Tiểu luận Tự quản làng xã

- Thứ nhất là sự tồn tại của phương thức sản xuất phong kiến kiến kiểu phương Đông với sở hữu nhà nước về ruộng đất theo phạm vi từng c ông xã, cộng với trình độ sản xuất nông nghiệp lạc hậu khiến cho không có sự phân công lao động, không c ó tiền đề cho phương thức sản xuất tư bản c hủ nghĩa phát triển. Sản xuất nông nghiệp khép kín trong lũy tre làng, ít có sự biến động về lao động và dân sồ dã tạo điều kiệ khách quan và thuận lợi c ho sự tự quản lý trong phạm vi c ông xã. - Thứ hai, các triều đại phong kiến tự chủ của Việt Nam mặc dù muốn xây dựng chế độ trung ương tập quyền, song sau khi xóa bỏ chế độ phân chia ruộng đất, hạn chế quyền lực của vương hầu, quý tộc, phân định địa giới hành chính tới cấp xã. Ngược lại lợi dụng bộ máy do công xã tự dựng nên cũng đủ đảm bảo những lợi ích về kinh tế của nhà nước trung ương hay các yêu cầu khác như lao dịch và binh lính.

pdf22 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3947 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tự quản làng xã, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận TỰ QUẢN LÀNG XÃ 2 1. Khái niệm : Tự quản cộng đồng bào gồm: 1)nguyên tắc dân chủ cộng đồng làng xã , nghĩa là các thành viên đến độ tuổi nhất định đều phải có nghĩa vụ nhất định, trong những công việc của cộng đồng, 2) trong nhóm xã hội đặc thù này tồn tại những vị trí xã hội mang tính chất đứng đầu để điều khiển mọi hoạt động chung có lợi cho cộng đồng, thông thuờng là những người đuợc cộng đồng chọn và bầu cử ra theo nguyên tắc “chọn mặt gửi vàng” , 3) mọi thành viên của nhóm xã hội này đều có những mục tiêu chung để gắn bó với nhau; 4) Cộng đồng có những luật lệ riêng của mình để đánh giá hoạt động của mọi thành viên “ (Tống Văn Chung – xã hội học nông thôn, NXB ĐHQGHN, 2000 tr55) Tự quản có nghĩa là cho phép các cộng đồng xã hội được tổ chức, điều hành các công việc, đời sống của mình. Mặt khác, có những trường hợp các cộng đồng dân sự hình thành một cách tự phát, tồn tại một cách khách quan bên ngoài tầm quản lí của nhà nuớc. Ví dụ: hình thành các nhóm xã hội thứ cấp. Như thế trong trường hợp này tự quản cộng đồng là tất yếu. Có thể nói tự quản làng xã là một hiện tượng xã hội trong đó mỗi cộng đồng là một chủ thể xã hội (dưới danh nghĩa tập thể , nhóm xã hội, mỗi cá nhân hay thành viên) của nó là một bộ phận, mỗi hoạt động của nó trở thành đối tuợng quản lí của một chủ thể tập thể. Khách thể quản lý là những hoạt động thuộc về đời sống của cá nhân được coi là có liên quan đến lợi ích chung của tập thể (cộng đồng) và phải được cộng đồng điều chỉnh để có sự hài hoà về quyền lợi của mỗi cá nhân trong cộng đồng đó Tự quản là một sản phẩm của nhiều sự tự nguyện. Truớc hết là sự tự nguyện của nhà nước dành quyền tự điều chỉnh cho mỗi cá nhân của cộng đồng, 3 cũng tức là dành quyền cho cộng đồng tự tổ chức điều chỉnh các hoạt động cần thiết của nó. Thứ hai, là sự tự nguyện của người dân trong việc tham gia hay uỷ nhiệm cho người khác tham gia vào chủ thể quản lí có tính tậpp thể. Thứ ba, đó là sự tự nguyện xá đinh những công việc gì sẽ thuộc về khách thể của sự quản lí bởi tập thể. Thứ tư, đó là sự tự nguyện thoả thuận những biện pháp quản lí, chẳng hạn xác định những quy định hay những điều khoản thuởng, phạt; tự nguyện đóng góp các nguồn tài chính cần thiết cho tập thể để thực hiện các công việc chung. Như vậy tự quản một mặt mang tính tự nguyện, bình đẳng nội bộ cao, mặt khác không thể tạo thành một cộng đồng khép kín tới mức nhà nước không thể can thiệp đuợc như trong chế độ tự trị. (Tô Duy Hợp, Luơng Hồng Quang – 2000, Phát triển làng xã , NXBVH – Thông tin Hà Nội, tr 38) 2. Sự phân biệt các khái niệm “tự quản”, “tự tri”, “dân chủ”. Tự quản một hiện tượng xã hội tất yếu khách quan. Trong quá trình nhận thức thực tiễn chính trị xã hội, trong hệ thống các khái niệm, nhân loại đã làm sang tỏ các khái niệm cụ thể như sau: Tự quản, tự trị, quản lý, dân chủ, phân quyền, đảm quyền hành chính……điều cơ bản ở chỗ, các khái niệm này phản ánh mối quan hệ xã hội khác nhau, và xã hội hpọc không thể không nghiên cứu và xem xét. Các khái niệm trên đều có vai trò quan trọng trong các khoa học khác nhau như: chính trị học, xã hội học…..nhưng vấn đề ở chỗ xã hội học xem nó như là một sự “kiện xã hội” (Durkheim) như kà một quá trìh một hiện tượng khách quan, vốn như nó nảy sinh trong qua trình tự tổ chức sống , hoạt động và sinh hoạt của các chủ thể hành động xã hội. 4 Việc phân biệt các khái niệm trên có tầm quan trọng to lớn, nếu không dễ nhầm lẫn các khái niệm này.Từ đó dễ làm cho người ta dễ nhầm lẫn khi đứng trước một sự kiện hay một quá trình nào đó, Hay khó phân biệt đay là hiện tượng gi? Ví dụ như “tự quản” hay “quản lý “ Điều này cho thấy khái niệm tự quản cần thiết trong sự phân biệt với các khái niệm khác , chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa chúng. Dưới đây là một số phân biệt : 2.1 Tự trị chỉ có sự có quyền tự quản lấy công việc của mình “thường nói về một bộ phận trong một quốc gia ví dụ: khu tự trị, nước cộng hoà trự trị trong một lien bàng (Nga _Pháp _Mỹ) Tự trị là một hiện tượng có ở nhều nơi trên thế giới.Nó thường là sản phẩm của cuộc đấu tranh giữa một cộng đồng người dân trị, hay cộng đồng xã hội đang sống trong một khu vực đặc biệt nào đó đối với nhà nước, tức chính quyền của một quốc gia.Với khía cạnh nào đó nó biểu thị mối quan hệ chính trị giữa nhà nước trung ương với một cộng dodòng dân cư “cộng dodòng dân sự “ nhất định Nội hàm của khái niệm này cho thấy nhà nứơc trung ương dành cho cộng đồng quyền hạn “đôi khi rộng rãi “ cả về kinh tế _xã hội _ chính trị trong nội bộ cộng đồng. Thứ 2, nhà nước chỉ nắm hai chủ quyền (mà khu tự trị hay cộng hoà tự trị không có ) _điểm khác với nhà nước : - Chủ quyền lãnh thỗ - Quyền ngoại giao 5 Như vậy , tự tổ chức chỉ là một cộng đồng xã hội ngoài quyền tổ chức tự cai trị nội bộ, phải nhượng lại quyền ngoại giao và quyền bảo toàn lãnh thỗ cho nhà nước trung ương . Với tư cách tự cai trị , tự trị (cộng đồng) chỉ - cộng đồng thực hiện các quyền :lập pháp , tư pháp , hành pháp nhưng chỉ trong lãnh thỗ của mình dưới khuôn khổ chung của nhà nước . Như thế, tự trị là khái niệm tự quản của một quốc gia chưa hoàn chỉnh (chưa đầy đủ ) , mà trong đó có chính quyền và công dân, có người cai trị và nị trị, có ngời quản lý và bị quản lý, có áp bức và có đấu tranh…….có đầy đủ các mối quan hệ giai cấp – xã hội đa dạng và phong phú 2.2 Dân chủ Là khái niệm chỉ mối quan hệ chính trị giữa nhà nước và công dân nhằm đảm bảo cho các công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Với nghĩa vụ đó nó chỉ phương thức , cách thức công tác, tôn trọng và thực hiện quyền mọi người tham gia bàn bạc và quyết định các công việc chung.Như vậy dân chủ về bản chất là mối quan hệ chính trị giữa nhà nước và công dân của nó trong đó xác định quyền của mỗi công dân tham gia xây dựng nhà nước và giám sát hoạt động nhà nước. Tham gia xây dựng cả về thể chế bộ máy, dân sự, giám sát hoạt động của n hà nước là giám sát cả trước và sau mỗi công việc .Tuy nhiên dân chủ có nhiều hình thức : dân chủ chính trị, dân c hủ cộng đồng, dân chủ nhóm…..Nghĩa là mọi thành viên có quyền tham gia và thực hiện các vai trò xã hội của mình trước các thành viên khác là như nhau.Sự giám sát này phải theo một trình tự và thủ tục pháp luật chứ không phải tuỳ tiện Đối tượng của dân chủ là nhà nước và công việc của nhà nước. Công dân xây dựng nhà nước và tham gia giám sát các hoạt động của nhà nước không thông qua khâu trung gian, một tổ chức nào, việc thực hiện ý chí của công dân phảo có tính nhà nước.Nhà nước là biểu hiện tập trung quyền lực của công dân. 6 2.3 .Các dạng thức của các dạng tự quản làng xã hiện nay thể hiện ra ở chỗ nó được thể chế thành một bộ máy điều hành công việc chung của cộng đồng, tổ chức thực hiện các quyết nghị của hội nghị thôn, làng, ấp bản….mà tổ chức thực hiện những chủ trương, quyết định của hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân xã và cấp trên vào trong làng xã.Tuy nhiên, bộ máy điều hành này của thôn, làng, ấp, bản…hiện nay không hoàn toàn độc lập với bộ máy quản lý nhà nước, nhưng nó cũng có tính độc lập tương đói trong một số lĩnh vực tổ chức sinh hoạt chung cho mọi thành viên trong làng. Trong lịch sử các công trình cho thấy “tự quản làng xã “ là sự tự quản lý mình thông qua : “lệ làng và hương ước”. “Lệ làng là những quy phạm hoạt động của mỗi thành viên trong làng, còn hương ước tức là lệ làng thành văn. Lệ làng cũng có tính cưỡng chế. Cái khác nhau giữa luật nước và lệ làng chỉ yếu là ở lực lượng nào duy trì các quy phạm đó.Luật nước thì chủ yếu dựa vào quyền vào quyền lực chính quyền (có công an, quân đội , toà án…)còn lệ làng dựa vào truyền thống được cộng đồng chấp nhận và tuân thủ được hình thành từ kinh nghiệm của con người của cộng đồng truyền từ đời này sang đời khác” “Kết cấu quyền lực mang tính tự quản của làng xã phần nào được xây dựng trên cơ sở quyền trưởng lão. Dân gian Việt Nam có câu “triều đình trọng tước, làng trọng xỉ” … “sự tồn tại của lệ làng chính là sự nhân nhượng của luật”. “Nhìn chung, lệ làng phải tuân theo luật nước, thậm chí còn bổ sung cho luật nứơc” “Hương ước là công cụ tự điều khiển, tự điều chỉnh của làng xã…Hương ước làng xã bao gồm nhiều nội dung kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường…Cụ thể: - Quy định về những thiết chế xã hội trong làng như: Hội đồng kỳ mục, lý dịch, dòng họ ngụ cư, chính cư...Quy định về những thứ bậc xã hội: già 7 trẻ , nam nữ…Hương ước đề cao lão quyền. Người già trong làng rất được tôn trọng. - Quy định những điều khoản giữ gìn trật tự, trị an thôn xóm, đồng điền và môi trường. - Quy định những nghĩa vụ đối với nhà nước , thuế, phu phen, lính tráng. - Quy định việc giữ gìn phong tục, tập quán, truyền thống gia đình, họ hàng, thôn xóm quan hệ thân thiết, nam nữ…Nhiều hương ước còn đề cao học hành thi cử,… Các hương ước đều có những khoản thưởng phạt rõ ràng nhằm khuyến khích những hoạt động có lợi cho cộng đồng và trừng phạt những kẻ làm phương hại nó.Tinh thần của hương ước là tinh thần tự quản cộng đồng.Tinh thần này nếu phát huy đúng hướng, phù hợp với hiến pháp và pháp luật. 3, Vai trò của thể chế tự quản đối với mối quan hệ nhà nước và xã hội dân sự. Từ cấu trúc tự qiản hiện nay có thể rút ra một số kết luận: 1, Xã hội dân sự ở nông thôn Việt Nam vẫn luôn tồn tại mà trên nó là nhà nước. 2, Trong mọi xã hội truyền thống và hiện đại luôn song hành mối liên hệ qua lại lẫn nhau giữa xã hội dân sự và nhà nước.Trong nông thôn, các chủ thể xã hội của xã hội dân sự có những mô hình và cấp độ tồn tại khác nhau đa dạng và phong phú. 3, Trong các làng xã nông thôn , sự hoạt động của nó bị chi phối bởi sự chỉ đạo của thể chế chính trị xã hội (Đảng, đoàn thể chính trị xã hội). Ban quản 8 lý thôn và các ban tự quản khác cũng chịu sự chỉ đạo của thể chế chính trị - xã hôi. 4, Các “chân rết, “cánh tay dài” của nhà nước chỉ đạo các ban quản lý của thôn làng “ban tự quản thôn, ban an ninh,...Các ban khác đều chịu sự chỉ đạo của trưởng thôn, và dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng trong thôn. 5, Các thể chế dân sự do dân lập ra hoạt động trong khuôn khổ chi phối của hương ước làng mà bản thân hương ước lại chịu sự hương ước của pháp luật: mọi hoạt động đều bị giới hạn trong các quy phạm cho phép của quy chế dân chủ cơ sở. Có thể nói, sự nhất quán trong quản lý cấp cộng đồng từ nhà nước, và một phần tự chủ từ xã hội dân sự đã bổ sung cho nhau. Vì thế trong các cộng đồng xã hội nông thôn luôn trong xu thế ổn định, hài hoà. Nó làm cho mối quan hệ nhà nước - xã hội dân sự luôn ở thế “hoà, hợp” 6, Các ban tự quản theo pháp luật quy định và các ban tự quản do dân tự cử ra đều có vai trò nhất định trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng nó đảm bảo cho làng xã trong xã hội dân sự ở nông thôn tạo thành một khối đoàn kết, tạo ra sự đồng thuận xã hội, tạo ra sự hỗ trợ các thành viên trong mỗi thể chế , trong làng xã. Và mỗi thể chế đều mang một ý nghĩa củng cố gắn bó với cộng đồng. Đây là truyền thống tốt đẹp trong mỗi cộng đồng dân sự ở nông thôn. 7, Với cấu trúc này “nhà nước” và “xã hội dân sự” không đối lập nhau mà bổ sung cho nhau , hoàn thiện hoạt động quản lý xã hội. Nó tạo ra “thế ứng xử” giữa cộng đồng xã hội dân sự và nhà nước”. Vấn đề , kiểm soát sâu hơn , nhà nước cần có đạo luật về lập các phường, hội. Đó là sự cụ thể hoá Hiến Pháp. 8, Trong cộng đồng dân sự, hương ước và phong tục tập quán, tín ngưỡng vẫn là công cụ quản lý xã hội quan trọng 9 4. Các tổ chức chính thức và các kiểu dạng “tư quản” trong thôn, ấp bản hiện nay. Điều quan trọng là trong làng xã hện nay, việc lãnh đạo và tổ chức các hoạt động đều thống nhất theo nguyên tắc: Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện mọi mặt hoạt động của cộng đồng, các đoàn thể có vai trò vận động quần chúng và các thành viên của tổ chức mình thực hiện các nghị quyết của nhà nước. Các tổ chức chính thức bao gồm:  Chi bộ, hay tổ chức Đảng của thôn, làng, ấp, bản…  Chi hội nông dân.  Chi đoàn thanh niên, có vai trò lãnh đạo thanh niên ngoài đoàn, đội, thiếu niên tiền phong và đội nhi đồng.  Chi hội cựu chiến binh,  Chi hội phụ nữ  Ban (tổ) công tác mặt trận thôn,  Chi hội người cao tuổi Các nhân vật bán chính thức trong thôn, làng, ấp, bản…làm nhiệm vụ chuyên môn với tư cách là “chân rết” (cánh tay dài) của chính quyền nhà nước:  Công an viên thôn  Y tế thôn bản (ở vùng sâu vùng xa)  Thanh tra viên thôn  Cộng tác viên dân số với chức năng tuyên truyền dân số -- kế hoạch hoá gia đình. 10 Với sự hiện diện của các tổ chức và những vị trí bán chính thức với vai trò tổ chức thực hiện công việc nhà nước trong thôn, làng, ấp, …làm cho xã hội nông thôn Việt Nam hiện đại làm giảm và đánh mất đi tính tự trị, chỉ còn là sự tự quản trên một số hoạt động chung của cộng đồng. Sự tự quản của làng xã nông thôn Việt Nam không bị mất đi, mà đó là “tự quản có mức độ” (thuật ngữ cử GS Tô Duy Hợp, 2000) Sự tự quản đó được thực hiên trong khuân khổ có tính pháp lí do quy chế dân chủ ở cơ sở quy định như sau: “ Điều 17: thôn làng, ấp, bản có thể thành lập các ban hoà giải, ban an ninh, tổ bảo vệ sản xuât, ban kiến thiết. Các tổ chức này do dân bầu, trưởng thôn, làng, ấp, bản phối hợp với ban công tác mặt trận quản lý và chỉ đạo” [ Quy chế dân chủ ở cơ sở] 5. Các đặc trưng của tự quản làng xã : Khi nghiên cứu về làng xã đồng bằng Bắc bộ Nguyễn Đức Truyến nêu ra một số đặc điểm tự quản làng xã. Theo ông những đặc điểm đó là: 5.1 Sự tự trị tương đối của cộng đồng nông dân với xã hộ bao trùm lên nó, thống trị nhưng nó lại bao dung với những đặc tính riêng của chúng 5.2 Tầm quan trọng về cấu trúc của nhóm gia đình trong tổ chức đời sống kinh tế của đời sống xã hội và của cộng đồng. 5.3 Hệ thống kinh tế có tính tự cung tự cấp tương đối, không có sự phân biệt giữa sản xuất và tiêu thụ và luôn duy trì các mối quan hệ với kinh tế bao trùm lên nó. 5.4 Cộng đòng địa phương được đặc trưng bởi các mối quan hệ nội tại có sự biểu hiện lẫn nhau và cac mối quan hệ lỏng lẻo cả nó với các cộng đồng bao quanh. 11 5.5 Chức năng quyết định của các vai trò trung gian, của các chức sắc giữa các cộng đồng nông dân và xã hội bao trùm lên nó.( báo cáo : quan hệ cộng đông trong thời kì đổi mới ĐBSH. Đề tài tiềm lực 1998 do Nguyễn Đức Truyến làm chủ nhiệm đề tài. Phòng XHH văn hoá, viện xã hội học) Tự quản là một sản phẩm của nhiều sự tự nguyện. Trước hết đó là sự tự nguyện của nhà nước dành quyền tự điều chỉnh cho mỗi cá nhân cộng đồng hay rộng hơn là một thành viên của nó ( Ví dụ hộ gia đình trong lang, hay mọt suất đing trong dòng họ) điều đó có nghĩa là dành quyền cho cộng đồng đó tự tổ chức, tự điều chỉnh, kiểm soát các hoạt động cần thiết của nó. Thứ hai, là sự tự nguyện của người dân trong việc tham gia hay uỷ nhiệm (uỷ quyền ) cho người khác khi tham gia vào chủ thể quản lí có tính tập thể. Ví dụ minh hoạ cho vấn đề này là sự uỷ quyền cho ban quản lí thôn. Thứ ba, đó là sự tự nguyện xác định những hoạt động gì, những công việc gì sẽ thuộc về khách thể quản lí bởi tập thể. Ví dụ ở nông thôn việc xây dựng đường xá, hệ thống điên.. đều do các thành viên thảo luận và quyết định. Nếu vượt qua khuân khổ này thì lúc đó có những người được uỷ quyền sẽ mất tín nhiệm trước cộng đồng đó. Thứ tư, là sự tự nguyện thoả thuận các biện pháp quản lí, các hoạt động. Ví dụ: để quản lí việc bảo vệ các thành viên xây dựng các điều khoản trong quy ước làng, quy định các mức thưởng phạt khác nhau cho những vi phạm cụ thể đối với chuwnr mực mà các thành viên trong làng xã đã thoả thuận. Điều đó cũng hàm chứa sự tự nguyện cảu các tành viên cũng như đóng góp tài chính, vật chất cần thiết cho tập thể để tập thể phục vụ hiện ccacs công 12 việc chung của cộng đồng. Ví dụ như hiện tượng cứng hoá kênh mương ở nông thôn hiện nay.Vốn để làm việc này một phần nhà nước đầu tư, phần còn lại do các thành viên thoả thuận về lao động và tiền của. Chính vì thế nó cho thấy năng lực cộng đồng. Thứ năm, giống như bất kỳ chức xã hội nào cộng đồng tự quản cũng cần đến quyền lực để buộc mọi thành viên của nó phảo phục tùng và tuân theo ý chí tập thể, về thực chất là quyết định của tập thể. Chính vì thế, trong quy chế dân chủ cấp cơ sở, chỉ ra rằng ở trưởng thôn, một mặt phải thực hiện chỉ thị, nghị quyết cảu hộ đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân xã và các quyết nghị của hội nghị dân làng, ấp bản. Tuy nhiên trưởng thôn ở đây được sự uỷ quyền để thực hiện các nghị quyết của làng bản. Và anh ta không có quyền đề ra các nghị quyết đó, song có quyền phác thảo trình bày để định hướng cho các thành viên thảo luận tập trung, tránh tản mạn và lạc hướng. Vấn đề ở đây quyền lực này không phải quyền lực chính trị nghĩa là quyền lực của nhà nước, mà chỉ là quyền lực xã hội, nó có được nhờ vào ý chí chung , tự nguyện của thành viên cộng đồng “gửi, uỷ thác” vào. Người được sử dụng quyền lực đó là do sự thoả thuận và bầu cử của các thành viên một cách bình đẳng. Thứ sáu, từ đó rút ra rằng tự quản làng xã mang tinh tự nguyện, bình đẳng nội bộ cao nhất nhưng khong thể tạo ra một cộng đồng khép kín tới mức nhà nước can thiệp như chế độ tự trị. Nếu như tự trị dễ dàng chuyển thành độc lập thì tự quẩn không có được khả năng này. Bảy hệ chuẩn mực của tự quản chỉ là thoã thuận trên cơ sở tự nguyện và trên bối cảnh của pháp luật quy định. Còn tự trị lại có hệ pháp lý riêng. Tự quản là một khái niệm hoàn toàn có tính xã hội khong phải là khái niệm chính trị. Điều này biểu hiện ở chỗ :tự quản là cách thức tổ chức quản lý 13 của cộng xã hội không cần đến sự hỗ trợ can thiệp của nhà nước , nó tồn tại tự nhiên ở những nơi không có nhà nước. Về mặt lịch sử nó có trước nhà nước và cuối cùng nó la cái đích của xã hội vươn đến. Điều đó được mô phỏng bằng sơ đồ sau: t6t6544 Tuy nhiên, trong xã hội có giai cấp, tự quản này tồn tại dưới hình thức khác _tự quản cộng đồng(ví dụ làng xã , họ hang, các phường…). Điều đó hiển nhiên. Trong xã hội có giai cấp (có nhà nước) sự tồn tai của chế độ tự quản với nội dung cụ thể của nó không phải chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cộng đồng dân sự nó tồn tại trong khuôn khổ pháp luật được nhà nước thừa nhân và cho phép. Như vậy, tự quản cộng đồng là hiện tượng phổ biến đa dạng cho việc thực hiện dân chủ và đảm bảo cho dân chủ được thực hiện hoá. Nó bổ sung cho quản lý xã hội nói chung. Nó tồn tại khách quan và quan hệ khăng khít với quản lý nhà nước. Tự quản có nghĩa là tự quản lý cộng đồng đó. Nó bao hàm: + Sự thoã thuận chung của các thành viên. + Một số hệ thống chuẩn mực mà mọi thành viên đều nhất trí. + Một hệ thống những vị trí xã hội, có vai trò thay mặt các thành viên điều khiển mọi hoạt động chung với cơ chế uỷ quyền và sự tự nguyện đóng vai trò đó. Tự quản xã hội nguyên thủy (tự quản xã nguyên thủy) Quản lý xã hội (khi có nhà nước) Tự Quản công Tự quản xã hội không có nhà nước 14 + Mọi hoạt động chung này dưới sự giám sát của cả cộng đồng mà trong đố mỗi thành viên có quyền kiểm soát hoạt động điều hành của người được uỷ quyền. + Kết quả của hoạt động chung do chính cả cộng đồng đánh giá. + Phạm vi hoạt động tuy có khác với luật định nhưng nằm trong khuân khổ của luật định. Tóm lại tự quản cộng đồng đa dạng và phong phú: tự quản của các nhóm xã hội, tự quản làng xã, tự quản gia đình, tự quản cộng đồng dân tộc, sắc tộc. 6. Hương ước và luật tục – công cụ quản lý quan trọng của tự quản làng xã. Hương ước là một hệ thống các lệ làng, có thể coi đó là hệ thống các luật tục thành văn hay bất thánh văn. Hương ước hàm chưa những điều giáo huấn về lối sống, gọi là “ thuần phong mĩ tục” của làng. Nó đề ra những hình thức trừng phạt đối với việc làm trái lệ làng và đề ra những hình thức khen thưởng đối với việc làm có ích, có lợi và làm tốt của mọi thành viên cho làng. Hương ước được xây dựng trên cơ sở những mối quan hệ giữa các thành viên trong làng với nhau, giữa các thành viên với cộng đồng, giữa các cộng đồng nhỏ trong làng và cộng đồng làng xã bao trùm lên nó. Hương ước không đối lập với luật pháp nhà nước, phần lớn nội dung của hương ước thường được nhà nước xem xét và phê duyệt. Điều này thể hiện ở chỗ, ngay ở thời đại nhà Lê, vua Lê Thánh Tông đã từng đề ra một đạo cụ về việc xửa đổi phong tục các làng. Đạo dụ này gồm 24 điều, có giá trị chi phối tổ chức làng xã thời bấy giờ: 15 1. Cha mẹ dạy con phải có phép tắc, trai gái đều có nghề nghiệp, không được rượu chè cờ bạc. 2. Người gia trưởng tự mình phải giữ lễ phép để cả nhà bắt trước, nếu con em làm càn thì bắt tội gia trưởng 3. Vợ chồng cần kiệm làm ăn, ân nghĩa trọn vẹn, duy chỉ có người vợ khi nào phạm tội xuất thất thì mới được bỏ, chứ không được khiên ái, cầu dung làm hại đến phong trào 4. Làm kẻ đệ tử nên yêu mến anh em, hoà thuận vơi hương đảng, phải lấy lễ nghĩa mà cư xử, Nếu trái phép thì người tôn trưởng đánh đập và dạy bảo, có tội to thì phải nộp quan và để trừng trị. 5. Ở chốn hương, tông tộc có việc hoạn nạn thì phải giúp đỡ lẫn nhau. Nếu ai có tiếng là người nghĩa hạnh tốt thì các quan phủ huyện sở tại phải bẩm lên toà Thừ, toà Hiền để tâu vua mà tinh biểu cho. 6. Đàn bà có lỗi mà cha mẹ chồng đã chừng trị thì phải nên sửa mình đổi lỗi, không được tự tiện trốn đi, làm hư mất nết đàn bà. 7. Người đàn bà goá không được chứa những đứa trai trẻ ở trong nhà, nói dối là con nuôi để âm hành những việc gian dâm. 8. Người đàn bà goá với các con vợ cả hoặc vợ lẽ nàng hầu nên có lòng thương xót, không được mưu mô để chiếm đoạt gia tài làm của riêng cho mình. 9. Đàn bà goá chồng chưa có con cái, phải ở nhà chồng để giữ đủ lễ tang , không được vận chuyển của cải mang về nhà mình. 10. Làm đàn bà thì phải theo chồng, không được cậy cha mệ mình phú quý mà khinh nhà chồng, nếu không như thế thì bắt tội đến cha mẹ. 11. Kẻ sĩ nên quý phẩm hạnh và giữ phép quan, nếu cư xử như kẻ xu nịnh để cậy thế làm càn thì phải cách bỏ đi không kể đến nữa. 12. Kẻ điển lại chỉ việc giữ sổ sách giấy má để làm việc quan, nếu làm những sự điên đảo, án từ thì quan trên sẽ xét ra trừng trị 16 13. Quan dân đều phải hiếu đễ và chăm chỉ làm ruộng, cùng giúp đỡ lẫn nhau, khi đi làm việc quan không được trễ biếng, trốn tránh 14. Kẻ thương mãi phải tuỳ thời giá mà buôn bán với nhau không được thay đổi hưng thấu, và tụ tập đồ đảng để đi trộm cướp, nếu phạm tội ấy thì trị tội rất nặng. 15. Việc hôn giá tế tự phải giữ lễ phép, không được làm càn. 16. Chỗ dân gian mở trường du hí hoặc cúng tế, thì con trai con gái đến xem không được lẫn lộn để khỏi thói dâm. 17. Các hàng quán bên đường có phụ nữ đi xa đến trọ, thì phải phòng giữ. Nếu hà hiếp ô nhục người ta việc phát giác ra thì người phạm cùng với chủ nhà đều phải trị tội cả. 18. Phủ huyện phải lập bia ở các nơi ở tại để cấm con trai, con gái không được tắm một bến để có phân biệt. 19. Các xã thôn phải chọn một vài người già cả đạo đức làm trưởng. 20. Trong hạt phủ huyện có kẻ cường hào xâm chiếm điền thổ , ức hiếp cô độc và xúi giục người ta kiện tụng, thì phải cho xã thôn cáo giác lên quan để quan để quan xử. 21. Những nhà vương công đại thần dung túng những đứa tiểu nhân đưa những người khấn lễ và để cho người nhà đi ức hiếp dân gian mà mua rẻ các đồ vật thì cho dân được đầu cáo để để trọng trị. 22. Những người làm quan phủ huyện, biết khuyên bảo dân gian làm điều lễ nghĩa khiêm nhượng, có quan thừa chính, hiểu sát xét thực thì được cho vào hạng tốt, nếu ai không chăm dạy báo dân chúng thì bị cho là người không xứng chức. 23. Các huynh trưởng ở trốn xã thôn vầ phường biết dạy bảo con em trong làng cho nên được phong tục tốt, thì quan phủ huyện phải bẩm báo toà thừa, toà hiền để tâu vua ban khen cho. 17 24. Các dân Mường, Mán ở ngoài bờ cõi nên giũ lời di huấn, không được trái luân thường, như cha anh, chú, bác đã chết thì con em không được chiếm lấy những thê thiếp, nếu trái thì sẽ bị trị tội rất nặng Có thể nói ngay trong nhà nước quân chủ phong kiến, truyền thống tự quản làng xã luôn được tôn trọng. Với đạo dụ trên, thực tế chỉ có tác dụng dăn đe, nhắc nhở, còn thực tế diễn ra như thế nào phụ thuộc vào chính Hội đồng làng, và các quan viên của làng xã. 7. Vài nét về tự quản làng xã trong lịch sử xã hội Việt Nam. 7.1 Tự quản làng xã trong thời kì cổ đại Theo các nhà sử học Việt Nam và theo truyền thuyết Việt Nam có nhà nước rất sớm: Nhà nước Văn Lang của người Lạc Việt với đại diện là các vua Hùng. Theo Đại Việt sử kí toàn thư, Việt Nam có tới lịch sử 4000 năm. Điều đó cho thấy Việt Nam có lịch sử hình thành lâu đời. Tuy thế trong thời kì Văn Lang, Âu Lạc thì đơn vị cuối cùng của tổ chức xã hội là công xã nông thôn (Lâm thị Mĩ Dung. Công xã nông thôn Việt Nam). Điều đó cho thấy sự tự quản cộng đồng có nguồn gốc lâu dài của nó trong chiều sâu (cội nguồn) của lịch sử. 7.2 Tự quản trong thời kì nhà nước phong kiến tự chủ ở Việt Nam. a, Sau khởi nghĩa hai Bà Trưng (40 – 43 SCN), Đông Hán đã tăng cường cai trị ách đô hộ , chế độ lạc tướng bị bãi bỏ, chia cắt bắc bộ vào đến Quảng Nam thành 3 quận, 56 huyện và đặt quan lại đến cấp huyện là người Hán. Sự chia lại địa dư và đặt thêm các cấp hành chính không làm hại đến cộng đồng dân sự., các công xã vẫn tồn tại độc lập, khép kín tạo nên cơ sở duy trì sự tồn tại của xa hội truyền thống, cũng như sự tự quản của làng xã Việt Nam. 18 b, Năm 906 Khúc Thừa Dụ xưng là Tiết Độ sứ, bắt đầu gây dựng độc lập. Năm 907 Khúc Hạo Thực thực hiện cải cách hành chính. Ông chia cả nước thành Lộ-Phủ -Châu –Giáp-Xã . Mỗi xã có một chánh lệnh trưởng và xã lệnh trưởng cai quản c, Nhà lý khi nắm chính quyền đã chia đơn vị thành Lộ- phủ - huyện – hương, cuối cùng là giáp. Chế độ tự quản của làng xã Việt Nam trước khi bị Pháp xâm lược có nghĩa là làng xã Việt Nam được tự đứng ra điều hành các công việc nội bộ của mình. Đồng thời phải có trách nhiệm đáp ứng những yêu cầu của chính quyền trung ương về thues khóa, quân dịch, tạp vụ, phu phen…. [ Dương Kinh Quốc: 1998 tr.190-214] Nội dung của chế độ tự quản thời kì này có một số nét như sau:  Công việc đối nội, tức trong nội bộ xã và đối ngoại tức giữa xã này với xã khác, giữa xã với cấp trên được giao cho một người một người đang sống ở xã, hoặc có tên trong sổ đinh của xã . Những người này gọi là quan viên làng xã.  Quan viên làng xã được tuyển theo vương tước (tức là có phẩm hàm hoặc chức vụ hoặc bằng cấp), theo thiên tước (tức là tuổi tác cao trong xã )  Việc sắp xếp trật tự quan viên tùy theo từng xã. Nhà nước không can thiệp hoặc quy định. Cũng như vậy, số lượng quan viên không có quy định chung mà tùy từng xã diinhj ra nhiều hay ít  Số quan viên chia 3 nhóm: Kì mục hay kì hào, kì dịch, kì lão 19 Bộ phận quản trị xã thôn như vậy trong quá trình tồn tại càng về sau càng bị tha hóa, trở thành tổ chức cai trị dân bảo vệ bọn nhà giàu, tiếp tay cho chính quyền phong kiến, áp bức nhân dân. Do vậy bị nhân dân căm ghét và xã lánh. Nó mất dần ý nghĩa tự quản mà mang thêm đặc điểm của tự trị. d, Vào thời Nguyễn cai trị, để hạn chế sự tác yêu, tác quái của quan viên xã thôn chính quyền phong kiến cũng có nhiều biện pháp. Ví dụ năm 1857 vua Tự Đức ra chỉ dụ “ những tổng lí cường hào không được nuôi nhiều tôi tớ, để xử đoán hung hăng trong làng xóm, hiếp tróc dân lương thiện, bắt dân làm đình chùa, bắt dân đi phu, làm việc riêng,… các tệ ấy phải mất hẳn. 7.3 Tự quản làng xã của người Việt trong chế độ phong kiến thực dân. (giai đoạn thuộc địa) Sau khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, đã chia Việt Nam thành 3 miền Bắc – Trung – Nam, tình hình tự quản làng xã Việt Nam có nhiều thay đổi. Thực dân pháp đã phát hiện và sử dụng tổ chức tự quản ở làng xã Việt Nam để tăng cường sự cai trị của chúng một cách toàn diện, chặt chẽ bền vững đối với mọi miền đất nước, mọi cấp độ ở xã hội Việt Nam Các nhà hoạch định chính sách cai trị ở Việt Nam đã lợi dụng tổ chức tự quản phục vụ cho mục tiêu cai trị của họ. Thực dân Pháp đã thay đổi, tăng cường sự giám sát của nhà nước đối với các tổ chức bộ máy và dân sự, thể chế (hương ước) và tài chình của làng xã. Về dân sự chúng giám sát bằng các quy định như:  Hạn chế các thành viên  Theo dõi biến động nhân sự và có quyền chọn lựa cuối cùng đối với các thành viên. 20  Ràng buộc tổ chức náy với nhà nước phong kiến thực dân bằng chế độ trách nhiệm hành chính, các hình thức thưởng phạt … làm cho chức lý trưởng chỉ còn mang danh nghĩa hình thức còn thực quyền do quan lại cai trị người Pháp nắm.  Việc phê chuẩn hương ước do thực dân thực dân nắm quyền , nó dã làm thay đổi cơ chế tự quản làng xã.  Các hoạt động tài chính đều phải trình báo để cấp trên xem xét. 7.4 Những nét chung về tự quản làng Việt trước cách mạng tháng Tám. Nội dung của tự quản làng xã có những nét chính như sau:  Công việc đối nội và đối ngoại với làng xã khác với cấp trên được ủy quyền cho một người đang sống ở xã hay có tên trong sổ đinh của làng, người này gọi là quan viên làng xã.  Quan viên của làng được tuyển theo vương tước được phong tặng hay theo thiên tước.  Việc sắp xếp trật tự các quan viên tùy theo từng làng xã. Nhà nước không can thiệp hoặc quy định.  Tự quản truyền thống được thể hiện ra bởi tính đọc lập của làng xã trong tập quán Pháp (lập pháp, hành pháp…)  Tự quản làng xã vốn mang tính 2 mặt, thể hiện ở chổ làng xã nào cũng muốn độc lập, tự chủ, tự trị.  Hương ước là một trong những yếu tố tự quản về làng xã. Về nguyên tắc, hương ước do tập thể dân làng lập ra.  Tự quản làng xã truyền thống còn thể hiện ở chỗ, chi phí cho bộ máy quản trị ở xã thôn hoạt động được lấy ra từ đóng góp của dân làng hoặc do biếu, tặng, nộp phạt. 21 Như vậy, mỗi thôn làng trong xã hội phong kiến đã hình thành tổ chức bộ máy xã hộ nhân sự, tài chính, thể lệ, luật lệ riêng để quản lí sự vận động của chính nó. Kết luận : từ thực tiễn lịch sử của chế độ tự quản ở Việt Nam có thể rút ra những nhận xét: - Thứ nhất là sự tồn tại của phương thức sản xuất phong kiến kiến kiểu phương Đông với sở hữu nhà nước về ruộng đất theo phạm vi từng công xã, cộng với trình độ sản xuất nông nghiệp lạc hậu khiến cho không có sự phân công lao động, không có tiền đề cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. Sản xuất nông nghiệp khép kín trong lũy tre làng, ít có sự biến động về lao động và dân sồ dã tạo điều kiệ khách quan và thuận lợi cho sự tự quản lý trong phạm vi công xã. - Thứ hai, các triều đại phong kiến tự chủ của Việt Nam mặc dù muốn xây dựng chế độ trung ương tập quyền, song sau khi xóa bỏ chế độ phân chia ruộng đất, hạn chế quyền lực của vương hầu, quý tộc, phân định địa giới hành chính tới cấp xã. Ngược lại lợi dụng bộ máy do công xã tự dựng nên cũng đủ đảm bảo những lợi ích về kinh tế của nhà nước trung ương hay các yêu cầu khác như lao dịch và binh lính. Giai đoạn sau này của lịch sử Việt Nam cho thấy, cơ bản vẫn dựa vào nền nông nghiệp song một vài tiền đề của chế đọ tự quản đã thay đổi. Ví dụ chiến tranh khắc nghiệt, tổ chức Đảng xuống tận cở sở… khiến cho các làng xã không thể là các ốc đảo độc lập khép kín nữa. Quan hệ giữa cá nhân với bộ máy quản lí xã thôn là quan hệ giữa công dân với nhà nước là quan hệ giữa quyền uy chính trị và phục tùng cưỡng bức chứ không còn là quan hệ bình đảng và thỏa thuận tự nguyện như trong chế độ tự quản nữa. 22

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftu_quan_lang_xa_lanhuong_1875.pdf
Luận văn liên quan