Tiểu luận Vài nét về chương trình hỗ trợ lãi suất 2009 của Chính phủ và tác động của nó đến các doanh nghiệp

MỤC LỤC MỤC LỤC1 Phần I: MỞ ĐẦU2 Phần II: NỘI DUNG4 I. Lãi suất – công cụ hiệu quả điều tiết nền kinh tế. 4 1. Lý thuyết chung về lãi suất4 2. Ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 6 II. Chương trình hỗ trợ lãi suất của Việt Nam8 1. Bối cảnh thực hiện: khủng hoảng kinh tế vĩ mô Việt Nam và thế giới (cuối năm 2008)8 a. Tình hình thế giới8 b. Tình hình Việt Nam9 2. Nội dung chương trình hỗ trợ lãi suất11 a. Hỗ trợ vay vốn ngắn hạn. 12 b. Hỗ trợ vay vốn trung và dài hạn. 12 3. Tình hình giải ngân của chương trình hỗ trợ lãi suất 6 tháng đầu năm 2009. 14 Bảng: Tiến độ giải ngân gói kích cầu từ tháng 03 tới tháng 06 năm 2009. 14 III. Tác động của chương trình hỗ trợ lãi suất tới hoạt động sản xuất kinh doanh. 17 1. Tác động tích cực. 17 2. Tác động tiêu cực. 19 IV. Đánh giá chung về chương trình hỗ trợ lãi suất và một số giải pháp đề xuất21 1. Đánh giá chương trình hỗ trợ lãi suất21 a. Ưu điểm21 b. Nhược điểm22 2. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình. 24 Đối với các ngân hàng thương mại:25 Đối với các doanh nghiệp:25 Đối với các cơ quan quản lý vĩ mô:26 Phần III: KẾT LUẬN27 Danh mục tài liệu tham khảo:28 Phần I: MỞ ĐẦU Lãi suất là một phạm trù kinh tế quan trọng và phức tạp, diễn biến của lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của các chủ thể kinh tế về đầu tư, chi tiêu, tiết kiệm Về phía nhà nước, nhà nước sử dụng lãi suất làm công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều chỉnh thị trường và các quan hệ kinh tế nhằm mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Còn đối với các doanh nghiệp, lãi suất - đặc biệt là lãi suất tín dụng ngân hàng lại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Như vậy có thể nói, các chính sách vĩ mô thông qua việc điều chỉnh lãi suất của Chính phủ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các doanh nghiệp. Trong thời gian vừa qua, cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính bắt đầu bằng khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007 và lan rộng trên phạm vi toàn thế giới trong 2008-2009 đã ảnh hưởng tiêu cực, gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trưởng chậm ở hầu hết các nước khác. Hệ thống tài chính Việt Nam mặc dù chưa hòa nhập chung với hệ thống tài chính toàn cầu nhưng cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này, đó là việc chi phí vốn trở nên đắt đỏ, tín dụng dành cho doanh nghiệp khan hiếm và lãi suất vay vốn tăng cao, nhất là vào giữa năm 2008. Bên cạnh đó, một loạt các chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm lạm phát của Chính phủ làm các doanh nghiệp càng khó khăn trong việc huy động vốn. Trước tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ, đặc biệt là nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa làm ăn thua lỗ thậm chí đứng bên bờ vực phá sản, thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 131/QĐ-TTg, 443/QĐ-TTg và một số quyết định khác về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh. Đây là một trong những chiến lược kích cầu, tăng đầu tư nhằm khôi phục sản xuất của Chính phủ Việt Nam nhằm nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi suy thoái. Có thể nói chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ tới các doanh nghiệp là “chiếc phao” cứu các doanh nghiệp ra khỏi khủng hoảng. Chương trình hỗ trợ lãi suất hiện nay vẫn đang trên lộ trình thực hiện, tuy nhiên do tính thực tiễn và những ảnh hưởng sâu sắc của chính sách đến nền kinh tế nước ta nên nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Vài nét về chương trình hỗ trợ lãi suất 2009 của Chính phủ và tác động của nó đến các doanh nghiệp”.­­­­­­ Mục đích nghiên cứu của đề tài chỉ là xem xét một cách tổng quát về chương trình hỗ trợ lãi suất nằm trong gói kích cầu đầu năm 2009 của Chính phủ Việt Nam và tác động sơ bộ của nó tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó tiểu luận đưa một số nhận xét, giải pháp đề xuất nhằm thực hiện tốt chương trình và một số giải pháp vĩ mô khác có thể giúp Việt Nam hạn chế tối đa những tác động xấu của cuộc khủng hoảng. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận nghiên cứu chương trình cho vay hỗ trợ theo lãi suất 4% của Chính phủ theo quyết định số 131/QĐ-TTg, 443/QĐ-TTg và những tác động tới nền kinh tế Việt Nam từ tháng 02 tới đầu tháng 06 năm 2009. Trong quá trình nghiên cứu nhóm đã sử dụng các phương pháp thống kê, suy luận, phân tích kinh tế trên cơ sở phương pháp duy vật biên chứng. Do thời gian thực hiện tiểu luận có hạn và tầm hiểu biết còn chưa sâu rộng nên bài tiểu luận này không thể tránh khỏi những sai sót. Nhóm nghiên cứu kính mong thầy góp ý để chúng em có thể hoàn thành bài tiểu luận tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn thầy!

doc28 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2605 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vài nét về chương trình hỗ trợ lãi suất 2009 của Chính phủ và tác động của nó đến các doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong những chiến lược kích cầu, tăng đầu tư nhằm khôi phục sản xuất của Chính phủ Việt Nam nhằm nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi suy thoái. Có thể nói chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ tới các doanh nghiệp là “chiếc phao” cứu các doanh nghiệp ra khỏi khủng hoảng. Chương trình hỗ trợ lãi suất hiện nay vẫn đang trên lộ trình thực hiện, tuy nhiên do tính thực tiễn và những ảnh hưởng sâu sắc của chính sách đến nền kinh tế nước ta nên nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Vài nét về chương trình hỗ trợ lãi suất 2009 của Chính phủ và tác động của nó đến các doanh nghiệp”. Mục đích nghiên cứu của đề tài chỉ là xem xét một cách tổng quát về chương trình hỗ trợ lãi suất nằm trong gói kích cầu đầu năm 2009 của Chính phủ Việt Nam và tác động sơ bộ của nó tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó tiểu luận đưa một số nhận xét, giải pháp đề xuất nhằm thực hiện tốt chương trình và một số giải pháp vĩ mô khác có thể giúp Việt Nam hạn chế tối đa những tác động xấu của cuộc khủng hoảng. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận nghiên cứu chương trình cho vay hỗ trợ theo lãi suất 4% của Chính phủ theo quyết định số 131/QĐ-TTg, 443/QĐ-TTg và những tác động tới nền kinh tế Việt Nam từ tháng 02 tới đầu tháng 06 năm 2009. Trong quá trình nghiên cứu nhóm đã sử dụng các phương pháp thống kê, suy luận, phân tích kinh tế trên cơ sở phương pháp duy vật biên chứng. Do thời gian thực hiện tiểu luận có hạn và tầm hiểu biết còn chưa sâu rộng nên bài tiểu luận này không thể tránh khỏi những sai sót. Nhóm nghiên cứu kính mong thầy góp ý để chúng em có thể hoàn thành bài tiểu luận tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn thầy! Phần II: NỘI DUNG I. Lãi suất – công cụ hiệu quả điều tiết nền kinh tế: 1. Lý thuyết chung về lãi suất: Về định nghĩa, lãi suất là tỷ lệ phần trăm của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền đi vay hay tỷ lệ phần trăm của tổng số tiền nhận được so với tổng số tiền cho vay. Đó chính là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian nhất định (ngày, tuần, tháng, năm). Về bản chất, đây là một loại giá cả đặc biệt vì được hình thành trên giá trị sử dụng chứ không phải trên cơ sở giá trị. Đối với người đi vay, giá trị sử dụng của khoản vốn vay chính là khả năng mang lại lợi nhuận trong việc sản suất kinh doanh hay mức độ thỏa mãn một số nhu cầu nào đó khi sử dụng lượng vốn vay đó. Đối với người cho vay, lãi suất chính là tỷ lệ sinh lời mà anh ta thu được khi cho vay khoản vốn đó. Trên thị trường tài chính (căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng) thường phân biệt các loại lãi suất sau: - Lãi suất tín dụng ngân hàng là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng. - Lãi suất tiền gửi ngân hàng (lãi suất huy động ngân hàng) là lãi suất ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi. Cả hai loại lãi suất đều phụ thuộc vào loại tiền gửi (nội hay ngoại tệ), thời hạn, phương thức, quan hệ giữa người cho vay và người đi vay, mức độ rủi ro của khoản vay và tình hình thị trường. - Lãi suất chiết khấu là lãi suất các ngân hàng áp dụng cho các khoản vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hay các giấy tờ có giá ngắn hạn khác chưa tới kỳ thanh toán. Đây là hình thức lãi suất được trả trước cho ngân hàng. - Lãi suất tái chiết khấu tương tự như lãi suất chiết khấu, nhưng là lãi suất mà Ngân hàng Trung Ương cho các ngân hàng thương mại vay trong trường hợp các ngân hàng thương mại không có đủ tiền mặt cho thanh toán. Lãi suất tái chiết khấu thường nhỏ hơn lãi suất chiết khấu, tuy nhiên trong một số trường hợp cần hạn chế tín dụng, Ngân hàng Trung ương có thể đặt mức lãi suất tái chiết khấu cao hơn. - Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng thương mại cho vay lẫn nhau. Lãi suất liên ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thống ngân hàng và chịu sự chi phối của lãi suất tái chiết khấu. - Lãi suất cơ bản là lãi suất cơ sở để các ngân hàng ấn định lãi suất tín dụng và lãi suất tền gửi. Lãi suất cơ bản có tính chất định hướng cho các loại lãi suất khác và là cơ sở giới hạn lãi suất tín dụng (ở Việt Nam, Ngân hàng Trung Ương có thể kiểm soát trực tiếp lãi suất cơ bản và theo Quyết định 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 lãi suất tín dụng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản). Đây là một công cụ hiệu quả mà Chính phủ có thể tác động tới nền kinh tế thông qua tín dụng. Các loại lãi suất này tuy biến động phức tạp nhưng thường thay đổi cùng chiều và khá tương đồng theo nguyên tắc tăng dần: lãi suất cơ bản, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất nhận gửi, lãi suất cho vay. Trong đó lãi suất tín dụng có vai trò quan trọng nhất, tác động trực tiếp tới tiết kiệm, đầu tư và ảnh hưởng lớn nhất tới nền kinh tế. Do đó, trong phạm vi của bài tiểu luận, nhóm nghiên cứu chỉ chủ yếu đề cập đến lãi suất tín dụng ngân hàng - lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng. Lãi suất cũng là một biến số nằm trong mối quan hệ với các biến số kinh tế khác nên cũng chịu tác động của các biến số đó. Khi xét các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất ta thường sử dụng hai mô hình: “Khuôn mẫu tiền vay” và mô hình “Khuôn mẫu ưa thích tiền mặt”: - Mô hình “Khuôn mẫu tiền vay” xác định lãi suất cân bằng trên thị trường các công cụ nợ (các khoản vay) với các nhân tố ảnh hưởng: lợi tức dự tính; lạm phát dự tính; rủi ro; tính lỏng của các công cụ nợ… và tình hình ngân sách Chính phủ. - Mô hình “Khuôn mẫu ưa thích tiền mặt” xác định lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ dưới sự tác động của: thu nhập; mức giá; cung tiền… Trong điều kiện kinh tế thông thường, các yếu tố trên cùng với nhân tố nước ngoài như lãi suất quốc tế, đầu tư nước ngoài, tài trợ, viện trợ quốc tế… tác động lên thị trường tạo ra mức lãi suất cân bằng. Mức lãi suất này thể hiện đúng bản chất của lãi suất như đã nêu trên: chi phí của việc sử dụng vốn của người đi vay và là lợi nhuận của người cho vay. Tuy nhiên, trong giai đoạn nền kinh tế không ổn định, suy thoái hay khủng hoảng thì lãi suất còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác như tình hình chính trị, quân sự,… và có diễn biến rất phức tạp. Trong giai đoạn gần đây, dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, lãi suất Việt Nam biến động tương đối mạnh và đạt mức cao kỷ lục 21%/năm, bằng với mức lãi suất tối đa. Điều này được xem là một trong những biểu hiện xấu nhất của khủng hoảng, làm đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh, là dấu hiệu của suy thoái trong giai đoạn tiếp theo. Phần tiếp sau đây sẽ đưa ra cơ chế ảnh hưởng của lãi suất tới hoạt động của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. 2. Ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, lãi suất có ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế, có vai trò định hướng hoạt động tiết kiệm và đầu tư của các chủ thể kinh tế: - Quyết định của các cá nhân: chi tiêu hay để dành, mua nhà hay mua trái phiếu hay gửi tiền vào một tài khoản tiết kiệm. - Quyết định các doanh nghiệp như: đầu tư mua thiết bị mới cho các nhà máy hoặc để gửi tiết kiệm trong một ngân hàng. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu cách thức tác động của lãi suất đến hoạt động của các doanh nghiệp để có thể thấy rõ tầm quan trọng của lãi suất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động của các doanh nghiệp, vốn đóng vai trò là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất. Các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động đều phải dựa trên cơ sở gia tăng lượng vốn đầu tư. Trong đó, hình thức huy động vốn phổ biến, nhanh chóng và hiệu quả nhất là huy động vốn thông qua kênh tín dụng ngân hàng. Ở đó, lãi suất cho vay phản ánh giá cả của đồng vốn mà người sử dụng vốn là các doanh nghiệp phải trả cho người cho vay là các NHTM. Đối với các doanh nghiệp, lãi suất cho vay hình thành nên chi phí vốn – một trong những chi phí đầu vào quan trọng nhất của quá trình sản xuất. Có thể nói, mọi loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp thương mại hay doanh nghiệp sản xuất đều coi yếu tố lãi suất là một trong những nhân tố có tính chất định hướng cho mọi quyết định của mình. Do đó, mọi biến động về lãi suất trên thị trường đều tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lãi suất tăng làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp và đẩy giá thành sản phẩm lên cao, do đó làm suy giảm lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu lãi suất lên cao tới một mức nào đó còn có thể gây ra tình trạng thua lỗ thậm chí là phá sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính yếu hoặc doanh nghiệp mới thành lập. Xu hướng tăng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại sẽ dẫn đến xu hướng cắt giảm, thu hẹp qui mô và phạm vi của các hoạt động sản xuất, đầu tư. Đó chính là dấu hiệu của một nền kinh tế bất ổn và cũng là dấu hiệu của sự suy thoái, khủng hoảng. Ngược lại, khi lãi suất tín dụng giảm sẽ làm giảm chi phí đầu vào và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận và tiến tới mở rộng sản xuất kinh doanh. Điều này tạo tiền đề cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Ở Việt Nam, do thị trường tài chính chưa thật sự phát triển, các kênh huy động vốn khác còn yếu kém thì vai trò của lãi suất tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp càng tỏ ra hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, có tới 87,9% doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với số vốn chỉ khoảng 20% tổng nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp (2008), thường xuyên nằm trong tình trạng thiếu vốn thì vai trò của lãi suất tín dụng ngân hàng càng trở nên đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế. Trong năm 2008, lãi suất cho vay của các NHTM trên thị trường đã có những biến động bất thường và gây ra nhiều xáo trộn trong nền kinh tế, trong đó khu vực doanh nghiệp là nơi chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Những tác động tiêu cực của lãi suất đến các doanh nghiệp trong năm vừa qua có thể khái quát lại như sau:       - Do lãi suất cho vay tăng cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp đã bị giảm sút, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, khả năng trả nợ bị suy giảm.       - Lãi suất vay cao, cùng với nguồn cung tín dụng bị hạn chế đã dẫn đến tình trạng hầu hết các doanh nghiệp buộc phải cơ cấu lại hoạt động sản xuất, cắt giảm việc đầu tư, thu hẹp quy mô và phạm vi hoạt động.       - Nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn ít, không chịu đựng được mức lãi suất cao, không có khả năng huy động vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh đã phải ngừng hoạt động, giải thể và phá sản.      Có thể thấy lãi suất đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam thì ảnh hưởng của lãi suất tới nền kinh tế tương đối sâu sắc và toàn diện. Lãi suất có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nhưng đây cũng có thể là một công cụ hiệu quả mà các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng để định hướng sản xuất kinh doanh, kích thích phát triển kinh tế. II. Chương trình hỗ trợ lãi suất của Việt Nam: 1. Bối cảnh thực hiện: khủng hoảng kinh tế vĩ mô Việt Nam và thế giới (cuối năm 2008) a. Tình hình thế giới: Cuối năm 2008, nền kinh tế thế giới đang rơi vào tình trạng suy thoái do khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra. Bắt đầu từ nước Mỹ, cuộc khủng hoảng nhanh chóng lan sang Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… và tạo thành cuộc khủng hoảng “tồi tệ nhất trong vòng 60 năm” (Olivier Blanchard – kinh tế trưởng của IMF). Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ bắt nguồn từ làn sóng vay tiền để mua nhà ở của người dân Mỹ giai đoạn 2004-2006. Hàng triệu hộ gia đình Mỹ sở hữu những căn nhà vay từ vốn vay tín dụng bất động sản dưới chuẩn đã đẩy nguồn vốn này lên tới 20% tổng dư nợ cho vay bất động sản ở Mỹ năm 2005 và 2006. Những khoản vay rủi ro này lại được chuyển thành MBS-chứng khoán được đảm bảo bằng bất động sản dể bán cho các nhà đầu tư. Các ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại mua MBS đồng thời cho quỹ rủi ro và nhà đầu tư khác vay để mua MBS. Khi giá nhà giảm, thị trường chứng khoán đóng băng vào năm 2007, các ngân hàng phát hiện trong sổ sách có khoảng 600 tỷ USD tài sản tài chính được thiết kế trên các MBS, CDO… và các loại chứng khoán khác mà giá trị của chúng không thể xác định được. Tổng mệnh giá của chúng lên tới 2500 tỷ USD, do ngân hàng và các nhà đầu tư nắm giữ. Tình trạng nợ xấu và xiết nợ giữa các ngân hàng và các hộ gia đình làm cho “bong bóng kinh tế Mỹ” vốn đã phình to càng trở nên dễ vỡ. Khi tình trạng mất ổn định xảy ra, người ta soi xét giá trị nền tảng của nhiều loại công cụ tài chính. Giá thị trường của các hợp đồng phái sinh tăng từ 75000 tỷ USD trong năm 1997 lên tới 600000 tỷ USD trong năm 2007, tức là gấp hơn 10 lần GDP toàn cầu. Tình trạng thiếu hụt thanh khoản ngay sau đó đẩy nền công nghiệp ô tô Mỹ tới bờ vực phá sản, các hãng ô tô châu Âu, Nhật Bản , Hàn Quốc, Trung quốc cũng phải nhận hỗ trợ từ chính phủ. Doanh số bán hàng các công ty sụt giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Sau sự sụp đổ của Lehman Brother – ngân hàng đầu tư lớn nhất của Mỹ, ngày 15/9/2008 thì cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã lộ rõ thành một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hết sức nghiêm trọng, cả về phạm vi, cấp độ, sức lan tỏa (Tổng số nợ thế chấp nhà ở được chứng khoán hóa vào năm 2006 đã lên tới 14.000 tỷ USD, tương đương GDP của Mỹ). Năm 2008, Mỹ cắt giảm 2 triệu việc làm, trong đó riêng tháng 11 là gần nửa triệu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp bị đẩy lên tới 6,7%. Công nghiệp chế biến của Mỹ, khu vực đồng Euro, Anh, Nhật Bản và cả Trung Quốc đều suy giảm. Tới tháng 11/2008 xuất khẩu của Nhật Bản giảm 27% so với cùng kỳ năm trước, Đài Loan là 24% và Hàn Quốc là 18%. Singapore và Hong Kong liên tiếp giảm tốc độ tăng trưởng trong hai quý liên tiếp, Trung Quốc cũng phải đối mặt với suy giảm xuất khẩu sau 7 năm liên tục tăng trưởng, giá nhà Thượng Hải giảm tới 20% trong quý 3 năm 2008… Cuối năm 2008 nhiều nước châu Âu đã phải nhận trợ giúp của IMF. b. Tình hình Việt Nam: Trước tình hình khủng hoảng toàn cầu, Việt Nam cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng do là một nước nhỏ, nhập siêu, có độ mở cửa cao (khoảng 160%), phụ thuộc nhiều vào kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng có tác động xấu tới nền kinh tế Việt Nam qua các mặt chủ yếu sau: Thứ nhất, xuất khẩu có xu hướng giảm do Việt Nam có tới trên 50% nhu cầu xuất khẩu đến từ Mỹ, Nhật Bản và châu Âu (năm 2007: Mỹ 26%, Nhật 16%, châu Âu 19%) . Kim ngạch xuất khẩu Việt nam xấp xỉ 70% GDP nên sự suy giảm này có thể tác động mạnh tới kinh tế Việt Nam, đặc biệt là qua tiêu dùng. Thứ hai, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam giảm do: đầu tư nước ngoài, du lịch và kiều hối đều có xu hướng giảm. Điều này tác động rất xấu tới một nền kinh tế nhỏ, mở cửa và có tỷ lệ “Đôla hóa” khá cao như Việt Nam. Vốn FDI đăng ký năm 2008 ở Việt Nam là 60 tỷ USD nhưng chỉ có một lượng nhỏ phần vốn này được giải ngân, Financial Times dự báo FDI toàn cầu sẽ giảm mạnh trong 2009, khoảng 15%. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu tín dụng trầm trọng, không thể vay hoặc phải trả lãi suất quá cao, có thể dẫn tới phá sản. Cuối cùng, ngân sách Chính phủ có thể bị thâm hụt lớn hơn do giá hàng hóa cơ bản giảm, nguồn thu từ các loại thuế đều có xu hướng giảm. Thuế VAT, thuế xuất nhập khẩu và thụ tiêu thụ đặc biệt chiếm tới 16% ngân sách Chính phủ đều giảm. Sự thâm hụt ngân sách kéo dài có thể đẩy nền kinh tế vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng hơn khi Chính phủ buộc phải tăng cung tiền để bù đắp bội chi ngân sách. Tóm lại, có thể thấy cuộc khủng hoảng làm suy giảm sản lượng của những nền kinh tế hàng đầu thế giới, kéo theo là đà suy giảm toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Tiêu dùng và đầu tư trong nước giảm, thương mại quốc tế, các dòng vốn và đầu tư bị thu hẹp… Nhiều nước được dự đoán sẽ có mức tăng trưởng âm trong năm 2009. Các nước đang phát triển giảm tăng trưởng khoảng 30%. Các nền kinh tế lớn đều hạn chế suy thoái bằng hạ lãi suất, khôi phục thanh khoản và chỉ tiêu ngân sách. Trong khi đó khủng hoảng toàn cầu lại làm Việt Nam bị giảm đầu tư trong nước và kim ngạch xuất khẩu nên sẽ bị giảm cầu nội địa. Năm 2008, nhiều chỉ số kinh tế của Việt Nam diễn biến phức tạp, không đạt mục tiêu kế hoạch: - GDP thực tế tăng 6,23% (trong khi năm 2007 là 8,48% và mục tiêu kế hoạch điều chỉnh là 7,0%), trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%, đóng góp 0,68 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%, đóng góp 2,65 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,2%, đóng góp 2,9 điểm phần trăm. Đặc biệt năm 2008 khu vực xây dựng gần như không có tăng trưởng. - Giá tiêu dùng tăng khá cao và diễn biến phức tạp; kết quả là giá tiêu dùng tháng 12 năm 2008 so với tháng 12 năm 2007 tăng 19,89% và chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tăng 22,97%. - Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính bằng 13,7% tổng số chi, trong đó 77,3% được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và 22,7% được bù đắp từ nguồn vay nước ngoài. - Xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đều tăng. Xuất khẩu tăng mạnh chủ yếu do giá thế giới tăng. Trong khi đó nhập khẩu hàng hóa nguyên vật liệu chững lại ở những cuối năm do sản xuất có dấu hiệu đình trệ, còn nhập khẩu hàng tiêu dùng có xu hướng tăng lại thể hiện sự “tấn công” của hàng tiêu dùng nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ước tính nhập siêu năm 2008 là 17,5 tỷ USD, tăng 24,1 % so với năm 2007, bằng 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. - Thất nghiệp gia tăng, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị ước tính 4,65%. Thiên tai, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xảy ra liên tiếp thêm vào đó giá cả hàng hoá tiêu dùng, xăng dầu và vật tư nông nghiệp tăng cao đã tác động không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nông dân. Theo báo cáo của các địa phương, năm 2008 cả nước có 957,5 nghìn lượt hộ thiếu đói, tăng 32,3% và 4 triệu lượt nhân khẩu thiếu đói, tăng 32,7% so với năm 2007. Có thể thấy mặc dù Việt Nam chưa hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nhưng tác động của cuộc khủng hoảng tới tăng trưởng kinh tế nước ta là không nhỏ. Nếu Chính phủ không có những hành động đúng đắn can thiệp vào nền kinh tế thì Việt Nam có thể sẽ suy giảm mạnh trong 2009 (hầu hết các tổ chức quốc tế như Ngân hàng phát triển châu Á ADB, quỹ tiền tệ thế giới IMF, BMI, Citigroup đều dự đoán năm 2009 Việt nam chỉ đạt mức tăng trưởng khoảng 5%, nhiều tổ chức còn đưa ra những con số thấp hơn). Do đó việc kích thích tổng cầu, tăng đầu tư là một trong những chiến lược tất yếu nhằm nhanh chóng đưa Việt Nam ra khỏi khủng hoảng và tăng trưởng ổn định trở lại. Một trong những hành động kích thích nền kinh tế đầu tiên của Việt Nam là chương trình hỗ trợ lãi suất 4% cho các hoạt động đầu tư. 2. Nội dung chương trình hỗ trợ lãi suất: Chương trình hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản suất - kinh doanh. Đây là một quyết định quan trọng của Chính phủ trong gói kích cầu và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giảm giá thành sản phẩm và tạo việc làm năm 2009. a. Hỗ trợ vay vốn ngắn hạn: Ngày 23/01/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/QĐ-NHNN về việc cho vay vốn ngắn hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh với nội dung như sau: - Các tổ chức tín dụng thực hiện chương trình cho vay theo quy định của pháp luật bao gồm tất cả các loại hình ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam: Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại Cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và Quỹ tín dụng nhân dân trung ương. - Đối tượng vay vốn: tất cả các tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình …), cá nhân vay vốn lưu động để sản xuất - kinh doanh, đặc biệt chú trọng khu vực sản xuất vật chất, xuất khẩu. - Các khoản vay: chương trình hỗ trợ cho các khoản vay ngắn và trung hạn bằng VND theo các hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong năm 2009. - Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 8 tháng đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ 1/2/2009 - 31/12/2009. -  Mức hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế nằm trong khoảng thời gian quy định nêu trên; khi thu lãi cho vay, các ngân hàng thương mại giảm trừ số tiền lãi phải trả cho khách hàng vay. - Tổng giá trị chương trình hỗ trợ là 17000 tỷ đồng (1 tỷ USD trong tổng 8 tỷ USD của gói kích cầu – xấp xỉ 10% GDP), tương đương với khoảng 420000 tỷ đồng vốn vay sẽ được giải ngân. b. Hỗ trợ vay vốn trung và dài hạn: Bổ sung cho chương trình hỗ trợ vốn vay ngắn hạn, ngày 04/04/2009 các NHTM bắt đầu thi hành hỗ trợ lãi suất cho vay vốn trung và dài hạn theo tinh thần quyết định 443/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Nội dung của Quyết định tương tự như việc cho vay vốn ngắn hạn. - Các khoản vay được hỗ trợ lãi suất là vay trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam. - Đối tượng vay vốn: các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất - kinh doanh, kết cấu hạ tầng theo các hợp đồng tín dụng ký kết trước và sau ngày 1/ 4 2009, được giải ngân (một hoặc nhiều lần) trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến 31/12/2009, thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế:  Ngành nông, lâm nghiệp Ngành thủy sản Công nghiệp khai thác mỏ Ngành công nghiệp chế biến Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước Ngành xây dựng( trừ công trình xây dựng văn phòng(cao ốc) cho thuê, công trình xây dựng, sửa chữa mua nhà để bán) Ngành thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình Ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc Hoạt động khoa học và công nghệ - Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế. - Thời gian thực hiện: từ ngày 01 tháng 4 năm 2009 đến 31 tháng 12 năm 2011. - Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng, kể từ ngày giải ngân đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng ký kết trước và sau ngày 01 tháng 4 năm 2009 mà được giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 4 đến 31 tháng 12 năm 2009. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang lâm vào suy thoái việc thực hiện kích cầu nhằm vào bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt hướng tới hỗ trợ người nghèo, cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa...là định hướng rất đúng đắn của Chính phủ. Cụ thể 420000 tỷ đồng vốn vay hỗ trợ 4% lãi suất cho hoạt động sản xuất kinh doanh có thể được coi là hành động tương đối “mạnh tay” của Việt Nam đầu năm 2009. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, gói kích cầu sẽ phản tác dụng nếu chúng ta chi tiêu không hiệu quả và sẽ gây ra tái lạm phát cao do cơ sở hạ tầng Việt Nam con nhiều yếu kém và bất cập. Việc tăng tín dụng đột ngột sẽ tạo đà cho lạm phát quay trở lại và khuyến khích nhập khẩu trong khi nguồn dự trữ ngoại tệ của Việt Nam rất thấp (khoảng 250 USD/người, so với 1500USD/người của Trung Quốc) khó có thể tài trợ cho nhập khẩu. Bên cạnh đó tín dụng tăng nhanh sẽ tạo ra bong bóng tài sản, đạc biệt là trên thị trường chứng khoán và bất động sản, ảnh hưởng tới sự bền vững của tăng trưởng. Để tránh tình trạng thất thoát, lãng phí các nguồn vốn vay, gia tăng gánh nặng nợ nần và các hiện tượng "đầu cơ nóng" với các dự án vay chất lượng thấp hoặc triển khai kém, giải ngân không đúng mục đích; Chính phủ cần theo sát hoạt động của chương trình, đảm bảo cho vay kịp thời, đúng đối tượng, hiệu quả. Nếu thực hiện tốt thì gói kích cầu sẽ tạo ra “cú hích” thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo cân đối vĩ mô và còn có thể kiểm soát được lạm phát. 3. Tình hình giải ngân của chương trình hỗ trợ lãi suất 6 tháng đầu năm 2009: Có thể nói gói kích cầu là một chiếc phao cứu hộ cho một tỷ lệ không nhỏ các doanh nghiệp, bởi theo số liệu thống kê thì trong năm 2008 có tới hơn 30% các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm ăn thua lỗ, nợ đọng kéo dài, thậm chí đứng trên bờ vực phá sản. Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình đã thực sự hiệu quả hay chưa? Trước hết chúng ta nhìn lại tiến độ giải ngân sau gần 4 tháng thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất qua bảng 1. Bảng 1: Tiến độ giải ngân gói kích cầu từ tháng 03 tới tháng 06 năm 2009 (Đơn vị: tỷ đồng) Stt Ngày NHTM nhà nước và Quỹ tín dụng nhân dân TW Ngân hàng thương mại cổ phần NH liên doanh, NH nước ngoài Công ty tài chính Tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất Dư nợ Tăng Dư nợ Tăng Dư nợ Tăng Dư nợ Tăng Dư nợ Tăng 1 28/02/2009 72630 18854 1543 93027 2 6/3/2009 89430 16800 22607 3753 1669 126 113708 20681 3 13/3/2009 114537 25107 26837 4230 2938 1269 144312 30604 4 20/3/2009 115659 1122 31731 4894 4513 1575 151903 7591 5 26/3/2009 133602 17943 37265 5534 7559 3046 296 178722 26819 6 3/4/2009 151010 17408 42141 4876 8633 1074 347 51 202131 23409 7 10/4/2009 162256 11246 46128 3987 9669 1036 371 24 218424 16293 8 16/4/2009 175934 13678 50316 4188 10096 427 474 103 236820 18396 9 23/4/2009 187660 11726 55245 4929 11042 946 953 479 254900 18080 10 29/4/2009 197709 10049 58443 3198 11447 405 1186 233 268776 13876 11 7/5/2009 202773 5064 60851 2408 11975 528 1074 -111.8 276673 7897 12 14/5/2009 212298 9525 65647 4796 12774 799 1167 93.22 291886 15213 13 21/5/2009 218472 6174 67476 1829 13768 994 1665 497.9 301382 9496 14 28/5/2009 230597 12125 71408 3932 15068 1300 2002 336.3 319075 17693 15 4/6/2009 240032 9435 73953 2545 15619 551 2303 301.3 331907 12832 16 11/6/2009 243531 3499 75901 1948 16287 668 2712 409 338431 6525 (Nguồn: Tổng hợp từ Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Ngay sau khi chương trình bắt đầu, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, Ngân hàng nhà nước đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể tới các NHTM (1436/NHNN ngày 03/03, Thông tư số 05/2009/NHNN ngày 7/4/2009) thực hiện nghiêm túc các thủ tục hỗ trợ lãi suất, kiểm soát các khoản vay và công bố công khai các trường hợp từ chối hỗ trợ, tăng cường tiến độ giải ngân. Từ bảng có thể thấy tín độ giải ngân không đồng đều qua các tuần, tăng dư nợ hàng tuần của các khối ngân hàng đều biến động phức tạp do chịu nhiều tác động của thị trường trong nước và thế giới. Các khoản vay tập trung nhiều trong tháng 03 và sau đó có xu hướng giảm. Tính tới 11/06 tổng dư nợ cho vay đã thực hiện là 338431 tỷ đồng Trong đó, khối NHTM nhà nước và Quỹ tín dụng nhân dân TW đạt gần 72% (243531 tỷ đồng), khối NHTM chỉ chiếm 75901 tỷ đồng, tương đương 22,4%, còn lại NH có vốn nước ngoài và các công ty tài chính lần lượt chiếm 4,8% và 0,8%. Những con số trên cho thấy vai trò đi đầu trong khôi phục kinh tế của khối NHTM nhà nước với quy mô và thị phần lớn. Đồng thời chúng cũng thể hiện sự thận trọng trong quá trình cho vay của các tổ chức tín dụng ngoài nhà nước. Theo đối tượng khách hàng vay vốn: Tính tới ngày 18/06 Doanh nghiệp Nhà nước 53.724,58 tỷ đồng, tăng 1.369,28 tỷ đồng (tương đương tăng 2,61% so với ngày 11/6/2009); doanh nghiệp ngoài nhà nước (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài …) 230.421,85 tỷ đồng, tăng 5.872,77 tỷ đồng (tương đương tăng 2,61%); hợp tác xã 2.604,62 tỷ đồng, tăng 66,39 tỷ đồng (tương đương tăng 2.61%); hộ gia đình, cá nhân 59.420,01 tỷ đồng, tăng 1.514,44 tỷ đồng (tương đương tăng 2.61%); tổ chức khác 1.111,3 tỷ đồng, tăng 28,32 tỷ đồng (tương đương tăng 2.61%). Có thể nói sau hơn 4 tháng thực hiện, các tổ chức tín dụng đã cho vay được một lượng vốn vay tương đối lớn, 338431 tỷ đồng vốn vay đó nếu đến đúng điểm và được sử dụng hợp lý thật sự sẽ có tác dụng rất lớn trong khôi phục kinh tế và chống suy thoái ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc cấp tín dụng và sử dụng nguồn vốn vay của các doanh nghiệp vẫn tồn tại một số điểm sẽ được xem xét, đề cập trong những mục sau. III. Tác động của chương trình hỗ trợ lãi suất tới hoạt động sản xuất kinh doanh: 1. Tác động tích cực: Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam có nguy cơ đi vào suy thoái, chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ cho các doanh nghiệp thực sự là một chương trình cấp thiết, có ý nghĩa trong việc khôi phục kinh tế. Nhìn vào toàn bộ nền kinh tế, sau hơn 4 tháng thực hiện, chương trình đã tạo ra nhiều tác động tích cực đối với nền kinh tế, đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc chống suy thoái của Việt Nam. Xét tổng thể nền kinh tế ta có thể thấy những tác động tích cực sau: Thứ nhất, về tình hình sản xuất hàng hóa và dịch vụ: Theo báo cáo mới nhất của mình, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo kinh tế toàn cầu tiếp tục lún sâu vào suy thoái với mức tăng trưởng năm nay sẽ là âm 1,3%, thấp nhất trong vòng hơn 60 năm trở lại đây. Trong bối cảnh âm u đó, thực sự nước ta đã đạt được những kết quả khá đáng khích lệ: - GDP của quý I năm 2009 là 311,136 nghìn tỷ đồng, tăng 3,1% so cùng kỳ năm 2008. Trong đó khu nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,4%; công nghiệp và xây dựng tăng 1,5%; riêng khu vực dịch vụ tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2008; đóng góp 42,8% GDP. - Tháng 4-2009 giá trị sản lượng công nghiệp tăng 5,4% so cùng kỳ, gộp cả 4 tháng đầu năm thì công nghiệp tăng được 3,3% so cùng kỳ. Khu vực nông nghiệp-nông thôn đã được chú trọng đầu tư; chính sách hỗ trợ lãi suất đã duy trì được nhịp điệu sản xuất kinh doanh và đảm bảo công ăn việc làm. Đặc biệt, 4 tháng đầu năm nay nước ta đã xuất khẩu được hơn 2 triệu tấn gạo và dự kiến cả năm sẽ xuất khoảng 5,5 triệu tấn, tăng nửa triệu tấn so với năm 2008. Giá thu mua lúa gạo cũng tăng nhẹ đã cải thiện được đời sống cũng như tạo thêm sự phấn khởi cho bà con nông dân. Kim ngạch xuất khẩu cả nước 4 tháng đầu năm đạt 18,64 tỷ USD, xấp xỉ cùng kỳ và một số mặt hàng có dấu hiệu tăng trưởng như dệt may, gạo, chè, hạt tiêu… - Tính chung 5 tháng đầu năm giá trị sản xuất công nghiệp đạt 265,64 nghìn tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng tăng nhẹ, ước tính khoảng 0,8-1%. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tính chung 5 tháng đầu năm đạt 452,3 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu tháng 5 đạt 4,4 tỷ USD, tăng 2,8% so với tháng trước. Có thể thấy trong bối cảnh kinh tế toàn cầu mất ổn định, chính sách kích cầu của Chính phủ đã có tác dụng vào nền kinh tế nước nhà, giữ cho hoạt động sản xuất kinh doanh dần khôi phục sau một năm 2008 đầy sóng gió và thử thách. Mặc dù chỉ là những biến đổi nhỏ nhưng đây là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng khả quan, các giải pháp kích cầu đã phát huy tác dụng. Những mặt tích cực trên cho thấy nước ta đã đạt được hai mục tiêu cơ bản là ngăn chặn được sự suy giảm kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Thêm vào đó, sau quyết định 131 về việc hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, quyết định số 443-TTG về việc mở rộng hỗ trợ lãi suất 4% cho cả hoạt động trung và dài hạn lại hứa hẹn một tình hình sản xuất kinh doanh khả quan hơn cho các doanh nghiệp. Thứ hai, về tình hình giá cả thị trường: Theo đánh giá của Bộ Công Thương vào tháng 4/2009, chương trình hỗ trợ lãi suất đã giúp nhiều doanh nghiệp giảm chi phí vay vốn tới khoảng 35%, giá thành sản phẩm giảm từ 2-5%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 năm 2009 tăng 0,44% so với tháng trước và tăng 5,58% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2009 tăng 11,59% so với 5 tháng đầu năm 2008. Như chúng ta đã biết, chỉ số giá tiêu dùng là một thước đo khá tốt về tình hình kinh tế, khi CPI tăng thì mức sống của người dân được cải thiện. Một nền kinh tế có chỉ số giá tiêu dùng giảm là một nền kinh tế bất ổn và đáng lo ngại. Năm 2008, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam ở mức khá cao, trong khi đó CPI 3 tháng cuối năm lại có xu hướng giảm dần. Cụ thể là tháng 10/2008 CPI Việt Nam giảm 0,19% so với tháng 9, sau đó tiếp tục giảm 0,76% vào tháng 11 và 0,68% vào tháng 12, đó thực sự là một bức tranh ảm đạm của nền kinh tế Việt. Sang năm 2009, sau khi chính sách kích cầu của Chính phủ được tung ra CPI đã dần tăng trở lại, thị trường trong nước lại nóng dần lên. Điều này là một tín hiệu tốt cho việc phục hồi của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Thông qua giảm chi phí đầu vào, giá thành sản phẩm của doanh nhiệp giảm, cầu hàng hóa tăng lên vừa kích thích nền kinh tế phát triển và vừa làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Sau cái nhìn toàn bộ tổng thể nền kinh tế, chúng ta có thể tìm hiểu về thực trạng các doanh nghiệp những tháng đầu năm 2009. Các chuyên gia nhận định nhiều doanh nghiệp đang tăng tốc đón đầu phục hồi kinh tế. Đợt kích cầu đầu tiên với một lượng vốn đáng kể được rót vào thị trường đã giải quyết được khá nhiều vấn đề. Sau đó, chương trình hỗ trợ vốn trung và dài hạn đã làm cho cộng đồng doanh nghiệp có thêm nhiều niềm tin và động lực làm việc mặc dù thực tế vẫn chưa như ý. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn vay vốn để tái khởi động các dự án bị hoãn trước đây do kẹt vốn; các ngành thương mại, dịch vụ, tài chính đang “hồi sinh”, dần tăng trưởng trở lại… Tháng 4 và tháng 5, công tác xúc tiến đầu tư và thương mại cũng nhộn nhịp hẳn lên với nhiều đoàn nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu cơ hội hợp tác. Hàng loạt doanh nghiệp công bố kết quả hoạt động kinh doanh khả quan vào tháng 4 như Tổng công ty Hóa chất Việt Nam, cho biết, riêng quý I năm nay, lượng phân bón tiêu thụ của doanh nghiệp đã tăng gấp ba lần quý IV năm 2008, đạt 900.000 tấn các loại. Tổng công ty Máy và thiết bị công nghiệp cũng công bố giá trị sản xuất đạt 56,8 tỷ đồng, tăng 64% so với tháng 3… Bên cạnh đó, mặt hàng vật liệu xây dựng đã thoát khỏi tình trạng ế ẩm của năm 2008. Năm tháng đầu năm, toàn ngành xây dựng thực hiện 41.398 tỷ đồng giá trị sản xuất kinh doanh, bằng 35% kế hoạch năm và bằng cùng kỳ năm 2008, trong đó một số đơn vị có sản lượng cao là Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội… 2. Tác động tiêu cực: Chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ đến các doanh nghiệp có rất nhiều tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó, chính sách này chưa hẳn đã là một liều thuốc tốt cho nền kinh tế. Việc được cấp cứu bằng nguồn vốn rẻ vô hình chung đã làm trì hoãn việc tái cấu trúc doanh nghiệp và ngân hàng – một nhiệm vụ “đau đớn” nhưng cần thiết. Chính sách này dường như là một sự bảo hộ với các doanh nghiệp trong nước, làm lỡ một cơ hội tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam vốn đã yếu kém trên trường thế giới. Không tự lực đối đầu với khó khăn, doanh nghiệp Việt Nam đến bao giờ mới trưởng thành? Việc thực hiện chương trình cũng còn nhiều điểm không công bằng. Nhìn vào kết quả hoạt động của các doanh nghiệp và tiến trình giải ngân ta thấy rằng vốn dùng cho hỗ trợ lãi suất chủ yếu chảy vào những doanh nghiệp quốc doanh. Các doanh nghiệp quốc doanh Việt Nam thực sự vẫn luôn hoạt động kém hiệu quả vì dựa dẫm vào nhà nước nay dường như lại được ưu ái hơn khi phải đối đầu với khó khăn, điều này thể hiện cơ chế còn quan liêu của nước ta. Không chỉ thế, bất công còn thể hiện ở chỗ trong QĐ-443 không cho phép các công ty cho thuê tài chính cho vay trong khi các công ty đó cũng là các tổ chức tín dụng, cũng hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Với các công ty tài chính, vốn dĩ họ đã chịu lép vế khi cạnh tranh với các NHTM trong cho vay, tài trợ dự án. Hơn thế nữa, xét trên tổng thể nền kinh tế, việc hỗ trợ các công ty tài chính cũng góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển vì thông qua các công ty này, các doanh nghiệp sản xuất cũng được thuê tư bản với giá rẻ hơn và hạ được giá thành sản phẩm. Ngoài những mặt tiêu cực đã nói ở trên, nguy cơ tái lạm phát sẽ hiện hữu trong những năm tới nếu sử dụng "gói kích cầu" kém hiệu quả, tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nới lỏng cả về phạm vi và thời gian nhất là khi nền kinh tế Việt Nam và thế giới hồi phục trở lại, vì những nguyên nhân có tính cơ cấu của lạm phát trong nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn.   IV. Đánh giá chung về chương trình hỗ trợ lãi suất và một số giải pháp đề xuất: 1. Đánh giá chương trình hỗ trợ lãi suất: a. Ưu điểm: Từ việc phân tích bối cảnh kinh tế Việt Nam, nội dung của chương trình, quá trình thực hiện và những tác động sơ bộ tới nền kinh tế có thể thấy được nhiều ưu điểm của chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ. Trong đó nổi bật những ưu điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, trong bối cảnh Việt Nam đang lâm vào suy thoái kinh tế với khủng hoảng chung của kinh tế toàn cầu thì việc Chính phủ quyết định thực hiện kích cầu, tăng đầu tư, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh là những hành động cần thiết, phù hợp với nhu cầu thực tiễn và xu hướng chung của thế giới. Đặc biệt, chương trình hỗ trợ lãi suất là chính sách “cứu sinh” cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khủng hoảng khi đang lâm vào tình trạng thiếu vốn, nợ nhiều và nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa thậm chí đang đứng trước nguy cơ phá sản vào thời điểm cuối năm 2008 – đầu năm 2009. Có thể nói đây là hành động thức thời của Việt Nam. Thứ hai, quá trình giải ngân tương đối nhanh, chỉ trong một thời gian ngắn các ngân hàng thương mại đã cho vay được một khối lượng vốn rất lớn. Đây là tín hiệu rõ rệt cho sự tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh ở Việt Nam và bước đầu là dấu hiệu đáng mừng cho sự khôi phục kinh tế. Thứ ba, chương trình đã mang lại những tác động ban đầu đến khôi phục kinh tế được nhiều nhà kinh tế đánh giá cao. Chỉ số giá tiêu dùng đã dần tăng trở lại, sản lượng sản xuất của đa số ngành tăng nhẹ, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản đã tìm được chỗ dựa để đứng dậy, qua đó tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, nức sống của toàn xã hội được cải thiện. Biểu đồ: Mức tăng của tín dụng theo chương trình hỗ trợ lãi suất 4% cho vốn vay sản xuất kinh doanh tính tới 11/06/2009 (Nguồn: Tổng hợp từ Website NHNN VN) b. Nhược điểm: Tuy vậy, trong quá trình thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất chúng ta phải nhìn nhận một số nhược điểm: Tiêu cực trong mục đích sử dụng vốn vay, các ngân hàng thiếu minh bạch, Đầu tiên phải kể đến trong các hạn chế của chương trình hỗ trợ là sự vận động có tính tiêu cực của nhiều khoản vay. Thực tế là nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực sự cần vốn sản xuất kinh doanh chưa nhận được sự hỗ trợ do không đáp ứng đủ tiêu chuẩn cho vay của ngân hàng, hoặc khó khăn trong vấn đề thủ tục. Trong khi đó, nguy cơ đảo nợ hay dòng tiền chảy vào sàn vàng, thị trường chứng khoán lại khá rõ rệt. Việc đảo nợ có thể xảy ra do các doanh nghiệp dùng nhiều cách để che mắt Ngân hàng hoặc cũng có thể do Ngân hàng và doanh nghiệp đó thông đồng với nhau để trục lợi từ ngân sách nhà nước. Đứng từ góc độ doanh nghiệp, động cơ vay mới với lãi suất thấp (5 – 6%) để trả các khoản nợ cũ với lãi suất rất cao là một điều dễ hiểu. Hơn thế nữa, đối với một số doanh nghiệp khó khăn, họ không có đủ khả năng trả nợ cũ nên không thể tiếp cận với khoản vay mới, vì vậy họ tìm mọi cách xoay sở để dùng chính khoản vay của ngân hàng để trả nợ cũ và đi vay nợ mới. Thực sự việc không cho phép đảo nợ mang lại khó khăn cho nhiều doanh nghiệp nhưng đây là việc làm phạm pháp, bởi nếu cho phép đảo nợ tức là nền kinh tế chấp nhận một cách làm ăn không hiệu quả, gây thất thoát tài sản và rối ren trong công tác quản lý. Bên cạnh việc đảo nợ, nguy cơ vốn hỗ trợ lãi suất chảy vào thị trường bất động sản và chứng khoán cũng có thể đang xảy ra. Như chúng ta đã biết, từ tháng 3/2009, thị trường bất động sản và chứng khoán trong nước bắt đầu nóng dần lên. Chỉ số VN-Index từ mốc 246 điểm đã tăng vọt lên gần 460 điểm tính đên phiên ngày 04/06, tức là tăng gần gấp đôi chỉ sau 3 tháng. Ngoài những nguyên nhân như tín hiệu phục hồi của chứng khoán thế giới, sức hấp dẫn nội tại của thị trường sau hơn 1 năm điều chỉnh sâu một nguyên nhân khác nữa là do vốn mà nhà nước kỳ vọng đưa vào sản xuất kinh doanh lại bị chảy vào đầu tư, đầu cơ chúng khoán và bất động sản. Điều này có thể nhận ra khi thấy tiến độ giải ngân của Ngân hàng thương mại rất nhanh nhưng việc phục hồi trong sản xuất kinh doanh chưa thật sự đạt hiệu quả. Thứ hai, nguyên nhân lớn khiến chương trình thực hiện không hiệu quả, vốn không đến tay người cần vốn chính là do sự thiếu minh bạch của các NHTM. Theo ông Nguyễn Văn Tú, Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vĩnh Phúc, không chỉ là ngân hàng gây khó dễ mà thậm chí đã có cả tiêu cực trong việc cho vay vốn của các ngân hàng. Ông dẫn chứng, cùng một bộ hồ sơ vay vốn với dự án giống nhau nhưng doanh nghiệp khác thì vay được còn công ty ông thì lại không. Điều này chứng tỏ cơ chế xin cho vẫn còn tồn tại một cách có hệ thống ở nước ta. Hay theo một phản ánh khác, cùng một mặt hàng nhưng có ngân hàng xét “cho” vào diện được hỗ trợ, có ngân hàng lại không… Ngoài ra, các thủ tục để xin cấp hỗ trợ còn rườm rà, khó hiểu. Cho tới thời điểm này mà còn rất nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay với các thủ tục xin hỗ trợ trong khi thời hạn và lượng tiền được dùng cho hỗ trợ lãi suất đang trôi qua từng ngày. Thậm chí, do các thủ tục rườm rà, một số doanh nghiệp nhỏ còn nộp đơn không cần vay vốn hỗ trợ. Hầu hết các NHTM trên giấy tờ vay đều đưa ra điều khoản ngay trong đơn xin vay của khách hàng là phải cam kết mình đủ điều kiện hỗ trợ lãi suất, nếu không đủ điều kiện thì DN phải cam kết sẽ trả đủ cho NH theo lãi suất 8%. Theo quy định đối với việc cấp bù lãi suất, các NHTM chỉ được NHNN thanh toán hỗ trợ trước mắt 80% và vẫn bị giữ 20%. Sau này sẽ có thanh tra kiểm tra lại các đối tượng khách hàng được vay để xem đối tượng khách hàng có thực sự đủ điều kiện hỗ trợ hay không, trong khi đó các DN lâu nay đều không muốn bị thanh- kiểm tra nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Như thế, các đồng vốn lại chảy vào các doanh nghiệp lớn như “nước chảy chỗ trũng”. Thứ ba, các doanh nghiệp cũng còn thụ động, chưa tìm hiểu kỹ về chương trình. Nhiều doanh nghiệp còn e ngại những nguy cơ bất ổn, những biến động theo chiều hướng đi xuống, không dám vay vốn để đầu tư dù doanh nghiệp đang thiếu vốn, sản xuất bị đình trệ, nhiều lao động không có việc làm. Cũng do tâm lý thụ động “chờ vốn”, nhiều doanh nghiệp không được cấp tín dụng đúng mức bởi hồ sơ không phù hợp, không đủ tiêu chuẩn để cho vay… Sự thiếu quan tâm, thiếu hiểu biết làm các doanh nghiệp mất đi quyền lợi của mình trong việc xin cấp tín dụng hỗ trợ đồng thời làm giảm hiệu quả của chương trình. Nhìn chung, sau hơn 04 tháng thực hiện, chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất 4% của Chính phủ đã đạt được nhiều ưu điểm nhưng cũng còn tồn tại nhiều điểm yếu kém. Chương trình đã có tác dụng kích thích đầu tư, cùng với gói kích cầu mang lại những dấu hiệu bước đầu của việc khôi phục kinh tế Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó, chương trình cũng còn tồn tại những yếu điểm vần khắc phục để có thể phát huy tối đa hiệu quả, đồng thời nhanh chóng đưa Việt Nam vượt qua khủng hoảng. 2. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình hỗ trợ lãi suất: Gói kích cầu của Chính phủ có phát huy hiệu quả khôi phục sản xuất, tiêu dùng đưa Việt nam thoát khỏi khủng hoảng hay không vẫn còn là một dấu hỏi lớn đối với Việt Nam. Để chương trình hỗ trợ lãi suất phát huy tối đa tác dụng phát triển sản xuất kinh doanh cần có sự phối hợp thực hiện của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hệ thống các ngân hàng thương mại và các cơ quan hữu quan cũng như chủ động của các doanh nghiệp. Nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách kích cầu đầu tư thông qua hỗ trợ lãi suất, nhóm nghiên cứu đề xuất một số điểm cần quan tâm như sau: Đối với các ngân hàng thương mại: Sự tồn vong của các doanh nghiệp quyết định rất lớn tới sự phát triển của các ngân hàng thương mại. Do đó, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay, khi các loại hình trung gian tài chính khác còn chưa phát triển, các ngân hàng cần tích cực phối hợp thực hiện gói kích cầu của Chính phủ nhằm khôi phục kinh tế và đảm bảo sự phát triển bền vững của chính hệ thống ngân hàng. Theo đó các ngân hàng thương mại cần: - Xác định đây là nhiệm vụ kinh tế-chính trị trọng tâm, vừa làm tốt vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế, vừa tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các khoản tín dụng. - Phân tích và đánh giá chính xác mức sinh lời của doanh nghiệp để từ đó xác định lãi suất cho vay hợp lý, đảm bảo đôi bên cùng có lợi, kết hợp với lãi suất hỗ trợ tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp. - Đơn giản hoá các thủ tục hành chính nhưng vẫn phải đảm bảo quy trình xét hồ sơ tín dụng để cho vay đúng đối tượng, hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của nhà nước. - Tích cực trong khâu tư vấn, hướng dẫn, giải thích các đối tượng vay vốn nhằm tối ưu hoá chủ trương, chính sách của Nhà nước, đảm bảo việc hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định.  - Nâng cao khả năng dự báo và thực hiện tốt vai trò tư vấn về lãi suất cho vay, đầu tư và sử dụng vốn giúp doanh nghiệp phòng ngừa và hạn chế rủi ro, mạnh dạn đầu tư, tăng cường sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp: - Mạnh dạn đầu tư cho các dự án sản xuất mới trên cơ sở tính toán và dự báo đầy đủ, chính xác về chi phí, đánh giá hiệu quả, lợi nhuận của các phương án. - Tích cực và chủ động trong quá trình huy động vốn, sử dụng vốn hợp lý hiệu quả nhằm cứu lấy mình và góp phần chống suy thoái kinh tế; nhưng cũng phải giữ cái nhìn khách quan, chỉ nhận vốn hỗ trợ khi doanh nghiệp thật sự còn cư hội phát triển, tạo điều kiện phát triển bền vững. - Sử dụng linh hoạt công cụ đòn bẩy tài chính trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận, tối đa hóa sản xuất trong điều kiện được hỗ trợ lãi suất. - Tăng cường năng lực tự chủ về tài chính, đa dạng hóa các kênh huy động vốn có thể, tránh việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn vay Ngân hàng. Đối với các cơ quan quản lý vĩ mô: - Thực hiện triệt để và kiên trì chương trình trên cơ sở giám sát chặt chẽ, xử lý công bằng, nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm, tránh việc sử dụng vốn sai mục đích, dòng tiền chảy không đúng chỗ, đề phòng nguy cơ tiêu cực tham nhũng hoặc nhũng nhiễu, tạo sự bất bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp. - Kết hợp với các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp khác như hỗ trợ tìm kiếm thị trường, quảng bá thương hiệu, cho vay xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu, thưởng xuất khẩu,…; tránh tình trạng doanh nghiệp không dám vay vốn do không tìm được thị trường tiêu thụ (sức mua trong nước và các thị trường lớn hiện đang bị suy giảm và tập trung vào tiêu dùng hàng nội địa). - Điều hành chính sách một cách linh hoạt, xử lý, điều chỉnh kịp thời những tình huống phát sinh trong thực. Đồng thời thường xuyên tổng kết để đánh giá tác động của chính sách kích cầu, từ đó có những giải pháp bổ sung hợp lý, sát thực. - Hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính trong điều hành lãi suất, làm biến dạng sự vận động của lãi suất để đảm bảo lãi suất trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, giữ thị trường ổn định, giúp cho các doanh nghiệp có thể dự báo, đưa ra các giải pháp đối phó phù hợp, mạnh dạn đầu tư sản xuất. Một chính sách muốn thành công phải là kết quả của sự tìm hiểu và thống nhất giữa nhà hoạch định chính sách và người thực hiện. Với chính sách hỗ trợ lãi suất cũng vậy, muốn đạt được kết quả tốt cần phải có sự phối hợp hành động và hợp tác trong đường lối giữa cơ quan quản lý vĩ mô, NHTM và các doanh nghiệp. Phần III: KẾT LUẬN Trong phạm vi bài tiểu luận, nhóm nghiên cứu đã trình bày một số vấn đề cơ bản về lãi suất và những nét tổng quan về chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, đồng thời chỉ ra các tác động của nó sơ bộ của nó đến nền kinh tế, từ đó nhóm cũng đề xuất một số giải pháp để phát triển ưu điểm và khắc phục nhược điểm của chương trình. Lãi suất ở Việt Nam giai đoạn vừa qua diễn biến tương đối phức tạp, gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu đã gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam: lạm phát, thất nghiệp, nhập siêu, sản xuất đình trệ, tín dụng khó khăn… Chính phủ Việt Nam đã có những quyết định đúng đắn khi thực hiện gói kích thích nền kinh tế. Trong đó, chính sách hỗ trợ lãi suất là một chính sách rất đáng quan tâm vì nó đang mang lại những tác động đa chiều đến nền kinh tế. Chương trình hỗ trợ lãi suất mới thực hiện được hơn 4 tháng nhưng đã bộc lộ nhiều ưu điểm cũng như nhược điểm cần khắc phục. Mặc dù còn nhiều ý kiến nghi ngờ về hiệu quả và tính sát thực của chính sách hỗ trợ lãi suất, nhưng trong bối cảnh như hiện nay chắc chắn không một giải pháp đơn lẻ nào đạt được độ tối ưu. Hơn nữa, đây là giải pháp chưa có tiền lệ, cho nên hơn bao giờ hết rất cần có sự đồng thuận trong triển khai, thực hiện của các cơ quan, tổ chức, ngân hàng, doanh nghiệp… có liên quan. Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, sự đồng tâm nhất trí trong công tác thực hiện các chính sách của Chính phủ chính là yếu tố quyết định hiệu quả khôi phục kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Hiện nay chúng ta chưa có đủ thông tin và chưa thể xác định rõ chương trình có cải thiện mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế như kỳ vọng hay không, điều duy nhất đúng đắn mà chúng ta có thể làm là làm sao để thực hiện phần còn lại của chương trình một cách tốt nhất. Ngoài chính sách cấp bù lãi suất cho vay, Chính phủ cũng đang thực hiện nhiều chương trình khác nằm trong gói kích cầu nhằm mục tiêu khôi phục và phát triển nền kinh tế Việt như chính sách miễn, giảm, giãn thuế cho doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ trả lương cho người lao động… Nếu có thể kết hợp hài hòa các chương trình về thời gian, tốc độ thực hiện thì sẽ mang lại kết quả rất khả quan cho nền kinh tế. Danh mục tài liệu tham khảo: 1. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến: Giáo trình Tài chính - Tiền tệ Ngân hàng. NXB Thống kê, 2008. 2. Thời báo kinh tế Việt Nam: Kinh tế 2008 – 2009 Việt Nam và Thế Giới - Dương Ngọc: Kinh tế 2008 – 2009: Nhận dạng và dự báo. Trang 04 - Nguyễn Trần Quế: Tác động của kinh tế Thế giới đến kinh tế Việt Nam. Trang 59 - Khương Duy: Tài chính tiền tệ Thế giới 2008 – 2009. Trang 89 3. GS.TS Dương Thị Bình Minh: Cơ chế hỗ trợ tài chính từ phía nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đến năm 2010 trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ 4. Website Ngân hàng nhà nước Việt Nam: - Các Quyết định, thông tư: - Kết quả thực hiện: 5. Website Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam - Đảo nợ - Đảo dự án: - Tác động của kích cầu: - Tác động của lãi suất cho vay tới hoạt động sản xuất kinh doanh 6. Các Website khác:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVài nét về chương trình hỗ trợ lãi suất 2009 của Chính phủ và tác động của nó đến các doanh nghiệp.doc