Tiểu luận Trung Quốc và Nhật Bản trong trật tự mới ở Á châu

Dư luận nói chung ở Nhật ngày càng cảnh giác phương thức ASEAN+3 vì không những lo ngại Trung Quốc sẽ năm quyền chủ đạo mà còn sợ ảnh hưởng đến quan hệ đồng minh với Mỹ. Watanabe Toshio, giáo sư nổi tiếng trong nghiên cứu và bình luận về kinh tế và chính trị Á châu, cho rằng ASEAN+3 là chiến lược ly gián đồng minh Nhật Mỹ của Trung Quốc. Cũng theo Watanabe, đồng minh Nhật Mỹ hiện nay giống như đồng minh Nhật Anh ký kết năm 1902, và trong các thập niên đầu thế kỷ 20, Mỹ đã dần dần ly gián được Nhật Anh, phá vỡ đồng minh Nhật Anh, cuối cùng Nhật thua Mỹ trong thế chiến thứ hai. Watanabe lập luận rằng qua việc lập Cộng đồng Đông Á chỉ gồm ASEAN+3, đồng minh Nhật Mỹ sẽ bị phá vỡ và hậu quả sẽ không lường được đối với Nhật. Watanabe cũng chủ trương từng bước tạo ra một liên minh Nhật Mỹ Ấn Úc là tốt nhất.

pdf14 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2507 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Trung Quốc và Nhật Bản trong trật tự mới ở Á châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Trung Quốc và Nhật Bản trong trật tự mới ở Á châu I. Mở đầu: Thế nào là một trật tự mới tại Á châu? Từ sau Thế chiến thứ II, kinh tế Nhật Bản hồi phục nhanh chóng và bước vào giai đọan phát triển được xem là thần kỳ (1955-1973). Giai đọan 18 năm sau đó, tốc độ phát triển chậm lại nhưng Nhật duy trì ở mức trung bình năm 6% nhờ thành công trong việc khắc phục hai cuộc khủng hoảng năng lượng (1973 và 1979) và sự kiện đồng yen lên giá đột ngột (1985-87). Nhật cũng thành công trong việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp lên cao hơn, hình thành sự phân công mới với các nền kinh tế đang lên ở Đông Á. Do đó, trong thập niên 1980, Nhật vươn lên thành cường quốc kinh tế có ảnh hưởng nhiều mặt trên thế giới (mậu dịch, đầu tư nước ngoài, ODA -viện trợ và vốn vay ưu đãi cho các nước đi sau). Từ đầu thập niên 1990, kinh tế Nhật suy thoái, trì trệ hơn 10 năm nhưng về mặt đối ngoại, nhất là đối với khu vực Đông Á, Nhật vẫn giữ vai trò quan trọng và có chiến lược củng cố vai trò đó như sẽ thấy dưới đây. Từ năm 2003 kinh tế hồi phục càng làm cho Nhật tự tin hơn trong chiến lược đối ngoại. Đặc biệt cũng từ năm 2003 Nhật tích cực vận động để được trở thành uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trong giai đoạn kinh tế Nhật suy sụp cũng là lúc Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ. Suốt hơn 20 năm cải cách, mở của, kinh tế Trung Quốc phát triển trung bình mỗi năm 10%. Bước qua thế kỷ 21, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO (2001), các chỉ tiêu kinh tế chính như tổng sản phẩm trong nước (GDP), kim ngạch xuất khẩu, v.v.. cho thấy Trung Quốc ngày càng tiến vào hàng ngũ những nước lớn. Hiện nay Trung Quốc đứng thứ ba thế giới về ngoại thương và thứ tư về GDP (Trung Quốc sắp vượt Đức trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới) . Trong thời kỳ Giang Trạch Dân cầm quyền (1992-2002),[1] ý thức nước lớn và quyết tâm thực hiện chiến lược “Đại phục hưng dân tộc Trung Hoa” được giương cao.[2] Trước sự cảnh giác của nhiều nước Á châu lân cận, Trung Quốc đưa ra khái niệm “hoà bình quật khởi” để nhấn mạnh là Trung Quốc sẽ vươn lên thành nước lớn nhưng bằng các biện pháp hoà bình như mở rộng ngoại thương, tận dụng tư bản và công nghệ thế giới, v.v.[3] Tóm lại, có thể nói từ giữa thập niên 1990, Nhật Bản từ một cường quốc kinh tế muốn vươn lên thành một cường quốc nhiều mặt, kể cả chính trị và các quan hệ quốc tế. Còn Trung Quốc từ một nước có tiếng nói mạnh trên chính truờng quốc tế đã vươn lên thành một nước lớn về kinh tế. Trong lịch sử Á châu, đây là lần đầu tiên cả Nhật Bản và Trung Quốc đều trở thành cường quốc và đang tranh nhau củng cố vai trò của mình tại khu vực nầy. Trong trật tự mới nầy, chiến lược, chính sách của hai nước đang dĩễn ra như thế nào và có ý nghĩa nhu thế nào đối với các nước thứ ba ở Á châu? Đây là vấn đề nhiều người đang quan tâm. Nhưng đây cũng là vấn đề lớn. Bài viết nầy phải đặt tiêu điểm vào một số mặt của vấn đề đó. Dưới đây ta sẽ chọn tiêu điểm là các nước ASEAN, khu vực mà cả Nhật Bản và Trung Quốc đều đang tranh thủ, và tập trung vào các mặt về kinh tế như cuộc khủng hoảng tài chánh ở Á châu, hợp tác Tiểu vùng lưu vực sông Mê Kông, quá trình chuẩn bị hình thành Cộng đồng Đông Á, v.v.. Đây là những vấn đề kinh tế nhưng có ý nghĩa chiến lược khá toàn diện đối với Trung Quốc và Nhật Bản. Phần lớn các vấn đề nầy cũng xoay quanh các nước ASEAN. Phần kết luận của bài viết sẽ rút ra một vài hàm ý đối với Việt Nam. II. Vị trí kinh tế của Nhật Bản và Trung Quốc tại ASEAN Trước khi khảo sát chiến lược của Nhật Bản và Trung Quốc, thử điểm qua vị trí của hai cường quốc nầy tại ASEAN. Nhật vốn đã có quan hệ kinh tế mật thiết với năm nước thành viên cũ của ASEAN (Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Phi-lip-pin và Singapore) từ gần nửa thế kỷ nay, nhất là từ năm 1977 khi Thủ tướng Nhật đương thời Fukuda Takeo công du năm nước và phát biểu chính sách đặc biệt dùng ODA để vừa giúp từng nước thành viên vừa xây những ngành công nghiệp chung cho toàn khối. Quan hệ Nhật ASEAN lại phát triển một bước lớn khi các công ty Nhật ào ạt sang đầu tư trưc tiếp (FDI) tại Thái, Malaysia, Singapore và Indonesia sau khi đồng yen tăng giá đột ngột từ cuối năm 1985. Cùng với mậu dịch, ODA và FDI của Nhật đã tạo ra một sự gắn bó mật thiết giữa Nhật với ASEAN trong mấy thập kỷ qua. Do vậy, hiện nay Nhật vẫn giữ một vị trí quan trọng trong ngoại thương, đầu tư và ODA tại các nước nầy Tuy nhiên, Trung Quốc, với một nên kinh tế lớn nhanh và có khuynh hướng hướng ngoại,[4] đã theo kịp hoặc vượt qua vị trí của Nhật trong ngoại thương đối với nhiều nước ASEAN. Tại một số nước thành viên mới của ASEAN như Lào, Campuchia và Myanmar, Trung Quốc chiếm vị trí khá cao trong cả ODA và FDI. Về ngoại thương, như Hình 1 cho thấy, cho đến khoảng năm 1995, Nhật chiếm tới trên 20% trong tổng nhập khẩu của ASEAN trong khi Trung Quốc chỉ có vài phần trăm. Sau đó thị phần của Nhật giảm liên tục trong khi của Trung Quốc tăng nhanh. Đến năm 2006, Trung Quốc đã vượt Mỹ và tiến gần bằng thị phần của Nhật. Tại các nước thành viên mới của ASEAN, vị trí của Trung Quốc vượt Nhật từ nhiều năm truớc và khoảng cách giữa hai nước ngày càng lớn. Tại Việt Nam, Trung Quốc cũng đã vượt Nhật từ năm 2003 trở thành nước lớn nhất trong tổng nhập khẩu của Việt Nam (xem Hình 2). Về đầu tư nước ngoài (FDI), Trung Quốc phát biểu chính sách nầy lần đầu năm 1998 và chiến lược đẩy mạnh chính sách nầy được ghi rõ trong Kế họach 5 năm lần thứ X (2001-2005). Vào cuối năm 2005, tại ASEAN, tích lượng (stock) FDI của Trung Quốc nhiều nhất là tại Singapore (hơn 300 triệu USD), sau đó tới Malaysia (200 triệu USD) và các nước khác. Tuy nhiên so với Nhật là nước đã đầu tư nhiều tại các nước thành viến cũ của ASEAN từ gần nửa thế kỷ nay, vị trí của Trung Quốc không đáng kể. Tại Việt Nam, từ khỏang năm 2001, Trung Quốc bắt đầu đầu tư nhiều trong ngành xe máy, đồ điện gia dụng, v.v. nhưng so với Nhật vị trí của Trung Quốc còn rất thấp. Vào cuối năm 2006, tích lượng FDI tại Việt Nam theo vốn đăng ký là 60 tỉ USD trong đó Nhật 7,4 tỉ (chiếm 12,3%), Trung Quốc chỉ có hơn 1 tỉ (1,8%), và Mỹ là 2,2 tỉ (3,7%). Đáng chú ý là vai trò của Trung Quốc tại Lào, Campuchia và Myamar. Mấy năm gần đây, Trung Quốc là nước dẫn đầu FDI tại Campuchia (chủ yếu sản xuất hàng may mặc). Tại Lào, tích lượng FDI (từ năm 2000 đến tháng 3 năm 2007) của Trung Quốc xếp hàng thứ hai, sau Thái Lan, còn Nhật ở vị trí thứ năm. Tại Myanmar, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều đầu tư ít, nhưng về ODA thì Trung Quốc độc chiếm vì Nhật và các nước khác tiếp tục chính sách chế tài kinh tế đối với Myanmar, trong khi Trung Quốc muốn thừa cơ nầy củng cố thế lực ở phía tây nam. Từ cuối thập niên 1990, Trung Quốc liên tục viện trợ cho Myanmar, bao gồm nhiều lãnh vực từ xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác năng lượng đến các dự án phát triển công nghiệp. Theo nhiều nhà nghiên cứu về Myanmar như Ebashi Masahiko (2007), số dự án hợp tác mà Trung Quốc triển khai ở nước nầy vừa nhiều vừa có tính chiến lược ở những điểm sau: Thứ nhất, Trung Quốc củng cố được con đường tiến ra Ấn độ dương mà không phải qua eo biển Malacca. Thứ hai, Trung Quốc khai thác được nhiều nguồn năng lượng, nguyên liệu và bảo đảm nguồn cung cấp lúa gạo trong tương lai. Thứ ba, lập quan hệ gắn bó chiến lược với Myanmar (và với Pakistan), Trung Quốc sẽ từng bước hình thành một mặt trận bao vây, kiềm chế Ấn Độ. Tình hình chính trị ở Myanmar và môi trường quốc tế chung quanh nước nầy đã thay đổi hẵn vị trí của Nhật và Trung Quốc. Cho đến thập niên 1980, Nhật Bản chiếm vị trí áp đảo trong ngoại thương và ODA tại Myanmar. Thời đó, Nhật chiếm tới phân nửa tổng kim ngạch nhập khẩu cung như tổng kim ngạch ODA của nước nầy. Cho đến cuối thập niên 1980, Myanmar là một trong những nước nhận ODA nhiều nhất của Nhật, chỉ sau Indonesia, Thái Lan và Phi-lip-pin. Nhìn từ phía ASEAN, sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc đã gây ra một số hiệu ứng phức tạp, nhất là trong giai đoạn truớc năm 2000. Vì cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc và nhiều nước ASEAN khá giống nhau, ASEAN chịu sức ép taị các thị trường lớn trước sự phát triển mạnh mẽ và hướng ngoại của Trung Quốc. Tại Mỹ chẳng hạn, thị phần của 5 thành viên cũ của ASEAN từ năm 1992 đến năm 2005 giảm từ 7,3% xuống 5,4% trong khi Trung Quốc tăng từ 5,8% lên 14,4%. Tại thị trường Nhật, ASEAN có được ưu thế nhờ các công ty đa quốc gia Nhật đầu tư tại ASEAN và xuất khẩu trở lại Nhật nên thị phần của ASEAN được duy trì ở vị trí 13% từ 1992 đến 2005, nhưng trong thời gian đó, thị phần của Trung Quốc tăng nhanh, từ 7,3 lên 21%. Về đầu tư nước ngoài, từ giữa thập niên 1990, trước làn sóng đầu tư đổ dồn vào Trung Quốc, nhiều nước ASEAN rất lo ngại. Trên thực tế, FDI vào Trung Quốc tăng đột biến từ năm 2000, nhất là từ khi nước nầy gia nhập WTO năm 2001. FDI đổ vào Trung Quốc năm 1999 là 40 tỉ USD đã tăng lên gần 160 tỉ năm 2006 trong khi 5 nước ASEAN cũ chỉ tăng từ 24 tỉ lên 28 tỉ USD trong cùng thời kỳ. Tuy nhiên, gần đây ASEAN ngày càng nhận thấy sự lớn mạnh của kinh tế Trung Quốc cũng đem lại cơ hội thị trường cho mình. Từ năm 1990 đến 2005, xuất khẩu của Trung Quốc tăng 12 lần, từ 621 tỉ lên 7.620 tỉ USD nhưng nhập khẩu cũng tăng cùng tốc độ, từ 534 tỉ lên 6.601 tỉ USD. Nhiều nước ASEAN cũng thành công trong việc xâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Chẳng hạn từ năm 1992 đến 2004, xuất khẩu hàng công nghiệp của ASEAN tăng 3 lần, nhưng riêng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng tới 16 lần. Hiện nay thị phầncủa ASEAN trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm độ 10%, tương đương với Mỹ và Hàn Quốc. Vì vậy khỏang từ năm 2000, nhiều nước ASEAN đã không còn xem sự trỗi dậy của Trung Quốc là một nhân tố tiêu cực đối với sự phát triển của mình mà ngày càng xem đó là cơ hội để ASEAN phát triển nhanh hơn. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc tích cực mở rộng chiến lược Á châu nhắm vào ASEAN. III. Tranh chấp giữa Nhật Trung tại một số vũ đài chính 1. Nhật Bản và Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng tiền tệ Á châu Khác với Nhật Bản, một nước đã có quan hệ mật thiết với hầu hết các nước ASEAN từ nửa thế kỷ trước, quan hệ Trung Quốc và ASEAN tuơng đối mới nhưng triển khai rất nhanh từ thập niên 1990. Sau sự cố Thiên An Môn năm 1989, một số nước phương Tây phê phán và áp dụng nhiều biện pháp chế tài với Trung Quốc (kéo dài cho đến năm 1991). Trong thời gian đó Trung Quốc tích cực, chủ động lập lại quan hệ bình thường với nhiều nước ASEAN. Phần lớn việc lập lại quan hệ bình thường nầy được thực hiện năm 1990 trong chuyến công du của Thủ tướng Lý Bằng sang Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan và Lào. Cuộc khủng khoảng tiền tệ Á châu (1997-98) trở thành cơ hội cho Trung Quốc bắt đầu chiến lược kinh tế với ASEAN. Trung Quốc giúp ngay 1 tỉ USD cho Thái Lan, nước chịu ảnh hưởng nặng nhất trong cuộc khủng hoảng nầy. Vào tháng 12/1997, Trung Quốc tuyên bố sẽ không giảm giá đồng nhân dân tệ, một hành động được các nước Á châu hoan nghênh, vì thái độ đó góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình tiền tệ và kinh tế, tránh được một sự cạnh tranh giảm giá đồng tiền để duy trì hoặc đẩy mạnh xuất khẩu. Đặc biệt nhiều nước ASEAN có cơ cấu xuất khẩu giống Trung Quốc nên thái độ của Trung Quốc được xem là “hào hiệp”. Trung Quốc đã lợi dụng dịp nầy để tỏ ra mình có trách nhiệm của một nước lớn. Về phía Nhật, cuộc khủng hoảng tiền tệ Á châu cũng là dịp để họ thi thố vai trò của một nước lớn có trách nhiệm tại khu vực nầy. Tuy kinh tế Nhật đang ở trong thời kỳ suy thoái nặng nhưng họ đã đưa ra các chính sách rất tích cực. Ngay sau khi cuộc khủng hỏang xảy ra tại Thái Lan (7/1997), Nhật chủ trì hội nghị quốc tế để giúp nước nầy giải quyết tình trạng thiếu ngoại tệ (8/1997). Tháng 10/1998, Nhật đưa ra Sáng kiến mới Miyazawa cam kết sẽ xuất ra 30 tỉ USD giúp 6 nước Á châu chịu ảnh hưởng nặng trong cuộc khủng hỏang. Ngoài ra, tháng 12/1998, Nhật cam kết lập chương trình Yen cho vay đặc biệt (Special Yen Loan) gồm 650 tỉ yen thực hiện trong 3 năm, giúp các nước Á châu cải thiện, xây dựng thêm cơ sở hạ tầng kinh tế.[5] Qui mô tài chánh của các chương trình hợp tác của Nhật như vậy là rất lớn, không nước nào hoặc cơ quan quốc tế nào có mức cam kết nhiều như vậy.[6] Đặc biệt khác với IMF hay Ngân hàng thế giới chỉ chú trọng giúp giải quyết khó khăn nhất thời về tài chánh, tiền tệ, Nhật có cái nhìn dài hạn, chú trọng giúp các nước ASEAN xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp để phục hồi sản xuất, cải thiện sức cạnh tranh. Các công ty đa quốc gia Nhật cũng có chính sách bám trụ tại ASEAN, nỗ lực tái hồi phục sản xuất, củng cố sức cạnh tranh của các công ty con tại vùng nầy. Nhìn chung chính sách của chính phủ và thái độ của xí nghiệp Nhật được các nước ASEAN đánh giá cao. Mahathir, Thủ tướng đương thời của Malaysia, trong cuốn sách xuất bản năm 1999, đã đánh giá cao vai trò của Nhật trong quá trình công nghiệp hóa của ASEAN, và lên tiếng phê phán tư bản tài chính Mỹ mà ông ta cho là thủ phạm của cuộc khủng hỏang tài chánh Á châu.[7] Một vấn đề đáng chú ý trong cuộc khủng hoảng tài chánh Á châu là Nhật đã tích cực đưa đề án thành lập Quỹ tiền tệ châu Á (Asian Monetary Fund, AMF) nhưng bị cả Mỹ và Trung Quốc phản đối. Trong đề án nầy, AMF sẽ có một ngân quỹ 100 tỉ USD đủ để đối phó các cuộc khủng hỏang tài chánh tương tự và Nhật hứa sẽ đóng góp phần lớn nếu đề án được thực hiện. Cũng theo lập luận của Nhật, giống như Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), tuy đã có Ngân hàng thế giới nhưng ở Á châu vẫn cần một tổ chức riêng, thì việc lập AMF ở Á châu dù đã có IMF cũng là chuyện thường. Nhưng Mỹ sợ mất vai trò tại Á châu nên cương quyết phản đối, cho là đã có IMF thì không cần AMF. Trung Quốc cũng phản đối mạnh vì sợ ảnh hưởng của Nhật sẽ mạnh hơn tại Á châu.[8] 2. Nhật Bản và Trung Quốc trong tầm nhìn về Cộng đồng Đông Á Từ cuối thập niên 1990, các nước Đông Á tích cực trong việc xây dựng một định chế hợp tác khu vực vì hai lý do: Một là, cuộc khủng hoảng tiền tệ ở châu Á cho thấy cần có một định chế hợp tác khu vực để ngăn ngừa những bất ổn tương tự. Hai là, song song với sự bế tắc trong các vòng đàm phán do WTO chủ trương, chủ nghĩa khu vực đã phảt triển mạnh tại nhìều nơi khác trên thế giới và xu thế nầy đã thúc đẩy các nước Đông Á chuyển hướng theo trào lưu chung nầy.[9] Đây là vũ đài sôi động nhất với hai diễn viên chính là Nhật Bản và Trung Quốc. Vấn đề hợp tác để tiến tới Cộng đồng Đông Á đang được triển khai theo hai hướng: Một là, ký kết các hiệp định tự do thương mại (Free Trade Agreement, FTA) song phương. Song phương ở đây kể cả trường hợp Nhật hay Trung Quốc ký kết với tòan khối ASEAN. Hai là, xây dựng các định chế hợp tác cho tòan vùng Đông Á. Trong cả hai hướng, cạnh tranh giành quyền chủ đạo giữa hai nước lớn ngày càng gay gắt. Về song phương, FTA được bắt đầu bàn đến từ năm 1999 bằng sự kiện Nhật Bản và Hàn Quốc thoả thuận cùng nghiên cứu khả năng và hiệu quả của một FTA giữa hai nước. Hiện nay hai nước vẫn chưa đi đến một sự thoả thuận cụ thể nhưng sự kiện nầy đã châm ngòi cho những thảo luận, những đề án về FTA rất sôi nổi tại Đông Á. Sau đó, Nhật và Singapore bắt đầu thảo luận từ tháng 11/1999 và đã ký kết Hiệp định hợp tác kinh tế (Japan-Singapore Economic Partnership Agreement, JSEPA) vào tháng 1/2002. Sau đó, từ năm 2004, Nhật đã xúc tiến thương lượng và cuối cùng đã ký kết FTA song phương với Phi-lip-pin, Malaixia và Thái Lan trong năm 2006 và với Inđonesia năm 2007. Cũng vào thời điểm Nhật và Singapore ký kết JSEPA, Thủ tướng Nhật Koizumi Jun-ichiro đề xướng lập Quan hệ đối tác toàn diện Nhật ASEAN (Japan-ASEAN Comprehensive Economic Partnership) và tháng 11/2002 lãnh đạo 10 nước ASEAN đã đồng ý sẽ bàn thảo về đề án nầy. Đặc biệt Nhật Bản tỏ ra tích cực trong hoạt động nầy sau khi Trung Quốc bắt đầu đưa ra đề án lập FTA với 10 nước ASEAN vào tháng 11/2001, như sẽ bàn dưới đây. Tuy nhiên, mặc dù đã được đề xướng từ năm 2002, đến năm 2005 mới bắt đầu thương lượng và cho đến nay chưa thấy tiến triển cụ thể. Lý do chính một phần do Nhật muốn xây dựng một thể chế hợp tác tòan diện với các nước ASEAN, không chỉ riêng trong lãnh vực ngoại thương, và một phần do áp lực trong nước muốn tiếp tục bảo hộ nông phẩm. Trong lúc Nhật còn lúng túng, chậm chạp trong quá trình triển khai hợp tác nầy thì Trung Quốc đưa ra và thúc đẩy tiến hành nhanh chóng một chiến lược rất dứt khóat, rõ ràng và hấp dẫn đối với ASEAN. Đó là Hiệp định tự do thương mại ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). Trung Quốc và 10 nước ASEAN qua các Hội nghị thượng đỉnh ở Brunei (2001), Pnom Penh (2002), Bali (2003) và Vientiane (2004) đã lần lượt thoả thuận các bước chuẩn bị để cuối cùng đi đến ký kết các hiệp ước liên quan đến FTA. Điểm nổi bật của Hiệp định nầy là Trung Quốc đã nhượng bộ tối đa, đưa ra một đề án với nội dung hấp dẫn để các nước ASEAN dễ chấp nhận. Ngoài kế hoạch giảm thuế nói chung, hiệp định bao gồm một chương trình gọi là Thu hoạch sớm (Early Harvest) để giảm thuế ngay (từ đầu năm 2004) những mặt hàng nông phẩm mà đa số các nước ASEAN đặc biệt quan tâm. Trong hiệp định, Trung Quốc cũng đặc biệt chiếu cố các thành viên mới của ASEAN (Việt Nam, Lào, Myanmar và Cambodia): Trung Quốc dành sự đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) cho cả các nước chưa gia nhập WTO, trì hoãn nghĩa vụ thực hiện FTA đối với các thành viên mới, viện trợ 5 triệu USD cho chương trình phát triển lưu vực sông Mê Kông, phụ đảm 1/3 phí tổn xây đường cao tốc nối Côn Minh với Bangkok. Tóm lại, Trung Quốc đơn phương mở cửa thị trường trước cho hàng hoá của ASEAN và chịu phụ đảm nhiều hơn cho các chương trình xây dựng hạ tầng kinh tế khu vực. Có nhiều yếu tố giải thích thái độ tích cực của Trung Quốc: Thứ nhất, trong ý thức cạnh tranh với Nhật, Trung Quốc muốn tạo sẵn vị trí chủ đạo trong quá trình hình thành cộng đồng hợp tác Đông Á trong tương lai. Cho đến cuối thập niên 1990, Trung Quốc bận tâm trong việc chuẩn bị gia nhập WTO, chưa rảnh tay nghĩ về cơ chế hợp tác khu vực Đông Á. Sau khi đạt được thoả thuận tay đôi với Mỹ vào tháng 11 năm 1999, Trung Quốc xem như việc gia nhập WTO chỉ còn là vấn đề thời gian (thực tế Trung Quốc gia nhập năm 2001), Trung Quốc bắt đầu triển khai chiến lược Đông Á mà điểm đột phá được chọn là ASEAN vì ở đây Nhật và Mỹ cũng đang chú trọng, Trung Quốc thấy cần tạo ngay ảnh hưởng. Ngoài ra, quá trình hình thành cộng đồng hợp tác Đông Á sẽ phải bắt đầu từ ASEAN, không thể từ Nhật, Trung Quốc hay Hàn Quốc vì các quan hệ phức tạp về lịch sử đương tồn tại. Thứ hai, từ thập niên 1990, kinh tế Trung Quốc phát triển quá nhanh, cạnh tranh với ASEAN trên khắp các thị truờng lớn trên thế giới, tạo ra mối lo ngại tại các nước nầy. Để xoa dịu mối lo nầy ở ASEAN, Trung Quốc thấy cần gây ấn tượng là kinh tế Trung Quốc lớn mạnh cũng đưa lại cơ hội phát triển cho các nước ASEAN. Khái niệm quật khởi hòa bình đã được đề cập ở trên cũng ra đời trong bối cảnh nầy. Có thể có thêm một số lý do khác nữa làm cho Trung Quốc tích cực trong chiến lược FTA với ASEAN,[10] nhưng nhìn trên tổng thể và xét các diễn tiến khác ta thấy ý thức cạnh tranh của Trung Quốc đối với Nhật để xác lập quyền chủ đạo tại vùng Đông Á là quan trọng nhất. Có thể nói, trong việc thỏa thuận ký kết ACFTA, ASEAN nhắm cái lợi kinh tế, còn Trung Quốc nhắm cái lợi về chính trị.[11] Chính sự kiện nầy đã làm cho Nhật tỉnh ngộ, thấy cần phải đặt lại chiến lược ASEAN để vừa duy trì ảnh hưởng tại vùng nầy, vừa giữ thế chủ động trong quá trình hình thành cộng đồng kinh tế Đông Á trong tương lai. Đây là bối cảnh ra đời của Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Nhật ASEAN vào tháng 12 năm 2003 tại Tokyo. Gọi là “đặc biệt” vì đây là lần đầu tiên một hội nghị như vậy được tổ chức tại một nước không phải thành viên ASEAN. Hai ngày của hội nghị thượng đỉnh được kết thúc bằng Tuyên ngôn Tokyo và Kế hoạch hành động cho giai đoạn trung và dài hạn sắp tới. Theo Tuyên ngôn Tokyo, Nhật và các nước ASEAN quyết tâm tiếp tục mở rộng, đẩy mạnh hợp tác trên tinh thần đối tác chiến lược (strategic partnership). Nhật sẽ đặt ưu tiên cao cho nỗ lực giúp các nước ASEAN phát triển và hội nhập (integration) với nhau hơn nữa. Trong phương châm đó, Nhật sẽ ưu tiên cấp tiền viện trợ và vốn vay ưu đãi (ODA) cho ASEAN, đặc biệt trong lãnh vực đào tạo nhân tài, phát triển xí nghiệp nhỏ và vừa, và giúp phát triển các nước thuộc lưu vực sông Mê Kông để rút ngắn khoảng cách giữa 2 nhóm nước (6 nước thành viên cũ và 4 nước thành viên mới) trong khối nầy.[12] Mặt khác, Nhật và ASEAN sẽ tăng cường sự liên kết kinh tế về mọi mặt. Cho đến năm 2012, hai bên sẽ cụ thể hoá ý tưởng nầy bằng việc ký Hiệp định liên kết kinh tế toàn diện Nhật ASEAN (JACEP) mà Thủ tướng Koizumi đề xướng tại Singapore tháng 1 năm 2002. Sự liên kết nầy có phạm vi rộng, từ trao đổi hàng hoá, dịch vụ, đến hợp tác đầu tư, tài chánh, tiền tệ, công nghệ thông tin, năng lượng, v.v.. Trên quan hệ đặc biệt nầy, Nhật và ASEAN sẽ hợp tác trong các vấn đề của khu vực và thế giới. Một số nội dung cụ thể trong Kế hoạch hành động là quyết định lấy năm 2005 làm thời điểm bắt đầu thương lượng để tiến tới việc ký kết Hiệp định JACEP. Nhật cũng đã cam kết trong 5 năm tới sẽ đưa 1 vạn sinh viên và thực tập sinh ASEAN sang Nhật học hoặc tu nghiệp, trong 3 năm tới sẽ chi ra 1,5 tỉ USD để giúp ASEAN đào tạo nhân tài và 1,5 tỉ USD để giúp phát triển khu vực sông Mê Kông.Nhật cũng sẽ giúp tăng cường cơ sở hạ tầng và đào tạo nhân tài để phát triển công nghệ thông tin, xe hơi, điện tử,..., tại ASEAN và xúc tiến FDI từ Nhật sang các nước nầy. Đặc điểm của Tuyên ngôn Tokyo và Kế hoạch hành động là sự cam kết cao độ của Nhật trong việc giúp các nước ASEAN hơn nữa. Đây là chiến lược của Nhật nhằm tranh dành ảnh hưởng với Trung Quốc tại vùng Đông Nam Á. Về việc xây dựng cơ chế hợp tác cho toàn vùng Đông Á để tiến tới việc thiết lập một cộng đồng ở vùng nầy, ta cũng thấy có sự cạnh tranh giằng co giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Ở đây có thêm sự hiện diện của Hàn Quốc, và ba nước Đông Bắc Á nầy bắt đầu gặp định kỳ từ năm 1999 trong dịp các nước ASEAN họp hội nghị thượng đỉnh để trao đổi về khả năng hợp tác trong vùng. Do bối cảnh nầy, các cuộc thảo luận và quyết định về sự hợp tác trong vùng được thực hiện trong khuôn khổ 3 nước Đông Bắc Á và ASEAN, thường được gọi là thể chế ASEAN+3.[13] Vấn đề Cộng đồng Đông Á lần đầu tiên được chính thức bàn đến là vào năm 2001 khi Nhóm bàn thảo về tầm nhìn Đông Á (East Asian Vision Group) được thành lập gồm các thức giả trong vùng, theo sự gợi ý của Tổng thống Hàn Quốc đương thời Kim Dae Jung. Từ đó vấn đề được bàn thảo từ nhiều góc độ, bao gồm nhiều lãnh vực, kể cả kinh tế, chính trị, an ninh khu vực, văn hoá,... Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 ở Vientiane vào tháng 11/2004, các nước đã quyết định tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (kết cuộc, vào tháng 12 năm 2005, lần đầu tiên Hội nghị nầy đã được thực hiện tại Kuala Lumpur). Từ thời điểm nầy tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc biểu hiện rõ nét hơn. Trước hết là tranh chấp về thanh phần tham dự Hội nghị thượng đỉnh. Thành phần tham dự mặc nhiên sẽ là thành viên của Cộng đồng Đông Á một khi được thiết lập. Nhật muốn đưa Ấn Độ và Úc (cùng với New Zealand) vào để kìm chế Trung Quốc. Nhật cũng chủ trương mời Mỹ làm quan sát viên. Thêm Ấn Độ, Úc và New Zealand (những nước có quan hệ thân thiết với Nhật) vào, lập thành thể chế ASEAN+3+3 hoặc ASEAN+6 rõ ràng có lợi cho Nhật hơn là thể chế ASEAN+3. Trung Quốc cũng biết vậy nên cương quyết chủ truơng tiếp tục duy trì thể chế ASEAN+3 vì trong thể chế nầy tương quan lực lượng nghiêng về Trung Quốc hơn, nhất là trong 3 nước có nền kinh tế lớn ở Đông Bắc Á, có tới hai nước phê phán Nhật về quan điểm lịch sử và không ủng hộ Nhật trong các quan hệ quốc tế (như phản đối Nhật trong vận động để trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ). Cuối cùng hai bên thoả hiệp với kết luận không mời Mỹ làm quan sát viên nhưng mời Ấn Độ và hai nước ở Úc châu tham gia. Thật ra, vị trí của Ấn Độ trong các quan hệ mậu dịch và đầu tư với Nhật cũng như các nước khác ở Đông Á quá nhỏ. Chẳng hạn vào năm 2005, Ấn Độ chỉ chiếm 0,6% trong tổng xuất khẩu hàng công nghiệp của Nhật. Con số tương ứng của Trung Quốc và ASEAN cao hơn nhưng cũng chỉ trên dưới 2% (Biểu 1). Như Biểu 1 cho thấy, ASEAN+3 ngày càng phụ thuộc vào thị trường của nhau (từ 1992 đến 2005 xuất khẩu từ ASEAN+3 sang ASEAN+3 tăng từ 23% đến 35%) nên việc thiết lập một thể chế hợp tác để duy trì, xúc tiến sự phân công trong vùng là có ý nghĩa. Ngược lại, về ý nghĩa kinh tế, sức hút của Ấn Độ vào vùng Đông Á quá yếu. Do đó có thể nói, kéo Ấn Độ vào vũ đài xây dựng cộng đồng Đông Á, Nhật có ý thức về lợi ích chính trị hơn là kinh tế.[14] Biểu 1: Ma trận thị trường xuất khẩu hàng công nghiệp của các nước Á Châu (1992-2005) (tỉ lệ trong tổng xuất khẩu hàng công nghiệp, %) Nước Năm ASEAN Nhật Bản Trung Quốc Hàn Quốc ASEAN+3 Đài Loan Hồn g Kôn g Ấn Độ Mỹ Thế giới Thái Lan 1992 14.42 14.11 0.34 0.82 29.69 - 5.18 - 25.98 100.00 2005 19.54 13.65 8.30 2.04 43.52 2.45 5.57 1.38 15.46 100.00 Ma-lai- xia 1992 29.67 7.73 0.99 1.13 39.52 - 5.06 - 26.24 100.00 2005 25.58 9.35 6.60 3.36 44.89 2.78 5.85 2.81 19.69 100.00 Sing-ga- po 1992 18.77 5.74 1.32 1.93 27.75 - 6.80 - 25.72 100.00 2005 30.70 5.46 8.60 3.51 48.26 3.91 9.37 2.57 10.39 100.00 In-đô- nê-xia 1992 17.10 13.43 4.13 3.34 38.00 - 3.61 - 17.75 100.00 2005 18.23 21.07 7.78 8.27 55.35 2.89 1.74 3.36 11.54 100.00 Phi-líp- pin 1992 5.84 12.6 6 1.06 1.24 20.80 - 4.95 - 43.70 100.00 2005 17.27 17.47 9.89 3.37 48.01 4.58 8.10 0.21 18.02 100.00 Việt Nam 1992 - - - - - - - - - - 2003 8.92 16.58 2.72 3.19 31.41 7.09 1.79 0.10 17.07 100.00 ASEAN 1992 19.39 9.10 1.42 1.69 31.59 - 5.60 - 25.94 100.00 2005 24.82 10.86 8.05 3.87 47.60 3.28 6.70 2.36 14.15 100.00 Nhật Bản 1992 11.86 - 3.44 5.09 20.40 6.08 5.98 - 28.70 100.00 2005 12.65 - 13.46 7.84 33.95 7.32 6.04 0.59 22.85 100.00 Trung Quốc 1992 3.61 9.30 - 1.67 14.59 - 51.21 - 10.93 100.00 2005 7.05 11.02 - 4.61 22.68 2.17 16.3 4 1.17 21.42 100.00 Hàn Quốc 1992 10.94 12.75 3.54 - 27.23 - 7.57 - 24.87 100.00 2005 9.53 8.45 21.77 - 39.74 3.82 5.46 1.62 14.59 100.00 ASEAN+ 3 1992 12.36 4.46 2.64 3.39 22.85 3.41 11.2 5 - 25.65 100.00 2005 13.65 7.74 8.49 4.68 34.55 4.04 9.64 1.40 18.97 100.00 Ấn Độ 1992 - - - - - - - - - - 2005 9.93 2.41 6.56 1.77 20.67 0.61 4.34 - 16.87 100.00 Nguồn: Tính từ thống kê mậu dịch của Liên Hợp Quốc Dư luận nói chung ở Nhật ngày càng cảnh giác phương thức ASEAN+3 vì không những lo ngại Trung Quốc sẽ năm quyền chủ đạo mà còn sợ ảnh hưởng đến quan hệ đồng minh với Mỹ. Watanabe Toshio, giáo sư nổi tiếng trong nghiên cứu và bình luận về kinh tế và chính trị Á châu, cho rằng ASEAN+3 là chiến lược ly gián đồng minh Nhật Mỹ của Trung Quốc. Cũng theo Watanabe, đồng minh Nhật Mỹ hiện nay giống như đồng minh Nhật Anh ký kết năm 1902, và trong các thập niên đầu thế kỷ 20, Mỹ đã dần dần ly gián được Nhật Anh, phá vỡ đồng minh Nhật Anh, cuối cùng Nhật thua Mỹ trong thế chiến thứ hai. Watanabe lập luận rằng qua việc lập Cộng đồng Đông Á chỉ gồm ASEAN+3, đồng minh Nhật Mỹ sẽ bị phá vỡ và hậu quả sẽ không lường được đối với Nhật. Watanabe cũng chủ trương từng bước tạo ra một liên minh Nhật Mỹ Ấn Úc là tốt nhất.[15] Kojima Tomoyuki, một nhà Trung-quốc-học Nhật Bản chuyên về quan hệ quốc tế, cho rằng Trung Quốc có ý đồ biến Đông Á thành “Thế giới Trung Hoa” nhưng Nhật Bản không yếu đến nỗi bị Trung Quốc nuốt chửng, trừ trường hợp Nhật không có chíến lược đúng đắn.[16] Nhiều ý kiến khác cho rằng, với Trung Quốc, Nhật chỉ có thể hợp tác trong khuôn khổ mậu dịch và đầu tư chứ không thể đi xa hơn, vì thể chế chính trị hai nước quá khác nhau. Nhưng chỉ giới hạn trong mậu dịch và đầu tư thì lại không có lý do để loại trừ Mỹ. Như Biểu 1 cho thấy, các nước Đông Á vẫn còn phụ thuộc phần khá lớn vào thị truờng Mỹ. Cũng vì lý do nầy, không ít người trong giới lãnh đạo chính trị và kinh tế Nhật chủ trương xúc tiến trở lại thể chế hợp tác của Diễn đàn kinh tế châu Á Thái bình dương (APEC). Điều nầy lại phù hợp với chiến lược của Mỹ (tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Hà Nội tháng 11/2006, tổng thống Bush đã đề xướng việc thiết lập FTA cho tòan thành viên của tổ chức nầy). Do các lý do trên, tầm nhìn về Cộng đồng Đông Á sẽ ngày càng phức tạp hơn vì tranh chấp giữa hai nước lớn tiếp tục gay gắt. IV. Thay lời kết: Vài hàm ý đối với Việt Nam Bàn về một trật tự mới ở Á châu mà chủ yếu nói về kinh tế thì không đủ. Nói về chiến lược, chính sách của các cường quốc đang diễn ra tại Á châu mà không cho Mỹ lên vũ đài thì cũng không thực tế. Trên nhiều phương diện, đặc biệt là quân sự và chính trị, đối thủ chính của Trung Quốc ở Á châu là Mỹ chứ không phải Nhật.[17] Tuy biết vậy, tôi vẫn cho rằng một khảo sát về chiến lược của Nhật và Trung Quốc về các vấn đề kinh tế tại Á châu vẫn hữu ích, vì, như đã thấy ở các phần trên, các chính sách đối ngoại kinh tế thường phản ảnh chiến lược tổng hợp của các nước lớn, và ở Á châu, Nhật Bản lại là nước có lợi thế trong các công cụ kinh tế như ODA, FDI, công nghệ,... qua đó họ có thể phát huy các lợi thế khác. Riêng đối với Việt Nam, trước sự trỗi dậy của Trung Quốc ngày nay và những bài học ngày xưa, chiến lược trước mắt và lâu dài là phải phát triển, phải thật sự mạnh lên về mọi mặt, trong đó nếu mạnh lên về kinh tế sẽ kéo theo những cái mạnh khác. Trong ý nghĩa đó, lợi dụng sự cạnh tranh của hai cường quốc ở Á châu, Việt Nam có thể tranh thủ công nghệ, FDI, ODA, v.v.. của Nhật, một nước công nghiệp tiên tiến, để phát triển nhanh và mạnh hơn. Điều nầy cũng đúng trong trường hợp Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc: Tận dụng tối đa thành quả khoa học, công nghệ, giáo dục, v.v… của Mỹ để phát triển nhanh và mạnh hơn. Việt Nam cần tận dụng thời cơ hiếm có hiện nay để phát triển nhanh và mạnh hơn, tạo tiền đề xác lập, duy trì quan hệ bình đẳng với Trung Quốc, bảo đảm cho quan hệ biểu hiện bằng 16 chữ Láng giềng hữu nghị, hợp tác tòan diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai thực sự có ý nghĩa.[18] Tham khảo Ba, Alice D. (2003), China and ASEAN, Asian Survey, 43:4, July/August, pp. 622-647. Cao Huy Thuần (2005), Vạn đại dung thân, Thời Đại Mới, số 6, tháng 11, Ebashi Masahiko (2007), Quan hệ kinh tế Trung Quốc-Myanmar, Ch. 9 trong Trần Văn Thọ và Matsumoto Kunichika, chủ biên (2007). Green, Michael (2007), Japan Is Back: Why Tokyo’s New Assertiveness is Good for Washington?, Foreign Affairs, March/April, pp. 142-7. Watanabe Toshio (2007), Kaiyou seiryoku to tairiku seiryoku: Higashi Ajia Gaikou no Kiso Gainen (Thế lực hải dương và thế lực đại lục: Khái niệm cơ bản trong ngoại giao Đông Á), RIM, Vol. 7 No.24, pp. 5-10. Japan Forum on International Relation (JFIR) 2006, Henyou suru Ajia no naka no Taichukankei (Quan hệ Nhật Trung trong sự thay đổi ở Á châu), Bản kiến nghị chính sách thứ 28, Tokyo. Maddison, Angus (2001), The World Economy: A Millennial Perspective, OECD. Mahathir, Mohamad (1999), A New Deal for Asia, Pelanduk Publications (M) Sdn Bhd, Malaysia. Matsunaga Nobuo and Watanabe Toshio (2007), Nichibei Gaikou no Kyoukun to Chousen (Ngoại giao Nhật Mỹ: Những bài học và thách thức), Sekai Keizai Hyouron, July, pp. 6-21 (Tokyo). Zheng Bijian, China’s “Peaceful Rise” to Great-Power Status, Foreign Affairs, Volume 84 No. 5, Sept./Oct. 2005, pp. 18-24. Trần Văn Thọ (2005, 2006), Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2005 (Hà Nội), và Nhà xuất bản Trẻ tái bản năm 2006 (TP Hồ Chí Minh). Trần Văn Thọ (2006), Cộng đồng kinh tế Đông Á nhìn từ các nước đi sau, Thời Đại Mới, số 8, tháng 7, Trần Văn Thọ và Matsumoto Kunichika chủ biên (2007), ASEAN to Chugoku no FTA (FTA giữa ASEAN và Trung Quốc), Bunshindo, Tokyo. Chú thích [1] Đây là tính theo thời gian Giang Trạch Dân làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, nếu tính theo thời gian làm Chủ tịch nước thì là 1993-2003. [2] Theo tính toán của Maddison (2001), từ đầu thế kỷ thứ nhất đến giữa thế kỷ 19, Trung Quốc luôn là nền kinh tế lớn nhất và chiếm trên 20% GDP thếgiới. Nhưng từ giữa thế kỷ 19 trở đi, Trung Quốc suy sụp hoặc trì trệ hơn một trăm năm. Vào giũa thế kỷ 20 Trung Quốc chỉ chiếm độ 5% GDP thế giới. Chiến lược đại phục hưng nhằm đưa Trung Quốc trở lại thời truớc thế kỷ 19. [3] Khái niệm hoà bình quật khởi chính thức được đưa ra vào tháng 11 năm 2003. Zheng (2005) phân tích vấn đề từ lập trường Trung Quốc. JFIR (2007), một bản khuyến nghị về chính sách của Nhật đối với Trung Quốc, do Kojima Tomoyuki và một số nhà Trung-quốc-học khác của Nhật soạn thảo, thì có cái nhìn cảnh giác hơn. [4] Kinh tế Trung Quốc không những phát triển với tốc độ cao mà ngày càng có đặc tính là nghiêng về xuất khẩu hàng công nghiệp. Xem Trần Văn Thọ (2005, 2006), Ch. 3. [5] Sáng kiến mới Miyazawa lấy theo tên của Bộ trưởng Tài chánh Miyazawa Kiichi lúc đó. Yen Loan của Nhật vốn là một bộ phận trong ODA, từ lâu đã được áp dụng theo phương thức nước nhận ODA không bị ràng buộc (untied) vào điều kiện phải chi dùng vào việc mua hàng hóa và dịch vụ của Nhật. Nhưng Yen Loan lần này là đặc biệt vì có bị ràng buộc (tied), xem như là phần cho vay ưu đãi ngoài các chương trình ODA đã có, và vì kinh tế Nhật đang gặp khó khăn nên chuyện ràng buộc được xem là hợp lý. , [6] Trong cuộc khủng hoảng tiền tệ Á châu, 3 nước chịu ảnh hưởng nặng nhất (Thái Lan, Indonesia và Hàn Quốc) được IMF giúp tổng cộng là 35 tỉ, và Ngân hàng thế giới là 16 tỉ USD. Cùng thời điểm với IMF và Ngân hàng thế giới, Nhật Bản cũng giúp ngay cho 3 nước 19 tỉ USD. (Theo Nihon Keizai Shinbun, 2/7/2007). Sau đó Nhật phát biểu Sáng kiến mới Miyazawa và Yen Loan đặc biệt để giúp Á châu trong dài hạn. [7] Xem Mahathir (1999), đặc biệt là Chương 5. [8] Theo Sakakibara Eisuke, Thứ truởng đương thời của Bộ Tài chánh Nhật, và là người phụ trách vận động thành lập AMF, Nhật không được Trung Quốc ủng hộ là vì họ không biết cách vận động truớc. Theo ông ta thì Nhật đã thất bại vì đã tiếp xúc với bộ Tài chánh và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc trong khi đáng lẽ phải vận động trực tiếp Bộ Chính trị là nơi có quyền quyết định cuối cùng. Theo phát biểu gần đây của Sakakibara trên báo Nhon Keizai Shinbun, 9/7/2007. Tuy nhiên theo tôi, dù Nhật có vận động bộ Chính trị, Trung Quốc cũng phản đối việc thành lập AMF do Nhật chủ xướng. [9] Chi tiết về Cộng đồng Đông Á, xem Trần Văn Thọ (2006). [10] Có ý kiến cho rằng Trung Quốc muốn dùng ACFTA để đẩy mạnh phát triển các tỉnh phía Tây nam Trung Quốc. Xem, chẳng hạn, Zha (2002). Ý kiến khác cho rằng Trung Quốc muốn ngăn chặn làn sóng Nam tiến của Đài Loan (tư bản Đài Loan đầu tư ngày càng nhiều ở Đông Nam Á). Xem Maie (2004). Ngoài ra, Ba (2006) tr. 641 thì cho rằng với chiến lược ACFTA, Trung Quốc muốn làm giảm ảnh hưởng của Mỹ tại Á châu. [11] Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Singapore George Yao, Trung Quốc nhượng bộ ASEAN, hy sinh cái lợi về kinh tế, đến nỗi lúc đầu nhiều nước ASEAN chóang ván (shock) trước đề án ACFTA. Dẫn theo Ba (2003), tr. 641-2. [12] Từ năm 1992, dưới sự phối hợp, tổ chức của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) mà Nhật Bản nắm quyền chủ đạo (Nhật là nước góp vốn nhiều nhất, Tổng giám đốc luôn luôn là người Nhật), việc hợp tác Tiểu vùng Mê Kông (Greater Mê Kông Sub-region, GMS) được xúc tiến. Năm 1998, khái niệm hành lang kinh tế được đưa ra nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông gắn liền với sản xuất và mậu dịch trong vùng. Năm 2000, khái niệm đó được cụ thể hóa bằng kế họach xây dựng 3 hành lang kinh tế: Hành lang Kinh tế Đông Tây chạy dài từ Đà Nẵng qua Savanakhet của Lào, qua miền Trung của Thái và đến Myanmar. Hành lang Kinh tế Nam Bắc gồm 3 đường giao thông: một đường nối từ Bangkok qua Lào và Myanmar rồi đến tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, đường thứ hai đi từ Côn Minh qua Hà Nội rồi đến Hải Phòng, đường thứ ba từ Hà Nội đến Nam Ninh (thủ phủ tỉnh Quảng Tây). Hành lang Kinh tế Nam bộ có 2 đường, một đường đi từ Bangkok qua Pnom Penh và Thành phố HCM rồi đến Vũng Tàu, một đường khác theo đường ven biển từ Bangkok đến Thành phố HCM. Nhật đặc biệt quan tâm Hành lang Kinh tế Đông Tây còn Trung Quốc thì chủ yếu chi viện cho Hành Lang Kinh tế Nam Bắc. [13] Chẳng hạn Sáng kiến Chiangmai (Chiangmai Initiative), ra đời vào tháng 5 năm 2000, cũng là một thoả ước của ASEAN+3 trong đó các nước đồng ý sẽ hợp tác trong việc cung ứng ngoại tệ để đối phó với trường hợp một nước nào đó lâm vào nguy cơ mất giá đồng tiền của mình. [14] Quan hệ ngoại giao Nhật Ấn từ đầu thế kỷ 21 được triển khai tích cực và có tính cách chiến lược và ý thức đến nước thứ ba. Năm 2002, hai bên ký kết thỏa ước hợp tác từ quan điểm tòan cầu (global partnership), và tháng 1/2007, Nhật xác nhận phương châm hợp tác với Ấn trong việc sử dụng nguyên tử lực cho mục đích dân dụng. [15] Theo Watanabe (2007). Trong cuộc thảo luận với Matsunaga Nobuo, cựu Đại sứ Nhật tại Mỹ, về quan hệ Nhật Mỹ, Watanabe cũng nhấn mạnh lại bài học lịch sử liên minh Nhật Anh năm 1902 và chứng minh sự cần thiết phải củng cố đồng minh Nhật Mỹ, không xây dựng cộng đồng Đông Á theo phương thức ASEAN+3. Xem Matsunaga and Watanabe (2007). Michael Green (2007) đứng trên lập trường của Mỹ cũng cho rằng Mỹ không nên tiếp cận quá tích cực với Trung Quốc và không được hy sinh quan hệ đồng minh Nhật Mỹ. . [16] Kojima phát biểu ý kiến trên mục Hyakka Soumei (Bách gia tranh minh) của Hội đồng nghiên cứu về Cộng đồng Đông Á, ngày 11/4/2006. [17] Chẳng hạn xem phân tích của Cao Huy Thuần (2005) phát biểu tại Hội thảo Hè 2005 (Đà Nẵng). Cao Huy Thuần xem Trung Quốc là cường quốc đất và Mỹ là cường quốc biển và cho rằng Việt Nam phải tiến ra biển mới thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Tôi rất đồng tình với quan điểm nầy. Watanabe (2007) cũng nói đến thế lực hải dương và thế lực đại lục và cho rằng Nhật phải tránh xa thế lực đại lục, tích cực hoà nhập vào thế lực hải dương mới duy trì được lợi ích lâu dài. [18] Có lẽ cần nói thêm một điểm là nếu Việt Nam cho báo chí tự do phát biểu, bình luận về các vấn đề quan hệ quốc tế hơn nữa sẽ dễ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà nước trong việc bang giao với Trung Quốc. Vào tháng 8 và tháng 9/2007, báo chí thế giới, kể cả Việt Nam và Nhật Bản, đăng tải nhiều thông tin và bình luận về hàng giả của Trung Quốc làm giảm uy tín của nước nầy. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gọi Đại sứ Việt Nam đến để kháng nghị. Nhưng Trung Quốc đã không làm như vậy đối với Nhật và nhiều nước khác vì họ biết là báo chí tại Nhật và nhiều nước khác hoàn toàn tự do, nhà nước không thể can thiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftq_nb_trong_trat_tu_moi_o_a_chau_9336.pdf
Luận văn liên quan