Trường hợp bồi thường thiệt hại do cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng gây ra:
Chủ sở hữu, người quản lý cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng có các quyền và
nghĩa vụ đối với tài sản, trong đó có nghĩa vụ tuân thủ các quy định về chuẩn mực an
toàn trong xây dựng cũng như các quy tắc trồng cây, không để tài sản mình đang quản
lý gây thiệt hại cho người khác. Để có thể thực hiện tốt nghĩa vụ này, người trông coi
quản lý phải kịp thời phát hiện nguy cơ cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng khác có
khả năng gây thiệt hại cho những người xung quanh để tìm cách khắc phục như cây đã
mục ruỗng, cành cây to chưa được chặt khi cơn bão sắp tới hoặc nhà bị nghiêng Nếu
không có ngay biện pháp khắc phục kịp thời thì người trông coi phải có các cách thức
thông báo tình trạng nguy hiểm của cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng để những
người xung quanh tránh xa chúng hay có biện pháp tự bảo vệ. Nếu thiệt hại xảy ra
trong trường hợp chủ sở hữu, người quản lý đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của
mình trong việc quản lý thì họ sẽ được giải trừ khỏi trách nhiệm bồi thường.
12 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2445 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vai trò luật sư trong việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Vai trò luật sư trong việc bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Mục lục
Mục lục ......................................................................................................... 1
I. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ................................................. 3
II. Vai trò luật sư trong việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ...... 3
1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ................................... 3
2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ............................. 4
3. Việc xác định Toà án có thẩm quyền để thực hiện việc khởi kiện 6
4. Về điều kiện thực hiện quyền khởi kiện bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng ........................................................................................ 7
5. Về vấn đề chứng minh và xác định luật áp dụng............................ 8
a) Về vấn đề chứng minh .................................................................... 8
b) Về việc xác định luật áp dụng xác định thiệt hại.......................... 8
III. Kết luận .............................................................................................. 11
IV. Tài liệu tham khảo: ........................................................................... 12
I. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Thiệt hại ngoài hợp đồng là những thiệt hại gây ra không phải do vi phạm nghĩa
vụ có thoả thuận trong hợp đồng mà là do vi phạm pháp luật, do tội phạm, như do xâm
phạm sức khoẻ, tính mạng, do gây tai nạn gây ra, … Bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng là thực hiện trách nhiệm dân sự. Bồi hoàn thiệt hại ngoài hợp đồng theo nguyên
tắc (Điều 610 - Bộ luật dân sự):
a. Toàn bộ và kịp thời: Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức
bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, về phương thức bồi
thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
b. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây
thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
c. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc
người gây thiệt hại có quyền yêu cầu toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khác thay đổi mức bồi thường. Vd khi vết thương tái phát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khoẻ, thì người bị thiệt hại có thể yêu cầu bồi thường thêm. Ngược lại, nếu phải bồi
thường vì người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động nhưng sau đó người này
lại lao động được thì người gây hại có thể yêu cầu toà án có thể thay đổi mức bồi
thường.
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luật nói chung và luật
dân sự nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có điều kiện sau:
- Có thiệt hại xảy ra
- Phải có hành vi trái pháp luật.
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp
luật.
- Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.
II. Vai trò luật sư trong việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm BTTH được
BLDS 2005 quy định tại Điều 307 về trách nhiệm BTTH nói chung và chương XXI về
trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, trong cả hai phần này đều không nêu rõ
khái niệm trách nhiệm BTTH mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc
bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm, thời hạn hưởng bồi thường…
Nhìn dưới góc độ khoa học pháp lý chúng ta thấy rằng, mỗi người sống trong xã
hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích của mình mà xâm
phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi một người vi phạm nghĩa vụ
pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do
hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất
cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại
Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm
Dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại
cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Là một loại trách nhiệm pháp lý nên ngoài những đặc điểm của trách nhiệm pháp
lý nói chung như do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng, áp dụng đối với người
có hành vi vi phạm pháp luật, luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người bị áp dụng,
được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước…. thì trách nhiệm bồi thường thiệt
hại còn có những đặc điểm riêng sau đây:
- Xét về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm
Dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự. Khi một người gây ra tổn thất cho
người khác thì họ phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại chính là một quan hệ
tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh và được quy định trong BLDS ở Điều 307 và Chương
XXI và các văn bản hướng dẫn thi hành BLDS.
- Với vai trò người luật sư khi tham gia xem xét các vụ kiện liên quan đến trách
nhiệm BTTH chỉ đặt ra khi thoả mãn các điều kiện nhất định đó là:
Có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm
đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức.
+ Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao
gồm chi phí cứu chữa, bồi thường, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu
nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ.
+ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại bao gồm chi phí hợp
lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.
+ Thiệt hại do bị tổn thất về tinh thần. Bộ luật Dân sự quy định: Toà án có
thể buộc người xâm hại "bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh
thần cho người bị thiệt hại, người thân thích gần gũi của nạn nhân".
Những quy định này chỉ định hướng nhưng chưa có tính định lượng trong việc
bồi thường thiệt hại.
Do đó luật sư là người phải xác định trong trường hợp nào được bồi
thường, bồi thường bao nhiêu, bồi thường cho ai... Ví dụ: Thiệt hại về tài sản,
biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút tài sản, những chi phí để ngăn chặn,
hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác
công dụng của tài sản để tư vấn cho khách hàng.
Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật:
Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản là một quyền
tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều phải tôn trọng những quyền
đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào "xâm phạm" đến
các quyền đó. Bởi vậy, Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về thiệt hại
do sức khoẻ bị xâm phạm. Việc "xâm phạm" mà gây thiệt hại có thể là hành vi vi
phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kể cả những hành vi vi phạm
đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong
từng cộng đồng dân cư...
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại
xảy ra.
Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi
trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Điều này được quy định tại
Điều 609 Bộ luật Dân sự dưới dạng: "Người nào... xâm phạm... mà gây thiệt
hại... thì phải bồi thường". Ở đây chúng ta có thể thấy hành vi đó.
Tuy nhiên, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và
thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn. Do đó cần phải xem xét,
phân tích, đánh giá tất cả các sự kiện liên quan một cách thận trọng, khách quan
và toàn diện. Từ đó mới có thể rút ra được kết luận chính xác về nguyên nhân,
xác định đúng trách nhiệm của người gây thiệt hại.
Có lỗi của người gây thiệt hại
Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Xét về hình
thức lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, lỗi được thể hiện
dưới dạng cố ý hay vô ý.
Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình
sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không
mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Vô ý gây thiệt hại là một người không thấy trước hành vi của mình có khả
năng gây ra thiệt hại mặc dù phải biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước
hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không
xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung. Con người phải
chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi
của mình. Bởi vậy, những người không có khả năng nhận thức và làm chủ được
hành vi của mình sẽ không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó.
Tuy nhiên, có trường hợp người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi
thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước
mắt và lâu dài của họ hoặc thiệt hại do lỗi cố ý của người bị thiệt hại, thì không
phải bồi thường.
Đây là những điều kiện chung nhất để xác định trách nhiệm của một người phải
bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt
trách nhiệm BTTH có thể phát sinh khi không có đủ các điều kiện trên điển hình là các
trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra.
Khi xét về hậu quả, trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn mang đến một hậu quả
bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại. Bởi lẽ, khi một người gây ra tổn thất cho
người khác thì tổn thất đó phải tính toán được bằng tiền hoặc phải được pháp luật quy
định là một đại lượng vật chất nhất định nếu không sẽ không thể thực hiện được việc
bồi thường. Do đó, những thiệt hại về tinh thần mặc dù không thể tính toán được
nhưng cũng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật để bù đắp lại tổn thất cho
người bị thiệt hại. Và cũng chính vì vậy, thực hiện trách nhiệm bồi thường sẽ giúp khôi
phục lại thiệt hại cho người bị thiệt hại. khi đó yêu cầu về kỹ năng tính toán chính xác
những mức bồi thường hợp lý và có thể chấp nhận được tùy vào mỗi vai trò là người
bảo vệ cho nguyên đơn hay bị đơn.
- Vai trò người luật sư khi xác đinh rõ chủ thể bị áp dụng trách nhiệm: Ngoài
người trực tiếp có hành vi gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn được áp
dụng cả đối với những chủ thể khác đó là cha, mẹ của người chưa thành niên, người
giám hộ của người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt
hại, trường học, bệnh viện trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng
lực hành vi dân sự gây thiệt hại hoặc tổ chức khác như cơ sở dạy nghề…
3. Việc xác định Toà án có thẩm quyền để thực hiện việc khởi
kiện
- Về thẩm quyền sơ thẩm theo cấp Toà án:
Thông thường khi tham gia các việc kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản
gây ra thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên,
đối với những việc nêu trên nếu có một bên đương sự đang ở nước ngoài hoặc cần
phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án
nước ngoài thì người bị thiệt hại phải yêu cầu Toà án cấp tỉnh thụ lý giải quyết (các
Điều 33, 34 BLTTDS). Do đó luật sư phải xem xét kỹ để tư vấn cho khách hàng khởi
kiện đúng cấp đúng theo trình tự
- Về thẩm quyền sơ thẩm theo lãnh thổ:
Theo quy định pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì Toà án nơi có bất động sản
có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản còn đối với các việc kiện
không phải là tranh chấp về bất động sản thì thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của
Toà án theo lãnh thổ được xác định theo nguyên tắc nơi hiện diện của bị đơn. Như vậy,
về nguyên tắc đối với các việc kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra thì
Toà án có thẩm quyền là Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc
nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, nếu các đương sự có
thoả thuận với nhau bằng văn bản thì cũng có thể yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc
của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu
nguyên đơn là cơ quan, tổ chức (Điều 35 BLTTDS).
Bên cạnh đó, pháp luật cũng đã quy định về quyền lựa chọn của nguyên đơn
trong việc xác định Toà án có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng mà không cần sự đồng thuận của người bị kiện. Cụ thể như sau:
Theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 36 BLTTDS thì “ Nếu tranh chấp về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú,
làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết” nhằm mở rộng hơn
quyền lựa chọn của người bị thiệt hại trong việc xác định Toà án có thẩm quyền giải
quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. Theo luật thực định nếu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm liên đới, do tài sản thuộc sở hữu chung
của nhiều người hoặc chủ sở hữu và người chiếm hữu cùng có lỗi trong việc gây ra
thiệt hại…thì Toà án có thẩm quyền giải quyết là Toà án nơi một trong các bị đơn cư
trú, làm việc hoặc có trụ sở giải quyết. Điểm h Khoản 1 Điều 36 BLTTDS quy định “Nếu
các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu
cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết”.
Như vậy, tuỳ theo trường hợp mà Toà án có thẩm quyền theo lãnh thổ giải quyết
việc kiện bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra là Toà án nơi bị đơn, Toà án nơi nguyên
đơn hoặc Toà án nơi xảy ra thiệt hại. Để xác định nơi cư trú của cá nhân là nguyên đơn
hay bị đơn trong vụ kiện, cần căn cứ vào các quy định của BLDS (từ Điều 52 tới Điều
57)
4. Về điều kiện thực hiện quyền khởi kiện bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng
Trước khi tham gia các vụ kiện liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
người luật sư phải nghiên cứu kỹ, thời hiệu khởi kiện của vụ việc, thời điểm thiệt hại
xảy ra do hành vi trái pháp luật gây ra.
Về thời hiệu khởi kiện:
Trước đây, đối với các việc kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
pháp luật không quy định về thời hiệu khởi kiện nên trong thực tế các việc kiện yêu cầu
bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra không bị giới hạn về thời gian khởi kiện. Thế
nhưng, hiện nay theo Điều 607 BLDS thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt
hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể
khác bị xâm phạm. Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 về hướng dẫn áp
dụng một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có chỉ rõ hai
mốc thời gian để xác định thời hạn hai năm nói trên. Đối với những trường hợp bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh kể từ ngày 1/1/2005 thì thời hiệu khởi kiện là
2 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị
xâm phạm. Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh
trước ngày 1/1/2005 thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 1/1/2005.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp
nhân, chủ thể khác bị xâm phạm là ngày nào: Ngày xảy ra sự kiện thiệt hại hay ngày
mà quyền được bồi thường của người bị thiệt hại không được bên gây thiệt hại đáp
ứng. Ví dụ trong trường hợp nếu người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động
nhưng trong thời hạn hai năm kể từ ngày xảy ra thiệt hại mà họ không khởi kiện thì họ
có mất quyền khởi kiện hay không? Nếu quan niệm người bị thiệt hại không có quyền
khởi kiện nữa thì dường như mâu thuẫn với quy định “người bị thiệt hại được hưởng
bồi thường cho đến khi chết”. Tuy nhiên, người ta có thể lập luận rằng người bị thiệt hại
chỉ được hưởng bồi thường cho đến khi chết nếu đã khởi kiện khi sự việc còn thời hiệu
khởi kiện, ngược lại nếu không khởi kiện trong thời hạn đó thì sẽ không được hưởng
bồi thường. Nếu giải thích theo hướng này thì quả thực rất bất lợi cho người bị thiệt hại.
Thiết nghĩ, sẽ hợp lý hơn nếu cho rằng khi hết thời hạn 2 năm kể từ ngày kết thúc việc
điều trị người bị thiệt hại không có quyền khởi kiện với các khoản chi phí để điều trị
nhằm khắc phục thiệt hại, còn đối với các khoản thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút sau
khi điều trị thì thời hiệu khởi kiện là 2 năm tính theo định kỳ hàng tháng đối với từng
khoản thu nhập. Do đó pháp luật cần phải có những hướng dẫn cụ thể trong việc áp
dụng các quy định của BLDS về thời hiệu khởi kiện trong các vụ việc về yêu cầu bồi
thường thiệt hại do tài sản gây ra để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người bị thiệt hại.
5. Về vấn đề chứng minh và xác định luật áp dụng
a) Về vấn đề chứng minh
Khi thực hiện việc khởi kiện trước Toà án để yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài
sản gây ra thì về nguyên tắc người khởi kiện phải có trách nhiệm dẫn chứng các giấy
tờ, tài liệu để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Bị đơn nếu
có yêu cầu phản tố cũng có nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ, tài liệu để chứng minh.
Với vai trò người luật sư bảo vệ quyền lợi của người nguyên đơn hoặc bị đơn cần
phải tìm hiểu các chứng cứ, tài liệu chứng minh, tài liệu liên quan đến thiệt hại thực tế,
các giám định khi cần
Trong việc kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra thì các chứng cứ tài
liệu được cung cấp là để làm rõ những vấn đề sau đây:
- Có thiệt hại thực tế xảy ra hay không và mức độ thiệt hại
- Người bị khởi kiện có hành vi trái pháp luật hay không? Nếu là tài sản gây thiệt
hại thì có sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật hay không?
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật hoặc sự kiện gây thiệt hại trái
pháp luật và thiệt hại thực tế xảy ra
- Lỗi của người gây thiệt hại, lỗi của người bị thiệt hại
Bốn yếu tố này là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên
với vai trò luật sư của người bị khởi kiện có thể dẫn chứng những tài liệu để phản bác
lại yêu cầu khởi kiện như chứng minh thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị
thiệt hại, thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết.
Trong các vụ kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, luật sư bảo vệ
người bị thiệt hại có thể cung cấp cho Toà án những tài liệu, hoá đơn, chứng từ để
chứng minh thiệt hại mà họ phải gánh chịu. Trong trường hợp cần thiết có thể tham
khảo ý kiến của các nhà chuyên môn (ý kiến của bác sĩ điều trị, hội đồng giám định y
khoa đối với thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ; tổn thất về tinh thần, về chi phí thực tế bỏ
ra để phục hồi nguyên trạng tài sản…) hoặc tham khảo ý kiến của cơ quan nơi người
lao động làm việc để xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
b) Về việc xác định luật áp dụng xác định thiệt hại
Xuất phát từ nguyên tắc chung của pháp luật dân sự là tôn trọng và bảo vệ quyền
lợi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, khi các quyền này bị xâm phạm, gây thiệt hại,
việc bồi thường thiệt hại cho nạn nhân là một đòi hỏi cấp thiết và chính đáng. Chính vì
vậy, bên cạnh những quy định mang tính nguyên tắc chung về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra, pháp luật còn quy định ngoại lệ đối với trách
nhiệm bồi thường do tài sản gây ra.
Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải thực
hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 605 BLDS. Cần phải tôn
trọng thoả thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương
thức bồi thường, nếu thoả thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì khi giải quyết tranh chấp về
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần chú ý:
Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, có nghĩa là khi có yêu cầu giải
quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín
bị xâm phạm phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của BLDS quy định trong trường
hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu,
mức độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại
tương xứng đó.
Để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời, Toà án phải giải quyết nhanh
chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Trong trường hợp cần
thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của
pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự.
Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai
điều kiện sau đây:
- Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại;
- Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của
người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với
hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không thể có khả năng bồi
thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó.
Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có
sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường
đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi về
tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại cho nên mức bồi thường
thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh
tế của người gây thiệt hại...
Khi xem xét các vụ việc liên quan đến trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng
xác định rõ các văn bản pháp luật cần áp dụng trong mỗi trường hợp như thế nào? Tra
cứu và chuẩn bị, đánh dấu các điểm, mục cần trích lục khi dẫn luật để bảo vệ (Bộ luật
dân sự, bộ luật tố tụng dân sự, Nghị quyết số 45/2005/QH11, Nghị quyết 03/2006 của
Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng…)
Về nguyên tắc, trước hết luật phải căn cứ vào các quy định mang tính nguyên
tắc, bao gồm quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (các
điều từ 604 đến 607 BLDS) và các quy định về xác định thiệt hại (các điều từ 608 đến
612 BLDS) để áp dụng giải quyết. Bên cạnh đó, đối với trường hợp tài sản gây thiệt hại,
Toà án cần căn cứ vào cả các quy định riêng biệt cho từng loại vụ kiện cụ thể để giải
quyết, cụ thể: bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Điều 623), do
súc vật gây ra (Điều 625), do cây cối gây ra (Điều 626), do nhà cửa, công trình xây
dựng khác gây ra (Điều 627). Bên cạnh đó, cần phải lưu ý tới các quy định tại Điều 3
BLDS về áp dụng tập quán, quy định tương tự của pháp luật. Chẳng hạn, trong BLDS
có quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra (Điều 625) nhưng nếu là thiệt hại
do những vật nuôi khác gây ra thì có thể vận dụng quy định tại Điều 3 và Điều 625
BLDS để giải quyết.
Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại: Trong các trường hợp
Điều 625, 626, 627, thiệt hại xảy ra có thể do lỗi cố ý hoặc vô ý của người bị thiệt hại, ví
dụ: công trình xây dựng đang xuống cấp, lún, nứt nghiêm trọng, đã có biển báo nguy
hiểm và hàng rào vây quanh nhưng người bị thiệt hại vẫn đi vào khu vực cấm vì cho là
không nguy hiểm; đột nhập vào trong nhà để trộm cắp bị chó giữ nhà tấn công… Riêng
Điều 627 Bộ luật dân sự quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra chỉ được loại trừ trong trường hợp “thiệt hại do lỗi cố ý của người bị thiệt
hại”. Quy định như vậy được hiểu là nếu thiệt hại hoàn toàn do lỗi vô ý của người bị
thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ vẫn phát sinh.
Lý do vì nguồn nguy hiểm cao độ luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cao và cần đề cao
trách nhiệm của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ trong việc trông giữ, quản lý hơn
các tài sản khác.
Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng: Sự kiện bất khả kháng là những sự
kiện xảy ra hoàn toàn mang tính khách quan mà các chủ thể liên quan không thể tiên
liệu được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết
trong điều kiện, khả năng cho phép. Việc không thể tiên liệu và không thể khắc phục
được không chỉ đối với chủ sở hữu, người quản lý tài sản mà còn đối với những người
khác nếu trong điều kiện, hoàn cảnh đó. Sự kiện bất khả kháng có thể là thiên tai như:
lũ quét, mưa đá, sóng thần, động đất… hoặc những thảm họa như nổ bom nguyên tử…
Trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường này được quy định trong các Điều 623 –
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; Điều 626 – Bồi thường thiệt hại
do cây cối gây ra và Điều 627 – Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng
khác gây ra. Riêng đối với thiệt hại do súc vật gây ra (Điều 625), Bộ luật dân sự không
cho đây là một trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường, có nghĩa là chủ sở hữu,
người quản lý súc vật vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp thiệt hại
do sự kiện bất khả kháng, ví dụ: do thời tiết mà súc vật bị dịch bệnh, gây thiệt hại cho
con người. Chủ sở hữu, người quản lý súc vật có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp cần
thiết để quản lý, chăm sóc súc vật, bảo đảm chúng không gây thiệt hại cho người khác.
Trường hợp bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra: Súc vật là những động vật đã
được con người thuần hóa, kiểm soát được hoạt động và tuân thủ theo sự quản lý của
con người trong quá trình nuôi dưỡng. Mặc dù súc vật đã được thuần hóa nhung chúng
vẫn mang bản chất tự nhiên của động vật hoang dã nên chỉ cần con người lơi lỏng,
thiếu ý thức trong việc quản lý, chăm sóc là súc vật có khả năng gây thiệt hại. Lỗi của
chủ sở hữu, người quản lý súc vật trong trường hợp súc vật gây thiệt hại là lỗi vô ý, thể
hiện ở chỗ họ đã không áp dụng tốt, đầy đủ các nguyên tắc trong việc trông coi, quản
lý, chăm sóc súc vật như: không cột giữ trâu bò cẩn thận khi chăn thả ngoài đồng làm
trâu bò tự do đi lại dẫm nát ruộng lúa của người khác; không tiêm phòng dịch cho gia
súc, gia cầm khi đến mùa dịch bệnh… Đây là những biện pháp phòng ngừa thiệt hại
cần thiết mà người quản lý súc vật hoàn toàn có thể thấy trước và có khả năng thực
hiện được nhưng đã không thực hiện, dẫn đến súc vật gây thiệt hại.
Trường hợp bồi thường thiệt hại do cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng gây ra:
Chủ sở hữu, người quản lý cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng có các quyền và
nghĩa vụ đối với tài sản, trong đó có nghĩa vụ tuân thủ các quy định về chuẩn mực an
toàn trong xây dựng cũng như các quy tắc trồng cây, không để tài sản mình đang quản
lý gây thiệt hại cho người khác. Để có thể thực hiện tốt nghĩa vụ này, người trông coi
quản lý phải kịp thời phát hiện nguy cơ cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng khác có
khả năng gây thiệt hại cho những người xung quanh để tìm cách khắc phục như cây đã
mục ruỗng, cành cây to chưa được chặt khi cơn bão sắp tới hoặc nhà bị nghiêng…Nếu
không có ngay biện pháp khắc phục kịp thời thì người trông coi phải có các cách thức
thông báo tình trạng nguy hiểm của cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng để những
người xung quanh tránh xa chúng hay có biện pháp tự bảo vệ. Nếu thiệt hại xảy ra
trong trường hợp chủ sở hữu, người quản lý đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của
mình trong việc quản lý thì họ sẽ được giải trừ khỏi trách nhiệm bồi thường.
Trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: Khoản 3
Điều 623 Bộ luật dân sự quy định “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm
hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi”.
Quy định này được hiểu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra là loại trách nhiệm đặc biệt, hoàn toàn không cần xem xét đến điều kiện lỗi.
III. Kết luận
Hiện nay, BLDS Việt Nam chưa quy định về trường hợp một người chiếm hữu
hợp pháp đối với tài sản như chiếm hữu thông qua hợp đồng dân sự (ví dụ thông qua
hợp đồng thuê, mượn, gửi giữ …) hoặc chiếm hữu tài sản do pháp luật quy định (chiếm
hữu tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, gia súc, gia cầm thất lạc…) mà tài sản này gây thiệt
hại cho người khác thì ai phải bồi thường thiệt hại. Xét về nguyên tắc theo quy định của
pháp luật hiện nay thì chủ sở hữu vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường,tuy nhiên định
như vậy sẽ không phù hợp vì trong trường hợp này chủ sở hữu đã chuyển giao quyền
chiếm hữu của mình cho người khác và việc kiểm soát, quản lý tài sản đã nằm ngoài ý
chí của chủ sở hữu. Trong trường hợp này, pháp luật cần quy định về người phải chịu
trách nhiệm BTTH là người chiếm hữu hợp pháp bởi lẽ tài sản hiện đang thuộc quyền
nắm giữ, quản lý và kiểm soát của những người này.
Như vậy, thiệt hại xảy ra nhất thiết phải có nguyên nhân xác định mà không thể là
tự nhiên. Theo quan điểm của triết học, nguyên nhân và kết quả luôn có mối liên hệ nối
tiếp nhau, nguyên nhân bao giờ cũng đi trước, là cái sinh ra kết quả; nhưng một kết
quả có thể lại do nhiều nguyên nhân sinh ra hoặc ngươc lại. Vì vậy khi xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai, cần xem xét thiệt hại đó do các nguyên nhân
nào gây ra, các nguyên nhân đó do đâu mà có v.v… Nếu không xác định được mối
quan hệ nhân quả, nghĩa là không xác định nguyên nhân gây ra thiệt hại sẽ dễ dẫn đến
các sai lầm khi áp dụng trách nhiệm dân sự. Sự kiện xảy ra ngoài mong đợi và nằm
ngoài ý chí mong muốn của chủ sở hữu.
Xác định đúng thiệt hại để ấn định mức bồi thường cụ thể là một vấn đề khó khăn
và rất phức tạp. Nguyên tắc của tính toán thiệt hại là: Đó là những thiệt hại về vật chất
(thiệt hại về tài sản) hoặc là những chi phí những thu nhập thực tế bị giảm sút hay bị
mất do có sự thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ đưa đến. Hoặc là những lợi ích vật chất
thực tế khác bị mất đi do người vi phạm đã gây ra cho người bị thiệt hại.
Có thể nói cho đến nay, trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại do
tài sản gây ra vẫn là một vấn đề phức tạp. Thông lệ và tập quán quốc tế liên quan tới
bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra tuy xảy ra trên thực tế nhưng vẫn chậm phát triển
và thiếu tiền lệ pháp lý. Việc khôi phục các thiệt hại do tài sản gây ra tương tự như việc
khôi phục thiệt hại do các chủ thể khác gây ra.
Việc quy định chi tiết các quy định bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra làm cơ
sở cho việc xác định thiệt hại vật chất và một số thiệt hại về tinh thần – là một yếu tố cơ
bản và quan trọng trong việc xác định trách nhiệm bồi thường – dựa vào đặc điểm và
tính chất của các thiệt hại do tài sản gây ra trên thực tế. Để xác định được một cách
tương đối chuẩn xác và đầy đủ các thiệt hại do đồ tài sản gây ra, thông lệ và kinh
nghiệm quốc tế cho thấy cần phải áp dụng nhiều phương pháp, cách thức khác nhau
phù hợp với tính chất và mức độ của thiệt hại.
Để đạt được mục tiêu đó, cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống các quy định pháp
luật thống nhất, đầy đủ nhằm điều chỉnh một cách phù hợp và chặt chẽ các quan hệ
trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. Theo đó: Cần quy định đặc thù về
trách nhiệm dân sự trong bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra đối với các trường hợp
cá biệt như: bồi thường thiệt hại do tài sản là động sản, là bất động sản, máy móc, thiết
bị… để đạt được tính thống nhất và phù hợp. Quy định một cách đầy đủ và có hệ thống
các loại trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại do tài gây ra, các trường hợp cần áp
dụng trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại để có thể thuận tiện khi áp dụng, tạo điều
kiện thuận lợi và cơ sở pháp lý cho việc áp dụng trong thực tiễn thi hành.
IV. Tài liệu tham khảo:
- Bộ Luật dân sự
- Bộ Luật tố tụng dân sự
- Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội
“Về việc thi hành Bộ luật dân sự”
- Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân
dân tối
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_tieu_luan_2308_2998.pdf