Đảng và Nhà nước ta chủ trương xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục, việc huy động toàn dân đóng góp sức người, sức của cùng với ngành giáo dục đẩy mạnh phong trào giáo dục nhằm đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội là việc làm thiết thực đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới, CNH - HĐH nước nhà.
Trong giai đoạn hiện nay ngành giáo dục đang tiến hành cuộc vân động Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục nhằm đưa nề nếp dạy học trong các nhà trường trở lại thực chất: dạy thực, học thực, chất lượng thực đòi hỏi các trường phải quan tâm thực sự đến công tác chất lượng, đặc biệt là những vùng có tình hình kinh tế khó khăn, các trung tâm GDTX, các trường ngoài công lập. Nếu không có kế hoạch dạy học hợp ký, không biết động viên giáo viên học sinh thì kết quả thực tế cho thấy sẽ rất thấp. Đối với học sinh trình độ văn hoá còn thấp bên cạnh tránh học quá tải, học nhồi nhét càn phải có thời gian hợp lý để dạy bổ sung kiến thức cho các em.
Mặt khác không có thu nhập nào cho giáo viên chính đáng hơn là giúp họ kiếm sống bằng chính nghề nghiệp mà họ gắn bó. Tuy nhiên, việc dạy thêm phải mang tính tự giác, phải có kế hoạch, có hành lang pháp lý vững chắc, tránh tự phát, tuỳ tiện. Việc dạy thêm học thêm nếu không quản lý chặt chẽ sẽ trở thành tệ nạn bị nhân dân lên án, nhưng nếu biết quản lý, thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước thì sẽ phát huy được hiệu quả tích cực của việc dạy thêm học thêm, góp phần nâng cao chất lượng thực sự cho học sinh. Học sinh sẽ phấn khởi tự tin hơn khi ngồi đúng lớp học phù hợp với trình độ học vấn của mình. Giáo viên khẳng định được vai trò của mình, tự mình luôn cố gắng khẳng định uy tính về phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn. Nhà trường luôn chú trọng nâng cao giáo dục toàn diện không ngừng phấn đấu để trở thành địa chỉ đáng tin cậy để nhân dân gửi trọn niềm tin. Sự nghiệp giáo dục sẽ làm tròn trọng trách mà xã hội giao phó.
30 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4551 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận trung cấp lí luận chính trị, quản lý nhà nước - Chương trình chuyên viên, quản lý giáo dục: Giải quyết vướng mắc về tổ chức dạy thêm, học thêm tại trường THPT B, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3. Xác định mục tiêu xử lý tình huống.
4. Xây dựng các phương án giải quyết vấn đề và lựa chọn phương án.
5. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án được lựa chọn.
6. Một số kiến nghị.
I - Mô tả tình huống
Tháng 3 năm 2007, Bộ Giáo dục & Đào tạo có công văn số yêu cầu các địa phương rà roát lại tình hình học sinh yếu, kém báo cáo Bộ đồng thời có kế hoạch cụ thể bồi dưỡng trình độ cho học sinh yếu kém trong năm học và thời gian hè để giảm thiểu số lượng học sinh lưu ban, khắc phục hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp. Cũng vào thời gian đó Sở Giáo dục - Đào tạo nhận được đơn của một số phụ huynh (không nêu tên) phản ánh trường THPT B. tổ chức dạy thêm trái phép. Sở Giáo dục - Đào tạo đã cử tổ cán bộ thanh tra về trường THPT A nắm tình hình.
Trường THPT A là một trường THPT bán công vùng nông thôn trường được xây dựng khang trang, khuôn viên trường rộng rãi, thoáng mát, đạt tiêu chuẩn xanh, sạch, đẹp . Đội ngũ giáo viên đoàn kết, cán bộ quản lý có kinh nghiệm, tuy nhiên chất lượng học sinh đại trà so với mặt bằng chung toàn tỉnh tương đối thấp.
Kết quả thanh tra bước đầu cho thấy : Trường THPT A có tổ chức dạy thêm cho học sinh ngoài giờ chính khoá, các lớp học thêm đều tổ chức tại trường, số lượng không quá 40 em mỗi lớp, thu tiền mỗi em 2000đ/buổi. Việc học thêm đã được thông qua Hội đồng nhà trường, Hội phụ huynh và được phụ huynh học sinh đồng tình.
Bên cạnh đó, tổ thanh tra cũng phát hiện thêm có một số giáo viên dạy học tại nhà, không có sự cho phép của nhà trường và chính quyền địa phương, như vậy các giáo viên này đã vi phạm Quy định về dạy thêm, học thêm.
Tổ thanh tra đã hội ý với lãnh đạo nhà trường, lập biên bản yêu cầu lãnh đạo nhà trường ký xác nhận, trong đó có kết luận ” Trường THPT A đã vi phạm hai khuyết điểm: thứ nhất về tổ chức dạy thêm không đúng quy định ; thứ hai là quản lý giáo viên chưa chặt chẽ trong vấn đề dạy thêm học thêm ”.
BGH trường THPT A không nhất trí với kết luận trên với các lí do sau :
- Trường THPT bán công là loại trường có đặc thù riêng về chất lượng đầu vào nên được phép dạy thêm : Theo khoản 3, Điều 18- Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập, Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có ghi ”Trường ngoài công lập thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học như các trường công lập cùng cấp học, bậc học. Riêng các trường THCS, THPT được bổ sung thời gian học tập không quá 4 tuần/năm nhằm bảo đảm mặt bằng kiến thức và kết quả các kỳ thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh vào cấp học, bậc học cao hơn”
- Theo công văn số 1381/BGD ĐT-GDTrH, ngày 12/02/2007 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc chỉ đạo rà soát, giúp đỡ học sinh học lực yếu kém, Bộ yêu cầu phải có biện pháp giúp đỡ học sinh học lực yếu kém, áp dụng trong học kì II và hè năm học 2006-2007.
- Trường tổ chức dạy thêm ở trường, cơ sở vật chất, điều kiện dạy học đảm bảo quy định về vệ sinh trường học; số học sinh không quá 40 em/lớp. Số tiền thu dưới 5000đ/buổi mỗi học sinh... tất cả đều tuân theo Quyết định số 38/2005/QĐ-UBND, ngày 28 tháng 7 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình Về việc ban hành Qui định dạy thêm, học thêm ngoài giờ chính khoá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Giáo viên dạy tại nhà không báo cáo nhà trường nên nhà trường không biết, vả lại chính quyền địa phương không có phản đối gì, phụ huynh và học sinh là người quen biết của giáo viên, tự nguyện xin giáo viên cho học, đây là hình thức kèm chứ không phải dạy thêm. Các công tác ở nhà trường đều được giáo viên hoàn thành tốt.
- Về giấy phép dạy thêm thì nhà trường đã gửi đơn về Sở, theo quy định sau 10 ngày chúng tôi không nhận được trả lời nên cứ tiến hành dạy.
Tổ thanh tra trả lời:
- Theo Chỉ thị số 15/2000/CT- BGD-ĐT ngày 17 tháng 5 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Về các biện pháp cấp bách tăng cường quản lí dạy thêm, học thêm thì bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém là không được thu tiền. Nhưng theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 01 năm 2007 của Bộ Giáo dục & Đào tạo Ban hành Qui định về dạy thêm học thêm (bãi bỏ những văn bản trước trái QĐ này) thì dạy thêm, học thêm ngoài giờ chính khoá có 2 dạng là nâng cao kiến thức và luyện thi đều được phép thu tiền. Các điều kiện khác đảm bảo cho dạy thêm, học thêm đều được trường THPT A thực hiện đúng, nên theo đơn tố cáo gọi dạy thêm trái phép có phần hơi nặng. Tuy nhiên, người tham gia dạy thêm phải có giấy phép do Sở Giáo dục - Đào tạo cấp. ở đây tất cả giáo viên đều chưa có giấy phép, như vậy việc tổ chức dạy thêm của tường là chưa đúng quy định. Cụ thể là:
- Theo Quyết định số 39/2001/QĐ-BGD&ĐT có cho phép được bổ sung thời gian học tập không quá 4 tuần/năm nhằm bảo đảm mặt bằng kiến thức và kết quả các kỳ thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh vào cấp học, bậc học cao hơn nhưng không nói đến việc thu tiền, tiền trả cho giáo viên phải nằm trong tiền học phí mà định mức đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
- Trong Điều 6 - Quyết định số 38/2005/QĐ-UBND có nêu “Sau thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, nếu xét thấy đủ điều kiện thì cấp giấy phép dạy thêm. Trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép dạy thêm thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho cá nhân, tổ chức biết đồng thời trả lại hồ sơ”. Như vậy trường hợp sau 10 ngày không trả hồ sơ là nhiều lí do chứ không có nghĩa là được phép dạy. Theo tổ thanh tra được biết từ phía Sở thì hồ sơ xin cấp giấy phép chưa đầy đủ, bộ phận tiếp nhận hồ sơ đã có dán thông báo nhưng chưa có người nhận lại. Còn việc giáo viên dạy thêm mà nhà trường không biết thì chắc chắn đó là lỗi của người quản lý. Giáo viên dạy kèm khi số lượng học sinh không quá 5 em, trên thực tế giáo viên dạy trên 10 em thì đã là dạy thêm. Trách nhiệm quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên không chỉ có thời gian làm việc ở trường, nên việc này Ban giám hiệu mà trực tiếp là Hiệu trưởng phải rút kinh nghiệm. Hơn nữa việc dạy thêm trên cơ sở tự nguyện nhà trường và phụ huynh phải có sự đồng thuận cao không nên để tình trạng bất đồng ý kiến dẫn đến có đơn tố cáo, tuy là không ghi cụ thể họ tên.
Sau khi nghe tổ thanh tra phân tích, Hiệu trưởng trường THPT A đã chấp nhận và ký vào biên bản kiểm tra ngày 10/4/2007.
Tình huống bất cập ở dây là nên xử lý sai phạm trên như thế nào? Phải ngừng ngay các hoạt động dạy thêm, học thêm ở trường THPT A hay vẫn để cho trường tiếp tục dạy thêm, học thêm? Việc buộc trường THPT A chấm dứt dạy thêm, học thêm hay để trường THPT A tiếp tục tiến hành dạy thêm, học thêm sẽ dẫn đến yếu tố tích cực hay tiêu cực gì? Cần thực hiện các biện pháp kèm theo quyết định buộc trường ngừng dạy thêm hay cho phép tiếp tục dạy thêm như thế nào cho hợp lý ?... đó chính là yêu cầu mà đề tài phải giải quyết.
II – phân tích nguyên nhân và hậu quả
1. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan:
- Nhân dân, chưa nhận thức rõ việc dạy thêm trái quy định và đúng quy định, nhiều người cứ cho rằng đã dạy thêm là tiêu cực, là phi pháp.
- Cơ quan quản lý, thiếu kiểm tra, đôn đốc thực hiện để xảy ra vụ việc dân tố cáo mới biết. Không kịp thời hướng dẫn cho các trường bổ sung hồ sơ để hoàn tất thủ tục cấp giấy phép dạy thêm, học thêm trong khi nhu cầu dạy thêm để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém, hạn chế hiện tượng ngồi nhầm lớp do ngành giáo dục đề ra khá cấp bách.
- Văn bản thực hiện hướng dẫn xin cấp giấy phép cũng gây một số khó khăn nhất định cho người thực hiện. Theo yêu cầu phải có danh sách học sinh kèm theo đơn xin học, buổi dạy và thời gian dạy trong tuần, nhưng thực tế là thường sau khi có giấy phép số lượng học sinh mới được chốt chính xác, thời gian các buổi dạy mới có lịch quy định phù hợp với chương trình làm việc và học tập của thầy và trò.
- Quyết định số 38/2005/QĐ-UBND Về việc ban hành Qui định dạy thêm, học thêm ngoài giờ chính khoá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình uỷ nhiệm cho Sở Giáo dục- Đào tạo cấp giấy phép cho việc dạy thêm chương trình THPT. Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 01 năm 2007 của Bộ Giáo dục & Đào tạo Ban hành Qui định về dạy thêm học thêm (bãi bỏ những quy đinh trước đây trái QĐ này), tại Điều 6 Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quy định: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản quy định về dạy thêm, học thêm; cấp giấy phép hoặc uỷ quyền cho Sở Giáo dục - Đào tạo cấp giấy phép. Trong khi văn bản mới (so với QĐ 38/2005) quy định về dạy thêm, học thêm của Uỷ ban nhân dân tỉnh chưa được ban hành nên việc cấp giấy phép có phần khó khăn do Sở Giáo dục - Đào tạo chưa được uỷ quyền.
b) Nguyên nhân chủ quan:
- Trước hết do Lãnh đạo nhà trường nghiên cứu văn bản chưa kỹ nên thực hiện quy định chưa đầy đủ dẫn đến sai phạm trên.
- Việc tổ chức cho cán bộ giáo viên của nhà trường nghiên cứu tài liệu chưa nghiêm túc, nên một số giáo viên nhận thức chưa đúng văn bản hướng dẫn hoặc nhận thức đúng nhưng cố tình bỏ qua.
- Việc quản lý cán bộ, giáo viên của Lãnh đạo nhà trường chưa chặt chẽ dẫn đến giáo viên tổ chức dạy thêm mà nhà trường không biết.
Việc bàn bạc, thống nhất giữa nhà trường và phụ huynh chưa cao, hoặc có hiện tượng mất đoàn kết dẫn đến có đơn tố cáo mặc dầu giữa nhà trường và phụ huynh đã có biên bản cam kết.
2. Hậu quả
Nếu không giải quyết tốt tình huống trên sẽ dẫn đến hiện tượng dạy thêm học thêm tuỳ tiện, nguy cơ của tệ nạn dạy thêm tràn lan sẽ kéo theo các hậu quả tiêu cực của nó, nhiều trường TH, THCS không được phép dạy thêm, học thêm nhưng vẫn tổ chức dạy thêm; nhiều trường THPT, nhiều cá nhân giáo viên tổ chức dạy thêm mặc dù chưa được phép của các cấp quản lý...
Kỹ cương nhà trường bị giảm sút do giáo viên, nhân viên tuỳ tiện, chỉ chú ý làm tốt công tác ở trường còn ra khỏi trường là muốn làm gì thì làm.
Việc cấp giấy phép dạy thêm trì trệ sẽ dẫn đến hiện tượng cố tình dạy thêm không theo quy định, dạy chui, dạy lậu, chất lượng dạy thêm thấp, việc bổ sung kiến thức học sinh yếu kém sẽ khó có thể triển khai được.
III - xác định mục tiêu xử lý tình huống
Giải quyết tốt tình huống này nhằm lập lại đúng kỹ cương trường học, thực hiện tổ chức và quản lý dạy thêm học thêm theo đúng các văn bản hướng dẫn của Nhà nước.
Hạn chế được hiện tượng dạy thêm tràn lan và các tiêu cực phát sinh từ việc dạy thêm trái quy định, lấy được lòng tin của nhân dân đối với thầy giáo và nhà trường nói riêng với nền giáo dục nước nhà nói chung.
Đảm bảo quyền lợi chính đáng của người thầy, nhà trường. Đảm bảo quyền lợi, nhu cầu học tập của học sinh.
Vừa có hình thức xử lý nghiêm khắc nhưng cũng tránh nặng nề dẫn đến hậu quả thiếu tính giáo dục, ảnh hưởng không tốt đến phong trào nhà trường đang có chiều hướng phát triển tốt.
IV – xây dựng các phương án giải quyết vấn đề và lựa chọn phương án
1. Xây dựng các phương án:
Phương án thứ nhất:
- Ngừng ngay việc dạy thêm, học thêm và trả tiền lại cho học sinh.
- Kiểm điểm nghiêm khắc các cán bộ giáo viên vi phạm và đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
*Mặt mạnh:
Phương án này là phương án dễ thực hiện nhất, có thể thực hiện bất cứ thời điểm nào mà mình muốn. Theo phương án này, mọi sai phạm lập tức được kết thúc, không còn hiện tượng dạy thêm học thêm nữa, không ai còn tố cáo phê bình nữa. Những người làm sai sẽ thấy được khuyết điểm để không tái phạm.
*Mặt yếu:
Việc học thêm của học sinh bị bỏ dở làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 12 đang ôn tập để thi các môn trắc nghiệm theo hướng đổi mới. Đặc biệt đây lại là trường bán công, mặt bằng chất lượng thấp hơn các trường khác
Đi ngược lại ý nguyện được học của đa số học sinh được phụ huynh đồng tình ủng hộ.
Không thực hiện được kế hoạch nâng cao chất lượng học tập cho học sinh yếu, kém làm giảm tối đa hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp. Làm cho học sinh và giáo viên hoang mang. Đối với những vùng kinh tế không thuận lợi việc để cho các em tự nguyện học tập không phải dễ. Nay, phá đi việc học đang đi vào nề nếp là điều không nên.
Khuyết điểm của nhà trường chưa đến mức phải kỷ luật, có thể dùng hình thức giáo dục khác như phê bình, rút kinh nghiệm, hạ tiêu chuẩn thi đua v.v...
Phương án thứ hai:
- Tiếp tục dạy thêm, học thêm và trả tiền lại cho học sinh, vận động giáo viên phát huy tinh thần tình thương, trách nhiệm dạy học miễn phí cho các em .
- Các cán bộ giáo viên vi phạm đều phải kiểm điểm trước nhà trường và sở Giáo dục - Đào tạo.
*Mặt mạnh:
Phương án này vẫn đảm bảo việc học thêm của học sinh, đặc biệt là các em học lực yếu, kém và học sinh lớp 12 đang ôn tập để thi các môn trắc nghiệm theo hướng đổi mới.
Đáp ứng được nguyện vọng học của đa số học sinh được phụ huynh đồng tình ủng hộ, thực hiện được kế hoạch nâng cao chất lượng học tập cho học sinh yếu, kém làm giảm tối đa hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp, duy trì được việc học đang đi vào nề nếp.
Những người làm sai sẽ thấy được khuyết điểm để không tái phạm.
*Mặt yếu:
Không khuyến khích được tinh thần của giáo viên, vi phạm luật lao động trong khi giáo viên phải làm thên giờ nhưng không được trả công, mặc dù giáo viên có chấp nhận thì bản thân họ bị thiệt thòi cũng là việc không có lợi cho nhà trường. Hơn nữa đây là trường bán công, hầu hết là giáo viên hợp đồng theo giờ dạy, nếu để họ bị thiệt thòi quá sẽ ảnh hưởng đến nhiệt tình và chất lượng công tác vì vậy tính khả thi của phương án này chưa được cao.
Phương án thứ ba:
- Báo cáo Sở xin được tiếp tục dạy thêm, đồng thời tăng cường quản lý dạy thêm trên các mặt số lượng, chất lượng nội duug các buổi dạy. Mặt khác phải bổ sung hồ sơ để xin cấp giấy phép dạy thêm cho những giáo viên mà nhà trường xét đủ tiêu chuẩn theo quy định.
- Tuyên truyền, giải thích chủ trương về tổ chức dạy thêm cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh để tất cả có nhận thức đúng tạo sự đồng thuận cao trong việc phối hợp cùng nhà trường đẩy mạnh chất lượng giáo dục.
- Các cán bộ giáo viên vi phạm đều phải kiểm điểm trước nhà trường và sở Giáo dục - Đào tạo.
- Các bộ phận liên quan đến việc quản lý chỉ đạo việc tổ chức dạy thêm học thêm ở Sở Giáo dục - Đào tạo rút kinh nghiệm trong việc kiểm tra, đốc thúc chấp hành quy định. Cải tiến thủ tục cấp giấy phép sao cho hiệu quả nhất.
*Mặt mạnh:
Phương án này vẫn đảm bảo được các ưu điểm của phương án hai và cũng tránh được mặt yếu ở phương án hai. Đây có thể coi là phương án tối ưu, đáp ứng được nhiều nhất các mục tiêu đề ra, có tính khả thi cao. Vừa đảm bảo kỹ cương phép nước, vừa hợp với lòng dân. Đảm bảo quyền lợi của các nhân học sinh, phụ huynh, giáo viên vừa đảm bảo nhiệm vụ kế hoạch năm học của nhà trường.
2. Lựa chọn phương án:
Nếu lựa chọn phương án thứ nhất thì việc học thêm của học sinh bị bỏ dở làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 12 đang ôn tập để thi các môn trắc nghiệm theo hướng đổi mới; đi ngược lại ý nguyện được học của đa số học sinh (đã được phụ huynh đồng tình ủng hộ). Hơn nữa, đây lại là trường bán công, mặt bằng chất lượng thấp hơn các trường khác, việc tổ chức cho các em học thêm để bổ trợ kiến thức là việc làm cần thiết.
Nếu lựa chọn phương án thứ nhất thì vẫn đảm bảo việc học thêm của học sinh, thực hiện được kế hoạch nâng cao chất lượng học tập cho học sinh yếu, kém làm giảm tối đa hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp, duy trì được việc học đang đi vào nề nếp.
Những người làm sai sẽ thấy được khuyết điểm để không tái phạm. Nhưng sẽ không khuyến khích được tinh thần của giáo viên, vi phạm luật lao động. Trong khi giáo viên phải làm thên giờ nhưng không được trả công, mặc dù giáo viên có chấp nhận thì bản thân họ bị thiệt thòi cũng là việc không có lợi cho nhà trường. Hơn nữa đây là trường bán công, hầu hết là giáo viên hợp đồng theo giờ dạy, nếu để họ bị thiệt thòi quá sẽ ảnh hưởng đến nhiệt tình và chất lượng công tác vì vậy tính khả thi của phương án này chưa được cao.
Chỉ có phương án thứ ba là vẫn đảm bảo được các ưu điểm của phương án hai và cũng tránh được mặt yếu ở phương án hai. Đây có thể coi là phương án tối ưu, đáp ứng được nhiều nhất các mục tiêu đề ra, có tính khả thi cao. Vừa đảm bảo kỹ cương phép nước, vừa hợp với lòng dân. Đảm bảo quyền lợi của các nhân học sinh, phụ huynh, giáo viên vừa đảm bảo nhiệm vụ kế hoạch năm học của nhà trường.
V- Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án
1. Đối với nhà trường:
Thời gian thực hiện
Chủ thể thực hiện
Công việc thực hiện
10/7 đến 15/7/2007
Văn phòng
- Gửi tờ trình về Sở xin cho phép dạy bổ sung kiến thức cho học sinh.
- Gửi tờ trình về Sở xin phương án ôn tập cho học sinh 12 thi TN lần 2.
Chủ nhiệm các lớp
- Rà soát lại chất lượng học sinh các khối lớp để phân loại đúng đối tượng, xếp các em học đúng với năng lực và nguyện vọng .
Thống kê học sinh 12 thi TN lần 2 theo từng môn để có phương án ôn tập cho các em.
- Chi bộ
- Công Đoàn
- Đoàn TN
- Tiến hành kiểm điểm các sai phạm của cán bộ quản lý và giáo viên, gửi báo cáo về Sở
- Hội đồng
- Hội Phụ huynh
- Họp Hội đồng giáo dục; Hội phụ huynh để tuyên truyền, học tập các văn bản, chấn chỉnh kỹ cương nề nếp trong việc tổ chức dạy thêm học thêm trên tinh thần tự nguyện, thoả thuận giữa nhà trường – học sinh – phụ huynh.
2. Đối với Sở Giáo dục:
Thời gian
thực hiện
Chủ thể thực hiện
Công việc thực hiện
Từ 10/7
đến 20/7/2007
- Phòng thanh tra
- Yêu cầu nhà trường kiểm điểm sai phạm của giáo viên nhà trường quản lý.
- Phòng tổ chức cán bộ
- Kiểm điểm, rút kinh nghiệm cho Lãnh đạo trường THPT A
- Phòng Giáo dục trung học
- Trong khi tỉnh chưa ban hành Quyết định mới về dạy thêm học thêm thì Quyết định cũ vẵn còn hiệu lực, nên Sở xem xét làm thủ tục cấp giấy phép cho trường THPT A được phép dạy thêm.
Từ 20/7
đến 25/7
- Phòng Giáo dục trung học
- Ra các văn bản hướng dẫn các đơn vị thực hiện Quyết định mới số 10/2007/QĐ-UBND ngày 06 tháng 6 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình V/v ban hành Qui định về dạy thêm, học thêm ngoài giờ chính khoá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Ra các văn bản hướng dẫn các thủ tục tổ chức quản lý dạy thêm học thêm trên địa bàn toàn tỉnh.
- Phòng KH – TC
- Gửi tờ trình xin tỉnh hỗ trợ kinh phí ôn thi TN lần 2 cho học sinh 12 và xét TN lần 2 cho học sinh lớp 9.
Từ 25/7
đến 15/8
- Phòng
Giáo dục trung học
- Tiến hành tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy phép dạy thêm học thêm cho năm học 2007-2008
VI- một số Kiến nghị
Kết luận:
Trường THPT A đã vi phạm quy định về tổ chức và quản lý dạy thêm học thêm như tinh thần nhân dân phản ánh, tuy nhiên việc vi phạm này chỉ ở mức độ thiếu báo cáo xin chủ trương và quản lý giáo viên thiếu chặt chẽ. Về nguy cơ hậu quả có thể diễn biến phức tạp song thực tế chưa đến nổi nghiêm trọng lắm, cho nên giải pháp xử lý tình huống thứ 3 nêu ở trên là phù hợp. Vừa xử lý, ngăn chặn được các tình trạng vô tổ chức, kỷ luật, vừa đảm bảo hoạt động dạy học ở nhà trường không bị xáo trộn. Phù hợp được với nguyện vọng của đa số cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh. Hiện tượng dạy thêm không tuân theo quy định như đã xảy ra ở trường THPT A không phải là cá biệt, việc giải quyết tốt tình huống ở trường THPT A sẽ là bài học về tổ chức, quản lý dạy thêm, học thêm cho các đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh rút kinh nghiệm để thực hiện tốt các quy định về tổ chức, quản lý dạy thêm, học thêm do Nhà nước ban hành.
Kiến nghị:
1 - Trường THPT A phải tổ chức kiểm điểm các cá nhân có sai sót trong việc tổ chức dạy thêm, học thêm trái quy định theo từng phần hành mà mình phụ trách, báo cáo về Sở GD-ĐT bằng văn bản qua Phòng TCCB và Phòng GDTrH.
Gửi tờ trình về Sở xin cấp giấy phép dạy thêm, học thêm, đồng thời tổ chức rà soát phân loại chất lượng văn hoá của học sinh các khối lớp để có phương án tổ chức quản lý dạy thêm, học thêm có chất lượng
2 - Trường THPT A nói riêng và Giám đốc các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm KTTH - HN; Hiệu trưởng các trường phổ thông các cấp là người chịu trách nhiệm trực tiếp quản lí dạy thêm trong nhà trường và ngoài nhà trường của giáo viên, cán bộ, nhân viên do mình quản lý. Phải triển khai đầy đủ, nghiêm túc các văn bản chỉ đạo quản lí về dạy thêm, học thêm; tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên gương mẫu chấp hành các quy định của các cấp. Thực hiện đúng quy định của phân phối chương trình, không cắt xén chương trình chính khóa làm nội dung dạy thêm.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm các quy định về dạy thêm, học thêm. Trước khi thực hiện dạy thêm, phải báo cáo với Sở GD-ĐT kế hoạch dạy thêm, nội dung dạy thêm, danh sách người học, danh sách người dạy.
3 - Sở GD-ĐT cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn việc thực hiện các văn bản quy định về tổ chức quản lý dạy thêm, học thêm của Nhà nước để các đơn vị dễ thực hiện; tăng cường quản lí, kiểm tra việc dạy thêm, học thêm của tổ chức, cá nhân ở các đơn vị trực thuộc Sở và các trung tâm luyện thi.
Tiến hành các thủ tục cấp giấy phép dạy thêm cho các cá nhân và tập thể có nhu cầu chính đáng và đủ điều kiện tổ chức dạy thêm. Kiểm tra việc quản lí dạy thêm của các phòng Giáo dục để kịp thời xử lí hoặc đề nghị xử lý các hành vi vi phạm trong việc dạy thêm theo thẩm quyền.
4 - UBND các cấp cần nâng cao trách nhiệm quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo quy định; tổ chức kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn để xử lý hoặc hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý sai phạm.
5 - Các ban ngành liên quan cần phối hợp với ngành GD - ĐT quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm; tham gia các Đoàn kiểm tra liên ngành, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý sai phạm quy định về dạy thêm, học thêm.
Kết luận
Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục, việc huy động toàn dân đóng góp sức người, sức của cùng với ngành giáo dục đẩy mạnh phong trào giáo dục nhằm đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội là việc làm thiết thực đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới, CNH - HĐH nước nhà.
Trong giai đoạn hiện nay ngành giáo dục đang tiến hành cuộc vân động Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục nhằm đưa nề nếp dạy học trong các nhà trường trở lại thực chất: dạy thực, học thực, chất lượng thực đòi hỏi các trường phải quan tâm thực sự đến công tác chất lượng, đặc biệt là những vùng có tình hình kinh tế khó khăn, các trung tâm GDTX, các trường ngoài công lập. Nếu không có kế hoạch dạy học hợp ký, không biết động viên giáo viên học sinh thì kết quả thực tế cho thấy sẽ rất thấp. Đối với học sinh trình độ văn hoá còn thấp bên cạnh tránh học quá tải, học nhồi nhét càn phải có thời gian hợp lý để dạy bổ sung kiến thức cho các em.
Mặt khác không có thu nhập nào cho giáo viên chính đáng hơn là giúp họ kiếm sống bằng chính nghề nghiệp mà họ gắn bó. Tuy nhiên, việc dạy thêm phải mang tính tự giác, phải có kế hoạch, có hành lang pháp lý vững chắc, tránh tự phát, tuỳ tiện. Việc dạy thêm học thêm nếu không quản lý chặt chẽ sẽ trở thành tệ nạn bị nhân dân lên án, nhưng nếu biết quản lý, thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước thì sẽ phát huy được hiệu quả tích cực của việc dạy thêm học thêm, góp phần nâng cao chất lượng thực sự cho học sinh. Học sinh sẽ phấn khởi tự tin hơn khi ngồi đúng lớp học phù hợp với trình độ học vấn của mình. Giáo viên khẳng định được vai trò của mình, tự mình luôn cố gắng khẳng định uy tính về phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn. Nhà trường luôn chú trọng nâng cao giáo dục toàn diện không ngừng phấn đấu để trở thành địa chỉ đáng tin cậy để nhân dân gửi trọn niềm tin. Sự nghiệp giáo dục sẽ làm tròn trọng trách mà xã hội giao phó.
tài liệu tham khảo
1. Chỉ thị số 15/2000/CT- BGD-ĐT ngày 17 tháng 5 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Về các biện pháp cấp bách tăng cường quản lí dạy thêm, học thêm).
2. Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập, Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chỉ thị số 15/2000/CT- BGD-ĐT ngày 17 tháng 5 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Về các biện pháp cấp bách tăng cường quản lí dạy thêm, học thêm).
4. Quyết định số 38/2005/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh có Về việc ban hành Qui định dạy thêm, học thêm ngoài giờ chính khoá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
5. Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 01 năm 2007 của Bộ Giáo dục & Đào tạo Ban hành Qui định về dạy thêm học thêm.
phụ lục
những thuật ngữ viết tắt dùng trong tiểu luận
- TH: Tiểu học
- TN: Tốt nghiệp
- THCS: Trung học cơ sở
- THPT : Trung học phổ thông
- GDTX: Giáo dục thường xuyên
- BGH : Ban giám hiệu
- GD-ĐT: Giáo dục - Đào tạo
- CNH-HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- KTTH-HN: Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp
- UBND: Uỷ ban nhân dân
- HĐND: Hội đồng nhân dân
A- mở đầu Việc dạy thêm học thêm tràn lan trong một thời gian dài đã được nhiều người coi là tệ nạn, đã làm nảy sinh các tiêu cực trong ngành giáo dục, như: việc ép buộc học sinh học thêm để thu tiền làm giàu bất chính; cắt xén chương trình trong giờ chính khoá đưa vào nội dung dạy thêm nhằm thu hút, quyến rủ học sinh học thêm; cho điểm không công bằng, thường dễ dãi với những học sinh học thêm, trù dập những học sinh không học thêm với mình v.v... Dẫn đến các tác hại là làm giảm chất lượng các giờ dạy trên lớp, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học nói chung. Học sinh có động cơ thái độ học tập không đúng đắn, học đối phó, tham gia học thêm chủ yếu vì điểm chứ không vì kiến thức. Nhiều học sinh học lệch hoặc tham gia học thêm liên tục một cách nhồi nhét, quá tải, tạo sức căng về tâm lý, trái với chủ trương giáo dục toàn diện của ngành giáo dục. Nguy cơ nghiêm trọng nhất của tệ nạn dạy thêm học thêm tràn lan là làm giảm uy tín của người giáo viên trong mắt học sinh và phụ huynh, làm mất lòng tin của nhân dân với nhà trường, góp phần làm nảy nở tiêu cực trong giáo dục, ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục nói chung.
Tuy nhiên, công bằng mà nói, không phải cứ dạy thêm học thêm là xấu, việc dạy thêm học thêm trong chừng mực nào đó đã có những tác động tích cực đáng kể trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Việc dạy thêm học thêm thường gắn liền với mức sống của nhân nhân trên địa bàn dân cư. ở đâu có mức thu nhập kinh tế thấp thì việc vận động học sinh học chính khoá đã là một thành công, nên vấn đề dạy thêm học thêm hầu như không xảy ra. Yếu tố chủ động trong vấn đề chọn thầy để học được tăng theo trình độ cấp học và lứa tuổi học sinh, những học sinh lớp dưới thường có tâm lý ngại giáo viên, thường đi học thêm theo sự gợi ý của giáo viên vì lo sợ trù dập. Cũng có giáo viên dạy thêm cho học sinh nhỏ tuổi là theo nhu cầu gia đình muốn thầy cô giữ hộ để khỏi đi chơi lêu lổng đễ bị các tiêu cực xã hội quyến rủ.
ở tỉnh ta, việc dạy thêm, học thêm còn nhỏ lẻ chưa tràn lan và trở thành tệ nạn, song tình trạng dạy thêm, học thêm không đúng quy định làm cho nhân dân chưa thật sự đồng tình ủng hộ.
Việc tổ chức và quản lí dạy thêm, học thêm trên thực tế còn nhiều bất cập, vướng mắc. Vì vậy tôi đã chọn nội dung nghiên cứu là giải quyết một số vướng mắc trong tổ chức, quản lý dạy thêm học thêm.
Trong phạm vi nhất định của đề tài, tôi không có tham vọng đi sâu giải quyết nhiều vấn đề phức tạp diễn ra trên thực tế, để góp một phần thực hiện ý tưởng trong lĩnh vực này, tôi đã chọn chủ đề Thực trạng dạy thêm ở trường THPT và biện pháp khắc phục để thực hiện đề tài .
Cơ sơ thực tiễn:
Từ những góc nhìn khác nhau mà dư luận xã hội theo hai hướng trái ngược:
- Cho dạy thêm học thêm là tệ nạn, nên chấm dứt ngay. Kiên quyết xử lý nghiêm những người dạy thêm hoặc tiếp tay cho việc tổ chức dạy thêm học thêm.
- Cho dạy thêm học thêm là việc đáp ứng nhu cầu chính đáng của phụ huynh và học sinh, nhằm bổ trợ, nâng cao kiến thức để các em có kết quả học tập thi cử được tốt hơn.
Cả hai quan điểm trên đều nhận thức chưa thực đầy đủ về vấn đề dạy thêm học thêm. Quan điểm của Nhà nước ta là chống tiêu cực trong dạy thêm học thêm, chứ không phải là chống dạy thêm học thêm. Việc dạy thêm học thêm phải được tổ chức có sự quản lí, trên cơ sở tự nguyện không ép buộc, đảm bảo điều kiện về người dạy, người học, cơ sở vật chất phục vụ dạy học, lượng kiến thức phù hợp, lệ phí thu trong phạm vi cho phép... thì dạy thêm học thêm đem lại kết quả thực sự, đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao chất lượng học sinh. Như vậy, việc dạy thêm học thêm Nhà nước ta không cấm, nhưng phải thực hiện theo đúng quy định.
Cơ sơ lí luận:
Hiện nay, các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện dạy thêm học thêm gồm có:
- Chỉ thị số 15/2000/CT- BGD-ĐT, ngày 17 tháng 5 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Về các biện pháp cấp bách tăng cường quản lí dạy thêm, học thêm.
- Công văn số 775/GD-ĐT, ngày 19 tháng 12 năm 2000 của Sở Giáo dục - Đào tạo Về việc quản lí dạy thêm, học thêm.
- Quyết định số 38/2005/QĐ-UBND, ngày 28 tháng 7 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh V/v ban hành Qui định dạy thêm, học thêm ngoài giờ chính khoá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 01 năm 2007 của Bộ Giáo dục & Đào tạo Ban hành Qui định về dạy thêm học thêm.
- Công văn số 3198/BGDĐT-GDTrH, ngày 12 tháng 4 năm 2007 của Bộ Giáo dục & Đào tạo V/v đôn đốc triển khai thực hiện Quy định về dạy thêm, học thêm.
- Quyết định số 10/2007/QĐ-UBND ngày 06 tháng 6 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình V/v ban hành Qui định về dạy thêm, học thêm ngoài giờ chính khoá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Nhờ các văn bản hướng dẫn của trung ương và địa phương, thời gian qua, việc quản lí dạy thêm, học thêm trên địa bàn toàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, các văn bản ra đời với nhiều thời điểm khác nhau, có những điều chỉnh khác nhau, việc hiểu hết các nội dung theo quy định và thực hiện đúng theo quy định không phải là dễ nên tình trạng dạy thêm, học thêm không đúng quy định vẫn còn xẩy ra.
B- Nội dung
I – Mô tả tình huống
Vào những ngày cuối tháng 3 năm 2007, trong khi các trường phổ thông đang gấp rút chuẩn bị kế hoạch kết thúc năm học thắng lợi thì Bộ Giáo dục & Đào tạo yêu cầu các địa phương rà roát lại tình hình học sinh yếu, kém báo cáo Bộ đồng thời có kế hoạch cụ thể bồi dưỡng trình độ cho học sinh yếu kém trong năm học và thời gian hè để giảm thiểu số lượng học sinh lưu ban, khắc phục hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp. Cũng vào thời gian đó Sở Giáo dục - Đào tạo nhận được đơn của một số phụ huynh (không nêu tên) phản ánh trường THPT A tổ chức dạy thêm trái phép cho học sinh. Sở Giáo dục - Đào tạo đã cử cán bộ về trường THPT A nắm tình hình.
Trường THPT A là một trường THPT bán công vùng nông thôn trường được xây dựng khang trang, khuôn viên trường rộng rãi, thoáng mát, đạt tiêu chuẩn xanh, sạch, đẹp . Đội ngũ giáo viên đoàn kết, cán bộ quản lý có kinh nghiệm, tuy nhiên chất lượng học sinh đại trà so với mặt bằng chung toàn tỉnh tương đối thấp.
Kết quả thanh tra bước đầu cho thấy : Trường THPT A có tổ chức dạy thêm cho học sinh ngoài giờ chính khoá, các lớp học thêm đều tổ chức tại trường, số lượng không quá 40 em mỗi lớp, thu tiền mỗi em 2000đ/buổi. Việc học thêm đã được thông qua Hội đồng nhà trường, Hội phụ huynh và được phụ huynh học sinh đồng tình.
Bên cạnh đó, Sở cũng phát hiện thêm có một số giáo viên dạy học tại nhà, không có sự cho phép của nhà trường và chính quyền địa phương, như vậy các giáo viên này đã vi phạm Quy định về dạy thêm, học thêm.
Đoàn công tác đã hội ý với lãnh đạo nhà trường, lập biên bản yêu cầu lãnh đạo nhà trường ký xác nhận, trong đó có kết luận ” Trường THPT A đã vi phạm hai khuyết điểm : thứ nhất về tổ chức dạy thêm không đúng quy định ; thứ hai là quản lý giáo viên chưa chặt chẽ trong vấn đề dạy thêm học thêm ”.
BGH trường THPT A không nhất trí với kết luận trên với các lí do sau :
- Trường THPT bán công là loại trường có đặc thù riêng về chất lượng đầu vào nên được phép dạy thêm : Theo khoản 3, Điều 18- Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập, Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có ghi ”Trường ngoài công lập thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học như các trường công lập cùng cấp học, bậc học. Riêng các trường THCS, THPT được bổ sung thời gian học tập không quá 4 tuần/năm nhằm bảo đảm mặt bằng kiến thức và kết quả các kỳ thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh vào cấp học, bậc học cao hơn”
- Theo công văn số 1381/BGD ĐT-GDTrH, ngày 12/02/2007 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc chỉ đạo rà soát, giúp đỡ học sinh học lực yếu kém, Bộ yêu cầu phải có biện pháp giúp đỡ học sinh học lực yếu kém, áp dụng trong học kì II và hè năm học 2006-2007.
- Trường tổ chức dạy thêm ở trường, cơ sở vật chất, điều kiện dạy học đảm bảo quy định về vệ sinh trường học; số học sinh không quá 40 em/lớp. Số tiền thu dưới 5000đ/buổi mỗi học sinh... tất cả đều tuân theo Quyết định số 38/2005/QĐ-UBND, ngày 28 tháng 7 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình Về việc ban hành Qui định dạy thêm, học thêm ngoài giờ chính khoá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Giáo viên dạy tại nhà không báo cáo nhà trường nên nhà trường không biết, vả lại chính quyền địa phương không có phản đối gì, phụ huynh và học sinh toàn là người quen biết của giáo viên, tự nguyện xin giáo viên cho học, đây là hình thức kèm chứ không phải dạy thêm. Các công tác ở nhà trường đều được giáo viên hoàn thành tốt.
- Về giấy phép dạy thêm thì nhà trường đã gửi đơn về Sở, theo quy định sau 10 ngày chúng tôi không nhận được trả lời nên cứ tiến hành dạy.
Đoàn công tác trả lời:
- Theo Chỉ thị số 15/2000/CT- BGD-ĐT ngày 17 tháng 5 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Về các biện pháp cấp bách tăng cường quản lí dạy thêm, học thêm thì bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém là không được thu tiền. Nhưng theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 01 năm 2007 của Bộ Giáo dục & Đào tạo Ban hành Qui định về dạy thêm học thêm (bãi bỏ những văn bản trước trái QĐ này) thì dạy thêm, học thêm ngoài giờ chính khoá có 2 dạng là nâng cao kiến thức và luyện thi đều được phép thu tiền. Các điều kiện khác đảm bảo cho dạy thêm, học thêm đều được trường THPT A thực hiện đúng, nên theo đơn tố cáo gọi dạy thêm trái phép có phần hơi nặng. Tuy nhiên, người tham gia dạy thêm phải có giấy phép do Sở Giáo dục - Đào tạo cấp. ở đây tất cả giáo viên đều chưa có giấy phép, như vậy việc tổ chức dạy thêm của tường là chưa đúng quy định. Cụ thể là:
- Theo Quyết định số 39/2001/QĐ-BGD&ĐT có cho phép được bổ sung thời gian học tập không quá 4 tuần/năm nhằm bảo đảm mặt bằng kiến thức và kết quả các kỳ thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh vào cấp học, bậc học cao hơn nhưng không nói đến việc thu tiền, tiền trả cho giáo viên phải nằm trong tiền học phí mà định mức đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
- Trong Điều 6 - Quyết định số 38/2005/QĐ-UBND có nêu “Sau thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, nếu xét thấy đủ điều kiện thì cấp giấy phép dạy thêm. Trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép dạy thêm thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho cá nhân, tổ chức biết đồng thời trả lại hồ sơ”. Như vậy trường hợp sau 10 ngày không trả hồ sơ là nhiều lí do chứ không có nghĩa là được phép dạy. Theo tổ thanh tra được biết từ phía Sở thì hồ sơ xin cấp giấy phép chưa đầy đủ, bộ phận tiếp nhận hồ sơ đã có dán thông báo nhưng chưa có người nhận lại. Còn việc giáo viên dạy thêm mà nhà trường không biết thì chắc chắn đó là lỗi của người quản lý. Giáo viên dạy kèm khi số lượng học sinh không quá 5 em, trên thực tế giáo viên dạy trên 10 em thì đã là dạy thêm. Trách nhiệm quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên không chỉ có thời gian làm việc ở trường, nên việc này Ban giám hiệu mà trực tiếp là Hiệu trưởng phải rút kinh nghiệm. Hơn nữa việc dạy thêm trên cơ sở tự nguyện nhà trường và phụ huynh phải có sự đồng thuận cao không nên để tình trạng bất đồng ý kiến dẫn đến có đơn tố cáo, tuy là không ghi cụ thể họ tên.
Sau khi nghe tổ thanh tra phân tích, Hiệu trưởng trường THPT A đã chấp nhận và ký vào biên bản kiểm tra ngày 10/4/2007.
Tình huống bất cập ở dây là nên xử lý sai phạm trên như thế nào? Phải ngừng ngay các hoạt động dạy thêm, học thêm ở trường THPT A hay vẫn để cho trường tiếp tục dạy thêm, học thêm? Việc buộc trường THPT A chấm dứt dạy thêm, học thêm hay để trường THPT A tiếp tục tiến hành dạy thêm, học thêm sẽ dẫn đến yếu tố tích cực hay tiêu cực gì? Cần thực hiện các biện pháp kèm theo quyết định buộc trường ngừng dạy thêm hay cho phép tiếp tục dạy thêm như thế nào cho hợp lý ?... đó chính là yêu cầu mà đề tài phải giải quyết.
II – phân tích nguyên nhân và hậu quả
1.Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan:
- Nhân dân, chưa nhận thức rõ việc dạy thêm trái quy định và đúng quy định, nhiều người cứ cho rằng đã dạy thêm là tiêu cực, là phi pháp.
- Cơ quan quản lý, thiếu kiểm tra, đôn đốc thực hiện để xảy ra vụ việc dân tố cáo mới biết. Không kịp thời hướng dẫn cho các trường bổ sung hồ sơ để hoàn tất thủ tục cấp giấy phép dạy thêm, học thêm trong khi nhu cầu dạy thêm để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém, hạn chế hiện tượng ngồi nhầm lớp do ngành giáo dục đề ra khá cấp bách.
- Văn bản thực hiện hướng dẫn xin cấp giấy phép cũng gây một số khó khăn nhất định cho người thực hiện. Theo yêu cầu phải có danh sách học sinh kèm theo đơn xin học, buổi dạy và thời gian dạy trong tuần, nhưng thực tế là thường sau khi có giấy phép số lượng học sinh mới được chốt chính xác, thời gian các buổi dạy mới có lịch quy định phù hợp với chương trình làm việc và học tập của thầy và trò.
- Quyết định số 38/2005/QĐ-UBND Về việc ban hành Qui định dạy thêm, học thêm ngoài giờ chính khoá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình uỷ nhiệm cho Sở Giáo dục- Đào tạo cấp giấy phép cho việc dạy thêm chương trình THPT. Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 01 năm 2007 của Bộ Giáo dục & Đào tạo Ban hành Qui định về dạy thêm học thêm (bãi bỏ những quy đinh trước đây trái QĐ này), tại Điều 6 Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quy định: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản quy định về dạy thêm, học thêm; cấp giấy phép hoặc uỷ quyền cho Sở Giáo dục - Đào tạo cấp giấy phép. Trong khi văn bản mới (so với QĐ 38/2005) quy định về dạy thêm, học thêm của Uỷ ban nhân dân tỉnh chưa được ban hành nên việc cấp giấy phép có phần khó khăn do Sở Giáo dục - Đào tạo chưa được uỷ quyền.
b) Nguyên nhân chủ quan:
- Trước hết do Lãnh đạo nhà trường nghiên cứu văn bản chưa kỹ nên thực hiện quy định chưa đầy đủ dẫn đến sai phạm trên.
- Việc tổ chức cho cán bộ giáo viên của nhà trường nghiên cứu tài liệu chưa nghiêm túc, nên một số giáo viên nhận thức chưa đúng văn bản hướng dẫn hoặc nhận thức đúng nhưng cố tình bỏ qua.
- Việc quản lý cán bộ, giáo viên của Lãnh đạo nhà trường chưa chặt chẽ dẫn đến giáo viên tổ chức dạy thêm mà nhà trường không biết.
Việc bàn bạc, thống nhất giữa nhà trường và phụ huynh chưa cao, hoặc có hiện tượng mất đoàn kết dẫn đến có đơn tố cáo mặc dầu giữa nhà trường và phụ huynh đã có biên bản cam kết.
2. Hậu quả
Nếu không giải quyết tốt tình huống trên sẽ dẫn đến hiện tượng dạy thêm học thêm tuỳ tiện, nguy cơ của tệ nạn dạy thêm tràn lan sẽ kéo theo các hậu quả tiêu cực của nó, nhiều trường TH, THCS không được phép dạy thêm, học thêm nhưng vẫn tổ chức dạy thêm; nhiều trường THPT, nhiều cá nhân giáo viên tổ chức dạy thêm mặc dù chưa được phép của các cấp quản lý...
Kỹ cương nhà trường bị giảm sút do giáo viên, nhân viên tuỳ tiện, chỉ chú ý làm tốt công tác ở trường còn ra khỏi trường là muốn làm gì thì làm.
Việc cấp giấy phép dạy thêm trì trệ sẽ dẫn đến hiện tượng cố tình dạy thêm không theo quy định, dạy chui, dạy lậu, chất lượng dạy thêm thấp, việc bổ sung kiến thức học sinh yếu kém sẽ khó có thể triển khai được.
III - xác định mục tiêu xử lý tình huống
Giải quyết tốt tình huống này nhằm lập lại đúng kỹ cương trường học, thực hiện tổ chức và quản lý dạy thêm học thêm theo đúng các văn bản hướng dẫn của Nhà nước.
Hạn chế được hiện tượng dạy thêm tràn lan và các tiêu cực phát sinh từ việc dạy thêm trái quy định, lấy được lòng tin của nhân dân đối với thầy giáo và nhà trường nói riêng với nền giáo dục nước nhà nói chung.
Đảm bảo quyền lợi chính đáng của người thầy, nhà trường. Đảm bảo quyền lợi, nhu cầu học tập của học sinh.
Vừa có hình thức xử lý nghiêm khắc nhưng cũng tránh nặng nề dẫn đến hậu quả thiếu tính giáo dục, ảnh hưởng không tốt đến phong trào nhà trường đang có chiều hướng phát triển tốt.
IV – xây dựng các phương án giải quyết vấn đề và lựa chọn phương án
1. Xây dựng các phương án:
Phương án thứ nhất:
- Ngừng ngay việc dạy thêm, học thêm và trả tiền lại cho học sinh.
- Kiểm điểm nghiêm khắc các cán bộ giáo viên vi phạm và đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
*Mặt mạnh:
Phương án này là phương án dễ thực hiện nhất, có thể thực hiện bất cứ thời điểm nào mà mình muốn. Theo phương án này, mọi sai phạm lập tức được kết thúc, không còn hiện tượng dạy thêm học thêm nữa, không ai còn tố cáo phê bình nữa. Những người làm sai sẽ thấy được khuyết điểm để không tái phạm.
*Mặt yếu:
Việc học thêm của học sinh bị bỏ dở làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 12 đang ôn tập để thi các môn trắc nghiệm theo hướng đổi mới. Đặc biệt đây lại là trường bán công, mặt bằng chất lượng thấp hơn các trường khác
Đi ngược lại ý nguyện được học của đa số học sinh được phụ huynh đồng tình ủng hộ.
Không thực hiện được kế hoạch nâng cao chất lượng học tập cho học sinh yếu, kém làm giảm tối đa hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp. Làm cho học sinh và giáo viên hoang mang. Đối với những vùng kinh tế không thuận lợi việc để cho các em tự nguyện học tập không phải dễ. Nay, phá đi việc học đang đi vào nề nếp là điều không nên.
Khuyết điểm của nhà trường chưa đến mức phải kỷ luật, có thể dùng hình thức giáo dục khác như phê bình, rút kinh nghiệm, hạ tiêu chuẩn thi đua v.v...
Phương án thứ hai:
- Tiếp tục dạy thêm, học thêm và trả tiền lại cho học sinh, vận động giáo viên phát huy tinh thần tình thương, trách nhiệm dạy học miễn phí cho các em .
- Các cán bộ giáo viên vi phạm đều phải kiểm điểm trước nhà trường và sở Giáo dục - Đào tạo.
*Mặt mạnh:
Phương án này vẫn đảm bảo việc học thêm của học sinh, đặc biệt là các em học lực yếu, kém và học sinh lớp 12 đang ôn tập để thi các môn trắc nghiệm theo hướng đổi mới.
Đáp ứng được nguyện vọng học của đa số học sinh được phụ huynh đồng tình ủng hộ, thực hiện được kế hoạch nâng cao chất lượng học tập cho học sinh yếu, kém làm giảm tối đa hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp, duy trì được việc học đang đi vào nề nếp.
Những người làm sai sẽ thấy được khuyết điểm để không tái phạm.
*Mặt yếu:
Không khuyến khích được tinh thần của giáo viên, vi phạm luật lao động trong khi giáo viên phải làm thên giờ nhưng không được trả công, mặc dù giáo viên có chấp nhận thì bản thân họ bị thiệt thòi cũng là việc không có lợi cho nhà trường. Hơn nữa đây là trường bán công, hầu hết là giáo viên hợp đồng theo giờ dạy, nếu để họ bị thiệt thòi quá sẽ ảnh hưởng đến nhiệt tình và chất lượng công tác vì vậy tính khả thi của phương án này chưa được cao.
Phương án thứ ba:
- Báo cáo Sở xin được tiếp tục dạy thêm, đồng thời tăng cường quản lý dạy thêm trên các mặt số lượng, chất lượng nội duug các buổi dạy. Mặt khác phải bổ sung hồ sơ để xin cấp giấy phép dạy thêm cho những giáo viên mà nhà trường xét đủ tiêu chuẩn theo quy định.
- Tuyên truyền, giải thích chủ trương về tổ chức dạy thêm cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh để tất cả có nhận thức đúng tạo sự đồng thuận cao trong việc phối hợp cùng nhà trường đẩy mạnh chất lượng giáo dục.
- Các cán bộ giáo viên vi phạm đều phải kiểm điểm trước nhà trường và sở Giáo dục - Đào tạo.
- Các bộ phận liên quan đến việc quản lý chỉ đạo việc tổ chức dạy thêm học thêm ở Sở Giáo dục - Đào tạo rút kinh nghiệm trong việc kiểm tra, đốc thúc chấp hành quy định. Cải tiến thủ tục cấp giấy phép sao cho hiệu quả nhất.
*Mặt mạnh:
Phương án này vẫn đảm bảo được các ưu điểm của phương án hai và cũng tránh được mặt yếu ở phương án hai. Đây có thể coi là phương án tối ưu, đáp ứng được nhiều nhất các mục tiêu đề ra, có tính khả thi cao. Vừa đảm bảo kỹ cương phép nước, vừa hợp với lòng dân. Đảm bảo quyền lợi của các nhân học sinh, phụ huynh, giáo viên vừa đảm bảo nhiệm vụ kế hoạch năm học của nhà trường.
2. Lựa chọn phương án:
Nếu lựa chọn phương án thứ nhất thì việc học thêm của học sinh bị bỏ dở làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 12 đang ôn tập để thi các môn trắc nghiệm theo hướng đổi mới; đi ngược lại ý nguyện được học của đa số học sinh (đã được phụ huynh đồng tình ủng hộ). Hơn nữa, đây lại là trường bán công, mặt bằng chất lượng thấp hơn các trường khác, việc tổ chức cho các em học thêm để bổ trợ kiến thức là việc làm cần thiết.
Nếu lựa chọn phương án thứ nhất thì vẫn đảm bảo việc học thêm của học sinh, thực hiện được kế hoạch nâng cao chất lượng học tập cho học sinh yếu, kém làm giảm tối đa hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp, duy trì được việc học đang đi vào nề nếp.
Những người làm sai sẽ thấy được khuyết điểm để không tái phạm. Nhưng sẽ không khuyến khích được tinh thần của giáo viên, vi phạm luật lao động. Trong khi giáo viên phải làm thên giờ nhưng không được trả công, mặc dù giáo viên có chấp nhận thì bản thân họ bị thiệt thòi cũng là việc không có lợi cho nhà trường. Hơn nữa đây là trường bán công, hầu hết là giáo viên hợp đồng theo giờ dạy, nếu để họ bị thiệt thòi quá sẽ ảnh hưởng đến nhiệt tình và chất lượng công tác vì vậy tính khả thi của phương án này chưa được cao.
Chỉ có phương án thứ ba là vẫn đảm bảo được các ưu điểm của phương án hai và cũng tránh được mặt yếu ở phương án hai. Đây có thể coi là phương án tối ưu, đáp ứng được nhiều nhất các mục tiêu đề ra, có tính khả thi cao. Vừa đảm bảo kỹ cương phép nước, vừa hợp với lòng dân. Đảm bảo quyền lợi của các nhân học sinh, phụ huynh, giáo viên vừa đảm bảo nhiệm vụ kế hoạch năm học của nhà trường.
V- một số Kiến nghị
1 - Trường THPT A phải tổ chức kiểm điểm các cá nhân có sai sót trong việc tổ chức dạy thêm, học thêm trái quy định theo từng phần hành mà mình phụ trách, báo cáo về Sở GD-ĐT bằng văn bản qua Phòng TCCB và Phòng GDTrH.
Gửi tờ trình về Sở xin cấp giấy phép dạy thêm, học thêm, đồng thời tổ chức rà soát phân loại chất lượng văn hoá của học sinh các khối lớp để có phương án tổ chức quản lý dạy thêm, học thêm có chất lượng
2 - Trường THPT A nói riêng và Giám đốc các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm KTTH - HN; Hiệu trưởng các trường phổ thông các cấp là người chịu trách nhiệm trực tiếp quản lí dạy thêm trong nhà trường và ngoài nhà trường của giáo viên, cán bộ, nhân viên do mình quản lý. Phải triển khai đầy đủ, nghiêm túc các văn bản chỉ đạo quản lí về dạy thêm, học thêm; tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên gương mẫu chấp hành các quy định của các cấp. Thực hiện đúng quy định của phân phối chương trình, không cắt xén chương trình chính khóa làm nội dung dạy thêm.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm các quy định về dạy thêm, học thêm. Trước khi thực hiện dạy thêm, phải báo cáo với Sở GD-ĐT kế hoạch dạy thêm, nội dung dạy thêm, danh sách người học, danh sách người dạy.
3 - Sở GD-ĐT cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn việc thực hiện các văn bản quy định về tổ chức quản lý dạy thêm, học thêm của Nhà nước để các đơn vị dễ thực hiện; tăng cường quản lí, kiểm tra việc dạy thêm, học thêm của tổ chức, cá nhân ở các đơn vị trực thuộc Sở và các trung tâm luyện thi.
Tiến hành các thủ tục cấp giấy phép dạy thêm cho các cá nhân và tập thể có nhu cầu chính đáng và đủ điều kiện tổ chức dạy thêm. Kiểm tra việc quản lí dạy thêm của các phòng Giáo dục để kịp thời xử lí hoặc đề nghị xử lý các hành vi vi phạm trong việc dạy thêm theo thẩm quyền.
4 - UBND các cấp cần nâng cao trách nhiệm quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo quy định; tổ chức kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn để xử lý hoặc hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý sai phạm.
5 - Các ban ngành liên quan cần phối hợp với ngành GD - ĐT quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm; tham gia các Đoàn kiểm tra liên ngành, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý sai phạm quy định về dạy thêm, học thêm.
Kết luận
Đảng và Nhà nước ta chủ trương xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục, việc huy động toàn dân đóng góp sức người, sức của cùng với ngành giáo dục đẩy mạnh phong trào giáo dục nhằm đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội là việc làm thiết thực đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới, CNH - HĐH nước nhà.
Trong giai đoạn hiện nay ngành giáo dục đang tiến hành cuộc vân động Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục nhằm đưa nề nếp dạy học trong các nhà trường trở lại thực chất: dạy thực, học thực, chất lượng thực đòi hỏi các trường phải quan tâm thực sự đến công tác chất lượng, đặc biệt là những vùng có tình hình kinh tế khó khăn, các trung tâm GDTX, các trường ngoài công lập. Nếu không có kế hoạch dạy học hợp ký, không biết động viên giáo viên học sinh thì kết quả thực tế cho thấy sẽ rất thấp. Đối với học sinh trình độ văn hoá còn thấp bên cạnh tránh học quá tải, học nhồi nhét càn phải có thời gian hợp lý để dạy bổ sung kiến thức cho các em.
Mặt khác không có thu nhập nào cho giáo viên chính đáng hơn là giúp họ kiếm sống bằng chính nghề nghiệp mà họ gắn bó. Tuy nhiên, việc dạy thêm phải mang tính tự giác, phải có kế hoạch, có hành lang pháp lý vững chắc, tránh tự phát, tuỳ tiện. Việc dạy thêm học thêm nếu không quản lý chặt chẽ sẽ trở thành tệ nạn bị nhân dân lên án, nhưng nếu biết quản lý, thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước thì sẽ phát huy được hiệu quả tích cực của việc dạy thêm học thêm, góp phần nâng cao chất lượng thực sự cho học sinh. Học sinh sẽ phấn khởi tự tin hơn khi ngồi đúng lớp học phù hợp với trình độ học vấn của mình. Giáo viên khẳng định được vai trò của mình, tự mình luôn cố gắng khẳng định uy tính về phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn. Nhà trường luôn chú trọng nâng cao giáo dục toàn diện không ngừng phấn đấu để trở thành địa chỉ đáng tin cậy để nhân dân gửi trọn niềm tin. Sự nghiệp giáo dục sẽ làm tròn trọng trách mà xã hội giao phó.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Download- Tiểu luận cuối khóa- trung cấp lí luận chính trị, quản lý nhà nước-chương trình chuyên viên, quản lý giáo dục- Giải quyết vướng mắc về tổ ch.doc