Tiểu luận Vấn đề tiếp nhận tỳ bà hành tại Việt Nam

A. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thơ Đường là tinh hoa của văn học Trung Quốc, là một chủ thể có vai trò quan trọng tạo nên mối quan hệ tương tác giữa dân tộc đã sản sinh ra nó với các dân tộc khác, trong đó có Việt Nam. Hàng nghìn năm đã trôi qua nhưng vấn đề tiếp nhận – diễn dịch thơ Đường ở Việt Nam vẫn không hề nguội lạnh. Và nếu ai đã quan tâm đến thơ ca cổ điển Trung Quốc thì sẽ khó lòng mà bỏ qua được Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị - một trong những đại biểu xuất sắc nhất của thơ ca Trung Quốc thời Trung Đường. Bạch Cư Dị được hầu hết các học giả xếp vào hàng “tam đại thihào” của thời Đường (bên cạnh Lý Bạch và Đỗ Phủ) Trường hận ca và Tỳ bà hành chính là hai bài cổ phong trường thiên đã lưu danh ông với hậu thế. Trường hận ca được viết vào năm nguyên Hoà nguyên niên (806), dựa trên câu chuyện của Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi. Còn Tỳ bà hành được viết vào năm Nguyên Hoà thứ mười một (816) – khi Bạch Cư Dị đã bị biếm trích làm Tư mã ở Giang Châu. Cả hai tác phẩm này đều đạt được những thành tựu lớn cả về nội dung và nghệ thuật, được truyền tụng tới mức phổ biến ở Trung Quốc. Sau khi Bạch Cư Dị mất, Đường Hiến Tông đã khẳng định điều này: Đồng tử giai ngâm Trường hận khúc Mục nhi năng xướng Tỳ bà thiên [1] Khi hai tác phẩm này được tiếp nhận tại Việt Nam thì dường như Tỳ bà hành đã lấn át được Trường hận ca và khẳng định sức sống của nó. Nền văn học nghệ thuật Việt Nam đã đón nhận và lưu giữ tác phẩm Tỳ bà hành, đồng đã từng có những sự tiếp thu ảnh hưởng rất sâu sắc từ tác phẩm đó. Trong làng thơ ca Việt Nam, không ít những sáng tác đã được khởi hứng từ dư âm của Tỳ bà hành. Hơn nữa, bài thơ này từng được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông nên khá quen thuộc với học sinh – sinh viên. Kiệt tác của quan Tư mã Giang Châu từ lâu đã trở thành đối tượng hấp dẫn các nhà nghiên cứu. Nhất là hiện nay, khi lý luận – phê bình văn học đã đạt được những thành tựu mới thì việc tiếp nhận tác phẩm văn học nói chung, tiếp nhận Tỳ bà hành nói riêng càng được quan tâm nhiều hơn. Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, cho đến nay, Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị đã được giới thiệu rất nhiều trong các sách báo, các tuyển tập thơ Đường ở Việt Nam, cũng đã có những công trình từ các góc độ gián tiếp đề cập đến việc diễn dịch Tỳ bà hành, song chưa có công trình nào đặt vấn đề trực tiếp và đi sâu tìm hiểu tác phẩm này từ góc độ tiếp nhận văn học. Đó chính là lý do chính khi chúng tôi chọn đề tài cho Niên luận của mình: Vấn đề tiếp nhận Tỳ bà hành tại Việt Nam. II. MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Mục đích của chúng tôi khi tiến hành đề tài này là thông qua tìm hiểu vấn đề tiếp nhận Tỳ bà hành tại Việt Nam, để cắt nghĩa được những cách diễn dịch về tác phẩm Tỳ bà hành, khảo sát được những mối liên hệ giữa người tiếp nhận với tác phẩm và giữa người tiếp nhận với người tiếp nhận; từ đó có thể đóng góp chút ít vào việc tìm hiểu quá trình tiếp nhận kiệt tác này nói riêng và Đường thi nói chung ở Việt Nam. III. ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI NGHIÊN CỨU - PHẠM VI TƯ LIỆU Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là vấn đề tiếp nhận Tỳ bà hành ở Việt Nam. Theo đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung vào những vấn đề liên quan tới tác phẩm này. Tất nhiên, trong quá trình tiến hành, chúng tôi cũng cố gắng mở rộng, liên hệ tới một số tác phẩm Đường thi khác trong quá trình tiếp nhận của người Việt. Về phạm vi tư liệu của đề tài, chúng tôi chủ yếu dựa vào các tư liệu thành văn bằng chữ Quốc ngữ (sách báo, tạp chí, luận văn , luận án .) từ đầu thế kỷ XX đến nay. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này, trên bình diện lý thuyết, chúng tôi tiếp cận đối tượng chủ yếu từ góc độ của văn học so sánh và mĩ học tiếp nhận. Về mặt thao t [1] Hai câu này nghĩa là: Trẻ con đều biết ngâm khúc Trường hận ca, kẻ chăn trâu đều biết hát khúc Tỳ bà hành.

doc47 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4623 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vấn đề tiếp nhận tỳ bà hành tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch Giang (biên khảo và chú giải): Những khúc ngâm chọn lọc. Tập II. NXB Giáo Dục, 1994, tr.48. . Nhưng cùng thời với Phạm Văn Diêu, có người đã tiếp nhận Tỳ bà hành theo hướng phủ định tất cả nội dung tư tưởng của nó. Điều đáng nói là ý tưởng này lại nằm trong cuốn sách hướng dẫn ôn thi Trung học - Luận đề về Phan Huy Vịnh (bản dịch Tỳ bà hành) và Từ Diễn Đồng (Những bài thơ Nôm). Trong sách này, Sao Mai cho rằng: “Áng thơ chỉ là một hoạt động nghệ thuật thuần nhất, không cần chú trọng đến nhân sinh. Trong một phút xúc động mạnh mẽ, tác giả viết nó ra để tình cảm của mình bớt đau khổ. Bạch Cư Dị làm bài Tỳ bà hành chỉ vì chất nghệ sĩ, vì niềm tâm sự của riêng mình” Sao Mai: Luận đề thơ Phan Huy Vịnh và Từ Diễn Đồng . NXB Thăng Long, 1993. . Như vậy, nói theo quan điểm đương thời ở Việt Nam thì Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị chỉ thuần tuý là một tác phẩm “nghệ thuật vị nghệ thuật” chứ hoàn toàn không có “nghệ thuật vị nhân sinh”. Tuy nhiên, cách hiểu này dường như bị cô lập, đến nay không còn thấy xuất hiện trên các tạp chí, sách báo khoa học nữa. Nhiều nhà nghiên cứu – phê bình tiếp cận Tỳ bà hành theo hướng khác: coi tác phẩm này như một chỉnh thể vừa là tự sự vừa là trữ tình - vừa nói về kỹ nữ vừa nói về nhà thơ. Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, trên cơ sở phân tích mối quan hệ tương đồng giữa hoàn cảnh của Bạch Cư Dị và người kỹ nữ đã viết: “...cái bài tràng thiên những sáu trăm hai mươi hai chữ Sáu trăm hai mươi hai chữ là kể cả 3 chữ tên bài thơ và 3 chữ tên tác giả. của ông Lạc Thiên này vừa nói chính ông lại vừa nói cả kỹ nữ, ngụ biết bao nhiêu ý tứ não nùng, diễn ra bao câu văn thú vị” Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc: Toàn tập, tập II, NXB Văn Học, 2004, tr.899. . Còn Nguyễn Quốc Siêu khi giải đề cho Tỳ bà hành đã đồng thời nhấn mạnh cả chất tự sự và chất trữ tình. Ông không phản đối ý kiến cho là bài thơ có tâm trạng của Bạch Cư Dị, song cũng chú ý đến tính chất “điển hình” của người ca nữ. Theo ông, “bài thơ miêu tả tài nghệ điêu luyện của ngón đàn nọ cùng lời than vãn về cuộc đời đã khái quát được số phận rất hay bị chà đạp của người kỹ nữ trong xã hội cũ..... Nhà thơ đã cất tiếng bày tỏ nổi bất bình cho người ca nữ và cho cả mình” Nguyễn Quốc Siêu: Bình giảng (sđd), tr.55. . Câu chuyện về ca nữ trên bến Tầm Dương là thực hay không hiện đang còn được tranh luận. Nhưng không ít người cho rằng điều đó có thể là thực cũng có thể là do chủ ý của nhà thơ tạo ra. Bên cạnh những cách hiểu trên, Phương Lựu phân tích, đánh giá giá trị của Tỳ bà hành qua hai phương diện cụ thể Phương Lựu. Lý luận phê bình văn học. NXB Đà Nẵng, 2004, tr.685-689. . Phương diện thứ nhất, đó là “tiếng kêu than của một người phụ nữ bị gày vò trong xã hội cũ”. Ông diễn giải: từ những tập thơ đầu của Trung Quốc đã có tiếng than của người phụ nữ. Nhưng đến những cung nữ của Bạch Cư Dị thì lại là cả một cuộc đời bi thảm, suốt đời phải cấm cung như trong Thượng Dương bạch phát nhân, phải sự tử như sự sinh như trong Lăng Viên thiếp và bao nhiêu nỗi khổ đau ấy, Bạch Cư Dị đem tập trung lại xây dựng nên một nhân vật tiêu biểu làm cho nó sống mãi với thời gian và vượt ra ngoài biên giới, đó là hình tượng kỹ nữ trên bến Tầm Dương trong Tỳ bà hành. Phương diện thứ hai thể hiện giá trị của tác phẩm này được Phương Lựu xác định là “lời tố cáo của một kẻ tài hoa bị chà đạp”. Như vậy theo cách cắt nghĩa, giải thích của Phương Lựu thì giá trị nội dung – tư tưỏng của Tỳ bà hành chủ yếu là tập trung vào lời tố cáo. Đồng thời với cuộc tranh luận về mục đích và nội dung tư tưởng của Tỳ bà hành, giới nghiên cứu – phê bình qua sách báo tạp chí chuyên ngành cũng quan tâm đến nghệ thuật của tác phẩm đó. Phạm Văn Diêu phân tích nghệ thuật trong Tỳ bà hành qua kết cấu - nghệ thuật tả tiêng đàn, kể chuyện của tác phẩm và qua lời thơ của nó. Theo ông, “Tỳ bà hành là một khối sầu hận không cùng trên mấy đường tơ”. Bạch Cư Dị tả người kỹ nữ đánh đàn ba lần nhưng lần đầu được tả nhiều hơn và “tuyệt diệu hơn vì đó là tất cả cuộc đời kỹ nữ trên mấy ngón đàn”. Phạm Văn Diêu chỉ ra những sự biến đổi của tiếng đàn theo thời gian: “đi từ hình tượng âm thanh, sang hình ảnh sự vật tượng trưng, đến những cảm giác trừu tượng một cách uyển chuyển rõ ràng”. Tiếng đàn được đón nhận với tất cả sự biến hóa linh hoạt đa dạng của nó. Lời bình về nghệ thuật về miêu tả tiếng đàn của Bạch Cư Dị được Phạm Văn Diêu khái quát lại: “rất mực già dặn, tuyệt vời, cả bài thơ kết thành một khối nhất trí ngân nga, các câu theo nhau trôi chảy, không chữ nào ép, không vần nào cưỡng , gợi cho người đọc cái ấn tượng một nỗi buồn lặng, rung động còn mãi” Dẫn theo Hồ Sĩ Hiệp (biên soạn): Bạch Cư Dị - Tỳ bà hành. NXB Đồng Nai, 2003, tr.197-199. . Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh đến văn từ của tác phẩm: “Tỳ bà hành được sáng tác theo thể thất ngôn trường thiên cổ phong. Người phê bình ở đây đã nhận thấy ở văn từ của nó bao hàm một sắc thái đặc biệt”, đó là “tính cách cổ kính và hàm súc”, “cổ kính đường hoàng và rất quí phái trong nhạc thơ (...) và trong cả lối dùng lại các cái đầu đề xưa cũ nữa. Lại thêm tính hàm súc của lối phô diễn ý thơ, lối chuyển mạch kín đáo (Phạm Văn Diêu). Cũng theo lời bình này thì chính cái sắc thái đặc biệt của văn từ ấy đã tạo nên cho Tỳ bà hành giá trị hấp dẫn về nội dung, truyền tải được tâm ý của tác giả và gây được “một âm hưởng nhẹ nhàng, mênh mông trong cảm quan của người thưởng thức”. Trên cơ sở phân tích nội dung, nghệ thuật Tỳ bà hành, và liên hệ với thực tế, Phạm Văn Diêu đã xác định sức sống tiềm tàng của tác phẩm này trong nền văn học Việt Nam: “Cuộc gặp gỡ bến Tầm Dương trăng nước này, từ lâu đã thu hút tâm hồn bao nhiêu kẻ tài tử thi nhân. Nguyễn Công Trứ “vịnh tỳ bà” chiếc thuyền luống đi về trong bóng nguyệt, Chu Mạnh Trinh nói chuyện Thúy Kiều mà: giọt lệ Tầm Dương chan chứa, Xuân Diệu tả buồn: Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người.., tất cả đều sống trong cái ám ảnh thanh cao tế nhị và kỳ diệu của áng thơ Tỳ bà hành vậy”. Cũng nói về nghệ thuật tả tiếng đàn, Nguyễn Quốc Siêu chú ý thêm vào tài nghệ của Bạch Cư Dị khi sử dụng “một loạt những ví dụ so sánh có thanh có sắc”. Theo ông thì việc vận dụng kết nối tâm hồn người đọc với thế giới bên trong tác phẩm. Rộng hơn, nghệ thuật của Tỳ bà hành được đánh giá là sự tổng hợp của nhiều yếu tố: “Bài thơ tình tiết rành rẽ, tầng thứ phân minh, vận luật hài hòa, giọng thơ buồn thảm sâu lắng như than, sức cảm hóa nghệ thuật vô cùng lớn” Nguyễn Quốc Siêu: Thơ Đường bình giảng (sđd), tr.55. . Như vậy, cái hay của bài thơ không chỉ là ở tiếng đàn mà còn nằm trong cách sử dụng thần tình vần, luật của câu thơ, trong cách lựa chọn và sắp xếp các tình tiết, lựa chọn giọng điệu... Nguyễn Quốc Siêu cũng bình thêm: “Cái hay cái đẹp của bài thơ còn ở chỗ nhà thơ đã khéo léo miêu tả âm thanh, lấy thính giác để chuyển hóa thị giác, xúc giác”. Giáo sư Phương Lựu coi diễn biến mạch thơ Tỳ bà hành chính là kết cấu của bản nhạc. Ông liên hệ đến đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường và chỉ ra rằng: cũng như Trường hận ca, Tỳ bà hành đã thể hiện được những đặc điểm chủ yếu của thơ ca cổ Trung Quốc. Phương Lựu nhận xét: “Đặc sắc nhất trong nghệ thuật Tỳ bà hành là tiếng đàn” Nguyễn Quốc Siêu: Thơ Đường bình giảng (sđd), tr.55. . Tiếng đàn được cảm nhận trong âm điệu “trầm bổng, khoan nhặt, biến đổi không ngừng như trong một bản nhạc hoàn chỉnh Phương Lựu: Lý luận văn học cổ điển phương Đông. Tập I, NXB Giáo Dục, 2005, tr.82. . Ông coi “nó là linh hồn của bản trường ca, cũng là kết tinh cao nhất của tài hoa Bạch Cư Dị, đến các bậc thi thánh, thi tiên cũng không hề có được, nó trở thành một cái gì đặc biệt phương Đông về mặt nghệ thuật ...”. Lê Đức Niệm - người đã coi Tỳ bà hành là “một thiên tự sự” cũng đánh giá: “Tỳ bà hành đạt tới mức nghệ thuật tuyệt vời... Nhà thơ đã xoáy sâu vào nội tâm nhân vật, mô tả sự phát triển của nó theo một quy luật phát triển tự thân gắn với tính giai cấp” Lê Đức Trung (chủ biên), Trần Lê Bảo, Lê Huy Bắc: Chân dung các nhà văn thế giới. NXB Giáo Dục- H, 2002, tr.150. . Tựu trung lại, ta có thể thấy, khi nói về nghệ thuật của Tỳ bà hành, yếu tố được các nhà nghiên cứu phê bình tập trung nhiều nhất là nghệ thuật miêu tả tiếng đàn, miêu tả tâm trạng. Đây chính là một điểm tương đồng trong cách tiếp nhận bài thơ của Tư Mã Giang Châu. Trong quá trình tiếp nhận tác phẩm Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, các sách báo, tạp chí khoa học cũng không quên việc giới thiệu và bình phẩm các bản dịch ở Việt Nam. Năm 1975, Tạp chí Văn học đăng bài viết của Trần Thị Băng Thanh giới thiệu một bản dịch Tỳ bà hành mới được phát hiện Trần Thị Băng Thanh: Một bản dịch Tỳ bà hành mới tìm được. Tạp chí Văn học số 4/ 1975, tr.105-108. . Tác giả viết: “Bản dịch Tỳ bà hành tương truyền của Phan Huy Vịnh lâu nay vẫn được dư luận coi là một tác phẩm hoàn mỹ và gần như độc nhất, đến nỗi không ai muốn nghĩ đến một bản dịch nào khác, mặc dù cũng có thể trước Phan Huy Vịnh đã có một vài người dịch. Gần đây, nhân đọc sách, tình cờ chúng tôi thấy một bản Tỳ bà hành “quốc âm diễn” khác, chép trong thi tập của Phạm Nguyễn Du. Bản dịch này thiếu bốn câu và mất vài chữ”. Trong bài viết, tác giả đã phân tích một số cứ liệu và chỉ ra rằng: bản dịch này dù được chép trong thi tập của Phạm Nguyễn Du nhưng có thể nó không phải là của ông. Bản dịch được đánh giá là “thua kém” bản dịch hiện hành nhưng “cũng là bản dịch khá sát nguyên tác”. Đặc biệt, Trần Thị Băng Thanh cho rằng, có thể nó đã ra đời trước bản dịch của Phan Huy Thực và có thể khi dịch Tỳ bà hành, Phan Huy Thực “đã biết hoặc tham khảo bản dịch này chút ít”. Bản dịch “quốc âm diễn” “mới được phát hiện”, do đó mà được xem là bản dịch đã “tỏ rõ phần nào ưu điểm”, nhất là sự gợi ý của nó cho bản dịch của Phan Huy Thực. Cũng trên Tạp chí Văn học, số 1/1983, Đỗ Văn Hỷ đã giới thiệu hai bản dịch của Phan Văn Ái Đỗ văn Hỷ: Phan Văn Ái với hai bản dịch Tỳ bà hành . Tạp chí Văn học số 1/1983. . Bản thứ nhất (Tỳ bà hành diễn âm) giữ nguyên thể thơ của nguyên tác, được đánh giá là “câu nệ về hình thức”, “cứng nhắc nên không hay ”. Bản thứ hai (Hựu diễn khúc ca) dịch theo thể song thất lục bát, được đánh giá là “hay hơn” và “có những chỗ trội hơn hẳn” bản dịch của Phan Huy Thực. Tới nay, Tỳ bà hành đã có nhiều bản dịch Phan Huy Thực. Có những người theo quan niệm “dịch là diệt”, dù thừa nhận bản dịch của Phan Huy Thực là hay nhưng vẫn cho rằng: so với nguyên tác, nó đã “làm cái việc phủ lên bức tranh đẹp một tấm màn mỏng, làm mờ đi những đường nét tinh tế” Nguyễn Quốc Siêu: Thơ Đường bình giảng, (sđd) , tr.65. . Hoặc như Nguyễn Thạch Giang khi biên soạn quyển Những khúc ngâm chọn lọc có viết: “Đã là bản dịch thì không thể nào hay hơn nguyên tác. Nghĩa là bản dịch của Phan Huy Vịnh không thể nào hay hơn nguyên tác của Bạch Cư Dị, cảm giác hay hơn đó là do ta vốn có duyên thầm với quốc âm ”... Song ngược lại, không ít ý kiến cho rằng: bản dịch của Phan Huy Thực là hay hơn nguyên tác. Trong Bài hát Tỳ-bà, Thê Húc đã nhận định: “về lời thơ, ý vị ở chỗ so sánh bản dịch với nguyên tác, chứng tỏ tinh thần và năng lực đặc biệt Việt ngữ ”. Nghiêm Toản cũng từng khen: “Bài thơ chữ Hán đã hay thế mà bản dịch không những lột hết được tinh thần của nguyên văn, thường có khi lại đặt được câu trội hơn cả câu thơ Đường, toàn thể lời văn bóng bẩy du dương và giữ được nguyên vẹn tình cảm của người làm” Nghiêm Toản: Việt Nam văn học sử trích yếu (sđd) , tr. 26. .... Hầu hết ý kiến của những người viết sách khi nói đến thành công trong bản dịch Tỳ bà hành của Phan Huy Thực đều tập trung vào các yếu tố sau đây: 1- Bản dịch sử dụng thể thơ song thất lục bát - một thể thơ truyền thống của dân tộc có khả năng biểu cảm mạnh mẽ. 2- Bản dịch giữ nguyên được số câu và số chữ trong nguyên tác (88 câu với 616 chữ). 3- Bản dịch đã khéo sử dụng những tiếng đôi, những từ lấp láy trong tiếng Việt để vừa “dịch thoát được những ngôn ngữ rườm rà trong nguyên tác ” vừa “có sức khêu gợi hơn”, ví dụ như: lau lách , đìu hiu, mênh mông.... 4- Bản dịch thể hiện được tinh thần của nguyên tác, “đặt câu dùng chữ thật hết sức chọn lọc, không phụ tình ý của nguyên tác chút nào, và cũng không non kém chút nào” Hà Như Chi: Việt Nam thi văn giảng luận (từ khởi thủy đến cuối thế kỷ XIX). NXB Văn Hóa Thông Tin, H, 2000, tr.662 ... Về bản dịch của Phan Huy Thực, Tạp chí Văn học Nước ngoài đã có hẳn những bài viết mang tính chất trao đổi, tranh luận. Trên số 3/1997, Phạm Hồ với bài viết: Một số ý kiến về một bản dịch, đã cho rằng: bản dịch của Phan Huy Thực “bên cạnh nhiều câu, nhiều đoạn rất hay cũng còn những câu dịch chưa sát, chưa đúng nguyên văn, nguyên ý”. Ông đưa ra một số ví dụ ở câu 4, câu 5, câu 6, câu 11, câu 38... để chứng minh. Nhưng ý kiến này của ông Phạm Hồ ngay sau đó đã bị ông Nguyễn Hùng Vĩ phản đối trên bài Đôi ý về Tỳ bà Hành (góp ý với ông Phạm Hồ), tạp chí Văn học Nước ngoài, số 5/1997. Ông Nguyễn Hùng Vĩ nêu ra quan điểm của mình: “Phạm Hồ đưa ra 11 chỗ sai mà ông cho rằng Phan Huy Vịnh (Phan Huy Thực?) dịch chưa sát hoặc chưa đúng nguyên văn, nguyên ý, theo tôi, đa số trong đó, Phan Huy Vịnh dịch đúng và hay hơn, còn ông Phạm Hồ đọc mất ý nghĩa của người xưa. Ông Nguyễn Hùng Vĩ chứng minh lập luận này bằng cách cắt nghĩa những chữ, những câu mà Phạm Hồ đã cho là “chưa đúng, chưa sát ” Tạp chí văn học nước ngoài, số 5/1997, tr.233. . Dù còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng bản dịch của Phan Huy Thực vẫn được thừa nhận là bản dịch hay nhất và được lưu truyền rộng nhất. Bên cạnh các tạp chí sách báo khoa học đã xuất bản, hiện nay một số trang Web cũng quan tâm đến việc giới thiệu và diễn dịch tác phẩm Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị. Trên trang Web của Viện Nghiên cứu Hán Nôm www.hannom.vn , Hải Đà – Vương Ngọc Long đã sưu tầm và biên soạn bài viết: Tiếng đàn trên sông (Tỳ bà hành - Bạch Cư Dị). Trong bài viết này, tác giả đánh giá: “Đó là một bài thơ mang khía cạnh nhân sinh, xã hội hiện thực đã được truyền tụng trong nhân gian gắn với tên tuổi của nhà thơ...” Theo hướng phân tích ở đây, tác phẩm của Tư Mã Giang Châu không chỉ nói về người kỹ nữ, cũng không nói riêng về tâm trạng nhà thơ mà trong đó còn hàm ẩn một ý nghĩa sâu xa, một thông điệp thầm kín: “câu chuyện trong bài thơ Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị đã thầm nói lên một triết lý nhân sinh, cái chua xót ngậm ngùi của cảnh đời dâu bể ba chìm bảy nổi, cảnh đoạn trường hưng phế của tạo hóa mà con người chỉ là một sinh vật nhỏ nhoi, bất lực trước cuộc đời hư ảo như bóng câu bên cửa sổ, như thoáng mây bay cuối trời”. Trong lịch sử tiếp nhận, đã có người cho rằng trong hai bài trường thiên của Bạch Cư Dị thì “Bài Trường hận ca hay hơn Tỳ bà hành” Nguyễn Hiến Lê: Đại cương văn học sử Trung Quốc. NXB Trẻ, 1997. . Nhưng cho đến nay, đa số các nhà nghiên cứu phê bình đều thừa nhận ở Việt Nam, Tỳ bà hành có ảnh hưởng sâu sắc hơn so với Trường hận ca. Nguyễn Khắc Phi viết: “ So với Trường hận ca, ý nghĩa hiện thực, tinh thần phê phán nhân đạo cũng như giá trị nghệ thuật của Tỳ bà hành đều cao hơn” Nguyễn Khắc Phi: Văn học Trung Quốc, tập I . NXB Giáo Dục H, 1987, tr.235. . Nhu cầu của thơ Đường là “dĩ tâm truyền tâm”, là truyền “tâm ấn” (in dấu trái tim mình vào trái tim độc giả tri âm) Nguyễn Thị Bích Hải: Thi pháp thơ Đường. NXB Giáo Dục, H, 2003, tr.18. . Nhưng thơ Đường uyên thâm trí tuệ không phải ai cũng đọc được và không phải ai đọc được cũng đều hiểu giống nhau. Cũng như nhiều tác phẩm khác, Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị đã được nhìn nhận, đánh giá theo những cách khác nhau. Đó cũng là một điều tất yếu bởi lẽ tác phẩm văn học không phải là một sản phẩm bất biến và đơn nghĩa, người đọc lại là “ kẻ đồng sáng tác ra tác phẩm không chỉ với tư cách làm sống dậy tác phẩm trong cảm thụ (...) mà còn phát hiện ý nghĩa mới và mối quan hệ chỉnh thể tương ứng với nó”. Vì thế, mọi cách đọc đều là những cách mở ra các cánh cửa chìm của tác phẩm” Trần Đình Sử. Văn học và thời gian. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2002, tr.107. . IV. VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN TỲ BÀ HÀNH TRONG CÁC THỂ LOẠI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TẠI VIỆT NAM Như chúng tôi đã đề cập ở trên, văn học Việt Nam đã có những ảnh hưởng rất lớn từ tác phẩm Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị. Sự tiếp nhận này được thể hiện sâu sắc nhất và rõ nhất là trong thể hát nói (ca trù) và trong Thơ mới. 1. Sự tiếp nhận trong thể hát nói: Một số bài hát nói còn lưu lại được tự bản thân nó đã chứng minh có sự tiếp thu ảnh hưởng từ “Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị. Phan Huy Ích đã mượn ý “thiên nhai luân lạc”, “nguyệt dạ”, “khúc Tỳ-bà” khi viết “Độ Tầm Dương vang giọng Tỳ bà hành”. (sđd). Còn Nguyễn Công Trứ nổi tiếng với bài Vịnh Tỳ bà hay Nghe tiếng Tỳ bà: Cũng người giác hải thiên nha Cùng nhau gặp gỡ lọ là quen nhau Tầm Dương giang đầu dạ tống khách Bóng trăng thu thấp thoáng trên thuyền Tiếng Tỳ bà ai khéo gẩy cho nên Xui lòng khách thiên nha luống những Ai oán nhẽ bốn dây văng vẳng Nỗi bất bình như khấp như tố như oán như than Nực cười thay cái phận hồng nhan Nào những khách Ngũ Lăng đâu vắng tá ? “Yên thủy mang mang thiên ngũ dạ Tỳ bà khúc khúc nguyệt tam canh Bến Tầm Dương cảnh ấy xiết bao tình Chiếc thuyền luống đi về trong bóng nguyệt Người viễn thú biết chăng chẳng biết Khúc đàn này biết gãy cùng ai Giang đầu hạnh hữu khách lai. Bài ca vẻn vẹn 17 câu nhưng theo như nhận xét của Nguyễn Văn Duyệt thì: “Bài này đã tổng quát cả bài Tỳ bà hành Bạch Cư Dị đời Đường” Phan văn Duyệt. Hát ả đào. Hà nội 1923 . Nguyễn Công Trứ đã mượn ý của Tỳ bà hành mà diễn ra, mượn những hình ảnh, điển tích trong bài thơ ấy mà biểu đạt. Có những câu sáng tạo trên cơ sở tiếp nhận, chẳng Biệt thời mang mang giang tẩm nguyệt - Hốt văn thủy thượng Tỳ bà thanh mà thành Yên thủy mang mang giang tẩm nguyệt - Tỳ bà khúc khúc nguyệt tam canh. Đặc biệt có câu dẫn nguyên lời của Bạch Cư Dị như Tầm Dương giang đầu dạ tống khách. Cứ theo bài này thì Nguyễn Công Trứ đã tiếp nhận nội dung tư tưởng trong Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị. Ông đã lấy lòng mình mà thể hiện tâm trạng của nhà thơ Trung Hoa, tri kỷ cùng tiếng đàn “ai oán”, văng vẳng “nỗi bất bình như khấp như tố như khóc như than”. Song, cách cắt nghĩa Tỳ bà hành ở đây mới chỉ dừng lại ở chỗ xót thương cho thân phận người kỹ nữ và cho rằng gặp được Tư Mã Giang Châu đến nghe đàn là cái may của người kỹ nữ ấy trong lúc cô đơn. Sau bài Nghe tiếng Tỳ bà của Nguyễn Công Trứ, chúng ta lại có thêm bài hát nói của Ngô Thế Vinh (tức cụ Nghè Vinh dưới triều Minh Mạng) cũng liên quan đến Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị. Đó là bài Tài sắc mà chi: “Não nùng một khúc tỳ bà Giang – Châu Tư – Mã mới là tri âm “Tầm Dương giang đầu dạ tống khách” Người đâu đâu gặp gỡ cũng nực cười! Giữa dòng sông nước chảy giăng soi Dặt díu cả sắc tài vào một cuộc Giai nhân tâm sự qui cầm trục Tài - tử tao phong nhập tửu bôi Nghe tiếng đàn, đà rát ruột đòi thôi Nghĩ mình, đó thương vay cho kẻ khác Hồng nhan tự cổ đa luân lạc Thái bút như kim bán lục trầm Người trăm năm gặp ngoảnh lại cõi trăm năm Tài với sắc tính ra là ngộ cả. Quá ngạn nhẽ người ngồi thiên - tải hạ Cũng với lên chung một gánh sầu Lệ tình há một Giang Châu?”. Thật chẳng khó khăn gì để chúng ta nhận ra đây chính là những dòng tri âm trước kiệt tác của nhà thơ họ Bạch. Ngay từ đầu, bài ca này đã nói rõ điểm xuất phát của nó là mối quan hệ giữa “Giang Châu Tư Mã” và “Khúc Tỳ bà”. Cụ Nghè Vinh đã thể hiện được những cảm xúc của mình với người xưa. Tác giả bài hát nói, cũng như Nguyễn Công Trứ, đã rất tâm đắc mà trích dẫn nguyên câu đầu của Tỳ bà hành: “Tầm Dương giang đầu dạ tống khách”. Đây chính là sự tiếp nhận có chủ ý. Người viết xác định mình viết về “Khúc Tỳ bà”, về “Giang Châu Tư Mã” và cũng xác định không gian, thời gian gắn với các đối tượng ấy: Đêm khuya tiễn khách ở đầu sông Tầm Dương. Ngô Thế Vinh đã bày tỏ quan điểm của mình: cuộc gặp gỡ giữa hai con người ở nơi “nước chảy giăng soi” kia là một gặp gỡ giữa “tài và sắc” và trong cuộc gặp gỡ ấy, tiếng “Tỳ bà não nùng đã khiến cho Tư Mã Giang Châu phải nghĩ về số phận của mình đồng thời xót thương cho người kỹ nữ. Ngô Thế Vinh đã khái quát được tâm trạng của tác giả Tỳ bà hành, hơn thế ông lại thể hiện một sự tri âm sâu sắc. Ông đem cái nhìn của “Người trăm năm ngoảnh lại cõi trăm năm” để cắt nghĩa: “Tài” như Giang Châu Tư Mã, “sắc” như người nữ Tỳ bà xưa kia chỉ là cái lầm lạc thất thế ở giữa cõi đời. Ông cảm thông, thương xót và sẻ chia cùng những con người ấy: “Cũng với lên chung một gánh sầu”. Như vậy, “bài hát nói Tài sắc mà chi đã có sự tiếp nhận sâu sắc Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị”. Nó được sáng tác trên những cảm hứng về Tỳ bà hành, sử dụng những tích của bài “hành” để truyền đạt như: “khúc Tỳ bà”, “Giang Châu Tư Mã”, “sông Tầm Dương”, “nước chảy giăng soi”..., lại lấy nội dung, tư tưởng của bài “hành” ấy để tạo nên cái tứ của mình... Ngoài ra, trong làng hát nói Việt Nam vẫn còn một số bài nói về Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, trong số đó có Tỳ bà nữ (khuyết danh). Bài này chủ yếu nói về cuộc đời của người ca nữ, chính là sự phỏng theo những lời kể của người đánh đàn trong Tỳ bà hành. Nhưng ca trù Việt Nam tiếp thu Tỳ bà hành không chỉ từ phía nguyên tác mà còn từ phía bản dịch của Phan Huy Thực. Cả cụ Bùi Kỷ trong Quốc văn cụ thể (1932) và Thê Húc trong Bài hát Tỳ bà đều nói rõ: đây là bài hát ả đào mà các đào nương bấy giờ vẫn hát; trước khi hát bài này, họ thường mào đầu bằng bài dịch thơ Thu hứng của Đỗ Phủ để gây không khí. Trong bài Tỳ bà hành và bản dịch của Phan Huy Thực, thế Anh cũng viết: dịch Tỳ bà hành của Phan Huy Thực thì nó đã lan nhanh và trở thành một điệu hát đầy chất thơ, nhạc điệu và chất trữ tình bổ sung thêm cho hàng chục điệu ca trù khác trong ca quán thời xưa” Trịnh Ân Ba, Trịnh Thu Lôi – Văn học Trung Quốc - Tủ Sách Văn hoá Nghẹe thuật Trung Quốc. NXB thế giới, H. 2002 . Những ý kiến nhận định, đánh giá tương tự như thế còn được thể hiện trong bài viết của nhiều học giả khác. Qua sự tìm hiểu, phân tích trên đây, chúng tôi khẳng định: Tỳ bà hành đã được tiếp nhận rất sâu sắc trong ca trù Việt Nam. 2. Sự tiếp nhận Tỳ bà hành trong Thơ mới: Nhiều sáng tác Thơ mới của ta thể hiện rõ những ảnh hưởng của Tỳ bà hành. Không phải đến thời điểm này kiệt tác của Bạch Cư Dị mới được thơ Việt Nam tiếp nhận. Từ hơn 200 năm trước, Nguyễn Du khi viết Long Thành cầm giả ca đã sử dụng những từ “triền đầu”, “Ngũ Lăng” v.v... trong Tỳ bà hành. Quan trọng hơn, cách cấu tứ hình tượng cũng dễ gây liên tưởng đến Tỳ bà hành Phương Lựu: Vài suy nghĩ nhận đi tìm ảnh hưởng của Tỳ bà hành và Trường hận ca trong văn học nước ngoài. Tạp chí văn học số 7/1996, tr.13. . Nhưng phải đến Thơ mới, ảnh hưởng của tác phẩm này mới trở nên rộng khắp, dường như là một phong trào. Giáo sư Phương Lựu trong bài viết Vài suy nghĩ nhân đi tìm ảnh hưởng của Trường hận ca và Tỳ bà hành trong thơ ca nước nhà có phân tích vấn đề này. Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có những biến động lớn. Hoàn cảnh ấy đã sinh ra cả một thế hệ những con người thấy mình “đầu thai nhầm thế kỷ”. Họ bất mãn với thực tại, muốn ẩn mình vào thế giới của cõi tiên, cõi mộng. Và đúng như Phạm Văn Diêu đã viết trong Việt Nam văn học giảng bình: “Họ tìm thấy ở Tỳ bà hành một nhu cầu thoả mãn tâm hồn nghệ sĩ phóng khoáng của thi nhân vốn có khuynh hướng thoát ly thực tại để trở về với một thế giới kỳ ảo xa xưa”. Các nhà Thơ mới (Xuân Diệu, Thế Lữ, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Vũ Hoàng Chương...) đã trực tiếp hoặc gián tiếp mượn những từ ngữ, điển tích trong Tỳ bà hành để diễn tả ý thơ của mình. Xuân Diệu viết: “Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi” rồi: “Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người”... (Nguyệt cầm - Thơ thơ) Những “thu lạnh”, “đàn ghê như nước”, “Tầm Dương”...khiến người đọc liên tưởng đến những “thu sắt sắt”, những “thuỷ tuyền lãnh sáp huyền ngưng nguyệt”, những “Tầm Dương”... ở Tỳ bà hành. Do vậy, âm hưởng của Nguyệt cầm càng vang vọng trong sự ảm đạm Xuân Diệu mà còn vang trong cả cảm nhận của chúng ta. Cũng gợi nhớ về Tỳ bà hành, bài thơ Nghe hát của Vũ Hoàng Chương có câu: “Canh khuya đưa khách... Lời reo ngọc Mơ gái Tầm Dương thoảng áo xiêm”. Trong câu này, thi sĩ Việt Nam đã mượn ý thơ của Bạch Cư Dị “Canh khuya đưa khách” (dạ tống khách). Lời thơ nhẹ nhàng chậm rãi nhưng cũng reo vang như khúc ca vậy. Khát vọng tìm về quá khứ với những gì phong lưu, tao nhã đã tạo nên cái giấc mơ về hình ảnh người con gái ở bến Tầm Dương. Tầm Dương đã thực là chữ dùng của Bạch Cư Dị rồi. Còn hình ảnh người con gái kia, phải chăng cũng liên quan đến người nữ Tỳ bà trong Tỳ bà hành? Nếu như vậy thì nhà thơ của chúng ta đã tiếp nhận cả lời thơ, ý thơ và hình ảnh trong tác phẩm của thi sĩ Trung Hoa. Lại có những bài thơ tuy không trực tiếp sử dụng những hình ảnh, từ ngữ của người đi trước nhưng vẫn in dấu của một sự tiếp nhận văn học. Bên sông đưa khách của Thế Lữ là một ví dụ như thế. Bản dịch thơ Tỳ bà hành của Phan Huy Thực có câu: “Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt Một vầng trăng trong vắt lòng sông” Lời thơ trong sáng, giọng điệu tha thiết nhịp nhàng, Hoàng Thanh từng nhận xét: “Thế Lữ có lẽ đã nhớ đến hai câu ấy khi viết”: “Tiếng diều sáo nao nao trong vắt Trời quang mây xanh ngắt màu lơ” Hoài Thanh – Hoài Chân. Nhân Việt Nam. NXB Văn học. H, 1998 tr. 107. . Thanh điệu trong hai câu của Phan Huy Thực là: Bằng - trắc - trắc/ - bằng/ - trắc - trắc. Trắc - bằng/ - bằng - trắc/ - bằng - bằng. Còn hai câu của Thế Lữ là: Trắc - bằng - trắc/ - bằng - bằng - trắc - trắc. Bằng - bằng / - bằng - trắc/bằng - bằng. Hai câu thơ của Bạch Cư Dị gieo vần “ắt” (ngắt - vắt) thì hai câu thơ của Thế Lữ cũng là vần “ắt” (đảo lại: “vắt - ngắt”). Cả hai câu thơ lại cùng miêu tả một không gian trong sáng, tĩnh lặng. Chính vì vậy, đọc hai câu thơ ấy của Thế Lữ, người ta dễ dàng nghĩ ngay đến hai câu thơ dịch Tỳ bà hành của Phan Huy Thực. Từ tác phẩm đến tác phẩm, đó cũng là một biểu hiện của tiếp nhận văn chương. Thơ Đường ở Việt Nam đã có những bài thu hút được sự “đồng sáng tạo” của nhiều thi sĩ. Đó là trường hợp của Hoàng Hạc lâu. Thôi Hiệu sáng tác ra Hoàng Hạc Lâu lưu danh thiên cổ. Tuyệt tác đã từng khiến cho thi tiên Lý Bạch phải gác bút mà than rằng: “Tấm lòng của ta, Thôi Hiệu đã nói hết rồi, làm thơ sao nổi nữa” Ngô Văn Phú (biên soạn và tuyển chọn): Thơ Đường ở Việt Nam. NXB Hội Nhà Văn Việt Nam. 1996, tr. 220. , đã trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho các nhà thơ Việt Nam. Nguyễn Du viết Hoàng Hạc lâu tỏ rõ tấm lòng tri kỷ cùng Thôi Hiệu. Tản Đà dịch Hoàng Hạc lâu vì ái mộ một áng thơ tuyệt cú của đời Đường. Đến Vũ Hoàng Chương - một tâm hồn lãng tử của “thơ say” lại tiếp tục viết thêm một Hoàng Hạc lâu như một lời nhắn nhủ cho cổ nhân và cho thời đại. “Đã bao giờ có hạc vàng đâu Mà có người tiên để có lầu Tưởng hạc vàng đi mây trắng ở Lầm Thôi Hiệu trước, Nguyễn Du sau” v.v... Rõ ràng, tiếp nhận trong sáng tác văn học cũng là một hiện tượng đáng được chú ý. Ở đó, chính nghệ thuật đã đẻ ra nghệ thuật và những tác phẩm nghệ thuật ấy đã kết nối các thời đại, các thế hệ nghệ sĩ với nhau. Vấn đề đề tiếp nhận Tỳ bà hành cũng không ngoại lệ. Bạch Cư Dị có hai tác phẩm lớn, ngoài Tỳ bà hành còn có Trường hận ca. Cả hai bài thơ trường thiên này đều có giá trị lớn và ảnh hưởng sâu sắc đến thơ ca Trung Quốc. “Thế nhưng sang Việt Nam thì ảnh hưởng của Tỳ bà hành sâu sắc hơn, còn Trường hận ca thì mờ nhạt lắm” Phương Lựu: Vài suy nghĩ nhân đi tìm ảnh hưởng của Trường hận ca và Tỳ bà hành trong thơ ca nước nhà (Sđd ), tr.12. . Tỳ bà hành đã đi vào các sáng tác của văn học Việt Nam. Cuộc gặp gỡ nơi trăng nước bến Tầm Dương trong tác phẩm này đã trở thành một chủ đề quen thuộc” cuốn hút tâm hồn bao nhiều kẻ tài tử giai nhân. C. KẾT LUẬN Tác phẩm văn học không tồn tại nhất thời mà tồn tại cùng với sự trường cửu của thời gian. Mỗi tác phẩm được viết ra không phải để giành riêng cho tác giả của nó mà cần có người đọc. Lí luận văn học hiện đại coi “tác phẩm văn học như một quá trình” và nhấn mạnh vai trò của người tiếp nhận. Mỗi tác phẩm là một chủ thể bất biến, luôn được tạo nghĩa trong quá trình đọc. Nếu như lí luận tiền hiện đại nhấn mạnh đến vai trò của tác giả thì lí luận hiện đại lại cho rằng: “Tác giả trở thành xác chết và sự viết bắt đầu” (R. Barther). Điều đó nghĩa là mỗi người đọc đồng thời cũng là người tái tạo và sáng tạo ra tác phẩm, “là thừa nhận những yếu tố liên văn bản trong quá trình tiếp nhận và cắt nghĩa một văn bản văn học” Trương Đăng Dung: Tác phẩm văn học như là quá trình. (Sđd), tr.16. . Với tính chất là “vật có chủ ý” mỗi tác phẩm luôn mang trong nó thông điệp của tác giả, nó tiềm ẩn một mối quan hệ giao tiếp. Người đọc, qua tác phẩm mà “đối thoại”, tìm ra thông điệp của tác giả. Việc tiếp nhận một tác phẩm văn học nước ngoài cần thiết phải nhờ đến công tác dịch thuật. Dịch thuật cũng được coi là một quá trình giao tiếp. Nó là một “khoa học” nhưng đồng thời cũng là một “nghệ thuật”. Nó cũng cần đến độ chính xác nhưng lại đòi hỏi sự tinh tế riêng. Đặc biệt với thơ chữ Hán, người dịch phải vừa tinh tường, nhạy cảm vừa phải lao tâm khổ tứ thì mới có thể chuyển đạt được cái thần, cái tứ của tác phẩm. Trong quyển Dịch từ Hán sang Việt - một khoa học, một nghệ thuật”, Phan Ngọc từng viết: “Xét theo quan điểm của ngôn ngữ học thì dịch và chuyển một cái mã từ xa xưa của tiếng nước ngoài sang chữ viết nước mình”, cái mã của tiếng Hán sang tiếng Việt, hai cái mã này đều khách quan, chỉ cần quên sự chuyển hoá này là câu văn sẽ không Việt Nam ngay. Nhưng dịch thơ chữ Hán sang thơ Việt lại còn phức tạp hơn. Bên cạnh cái mã ngôn ngữ còn một mã siêu ngôn ngữ, một mã nghệ thuật, biểu hiện bằng thể loại, bằng vần điệu, bằng niêm luật của tiếng Hán” Dịch từ Hán sang Việt - Một khoa học, một nghệ thuật. NXB Khoa Học Xã Hội, H, 1982. . Một bản dịch thơ thành công là bản dịch đạt được các yếu tố: tín, đạt, nhã. Việc phiên dịch có ý nghĩa quan trọng như vậy nhưng để tác phẩm đến được với công chúng thì cần phải có công việc giới thiệu các bản dịch. Đây là đóng góp quan trọng của các tạp chí, sách báo... đối với văn học. Văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc từ xưa đã có những mối liên hệ mật thiết với nhau. Văn học Việt Nam đã tiếp thu và ảnh hưởng không ít từ những thành tựu của văn học Trung Quốc. “Thơ Đường là đặc sản tinh thần của nhân dân Trung Quốc, một kho báu vô giá, hiếm có trên thế giới” Lưu Đức Trung: Hợp tuyển văn học Châu Á. Tập I. Văn học Trung Quốc. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1999, tr.5. . Biết bao nhiêu tác phẩm đã trở thành bất hủ, tiêu biểu như: Hoàng Hạc lâu của Thôi Hạo, Thu hứng bát thủ của Đỗ Phủ, Vọng Lư Sơn bộc bố của Lý Bạch, Đề đô thành nam trang của Thôi Hộ, Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế v.v; trong đó, chúng ta cũng không thể không kể đến Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị. Tỳ bà hành được xếp vào bậc những tác phẩm xuất sắc nhất của thơ Đường. Nó thể hiện đặc điểm nghệ thuật của thơ ca cổ điển Trung Quốc. Bài trường thiên này vốn quen thuộc với độc giả Việt Nam qua bản dịch của Phan Huy Thực. Bản dịch này được đánh giá là bản dịch hay nhất nhưng không phải là duy nhất. Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị đã thu hút được nhiều tâm lực của giới dịch giả Việt Nam, trước kia cũng thế mà bây giờ cũng thế. Tỳ bà hành từ lâu cũng đã trở thành mối quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình Việt Nam. Nó được tiếp cận trên mọi phương diện từ nội dung, nghệ thuật cho đến giá trị tư tưởng. Sự tiếp nhận tác phẩm này là sự tiếp nhận đồng thời nguyên tác và dịch phẩm. Có những ý kiến giống nhau, có những ý kiến khác nhau. Tất cả đã tạo nên đa dạng và phức tạp trong vấn đề tiếp nhận Tỳ bà hành. Tuy nhiên, lý luận văn học hiện đại với tư duy tiếp nhận mới đã trao cho người đọc cái quyền cắt nghĩa văn bản dựa trên cơ sở “những hệ thống chuẩn mực mà theo thời gian cộng đồng đã quen dùng để “đo” các giá trị”. Vì thế, các hướng tiếp nhận Tỳ bà hành đều được ghi nhận và nó giúp cho chúng ta có những cách nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về tác phẩm. Đề tài của chúng tôi mới chỉ bước đầu khảo sát về vấn đề tiếp nhận Tỳ bà hành ở Việt Nam. Do giới hạn của một Niên luận nên có thể nhiều chỗ vẫn còn thiếu sót. Song chúng tôi hy vọng việc thực hiện đề tài này sẽ đóng góp được một phần nào đó vào công tác nghiên cứu vấn đề tiếp nhận thơ Đường ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trương Đăng Dung. Tác phẩm văn học như là quá trình. NXB Khoa Học Xã Hội, H.2004. Dịch từ Hán sang Việt - một khoa học, một nghệ thuật. NXB Khoa Học Xã Hội, H. 1982. Lưu Đức Trung (chủ biên). Hợp tuyển văn học châu Á. Tập I: Văn học Trung Quốc. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 1999. Phương Lựu. Lí luận văn học cổ điển phương Đông. Tập I. NXB Giáo Dục, 2005. Phương Lựu. Lý luận phê bình văn học. NXB Đà Nẵng, Nguyễn Thị Bích Hải. Thi pháp thơ Đường. NXB Giáo Dục, 2003. Nguyễn Tuyết Hạnh. Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam, NXB Văn Học - Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học, 1996. Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc – Toàn tập, Tập II. NXB Văn Học 2004. Trần Đình Sử. Văn học và thời gian. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2002. Lương Duy Thứ. Giáo trình văn học Trung Quốc. NXB Giáo Dục, 2003. Vũ Tiến Quỳnh. Tuyển chọn và trích dẫn những bài phê bình – bình luận của các nhà văn và các nhà nghiên cứu Việt Nam. NXB Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh, 1999. Lê Đức Niệm (chủ biên), Diện mạo thơ Đường. NXB Văn Hóa Thông Tin. H, 1998. Khảo lục thơ văn bổ. Tạp Chí Tân Thanh, 1932. Hồ Sĩ Hiệp (biên soạn). Bạch Cư Dị - Tỳ bà hành. NXB Đồng Nai, 2003. Nguyễn Khắc Phi. Văn học Trung Quốc, tập I. NXB Giáo Dục, H, 1987. Nguyễn Thị Bích Hải. Bình giảng thơ Đường. NXB Giáo Dục, 2003. Nguyễn Khắc Phi (hiệu đính, tái bản lần thứ nhất). Lịch sử văn học Trung Quốc. Tập I. NXB Giáo Dục, 1997. Phan Nghệ (biên soạn). Văn học Trung Quốc, H, 1963. Phan Văn Duyệt. Hát ả đào, Hà Nội 1923. Lâm Ngữ Đường. Nhân sinh quan và văn học Trung Quốc. Nguyễn Hiến Lê lược dịch. NXB Văn Hoá. H, 1994. Nguyễn Quốc Siêu. Thơ Đường bình giảng (tái bản lần 5). NXB Giáo Dục, 2005. Nguyễn Hiến Lê. Đại cương văn học sử Trung Quốc. NXB Trẻ, 1997. Nghiêm Toản. Việt Nam văn học sử trích yếu (quyển I), Nhà sách Vĩnh Bảo, Sài Gòn, 1949. Trịnh Ân Ba. Trịnh Thu Lôi. Văn học Trung Quốc - tủ sách văn hoá nghệ thuật Trung Quốc. NXB Thế Giới. H, 2002. Nguyễn Hùng Vĩ. Đôi ý về Tỳ bà hành (góp ý với ông Phạm Hồ). Tạp chí Văn học Nước ngoài, số 5/1997. Nguyễn Thạch Giang (biên soạn và chú giải). Những khúc ngâm chọn lọc. Tập II. NXB Giáo Dục, 1994. Du Yên (Tập hợp và giới thiệu). Thi ca thế giới chọn lọc. Thơ Đường. NXB Tổng Hợp Đồng Nai, 2005. Thế Anh. Ai là người dịch bài Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị.Tạp chí Hán Nôm, số 3/1994. Nguyễn Thu Hương. Tiếp nhận và diễn dịch Phong Kiều dạ bạc tại Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp - lớp Sư phạm Ngữ văn – K.47, trường Đại học KHXH & NV Hà Nội, 2006. Trần Thị Băng Thanh. Một bản dịch Tỳ bà hành mới tìm được. Tạp chí Văn Học, số 4/1975. Kiều Thu Hoạch. Lại bàn về bài thơ gây xôn xao dư luận ngàn đời. Tạp chí Hán Nôm, số 4/2005. Trương Chính, Phan Nghệ (biên soạn). Văn học Trung Quốc, tập II. Tài liệu tham khảo. NXB Giáo Dục H, 1963. Nguyễn Danh Đạt. Bình và chú giải 100 bài thơ Đường hay nhất. NXB Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh, 1999. Tạp chí Văn học Nước ngoài, số 3/1997. Hà Như Chi. Việt Nam thi văn giảng luận (từ khởi thuỷ đến cuối thế kỷ XIX). NXB Văn Hoá Thông Tin. H, 2000. Thê Húc. Bài hát Tỳ bà. Những bản dịch cổ ở Hán văn của Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị. NXB Nam Việt, 151 Đại Lộ La somme Saigon 1952. Đỗ Văn Hỷ. Phan Văn Ái với hai bản dịch Tỳ bà hành. Tạp chí Văn Học, số 1/1983. Phương Lựu. Vài suy nghĩ nhân đi tìm ảnh hưởng của Trường hận ca và Tỳ bà hành trong thơ ca nước nhà. Tạp chí Văn Học, số 7/1996. Lương Duy Thứ. Thơ cổ Trung Quốc – Quá trình diễn dịch và thi pháp. Tạp chí Văn Học. số 6/1996. Đào Tuấn Ảnh - Trần Hồng Vân - Lại Nguyên Ân (dịch). Các khái niệm và thuận ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kì thế kỷ XX. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội. H, 2003. Trần Trung Viên: Văn đàn bảo giám. NXB Văn Học 1998. Hoài Thanh – Hoài Chân: Thi nhân Việt Nam 1932 – 1941. NXB Văn Học Hà Nội, 1998. Ngô Văn Phú (biên soạn và tuyển chọn): Thơ Đường ở Việt Nam. NXB Hội Nhà Văn 1996. Mạc Đình Tư: Tỳ bà hành - Bạch Cư Dị. NXB IMPR, 1972. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), Nguyễn Hoàng Tuyên, Lưu Đức Trung, Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ, La Khắc Hoà: Văn 10, Phần lý luận văn học và văn học nước ngoài (tái bản lần 8). NXB Giáo Dục, 1998). Sao Mai. Luận đề về Phan Huy Vịnh (Bản dịch Tỳ bà hành) và Từ Diễn Đồng (Những bài thơ Nôm). (Dùng cho các kỳ thi Trung Học). NXB Thăng Long, 1953. Trần Trọng Kim: Đường thi. NXB Tân Việt, 1950. Khương Hữu Dụng: Thơ Đường. NXB Đà Nẵng, 1996. Hoa Bằng, Tảo Trang – Hoàng Tạo dịch nghĩa và chú thích, Nam Trân giới thiệu - tuyển chọn: Thơ Đường (In lần thứ 2). NXB Văn Học. H, 1987. Trần Trọng San (biên dịch): Thơ Đường. NXB Thanh Hoá, 1997. Trương Đình Tín: Đường thi tuyển dịch. NXB Thuận Hoá, 2003. Dương Thùy Trang. Nghiên cứu việc dịch thuật Đường thi ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay (Qua hệ thống thư mục). Niên luận sinh viên K.47 Hán Nôm. Tư liệu Khoa Văn Học, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, 2004. Trịnh Minh Xuân. Tìm hiểu việc nghiên cứu Đường thi ở Việt Nam qua hệ thống thư mục. Niên luận sinh viên K.47 Hán Nôm. Tư liệu Khoa Văn Học, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, 2004. PHỤ LỤC (CÁC BẢN DỊCH TÌ BÀ HÀNH) 1. Bản dịch Tỳ bà hành của Phan Huy Thực: Bến Tầm Dương dêm khuya tiễn khách Quạnh hơi thu, lau lách đìu hiu Người xuống ngựa, kẻ lên đèo Chén quỳnh mong cạn, nhớ chiều trúc ti Say những luống ngại khi chia rẽ Nước mênh mông đượm vẻ gương trong Đàn ai nghe vẳng bên sông Chủ khây khỏa lại, khách dùng dằng xuôi Tìm tiếng sẽ hỏi ai đàn tá? Dừng dây tơ nấn ná làm thinh Dời thuyền ghé lại thăm tình Chong đèn, thêm rượu, còn dành tiệc vui Mời mọc mãi , người còn bỡ ngỡ Tay ôm đàn che nữa mặt hoa Vặn đàn mấy tiếng dạo qua Dẫu chưa nên khúc, tình đà thoảng bay Nghe não nuột mấy đây đàn bực Dường than niềm tấm tức bấy lâu Mày chau tay gẫy khúc sầu Dãi bày hết nỗi trước sau muôn vàn Ngón buông, bắt khoan khoan dìu dặt Trước Nghê Thường, sau thoắt Lục Yêu Dây to nhường đổ mưa rào Nỉ non dây nhỏ khác nào chuyện riêng Tiếng cao thấp lựa chen lần gãy Mâm ngọc đâu bỗng nãy hạt châu Trong hoa oanh ríu rít nhau Nước tuôn róc rách, chảy mau xuống ghềng Nước suối lạnh, dây mành ngừng đứt Ngừng đứt nên phút bặt tiếng tơ Ôm sầu, mang hận ngẩn ngơ Tiếng tơ lặng ngắt, bây giờ càng hay Bình bạc vỡ tuôn đầy dòng nước Ngựa sắt dong, xô xác tiếng đao Cung đàn trọn khúc thanh tao Tiếng buông xé lựa, lựa vào bốn dây Thuyền mấy lá Đông tây lặng ngắt Một vầng trăng trong vắt lòng sông Ngậm ngùi đàn bát xếp xong Áo xiêm khép nép hầu mong dãi nhời Rằng: “Xưa vốn là người kẻ chợ Cồn Hà Mô trú ở lân la Học đàn từ thuở mười ba Giáo phường đệ nhất số đà chép tên Gã Thiện tài sợ phen dừng khúc Ả Thu nương ghen luác điểm tô Ngữ Lăng, chàng trẻ ganh đua Biết bao the thắm chuốc mua tiếng đàn Vành lược bạc gẫy tan nhịp gõ Bức quần hồng hoen ố rượu vơi Năm năm lần nữa vui cười Mải trăng gió chẳng đoái hoài xuân thu Buồn em trảy, lại lo gì thác sầu hôm mai đổi khác hình dung Cửa ngoài xengựa vắng không Thân già mới kết duyên cùng khách thương Khách trọng lợi khinh thường li cách Mải buôn chè sớm téch nguồn khơi Thuyền không, đậu bến mặc ai Quanh thuyền trăng dãi, nước trôi lạnh lùng Đêm khuya, sực nhớ vòng tuổi trẻ Chợt hoen mờ dòng lệ đỏ hoen” Nghe đàn ta đã trạnh buồn Lại rầu nghe nỗi nỉ non mấy lời “Cùng một lứa bên trời lận đận Gặp gỡ nhau lọ sắn thêm quen nhau Từ xa kinh khuyết bấy lâu Tầm Dương đất trích gối sầu hôm mai Chốn cùng tịch lấy ai vui thích Tai chẳng nghe đàn địch cả năm Sông Bồn gần chồn cát lầm Lau vàng, trúc võ, âm thầm, quanh hiên Tiếng chi đó nghe liền sớm tối Cuốc kêu sầu, vượn nói nỉ non Hoa xuân nở, nguyệt thu tròn Lần lần tay chuóc chén son ngập ngừng Há chẳng có ca rừng, địc nội ? Giọng líu lo, buồn nỗi khó nghe Tì bà nghe dạo canh khuya Dường như tiên nhạc gần kề bên tai Hãy ngồi lại gẩy chơi khúc nữa Sẽ vì nàng soạn sửa bài ca” Đứng lâu dường cảm lời ta Lại ngồi lựa phím đàn đà kíp dây Nghe não nuột khác dây đàn trước Khắp tiệc hoa sướt mướt lệ rơi Lệ ai chan chứa hơn người ? Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh 2- Bản dịch Tỳ bà hành của Trần Trọng Kim: Đêm đưa khách bến Tầm Dương Gió thu sàn sạt vàng bông lau Người xuống ngựa khách đón chào Rượu kèo muốn uống , có đâu sáo đàn Chén suôgn ngán nỗi hợp tan Trăng suôn man mác, chứa chan nỗi lòng Tiếng tì chợt vẳng trên sông Chủ quên trở lại, khách không vội về Lần tìm sẽ hỏi ai kia Tiếng đàn nín bặt, người e ngỏ lời Ghé thuyền đến cạnh, chào mời Khêu đèn thêm rượu , lại bài tiệc hoa Nằn nì mời mãi mới ra Ôm đàn che nửa mặt hoa thẩn thờ Ướm dây vặn trục dạo qua Chưa thành khúc điệu , thiết tha hữu tình Đắn đo, nắn nót, rõ rành Dường như tố cáo bình sinh nỗi buồn Dang tay cúi mặt gãy luôn Xiết bao tâm sự như tuôn mạch sầu Tiếng đàn dìu dặt thấp cao Nghê thường lại dứt , lại dào Lục Yêu Dây to sầm sập mưa rào Nỉ non dây nhỏ, thì thào nỗi tây Hạt châu to nhỏ rơi đầy trên mâm Trong hoa ríu rít oanh ngâm Cuối ghềng nước suối reo ngầm giữa khơi Tiếng đàn, suối lạnh không trôi Không trôi, ngấp ngửng, tạm thôi nhịp nhàng Lắng nghe sầu oán ngổn ngang Bấy giờ lặng lẻ lạ càng hay hơn Nước tuôn bình bạc vỡ tan Giáo gươm thiết bị tiếng ran rợn người Khúc xong gãy một tiếng dài Bốn dây một tiếng như ai xé là Đông tây thuyền lặng như tờ Giữa sông bóng sáng thẫn thơ gươm nga Trên dây cài móng ngẩn ngơ Dung y chỉnh đốn, đứng ra phân trình - Kể rằng xưa ở Kinh thành Hà Mô lăng ấy gần quanh là nhà Học đàn từ thuở mười ba Giáo phường đệ nhất, tiếng đà đồn xa Thiện Tài phục ngón tì bà Thu Nương tấm tức, khi đà giồi trau Ngũ Lăng tuổi trẻ đua nhau Đàn xong một khúc biết bao khăn điều Lược trâm gõ nhịp gãy nhiều Chén mời, giọpt rượu quần điều ố hoen Năm qua năm lại bao phen Xuân thu trăng gió đã quen vui vầy Nỗi buồn dì chết chết đày Sớm chiều thấm thoắt , mặt mày kém xuân Ngựa xe lẻ tẻ trước sân Về già lấy một thương nhân bạn bè Trọng tài lợi, nhẹ biệt li Phù Lương tháng trước chồng đi buôn chè Một mình nấp bóng chiếc ghe Quanh thuyền nước lạnh trăng kề vẩn vơ Đêm qua mộng thấy chuyện xưa Lệ rơi tầm tã, mắt mờ đỏ hoen Tiếng tỳ đã gợi nỗi phiền Lại nghe mụ nói, chẳng yêu nỗi lòng Cùng nhau góc bể long đong Gặp nhau lọ phải đã cùng quen nhau để kinh từ biệt bấy lâu Tầm Dương bị trích lại đau bấy chầy Có đâu âm nhạc chốn này Suốt năm tơ trúc chẳng ngày nào nghe Bến Bồn đất thấp ở kề Lau vàng trúc cỗi bao vi bốn bề Sớm chiều nghe tiếng vật gì? Cuốc kêu vượn hú, ủ ê đêm ngày Xuân thu hoa nguyệt khỏa khuây Thường thường chuốc chén, lại say một mình Ca rừng sáo nội đã đành Líu lo ríu rít, nào mình có hay Tí bà giọng ấy đêm nay Nghe như tiên nhạc bên tai rạch ròi Gãy thêm khúc nữa, hãy ngồi Tì bà hành sẽ vì ai đặt thành Cảm lời, đúng lúc lặng thinh Lại ngồi lựa ngón , lanh lanh gãy bài Véo von khác trước một hồi những người ngồi đó lệ rơi ngắn dài Khóc nhiều hơn cả là ai ? Giang Châu Tư Mã đẫm mùi áo xanh 3- Bản dịch Tỳ bà hành của Khương Hữu Dụng: Bến nước Tầm Dương đêm tiễn khách Bờ lau xào xạc thu hiu hắt Chủ nhân xuống ngựa khách trên thuyền Nâng chén quỳnh lên thiếu sáo đàn Say chẳng thành vui, buồn nỗi biệt Lúc biệt mênh mông sông đẫm nguyệt Chợt nghe trên nước tiếng tì bà Chủ quên về, khách đi chẳng dứt Lắng theo, thầm hỏi: Ai đàn kia ? Chậm ngỏ lời, im bặt tiếng tì Dời thuyền sát mạn xin cho gặp Thêm rượu, nổi đèn bày thêm tiệc Mời mãi nài hoài mới chịu ra Tay vẫn ôm đàn che nữa mặt Nắn trục so dây mới dạo qua Chưa nên khúc điệu, nỗi riêng đà... Tiếng tiếng buồn, dây dây ấm ức Cúi mày tay gãy tiếp cung đàn Nói hết nỗi lòng bao uẩn khúc Ngón đàn dìu dặt thấp thành cao Nghê Thường dạo trước. lục Yêu sau Dây đài rào rào như mưa đổ Dây tiếu tỉ tê như nói nhỏ Rào rào tỉ tê đàn rộn ràng Châu rơi mâm ngọc nhỏ to vang Oanh riu rit hót trong hoa lá Suối nghẹn ngào trôi dưới giá băng Nước đông lạnh, dây đàn ngưng đứt Ngưng đứt dây, tiếng tơ tạm bặt Nỗi hận ngâm dâng với nỗi buồn Bây giờ không tiếng não nùng hơn Như nước vỡ ra bình bạc vỡ Như gươm reo dậy kị binh dồn Trọn khúc, ôm đàn năm ngón khỏa Một tiếng bốn dây như xé lụa Lặng ngắt đông tây mấy lá thuyền Lòng sông bàng bạc trăng thu khỏa Trầm ngâm, tay nhã phím cái dây Chỉnh đốn dung y dậy giải bày: Rằng: “Xưa vốn gái kinh thành đó “Nhà ở Hà Mô cồn dưới trú “tỳ bà học thạo tuổi mười ba “Giáo phường đệ nhất ghi tên rõ “Thiên Taì phục sát ngón đàn hay “Thu nương ghen với làn môi đỏ “Trai trẻ Ngũ Lăng đua thưởng tiền “Mỗi khúc, lụa hồng bao kể số “Lượn bạc trâm vàng phách gõ tan “Quần là huyết dụ rượu vương ố “Năm nay vui thú klại năm sau “Xuân gió thu trăng từng mấy độ “Trai tòng quân cả, bà trùm chết “Sớm lại chiều qua nhan sắc ủ “Cửa ngoài lạnh lẽo ngựa xe thưa “Làm vợ khách thương già vướng nợ “Khách thương trọng lợi khinh biệt li “Buôn chè tháng trước Phù Lương trỏ “Đậu bến thuyền không mặc tới lui “Quanh thuyền trăng nước lạnh lùng trôi “ Canh khuya chợt mộng thời xuân trẻ “Mộng đỏ dòng châu má phấn rơi ! Nghe tiếng đàn, lòng đà thổn thức Nghe lời nàng,lại càng tấm tức ! Cùng chung lận đận khách bên trời Gặp nhau lọ phải quen nhau trước ? “Ta từ năm ngoái bỏ Trường An “Biếm ra gối bệnh đất Tầm Dương Tầm Dương heo hút không ca hát Vắng bặt quanh năm tiếng sáo đàn “ Ở cạnh sông Bồn miền đất ẩm “Lau vàng trúc võ mọc quanh vườn Tiếng chỉ sớm tối bên tai vẳng ? “Rõ máu quyên kêu vượn hú buồn “Sông xuân hoa sớm Thu trăng muộn “Không bóng thường thường chuốc chén suông ! “Há không địch nội ca ngàn đó “Tai khó nghe sao ! Ngọng nghịu dường “Đêm nay nghe tiếng tì bà dạo “Tưởng nhạc tiên đưa thoảng dịu dàng “Hãy rốn ngồi đây đàn khúc nữa “Bản tì bà xin soạn vì nàng” Cảm lời, đứng lặng hồi lâu... chốc Ngồi lại trên dây, dây chuyển gấp Buồn thương tê tái trở cung đàn Ai nấy ngồi nghe che mặt khóc Khóc nhiều hơn cả ấy là ai? Áo xanh Tư Mã Giang Châu ướt.. 4- Bản dịch Tỳ bà hành của Phạm Hồ: Canh khuya, Tầm Dương tiễn khách Lau, phong thu xào xạc trong đêm Chủ xuống ngựa, khách trên thuyền Rượu nâng muốn cạn , trúc huyền sẵn đâu? Say chẳng nỗi sầu li biệt Buồn mênh mông đẫm nguyệt dòng sông Tì bà chợt vẳng trên dòng Khách quên cất bước chủ không vội về Tìm tiêng hỏi tay nghề đâu tá ? Tiếng đàn ngưng nấn ná buông lời Ghé thuyền gặp mặt khuyên mời Khêu đèn thêm rượu, tiệc vui lại bày Mời mọc mãi khó ai lần nữa Tay ôm đàn che nữa mặt hoa So dây lựa phím dạo qua Chưa nên khúc điệu,nhưng đà thoảng say ! Tiếng tiếng buồn, dây dây thổn thức Như giải bày buồn bực bấy nay Chau mày dìu dặt bấy nay Dường mong tỏ hết đắng cay nỗi lòng Ngón khoan nhặt , bát buông, láy luyến Trước Nghê Thường nay đến lục Yêu Dây to nhỏ sầm sập mưa rào Tỉ tê dây nhỏ tưởng đâu tự tình điệu khoan nhạt âm thanh cao thấp Hạt , hạt châu tới tấp tuôn sa Tiếng oanh ríu rít bên hoa Suối tuôn róc rách chảy ra bãi ghềnh Nước suối lạnh tơ mành đứt đoạn Đứt đoạn nên nừng hẳn tiếng tơ Sinh li buồn giận thẩn thờ Tiếng tơ im bặt bây giờ lại hơn Bình bạc vỡ nước tuôn ào ạt Vó ngựa tung xô xác gươm đao Trọn bài, một tiếngkhỏa mau Dường nghe xé lụa nơi đầu bốn sây Thuyền lặng lẻ đông tây mấy lá Chỉ lòng sông lấp lóa trăng ngàn Tần ngần sửa soạn buông đàn Sửa sang xiêm áo, tính toan giãi lời: “Rằng xưa vốn là người thành thị Cồn Hà Mô nơi ấy là nhà Nghề đàn học thuở mười ba Giáo phường đã xếp tài hoa hàng đầu Gã Thiện tài nể sau môĩ khúc Ả Thu nương ghen lúc điểm trang Đua nhau trai trẻ Ngũ Lăng Lụa hồng mỗi khúc mỗi mang thưởng tài Lược bạc gãy trong tay gõ nhịp Quần lụa hồng đầy vết rượu hoen Mảng vui năm lại năm liền Thu trăng, xuân gió triền miên sa đà Em đi lính rồi bà dì mất Mai lại chiều nhan sắc tàn phai Ngựa xe thưa vắng cửa ngoài Về già đành phận lấy người khách thương Khách ham lợi coi thường li biệt Mải buôn chè xa tít Phù Lương Bên sông quanh quẩn thuyền không Mênh mang trăng dãi, lạnh lùng nước trôi Đêm khuya chợt nhớ thời trai trẻ Mộng điểm trang dòng lệ đỏ sa” “Ta buồn nghe tiếng tì bà Nghe lời càng khiến xót xa bùi ngùi Đều là kẻ chân trời trôi giạt Gặp nhau đây hà tất thân tình ? Ta từ biệt chốn Đế Kinh Biếm quan nằm bệnh xó thành Tầm Dương Tầm Dương chốn thê lương heo hút Vắng tròn năm tiếng trúc tiếng tơ Sông Bồn nhà ở bên bờ Lau vàng trúc cỗi bốn mùa vây quanh Tiếng chỉ đó bên mình lảnh lót Quyên kêu sầu, vượn hót nỉ non Xuân thu hoa nở, trăng tròn Lần lần vượn chén nỗi buồn xua tan Đâu hẳn chẳng ca ngàn địch nội Giọng ngô nghê khó nỗi lọt tai Tì bà nghe dạo đêm nay Tưởng đâu tiên nhạc khoái tai muôn vàn Nán ngồi lại cung đàn gẫy tiếp “Tì bà Hành” Xin viết tằng ai”. Đứng lâu nể khách khuyên nài Lại ngồi lựa phím, so dây, dạo đàn Nghe sầu thảm khác lần đàn trước Khách ngồi nghe tấm tức khóc thầm Lệ ai lã chã khôn cầm Giang Châu Tư Mã ướt đằm áo xanh. 5- Bản dịch do Trần Thị Băng Thanh giới thiệu: Bến Tầm Dương đêm thu tiễn khách Gió đìu hiu hoa địch là phong Chủ đưa thuyền khách ở sông Rượu cầm muốn uống mà không sáo đàn Say chẳng vui, sầu toan tống biệt Lặn đáy sông vẻ nguyệt lòa nhòa Chợt nghe đâu tiếng tì bà Chủ quên về khách chẳng ra bồi hồi Sẽ tìm tiếng đàn ai xin hỏi ừng đàn đi muốn nói cùng chày Dời thuyền đón thấy nhau đây Rượu thêm thắp lại bày tiệc vui Đợi nghìn gọi muôn mời mới lại Ôm tì bà mặt hãy nữa che Trục dây và tiếng dạo nghề Chưa nên khúc điệu trước nghe có tình Dây dây nắn, tiếng sinh sinh lựa Nỗi bình sinh như tỏ lòng oan Mày chau tay phất phất đàn Hết trong tâm sự nói than không hờn Khóc chiêm bao lệ tả chân chan Ta nghe đàn đã thở than Lại nghe lời ấy phàn nàn từng khi Cũng là kẻ thiên nhi lưu lạc Gặp nhau đây biết trước lọ là Đế kinh năm ngoái từ ra Đọa đày chốn ấy thành là Tầm Dương Đất xó xỉnh không phường hát xướng Tiếng sáo đàn nghe vắng thâu năm Bồn Giang đất quá bồn lầm Lau vàng trúc khổ mọc xâm quanh nhà Thuở sớm tối nghe ra thánh thót Cuốc kêu rầu vượn hót thương sao Sơn ca không địch thôn nào U ơ réo rắt khó điều nghe ra Đêm nay tiếng tì bà ngươi nói Như nhạc tiên tai mới tạm khoan Chớ từ một khúc đàn Vì người ta lại đặt nên bài hành Cảm ta nói ngươi tình đứng mãi Ngồi vặn dây dây lại càng mau Chẳng như tiếng trước rầu rầu Đây ngồi nghe đấy rơi châu gạt thầm Tới trong ý ngâm ai lắm Quan Giang châu ướt đẫm áo xanh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận Vấn đề tiếp nhận Tỳ bà hành tại Việt Nam.doc