Tiểu luận Tổng quan về nhượng quyền thương mại

Khái niệm nhượng quyền thương mại Franchise, franchising, nhượng quyền thương mại hay nhượng quyền kinh doanh (gọi tắt là franchise) là các khái niệm dùng để chỉ một phương thức kinh doanh đặc biệt, có nhiều định nghĩa về franchise trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, Ủy ban Thương Mại Liên Bang (FTC) định nghĩ rằng: "franchise là hợp đồng, thỏa thuận giữa các bên, mà trong đó một bên chủ thương hiệu cho phép bên kia được quyền kinh doanh sản phẩm, dịch vụ theo kế hoạch, hệ thống gắn liền với thương hiệu của chủ thương hiệu. Người được cấp quyền phải trả cho bên cấp quyền các khoản phí trực tiếp hay gián tiếp, gọi là phí franchise". Tại Việt Nam, theo điều 284 Luật Thương mại 2005 , thì franchise là hoạt động thương mại mà bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau: ã Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo phương thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; ã Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

doc14 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4415 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tổng quan về nhượng quyền thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Khái niệm nhượng quyền thương mại Franchise, franchising, nhượng quyền thương mại hay nhượng quyền kinh doanh (gọi tắt là franchise) là các khái niệm dùng để chỉ một phương thức kinh doanh đặc biệt, có nhiều định nghĩa về franchise trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, Ủy ban Thương Mại Liên Bang (FTC) định nghĩ rằng: "franchise là hợp đồng, thỏa thuận giữa các bên, mà trong đó một bên chủ thương hiệu cho phép bên kia được quyền kinh doanh sản phẩm, dịch vụ theo kế hoạch, hệ thống gắn liền với thương hiệu của chủ thương hiệu. Người được cấp quyền phải trả cho bên cấp quyền các khoản phí trực tiếp hay gián tiếp, gọi là phí franchise". Tại Việt Nam, theo điều 284 Luật Thương mại 2005 , thì franchise là hoạt động thương mại mà bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau: Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo phương thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. Dù hình thức biểu đạt khác nhau nhưng các định nghĩa đều chỉ ra những đặc điểm của phương thức kinh doanh nhượng quyền thương mại: Thứ nhất, việc nhượng quyền kinh doanh phải có sự tham gia của hai chủ thể là bên nhượng quyền hay chủ của thương hiệu (franchisor) và bên nhận quyên hay là người thuê thương hiệu (franchisee). Trong định nghĩa của nhượng quyền, thương hiệu là yếu tố quan trọng và cốt lõi nhất; sự hiện hữu của việc nhượng quyền phụ thuộc chủ yếu vào thương hiệu vì thương hiệu uy tín sẽ dễ dàng đem lại sự nhận biết, tin cậy của người tiêu dùng. Thứ hai, các định nghĩa đều chỉ ra rằng bên nhận quyền có quyền phân phối hay bán hàng hóa, dịch vụ của bên nhượng quyền ở một khu vực nhất định, trong thời gian nhất định, nhưng phải tuân theo các kế hoạch hay hệ thống marketing của bên nhượng quyền để đảm bảo thương hiệu được nhượng quyền luôn là một thể thống nhất và đảm bảo thương hiệu của bên bán không bị ảnh hưởng. Thứ ba, bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền một khoản phí nhất định gọi là phí franchise. 2. Các lợi ích và rủi ro của franchise của franchise 2.1 Lợi ích của franchise 2.1.1 Lợi ích đối với bên nhượng quyền Nhượng quyền là cách nhanh nhất để một thương hiệu xâm nhập vào một quốc gia, lãnh thổ hay khu vực mà người chủ thương hiệu chưa nắm rõ nhiều về thói quen tiêu dùng, văn hóa, cách thức xâm nhập hay kênh phân phối của quốc gia, khu vực mà họ muốn xâm nhập bởi vì: Thứ nhất, người chủ thương hiệu sẽ tiết kiệm được đáng kể các chi phí thông qua việc chuyển nhượng. Đó là các chi phí đầu tư nhân lực, vật chất cho các cửa hiệu ở các vùng mà chủ thương hiệu muốn xâm nhập, chi phí tiếp thị, quảng cáo cũng được tiết giảm do chia sẻ với các cửa hàng nhượng quyền. Thứ hai, việc nhượng quyền sẽ đem lại sự gia tăng nhận biết thương hiệu. Một thương hiệu được nhượng quyền thành công sẽ biến thương hiệu đó trở nên nổi tiếng. Một thương hiệu càng danh tiếng đi liền với nó luôn là các khoản thu phí franchise càng cao. Như vậy, nhượng quyền thương hiệu chính là một cách thức để chủ thương hiệu tăng doanh thu, lợi nhuận. Lợi nhuận đó không chỉ là phí franchise thu được từ các hợp đồng kí kết với bên nhận quyền mà còn là phí hàng tháng do các cửa hiệu nhượng quyền phải trả cho chủ thương hiệu cho những hoạt động mang tính mới liên tục như đào tạo, huấn luyện tiếp thị, nghiên cứu sản phẩm mới; ngoài ra, còn có thể là các khoản thu từ việc bán các nguyên liệu đặc thù… 2.1.2 Lợi ích đối với bên nhận quyền: Bên nhận quyền cũng được hưởng những lợi ích nhận định khi tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền. Thứ nhất, việc nhượng quyền sẽ giúp bên nhận quyền giảm thiểu rủi ro và dễ dàng thành công hơn trong công việc kinh doanh do nhận được những hỗ trợ từ bên nhượng quyền: hỗ trợ ban đầu cho việc thành lập cửa hàng, trang trí, thiết kế, cá khóa huấn luyện nhân viên, hỗ trợ phát triển sản phẩm mới; điều này đặc biệt quan trọng đối với những cá nhân còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh này. Theo con số thống kê của tại Mỹ trung bình chỉ có 23% doanh nghiệp nhỏ kinh doanh độc lập có thể tồn tại sau 5 năm, đối với các doanh nghiệp mua franchise tỷ lệ này lên tới 92%. Ở Việt Nam dù phương thức nhượng quyền chỉ mới nở rộ trong vài năm gần đây nhưng tỷ lệ thành công cũng đạt mức mơ ước 95%. Thứ hai, các doanh nghiệp kinh doanh bằng hoạt động nhượng quyền cũng dễ dàng được ngân hàng cho vay vốn để làm ăn, mở rộng sản xuất do xác suất thành công của họ cao hơn và các ngân hàng cũng tin tưởng họ hơn.Các chủ thương hiệu kinh doanh nhượng quyền lớn trên thế giới đều chủ động đàm phán, thuyết phục các ngân hàng ủng hộ các đối tác mua franchise tiềm năng của mình bằng cách cho vay với lãi suất ưu đãi vì thực tế người bán franchise cũng muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình. Thứ ba, người nhận quyền sẽ tích lũy kinh nghiệm đồng thời tiếp cận được công nghệ, kĩ năng kinh doanh hiện đại để tạo tiền đề phát triển. Kinh doanh nhượng quyền là một công cụ đào tạo của xã hội, của nền kinh tế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ lần đầu kinh doanh. Thông qua hoạt động này, họ sẽ nắm bắt được cách thức quản lý, kinh doanh, phân phối, tiếp thị hiệu quả của các thương hiệu lớn, đặc biệt là cách thức quản lý, tổ chức kinh doanh. Điều này sẽ giúp người mua có kinh nghiệm và đủ tự tin trong hoạt động kinh doanh riêng của mình sau này. 2.2 Rủi ro của kinh doanh nhượng quyền 2.2.1 Đối với bên nhượng quyền Hầu hết các quan điểm đều cho rằng các hợp đồng nhượng quyền là rất chặt chẽ và bảo đảm quyền lợi đối với người bán trong hợp đồng; tuy vậy khi điều hành một hệ thống phân phối lớn thì rủi ro gặp phải sẽ tăng dần. Trong một hệ thống thì khi một cửa hàng nhượng quyền gặp rắc rối về sản phẩm, cung cách phục vụ sẽ rất dễ gây ảnh hưởng đối với uy tín của chủ thương hiệu cũng như đối với các cửa hàng còn lại của hệ thống. Thực sự thì người mua nhượng quyền cho rằng thương hiệu không phải là của họ nên xét theo một góc độ nào đó, họ có thể không quan tâm chăm chút cho thương hiệu phát triển mà chỉ vì động cơ lợi nhuận. Bên cạnh đó, một thương hiệu phát triển quá tràn lan cũng dễ dẫn tới sự nhàm chán của khách hàng. Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng phát triển và luôn đòi hỏi sự mới lạ trong cung cấp hàng hóa dịch vụ. Các chủ thương hiệu khác nhau trong cùng một lĩnh vực cũng luôn đổi mới, áp dụng nhiều hình thức kinh doanh để cạnh tranh, thu hút khách hàng. 2.2.2 Đối với bên nhận quyền Mặc dù được đánh giá là phương thức có tỷ lệ thành công cao hơn 90% tuy nhiên vẫn còn khoảng 10% nguy cơ thất bại đối với doanh nghiệp mua nhượng quyền. Đó là bởi vì: Kinh doanh nhượng quyền sẽ khiến người nhận quyền mất đi tính độc lập trong kinh doanh. Các hợp đồng nhượng quyền đều rất chặt chẽ, quy định nghiêm ngặt về việc tuân theo các chuẩn mực, quy tắc của chủ thương hiệu đã mang tính tiêu chuẩn hóa. Ý muốn tự chủ quyết định sẽ phá vỡ tính hệ thống đó; do vậy độc lập trong quyết định là không thể. Bạn chỉ được kinh doanh trong đúng lĩnh vực đã ký tại một thị trường nhất định với mức giá chung của khu vực. Đối với những người mua mong muốn có tính tự chủ trong kinh doanh thì việc ký kết các hợp đồng nhượng quyền là lựa chọn sai lầm. Hình thức kinh doanh nhượng quyền cũng khiến người nhận quyền trở nên thiếu sáng tạo trong kinh doanh. Trong một phương thức kinh doanh mà người mua chi tuân theo những sắp xếp có sẵn của người bán về cách thức quản lý kinh doanh, điều hành nhân lực, thiết kế…một cách rập khuôn thì sẽ rất khó để xuất hiện yếu tố mới mẻ bởi vì người mua đã bị quá lệ thuộc vào chủ thương hiệu. Franchise thực tế là mô hình rất dễ phát sinh tranh chấp vì đây là mô hình gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Vì thế nếu mâu thuẫn xảy ra không được thỏa thuận êm thấm hoặc quy định chặt chẽ trong hợp đồng nhượng quyền thì tranh chấp rất dễ xảy ra; bên cạnh đó các hợp đồng thường do người bán ấn định do vậy người nhận quyền cần nghiên cứu kĩ quyền lợi và nghĩa vụ khi đặt bút kí. Một điều quan trọng là các khoản phí nộp cho chủ thương hiệu không hề nhỏ, chi phí “thuê thương hiệu” cao hơn 40% so với việc doanh nghiệp tự chủ động xây dựng mô hình kinh doanh riêng. Hơn thế nữa việc kinh doanh lại phụ thuộc chặt chẽ vào uy tín của thương hiệu được nhượng quyền. Tóm lại, Franchise cũng giống như một hoạt động đầu tư thông thường, để có được quyết định đầu tư đúng đắn, việc thấu hiểu bản chất, cơ cấu và phương thức hoạt động của nó là điều rất quan trọng. Với nhà đầu tư, thì đầu tư kiến thức là khoản đầu tư rẻ, ít rủi ro và hiệu quả nhất. 3. Các hình thức nhượng quyền thương mại Dựa trên các tiêu chí khác nhau chúng ta có thể phân loại hoạt động nhượng quyền thương mại thành nhiều hình thức khác nhau. Theo tiêu chí lĩnh vực hoạt động, chúng ta có 2 hình thức: Nhượng quyền phân phối sản phẩm (Product Distribution Franchise) Theo hình thức này, người nhượng quyền cho phép người nhận quyền phân phối sản phẩm do mình sản xuất, dịch vụ của mình trong phạm vi khu vực và thời gian nhất định, sử dụng thương hiệu (brand), biểu tượng (symbol), tên nhãn hiệu (trade mark), lô gô, khẩu hiểu (slogan).. Điểm khác biệt của hình thức này là bên nhượng quyền sẽ không được nhượng lại cách thức kinh doanh. Những ngày công nghiệp sử dụng hình thức này thường là ngành sản xuất đồ thực phẩm, ngành công nghiệp ô tô, phụ tùng ô tô, xăng dầu…Nước giải khát Coca-Cola, lốp xe Goodyear, xe hơi Ford… là những ví dụ điển hình cho hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm. Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh Đây là hình thức chuyển nhượng phổ biến nhất, còn gọi là nhượng quyền kinh doanh hay nhượng quyền thương mại được đề cập trong Luật thương mại Việt Nam. Hình thức này chặt chẽ hơn so với nhượng quyền phân phối sản phẩm; trong đó bên nhượng quyền không chỉ cho phép bên nhận quyền được phân phối sản phẩm dưới thương hiệu của người nhận quyền mà còn chuyển giao kỹ thuật kinh doanh, công thức điều hành quản lý và huấn luyện nhân viên cho bên nhượng quyền. Đây là một sự khác biệt quan trọng so với phương thức trên vì bên nhượng quyền sẽ chuyển nhượng cho bên nhận quyền tất cả các yếu tố tạo nên một hệ thống đồng bộ chẳng hạn như phải chọn địa điểm kinh doanh ở đâu, chuẩn bị sản phẩm như thế nào, mua nguyên vật liệu ở đâu… Bên nhượng quyền cũng thường giúp bên nhận quyền điều hành, quản lý cơ sở nhượng quyền. Ngược lại, bên nhượng quyền sẽ nhận được một khoản phí bao gồm phí trọn gói 1 lần (fee) và phí hàng tháng dựa trên doanh số (royalty). Nếu chia theo hình thức phát triển hoạt động franchise, hình thức mà bên nhượng quyền (franchisor) mong muốn phát triển hoạt động franchise của mình, ta sẽ có những hình thức nhượng quyền dưới đây: Franchise độc quyền (master franchise)  Theo hình thức này, chủ thương hiệu cấp phép cho người mua độc quyền kinh doanh thương hiệu của mình trong một khu vực nhất định (thành phố, lãnh thổ, quốc gia…) trong một thời gian nhất định. Trong trường hợp này, người mua có thể chuyển nhượng lại cho bên thứ ba dưới hình thức franchise phát triển khu vực (area development) hay franchise riêng lẻ (single-unit franchise). Lúc này người mua franchise độc quyền sẽ thay mặt chủ thương hiệu kí kết hợp đồng nhượng quyền với bên thứ ba và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thương hiệu trong khu vực mà họ nhượng quyền. Họ cũng có thể tự mình mở các cửa hàng franchise trong khu vực mà họ đã được chuyển nhượng quyền độc quyền. Chính vì thế, họ phải chịu phí franchise khá lớn (lớn hơn phí franchise của các cửa hàng nhỏ lẻ). Ngoài ra, phần phí franchise hàng tháng thu được từ bên thứ ba sẽ được chia cho chủ thương hiệu và bên mua master franchise theo tỷ lệ thỏa thuận. Bên mua franchise độc quyền có thể sẽ thu được nhiều hơn vì họ làm tất cả các hoạt động tìm kiếm, phát triển thị trường tại khu vực mình được nhượng quyền. Franchise vùng (regional franchise) Đây là hình thức mà người mua sẽ nhận nhượng quyền từ người chủ thương hiệu hoặc người mua franchise độc quyền để bán lại cho những người mua franchise riêng lẻ (single-unit-franchise) tai khu vực (region) mà họ mua lại quyền chuyển nhượng. Hình thức này giống như trung gian giữa master franchise và single-unit franchise. Điểm khác biệt của hình thức này với hình thức franchise độc quyền là franchise vùng chỉ có thể nhượng lại quyền cho các single-unit-franchise mà không được phép mở các cửa hiệu kinh doanh thương hiệu đã mua quyền của mình. Franchise phát triển khu vực (area development franchise) Đây cũng là một hình thức trung gian của master franchise và single-unit franchise giống như franchise vùng. Tuy nhiên, điểm khác biệt với franchise vùng là người mua nhượng quyền theo hình thức này sẽ mua nhượng quyền từ chủ thương hiệu trong khoảng thời gian nhất định nhưng không được bán franchise cho các cửa hàng franchise riêng lẻ. Người mua cũng phải cam kết sẽ mở bao nhiêu cửa hàng franchise trong thời gian đó. Nếu họ muốn bán franchise lại cho bên thứ ba thì phải mua theo hình thức franchise độc quyền. Đối với hình thức này, người mua franchise phải trả một khoản phí lớn để có thể độc quyền mở các cửa hàng nhượng quyền trong một khu vực và thời gian nhất định. Franchise riêng lẻ (single-unit franchise) Hình thức này là hình thức phổ biến nhất của kinh doanh nhượng quyền. Theo đó, người nhận nhượng quyền ký kết hợp đồng mua franchise trực tiếp với người bán franchise. Người bán trong trường hợp này có thể là chủ thương hiệu, nhà độc quyền mua franchise (master franchise) hay người mua franchise vùng (regional franchise). Người mua franchise riêng lẻ được cấp quyền kinh doanh tại một địa điểm và thời gian nhất định ; đổi lại họ sẽ phải trả một khoản phí cho bên bán franchise. Sau thời gian này, hợp đồng có thể được gia hạn và người mua franchise phải trả thêm phí.Trong phương thức này người mua không được phép nhượng lại cho bên thứ ba hay tự ý mở thêm cửa hiệu kinh doanh cùng thương hiệu. Hiện nay, hầu hết các thương hiệu nổi tiếng đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam như KFC, Lotteria, Mc Donald’s… đều thông qua master franchise hay area development franchise. Người mua franchise của các thương hiệu này đêu có tiềm lực tài chính rất mạnh để có thể chịu lỗ ít nhất vài năm trong thời gian tạo dựng thị trường. Sơ đồ các hình thức kinh doanh nhượng quyền Chủ thương hiệu (Franchisor) Franchise phát triển khu vực (Area development franchise) Franchise độc quyền (Master franchise) Franchise vùng (Regional franchise) Franchise riêng lẻ (Single-unit franchise) 4. Lịch sử hình thành Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, hình thức sơ khai của lối kinh doanh nhượng quyền đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17-18 tại Châu Âu. Tuy nhiên, hoạt động franchise được chính thức thừa nhận khởi nguồn và phát triển là tại Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 19, khi mà Nhà máy Singer (sản xuất máy khâu) ký kết hợp đồng nhượng quyền kinh doanh đầu tiên cho đối tác của mình. Franchise thực sự phát triển mạnh, bùng phát kể từ sau năm 1945 (khi Thế Chiến II kết thúc), với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn và các hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sự đồng nhất về cơ sở hạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản để nhận dạng những hệ thống kinh doanh theo phương thức này. Từ những năm 60, franchise trở thành phương thức kinh doanh thịnh hành, thành công không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở những nước phát triển khác như Anh, Pháp... Sự lớn mạnh của những tập đoàn xuyên quốc gia của Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, khách sạn-nhà hàng đã góp phần “truyền bá” và phát triển franchise trên khắp thế giới. Tại Đông Nam Á, kể từ thập niên 90, nhận thấy tác động của franchise đến việc phát triển nền kinh tế quốc gia, nhiều chính sách, giải pháp phát triển kinh tế liên quan đến franchise đã được nghiên cứu, ứng dụng và khuyến khích phát triển. Năm 1992, Chính phủ Malaysia triển khai chính sách phát triển hoạt động kinh doanh nhượng quyền (Franchise development program) với mục tiêu gia tăng số lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhượng quyền, thúc đẩy và phát triển việc bán franchise ra bên ngoài quốc gia. Singapore, quốc gia láng giềng của Malaysia, cũng có các chính sách tương tự nhằm thúc đẩy, phát triển hoạt động nhượng quyền trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ như đào tạo, y tế, du lịch, khách sạn-nhà hàng... Trung Quốc cũng đang trở thành thị trường tiềm năng của các thương hiệu nước ngoài như: Mc Donald's, KFC, Hard Rock Cafe, Chilli's... đồng thời là cứ địa đầu tiên để các tập đoàn này bán franchise ra khắp Châu Á. Chính phủ Trung Quốc đã thay đổi thái độ từ e dè chuyển sang khuyến khích, nhiều thương hiệu đang được “đánh bóng” trên thị trường quốc tế thông qua các cuộc mua bán, sáp nhập nhằm chuẩn bị cho kế hoạch đẩy mạnh hoạt động nhượng quyền ra bên ngoài, được xem là một trong những động thái quan trọng để phát triển nền kinh tế vốn đang rất nóng của nước này. Ngày nay, nhiều tổ chức phi chính phủ với tôn chỉ thúc đẩy phát triển, hỗ trợ và quảng bá hoạt động franchise đã được thành lập. Điển hình là Hội đồng Franchise Thế giới (World Franchise Council), ra đời vào năm 1994, có thành viên là các hiệp hội franchise của nhiều quốc gia. Ngoài ra, một tổ chức uy tín và lâu đời nhất là Hiệp hội Franchise Quốc tế (International Franchise Association) được thành lập năm 1960, có khoảng 30.000 thành viên bao gồm các doanh nghiệp bán, mua franchise. Thông qua các tổ chức này, nhiều hoạt động có ích cho doanh nghiệp, cho các nền kinh tế quốc gia đã được thực hiện như: - Tổ chức các hội chợ franchise quốc tế - Xây dựng niên giám franchise khu vực, và trên toàn thế giới - Hợp tác xuất bản các ấn phẩm chuyên ngành, các website để cung cấp thông tin cho mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm đến franchise... - Tư vấn, hỗ trợ, hợp tác và phát triển phương thức kinh doanh franchise. Hiện nay, franchise đã có mặt trên hơn 100 khu vực kinh doanh khác nhau với 15.000 hệ thống. Trung Quốc đang dẫn đầuvới khoảng 1.900 hệ thống, tiếp theo là Mỹ với 1.500, Nhật 1.100…Người ta ước tính được rằng cứ trong 12 thương vụ kinh doanh mới thì sẽ có 1 thương vụ franchise và cứ mỗi 8 phút thì lại có thêm 1 hợp đồng franchise mới được kí kết. Việc chuyển nhượng quyền thương hiệu mở rộng ra quy mô toàn cầu sẽ đem đến những thị trường tiềm năng, cung cấp cơ hội tăng trưởng hấp dẫn cho các doanh nghiệp lựa chọn franchise như là một phương thức kinh doanh. Ở Việt Nam, franchise được xem manh nha xuất hiện vào giữa thập niên 90, khi mà đồng loạt xuất hiện hệ thống các quán cà phê Trung Nguyên trên khắp mọi miền đất nước. Mặc dù, cách làm của Trung Nguyên lúc đó không hoàn toàn là franchise, nhưng cũng phần nào thể hiện được những đặc trưng cơ bản của phương thức franchise. Hiện nay, khi nhắc đến các nhà nhượng quyền (franchisor) thành công tại ViệtNam, có lẽ người ta nghĩ ngay đến Phở 24 với việc xây dựng một hệ thống nhượng quyền chuẩn mực, mang tính hàn lâm.Phở 24 xuất hiện từ năm 2003 đã xây dựng hệ thống, tổ chức nhượng quyền đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản của hoạt động franchise: nhượng quyền có thời hạn, có thu phí nhượng quyền, tổ chức kinh doanh đặc thù, có cơ chế kiểm tra, giám sát cụ thể. Mặc khác, hoạt động quảng bá của của Phở 24 được thực hiện khá tốt và bài bản nhằm phát triển thương hiệu tại các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Lào, Myanma; Châu Âu ( Pháp, Anh, Ý, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Nga, Hà Lan); Bắc Mỹ (Mỹ, Canađa, Mê hi cô); Châu Úc (Úc, New Zealand); Trung Đông (Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập). Bên cạnh các thương hiệu nói trên, có thể kể đến Kinh Đô bakery, thời trang Ninomax, Foci, giày dép T&T... Đặc biệt T&T là một trong những doanh nghiệp đầu tiên được Bộ Thương mại cấp phép nhượng quyền sang Maysia và Úc. Đây cũng là những tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển non trẻ của lĩnh vực franchise tại Việt Nam.Thế nhưng, xét về mặt tổng thế, Việt Nam thực sự vẫn chưa có những nhà nhượng quyền tầm cở mang tính xuyên quốc gia như McDonald, KFC, Lotteria ..., việc thực hiện hoạt động nhượng quyền đa phần mang tính thử nghiệm hoặc chập chững từng bước, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. 5. Xu hướng phát triển của franchise Xu hướng ngành nghề Theo thời báo USA Today của Hoa Kỳ thì hiện nay xu hướng Franchise phát triển mạnh nhất trong 10 lĩnh vực sau: Đồ ăn nhanh (Fastfood) Dich vụ (Services) Nhà hàng (Restaurant) Xây dựng (Building and construction) Dịch vụ kinh doanh (Business services) Bán lẻ (Retail) Kinh doanh xe hơi (Automobile) Bán lẻ thực phẩm (Retail-Food) Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ (Lodging) Bảo trì bảo dưỡng (Maintenance) (Nguồn: Hiệp hội Franchise quốc tế-IFA) Trang web Entrepreneur.com đã công bố top 500 thương hiệu franchise tốt nhất của năm 2011 dựa trên các số liệu thống kê và đánh giá kết quả hoạt động tài chính từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 7 năm 2010, dẫn đầu là các thương hiệu Số tiền đầu tư nhượng quyền lần đầu 1 Hampton Hotels $3,716,000 - $13,148,800 2 ampm $1,786,929 - $7,596,688 3 McDonald's $1,057,200 - $1,885,000 4 7-Eleven Inc. $30,800 - $604,500 5 Supercuts $119,350 - $196,550 6 Days Inn $192,291 - $6,479,764 7 Vanguard Cleaning Systems $8,200 - $38,100 8 Servpro $127,300 - $174,700 9 Subway $84,300 - $258,300 10 Denny's Inc. $1,125,609 - $2,396,419 Các ngành kinh doanh trên đều đáp ứng được những tiểu chuẩn của kinh doanh nhượng quyền: Tỷ suất lợi nhuận cao Có khả năng phát triển mạng lưới nhanh trong thời gian ngắn Tuy vị trí xếp hàng có giảm sút so với năm 2009 nhưng ngành cung cấp thực phẩm – đồ ăn nhanh fastfood vẫn chiếm số lượng ưu thế trong các giao dịch franchise và thương hiệu franchise được ưa thích nhất là Mc Donald’s với 25.663 cửa hàng nhượng quyền trên toàn thế giới; tính trung bình theo khu vực là khoảng 658 cửa hàng/khu vực. 5.2 Xu hướng thị trường Trên toàn cầu có khoảng 15.000 hệ thống franchisor hoạt động trong hơn 100 khu vựckinh doanh khác nhau. Theo điều tra của Franchise thế giới, Trung Quốc đang dẫn đầuvới khoảng 1.900 hệ thống, tiếp theo là Mỹ với 1.500, Nhật 1.100… có khoảng 4.000 hệ thống ở Châu Âu , trong đó Đức, Anh, Ý và Tây Ban Nha chiếm hơn một nửa. Còn Úc,xếp thứ 9 trong danh sách này với 720 franchisor và đến nay vẫn là nước có tỷ lệ chuyểnnhượng thương hiệu cao nhất thế giới (tính theo đầu người). Tuy nhiên, ngày càng có thêm nhiều vụ chuyểnnhượng quyền sử dụng thương hiệu ở châu Á.Trung Quốc đang thu hút mạnh các nhà chuyền nhượng quyền nước ngoài với việc chiếm khoảng ¼ dân số thế giới. Mặc dù việc chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu là một trongnhững lĩnh vực kinh tế phát triển nhanh nhất ở Trung Quốc (số lượng các hệ thốngnhượng quyền thương hiệu  nhiều hơn ở Mỹ), Trung Quốc vẫn còn phải học hỏi về việcchuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và hiện nay việc này vẫn còn thực hiện chưađồng bộ. Điều này có nghĩa là việc tìm ra các đối tác đáng tin cậy, thực hiện các bước đi cần thiết để bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ đang cấp thiết hơn bao giờ hết. 5.3 Xu hướng franchise tại Việt Nam Tại Việt Nam, hiện chưa có thống kê chính thức nhưng có khoảng 70 thương hiệu cả trong lẫn ngoài nước thực hiện franchise tại Việt Nam. Qua đánh giá, Việt Nam sẽ là thị trường tiềm năng cho franchise phát triển. Trong những năm qua, nhiều tập đoàn nước ngoài đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam qua franchise, đáng chú ý nhất là các thương hiệunhư: KFC, Dilmah, Lotteria...Bên cạnh việc nỗ lực xây dựng thương hiệu riêng của mình, nhiều doanh nghiệp lớn trong nước đang có xu hướng mua quyền sử dụng thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài để nhanh chóng tạo cho mình một giá trị thương hiệu mạnh, hướng ra toàn cầu.Như thế, các doanh nghiệp song song đạt được hai mục tiêu: vừa được mang thương hiệunổi tiếng, vừa khẳng định được chất lượng hàng hóa, uy tín của doanh nghiệp mình nhờ vào thương hiệu đó.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổng quan về nhượng quyền thương mại.doc
Luận văn liên quan