Tiểu luận Vắc_xin phòng bệnh Newcastle
Chỉ dẫn sử dụng:
Clonevac _30_T được chỉ định tiêm chủng cho gà 2 tuần tuổi hoặc lớn hơn nhằm
bảo vệ gà chống lại bệnh Newcastle, là đoạn mồi tốt nhất dùng sản xuất vaccine
chết về sau.
15 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3589 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vắc_xin phòng bệnh Newcastle, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Bộ môn Công Nghệ Sinh Học
Bài tiểu luận
vắc_xin phòng bệnh Newcastle
Giáo viên hướng dẫn: thầy Nguyễn Ngọc Hải
Sinh viên thực hiện: Nguyễn thụy Phú
Lớp: Dh06Sh
Mã sinh viên:06146041
2
I. Đặt vấn đề
Gà thường bị lây nhiễm bởi nhiều chứng bệnh, một trong những bệnh do virus đã biết
đó là bệnh Newcastle. Bệnh Newcastle còn gọi là bệnh dịch tả gà giả vì có các triệu
chứng bệnh tích giống với bệnh dịch tả gà cổ điển. Bệnh Newcastle là một bệnh nguy
hiểm, gây chết tỉ lệ cao bất kể tuổi gia cầm. Bệnh gây ra những mất mát lớn cho gà
thương phẩm cũng như đàn gà thả vườn. Để giảm bớt những tổn thất to lớn về kinh tế
và ổn định chất lượng gà thì bước đầu tiên cần thiết là phải loại trừ các yếu tố gây
bệnh Newcastle có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng vaccine. Có nhiều loại
vaccine được sử dụng thích hợp cho gà thương phẩm. Có nhiều loại đã được thương
mại trên thế giới. Sử dụng vaccine chống lại tác nhân lây nhiễm có thể là một trong
những thành công của những loại thuốc hiện đại. Vaccine hiệu quả và không mắc như
các công cụ phòng bệnh bằng dung thuốc thú y. Theo phương pháp truyền thống có
hai chiến lược chính để sản xuất vaccine virus: một là làm yếu đi hoạt lực của virus
sống để điều chế vaccine sống. Loại thứ hai là làm bất hoạt virus bằng phương pháp
hóa học để điều chế vaccine chết. Tuy nhiên tiềm năng của vaccine cổ truyền thì
không hoàn hảo trên nhiều phương diện như độ an toàn, hiệu lực vaccine và giá cả.
Một hướng đi khác là tạo ra vaccine có thể chịu được những điều kiện bất lợi của môi
trường như vaccine chịu nhiệt, thường sử dụng cho gà thả vườn ở các nước nhiệt đới .
Vấn đề kiểm soát bệnh ngày nay rất phức tạp, virus biến chủng liên tục do đó cần phải
phát triển những loại vaccine mới và hiệu lực mạnh hơn, đồng thời đảm bảo được tính
an toàn, ức chế sự thay đổi của kháng nguyên mà vẫn đảm bảo giá cả hợp lý. Loại
vaccine thế hệ mới được chế tạo dựa vào sự phát triển của công nghệ sinh học đó là
vaccine tái tổ hợp, loại vaccine này có thể khắc phục một số nhược điểm mà vaccine
truyền thống không thể dáp ứng được.
3
II. Tổng quan
II.1 Giới thiệu về virus gây bệnh Newcastle (NDV)
Họ: Paramyxoviridae
Phân họ: Paramyxovirinae
Giống: Rubulavirus
Đường kính từ 100 đến 300 nm
Vật chất di truyền: RNA
Dựa theo tính cường độc của virus người ta chia làm 3 nhóm virus có độc lực theo thứ
tự giảm dần:
- Nhóm velogen: nhóm độc lực mạnh gây chết phôi 100%. Bệnh tích rõ với
những điểm xuất huyết trên phôi. Thường dùng chủng này để chế tạo vaccine
chết.
- Nhóm mesogen: nhóm virus có độc lực trung bình, có thể gây chết phôi sau 60
giờ nuôi cấy, có vài điểm xuất huyết trên phôi. Gồm 3 chủng M (Mukteswar) ,
K (Komarov) , H (Herofov) dùng chế vaccine cho gà lớn.
- Nhóm lentogen: nhóm virus có độc lực yếu, không làm chết phôi, không gây
bệnh tích trên phôi, gồm các chủng B1, lasota, F thường dùng chế vaccine.
Ngoài ra còn một chủng virus không độc, không gây bệnh cũng được sử dụng chế
vaccine.
Virus Newcastle gây bệnh phổ biến trên toàn thế giới vì có thể lây nhiễm trực tiếp
giữa gia cầm do các giọt nhỏ (khí dung) hoặc do ăn phải thức ăn nhiễm. Đường xâm
4
nhập thay đổi tùy chủng virus. Newcastle có thể truyền từ trại này sang trại khác hoặc
nước này qua nước khác vì có thể sống sót trong quầy thịt gà và trứng hoặc chất liệu
nhiễm khô trong vòng vài tháng. Chất nhiễm có thể lan truyền từ quần áo hoặc bụi
trong không khí.
Virus bệnh Newcastle có vật chất di truyền là mạch RNA đơn, gồm
15.168 nucleotide chứa đầu 3’ là một trình tự dài 55 nucleotide và đuôi 5’
là một trình tự dài 114 nucleotide. Các trình tự đó cần thiết cho sự sao
chép và tái tạo của virus. Chúng sử dụng 6 cấu trúc đoạn gen theo thứ tự
3’_NP_P_M_F_HN_L_5’ và ít nhất 7 protein được dịch mã. Những yếu tố
này chịu trách nhiệm cho sự xâm nhiễm của virus vào tế bào chủ. Hai
protein được tạo thêm vào là V và W, nó có thể là sản phẩm của sự thay
đổi của gen trong suốt quá trình tự sao của gen và chức năng chính của
chúng chưa được biết đến.
Cấu trúc của virus Newcastle và sự xâm nhập của chúng vào tế bào chủ
II.2 Các loại vaccine phòng bệnh Newcastle(N)
II.2.1 Vaccine sống
a. Giới thiệu : Vaccine sống là loại vaccine được sản xuất với virus còn sống có
độc lực yếu hoặc độc lực trung bình được tiêm vào cơ thể sẽ gây ra đáp ứng miễn dịch
giúp cho cơ thể chống lại bệnh mà không giết chết vật chủ vì độc lực không đủ mạnh.
5
Tám dòng vaccine được sử dụng để chế vaccine sống:
Dòng đặc điểm
F
Độc lực yếu. Thường dùng cho gà nhỏ nhưng cũng phù hợp sử dụng
làm vaccine cho gà ở mọi lứa tuổi.
B1
Độc lực yếu nhưng mạnh hơn F. Được sử dụng làm vaccine cho gà
mọi lứa tuổi.
Lasota
Độc lực yếu. Thường là tác nhân chính dùng trong tiêm phòng, sử
dụng làm vaccine có hoạt lực mạnh hơn F, B1.
V4 Không độc. Sử dụng cho gà mọi lứa tuổi.
V4_HR
Không độc. Bền nhiệt hơn V4, dùng làm vaccine chịu nhiệt, sử
dụng cho gà mọi lứa tuổi.
I-2
Không độc. Chịu nhiệt, sử dụng làm vaccine chịu nhiệt, cấp cho gà
mọi lứa tuổi.
Mukteswar
Độc lực trung bình. Dòng lan rộng, sử dụng như là vaccine tăng
hoạt, có thể là nguyên nhân kháng lại( mối nguy cho hệ hô hấp, gây
giảm cân hoặc làm chết phôi) nếu được sử dụng làm vaccine cho gà.
Thường được tiêm vào gà.
Komarov
Độc lực trung bình. Khả năng gây bệnh thấp hơn Mukteswar, được
sử dụng như là vaccine tăng hoạt. Được cấp bằng đường tiêm.
b. Sản xuất
Vaccine sống được sản xuất theo phương pháp truyền thống đó là sử dụng virus
nhược độc hoặc virus có độc lực trung bình được làm yếu đi. Phân lập virus từ các
nguồn nhiễm, nếu là virus độc lực trung bình thì cấy chuyển nhiều lần trên môi
trường phôi trứng. Với mỗi lần như vậy, có khả năng sửa đổi gen của virus.
Những thay đổi đó ảnh hưởng nhiều đến độc lực của virus, tính kháng nguyên và
hiệu suất vaccine. Lựa chọn tách biệt có thể tách được giống gốc tốt, bảo quản
giống gốc thường là giữ đông khô. Chuẩn bị trứng sạch bệnh. Tiêm khoảng 0,1ml
virus giống gốc đã được pha loãng với nồng độ virus thích hợp đã được tính toán
trước vào túi niệu mỗi trứng. Đặt trứng vào lò ấp trứng, kiểm tra nhiệt độ và độ
ẩm. Kiểm tra sự phát triển bất thường nào của phôi trong mỗi 24 giờ. Sau 4 ngày
lấy trứng ra khỏi lò ấp,để lạnh ít nhất 2 giờ. Thu hoạch dịch túi niệu trứng bằng
6
máy li tâm vô trùng, kiểm tra tổng quát sự nhiễm của vi khuẩn, kiểm soát phẩm
chất của vaccine.
c. Ứng dụng
Hiện nay sử dụng vaccine sống vẫn còn phổ biến, chủ yếu là từ các dòng
B1,Lasota của virus Newcastle. Có nhiều sản phẩm được bày bán trên thị trường
thuốc thú y. Các loại vaccine chủ yếu được sản xuất ở dạng đông khô. Ở đây chỉ
nêu quy cách điển hình của vaccine virus sống. Một loại vaccine muốn lưu thông
trên thị trường thế giới phải bao gồm đủ các phần sau.
Vaccine Newcastle disease (dòng Lasota)_điều trị và áp dụng trên gà.
Nhà sản xuất: Merial select (MS)
- Thành phần hoạt động
Vaccine có chứa chủng Lasota của virus Newcastle disease. Virus thu được từ sự
nhiễm vào trứng sống sạch bệnh. Khả năng gây đáp ứng miễn dịch của vaccine đã
được kiểm tra bởi kì kiểm tra tổng thể giống gốc. Vaccine này có thể gây ra các
kích ứng miễn dịch nhẹ. Chứa streptomycin và penicillin như là chất ức chế vi
khuẩn, chứa fungizone như là chất kìm hãm nấm.
- Chú ý
Vaccine đã trải qua kì kiểm tra về chức năng, độ an toàn, và các xét nghiệm về độ
tinh khiết và tiêu chuẩn của MS và tiêu chuẩn của USDA.
- Chỉ dẫn của vaccine chữa bệnh Newcastle
Vaccine thích hợp dùng cho gà khỏe, không được cấp vaccine khi gà có các triệu
chứng bệnh lí.
Vaccine chỉ định sử dụng cho gà khỏe từ 14 ngày tuổi hoặc lớn hơn bằng cách thêm
vào nước uống hoặc phun sương. Phun vaccine thì được chỉ định cho quá trình
chủng lại tại thời gian 4 tuần và 16 tuần tuổi.
- Bào chế và quản lí vaccine bệnh Newcasle
Đây là dạng vaccine đông khô, có 2 cách chủng:
Chủng bằng đường uống
1. Không mở và trộn vaccine cho tới khi sẵn sàng chủng ngừa.
2. Vệ sinh chuồng trại, khử trùng nước uống 72h trước khi chủng ngừa.
3. Cung cấp đủ lượng nước để gia cầm có thể uống cùng lúc, súc rửa dụng cụ
cho uống một cách kĩ lưỡng.
7
4. Không cho gia cầm uống nước từ 2-4h trước khi chủng vaccine để kích
thích khát.
5. Thêm sữa không béo vào nước theo tỉ lệ 1 ounce/gallon (1ounce =28,35g. 1
gallon = 4,54 l Anh hoặc 3,78 l Mỹ) trước khi trộn vaccine.
6. Hủy bỏ con dấu bằng nhôm và nút cao su từ chai vaccine.
7. Cho vào chai vaccine đủ 2/3 nước đã chuẩn bị và trộn nhẹ nhàng.
8. Hòa tan vaccine với nước theo tỉ lệ ghi trên sản phẩm.
9. Phân phối vaccine trong dụng cụ đựng nước, tránh ánh sang trực tiếp.
10. Không cung cấp thêm bất kì loại nước uống nào khác cho đến khi vaccine
được tiêu thụ hết.
Chủng bằng đường phun: chỉ sử dụng cho lần chủng lại trên gà khỏe 2 tuần tuổi
hoặc lớn hơn. Không sử dụng cho lần chủng đầu tiên. Sử dụng vòi phun giống như
bình phun sương để phân tách các dehydrated vaccine một cách nhanh chóng và đều
đặn trong chuồng gà.
Vaccine có thể gây viêm mí mắt ở người trong suốt 3 ngày. Nên thận trọng tránh
làm vấy bẩn vaccine vào mắt, tay, quần áo.
Khả năng của vaccine phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện bảo quản, lưu trữ
và xử lí của người sử dụng , cách quản lí vaccine, tình trạng sức khỏe và khả năng đáp
ứng miễn dịch của các loài…
Không cấp vaccine 21 ngày trước khi giết mổ.
Ngoài ra còn nhiều loại vaccine sống được sản xuất từ công ty thuốc thú y trung
ương Navetco.
d. Ưu, nhược điểm
Ưu điểm: kĩ thuật thấp.
: tạo đáp ứng miễn dịch trong một thời gian dài.
: lượng kháng thể tạo ra cao.
: hoạt hóa tất cả các thành phần của hệ thống miễn dịch.
: dễ vận chuyển.
Nhược điểm: virus sống nên đôi khi bị biến chủng thành dạng cường độc do đó
có nguy cơ nhiễm bệnh khi cấp vaccine.
: bảo quản phức tạp ( từ 2-8 0 C)
II.2.2 Vaccine chết
8
a. Giới thiệu : Là vaccine mà hoạt lực của virus có thể bị bất hoạt bởi việc sử lý
với hóa chất, bức xạ hoặc nhiệt độ. Vaccine này chỉ tạo ra kháng thể hưởng ứng.
Sau khi bất hoạt có thể đưa vào các chất bổ trợ bao gồm: Alumium hydroxide gel;
Alumium phosphate gel; Calcium phosphate gel và phèn.
b. Ứng dụng
Thông thường khi điều chế vaccine ND chết thì sẽ trộn với một số loại khác
như Hemophilus gallinarum chết và virus infections bronchitis dùng để chống
lại các bệnh xâm nhiễm về đường hô hấp. Hemophilus gallinarum từ dòng 221,
infectious bronchitis virus thì được chọn từ nhóm gồm có dòng Beaudette 42,
dòng kiểu Massachusettes và dòng kiểu Connecticut và virus chết Newcastle
disease được chọn từ nhóm gồm có dòng Sato và dòng Miyadera. Sở dĩ chúng
liên quan với nhau vì quá trình sản xuất chúng giống nhau. Việc sản xuất những
loại vaccine trên ở dạng riêng lẻ thì rất đắc tiền vì phải tiêm chủng cho một
lượng lớn gà. Khi phối trộn những tác nhân đã giết chết như vậy không gây ra
ức chế lẫn nhau giữa các tác nhân gây bệnh. Sự phối trộn theo tỉ lệ sau:5 đến 30
thể tích của Hemophilus gallinarum dòng 221 chết chứa từ 3.3×10 7 - 3.3×10 9
cells/ml, 5 đến 30 thể tích dòng Beaudette 42 của virus infectious bronchitis
chứa khoảng 10 4 - 10 7 EID 50 /ml, và 5 đến 30 thể tích virus chết dòng Sato
Newcastle disease chứa khoảng 10 6 .5 - 10 9 .5 EID 50 /ml trên 100 ml hỗn hợp
sản phẩm được phối trộn. Ngoài các chất bổ trợ được nêu ở trên thì có thể bổ
sung một số chất thêm vào để chống đóng vón như thimerosal, β-propiolactone,
tylosin, salicylic acid, crystal violet, benzoic acid, các chất hoạt động bề mặt
như benzethonium chloride, polymyxin, hoặc gramicidin.
Hỗn hợp vaccine này có thể được tiêm vào cơ hoặc tiêm dưới da. Tạo ra lượng
kháng thể khá cao nhưng tồn tại trong một thời gian ngắn.
c. Ưu, nhược điểm
Ưu điểm: có thể chủng ngừa cùng lúc nhiều bệnh trên một lần tiêm.
:Kĩ thuật thấp
:Virus không thể phục hồi hoạt lực, tính an toàn cao.
: kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch tốt nếu được tiêm nhắc lại.
: dễ bảo quản và sử dụng.
Nhược điểm: tạo kháng thể duy trì trong một thời gian ngắn.
: nhiều cá thể không tạo đáp ứng miễn dịch.
9
: phải tiêm nhắc lại thì bảo hộ mới bền.
: không có khả năng sinh đáp ứng miễn dịch cục bộ.
: giá thành cao hơn loại vaccine nhược độc cùng loại.
: nếu vô hoạt không triệt để→ gây mất an toàn.
II.2.3 Vaccine chịu nhiệt
a. Giới thiệu: Là vaccine được cô lập từ virus tự nhiên bằng việc biến đổi tính
chịu nhiệt của virus, ngày càng tăng dần mức độ chịu nhiệt bởi chọn lọc nhân
tạo trong phòng thí nghiệm tạo sức đề kháng khi được tiếp súc ở nhiệt độ cao.
Nhiều loại vaccine chữa bệnh Newcastle thường giảm giá trị sau khi được lưu
trữ trong kho từ 1 đến 2 giờ ở nhiệt độ phòng. Điều đó đã làm cho chúng không
thích hợp sử dụng ở nông thôn nơi mà vaccine cần phải được vận chuyển trong
nhiều giờ hoặc một số trường hợp là nhiều ngày tài nhiệt độ cao. Vaccine chịu
nhiệt đã khắc phục được điều đó. Vaccine chịu nhiệt được lưu thong trên thị
trường thế giới và Việt Nam đó là vaccine I-2 Newcastle.
b. Sản xuất
- Chuẩn bị giống gốc cho vaccine I-2
Giống gốc vaccine I-2 đã được nghiên cứu và có sẵn ở phòng thí nghiệm John
Fransis Virology, School of Veterinary Science, University of Queensland. Dòng I-
2 được cô lập từ dòng virus không độc Australian ND, nó đã được chọn để phân lập
tính kháng nguyên và tính chịu nhiệt. Hệ thống giống gốc của virus này đã nhận
được từ dòng cha mẹ mà có khả năng sống được ở 56 độ C trong 30 phút. Quá trình
thí nghiệm kéo dài và đã có sự kiểm tra về tính an toàn cũng như tạo miễn dịch trên
gà. Nó phù hợp dùng tiêm chủng cho đàn gà thả vườn, những ổ gà con cũng được
tiêm chủng bởi vaccine này. Sức bảo vệ trên quần thể tạo mức kháng thể trong 9
tháng với lượng HI tăng đáng kể bởi việc chủng virus vào gà con.
Vaccine I-2 được cung cấp bằng cách nhỏ vào mắt trên gà thả vườn có thể chặn
đứng sự phát triển dòng virus cực độc địa phương cả trong nghiên cứu tại phòng thí
nghiệm lẫn trên gà thả vườn dọc theo đất nước Việt Nam.
Vaccine I-2 ND đang được biết đến và sản xuất tại nhiều quốc gia cho việc kiểm
soát bệnh ND trên gà thả vườn.
- Cung cấp và phân phối giống gốc I-2
10
Được duy trì ở School of Veterinary Science tại University of Queensland. Nó
được cung cấp cho các phòng thí nghiệm sản xuất vaccine tại các quốc gia phát
triển sản phẩm theo chương trình kiểm soát NDV ở gà thả vườn.
Để giữ mức giá ổn định giống gốc được vận chuyển mà không bằng cách giữ lạnh
cách nhanh nhất hiện nay là bằng đường hàng không, 3 ống giống gốc đông khô
được gói lại bằng hệ thống đóng gói HAZPAK. Được thiết kế một cách đặc biệt
cho sự vận chuyển vật liệu sinh học đông lạnh hoặc gói lạnh để giữ nhiệt độ trước
khi phân phối.
Vấn đề đã được dự đoán trong quá trình vận chuyển, tránh sự lây nhiễm giống
gốc, vì thế cần thiết phải xác định thời gian vận chuyển đến nơi cần đến.
Thông tin giống được cung cấp từ giống gốc, giống phải được khôi phục; xác định
thời gian bảo quản của giống gốc.
- Chú ý
Bảo quản giống gốc tốt nhất ở -70oC.
Sử dụng kĩ thuật vô trùng khi mở lọ đông khô giống gốc I-2 và chuyển vào lọ
chứa 1ml môi trường nghèo nước. Tốt hơn là hòa vào dung dịch muối phosphate
đẳng trương hoặc môi trường kháng sinh PSG trong 20ml.
Chuẩn bị khoảng 1ml giống gốc đã phục hồi, chuẩn bị 1 ống thủy tinh có nhãn và
bảo quản phần còn lại ở -70oC.
- Tăng sinh tạo giống vaccine I-2 từ giống gốc.
Tính toán thể tích giống gốc cần pha loãng để tiêm vào trứng với 0,1ml/trứng.
Lấy ra và rã đông giống gốc đang làm lạnh ở -70oC, tốt hơn là pha loãng vaccine
để đảm bảo 1 trứng ít nhất là 102 EID50 hoặc nhiều hơn là 103 EID50 trên 0,1ml tiêm
vào. Đánh dấu lại những giống gốc với ngày rã đông và ngày bỏ vào tủ lạnh để sử
dụng tiếp theo. Nên nhớ rã đông và bảo quản lạnh có thể làm giảm đặc tính lây
nhiễm của virus. Ghi lại những mẫu được lấy ra từ tủ lạnh nếu biểu lộ bất kì giảm
tính lây nhiễm trong suốt quá trình làm đông hoặc rã đông.
Soi những trứng và đánh dấu vị trí tiêm chủng tùy theo từng phương pháp.
Lau vị trí tiêm bằng cồn 70o và tiêm vào 0,1ml dung dịch pha loãng giống gốc I-2
vào trong túi niệu mỗi trứng.
Sau 24 giờ soi trứng 1 lần để phát hiển bất kì sự chết của phôi.
Sau 4 ngày ấp trứng, chuyển trứng khỏi tủ ấp và để lạnh ít nhất 2 giờ, tốt hơn là
để qua đêm.
Kiểm tra sự đóng cục của tế bào máu ở mỗi trứng.
11
Thu hoạch dịch túi niệu của trứng vôi trùng bằng máy li tâm.
Kiểm tra tổng quát sự nhiễm của vi khuẩn.
Li tâm đứng qua đêm ở 4oC, gạn ra dịch lỏng túi niệu, đảm bảo sự đồng nhất của
dịch túi niệu.
Chuẩn bị khoảng 1ml trong môi trường vô trùng, ghi lại nhãn rỏ ràng ới nội dung
và ngày tháng.
Bảo quản ở -70oC.
Thiết lập chuẩn giống để định được mức lây nhiễm.
- Sản xuất vaccine I-2
Như sản xuất giống, thông tin về sức khỏe của phôi là cần thiết đòi hỏi đánh giá
chất lượng vaccine từ số lượng trứng được tiêm nhiễm với công tác giống.
Nhiều trứng sẽ cung cấp trên 10ml dịch túi niệm. Mỗi ml có thể chứa hơn 109
EID50 ( Khoảng 1000 liều vaccine điều đó nói lên rằng mỗi trứng có thể thu
được ít nhất 104,5 EID50 trong khoảng 0,1ml giống tiêm vào. Sự pha loãng này
của một trong 10000 giống chứa 3x109,5 EID50 virus/ 1ml. Như vậy cứ 1ml
giống sẽ tiêm vào phù hợp với khoảng 100000 trứng.
1. Chuyển những ống gốc I-2 rã đông.
2. Pha loãng trong môi trường kháng sinh hoặc PBS đưa tất cả thể tích
tiêm vào trứng khoảng 0,1ml.
3. lau vị trí tiêm bằng cồn 70o và tùy theo vị trí của mỗi trứng.
4. đặt trứng trong tủ ấp 4 ngày
5. kiểm tra trứng sau mỗi ngày, phát hiện bất kì sự chết của phôi
6. sau 4 ngày lấy trứng khỏi tủ ấp, thu hoạch túi niệu tùy theo phương
pháp.
- Kiểm soát phẩm chất của vaccine I-2 ND
Chất pha loãng bảo trợ vaccine nước.
Pha loãng vào trong môi trường chứa 2% gelatin hoặc 4% sữa đã không béo
đươc cung cấp bởi phòng thí nghiệm John Fransis Virology. Chuẩn vaccine
uống I-2 ND có thể pha loãng như sau:
Hòa một phần dịch túi niệu với một phần chứa 2% gelatin và 2 phần môi
trường kháng sinh, chuyển 0,5% môi trường chứa gelatin mà đã lây nhiễm với
virus còn lại sau khi cất giữ ở 4oC trong 8 tuần.(tất cả gelatin và môi trường sữa
không kem có thể được chuẩn bị trong nước cất hoặc môi trường dung dịch
muối phosphate đẳng trương và được tiệt trùng bằng nồi hấp.
12
-Làm đông khô vaccine I-2 ND
Quá trình đông khô vaccine ND được thực hiện tại trung tâm sản xuất
vaccine đông khô với số lượng lớn sẽ mô tả làm thế nào để quản lí và sử dụng
được dễ dàng. Bố trí cán bộ huấn luyện duy trì và sử dụng máy đông khô đòi
hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ.
- Thương mại hóa vaccine
Sau khi vaccine được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và trên thực
nghiệm thì được thương mại hóa trên thị trường và bán cho nông dân. Phải có
những thông tin cụ thể, rõ ràng về tính chất vaccine, nhà sản xuất , hạn sử dụng,
liều dùng, điều kiện bảo quản ở từng địa phương .
Vaccine có thể được cấp bằng con đường nhỏ mắt, mũi, cho uống hoặc cho ăn.
c. Ưu, nhược điểm
Ưu điểm: dễ vận chuyển về những vùng xa nơi sản xuất.
: hiệu quả cao trên gà thả vườn.
: tạo đáp ứng miễn dịch cao, kéo dài.
: dễ bảo quản và sử dụng.
Nhược điểm: quá trình sản xuất giống gốc nghiêm ngặt, không rộng rãi.
: chi phí cao.
II.2.4 Vaccine tái tổ hợp
a. Giới thiệu: vaccine trong thú y đã được đưa vào sử dụng hơn 50 năm qua.
Sự tiến bộ của công nghệ tái tổ hợp gen đã mở ra một bước nhảy vọt trong
nghiên cứu vaccine sử dụng cho ngành thú y. Vaccine tái tổ hợp là loại
vaccine mà kháng nguyên của virus mong muốn được tạo thành từ sự phân lập
những gen qui định tính kháng nguyên được cấy chuyển vào các vector tạo
thành các vector tái tổ hợp , sau đó cấy chuyển vào tế bào chủ nhờ các virus
này tổng hợp kháng nguyên với số lượng lớn, sau đó thu nhận kháng nguyên
mong muốn hoặc sử dụng như những “vaccine vector”. Vaccine tái tổ hợp đầu
tiên trên gia cầm đó là vaccine dùng trị bệnh Newcastle. Vector được sử dụng
như pOLTV5, thực khuẩn thể T7… Các tế bào chủ được sử dụng như fowl-
pox virus, vaccinia virus, HEp_2 virus, Marek’s disease virus, adeno virus và
những thành viên trong họ retrovirus.
b. Nghiên cứu
13
Ngày nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về vaccine tái tổ hợp. Hệ thống
đầu tiên đó là vaccine nhược độc cơ bản Lasota của NDV, được công bố đồng thời
độc lập nhau giữ hai nhóm nghiên cứu vào 1999 ( preters et al ., 1999; Ro”mer-
oberdo”rfer et al ., 1999). Trong bài báo cáo thứ nhất từ RNA được phiên mã
ngược thành cDNA từ dòng Lasota ( ATCC_VR699) sau đó được chuyển vào
vector pOLTV5 mang T7 DNA phụ thuộc vào sự hoạt hóa của enzim RNA
polymerase với 2 đầu “G”, theo đó là 2 đơn vị giới hạn vị trí chứa đoạn gen tạo
dòng xuất tác của Ribozyme từ virus bệnh viên gan và tín hiệu phiên mã của thực
khuẩn T7. Riêng tạo dòng NDV thì rất phức tạp ở enzim phiên mã ( NP, P, L) đã
được tạo dòng trên vector biểu hiển từ sinh vật nhân thật.
Sự lây nhiễm NDV đầu tiên vào tế bào phôi gà hoặc tế bào QM5 được tiêm nhiễm
virus tái tổ hợp T7 chứa cả đoạn gen được tạo dòng của virus và plasmid nhận sau
đó thu nhận túi niệu phôi gà sau khi ấp trứng 3 đến 6 ngày (khoảng 5% dịch túi
niệu). Li trích thu nhận protein mong muốn để làm vaccine, hoặc sử dụng những
vector này như những vector vaccine.
Chắc chắn rằng những tính chất đặc thù của NDV mà rNDV biểu hiện thành
protein ở virus thứ 2 sẽ rất tốt để đưa vào làm vaccine. NDV phát triển tốt trong
nhiều dòng tế bào và trứng do đó cũng có thể suy ra rằng nó cũng phát triển mạnh
trong thể dịch và tạo ra đáp ứng miễn dịch trong cơ thể. Về mặt thương mại thì
các loại vaccine Newcastle sống thì ít được sử dụng ở Mĩ và một số quốc gia
khác. Việc sử dụng vector vaccine sẽ thuận lợi hơn do bởi khi tái tổ hợp đã làm
yếu đi độc lực của virus nhưng vẫn gây đáp ứng miễn dịch. Những nghiên cứu
gần đây cho thấy khả năng của NDV như là một vector vaccine. Kết quả nghiên
cứu này cho thấy mức biểu hiện của protein ngoại lai thì cao và gen ngoại lai thì
ổn định sau khi đưa vào trong thí nghiệm lẫn trên thực tế. nghiên cứu cho thấy khi
chèn vào gần đầu 3’ nhất của bộ gen virus thì mức biểu hiện của gen ngoại lai sẽ
cao.
c. Ứng dụng
Sản phẩm vaccine tái tổ hợp được thương mại hóa trên thị trường:
Clonevac_30_T. Vaccine bệnh Newcastle loại B1, dòng virus sống Lasota.
Clonevac _30_T là một đơn vị được tạo dòng từ dòng 30 của virus ND.
Vaccine này là kết quả của nghiên cứu rộng rãi từ dòng virus nhược độc ND.
14
Nó là dạng khô và là vaccine dùng để hòa vào nước uống cho gà 2 tuần tuổi
hoặc lớn hơn nhằm bảo vệ chống lại bệnh Newcastle.
Đặc điểm của Clonevac _30_T
Khả năng phản ứng thấp hơn dòng Lasota chuẩn của NDV
Tạo miễn dịch tốt hơn so với vaccine Lasota
Tính bảo hộ vượt trội khi so với chủng B1, vaccine NDV.
Vaccine ND có tính bảo hộ cao được tìm thấy đặc biệt trên gà.
Ổn định dưới điều kiện: tính độc của kháng nguyên không được phục hồi.
Chỉ dẫn sử dụng:
Clonevac _30_T được chỉ định tiêm chủng cho gà 2 tuần tuổi hoặc lớn hơn nhằm
bảo vệ gà chống lại bệnh Newcastle, là đoạn mồi tốt nhất dùng sản xuất vaccine
chết về sau.
Liều lượng và cách chủng
Lần chủng nên được xác định rõ theo mức độ bệnh ND đã được biết, loại gà
được tiêm chủng và phương pháp quản lí hiện tại.
Clonevac _30_T đã đươc chấp nhận cho sử dụng theo đường nước uống.
Sự chủng lại khi gà được tiêm chủng lần đầu tiên ở 2 tuần tuổi.
Khả năng bảo vệ tốt nhất đạt được khi gà được uống lặp lại để tăng khả năng
miễn dịch khi bị nhiễm NDV.
Có sự quản lí tốt các hoạt động của virus này ít nhất là 3 tuần sau khi cấp vaccine.
d. Ưu, nhược điểm
Ưu điểm: hiệu quả cao, ổn định.
: Lượng kháng thể tạo ra cao.
: mở ra triển vọng mới cho tương lai tạo vaccine vector chữa nhiều
bệnh.
Nhược điểm: đắt tiền, đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, hiện đại.
: ít phổ biến.
VI. kết luận
Ngày nay việc sử dụng vaccine ở Việt Nam ít được kiểm soát bởi cơ quan chức năng,
không có sự hướng dẫn tận tình của cán bộ kĩ thuật, đó là một điều kiện bất lợi khi
dịch bệnh hoành hành. Ở nước ta sử dụng chủ yếu là vaccine sống và vaccine chết vì
có thể sản xuất trong nước, chi phí thấp. Vaccine chịu nhiệt được đưa vào sử dụng
gần đây và cho thấy hiệu quả cao trên toàn quốc. Các quốc gia phát triển trên thế giới
15
thì ưa chuộng vaccine chịu nhiệt và vaccine tái tổ hợp hơn là vaccine virus sống và
chết.
Có thể cấp vaccine bằng nhiều con đường như tiêm dưới da hoặc tiêm vào cơ, cho
uống, trộn vào thức ăn, nhỏ mắt hoặc phun sương tùy loại vaccine và tùy chỉ định trên mỗi loại
sản phẩm .
Hiện nay các loại vaccine được sản xuất ở dạng đông khô để dễ vận chuyển và bảo
quản.
IV. Tài liệu tham khảo
www.google.com
www.fao.org/docrep/005/ac802e/ac802e06.htm
www.drugs.com/vet/ newcastle_disease_vaccine_lasota_strain.htm
www.isracast.com/images/tech_images/260106_1
www.avianbiotech.com
www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articless/pmc136582
Trần Thị Bích Liên_Lê Anh Phụng, virus thú y chuyên biệt ( dòng 15,17,22-28/trang
26).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kljvg_8931.pdf