Đông Nam Á là một khu vực đang chuyển động theo hướng tích cực và có tính gợi mở sen lẫn những bí ẩn. Thực tế đó được nhìn nhận và đánh giá thông qua lăng kính của nhiều nhà nghiên cứu về Đông Nam Á từ trước đó cho đến nay.
Họ đã tìm hiểu về những nhà nước đầu tiên của Đông Nam Á. Về cái nôi văn minh của nhân loại, hoặc xem Đông Nam Á như một trung tâm kinh tế, giao thương buôn bán nhộn nhịp, hay nghiên cứu những khía lịch sử về quá trình đấu chống thực dân anh dũng giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á, hoặc Đông Nam Á trong thời kỳ hội nhập và phát triển hay cũng có những quan điểm nhìn nhận và đánh giá chưa đúng về Đông Nam Á. Coi văn minh Đông Nam Á là phiên bản của văn minh phương Đông Ấn Độ và Trung Quốc, hay những tranh cãi về nguồn gốc xuất hiện loài người
Lật lại những trang sử từ cổ trí kim, ta thật sự ngưỡng phục trước một Đông Nam Á đầy ắp những giá trị vật chất và tinh thần, vừa cổ kính vừa hiện đại, riêng biệt mà không có khu vực nào có được.
Ngày nay, bước vào thời kỳ hội nhập, quá trình toàn cầu hóa gợi mở những cơ hội đan xen những thách thức lớn, Đông Nam Á đã nhanh chóng thích ứng với những biến đổi của nhân loại, đang từng bước thay da đổi thịt, với sự thành lập Hiệp hội ASEAN, các nước Đông Nam Á đang hòa mình chung vào dòng chảy nhân loại- hợp tác hòa bình và cùng phát triển. Một lần nữa ta phải thán phục trước một ASEAN năng động, sáng tạo và phát triển.
Để nghiên cứu sâu hơn về Đông Nam Á, tôi xin trình bày ở một dịp khác, bởi trong khuôn khổ của một tiểu luận, nên tôi đã trình bày hết sức vắn tắt tổng quan về Đông Nam Á.
37 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 14599 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tổng quan Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam Á diễn ra quá trình hình thành các quốc gia “dân tộc”. Bên cạnh những quốc gia đã xuất hiện từ trước như Âu lạc của người Việt, Chămpa của người Chăm, đây là thời kỳ hình thành vương quốc Chân Lạp của người Khơme, Xri Vijaya trên đảo Xumatơra, Kalinga ở Giava…
Từ thế kỷ thứ X đến XV là giai đoạn xác lập và phát triển triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến “dân tộc” ở Đông Nam Á. Trên khu vực Đông Nam Á hải đảo, Inđônêxia dưới vương triều Môgiôpahit bao gồm hơn 10 nước nhỏ và đảo phụ thuộc. Ở Đông Nam Á lục địa ngoài quốc gia Đại Việt và Chămpa, Campuchia từ thế kỷ thứ IX cũng bắt đầu bước vào thời kỳ Ăngco huy hoàng và trở thành một vương quốc mạnh, ham chiến nhất trong khu vực. Trên khu vực sông Mê Nam, từ giữa thế kỷ IX, quốc gia Pagan đã dần mạnh lên chinh phục các tiểu quốc khác thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển Mianma.
Ngoài những quốc gia đã được hình thành còn xuất hiện thêm các vương quốc khác như Sukhôthay của Người Thái và Lanxang của dân tộc Lào.
Sau thế kỷ XV, Đông Nam Á bước vào thời kỳ suy thoái, tuy nhiên sự suy thoái diễn ra không đồng đều ở mỗi quốc gia. Nguyên nhân sâu sa của tình trạng này bắt nguồn từ trong lòng chế độ phong kiến. Nền kinh tế phong kiến trở nên lỗi thời không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Chính quyền chuyên chế không chăm lo đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, những cuộc khởi nghĩa của nông dân liên tiếp nổ ra. Trong bối cảnh đó, sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân vào Đông Nam Á là nhân tố cuối cùng có ý nghĩa quyết định dẫn tới sự suy sụp của các quốc gia phong kiến trong khu vực.
1.2. Qúa trình thực dân hoá và phong trào giải phóng dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á
1.2.1.Qúa trình xâm chiếm các quốc gia Đông Nam Á của của nghĩa thực dân Phương Tây
Đến thế kỷ XVI, ở các nước Đông Nam Á cơ bản vẫn là xã hội phong kiến. Nhưng thế kỷ XVI cũng đã trở thành mốc đánh dấu bước ngoặt trong sự phát triển của khu vực. Cùng với sự xuất hiện của chủ nghĩa thực dân ở khu vực, thì tiền đồ phát triển lịch sử của Đông Nam Á cũng từng bước có những thay đổi.
Sau các cuộc phát kiến địa lí, các nước phương Tây lần lượt xây dựng các thương điếm buôn bán, những chạm tiếp tế cho các hạm thuyền ở một số địa điểm của Đông Nam Á. Tiếp đó các nước thực dân phương Tây tranh chấp nhau, chiếm các quốc gia ở khu vực, thiết lập chế độ thuộc địa, lôi kéo các quốc gia này vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, làm biến dạng cấu trúc xã hội truyền thống của các nước, điều đó cũng có nghĩa làm biến dạng quá trình phát triển triển lịch sử của Đông Nam Á. Nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á- nước Xiêm- giữ được độc lập về chính trị, nhưng về kinh tế cũng bị lôi cuốn vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, bản đồ chính trị của các nước Đông Nam Á dần dần có sự thay đổi: từ các quốc gia phong kiến độc lập trở thành những nước thuộc địa hoặc phụ thuộc của thực dân châu Âu.
Khi các nước phương Tây bước vào thời kỳ cận đại, chủ nghĩa tư bản ra đời và thống trị, thì ở phương Đông, các quốc gia còn đang ở trong chế độ phong kiến lạc hậu, trì trệ.
Ở khu vực Đông Nam Á, sau thời kỳ phát triển thịnh đạt của chế độ phong kiến, như đã nói ở trên, bước sang thế kỷ XVI chế độ phong kiến lâm vào suy yếu. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các cuộc xâm nhập và xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
Vào thời cận đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập ở nhiều nước Châu Âu, mặc dù có những nước chưa trải qua cách mạng tư sản. Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản Châu Âu ngày càng đòi hỏi vốn, nguyên liệu, thị trường, nhất là khi giai cấp tư sản lên nắm chính quyền. Để đáp ứng nhu cầu này, các nước Châu Âu đã hướng sang phương Đông và họ tìm đường sang phương Đông, trong đó có các nước Đông Nam Á và đi đầu là các thương nhân. Từ những hoạt động buôn bán, trao đổi, truyền đạo (Thiên chúa giáo và tin lành) người phương Tây chuyển sang chính sách xâm lược, biến các nước phương Đông nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng thành thuộc địa. Trong buổi đầu cận đại, khi chủ nghĩa tư bản phát triển chưa phát triển cao, thì công cuộc buôn bán và chinh phục các quốc gia phương Đông thường được giao cho các công ty thương mại lớn mà thường được gọi là công ty Ấn Độ. Các công ty này thực hiện chính sách “vừa buôn bán, vừa ăn cướp”. Nó được xem như là một “nhà nước con”với bộ máy chính quyền và quân đội đầy đủ.
Sau những cuộc phát kiến địa lí, Đông Nam Á trở thành một trong những đối tượng xâm lược quan trọng của thực dân Bồ Đào Nha, sau đó là các cường quốc thực dân Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh và Pháp…kỷ nguyên của chủ nghĩa thực dân được bắt đầu vào một phần tư đầu tiên của thế kỷ XVI. Sau khi thiết lập được các thương điếm, các căn cứ ở dải ven biển phía Tây châu Phi và cùng với quá trình xâm chiếm châu Mĩ, người Bồ Đào Nha sau đó là người Tây Ban Nha bắt đầu quá trình xâm lược châu Á. Đông Nam Á trở thành một trong những vùng đất đầu tiên mà thực dân phương Tây quan tâm và tiến hành xâm lược.
Bồ Đào Nha là cường quốc châu Âu đầu tiên có mặt ở châu Phi, Ấn Độ, Đông Nam Á và tiến hành xây dựng đế quốc thuộc địa của mình. Sau khi chiếm được vùng Goa ( phía Bắc Calicut- Ấn Độ), năm 1509, người Bồ Đào Nha toan tính mở rộng thế lực sang Đông Nam Á, liền phái hạm thuyền đến Achê (Acheh). Nhận thấy eo biển Malacca có vị trí quan trọng thông thương từ Tây sang Đông, thuận lợi cho việc đi sâu vào khu vực Đông Nam Á, người Bồ Đào Nha mưu toan chiếm con đường qua eo biển này. Năm 1511, đoàn tàu chiến Bồ Đào Nha đã chiếm thủ đô của vương quốc Hồi giáo Malacca (Inđônêxia). Malacca thuộc Bồ Đào Nha từng bước trở nên thịnh vượng, việc buôn bán của nó tiếp tục được mở rộng và thu được những khoản lợi nhuận lớn. Malacca chẳng những là một trung tâm thương nghiệp sầm uất, mà nó còn trở thành căn cứ cửa ngõ đi vào Đông Nam Á thuận lợi. Năm 1512, người Bồ Đào Nha tiến bước xa hơn, họ chiếm đảo Ambon ở Môlucu- quần đảo thương hiệu lớn nhất miền Đông Nam Inđônêxia. Năm 1592, họ chiếm và xây dựng pháo đài ở Técnate, và họ có mặt ở các đảo Luxông, Palavan…
Ở các đảo và các quốc gia khác, người Bồ Đào Nha chưa chiếm được thì họ buộc tạm thời đặt các thương điếm như ở Giava, Sumatra, Xiêm, Miến điện, thậm chí ở Campuchia và Việt Nam.
Tiếp sau người Bồ Đào Nha là người Tây Ban Nha. Năm 1521, khi con tàu Victoria của Magienlăng (Magellan) cập bến ở một trong những đảo mà ông phát hiện nằm trong khu vực lợi ích của Bồ Đào Nha, thì đã báo hiệu một cuộc tranh chấp giữa người Bồ Đào Nha và người Tây Ban Nha ở khu vực Đông Nam Á. Bởi theo sự giàn xếp của Giáo Hoàng La Mã thì đây là “khu vườn riêng” của người Bồ Đào Nha. Năm 1529 mộ hiệp ước được ký kết giữa người Tây Ban Nha và người Bồ Đào Nha, trong đó người Tây Ban Nha đã đồng ý ngừng các cuộc thám hiểm của họ các Môlucu 170 về phía đông. Tuy nhiên người Tây Ban Nha vẫn đến được quần đảo mà sau đó họ đặt tên là Philipin và thành lập thuộc địa của mình ở Manila vào năm 1570, tiếp đó mở rộng ra toàn quần đảo. Sau người Tây Ban Nha là người Hà Lan, Anh, Pháp cũng tìm cách xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á. Có thể nói trong giai đoạn đầu của thế kỷ XVI, những cuộc xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây mới chỉ là kiến lập được những tiền đề lịch sử của hệ thống thực dân tương lai, đặt cơ sở cơ cấu hành chính và kinh tế.
Suốt trong quá trình xâm nhập và xâm lược từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, chủ nghĩa thực dân lần lượt thôn tính được các nước Đông Nam Á.
Malacca là nạ nhân đầu tiên bị thực dân Hà Lan xâm chiếm, mở đầu cho quá trình chinh phục Đông Nam Á của thực dân châu Âu. Tiếp theo là Inđônêxia đã rơi vào tay Hà Lan. người Hà Lan nhanh chóng gạt bỏ vai trò của người Bồ Đào Nha ở khu vực này. Cũng trong thời gian này người Tây Ban Nha bằng cuộc thám hiểm táo bạo đã phát hiện ra quần đảo Philipin và đến năm 1565 căn bản chinh phục được quần đảo này. Ở bán đảo Đông Dương, sau những cuộc chinh thám từ thế kỷ trước, đến giữa thế kỷ XIX, khi thời cơ đã chín muồi, thực dân Pháp nổ súng xâm lược bán đảo này, bắt đầu từ Việt Nam. Từ Nam 1858, tiếng súng xâm lược của Pháp đã vang lên tại cửa biển Đà Nẵng (Việt Nam) và liên tục cho đến tận cuối thế kỷ XIX ở bán đảo Đông Dương. Sau 35 năm tiến hành xâm lược Việt Nam, Campuchia và Lào, cuộc xâm lược của Pháp kết thúc vào năm 1893 với Hiệp ước Pháp- Xiêm về việc Xiêm nhượng hoàn toàn cho Pháp nước Lào- vốn trước đó dưới ảnh hưởng của chính quyền BăngKốc. Ở phía Tây Đông Dương thực dân Anh ra sức chạy đua với Pháp chinh phục miền này. Năm 1686, không thuyết phục được vương triều Miến Điện công nhận quyền đô hộ của mình, Anh đã đánh chiếm đảo Nêgra ở phía Tây châu thổ sông Iraoađi và thực hiện mưu đồ xâm chiếm toàn bộ Miến Điện. Sau ba cuộc chiến tranh xâm lược (1824-1826, 1852 và 1885) toàn bộ Miến Điện đã trở thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh. Mã Lai (Malaixia) bị các nước thục dân nhòm ngó từ sớm và cuối cùng trở thành “đất thực dân eo biển” của Anh. Từ nửa sau thế kỷ XIX, Anh đánh chiếm các tiểu vương quốc nằm sâu trong nội địa bán đảo Mã Lai và bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, đến đầu thế kỷ XX, Anh hoàn toàn thôn tính được Mà Lai với các chế độ chính trị khác nhau. Xingapo và Brunây từng bước trở thành thuộc địa của Anh. Tuy nhiên Anh chiếm được vùng này không phải dễ dàng, mà họ phải đấu tranh quyết liệt với thực dân khác như Bồ Đào Nha, Hà Lan và cả Pháp. Xiêm (nay là Thái Lan) do vị trí “nước đệm” giữa hai vùng thuộc địa của Anh và Pháp, cùng với sự duy tân đất nước của các triều đại Rama IV, Rama V vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nên giữ được độc lập về chính trị mặc dù vẫn phải ký kết với Anh, Pháp và các nước Âu- Mĩ khác nhiều hiệp ước bất bình đẳng.
Nhìn chung, thời điểm các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây khác nhau, quá trình chinh phục và xâm lược của thực dân phương Tây trải qua 1 thời gian khá dài , không thể nhanh như họ mong muốn được, bởi do cuộc kháng cự của các dân tộc nơi đây. Có những nơi, thực dân phải trải qua cuộc chinh phục kéo dài trên dưới 3 thế kỷ mới hoàn thành như ở Inđônêxia hay Miến Điện… song có những khu vực chưa đầy nửa thế kỷ như cuộc chinh phục của Pháp ở Đông Dương. Rõ ràng quá trình xâm lược diễn ra không đồng đều và phức tạp.
Đông Nam Á là nơi có nhiều thực dân xâm lược nhất, bởi đây là khu vực hấp dẫn, có tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lí thuận lợi, khu vực địa- chính trị; địa- kinh tế quan trọng, dân số đông đảo… Đông Nam Á trở thành nơi có sức hút các nước châu Âu đang bước vào thời cận đại hoá.
Công cuộc xâm lược của thực dân Đông Nam Á có nét chung, đủ phương thức, đủ thủ đoạn như ngoại giao, buôn bán, khống chế chính trị, rồi dùng vũ lực thôn tín; nhưng cũng có nét riêng mang đặc trưng của từng nước thực dân: Thủ đoạn xâm lược của Anh khác của Pháp. Để tiến hành xâm lược Pháp lợi dụng Giáo sĩ. Giáo sĩ và bọn thực dân gắn với nhau như hình vơid bóng. Giáo sĩ trở thành tham mưu, cố vấn có khi trực tiếp chỉ huy những cuộc chém giết. Bọn Giáo sĩ và thực dân bị những người dân Đông Nam Á chống lại. Chúng vịn cớ tôn giáo bị đàn áp để đẩy mạnh hoạt động quân sự, khi cắm được cơ sở trong giáo dân bản xứ, chúng lại lấy cớ bảo vệ giáo hội để lấn bước, bắt ký hiệp ước bảo vệ giáo hội. Với Anh, phương cách tiến hành xâm lược theo kiểu “thương nhân đi đầu trong quá trình xâm lược”. Để làm chủ được vùng lãnh thổ trù phú ở Đông Nam Á, thực dân Anh xâm lược bằng nhiều con đường theo sơ đồ: lập thương điếm à chiếm các thuộc địa (của thực dân khác) à chinh phục các tiểu quốc à sát nhập thành các vùng thuộc địa.
Buổi đầu tiến hành xâm lược Đông Nam Á, các chính phủ thực dân châu Âu thường sử dụng các công ty buôn bán đi tiên phong. Sự làm ăn phát đạt của các công ty này khiến chính phủ châu Âu chú ý, sau đó trao cho họ những quyền hạn lớn, tổ chức lại công ty theo mô hình nhà nước con, có đầy đủ quyền lực như một chính phủ. Họ thay mặt chính phủ đến phương Đông, Đông Nam Á tiến hành xâm lược và tổ chức thống trị. Các công ty thương mại của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. Những năm đầu thế kỷ XVII (các công ty của Anh, Pháp, Hà Lan được tổ chức lại thành những công ty Ấn Độ: công ty Ấn Độ của Anh (1600). Hà Lan (1602), của Pháp (1664)). Tiến hành xâm lược và thống trị các vùng lãnh thổ Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII. Từ thế kỷ XIX trở đi, các công ty này suy yếu, không còn đáp ứng được yêu cầu của chủ nghĩa tư bản đang phát triển, thì chúng bị loại bỏ, các chính phủ châu Âu này trực tiếp nắm lấy quyền xâm lược và thống trị ở Đông Nam Á.
Như vậy, công cuộc thôn tính Đông Nam Á của thực dân Âu- Mĩ kéo dài trong gần 4 thế kỷ. Kể từ khi đặt thương điếm đầu tiên vào đầu thế kỷ XVI, sau đó là các cuộc xâm chiếm bằng nhiều thủ đoạn, lúc mềm mỏng, lúc lừa bịp, khi cứng rắn trắng trợn, thực dân châu Âu và tiếp đến là cả Mĩ, đến cuối thế kỷ XIX công cuộc xâm lược Đông Nam Á hoàn tất. các quốc gia phong kiến Đông Nam Á hoặc tiền phong kiến, còn ở trình độ bộ tộc chưa bao giờ có giao lưu với thế giới bên ngoài đã bị thực dân châu Âu từng bước biến thành miền đất thuộc địa. Và cũng từ đây, cuộc đấu tranh chống thực dân không lúc nào ngừng ở Đông Nam Á.
1.2.2. Chính sách cai trị và bóc lột của chủ nghĩa thực dân
Mặc dù hình thức thống trị của chủ nghĩa thực dân ở thuộc địa không giống nhau, tính chất thuộc địa ở mỗi nước có nét khác nhau, nhưng điểm chung của các nước đế quốc trong nhìn nhận thuộc địa là hậu phương, là nơi bóc lột đưa về cho họ những nguồn lợi nhuận to lớn. Thuộc địa trở thành ttiêu chuẩn đánh giá thực dân mạnh hay yếu.
Vì vậy, ngay sau khi chiếm và biến Đông Nam Á thành thuộc địa của mình, các nước thực dân tiến hành chính sách cai trị và bóc lột dã man các dân tộc trong khu vực. Trước hết các nước thực dân phương Tây biến các nước Đông Nam Á thành thị trường tiêu thụ hàng hoá, thành nơi sản xuất nguyên liệu và là nơi đầu tư căn cứ chiến lược của họ.
Về kinh tế: Đặc điểm chung của chính sách kinh tế thuộc đại thực dân ở Đông Nam Á là khai thác, vơ vét và bòn rút các quốc gia trong khu vực bằng chính sách thuế khoá vô nhân đạo đánh vào các tầng lớp nhân dân bản địa, cướp ruộng đất lập đồn điền, bóc lột sức người, khai thác tài nguyên; khai thác triệt để sản phẩm nông nghiệp, đầu tư để bóc lột lâu dài trong công nghiệp; xuất khẩu những hàng hoá công nghiệp ế thừa vào khu vực để thu lợi nhuận cao, nhập cvào chính quốc những nguyên liệu, nhiên liệu với giá rẻ mạt, tiến hành đầu tư tư bản mang lại siêu lợi nhuận…
Việc chiếm đoạt ruộng đất lập đồn điển trồng cao su, cà phê, chè , gạo … là chính sách chung của thực dân châu Âu.
Ở Việt Nam, năm 1900, thực dân Pháp chiếm đoạt 301 000 ha ruộng đất trong nước, đến năm 1912, số ruộng đất của nông dân bị chiếm đoạt lên tới 470 000 ha…
Ở Lào, từ 1923 đến 1924, thực dân Pháp chiếm nhiều đất đai để lập các đồn điền đầu tiên ở Hạ Lào. Những đồn điền lớn tập trung ở Păcxoong, Bôlôven…
Chính quyền thực dân Hà Lan ở Inđônêxia thì đề ra “chính sách ruộng đất”, chính sách này nhằm nâng cao sức sản xuất, mở rộng thị trường khai thác nguyên liệu phục vụ cho thực dân.
Ngoài ra, các thuộc địa của Pháp ở Đông Dương phải đóng hàng loạt các loại thuế, thuế ruộng, thuế thân (từ 18 tuổi trở lên đến 60 tuổi đều phải đóng thuế thân), thuế muối, thuế rượu…
Bên cạnh thuế khoá nặng nề, người dân Đông Nam Á thuộc địa còn phải chịu thêm chế độ phu phen, tạp dịch hà khắc.
Về chính trị: thể chế các nước tuy có khác nhau, nhưng nét chungđều có cơ cấu của chính quyền thực dân, do chính phủ ở chính quốc khống chế. Các mặt hành chính lập pháp , tư pháp, ngoại giao quân sự…đều tập trung vào tay viên thông đốc, tổng đốc hoặc một viên quan với chức danh cao cấp do chính quốc cử sang thuộc địa.
Hình thức cai trị của bọn thực dân là gián tiếp hoặc trực tiếp. Cai trị gián tiếp là bọn thực dân thường người của mình sang các nước thuộc địa với những tên gọi khác nhau như “công sư, cố vấn”…Anh áp dụng chế độ cai trị gián tiếp ở một phần quần đảo Mã Lai và Bắc Kalimantan…
Ở các khu vực khác của Đông Nam Á, các nước thực dân áp dụng chế độ cai trị trực tiếp với hệ thống các quan chức thực dân được sắp đặt từ trung ương đến hàng tỉnh theo sơ đồ: Trung ương -> vùng -> tỉnh. Đứng đầu thuộc địa thường là các viên toàn quyền, sau đó là các viên thống đốc, thống sứ, khâm sứ, tổng uỷ chính phủ hoặc tổng đốc và tiếp đó là các quan cai trị thực dân hàng tỉnh. Khi thống trị các nước Đông Nam Á, thực dân châu Âu biết rằng, họ không thể nào nắm chính quyền trực tiếp tới tận huyện, phủ, xã; họ cũng không thể trực tiếp đi bắt phu, bắt lính hay thu thuế… Do đó chính quyền thực dân vẫn duy trì ở thuộc địa chính quyền phong kiến bù nhìn, sử dụng giai cấp phong kiến, địa chủ, thân hào địa phương làm chỗ dựa.
Tháng 10- 1887, Pháp chia Việt Nam thành 3kỳ (Bắc kỳ- xứ bảo hộ; Trung kỳ là xứ tự trị; Nam kỳ là xứ thuộc địa), chúng thi hành chính sách “chia để trị” chia nhỏ để rễ bề cai trị.
Campuchia Pháp nắm toàn bộ quyền thống trị chính trị, chính quyền Nôrôđôm không còn thực quyền mà đã trở thành bộ máy phong kiến phục vụ cho công cuộc cai trị và bóc lột của Pháp.
Sau khi chiếm được toàn bộ Lào, tháng 10/ 1893, thực dân Pháp lập tức xúc tiến xây dựng bộ máy cai trị đồng bộ với Việt Nam và Campuchia, biến Lào thành một phận của xứ Đông Dương thuộc Pháp, trong quá trình cai trị, sau công ty Đông Ấn độ và Hà Lan giải thể, thì quốc vương Hà Lan đã trực tiếp phái tổng đốc đến cai trị và duy trì chế độ lãnh chúa phong kiến ở địa phương để phục vụ cho công cuộc bóc lột.
Miến điện được coi là một tỉnh của Ấn Độ với bộ máy cai trị, thống nhất đứng đầu là viên toàn quyền, nhưng các tiểu quốc San, Karen lại vẫn “được hưởng” chế độ gián tiếp. Bên cạnh việc xây dựng và củng cố các bộ máy thống trị thuộc địa ở Đông Nam Á, thực dân châu Âu đều thực hiện chính sách chia đê trị, chia rẽ dân tộc tôn giáo, gây thù hằn giữa các dòng họ, các địa phương tập quán, truyền thống có từ lâu đời trong lịch sử, để hướng mâu thuẫn và đấu tranh sang một đối tượng giả tạo do chủ nghĩa thực dân dựng lên.
Các chính quyền thực dân kết hợp hài hoà giữa “hợp để trị” với chính sách “chia để trị” trong việc cai trị ở thuộc địa. Chính sách của Pháp từ chỗ lập “Liên Bang Đông Dương” chuyển sang “Khối liên hiệp Pháp”. nước Anh thì tiến hành “cải cách hành chính” tại thuộc địa của họ. sách Những điều chỉnh chính sách cai trị trên đều là sự “nhượng bộ” trước phong trào đấu tranh của Đông Nam Á.
Về mặt văn hoá: chính sách “ngu dân” và đầu độc người dân thuộc địa bằng rượu và thuốc phiện . Thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị, chính quyền thuộc địa đã kìm hãm người dân bản xứ trong vòng ngu dốt. Ví dụ ở Mãlai, năm 1931 có 8,5% người dân biết chữ. Ở Việt Nam năm 1926, chỉ có 6% trẻ em đến độ tuổi đi học được đến trường. Ở Campuchia nền giáo dục cũng rất bi đát, năm 1936 cứ 300người dân mới có 5 người được đi học.
Ở Inđônêxia, khi thực dân Hà Lan thực hiện “chính sách đạo đức”, thì một phần ngân sách được cấp cho giáo dục; năm 1940 trong tổng số 600 triệu dân thì có khoảng 88000 người được đến trường.
Song song với chính sách “ngu dân”, các chính quyền thực dân Đông Nam Á còn thực hiện chính sách đầu độc văn hoá đối với cư dân, chính quyền thực dân duy trì tư tưởng lạc hậu, bảo thủ, tín ngưỡng, tôn giáo,mê tín nhằm ru ngủ người dân thuộc địa. Đặc biệt chính quyền thực dân ru ngủ người dân bằng rượu cồn và thuốc phiện. Để nắm độc quyền phân phối những mặt hàng này, chính quyền thực dân bắt người dân bản xứ phải tiêu thụ một khối lượng lớn rượu trắng và thuốc phiện.
Những bằng chứng trên đã chứng minh và chống lại những luận điểm mà thực dân rêu rao là “khai hoá văn minh” là “chính sách đạo đức”. Mác đã chỉ ra tính hai mặt của chủ nghĩa thực dân đó là: mặt phá hoại và xây dựng. Một mặt, nó tiêu diệt xã hội cũ của châu Á; mặt khác, nó xây dựng những cơ sở vật chất của xã hội phương Tây châu Á. Nhưng trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa thực dân, chưa hẳn có thể nói có sự biến đổi nào đó của nền sản xuất truyền thống ở Đông Nam Á dưới những tác động của hoạt động thực dân, mà trước hết là thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
1.2.3. Phong trào giải phóng dân tộc của các quốc gia Đông Nam
Ngay từ khi thực dân châu Âu xâm nhập và xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã vùng dậy đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ đất nước. Đến khi các nước thực dân đặt ách thống trị, cuộc đấu tranh chuyển sang đấu tranh giành độc lập dân tộc. Cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước giành độc lập dân tộc diễn ra bền bỉ, liên tục và kiên cường, lớp trước ngã xuống, lớp sau nối tiếp tiến lên kiên quyết giành cho kỳ được độc lập dân tộc. Tuy nhiên ở giai đoạn thế kỷ XVI- 1920, cuộc đấu tranh mới ở giai đoạn khởi đầu, đặt nền móng cho những bước tiến của giai đoạn sau.
Khi thực dân châu Âu đến xâm lược Đông Nam Á, tình hình các nước trong khu vực thể hiện ở hai đặc điểm, hoặc đã là nhà nước phong kiến tập quyền như (Việt Nam, Xiêm) thì thi hành chính sách đóng cửa đối với nhiều châu Âu; hoặc là những quốc gia phong kiến phân cát, rời rạc với những tiểu vương quốc khác nhau nằm rải rác ở quần đảo Mã lai, Miến Điện; hoặc cũng có khi ở trình độ thấp hơn như Philíppin với các tiểu quốc và bộ lạc chưa tiến sang chế độ phong kiến hoàn thiện. Những cuộc kháng cự đó có khi là do nhà nước phong kiến tiến hành, có khi do một hoàng thân lãnh đạo, nhưng cũng có khi do chính nhân dân tự động đứng lên khi đất đai, tổ tiên và nền độc lập của họ bị xâm hại.
Dù cuộc kháng cự do người nông dân lãnh đạo, hay do một nhà sư, một trí thức phong kiến, một hoàng thân, hay do nhân dân tự động đứng dậy đấu tranh, tất thảy đều chung một mục đích là bảo vệ cho kỳ được đất nước, giữ cho kỳ được xóm làng không để cho giặc chiếm.
Hình thức đấu tranh của các quốc gia Đông Nam Á khác nhau, nhưng trong đó có hai phương pháp và hình thức chủ yếu:
Một là, phương pháp đấu tranh bằng con đường vũ trang (có ở hầu hết các nước Đông Nam Á).
Hai là, bằng con đường cải cách xã hội, (như Xiêm).
Mặc dù phong trào đấu tranh thời kỳ này tỏ ra anh dũng, nhưng cuối cùng chỉ có tác dụng cản sức giặc, làm chậm bước tiến của chúng, chứ không chặn được hoàn toàn cuộc xâm lược ấy. Tuy nhiên thực dân phương Tây không phải vì thế mà đè bẹp được ý chí chiến đấu của nhân dân thuộc địa. Cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á bước sang một thời kỳ mới- thời kỳ đấu tranh đánh đuổi thực dân giành lại độc lập dân tộc (bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XIX trở đi).
Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á trải qua nhiều giai đoạn. Những năm cuối thế kỷ XIX đến năm 1920, đây là giai đoạn chuyển đổi cuộc đấu tranh chống thực dân,vì thế mà tính chất của phong trào cũng mang tính quá độ: phong trào mang ý thức hệ phong kiến- phong trào theo xu hướng tư sản- phong trào tư sản.
Sau khi Capuchia trở thành thuộc địa của Pháp, cuộc đấu tranh khôi phục độc lập và quyền tự chủ của vương triều phong kiến lại bắt đầu bùng lên, tiêu biểu là cuộc nổi dậy của Hoàng thân Sivôtha, Ông đã lãnh đạo nhân dân nổi đạy vào năm 1876 và xây dựng nên vương quốc độc lập “Cơrắc”, tiếp đó là cuộc khởi nghĩa do người dân lãnh đạo (1885-1886) với danh nghĩa Sivôtha.
Ở Việt Nam, sau khi vua Hàm Nghi xuống “Chiếu Cần Vương”, thì các sĩ phu, văn thân mới đông đảo đứng ra chống Pháp, cuộc đấu tranh của họ diễn ra sôi nổi trong suốt 10 năm từ 1885-1895 mới chấm dứt. Tiếp sau đó là phong trào khởi nghĩa ở Hương Khê; phong trào khởi nghĩa của nông dân Yên Thế…
Ở Miến Điện, phong trào chiến tranh du kích chống thực dân Anh đã lan rộng từ (1885-1889), lực lượng kháng chiến rút khỏi thành phố đi sâu vào rừng núi, tinh thần chiến đấu của họ kiên cường, quy mô rộng lớn, tuy không đập tan được bộ máy cai trị nhưng nó đặt nền móng cho những cuộc đấu tranh trong tương lai.
….
Tất cả những cuộc đấu tranh mang ý thức hệ phong kiến, do một số người trong giai cấp phong kiến lãnh đạo hoặc do những người nông dân khởi xướng, với mục tiêu khôi phục lại vị trí, quyền lực ngôi vua, khôi phục lại nền độc lập đất nước, giữ đất, giữ làng..Tất cả các cuộc đấu tranh này đều rất anh dũng, quả cảm, xong cuối cùng đều thất bại. Phong trào mang ý thức hệ phong kiến bị thất bại, thì phong trào dân tộc do các sĩ phu phong kiến chịu ảnh hưởng của tư tưởng tư sản phương Tây và tầng lớp tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc lãnh đạo thay thế.
Cách mạng tư sản diễn ra đầu tiên ở Philippin, cuộc cách mạng tư sản diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ, dưới sự lãnh đạo của Katipunan, Hôxê Rida, Bôniphaxiô… mặc dù với những phương thức hoạt động khác nhau (phương thức cải cách, phương thức cách mạng) nhưng đều với mục đích xây dựng một Philippin thống nhất độc lập, dân chủ. Nhưng cuối cùng Philíppin lại rơi vào ách thống trị mới của Mĩ. Tiếp đó, phong trào đấu tranh theo khuynh hướng này lan rộng ta hầu hết tất cả các nước Đông Nam Á (Miến Điện, Inđônêxia, Việt Nam…)
Như vậy, hoạt động sôi nổi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á, những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã thu hút đông đảo tầng lớp thanh niên, trí thức tiểu tư sản, tư sản dân tộc, công nhân, nông dân và tất cả những người yêu nước tham gia. Tuy chưa đạt được nhiều thành tựu (trừ cuộc cách mạng Philipin và cuộc cải cách ở Xiêm), nhưng nó là hồi chuông thức tỉnh, khơi dậy ý chí quật cường dân tộc, hướng về độc lập, dân chủ. Tinh thần ấy đã đoàn kết mọi lực lượng yêu nước chống đế quốc và phong kiến.
Bước sang giai đoạn 1920 đến 1945, phong trào giải phóng dân tộc chuyển sang một nấc thang phát triển mới và có những đặc điểm mới. Đó là sự phát triển song song giữa hai phong trào : do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo và do giai cấp vô sản đứng đầu. Đây là giai đoạn “bản lề” cho toàn bộ quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, nhất là cho giai đoạn sau 1945 trở đi. Bởi vì giai đoạn này tích luỹ lực lượng, chuẩn bị cơ sở cho giai đoạn sau, và tìm kiếm lựa chọn con đường giải phóng dân tộc.
Ở giai đoạn trước phong trào đấu tranh theo khung hướng tư sản chỉ nhằm mục đích “khai trí để chấn hưng quốc gia” thì đến nay, mục tiêu giành độc lập được đề xuất rõ ràng: đòi tự chủ về chính trị, tự do trong kinh doanh, dùng tiếng “mẹ đẻ” trong giáo dục…
Cũng từ những năm 20 trở đi, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á đã xuất hiện và phát triển một xu hướng mới- xu hướng vô sản. Giai cấp vô sản ở Đông Nam Á bước lên vũ đài chính trị, mở ra một triển vọng mới cho phong trào cách mạng khu vực. Trong giai đoạn này Đông Nam Á đã xuất hiện hàng loạt các Đảng cộng Sản trong khu vực: Đảng cộng sản Inđônêxia (1920); Đảng cộng sản Việt Nam (3/1930); Xiêm và Mã Lai (4/1930); Philippin (11/1930); Miến Điện (1939)
…Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã vùng dậy đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Nổi bật là cuộc khởi nghĩa ở Sumatra (Inđônêxia) những năm 1926 và 1927 và cao trào chống thực dân Pháp ở Viêt Nam mà tiêu biểu là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh 1930-1931…cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng nó đã biểu dương sức mạnh và tinh thần yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
Từ 1940 đến 1945, đây là giai đạon sôi động trong sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đấu tranh giải phóng dân tộc với đấu tranh chống phát xít. Năm 1940, được coi là dấu mốc mở đâu cho một giai đoạn lịch sử đấu tranh ở Đông Nam Á, Tháng 9/ 1940 Nhật tấn công Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng là mũi tiến công đàu tiên vào khu vực và mở đầu cho cuộc chinh phục Đông Nam Á của Nhật. Và cũng từ đây cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á chĩa mũi nhọn vào quân phiệt Nhật.
Từ 1945 đến 1975, các quốc gia Đông Nam Á, tiếp tục đấu tranh để bảo bệ nền độc lập dân tộc của mình, Tuy nhiên, kết quả cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở mỗi nước khác nhau. Năm 1945 chỉ có hai nước Việt Nam và Inđônêxia chớp được thời cơ và giành chính quyền. Tiếp theo năm 1957 là Malaixia, Xingapo (1959)…
Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á, diễn ra liên tục và sôi nổi, quyết liệt và gian khổ, nhưng đạt được những thành tựu lớn và thắng lợi hoàn toàn.
Chương 2: ĐÔNG NAM Á SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2 VÀ QUÁ TÌNH HỘI NHẬP
2.1. Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ 2
2.1.1. Qúa trình phát triển kinh tế -xã hội của các nước Đông Nam Á
Sau khi giành được độc lập về chính trị, các nước Đông Nam Á phải đối mặt với những khó khăn lớn về kinh tế- xã hội do những hậu quả của chế độ thống trị thực dân hang trăm năm để lại.
Trong bối cảnh đó, các nước Đông Nam Á đx trải qua quá trình lựa chọn con đường phát triển đi lên. Một số nước đã sớm nhận thức được con đường xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, từng bước xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ là phải tiến hành công nghiệp hoá với mục tiêu chủ yếu là tạo lập cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại cho nền kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với trình độ phát triển của cơ sở vật chất- kỹ thuật. Xuất phát từ những điều kiện lịch sử cụ thể, các nước Đông Nam Á sáng lập ra ASEAN gồm: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Thái Lan và Xinggapo tiến hành công nghiệp hoá sớm hơn so với các nước trong khu vực.
Khi bắt tay vào quá trình công nghiệp hoá, các nước Đông Nam Á gặp phải không ít những khó khăn trong lựa chọn những bước đi thích hợp. Nhìn chung các nước sáng tạo ra ASEAN đều trải qua hai giai đoạn: giai đoạn thực hiện chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu (công nghiệp hoá hướng nội) và giai đoạn công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu (công nghiệp hoá hướng ngoại). Trong những năm đầu sau khi giành độc lập,các nước ASEAN đều thực hiện chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách của nền kinh tế như: giải quyết nạn thất nghiệp, phát triển đa dạng hoá sản phẩm ngành công nghiệp chế biến, đáp ứng hàng hoá tiêu dùng trong nước…,Từ cuối những năm 60 và 70 của thế kỷ XX, các nước sáng lập ASEAN dần chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Trong quá trình này các nước Malaixia, Inđônêxia, Philipin, Thái Lan đều chú trọng kết hợp sản xuất các mặt hàng truyền thống với các sản phẩm sử dụng hàm lượng kỹ thuật cao, nhằm làm đa dạng thị trường… Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và công nghệ cao, các nước đưa ra nhiều biện pháp chính sách ưu đãi đối với các nhà đàu tư. Khác với các nước sáng lập ra ASEAN nền kinh tế cơ bản vẫn dựa vào nông nghiệp thì Singapo lại có điều kiện để phát triển ngành công nghiệp hướng ra xuất khẩu và dịch vụ.
Nhìn chung, cho đến giữa những thập niên 70 của thế kỷ XX, các nước thành viên sáng lập ra ASEAN đều đạt được thành tựu to lớn trong việc phát triển kinh tế, đời sống xã hội có những chuyển biến căn bản.
Từ những năm 70 trở đi, tình hình kinh tế xã hội ở các nước Đông Nam Á có những thay đổi lớn. Những diễn biến chính trị phức tạp trên thế giới và khu vực đã có ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế xã hội nhưng không thể đảo ngược được xu thế phát triển chung của các quốc gia trong khu vực.
Sau một thời gian thực hiện chiến lược công nghiệp hoá về xuất khẩu, tình hình kinh tế -xã hội các nước ASEAN có những thay đổi lớn. Nhìn chung các nước ASEAN đều có tốc độ tăng trưởng cao. Trong thời gian 1985- 1990, tốc độ tăng trưởng GDP của Inđônêxia tăng từ 2,5% (1985) lên 7% năm 1990; Thái Lan từ 3,0% lên 10,0%; Xingapo từ 1,6% lên 8,3%, sự phát triển về kinh tế đã tạo điều kiện nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực, vai trò quản lí của nhà nước, chú trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ, phân bố lại lao động trong nông nghiệp, các nước cũng chú trọng phát triển y tế, giáo dục, lập kế hoạch kàm giảm sự chênh lệch, bất bình đẳng trong xã hội.
Qúa trình phát triển kinh tế- xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai tuy trải qua những khó khăn, phức tạp song cuối cũng cũng đạt được những thành quả to lớn.
2.1.2. Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh
Những năm cuối thập niên 1980 đã chứng kiến những biến động to lớn trên bàn cờ chính trị quốc tế. Tháng 12- 1989, những người đứng đầu Xô- Mĩ đã gặp nhau ở Manta tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. Tháng 1-1990, Hội nghị cấp cao về an ninh và Hợp tác châu Âu (CSCE) họp tại Pari đã ra “Tuyên ngôn kết thúc chiến tranh lạnh”. Sự xụp đổ của Liên Xô và Đông Âu đã chấm dứt sự tồn tại thế giới hai cực. Mĩ vươn lên là nước đứng đầu về kinh tế và quân sự, tuy nhiên sự phát triển của Nhật Bản và Tây Âu,cùng với sự vươn lên của Trung Quốc làm cho tương quan lực lượng kinh tế -chính trị cũng tạo ra những thách thức không nhỏ đối với Mĩ.
Trong bối cảnh đó, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển với tốc độ cao tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống quốc tế.
Môi trường an ninh quốc tế sau chiến tranh lạnh, khối đối thoại đã thay thế cho đối đầu, vẫn chưa hoàn toàn ổn định mà thậm chí còn phát triển theo hướng phức tạp và đa dạng. Khả năng chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, nhưng xung đột sắc tộc và tôn giáo, khủng bố…còn xẩy ra nhiều.
Những biến đổi của tình hình thế giới như vậy, là những nhân tố tác động trực tiếp đến Đông Nam Á. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc sự đối đàu về hệ tư tưởng kéo dài hơn 40 năm, đã không còn mang ý nghĩa chi phối tình hình khu vực. Những thay đổi đã góp phần cải thiện quan hệ giữ hai nhóm nước sau nhiều năm chia rẽ trong trật tự hai cực. Sau khi Hiệp định Pari về Campuchia được ký kết tháng 10-1991, cuộc Tổng tuyển cử được tiến hành ở Campuchia tháng 6-1993 đã bầu ra Quốc hội mới, Chính phủ Liên hiệp hai Đảng được thành lập. Tình hình Campuchia bước đầu ổn định. Cũng trong năm 1993, Mĩ rút quân khỏi Philippin… Những diễn biến nhanh chóng của khu vực đã dẫn đến kết quả lần đầu tiên trong lịch sử từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á không còn tình trạng đối đầu, không còn quân đội nước ngoài. Các nước trong khu vực có điều kiện để xích lại gần nhau, cùng hợp tác hội nhập để biến Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, độc lập, ổn định và phát triển. Bên cạnh những thuận lợi đó vẫn còn tiềm ẩn những bất chắc, đe doạ an ninh và sự phát triển bền vững của các nước như chủ nghĩa li khai, xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp biên giới đất liền, đặc biệt là nguy cơ bùng nổ tranh chấp Biển Đông…
Thập niên 90 của thế kỷ XX đã mở ra thời kỳ mới trong xu thế hợp tác của các quốc gia Đông Nam Á với bước khởi đầu là quá trình cải thiện quan hệ Việt Nam- ASEAN. Để thích ứng với những diễn biến mới ở trên thế giới và trong khu vực, vấn đề đối với ASEAN là tăng cường sức mạnh kinh tế của từng nước và trong khu vực, thông qua đẩy mạnh hợp tác trong khu vực để vừa tăng vị thế bên ngoài vừa đảm bảo an ninh khu vực và duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trong tình hình đó việc phát triển quan hệ với Việt Nam cũng như các nước Đông Dương khác trở thành một chính sách quan trọng trong quan hệ của các nước ASEAN.
Những diễn biến của tình hình quốc tế đã ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình Đông Nam Á những năm đầu thế kỷ XXI. Cùng với vấn đề trọng tâm là khôi phục phục phát triển kinh tế và ổn định tình hình chính trị- xã hội sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, cac nước Đông Nam Á còn phải đối mặt với sự ra tăng của nguy cơ khủng bố và li khai ở một số nước.Từ một khu vực được xem là chiến trường chủ chốt trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh đến nay Đông Nam Á đã xuất hiện trở lại như một điểm nóng chống chiến tranh khủng bố.
Nhìn chung sau chiến tranh lạnh, Đông Nam Á bước vào thời kỳ tăng trưởng nhanh về kinh tế trong bối cảnh sự hợp tác và liên kết trong khu vực có những chuyển biến thuận lợi. Trong thời gian này ổn định chính trị xã hội đối với mỗi nước là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu và là tiền đề của sự phát triển kinh tế. Cùng với chính sách mở cửa, điều chính và cải cách kinh tế, các nước đều thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế.
Những năm đầu thế kỷ XXI, các nước Đông Nam Á đã khẳng định quá trình khôi phục kinh tế, ổn định chính trị. Mặc dù còn không ít những khó khăn, song phần lớn các nền kinh tế chủ chốt trong khu vực đã đạt được sự ổn định chắc chắn. Chính phủ các nước, ở những mức độ thành công khác nhau, đã phát huy được những yếu tố bên trong phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời gia tăng các nỗ lực liên kết bên trong và bên ngoài khu vực nhằm phát huy tối đa thế mạnh, thay vì sự phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố bên ngoài như trước đây.
Về cơ bản, nhóm các nước ASEAN 6 ( Xingapo, Brunây, Malaixia, Thái Lan, Philípin, Inđônêxia), được coi là những nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn hơn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong khi đó nhóm các nước ASEAN 4 ( Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma), những nước có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn… Chính vì vậy khoảng cách phát triển giữa hai nhóm nước này vẫn ngày càng lớn trong những năm đầu thế kỷ XXI.
2.2. Qúa trình liên kết khu vực (ASEAN)
2.2.1 Hợp tác Kinh tế- An ninh- chính trị
Việc Việt Nam gia nhập ASEAN tháng 7-1995, đã đánh dấu bước ngoặt mới của quá trình liên kết khu vực. Việc mở rộng ASEAN từ 6 sang 7 thành viên không những chỉ là sự phát triển về số lượng mà còn mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực. Đến năm 1997, đúng vào dịp ASEAN tròn 30 tuổi, hai nước Lào và Miama trở thành thành viên thứ 8 và 9 của ASEAN. Sau khi tình hình Campuchia đi vào ổn định, tháng 4-1999 Campuchia chính thức trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN.
Việc mở rộng ASEAN từ 6 đến 10 đã nâng cao vị thế của tổ chức này trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương và trên trường quốc tế. Góp phần hạn chế những mâu thuẫn bên trong và can thiệp từ bên ngoài vào khu vực.
Tuy nhiên việc mở rộng ASEAN cũng đan xen giữa thuận lợi và khó khăn về sự khác biệt của các nước thành viên về một số vấn đề an ninh- chính trị- kinh tế. Sự đa dạng về thể chế chính trị- xã hội sẽ dẫn tới những cách nhìn nhận khác nhau về an ninh, hợp tác và phát triển. Đồng thời sự chênh lệch quá lớn về kinh tế cũng ảnh hưởng đến quá trình hợp tác kinh tế trong khu vực.
Thành tựu của ASEAN về hợp tác an ninh- chính trị sau chiến tranh lạnh được thể hiện trên hai phương diện chính: hợp tác nội bộ ASEAN và hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế.
Việc mở rộng ASEAN 6 đến ASEAN 10, dẫn tiếp việc các nước ASEAN tiếp tục củng cố và đẩy mạnh cơ chế đối thoại thường xuyên và định kỳ để tạo ra những giải pháp hoà bình trong việc giải quyết những vấn đề khu vực.
Những năm đầu của thế kỷ XXI, ASEAN phải đối mặt với những thách thức không nhỏ trong nội bộ cũng như các nước bên ngoài: việc khắc phục những hậu quả của việc khủng hoảng tài chính-tiền tệ năm 1997-1998 trong khu vực, những thách thức mới của quá trình toàn cầu hoá, cuộc chiến chống khủng bố, bệnh SARS, những căng thẳng trên bán đảo Triều tiên… Trong bối cảnh đó, sự đoàn kết ASEAN là chất kết dính chính trị trong liên kết khu vực, tuy nhiên ASEAN vẫn tôn trọng nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”.
Sau chiến tranh lạnh kết thúc, Châu Á- Thái Bình Dương trở thành một thị trường thống nhất, sự hợp tác kinh tế, thương mại đã vượt qua sự khác biệt về chế độ xã hội, ý thức hệ. Sự trùng hợp về kinh tế trong một phạm vi nhất định đã khiến các nước trong khu vực thấy rõ tầm quan trọng của việc giữ vững an ninh và cục diện chính trị cân bằng ổn định trên cơ sở sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau trong khu vực.
Tháng 9-1992 tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ IV ở Xingapo, các nước ASEAN đã thỏa thuận về tiến trình đối thoại hợp tác an ninh giữa ASEAN và các nước trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Sau Hội nghị này quan hệ của ASEAN với các đối tác mới trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương được đẩy mạnh thêm một bước cả về chiều rộng và chiều sâu. ASEAN đã thiết lập quan hệ tham vấn với Trung Quốc và Liên Bang Nga, mở rộng quan hệ theo nhiều lĩnh vực với Ấn Độ và Pakixtan, với các tổ chức như Cộng đồng phát triển Nam Phi, Hiệp hội khu vưc Nam Á, các tổ chức kinh tế lớn Cộng đồng châu Âu (EC) (từ 1993 EC đổi thành EU)…
Thực tế hoạt động của ASEAN trong vòng gần 40 năm qua cho thấy, sau EU, ASEAN là tổ chức khu vực có hiệu quả và thành công nhất trên thế giới kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Thành công được thể hiện:
Trong quá trình phát triển, ASEAN đã liên kết 10 nước Đông Nam Á thành một thực thể kinh tế- chính trị đoàn kết, nhất trí có thể giải quyết mâu thuẫn, xung đột bằng biện pháp hòa bình.
Tuy là một tổ chức khu vực, nhưng ASEAN đã phát huy tính tự chủ, tự cường khu vực, lôi kéo tất cả các nước, các thực thể kinh tế- chính trị lớn nhất trên thế giới cùng đối thoại, hợp tác về chính trị, an ninh và kinh tế. Với những sáng kiến và hoạt động hiệu quả về chính trị, an ninh và kinh tế ASEAN đang ngày càng có vị trí quan trọng trên các diễn đàn quốc tế và khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, ASEAN vẫn phải đối mặt với những hạn chế, khó khăn thách thức như: sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế cũng như mức sống của người dân trong khu vực. Mức thu nhập bình quân đầu người của những nước giàu như Xingapo, Brunây gấp 100 lần so với những nước nghèo như Việt Nam, Lào, Mianma…; mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, làn sóng li khai, chủ nghĩa khủng bố; quá trình toàn cầu hóa và những biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới…đòi hỏi các nước ASEAN phải hất sức nỗ lực để vượt qua những khó khăn, thách thức trên.
Về triển vọng phát triển của ASEAN trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, Hội nghị cấp cao lần thứ IX (2003) ở Bali (Inđônêxia) đư ra lộ trình thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020, hướng tới một cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh trên bai trụ cột chính: hợp tác an nhinh- hợp tác kinh tế và văn hóa- xã hội. Các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký vào Tuyên bố hòa hợp ASEAN II, khẳng định khuôn khổ tiến tới Cộng đồng ASEAN là cộng đồng an ninh ASEAN (ASC), cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), cộng đồng kinh tế văn hóa- xã hội ASEAN (ASCC).
Hình ảnh về một cộng đồng ASEAN với 3 trụ cột chính là triển vọng cho một khu vực Đông Nam Á thống nhất trong đa dạng hòa bình, an ninh và thịnh vượng, mở ra những bước ngoặt mới trên con đường phát triển ASEAN.
2.2.2. ViÖt Nam - ASEAN
Trong nh÷ng n¨m cña thËp kû 90 cña thÕ kû XX t×nh h×nh quèc tÕ cã nhiÒu chuyÓn biÕn nhanh chãng vµ phøc t¹p. Mü vÉn tiÕp tôc ®ãng vai trß lµ siªu cêng duy nhÊt, chiÕm u thÕ vît tréi. Do vËy, Mü ®Èy m¹nh chÝnh s¸ch “can dù linh ho¹t” ®ång thêi kiÒm chÕ ®èi víi Nga vµ Trung Quèc. §èi víi c¸c níc x· héi chñ nghÜa, Mü ®Èy m¹nh thùc hiÖn chÝnh s¸ch “dÝnh lÝu tÝch cùc”, th«ng qua quan hÖ kinh tÕ, chÝnh trÞ, v¨n ho¸, c¸c vÊn ®Ò d©n chñ, nh©n quyÒn, t«n gi¸o, t¸c ®éng g©y ph©n hãa néi bé, thùc hiÖn chuyÓn ho¸ tõ bªn trong.
ë §«ng Nam ¸, n¨m 1997 diÔn ra cuéc khñng ho¶ng tµi chÝnh tiÒn tÖ b¾t ®Çu ë Th¸i Lan. Sau ®ã vßng xo¸y cña cuéc khñng ho¶ng ®· nhanh chãng lan sang c¸c níc trong vµ ngoµi khu vùc nh Malaixia, In®onªxia, Philippin vµ Hµn Quèc. Cuéc khñng ho¶ng tµi chÝnh tiÒn tÖ ®· ®Ó l¹i cho mét sè níc ASEAN nh÷ng hËu qu¶ nghiªm träng c¶ vÒ kinh tÕ vµ chÝnh trÞ.
Do bÞ khñng ho¶ng, ASEAN bÞ suy yÕu, c¸c níc kh«ng hç trî ®îc cho nhau kh¾c phôc khñng ho¶ng, néi bé xuÊt hiÖn nh÷ng m©u thuÉn míi. Mét sè níc ®ßi thay ®æi c¸c nguyªn t¾c ®ång thuËn vµ kh«ng can thiÖp vµo c«ng viÖc néi bé cña c¸c níc thµnh viªn. Néi bé mét sè níc nh In®«nªxia, Malaixia mÊt æn ®Þnh. Quan hÖ gi÷a c¸c níc ASEAN còng xuÊt hiÖn mét sè vÊn ®Ò phøc t¹p nh vai trß cña In®«nªxia gi¶m sót; Th¸i Lan muèn v¬n lªn n¾m vÞ trÝ hµng ®Çu trong ASEAN...
Tríc t×nh h×nh ®ã, §¹i héi ®¹i biÓu lÇn thø VIII cña §¶ng, §¹i héi còng ®Ò ra híng ®èi ngo¹i cô thÓ trong quan hÖ ®èi ngo¹i víi ASEAN “ra søc t¨ng cêng quan hÖ víi c¸c níc l¸ng giÒng vµ c¸c níc trong tæ chøc ASEAN”. §¹i héi cßn chñ tr¬ng kh«ng ngõng cñng cè quan hÖ víi c¸c níc b¹n bÌ truyÒn thèng, coi träng quan hÖ víi c¸c níc ph¸t triÓn vµ c¸c trung t©m kinh tÕ – chÝnh trÞ trªn thÕ giíi, ®ång thêi lu«n lu«n nªu cao tinh thÇn ®oµn kÕt, anh em víi c¸c níc ®ang ph¸t triÓn ë Ch©u ¸, Ch©u Phi, Mü Latinh, víi phong trµo kh«ng liªn kÕt.
Sau b¶y n¨m gia nhËp ASEAN, ViÖt Nam ®· tham gia ®Çy ®ñ vµ tÝch cùc vµo c¸c ho¹t ®éng cña HiÖp héi. Qu¸ tr×nh héi nhËp nhanh chãng vµ ®ãng gãp tÝch cùc cña ViÖt Nam ®îc c¸c thµnh viªn trong HiÖp héi ®¸nh gi¸ cao. §Ó ph¸t huy nh÷ng kÕt qu¶ cña c«ng t¸c ®èi ngo¹i nãi chung vµ quan hÖ ViÖt Nam- ASEAN nãi riªng, NghÞ quyÕt §¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc lÇn thø IX cña §¶ng kh¼ng ®Þnh: “Thùc hiÖn nhÊt qu¸n ®êng lèi ®èi ngo¹i ®éc lËp, tù chñ réng më, ®a ph¬ng ho¸, ®a d¹ng hãa c¸c quan hÖ quèc tÕ. ViÖt Nam s½n sµng lµ b¹n, lµ ®èi t¸c tin cËy cña c¸c níc trong céng ®ång quèc tÕ, phÊn ®Êu v× hoµ b×nh, ®éc lËp vµ ph¸t triÓn.
§¹i héi IX còng ®· x¸c ®Þnh t¨ng cêng quan hÖ víi c¸c níc §«ng Nam ¸ lµ mét u tiªn hµng ®Çu trong quan hÖ ®èi ngo¹i cña níc ta. §¹i héi chØ râ: “N©ng cao hiÖu qu¶ vµ chÊt lîng hîp t¸c víi c¸c níc ASEAN, cïng x©y dùng §«ng Nam ¸ thµnh khu vùc hoµ b×nh, kh«ng cã vò khÝ h¹t nh©n, æn ®Þnh, hîp t¸c cïng ph¸t triÓn. T¨ng cêng ph¸t triÓn quan hÖ h÷u nghÞ hîp t¸c víi c¸c níc ASEAN lµ mét chÝnh s¸ch nhÊt qu¸n cña §¶ng, xuÊt ph¸t tõ yªu cÇu æn ®Þnh vµ ph¸t triÓn ®Êt níc, tõ vÞ thÕ chÝnh trÞ, kinh tÕ vµ chiÕn lîc cña níc ta trong khu vùc cã ý nghÜa chiÕn lîc ®èi víi an ninh, æn ®Þnh vµ ph¸t triÓn cña ViÖt Nam, ®ång thêi gãp phÇn quan träng t¹o lËp, duy tr× vµ ph¸t triÓn m«i trêng hoµ b×nh, æn ®Þnh l©u dµi cña khu vùc vµ trªn thÕ giíi. Quan hÖ hîp t¸c víi c¸c níc ASEAN ®îc ®Èy m¹nh theo híng n©ng cao chÊt lîng vµ hiÖu qu¶ cña sù hîp t¸c song ph¬ng vµ ®a ph¬ng, tÝch cùc chñ ®éng gãp phÇn gi÷ v÷ng c¸c nguyªn t¾c c¬ b¶n cña ASEAN, t¨ng cêng ®oµn kÕt trong HiÖp héi, h¹n chÕ t¸c ®éng tõ bªn ngoµi, ®Èy m¹nh hîp t¸c kinh tÕ, x©y dùng §«ng Nam ¸ thµnh khu vùc hoµ b×nh kh«ng cã vò khÝ h¹t nh©n, æn ®Þnh, hîp t¸c cïng ph¸t triÓn, n©ng cao vÞ thÕ cña khu vùc trªn trêng quèc tÕ.
§¹i héi còng kh¼ng ®Þnh: “Chñ ®éng vµ tÝch cùc héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ theo lé tr×nh, phï hîp víi chiÕn lîc ph¸t triÓn ®Êt níc tõ nay ®Õn n¨m 2010 vµ tÇm nh×n ®Õn n¨m 2020. ChuÈn bÞ tèt c¸c ®iÒu kiÖn ®Ó ký kÕt c¸c hiÖp ®Þnh th¬ng m¹i tù do song ph¬ng vµ ®a ph¬ng. Thóc ®Èy quan hÖ hîp t¸c toµn diÖn vµ cã hiÖu qu¶ víi c¸c níc ASEAN, c¸c níc Ch©u ¸ - Th¸i B×nh D¬ng...”.
Nh÷ng chñ tr¬ng cña §¶ng vÒ quan hÖ ®èi ngo¹i nãi chung vµ c¶i thiÖn quan hÖ ViÖt Nam - ASEAN nãi riªng thÓ hiÖn qua c¸c nghÞ quyÕt §¹i héi cña §¶ng ®· thóc ®Èy quan hÖ hîp t¸c ViÖt Nam - ASEAN, ®Þnh híng cho ViÖt Nam tham gia tÝch cùc vµo c¸c lÜnh vùc hîp t¸c cña ASEAN.
C- KẾT LUẬN
Đông Nam Á là một khu vực đang chuyển động theo hướng tích cực và có tính gợi mở sen lẫn những bí ẩn. Thực tế đó được nhìn nhận và đánh giá thông qua lăng kính của nhiều nhà nghiên cứu về Đông Nam Á từ trước đó cho đến nay.
Họ đã tìm hiểu về những nhà nước đầu tiên của Đông Nam Á. Về cái nôi văn minh của nhân loại, hoặc xem Đông Nam Á như một trung tâm kinh tế, giao thương buôn bán nhộn nhịp, hay nghiên cứu những khía lịch sử về quá trình đấu chống thực dân anh dũng giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á, hoặc Đông Nam Á trong thời kỳ hội nhập và phát triển…hay cũng có những quan điểm nhìn nhận và đánh giá chưa đúng về Đông Nam Á. Coi văn minh Đông Nam Á là phiên bản của văn minh phương Đông Ấn Độ và Trung Quốc, hay những tranh cãi về nguồn gốc xuất hiện loài người…
Lật lại những trang sử từ cổ trí kim, ta thật sự ngưỡng phục trước một Đông Nam Á đầy ắp những giá trị vật chất và tinh thần, vừa cổ kính vừa hiện đại, riêng biệt mà không có khu vực nào có được.
Ngày nay, bước vào thời kỳ hội nhập, quá trình toàn cầu hóa gợi mở những cơ hội đan xen những thách thức lớn, Đông Nam Á đã nhanh chóng thích ứng với những biến đổi của nhân loại, đang từng bước thay da đổi thịt, với sự thành lập Hiệp hội ASEAN, các nước Đông Nam Á đang hòa mình chung vào dòng chảy nhân loại- hợp tác hòa bình và cùng phát triển. Một lần nữa ta phải thán phục trước một ASEAN năng động, sáng tạo và phát triển.
Để nghiên cứu sâu hơn về Đông Nam Á, tôi xin trình bày ở một dịp khác, bởi trong khuôn khổ của một tiểu luận, nên tôi đã trình bày hết sức vắn tắt tổng quan về Đông Nam Á.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quí thầy cô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Liên- Lịch sử 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới- NXB Lao động
2. Phan Ngọc Liên (chủ biên)- Lược sử Đông Nam Á. Nxb Giao dục. H.1997.
3. Lương Ninh (chủ biên)- Lịch sử phát triển Đông Nam Á- Nxb Giao dục, H.2005
4. Vũ Dương Ninh (chủ biên)- Một số vấn đề về sự phát triển của các nước ASEAN- Nxb Giáo dục 2005.
5. Mary Somers Heidhues- Lịch sử phát triển Đông Nam Á, Nxb Văn hóa thông tin
6. Phạm Đức Thành (chủ biên).-Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Nxb Chính trị quốc gia- H.1998
7. Viện quan hệ quốc tế- Tập bài giảng quan hệ quốc tế- Nxb Chính trị quốc gia. H.2001
8. Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á (tháng 6/2006)
9. Báo nhân dân ngày 18- 19/04/2010
MỤC LỤC
Trang
A -Mở đầu…………………………………………………..……………....1
1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………......1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.........................................................................2
3. Mục đích của đề tài………………………………………..……………....3
4. Nhiệm vụ của đề tài……………………………………….........................3
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………….....................3
6. Kết cấu của đề tài…………………………………………........................3
B- Nội dung………..……………………………………..............................4
Chương 1: Khái quát ĐNA thời tiền sử và quá trình thực dân hoá. ..... .4
1.1.Đông Nam Á thời tiền sử………………………………..........................4
1.1.1.Khái quát vị trí địa lí……………………………………......................4
1.1.2. Đông Nam Á thời tiền sử………………………………......................6
1.2. Qúa trình TDH và phong trào giải phóng dân tộc của.............................9
1.2.1. Qúa trình xâm chiếm các quốc gia Đông Nam Á của CNTD...............9
1.2.2. Chính sách cai trị- bóc lột của CNTD………………………….........15
1.2.3. Phong trào giải phóng dân tộc của các quốc gia ĐNA………............19
Chương2: ĐNA sau chiến tranh thế giới thứ 2 và quá trình hội nhập...24
2.1. Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ 2…………………...............24
2.1.1. Qúa trình phát triển kinh tế- xã hội của các nước ĐNA……..............24
2.1.2. Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh………………………...................25
2.2. Qúa trình liên kết khu vực…………………………………..................28
2.2.1. Hợp tác kinh tế-an ninh- chính trị…………………………................28
2.2.2 Việt Nam- ASEAN…………………………………………...............31
C- Kết luận………………………………………………………...............34
Tài liệu tham khảo……………………………………………….................35
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận Tổng quan Đông Nam Á.doc