Chính sách thương mại của Nhật Bản không chỉ giúp nước Nhật vượt ra khỏi
khủng hoảng sau chiến tranh thế giới thứ hai mà còn vươn lên sánh vai cùng các
cường quốc phát triển trên thế giới. Với một chính sách khuyến khích xuất khẩu,
hạn chế nhập khẩu, thúc đẫy thương mại tự do cùng với điểm sáng là chính sách
Viên trợ ODA đã làm nên một chính sách thương mại cực kì thành công của Nhật
Bản. Tuy rằng trong vài thập kỉ gần đây kinh tế Nhật Bản nói chung và thương
mại quốc tế Nhật Bản nói riêng bắt đầu có những biễu hiện suy thoái nhưng Nhật
Bản đã có những điều chỉnh thích hợp trong chính sách.Mong rằng sau bài thuy ết
trình của nhóm chúng tôi, mọi người đã có thể biết được những nét tiêu biểu của
thương m ại nước này cũng như quan hệ thương mại Việt Nam_Nhật Bản
14 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5139 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tổng quan chính sách thương mại của Nhật Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Tổng quan chính sách thương
mại của Nhật Bản
2
MỞ ĐẦU
40 năm tăng trưởng như vũ bão sau chiến tranh đã đưa nền kinh tế Nhật
Bản lên ngang hàng với các cường quốc phát triển trên thế giới. Bên cạnh các
nguyên nhân như tận dụng thời gian cả thế giới đắm mình trong chiến tranh lạnh
để phát triển, sử dụng viện trợ phát triển sau Chiến tranh thế giới II từ Mỹ.... thì
một trong những nguyên nhân chính của sự phát triển vượt bậc này chính là chính
sách thương mại đúng đắn của Nhật Bản . Thương mại tự do là một trong những
động lực to lớn phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và đó đã là một trong những
nguyên nhân chính đưa lại sự phát triển "thần kỳ" cho nền kinh tế Nhật Bản từ
nhiều thập niên trước. Trong khuôn khổ bài tiểu luận hôm nay, nhóm chúng tôi sẽ
giới thiệu sơ lược về tổng quan chính sách thương mại của Nhật Bản trong thời kì
gần đây, đặc biệt là quan hệ thương mại Nhật Bản_Việt Nam.
3
NỘI DUNG
I. Khái quát về Nhật Bản :
Nhật Bản là quốc đảo thuộc Đông Bắc Á, nằm ở khu vực Tây Thái Bình
Dương (phía Đông và Đông Bắc giáp Thái Bình Dương, phía Tây và Tây Bắc giáp
biển Nhật Bản, phía Tây Nam giáp Biển Hoa Đông). Đường bờ biển dài
37.000km, có đá lớn và nhiều vịnh nhỏ nhưng rất tốt và đẹp. Vì là một đảo quốc,
nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển, Nhật Bản không tiếp giáp quốc gia hãy
lãnh thổ nào trên đất liền. Nhật Bản là quốc gia có nhiều thác nước, suối, sông và
hồ. Đặc biệt, ở Nhật Bản có rất nhiều suối nước nóng, là nơi hàng triệu người Nhật
thường tới để nghỉ ngơi và chữa bệnh.
Nhật Bản nằm trên chỗ tiếp xúc giữa 4 đĩa lục địa là Á-Âu, Bắc Mỹ, Thái
Bình Dương và biển Philippines. Các quần đảo của Nhật Bản hình thành do vài
đợt vận động tạo núi và có từ cách đây lâu nhất là 2,4 triệu năm, xét về mặt địa
chất học, như vây là rất trẻ. Chính vì vậy, Nhật Bản có hai đặc trưng tự nhiên
khiến cho nó nổi tiếng thế giới đó là nhiều núi lửa, lắm động đất. Địa hình núi
chiếm 73% diện tích tự nhiên của Nhật Bản. Giữa các núi có những bồn địa nhỏ,
các cao nguyên và cụm cao nguyên. Số lượng sông suối nhiều, nhưng độ dài của
sông không lớn. Ở Nhật Bản giữa các vùng có sự chênh lệch lớn về khí hậu. Mặc
dù cả nước có khí hậu ôn hoà, nhưng miền bắc có mùa đông dài lạnh và có tuyết,
miền Nam có mùa hè nóng và mùa đông ôn hoà. Lượng mưa tương đối cao. Mùa
hè thường có mưa to và bão. Chính vì điều kiện tự nhiên không hề thuận lợi mà có
thể nói là rất nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên, hầu hết phải nhập khẩu nguyên
nhiên liệu từ các nước khác nên việc đẩy mạnh chính sách thương mại quốc tế là
một công việc mang tính sống còn với đất nước Nhật Bản.
Nhật Bản là nước có số dân đông thứ 7 trên thế giới (128 triệu người), tuy
nhiên kết cấu dân số già. Người Nhật Bản có tính cách hết sức đặc biệt, thông
minh, cần cù, ham học hỏi, có ý thức tập thể trong công việc rất cao, có lẽ nhờ
những tính cách này, người Nhật đã biến đất nước nghèo tài nguyên, khí hậu khắc
nghiệt của mình thành một cường quốc trên thế giới. Chính vì thế, sẽ không quá
lời khi nói Nhật Bản là một cường quốc khoa học – kỹ thuật. Trình độ khoa học –
kỹ thuật của Nhật Bản, theo đánh giá tổng hợp của Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể
thao, Khoa học và Kỹ thuật Nhật Bản chỉ thua kém Mỹ nhưng vượt Đức, Anh,
Pháp. Sản phẩm công nghiệp dựa trên kỹ thuật cao của Nhật Bản có mặt trên khắp
thế giới. Số lượng bằng phát minh sáng chế của các công ty Nhật Bản không
ngừng tăng và không ít nhà khoa học Nhật Bản đã đoạt giải Nobel. Việc sở hữu rất
nhiều những thành tựu của khoa học kĩ thuật thế giới, cùng với một nguồn nhân
lực trình độ cao vô cùng dồi dào thì việc hợp tác, phát triển thương mại quốc tế ra
bên ngoài khỏi nước Nhất cũng đang là một xu thế tất yếu của chính sách phát
triển kinh tế của Nhật Bản.
Không những thế, Nhật Bản còn có một chế độ chính trị ổn định, kèm theo
là nền kinh tế hùng mạnh bậc nhất thế giới. Hiện nay Nhật Bản là một nước có nền
kinh tế lớn đứng thứ hai trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ), GDP trên đầu người
là 36.217 USD (1989). Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng
4
đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện
trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Điều này cho thấy chính phủ Nhật rất
coi trọng chính sách thương mại quốc tế, coi nó như một phần quan trọng nhất
trong chiến lược thương mại hợp tác và phát triển.
Mặc dù với những khó khăn về điều kiện tự nhiên, nhưng lợi thế về mặt
nhân tố con người, tuy nhiên kể từ sau chiến tranh thế giới đến nay kinh tế Nhật
Bản đã nhanh chóng phục hồi và phát triển cao độ khiến cho thế giới hết sức kinh
ngạc. Điều này phải kể tới chính sách thương mại quốc tế đúng đắn của Nhật Bản.
II. Nội dung chính sách thương mại của Nhật Bản:
Chính sách thương mại của Nhật Bản đóng vai trò rất quan trọng trong nền
kinh tế Nhật Bản.
1.Chính sách xuất khẩu
Sự thành công to lớn của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh có thể nói là
sự kết hợp của nhiều yếu tố tạo nên. Trong các yếu tố đó, phải nói đến một nhân tố
nổi bật đóng vai trò quan trọng là chính sách thương mại, trong đó chủ yếu tập
trung vào chiến lược hướng về xuất khẩu. Nền kinh tế Nhật Bản lúc đầu cũng chỉ
là một nền nông nghiệp chủ yếu dựa vào việc sản xuất các mặt hàng có hàm lượng
lao động cao. Nhật Bản đã phát huy sức mạnh truyền thống là một nước chuyên
chế biến xuất khẩu các sản phẩm bằng nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, đã
được hình thành từ trước chiến tranh nhằm nhanh chóng mở rộng sản xuất và tăng
cường xuất khẩu. Với hướng đi đó, Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành nước đứng
đầu thế giới về sản xuất sợi tổng hợp, cao su, gang, xe ôtô khách và là nước đứng
thứ ba trên thế giới về sản xuất bột giấy, phân đạm, xi măng đồng và nhôm. Trong
sản xuất công nghiệp, Nhật Bản đã áp dụng chính sách tăng về khối lượng nhưng
pahỉ tăng về số lượng sản phẩm mới như cao su tổng hợp, hàng điện tử, hoá
dầu...Với hướng đi đó, vào những năm đầu thập kỷ 70 Nhật Bản đã trở thành một
trong những nền công nghiệp tiên tiến nhất thế giới. Những đối tác xuất khẩu
chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%, Trung Quốc 13.4%, Hàn Quốc 7.8%, Đài Loan
7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005). Những mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật là
thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và hóa chất.
Năm 2002, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản đã đạt 0,2%, tăng mạnh so với
mức tăng của nền kinh tế sau khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997 (0,3%). Mặc
dù có một số ảnh hưởng không tốt của sự giao đọng trong chính sách, một vài tập
đoàn bị phá sản (trong đó có tập đoàn SOGO-kinh doanh tổng hợp), nhưng tương
lai của nền kinh tế Nhật Bản vẫn rất sáng sủa. Từ năm 2003, đầu tư ở Nhật Bản
bắt đầu chuyển sang xu hướng tích cực, tỷ lệ thất nghiệp giảm, lòng tin của người
tiêu dùng đã phục hồi.
Về xuất khẩu, cho dù giá trị đồng Yên tăng lên nhưng tác động tích cực của sự
5
phục hồi nền kinh tế các nước Đông Nam A, và kinh tế Hoa kỳ tiếp tục mạnh lên
đã thúc đẩy xuất khẩu của Nhật Bản tăng nhanh kể từ năm 2001 đến nay. Đóng
góp của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế nói chung của đất nước đạt 0,2% và
0,3% trong các năm tài khoá 1999-2000 và 2000-2001. Có thể nói nhân tố chủ yếu
quyết định tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong năm 2000-2003 là các biện pháp
về chính sách tài chính và khuyến khích xuất khẩu. Nhật Bản tăng cường viện trợ
kinh tế cho Đông Nam A và là nước viện trợ chính cho Indonesia, Malaysia,
Philippines và Thái Lan vượt xa cả Mỹ. Viện trợ của Nhật Bản đã tạo thuận lợi
cho việc bán các mặt hàng chế tạo của Nhật Bản và thúc đaỷ mạnh việc buôn bán
của Nhật Bản với khu vực này.
Trong thương mại, Nhật bản bị kêu ca vì thực hiện các chính sách thuế quan nhằm
hạn chế và bảo hộ trong nước làm giảm sức mua của người Nhật Bản, giảm hàng
nhập khẩu và tăng hàng xuất khẩu. Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu được hàng hoá của
mình, Nhật Bản đã áp dụng biện pháp khuyến khích và ưu đãi cho các nhà xuất
khẩu như: miễn giảm thế cho các công ty xuất nhập khẩu; thông qua các ngân
hàng phát triển của Nhật Bản và ngân hàng xuất nhập khẩu, cấp vốn với lãi suất
thấp, ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. đặc biệt, chính phủ đã thành lập các
tổ chức hỗ trợ xuất khẩu trong lĩnh vực thăm dò và tìm kiếm các thị trường bên
ngoài. Tiêu biểu nhất phải kể đến là tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO),
thành lập năm 1958 với các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu như: điều tra, theo dõi
những thay đổi về chính sách thuế quan, thị hiếu tiêu dùng và tình hình cạnh tranh
của các nước trên thị trường sở tại báo cáo về nước để phục vụ cho công tác hoạch
định chính sách song phương và các doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu. Hai là, tổ
chức xây dựng các phòng giới thiệu sản phẩm, triển lãm hàng của Nhật Bản ở
nước ngoài ...Ba là, Thăm dò và tìm kiến những bạn hàng tương lai của Nhật Bản
để giới thiệu với các đối tác trong nưóc. Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản còn thành
lập ngân hàng xuất khẩu, nay là ngân hàng xuất nhập khẩu (EXIMBANK) để hỗ
trợ tín dụng cho cho những dự án xuất khẩu có kim ngạch lớn như sản xuất, chế
tạo tầu biển, thiết bị, thép...Hàng năm, hội nghị tham vấn cấp cao bàn về xuất khẩu
(gồm đại diện của chính phủ và giới kinh doanh, giới học giả...) được tổ chức bàn
về mục tiêu xuất khẩu cho năm tới và thảo luận các biện pháp hỗ trợ cụ thể.
Nhật Bản còn áp dụng biện pháp khuyến khích xuất khẩu bằng cách đưa ra các
tiêu chuẩn công nhận các doanh nghiệp có nhiều cống hiến cho xuất khẩu. Hàng
năm kiểm điểm, đánh giá kết quả xuất khẩu để biểu dương, tặng thưởng bằng biện
pháp cấp tín dụng với lãi suất thấp và miễn giảm thuế đặc biệt cho các doanh
nghiệp này.
Nhật Bản có một chính sách kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu rất khắt khe
nhằm không cho hàng kém phẩm chất lọt ra thị trường bên ngoài để giữ uy tín.
Chính việc kiểm tra chặt chẽ chất lượng hàng xuất khaủa của Nhật Bản đã làm cho
những nhà nhập khẩu tin tưởng vào hàng của Nhật và góp phần thúc đẩy việc tăng
xuất khẩu của nước này.
6
2. Chính sách nhập khẩu
Do hạn chế về tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự phát triển của nền kinh
tế, Nhật Bản phải phụ thuộc vào các quốc gia khác về phần nguyên liệu vì vậy đất
nước này nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa đa dạng. Đối tác nhập khẩu chính của
Nhật là Trung Quốc 21%, Hoa Kỳ 12.7%, A Rập Xê Út 5.5%, UAE 4.9%,
Australia 4.7%, Hàn Quốc 4.7% và Indonesia 4% (số liệu 2005). Những mặt hàng
nhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm (đặc biệt
là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu dệt may và những nguyên liệu cho các ngành
công nghiệp của đất nước. Nhìn chung, Đối tác buôn bán tổng thể lớn nhất của
Nhật Bản là Trung Quốc.
Nhật Bản đang cố gắng duy trì và phát triển chế độ mậu dịch tự do. Từ đầu
những năm 80, Nhật Bản đã tiến hành các biện pháp kinh tế đối ngoại trong một
số thời kỳ, đặc biệt kể từ khi phê chuẩn chương trình hành động. Nhật Bản đã xúc
tiến mở cửa Thị trường bằng việc cắt giảm và bãi bỏ thuế nhập khẩu , chấm dứt và
nới lỏng các biện pháp hạn chế số, cải thiện hệ thống cấp chứng nhận.
Các nỗ lực này của Nhật bản đã làm giảm bớt sự hạn chế nhập khẩu, đặc
biệt là đối với hàng sản xuất công nghiệp và khai thác mỏ, những mặt hàng này
chịu thuế trung bình 1,9%, mức thấp nhất trong các nước công nghiệp phát triển.
Bên cạnh đó, đối với hàng công nghiệp, Nhật Bản đã bãi bỏ tất cả các “hạn chế
nhập khẩu còn lại”
Đối với nông sản nhập khẩu cho đến nay Nhật Bản vẫn đang cố gắng để tự
do hàng nhập khẩu và mở rộng cửa Thị trường cho các nông sản chính.
Các cố gắng này đã làm tăng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản một cách
đều đặn. Ngày nay, Nhật Bản áp dụng các biện pháp toàn diện để mở rộng qui mô
nhập khẩu. Các biện pháp này như việc áp dụng các khuyến khích về thuế để đẩy
mạnh nhập khẩu hàng công nghiệp, cắt giảm và bãi bỏ thuế nhập khẩu, cấp tín
dụng nhập khẩu và các biện pháp khác. Các chính sách này đã làm giảm một khối
lượng lớn tặng dư mậu dịch và nhằm mục đích cải thiện cán cân thanh toán quốc
tế của Nhật.
3. Hệ thống bảo hộ mậu dịch :
Chính sách bảo hộ mậu dịch được thể hiện dưới hệ thống thuế quan và phi
thuế quan:
* Thuế quan : Ở Nhật Bản có hai loại mức thuế quan là mức thuế tự định
(còn gọi là quốc định) và mức thuế hiệp định. Ngoài ra còn có 3 loại thuế đặc biệt
là thuế khẩn cấp, thuế đối kháng và thuế chống phá giá.
Nhật Bản sử dụng Hệ thống phân loại HS. Ở Nhật Bản có hai loại mức thuế
quan là mức thuế tự định (còn gọi là quốc định) và mức thuế hiệp định.
1. Mức thuế tự định: được quy định trong luật thuế và chia làm ba loại: mức thuế
cơ bản, mức thuế tạm thời và mức thuế ưu đãi:
7
- Mức thuế cơ bản: được quy định trong luật thuế hải quan. Đây là mức được áp
dụng trong thời gian dài.
- Mức thuế tạm thời: được quy định theo luật thuế tạm thời. Đây là mức thuế mang
tính tạm thời được áp dụng thay cho mức thuế cơ bản trong một thời gian nhất
định trong trường hợp khó áp dụng mức thuế cơ bản.
- Mức thuế ưu đãi: là mức thuế áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang
phát triển. Mức thuế này thấp hơn mức thuế nhập khẩu từ các nước phát triển.
2. Mức thuế hiệp định: là mức thuế được thoả thuận trong các hiệp định ký với
nước ngoài. Trong đó qui định chỉ đánh thuế vào mặt hàng nào đó theo một mức
thuế thấp. Mức thuế hiệp định cũng được áp dụng với những nước có thoả thuận
cho nhau hưởng nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ ngoại
thương với Nhật Bản.
Về nguyên tắc, mức thuế áp dụng theo thứ tự: mức thuế ưu tiên, mức thuế WTO,
mức thuế tạm thời và mức thuế chung. Tuy nhiên, mức thuế ưu tiên chỉ được áp
dụng khi thoả mãn các điều kiện trong Chương 8 của Luật áp dụng mức thuế ưu
đãi. Mức thuế WTO chỉ áp dụng khi nó thấp hơn cả mức thuế tạm thời và mức
thuế chung. Như vậy mức thuế chung áp dụng cho những nước không phải là
thành viên của WTO, mức thuế WTO áp dụng cho những nước công nghiệp
phương Tây và mức thuế ưu tiên áp dụng cho các nước đang phát triển. Tất nhiên
nếu mức thuế tạm thời thấp hơn những mức thuế trên, nó sẽ được áp dụng.
Một số mặt hàng nhập khẩu vào Nhật phải chịu cả thuế quan và thuế tiêu dùng.
Chế độ thuế quan đặc biệt:
Ngoài các loại thuế và mức thuế suất trên đây, Nhật Bản còn ban hành ba loại thuế
đặc biệt. Đó là:
Thuế khẩn cấp: là loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu để bảo vệ kịp thời ngành sản
xuất trong nước trong trường hợp có sự tăng nhanh nhập khẩu do giá hàng hoá
nước ngoài quá rẻ.
Thuế đối kháng: là loại thuế đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu để đối lại các nhà
sản xuất và xuất khẩu nước ngoài được hưởng trợ cấp của Chính phủ. Các loại
thuế đối kháng chỉ có thể được sử dụng với một số điều kiện hạn chế và khi có
thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất trong nước.
Thuế chống phá giá: là loại thuế đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu, khi một công
ty nước ngoài bị coi là bán hàng hoá của mình tại nước nhập khẩu ở mức giá thấp
hơn giá thành hay thấp hơn giá trị thông thường của hàng hoá đó tại nước xuất
khẩu.
Nhìn chung, Nhật Bản đã có đạo luật rõ ràng về việc áp dụng quy chế thuế quan
đặc biệt để bảo vệ lợi ích của các ngành sản xuất nội địa mỗi khi có thiệt hại thật
8
sự do việc bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu của nước ngoài.
* Phi thuế quan :
Hàng rào mang tính kỹ thuật của Nhật Bản luôn luôn hạn chế quy mô nhập
khẩu. Nhật Bản là một trong những nước có khuynh hướng chính trị hoá vấn đề
nông sản, và cũng là nước bảo hộ nhiều nhất thị trường hàng nông sản. Nhật Bản
đã lợi dụng biện pháp vệ sinh thực vật và vệ sinh bất hợp lý gây trở ngại và hạn
chế việc nhập khẩu nông sản và thực phẩm. Thể chế kiểm dịch và vệ sinh thực
phẩm của Nhật Bản hết sức phức tạp. Hàng nông sản nước ngoài muốn thâm nhập
vào thị trường Nhật Bản, chí ít phải qua kiểm tra nhập khẩu của các cơ sở kiểm
dịch Bộ Y tế, và qua kiểm tra của cơ quan bảo vệ sức khoẻ tự trị của các địa
phương.
Luật pháp Nhật Bản đòi hỏi phải có sự chấp nhận xuất nhập khẩu, hạn
ngạch nhập khẩu, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập khẩu để đảm bảo
an toàn và y tế cho người dân. Vì vậy, để đảm bảo cho hàng hóa khi vào nước,
Nhật Bản đã áp dụng nhiều biện pháp phi thuế quan như sau:
(1) Hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng với 3 loại hàng sau:
Các mặt hàng thương mại thuộc kiểm soát của nhà nước, bao gồm vũ khí, rượu,
chất nổ, súng cầm tay và dao, vật liệu hạt nhân, ma tuý, và các thực phẩm chịu sự
kiểm soát (như gạo).
Những mặt hàng hạn chế nhập khẩu, bao gồm 5 loại hải sản: cá trích, cá mòi, sò và
các loại hải sản khác.
Các loại thực vật và động vật có tên trong Bản phụ lục I của Công ước về thương
mại quốc tế về các loài động vật có nguy cơ tiệt chủng trong hệ động thực vật
(CITES).
(2) Chế độ thông báo nhập khẩu: Theo chế độ này, các nhà nhập khẩu có dự định
hoặc đã nhập khẩu hàng hóa phải đệ trình lên METI một bản thông báo nhập khẩu
thông qua ngân hàng quản lý ngoại hối thanh toán cho lô hàng đó. Chế độ nằy
được sử dụng để quản lý các mặt hàng cần quản lý nhập khẩu được hỗ trợ bởi chế
độ quản lý ngoại tệ.
Đối với các mặt hàng được tự do nhập khẩu, theo “Luật kiểm soát nhập khẩu”, nhà
nhập khẩu phải thanh toán toàn bộ tiền cho lô hàng này thì nhà nhập khẩu không
cần phải đệ trình cho METI bản thông báo nhập khẩu.
(3) Giấy phép nhập khẩu: Hầu hết các hàng hoá được tự do nhập khẩu và không
phải chịu một yêu cầu nào về giấy phép nhập khẩu nhưng các mặt hàng sau gồm
cả những mặt hàng liệt kê trong thông báo nhập khẩu kể trên cần có giấy phép
nhập khẩu:
- Hàng hoá liệt kê trong thông báo nhập khẩu thực hiện quản lý bằng hạn ngạch.
9
- Hàng hoá sản xuất hay vận chuyển từ các quốc gia, khu vực quy định trong
thông báo nhập khẩu đoi hỏi phải có giấy phép nhập khẩu.
- Hàng hoá đòi hỏi phương thức thanh toán đặc biệt.
- Hàng hoá cần sự xác nhận sơ thẩm và phải đáp ứng được các qui định đặc biệt
của Chính phủ như các loại vắcxin nghiên cứu.
Khi nhập khẩu mặt hàng cần giấy phép nhập khẩu hay sự xác nhận của một số Bộ,
các nhà nhập khẩu được toàn quyền ký hợp đồng với các nhà xuất khẩu, nhưng
viêc ký và thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào sự cho phép hay xác nhận của các
Bộ có liên quan. Đặc biệt trong trường hợp hàng cần hạn ngạch nhập khẩu, nên
nhớ rằng việc nhập khẩu các mặt hàng đó chỉ có thể sau khi có hạn ngạch nhập
khẩu dựa theo thông báo hạn ngạch nhập khẩu chính thức. Việc thanh toán hàng
nhập khẩu cần giấy phép chỉ có thể thực hiện sau khi giấy phép nhập khẩu đã được
cấp.
Quy định chế độ cho phép nhập khẩu của Nhật Bản tuy chưa thể hiện sự bất phù
hợp với quy tắc WTO, nhưng trong thao tác thực tế vẫn tồn tại cách làm trở ngại
đến mậu dịch. Ví dụ, đối với hàng tươi sống, thời gian khi hàng vào cảng đến khi
hoàn tất đưa vào lưu thông tương đối dài, rất bất tiện cho vận chuyển hàng tươi
sống đóng gói.
(4) Các quy định về tiêu chuẩn đối với hàng hoá nhập khẩu
Trong hệ thống dấu chứng nhận chất lượng có hai dấu chứng nhận chất lượng
được sử dụng phổ biến là: Dấu chứng nhận “Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản”
(JIS) và Dấu chứng nhận “Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản” (JAS).
Ngoài các loại dấu chứng nhận chất lượng JIS và JAS còn có nhiều loại dấu chứng
nhận khác được sử dụng ở Nhật Bản, một số là bắt buộc như dấu S, các dấu khác
có tính chất tự nguyện.
Ngoài ra, còn phải kể đến dấu sinh thái Ecomark. Dấu này ra đời năm 1989, đến
nay dấu này được rất nhiều người Nhật biết đến. Ecomark không đưa ra các tiêu
chuẩn và cũng không nói lên chất lượng hay tính an toàn của sản phẩm.
(5) Để cải thiện tình hình thu chi quốc tế, Chính phủ Nhật Bản đã áp dụng một loạt
các biện pháp về quản lý ngoại hối, mua bán ngoại tệ ở trong nước, kết toán quốc
tế, vốn lưu động và tỷ giá hối đoái.
4.Chính sách tự do hóa thương mại :
Để bảo đảm nguồn cung cấp nguyên vật liệu, năng lượng ổn định, an toàn
trong điều kiện thế giới đầy biến động, các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản đã
tìm mọi cách để chi phối và đa dạng hoá các nguồn cung cấp tài nguyên, năng
lượng. Như vậy, bên cạnh hệ thống bảo hộ mậu dịch, Nhật bản đã đưa ra chính
sách tự do thương mại để hoàn thiện hơn nền kinh tế của mình.
10
Nhật Bản là nước nghèo về nguyên liệu và năng lượng. Trong 8 loại
nguyên liệu, năng lượng quan trọng nhất, quyết định quy mô và tốc độ phát triển
của nền kinh tế, thì Nhật Bản phải nhập khẩu tới 99,7% dầu mỏ, 100% thuỷ ngân
và nhôm, 90% quặng sắt, 86% than, 82% đồng, 62% kẽm, 57% chì. Với việc áp
dụng chính sách nhập khẩu hợp lí, Nhật Bản trở thành nước nhập khẩu nguyên
liệu lớn nhất thế giới cả về quy mô và cơ cấu, chủng loại.
Chính sách thương mại của Nhật Bản năm 2007 đề xuất một số biện pháp
nhằm tự do hóa hơn nữa cơ chế thương mại và đầu tư của Nhật Bản. Tuy nhiên, từ
sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tháng 9 năm 2008, Nhật Bản không đưa
ra những biện pháp thương mại mới để bảo hộ thị trường nội địa.
Trong khi theo đuổi chính sách mậu dịch tự do, Nhật Bản vẫn có cơ chế
bảo hộ ngành sản xuất trong nước một cách hiệu quả. Thay cho những biện pháp
bảo hộ mang tính lộ liễu như áp đặt lệnh cấm, hạn chế số lượng hoặc áp đặt thuế
suất nhập khẩu cao, Nhật Bản đã sử dụng các biện pháp bảo hộ được lồng vào
những lý do chính đáng như để báo vệ những ngành sản xuất trong nước trước
những hành động thương mại không lành mạnh, bảo vệ sức khỏe con người, kiểm
soát chất lượng, môi trường, quy định về an toàn thực phẩm, điều kiện lao động,
kiểm soát dịch bệnh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, ghi nhãn hàng hoá...
5. Viện trợ phát triền chính thức ODA , thành công lớn của Nhật Bản :
Nhật Bản đã từng là nước cung cấp ODA lớn nhất thề giới nhưng hiện nay
đã lùi xuống vị trí thứ 5 sau 11 năm liên tiếp cắt giảm viện trợ. Toàn bộ ngân sách
viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản trong năm 2009 vào khoảng 9,5 tỷ
USD, tương đương với 0,18% GNP (tổng thu nhập quốc dân. Được biết, Nhật Bản
bắt đầu cung cấp các khoản cho vay dài hạn bằng đồng yên với lãi suất thấp từ
năm 1958 nhằm hỗ trợ và tăng cường hợp tác tiền tệ với các nước đang phát triển.
Tổng giá trị các khoản cho vay này thường chiếm 30% dự toán ngân sách viện trợ
chính thức của Nhật. Tháng 8/2003, sau khi Nhật Bản sửa đổi chính sách ODA
nhằm tăng cường tính chiến lược và hiệu quả trong sử dụng vốn vay, tổng số ODA
của nước này giảm còn 630 tỷ yên tài khóa 2003 so với 900 tỷ yên năm 1998.
Xét về quy mô đầu tư thì nước nhận ODA từ Nhật Bản lớn nhất là Ấn Độ,
tiếp theo là Viêt Nam.
Hình thức ODA của Nhật Bản cung cấp cho các nước rất đa dạng, bao gồm
:
Viện trợ không hoàn lại
Hỗ trợ kỹ thuật
Cho vay với điều kiện ưu đãi
Hỗ trợ khần cấp quốc tế
Đóng góp cho các tổ chức địa phương
...............
Chính sách cung cấp ODA của Nhật Bản : ưu tiên ODA cho các lĩnh vực
xóa đói giảm nghèo, nỗ lực kiến tạo hòa bình, thúc đẩy tăng trưởng bền vững,
11
trong đó bao gồm cả các dự án đối phó với biến đổi khí hậu, với lý do hòa bình và
thịnh vượng trên thế cũng nhằm phục vụ lợi ích quốc gia của Nhật Bản về cả chính
trị lẫn kinh tế đối với nước nhận viện trợ . Đặc biệt, Nhật Bản tăng cường viện trợ
dành cho các dự án cơ sở hạ tầng, nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của
Nhật Bản thông qua xuất khẩu công nghệ. Chính phủ Nhật Bản sẽ cân nhắc cung
cấp các khoản vay bằng đồng đôla, thay vì chỉ sử dụng đồng yen như hiện nay,
nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá. Còn với các nước thu nhập trung bình vốn chủ yếu
nhận hỗ trợ kỹ thuật, Nhật Bản có thể cân nhắc cho vay bằng đồng yen.
III. Đánh giá chính sách thương mại của Nhật Bản
Chính sách thương mại của Nhật Bản đã mang lại kết quả gì cho nền kinh
tế Nhật Bản? Chính sách thương mại đó đã thực sự hoàn hảo hay chưa? Sau đây
nhóm sẽ đưa ra phần đánh giá về chính sách thương mại của Nhật Bản.
1. Đánh giá chính sách xuất – nhập khẩu của Nhật Bản
Ưu điểm: Cơ chế kiểm định hải quan chặt chẽ, kiểm tra chất lượng
sản phẩm trước khi nhập khẩu, đảm bảo an toàn và y tế cho người dân.
Nhật Bản có một chính sách kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu rất khắt khe nhằm
không cho hàng kém phẩm chất lọt ra thị trường bên ngoài để giữ uy tín. Chính
việc kiểm tra chặt chẽ chất lượng hàng xuất khẩu của Nhật Bản đã làm cho những
nhà nhập khẩu tin tưởng vào hàng của Nhật và góp phần thúc đẩy việc tăng xuất
khẩu của nước này.
Nhược điểm: Các quy định về hải quan của Nhật tương đối phức tạp
và rắc rối, gây nhiều phiền phức và rất máy móc. Hầu hết các rắc rối về thủ tục hải
quan thường xảy ra ở lần đầu tiên. Nói chung, bất kỳ nước nào muốn nhập khẩu
hàng hoá cũng phải khai báo hải quan và lấy được giấy phép nhập khẩu sau khi
tiến hành kiểm hoá những mặt hàng này.
Quy định chế độ cho phép nhập khẩu của Nhật Bản tuy chưa thể hiện sự bất phù
hợp với quy tắc WTO, nhưng trong thao tác thực tế vẫn tồn tại cách làm trở ngại
đến mậu dịch (Ví dụ, đối với hàng tươi sống, thời gian khi hàng vào cảng đến khi
hoàn tất đưa vào lưu thông tương đối dài, rất bất tiện cho vận chuyển hàng tươi
sống đóng gói.)
Thành tựu:
Nền kinh tế Nhật Bản lúc đầu cũng chỉ là một nền nông nghiệp chủ yếu dựa
vào việc sản xuất các mặt hàng có hàm lượng lao động cao. Nhật Bản đã phát huy
sức mạnh truyền thống là một nước chuyên chế biến xuất khẩu các sản phẩm bằng
nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, đã được hình thành từ trước chiến tranh
nhằm nhanh chóng mở rộng sản xuất và tăng cường xuất khẩu. Với hướng đi đó,
Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành nước đứng đầu thế giới về sản xuất sợi tổng
hợp, cao su, gang, xe ôtô khách và là nước đứng thứ ba trên thế giới về sản xuất
bột giấy, phân đạm, xi măng đồng và nhôm. Trong sản xuất công nghiệp, Nhật
Bản đã áp dụng chính sách tăng về khối lượng nhưng pahỉ tăng về số lượng sản
phẩm mới như cao su tổng hợp, hàng điện tử, hoá dầu...Với hướng đi đó, vào
những năm đầu thập kỷ 70 Nhật Bản đã trở thành một trong những nền công
nghiệp tiên tiến nhất thế giới. Về xuất khẩu, cho dù giá trị đồng Yên tăng lên
12
nhưng tác động tích cực của sự phục hồi nền kinh tế các nước Đông Nam A, và
kinh tế Hoa kỳ tiếp tục mạnh lên đã thúc đẩy xuất khẩu của Nhật Bản tăng nhanh
kể từ năm 2001 đến nay. Đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế nói
chung của đất nước đạt 0,2% và 0,3% trong các năm tài khoá 1999-2000 và 2000-
2001. Có thể nói nhân tố chủ yếu quyết định tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong
năm 2000-2003 là các biện pháp về chính sách tài chính và khuyến khích xuất
khẩu. Nhật Bản tăng cường viện trợ kinh tế cho Đông Nam A và là nước viện trợ
chính cho Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan vượt xa cả Mỹ. Viện trợ
của Nhật Bản đã tạo thuận lợi cho việc bán các mặt hàng chế tạo của Nhật Bản và
thúc đẩy mạnh việc buôn bán của Nhật Bản với khu vực này
2. Về chính sách tự do hóa thương mại:
Chính sách tự do hóa thương mại đã mang lại sự phát triển thần kỳ cho
Nhật Bản . Dựa vào việc ký kết FTAs với các đối tác kinh tế , Nhật Bản được
hưởng lợi từ sự tăng trưởng nhanh của các nền kinh tế khác, nhất là tại khu vực
châu Á-Thái Bình Dương.
Mặt khác, với sự kiểm soát tài nguyên của nhiều nước như đã kể trên làm
lợi thêm về kinh tế, Nhật Bản thực sự phát huy được tầm ảnh hưởng, tỏ rõ tầm
quan trọng của chính phủ đương nhiệm.
Có thể nói, để có được những thành công trên, chính sách thương mại của
Nhật Bản đã đi đúng hướng. Tất nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới,
chính sách tự do hóa thương mại được ưu tiên đối với mỗi quốc gia nhưng việc tự
do hóa như thế nào cho phù hợp thì không phải quốc gia nào cũng thực hiện được.
Nhật Bản tự do hóa đúng mức phù hợp với đặc điểm, điều kiện, nội lực trong nước
và xu thế toàn cầu. Hãy thử phân tích, nếu như Nhật Bản vẫn đơn phương theo
đuổi chính sách thương mại đa phương, Nhật Bản sẽ bị cô đơn và gặp nhiều bất
lợi. Hơn nữa, Nhật Bản có thể thực hiện những cuộc cải cách cơ cấu triệt để nhờ
Hiệp định thương mại tự do FTA, FTA sẽ thúc đẩy các cuộc cải cách thương mại
đạt triển vọng nhanh hơn Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Mặt khác, trong
nước, các công ty Nhật Bản thực sự cảm thấy thua thiệt do FTA của các nền kinh
tế khác. Trung Quốc quyết định đàm phán FTA với ASEAN năm 2001, Nhật Bản
quan tâm hơn đến FTA nếu không muốn thua thiệt về lợi ích kinh tế cũng như vai
trò ảnh hưởng trong khu vực Đông Á. Nhật thân Mỹ, Mỹ lại đang theo đuổi chính
sách theo hai gọng kìm của Mỹ (vừa tăng cường hợp tác kinh tế khu vực và thúc
đẩy hợp tác kinh tế song phương)
Bên cạnh đó, để ký kết những hiệp định mậu dịch tự do khu vực, Nhật Bản
đã áp dụng các tiêu chuẩn về nhân tố kinh tế, địa lý, chính trị... để lựa chọn đối tác
FTA của mình chứng tỏ sự thân trọng ,kỹ lưỡng trong chính sách nhằm tối đa hóa
lợi ích của mình một cách thuận lợi nhất.
3. Chính sách bảo hộ mậu dịch của Nhật Bản.
Đánh giá về hệ thống bảo hộ mậu dịch của Nhật Bản:
Về Thuế quan, cơ chế kiểm định hải quan của Nhật rất chặt chẽ, sản phẩm được
kiểm tra chất lượng trước khi nhập khẩu, đảm bảo an toàn y tế cho người dân.
13
Nhật Bản đã áp dụng biện pháp khuyến khích và ưu đãi cho các nhà xuất khẩu như:
miễn giảm thế cho các công ty xuất nhập khẩu; thông qua các ngân hàng phát triển
của Nhật Bản và ngân hàng xuất nhập khẩu. Nhật Bản đã có đạo luật rõ ràng về việc
áp dụng quy chế thuế quan đặc biệt để bảo vệ lợi ích của các ngành sản xuất nội địa
mỗi khi có thiệt hại thật sự do việc bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu của nước ngoài.
Theo hiệp hội thuế quan Nhật Bản, biểu thuế áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu
vào Nhật Bản là một trong số những biểu thuế thấp nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, trong thương mại, Nhật bản bị kêu ca vì thực hiện các chính sách thuế
quan nhằm hạn chế và bảo hộ trong nước làm giảm sức mua của người Nhật Bản.
Một số mặt hàng như đồ da và các sản phẩm nông nghiệp vẫn chịu thuế suất cao.
Bên cạnh đó, thuế đánh vào các sản phẩm gia công cũng còn tương đối cao. Hiện
nay, thuế suất áp dụng đối với các mặt hàng nông nghiệp đang giảm dần. Các mặt
hàng như ô tô, phụ kiện, phần mềm, máy vi tính, máy công nghiệp có thuế suất là
0%.
Thị trường Nhật Bản có một số điểm khác biệt mang tính đặc trưng so với thị
trường khác. Đó là tại Nhật Bản, chất lượng được quan tâm hàng đầu chứ không
phải giá cả như thông thường trong ngoại thương.
Sự tràn ngập của hàng Nhật trên thị trường các nước khác chủ yếu là do các sản
phẩm này có chất lượng cao. Hàng hoá nước ngoài muốn vào thị trường Nhật Bản
trước tiên phải đáp ứng được những tiêu chuẩn chất lượng hàng. Hàng rào mang
tính kỹ thuật của Nhật Bản luôn luôn hạn chế quy mô nhập khẩu.
Một khiếm khuyết nữa trong những biện pháp phi thuế quan của Nhật Bản đó là
chưa kịp thời chấn chỉnh thông tin, thậm chí cung cấp những tin sai đối với người
tiêu dùng về vấn đề an toàn thực phẩm trên báo chí. Ngoài các biện pháp mang tính
hành chính - kỹ thuật hạn chế nhập khẩu, hình thức tổ chức sản xuất, lưu thông,
phân phối ở Nhật Bản cũng có ảnh hưởng nhất định đến tự do ngoại thương.
Như vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được, Nhật Bản vẫn còn những hạn chế
trong chính sách bảo hộ mậu dịch như đã chỉ ra.
4. Về chính sách viện trợ phát triển ODA cho các nước đang phát triển:
Viện trợ phát triển chính thức (ODA) đã đóng góp một phần hết sức quan trọng để
đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa ở các quốc gia trong ASEAN (Indonesia,
philippin, Việt Nam…) và mối quan hệ Nhật Bản- ASEAN trở nên gắn kết chặt
chẽ như hiện nay là nhờ một phần không nhỏ của nguồn ODA từ Nhật Bản. Nhật
Bản trong nhiều năm qua luôn giữ vị trí hàng đầu về cả số vốn cam kết và lượng
ODA được giải ngân. ODA nói chung và ODA Nhật Bản nói riêng đã phát huy tốt
vai trò của mình trong trong quá trình xây dựng và phát triển các quốc gia Đông
Nam Á trong những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX. Có thể nói, “ Binh pháp
ODA” là “ sát thủ kinh tế” của Nhật giúp Nhật thay thế các khoản bồi thường
chiến tranh bằng tiền mặt sau thế chiến 2. Sau chiến tranh lạnh, ODA giúp Nhật
gây ảnh hưởng về chính trị phục vụ mục đích ảnh hưởng trong chính sách đối
ngoại và ngồi được vào chiếc ghế trong SC.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản từng công bố dự thảo sơ bộ báo cáo của nhóm đặc trách
từ cuối tháng tư. Kyodo News lúc đó dẫn nguồn từ báo cáo cho hay các nhà soạn
14
thảo quan niệm thực chất là công cụ để mưu cầu lợi ích song phương, trong khi
điều lệ của ODA là ODA là nguồn tiền từ thiện của nước giàu dành cho nước
nghèo giúp các nước đó xóa đói giảm nghèo, nỗ lực tìm kiếm hòa bình, thúc đẩy
tăng trưởng bền vững. ODA dường như không đúng như những gì chính phủ
Nhật nói,và vì lẽ đó mà chưa nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ phía nhân dân. Đó
là mặt hạn chế của ODA. Trong khi đó, kể cả những ai đứng ngoài sự quan tâm
chính trị Nhật cũng đánh giá được mức độ ổn định và bền vững của chế độ là bấp
bênh, thay nội các liên miên. Chính vì vậy, nếu như không có được sự ủng hộ từ
công chúng, e rằng chính phủ đó sẽ không tồn tại được lâu. Mặt khác, liệu khi
ODA được rót vào các nước nghèo, Nhật đã có cơ chế giám sát gì với đồng tiền
mang tính chất từ thiện của mình? Kẻ đói thì thường làm liều, vì lẽ đó các chính
phủ nghèo thì thường tham nhũng. Đồng tiền liệu có đến được tay người dân ở
những nước đó hay không vẫn còn là một bài toán khó về lòng tin.
KẾT LUẬN
Chính sách thương mại của Nhật Bản không chỉ giúp nước Nhật vượt ra khỏi
khủng hoảng sau chiến tranh thế giới thứ hai mà còn vươn lên sánh vai cùng các
cường quốc phát triển trên thế giới. Với một chính sách khuyến khích xuất khẩu,
hạn chế nhập khẩu, thúc đẫy thương mại tự do cùng với điểm sáng là chính sách
Viên trợ ODA đã làm nên một chính sách thương mại cực kì thành công của Nhật
Bản. Tuy rằng trong vài thập kỉ gần đây kinh tế Nhật Bản nói chung và thương
mại quốc tế Nhật Bản nói riêng bắt đầu có những biễu hiện suy thoái nhưng Nhật
Bản đã có những điều chỉnh thích hợp trong chính sách.Mong rằng sau bài thuyết
trình của nhóm chúng tôi, mọi người đã có thể biết được những nét tiêu biểu của
thương mại nước này cũng như quan hệ thương mại Việt Nam_Nhật Bản.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- file2_7487.pdf