Để lo ại trừtính nhiễu của sở hữu chéo trong vốn tự có như đã đề cập ở trên, kho ản đầu tư của
TCTD này vào TCTD khác phải được xác định rõ và loại trừkhỏi vốn cấp 1 của tổchức được góp
vốn khi tính hệsốan toàn vốn (CAR) của tổchức này, tránh tình trạng vốn chảy lòng vòng trong hệ
thống dẫn tới việc tăng vốn không thực chất. Đặc biệt, các quy định vềphòng chống rửa tiền cũng
phải được thực thi một cách nghiêm túc. Ví dụ, các cổđông đi vay tiền hoặc cácnguồn tiền đểgóp
vốn thành lập ngân hàng không minh bạch thì phải được phát hiện và xửlý nghiêm minh.
Quy định chống độc quyền
Nhằm hạn chếtình trạng sởhữu chéo, quy định đặt ra các cổđông cá nhân không sởhữu quá 5%,
cổđông và người có liên quan của cổđông đó không được sởhữu vượt quá 20% vốn điều lệcủa
một TCTD; m ột cổđông tổchức không sởhữu quá 15% (cổđông chiến lược là 20%) TCTD. Quy
địnhnày phần nào giúp hạn chếcác cổđông lạm dụng quyền lực dùng vốn của ngân hàng đi thâu
tóm công ty hay ngân hàng khác, đầu tư vào các dựán sân sau của mình.gây ra hiện tượng sởhữu
chéo.
Tuy nhiên, các cổđông có thểlách Quy định bằng cách đưa người khác đứng tên sởhữu hoặc liên
kết kết với các nhóm khác nhằm chi phối TCTD. Khi điều này xảy ra thì tất y ếu xảy ra quá trình
đầu tư tràn lan không theo tiêu chuẩn ngân hàng, đầu tư chéo.gây ra thiệt hại, hệquảxấu.
Chính vì vậy đi kèm với quy định này phải là quá trình thanh tra, kiểm soát chặt chẽtừNHNN
nhằm kịp thời phát hiện các cá nhân, tổchức, nhóm lợi ích vi phạm hay lách luật trong việc khống
chếcác ngân hàng, TCTD.
29 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 3380 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vấn đề sở hữu chéo trong ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..........................................................23
3.1.2 Hàn Quốc ............................................................................................................................24
3.1.3 Mỹ ......................................................................................................................................24
3.2 Kiểm soát vấn đề sở hữu chéo tại Việt Nam.................................................................................25
GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nhóm 3 Ngân hàng Đêm 2 – K22 2
3.2.1 Hoàn thiện các quy định pháp luật .......................................................................................25
3.2.2 Xử lý sở hữu chéo có lộ trình...............................................................................................27
GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nhóm 3 Ngân hàng Đêm 2 – K22 3
CHƯƠNG 1: KHUNG PHÁP LÝ QUY ĐỊNH VỀ VẤN ĐỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC, SỞ
HỮU NGÂN HÀNG
Đối với vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống Ngân hàng, chủ yếu vẫn xoay quanh các Ngân hàng
Thương mại Cổ phần (TMCP). Do đó, trong phạm vi đề tài sẽ đề cập chủ yếu đến loại hình Ngân
hàng này.
Những quy định của Nhà nước về vấn đề thành lập, tổ chức và sở hữu trong ngân hàng được quy
định cụ thể tại Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 và Nghị định số 59/2009/NĐ –
CP ngày 16/06/2009 về Tổ chức và Hoạt động của NHTM.
1.1 Quy định về vấn đề thành lập Ngân hàng (được quy định tại Điều 20, luật các TCTD số
47/2010/QH12 ngày 16/06/2010)
Những điều kiện được cấp giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng:
Quy định về vốn điều lệ: vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định (cụ thể tại
Số: 141/2006/NĐ-CP)
Quy định về năng lực chủ sở hữu
Quy định về điều lệ
Quy định về đề án thành lập ngân hàng: có đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi,
không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống TCTD, không tạo ra sự độc quyền hoặc
hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống TCTD.
Liên quan đến vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam
Quy định về chủ sở hữu của TCTD có vai trò rất quan trọng trong việc minh bạch hóa hoạt động
của TCTD, khoản b điều 20 quy định như sau:
Chủ sở hữu TCTD là Công ty TNHH MTV, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân
đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc
thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để
góp vốn.
Điều kiện đối với chủ sở hữu của TCTD là Công ty TNHH MTV, cổ đông sáng lập, thành viên
sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Kết luận: Các điều kiện trên áp dụng cho các TCTD trong nước, không áp dụng cho TCTD liên
doanh, TCTD 100% vốn nước ngoài, chi nhánh NH nước ngoài, Văn phòng đại diện NH nước
ngoài. Có thể tham khảo chi tiết tại Luật các TCTD 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010).
GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nhóm 3 Ngân hàng Đêm 2 – K22 4
1.2 Quy định về vấn đề tổ chức Ngân hàng (được quy định cụ thể tại Điều 32, Luật các
TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010)
Cơ cấu quản lý của TCTD:
Được thành lập dưới hình thức Công ty Cổ phần bao gồm Đại Hội Đồng Cổ Đông, Hội Đồng
Quản Trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc).
Được thành lập dưới hình thức Công ty TNHH MTV, công ty TNHH hai thành viên trở lên bao
gồm Hội đồng Thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc).
Hội đồng Quản trị có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định, thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của ngân hàng (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại Hội Đồng Cổ Đông (điều 16 –
Nghị định số 59/2009/NĐ – CP ngày 16/06/2009 về Tổ chức và Hoạt động của Ngân hàng Thương
mại).
Ban kiểm soát là cơ quan giám sát hoạt động Ngân hàng nhằm đánh giá chính xác hoạt động
kinh doanh, thực trạng tài chính của ngân hàng, có bộ phận giúp việc và được sử dụng bộ phận
kiểm toán nội bộ của Ngân hàng để thực hiện các nhiệm vụ của mình (điều 17 – 59).
Tổng Giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Ngân hàng, chịu sự
giám sát của Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và
trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ phù hợp với quy định của Nghị định, các
quy định khác của Pháp luật và Điều lệ Ngân hàng (điều 18 – 59).
Quyền hạn và tính độc lập của Ban kiểm soát đối với Ban Quản trị và Ban Điều hành: vấn
đề này có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các hoạt động tiêu cực gây ảnh hưởng đến an
toàn tổ chức.
Khi quyền hạn của Ban Kiểm soát bị triệt tiêu hoặc bị khống chế bởi các cổ đông nhiều quyền
lực trong một Ngân hàng TMCP, điều đó dễ dàng dẫn đến các hành vi thiếu minh bạch nhằm trục
lợi cho chính các nhóm cổ đông quyền lực này. Một trong các hành vi đó là vấn đề sở hữu cổ phần,
mua bán, chuyển nhượng trái phép, cho vay không đúng quy định hoặc không theo quy trình của Tổ
chức, sở hữu chéo, dùng vốn của Ngân hàng này để mua chính cổ phần của Ngân hàng hoặc đi thâu
tóm Ngân hàng, TCTD khác… gây ảnh hưởng đến chính Ngân hàng đó và rộng hơn là gây rối loạn
trên toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Khi nền kinh tế có chiều hướng đi xuống, tác động này
càng rõ rệt, khi nguồn vốn ảo do chủ sở hữu chéo nhanh chóng bộc lộ cùng với nợ xấu do cho vay
và đầu tư sai trái sẽ kéo đổ các Ngân hàng yếu kém, hoạt động không minh bạch.
Tầm quan trọng của cổ đông phổ thông hoặc các cổ đông nhỏ
Luật Doanh nghiệp 2005 quy định về Công ty Cổ phần và Luật các TCTD 2010 quy định Công
ty Cổ phần đều có nêu quyền và nghĩa vụ của Cổ đông phổ thông. Vai trò của nhóm cổ đông phổ
GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nhóm 3 Ngân hàng Đêm 2 – K22 5
thông sẽ được phát huy nếu ngân hàng đảm bảo quyền lợi cho họ trong việc tham gia giám sát và
đóng góp ý kiến của họ cho sự phát triển. Ở đây có vai trò nổi bật mà cổ đông phổ thông phát huy
để giảm tác động tiêu cực của sở hữu chéo.
Vai trò giám sát: cổ đông có quyền phản đối các quyết định gây ảnh hưởng đến Ngân hàng,
phát hiện và tố cáo các hành vi lạm dụng vốn Ngân hàng cho các mục đích không lành mạnh; phát
hiện và tố cáo việc cấu kết, thao túng của các cổ đông lớn. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay thì tiếng
nói của các cổ đông phổ thông chưa được phổ biến và còn nhiều hạn chế, tỷ trọng của cổ đông phổ
thông trong quy mô vốn còn nhỏ và không ổn định.
Vai trò đại diện phần vốn chủ sở hữu: nếu các cổ đông phổ thông lại chiếm tỷ trọng lớn trong
cơ cấu vốn của Ngân hàng sẽ cho họ tiếng nói và quyền hạn lớn hơn. Trong tổ chức sẽ không có cổ
đông nào có khả năng thao túng, lạm dụng quyền lực để trục lợi riêng. Bên cạnh đó bản thân Ngân
hàng sẽ không bị ảnh hưởng lớn khi các cổ đông lớn gặp khó khăn về tài chính hay chuyển đổi phần
vốn góp của mình.
1.3 Quy định về sở hữu Ngân hàng
Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một TCTD.
Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu quá 15% vốn điều lệ của một TCTD trừ các trường
hợp sau đây:
a. Sở hữu cổ phần theo quy định tại khoản 3 Điều 149 Luật TCTD để xử lý TCTD gặp khó
khăn, đảm bảo an toàn hệ thống TCTD.
b. Sở hữu cổ phần nhà nước tại TCTD cổ phần hóa.
c. Sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật các
TCTD.
Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ
của một TCTD. Tỷ lệ sở hữu quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều này bao gồm cả phần vốn ủy
thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần.
Trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày được cấp giấy phép, các cổ đông sáng lập phải nắm giữ số cổ
phần tối thiểu bằng 50% vốn điều lệ của TCTD; các cổ đông sáng lập là pháp nhân phải nắm giữ số
cổ phần tối thiểu bằng 50% tổng số cổ phần do các cổ đông sáng lập nắm giữ.
Trên đây là toàn bộ những vấn đề pháp lý liên quan đến việc thành lập, tổ chức và sở hữu
trong Ngân hàng. Có thể thấy, NHNN VN mới chỉ có những khái niệm đầu tiên chứ chưa đi
sâu và khai thác một cách triệt để hơn, các quy định còn quá sơ sài, đơn giản, chỉ mang tính
sơ khai nên việc các TCTD, các cá nhân lợi dụng nhưng kẽ hở của văn bản luật nhằm mục
đích trục lợi cho bản thân là hết sức dễ dàng.
GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nhóm 3 Ngân hàng Đêm 2 – K22 6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG HỆ THỐNG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
2.1 Tình hình sở hữu chéo tại một số ngân hàng Việt Nam hiện nay
Vấn đề sở hữu chéo và đầu tư chéo tại các TCTD ở Việt Nam ngày càng nghiêm trọng và được
chia thành 6 nhóm cơ bản như sau:
1. Sở hữu của các NHTM Nhà nước và NHTM nước ngoài tại các NH Liên doanh;
2. Cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM;
3. Cổ đông tại các NHTM là các công ty quản lý cũ;
4. Sở hữu của NHTM Nhà nước tại các NHTM cổ phần;
5. Sở hữu chéo lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần;
6. Sở hữu các NHTM cổ phần bởi các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và tư nhân.
(Nguồn: UB Kinh tế Quốc hội)
2.1.1 Doanh nghiệp sở hữu các ngân hàng TMCP
Ngân hàng Quân Đội được sở hữu bởi các cổ đông nhà nước là Tập Đoàn Viễn Thông Quân
Đội (10%), Tổng Công Ty Tân Cảng Sài Gòn (5,7%) và Tổng Công Ty Trực Thăng Việt Nam
(7,2).
Ngân hàng Hàng Hải được sở hữu bởi Agribank (15%), Tổng Công Ty Hàng Hải (5,3%), Tập
Đoàn Bưu Chính Viễn Thông (VNPT) (12,5%), đồng thời VNPT còn sở hữu 6% NH Bưu Điện
Liên Việt thông qua Tổng Công Ty Bưu Điện Việt Nam, và sở hữu 6,1% NH Đông Nam Á thông
qua VMS (Mobifone).
Tập Đoàn Dầu Khí nắm giữ 20% cổ phần của NH Đại Dương, 3,2% cổ phần của NH Dầu Khí
Toàn Cầu thông qua Công ty CP Đầu Tư Tài Chính Công Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVFI) và 1,5%
cổ phần của NH Đông Nam Á thông qua Tổng Công Ty Khí Việt Nam PV Gas.
Tập Đoàn Than Khoáng Sản và Tập Đoàn Cao Su đều sở hữu 9,3% cổ phần NH Sài Gòn Hà
Nội, trong khi đó Tập Đoàn Dệt May sở hữu 3,69% NH Nam Việt. Tập Đoàn Điện Lực nắm giữ
25,4% cổ phần của NH An Bình. Tổng Công ty Xăng Dầu Việt Nam sở hữu 40% cổ phần của PG
Bank.
GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nhóm 3 Ngân hàng Đêm 2 – K22 7
2.1.2 Ngân hàng sở hữu ngân hàng
2.1.2.1 “Mạng nhện” sỏ hữu giữa ACB với KiênLongBank, DaiABank, Eximbank, Viet Bank và
VietABank:
ACB - KienLongBank
Năm 2007, ACB thông qua công ty con là Công ty Chứng khoán ACB ( ACBS ) góp vốn mua
10% cổ phần tại Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienLongBank), hiện đã giảm xuống còn 6.1%. Vai
trò của ACB tại KienLongBank khá lớn, cụ thể ACB hỗ trợ KienLongBank trong đào tạo nguồn
nhân lực, chuyển giao công nghệ ngân hàng, khi KienLongBank gặp khó khăn về tài chính, ACB sẽ
hỗ trợ theo khả năng của mình và đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, ACB cũng
cam kết mua cổ phần của KienLongBank khi ngân hàng này thực hiện lộ trình tăng vốn điều lệ như
thông tin được công bố trên website KienLongBank.
Năm 2008, ACB có đến 3 đại diện tại HĐQT của KienLongBank gồm ông Nguyễn Văn Hòa
(Kế toán trưởng ACB), ông Lê Quang Chính (Phó Giám đốc Sở Giao dịch ACB) và ông Lê Thanh
Hải (Trưởng phòng thẩm định tài sản kiêm Trưởng phòng pháp chế ACB). Hiện nay, ông Hòa đã
rút khỏi HĐQT, ACB còn hai đại diện gồm ông Chính và ông Hải.
Ngày 17/10 vừa qua, một cổ đông lớn của KienLongBank là Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn –
TNHH MTV (Saigontourist) thoái hết vốn thông qua việc bán đấu giá 5 triệu cổ phần với giá khởi
điểm chỉ có 8,780 đồng/cp, thấp hơn mệnh giá. Đối tượng mua lượng cổ phần trên là một cá nhân
và một tổ chức trong nước không công bố tên.
GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nhóm 3 Ngân hàng Đêm 2 – K22 8
ACB - DaiABank
Năm 2008, ACB đầu tư vào Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) và cử ba đại diện tham gia
HĐQT của ngân hàng này gồm ông Đỗ Minh Toàn (Tổng Giám đốc đương nhiệm của ACB), ông
Đặng Mai Anh và ông Từ Tiến Phát. Cụ thể, ông Đặng Mai Anh tham gia HĐQT của DaiABank từ
năm 2008 và năm 2011 tiếp tục trúng cử nhiệm kỳ 2011 – 2015, trong khi ông Từ Tiến Phát mới
tham gia HĐQT từ năm 2011. Riêng ông Đỗ Minh Toàn tham gia DaiABank từ 2008 đến 2009 với
vai trò Ủy viên HĐQT và từ 4/2009 đến năm 2011, ông Toàn giữ chức danh Phó Chủ tịch HĐQT
của ngân hàng này. Từ năm 2011, ông từ nhiệm và không còn tham gia các hoạt động của
DaiABank.
Tính đến năm 2010, DaiABank tăng vốn lên 3,100 tỷ đồng, trong đó ACB nắm giữ gần 11% cổ
phần. Ngoài ACB, DaiABank còn các đối tác chiến lược khác gồm Ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam ( BID ), Tín Nghĩa Corp và Xổ Số Kiến Thiết Đồng Nai.
Nội bộ của DaiABank cũng có mối quan hệ sở hữu khá “rối rắm”. Sự chằng chịt xuất hiện khi
Đầu tư Đại Á tham gia 4.21% cổ phần của Công ty Xăng dầu Tín Nghĩa (thuộc Tín Nghĩa Corp),
hình thành mối quan hệ sở hữu vòng tròn Xăng Dầu Tín Nghĩa -> DaiABank -> Đầu tư Đại Á ->
Xăng Dầu Tín Nghĩa. Chẳng những vậy, Tín Nghĩa Corp cũng đang sở hữu 11.12% cổ phần
DaiABank và gần như nắm quyền chi phối tại Xăng Dầu Tín Nghĩa với trên 80% vốn.
GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nhóm 3 Ngân hàng Đêm 2 – K22 9
Giữa Tín Nghĩa Corp và ACB cũng có sự góp vốn chung để hình thành nên CTCP Đầu tư Tín
Nghĩa Á Châu và cùng đầu tư vào DaiABank.
ACB - Eximbank
Ngoài ra, tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank ( EIB ), theo lời ông Lê
Hùng Dũng - chủ tịch Eximbank thì nhóm ngân hàng ACB đang nắm giữ khoảng 9% nhưng hiện
chưa cử người thay thế ông Phạm Trung Cang (Nguyên phó Chủ tịch HĐQT đã từ nhiệm và khởi
tố) làm người đại diện vốn.
Giữa Eximbank và các đơn vị liên quan cũng xuất hiện những mối quan hệ sở hữu cổ phần qua
lại lẫn nhau.
GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nhóm 3 Ngân hàng Đêm 2 – K22 10
ACB - VietBank
Tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank), ACB giữ tư cách là cổ đông sáng lập
nhưng không công bố cụ thể khoản đầu tư tại ngân hàng này là bao nhiêu, tuy nhiên 2/8 thành viên
HĐQT của VietBank lại có sự liên hệ đến ACB gồm bà Đặng Ngọc Lan (vợ ông Nguyễn Đức Kiên,
nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB) và ông Trương Hùng.
Tại ACB, bà Lan đang giữ chức vụ Phó Ban Kiểm toán nội bộ còn ông Trương Hùng là Giám
đốc Chi nhánh Phú Lâm (Quận 6).
Ngoài ra, đại gia thủy sản Diệu Hiền đình đám trên báo chí thời gian qua cũng có mối quan hệ
cùng VietBank thông qua Công ty TNHH XD TM Diệu Hiền, đơn vị đồng sáng lập VietBank cùng
với Công ty Đầu tư & Phát triển Hoa Lâm và ACB.
ACB - VietABank
Tại Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank), ACB đóng vai trò là cổ đông sáng lập. Cụ thể,
VietABank ra đời từ năm 2003 trên cơ sở hợp nhất Công ty Tài chính Cổ phần Sài Gòn và Ngân
GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nhóm 3 Ngân hàng Đêm 2 – K22 11
hàng TMCP Nông thôn Đà Nẵng. Ngày mới thành lập, VietABank có vốn điều lệ hơn 76 tỷ đồng.
Cổ đông sáng lập nắm cổ phần lớn nhất là Ban Tài chính Thành ủy TPHCM với tỷ lệ 29.8% (Trước
hợp nhất, Công ty Tài chính Cổ phần Sài Gòn được đầu tư bởi 6 đơn vị, đặc biệt trong đó có ACB
và Ngân hàng Nông thôn Đà Nẵng).
Có thể thấy, VietABank có mối quan hệ “mật thiết” cùng ACB, DaiABank và Eximbank thông
qua các mối quan hệ sở hữu vòng giữa ACB – DaiABank – VietABank, ACB – Eximbank –
VietABank, S.J.C – Eximbank – VietABank.
Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại theo thông tin từ đại diện VietABank thì ACB không còn
là cổ đông của NH này.
Ngoài ra, VietABank đang đầu tư vào hai đơn vị trong lĩnh vực tài chính là NaviBank và
chứng khoán Trường Sơn (TSS).
Vẫn còn nhiều trường hợp các ngân hàng sở hữu chồng chéo với nhau. Ví dụ ACB góp vốn
vào EximBank và EximBank lại đầu tư vào SacomBank (9,73% vốn). Theo báo cáo tài chính năm
2010 của VietcomBank thì NH này có vốn tại nă NH là EximBank, SaiGonBank, MB, VietCapital
Bank, OCB. Trong đó, tỷ lệ sở hữu tại MB là cao nhất – 11%. Hiện tại VietcomBank đã thoái hết
vốn tại VietCapitalBank và vẫn nắm giữ khoảng 5% vốn điều lệ của OCB. Hiện MaritimeBank
cũng đang nắm giữ trên 20% vốn cổ phần của MeKongBank.
2.1.2.2 Sở hữu của NHTM Nhà nước tại các NHTM cổ phần
Tình trạng sở hữu chéo giữa các NHTM Nhà nước và các NHTM cổ phần thể hiện phổ biến và
rõ nét nhất. Bốn “ đại gia” NHTM Nhà nước là Vietcombank, VietinBank, Agribank, BIDV đều sở
hữu tỷ lệ cổ phần số lượng lớn và trở thành cổ đông chiến lược của các NHTMCP.
Điển hình nhất là Vietcombank đang sở hữu 11% tại NHTMCP Quân đội (MB), 8,2% tại
Eximbank, 4,7% tại NHTMCP Phương Đông, 5,3% tại NHTMCP Sài Gòn Công thương. Cụ thể,
cơ cấu chủ sở hữu của một số NHTMCP như sau:
GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nhóm 3 Ngân hàng Đêm 2 – K22 12
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank):
Nguồn: cafef
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank):
Nguồn: cafef
GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nhóm 3 Ngân hàng Đêm 2 – K22 13
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB):
Nguồn: cafef
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SaiGonBank):
Nguồn: cafef
GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nhóm 3 Ngân hàng Đêm 2 – K22 14
Trường hợp khác, Agribank hiện đang sở hữu 15% tại NHTMCP Hàng Hải (cổ phần gián tiếp
thông qua Agriseco), 11% tại NHTMCP Sài Gòn Công thương. Còn VietinBank cũng sở hữu 11%
cổ phần tại NHTMCP Sài Gòn Công thương.
Thành phần vốn chủ sở hữu và tình trạng góp vốn đầu tư tại các Ngân hàng liên doanh, Ngân
hàng TMCP tư nhân của nhóm các NHTM Nhà nước như sau
(Nguồn: chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright)
Một vấn đề cũng hết sức nổi cộm và nóng bỏng là tình trạng sở hữu các NHTMCP bởi các tập
đoàn, tổng công ty Nhà nước và tư nhân. Hiện nay, có rất nhiều các Tập đoàn kinh tế Nhà nước và
các Tập đoàn cổ phần, dù không chuyên sâu về lĩnh vực tài chính nhưng hiện đang đầu tư dài hạn
với vai trò nhà sáng lập, nhà đầu tư chiến lược trong các NHTM. Điều nguy hiểm là mặc dù các
Tập đoàn, Tổng công ty nắm giữ số lượng cổ phần tương đối lớn tại các NHTMCP nhưng lại trực
tiếp không tham gia quản trị điều hành, mà buông lỏng quản lý, mặc sức cho những dòng vốn của
Nhà nước chảy đi đâu, về đâu, còn vai trò quản trị điều hành và thâu tóm lại thuộc về nhóm lợi ích
hoặc một vài cá nhân.
Theo thống kê, hiện nay có khoảng 40 DNNN và tư nhân có sở hữu trên 5% vốn tạo các
NHTMCP và các DN này lại sở hữu các công ty đầu tư tài chính. Điển hình như: Tập đoàn Bảo
Việt sở hữu 52% cổ phần của NHTMCP Bảo Việt; Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) sở hữu
10%, Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam sở hữu 7,2% , Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn sở hữu
5,7% cổ phần của NHTMCP Quân đội (MB); Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sở hữu 25,4% cổ
phần của NHTMCP An Bình; Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Cao su Việt Nam
đều sở hữu 9,3% cổ phần của NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB); Tập đoàn Dầu khí QG Việt Nam
sở hữu 20% cổ phần của NHTMCP Đại Dương; NH Nông nghiệp và PT Nông thôn VN (Agribank)
sở hữu 15%, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN (VNPT) sở hữu 12,5%, Công ty Hàng hải Việt
Nam (Vinalines) sở hữu 5,3% cổ phần của NHTMCP Hàng Hải (Maritimebank). Ngoài ra, VNPT
còn sở hữu 6,1% cổ phần của NHTMCP Đông Nam Á, sở hữu 6% cổ phần của NHTMCP Bưu điện
Liên Việt.
GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nhóm 3 Ngân hàng Đêm 2 – K22 15
Nguồn: FEPT
2.1.3 Nhà đầu tư lớn sở hữu ngân hàng
Ông Đặng Thành Tâm sở hữu cổ phần của nhiều ngân hàng khác nhau:
Nguồn: cafef
GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nhóm 3 Ngân hàng Đêm 2 – K22 16
Ông Đặng Thành Tâm tuy sở hữu 2,7% NH Navibank và không có cổ phần tại NH Western
Bank nhưng ông lại sở hữu gián tiếp cả 2 ngân hàng này, cụ thể như sau: Ông Đặng Thành Tâm
nắm giữ 23,9% cổ phần Công ty Viễn Thông Sài Gòn (SGT), nắm 34,94% cổ phần của Tổng Công
Phát Triển Nhà Kinh Bắc (KBC), mối quan hệ sở hữu gián tiếp là SGT sở hữu 9,41% cổ phần của
Western Bank, còn KBC đầu tư số tiền 483 tỷ vào Công ty CP Năng Lượng Sài Gòn - Bình Định,
công ty này hiện đang sở hữu 9,85% cổ phần tại Western Bank và 11,93% cổ phần tại Navibank.
Ngoài mối quan hệ sở hữu trên, thông tin từ báo cáo tài chính định kỳ của các tổ chức trên còn
cho thấy các khoản tín dụng, đầu tư trái phiếu với giá trị lớn, nhỏ, ngắn hạn, dài hạn đan xen giữa
Western Bank, Navibank, SGT và KBC.
Đến cuối năm 2013 Ông Đặng Thành Tâm đã thoái vốn khỏi Navibank, đến hết tháng 3/2013
vợ của ông Tâm cũng đã bán toàn bộ 14,82 triệu cổ phiếu tại Navibank. Ngoài ra KBC, SGT, Công
ty CP Năng Lượng Sài Gòn - Bình Định cũng đang trong quá trình thoái vốn dần tại Navibank.
Bà Trương Mỹ Lan sở hữu nhiêu doanh nghiệp phi tài chính và SCB
Hiện tại Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa, Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng Đệ Nhất đã hợp
nhất thành một ngân hàng mới lấy tên là Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nhóm 3 Ngân hàng Đêm 2 – K22 17
Ông Trầm Bê và con trai ông là Ông Trầm Khải Hòa; ông Trần Phát Minh:
Ông Trần Phát Minh mua vào 1,54 triệu cổ phiếu STB vào ngày 24/2, nâng số cổ phần sở hữu
lên 48,8 triệu đơn vị - chiếm tỷ lệ 5,01% tổng số cổ phiếu STB đang lưu hành và trở thành cổ đông
lớn của Sacombank. Sau đó, ông Trần Phát Minh đã bán một phần cổ phần để tỷ lệ nắm giữ dưới
5% (ngưỡng phải công bố thông tin). Ngoài ra ông Phát Minh còn là Chủ tịch KienlongBank (bầu
tại đại hội cổ đông thường niên 2012; sau này đã từ chức và chủ tịch hiện nay của KienLongBank là
ông Võ Quốc Thắng – chủ tịch Công ty Đồng Tâm Long An) và là thành viên của Chứng khoán
Phương Nam PNS (nắm 7,5% cổ phần) và đã từng giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng
Phương Nam từ năm 2005.
Tháng 5/2012, giới đầu tư cũng được biết đến nhiều hơn với một đại gia bí ẩn ngành ngân hàng
sau khi ông Trầm Bê cùng con trai là ông Trầm Khải Hòa đã rút khỏi ban lãnh đạo của Ngân hàng
Phương Nam để tham gia vào Hội đồng quản trị (HĐQT) của Sacombank.
Ông Trầm Bê là người đi lên từ bất động sản (với An Lạc Bình Trị Đông và BCI) nhưng nổi
tiếng hơn trong lĩnh vực ngân hàng với vai trò là cổ đông lớn và Phó Chủ tịch Ngân hàng Phương
Nam. Tên tuổi của ông được biết đến nhiều nhất sau vụ Sacombank vừa qua. Ngoài bất động sản và
ngân hàng, ông Trầm Bê còn là chủ tịch của bệnh viện Triều An và tham gia HĐQT của một số
công ty khác như Công ty CP Vàng bạc đá quý Phương Nam (NJC) và Công ty CP Chứng khoán
Phương Nam.
Trường hợp của Bầu Kiên vừa là "cổ đông chính" của Ngân hàng Eximbank vừa có cổ phần
của Kienlong Bank lại được gắn mác ACB, và được cho là vẫn nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu của
ngân hàng này.
GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nhóm 3 Ngân hàng Đêm 2 – K22 18
Ngoài ra, trên thực tế, trong giới tài chính những đại gia ngân hàng nổi tiếng như ông Lê Hùng
Dũng tuy nhiên thực sự ông Dũng nắm bao nhiêu cổ phiếu của Eximbank, ACB, Sacombank thì
không mấy ai biết.
2.2 Các nhân tố thúc đẩy sở hữu chéo
2.2.1 Ngân hàng thương mại đã dùng sở hữu chéo để lách các quy định đảm bảo an toàn
hoạt động do Ngân hàng Nhà nước ban hành:
2.2.1.1 Quy định về vốn
Theo quy định của Nghị định 141/2006/NĐ-CP, vốn điều lệ thực góp của các ngân hàng phải
đạt 1.000 tỷ đồng vào năm 2008 và 3.000 tỷ đồng vào năm 2010. Thông qua sở hữu chéo, cổ đông
ngân hàng A có thể vay tiền ngân hàng B để góp vốn vào ngân hàng A và ngược lại. Hoạt động đi
vay này tạo ra tình trạng tăng vốn ảo trong các ngân hàng.
2.2.1.2 Giới hạn tín dụng theo quy định hiện hành đã bị sở hữu chéo làm vô hiệu hóa
Các khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp nhà nước bởi ngân hàng thương mại nhà nước
vượt hạn mức tín dụng được chính ngân hàng nhà nước phê chuẩn là những ví dụ điển hình. Thêm
vào đó, quy định về các trường hợp không được cấp tín dụng, hoặc hạn chế cấp tín dụng cũng bị sai
lệch.
2.2.1.1 Hoạt động ngân hàng đầu tư phải được tách bạch khỏi hoạt động của ngân hàng
thương mại, sở hữu chéo sẽ giúp ngân hàng lách luật.
Từ kinh nghiệm cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng toàn cầu và theo Luật Các tổ chức tín
dụng năm 2010, cũng như Thông ty 13/2010/TT-NHNN, hoạt động ngân hàng đầu tư phải được
tách bạch khỏi hoạt động của ngân hàng thương mại. Theo đó, ngân hàng không được cấp tín dụng
cho công ty trực thuộc hoạt động kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, thay vì cho vay trực tiếp,
ngân hàng A có thể mua trái phiếu của ngân hàng B (A đang sở hữu) để ngân hàng B cho vay, hoặc
đầu tư và trái phiếu của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ của Ngân hàng A.
2.2.1.2 Các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng nhà nước
có thể bị làm sai lệch tinh thần bởi sở hữu chéo.
2.2.2 Rót vốn vào các doanh nghiệp sân sau một cách dễ dàng:
Sở hữu chéo cho phép một doanh nghiệp (hay ngân hàng) có tỷ lệ cổ phần lớn trong các ngân
hàng thương mại có thể gây áp lực (một cách hợp pháp như qua bỏ phiếu trong Hội đồng quản trị
với vị thế cổ đông chiến lược) để ngân hàng này cấp vốn đầu tư vào những dự án (dưới chuẩn) của
doanh nghiệp hay ngân hàng “sân sau” của mình. Nguy cơ là quy định bị “vượt rào”, bộ máy sàn
lọc theo tiêu chí hiệu quả đầu tư vốn rất nghiêm ngặt của hệ thống ngân hàng thương mại có thể bị
GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nhóm 3 Ngân hàng Đêm 2 – K22 19
tê liệt hay trở nên hình thức. Nguy cơ này đang tiềm ẩn trong vô số các dự án bất động sản đã mọc
lên như nấm trong những năm gần đây và nay đang đối mặt với nguy cơ không thể trả được nợ.
Điều các nước rất thận trọng là tách bạch rõ ràng giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương
mại. Thông tư 13/2010/TT-NHNN cũng quy định hoạt động ngân hàng đầu tư phải được tách bạch
khỏi hoạt động của ngân hàng thương mại. Theo đó, ngân hàng không được cấp tín dụng cho công
ty trực thuộc hoạt động kinh doanh chứng khoán. Sử dụng quyền sở hữu chéo, ngân hàng A có thể
dễ dàng lách quy định này bằng cách mua trái phiếu của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ
của ngân hàng A. Tình trạng “rối loạn” tài chính đã trở thành hiện thực. Cách kinh doanh của ông
Nguyễn Đức Kiên đã được báo chí phanh phui trong khi lập ba công ty, lập dự án kinh doanh khống
để vay vốn ngân hàng có thể coi là một “đỉnh núi băng” lộ ra trên mặt nước.
2.2.3 Giảm được mức nợ xấu phải khai báo và không phải trích dự phòng rủi ro tương ứng:
Các ngân hàng thương mại có thể đảo nợ cho khách hàng bằng việc cấp khoản tín dụng mới
nhằm giúp cho người vay trả cả gốc lẫn lãi của khoản nợ đến hạn. Điều này tuy làm cho tổng dư nợ
tăng lên, nhưng giúp che đậy tỷ lệ nợ xấu thực của ngân hàng. Do không phải trích dự phòng nợ
xấu, kết quả kinh doanh của ngân hàng vẫn được hạch toán có lãi.
2.3 Tác động của việc sở hữu chéo
2.3.1 Tích cực:
Khi các ngân hàng sở hữu lẫn nhau trên cơ sở của các lý thuyết đầu tư mang tính chiến lược
của mình thì lợi ích tạo ra có thể là việc khai thác các lợi thế của nhau về mạng lưới chi nhánh, dịch
vụ phi tín dụng, công nghệ, và hỗ trợ nhau về thanh khoản, cho vay hợp vốn, chuyển giao công
nghệ.
2.3.2 Tiêu cực:
2.3.2.1 Sở hữu chéo khiến đánh giá rủi ro hệ thống, quản trị và giám sát đối với hệ thống tài
chính – ngân hàng bị sai lệch
Theo TS Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
(CIEM), rủi ro hoạt động hệ thống ngân hàng liên quan tới tình trạng sở hữu chéo cổ phần (giữa các
ngân hàng thương mại, các tập đoàn/tổng công ty có các hoạt động liên quan tới hoạt động tài
chính, bất động sản). Tình trạng này tạo ra các nhóm lợi ích có thể chi phối thị trường, gây khó tách
bạch sở hữu, do vậy cản trở quá trình giám sát, tái cơ cấu ngân hàng.
Rủi ro thị trường tài chính ngân hàng mang tính hệ thống, dù rủi ro ấy ban đầu chỉ xuất phát từ
một vài tổ chức riêng lẻ. Vì đó là quan hệ giữa dòng tiền với nền sản xuất kinh tế thực. Rủi ro này
GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nhóm 3 Ngân hàng Đêm 2 – K22 20
khi vỡ, do quan hệ “lằng nhằng” do sở hữu chéo giữa các ngân hàng, thì không chỉ lan tỏa đối với
hệ thống sản xuất kinh doanh ngoài ngân hàng mà ngay cả trong ngân hàng.
Nếu nhà nước có khả năng giám sát, khung khổ pháp lý chặt chẽ thì hạn chế được rủi ro.
Ngược lại sẽ dẫn đến rủi ro đạo đức. Bản thân các định chế tài chính, đặc biệt là hệ thống tài chính
lớn, họ đều biết từ khi sinh ra là rủi ro của họ mang đến rủi ro hệ thống.”Nhưng có lẽ các ngân hàng
đều dựa vào việc Chính phủ sẽ lại bỏ tiền đứng ra cứu khi có rủi ro, nếu không thì cả hệ thống sụp
đổ. Ai cũng hiểu cần chặn rủi ro ngay từ đầu. Nhưng trên thực tế không chỉ ở Việt Nam mà rất
nhiều giai đoạn khủng hoảng cho thấy thế giới đều vấp phải sai lầm như thế” – TS Võ Trí Thành
dẫn chứng.
2.3.2.2 Nợ xấu
Nếu giám sát không chặt chẽ, dòng tiền có thể chuyển cho vay các dự án sân sau do chính
những người chi phối hoặc chủ ngân hàng làm chủ. Như vậy, rõ ràng nguồn lực dễ không được
đánh giá, giám sát đầy đủ, dễ dẫn đến câu chuyện nợ xấu. Khi đã xuất hiện nợ xấu, thì việc xử lý
khó khăn hơn nhiều, vì mối quan hệ lằng nhằng của sở hữu chéo.
Một thực tế là nhiều “đại gia” đầu tư vào các ngân hàng rồi sau đó lại dùng các doanh nghiệp
(DN) liên quan của mình đi vay vốn từ ngân hàng để kinh doanh. Đó dường như là một mối quan
hệ lòng vòng, phức tạp khiến cho các quan hệ tín dụng nhiều khi trở nên sai lệch và ẩn chứa nhiều
rủi ro.
Nâng cao nợ xấu của hệ thống ngân hàng, tạo ra những chi phí, đặc biệt là rủi ro mang tính hệ
thống vì vấn đề thanh khoản và khả năng trả nợ của một ngân hàng có thể kéo theo những vấn đề
tương tự ở rất nhiều các ngân hàng khác.
2.3.2.3 Sở hữu chéo gây tình trạng mù mờ về sở hữu thực, thực trạng lỗ, lãi và trách nhiệm
giải trình, dẫn đến làm giảm hiệu lực và hiệu quả quản lý đối với DN và NH.
Với phương thức sở hữu chéo, các ngân hàng có thể “lách” thông qua việc vay vốn từ ngân
hàng này góp cho ngân hàng kia và ngược lại. Như vậy, sự tăng vốn ở các ngân hàng thực chất là
tăng ảo. Nhiều trường hợp lại tăng vốn qua trung gian. Đã và đang diễn ra tình trạng dòng tiền trôi
lòng vòng trong thị trường liên ngân hàng, trong khi DN không tiếp cận được vốn vay.
Theo vòng lẩn quẩn này, dòng tiền cứ chảy lòng vòng giữa các ngân hàng, công ty với nhau rồi
tuồn vào bất động sản, chứng khoán,… Đến khi thị trường bất động sản đóng băng, chứng khoản
sụt giảm mạnh và kéo dài cũng là lúc các công ty ủy thác đầu tư thua lỗ, tạo ra những khoản nợ xấu
cho chính các ngân hàng.
Theo quy định, các ngân hàng không được cho các cổ đông của mình vay vốn, nhưng để lách
luật thì không khó. Các ngân hàng có thể cho các công ty con của các doanh nghiệp này vay vốn.
GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nhóm 3 Ngân hàng Đêm 2 – K22 21
Thống kê cho thấy, hiện tại có khoản gần 40 các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có sở hữu
trên 5% tại các NHTM cổ phần. Như vậy, có thể thấy rất rõ, đang có sự chồng chéo rất lớn trong sở
hữu giữa các ngân hàng, mà phức tạp nhất là giữa ngân hàng với 1 loạt các doanh nghiệp theo kiểu
công ty con, công ty liên kết,… như trường hợp sở hữu qua lại giữa SHB và SHS trước đây.
Nó cho thấy một điều rằng, việc sở hữu thường lòng vòng, chồng chéo, đan xen qua một chuỗi
các công ty mẹ con, công ty liên kết, các quỹ đầu tư tài chính và những người có liên quan.
Việc xác định được ai là ông chủ thực sự, đại gia này nắm bao nhiêu cổ phiếu, nắm bao nhiêu
DN,… thực sự luôn là điều bí ẩn và dường như chỉ có những người trong cuộc mới hiểu được.
Nguồn gốc và đường đi của các đồng tiền vốn đã phức tạp, nhưng lại được biến hóa qua nhiều
trạm trung gian nên rất khó phát hiện. Trong khi đó, báo cáo thường niên của các ngân hàng thường
khá mập mờ trong việc xác định rõ nhóm cổ đông lớn và người có liên quan của ngân hàng.
Xét về tác hại, trong trường hợp nhiều ngân hàng là “sân sau” của các DN kinh doanh bất động
sản, phát triển cơ sở hạ tần, thì việc cho vay bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng chiếm tỷ trọng rất
lớn ở các ngân hàng này.
Bên cạnh đó, khi mà đồng tiền có giá rẻ và dễ vay thì các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư
vào các dự án quy mô lớn, tập trung chủ yếu ở bất động sản và khu công nghiệp,… Nhu cầu phát
triển nóng nảy sinh ở rất nhiều doanh nghiệp.
Hiện tượng vay vốn ngắn hạn (của ngân hàng) đầu tư cho các dự án dài hơi đã khiến cho cơ
cấu nguồn vốn bị phân bổ không hợp lý, giữa ngắn hạn và dài hạn, giữa cho vay đầu tư vào sản xuất
và phi sản xuất.
Việc chính sách tiền tệ đột ngột bị thắt chặt, thanh khoản của toàn hệ thống trở nên khó khăn
và hàng loạt các doanh nghiệp từ lớn tới nhỏ, từ của đại gia tầm trung cho tới cỡ lớn đều rơi vào
tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng cho các dự án khổng lồ đang dang dở.
Thanh khoản kém buộc các ngân hàng phải nâng lãi suất lên rất cao, và kéo theo đó là một loạt
các hệ lụy khác như: Nợ xấu tăng vọt, bất động sản đóng băng, doanh nghiệp phá sản do nặng lãi,…
2.3.2.4 Làm lũng đoạn thị trường tài chính
Theo các chuyên gia, không ít DN “sân sau” thời gian qua không chỉ vay hàng nghìn tỷ đồng
từ ngân hàng mà còn tham gia với các ông chủ ngân hàng có quyền điều hành hay chi phối các
quyết định của Tổ chức tín dụng có lợi cho mình, gây tiềm ẩn rủi ro cho TCTC. Không ít lãnh đạo
các NH đã tận dụng DN “sân sau” để giúp tăng vốn. Khi đó DN có vốn góp lớn của các ông chủ
ngân hàng sẽ đứng ra phát hành trái phiếu kỳ hạn 3 – 5 năm. Sau đó, ngân hàng của các ông chủ
trên sẽ bỏ tiền ra mua trái phiếu của DN. Khi đã có tiền, DN này sẽ sử dụng vốn đó góp và đúng
ngân hàng vừa bỏ tiền ra mua trái phiếu của mình để tăng vốn điều lệ. Như vậy, vốn điều lệ ngân
hàng ghi trên sổ sẽ cao nhưng thực tế đó là vốn ảo. Có quyền lực trong tay, các ông chủ ngân hàng
GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nhóm 3 Ngân hàng Đêm 2 – K22 22
tiếp tục lũng đoạn qua việc bơm vốn vào các DN “sân sau”… Trên thực tế, việc tăng vốn ảo đã giúp
không ít ông chủ ngân hàng cùng một lúc sở hữu 2 – 3 ngân hàng và đẩy vốn vào lĩnh vực đầu tư
bất động sản, dẫn đến khó khăn về thanh khoản cho những ngân hàng nhỏ.
Trong ba năm qua, hàng loạt các NH TMCP đã nâng vốn pháp lý lên 3,000 tỷ đồng. Nhưng
trên thực tế, gần như không có đồng vốn mới nào bổ sung vào hệ thống ngân hàng, nhưng do vốn
pháp lý tăng, các ngân hàng được phép huy động tiền gửi xã hội lớn hơn và hàng nghìn tỷ đồng vốn
lại được trút vào những dự án “sân sau” của chính các ông chủ ngân hàng để vòng quay thâu tóm
ngân hàng tiếp diễn.
GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nhóm 3 Ngân hàng Đêm 2 – K22 23
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM KIỂM SOÁT VÀ XỬ LÝ VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO
TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
3.1 Kinh nghiệm của các quốc gia khác
3.1.1 Nhật Bản
Sở hữu chéo bùng nổ ở Nhật Bản từ những năm 1960 trong thời kỳ phục hồi kinh tế sau Chiến tranh
Thế giới thứ II. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán suy giảm, sở hữu chéo giúp cho các CTCP
có khả năng vay vốn dễ dàng từ ngân hàng và giúp ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận từ cho vay. Sở
hữu chéo là công cụ để hạn chế mua thâu tóm công ty cổ phần của nước ngoài trong bối cảnh Nhật
Bản buộc phải thực kiện cam kết tự do hóa thương mại khi trở thành thành viên của Tổ chức Hợp
tác và Phát triển (OECD).
Trên thực tế, sở hữu chéo tạo ra liên kết giữa các công ty trong các tập đoàn sản xuất như Tập đoàn
Toyota. Ngoài ra, phải kể đến sự liên kết duy trì sở hữu chéo giữa ngân hàng trung tâm và các công
ty sản xuất công nghiệp, công ty thương mại trong 6 Tập đoàn quy mô lớn nhất Nhật Bản là
Mitsubishi, Sumitomo, Mitsui, Sanwa, Fuyo và Ichikan. Kết quả sở hữu chéo là làm giảm số cổ
phần lưu thông và tác động vào giá cổ phần, duy trì chúng ở mức cao.
Tuy nhiên sở hữu chéo cũng có những hạn chế, có thể tạo ra những hệ quả xấu nên Chính phủ Nhật
đã đưa ra những giải pháp để hạn chế tiêu cực của nó.
Ngay từ năm 1981, Luật Thương mại Nhật Bản đã quy định cấm công ty con sở hữu cổ phần của
công ty mẹ, trừ một số trường hợp đặc biệt. Sau đó, Luật Công ty cũng cấm thực hiện quyền biểu
quyết của cổ đông là công ty sở hữu chéo ngược chiều trong trường hợp sở hữu chéo có dấu hiệu
chi phối thực chất. Bên cạnh đó, luật cấm độc quyền gián tiếp tác động quan hệ sở hữu chéo cổ
phần thông qua quy định về giới hạn sở hữu và nghĩa vụ báo cáo nhằm kiểm soát tình trạng độc
quyền.
Về vấn đề sở hữu chéo của các ngân hàng, từ 1/4/2000, Nhật Bản áp dụng chế độ hạch toán kế toán
theo giá thị trường đối với hàng hóa tài chính thay thế chế độ hạch toán theo nguyên giá. Kết quả là
các ngân hàng thương mại và công ty sở hữu chéo cổ phần bị rơi vào tình trạng thua lỗ do định giá
cổ phần sở hữu chéo theo giá thị trường. Các chủ thể này đã nhận thức được sở hữu chéo là tác
nhân gây ra tăng trưởng lợi nhuận âm và từng bước điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phần chéo. Từ năm
2000, nhiều NHTM và các công ty đã bán tháo số lượng lớn cổ phần khiến hàng loạt cổ phiếu sụt
giá. Tình trạng này đã tạo ra áp lực đối với thị trường chứng khoán và xã hội nói chung.
Trong bối cảnh đó, năm 2001, Nhật Bản ban hành Luật Hạn chế Ngân hàng sở hữu cổ phần. Luật
này quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức mua cổ phần sở hữu của NHTM, ngân hàng tín
dụng dài hạn, quỹ nông lâm trung ương, liên minh quỹ tín dụng.
GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nhóm 3 Ngân hàng Đêm 2 – K22 24
Như vậy, sở hữu chéo cổ phần vẫn được duy trì ở Nhật Bản nhưng pháp luật nước này đã đặt ra khá
nhiều quy định chặt chẽ để hạn chế những bất cập của chúng.
3.1.2 Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc các tập đoàn lớn như Samsung, Huyndai, LG, Posco...đều có liên kết chặt chẽ với
ngân hàng, thậm chí Samsung còn có cả ngân hàng, công ty bảo hiểm riêng. Ở Hàn Quốc, sở hữu
chéo được coi là đặc trưng nổi bật của các tập đoàn kinh doanh quy mô lớn (Chaebol). Mối quan hệ
sở hữu chéo không chỉ giữa các Công ty thành viên trong nội bộ Chaebol mà còn giữa các Chaebol
với nhau.
Để hạn chế những tiêu cực của sở hữu chéo, Luật Thương mại của Hàn Quốc quy định rõ giới hạn
cho phép đối với vấn đề này, theo đó, các Công ty con không được phép nắm giữ cổ phiếu của
Công ty mẹ và Công ty mẹ cũng không được phép nắm giữ quá 40% cổ phần của Công ty con. Điều
này phần nào hạn chế việc sở hữu chéo một cách trực tiếp, làm giảm bớt nguồn vốn ảo trong nền
kinh tế Hàn Quốc.
Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc cũng quy định các công ty phải có ít nhất ¼ thành viên hội
đồng quản trị là thành viên độc lập từ bên ngoài nhằm tăng tính minh bạch, hạn chế hành vi đầu tư
sai trái.
3.1.3 Mỹ
Ở Mỹ ngành ngân hàng được phân biệt rõ ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại. Những ngân
hàng thương mại sẽ bị hạn chế gắt gao trong việc dùng vốn huy động cho mục tiêu đầu tư và họ bắt
buộc phải tập trung vào hoạt động cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng đầu
tư dù được phép đầu tư nhưng họ vẫn bị chính phủ kiểm.
Bên cạnh đó để hạn chế sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng luật quy định người muốn có cổ
phần tại nhiều NH phải đảm bảo đồng thời các điều kiện:
Thứ nhất, tiền mua cổ phần phải là tiền của chính mình chứ không phải tiền đi vay
Thứ hai, những NH nhà đầu tư muốn sở hữu cổ phần không nằm trên cùng một địa bàn.
Nghĩa là phải ở hai địa bàn hoạt động khác nhau, chẳng hạn hai bang khác nhau hoặc hai thị
trấn khác nhau.
Thứ ba, các NH đó cũng không được cạnh tranh nhau trong cùng một phân khúc thị trường
tại cùng một địa điểm. Bởi theo nguyên tắc nhà đầu tư có cổ phần của NH A rồi mà lại có cổ
phần của NH B trên cùng khu vực đó sẽ tạo ra ưu thế độc quyền, gây áp lực đến những NH
khác, gây mất bình đẳng. Chẳng hạn nếu nhà đầu tư sở hữu nhiều NH, họ có thể dùng vai
trò là cổ đông lớn để yêu cầu hai hay nhiều NH khác đưa ra một mức lãi suất chung (được
gọi là price fixing) đồng nghĩa với “làm giá”, vi phạm luật cạnh tranh.
Nếu bị phát hiện trong trường hợp này sẽ bị xử lý nghiêm khắc, thậm chí là thoái vốn hoặc là bị nộp
GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nhóm 3 Ngân hàng Đêm 2 – K22 25
phạt nặng. Các cơ quan giám sát soi rất kỹ xem người này có cổ phần, cổ phiếu ở chỗ nào khác hay
không, có người trong gia đình liên quan hay không… Họ dễ dàng phát hiện và xử lý sai phạm.
3.2 Kiểm soát vấn đề sở hữu chéo tại Việt Nam
3.2.1 Hoàn thiện các quy định pháp luật
Quy định chung về sở hữu chéo
Thực hiện bổ sung thuật ngữ sở hữu chéo vào trong Thông tư 13/2010/TT-NHNN đồngthời hình sự
hóa các vấn đề liên quan đến sở hữu chéo để ngăn ngừa tối đa hành vi này (Bổsung vào Luật Hình
sự). Các cơ quan quản lý cần thường xuyên giám sát, yêu cầu các TCTDtuân thủ nghiêm Điều 55
của Luật các TCTD năm 2010 về quy định giới hạn sở hữu cổ phầncủa cổ đông cá nhân, cổ đông
pháp nhân và những người có liên quan, bao gồm cả phần cổphần ủy thác cho cá nhân, tổ chức khác
đứng tên. Nếu vi phạm, các cá nhân và người đứngđầu tổ chức phải chấp nhận bị xử lý theo luật
hình sự.
Quy định về kế toán, hệ thống các quy định an toàn cần được liên tục nâng cao tính
minh bạch, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế.
Để loại trừ tính nhiễu của sở hữu chéo trong vốn tự có như đã đề cập ở trên, khoản đầu tư của
TCTD này vào TCTD khác phải được xác định rõ và loại trừ khỏi vốn cấp 1 của tổ chức được góp
vốn khi tính hệ số an toàn vốn (CAR) của tổ chức này, tránh tình trạng vốn chảy lòng vòng trong hệ
thống dẫn tới việc tăng vốn không thực chất. Đặc biệt, các quy định về phòng chống rửa tiền cũng
phải được thực thi một cách nghiêm túc. Ví dụ, các cổ đông đi vay tiền hoặc cácnguồn tiền để góp
vốn thành lập ngân hàng không minh bạch thì phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh.
Quy định chống độc quyền
Nhằm hạn chế tình trạng sở hữu chéo, quy định đặt ra các cổ đông cá nhân không sở hữu quá 5%,
cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của
một TCTD; một cổ đông tổ chức không sở hữu quá 15% (cổ đông chiến lược là 20%) TCTD... Quy
định này phần nào giúp hạn chế các cổ đông lạm dụng quyền lực dùng vốn của ngân hàng đi thâu
tóm công ty hay ngân hàng khác, đầu tư vào các dự án sân sau của mình...gây ra hiện tượng sở hữu
chéo.
Tuy nhiên, các cổ đông có thể lách Quy định bằng cách đưa người khác đứng tên sở hữu hoặc liên
kết kết với các nhóm khác nhằm chi phối TCTD. Khi điều này xảy ra thì tất yếu xảy ra quá trình
đầu tư tràn lan không theo tiêu chuẩn ngân hàng, đầu tư chéo...gây ra thiệt hại, hệ quả xấu.
Chính vì vậy đi kèm với quy định này phải là quá trình thanh tra, kiểm soát chặt chẽ từ NHNN
nhằm kịp thời phát hiện các cá nhân, tổ chức, nhóm lợi ích vi phạm hay lách luật trong việc khống
chế các ngân hàng, TCTD.
Quy định giữa công ty mẹ, công ty con
GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nhóm 3 Ngân hàng Đêm 2 – K22 26
Đưa ra những biện pháp quản lý mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con. Công ty mẹ không
được nắm giữ quá mức (ví dụ 40%) cổ phần của công ty con và công ty con không được sở hữu
ngược lại công ty mẹ, cấm tình trạng đầu tư lòng vòng.
Quy định nhằm tăng cường tính minh bạch trong nội bộ ngân hàng, tổ chức tín dụng
Đưa ra các quy định nhằm tăng cường tính minh bạch trong nội bộ ngân hàng hay TCTD. Buộc các
TCTD, công ty niêm yết phải có HĐQT là thành viên độc lập từ bên ngoài.
Cần nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp trong nội bộ ngân hàng, yêu cầu ban kiểm soát phải
thực sự độc lập với HĐQT và có quyền phủ quyết các quyết định có ảnh hưởng tiêu cực hoặc rủi ro
cao đối với quyền lợi của các nhà đầu tư nhỏ lẻ; phải can thiệp, ngăn chặn, phát hiện, báo cáo với
cơ quan quản lý nhà nước trong trường hợp HĐQT có những quyết định trái pháp luật. Bên cạnh
đó, vai trò của thành viên độc lập trong HĐQT phải thực sự độc lập, có tiếng nói, ngăn chặn, thể
hiện quan điểm của mình trong trường hợp những quyết định của HĐQT gây bất lợi cho các cổ
đông nhỏ lẻ hoặc phục vụ cho lợi ích nhóm.
Thực hiện chế độ kiểm toán thường xuyên và độc lập cùng vối sự giám sát, thanh tra của NHNN.
Đưa ra quy định mỗi cá nhân không được dùng những người được ủy quyền để mua hay khống chế
cổ phần tại ngân hàng và một người đã là nhân viên hoặc thuộc ban quản lý của ngân hàng này, thì
không được đóng vai trò ở một ngân hàng khác vì như vậy sẽ tạo ra mâu thuẫn trong lợi ích cá
nhân.
Hoàn thiện luật thuế TNCN
Hoàn thiện luật thuế thu nhập cá nhân, đặc biệt trong vấn đề kê khai thuế vàtăng mạnh cũng như
hình sự hóa chế tài phạt các vi phạm trốn thuế thu nhập cá nhân. Thực hiện được điều này sẽ giảm
thiểu vấn đề các cá nhân sử dụng tên của người khác hoặc tổ chức khác để từ đó sở hữu và chi phối
nhiều ngân hàng. Vì xét cho cùng, các cá nhân đầu tư sẽ phải tìm mọi cách đưa lợi ích về cho mình
và với một mức thuế cao đánh chính xác vào những thu nhập ”thực” của họ, các cá nhân trên sẽ tự
điều chỉnh hành vi phù hợp với lợi íchcủa chính mình, từ đó tạo lợi ích cho toàn thị trường
3.2.2 Phân biệt ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại
Hiện nay tại Việt Nam đã có quy định về sự tách biệt giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương
mại. Nhưng trên thực tế sự tách biệt này chưa rõ ràng. Hầu hết các ngân hàng đều có thể dùng vốn
huy động ngắn hạn để thực hiện cho vay hay đầu tư vào cổ phiếu. Nhiều ngân hàng thương mại
không tập trung vào mảng dịch vụ chính mà lấn sân đầu tư vào cổ phiếu, bất động sản...
Sự mập mờ này làm cho nhiều ngân hàng leo theo cơn sốt đầu tư bất động sản, tạo ra nguy cơ nợ
xấu ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế. Vì vậy phải có chính sách cho ngân hàng thương mại và ngân
hàng đầu tư; bên cạnh đó phải hạn chế chặt chẽ việc dùng vốn vay của ngân hàng thương mại cho
các hoạt động đầu tư nhiều rủi ro. Song song đó là việc giám sát hoạt động của các ngân hàng đầu
tư để kiểm soát các hành vi thâu tóm ngân hàng, tạo nhóm lợi ích, gây ra sở hữu chéo.
GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nhóm 3 Ngân hàng Đêm 2 – K22 27
3.2.2 Xử lý sở hữu chéo có lộ trình
Để hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống các TCTD, NHNN đã xác
định mục tiêu xử lý sở hữu chéo là góp phần bảo đảm cho hoạt động của các TCTD an toàn, lành
mạnh và minh bạch; phản ánh đúng thực chất năng lực tài chính của TCTD và hệ thống các TCTD.
Cùng với đó là hạn chế tối đa tác động tiêu cực của sở hữu chéo tới an toàn hoạt động ngân hàng,
góp phần thực hiện thành công Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-
2015.
“Quan điểm xử lý sở hữu chéo là thận trọng, có lộ trình để giữ ổn định từng TCTD và hệ thống các
TCTD; giải pháp xử lý phải toàn diện bao gồm sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách để hạn chế sở
hữu chéo và quy định an toàn hoạt động ngân hàng; xử lý đồng bộ, toàn diện nhưng có tính đến đặc
điểm của từng TCTD cụ thể”, Thống đốc khẳng định.
Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, NHNN đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác thanh tra, giám sát, rà soát, chấn chỉnh các trường hợp vi phạm các
quy định của Luật các TCTD năm 2010 và các quy định có liên quan đến vấn đề sở hữu chéo của
các TCTD. Xây dựng lộ trình giảm sở hữu vốn lẫn nhau giữa các TCTD; tạo điều kiện cho các
TCTD thoái vốn ở các TCTD và các công ty con, công ty liên kết hoạt động không có hiệu quả.
Thứ hai, xác định nguồn lực tài chính của các cổ đông của TCTD khi tham gia góp vốn, mua cổ
phần tại TCTD. Để đảm bảo nguồn vốn của các cổ đông là cá nhân, tổ chức đầu tư vào TCTD là
hợp pháp và phản ánh đúng thực chất năng lực tài chính của họ, khi xem xét việc tăng vốn điều lệ
của các TCTD, NHNN tăng cường công tác xác minh nguồn tiền của các cổ đông và người có liên
quan khi tham gia góp vốn, mua cổ phần tại các TCTD (thông qua các hồ sơ chứng minh năng lực
tài chính và quan hệ tín dụng tại các TCTD).
Thứ ba, giám sát chặt chẽ quan hệ tín dụng của các đối tượng có sở hữu chéo. Trong đó, NHNN
giám sát chặt chẽ quan hệ tín dụng của những cổ đông và người có liên quan tại các TCTD có liên
quan để một mặt đánh giá khả năng tài chính của cổ đông; mặt khác, ngăn chặn, phát hiện và xử lý
tình trạng thao túng, chi phối ngân hàng dẫn đến vi phạm giới hạn cấp tín dụng cho cổ đông và
người liên quan.
Thứ tư, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Chứng khoán theo dõi, giám sát việc mua bán, chuyển
nhượng cổ phần trên thị trường chứng khoán.
Thứ năm, trong các phương án tái cơ cấu của các TCTD, NHNN yêu cầu TCTD vi phạm các quy
định về sở hữu chéo, đầu tư, giới hạn sở hữu vốn và cấp tín dụng cũng như các quy định an toàn
khác phải có biện pháp xử lý.
Thứ sáu, yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước, Tổng Công ty Nhà nước xây dựng lộ trình thoái vốn
đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng.
GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NHTM
Nhóm 3 Ngân hàng Đêm 2 – K22 28
Thứ bảy, xây dựng các quy trình nhằm xử lý, ngăn chặn, phòng ngừa việc sở hữu chéo, đầu tư chéo
(dự kiến ban hành trong tháng 11/2013).
Với các biện pháp toàn diện như trên, theo khẳng định của Thống đốc Nguyễn Văn Bình: “Tình
trạng sở hữu chéo trong hệ thống các TCTD đang từng bước được xử lý. Trong đó, các trường hợp
cổ đông lớn của một số ngân hàng TMCP vi phạm về sở hữu cổ phần đã phải thực hiện thoái vốn để
bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật; đồng thời, các ngân hàng này phải xây dựng và
triển khai Phương án cơ cấu lại ngân hàng để khắc phục triệt để các vi phạm, tồn tại trong tổ chức,
hoạt động, nhất là vấn đề vi phạm quy định về sở hữu cổ phần.
Trong thời gian tới, cùng với quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, tình trạng sở hữu cổ
phần lẫn nhau của các TCTD sẽ được từng bước xử lý dứt điểm, phù hợp với quy định pháp luật”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_3_dem_2_k22_so_huu_cheo_9614.pdf