ chế mua xi măng trả chậm, tích cực triển khai đưa xi măng về nông thôn theo chủ trương kích cầu nông thôn về việc kiên cố hoá thuỷ lợi; thực hiện trao đổi liên kết mua vật tư bằng xi măng... triệt để thực hiện tiết kiệm hạ giá thành sản phẩm để hạ giá bán, đủ sức cạnh tranh trên các điạ bàn. Đi đôi với các biện pháp trên, lãnh đạo công ty đã tăng cường công tác chỉ đạo nâng cao năng suất thiết bị đặc biệt là máy nghiền xi măng, đảm bảo nghiền 5000 tấn xi măng/ ngày; tiếp tục đưa Clinker bãi vào nghiền và xuất Clinker cho xi măng Hà Tiên 1. Duy trì hai lò nung hoạt động ổn định; kiểm tra thường xuyên các thiết bị, vận hành, đảm bảo an toàn cho sản xuất; đẩy mạnh tiến độ sửa chữa lò và thi công các công trình đầu tư xây dựng. Năm 1999, công ty đã sản xuất và tiêu thụ 1 119 000 tấn sản phẩm, bằng 107 % kế hoạch; thực hiện doanh thu 757 945 triệu đồng, nộp ngân sách86 317 triệu. Công ty là đơn vị được Cục thuế tỉnh Thanh Hoá khen thưởng về việc chấp hành nộp ngân sách đầy đủ theo luật định, lợi nhuận đạt 81 240 triệu đồng cao hơn so với năm 1998 thu nhập của cán bộ công nhân viên tiếp tục được giữ ổn định ở mức 1 triệu đồng/người / tháng. Kết quả đó đã tạo thêm niềm tin tưởng, sự phấn khởi cho tập thêt cán bộ công nhân viên công ty. Là một doanh nghiệp nhà nước, từ năm 1994 đến 1999, công ty luôn là đơn vị gương mẫu, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Công ty thực hiện đầy đủ các nghĩa cụ với địa phương như: quỹ xây dựng vùng kinh tế mới, giao thông nông thôn....phong trào xây dựng nhà tình nghĩa. Đồng thời với khả năng cho phép của mình, công ty đã dùng quỹ phúc lợi hỗ trợ cho các địa phương xây dựng các cơ sở hạ tầng như trường học, đường giao thông, các công trình phúc lợi xã hội...; ủng hộ nhân dân Cuba và đồng bào lũ lụt trên một tỷ đồng II Cơ cấu tổ chức của công ty: Ngay từ ngày đầu, cùng với quyết định thành lập nhà máy xi măng Bỉm Sơn, bộ cũng đã ra quyết định thành lập bộ máy lãnh đạo của nhà máy; ban giám đốc gồm có Giám đốc và bộ phận giúp việc là một phó giám đốc cùng 4 phòng chức năng là phòng kế hoạch kỹ thuật, phòng tài vụ, phòng tổ chức và văn phòng nhà máy. Khi nhà máy đi vào sản xuất thì được bổ sung thêm bốn phó giám đốc. Ngoài ra giúp việc cho ban giám đốc còn có 9 phòng ban gồm : Phòng kế hoạch cung tiền Phòng kỹ thuật sản xuất Phòng kỹ thuật cơ điện Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm Phòng tổ chức cán bộ Phòng lao động tiền lương Phòng kế hoạch thống kê tài chính Văn phòng nhà máy Trạm y tế Sau đó bộ phận quản lý từ 9 phòng ban năm 1982 đã tăng lên 16 phòng ban vào năm 1985 nhằm tăng cường công tác quản lý cho sát với tình hình nhiệm vụ sản xuất của nhà máy trong giai đoạn mới. Đi đôi với việc chấn chỉnh tổ chức bộ máy quản lý thì việc sắp xếp các đơn vị sản xuất cũng được tổ chức lại, từ 9 phân xưởng năm 1982 của nhà máy, đến cuối năm 1985 đã tăng lên 12 phân xưởng gồm: 1, Phân xưởng mỏ nguyên liệu 2, Phân xưởng tạo nguyên liệu 3, Phân xưởng lò nung 4, Phân xưởng nghiền xi măng 5, Phân xưởng đóng bao 6, Đoàn bốc dỡ 7, Phân xưởng cơ khí và sửa chữa 8, Phân xưởng ô tô vận tải 9, Phân xưởng sửa chữa xe máy 10, Phân xưởng sửa chữa công trình 11, Phân xưởng cấp thoát nước, nén khí 12, Phân xưởng lọc bụi thông gió Ngoài các phân xưởng chính, nhà máy còn có hệ thống các phân xưởng phụ trợ, nhằm chế tạo các phụ tùng thay thế và sửa chữa các loại máy móc thiết bị của nhà máy như phân xưởng kiểm tra các thiết bị máy móc, phân xưởng trung, đại tu xe máy và hệ thống bàn cân ôtô 60 tấn, bàn cân tầu hoả 300 tấn Cũng trong thời gian từ năm 19821 đến năm 1985, việc chăm lo đời sống cho hàng ngàn cán bộ, công nhân , chuyên gia của nhà máy là một vấn đề cấp bách. Để làm tốt nhiệm vụ này, năm 1983, giám đốc nhà máy quyết định thành lập xí nghiệp Đời sống có nhiệm vụ cụ thể nhằm giúp ban giám đốc chăm lo, phục vụ đời sống vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ , công nhân của nhà máy. Ngoài ra, để bảo vệ nhà máy, bảo vệ sản xuất, giữ gìn trật tự an ninh và củng cố quốc phòng trong tinh hình mới, lực lượng bảo vệ quân sự của công ty luôn được củng cố và tăng cường, làm tròn trách nhiệm giữ gìn trật tự an ninh, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, giữ gìn bảo vệ vật tư, sản phẩm, bảo đảm ổn định sản xuất. Công ty luôn trang bị mới cho công tác bảo vệ. Xây dựng và bổ sung các quy chế nội bộ về công tác bảo vệ chống gian lận, móc nối, đồng thời phát giác, ngăn chặn có hiệu quả những hành vi tiêu cực ngoài xã hội cũng như trong nội bộ công ty. Tiểu đoàn tự vệ công ty luôn được kiện toàn, tổ chức tốt về số lượng, chất lượng làm nòng cốt trong công tác bảo cệ sản xuất ở đơn vị. Mặt khác đến năm 2001, công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9002 về quản lý chất lượng, do đó cơ cấu tổ chức đã được sắp xếp lại theo sơ đồ: Đứng đầu các phòng, xưởng là trưởng phòng, và quản đốc phân xưởng. Kể từ ngày thành lập đến nay, cán bộ công nhân viên của công ty cũng không ngừng được nâng lên cả về mặt số và chất lượng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty xi măng Bỉm Sơn (1980 -2000) 1980 1981 1985 1990 1995 1999 2000 Tổng số CBCNV 907 1021 2779 2781 3351 3135 3135 Trình độ đại học 79 81 180 179 237 227 Trung cấp, cao đẳng 68 111 209 202 262 268 CNKT 657 718 1339 1681 1823 1410 Số lao động nữ 275 538 579 762 719 Trong giai đoạn 95-99 số cán bộ công nhân viên trong công ty giảm đó là do tổng công ty đã điều động họ vế xây dựng công ty xi măng Bút Sơn, và một số vào công tác tại công ty xi măng Nghi Sơn. III Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty: Hoạt động chính của công ty đó là hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng, với các sản phẩm mang nhãn mác là PC 30 PC40, PC B 30, ngoài ra còn có các sản phẩm khác là P400, bán thành phẩm xi măng là Climker. Ngoài ra công ty còn tiến hành hoạt động trong lĩnh vực tài chính , đó là mua cổ phiếu của công ty cổ phần bao bì xi măng Bỉm Sơn. Như vậy, doanh thu của công ty được hình thành từ các nguồn; -Từ hoạt động sản xuất kinh doanh -Tư hoạt động tài chính. -Từ hoạt động khác. Chi phí của công ty bao gồm các khoản sau: Chi phí sản xuất Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí khác Số liệu chi tiết được thể hiện ở bảng sau: Năm Sản lượng Clinker Sản lượng tiêu thụ Doanh thu Lợi nhuận Nộp NSNN 1982 180 613 151 438 1983 287 112 292 485 1984 430 483 459 022 1985 411 022 426 828 1986 464 204 489 122 1987 536 994 561 279 1988 714 053 721 669 1989 783 070 820 684 1990 998 134 1 042 774 213 178 33 080 62 951 1991 919 712 1 012 390 327 432 45 973 63 817 1992 928 598 1 070 734 480 593 54 047 139 286 1993 1 000 013 1 219 679 551 522 67 034 173 728 1994 944 590 1 285 043 632 495 105 702 225 710 1995 952 197 1 254 143 726 444 98 175 190 974 1996 943 040 1 231 426 833 638 46 747 148 537 1997 966 382 1 247 217 907 016 34 772 118 924 1998 1 024 662 1 219 527 958 032 81 116 123 726 1999 926 740 1 119 000 757 945 81240 127 997 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty: IV Những vấn đề về quản lý tài chính: Công ty xi măng Bỉm Sơn là một doanh nghiệp nhà nước, số vốn ban đầu để tiến hành sản xuất kinh doanh được nhà nước cấp, nguồn vốn này hàng năm được bổ sung từ nguồn lợi nhuận của công ty. Đồng thời trong quá trình hoạt động của mình ,công ty cũng có thực hiện việc răng nguồn vốn của mình bằng các hình thức như tham gia tín dụng ngân hàng hay tín dụng thương mại. Lợi nhuận của công ty được trích lập như sau: Nộp thu sử dụng vốn ngân sách, trích lập các quỹ theo quy định của nhà nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf40_0117.pdf
Luận văn liên quan