Tiểu luận Tổng quan về thị trường tiền tệ - Thị trường Eurodollar (thị trường tiền gửi, cho vay)

 Nguồn huy động tiền chính của các ngân hàng Châu á là các công ty đa quốc gia ( multi natural company – MNC ) và các cơ quan chính phủ có vốn nhàn rỗi. người đi vay chủ yếu ở thị trường này là các nhà sản xuất. Chức năng cơ bản của các ngân hàng ở thị trường đô la Châu Á là kênh chuyển giao vốn giữa người gửi tiền và người đi vay. Một chức năng khác là cho vay và đi vay liên ngân hàng. Các ngân hàng có nhiều khác hàng cần vay tiền họ sẽ sử dụng thị trường liên ngân hàng để bổ sung nguồn quỹ. Các ngân hàng ở thị trường Châu Á thường vay và cho vay trên thị trường đồng tiền Châu Âu  Ở thị trường này áp dụng chủ yếu là Lãi suất SIBOR (Singapore Interbank Offering Rate). Lãi suất SIBOR (Singapore Interbank Offering Rate) hoặc LIBOR (london interbank offerring rate) lã lãi suất cho vay liên ngân hàng, nó chỉ có quan hệ gián tiếp tới yếu tố rủi ro (rủi ro hệ thống). Có hai lý do sau mà đây không trực tiếp phản ánh rủi ro hệ thống: 1. Rủi ro được đo lường bằng chỉ số riêng phản ảnh rủi ro. Rủi ro chỉ được phản ảnh gián tiếp thông qua lãi suất (rủi ro càng cao, lãi suất càng cao) 2. Lãi suất của các khoản cho vay liên ngân hàng, mà trong thực tế, trong portfolio của chúng ta có các khoản đầu tư chứng khoán, trái phiếu, v.v. nữa. Cho nên lãi suất SIBOR chẳng hạn, chỉ phản ánh lãi suất của một danh mục đầu tư nhất định thôi

pdf14 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3597 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tổng quan về thị trường tiền tệ - Thị trường Eurodollar (thị trường tiền gửi, cho vay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG EURODOLLAR (THỊ TRƯỜNG TIỀN GỬI, CHO VAY) Nhóm thực hiện : 3A Tổng quan về Thị trường tài chính quốc tế Do sự phát triển không đều về mọi mặt, đặc biệt là về kinh tế , trình độ phát triển, mức sống, thu nhập. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, để có vừa cạnh tranh, vừa hợp tác trong phát triển, các quốc gia, các công ty và các tập đoàn của các quốc gia khác nhau có nhu cần trao đổi về vốn và các yếu tố sản xuất. Thị trường trao đổi, mua bán vốn giữa các quốc gia thông qua các công cụ tài chính nhất định được gọi là thị trường tài chính quốc tế. Thị trường tài chính quốc tế ra đời và phát triển ở khắp mọi nơi và nó có vai trò như những trung gian tài chính giữa nhà cung cấp và người sử dụng vốn. từ đó hình thành các trung tâm tài chính quốc tế lớn, nơi chuyển giao, vay mượn các nguồn vốn của các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia. Phân loại thị trường tài chính quốc tế: có nhiều cách phân chia TTTCQT khác nhau tùy theo giác độ nghiên cứu:  Căn cứ vào phạm vi giao dịch: chia thành TTTC quốc gia được coi như các trung tâm tài chính quốc tê và thị trường TCQT mang tính toàn cầu  Căn cứ vào thời gian luân chuyển vốn: chia TTTCQT thành  TT tiền tệ quốc tế: là nơi giao dịch, mua bán, chuyển giao các phương tiện thanh toán, các nguồn vốn ngắn hạn vận động không tập trung ( chủ yếu có thời hạn dưới 1 năm)  TT vốn quốc tế : là nơi giao dịch, mua bán, chuyển giao các khoản vốn trung và dài hạn. nguồn vốn trung và dài hạn thường vận động tập trung thành các kênh với khối lượng lớn, tại các điểm giao dịch vốn lớn nhằm đáp ứng các nhu cầu sản xuất kinh doanh  Căn cứ vào điểm giao dịch:  Thị trường Luân đôn  Thị trường New York  Thị trường Tokyo Tổng quan về thị trường tiền tệ quốc tế: Thị trường tiền tệ quốc tế là thị trường tiến hành các hoạt động mua bán, chuyển giao, cho vay bằng ngoại tệ với thời hạn ngắn và lãi suất thích hợp. Đặc điểm của thị trường tiền tệ quốc tế - Thị trường tiền tệ quốc tế rất rộng lớn, ở bất kỳ đâu, không có vị trì địa lý được xác định chính thức của thị trường, thường 3 khu vực chính của thị trường này là Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ - Các công cụ tài chính được giao dịch trên thị trường tiền tệ quốc tế có thời hạn ngắn ( thường dưới 1 năm ) - Các công cụ trên thị trường này có tính lỏng cao, có độ an toàn lớn, các thị trường riêng biệt của các công cụ này tạo ra thị trường tiền tệ thống nhất - Chủ thể chính tham gia thị trường là các nhà đầu tư quốc tế, các doanh - nghiệp với hình thức tài chính đặc trưng là hình thức tài chính gián tiếp. các ngân hàng thương mại thường đóng vai trò trung gian tài chính. A/ Khái niệm và đặc điểm của thị trường eurodollar: 1. Khái niệm: Ta sẽ bắt đầu tìm hiểu thế nào là “eurodollar” đó là đồng đô la Mỹ sử dụng trong hoạt động tín dụng tại các nước bên ngoài nước Mỹ được gọi chung là "Eurodollar". Lúc đầu Eurodollar chỉ được áp dụng cho thị trường châu Âu, nhưng dần dần cho tới ngày nay khái niệm Eurodollar đã được đồng hoá toàn cầu. Vì đây là các khoản tiền gửi bằng đôla Mỹ tại các ngân hàng nước ngoài hoặc các chi nhánh của ngân hàng Mỹ tại nước ngoài nên bằng cách này thì những đồng eurodollar có thể tránh được các quy định của cục dự trữ liên bang). Thị trường eurodollar rất rộng lớn, ước tính tổng số lượng của thị trường vượt trên 1000 tỷ USD, trong đó hoạt động của Eurodollar chiếm tới 65 - 70% tổng doanh số họat động toàn thị trường euro currency nên theo nghĩa hẹp thì khi nói đến eurocurrency thì người ta còn hiểu đó là thị trường eurodollar. Còn theo nghĩa rộng thì thị trường eurodollar là nơi diễn ra việc trao đổi mua bán đồng tiền USD nằm ngoài nước Mỹ. Ngày nay, đối với các đồng tiền mạnh, thị trường tiền tệ đã vượt ra ngoài biên giới truyền thống vốn có của chúng, do đó, chúng ta có thể ký một tờ séc bằng Đôla Mỹ từ tài khoản mở tại ngân hàng ở Tokyo, hoặc ký một tờ séc bằng Yên Nhật từ tài khoản mở tại ngân hàng ở New York. Từ đó, dẫn đến một thực tế là: các đồng tiền khác nhau được duy trì bên cạnh nhau trên các tài khoản ngân hàng Eurodollars là khoản tiền gửi bằng Đô la Mỹ trên tài khoản ngân hàng nằm ngoài nước Mỹ (những ngân hàng nhận Eurodollars gọi là Eurobanks hay Offshore Banks). Một cách khái quát, ta có thể hiểu: Eurocurrencies là tiền gửi bằng các đồng tiền khác nhau trên tài khoản của các ngân hàng nằm ngoài nước phát hành Eurobanks là những ngân hàng nhận tiền gửi và cho vay ngắn hạn đồng tiền của một quốc gia bất kỳ, nhưng không chịu sự chi phối các qui định của Ngân hàng Trung ương phát hành đồng tiền này Eurocurrency là đồng tiền của một nước được duy trì trên tài khoản của các Eurobanks. Vì các Eurobanks không chịu sự chi phối của các quy định của NHTW phát hành đồng tiền Eurocurrency, nên các Eurocurrency được coi là đồng tiền quốc gia lưu hành “bên ngoài” nước phát hành. Sự di chuyển của những đồng bản tệ từ hệ thống ngân hàng nội địa sang các Eurobanks gọi là di chuyển từ lưu thông nội địa sang lưu thông hải ngoại.  Những nhân tố làm cho thị trường Eurodollars phát triển: Chúng ta sẽ phân tích những nhân tố làm tăng cung tiền gửi trên thị trường Eurodollars và những nhân tố làm tăng cầu tín dụng từ các Eurobanks 1/ Về cung tiền gửi Eurodollars:  Fed (Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ) khống chế trần lãi suất tiền gửi tối đa: Trong những năm 1960 và 1970, thông qua Quy chế Q,Fed khống chế trần lãi suất tối đa đối với các khoản tiền gửi tại các ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi ở Mỹ.Trong khi đó,các ngân hàng ở London và các trung tâm tài chính khác lại không bị khống chế trần lãi suất huy động USD nên trả lãi suất tiền gửi USD cao hơn và hấp dẫn được các USD chuyển sang đây.Để đối phó với Quy chế Q,nhiều ngân hàng Mỹ đã mở chi nhánh ở nước ngoài để thu hút các luồng vốn này.Nhưng quy chế này đã được dỡ bỏ(1970) và các luồng tiền USD lại trở về Mỹ.  Fed yêu cầu dự trữ bắt buộc và bảo hiểm tiền gửi: Cung tiền gửi Eurodollars tăng lên từ lợi thế của các ngân hàng Mỹ chuyển họat động ra nước ngoài để tránh Quy chế M của Fed về yêu cầu dự trữ bắt buộc(1969).Vì khoản dự trữ bắt buộc không sinh lời,nên các hoạt động ở hải ngoại chịu ít chi phí hơn do vậy đã kích thích các ngân hàng Mỹ chuyển 1 số tài khoản tiền gửi của khách hàng sang thị trường hải ngoại tự do.Do không bị khống chế Quy chế M nên các ngân hàng Mỹ ở hải ngoại có mức lãi suất cao hơn so với các ngân hàng nội địa. 2/ Về cầu tín dụng Eurodollars:  Những hạn chế vay USD tại Mỹ: Trong những năm 1960 và 1970 do có những hạn chế đối với người không cư trú trong việc tiếp cận tín dụng tại các ngân hàng ở Mỹ(nhưng các Eurobanks lại không bị hạn chế) nên đã kích thích những người này quay sang vay USD tại các Eurobanks.Đây được xem như tiền đề và là động lực cho sự phát triển tín dụng bằng Eurodollars.Năm 1965,đầu tư ra nước ngoài bị hạn chế bởi một chương trình tự nguyện nhằm kiểm soát hạn chế cho vay USD đối với các ngân hàng ở Mỹ, và đến 1968thì ch7ơng trình này trở thành bắt buộc và đã buộc nhiều người có nhu cầu vay USD chuyển hướng snag thị trường Eurodollars.  Đánh thuế thu nhập từ đầu tư vào chứng khoáng nước ngoài: (The U.S Interest Equalization Tax – IET) Đây là quy chế tiếp theo tác động làm tăng trưởng tín dụng Eurodollars, hàm ý của nólà để kích thích công dân Mỹ tiếp tục cho người nước ngoài vay, thì lãi suất người nước ngoài chào vay phải tương đối cao đủ để bù đắp chi phí thuế thu nhập (IET) nói trên. Để giảm chi phí, những người nước ngoài chuyển sang vay USD trên thị trường Eurodollars. Do tránh được thuế thu nhập (IET) nên lãi suất chào vay thực sự đã giảm xuống.. 3/ Vai trò của chênh lệch đầu vào và đầu ra hẹp: nguyên nhân chính khiến cho các hoạt động của Eurobanks thành công ngay cả sau khi Chính phủ Mỹ bãi bỏ các quy chế là: Eurobanks có khả năng trả lãi suất tiền gửi cao hơn và thu lãi suất cho vay thấp hơn so với các ngân hàng ở Mỹ. Đây là lợi thế cạnh tranh và là nguyên nhân cơ bản giúp cho các hoạt động của Eurobanks tồn tại, được ưa chuộng và phát triển.ta có sơ đồ biểu diễn lợi thế cạnh tranh của các Eurobanks: Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi tại các Eurobanks là hẹp hơn so với tại các ngân hàng ở Mỹ: Khác với các ngân hàng kinh doanh nội địa, các Eurobanks được độc lập với những quy chế kiểm soát của chính phủ, đặc biệt là không phải tham gia dự trữ bắt buộc ,các Eurobanks không phải là đối tượng phải tham gia dự trữ bắt buộc, cho nên chúng có khả năng chỉ duy trì một lượng tài sản tối ưu có mức lãi suất thấp làm tài sản dự trữ vì vậy mà các Eurobanks có thể trả lãi suất tiền gửi cao hơn và thu lãi suất cho vay thấp hơn so với các ngân hàng ở Mỹ. mức trung bình của mỗi khoản tiền gửi và mỗi khoản cho vay là rất lớn, từ hàng trăm triệu đến nghìn triệu USD có nghĩa là chi phí hoạt động trung bình liên quan đến mỗi USD nhận tiền gửi hay cho vay là rất thấp đối với các Eurobanks. Các Eurobanks tránh được đáng kể những chi phí phụ trội liên quan đến tổ chức cán bộ, hành chính và sự chậm trễ phát sinh do phải tuân theo các quy định tại mỗi ngân hàng nội địa trong khi đó các ngân hàng nội địa phải chi 1 khoản khá lớn cho các họat động này. Những hoạt động của các Eurobanks chịu sự cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ và có điều kiện dễ dàng tham gia hoạt động trên thị trường này hơn. Các Eurobanks không phải trả phí bảo hiểm tiền gửi, trong khi đó các ngân hàng Mỹ phải trả phí bảo hiểm tiền gửi. Nhìn chung, đội ngũ khách hàng được các Eurobanks cho vay đều là những khách hàng có chất lượng cao, có tỷ lệ vỡ nợ không đáng kể còn ngân hàng nội địa thì ngược lại.Nên thu thêm một khoản phí cho vay để bù đắp rủi ro, làm cho mức lãi suất cho vay bị đội lên và mức lãi suất tiền gửi giảm xuống. 4/ Thặng dư thương mại của các nước OPEC: Trên cơ sở cú sốc giá dầu những năm 73/74 và năm 78, các Eurobanks đã cho vay hỗ trợ các nước nhập khẩn dầu đang gặp khó khăn trong cán cân thanh toán quốc tế nên Eurobanks đã đóng vai trò quan trọng trong việc chu chuyển vốn nhàn rỗi từ những quốc gia xuất khẩn dầu đếnnhững nước nhập khẩn dầu đang có nhu cầu USD.Phần lớn các khoản tín dụng của Eurobanks cấp cho các nước đang phát triển đều dưới hình thức đồng tài trợ vốn(hợp vốn). 5/Vai trò thâm hụt cán cân thương mại Mỹ: Trong thời kỷ đầu phát triển,nguyên nhân tăng trưởng của thị trường Eurodollars thường được gắn với thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ.Thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ đồng nghĩa với việc người không cư trú có thu nhập bằng USD và tích lũy chúng tuy nhên nó cũng chỉ đóng vai trò mờ nhạt trong việc mở rộng tiền gửi Eurodollars. Tiền gửi Eurodollars tại các Eurobanks chỉ phát triển khi có lợi cho người gửi.Tương tự,thị trường Eurodollars cũng khôgn thể biến mất chỉ vì cán cân thương mại của Mỹ thặng dư.Chừng nào các Eurobanks còn phục vụ tiện lợi hơn và với chênh lệch lãi suất hẹp hơn so với các ngân hàng ỡ Mỹ thì thị trường Eurodollars còn phát triển và thịnh vượng. B/ Các loại công cụ tài chính Eurocurrency: I/ Tiền gửi: Trên thị trường tiền tệ bán buôn,các Eurobank nhận tiền gửi Eurocurrency có kỳ hạn và phát hành các NCD(Negotiable Certificates of Deposit-chứng chỉ tiền gửi khả nhượng) 1.Tiền gửi kỳ hạn Eurocurrency +Tiền gửi Eurocurrency chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn với mức lãi suất cố định. Đây là phương thức được các Eurobank ưa chuộng để huy đông vốn cho vay. +Việc rút vốn trước hạn từ tiền gửi cố định sẽ phải chịu lãi phạt. Lãi suất tiền gửi Euro tương ứng với các kỳ hạn từ 1 ngày đến vài năm, tuy nhiên kỳ hạn chuẩn mực là 1,2,3,6,9 và 12 tháng. +Ngoài các đồng tiền quốc gia chủ yếu, tiền gửi Euro bằng SDR (Special Drawing Rights-quyền rút vốn đặc biệt) cũng được hình thành.Các SDR là tiền tệ do IMF phát hành với hình thức 1 loại tài sản dự trữ của các NHTW,được giới thiệu lần đầu tiên bởi Chemical Bank ở London. Cũng như các loại tiền gửi Euro khác, tiền gửi SDR phần lớn là tiền gửi có kỳ hạn và không chuyển nhượng được. 2.Chứng chỉ tiền gửi Eurocurrency khả nhượng-NCD +Một phần nhỏ tài sản nợ của các Eurobank không phải là tiền gửi có kỳ hạn, mà là các NCD,được các Eurobank huy động với mệnh giá tối thiểu là 500.000USD, thường là 1 triệu USD. NCD (Negotiable Certificates of Deposit - Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được) +Khác với tiền gửi có kỳ hạn,NCD có khả năng lưu thông nên dễ dàng mua bán lại trên thị trường thứ cấp,điều này làm cho NCD có tính thanh khoản cao hơn so với tiền gửi kỳ hạn.Tuy nhiên các Euro NCD không phải bằng USD lại có tính thanh khoản không cao. +Thị trường NCD bắt đầu hoạt động tại London với đồng Eurodollar vào năm 1967. Tính theo Eurodollar,các NCD chiến khoảng 20% nguồn vốn của các Eurobank,80% còn lại là tiền gửi có kỳ hạn thông thường. +Từ năm 1981,một số ngân hàng tại London như Barclays Bank International,Chemical Bank,Hong Kong Bank…đã huy động SDR bằng phương thức phát hành NCD như các loại tiền gửi kỳ hạn khác. Sự tiện lợi của tiền gửi Eurodollar: Trong những năm cuối 1960 eurodollar tăng trưởng mạnh do sự tiện lợi của chúng.Eurodollars tiện lợi hơn nhiều so với những USD nằm trên tài khoản tại các ngân hàng ở Mỹ. Những công dân Châu Âu và những công dân khác không phải công dân Mỹ có những khoản thu và chi thường bằng USD không bằng nhau tại mỗi thời điểm. Rủi ro hoạt động của thị trường Eurodollar không những ảnh hưởng gián tiếp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của nước chủ quyền đồng tiền này. Một trong những mối quan tâm chính đến thị trường Eurodollar là thị trường này bao gồm một khối lượng khổng lồ nguồn vốn có khả năng tạo tín dụng nhưng lại không có bất cứ một quy chế điều chỉnh nào. VD: những người nước ngoài không phải công dân Mĩ có những khoản thu và chi bằng USD.Khi có nhu cầu sử dụng họ có thể bán USD lấy nội tệ hay đổi nội tệ lấy USD.Tuy nhiên sẽ phải chịu phí giao dịch là chênh lệch tỷ giá mua-bán và các rủi ro tỷ giá.Vì thế sẽ hiệu quả và thuận lợi hơn nhều nếu họ kí gửi USD tại 1 NH ở xung quanh họ ngay tại nước bản địa mà không phải nước Mĩ. Điều này trở thành động lực khiến cho thị trường Eurocurrency phát triển nhanh chóng. 3.Các loại giao dịch trên thị trường tiền gửi: a. Giao dịch qua đêm: (J+1, Overnight, O/N). Tức là giao dịch mà ngày vay vốn là ngày hôm nay (ngày J), ngày trả nợ là ngày hôm sau (J+1). b. Giao dịch ngày mai (J+2, Tomorrow next, tomnext). Ký hiệu T/N. Tức ngày thỏa thuận là ngày hôm nay (ngày J), ngày giao vốn là ngày mai (J+1), ngày trả nợ là ngày (J+2). c. Giao dịch ngày kia (J+3, Spot next, S/N)Tức là ngày thỏa thuận là ngày hôm nay (ngày J), ngày giao vốn là ngày (J+2), ngày trả nợ là ngày mốt (J+2+1). d. Giao dịch cho kỳ hạn thứ n Là giao dịch mà ngày thỏa thuận là ngày hôm nay (ngày J), ngày giao vốn là ngày J+2, ngày trả nợ là ngày (J+2+n). II/ Cho vay: 1/ Tín dụng tiền tệ : là khoản cho vay bằng tiền tệ Euro ngắn hạn (hiện nay là cả trung hạn) mà các Eurobank cấp cho các doanh nghiệp, các ngân hàng, các chính phủ và các tổ chức quốc tế. Các khoản vay này được thực hiện bằng loại tiền không phải là đồng bản tệ của quốc gia mà Eurobank thường liên kết nhau thành một tổ hợp đồng tài trợ để chia sẻ rủi ro. Các khoản tiền cho vay trên thị trường Eurodollar, thông thường là khoản một triệu đô Mỹ hoặc hơn 2/ Các khoản vay đồng tài trợ bằng đồng tiền châu âu:  Mặc dù thị trường đồng tiền Châu Âu tập trung vào các giao dịch có số lượng lớn nhưng đôi khi không một ngân hàng Châu Âu đơn lẻ nào có thể đáp ứng nổi một số lượng theo yêu cầu của một công ty hoặc cơ quan chính phủ nào đó. Trong trường hợp này, một nhóm ngân hàng sẽ đứng ra dàn xếp giao dịch này, cùng đồng thời cho vay. Một ngân hàng đứng đầu chịu trách nhiệm thương lượng với khách hàng, các ngân hàng khác tham gia tài trợ cho khoản nợ này. Nhóm ngân hàng này thường được hình thành trong khoản 6 tuần hoặc ít hơn hếu khách hàng là một tổ chức có tên tuổi, bởi rủi ro tín dụng trong trường hợp này sẽ được thẩm định một cách nhanh chóng.  Người đi vay phải gánh chịu nhiều khoản chi phí cho bên cạnh lãi suất của khoản nợ vay. Bao gồm: chi phí chi trả cho việc tổ chức các ngân hàng đồng tài trợ và bảo lãnh vay. Them vào đó là khoảng 0,25 – 0,5% được trả hàng năm cho việc gia hạn tín dụng  Các khoản vay tài trợ được định danh bằng nhiều đồng tiền khác nhau. Lãi suất phụ thuộc vào đồng tiền định khoản vay, thời gian đáo hạn, và khả năng trả nợ của đơn vị đi vay. Và thường được điều chỉnh theo biến động của lãi suất cho vay lien ngân hàng có thể điều chính 6 tháng đến 1 năm 1 lần  Các khoản cho vay đồng tài trợ làm tăng khả năng hoàn trả các khoản vay một cách nhanh chóng 3/ Lãi suất:  Điểm quan trọng nhất của thị trường tiền Châu Âu là việc vay, cho vay được dựa trên cơ sở lãi suất thả nổi. Lãi suất cho vay đối với chính phủ và các cơ quan chính phủ, những tập đoàn, cho đến các ngân hàng được định trên lãi suất biên tế cố định (fixed margin) trên LIBOR (London Interbank Offer Rate-LIBOR) cho 1 thời hạn và 1 đồng tiền chọn trước. Tới mỗi cuối hạn kỳ, lãi suất cho kỳ tới được tính ở mức lãi suất biên tế cố định trên LINOR mới..  Hay có thể nói : Mức lãi suất quan trọng nhất trên thị trường Eurodollar là lãi suất cho vay liên ngân hàng tại London.Lãi suất này được coi là chuẩn bị cho mọi giao dịch về ký thác và cho vay trong ngày.Những người đi vay phi ngân hàng thường phải trả lãi suất cao hơn LIBOR. Mức chênh lệch phụ thuộc vào hệ số tín nhiệm của người vay và các phí giao dịch của Eurobank. Người có tiền gửi chỉ được hưởng lãi suất thấp hơn LIBOR. Lúc đầu, mức lãi suất tiền gửi và cho vay trên thị trường Eurobank là cố định trong suốt thời gian gửi tiền hay cho vay. Về sau lãi suất thả nổi được thực hiện phổ biến với các khoản tiền gửi hay cho vay từ 6 tháng trở lên và được điều chỉnh định kỳ 3 hay 6 tháng một lần. Trong những năm gần đây, tỉ giá chào của thị trường London được coi như điểm chuẩn cho tiền vay của Eurobank market. Tuy nhiên, nhiều công ty lớn và một số ngân hàng có thể vay được từ thị trường này với lãi suất thấp hơn LIBOR nhiều, do uy tín của họ rất lớn  Đối với các thị trường tiền tệ EURO trên thị trường Châu Âu, lãi suất cho vay cơ bản là LIBOR, tức là lãi suất giữa các ngân hàng lớn ở Luân Đôn vào lúc 11h, giờ Luân Đôn  Lãi suất vay áp dụng là: LIBOR + X% Trong đó: X là biên độ biên độ lãi suất công thêm độ phụ thuộc vào uy tín của khách hàng vay. Như vậy trong giao dịch tín dụng của ngân hàng, các ngân hàng phải xác định phụ phí và lãi suất thị trường đối với từng khách hàng sau khi đã thương lượng, phụ phí này là thù lao của việc cung cấp dich vụ của ngân hàng. Các phụ phí này được biểu hiện theo tỉ lệ % và cố định cho tới khi thương lượng lại và chúng khác nhau đối với từng khách hàng cũng như đối với từng ngân hàng LÃI SUẤT LIBOR 20/03/2009 Kỳ hạn USD EUR JPY CHF GBP 1 tháng 0,52313 1,20146 0,48500 0,25000 1,12875 2 tháng 0,97063 1,40107 0,56125 0,32500 1,58625 3 tháng 1,22688 1,60321 0,61500 0,41000 1,75875 6 tháng 1,74125 1,76607 0,77625 0,55333 1,98000 12 tháng 2,00625 1,91118 0,95000 0,86500 2,15313 Theo nguồn : www.thitruonggiaca.com.vn/  Lãi suất biên tế, hoặc mức chênh lệch giữa chi phí vốn của ngân hàng cho vay và lãi suất tính cho người vay, thay đổi tùy theo người vay và được tính dựa trên cơ sở rủi ro có thể có từ người vay. Đặc biệt mức này có thể từ dưới 0,5% đến 3% với mức trung bình từ 1-2% tùy nơi. Đáo hạn của khoản vay cũng có thể từ 3-10 năm. Các đáo hạn thường thay đổi theo thời gian, lúc đầu thường khoản 5 năm, ngày nay thì từ 8 hay 10 năm cho người vay lần đầu tiên. Người cho vay trên thị trường này hầu hết là những ngân hàng độc quyền. Với bất kỳ món vay đơn giản nào đều có một số ngân hàng tham gia tạo nên một liên kết. Ngân hàng gốc của món nợ thường sẽ quản trị hiệp hội này. Ngân hàng này, ngược lại có thể mời 1-2 ngân hàng khác cùng quản lý món nợ này với mình.  Các nhà quản lý sẽ tính cho người vay toàn bộ phí một lần từ 0,25%- 1% giá trị món nợ, tùy thuộc vào mức vay và loại vay. Một phần phí này được các nhà quản lý giữ lại, phần còn lại được chia ra cho các ngân hàng tham gia (bao gồm cả những ngân hàng quản trị_ tùy theo số tiền mà mỗi ngân hàng cung cấp.  Thực hiện tín dụng. Thời hạn mà người vay có thể nhận lại vốn gốc nợ và thời hạn trả trước có thể thay đổi theo nhu cầu của người vay. Phí cam kết vào khoản 0,5%/ năm được trả trên phần cân đối không sử dụng và người ta cũng có thể trả tiền vay trước thời hạn, tuy nhiên đối với một vài trường hợp thì việc trả trước này có thể bị phạt.  Lãi suất trên thị trường này phụ thuộc: + đồng tiền giao dịch + Thời hạn giao dịch + Chiều giao dịch 4/ sự tiện lợi của thị trường cho vay: Những tiện lợi của tín dụng Eurodollars cũng giống như những tiện gửi của tiền gừi Eurodollars. Tín dụng Eurodollars thường tiện dụng hơn nhiều so với tín dụng ở các ngân hàng ở Mỹ cấp. Điều này đúng đối với tín dụng bằng Eurocurrency khác, bời các ngân hàng hải ngoại biết rỗ độ tính nhiệm và năng lực của khách hàng trên cùng địa bàn hoạt động. kết quả thay vì đi vay USD tại New York, GBP tại London … những người có nhu cầu có thể đi vay đồng tiền cần thiết trên chính địa bàn của họ C/ Thị trường đô la Châu Á:  Định nghĩa thị trường đồng tiền Châu Âu có thể được mở rộng khi các ngân hàng Châu Á chấp nhận các khoản tiền được gửi và cho vay bằng các loại ngoại tệ ( hầu hết là đôla ) với tên gọi là thị trường đô la Châu Á ( asiadollar market ). Hầu hết các hoạt động của thị trường này diễn ra ở Hoongkong và Singapore.  Nét khác nhau cơ bản của thị trường đô la Châu Á và thị trường đồng tiền Châu Âu là địa điểm. Cũng giống như thị trường đồng tiền Châu Âu, thị trường đô la Châu Á tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh sử dụng đô la Mỹ ( hoặc các đồng tiền ngoài nước khác) như là một trung gian thanh toán trong thương mại quốc tê. Những hoạt động kinh doanh này phụ thuộc vào ngân hàng châu âu vì sự bất tiện về khoảng cách và sự chênh lệch múi giờ  Nguồn huy động tiền chính của các ngân hàng Châu á là các công ty đa quốc gia ( multi natural company – MNC ) và các cơ quan chính phủ có vốn nhàn rỗi. người đi vay chủ yếu ở thị trường này là các nhà sản xuất. Chức năng cơ bản của các ngân hàng ở thị trường đô la Châu Á là kênh chuyển giao vốn giữa người gửi tiền và người đi vay. Một chức năng khác là cho vay và đi vay liên ngân hàng. Các ngân hàng có nhiều khác hàng cần vay tiền họ sẽ sử dụng thị trường liên ngân hàng để bổ sung nguồn quỹ. Các ngân hàng ở thị trường Châu Á thường vay và cho vay trên thị trường đồng tiền Châu Âu  Ở thị trường này áp dụng chủ yếu là Lãi suất SIBOR (Singapore Interbank Offering Rate). Lãi suất SIBOR (Singapore Interbank Offering Rate) hoặc LIBOR (london interbank offerring rate) lã lãi suất cho vay liên ngân hàng, nó chỉ có quan hệ gián tiếp tới yếu tố rủi ro (rủi ro hệ thống). Có hai lý do sau mà đây không trực tiếp phản ánh rủi ro hệ thống: 1. Rủi ro được đo lường bằng chỉ số riêng phản ảnh rủi ro. Rủi ro chỉ được phản ảnh gián tiếp thông qua lãi suất (rủi ro càng cao, lãi suất càng cao) 2. Lãi suất của các khoản cho vay liên ngân hàng, mà trong thực tế, trong portfolio của chúng ta có các khoản đầu tư chứng khoán, trái phiếu, v.v. nữa. Cho nên lãi suất SIBOR chẳng hạn, chỉ phản ánh lãi suất của một danh mục đầu tư nhất định thôi LÃI SUẤT SIBOR 20/03/2009 Kỳ hạn USD SGD 1 tháng 0,53000 0,43750 2 tháng 0,96400 0,50000 3 tháng 1,21500 0,59375 6 tháng 1,74000 0,71875 9 tháng 1,86600 0,78125 12 tháng 2,00200 0,87500

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcd8_9711.pdf
Luận văn liên quan