Tiểu luận Trình bày hệ thống tiền tệ thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2
Kết quả dẫn đến việc lập ra tài khoản rút vốn đặc biệt để bổ sung vào hệ thống
hạn mức tín dụng của IMF. Có tên gọi là Quyền rút vốn đặc biệt.
Khác hạn mức tín dụng là phải có tiền kí quỹ là vật đảm bảo, giá trị của SDR
như là tài sản dự trữ được hình thành trên cơ sở được các nước thành viên chấp
nhận là phương tiện thanh toán giữa các NHTW với IMF.
Theo kế hoạch mỗi thành viên được phân bổ số lượng SDR nhất định và tỷ lệ
thuận với hạn mức tín dụng tại IMF. Giá trị ban đầu của SDR được xác định bằng
$1. Trong hạn mức được phân bổ, các quốc gia có thể rút SDRs bất cứ lúc nào khi
BP gặp khó khăn hoặc có nhu cầu bổ sung vào nguồn dự trữ của mình.
Khác với rút hạn mức tín dụng, khi rút SDRs không cần tham khảo ý kiến của
IMF , không cần có bất cứ điều kiện nào kèm theo, và không là đối tượng hoàn trả.
SDRs không là đối tượng hoàn trả, nhưng rõ ràng chúng đã bổ sung vào nguồn dự
trữ ngoại hối toàn cầu. Các quốc gia rút SDRs có thể đổi lấy đồng tiền của nước
khác để tăng dự trữ. Tất cả các quốc gia thành viên IMF có trách nhiệm chấp nhận
đổi đồng bản tệ để lấy SDRs tối đa bằng 3 lần hạn mức được phân bổ. Các quốc
gia rút SDRs phải trả lãi s uất, còn các quốc gia nhận SDRs thì được nhận lãi s uất.
Tháng 7/1976, giá trị của SDRs thay đổi từ $1 sang phương pháp xác định theo rổ
tiền tệ của 16 đòng tiền, và vào tháng 1/1981 giá trị SDRs được xác định lại bằng
rổ tiền tệ của 5 đồng tiền chính là đôla Mỹ, mác Đức, yên Nhật, franc Pháp và
đồng pound của Anh
10 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2281 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Trình bày hệ thống tiền tệ thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Trình bày hệ thống tiền tệ thế giới
sau chiến tranh thế giới thứ 2
Nhóm 1 : Sinh viên (K50 Ngân hàng, Trường ĐH Tây Bắc)
Nguyễn Nam Toàn
Đào Thế Sơn
Đặng Quốc Hùng
Cao Thanh Hải
Giàng A Chua
Lời mở đầu
Việc hiểu được quá trình lịch sử phát triển của các thể chế tiền tệ và sự phát triển
kinh tế của thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2 là cơ sở căn bản để nghiên cứu
Tài chính quốc tế. Có rất nhiều đề nghị cải tổ lại hệ thống tiền tệ quốc tế ( IMS )
nhằm tránh được các vướng mắc và sai lầm đã xảy ra trong quá khứ. Nhiều khía
cạnh về IMS sau chiến tranh thế giới thứ 2 đáng quan tâm sẽ được trình bày :
- Hệ thống Bretton Woods, lịch sử phát triển và lí do sụp đổ của nó
- Hệ thống chế độ tỉ giá là cố định nhưng có thể điều chỉnh
- Sự ra đời IMF và hạn mức tín dụng thường xuyên
- Tài khoản quyền rút vốn đặc biệt, ưu điểm hơn hạn mức tín dụng như nào ?
- Hệ thống tiền tệ châu Âu được thành lập
IMS sau Đại chiến thế giới thứ 2
1. Hệ thống Bretton Woods ( BWS )
Năm 1941, Hội nghị tiền tề quốc tế gồm 44 nước diễn ra ở Betton Woods, New
Hampshine đã phê chuẩn BWS. BWS bị ảnh hưởng nhiều bởi Mỹ vì sau thế chiến
thứ 2, Mỹ có vị thế vượt trội về kinh tế và chính trị
Đặc điểm của BWS :
- Hệ thống chế độ tỉ giá là cố định nhưng có thế điều chỉnh
- Hình thành 2 tổ chức quốc tế mới là IMF và WB
Nhiệm vụ IMF là theo dõi, giám sát BWS . Nhiệm vụ WB là trợ giúp tái
thiết kinh tế châu Âu bị chiến tranh tàn phá.
Hệ thống chế độ tỉ giá là cố định nhưng có thể điều chỉnh
Theo thỏa ước về IMF, mỗi đồng tiền quốc gia được ấn định một tỉ giá trung tâm
với USD và được phép giao động 1%. Tỉ giá đồng USD, tự nó được cố định với
giá vàng là $35/ounce.
Ý tưởng này có được sự tin cậy tuyệt đối vì năm 1945, Mỹ nắm 70% dự trữ vàng
của thế giới. Do đó các NHTW của các nước sẽ yên tâm nắm USD làm dự trữ của
mình và biết rằng mỗi USD trong dự trữ đều đổi được ra vàng không hạn chế tại
mức $35/ounce. Sức mua của đồng USD ngang sức mua của vàng
Mỗi quốc gia được yêu cầu duy trì tỉ giá trung tâm của đồng bản tệ với USD
nhưng trong những trường hợp cán cân thanh toán quốc tế bị mất cân đối cơ bản
thì có thể tiến hành phá giá hay nâng giá đồng tiền. Trong trường hợp tỉ giá thay
đổi nhỏ hơn 10% thì IMF không có ý can thiệp, còn nếu cao hơn thì phải có sự
chấp nhận từ IMF. Khả năng thay đổi tỉ giá trung tâm là giải pháp cuối cùng nhằm
cân bằng Cán cân thanh toán quốc tế ( BP ) và đây được xem như là một trong
những đặc điểm cơ bản của BWS
IMF và hạn mức tín dụng thường xuyên
Chức năng của IMF là giám sát và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ
và thúc đẩy tăng trưởng thương mại thế giới.
Nhiệm vụ cơ bản của IMF trong việc thúc đẩy thương mại là bảo đảm cho hệ
thống chế độ tý giá cố định hoạt động một cách trơn chu và hiệu quả. Làm giảm
tối thiểu nhu cầu phá giá và nâng giá đồng tiền của quốc gia thành viên bằng việc
cung cấp cho mỗi quốc gia thành viên một hạn mức tín dụng thường xuyên để tài
trợ cho thâm hụt tạm thời của BP .
Trong chế độ tỉ giá cố định là những quốc gia có thâm hụt tạm thời BP phải thực
thi chính sách thiểu phát kinh tế nếu muốn duy trì tỉ giá ổn định. Nhưng hầu hết
các chính phủ đều cam kết tạo công ăn việc làm đầy đủ cho người lao động do đó
thiểu phát là không thể chấp nhận. Để tránh thiểu phát một cơ chế tín dụng được
hình thành để hỗ trợ các quốc gia bị thâm hụt BP tạm thời . Tránh được thiểu phát
sẽ duy trì được khối lượng thương mại toàn cầu
Mỗi thành viên IMF được phân bổ 1 hạn mức tín dụng tỷ lệ với tỷ trọng đóng
góp của quốc gia vào IMF. Cơ cấu đóng 1/4 tài sản dự trữ ( chủ yếu là vàng ) còn
lại đóng bằng đồng bản tệ.
Mỗi quốc gia khó khăn về BP được quyền rút lần đầu 25% hạn mức tín dụng(
khoản rút vốn bằng vàng ). Sau đó chỉ các quốc gia nào chấp nhận chính sách kinh
tế khắc khổ của IMF đưa ra sau mỗi lần rút vốn sẽ được rút 4 lần tiếp theo, mỗi lần
25% hạn mức tín dụng( các khoản rút vốn tín dụng ). Vậy được rút tối đa 125%
hạn mức tín dụng. Những điều kiện rút vốn 4 lần sau là điều kiện rút vốn của IMF
thường bao gồm hệ thống các giải pháp nhằm cải thiện BP của quốc gia thành
viên. IMF bắt đầu cho vay từ 3/1947, tổng vốn ban đầu 8 tỷ USD
Khi rút vốn từ IMF, mỗi thành viên dùng bản tệ mua tài sản dự trữ ( thường là
USD ). Mọi khoản vay từ IMF phải trả sau thời hạn 3 đến 5 năm, việc hoàn trả tín
dụng được tiến hành bằng cách các quốc gia dùng tài sản dự trữ mua lại đồng bản
tệ của mình.
2. Lịch sử của BWS
Tháng 3 năm 1947 hệ thống tỷ giá cố định được đưa vào vận hành, các
đồng tiền khi ấy chưa được tự do chuyển đổi, lượng USD hạn chế, các NHTW đều
thiếu hụt dự trữ, làm cho cầu về USD tăng mạnh.
Năm 1948 Mỹ đã trợ cấp các nước châu Âu bằng khoản trợ cấp Marshall để
mua các hàng hóa tư liệu sản xuất, phục hồi lại nền kinh tế sau chiến tranh, sự
thiếu hụt về USD mới được giải tỏa.
Năm 1949 , BP các nước châu Âu bị thâm hụt nghiêm trọng, buộc IMF phải
cho phá giá các đồng tiền châu Âu. Những năm 1950s BP của Mỹ từ chỗ thặng dư
chuyển sang thâm hụt. Giai đoạn 1958 – 1961 BP của Mỹ thâm hụt nghiêm trọng
dần dần ảnh hưởng đến hoạt động của BWS.
Trong quá trình tích lũy USD, nhiều NHTW nước ngoài đã tiến hành
chuyển đổi USD dự trữ của mình ra vàng, buộc các nhà chức trách Mỹ phải quan
tâm đến vấn đề thâm hụt BP của Mỹ. Đồng tiền Đức và Hà Lan lên giá 5%. Để
ngăn ngừa hiện tượng đầu cơ đồng USD, Mỹ và 9 nước khác đưa ra “Thỏa thuận
chung về vay mượn” (General Arrangement to Borrow – GAB). Những thành viên
của GAB thỏa thuận rằng cho IMF vay những khoản vốn bổ sung khi một trong
các nước thành viên có yêu cầu với quy mô lớn. GAB khai trương tháng 10 năm
1962, cuối năm 1964 Anh thực hiện khoản vay đầu tiên.
Năm 1954, thị trường vàng ở London mở cửa trở lại. Năm 1961, hiện tượng
đầu cơ xuất hiện, USD phá giá so với vàng làm vàng lên giá liên tục, Mỹ và 7
nước khác đề ra biện pháp can thiệp lên giá vàng. Họ tăng cung ứng vàng trên thị
trường tư nhân nhằm cân bằng cung cầu, giữ giá vàng ở mức $35/ounce. Năm
1965, nước Pháp bắt đầu chuyển đổi USD thành vàng tại NHTW Mỹ. Năm 1967,
tài sản nợ bằng USD của Mỹ vượt quá số vàng hiện có, nếu tiếp tục quy đổi USD
ra vàng thì BWS sẽ sụp đổ, để tránh tình trạng đó các NHTW thỏa thuận với nhau
sẽ không tiếp tục chuyển USD ra vàng nữa. Ngoài ra NHTW cũng không can thiệp
lên giá vàng trên thị trường tư do. Như vậy đã hình thành 2 loại giá vàng: giá vàng
chính thức $35/ounce và giá vàng thả nổi.
Trong những năm đầu 1960s, BP của Mỹ tương đối ổn định. Giữa những
năm 1960s, Mỹ dính líu vào chiến tranh Việt Nam, việc chi tiền vào chiến tranh
làm BP trở nên xấu đi, người ta nhận ra rằng USD và một số đồng tiền khác đang
được định giá cao so với thực tế. Hiện tượng đầu cơ diễn ra tấn công vào đồng
USD, người ta bắt đầu bán đồng USD vì cho rằng tương lai nó sẽ bị phá giá . Ngày
15 tháng 8 năm 1971, tổng thống Nixon tuyên bố đồng USD không tiếp tục được
chuyển ra vàng nữa, Mỹ chính thức rút khỏi BWS và thả nổi đồng tiền. Lý do là
hệ thống Bretton Woods đã giới hạn hoạt động chi tiêu của Mỹ và thế giới do
lượng vàng sở hữu là có hạn trong khi nhu cầu sử dụng tiền lại lớn hơn rất nhiều,
hơn nữa đồng USD đang mất giá và lạm phát tăng cao, để xóa bỏ sự bất hợp lý
trên, Mỹ đã rút khỏi BWS. BWS chính thức bị sụp đổ
3. Tại sao BWS sụp đổ
a, Vấn đề thanh khoản
Khi khối lượng USD (được phát hành) cao hơn khối lượng vàng dự trữ của
MỸ thì Mỹ đã không còn đủ khả năng thanh toán tất cả USD bằng vàng theo tỷ lệ
35USD =1 ounce vàng. dẫn đến việc Mỹ phải chọn 1 trong 2 chính sách đó là: phá
giá đồng $ với vàng hoặc không đổi $ ra vàng nữa. Tuy nhiên cả hai chính sách
này đều dẫn đến việc hệ thống bretton woods sụp đổ do tỷ giá cố định bị phá vỡ
BWS hoạt động rất tốt những năm 1950 nhưng mất dần lòng tin trong
những năm 1960 khi lượng vàng dự trữ của Mỹ không đủ để thanh khoản các
khỏan nợ. Từ năm 1962-1972, tình hình trở nên vô cùng tồi tệ và lối thóat cuối
cùng của BWS là sự sụp đổ và lúc đấy đồng tiền màu xanh đầy uy lực này không
còn gì đảm bảo nữa, ngoài chính sức mạnh kinh tế và chính trị của Mỹ.
b, Giải thích theo quy luật "đồng tiền xấu đuổi đồng tiền tốt"
Theo chính phủ Mỹ quy định 35 $=1ounce vàng (lưu thông tiền tệ )
theo cung cầu thị trường thì 35$< 1 ounce vàng (thị trường hàng hóa)
nếu theo tỷ giá do Mỹ quy định thì vàng bị định giá thấp, còn $ thì đc định giá cao
trong lưu thông tiền tệ. tạo điều kiện để mọi người kinh doanh chênh lệch tỷ giá:
mua vàng với giá 35$ ở lưu thông tiền tệ và bán với giá cao hơn ở thị trường hàng
hóa, lúc này ai cũng lời trừ mỗi chính phủ Mỹ. điều này là cho lượng vàng dữ trữ
của chính phủ Mỹ ngày càng cạn kiệt=> không thể duy trì được tỷ giá cố định mà
bretton woods theo đuổi=> bretton woods sụp đổ
Mặt khác, vào những năm 1960, cán cân thương mại bị thâm hụt, chi phí
của Mỹ để duy trì căn cứ quân sự ở nước ngoài và chi phí cho cuộc chiến tranh
của Mỹ tại Việt Nam rất lớn. USD phát hành ra nước ngoài ngày càng nhiều nên
sức mua của USD ngày càng giảm sút. Mỹ cố duy trì việc bán vàng với giá cố
định 1 ounce vàng=35USD cho nên USD bị mất giá.
c, Thiếu vắng 1 cơ chế điều chỉnh
Bretton Woods cho phép điều chỉnh tỷ giá chính thức như là biện pháp cuối
cùng để điều chỉnh sự mất cân đối cơ bản trong BP của các nước thành viên. Tuy
nhiên t rong thực tế các quốc gia có BP mất cân đố i tỏ ra rất miễn cưỡng
kh i thực h iện các biện pháp như: phá giá, nâng giá, hay các chính sách kinh tế
khác nhằm duy trì trạng thái cân bằng của BP.
Về phía Mỹ: Cho dù tỷ lệ lạm phát sau nhiều năm tuy có cao, nhưng
chính phủ Mỹ không thể phá giá USD đối với vàng được, bởi vì nếu phá giá sẽ
làm giảm lò ng t in vào toàn hệ thống Bret ton W oods . Hơn nữa, g iả s ử
ch ín h phủ M ỹ phá giá USD so với vàng thì cũng không cải thiện được sức cạnh
tranh thương mại quốc tế nếu như các bạn hàng vẫn duy trì tỷ giá cố định đối với
USD. Như vậy, để duy trì và kiểm soát được thâm hụt BP chính phủ Mỹ buộc phải
áp dụng các chính sách thiểu phát nền kinh tế.
Đối với các nước có BP thâm hụ t : Rõ ràng hành động phá g iá là
g iải p háp cuố i cùng để cải th iện BP của các nước bị thâm hụ t. Tuy nh iên
các nước có BP thâm hụ t tỏ ra rấ t miễn cưỡng kh i p há giá đồng t iền của
mình, bởi vì phá giá thường được xem là biểu hiện yếu kém của chính phủ và của
cả một quốc g ia . Một kh i các quốc g ia có thâm hụ t BP miễn cưỡng áp
dụng cácchính sách thiểu phát nền kinh tế cũng như phá giá đồng bản tiền tệ, có
nghĩa là hệ thống Bretton Woods phải trông chờ vào các nước có thặng dư BOP
làm một cáigì đó để BOP của họ giảm xuống.
Đối với các nước có thặng dư BOP như Đức, Nhật, Thuỵ Sỹ... cũng muốn
chứng tỏ rằng việc nâng giá đồng tiền của họ cũng khó khăn và miễn cưỡng chẳng
kém gì các nước phải phá giá đồng tiền. Điều này xảy ra là vì khi đồng tiền của họ
t iếp tục được địn h g iá thấp s ẽ cho phép duy t rì tốc độ tăng t rưởng cao
t rong xuất khẩu và hướng nền kinh tế vào sản xuất hàng xuất khẩu. Họ lo ngại
rằng nếu nâng giá đồng bản tệ sẽ khiến cho tăng trưởng xuất khẩu chậm lại, thất
nghiệp gia tăng bởi v ì các ngành s ản xuất hàng xuất kh ẩu phải co lạ i. Hơn
nữa, các quốc g ia này không dễ gì áp dụng chính sách mở rộng tiền tệ như là
các biện pháp giảm thặng dư BP bởi vì họ luôn lo ngại về những hậu quả của lạm
phát có thể gây ra.
Trong chế độ tỷ giá cố định, áp lực luôn đè nặng lên con nợ phải tiến
hành biện pháp điều chỉnh nào đó bởi vì nếu không dự trữ ngoại hối sẽ cạn kiệt để
bảovệ tỷ giá.
d, Vấn đề đặc quyền phát hành USD
Nước Mỹ là người cung cấp nguồn thanh khoản quốc tế chủ yếu dưới chế độ
Bretton Woods. Để có được nguồn dự trữ quốc tế, các nước trên thế g iớ i phải
duy t rì BP lu ôn ở t rạng thái thặngdư, trong khi đó Mỹ phải duy trì một BP
luôn thâm hụt. Điều này có nghĩa là phần còn lại của thế giới phải tiêu dùng ít hơn
những gì mà chính nó sản xuất ra, trong kh i đó nước Mỹ có đặc quyền là có
thể tiêu dùng nhiều h ơn những g ì mà ch ín h nước Mỹ sản xuất ra. Về vấn đề
này, Tổng thống Pháp Charles De Gaulle đã chorằng BWS đã trao cho nước Mỹ
một đặc quyền quá mức để nước này có thể đoạt được các tài s ản là tư liệu sản
xuất có kỳ hạn dài thông q ua h ìn h thức đầu tư ở nước ngoài, đơn thuần chỉ
bằng cách đổi các khoản nợ bằng USD ngắn hạn. Các khoản dự trữ bằng USD của
các NHTW nước ngoài có mức lãi suất rất thấp, hơn nữa s ức mua của chúng bị
s ó i mòn bởi lạm phát . Nh ư vậy h iện tượng t hâm hụ t thường xuyên trong
BP của Mỹ cho thấy nước Mỹ đã có thể đ i v ay với mức lãi s uất thực rất
thấp . Điều này làm phát s in h nh iều cuộc t ranh lu ận s ô i nổ i bàn
về phương p háp để tín h giá trị đ ặc quyền này của Mỹ. Một s ố nước có
BP thâm hụ t cảm thấy cay đắng khi buộc phải áp dụng các chính sách thiểu phát
nền kinh tế để cải thiện BP; trong khi đó, vì USD là đồng tiền dự trữ quốc tế, nên
mặc dù Mỹ có thâm hụ t thường xuyên BP nhưng vẫn không ch ịu áp lực
buộc phải áp dụng các b iện pháp thiểu phát nền kin h tế. Ch o dù những
lợi ích mà BW S t rao cho Mỹ làthực sự và đầy mâu thuẫn, nhưng đây vẫn
không được xem là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của BWS mà chỉ là
nguyên nhân bổ sung làm cho BWS đi đến điểm kết nhanh hơn
4. Thời kì hậu hệ thống Bretton Woods
Tạo quyền rút vốn đặc biệt
Trong những năm 1960 dự trữ quốc tế tăng không kịp với tăng trưởng thương
mại quốc tế nên thế giới có nguy cơ tăng trưởng kinh tế bị kìm hãm. Cơ chế tạo dự
trữ quốc tế phụ thuộc nhiều vào mức thâm hụt BP của Mỹ và theo như phân tích
thì cơ chế này cuối cùng cũng làm BWS sụp đổ nên IMF đã phải tìm ra giải pháp
nhằm bổ sung nguồn dự trữ quốc tế cho các nước thành viên
Kết quả dẫn đến việc lập ra tài khoản rút vốn đặc biệt để bổ sung vào hệ thống
hạn mức tín dụng của IMF. Có tên gọi là Quyền rút vốn đặc biệt.
Khác hạn mức tín dụng là phải có tiền kí quỹ là vật đảm bảo, giá trị của SDR
như là tài sản dự trữ được hình thành trên cơ sở được các nước thành viên chấp
nhận là phương tiện thanh toán giữa các NHTW với IMF.
Theo kế hoạch mỗi thành viên được phân bổ số lượng SDR nhất định và tỷ lệ
thuận với hạn mức tín dụng tại IMF. Giá trị ban đầu của SDR được xác định bằng
$1. Trong hạn mức được phân bổ, các quốc gia có thể rút SDRs bất cứ lúc nào khi
BP gặp khó khăn hoặc có nhu cầu bổ sung vào nguồn dự trữ của mình.
Khác với rút hạn mức tín dụng , khi rút SDRs không cần tham khảo ý kiến của
IMF , không cần có bất cứ điều kiện nào kèm theo, và không là đối tượng hoàn trả.
SDRs không là đối tượng hoàn trả, nhưng rõ ràng chúng đã bổ sung vào nguồn dự
trữ ngoại hối toàn cầu. Các quốc gia rút SDRs có thể đổi lấy đồng tiền của nước
khác để tăng dự trữ. Tất cả các quốc gia thành viên IMF có trách nhiệm chấp nhận
đổi đồng bản tệ để lấy SDRs tối đa bằng 3 lần hạn mức được phân bổ. Các quốc
gia rút SDRs phải trả lãi suất, còn các quốc gia nhận SDRs thì được nhận lãi suất.
Tháng 7/1976, giá trị của SDRs thay đổi từ $1 sang phương pháp xác định theo rổ
tiền tệ của 16 đòng tiền, và vào tháng 1/1981 giá trị SDRs được xác định lại bằng
rổ tiền tệ của 5 đồng tiền chính là đôla Mỹ, mác Đức, yên Nhật, franc Pháp và
đồng pound của Anh
Tháng 7 năm 2009, Ban điều hành của IMF lên tiếng ủng hộ việc phân bổ
quyền rút vốn đặc biệt (SDRs) tương đương 250 tỷ USD nhằm cung cấp tính thanh
khoản cho hệ thống kinh tế toàn cầu bằng cách bổ sung dự trữ ngoại hối của 186
quốc gia thành viên.
Quyền rút vốn đặc biệt được đề xuất sẽ phân bổ theo hạn ngạch hiện nay của
các thành viên IMF trong quỹ. Khoản tương đương xấp xỉ 100 tỷ USD sẽ được
phân bổ cho các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển.
Việc phân bổ quyền rút vốn đặc biệt sẽ được tiến hành đối với các thành viên IMF,
là những người tham dự Bộ SDR, nhằm tạo sự cân đối hạn ngạch hiện tại trong
quỹ, vốn dựa trên quy mô liên quan trong nền kinh tế toàn cầu.
Việc vận hành này sẽ tăng cường sự phân bổ Quyền rút vốn đặc biệt cho mỗi quốc
gia thêm xấp xỉ 74% hạn ngạch và tăng cường tổng phân bổ của các thành viên
trong quỹ từ xấp xỉ 33 tỷ USD (21.4 tỷ SDR) lên tương đương gần 283 tỷ USD.
Sau nhiều năm, quan hệ thương mại của các nước thành viên Cộng đồng kinh tế
châu Âu ( EEC ) phát triển mạnh mẽ, nếu tỉ giá không ổn định sẽ gây bất lợi cho
sự phát triển thương mại giữa các cộng đồng này
Hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động
năm 1979. Hoạt động đều đề cập đến vùng ổn định tỉ giá của các đồng tiền các nước
EEC
Kết luận
Lịch sử của IMS sau chiến tranh được gắn chặt với vai trò trung tâm của USD, và
hiện nay USD vẫn luôn là đồng tiền quốc tế chủ yếu cho dù vị thế của nó trên thị
trường quốc tế có thể bị đe dọa bởi sự xuất hiện của đồng EURO ( đồng tiền
chung của các nước châu Âu ) và đến gần đây nhất sau hàng loạt cuộc khủng
hoảng nợ công của các nước châu Âu thì đồng EURO đã có lúc có bị người ta nghĩ
đến việc xóa bỏ đồng tiền này
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_1_ims_sau_dai_chien_the_gioi_thu_2_1275.pdf