Hệ thống được triển khai điển hình bao gồm 3 đài thu ESM bố trí theo hình tam giác
đều (trường hợp lý tưởng), m ỗi đài bao quát một vùng quạt rộng 120 độ (3 đài là 360
độ) và một đài thu trung tâm được đặt ở giữa (gồm thiết bị xử lý tín hiệu và máy thu
ESM thực hiện vai trò như một đài thu t hứ cấp, đồng thời cũng là trạm thu t ín h iệu
tổng hợp do 3 đài thứ cấp truyền về).
Cảm biến thế hệ đầu của hệ thống VERA chỉ có thể phát hiện và t heo dõi các xung
điện từ phát ra từ mụ c tiêu dựa vào phương pháp đo khoảng thời gian trễ nh ận được
xung. Đ ài thu hoạt động ở dải tần rất rộng, từ 1 - 18 Ghz và thường t ận dụng các hệ
thống thu phát của radar giám sát thứ cấp (SSR) như, radar trên không, radar thời tiết,
hệ thống thu p hát dẫn đường chiến thuật hàng không (TACAN ), hệ thống dẫn đường
có các thiết bị đo xa (D M E), tín hiệu truyền thông số và c ác tín hiệu nhiễu xung do đối
phương phát ra để tính toán tọa độ m ục tiêu.
Các đài thu thứ cấp sẽ th u tín hiệu nhận được do mụ c tiêu phát ra và truyền về trung
tâm theo đường truyền sóng vi ba kiểu điểm - điểm (point - to - point). Trun g t âm xử
lý sẽ tính toán độ trễ của các xung từ ba trạm thu truyền về để tính ra TD OA (khoảng
chênh lệch thời gian tới) của các xung ở mỗi đài thu.
TDOA của một xung từ một đài thu bên cạnh và đài thu tr ung tâm sẽ xác định vị trí
mục t iêu dựa vào việc lấy giao của các mặt hipeboloit. Trạm thu con thứ hai s ẽ cung
cấp TDOA của nó và tạo ra m ột hipeboloit thứ hai.
G iao của hai hipeboloit sẽ xác định mục tiêu trên một đường thẳng, cung cấp một tọa
độ 2D về mục tiêu (khoảng cách và góc phương vị). K hi đó, giao của hipeboloit do
trạm thu thứ ba sẽ tạo ra tọa độ về độ cao mục tiêu, cung cấp một tọa độ vị trí đầy đủ
dạng 3D . M áy tính trung tâm s ẽ tổng hợp giao hội mọi tín hiệu thu về, t heo phương
pháp định vị "vi s ai thời gian tới của tín hiệu" trên các tam giác, sẽ xác định được rất
nhanh tọa độ mục tiêu.
36 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2361 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ứng dụng phương pháp nghiên cứu khoa học trong chế tạo vũ khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gây ứng suất sơ bộ
Nội dung
Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc
không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để khi làm
việc sẽ dùng ứng suất ngược lại ).
Nhận xét
1- Từ "ứng suất" cần phải hiểu theo nghiã rộng, không chỉ đơn thuần là sự nén,
sự kéo căng cơ học....mà là bất ký loại ảnh hưởng, tác động nào.
2- Thông thường, sau tác động sẽ có phản tác động. Cần chú ý làm sao cho
phản tác động mang lại ích lợi nhất.
3-Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ cùng với 10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ, 11.
Nguyên tắc dự phòng, phản ánh sự thống nhất giữa quá khứ, hiện tại và tương
lai.
4-Ba nguyên tắc nói trên đòi hỏi phải có sự nhìn trước, dự báo, tưởng tượng,
nghĩ trước, chuẩn bị giải pháp trước.5- Chúng giúp khắc phục thói quen xấu "
nước đến chân mới nhảy".
5- Chúng đòi hỏi xem xét khả năng tận dụng các nguồn dự trữ về thời gian, do
đó, sẽ tiết kiệm được thời gian trên thực tế.
6-Việc sử dụng ba nguyên tắc nói trên có thể làm đối tượng có những tính chất
mới mà trước đây đối tượng chưa có và tạo sự thống nhất mới của các mặt đối
lập.
10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ
Nội dung
a) Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối
tượng.
b) Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận
lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển.
Nhận xét
1- Có những việc, dù thế nào, cũng cần phải thực hiện. Thủ thuật này đòi hỏi
phải tính đến khả năng thực hiện trước đi một phần hoặc toàn bộ và sẽ được lợi
hơn nhiều so với thực hiện ở thì hiện tại (hiểu theo nghiã tương đối).
2- Tinh thần chung của thủ thuật này là trước khi làm bất cứ việc gì, cần có sự
chuẩn bị trước đó một cách toàn diện, chu đáo và thực hiện trước những gì có
thể thực hiện được - "chuẩn bị trước là một nửa của thành công".
11. Nguyên tắc dự phòng.
Nội dung
Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các
phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn.
Nhận xét
1-Có thể nói, chi phí cho dự phòng là chi phí thêm, không mong muốn. Khuynh
hướng phát triển là tăng độ tin cậy của đối tượng, công việc. Để làm điều đó
cần sử dụng các vật liệu mới, các hiệu ứng mới, cách tổ chức mới.....
2-Tinh thần chung của nguyên tắc này là cảnh giác và chuẩn bị biện pháp đối
phó từ trước.
12. Nguyên tắc đẳng thế
Nội dung
Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng.
Nhận xét:
Tinh thần chung của nguyên tắc này là phải đạt được kết quả cần thiết với năng
lượng, chi phí ít nhất. Góp phần bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên năng lượng
hiệu quả.
13. Nguyên tắc đảo ngược
a Nội dung:
- Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hãy hành động ngược lại (ví dụ: không
làm nóng mà làm lạnh đối tượng).
- Làm phần chuy ển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành đứng yên
và ngược lại, phần đứng yên thành chuyển động.
- Lật ngược đối tượng
b Nhận xét:
- Việc xem xét khả năng lật ngược vấn đề, trên t hực tế, là xem xét “nửa kia” của hiện
thực khách quan nhằm mục đích tăng tính bao quát, toàn diện, đầy đủ và khắc phục
tính ỳ tâm lý.
- Về mặt suy nghĩ, khi giải bài toán cho trước (bài toán thuận) người giải nên xem xét
thêm khả năng giải bài toán ngược và khả năng đem lại lợi tích của lời giải bài toán
ngược trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nào, để tận dung nó.
- Làm ngược lại có thể cho đối tượng có thêm những chức năng, tính chất, khả năng
mới.
14. Nguyên tắc cầu ( tròn ) hoá
Nội dung
a) Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết
cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu.
b) Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn.
c) Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm.
Nhận xét:
1- Hình tròn, cầu chứa trong nó t ính thống nhất của hai mặt đối lập: hữu hạn và vô
hạn.
2-"Cầu (tròn) hoá" cần hiểu theo nghiã rộng, ví dụ thẳng và vòng (theo nghiã bóng),
hở và khép kín (theo nghiã bóng)....
3-N guyên tắc cầu (tròn) hoá còn nói lên sự đa dạng: đường thẳng chỉ có một nhưng
đường cong thì có vô số. Do vậy. cách tiếp cận không nên quá cứng nhắc (người ta
thường nói: nguy ên t ắc quá hỏng việc).
4- Trong kỹ thuật có khuynh hướng tạo những công nghệ khép kín, không thải chất
độc hại ra môi trường.
15. Nguyên tắc linh động
Nội dung
a) Cần thay đổi các đặt trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho chúng
tối ưu trong từng giai đoạn làm việc.
b) Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau.
Nhận xét
1- T inh thần chung của "nguyên tắc linh động" là, đối tượng phải có những đa dạng
phù hợp với sự thay đổi đa dạng của bên ngoài để đem lại hiệu quả cao nhất.
2- N guy ên t ắc linh động t ạo sự thống nhất giữa "tĩnh" và "động", "cố định" và "thay
đổi".....
3- N guyên tắc linh động phản ánh khuynh hướng phát triển cho nên nó có t ính định
hướng cao, dùng rất có ích trong trường hợp đặt bài toán, phê bình cái đã có và dự
báo.
16. Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”
Nội dung
Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn
“một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải hơn.
Nhận xét
1- Tinh thần chung của nguyên tắc này là không nên quá cầu toàn, chờ đợi các
điều kiện lý tưởng.
2- Về cách tiếp cận, nếu việc giải chính bài toán là khó thì 1) Giảm bớt đòi hỏi để
bài toán dễ giải hơn, mặc dù kết quả không thật hoàn toàn như ý muốn, hoặc
phải tốn thêm chi phí trong khả năng chấp nhận được; 2) Giải bài toán dễ hơn
(có thể đưa bài toán về trường hợp đặc b iệt) để qua đó tìm được những gợi ý có
giá trị, giúp giải chính bài toán cho trước.
3- Giải "thiếu", giải "thừa" trong nhiều trường hợp làm đối tượng có thêm những
tính chất mới, trước đây chưa có.4- Nguyên tắc này hay thực hiện với 10. Nguy ên
tắc t hực hiện sơ bộ.
17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác
Nội dung
a) Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một
chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuy ển trên mặt phẳng
(hai chiều). Tương tự, những bài toán liên quan đến chuyển động (hay sắp xếp) các
đối tượng trên mặt phẳng sẽ được đơn giản hoá khi chuyển sang không gian (ba
chiều).
b) Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng.
c) Đặt đối tượng nằm nghiêng.
d) Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.
e) Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích
cho trước.
Nhận xét
1- "Chuyển chiều" phản ánh khuynh hướng phát triển, thấy rõ nhất trong các lĩnh
vực xây dựng, giao thông vận tải, không gian toán học, vật lý tinh thể, cầu trúc
các hợp chất, hoá học…
2- Nguyên tắc này nhắc nhở người giải, xem xét, và tận dụng những nguồn dự trữ
về "chiều", có trong đối tượng và môi trường.
3- Việc "chuyển chiều" làm cho đối tượng, trong nhiều trường hợp, có thêm những
khả năng, tính chất mới mà trước đây đối tượng chưa có.
18. Sử dụng các dao động cơ học
Nội dung
a) Làm đối tượng dao động. Nếu đã có dao động, tăng t ầng số dao động ( đến tầng
số siêu âm).
b) Sử dụng tầng số cộng hưởng.
c) Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện.
d) Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ.
Nhận xét
1- Thủ thuật này liên quan trực tiếp đến việc sử dụng kiến thức. Dao động cơ học,
sóng âm là những hiện tượng rất phổ biến trong tự nhiên. Để sử dụng tốt các hiện
tượng, hiệu ứng này, cần có sự hiểu biết về chúng một cách khoa học.
2- Việc học các kiến thức cần chú ý đào sâu khả năng ứng dụng của các kiến thức
đó, cụ thể, khả năng giải quyết mâu thuẫn của các kiến thức đó. 3- Thủ thuật nhắc
chú ý đến "những trường hợp đặc biệt" như cộng hưởng, siêu âm, hiệu ứng áp
điện...
19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ.
Nội dung
a. Chuyển tác động liên tục t hành tác động theo chu kỳ (xung).
b. Nếu đã có t ác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳc. Sử dụng khoảng thời gian
giữa các xung để thực hiện t ác động khác.
Nhận xét
1- Việc chuyển sang "chế độ xung" đem lại những tính chất mới mà "chế độ liên
tục" không có, ví dụ, tạo sự thống nhất giữa có tác động và không có tác động,
tăng tính tương hợp của hệ thống, tiết kiệm năng lượng, tăng độ tin cậy, t ăng sự
đa dạng.....
2-Nguyên t ắc tác động theo chu kỳ còn có ý nghiã đối với con người chứ không
chỉ riêng đối với máy móc. Ví dụ, các kết quả nghiên cứu cho thấy, ánh sáng nhấp
nháy, âm thanh thay đổi ngắt quãng gây sự chú ý tốt hơn là chiếu sáng liên tục
hoặc âm thanh đều đều. Có một ngành gọi là "tâm lý học kỹ thuật" chuyên nghiên
cứu những qui luật khách quan của các quá trình tương t ác thông tin giữa người và
kỹ thuật để thiết kế, chế tạo và vận hành các hệ thống " người- máy móc". Điều
này làm tăng t ính tương hợp giữa người và máy móc khi làm việc với nhau t ạo ra
kết quả tốt nhất, con người thấy thoải mái, dễ chịu, đỡ mệt mỏi.
20. Nguyên tắc liên tục tác động có í ch
Nội dung
a) Thực hiện công việc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tượng cần luôn
luôn làm việc ở chế độ đủ tải).
b) Khắc phục vận hành không tải và trung gian.
c) Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay.
Nhận xét
1- N guyên tắc này phản ánh khuynh hướng phát triển, do vậy rất có tác dụng trong
việc đánh giá, phê bình những giải pháp đã có, đặt và lực chọn những bài toán, dự
báo về sự phát triển.
2- Nguyên t ắc liên tục tác động có ích - mang tính định hướng cao nên cần, nên
cần biến nó thành cách nhìn, cách nghĩ, cách tiếp cận vấn đề mang tính thường
trực và khỏi phát.
3- Nguyên tắc này hay dùng với các thủ thuật khác như 1- nguy ên tắc phân nhỏ, 2-
nguyên tắc tách khỏi, 3-nguyên tắc phẩm chất cục bộ, 5- nguyên tắc kết hợp, 6-
nguyên tắc vạn năng, 15- nguyên tắc linh động, 25-nguyên tắc tự phục vụ...
21. Nguyên tắc “vượt nhanh”
Nội dung
a. Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.
b. Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết.
Nhận xét
1- Tinh thần chung của nguyên tắc này là cần xem xét, chú ý đến khả năng làm
tăng năng suất công việc.
2- "Vượt nhanh" có thể đem lại những tính chất mới, hiệu ứng mới cho đối tượng,
ví dụ, việc hạ nhiệt độ thật nhanh được áp dụng cho các quá trình tôi luyện hay
để chế tạo các chất vô định hình.....
3- Nguyên tắc "vượt nhanh" tạo ra sự thống nhất giữa "có tác động" và "không có
tác động"....
4- Nguyên tắc "vượt nhanh" thường hay dùng với các thủ thuật như 19. nguy ên
tắc tác động theo chu kỳ, 28- Thay thế sơ đồ cơ học, 34- Nguyên tắc phân hủy
hoặc tái s inh các phần, 36- Sử dụng chuyển pha.....
22. Nguyên tắc biến hại thành lợi
Nội dung
a) Sử dụng những tác nhân có hại (thí dụ tác động có hại của môi trường) để t hu
được hiệu ứng có lợi.
b) Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác.
c) Tăng cường t ác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.
Nhận xét
1- Tinh thần chung của nguyên tắc này là lạc quan khi gặp những cái có hại. Thay
vì chán nản, bực bội hãy đặt các câu hỏi đại loại như hại đối với cái gì? trong t hời
gian bao lâu, khi nào? ở đâu? Trong những điều kiện nào thì hại biến thành lợi?
Tạo ra các điều kiện đó như thế nào?......Người ta thường nói rằng: "Không có
hoàn cảnh nào là không có lối thoát, chỉ có con người không t ìm ra lối thoát." Hay
chủ tịch tập đoàn HuynDai của Hàn Quốc nói: "Không có thất bại, tất cả là thử
thách". Mỗi khi khó khăn ập đến, ông luôn xem đó là cơ hội thử thách để vượt qua,
chứ không là trở ngại buộc ông phải dừng lại.
2- Thủ thuật này hay dùng với các thủ thuật khác như: 2. nguyên tắc "t ách khỏi", 5.
nguyênt ắc kết hợp, 13- nguyên tắc đảo ngược......
23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi
Nội dung
a) Thiết lập quan hệ phản hồi.
b) Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó.
Nhận xét
1-Nguyên tắc này phản ánh khuynh hướng phát triển: làm tăng tính điều khiển đối
tượng, tự động hoá cho nên rất có ích cho việc suy nghĩ định hướng hay lựa chọn
bài toán, cách tiếp cận, dự báo.
2-Nguyên tắc này còn có tác dụng với chính người giải: thường xuyên rút kinh
nghiệm dựa trên những tác động ngược lại, tự điều chỉnh để ngày càng tiến bộ,
tránh mắc lại những sai lầm của chính mình và của người khác.
24. Nguyên tắc sử dụng trung gian
Nội dung
Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp.
Nhận xét
1-Mới thoạt nhìn ta thấy không thuận lắm, vì trung gian, chuyển tiếp thường gây
phiền phức, tốn thêm chi phí.... (20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích- khuy ên
chúng t a cần khắc phục vận hành không tải, trung gian). Ở đây cần hiểu là do
tính lịch sử - cụ thể của các kiến thức, giải pháp đã biết, không cho phép người ta
giải quyết vấn đề một cách trực tiếp. Vậy không nên cầu toàn, chờ đợi, mà nên
giải quyết thông qua các đối tượng trung gian, chuyển tiếp. Tuy nhiên, khi điều
kiện cho phép thì trung gian loại này nên bỏ.
2-M ặt khác, có những trường hợp, "trung gian" là sự đòi hỏi khách quan, thiếu nó
hoạt động của hệ thống sẽ kém hiệu quả. Điều này liên quan đến quá trình phân
công, chuy ên môn hoá, ghép nối, sự cần thiết qui về một mối.... Ví dụ, tiền là
hàng hoá trung gian, ta thử tưởng tượng không có tiền thì sự lưu thông trong kinh
tế sẽ ra sao.
3-Nhờ trung gian mà người ta có thể tạo nên sự thống nhất các mặt đối lập, loại
trừ nhau nhưng lại mang lợi ích cho con người, nếu xét riêng rẽ từng mặt đối lập.
4-"Trung gian" khách quan có thể cho thêm những tính chất, hiệu ứng mới, có
những trường hợp, là dấu hiệu đánh giá mức phát triển. Ví dụ, các nước công
nghiệp đều có hệ thống dịch vụ phát triển.
25. Nguyên tắc tự phục vụ
Nội dung
a) Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa
chữa.
b) Sử dụng phế liệu, chát thải, năng lượng dư.
Nhận xét
1-Nguyên t ắc này hay được dùng với các nguy ên tắc 2-nguyên tắc t ách khỏi, 6-
nguyên tắc vạn năng, 23- nguyên tắc quan hệ phản hồi...
2-Nguyên t ắc tự phục vụ phản ánh khuynh hướng phát triển: đối tượng dần tiến
đến tự động thực hiện công việc hoàn toàn, nói cách khác, vai trò tham gia của
con người sẽ dần tiến tới không. Cao hơn nữa, khi các đối tượng nhân tạo được
thay thế bằng các quá trình có sẵn trong tự nhiên thì "tự phục vụ" sẽ đạt được
mức lý tưởng.
3-"Tự phục vụ" có nguyên nhân sâu xa là: các mâu thuẫn bên trong quyết định
sự phát triển và sự vận động là tự thân vận động.
4-Tinh t hần của nguy ên t ắc này đặc biệt có ý nghiã đối với việc giáo dục, đào
tạo. Phải làm sao để có được những con người biết tự học, tự rèn luyện, tự giác
hành động theo những qui luật phát triển của hiện thực khác quan....
26. Nguyên tắc sao chép (copy)
Nội dung
a) Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức t ạp, đắt tiền, không tiện
lợi hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao.
b) Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh, hình
vẽ) với các tỷ lệ cần thiết.
c) Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng
nhìn thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng các bản sao hồng ngoại
hoặc tử ngoại.
Nhận xét
1- Từ "sao chép" cần hiểu theo nghiã rộng: phản ánh những cái chính của đối
tượng, cần thiết cho việc giải bài toán, nếu như làm trực tiếp với đối tượng
gặp khó khăn. Việc phản ánh đối tượng theo từng mặt, khiá cạnh, phương
diện...rất có ích lợi trong việc đi tìm những cái tương tựgiữa những đối
tượng khác nhau, thậm trí rất xa nhau. Mặt khác, đối tượng phản ánh chính
là mô hình của đối tượng cho trước thường dễ "giải", dễ nghiên cứu hơn.
M ô hình hoá là cách t iếp cận hiệu quả khi giải các bài toán khó.
2- Đối tượng nhận được do sao chép, nhiều khi, có được thêm những tính chất
mới mà trước đây đối tượng cũ không có như gọn, nhẹ, dễ bảo quản, lưu
trữ....
3- Nguyên tắc sao chép hay dùng với các thủ thuật 2-nguyên tắc tách khỏi, 17-
nguyên tắc chuyển sang chiều khác, 24 nguyên tắc sử dụng trung gian, 27-
nguyên tắc 'rẻ" thay cho "đắt", 28-nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học, 32-nguy ên
tắc t hay đổi màu sắc......
27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”
Nội dung
Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn
(thí dụ như về tuổi thọ).
Nhận xét
1- "Rẻ" thay cho "đắt" có thêm được những tính chất mới như có thể sản xuất
nhanh, nhiều, thay đổi mẫu mã, kiểu dáng nhanh chóng, bảo đảm các điều
kiện vệ sinh, tránh lây lan bệnh tật (vì chỉ dùng một lần)....
2- Về cách tiếp cận giải quyết vấn đề, nguyên tắc này đòi hỏi người giải không
cứng nhắc, cầu toàn, chờ đợi điều kiện lý tưởng khi phải giải các bài toán khó.
28. Thay thế sơ đồ cơ học
Nội dung
a) Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị.
b) Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác với đối
tượng
c) Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang
thay đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định.
d) Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ.
Nhận xét
1- Nguyên t ắc này phản ánh khuynh hướng phát triển: những gì trước đây và
bây giờ còn là "cơ học" sẽ chuyển thành "không cơ học" (dùng điện, từ,
điện từ, ánh sáng...), và những trường mới sẽ mang tính chất "phẩm chất cục
bộ". Điều này sẽ làm tăng t ính điều khiển và tăng tính hiệu quả của đối
tượng vì có thể sử dụng những hiệu ứng ở mức vi mô.
2- Do vậy, có thể dùng "thay thế s ơ đồ cơ học" để đặt bài toán, dự báo về sự
phát triển của đối tượng cho trước.
3- Thủ thuật đòi hỏi người giải phải chú ý để có được những kiến thức cần thiết
về các khoa học tương ứng và sử dụng các hiệu ứng thích hợp trong các bài
toán của mình. Ở đây cần đặc biệt tận dụng những ưu điểm, những mặt mạnh
mà sơ đồ cơ học không có được.
29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng
Nội dung
Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng: nạp
khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực.
Nhận xét
1- Tinh thần chung của nguyên tắc này là thay thế cái cứng nhắc, gò bó, nặng
nề bằng cái nhẹ, mềm dẻo, linh động.
2- Sử dụng được các kết cấu khí và lỏng, trên thực tế là khai thác những nguồn
dự trữ có sẵn trong hệ và môi trường vì xung quanh chúng t a đâu cũng có nhiều
khí và chất lỏng, ít ra, cũng dưới dạng không khí và nước các loại.
3- "Sử dụng các kết cấu khí và lỏng" hay được dùng với 7-nguyên tắc "chứa
trong", 8- nguy ên tắc phản trọng lượng, 9- nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ, 11-
nguyên tắc dự phòng, 15-nguyên tắc linh động, 21- nguy ên t ắc vượt nhanh, 25 -
nguyên tắc tự phục vụ, 30- sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng, 32- Nguyên t ắc thay
đổi màu sắc...
30. Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng
Nội dung
a) Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối.
b) Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng.
Nhận xét
1- Thủ thuật này liên quan đến bề mặt, lớp ngăn cách đối tượng, t ại đó có
những y êu cầu mà kết cấu khối không đáp ứng được hoặc đáp ứng nhưng
với mức độ hiệu quả không lớn. Vỏ dẻo và màng mỏng có nhiều ưu điểm
như nhẹ, linh động, chiếm ít không gian, có chức năng bảo vệ tốt, cho phép
đối tượng có những bề mặt đa dạng về trang trí, mỹ thuật, tiết kiệm nguy ên
vật liệu....
2- Màng mỏng không đơn thuần là chuyển từ mô hình ba chiều thành hai
chiều, cần chú ý "lượng đổi, chất đổi": xuất hiện những hiệu ứng mới, đặc
thù riêng cho màng mỏng (đặc biệt ở mức vi mô).
3- "sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng" hay dùng với các thủ t huật như 2-nguy ên
tắc tách khỏi, 3- nguyên t ắc phẩm chất cục bộ, 11- nguyên tắc dự phòng, 27-
nguyên tắc rẻ thay cho đắt, 29 -sử dụng kết cầu khí và lỏng, 31 -sử dụng các vật
liệu nhiều lỗ, 32- N guyên tắc thay đổi màu sắc...
31. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ
Nội dung
a) Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có nhiều lỗ
(miếng đệm, tấm phủ..).
b) Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó.
Nhận xét
1-Các lỗ trống thường chứa không khí nên t hủ thuật này nhắc sử dụng nguồn
dự trữ dễ kiếm từ môi trường xung quanh.
2-Việc t ẩm các lỗ bằng những chất khác nhau có thể cho sự thống nhất mới
giữa các mặt đối lập, rất cần thiết để giải quyết các mâu thuẫn, có trong bài toán
cần giải.
3-Thủ thuật này hay dùng với các thủ thuật 2 nguyên tắc t ách khỏi, 3 nguy ên
tắc phẩm chất cục bộ, 5 nguyên t ắc kết hợp, 7 nguyên tắc chứa trong, 30 sử
dụng vỏ dẻo và màng mỏng, 34 nguyên tắc phân hủy hoặc t ái s inh các phần....
32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc
Nội dung
a) Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài
b) Thay đổi độ trong suốt của của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
c) Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các
chất phụ gia màu, hùynh quang.
d) Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu.
e) Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
Nhận xét
1- Trong năm giác quan của con người, thị giác phát triển và đóng vai trò quan
trọng nhất: hơn 90% thông t in nhận được từ thế giớ bên ngoài và qua con
đường thị giác. N guyên t ắc này, xét về mặt quan hệ với con người, liên
quan đến bộ môn :"Tâm lý học kỹ thuật" (Xem phần nhận xét của thủ thuật
19. nguyên tắc t ác động theo chu kỳ).
2-Nguyên tắc thay đổi màu sắc hay sử dụng với các thủ thuật như 2.nguyên tắc
tách khỏi, 3.nguyên tắc phẩm chất cục bộ, 10.nguy ên tắc thực hiện sơ bộ, 26
nguyên tắc sao chép (copy)....
33. Nguyên tắc đồng nhất
Nội dung
Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng
một vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế t ạo đối
tượng cho trước.
Nhận xét
1- Tinh thần "tương hợp" có tính định hướng rất cao trong việc đánh giá, đặt
bài toán và dự báo các bước phát triển tiếp theo của đối tượng, nhất là khi
đối tượng chuy ển lên phát triển ở mức hệ trên.
2- Sự tương hợp, trên thực tế, là sự thống nhất mới của các mặt đối lập, cho
phép đối tượng hoạt động một cách có hiệu quả hơn trước..
34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần
Nội dung
a) Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không cần thiết phải tự
phân hủy (hoà tan, bay hơi..) hoặc phải biến dạng.
b) Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá trình
làm việc.
Nhận xét
1-Nguyên t ắc này là trường hợp đặc biệt của hai nguyên tắc 15. nguyên t ắc linh
động, 20.nguyên tắc liên tục tác động có ích: khi không còn có ích nữa thì phải
linh động biến mất, ngược lại khi cần có tác động có ích thì phải linh động xuất
hiện. Như vậy mới thật tối ưu.
2-Với tinh thần trên, "Nguyên tắc phân hủy hoặc tái s inh các phần" có t ính định
hướng cao: đưa hệ (đối tượng) về phiá tăng mức độ lý tưởng. Do vậy nguy ên
tắc này rất có ích trong việc đánh giá, đặt bài toán và dự báo khuynh hướng
phát triển của đối tượng....
3-Nguyên t ắc này hay dùng với các t hủ t huật như 2.nguy ên tắc 'tách khỏi",
3.nguyên t ắc phẩm chất cục bộ, 9 nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ. 10. nguy ên
tắc thực hiện sơ bộ, 11 nguy ên tắc dự phòng, 25 nguyên trắc tự phục vụ, 35.
Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng, 36. Sử dụng chuyển pha.....
35. Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng
Nội dung
a) Thay đổi trạng thái đối tượng.
b) Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc.
c) Thay đổi độ dẻo
d) Thay đổi nhiệt độ, thể tích.
Nhận xét
1- Khi thay đổi thông số, cần chú ý : lượng đổi, chất đổi" để có được những
tính chất mới mà trước đây, đối tượng chưa có.
2- Việc sử dụng các trạng thái khác nhau của đối tượng chính là sự thể hiện cụ
thể của "khai thác các nguồn dự trữ có sẵn trong đối tượng".
3- Người giải có thể áp dụng tinh thần của nguyên t ắc này vào chính bản thân
mình để có thể chủ động thay đổi các trạng thái tâm lý cho thích hợp với
các tình huống, công việc...mà mình phải làm. Nói cách khác, rèn luyện để
tự điều chỉnh mình.
36. Sử dụng chuyển pha
Nội dung
Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha như : thay đổi thể
tích, toả hay hấp thu nhiệt lượng...
Nhận xét
1- Từ "pha" cần hiểu nghiã rộng như "trạng t hái" trong t hủ thuật 35. Thay đổi
các thông số hoá lý của đối tượng.
2- Nguyên tắc này khác với nguyên t ắc 35 ở chỗ, không sử dụng hoặc "pha"
này hoặc "pha" kia, mà sử dụng những hiệu ứng nảy sinh chính vào lúc
chuyển pha, thường là những hiệu ứng mang t ính nhảy vọt.
3- Tinh thần của nguyên tắc này đòi hỏi người giải phải khắc phục t ính ì tâm
lý, quen nhìn đối tượng ở dạng "trạng thái cân bằng" mà không để ý những
gì nảy sinh trong các quá trình chuyển trạng thái, "thời kỳ quá độ". Bản thân
quá trình chuyển trạng thái là quá trình phức tạp với những qui luật đặc thù
của nó mà trong khuôn khổ của topic này, người viết không đi vào chi t iết. .
37. Sử dụng sự nở nhiệt
Nội dung
a) Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu.
b) Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác
nhau.
Nhận xét
1- Nguyên tắc này liên quan đến việc sử dụng các kiến thức, cụ thể, liên
quan đến những hiệu ứng nở (hay co) nhiệt của các vật liệu. Do vậy,
người giải cần chú ý "nắm" những kiến thức cần thiết để có thể sử dụng
chúng trong quá trình giải các bài toán của mình: các hiệu ứng nói riêng,
các kiến thức nói chung đều có tác dụng giải quyết những mâu thuẫn có
trong bài toán.
2- Tuy "nhiệt học" là bộ môn khoa học tương đối cổ nhưng với thời gian nó
vẫn phát hiện thêm những hiệu ứng mới, bất ngờ, có nhiều tính chất thú
vị, có thể áp dụng trong các sáng chế, ví dụ, hiệu ứng "trí nhớ" của kim
loại.....
38. Sử dụng các chất ôxy hoá mạnh
Nội dung
a.Thay không khí thường bằng không khí giàu ôxy.
b.Thay không khí giàu ôxy bằng chính ôxy.
c.Dùng các bức xạ ion hoá tác động lên không khí hoặc ôxy .
d.Thay ôxy giàu ôzôn (hoặc ôxy bị ion hoá) bằng chính ôzôn.
Nhận xét
1- Ôxy rất cần cho sự cháy, nổ, thực hiện các phản ứng cần thiết,
cho sự sống, thường được dùng để 1- Làm các quá trình xảy ra nhanh
hơn, 2- tạo các lớp ôxít bảo vệ, 3- Cải tạo môi trường bị ô nhiễm, 4-
chống các vi trùng kị khí. Hàng năm, riêng các nước phát triển sử dụng
tới hơn 50 tỷ mét khối ôxy, gần một nửa là dùng trong luyện kim.
2- Ôxy có trong không khí, trong nước. Do vậy, thủ thuật này cũng
mang tính nhắc nhở sử dụng những nguồn dự trữ có sẵn trong môi
trường.
3- Chú ý sự tăng "nhịp độ" trong việc sử dụng ôxy: không khí - không
khí giàu ôxy - ôxy bị ion hoá- ôzôn. T inh thần của nhịp độ này, trong
nhiều trường hợp, cũng cần áp dụng cho các loại tác động khác. Ở đây
có sự chú ý tăng về chất chứ không phải tăng về lượng.
39. Thay đổi độ trơ
Nội dung
a) Thay môi trường thông t hường bằng môi trường trung hoà.
b) Đưa thêm vào đối tượng các phần , các chất , phụ gia trung hoà.
c) Thực hiện quá trình trong chân không.
Nhận xét
1-Thủ thuật này có phần ngược với 38. sử dụng các chất ôxy hoá mạnh, được sử
dụng để tránh nhũng quá trình ôxy hoá không mong muốn.
2-Ngoài ra, trong t hủ thuật còn có ý sử dụng các chất phụ gia (chất độn), không
làm ảnh hưởng xấu, ngược lại bổ sung thêm cho hoạt động của đối tượng. Sử
dụng các chất phụ gia thích hợp, người giải có thêm được những tính chất mới,
so với việc không dùng chất phụ gia.
3-Môi trường chân không là môi trường có nhiều ưu điểm như: rất sạch, cách
nhiệt, cách điện rất tốt, tạo được lực hút mạnh.....
40. Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite)
Nội dungChuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp
thành (composite). Hay nói chung, sử dụng các vật liệu mới.
Nhận xét:
1- Tinh thần chung của nguyên t ắc này là chú ý đến tính hệ thống (tính chất
không thể qui về thành tính chất của từng thành phần riêng rẽ) và tính mới.
Một mặt khai thác những nguồn dự trữ có sẵn, bằng cách thay đổi sắp xếp, tổ
chức nhằm đạt được những tính chất mới, mặt khác, luôn chú ý đến sự đổi mới vì
"những gì đang hoạt động có nghiã là lạc hậu", ở đây có sự chi phối của qui luật
"phủ định của phủ định".
2- Thủ thuật này hay dùng với 1.nguyên tắc phân nhỏ, 3. nguyên tắc phẩm chất
cục bộ, 5. nguyên tắc kết hợp, 6.nguyên tắc vạn năng, 10.nguyên tắc thực hiện sơ
bộ, 25 nguyên tắc tự phục vụ, 27.nguyên tắc "rẻ" thay cho "đắt", 31. sử dụng vật
liệu nhiểu lỗ....
II.ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG CHẾ
TẠO VŨ KHÍ
Nguyên tắc phân nhỏ
Bom chùm SD Schmetterling của người Đức, được chế tạo thành công vào năm 1939.
Đây là loại bom có sức phá huỷ lớn và bán kính sát thương rộng. Bề ngoài của SD2
Schmetterling là một quả bom cỡ lớn, tuy nhiên bên trong là hàng trăm quả bom con
cỡ nhỏ.
Bom chùm đã được chứng minh khả năng phá huỷ hiệu quả tại chiến trường châu Âu
và Bắc Phi những năm trước đó. Không quân Đức cũng đã sử dụng bom chùm
cassette SD2, có chứa 108 quả bom nhỏ để phá huỷ các mục tiêu của quân đồng minh
trong chiến tranh thế giới thứ 2.
Sử dụng vật liệu tổng hợp:
ông Phan Bội Trân - hậu duệ của cụ Phan Bội Châu - luôn có suy nghĩ mình phải học
hỏi kỹ thuật của họ, đặc biệt là về mặt khí tài quân sự. Theo ông, thế mạnh duy nhất
của mình là bộ óc. Mình không có tiền để mua nhiều tàu ngầm, máy bay, nhưng có thể
nghiên cứu sản xuất những chiếc tàu ngầm, máy bay không quá đắt tiền để phục vụ Tổ
quốc.
Dẫn tôi thăm xưởng sản xuất tàu ngầm của mình, ông Trân giới thiệu đứa con cưng
vừa mới chào đời, đang được bảo quản cẩn thận. Chiếc tàu đen ngòm dài khoảng 3,2
m, bề ngang 1 m, cao 1,5 m, nặng gần 1 tấn, chở được 1 người. Toàn bộ vỏ t àu được
chế t ạo bằng composite. Do tàu chạy bằng bình ắc quy nên chỉ “bơi” được hơn 4 tiếng
và lặn sâu khoảng 70 m. Tàu có thể lặn được, nổi được, chạy nhanh, chậm hoặc lùi.
Tàu cũng được trang bị ống kính tiềm vọng, hệ thống bánh lái trước, bánh lái sau,
bánh lái nằm ngang... Ngoài ra tàu còn có máy khí nén sử dụng động cơ một chiều
cung cấp khí nén cho người lái... Nếu muốn lặn sâu, đi xa hơn có thể lắp động cơ
diesel hay gắn thêm bình nhiên liệu ở bên ngoài vỏ tàu.
Tàu ngầm bản thân của nó không phải là quân sự, nó chỉ là phương t iện dân sự . Trên
thế giới họ bán t àu ngầm cho dân sự rất nhiều để làm du lịch, tham quan dưới đáy
biển, phục vụ ngành dầu khí. Nhưng khi gắn lên tàu ngầm ống phóng ngư lôi, tên lửa
thì nó thành khí tài quân sự.
M ột chiếc tàu ngầm khoảng 15.000 USD, nếu làm 3.000 chiếc khoảng 45 tr iệu USD,
tương đương chiếc tàu ngầm lớp Kilo Project 636. Chỉ cần một số tiền không nhiều
trong ngân sách quốc phòng cũng có khả năng chế t ạo được tổ hợp khí tài, về mặt lý
thuyết có thể hình thành một hạm đội tàu ngầm mini, đóng góp vai trò quan trọng
trong chiến lược bảo vệ bờ biển.
Nguyên tắc nhiều màu sắc
Ngụy trang là phương pháp thay đổi ngoại hình của một vật thể để nó trở nên lẫn vào
môi trường xung quanh khi được quan sát từ bên ngoài. Trong quân sự, ngụy trang là
một chiến thuật. Bắt đầu từ thế kỷ 19, quân đội của nhiều nước trên thế giới có xu
hướng sử dụng các màu sắc và thiết kế ấn tượng, đậm nét. Những điều này với ý định
làm cho kẻ thù không thể phát hiện được, làm nhụt chí kẻ thù, khuy ến khích gia nhập,
tăng cường sự hòa nhập hoặc giúp các đơn vị dễ phân biệt nhau. Nguỵ trang có thể
thực hiện bằng những cách thức đơn giản (cài cỏ, lá vào thân mình vũ khí) hoặc phức
tạp (sử dụng công nghệ sơn, vẽ tàng hình, trang trí...). Dưới đây là những hình ảnh ấn
tượng.
Nguyên tắc cục bộ
Các nhà khoa học và công nghệ Mỹ đã phát hiện ứng dụng không có giới hạn của loại
vật liệu mới graphene - một vật liệu công nghệ cao cứng hơn thép và nhẹ hơn cả lông
chim trong các lĩnh vực của cuộc sống con người. Dự báo vật liệu mới này sẽ tác động
rất lớn đến nền kinh tế M ỹ, thậm chí có thể làm thay đổi cả thế giới. Giới khoa học
nhận định, graphene sẽ góp phần định hình mọi lĩnh vực đời sống hằng ngày của con
người vào cuối thập kỷ này. Graphene được tạo thành từ một nguy ên tử các-bon được
hai nhà khoa học người N ga An-đrê Ghê-im (Andre Geim) và Công-xtăng-tin Nô-vô-
xê-lốp (Konstantin Novoselov) phát hiện 7 năm trước và đã đem lại cho hai nhà khoa
học này Giải thưởng Nô-ben Vật lý năm 2010. Các nhà khoa học và công nghệ Mỹ dự
báo graphene sẽ t ạo ra cuộc cách mạng trong thông tin không dây, đặc biệt là con
người có thể phóng vệ tinh với kích thước bằng tòa nhà nhiều tầng nhưng trọng lượng
chưa bằng trọng lượng của miếng thịt nướng.
Trong quân sự, các nhà
khoa học Đại học Texas ở
thành phố Đa-lớt đã sử
dụng graphene để
làm biến mất các vật thể khỏi
tầm mắt của con người.
Những t ấm áo choàng vô
hình này sẽ giúp tàng hình
các phương tiện quân sự
như xe tăng, pháo… thậm chí cả con người trước mắt đối phương.
Rẻ thay cho đắt
Công nghệ làm giàu bằng laser giúp chế tạo bom hạt nhân giá rẻ.
Các nhà khoa học lo ngại phương pháp làm giàu Uranium tuy ệt mật cũ khi được phổ
biến trên thị trường thương mại sẽ tạo ra những cơ hội mới để sản xuất và phổ biến vũ
khí hạt nhân.
Nguyên lý ho ạt động của công nghệ làm giàu bằng laser
Công ty Electric đã hoàn thành các t hử nghiệm một phương pháp sản xuất nhiên liệu
hạt nhân nhanh và rẻ t iền hơn. Công nghệ mới sẽ được thương mại hóa và lần đầu tiên
được sử dụng tại cơ sở sản xuất hạt nhân tương ứng ở thành phố Wilmington, bang
North Carolina.
Công nghệ này có tính đột phá và sẽ cho phép giảm mạnh giá nhiên liệu cho các nhà
máy điện nguyên tử.Công nghệ làm giàu Uranium bằng phân rã các đồng vị bằng kích
thích laser (Silex) do công ty Silex (Australia) phát triển vào năm 1992. Năm 2006,
General Electric đã nhận được quyền thương mại hóa và giấy phép sử dụng công nghệ
này và chỉ đạo các nghiên cứu t iếp theo.
Công nghệ Silex được bảo mật nghiêm ngặt, thậm chí không có cả các bức ảnh chi t iết
thiết bị làm giàu Uranium bằng laser. Công nghệ làm việc theo nguyên lý ion hóa
bằng ánh sáng laser các nguyên tử của Uranium-235. Uranium nguyên liệu đi qua tia
laser được thiết đặt ở một tần số đặc biệt tạo ra điện tích ở các nguyên tử của
Uranium-235. Điều đó cho phép bắt chúng bằng bẫy điện từ và giữ chúng trên một
phiến kim loại.
Vấn đề là ở chỗ, việc làm giàu bằng laser đòi hỏi năng lượng ít và diện tích nhà máy
nhỏ hơn nhiều so với làm giàu theo cách “truyền thống” bằng các máy ly tâm khí. Đ ây
chính là nguy cơ vì nhà máy làm giàu Uranium t heo công nghệ Silex có thể giấu trong
một boong-ke nhỏ. Điều đó có thể bị các chính phủ “đáng ngờ” và các nhóm khủng bố
lợi dụng để chế tạo vũ khí hạt nhân, về tiềm năng, Silex có thể sử dụng để chế tạo vũ
khí nguyên tử, hơn nữa hiện chưa có phương pháp tìm kiếm và phát hiện các nhà máy
làm giàu bằng laser nên gây khó khăn cho việc kiểm soát chống phổ biến vũ khí hạt
nhân.
Nguyên tắc linh động
Một hệ thống Bastion bao gồm 4 xe bệ phóng dùng khung gầm MAZ (mỗi xe mang
3 quả Yakhont và có thể chuyển từ trạng thái hành quân sang chiến đấu trong vòng 5
phút), 1-2 xe chỉ huy chiến đấu, 1 xe bảo đảm trực chiến, 4 xe tiếp đạn và khi cần, một
hệ thống chỉ thị mục tiêu lắp trên trực t hăng.
Hệ thống có thể trực chiến trong vòng 30 ở một khu vực đã định. Nhịp phóng tên lửa
hành trình khi bắn loạt từ một xe bệ phóng là 2,5 s, tức là 2 hệ thống Bastion chỉ trong
chưa đầy 10 s có t hể phóng đến các tàu địch 24 quả tên lửa. Tên lửa có t ầm bắn 300
km, đầu đạn 300 kg.
Tên lửa có thể thay đổi quỹ đạo bay: ở giai đoạn cuối, tên lửa bay ở độ cao chỉ cách
mặt biển 5 m nên cực khó phát hiện và đánh chặn t ên lửa.
Nguyên tắc vạn năng
Dùng lực lượng xe tăng tập trung theo các nhiệm vụ tác chiến độc lập và đúng chức
năng là lực lượng tấn công cơ động thọc sâu, hạn chế dùng đơn lẻ phân tán làm các
nhiệm vụ phụ trợ cho bộ binh.
Xe tăng tấn công trong đội hình có bộ binh hoặc bộ binh cơ giới đi kèm để khắc phục
tầm quan sát kém và có bảo vệ từ trên không.
Không nên sử dụng xe tăng trong việc đánh các mục tiêu trong thành phố, rừng núi, sẽ
dễ dàng bị bộ binh địch áp sát và t ấn công (Quân đội Nga phải chịu tổn thất lớn về
thiết giáp khi sử dụng xe tăng trong Chiến tranh Chesnia lần thứ nhất, 1994–1996),
tránh dùng xe t ăng đánh các t uyến phòng thủ kiên cố của địch vì xe tăng không phát
huy được tính cơ động của mình vì các hệ thống vật cản và mìn chống tăng địch giăng
sẵn và là nơi tập trung các lực lượng chống tăng của địch.
Tốt nhất chỉ nên sử dụng xe tăng vào chức năng thọc sâu và chống t ăng: Theo kinh
nghiệm của chiến tranh hiện đại nhất là trong thế chiến thứ hai thì nhiệm vụ đánh chọc
thủng các vỏ cứng của tuyến phòng thủ kiên cố của đối phương nên được thực hiện
bởi bộ binh với mật độ tập trung cao của pháo binh và với sự giúp đỡ của không quân.
Sau khi đã chọc thủng được tuyến phòng thủ, đã mở ra khoảng không gian chiến thuật
thì lúc đó mới giao nhiệm vụ phát triển tấn công đánh cơ động thọc sâu cho các lực
lượng xe tăng thiết giáp có sự yểm trợ từ trên không của không quân và có bộ binh cơ
giới đi kèm.
Xe tăng chủ lực: Kết hợp các tính năng của xe tăng hạng nặng và xe tăng hạng trung,
được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau phục vụ cho nhiều mục đích chiến đấu khác
nhau, có thể sử dụng trong nhiều môi trường t ác chiến khác nhau, kể cả tác chiến mặt
đất, t ác chiến phòng không và đổ bộ đường biển.
Xe tăng đặc chủng: Còn gọi là xe tăng chuyên biệt. Loại xe này có những thiết bị đặc
biệt chuyên dùng để thực hiện những nhiệm vụ chuy ên môn riêng như diệt tăng, trinh
sát, phun lửa, phá công sự k iên cố, rà phá mìn, bắc cầu, đổ bộ từ tàu biển, đổ bộ từ
trên không...
Từ năm 1960, xe tăng hiện đại trang bị nhiều loại vũ khí như pháo, tên lửa chống tăng,
tên lửa phòng không t ầm ngắn và trung bình.
Hiện nay. ở những nước có nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, phần lớn các loại xe
tăng hạng nhẹ trước đây không được mở rộng sản xuất. Họ chuyển sang chế tạo xe
thiết giáp chiến đấu của bộ binh dùng bánh xích có tính năng giống với xe t ăng hạng
nhẹ nhưng đa năng hơn, (BMP, BMD, A2M1-Bredly); xe thiết giáp trinh sát (BDMR),
xe thiết giáp vận t ải; có thể chiến đấu độc lập hoặc phối hợp với xe tăng trong thực
hiện nhiệm vụ đột kích tốc độ cao của lục quân hiện đại
Nguyên tắc phản trọng lượng
EkranPlane (tàu chạy trên đệm khí, hoặc t àu đệm khí) không phải là máy bay hay là
tàu chiến, mà nó một loại kết hợp cả hai. Chiếc tàu lướt đi trên một lớp đệm không
khí, lớp đệm này được sinh ra bởi vận tốc của lực chuyển động tịnh tiến của chính nó.
Khi ngừng hoạt động, đậu trên mặt biển, nó giống như một con tàu biển.
“Con quỷ” này được giữ bí mật cho đến khi Liên Xô tan rã vào đầu những năm 1990,
những thông tin về chiếc t àu bay mới dần hé mở.
Loại tàu bay này có thể dễ dàng đương đầu với hàng trăm chiếc tàu bay đang lượn trên
đại dương, nó cũng có thể dễ dàng vượt qua được tầm kiểm soát của các loại radar khi
nó tấn công vào một quốc gia nào đó, vì nó bay thấp hơn giải dò tìm của hệ thống
radar.
Với chiều dài 74m, nó chỉ có thể bay cách bề mặt địa hình khoảng 5m. Được trang bị
8 cánh quạt khổng lồ với tốc độ tối đa có thể tới 450 km/h. Nó được trang bị 6 tên lửa
diệt hạm siêu âm P-270 Moskit có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.
Các dòng EkranPlane nổi tiếng được biết tới dưới thời Liên Xô chính là EkranPlane
vận tải lớp Eaglet (5 chiếc), EkranPlane mang tên lửa t ấn công lớp Lun (1 chiếc duy
nhất được chế tạo và đã rời biên chế hạm đội Biển Đen từ năm 1990) và mẫu thử
mang tên Quái vật biển Caspian (chìm năm 1980 do t ai nạn).
Trong biên chế Hải quân Liên Xô, EkranPlane được sử dụng trong vai trò hỗ trợ đổ
bộ, vận tải, săn ngầm và diệt hạm.
Nguyên tắc đảo ngược
Súng Corner Shot do hãng Corner Shot (Israel) và Dynamit Nobel Defence (Đức) thiết
kế để tác chiến trong môi trường đô thị. Súng có thiết kế rất lạ với thân súng có khớp
gập, 1 camera gắn dưới nòng và 1 màn hình video nhỏ, cho phép xạ thủ bắn từ sau góc
tường. Súng hiện có 3 biến thể: súng ngắn, súng trường tiến công cỡ nhỏ và súng
phóng lựu 40 mm. Các kiểu súng này có thể bắn khi súng gập 60 độ.
Súng phóng lựu Corner Shot Launcher 60 mm được tiết lộ năm 2004 dựa trên thiết kế
tương tự, gồm thân súng gập được gắn với 1 súng phóng lựu chứa 1 quả đạn 60 mm,
cũng cho phép xạ thủ ngắm bắn bằng 1 camera tích hợp và màn hình video, nhưng bắn
đạn cỡ 60 mm nên có thể tác chiến chống xe cộ, lô cốt của đối phương và có thể bắn
khi súng gập 90 độ.
Ý tưởng chế tạo súng tiểu liên gập được đã có ít nhất 2 t hập kỷ. Tháng 3/2008, hãng
M agpul Industries (Mỹ) đã đưa ra mẫu chế thử bán tự động của loại súng như thế có
tên FMG9 (Folding M achine Gun) cỡ 9 mm với hình dáng như một hộp dụng cụ gắn
đèn pin bên trên để làm loá mắt đối phương. Khi cần chỉ bấm một nút bấm là cơ cấu lò
xo sẽ đưa FMG9 từ dạng hộp thành súng ở tư thế chiến đấu với hộp đạn Glock 18
chứa 31 viên đạn sẵn sàng bắn. FMG9 là vũ khí t hích hợp cho các cuộc t ấn công chớp
nhoáng, bất ngờ. Súng được tích hợp thiết bị ngắm laser và có thể không cần lắp tay
xách và đèn pin để dễ mang giấu hơn.
Nguyên tắc sao chép
Một kho vũ khí quân sự mới chất đầy các loại vũ khí và máy móc có thể bơm phồng
Các v ũ khí phao của Nga gồm cả xe t ăng có nòng súng, xe tải phóng tên lửa S-300,
máy bay chiến đấu MiG và một trạm radar. Nhà sản xuất các loại vũ khí này là Rusbal
đã làm việc với giới chức quân sự Nga kể từ năm 1995 song từ chối tiết lộ đã làm ra
bao nhiêu mẫu vũ khí phao và đã bán bao nhiêu món. Thông thường, một vũ khí thật
có giá tới 600.00
bảng Anh thì vũ khí phao có giá chỉ 3.700 bảng.
Nguyên tắc chuyển sang chiều khác
ADS được phát triển bởi phòng thí nghiệm của công ty Raytheon dưới chỉ chỉ đạo và
kiểm soát của Trung t âm nghiên cứu thử nghiệm (US Air Force Research Laborat ory -
ARL) và Cơ quan nghiên cứu phát triển vũ khí phi sát thương DOD Joint Non-Lethal
Weapons Direct orate. Chương trình đang trong giai đoạn thử nghiệm và giới thiệu
mẫu thiết bị cho người dùng (Advanced Concept Technology Demonstrator (ACTD),
giai đoạn này đã kéo dài đến năm 2005 sau đó là đến năm 2008 với kế hoạch lắp đặt
và áp dụng thử trên xe cơ giới quân sự có khả năng cơ động cao Humvee HMMWV,
được lắp đặt trạm nguồn đủ để cung cấp năng lương. Một trong những ý tưởng đầy
tham vọng là đưa thiết bị lên các phương t iện bay để công kích từ trên không, trước
mắt có thể sử dụng máy bay vận t ải đa dụng AC-130. Đồng thời với việc phát triển
các mẫu thiết bị nhỏ hơn với công suất lớn hơn trên mặt đất và trên mặt nước sau năm
2008.
Đến đầu tháng 1 năm 2007, Tập đoàn quân 820 thuộc lực lượng an ninh Không quân
Mỹ tại căn cứ không quân Moody , bang Georga là đơn vị đầu tiên được lựa chọn để
tiến hành đánh giá kết quả thực t ế sử dụng mở rộng V-MADS ( đánh giá kết quả sử
dụng công nghệ tiên tiến nhất của vũ khí phi sát thương). Chương trình được xác định
nhiệm vụ là tăng cường tốc độ chuyển giao công nghệ hiện đại nhất cho những người
lính bằng phương pháp đánh giá hệ thống trong một loạt những kịch bản chiến thuật,
phòng thủ hoặc cảnh giới thực t ế chiến trường, để xác định chính xác t iềm năng ứng
dụng hệ thống trong môi trường tác chiến được triển khai. T hiết bị được đánh giá
trong nhiệm vụ hỗ trợ binh sĩ bảo đảm an ninh khu vực đồn trú, các trạm canh gác, các
điểm kiểm soát tại các khu vực gìn giữ hòa bình và đẩy lùi, giải tán các đám đông.
Nguyên tắc biến
hại thành lợi
Một nhược điểm của radar chủ động là, xung phát đi, nếu gặp máy bay tàng hình, sóng
bị hấp phụ hoặc tán xạ ra nhiều hướng làm cường độ tín hiệu quay trở lại máy thu quá
yếu, máy thu coi như bị "mù". Đó là chưa kể một số máy bay có thiết bị “cảm nhận”
đang bị “bắt sóng”, và đối phó bằng các tên lửa chống radar.
Tuy nhiên, với nguyên lý hoạt động của các hệ thống radar thụ động, khả năng sống
còn cao hơn gấp nhiều lần. Các cuộc chiến tranh ngày nay đều diễn ra bằng các đòn
đánh "phủ đầu" sử dụng sức mạnh không quân, máy bay tàng hình (MBTH) "luồn
lách" qua các hệ thống radar phòng không chủ động của đối phương và "vô hiệu hóa"
chúng. Chính vì vậy, lúc này các hệ thống radar thụ động sẽ là đòn đáp trả "tương
xứng", luôn sẵn sàng bắt bám mục tiêu MBTH để cho tên lửa phòng không tiêu diệt.
Xu hướng phát triển công nghệ quân sự hiện nay đang tập chung chủ yếu vào các giải
pháp tàng hình, vì thế, các phương pháp "chống t àng hình" cũng đang được rất nhiều
quốc gia chú trọng. Các đài radar thụ động cũng đang được nhiều nước như Israel,
Đức, Nga, Mỹ... tích cực nghiên cứu chế tạo. Tuy nhiên, các chuy ên gia cho rằng,
VERA cùng với Kolchuga mới thực sự là hai hệ thống trinh sát thụ động có khả năng
phát hiện MBTH tốt nhất thế giới.
Hệ thống radar thụ động VERA (CH Séc gọi là Věra) hay gọi chính xác hơn là hệ
thống giám sát thụ động (PSS) VERA do Công ty kỹ thuật ERA của Cộng hòa Séc chế
tạo.
Hệ thống cho phép đo đạc sự chênh lệch thời gian (TDOA) của các xung điện từ do
mục tiêu phát ra tới bốn trạm cảm biến trên mặt đất để phát hiện và theo dõi những vật
thể phát xạ trên không, trên biển và cả trên đất liền. Qua đó tính toán, xác định tọa độ
của mục tiêu về cả khoảng cách, góc phương vị, độ cao để liên kết với các hệ t hống
điều khiển hỏa lực tên lửa t iến hành t iêu diệt mục tiêu, kể cả tất cả các loại máy bay
tàng hình tiên tiến như B-2, F-117 và thậm chí F-22, F-35, chứ đừng nói gì tới J-20.
VERA hoạt động như một nguồn thu thập các thông t in độc lập về mọi động thái, hoạt
động, sự di chuyển của tất cả các mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền để có
thể thực hiện nhiệm vụ giám sát và hỗ trợ cho các hệ thống radar của Trung t âm Giám
sát Không phận Cộng hòa Séc.
Biến thể xuất khẩu của PSS VERA là VERA-E, tất cả các thành phần của hệ thống
đều được đặt trên xe cơ động để thuận tiện trong quá trình di chuyển, ẩn náu và triển
khai.
Hệ thống được triển khai điển hình bao gồm 3 đài thu ESM bố trí theo hình tam giác
đều (trường hợp lý tưởng), mỗi đài bao quát một vùng quạt rộng 120 độ (3 đài là 360
độ) và một đài thu trung tâm được đặt ở giữa (gồm thiết bị xử lý tín hiệu và máy thu
ESM thực hiện vai trò như một đài thu t hứ cấp, đồng thời cũng là trạm thu t ín hiệu
tổng hợp do 3 đài thứ cấp truyền về).
Cảm biến thế hệ đầu của hệ thống VERA chỉ có thể phát hiện và theo dõi các xung
điện từ phát ra từ mục tiêu dựa vào phương pháp đo khoảng thời gian trễ nhận được
xung. Đài thu hoạt động ở dải tần rất rộng, từ 1 - 18 Ghz và thường t ận dụng các hệ
thống thu phát của radar giám sát thứ cấp (SSR) như, radar trên không, radar thời tiết,
hệ thống thu phát dẫn đường chiến thuật hàng không (TACAN), hệ thống dẫn đường
có các thiết bị đo xa (DME), tín hiệu truyền thông số và các tín hiệu nhiễu xung do đối
phương phát ra để tính toán tọa độ mục tiêu.
Các đài thu thứ cấp sẽ thu tín hiệu nhận được do mục tiêu phát ra và truyền về trung
tâm theo đường truyền sóng vi ba kiểu điểm - điểm (point - to - point). Trung t âm xử
lý sẽ tính toán độ trễ của các xung từ ba trạm thu truyền về để tính ra TDOA (khoảng
chênh lệch thời gian tới) của các xung ở mỗi đài thu.
TDOA của một xung từ một đài thu bên cạnh và đài thu trung tâm sẽ xác định vị trí
mục t iêu dựa vào việc lấy giao của các mặt hipeboloit. Trạm thu con thứ hai sẽ cung
cấp TDOA của nó và tạo ra một hipeboloit thứ hai.
Giao của hai hipeboloit sẽ xác định mục tiêu trên một đường thẳng, cung cấp một tọa
độ 2D về mục tiêu (khoảng cách và góc phương vị). Khi đó, giao của hipeboloit do
trạm thu thứ ba sẽ tạo ra tọa độ về độ cao mục tiêu, cung cấp một tọa độ vị trí đầy đủ
dạng 3D. M áy tính trung tâm sẽ tổng hợp giao hội mọi tín hiệu thu về, t heo phương
pháp định vị "vi sai thời gian tới của tín hiệu" trên các tam giác, sẽ xác định được rất
nhanh tọa độ mục tiêu.
Đồng thời ngay khi tọa độ mục tiêu được xác định, thông tin về mục tiêu sẽ được
truyền về các đài radar hoả lực của t ên lửa phòng không, nhờ thế cũng có thông số bắn
ban đầu, đạn được phóng lên, bám sát liên tục máy bay và tiêu diệt ở cự ly thích hợp.
Nguyên tắc tự phục vụ:
Mỹ đang nhanh chóng phát triển phiên bản không người lái (UAV) cho dòng chiến
đấu cơ F-16 lừng danh của nước này.
M ới đây, hãng máy bay Boeing đưa ra thông cáo cho biết vừa thử nghiệm thành công
chiến đấu cơ QF-16, phiên bản UAV của dòng F-16. Theo đó, hồi đầu tháng 5, Boeing
đã t iến hành chuyến bay thử chiếc QF-16 trong khoảng thời gian 66 phút và đạt trần
độ cao gần 12,5 km. Trong lần thử nghiệm này, một phi công lão luyện vẫn có mặt
trên khoang lái nhằm phòng ngừa trường hợp máy bay mất kiểm soát.
Tuy nhiên, người phi công trên đã không phải can thiệp vào quá trình bay khi trung
tâm điều khiển mặt đất hoàn toàn làm chủ t ình hình trong suốt 66 phút. Ông Bob
Insinna, Giám đốc chương trình QF-16 của Boeing, tuyên bố: “Đây là cột mốc lịch sử
quan trọng đối với chúng tôi”. Từ thành công này, Boeing tự tin sẽ thực hiện đúng tiến
độ kế hoạch bàn giao chiếc QF-16 đầu tiên cho không quân Mỹ vào năm 2014.
Chương trình QF-16 được Boeing bắt đầu xúc tiến từ năm 2010 với chi phí nghiên
cứu phát triển là 70 triệu USD do Bộ Quốc phòng Mỹ cung cấp. Theo đó, hãng này sẽ
tiến hành nâng cấp hệ thống phần cứng lẫn phần mềm của dòng chiến đấu cơF-16 để
chuyển đổi thành QF-16 có thể được đ iều khiển bởi phi công lẫn trung t âm mặt đất.
Không chỉ có khả năng vận hành tương đương F-16, QF-16 còn được trang bị hầu hết
các loại khí tài như tên lửa, bom, pháo để tác chiến đa nhiệm. Tuy nhiên, đến nay,
Boeing chưa chính thức công bố thông tin chi tiết về các loại vũ khí gắn trên QF-16.
Theo kế hoạch, Boeing sẽ hoàn thiện tổng cộng 126 chiếc QF-16 cho không quân Mỹ
kể từ năm 2014. Như vậy, trong tương lai không xa, Mỹ sẽ sở hữu một lực lượng hùng
hậu chiến đấu cơ thế hệ 4 phiên bản UAV. Vốn dĩ, chiến đấu cơ F-16 đạt tốc độ tối đa
M ach 2 (nhanh gấp 2 lần vận tốc âm thanh), tầm bay 4.200 km và bán kính chiến đấu
là 550 km. Về vũ khí, F-16 có thể gắn được tên lửa đối không, đối đất lẫn đối hạm
cùng nhiều loại bom khác nhau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bigdxa_4141.pdf