Để thích ứng thành công trước biến đổi khí hậu, Việt Nam đã tiến hành các biện pháp
giảm nhẹ rủi ro thiên tai, nâng cao nhận thức, tăng cường các hệ thống bảo vệ xã hội, tăng
cường các dịch vụ hỗ trợ sinh kế như khuyến nông, các khoản đầu tư về cơ sở hạ tầng quy
mô lớn “chống chịu với khí hậu”. Đó là xây dựng và ban hành khung chương trình hành
động thích ứng với biến đổi khí hậu; công bố và hướng dẫn triển khai thực hiện khung
chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ở các đơn vị thuộc bộ và địa phương;
nghiên cứ, lồng ghép vào việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật, tạo hành lang
pháp lý cho công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;
Từng bước kiện toàn bộ máy tổ chức và tăng cường năng lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất
cho công tác chỉ đạo, chỉ huy phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
từ Trung Ương đến địa phương;
16 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6868 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Ứng phó biến đổi khí hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Ứng phó biến đổi khí hậu
2
I. MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà môi trường có nhiều biến đổi. Trong đó, biến
đổi khí hậu (BĐKH) là một vấn đề hiện đang được các nước trên thế giới quan tâm sâu sắc
do những ảnh hưởng hiện nay và hiểm họa trong tương lai đối với xã hội loài người là vô
cùng to lớn.1
Theo Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu đã định nghĩa: “Biến đổi khí hậu
là “những ảnh hưởng có hại của khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý
hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng
phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt
động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”1.
Theo GS. TS Nguyễn Trọng Chuẩn : “Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ
thống khí hậu bao gồm cả khí quyển, sinh quyển, thạch quyển, thuỷ quyển bởi các
nguyên nhân tự nhiên (Động đất, núi lửa, hoạt động của các hành tinh, các tia vũ
trụ,..) v à nhân tạo ( Hoạt động sản xuất và ti êu dùng của con người,…)22
Trong bài tiểu luận này chúng tôi đưa ra một định nghĩa mới về BĐKH như sau:
“BĐKH là sự thay đổi bất thường của thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
lên đời sống của con người”.
Theo nghiên cứu mới nhất của Liên Hợp Quốc, Việt Nam là quốc gia đang phát triển
thuộc nhóm các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á từ sự biến đổi khí
hậu. Bởi vậy, việc xây dựng chiến lược quốc gia nhằm đối phó và thích ứng với sự biến đổi
1
2 GS. TS Nguyễn Trọng Chuẩn, Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI. NXB
Chính trị quốc gia năm 2006.Tr162.
3
khí hậu của Việt Nam là một việc làm cấp thiết trong thời gian tới. Nhằm giúp các bạn có
cách nhìn bao quát hơn về nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu, từ đó đưa ra các khuyến nghị
và phương án hợp lý nhằm thích ứng và đối phó với xu thế này nhóm chúng tôi đã thực
hiện bài tiểu luận này.
II. NỘI DUNG
I. Thực trạng biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam biểu hiện qua một số vấn đề chính sau:
1.Vấn đề nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951 - 2000), nhiệt độ trung bình năm
(TBN) ở Việt Nam đã tăng lên 0,7oC. Nhiệt độ TBN của thập kỷ 1991 – 2000 ở Hà Nội,
Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh đều cao hơn trung bình (TB) của thập kỷ 1931 – 1940 lần lượt
là 0,8; 0,4 và 0,6oC. Năm 2007, nhiệt độ TBN ở cả 3 nơi trên đều cao hơn TB của thập kỷ
1931 – 1940 là 0,8 – 1,3oC và cao hơn thập kỷ 1991 – 2000 là 0,4 – 0,5oC.
Như vậy có thể thấy là nhiệt độ qua mỗi thời k ỳ ở nước ta đều tăng lên. Và dự báo sẽ
tiếp tục tăng cao hơn vào những năm tiếp theo.
2.Vấn đề nước biển dâng: Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở các trạm
Cửa Ông và Hòn Dấu cho thấy, mực nước biển trung bình đã tăng lên khoảng 20cm. Điều
này dẫn đến sự xâm nhập mặn ngày càng lớn. Năm 2005, tình trạng xâm nhập mặn sớm,
xâm nhập sâu, độ mặn cao và thời gian duy trì dài xảy ra phổ biến ở làm các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long. Trên sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên mức độ nhập mặn
đã tiến sâu vào phạm vi 60–80 km. Còn trên tuyến sông Hậu, nhập mặn cũng vào sâu 60–
70 km. Riêng các dòng sông chính như Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông độ mặn đã xâm nhập
sâu tới mức kỷ lục 120-140km. Tại Long An, thiệt hại lên tới 16 tỷ đồng, 14.693 ha mía
của tỉnh giảm năng suất từ 5–10%; 1.093 hecta lúa ở huyện Đức Hòa đã chết trắng, do bị
nhiễm mặn. Tỉnh Sóc Trăng thiệt hại 46 tỷ đồng do 16.500 ha bị hạn, mặn...Hậu Giang có
diện tích nhập mặn là 9.000 ha, thiệt hại 11,4 tỷ đồng. Tại các huyện Cần Đước, Cần Giuộc
4
thiếu nước ngọt đang ở mức trầm trọng, hàng nghìn hộ dân thiếu nước sinh hoạt ở các các
tỉnh Tiền Giang, Cà Mau.
3.Vấn đề mưa bão:
Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa TBN trong 9 thập kỷ vừa qua (1911
– 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau, có giai đoạn tăng lên và
có giai đoạn giảm xuống. Trên lãnh thổ Việt Nam, xu thế biến đổi của lượng mưa cũng rất
khác nhau giữa các khu vực.
Số đợt không khí lạnh (KKL) ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ
gần đây (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI). Năm 1994 và năm 2007 chỉ có 15-16 đợt KKL,
bằng 56% trung bình nhiều năm. 6/7 trường hợp có số đợt KKL trong mỗi tháng mùa đông
(XI-III) thấp dị thường (0-1 đợt) cũng rơi vào 2 thập kỷ gần đây (3/1990, 1/1993, 2/1994,
2/1997, 11/1997). Một biểu hiện dị thường gần đây nhất về khí hậu trong bối cảnh biến đổi
khí hậu toàn cầu là đợt KKL gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2
năm 2008 gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây, số cơn bão có
cường độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa
bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn, như : Bão
Chan Chu(2006), Bão số 9( 2009),…
II.Tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam.
1.Tài nguyên nước
Việt Nam nằm ở hạ lưu hai sông liên quốc gia lớn là sông Hồng và sông Cửu Long. So
với hiện nay, năm 2070, dòng chảy năm của sông Hồng biến đổi từ +5,8 đến -19% và của
sông Mê Kông từ +4,2 đến -14,5%; dòng chảy lũ biến động tương ứng là +12 đến -5,0% và
+5 đến +7,0%.
Như vậy, trên cả 2 sông lớn, tác động của BĐKH làm cho dòng chảy năm của sông Hồng
và sông Cửu Long giảm đi. Điều đó có nghĩa là khả năng lũ trong mùa mưa và cạn kiệt
trong mùa khô đều trở nên khắc nghiệt hơn (chưa tính đến khả năng khai thác nước ở
thượng nguồn các sông này tăng lên do BĐKH).
5
Ở khía cạnh thứ hai của BĐKH ảnh hưởng đến nguồn nước mặt là bão, lũ, hạn hán gia
tăng, các nhà khoa học lo ngại nhất là nguy cơ ô nhiễm môi trường sau các thiên tai ngày
một ác liệt. Cây cối, hoa màu ngập trong nước, xác động vật bị phân hủy trong nước, phù
sa từ các sông suối tràn về cùng với rác phế thải hòa trong nước lũ là nguồn ô nhiễm lớn.
Thêm vào đó, nước lũ còn cuốn theo và hòa tan nhiều loại chất bẩn tích tự trong suốt
những tháng mùa khô như chất bẩn từ các bãi rác, nước tồn đọng trong nhà vệ sinh, hệ
thống cống rãnh, từ các kho hóa chất... Hỗn hợp này chứa hàm lượng vi sinh vật gây bệnh
rất cao và được nước lũ lan truyền trên vùng diện tích rộng lớn. Ở những khu vực thường
xuyên xảy ra hạn hán, mực nước tại các ao hồ, sông là rất thấp và nồng độ các chất dinh
dưỡng, cặn lơ lửng và các loại muối rất cao, dẫn đến sự thay đổi mùi, vị của nước. Thêm
vào đó, hạn hán là một nguyên nhân làm gia tăng quá trình xâm nhập mặn. Nhiệt độ tăng
thúc đẩy quá trình bốc hơi nước làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong các sông suối
ao hồ.
Ngoài ra, “nhiệt độ cao làm tảo tăng trưởng nhanh hơn. Điều đáng nói là tảo - sinh vật
tiêu thụ nhiều ôxy. Khi tảo phát triển mạnh sẽ dẫn đến hiện tượng đầm lầy hóa các thủy
vực, thiếu ôxy còn phát sinh các loại khí độc như mêtan (CH4), hydro sunfit (H2S)” ( Theo
TS. Trần Hồng Thái, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Khí tượng Thủy văn và Môi trường).
2. Nông- Lâm nghiệp.
*Nông nghiệp:
Khô hạn và sự thiếu hụt nguồn nước sẽ làm năng suất nông nghiệp giảm sút. Nhiều loại
dịch bệnh cây trồng của vùng khí hậu nóng sẽ có khả năng xâm lấn (rầy trắng, vàng lùn
xoắn lá…); các giống cây trồng ưa nước sẽ không cho năng suất và bị các loài ưa khô hạn
thay thế, dẫn đến khủng hoảng các hệ sinh thái nông nghiệp. Xu thế này tất yếu dẫn đến
việc nông dân lạm dụng phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật, làm cho đất bị suy
thoái và chất lượng nông sản không cao.
6
Theo đánh giá của ADB, nếu nhiệt độ tăng thêm 1 độ C, năng suất lúa sẽ giảm 10%,
thực trạng trên đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia và ảnh hưởng đến
người dân trong phạm vi cả nước.
Biến đổi khí hậu tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa, quy hoạch vùng, kỹ
thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng; làm suy thoái tài nguyên đất, đa dạng sinh
học bị đe dọa, suy giảm về số lượng và chất lượng do ngập nước và do khô hạn, tăng thêm
nguy cơ tiệt chủng của động, thực vật, làm biến mất các nguồn gen quí hiếm.
* L âm nghiệp.
Nước biển dâng lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn ven biển tác động xấu đến hệ
sinh thái rừng tràm, khoảng 20% diện tích rừng ngập mặn sẽ bị suy giảm và thu hẹp lại.Hệ
sinh thái nước mặn và nước lợ thay đổi và có thể bị suy giảm. Một số loại thực vật không
thích nghi được với khí hậu có nguy cơ bị tuyệt chủng, thay vào đó là sự phát triển của
những loài có khả năng thích nghi cao hơn.
Biến đổi khí hậu cũng làm thay đổi số lượng và chất lượng hệ sinh thái rừng, đa dạng
sinh học, tăng nguy cơ cháy rừng. Chức năng và dịch vụ môi trường (điều tiết nguồn nước,
điều hòa khí hậu) và kinh tế của rừng bị suy giảm. Điều này lại dẫn đến lũ lụt xảy ra ở
nhiều nơi do rừng đầu nguồn dần dần bị thu hẹp.
3. Thuỷ hải sản.
Ở Việt nam, đặc biệt là các tỉnh miền trung, hiện tượng nắng nóng đã làm cho nhiệt độ
nước tăng lên quá mức chịu đựng của nhiều loài sinh vật, trong đó có các loài nuôi. Nước
nóng cũng làm cho hàm lượng oxi trong nước trong giảm mạnh vào ban đêm dẫn đến tôm
cá chết hàng loạt, đặc biệt nghiêm trọng đối với các ao hồ có độ sâu nhỏ và các vực nước
tù thường dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
Thay đổi nhiệt độ còn là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các loài
nuôi. Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khỏe của các loài nuôi, môi trường nước bị xấu đi, là
7
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài vi sinh vật gây hại. Trong những năm gần
đây do môi trường nuôi bị suy thoái kết hợp với sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết đã
gây ra hiện tượng tôm sú chết hàng loạt ở hầu hết các tỉnh, như bệnh do nhóm vi khuẩn
Vibrio gây ra, bệnh do virus (MBV, HPV và BP). Các bệnh này thông thường xảy ra và lan
truyền rất nhanh và rộng, khó chữa nên mức độ gây rủi ro rất lớn.
Sự ấm lên của khí hậu đi kèm các hiện tượng Enso làm nước biển tăng nhiệt độ nhanh,
kèm theo là sự suy thoái tầng Ozon làm gia tăng bức xạ cực tím xuống mặt đất và axit hoá
nước biển do nồng độ cao của khí CO2 - loại khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính là
nguyên nhân chính của việc xuất hiện hiện tượng tẩy trắng san hô trên quy mô rộng.
Ngoài ra, hiện tượng nắng nóng kéo dài đã làm cạn kiệt nguồn nước ngọt, làm tăng mức
độ bốc hơi nước trong các ao nuôi. Đối với các ao nuôi gần nguồn cung cấp nước hoặc
nuôi lồng bè trong vực nước lớn (sông suối, biển) thì ảnh hưởng này không lớn, nhưng đối
với ao nuôi cách xa nguồn nước thì nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng rất nghiêm trong.
Miền Trung là nơi có số ngày nắng, mức độ bốc hơi nước lớn nhất cả nước, cho nên hạn
hán xảy ra nghiêm trọng nhất. Nhiều ao nuôi tôm cá đã bị bỏ hoang vì không có nước để
cung cấp trong quá trình nuôi. Một số ao nuôi chưa đến thời gian thu hoạch đã bị cạn kiệt
nguồn nước trong ao, nên người dân phải thu hoạch sớm hoặc bỏ nuôi.
Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên Việt Nam phải chịu ảnh hưởng của hiện tượng bão
và áp thấp nhiệt đới. Bão và áp thấp nhiệt đới gây ra mưa to gió lớn. Bão đã gây ra những
cơn sóng giữ dội có thể tàn phá hoàn toàn hệ thống đê bao của các ao nuôi, lồng bè trên
biển, vì vậy tổn thất là điều khó tránh khỏi. Sự tàn phá của bão và áp thấp nhiệt đới còn
ảnh hưởng đến hệ sinh thái của vùng nuôi – cần thời gian dài mới có thể phục hồi.
Số lượng các cơn bão ảnh hưởng đến Việt nam không chỉ có xu hướng tăng lên mà mức
độ ảnh hưởng ngày càng nhiều. Năm 2006, 10 cơn bão với cường độ mạnh, các đợt gió
mùa Đông Bắc kéo dài và các hiện tượng thời tiết bất thường khác đã tác động đáng kể đến
hoạt động thuỷ sản và gây ra thiệt hại cho người và tàu cá hoạt động trên biển, đặc biệt cơn
bão số 1 (Chanchu) gây thiệt hại rất lớn cho ngư dân khai thác vùng biển xa bờ.
8
4. Năng lượng.
Biến đổi khí hậu gây các tác động đối với năng lượng như sau:
Thứ nhất ảnh hưởng tới hoạt động của các giàn khoan được xây dựng trên biển, hệ thống
dẫn khí và các nhà máy điện chạy khí được xây dựng ven biển, làm tăng chi phí bảo
dưỡng, duy tu, vận hành máy móc, phương tiện…
Thứ hai các trạm phân phối điện trên các vùng ven biển phải tăng thêm năng lượng tiêu
hao cho bơm tiêu nước ở các vùng thấp ven biển. Mặt khác, dòng chảy các sông lớn có
công trình thuỷ điện cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.
Nhiệt độ tăng cũng gây tác động đến ngành năng lượng:
Thứ 3 tăng chi phí thông gió, làm mát hầm lò khai thác và làm giảm hiệu suất, sản lượng
của các nhà máy điện.
Thứ 4 tiêu thụ điện cho sinh hoạt gia tăng và chi phí làm mát trong các ngành công nghiệp,
giao thông, thương mại và các lĩnh vực khác cũng gia tăng đáng kể.
Thứ 5 Nhiệt độ tăng kèm theo lượng bốc hơi tăng kết hợp với sự thất thường trong chế độ
mưa dẫn đến thay đổi lượng nước dự trữ và lưu lượng vào các hồ thuỷ điện.
Thứ 6 BĐKH theo hướng gia tăng cường độ mưa và lượng mưa bão cũng ảnh hưởng, trước
hết đến hệ thống giàn khoan ngoài khơi, hệ thống vận chuyển dầu và khí vào bờ, hệ thống
truyền tải và phân phối điện,…
5. Tác động đối với giao thông vận tải.
BĐKH có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến giao thông vận tải, một ngành tiêu thụ nhiều
năng lượng và phát thải khí nhà kính không ngừng tăng lên trong tương lai nhằm đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc kiểm
soát và hạn chế tốc độ tăng phát thải khí nhà kính đòi hỏi ngành phải đổi mới và áp dụng
các công nghệ ít phát thải và công nghệ sạch dẫn đến tăng chi phí lớn.
Để ứng phó với BĐKH, nước biển dâng và các thiên tai gia tăng, ngành GTVT cần quy
hoạch, thiết kế lại hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông trên đất liền, trên biển và ven biển,
các bến cảng, kho bãi, luồng lạch, giao thông thuỷ nội địa, nhất là ở các vùng đồng bằng
ven biển và miền núi. Xây dựng các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật phù hợp với BĐKH.
9
Nhiệt độ tăng làm tiêu hao năng lượng của các động cơ, trong đó có các yêu cầu làm mát,
thông gió trong các phương tiện giao thông cũng góp phần tăng chi phí trong ngành
GTVT.
6. Sức khoẻ con người.
Nhiệt độ và độ ẩm tăng cao làm gia tăng sức ép về nhiệt độ với cơ thể con người, nhất là
người già và trẻ em, làm tăng bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm
thông qua sự phát triển của các loài vi khuẩn, các côn trùng và vật mang bệnh, chế độ dinh
dưỡng và vệ sinh môi trường suy giảm.
Thiên tai như bão, tố, nước dâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lở đất v.v… gia tăng
về cường độ và tần số làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng gián tiếp đến sức
khoẻ thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng, bệnh tật do những đổ vỡ của kế
hoạch dân số, kinh tế - xã hội, cơ hội việc làm và thu nhập. Những đối tượng dễ bị tổn
thương nhất là những nông dân nghèo, các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, trẻ em
và phụ nữ.
Ngoài ra sự xuất hiện cuả các cơn bão lón đã gây ra rất nhiều thiệt hai cho con người.
Cơn bão số 9 có tên quốc tế là Durian đổ bộ vào đất liền nước ta từ sáng 04/12/2006.
Theo thống kê sau hơn một ngày tàn phá tại vùng biển và đất liền Nam Trung bộ Việt
Nam, cơn bão đã cướp đi sinh mạng và làm mất tích trên 70 người, hàng nghìn người bị
thương cùng hàng trăm tàu thuyền bị nhấn chìm, hàng nghìn công trình dân dụng bị tốc
mái, sập đổ, hư hỏng nặng. Nước dâng do bão Durian gây ra lớn, khoảng 0,3-0,7m.
Bão số 6 (Xangsane) đổ bộ vào Đà Nẵng tháng 9/2007 là một trong những cơn bão
mạnh nhất trong khoảng 20 năm qua. Bão đã làm mực nước dâng trên diện rộng, dọc khu
vực ven biển từ Quảng Bình đến Đà Nẵng, đặc biệt là ở khu vực ven biển Thừa Thiên Huế.
Tại Thừa Thiên-Huế (khu vực Vĩnh Tu) mức nước dâng cao tới 2,18m, tại Quảng Bình-
Quảng Trị (Lệ Thuỷ-Triệu Phong) là 1,78m.
Triều cường ở thành phố HCM: Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, lúc
17h ngày 13/11, triều cường đã đạt đỉnh triều cao nhất tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn
10
lên đến 1,52 m, vượt mức báo động III, cao nhất kể từ năm 1960.Đến 19h, nhiều tuyến
đường quận 6, 8, Bình Thạnh bị ngập sâu gần 0,5 m làm nhiều xe chết máy, lưu thông ùn
tắc. Triều cường dâng cao đã phá vỡ và tràn bờ bao nhiều nơi ở ngoại thành, gây ngập trên
diện rộng.
2.7 Tác động đến văn hoá, thể thao, du lịch, thương mại và dịch vụ.
BĐKH có tác động trực tiếp đến các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, thương mại và
dịch vụ, có ảnh hưởng gián tiếp thông qua các tác động tiêu cực đến các lĩnh vực khác như
GTVT, xây dựng, nông nghiệp, sức khoẻ cộng đồng…
Nước biển dâng ảnh hưởng đến các bãi tắm ven biển, một số bãi có thể mất đi, một số
khác bị đẩy sâu vào đất liền, ảnh hưởng đến việc khai thác, làm tổn hại đến các công trình
di sản văn hoá, lịch sử, các khu bảo tồn, các khu du lịch sinh thái, các sân golf ở vùng thấp
ven biển và các công trình hạ tầng liên quan khác có thể bị ngập, di chuyển hay ngừng trệ
làm gia tăng chi phí cho việc cải tạo, di chuyển và bảo dưỡng.
Nhiệt độ tăng và sự rút ngắn mùa lạnh làm giảm tính hấp dẫn của các khu du lịch, nghỉ
dưỡng nổi tiếng trên núi cao, trong khi mùa du lịch mùa hè có thể kéo dài thêm.
Viện nghiên cứu phát triển du lịch tiến hành đã chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu tác động
trực tiếp tới phát triển du lịch ở 2 hình thức. Đó là tác động đến tài nguyên du lịch, điểm
hấp dẫn du lịch trong đó có cả những tài nguyên du lịch tự nhiên đã hình thành, tồn tại
hàng triệu năm qua như Vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
Tiếp theo là các hoạt động du lịch, đặc biệt là hoạt động lữ hành bị ảnh hưởng, đình trệ
thậm chí hủy do điều kiện thời tiết xấu liên tiếp, bão lụt, lũ quét do biến đổi khí hậu gây ra.
Nhiều chương trình du lịch đến với khu vực miền Trung, vùng núi phía Bắc đã phải hủy,
hoãn, chấm dứt giữa chừng do mưa bão hay gần đây nhất là cơn bão số 9, số 11 đổ bộ vào
miền Trung chính là minh chứng rõ nét nhất. Hay vụ cháy rừng Hoàng Liên dịp Tết vừa
qua, thiêu rụi hàng ngàn ha rừng, khiến cho thị trấn Sapa bị nhấn chìm trong khói, các tour
leo núi đều bị hủy trong thời gian đó.
3. Dự đoán về Biến đổi khí hậu ở Việt Nam đến 2100.
11
Về nhiệt độ: Trên các khu vực, nhiệt độ TBN có thể tăng lên 2 oC vào năm 2050. Dự
tính đến năm 2100 nhiệt độ sẽ tăng lên 3 oC.
Về lượng mưa: Lượng mưa mùa mưa ở các khu vực, trừ Trung Bộ, đều tăng 0-5% vào
năm 2050, riêng Trung Bộ là 0-10%. Lượng mưa mùa khô ở các vùng Tây Bắc, Đông Bắc,
Đồng bằng Bắc Bộ, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Trung Bộ, Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ
có thể tăng hay giảm 5%, riêng ở Bắc và Trung Trung Bộ tăng 0-5%. Đáng chú ý là ở
những vùng thường xảy ra hạn hán vào mùa khô, hạn hán có nhiều khả năng tăng lên cả về
cường độ và diện tích.
Về mực nước biển: Việt Nam có bờ biển dài 3.260km, hơn một triệu km2 lãnh hải và trên
3.000 hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển, trong đó có
trên 80% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và trên 30% diện tích đồng bằng sông Hồng
– Thái Bình có độ cao dưới 2,5m so với mặt biển. Trung bình trên toàn dải bờ biển Việt
Nam, mực nước biển có thể tăng lên 40cm vào năm 2050 và ước tính có thể tăng lên
100cm vào năm 2100.
Biến đổi cụ thể như sau:
Năm Nhiệt độ tăng thêm(0C) Mực nước biển tăng thêm
(cm)
2010 0,3-0,5 9
2050 1,1-1,8 33
2100 1,5-2,5 45
Bảng 1.Thông báo Quốc gia về Biến đổi khí hậu ở Việt Nam (so với năm 1990)3
Nă
m
Tây
Bắc
Đôn
g Bắc
Đồn
g bằng
Bắc
Trung
Na
m
Tây
nguyên
Na
m Bộ
3 Nguyễn Khắc Hiếu. Tổng quan về các kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu và kết quả Hội nghị Liên Hợp
Quốc về BĐKH ở Bali.Báo cáo tại Hội thảo BĐKH toàn cầu và ứng phó của Việt Nam. Hà Nội 26-
29/2/2008.
12
BB Bộ Trung
Bộ
205
0
1,41 1,66 1,44 1,68 1,13 1,01 1,21
210
0
3,49 4,38 3,71 3,88 2,77 2,39 2,80
Bảng 2.Kịch bản BĐKH các vùng của Việt Nam (nhiệt độ tăng thêm 0C so với năm
1990)4
Tỉnh Tổng diện tích (km2) Diện tích bị ngập
(km2)
% bị ngập
Bến Tre 2.257 1.131 50.1
Long An 4.389 2.169 49,4
Trà Vinh 2.234 1.021 45,7
Sóc Trăng 3.259 1.425 43,7
TP.Hồ Chí Minh 2.003 862 43,0
Vĩnh long 1.508 606 39,7
Bạc Liêu 2.475 962 38,9
Tiền Giang 2.397 783 32,7
Kiên Giang 6.224 1.757 28,2
Cần Thơ 3.062 758 24,7
Tổng cộng 29.827 11.474 38,6
Bảng 3: 10 tỉnh bị ngập nước nặng nhất theo kịch bản nước biển dâng 1m5
4 Nguyễn Khắc Hiếu. Tổng quan về các kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu và kết quả Hội nghị Liên Hợp
Quốc về BĐKH ở Bali.Báo cáo tại Hội thảo BĐKH toàn cầu và ứng phó của Việt Nam. Hà Nội 26-
29/2/2008.
13
3. Những nỗ lực của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
3.1 Trên bình diện quốc tế
- Việt Nam tích cực tham gia các chương trình quốc tế về biến đổi khí hậu. Cụ thể là ký
và ph ê chuẩn công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu UNFCCC, Nghị
Định Thư Kyoto (KP). Tham gia Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu( COP13)
tại Inđônêxia. Đặc biệt là việc làm cụ thể là tham gia “Giờ Trái đất” của Quỹ quốc tế
bảo vệ thiên nhiên(WWF),ngày 28/3/2009 tiến hành tắt điện từ 20h30 đến 21h30 theo
giờ Việt Nam.
- Việt Nam cũng tích cực đưa ra các bản báo cáo về biến đổi khí hậu ra thế giới, đồng
thời hợp tác với các quốc gia trên thế giới nhằm úng phó với biến đổi khí hậu. Việt
Nam cũng kêu gọi giúp đỡ từ cộng động quốc tế trong việc đầu tư các dự án để thích
ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, nhất là sự đầu tư từ các nước đang phát triển.
3.2 Trên bình diện quốc gia.
Để thích ứng thành công trước biến đổi khí hậu, Việt Nam đã tiến hành các biện pháp
giảm nhẹ rủi ro thiên tai, nâng cao nhận thức, tăng cường các hệ thống bảo vệ xã hội, tăng
cường các dịch vụ hỗ trợ sinh kế như khuyến nông, các khoản đầu tư về cơ sở hạ tầng quy
mô lớn “chống chịu với khí hậu”. Đó là xây dựng và ban hành khung chương trình hành
động thích ứng với biến đổi khí hậu; công bố và hướng dẫn triển khai thực hiện khung
chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ở các đơn vị thuộc bộ và địa phương;
nghiên cứ, lồng ghép vào việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật, tạo hành lang
pháp lý cho công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;
Từng bước kiện toàn bộ máy tổ chức và tăng cường năng lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất
cho công tác chỉ đạo, chỉ huy phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
từ Trung Ương đến địa phương; xây dựng và triển khai các chương trình phát triển kinh tế
5 Đ ánh giá Jeremy Carew – Reid - Giám đốc trung tâm quốc t ế về quản l ý môi tr ư ờng (ICEM). Vietnamnet, 13/01/2007
14
- xã hội có liên quan đến phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai trong bối cảnh có sự
biến đổi khí hậu ững với từng giai đoạn.
Biến đổi khí hậu tác động rất lớn đến nông nghiệp và nông thôn. Việc thích ứng với biến
đổi khí hậu là lâu dài, đòi hỏi từng bước nghiên cứu, tổ chức thực hiện. Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đang tiếp tục nghiên cứu, triển khai các hoạt động thích ứng với biến
đổi khí hậu, nhằm giảm thiểu thiệt hại từ những tác động do biến đổi khí hậu gây ra, đảm
bảo ổn định xã hội, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3.2 Đánh giá những nỗ lực của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí
hậu và vai trò của Việt Nam trong tương lai đối với vấn đề này.
Là chủ tịch ASEAN năm 2010, Việt Nam đang có trong tay cơ hội để "kể với thế giới
câu chuyện của mình", "khiến thế giới muốn lắng nghe mình", nhất là trong vấn đề toàn
nhân loại đang cùng lo lắng. Khi đó, Việt Nam sẽ làm tăng sức mạnh mềm của chính mình,
như lời của GS Joseph Nye, "ai làm cho người khác chịu lắng nghe mình, đó là người
chiến thắng, dù là nước nhỏ hay lớn".
IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiêu Phong, Hai chủ nghĩa một trăm năm. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội- 2004.
2. Nguyễn Trọng Chuẩn, Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI.
Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội- 2006.
15
3. Vương Dật Châu, An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hoá. Nxb Chính trị quốc
gia. Hà nội- 2004.
4.Báo cáo đánh giá Biến đổi khí hậu ở Việt Nam- Copyright 2009, Institute oi Strategy
and Policy on natural resources and environment, Vietnam (ISPONRE).
5. Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Ngọc Sinh. Biến đổi khí hậu và an ninh quốcgia. Báo cáo
tại hội thảo “Biến đổi khí hậu toàn cầu và ứng phó của Việt Nam”. Hà Nội 26-29/2/2008.
6. Nguyễn Đức Ngữ. Biến đổi khí hậu và khô hạn, hoang mạc hóa. Báo cáo tại Hội thảo
BĐKH toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam, Hà Nội, 26-29/2/2008.
7. Nguyễn Khắc Hiếu. Tổng quan về các kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu và kết quả
Hội nghị Liên Hợp Quốc về BĐKH ở Bali.Báo cáo tại Hội thảo BĐKH toàn cầu và ứng
phó của Việt Nam. Hà Nội 26-29/2/2008.
8. Smair & Francois Houtart (Chủ biên), Toàn cầu hoá các cuộc phản kháng - Hiện trạng
các cuộc đấu tranh 2002, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội, 2004.
9. GS.TS Nguyễn Đức Ngữ, Biến đổi khí hậu.Nxb Khoa học và Kỹ thuật. Hà nội, 2008.
10. Nguyễn Trần Quế, Những vấn đề toàn cầu hoá ngày nay, Nxb Khoa học xã hội-
2006.
11. GS.TS Phan Nguyên Hồng, Ảnh hưởng của nước biển dâng đến hệ sinh thái rừng
ngập mặn và khả năng ứng phó, Tạp chí Biển, tháng 7+8/2007.
12. PGS.TS Lê Bắc Huỳnh, Cục Quản lý tài nguyên Nước, Thực trạng suy giảm nguồn
nước ở hạ lưu các lưu vực sông và những vấn đề đặt ra đối với quản lý, Tạp chí Khí tượng
thủy văn, 5/2007.
13. Gs.TSKH Nguyễn Đức Ngữ, Quá trình biến đổi khí hậu, Tạp chí Khí tượng thuỷ
văn, tháng 11/2007.
14. Biến đổi khí hậu - những hiểm hoạ đang đe doạ Việt Nam, Lao động 30/12/2007.
16
15. John Pilgrin, Tác động của mực nước biển dâng đến các sinh cảnh quan trọng ở Việt
Nam, Báo cáo tham luận Ngày đa dạng sinh học quốc tế tại Việt Nam, Hà Nội, 5/2007.
1
2GS. TS Nguy ễn Trọng Chu ẩn, Nh ững vấn đ ề toàn cầu trong hai th ập niên đầu của thế kỷ XXI. NXB
Chính trị quốc gia năm 2006.
An ninh lương thực cần được hiểu và phải bao gồm: đủ lương thực cho xã hội để không ai bị đói; người
làm ra lương thực không bị nghèo đi, dù là nghèo đi một cách tương đối so với mặt bằng xã hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_12_bien_doi_khi_hau_1099.pdf