Tiểu luận Tư tưởng triết học của Platon và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của thời đại

Nói đến vai trò của chủ thể, không thể nào không đi trở ngược lên đến St Augustin, người đã đem đến cho đạo Kitô một kích thước mới: kích thước con người. Nhưng quan trọng hơn cả, là những tư tưởng triết học của Descartes , với tác phẩm Diễn từ về phương pháp luận (1637). Có thể nói rằng với tác phẩm này, phương Tây đã khám phá ra tầm quan trọng của chủ thể, của cái tôi, trong nhận thức về thế giới xung quanh, và đặc biệt là trong quan niệm về nghệ thuật và người nghệ sĩ. Không biết Rubens (1577-1640), nhà họa sĩ trứ danh người Hà Lan, đã có dịp đọc tác phẩm của Descartes chưa, nhưng ông đã là người họa sĩ đầu tiên vẽ với một phong cách bay bướm và một cá tính mạnh mẽ, khác hẳn với phong cách hội họa thời Phục Hưng. Có thể nói rằng, về một mặt nào đó, ít ra về hình thức, Rubens là một họa sĩ đã đi trước tất cả những họa sĩ cùng thời, báo hiệu sự ra đời - hơn một thế kỷ sau - của phong cách Barốc và phong cách lãng mạn.

pdf29 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 10469 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng triết học của Platon và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của thời đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 1 TIỂU LUẬN Tư tưởng triết học của Platon và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của thời đại GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 2 MỤC LỤC Trang Lời mở đầu------------------------------------------------------------------------------------ 2 Chương I: Giới thiệu chung về Platon----------------------------------------------- 3 I.1 Tiểu sự Platon---------------------------------------------------------------------------- 3 I.2 Các giai đoạn trong cuộc đời --------------------------------------------------------- 4 I.3 Các tác phẩm ----------------------------------------------------------------------------- 5 Chương II: Tư tưởng của Platon------------------------------------------------------ 7 II.1 Học thuyết về ý niệm ----------------------------------------------------------------- 7 II.2 Lý luận về nhận thức -----------------------------------------------------------------12 II.3 Học thuyết về chính trị - xã hội ----------------------------------------------------13 II.4 Những môn đệ của Platon-----------------------------------------------------------15 Chương III: Ảnh hưởng của tư tưởng Platon đối với đời sống văn hóa tinh thần của thời đại ------------------------------------------------------------------------- 16 III.1 Học thuyết về ý niệm ---------------------------------------------------------------18 III.2 Lý luận về nhận thức ----------------------------------------------------------------20 III.3 Học thuyết về chính trị - xã hội---------------------------------------------------21 Tài liệu tham khảo----------------------------------------------------------------------- 28 GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 3 Lời mở đầu Một trong những triết gia vĩ đại nhất thời cổ đại là Platon. Tư tưởng của ông đã ảnh hưởng rất nhiều tới các triết gia không chỉ của thời đại lúc bấy giờ mà cả các giai đoạn lịch sử về sau nữa. Hệ thống triết học của Platon đã đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó nổi bật là học thuyết ý niệm và linh hồn, học thuyết “nhà nước lý tưởng” và đạo đức học... Tất cả các học thuyết nói trên đều xuất phát từ lập trường duy tâm khách quan, đại biểu cho tầng lớp chủ nô quý tộc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân lao động. Platon phản đối chế độ dân chủ và luận chứng cho sự bất bình đẳng trong xã hội. Với nhiều giác độ để nghiên cứu về tư tưởng của Platon, tôi chọn đề tài Tư tưởng triết học của Platon và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của thời đại để làm rõ và phân tích. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài không tránh những thiếu sót vì vậy kính mong thầy góp ý và đánh giá để đề tài được hoàn thiện hơn. Trân trọng “Tự chinh phục mình là chiến công vĩ đại nhất” Platon GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 4 Chương I: Giới thiệu chung về Platon Trong triết học Hy Lạp trước Socrate thế giới quan duy vật nói chung chiếm ưu thế (trường phái Milet, Héraclite, Anaxagore, Empédocle…). Nhưng bắt đầu từ Socrate trở đi, cùng với những biến đổi đầy bi kịch của xã hội, chủ nghĩa duy tâm mở rộng dần ảnh hưởng của mình, và phát triển thành hệ thống ở Platon. Triết học Platon thể hiện giai đoạn phát triển cực thịnh của triết học Hy Lạp, khai phá nhiều lĩnh lực nghiên cứu mới, những lĩnh vực mà trước đây, trong thời kỳ “triết học tự nhiên” còn thống trị, chưa được phân tích sâu sắc. Platon, Aristote được nhân loại biết đến không chỉ như những triết gia, mà còn là những nhà văn hoá lớn của thế giới cổ đại. Nhưng cuộc tranh luận giữa chủ nghĩa duy vật (“đường lối Démocrite”) và chủ nghĩa duy tâm (“đường lối Platon”) về bản chất và ý nghĩa của tồn tại cũng trở nên quyết liệt, chi phối con đường vận động của triết học phương Tây suốt bao nhiêu thế kỷ qua. I.1 Tiểu sử Platon Platon là một nhà triết học cổ đại Hy Lạp được xem là thiên tài trên nhiều lĩnh vực, có nhiều người coi ông là triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại cùng với Socrates (Σωκράτης) là thầy ông. Platon tên thật là Aristocles (427 – 347 TCN), sinh tại một hòn đảo không xa Athènes, đảo Egine, trong gia đình thuộc dòng dõi quý tộc. Thời trai trẻ Platon là con người vừa thông minh, vừa khoẻ mạnh, từng hai lần đoạt danh hiệu vô địch điền kinh của thị quốc, được người đời đặt cho cái tên Platon, tức “vạm vỡ”, “vai rộng”. GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 5 Platon xuất thân trong một gia đình chủ nô quý tộc ở A-ten. Tên thật của ông là Aristôclơ. Sinh ra ở Athena, ông được hấp thụ một nền giáo dục tuyệt vời từ gia đình, ông tỏ ra nổi bật trên mọi lĩnh vực nghệ thuật và đặc biệt là triết học. Platon sinh ra và lớn lên thời đại khủng hoảng sâu sắc của nền dân chủ chủ nô. Chiến tranh, nghèo đói, sự thay đổi đường lối cay trị tác động không ít đến sáng tác của ông. I.2 Các giai đoạn trong cuộc đời Thời thanh niên (409 – 400 TCN) ông chịu ảnh hưởng trực tiếp của Socrate, cả về tư tưởng lẫn lối sống, quan điểm chính trị - xã hôi. Thời viễn du (400 – 389 TCN) gắn với quá trình quan sát, thu thập, học hỏi những tri thức khoa học từ nhiều nơi, nhằm định hình một thế giới riêng. Khi Socrates chết vào năm 399 TCN thì Platon mới khoảng 31 tuổi. Trong suốt phiên tòa xử thầy mình, ông ngồi dự ở phòng xử án. Toàn bộ chuỗi biến cố đó dường như đã ăn sâu vào tâm hồn ông thành một kinh nghiệm chấn động, vì ông đánh giá Socrates là người giỏi nhất, minh triết nhất và chính trực nhất trong tất cả mọi người. Từ đó Platon bắt đầu cho phổ biến một loạt các đối thoại triết học trong đó nhân vật chính luôn luôn là Socrates, căn vặn những kẻ đối thoại của ông về những khái niệm căn bản về đạo đức và chính trị, làm cho họ mắc mâu thuẫn trước những câu hỏi của ông. Có lẽ Platon có hai động cơ chính để làm việc này. Một là để thách thức và tái khẳng định những lời giáo huấn của Socrates bất chấp chúng đã bị kết án một cách công khai; hai là để phục hồi danh dự người thầy yêu quí của mình, cho mọi người thấy ông không phải là một kẻ hủy hoại giới trẻ mà là một bậc thầy danh giá nhất của họ. Sau đó, Platon rời Athènes. GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 6 Trước tiên ông ở Mégare, làm bạn với Euclide, người sáng lập ra trường phái Mégare, chủ trương dung hoà Socrate với trường phái Elée. Sau đó, ông sang Cryène, tiếp xúc với Aristippe và các nhà toán học thuộc phái Pythagore. Ông sang cả Ai Cập, Phénicie, Ba Tư, Babylone. Năm 389 TCN, Platon tham gia cố vấn chính trị cho bạo chúa Denys, vua xứ Syracuse, nhưng sau một thời gian bị chính Denys bán làm nô lệ do mâu thuẫn cá nhân. Annikéris, môn đệ của Aristippe, chuộc ông, rồi giải phóng. Thời chín muồi về tư tưởng, hay thời viện hàn lâm, được đánh dấu bằng việc thành lập trường phái triết học riêng tại bắc Athènes, ông sáng lập ra Viện hàn lâm - (tên lấy theo khu vườn nơi ông ở- trong khu vườn mang tên Akadèmos, là tên một nhân vật thần thoại). Đây có thể được coi là trường đại học đầu tiên trong lịch sử nhân loại, nơi dành cho nghiên cứu, giảng dạy khoa học và triết học. Môn sinh ở đây được trang bị những kiến thức cao nhất, tương đương bậc đại học và sau đại học, gồm toán học, chính trị, triết học. Suốt quãng đời còn lại Platon chỉ chú tâm vào việc truyền bá tri thức khoa học, song có lúc bị cầm tù và suýt mất mạng dưới tay bạo chúa Denys con. I.3 Các tác phẩm Trong gần 50 năm sáng tác, Platon để lại một di sản đồ sộ, nhưng việc tập hợp và sàng lọc thật khó khăn, vì ngoài những tác phẩm được thừa nhận do ông viết (chính văn), vẫn có một số là giả mạo (mạo văn). Số lượng tác phẩm gồm một độc thoại (lời bào chữa của Socrate), 34 đối thoại (kể cả chính văn và mạo văn), 13 bức thư (mạo văn), chia đều ra những thời gian khác nhau. Tác phẩm "Nước cộng hoà" (République) có vị trí đặc biệt trong triết học của ông.Trong những đối thoại thời trẻ, GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 7 Socrate thường là nhân vật trung tâm, đóng vai trò hướng dẫn và hoà giải các cuộc tranh luận, nên khó xác định đâu là quan điểm đích thực của Socrate, đâu là quan điểm của Platon mượn danh Socrate. Điều chắc chắn là thế giới quan của Socrate và Platon thống nhất với nhau. Mấy năm cuối đời, Platon suy nghĩ nhiều về triển vọng của cuộc sống nhân loại, về thiết chế xã hội lý tưởng, được trình bày trong Atlantic, Luật pháp và một số tác phẩm khác. Platon là nhà triết học duy tâm khách quan, đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy vật đương thời. Khi nói về hai đường lối, hai trường phái trong triết học, Lênin đã chỉ ra sự đối lập giữa đường lối duy vật của Đêmôcrít và đường lối duy tâm của Platon. Tư tưởng triết học của Platon chịu ảnh hưởng sâu sắc các yếu tố duy tâm trong triết học của Pitago và Xôcrát. Ngoài những cống hiến của ông về phép biện chứng của ý niệm, vai trò của ý thức xã hội trong việc hình thành nhân cách và ý thức cá nhân, triết học của ông tiêu biểu cho chủ nghĩa duy tâm thời cổ đại. Ông đã xây dựng học thuyết về ý niệm để chống lại chủ nghĩa duy vật. Theo ông, giới tự nhiên bắt nguồn từ ý niệm. GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 8 Chương II: Tư tưởng của Platon Platon không những nâng tư tưởng duy tâm lên thành hệ thống, mà còn khẳng định tính tất yếu của sự đối đầu duy vật – duy tâm trong triết học. Trong Sophistes có đoạn: “Một số đưa mọi thứ từ trên trời và từ lĩnh vực của cái cô hình xuống mặt đất…, dứt khoát rằng chỉ những gì tiếp cận được, sờ được thì mới tồn tại, và xem vật thể và tồn tại chỉ là một”, một số khác chủ trương “tồn tại đích thực là những idea (ý niệm) phi vật thể và phi cảm tính nào đó” (A. N. Tranysev: Bài giảng về Triết học cổ đại, Moskva, 1980, tr. 247). Chủ nghĩa duy tâm, theo Platon, là một triết học “uyển chuyển”, vì nó thống nhất với thần minh luận, còn chủ nghĩa duy vật là một triết học thô thiển, xa lạ, không tin vào sự linh thiêng của đời sống con người, mà nếu tin thì cũng loại trừ vai trò của thần linh trong công việc của trần gian, mà nếu cực chẳng đã thừa nhận vai trò của thần linh, thì cũng từ chối mọi hành vi sùng bái. II.1 Học thuyết về ý niệm Điểm nổi bật trong hệ thống triết học duy tâm của Platon là học thuyết về ý niệm. Trong học thuyết này ông đưa ra hai quan niệm về thế giới các sự vật cảm biết và thế giới các ý niệm. Pla-tôn chịu ảnh hưởng sâu sắc khuynh hướng duy lý trong triết học Hy Lạp cổ đại (lý luận về cái duy nhất của trường phái Êlê, lý luận về con số của trường phái Pitago, lý luận về cái phổ biến của Xôcrát). Vì vậy ông xem nhẹ vai trò của nhận thức cảm tính, tuyệt đối hoá vai trò của nhận thức lý tính, của ý niệm (khái niệm). Từ đó ông chia thế giới thành hai loại: thế giới của những ý niệm (khái niệm) GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 9 và thế giới của những sự vật cảm tính.Trong đó thế giới các sự vật cảm biết là không chân thực, không đúng đắn vì các sự vật không ngừng sinh ra và mất đi, thay đổi và vận động, không ổn định, bền vững, hoàn thiện; còn thế giới ý niệm là thế giới phi cảm tính phi vật thể, là thế giới đúng đắn, chân thực, các sự vật cảm biết chỉ là cái bóng của ý niệm. Theo ông, thế giới của những ý niệm là tồn tại chân thực, vĩnh viễn, tuyệt đối, bất biến, nó là cơ sở tồn tại của thế giới các sự vật cảm tính. Còn thế giới các sự vật cảm tính là tồn tại không chân thực, phụ thuộc vào thế giới của các ý niệm, nó là cái bóng của ý niệm. Để minh hoạ cho quan niệm thế giới các sự vật cảm tính được sinh ra từ thế giới các ý niệm như thế nào, Platon đã đưa ra ví dụ "Hang động" như sau: Ở ngoài cửa của một cái hang tối có một đoàn người đi qua; ánh sáng mặt trời chiếu vào cửa hang làm cho bóng của đoàn người được in lên vách đá. Nếu nhìn lên vách hang bên trong, người ta sẽ thấy những bóng người đi qua . Platon dùng phép phóng dụ trình bày sự khác nhau giữa tồn tại đích thực và cái bóng của nó, giữa thế giới ý niệm và thế giới vật chất, giữa cái được lý trí nhận thức và cái được cảm giác lĩnh hội. Những bóng này chỉ là hình ảnh của đoàn người, chứ không phải bản thân đoàn người. Thế giới các sự vật cảm tính cũng vậy, nó chỉ là cái bóng của ý niệm đã có từ trước mà thôi. Như vậy, khi giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học, Platon cho rằng ý niệm là cái có trước, là nguyên nhân, là bản chất của sự vật. Còn sự vật chỉ là cái có sau, là cái bắt chước, cái mô phỏng, là bản sao của ý niệm. GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 10 Từ quan niệm trên Platon đã đưa ra khái niệm "tồn tại" và "không tồn tại". Vấn đề tồn tại (bản thể) chiếm vị trí đặc biệt trong triết học Platon. Tồn tại đích thực phải là tồn tại như thế nào? Đâu là tồn tại khác, hay “cái bóng của tồn tại”? Cái gì là cơ sở, nền tảng của mọi tồn tại? “ Theo tôi , - Platon viết , - trước tiên cần phải phân biệt cái gì luôn luôn tồn tại và không giờ sinh thành và cái gì luôn luôn sinh thành nhưng không bao giờ tồn tại”."Tồn tại" theo ông là cái phi vật chất, cái nhận biết được bằng trí tuệ siêu tự nhiên là cái có tính thứ nhất. Còn "không tồn tại" là vật chất, cái có tính thứ hai so với cái tồn tại phi vật chất. Khác với trường phái Elée, trong quan niệm về tồn tại Platon thừa nhận tính thống nhất nhưng không phản bác tính đa dạng, muôn vẻ của thế giới các ý niệm. Ông cũng chỉ ra mối quan hệ giữa ý niệm và sự vật, từ đó đi đến quá trình tiên đoán về vũ trụ nói chung. Theo Platon, có bao nhiêu ý niệm thì có bấy nhiêu phức hợp các sự vật, các hiện tượng, các quá trình, các quan hệ đồng nhất căn bản. Trong tác phẩm “Parménide”, Platon nêu ra ba phương án quan hệ giữa ý niệm và sự vật: mô phỏng, thông dự và hiện diện. Mô phỏng: Các sự vật hướng đến các ý niệm. Trong trường hợp đó ý niệm là khuôn mẫu, còn các sự vật là khả giác là các mô phỏng của chúng, chẳng hạn ý niệm “cái đẹp” như khuôn mẫu để xác định những sự vật cho là “đẹp”. Thông dự: sự vật nói chung phải thông dự vào một chủng loại ý niệm nhất định để được mang một tên gọi, chẳng hạn nếu thông dự vào ý niệm “đẹp” thì vật ấy là vật “đẹp”, tương tự như vậy với ý niệm “thiện”, “công bằng”,.v.v.. GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 11 Hiện diện: các sự vật khả giác trở nên tương đồng với các ý niệm khi các ý niệm đi đến với chúng, bắt đầu hiện hữu nơi chúng. Tóm lại, theo Platon, ý niệm đóng vai trò vừa là khuôn mẫu của các sự vật, vừa là đích mà các thực thể của thế giới khả giác hướng đến, lại vừa là khái niệm về cơ sở chung của sự vật thuộc từng chủng loại. Nhưng đến đây một vấn đề khác được đặt ra: đâu là nguyên nhân của tình trạng khả biến, nhất thời, phân tán, cố hữu nơi sự vật khả giác. Nguyên nhân ấy được Platon gán cho vật chất (chora) – bản nguyên thứ hai của vũ trụ. Thế nào là vật chất? Thuật ngữ materia (vật chất) bằng tiếng Latin mà ta thường dùng ngày nay ở một chừng mực nào đó có thể liên tưởng đến chora của Platon bằng tiếng Hy Lạp. Vật chất – chora là một không gian giả định, “một số tiểu loại, không nhận thấy, không có hình hài, không tìm được”. Theo cách ấy vật chất chẳng khác nào cái không tồn tại, hay không là gì cả, nhưng theo Platon, nó có thực, và cũng có vai trò hết sức to lớn đối với thế giới các sự vật; nó là tồn tại khác, không đồng hạng và đồng lực với ý niệm như tồn tại. mà đi sau ý niệm. Chora rõ ràng khác với vật chất vật lý, tức bốn dạng hành chất truyền thống trong triết học Hy Lạp cổ đại. Nếu Chora là cái phi tất định, thì có thể so sánh nó với apeiron của Anaximandre, nếu chora là cái “chứa đựng”, “mẹ nuôi”, “cái mà trong đó có cái gì đó”, thì lại tương tự như khoảng không (kenon) của Démocrite. Nhưng Platon lại xem nó như cái đối lập với “chuẩn mực”, và bị đẩy xuống môi trường không – thời gian như điều kiện của sự sinh diệt, làm nguyên nhân của tính đa tạp, đơn nhất, tính vật, tính khả biến, khả tử, tính tất yếu GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 12 tự nhiên, cái ác và sự mất tự do. Thế giới khả giác – sự sinh thành – là kết quả của thế giới idea và thế giới chora. Nếu thế giới các ý niệm là bản nguyên đàn ông tích cực, thế giới các chora – bản nguyên đàn bà thụ động, thì thế giới các sự vật khả giác – đứa trẻ của hai thế giới. Một mối quan hệ có tính chất huyền thoại của các sự vật và các ý niệm được lập ra quan hệ sinh thành, còn xét theo nghĩa triết học quan hệ “thông dự”, hay “tham dự”. Do chỗ sự vật “thông dự” vào ý niệm của mình, nó là sự phản ánh ý niệm một cách thiếu hoàn thiện, lệch lạc. Do chỗ sự vật “thông dự” vào tồn tại khác, khác với tính tách biệt, sự phân chia vô hạn của nó (vật chất), nên ở đó không có cái gì là thực cả. Tóm lại thế giới các sự vật khả giác là lĩnh vực sinh thành, xuất hiện, phát triển, tiêu vong. Thế giới ấy đồng thông dự vào tồn tại và tồn tại khác, hòa lẫn trong mình những tính quy định đối lập nhau. Nhưng ngoài vật chất như trung gian giữa ý niệm và thế giới các sự vật còn có một linh hồn vũ trụ như sinh lực năng động và sáng tạo, nguồn gốc của vận động, sự sống, nhận thức. Linh hồn vũ trụ ôm trọn thế giới các idea và thế giới các sự vật, kết hợp chúng với nhau. Nó đưa các sự vật mô phỏng các idea, hướng các idea hiện diện trong các sự vật. Nhưng để om trọn cả hai thế giới, linh hồn vũ trụ phải vừa hoàn bị, vừa hết sức biến hóa, hàm chứa những xung động bên trong. Linh hồn vũ trụ gồm có ba phần: đồng nhất, cái khác (cái khả biến) và sự hòa lẫn cả hai. Ở đó cái đồng nhất tương ứng với idea, cái khả biến – vật chất, sự hòa lẫn – các sự vật. Cả vũ trụ lẫn linh hồn vũ trụ do vị kiến trúc sư, hay hóa công (demiurge) nào đó nặn ra theo những môtíp và mục đích nhất định. GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 13 Chủ nghĩa duy tâm Platon, thể hiện trong bản thể luận về ý niệm, về thế giới khả giác và về vật chất, đã tạo được dáng vẻ bề thế của chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử triết học. Nó vừa là chủ nghĩa duy tâm chiến đấu, vừa là chủ nghĩa duy tâm thông minh. II.2 Lý luận về nhận thức Từ thế giới quan trên đây, Platon đã quan niệm một cách duy tâm, thần bí về linh hồn. Theo ông, thể xác của con người được cấu tạo từ đất, nước, lửa và không khí, nó chỉ là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn. Linh hồn của con người là sản phẩm của linh hồn vũ trụ được Thượng đế tạo ra từ lâu. Sau khi được tạo ra, mỗi linh hồn trú ngụ ở một vì sao trên trời, sau đó dùng cánh bay xuống trần gian và nhập vào thể xác con người. Khi nhập vào thể xác con người thì nó quên hết mọi quá khứ, do đó nhận thức của con người chỉ là sự hồi tưởng lại những gì mà linh hồn đã có nhưng bị lãng quên. Nhận thức thông thường cho chúng ta hình ảnh về thế giới hiện tượng, nó không mang tính chân thực, chỉ là cái bóng mờ của bản chất sự vật. Hiện thực đích thực không phải là cái mà nó hiện ra, mà là cái làm cho sự vật là cái nó có, được tinh thần nắm bắt và thể hiện ra trong ngôn ngữ. Thế giới bản chất thuần tuý – đó là thế giới ý niệm, nó nằm ngoài không gian, thời gian và không thay đổi. Thế giới ý niệm có trước thế giới cảm biết, s inh ra thế giới cảm biết. Theo ông, đối tượng của nhận thức không phải là các sự vật cảm tính khách quan bên ngoài, mà là thế giới ý niệm. Nhận thức cảm tính không phải là nguồn gốc của tri thức; tri thức chân thực chỉ có thể đạt được bằng nhận thức lý tính, được thể hiện ở các khái niệm. Bởi vì, mỗi sự vật đều có một ý niệm về nó; sự vật có thể mất đi, nhưng ý niệm về sự vật không bao giờ mất. Ví GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 14 dụ cái nhà có thể sụp đổ, hư nát, không còn là cái nhà, nhưng ý niệm về cái nhà (khái niệm nhà) thì không mất. Bằng cách nào để có được nhận thức chân thực, đạt được chân lý? Bằng cách hồi tưởng lại những gì linh hồn đã trải qua, nhưng khi nhập vào thể xác con người nó đã bị lãng quên. Tóm lại, Platon đã quy toàn bộ quá trình nhận thức thành quá trình hồi tưởng của linh hồn bất tử, rất thần bí. Theo Platon tri thức đuợc phân làm hai loại: Tri thức hoàn toàn đúng đắn và tri thức mờ nhạt. Loại thứ nhất là tri thức ý niệm có đựơc nhờ hồi tưởng. Loại thứ hai là tri thức nhận được nhờ vào nhận thức cảm tính, lẫn lộn đúng sai không có chân lí. II.3. Học thuyết về chính trị - xã hội Trong tác phẩm Nước cộng hoà (Chính thể cộng hoà), Pla-tôn chia linh hồn làm ba bộ phận: lý tính hay trí tuệ, xúc cảm và cảm tính. Tương ứng với ba bộ phận ấy là ba hạng trong xã hội. Hạng thứ nhất, là các nhà triết học, nhà thông thái. Hạng này lý tính giữa vai trò chủ đạo, thích hợp với việc lãnh đạo nhà nước. Hạng thứ hai, là những người lính, võ sĩ mà linh hồn của họ tràn đầy xúc cảm gan dạ, biết phục tùng lý trí và nghĩa vụ, thích hợp với việc bảo vệ an ninh của nhà nước cộng hoà. Hạng thứ ba, là đại chúng, gồm những người nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Hạng này linh hồn của họ không đi xa hơn những khát vọng cảm tính thích nghi với lao động chân tay, làm ra của cải vật chất phục vụ cuộc sống của nước cộng hoà. Vì vậy, công lý là ở chỗ mọi người phải sống đúng vị trí của mình. Để duy trì trật tự xã hội, Platon cho rằng sự tồn tại của nhà nước là cần thiết, nhưng GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 15 ba hình thức nhà nước hiện nay đều xấu. Một là nhà nước của bọn vua chúa xây dựng trên khát vọng làm giầu, ham danh vọng, đưa đến chiến tranh. Hai là, nhà nước quân phiệt của một số ít người giầu có, áp bức số đông, đưa đến tội ác. Ba là, nhà nước dân chủ đem lại quyền lực cho số đông; đó là một nhà nước tồi tệ. Platon đưa ra quan niệm về nhà nước lí tưởng trong đó sự tồn tại và phát triển của nhà nước lí tưởng dựa trên sự phát triển của sản xuất vật chất, sự phân công hài hoà các ngành nghề và giải quyết các mâu thuẫn xã hội. Platon nêu lên mô hình nhà nước cộng hoà. Trong nhà nước ấy, quan hệ bất bình đẳng giữa các hạng người phải được duy trì, bởi vì nó hợp với tự nhiên, hợp với sự phân công trong xã hội. Sự tồn tại của nhà nước lý tưởng phải dựa trên sự phát triển của sản xuất vật chất và sự phân công hài hoà giữa các nghề trong xã hội. Để khắc phục sự phân chia giàu nghèo, cần xoá bỏ gia đình và tư hữu. Trẻ con sinh ra được đưa vào các cơ quan giáo dục riêng, lựa chọn những đứa trẻ khỏe mạnh, nuôi dưỡng chúng để trở thành vệ binh. Các nhà thông thái, triết học sẽ được lựa chọn trong số vệ binh này. Quan niệm về một nhà nước lý tưởng trên đây của Platon chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Một mặt, ông muốn xoá bỏ tư hữu, mặt khác, ông lại chủ trương duy trì sự bất bình đẳng giữa các hạng người. Một mặt, ông đề cao hình thức cộng hoà, mặt khác ông lại ra sức bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô quý tộc, chống lại nhà nước dân chủ Aten. Nhà nước mà ông coi là lý tưởng, thực chất chỉ là sự biện hộ cho giai cấp chủ nô quý tộc. Đúng như nhận xét của Mác, nó chỉ là lý tưởng hoá chế độ đẳng cấp của Aicập vào Aten mà thôi. GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 16 II.4 Những môn đệ của Platon Nổi tiếng nhất trong số những người môn đệ của ông là Aristoteles. Ngoài ra, sau này có Plotinus (Πλωτίνος), một triết học gia người Ai Cập (với cái tên La Mã) có thể được coi là một triết gia Hy Lạp vĩ đại cuối cùng cũng là một người chịu ảnh hưởng của Platon. Tư tưởng của ông phát triển khuynh hướng thần bí của Platon và sau đó được biết tới như học thuyết Tân Platon (Neo-Platonism). Dưới góc nhìn triết học duy tâm, nhà triết học Platon cũng đã đề cao linh hồn, ông cho rằng tri thức đích thực không thể nhận biết được nếu không dùng tư duy con người (linh hồn nhận thức tri thức). Ông coi thường những giác quan của con người (được tạo ra từ thể xác). Đối với ông tri thức đích thực sẽ không nhận thức được bằng giác quan thông thường. GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 17 Chương III: Ảnh hưởng của tư tưởng Platon đối với đời sống văn hóa tinh thần của thời đại Tư tưởng của Platon còn là nền tảng chi phối sâu xa trên tinh thần của thế giới tây phương sau này. Sau khi Platon qua đời, người cháu của ông tên là Speusippus trở thành Viện Trưởng của trường Academos . Trường Đại Học này tiếp tục hoạt động cho tới năm 529 sau Tây Lịch, khi Hoàng Đế Byzantine là Jus tinian I ra lệnh đóng cửa vì cho rằng trường phổ biến các lời giảng dạy tà giáo (pagan teachings). Tuy nhiên ảnh hưởng của Platon đã được lan truyền khắp nơi. Nền triết học của Platon đã thể hiện qua tác phẩm của Philo Judaeus, nhà triết học Do Thái, cư ngụ tại thành Alexandria vào thế kỷ thứ 1 sau Tây Lịch. Vào thế kỷ thứ 3, nhà triết học Plotinus đã khai triển nền triết học Platon- Mới (NeoPlatonism) tại thành phố Rome. Các nhà thần học Clement of Alexandria, Origen, Boethius và Thánh Augus tine là những người chịu ảnh hưởng của nền triết học Platonic đồng thời các ý tưởng của Platon đã đóng vai trò chính yếu trong việc phát triển nền thần học Thiên Chúa giáo (Christian theology) cũng như các tư tưởng Hồi giáo (Islamic thoughts) của thời Trung Cổ. Qua thế kỷ 13, Aristotle đã là nhà triết học Cổ Hy Lạp gây nên nhiều ảnh hưởng mạnh nhất trong thế giới tư tưởng Thiên Chúa giáo nhưng bước sang thời kỳ Phục Hưng (the Renaissance), Hàn Lâm Viện Florantine do gia đình Medici thiết lập, lại chú trọng vào nền triết học của Platon. Được thành lập vào thế kỷ 15 gần thành phố GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 18 Florence, các nhân viên của Hàn Lâm Viện này dưới sự điều khiển của Marsilio Ficino, đã nghiên cứu các tác phẩm của Platon viết bằng tiếng Hy Lạp. Tại nước Anh, học thuyết của Platon đã sống lại vào thế kỷ 17 do Ralph Cudworth và các người cộng tác, những học giả này được gọi là The Cambridge Platonists (nhóm theo Platon thuộc trường Đại Học Cambridge). Họ cố công dùng các lời giảng dạy của Platon và cách diễn đạt của nhóm NeoPlatonist để làm hòa hợp lý trí (reason) với tôn giáo. Qua thế kỷ 20, các nhà tư tưởng như Alfred North Whitehead cũng nghiên cứu và phổ biến các công trình của Platon. Các tác phẩm đối thoại của Platon đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau và được phổ biến bằng nhiều ấn bản. Một trong các bản dịch được nhiều học giả biết tới nhất là của ông Benjamin Jowett (1), thuộc trường Đại Học Oxford, nước Anh. Bên cạnh đó, tư tưởng triết học của ông còn ảnh hưởng sâu rộng đối trong các tư tưởng của các nhà triết học về sau cũng như thể hiện trong đời sống thông qua các quan niệm. Các nhà triết học thời cận đại, từ Hegel đến Heidegger cũng đều công nhận rằng: những ý tưởng về mỹ học chỉ có thể đến sau các tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên, trên thực tế, những tư tưởng triết học, hay tôn giáo, đã có những ảnh hưởng quyết định lên các nền nghệ thuật, từ những tư tưởng triết học của Platon về cái đẹp tuyệt đối, về những ý tưởng tiên nghiệm của Thượng đế, và những lý thuyết cổ điển của Aristote về nghệ thuật, coi nghệ thuật như là một sự sao chép thiên nhiên, đến những tư tưởng GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 19 tôn giáo của Saint Augustin về quan hệ gắn bó giữa con người và Chúa sinh ra vạn vật; rồi từ những tư tưởng của Descartes về vai trò của chủ thể, đến luận thuyết của Kant về tính chất chủ quan của cái đẹp, v.v. III.1 Về nghệ thuật Thực ra, nhìn với quan niệm của người ngày nay, thì những tư tưởng của Platon và Aristote về nghệ thuật, là những tư tưởng chống nghệ thuật, chứ không phải là những tư tưởng tôn vinh nghệ thuật, nhưng ở thời của Platon, triết học có một uy quyền rất lớn trong xã hội, và tiếng nói của các triết gia có thế lực như Platon, Aristote, là quyết định, nhất là đây lại là những nhà giáo dục, có đầy đủ thẩm quyền và phương tiện để truyền bá những điều mình phán quyết. Ở thời Platon, không có gì qua mặt được triết học. Điều này, xét cho cùng, cũng chỉ là đúng thôi (nếu ta nhận thức được tầm quan trọng của triết học trong đời sống và trong các lãnh vực văn hóa, nghệ thuật), nhưng thái độ của Platon đã rất cực đoan: dựa vào định kiến cho rằng nghệ thuật, từ hội họa đến thi ca, đều chỉ là sự bắt chước, hay sao chép thiên nhiên, và không có gì là thực cả, cho nên cũng không có giá trị thực, ông đã có một thái độ khinh miệt đối với cả nghệ thuật, lẫn thi ca. Điều kỳ lạ, là trong nhiều thế kỷ, phương Tây đã tôn vinh những tư tưởng ấy, để rồi phải hứng chịu những hậu quả tiêu cực của chúng, mà mãi sau này mới nhận ra được. Một tư tưởng khác của Platon cũng đã có ảnh hưởng trực tiếp đến quan niệm cổ điển về đối tượng của nghệ thuật. Platon cho rằng: cái đẹp (khách thể) là nguồn gốc của sự ham thích nó ở nơi con người (chủ thể). Chính cái đẹp của đối tượng , tức của khách GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 20 thể, đã cuốn hút người nhìn, và gây nên sự ham thích ở nơi người nhìn, tức nơi chủ thể. Như vậy, có nghĩa là: cái đẹp của đối tượng là có thật, độc lập với ta, và ở ngoài ta. Điều mà, 22 thế kỷ sau, Kant đã phủ định với tác phẩm Phê phán năng lực phán đoán (1790). Đối với Kant, cái đẹp chỉ có giá trị chủ quan và không nằm trong đối tượng. Còn Aristote, thì mặc dầu không đồng ý với những ý kiến trên của Platon, nhưng vì tôn trọng ông thầy của mình, và vì bản thân không phải là một nghệ sĩ, nên vẫn chủ trương bắt chước thiên nhiên, coi đó là mẫu mực, là sự thật khách quan (Aristote, Poétique), ví dụ như thân thể con người là gương mẫu của cái đẹp của tỷ lệ và của sự hài hòa. Trải qua các thời kỳ và phong cách nghệ thuật ở phương Tây, từ nghệ thuật cổ đại Hy Lạp, đến những bước đầu của nghệ thuật Kitô giáo; rồi từ thời Trung cổ (với các phong cách Rômăng, Gôtíc), đến các thời kỳ Tiền Phục Hưng, Phục Hưng, Nguyên khai Flamand, Cổ điển, Barốc, Lãng mạn, Hiện thực tự nhiên, Ấn tượng, nghệ thuật chính thống luôn luôn tôn vinh sự sao chép "giống như thật", trong tinh thần của Aristote, với mục đích thể hiện y nguyên hiện thực, mặc dầu với một cái nhìn thẩm mỹ nhất định, song hoàn toàn không "diễn dịch" hoặc phê phán hiện thực. Đó là nguyên lý cơ bản của nền nghệ thuật coi trọng khách thể, có từ Aristote, và đã tồn tại bền bỉ cho đến ngày nay, ít ra là ở một số nghệ sĩ tượng hình. Người ta còn nhớ, cho tới những thập niên đầu của thế kỷ XX, nền nghệ thuật hàn lâm, mà tiền GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 21 thân là nền nghệ thuật cổ điển của Pháp, vẫn ngự trị một cách chính thống ở khắp Âu châu, đặc biệt là ở Pháp. III.2 Nghệ thuật Kitô giáo Những ý tưởng của Platon và Aristote về quan hệ giữa khách thể và chủ thể (một đằng là cái đẹp, hay đối tượng vẽ, một đằng là người nghệ sĩ, hay người thưởng thức nghệ thuật), cũng như về sự bắt chước, hay sao chép thiên nhiên, về đại thể, cũng đã được nghệ thuật Kitô giáo lấy lại và tiếp tục phát triển trong suốt 20 thế kỷ, mặc dầu trên một số điểm, nhất là trong lãnh vực siêu hình học, quan niệm của Kitô giáo có khác với quan niệm của các triết gia Hy Lạp. Chỉ riêng về cái đẹp, quan niệm Kitô giáo cho rằng: mọi vật trên đời này đều đẹp, vì do đức chúa Trời Ba Ngôi sáng tạo ra; chúng phản ánh cái đẹp toàn mỹ của Chúa. (Con người được Chúa sáng tạo ra dựa theo hình ảnh của Chúa, nghĩa là mặc dầu khác với Chúa, nhưng con người cũng có đủ những đức tính và khả năng để tham gia vào công cuộc sáng tạo của Chúa, đặc biệt là sáng tạo ra cái đẹp). Như vậy có nghĩa là, trong đạo Kitô, đức chúa Trời đã được "nhân hóa" và do đó cái đẹp được thể hiện một cách cụ thể trên tất cả các nhân vật, từ đức chúa Giê-Su, đến đức Bà Maria, đến Chư thánh, v.v. (Xem các nền hội họa thời Trung cổ, Tiền Phục Hưng và Phục Hưng). Đây là một trong những lý do khiến cho ảnh hưởng của chủ nghĩa cổ điển Hy Lạp đã bị lu mờ trong suốt thời trung cổ ở Âu châu, để nhường chỗ cho nghệ thuật Kitô giáo phát triển rực rỡ, gần như liên tục, trong suốt gần 20 thế kỷ với những kiệt tác thể hiện các truyện tích, và các nhân vật trong Kinh Thánh. GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 22 III.3 Quan niệm hiện đại về nghệ thuật Những năm đầu thế kỷ XX, hội họa hiện đại đã ra đời với một loạt ý tưởng và quan niệm mới mẻ về mặt thẩm mỹ: màu sắc, nét vẽ (Van Gogh, Gauguin, Cézanne); cách đưa đối tượng lên phía trước (Cézanne), cách tái tạo lại đối tượng trong một cấu trúc (trường phái lập thể: Picasso, Braque...). Cách thể hiện nhịp điệu và sự chuyển động (Boccioni, Mondrian, Marcel Duchamp...). Song, ngoài ra còn có những ý tưởng có tính chất triết học, hoàn toàn đi ngược lại với những quan niệm cổ điển, và đã có một ảnh hưởng quyết định lên nghệ thuật, như: phủ nhận sự sao chép đối tượng (phong cách biểu hiện, dã thú, lập thể), thậm chí phủ nhận tất cả những hình tượng gợi nhắc đến thế giới tự nhiên (hội họa trừu tượng). Thọat tiên, là những tìm tòi của Cézannes- một trong những họa sĩ trừu tượng đầu tiên, từ những nét cọ giàu nhịp điệu, từ cấu trúc khoẻ mạnh của các hình thể và màu sắc, từ cách đưa đối tượng lên phía trước, đến sự phủ nhận gần như hoàn toàn đối tượng vẽ (bức họa Vườn Lauves, 1906). Van Gogh cũng đã đem đến những ý tưởng mới mẻ về nét vẽ, nhịp điệu, và màu sắc. Điều đáng chú ý, là ông đã một mình một ngựa, đi theo con đường sáng tạo riêng của mình và đã khẳng định được một cá tính rõ rệt. Gauguin cũng đưa ra những ý tưởng độc đáo về tính chất bí ẩn của màu sắc, và nhất là tính độc lập của màu sắc trên tác phẩm so với màu sắc thật của đối tượng. GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 23 Các họa sĩ biểu hiện như Munch và Kirchner cũng đã sử dụng một ngôn ngữ mới, mạnh mẽ, với những nét vẽ giàu nhịp điệu và với những màu sắc dữ dội. Năm 1907, tác phẩm Les Demoiselles d'Avignon của Picasso ra đời, mở đường cho phong cách lập thể, với tham vọng thể hiện đối tượng không phải như mắt ta nhìn thấy từ một điểm nhìn, mà từ nhiều góc cạnh. Song, hội họa trừu tượng mới là dòng hội họa phủ nhận triệt để nhất đối tượng sao chép, và nhất là nó phủ nhận tất cả những hình tượng tồn tại trong thế giới tự nhiên (Kandinsky, Mondrian, Malevitch... 1910). Có thể nói rằng, đây là một luật chơi mới, một thách thức mới. Tác phẩm trừu tượng, theo đúng nghĩa của nó, phải chứng minh được rằng: cái đẹp nghệ thuật do trí tưởng tượng của con người sáng tạo ra hoàn toàn độc lập với thế giới tự nhiên. Đương nhiên, không phải ai vẽ tranh trừu tượng cũng đều phải nghĩ như thế, nhưng tiêu chuẩn là như thế, và luật chơi là như thế. Nói chung, tất cả các họa sĩ và các trường phái kể trên đều đã có những tuyên ngôn về xu hướng nghệ thuật của mình, trước hay sau khi các tác phẩm ra đời. Điều mới mẻ nhất, có thể nhận thấy được trong các đổi thay về quan niệm thẩm mỹ, ít nhất từ 50 năm nay, là: trong hội họa trừu tượng, cùng với một dòng tranh thiên về nhịp điệu (Pollock, Hartung, Zao Wou Ki...), có một dòng tranh thiên về ký hiệu ra đời gần như cùng một lúc (Soulages, Sugai, Tuan...). Có thể nói rằng, đây tuy không phải là một "cặp khái niệm" đối nghịch, nhưng về mặt thẩm mỹ, hai khái niệm này khác hẳn nhau, như ngày và đêm.Tuy nhiên, cái đẹp của ký hiệu và cái đẹp của nhịp điệu không phải là hai khái niệm đối nghịch duy nhất trong nghệ thuật, mà còn nhiều GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 24 cặp khái niệm khác: cái đẹp động và tĩnh; cái đẹp cổ điển và cái đẹp Barốc, hay lãng mạn; cái đẹp tượng hình và cái đẹp trừu tượng... Thế kỷ XXI không biết có đem đến được cái gì mới hơn không cho nghệ thuật, nhưng rõ ràng con người sống trong thời đại điện tử và truyền thông ngày nay, càng ngày càng ý thức được sự đa dạng của nghệ thuật, đang tràn ngập vào đời sống, với những kích thước mới, và những phương tiện mới. Điều này, tự nó cũng đã là cả một sự đổi thay quan trọng rồi, không phải chỉ về mặt nghệ thuật mà thôi, mà còn cả về mặt nhận thức về sự tự do của con người, nói chung. Ở thời của Platon, triết học có một uy quyền rất lớn trong xã hội, và tiếng nói của các triết gia có thế lực như Platon, Aristote, là quyết định, nhất là đây lại là những nhà giáo dục, có đầy đủ thẩm quyền và phương tiện để truyền bá những điều mình phán quyết. Ở thời Platon, không có gì qua mặt được triết học. Điều này, xét cho cùng, cũng chỉ là đúng thôi (nếu ta nhận thức được tầm quan trọng của triết học trong đời sống và trong các lãnh vực văn hóa, nghệ thuật), nhưng thái độ của Platon đã rất cực đoan: dựa vào định kiến cho rằng nghệ thuật, từ hội họa đến thi ca, đều chỉ là sự bắt chước, hay sao chép thiên nhiên, và không có gì là thực cả, cho nên cũng không có giá trị thực, ông đã có một thái độ khinh miệt đối với cả nghệ thuật, lẫn thi ca. Điều kỳ lạ, là trong nhiều thế kỷ, phương Tây đã tôn vinh những tư tưởng ấy, để rồi phải hứng chịu những hậu quả tiêu cực của chúng, mà mãi sau này mới nhận ra được. Một tư tưởng khác của Platon cũng đã có ảnh hưởng trực tiếp đến quan niệm cổ điển về đối tượng của nghệ thuật. Platon cho rằng: cái đẹp (khách thể) là nguồn gốc của sự GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 25 ham thích nó ở nơi con người (chủ thể). Chính cái đẹp của đối tượng , tức của khách thể, đã cuốn hút người nhìn, và gây nên sự ham thích ở nơi người nhìn, tức nơi chủ thể. Như vậy, có nghĩa là: cái đẹp của đối tượng là có thật, độc lập với ta, và ở ngoài ta. Điều mà, 22 thế kỷ sau, Kant đã phủ định với tác phẩm Phê phán năng lực phán đoán (1790). Đối với Kant, cái đẹp chỉ có giá trị chủ quan và không nằm trong đối tượng. Còn Aristote, thì mặc dầu không đồng ý với những ý kiến trên của Platon, nhưng vì tôn trọng ông thầy của mình, và vì bản thân không phải là một nghệ sĩ, nên vẫn chủ trương bắt chước thiên nhiên, coi đó là mẫu mực, là sự thật khách quan (Aristote, Poétique), ví dụ như thân thể con người là gương mẫu của cái đẹp của tỷ lệ và của sự hài hòa (các tượng thần Apollon, thần Vệ nữ, v.v. là những tác phẩm cổ điển Hy Lạp, mà khuôn mẫu là cơ thể hài hòa của con người). Trải qua các thời kỳ và phong cách nghệ thuật ở phương Tây, từ nghệ thuật cổ đại Hy-La, đến những bước đầu của nghệ thuật Kitô giáo; rồi từ thời Trung cổ (với các phong cách Rômăng, Gôtíc), đến các thời kỳ Tiền Phục Hưng, Phục Hưng, Nguyên khai Flamand, Cổ điển, Barốc, Lãng mạn, Hiện thực tự nhiên, Ấn tượng, nghệ thuật chính thống luôn luôn tôn vinh sự sao chép "giống như thật", trong tinh thần của Aristote, với mục đích thể hiện y nguyên hiện thực, mặc dầu với một cái nhìn thẩm mỹ nhất định, song hoàn toàn không "diễn dịch" hoặc phê phán hiện thực. Đó là nguyên lý cơ bản của nền nghệ thuật coi trọng khách thể, có từ Aristote, và đã tồn tại bền bỉ cho đến ngày nay, ít ra là ở một số nghệ sĩ tượng hình. Người ta còn GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 26 nhớ, cho tới những thập niên đầu của thế kỷ XX, nền nghệ thuật hàn lâm, mà tiền thân là nền nghệ thuật cổ điển của Pháp, vẫn ngự trị một cách chính thống ở khắp Âu châu, đặc biệt là ở Pháp. III.3.1 Nghệ thuật Kitô giáo Những ý tưởng của Platon và Aristote về quan hệ giữa khách thể và chủ thể (một đằng là cái đẹp, hay đối tượng vẽ, một đằng là người nghệ sĩ, hay người thưởng thức nghệ thuật), cũng như về sự bắt chước, hay sao chép thiên nhiên, về đại thể, cũng đã được nghệ thuật Kitô giáo lấy lại và tiếp tục phát triển trong suốt 20 thế kỷ, mặc dầu trên một số điểm, nhất là trong lãnh vực siêu hình học, quan niệm của Kitô giáo có khác với quan niệm của các triết gia Hy Lạp. Chỉ riêng về cái đẹp, quan niệm Kitô giáo cho rằng: mọi vật trên đời này đều đẹp, vì do đức chúa Trời Ba Ngôi sáng tạo ra; chúng phản ánh cái đẹp toàn mỹ của Chúa. (Con người được Chúa sáng tạo ra dựa theo hình ảnh của Chúa, nghĩa là mặc dầu khác với Chúa, nhưng con người cũng có đủ những đức tính và khả năng để tham gia vào công cuộc sáng tạo của Chúa, đặc biệt là sáng tạo ra cái đẹp). Như vậy có nghĩa là, trong đạo Kitô, đức chúa Trời đã được "nhân hóa" và do đó cái đẹp được thể hiện một cách cụ thể trên tất cả các nhân vật, từ đức chúa Giê-Su, đến đức Bà Maria, đến Chư thánh, v.v. (Xem các nền hội họa thời Trung cổ, Tiền Phục Hưng và Phục Hưng). Đây là một trong những lý do khiến cho ảnh hưởng của chủ nghĩa cổ điển Hy Lạp đã bị lu mờ trong suốt thời trung cổ ở Âu châu, để nhường chỗ cho nghệ thuật Kitô giáo GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 27 phát triển rực rỡ, gần như liên tục, trong suốt gần 20 thế kỷ với những kiệt tác thể hiện các truyện tích, và các nhân vật trong Kinh Thánh. III.3.2 Những tư tưởng của St Augustin, Descartes, và Kant Người đầu tiên đã đưa ra được những luận cứ để chống lại cách nhìn của Aristote, coi nghệ thuật chỉ là sự sao chép thiên nhiên, chính là Kant, triết gia người Đức. Theo Kant, tác phẩm nghệ thuật không phải là bản sao của thiên nhiên, mà ngược lại: "Thiên nhiên chỉ đẹp khi nó giống như tác phẩm nghệ thuật, và tác phẩm nghệ thuật chỉ đẹp khi nó giống như thiên nhiên" (Kant, Phê phán năng lực phán đoán, 1790). Điều đặc biệt quan trọng đã được Kant vạch ra, và đã có một ảnh hưởng vô cùng to lớn lên nghệ thuật, đó là: cái đẹp không nằm trong đối tượng, dù cho đó là một cảnh thiên nhiên, hay một tác phẩm nghệ thuật, mà tuỳ thuộc vào sự phán đoán của người nhìn ngắm nó, tức chủ thể. Sau Kant, Hegel đã có những ý tưởng cực đoan hơn về mối quan hệ giữa thiên nhiên và nghệ thuật, và ông đã có một thái độ khinh rẻ đối với tất cả những gì là của thiên nhiên. Đối với ông cái đẹp của nghệ thuật mới đáng để cho ta chú ý đến, vì nó là sản phẩm của trí tuệ con người. Còn cái đẹp của thiên nhiên là cái đẹp của những vật vô tri, và do đó không có giá trị. Phải chăng cũng vì vậy, mà Hegel đã đồng ý với Platon về nguồn gốc của cái đẹp lý tưởng, là những ý tưởng tiên nghiệm của Thượng đế mà con người còn nhớ được. GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 28 Nói đến vai trò của chủ thể, không thể nào không đi trở ngược lên đến St Augustin, người đã đem đến cho đạo Kitô một kích thước mới: kích thước con người. Nhưng quan trọng hơn cả, là những tư tưởng triết học của Descartes, với tác phẩm Diễn từ về phương pháp luận (1637). Có thể nói rằng với tác phẩm này, phương Tây đã khám phá ra tầm quan trọng của chủ thể, của cái tôi, trong nhận thức về thế giới xung quanh, và đặc biệt là trong quan niệm về nghệ thuật và người nghệ sĩ. Không biết Rubens (1577-1640), nhà họa sĩ trứ danh người Hà Lan, đã có dịp đọc tác phẩm của Descartes chưa, nhưng ông đã là người họa sĩ đầu tiên vẽ với một phong cách bay bướm và một cá tính mạnh mẽ, khác hẳn với phong cách hội họa thời Phục Hưng. Có thể nói rằng, về một mặt nào đó, ít ra về hình thức, Rubens là một họa sĩ đã đi trước tất cả những họa sĩ cùng thời, báo hiệu sự ra đời - hơn một thế kỷ sau - của phong cách Barốc và phong cách lãng mạn. GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO:  N. Tranysev: Bài giảng về Triết học cổ đại, Moskva, 1980, trang 247.    Câu chuyện Triết học – Wiil Durand- Trí Hải và Bửu Đính dịch 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfplaton_nguyen_ngoc_dang_khoa_2965.pdf
Luận văn liên quan