Triết học cổ điển Đức bắt đầu từ Kant, kết thúc bằng Feuerbach. Tuy chỉ tồn
tại trên diễn đàn tư tưởng hơn một thế kỷ, s ong triết học cổ điển Đức đã có nhiều
đóng góp cho lịch sử triết học nhân loại và gây nên một tiếng vang lớn về phương
diện chính trị - xã hội - giáo dục.
Chủ nghĩa duy vật nhân bản của Feuerbach phản ánh tiếng nói tri ân của thời
đại khai sáng, đang bước sang phần kết của nó - đó là một gia i đoạn lịch sử mà con
người vươn lên đòi quyền sống của mình, đòi lại tất cả những gì mình bị chế độ
phong kiến chuyên chế và giáo hội tước đoạt trước đó. Dưới ảnh hưởng của nhiều
trường phái sinh lý học đương thời, Feuerbach đã tiếp cận con người như một thực
thể sinh học, theo ông con người có đầy đủ mọi khát vọng tự nhiên như ăn, uống,
sinh hoạt giới tính, biểu hiện tâm tư tình cảm, ước muốn,. những nhu cầu tự nhiên
đó của con người là cơ sở sinh học tạo nên đời sống hiện thực vốn có của nó.
12 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3061 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Triết học Chủ nghĩa duy vật nhân bản phơiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
Viện Đào tạo Sau đại học
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHƠIƠBẮC VÀ VAI TRÒ CỦA
NÓ ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC
Học viên thực hiện: Nguyễn Trọng Nhân
(Học viên học ghép: Đêm 6, QTKD, K20)
Nhóm: 09
Lớp: Đêm 3 – QTKD
Khóa: 22
Giảng viên phụ trách: TS.Bùi Văn Mưa
TP.HCM, tháng 12/2012
LỜI MỞ ĐẦU
Ludwig Andreas Feuerbach, triết gia người Đức, một trong những nhà lý luận
của học thuyết vô thần, nhà duy vật nổi tiếng cổ điển Đức (1804 - 1872) và cũng là
đại diện vĩ đại cuối cùng của triết học cổ điển Đức. Người có công lao to lớn đấu
tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, phục hồi và phát triển chủ nghĩa duy
vật trong thời kỳ chuẩn bị cách mạng tư sản Đức (1848).
Feuerbach là nhà triết học duy vật vì ông khẳng định vật chất là tính thứ nhất;
thức, tư duy là tính thứ hai. Song là nhà duy vật nhân bản, ông coi con người là sản
phẩm cao nhất của giới tự nhiên, vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại là vấn đề bản
chất con người, vì thế đây là đối tượng duy nhất, phổ biến và cao nhất của triết học.
Chủ nghĩa duy vật nhân bản của Feuerbach là đóng góp to lớn vào cuộc đấu tranh
chống lại việc giải thích duy tâm, nhị nguyên luận, thậm chí cả chủ nghĩa duy tâm
tầm thường về vấn đề con người. Song, nguyên l ý nhân bản của Feuerbach không
triệt để, vì ông hiểu con người chỉ là những cá nhân trừu tượng, là thực thể thuần túy
tự nhiên - sinh vật. Ông không thấy được mặt xã hội của con người trong hoạt động
biến đổi thực hiện thực.
Mục đích của bài tiểu luận này nhằm tìm hiểu về chủ nghĩa duy vật nhân bản
Feuerbach và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác.
Tài liệu nghiên cứu dựa trên các bài giảng của TS Bùi Văn Mưa và một số tài
liệu trên báo chí và trên Internet.
Trân trọng !
2
CHƯƠNG I
LỊCH SỬ RA ĐỜI CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN FEUERBACH
1.Tiểu sử Feuerbach:
- Ludwig Feuerbach (1804-1872) - đại biểu cuối cùng của triết học cổ điển
Đức, nhà cải cách kiên cường của nền triết học Đức - nhà duy vật và khai sáng.
- L.Feuerbach sinh trưởng trong một gia đình trí thức có tên tuổi. Năm 1823
với mục đích nghiên cứu tôn giáo, Feuerbach vào học tại khoa thần học của trường
đại học Heidelberg, nhưng sau một năm lại rời khoa thần học và chuyển đến Berlin,
nơi Hegel đang giảng triết học. Chẳng mấy chốc Feuerbach trở thành người học trò
nghiêm túc của Hegel.
- Năm 1841 Feuerbach cho ra mắt tác phẩm chính “Bản chất đạo Cơ đốc”, ấn
tượng mà nó đem lại thật to lớn. Những năm tiếp theo ông viết “Luận cương khởi
đầu về cái cách triết học” (1842), “Các luận điểm triết học cơ bản của tương
lai”(1843), Feuerbach đứng bên lề của diễn biến cách mạng 1848, tỏ ra là người thu
động về chính trị, mặc dù hoan nghênh tinh thần dân chủ tư sản của cuộc cách mạng
đó. Thời kỳ cách mạng Feuerbach viết và công bố một vài tác phẩm nhưng chẳng
mấy ai chú ý.
- Ông mất năm 1872, tức là sau công xã Paris(1871) thất bại.
2.Chủ nghĩa duy tâm của Heghen & những ảnh hưởng đối với FeuerBach.
Phép biện chứng duy tâm của Hêghen là một trong những hình thức cơ bản,
là đỉnh cao trong sự phát triển của phép biện chứng trước Mác, phản ánh hoàn cảnh
lịch sử đặc biệt, đầy mâu thuẫn của xã hội Đức và tính chất hai mặt của giai cấp tư
sản Đức trước cách mạng tư sản. Quan điểm phát triển là tư tưởng cơ bản, xuyên
suốt triết học của Hêghen. Hêghen đã coi sự đồng nhất giữa tư duy và tồn tại dưới
những tên gọi như: “ý niệm tuyệt đối”, “lý tính thế giới”, “tinh thần thế giới” là bản
nguyên của mọi hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội. Sự đồng nhất giữa tư duy
và tồn tại theo Hêghen không phải là sự đồng nhất tuyệt đối, siêu hình, mà là sự
đồng nhất bao hàm sự khác biệt. Chính mâu thuẫn giữa đồng nhất và khác biệt đã
3
làm cho bản nguyên của thế giới - “ý niệm tuyệt đối” có tính tích cực và hoạt động.
Sự hoạt động của “ý niệm tuyệt đối” thể hiện qua ba giai đoạn phát triển. Trên cơ sở
chủ nghĩa duy tâm khách quan, ngoài việc phát triển học thuyết về các quy luật và
các phạm trù cơ bản của phép biện chứng, lần đầu tiên Hêghen đã nghiên cứu các
tắc cơ bản của logic biện chứng. Chính Hêghen đã đặt vấn đề về sự thống nhất giữa
phép biện chứng, logic học và lý luận nhận thức. Hêghen coi logic học là khoa học
về mối liên hệ biện chứng của các khái niệm, là khoa học “ mô tả lĩnh vực tư tưởng...
trong sự hoạt động nội tại của bản thân nó, hay nói một cách khác, trong sự phát
triển tất yếu của nó”.
Triết học của Hêghen và triết học của Feuerbach là hai nguồn gốc trực tiếp
về lý luận của triết học Mác. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã kế thừa hạt nhân
hợp lý trong triết học Heeghen là phép biện chứng, cải tạo nó trên tinh thần của chủ
nghĩa duy vật, biến nó thành phép biện chứng duy vật như là học thuyết khoa học về
các quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Cũng chính nhờ chủ nghĩa
duy vật của Feuerbach đã giúp Mac và Angghen đoạn tuyệt với chủ nghĩa duy tâm
của Heeghen và phái Heghen trẻ. Mac và Angghen đã cải tạo chủ nghĩa duy vật của
Feuerbach phát triển lên một hình thức mới cao nhất đó là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
4.Vài nét về Chủ nghĩa duy vật của Feuerbach
Feuerbach là đại diện vĩ đại cuối cùng của triết học cổ điển Đức. Người có
công lao to lớn đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, phục hồi và phát
triển chủ nghĩa duy vật trong thời kỳ chuẩn bị cách mạng tư sản Đức (1848).
Feuerbach là nhà triết học duy vật vì ông khẳng định vật chất là tính thứ nhất;
ý thức, tư duy là tính thứ hai. Song là nhà duy vật nhân bản, ông coi con người là
sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên, vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại là vấn đề
bản chất của con người, vì thế, đây là đối tượng duy nhất, phổ biến và cao nhất của
triết học. Chủ nghĩa duy vật nhân bản của Feuerbach là đóng góp to lớn vào cuộc
4
đấu tranh chống lại việc giải thích duy tâm, nhị nguyên luận, thậm chí cả chủ nghĩa
duy tâm tầm thường về vấn đề con người. Song, nguyên lý nhân bản học của
Feuerbach không triệt để, vì ông hiểu con người chỉ là những cá nhân trừu tượng, là
thực thể thuần túy tự nhiên - sinh vật. Ông không thấy được mặt xã hội của con
người trong hoạt động biến đổi hiện thực.
5
CHƯƠNG II
NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN FEUERBACH
1. Quan điểm về con người
a. Mối quan hệ của con người với tự nhiên
- Feuerbach cho rằng, con người không phải là sản phẩm của thượng đế như
các nhà thần học quan niệm, nó cũng không phải là sự tha hoá của ý niệm tuyệt đối
như Hêgen nói, mà là sản phẩm của giới tự nhiên, ông viết: "Giới tự nhiên là ánh
sáng, điện từ, từ tính, không khí, nước, lửa, đất, động vật, thực vật, là con người, bởi
vì con người là một thực thể hoạt động thiếu tự chủ và vô thức". Như vậy, sự phát
sinh và tồn tại của con người cũng giống như sự phát sinh và tồn tại của của các hiện
tượng tự nhiên khác, chỉ có điều khác là: con người là sản phẩm tiến hoá cao nhất
của giới tự nhiên, là một sinh vật bậc cao, có tính vượt trội so với các loài động vật
khác ở đời sống tinh thần của nó.
Toàn bộ mối quan hệ giữa giới tự nhiên và con người phản ánh mối quan hệ
giữa thế giới vô cơ và thế giới hữu cơ, phản ánh tiến trình tiến hoá của sự sống, theo
nghĩa thế giới vô cơ là t iền đề, là cơ sở nền tảng của mọi sự sống nói chung, của đời
sống con người nói riêng.
b. Mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại
- Feuerbach cho rằng, con người là một sinh vật có hình thể vật lý -sinh lý ở
trong không gian và thời gian, nhờ vậy nó có năng lực quan sát và suy nghĩ vượt trội
so với các loài sinh vật khác. Bản chất con người là một cái gì đó thống nhất toàn
vẹn giữa hai phương diện thể xác (tồn tại) và tinh thần (tư duy). Sự thống nhất toàn
vẹn này đảm bảo cho con người có thể tồn tại và phát triển như một sinh vật cao
nhất, hoàn thiện nhất trong mọi sinh vật hiện có.
- Feuerbach đã thừa nhận một cách dứt khoát rằng quan hệ thực sự của tồn tại
đối với tư duy là tồn tại - chủ thể, tư duy - thuộc tính. Tư duy xuất phát từ tồn tại,
chứ không phải tồn tại xuất phát từ tư duy… cơ sở của tồn tại nằm ngay trong tồn tại
chính là cảm tính, là nguyên lý trí tuệ là sự tất yếu và chân lý...bản chất của tồn tại
với tư cách một tồn tại chính là bản chất của giới tự nhiên.
6
c. Mối quan hệ giữa con người với con người
Sau khi công nhận một cách dứt khoát rằng, tồn tại là chủ thể, tư duy là thuộc
tính, ý thức là sản phẩm của bộ óc con người, Feuerbach đi đến việc tìm hiểu sâu
hơn bản chất tự nhiên - sinh học của con người. "Bản chất chung của con người là gì?
Những nhân tính cơ bản trong con người là gì? Đó là lý tính, ý chí và trái tim. Con
người hoàn thiện có năng lực tư duy, sức mạnh ý chí và nguồn lực tình cảm. Năng
lực tư duy chính là ánh sáng của nhận thức, sức mạnh của ý chí chính là năng lượng
của tính cách, nguồn lực tình cảm chính là tình yêu...
d. Mối quan hệ giữa con người với thần
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa nhân bản, Feuerbach cho rằng yếu tố
quan trọng hàng đầu tạo tiền đề cho sự xuất hiện tôn giáo đó là trạng thái tâm lý của
con người. "Thượng Đế không phải là thực thể sinh lý hay thực thể vũ trụ-
Feuerbach viết- mà là thực thể tâm lý". Feuerbach viết "Tôn giáo là giấc mơ của tinh
thần con người nhưng trong giấc mơ đó chúng ta không phải ở trên bầu trời mà ở
trên mặt đất trong vương quốc của hiện thực, chúng ta nhìn thấy các đối tượng của
hiện thực không phải trong thế giới thực tế của tính tất yếu mà là trong thế giới say
mê của trí tưởng tượng và sự kỳ quặc. Nhiệm vụ của tôi là bóc trần bản chất đích
thực của tôn giáo và triết học tư biện hay thần học, chuyển thế giới nội tâm ra thế
giới bên ngoài, nghĩa là biến đối tượng tưởng tượng thành đối tượng hiện thực".
Trên tinh thần như vậy, ông phê phán các quan điểm cho rằng, tôn giáo là hiện
tượng có tính ngẫu nhiên hoặc có tính bẩm sinh.
Theo Feuerbach, tình cảm tôn giáo cũng như các ý niệm và biểu tượng của nó
luôn thay đổi theo sự thay đổi của lịch sử xã hội loài người. Tử lập trường của chủ
nghĩa nhân bản, Feuerbach cho rằng, trong con người luôn có những ham muốn, nhu
cầu, khát vọng và thái độ ích kỷ. Feuerbach viết "Tôn giáo là sự phản ánh thời thơ
ấu của nhân loại hay trong tôn giáo con người là đứa trẻ. Đứa trẻ không thể thực
hiện ý muốn của mình bằng sức mạnh của nó, phải nhờ đến một tồn tại mà nó cảm
7
thấy lệ thuộc... tôn giáo có nguồn gốc xuất hiện, có chỗ đứng chân chính, có ý nghĩa
trong thời thơ ấu của nhân loại".
2.Quan điểm về tự nhiên
Đời sống của người nguyên thuỷ hàng ngày bắt phải tiếp xúc với muôn vàn
sự vật, hiện thể tượng đa dạng của giới tự nhiên như mặt trăng, mặt trời, sấm sét,
bão lụt, giông tố, sông sâu, biển rộng, núi non hiểm trở, rừng rậm, cây cao... và lẽ đó
nhiên là con người phải lệ thuộc vào chúng để tồn tại. Từ đó làm phát sinh tâm lý
hay tình cảm trong con người đối với giới tự nhiên: "Điều mục đầu tiên của tôi trong
Bản chất của tôn giáo có thể nói một cách vắn tắt là: cơ sở của tôn giáo là tình cảm
về sự lệ thuộc của con người. Trong ý nghĩa đầu tiên, giới tự nhiên chính là đối
tượng của tình cảm lệ thuộc này. Vì vậy, giới tự nhiên nói chung là khách thể đầu
tiên của tôn giáo".
3.Quan điểm về xã hội
Con người bình đẳng như chính thiên nhiên tạo ra. Vấn đề này trong triết học
cận đại đề cập nhiều, nhưng đến Feuerbach mang thêm nhiều nét đặc trưng, thể hiện
tâm trạng của tầng lớp tiến bộ trong giai cấp tư sản Đức. Nếu con người bình đẳng
với nhau theo bản chất tự nhiên của mình, thì mọi đặc quyền đặc lợi đẳng cấp trên
đều trái với tự nhiên, do đó cần phải loại trừ.
4.Quan điểm về tôn giáo
Phân tích một cách toàn điện về nguồn gốc phát sinh của tôn giáo, Feuerbach
kết luận: "Không phải Thượng đế đã sáng tạo nên con người theo hình đáng của
mình như đã miêu tả trong Kinh thánh, mà chính con người đã sáng tạo nên Thượng
đế theo hình dáng của mình... mọi Thượng đế đều là tồn tại được sáng tạo nên bằng
tư tưởng. Con người u sầu, ốm yếu phản ánh tâm trạng của mình trong hình ảnh một
Thượng đế tương tư, con người vui vẻ thì ngược lại, họ miêu tả Thượng đế với bộ
mặt tươi tỉnh, sáng ngời. Tính đa dạng của con người quy định tính đa dạng của
Thượng đế".
8
CHƯƠNG III
VAI TRÒ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN FEUERBACH ĐỐI
VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC
Tuy không có những công trình triết học đồ sộ như Kant và Hêghen, song
những gì mà Feuerbach để lại cho di sản văn hóa nhân loại là vô cùng quý giá. Cùng
với phép biện chứng duy tâm của Hêghen, chủ nghĩa duy vật siêu hình của
Feuerbach đã trở thành một tiền đề đề lý luận quan trọng cho sự hình thành triết học
Mac. Tuy nhiên C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ tiếp nhận những hạt nhân hợp lý, những
nhân tố duy vật trong hệ thống triết học của hai nhà tiền bối này, mà phê phán
những hạn chế, lọc bỏ tất cả những yếu tố bất hợp lý của họ như tính duy tâm khách
quan, tính bảo thủ (Hêghen ) phương pháp pháp nhìn nhận siêu hình về xã hội
(Feuerbach).
Cũng chính nhờ chủ nghĩa duy vật của Feuerbach đã giúp Mác và Ăngghen
đoạn tuyệt với chủ nghĩa duy tâm của Hêghen và phái Hêghen trẻ. Mác và Ăngghen
đã cải tạo chủ nghĩa duy vật của Feuerbach phát triển lên một hình thức mới cao
nhất đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
9
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN
Triết học cổ điển Đức bắt đầu từ Kant, kết thúc bằng Feuerbach. Tuy chỉ tồn
tại trên diễn đàn tư tưởng hơn một thế kỷ, song triết học cổ điển Đức đã có nhiều
đóng góp cho lịch sử triết học nhân loại và gây nên một tiếng vang lớn về phương
diện chính trị - xã hội - giáo dục.
Chủ nghĩa duy vật nhân bản của Feuerbach phản ánh tiếng nói tri ân của thời
đại khai sáng, đang bước sang phần kết của nó - đó là một giai đoạn lịch sử mà con
người vươn lên đòi quyền sống của mình, đòi lại tất cả những gì mình bị chế độ
phong kiến chuyên chế và giáo hội tước đoạt trước đó. Dưới ảnh hưởng của nhiều
trường phái sinh lý học đương thời, Feuerbach đã tiếp cận con người như một thực
thể sinh học, theo ông con người có đầy đủ mọi khát vọng tự nhiên như ăn, uống,
sinh hoạt giới tính, biểu hiện tâm tư tình cảm, ước muốn,... những nhu cầu tự nhiên
đó của con người là cơ sở sinh học tạo nên đời sống hiện thực vốn có của nó.
Cũng chính nhờ chủ nghĩa duy vật của Feuerbach đã giúp Mác và Ăngghen
đoạn tuyệt với chủ nghĩa duy tâm của Hêghen và phái Hêghen trẻ. Mác và Ăngghen
đã cải tạo chủ nghĩa duy vật của Feuerbach phát triển lên một hình thức mới cao
nhất đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
.
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1: Giáo trình Triết học – Nhà xuất bản Lý luận chính trị (2006)
2: Triết học phần I&2 (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không
thuộc chuyên ngành triết học ( TS Bùi Văn Mưa làm chủ biên , LHNB, Trường ĐH
Kinh tế TPHCM, 2010).
3: Các Bài giảng Triết học của TS: Bùi Văn Mưa
4: Một số website trên Internet: -
-
11
MỤC LỤC
Lời mở đầu……………………………………………………………………. 1
Chương I: Lịch sử ra đời chủ nghĩa duy vật nhân bản Feuerbach……………. 2
1. Tiểu sử Feuerbach……………………………………………………… 2
2. Sơ lược về lịch sử & Triết học cổ điển Đức……………………………. 2
3. Vài nét sơ về Chủ nghĩa duy vật của Feuerbach……………………….. 3
Chương II: Nội dung chính của Chủ nghĩa duy vật nhân bản Feuerbach……..
1. Quan điểm về con người……………………………………………….. 5
a. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên…………………………… 5
b. Mối quan hệ giữa tư duy & tồn tại…………………………………... 5
c. Mối quan hệ giữa con người với con người……...………………….. 6
d. Mối quan hệ giữa người & thần…………………………………….. 6
2. Quan điểm về tự nhiên………...……………………………………….. 7
3. Quan điểm về xã hội……………………………………………………. 7
4. Quan điểm về tôn giáo…………………………………………………. 7
Chương III:Vai trò của Chủ nghĩa duy vật nhân bản Feuerbach đối với sự ra
đời của triết học Mác…………………………………………………………..
8
Chương IV: Kết luận…………………………………………………………. 9
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………... 10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dem_3_k22_nhom_9_de_tai_11_nguyen_trong_nhan_5006.pdf