Tiểu luận Vai trò của phật giáo trong gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền
Trong mỗi gia đình, dòng họ thì đạo phật đóng vai trò rất quan
trọng trong nó thể hiên qua cách sống, cách đối xủ của các thành viên trong
gia đình. Nhân dân ta có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và khi đạo phật đến nó
đã dung hòa với tín ngưỡng đó. Phật giáo dạy cho con người phải biết nhớ
đến cội nguồn, nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục. Đạo làm con là phải
hiếu thảo với cha mẹ Vì vậy ông bà ta thường dựa vào đạo lý đó để dạy dỗ
con cái.(chính vì vậy mà trong dân gian có câu “tu đâu cho bằng tu nhà, thờ
cha kính mẹ như là chân tu” ). Và cách giáo duc của đạo phật mang tính hiền
hòa dễ tiếp nhận không giống như cách dạy dỗ trong nho giáo, người cha
mang tính cách gia trưởng và áp đặt con cái theo một khuôn khổ nhất định.
7 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3392 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vai trò của phật giáo trong gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Vai trò của phật giáo trong gia đình,
dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền
2
1Quá trình truyền bá phật giáo vào Việt Nam
Phật giáo truyền vào nước ta từ rất sớm. Đạo phật truyền sang nước ta do
các thương nhân và tu sĩ Ấn Độ, bằng đường thủy họ đã mang văn hóa phật
giáo đến Miến Điện, Thái Lan rồi đến Việt Nam. Trong chuyến đi xa đó họ
đã đặt bàn thờ đức Bồ Tác Quán Thế Âm và Đức Phật Nhiên Đăng
(Dipankara), là những vị che chở cho thủy thủ đoàn được an lành ngoài biển
khơi. Cũng trong chuyến đi này, nhằm mục đích cầu nguyện và cúng dường,
thương nhân Ấn Độ thỉnh theo thương thuyền một số vị tu sĩ. Ở những địa
phương nào mà thương nhân ghé lại thì nơi thờ tự cũng được họ thiết lập để
nguyện cầu sự bình an may mắn. Từ đó, tư tưởng Phật giáo được gieo mầm
trong nhân dân các địa phương.
Đến thế kỉ VI, ảnh hưởng của các nhà truyền giáo Ấn Độ dần dần giảm sút,
trong khi đó, các nhà truyền giáo Trung Quốc, sau khi Phật giáo từ phương
Bắc phát triển xuống lãnh thổ Trung Hoa đã dội ngược lại trở xuống đất
nước ta. Đáng chú ý là sự du nhập của các phái Thiền phái từ Trung Quốc.
Do thâm nhập một cách hòa bình nên ở thời Bắc thuộc , Phật giáo đã phổ
biến sâu rộng trên đất nước ta. Lúc bấy giờ ý thức đạo pháp và dân tộc đã
thống nhất với nhau trong lòng những người con phật.
Quá trình hình thành 4 thiền phái phật giáo ở Việt Nam
Phật giáo truyền vào nước ta đầu tiên bằng các tín ngưỡng sơ khai như: thờ
phật, đốt trầm, tụng kinh,chữa bệnh, trì tà, cúng dường, bố thí cho dân bản
điạ…dần dần nhân dân ta được tiếp thu và tin theo các tin ngưỡng đó. Và
3
sau này khi các thiền phái du nhập vào thì phật giáo Việt Nam mới phát triển
hơn.
- Thiền phái đầu tiên của nước ta là thiền phái Tinidaluuchi do thiền sư
người Ấn Độ lập nên vào năm 580 tại chùa Pháp Vân (Bắc Ninh), truyền
được 19 thế hệ. Thiền sư Tinidaluuchi tới Việt Nam vào thời kì nước ta đang
có một nền độc lập vào thời vua Lý Phật Tử, nhưng sau này vua Tùy Văn Đế
dời nhà Tùy, thống nhất lãnh thổ Trung Hoa nên đêm quân sang đánh, Lý
Phật Tử thua nên nước ta bị đăt dưới sự đô hộ của Trung Hoa. Sau thời nhà
Tùy là thời nhà Đường đô hộ nước ta không cho mở mang dân trí. Giới trí
thức bị đàn áp. Vì vậy cho nên các chùa trở thành các trung tâm văn hóa, và
những người giỏi nhất ở trong nước là các thầy. Giới trí thức lãnh đạo trong
nước là các thầy. Nếu trong nhân gian không có trường học thì các thầy mở
trường dạy học. Nói là dạy phật pháp nhưng thực chất là dạy văn hóa, dạy
chữ nghĩa. Nếu trong nhân gian không có bệnh xá thì, thầy thuốc, thì các
thầy học thuốc và trị bệnh cho nhân gian. Thành ra chùa chiền vừa là trường
học, vừa là nhà thương. Nhà thương ở đây hiểu theo nghĩa là thương yêu
đùm bọc.
- Thiền phái thứ hai do thiền sư Trung Quốc Vô Ngôn Thông người Quảng
Châu lập nên năm 820 tại chùa Kiến Sơ (Bắc Ninh), truyền được 17 đời.
- Vào thời nhà Lý có nhà sư Thảo Đường người Trung Quốc vốn là tù binh
bi bắt tại Chiêm Thành, được vua Lý Thánh Tông giải phóng và cho mở đạo
trường tại chùa Khai Quốc, lập nên dòng thiền thứ 3, truyền được 6 đời. Do
thiền phái này theo thiên hướng tri thức và văn chương nên ít có chổ đứng
trong lòng nhân dân.
Đến thời kì nhà Trần. Thấy được việc thống nhất giang sơn về một mối để
dể dàng trong việc cai trị và xây dựng đất nước vua Trần Thái Tông đã
thống nhất các thiền phái trước kia để cho ra đời một thiền phái duy nhất, đó
4
là thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Việc ra đời của thiền phái Trúc Lâm có ý
nghĩa rất lớn, phạt giáo trong giai đoạn này được xem như là tư tưởng của
đất nước nên việc thống nhất các thiền phái lại với nhau là cần thiết. Nó đáp
ứng nhu cầu của lịch sử dân tộc ta, cần phải có một tư tưởng riêng biệt của
Đại Viêt.
Tiếp đến là vai trò của Trần Nhân Tông, ông có vai trò rất lớn, ông là người
khai sáng thiền phái Trúc Lâm. Thiền phái Trúc Lâm ra đời mang màu sắc
rất riêng cho phật giáo Việt Nam, Thiền phái Trúc Lâm cho rằng “ bất cứ ai
cũng có thể trở thành Phật ngay giữa cuộc đời trần thế này, không phân biệt
tại gia hay xuất gia, không phân chia đại ẩn hay tiểu ẩn, tùy vào thành phần
xã hội, tuỳ khả năng mà thể hiện đời sống của mình ở giữa đời”. Điều này
thể hiện sự phát triển cực thịnh của phật giáo ở đất nước ta, phật giáo trong
thời kì này được xem như là quốc giáo.
Vai trò của phật giáo đối với gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ
truyền.
Từ xa xưa phật giáo đã có vai trò rất lớn trong gia đình, dòng họ, làng xã
Việt Nam. Điều đó thể hiện qua nếp sống, nếp sinh hoạt hằng ngày của
người dân từ vật chất đến tinh thần,. Văn hóa phật giáo dần dần in đậm trong
tâm thức người Việt.
Nếu như trong gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam ta có tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên, thì phật quan âm trong tâm thức dân gian người Việt cổ cũng
được xem như là tổ tiên. Nếu như thần linh được xem là những người phù
hộ độ trì cho nhân dân ta từ xa xưa thì phật cũng được họ xem như là thần
linh. Điều này cho thấy phật đóng vai trò quan trọng trong tâm linh người
Việt cổ truyền. Phật không phải là một thứ gì đó rất xa lạ.
5
Thứ nhất Phật giáo đến với nước ta trong bối cảnh đất nước bị ngoại xâm
phương bắc đô hộ, và trong làng xã Việt Nam ta lúc này chịu sự ảnh hưởng
rất lớn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Phật giáo đến mang đến cho họ sự
giải thoát. Dưới sự cai trị khắc nghiệt của phương Bắc đời sống nhân dân ta
rất cơ cực, chính vì vậy phật giáo là chổ dựa tinh thần cho họ. Thực chất của
đạo phật muốn hướng đến là giải thoát con người khỏi nỗi khổ. Tư tưởng
của đạo phật là không phân biệt đẳng cấp, tầng lớp thống trị, ai cũng có
quyền lợi như ai. Chính vì điều đó nó đã giúp cho con người trong xã hội lúc
bấy giờ tin vào cuộc sống, giúp con người biết đấu tranh để dành lại quyền
lợi của mình trước các thế lực ngoại xâm.
Thứ hai Vai trò của phật giáo thể hiện thông qua nếp sống nếp sinh hoạt
hằng ngày của người dân, thể hiện qua cách sống, cách đối nhân xử thế giữa
người với người trong làng xã. Nó hướng cho người dân sống với nhau bằng
tình bằng nghĩa, sống thánh thiện hơn, tránh làm điều ác. Phật giáo len lõi
vào đời sống thường nhật của bộ mặt làng xã. Giúp con người có niềm tin
vào cuộc sống, con người tin rằng “ở hiền thì sẽ gặp lành”, sống tốt thì phật
sẽ phù hộ độ trì.
Thứ ba Vai trò của phụ nữ được nâng lên trong xã hội. Đối với tư tưởng Nho
giáo thì quyền lợi của người phụ nữ ở làng xã không có. Điển hình như ở
Đình làng, người phụ nữ không được phép đặt chân đến, không được phép
tham gia bất kì hoạt động nào của làng. Còn đối với ngôi chùa làng thì đây là
nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của mọi người, phụ nữ được tham gia và
hầu như là đóng vai trò rất quan trọng tại đây. Chỉ có ở chùa thì họ mới có
tiếng nói, có được sự giải thoát về tình thần.
6
Thứ tư Trước kia chùa làng không những là nơi để người dân thờ phật, mà
nó còn là nơi chữa bệnh, dạy học cho người dân…Các thầy ngày xưa học
theo phật không những truyền dạy phật pháp cho người dân mà họ còn dạy
văn hóa, họ chữa bệnh cho những người trong làng, dần dần nó hình thành
nên mối liên hệ rất gần gũi giữa đời sống nhân dân với phật giáo. Và chùa
làng trở thành nơi sinh hoạt văn hóa của người dân trong làng.
Thứ năm Con người ai ai cũng luôn mong muốn được bình yên, sức khỏe,
mọi điều tốt đẹp sẽ đến với họ và họ tìm đến đạo phật tìm đến chùa để cầu
may mắn cho mình, cầu duyên phận, cầu đảo, cầu siêu…và cái hình thái này
nó dần dần phát triển và thể hiện qua hình thức mà ngày nay vẫn còn đó là
người ta thường cúng cầu siêu cho linh hồn người đã khuất được siêu thoát,
hoặc là khi gặp chuyện xui xẻo thì người ta thường tổ chức cúng cầu đảo để
mong cho tai qua nạn khỏi. Khi người dân cần thì đạo phật lại đáp ứng cái
nhu cầu đó, các nhà sư sẽ tham gia cúng cho người dân.
Thứ sáu Trong mỗi gia đình, dòng họ thì đạo phật đóng vai trò rất quan
trọng trong nó thể hiên qua cách sống, cách đối xủ của các thành viên trong
gia đình. Nhân dân ta có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và khi đạo phật đến nó
đã dung hòa với tín ngưỡng đó. Phật giáo dạy cho con người phải biết nhớ
đến cội nguồn, nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục. Đạo làm con là phải
hiếu thảo với cha mẹ…Vì vậy ông bà ta thường dựa vào đạo lý đó để dạy dỗ
con cái.(chính vì vậy mà trong dân gian có câu “tu đâu cho bằng tu nhà, thờ
cha kính mẹ như là chân tu” ). Và cách giáo duc của đạo phật mang tính hiền
hòa dễ tiếp nhận không giống như cách dạy dỗ trong nho giáo, người cha
mang tính cách gia trưởng và áp đặt con cái theo một khuôn khổ nhất định.
Thứ bảy Phật giáo mang lại tính cố kết cộng đồng rất lớn cho đời sống làng
xã Việt Nam cổ truyền. Tính chất của phật giáo là từ bi, bát ái,..nó rất dể tiếp
7
thu, ai cũng có thể đến với phật giáo. Vì vậy dần dần nó đã gắn kết con
người lại với nhau. Tạo tinh thần rất lớn để phục vụ cho đời sống sản xuất ra
vật chất, và to lớn hơn là chống giặc ngoại xâm, chỉ có tinh thần đoàn kết thì
con người mới làm được.
Phật giáo Việt Nam trong gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền
phát triển rất mạnh trãi qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, từ giai đoạn manh
nha du nhập, đến thời kì cực thịnh ở thời nhà Lý nhà Trần. Đến giai đoạn
thời Lê sơ, nho giáo được tôn sùng và đạo phật không được coi trọng, tuy
nhiên trong làng xã Việt Nam thì nó vẫn phát triển rất mạnh mẽ, bởi lẽ cơ sở
vững vàng của phật giáo là lãng xã.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_giao_885.pdf