Tiểu luận Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý tại Viễn thông Đồng Nai

Ngày nay, tình hình kinh tế t ại Đồng N ai nói riêng, tro ng cả nước cũng như trên toàn thế giới nói chung diễn biến rất quanh co, phức tạp, đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức mới mẻ cần được giải quy ết. Nắm vữn g phép biện chứng duy vật và mài sắc tư duy biện chứn g, vận dụng linh hoạt, mềm dẻo các nguyên tắc phương pháp luận của phép b iện chứ ng duy vật vào thực tiễn quản lý doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản trị nhận thứ c được tính biện chứn g của doanh nghiệp, củ a các sự vật, hiện tượng bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp có liên quan, tác động đến doanh nghiệp. Từ đó sẽ giúp các nhà quản trị điều hành hiệu q uả doanh nghiệp mình và tránh được những sai lầm đáng tiếc.

pdf32 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4923 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý tại Viễn thông Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng t ổ chức, quản lý công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác phát triển các dịch vụ Viễn thông , nghiên cứu phát triển các kế hoạch (dài hạn, trung hạn, hàng năm) . Thực h iện các thủ tục để thẩm định/xét duyệt/nghiệm thu/đánh giá các báo cáo về các dịch vụ kinh doanh theo quy định - Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện các công tr ình nghiên cứu trong phạm vi quản lý.Phối hợp với các phòng chức năng khác đề xuất cơ chế phát triển nhóm nghiên cứu chuyên sâu và các sản phẩm dịch vụ đặc trưng của đơn vị.Thực hiện nhiệm vụ khác có liên quan tới chức năng được giao theo yêu cầu của Giám đốc. b) Các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc : - Gồm có 08 đơn vị : + Trung tâm Viễn thông 1 : Quản lý, khai thác và vận hành bảo dưỡng các thiết bị viễn thông : Chuyển mạch, truyền dẫn, băng rộng … ; Kinh doanh các dịch vụ Kênh thuê riêng quốc tế, liên tỉnh và nội tỉnh. + Trung tâm Viễn thông 2;3;4;5 : Quản lý, khai thác và vận hành bảo dưỡng các Trạm Viễn thông và Mạng ngoại vi; Kinh doanh bán hàng hoá, phát triển dịch vụ thuê bao viễn thông tin học trên địa bàn quản lý. + Trung tâm D ịch vụ Khách hàng : Kinh doanh các dịch vụ di động VNP; Kinh doanh bán hàng hoá; Thu cước dịch vụ Viễn thông và chăm sóc khách hàng trên toàn Viễn thông Đồng Nai. + Trung tâm Tin học : Quản lý, vận hành mạng máy tính điều hành SXKD; xây dựng và triển khai các ứng dụng tin học vào công tác quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh của VTĐN; Cung cấp thông tin - kinh tế - xã hội phục vụ khách hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. + Trung tâm Điều hành viễn thông : Quản lý, điều hành mạng lưới Viễn thông – Tin học của Viễn thông Đồng Nai đạt chất lượng, hiệu quả cao, đảm bảo thông tin liên lạc t hông suốt, đáp ứng nhu cầu thông tin trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. II/ THỰC TRẠNG VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRON G THỰC TIỄN QUẢN LÝ TẠI VIỄN THÔNG ĐỒNG NAI Trong thực tiễn quản lý sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thì Viễn thông Đồng N ai nhìn chung đã làm tốt công việc quản lý của mình, đã đạt được doanh thu và lợi nhuận cao thứ 3 trong Tập đoàn (chỉ sau Viễn thông Hồ Chí M inh và Viễn thông Hà Nội). Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì Viễn thông Đồng Nai cũng không tránh khỏi những điều còn thiếu sót. Dưới đây, do giới hạn về thời gian nghiên cứu và nội dung chỉ gói gọn trong bài báo cáo ngắn, chúng em xin phép chủ yếu phân tích một số khía cạnh quản lý trong Viễn thông Đồng Nai, có phần hơi t hiên về khía cạnh chưa thành công đứng trên quan điểm của phép biện chứng duy vật của Mác để chúng ta thấy rõ ý nghĩa và giá trị của phép biện chứng duy vật vận dụng trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp. GVHD: TS. LÊ THI KIM CHI NHÓM 3 ĐẾ TÀI 1: VẬN DỤNG PBCDV VÀO THỰC TIỄN QUẢN LÝ TẠI VIỄN THÔN G ĐỒN G N AI Trang 20 1/ Thực trạng vận dụng phép biện chứng duy vật khi thực hiện chức năng họach định - Trong quá trình thực hiện chức năng hoạch định thì Viễn t hông Đồng Nai đã chưa thấy rõ được vai trò của thực t iễn đối với nhận thức trong khi thực hiện chức năng hoạch định như doanh nghiệp chưa tiến hành phân t ích rõ những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, chưa phân tích rõ những cơ hội và nguy cơ của môi trường vĩ mô, môi trường vi mô tác động đến doanh nghiệp. Điều này cũng thể hiện rõ Viễn thông Đồng Nai vẫn chưa vận dụng tốt nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn khi thực hiện chức năng hoạch định. Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi, muốn nhận thức rõ được chức năng hoạch định thì Viễn thông Đồng Nai phải xem xét sự tồn tại của doanh nghiệp trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu t ố, thuộc tính khác nhau bên trong bản thân doanh nghiệp và trong mối quan hệ qua lại giữa doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp cạnh tranh khác, giữa doanh nghiệp mình với môi trường bên ngoài doanh nghiệp như Nhà nước, khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng dân cư trên t ỉnh Đồng Nai,… Do chưa làm tốt việc phân tích thực tiễn này, nên Viễn thông Đồng Nai cũng chưa xây dựng được tốt kế hoạch, chiến lược dài hạn cho mình. Việc chưa xây dựng tốt kế hoạch, chiến lược dài hạn cho mình thể hiện các nhà quản trị Viễn thông Đồng Nai cũng chưa vận dụng được tốt quan điểm biện chứng trong phép biện chứng duy vật của Triết học Mác. Quan điểm biện chứng của Tr iết học M ác đã chỉ rõ rằng các nhà quản trị phải xem xét doanh nghiệp trong mối liên hệ, tương t ác, chuyển hóa, vận động, phát triển theo quy luật của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó đòi hỏi các nhà quản trị phải tiến hành đánh giá được những thế mạnh và hạn chế của doanh nghiệp mình, tính tích cực, tiêu cực của từng bộ phận trong doanh nghiệp,…; hiện tại và xu hướng phát triển tương lai của doanh nghiệp;… - Bên cạnh đó, trong chỉ tiêu kế hoạch của doanh nghiệp lại thể hiện tư tưởng duy tâm, chủ quan, duy ý chí vì đã có những lúc doang nghiệp đặt ra kế hoạch quá cao, vượt xa khỏi khả năng thực tế năng lực của doanh nghiệp. Tư tưởng duy tâm chủ quan quy ý chí này thể hiện trước hết từ phía Tập đoàn Bưu Chính Viễn thông Việt Nam, ví dụ như khi xây dựng chỉ tiêu bán thẻ d i động Vinaphone cho Viễn thông Đồng Nai năm 2011, cuối năm 2010, Tập đoàn đã giao cho Viễn Thông Đồng Nai phải bán được 320 tỷ đồng thẻ cào di động Vinaphone trong năm 2011 trong khi năng lực của Viễn thông Đồng Nai nói riêng, năng lực của cả tỉnh Đồng Nai nói chung (bao gồm tất cả các đối thủ khác ngoài Viễn thông Đồng Nai cùng bán thẻ trả trước Vinaphone) không thể nào đạt được mức đó trong năm 2011. Thực tiễn đã chứng minh cụ thể qua kết quả 6 tháng đầu năm 2011 cho thấy theo số liệu thống kê thực t ế (do chính Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cung cấp) thì tổng tài khoản chính được nạp tại cả tỉnh Đồng Nai đối với thẻ trả trước Vinaphone của tháng cao nhất chỉ là 21 tỷ đồng. Tức tổng thị trường bán thẻ trả trước Vinaphone trong năm 2011 không thể nào vượt con số 252 tỷ đồng và Viễn thông Đồng Nai nếu có chiếu được 70% thị phần thì cũng chỉ đạt được tối đa 176,4 tỷ đồng trong năm 2011 (tức đạt không quá 55% kế hoạch đặt ra ban đầu). Tuy vậy, không còn cách nào khác, Viễn thông Đồng Nai vẫn phải phân bổ chỉ tiêu kế hoạch “không tưởng” đó xuống cho các trung tâm trực thuộc thực hiện và một số trung tâm kỹ thuật cũng phải tham gia bán thẻ trả trước Vinaphone như Trung t âm Tin Học, Trung t âm 1 (chuyên phụ trách các thiết bị của Viễn thông Đồng Nai), thậm chí tất cả các cán bộ, công nhân viên cũng phải tham gia bán thẻ trả trước Vinaphone. Việc giao chỉ tiêu kế hoạch vượt quá khả năng của các cán bộ công nhân viên cho nên đã gây không ít hoang mang, chán nản GVHD: TS. LÊ THI KIM CHI NHÓM 3 ĐẾ TÀI 1: VẬN DỤNG PBCDV VÀO THỰC TIỄN QUẢN LÝ TẠI VIỄN THÔN G ĐỒN G N AI Trang 21 trong nội bộ doanh nghiệp và đã có những biểu hiện không hăng say, nhiệt tình làm việc ở một số cán bộ công nhân viên vì họ cho rằng có cố cỡ nào cũng không thể đạt được kế hoạch được giao. Một số nơi thì bán phá thị trường để nhằm t ăng doanh thu cho đơn vị, gây rối loạn thị trường, giảm hiệu quả cho đơn vị. - Tiếp theo kế hoạch thì đứng giác độ phép biện chứng duy vật thì doanh nghiệp sẽ phải xây dựng các biện pháp về kỹ thuật, biện pháp về kinh doanh, biện pháp về quản lý,… để tổ chức thực hiện kế hoạch. Viễn thông Đồng Nai có đưa ra một số biện pháp để thực hiện nhưng thực sự hoàn chỉnh. Cụ thể là các biện pháp mà Khối quản lý Viễn thông Đồng Nai (cụ thể là do các phòng ban chức năng) và các trung tâm trực thuộc đưa ra chỉ là một số nội dung phương hướng hoạt động. Những nội dung kế hoạch thực hiện này chưa thể hiện mối quan hệ biện chứng với những kết quả mong muốn đạt được đó là hoàn thành kế hoạch bao nhiêu phần trăm hoặc vượt bao nhiêu phần trăm lý do tại sao,… Điều này cho thấy các nhà quản trị chưa tầm quan trọng của nguy ên t ắc t oàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của triết học M ác đối với thực t iễn quản lý doanh nghiệp. Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải nắm được đâu là mối liên hệ chủ yếu, bản chất quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Rõ ràng mối liên hệ giữa các biện pháp thực hiện với chỉ tiêu kế hoạch phải là mối liên hệ chủ yếu ảnh hưởng đến sự vận động, phát triển của doanh nghiệp. Nếu mối quan hệ này không được thiết lập khoa học, lôgíc thì doanh nghiệp dễ rơi vào trạng thái hoạt động một cách mò mẫm, ngẫu nhiên, dẫn đến lãng phí trong quản lý. M ặt khác, đây cũng một phần là biểu hiện của tư tưởng duy tâm chủ quan, duy ý chí: đặt ra kế hoạch nhưng không hoàn chỉnh biện pháp thực hiện t hì có khác nào nó chỉ là ý muốn chủ quan, tách con người ra khỏi sự vật, không thấy hết vai trò to lớn, tính năng động chủ quan của con người. - Tại VTĐN, quy luật Lượng – Chất được vận dụng triệt để qua việc VTĐN đặc biệt chú trọng và đặt nhiệm vụ nâng cao chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Có nhiều nội quy, quy định về việc xử lý bảo dưỡng hạ tầng mạng Viễn thông như: thời gian xử lý thuê bao hư hỏng, bảo dưỡng định kỳ mạng cáp, hệ thống tổng đài, chăm sóc khách hàng, nâng cấp thiết bị ... nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ là “Chất”, khi đã nâng cao được “ Chất” thì ngày càng nâng cao uy tín thương hiệu VNPT và khi đã có uy tín cùng với niềm tin của khách hàng thì ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ, đó là “Lượng” . - Trong công việc xử lý hệ thống thông tin, nếu không tính toán kỹ các nguyên nhân và lường trước các kết quả sẽ dẫn đến rủi ro rất lớn nếu lỗi hệ thống xảy ra, điều này đặc biệt nghiêm trọng do sẽ mất tín hiệu trên diện rộng ảnh hưởng lớn đến thông tin liên lạc của nhiều doanh nghiệp hay các tổ chức và các khách hàng cá thể nhỏ lẻ. Nhận thức được điều này, ban lãnh đạo Viễn thông Đồng Nai đã ban hành quy định về xử lý sự cố về thông tin rất chặt chẽ: mọi sự cố phải được xử lý ngay, nhưng t ối đa không được quá 4 giờ. Điều này cho thấy baln lãnh đạo đã nhận thức tốt mối liên nhệ nhân quả trong phép biện chứng duy vật của Mác. - Khi hoạch định chính sách giá, đôi khi ban lãnh cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng duy tâm chủ quan, duy ý chí. Họ cho rằng nhu cầu và thị hiếu đều giống nhau giữa các địa bàn trong toàn tỉnh Đồng Nai cho nên họ đã ban hành chính sách giá thống nhất trong toàn t ỉnh. Ví dụ trong năm 2011, ban lãnh đạo Viễn thông Đồng Nai đã ban hành chính sách giá dịch vụ lắp đặt đường truyền Internet cáp quang FiberVNN thống nhất trong toàn tỉnh Đồng Nai (≥ 1.200.000 đồng/line) áp dụng cho cả các doanh nghiệp vừa, nhỏ và cả các đại lý Internet. Dịch vụ này phù hợp với các đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đại lý Internet. Điều này đã gặp phải một số vấn đề sau đây: GVHD: TS. LÊ THI KIM CHI NHÓM 3 ĐẾ TÀI 1: VẬN DỤNG PBCDV VÀO THỰC TIỄN QUẢN LÝ TẠI VIỄN THÔN G ĐỒN G N AI Trang 22  Viettel, EVN và FPT đã ban hành gói cước từ 500.000 đồng – 800.000 đồng – 1.000.000 đồng – 1.200.000 đồng/line áp dụng cho tất cả các khách hàng trong toàn tỉnh Đồng Nai tùy khách hàng lựa chọn gói cước nào.  Chất lượng của các đối thủ cạnh tranh thì không bằng chất lượng của Viễn thông Đồng Nai nhưng hầu đại lý Int ernet, các công ty nhỏ lại muốn gắn đường truyền Internet cáp quang với giá rẻ, không quan t âm nhiều tới chất lượng đường truyền vì cho rằng chất lượng đường truyền gần như tương đương giữa các đối thủ cạnh tranh. Trong đó, các đại lý Internet là đặc biệt quan tâm tới chất lượng giá cả, thậm chí sẵn sàng bỏ đối nhà cung cấp dịch để ký hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ khác nếu thấy giá rẻ hơn.  Đối với những doanh nghiệp vừa thì lại quan tâm tới chất lượng và không quan tâm nhiều đến giá cả.  Tại thành phố Biên Hòa thì tập trung nhiều doanh nghiệp vừ a và nhỏ, nhiều đại lý Internet; tại huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành thì t ập trung nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít đại lý Internet; tại một số huyện như Long Khánh, Định Quán, Tân Phú thì có rất ít doanh nghiệp, ngược lại những nơi này lại có nhiều đại lý Internet; t ại các huyện còn lại thì vừa có một ít doanh nghiệp vừa và nhỏ, vừa có một số đại lý Internet. Qua một số thông tin nói trên ta thấy:  Thị trường đã có sự phân loại theo đối tượng khách hàng và theo khu vực khác nhau.  Các đối thủ cạnh tranh tuy chất lượng đường truyền không bằng Viễn thông Đồng Nai nhưng đã biết linh hoạt ban hành chính sách giá với nhiều gói cước tùy khách hàng lựa chọn. Kết quả là tuy chất lượng đường truyền của các đối thủ cạnh tranh không bằng với Viễn thông Đồng Nai nhưng họ đã chiếm được số lượng khách hàng đáng kể, trong khi Viễn thông Đồng Nai rất chật vật trong việc kiếm được khách hàng mặc dù trong nội bộ đã có nhiều chính sách thưởng cho tập thể, cá nhân khi kiếm được khách hàng mới. Điều này cũng dễ hiểu, đứng giác độ kinh doanh t hì các đối thủ cạnh tranh đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu, thị hiếu thị trường dịch vụ viễn thông cho nên đã thu được khá lớn số lượng khách hàng, còn Viễn thông Đồng Nai chỉ thu hút được phần lớn khách hàng có quy mô vừa thôi. Đứng ở giác độ phép biện chứng duy vật của triết học M ác thì cho thấy trong chính sách định giá nói trên thì Viễn thông Đồng Nai đã bị ảnh hưởng bởi tư tưởng duy tâm chủ quan, duy ý chí. Tư tưởng chỉ đạo của lãnh đạo về giá đã thoát ly điều kiện hiện thực khách quan (điều kiện, nhu cầu, thị hiếu khác nhau giữa các đối tượng khách hàng và giữa các thị trường khác nhau) nên việc kinh doanh mới không thu hút được đa số các đối tượng khách hàng mà Viễn t hông Đồng Nai muốn nhắm tới. - Tuy nhiên, khi thực hiện chức năng hoạch định, các nhà quản trị đã nhận thức được mâu thuẫn giữa “tính nghiêm minh” và “tính linh hoạt” của kế hoạch trong doanh nghiệp. Vào tháng 8/2011, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã quy ết định điều chỉnh lại nhiều chỉ tiêu kế hoạch cho phù hợp với khả năng thực tế của doanh nghiệp trong thời gian 5 tháng thực hiện còn lại. Trên cơ sở đó, Viễn thông Đồng Nai đã tiến hành phân bổ lại chỉ tiêu mới phù hợp hơn cho các trung t âm trực thuộc. Điều này thể hiện các nhà quản trị đã nhận thức được quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong phép biện chứng duy vật của triết học Mác. Tuy nhiên, nhận thức này cũng GVHD: TS. LÊ THI KIM CHI NHÓM 3 ĐẾ TÀI 1: VẬN DỤNG PBCDV VÀO THỰC TIỄN QUẢN LÝ TẠI VIỄN THÔN G ĐỒN G N AI Trang 23 chưa trọn vẹn, cụ thể là đến tháng 8/2011 thì chỉ tiêu doanh thu được điều chỉnh lại cho phù hợp với khả năng thực tế là tốt nhưng chỉ tiêu chi phí lại đòi hỏi phải cắt giảm đi 50% so với kế hoạch ban đầu trong khi chỉ còn chưa đầy 5 tháng thì đúng là “ ép người quá đáng”. Có một số trung tâm đến tháng 8/2011 đã chi thực tế vượt trên chỉ tiêu kế hoạch mới thì còn gần 5 tháng t hì làm sao mà hoàn thành được chỉ tiêu chi phí (?!). Cho nên đã dẫn đến tình trạng một số trung tâm đã phải cắt giảm m ột khoản chi phí cần thiết phải chi trong năm 2011 sang năm 2012 mới chi. Điều này đã gây ra một số tình trạng rối loạn trong sản xuất kinh doanh vì việc cần thiết, gần như bắt buộc nhưng lại không được chi tiền để thực hiện, đặc biệt là một số chi phí sửa chữa, đẩy một số bộ phận của một số trung tâm vào tình trạng “dở khóc, dở cười”. Đây cũng là m ột phần biểu hiện của tư tưởng duy tâm chủ quan, duy ý chí cần phải được khắc phục. 2/ Thực trạng vận dụng phé p biện chứng duy vật khi thực hiện chức năng tổ chức - Có một nguy ên t ắc trong quản trị khi tiến hành thực hiện chức năng tổ chức đó là: mục tiêu nào thì cơ cấu nấy. Đứng ở giác độ phép biện chứng duy vật của triết học M ác thì ta phải hiểu quan điểm biện chứng trong triết học Mác đó là mục tiêu của doanh nghiệp có quan hệ biện chứng với việc xây dựng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Và nhiều nhà kinh tế trên thế giới cũng đồng ý rằng nếu ta xây dựng cơ cấu phù hợp với mục tiêu thì doanh nghiệp mới có cơ hội thành công cao trong quản lý doanh nghiệp. Trái lại thì sẽ gây lãng phí, thậm chí có thể thất bại. Thế nhưng từ khi chia tách giữa bưu chính và viễn thông (năm 2008) đến nay, cơ cấu tổ chức của Viễn thông Đồng Nai vẫn không hề thay đổi trong khi ai cũng thấy rất rõ ràng rằng 3 năm qua đã có rất nhiều thay đổi trong ngành viễn thông, công nghệ mới ra đời (tạo ra dịch vụ mới cạnh tranh với dịch vụ cũ của đơn vị), nhu cầu, thị hiếu của khách hàng đã thay đổi rất nhiều, dẫn đến mục tiêu kinh doanh cũng đã thay đổi theo từng thời kỳ. Nhận thức được điều này, Viễn thông Hồ Chí M inh đã thay đổi cơ cấu ngay từ năm 2009 do vậy Viễn thông Hồ Chí Minh đã có thể hoạt động khá hiệu quả và cạnh tranh khá tốt với các đối thủ cạnh tranh như Viettel, FPT, EVN,… tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Điều đó cho thấy các nhà quản trị Viễn thông Đồng Nai chưa nhận thức sâu sắc quan điểm biện chứng trong phép biện chứng duy vật của triết học Mác. Họ đã bị rơi vào quan điểm siêu hình xem cơ cấu là bất biến, là không thay đổi, họ cũng bị rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, xem cái cũ là tốt nhất, là hoàn hảo nhất cho nên không muốn thay đổi. - Trong công t ác tổ chức, ban lãnh đạo đã thấy được sự thiếu nhân viên kinh doanh nhưng lại thừa công nhân dây máy. Nhận biết được điều này là quan trọng, nhưng giải quyết bài toán này như thế nào thì lại là một vấn đề không đơn giản. Trong thời gian qua, do chưa hiểu rõ quan điểm biện chứng cũng như nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của triết học Mác đối với công t ác tổ chức cho nên ban lãnh đạo Viễn thông Đồng Nai đã thực hiện đơn giản là yêu cầu các trung tâm trực thuôc phải bằng mọi cách cắt giảm 20% lực lượng công nhân dây máy chuyển thành nhân viên kinh doanh. Điều này xét ở góc độ nhân sự thì cũng có cái hay, nhưng xét trên quan điểm biện chứng, cũng như dựa trên nguyên tắc toàn diện trong triết học Mác thì chưa được hợp lý. Dẫn đến hậu quả là một số nơi công nhân dây máy chưa quen với việc bán hàng cho nên hiệu quả kinh doanh không cao mà đôi khi còn gây chán nản cho nhân viên, không hài lòng đối với khách hàng. Việc chủ quan duy ý chí dễ dàng dẫn đến không hiệu quả và lãng phí cho doanh nghiệp. - Hiện tại trong việc phân công chức năng nhiệm vụ kinh doanh cho các trung t âm thì ban lãnh đạo cũng chưa nhận thức được nguyên tắc toàn diện của triết học Mác dẫn đến việc phân công bán sim, thẻ cho 3 trung tâm bị trùng lắp tại thị trường thành phố GVHD: TS. LÊ THI KIM CHI NHÓM 3 ĐẾ TÀI 1: VẬN DỤNG PBCDV VÀO THỰC TIỄN QUẢN LÝ TẠI VIỄN THÔN G ĐỒN G N AI Trang 24 Biên Hòa (giữa các trung tâm: Trung tâm 2, Trung tâm Tin học, T rung t âm Dịch vụ khách hàng), ví dụ tại Pouchen, sau khi Trung tâm Dịch vụ khách hàng tới chào bán sim, thẻ điện thoại di động Vinaphone của Viễn thông Đồng Nai thì Trung tâm 2 lại tiếp tục tới mời chào bán sim, thẻ điện thoại di động Vinaphone của Viễn thông Đồng Nai. Tình trạng tương tự cũng xảy ra khi bán hàng cho Trường Đại học Lạc Hồng. Điều này gây lãng phí nguồn nhân lực và chi phí cho doanh nghiệp và gây phản cảm cho khách hàng. M ột ví dụ khác là Sau khi Trung tâm 2 chào thẻ game cho các dại lý Internet tại thành phố Biên Hòa thì Trung tâm Tin Học đã tới chào cho đại lý lần nữa nhưng với giá thấp hơn. Điều này cho thấy ban lãnh đạo đôi khi lại xuất phát từ nguy ện vọng chủ quan để phân công nhiệm vụ cho các trung t âm thực hiện, họ đã coi nhẹ “sự tồn tại” của sự vật khách quan, họ đã bị rơi vào chủ nghĩa duy tâm. Mác và Lên Nin đã dạy chúng ta rằng, chúng t a cần phải xuất phát từ sự vật tồn t ại khách quan để rút ra những quy luật trong đó để hướng dẫn cho hành động của chúng ta. Do đó nếu các nhà quản lý nhìn vào thực tế để tiến hành phân công nhiệm vụ thì sẽ không dẫn đến trường hợp “dẫm chân nhau” như vậy. Dick Cacson, một nhà quản trị nổi t iếng của M ỹ đã chỉ ra rằng chỉ có những doanh nghiệp nào làm tốt công tác tổ chức thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới t huận lợi và đạt hiệu quả cao. Muốn vậy thì ít nhất các nhà quản trị không được vi phạm những lý luận căn bản của triết học Mác. 3/ Thực trạng vận dụng phé p biện chứng duy vật khi thực hiện chức năng điều khiển - Trong công tác tuyển dụng, các nhà quản trị Viễn thông Đồng Nai cũng chưa phân tích hết các mặt thực tế trong doanh nghiệp như khi có nhu cầu về tuyển dụng lao động cho vị trí hoặc công việc nào đó thì các nhà quản trị đã không thấy được rằng bên cạnh việc đó, doanh nghiệp lại thừa người ở một số lĩnh vực khác cho nên dẫn đến việc vừa t hiếu người, vừa thừa người: thừa người ở bộ phận này, thiếu người ở bộ phận kia; thừa người làm việc kém, thiếu người lao động chất lượng cao;… Qua đây cho thấy nguyên tắc toàn diện trong triết học Mác rất quan trọng, nó giúp ta có cái nhìn mang tính hệ thống trong toàn doanh nghiệp, không vì cứ thiếu là tuyển vào, gây lãng phí cho doanh nghiệp. - Trong công t ác đào tạo, Viễn thông Đồng Nai đã xây dựng được quy trình đào tạo khá tốt: xuất phát từ tình hình thực tế nhu cầu về công việc hoặc nhu cầu về bồi dưỡng để tạo cán bộ nguồn theo quy hoạch thì từng phòng ban, trung t âm trực thuộc sẽ lập đề xuất vào cuối năm trên cơ sở đó, Phòng Tổ chức cán bộ - Lao động tiền lương sẽ tổng hợp thành kế hoạch đào tạo cho năm sau. Năm sau sẽ căn cứ vào kế hoạch đào tạo đã xây dựng hoặc yêu cầu đào tạo đột xuất trong năm theo đề xuất của các phòng ban hoặc các trung t âm trực thuộc, Phòng Tổ chức cán bộ - Lao động t iền lương sẽ tiến hành tổ chức các buổi huấn luyện cho can bộ công nhân viên. Điều này cho thấy Viễn thông Đồng Nai đã nhận thức rõ được nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật của Mác. Theo quan điểm của nguyên lý về sự phát triển thì các nhà quản lý của Viễn thông Đồng Nai đã xem sự vận động của doanh nghiệp là theo hướng đi lên, từ thấp tới cao, từ đơn giản t ới phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cho nên các nhà lãnh đạo đã tiến hành nghiên cứu từ yêu cầu t hực tế để phát hiện ra những nhân tố tích cực; những con người còn yếu cần bổ khuy ết và tổ chức đào tạo, bồ dưỡng để đẩy nhanh sự phát triển đi lên của doanh nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề cốt lõi, là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể phát huy được nội lực và phát triển bền vững. Tại VTĐN hiện nay, số lượng nhân viên kỹ thuật chiếm 70%, đại đa số là công nhân lành GVHD: TS. LÊ THI KIM CHI NHÓM 3 ĐẾ TÀI 1: VẬN DỤNG PBCDV VÀO THỰC TIỄN QUẢN LÝ TẠI VIỄN THÔN G ĐỒN G N AI Trang 25 nghề có kinh nghiệm trong thực tiễn nhưng lại chậm tiếp thu những công nghệ mới. Do công nghệ liên tục phát triển, mặt bằng trình độ CB.CNV cũng phải nâng lên để đáp ứng được với công nghệ mới như Công nghệ Inernet băng thông rộng FiberVNN, Metronet..., vì vậy VTĐN thường xuyên tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ để nâng cao trình độ cho đội ngũ CB.CNV, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ vững vàng, phẩm chất đạo đức lối sống tốt, cơ cấu lao động (theo trình độ học vấn, giới tính, độ tuổi,...) hợp lý nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển và giúp VTĐN phát huy thế và lực trong giai đoạn mới, trong năm 2011 đã tổ chức 18 lượt đào tạo ngắn hạn cho CB.CNV. - Phát triển nhân lực thông qua việc vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là hết sức cần thiết bởi quy luật này là “hạt nhân” của phép biện chứng duy vật. Quy luật này được vận dụng để đánh giá năng lực nhân viên qua mỗi đợi tập huấn hay tổng kết, động viên các nhân viên lấy thất bại làm bài học để tạo sự thành công, lấy cái xấu để nhấn mạnh tuyên dương gương người tốt, lấy cái tốt để phê bình việc xấu... - Hiện tại trong Viễn thông Đồng nai có hiện tượng: có người làm việc rất nhiều, rất hiệu quả nhưng cuối cùng vẫn lãnh lương tương đương với người có cùng nhiệm vụ nhưng chỉ làm ít việc, làm việc kém hiệu quả. Vậy bản chất của hiện tượng này là gì? Do ban lãnh đạo của Viễn thông Đồng Nai chưa t ìm được bản chất của hiện tượng này cho nên mới dẫn tới hiện tượng trên. Để xóa bỏ hiện tượng trên, đòi hỏi các nhà quản trị phải tiến hành nghiên cứu, tìm ra bản chất của nó và thay đổi bản chất đó thì mới xóa đi được hiện tượng đó. - Bằng những giải thưởng có giá trị và những ghi nhận những sáng kiến của cán bộ công nhân viên, Viễn t hông Đồng Nai đã tổ chức rất tốt và rất t hành công việc khuyến khích, ủng hộ các ý tưởng sáng tạo từ cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Điều này cho thấy các nhà quản trị Viễn thông Đồng Nai đã thấy được và tôn trọng các giá trị người lao động, đã coi người lao động là chủ nhân sáng tạo, là lực lượng hết sức tiến bộ. 4/ Thực trạng vận dụng phé p biện chứng duy vật khi thực hiện chức năng kiểm tra Do Viễn thông Đồng Nai vẫn chưa xây dựng được bảng mô tả công việc cho từng vị trí công việc, từng người cho nên việc kiểm tra hiệu quả thực hiện công việc của từng người hiện nay rất khó, chủ yếu dựa vào bản đăng ký công việc của tháng trước của từng chuyên viên hoặc từng phòng chức năng để đánh giá hiệu quả công việc của chuyên viên đó hoặc của phòng đó. N goài ra Viễn thông Đồng Nai vẫn chưa tổ chức được việc kiểm tra bao quát được hết tất cả các mặt trong quản lý như hiện nay hầu hết là tập trung kiểm tra kế toán, kiểm tra công tác tổ chức và kiểm tra một số công tác khác theo yêu cầu của Nhà nước như kiểm tra về công tác phòng chống cháy nổ, kiểm tra an toàn vệ sinh lao động,… trong khi còn rất nhiều mặt khác, lĩnh vực khác vẫn chữa được kiểm tra như kiểm tra hiệu quả của một dự án, chương trình nào đó. Điều này cho thấy doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức rõ được nguyên tắc toàn diện trong triết học Mác. Nguyên tắc này đòi hỏi các nhà quản trị phải xem doanh nghiệp như là một hệ thống do đó khi tiến hành kiểm tra thì phải đảm bảo kiểm tra được bao quát tất cả các mặt, t ất cả các cán bộ công nhân viên, của tất cả các phòng ban, bộ phận. Từ đó, các nhà quản trị phải rút ra được mặt bản chất, mối liên hệ cơ bản trong quá trình thực hiện công việc của từng cán bộ công nhân viên, từng bộ phận, phòng ban. III/ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VẬN D ỤNG HIỆU QUẢ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG QUẢN LÝ TẠI VIỄN THÔNG ĐỒNG NAI GVHD: TS. LÊ THI KIM CHI NHÓM 3 ĐẾ TÀI 1: VẬN DỤNG PBCDV VÀO THỰC TIỄN QUẢN LÝ TẠI VIỄN THÔN G ĐỒN G N AI Trang 26 Nói chung Viễn t hông Đồng Nai là m ột đơn vị kinh doanh hiệu quả trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, đã có những đóng góp rất to lớn cho ngành bưu chính viễn thông nói chung và cho tỉnh Đồng N ai nói riêng. Tuy nhiên, để Viễn thông Đồng Nai phát triển hơn nữa, chúng em xin đề xuất một số nội dung dựa trên quan điểm phép biện chứng duy vật của triết học M ác như sau: 1/ Tránh tư tưởng duy tâm chủ quan, duy ý chí Để quản lý doanh nghiệp hiệu quả thì đòi hỏi các nhà quản trị của Viễn thông Đồng Nai nói riêng cũng như của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông nói riêng phải hiểu rõ và vận dụng tốt quan điểm biện chứng trong phép biện chứng duy vật của triết học Mác, tránh tư tưởng duy tâm chủ quan, duy ý chí trong quản lý sản xuất kinh doanh. Biểu hiện của tư tưởng duy tâm chủ quan, duy ý chí thường gặp trong việc quản lý sản xuất kinh doanh tại Viễn thông Đồng Nai ở các mặt sau đây: - Tư tưởng chỉ đạo thoát ly điều kiện hiện thực khách quan một cách nghiêm trọng. Nó biểu hiện trong việc xác định các chỉ tiêu, đặt ra kế hoạch sản xuất kinh doanh quá mạo hiểm, thiếu tính nhìn xa trông rộng trong việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Do vậy cần phải xuất phát từ điều kiện và khả năng thực tế của đơn vị, xu hướng phát triển của đơn vị, kết hợp với những tác động của môi trường như chính sách Nhà nước, sự ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, nhu cầu, thị hiếu khách hàng,… từ đó tiến hành xây dựng hoặc giao chỉ tiêu kế hoạch cho phù hợp. - Tách con người ra khỏi sự vật, không thấy hết vai trò to lớn, phát huy được tính năng động chủ quan của con người. Biểu hiện đó là sau khi đặt ra kế hoạch sản xuất kinh doanh thì thiếu những biện pháp cụ thể về kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh để t ổ chức thực hiện kế hoạch. Điều này sẽ khó đảm bảo cho việc hoàn t hành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. - Gặp những vấn đề sản xuất kinh doanh phức tạp, không tìm ra “đầu mối” (yếu tố then chốt), tức là không vạch ra được mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu. Do đó mà không t hể giải quyết thẳng vào vấn đề một cách nhanh chóng, không giải quyết được mặt chủ yếu để thúc đẩy các mặt khác, cũng không thể chuyển hóa nhân tố tiêu cực thành nhân tố tích cực thúc đẩy sản xuất kinh doanh một cách nhanh chóng. Cụ thể ở đây chính là trong việc hoạch định tác nghiệp: khi giao chỉ tiêu bán hàng cho nhân viên kinh doanh trực t iếp đi chào bán sim, thẻ cho khách hàng thì cần phải tìm ra nguyên nhân chủ yếu. Khi t ìm ra được nguyên nhân chủ yếu thì chỉ cần giải quyết nguy ên nhân đó thì sẽ dẫn đến dẫn đến kết quả là bán được hàng tốt hơn, có thể đạt và vượt kế hoạch (dĩ nhiên là với điều kiện kế hoạch được xây dự ng hợp lý). Tóm lại, ở bất cứ nơi nào, bất cứ người quản lý nào, nếu mắc bệnh duy tâm chủ quan, duy ý chí thì trong chỉ đạo sản xuất kinh doanh tất yếu sẽ dẫn đến sản xuất kinh doanh đình trệ, kém hiệu quả kinh tế, người lao động thiếu yên tâm, môi trường kinh doanh bất ổn. V.I. Lênin dạy rằng, thoát ly chủ nghĩa duy vật biện chứng rất có thể ngã theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan, duy ý chí. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, muốn nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh phát triển, thì cần phải khắc phục căn bệnh tư tưởng duy tâm chủ quan của những cán bộ quản lý. GVHD: TS. LÊ THI KIM CHI NHÓM 3 ĐẾ TÀI 1: VẬN DỤNG PBCDV VÀO THỰC TIỄN QUẢN LÝ TẠI VIỄN THÔN G ĐỒN G N AI Trang 27 2/ Nhà quản trị phải nắm bắt được chính xác các quy luật khách quan M ác, Lênin đã dạy chúng ta cần phải xuất phát từ sự vật tồn tại khách quan, rút ra những quy luật trong đó để hướng dẫn cho hành động của chúng ta. Để đạt mục đích đó, các nhà quản lý Viễn thông Đồng Nai phải thu thập, phân tích, xử lý một cách khoa học những thông tin thực tế. Nếu chỉ lao vào công tác thực tế, không chú ý đến việc nghiên cứu t ình hình khách quan, khái quát thông tin lý luận, chỉ đơn thuần dựa vào nhiệt tình, lấy ý muốn chủ quan của mình định ra chủ trương, đưa ra những quyết định công việc là không đúng cả về lý luận và phư ơng pháp. Nếu các nhà quản trị không chịu nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của bản thân doanh nghiệp, không chịu tính đến điều kiện hiện thực và đề ra những chủ trương, kế hoạch tùy t iện chủ quan để chỉ đạo và sắp đặt sản xuất thì doanh nghiệp không thể tránh khỏi sự trì trệ, bất ổn và luôn nảy sinh vấn đề phức tạp. Do vậy, các nhà quản trị cần phải xem xét tỉ mỉ mọi điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh (điều tra, tính toán) sau đó người quản lý mới căn cứ vào điều kiện nào có thể tranh thủ được để xây dựng kế hoạch thực hiện. Có kế hoạch cụ thể, thiết thực như vậy sẽ chỉ đạo công việc thuận lợi và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh phát triển. Đó là vấn đề căn bản của nhận thức luận duy vật biện chứng: coi vấn đề tồn tại lá tính thứ nhất, tư duy là t ính thứ hai. Trong viễn thông Đồng Nai, nếu các nhà quản trị tiến hành phân tích bản thân doanh nghiệp như là một hệ thống theo quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật, bao gồm: các mối liên hệ quan lại giữa các y ếu tố, bộ phận, thuộc tính khác nhau bên trong doanh nghiệp trong mối liên hệ qua lại với môi trường bên ngoài doanh nghiệp như các đối thủ cạnh tranh, các chính sách tác động của nhà nước, công đồng dân,… trên cơ sở xem xét đánh giá từng mặt, từng mối liên hệ và nắm bắt được đâu là mối liên hệ chủ yếu, bản chất quy định sự vận động, phát triển của doanh nghiệp thì chắc chắn các nhà quản trị sẽ có thể tìm ra được quy luật để phát triển doanh nghiệp rất tốt. Ví dụ như phần thực trạng đã phân tích thì sau khi t iến hành phân tích doanh nghiệp thì ắt hẳn các nhà quản trị sẽ tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp so với các thủ cạnh tranh, phát hiện ra được các cơ hội và nguy cơ đe dọa đối với doanh nghiệp. Từ đó sẽ giúp các nhà quản trị hiểu rõ hơn về bản thân doanh nghiệp trong hiện tại và dự báo được xu thế phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Trên cơ sở đó sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được chiến lược, kế hoạch dài hạn cho doanh nghiệp. Tiếp theo doanh nghiệp sẽ dễ dàng xây dựng được các chính sách, kế hoạch hoạt động, kế hoạch tác nghiệp tiếp theo một cách hiệu quả cho doanh nghiệp. Và rõ ràng một khi kế hoạch, chiến lược được xây dựng trên cơ sở tồn tại khách quan và tôn trọng các nguy ên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và các nguyên tắc của phép biện chứng duy vật thì chắc chắn kế hoạch, chiến lược đó sẽ là “kim chỉ nam” cho để xây dựng các biện pháp triển khai thực t ế nhằm đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp tiến tới đạt mục tiêu của doanh nghiệp. Một dẫn chứng khác liên quan đến việc vận dụng nguyên tắc toàn diện trong quản lý doanh nghiệp là trong khi thực hiện chức năng kiểm tra thì các nhà quản trị lưu ý phải đánh giá từng các mặt, từng mối liên hệ, và phải nắm đâu là mối liên hệ chủ yếu, bản chất quy định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Từ đó quá trình kiểm tra sẽ đảm bảo bao quát được tất cả các lỗi, các rủi ro có và khi t iến hành kiểm tra thì sẽ rất hiệu quả. Sự phát triển của sản xuất kinh doanh cũng như sự phát triển của bất cứ sự vật nào khác đều có tính quy luật khách quan. Do đó, người quản lý cần phải cố gắng phân tích cụ thể tất cả mọi sự vật cụ thể để nhận thức được những quy luật khách quan vốn có của bản thân những sự vật đó. Nắm chắc được tính quy luật của những sự vật ấy, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với quy luật của những sự vật ấy để GVHD: TS. LÊ THI KIM CHI NHÓM 3 ĐẾ TÀI 1: VẬN DỤNG PBCDV VÀO THỰC TIỄN QUẢN LÝ TẠI VIỄN THÔN G ĐỒN G N AI Trang 28 thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Lấy dẫn chứng về cơ cấu t ổ chức hiện tại của Viễn thông Đồng Nai thì theo đánh giá của Tổ 3 chúng em thì cơ cấu này có thể nói là đã lạc hậu so với sự phát triển của doanh nghiệp cũng như các đối thủ cạnh tranh, các y ếu tố bên ngoài doanh nghiệp như chính sách của Nhà nước, nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, công nghệ,… Do vậy cơ cấu hiện tại đứng trên quan điểm biện chứng và nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật thì cơ cấu này không còn phù hợp nữa. Cho nên các nhà quản trị phải vận dụng quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể, kết hợp với quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy vật để nghiên cứu và tìm ra cơ cấu mới phù hợp để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển hơn nếu không muốn doanh nghiệp bị trì trệ, chậm phát triển. Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi phải xem xét, đánh giá từng mặt, từng mối liên hệ, và phải nắm được đâu là mối liên hệ chủ yếu, bản chất quy định sự vận động, phát triển của doanh nghiệp; Nguyên tắc lịch sử - cụ thể đòi hỏi các nhà quản trị phải nghiên cứu cơ cấu trong suốt quá trình hình thành và phát triển gắn với không gian, thời gian, điều kện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể khác nhau của nó; quy định phủ định của phủ định chỉ rõ: phủ định đây là phủ định biện chứng, tức là sự phủ định mang tính kế thừa, cái mới nhất định sẽ thay thế cái cũ, cái tiến bộ nhất định sẽ chiến thắng cái lạc hậu, nhưng cái mới ra đời từ cái cũ, nó kế thừa tất cả những gì tích cực của cái cũ. Một ví dụ khác mà đã được phân tích ở phần trước là việc xem xét chuyển 20% công nhân dây máy thành nhân viên kinh doanh thì rõ ràng nếu ta đứng trên quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật thì ta s ẽ hiểu được những mối liên hệ tới vấn đề này, đâu là những mối liên hệ chủ yếu, tùy tình hình đòi hỏi thực tế tại đơn vị từ đó ta sẽ có được biện pháp giải quyết phù hợp thúc đẩy doanh nghiệp phát triển tốt hơn. M ột ví dụ tiếp theo nữa là việc phân công trách nhiệm giữa các trung t âm trực thuộc Viễn thông Đồng Nai trên địa bàn thành phố Biên Hòa: rõ ràng nê dựa trên quan điểm toàn diện thì ta sẽ không thể xảy ra tình trạng phân công trùng lắp như đã xảy ra. Nên xem xét vận dụng rộng rãi hơn nữa quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong quản lý doanh nghiệp vì đây là “hạt nhân” của phép biện chứng duy vật. Tuy nhiên lưu ý trong việc nhận thức và giải quyết mâu thuẫn cần phải quan điểm lịch sư – cụ thể, tức là biết phân tích và phân biệt đúng vai trò, vị trí của các loại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định; những đặc điểm của mâu thuẫn đó để tìm ra phương pháp giải quyết từng loại mâu thuẫn một cách đúng đắn nhất. Nên nhận thức rõ quan hệ b iện chứng giữa bản chất và hiện tượng. Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi t heo; Khi bản chất mất đi thì hiện tượng cũng mất theo. Cho nên khi thấy hiện tượng xảy ra như hiện tượng làm việc không nhiệt tình của một số nhân viên ở các trung tâm trực thuộc thì chúng ta phải tiến hành nghiên cứu bản chất của nó. Chỉ có thay đổi hoặc xóa bỏ bản chất thì hiện tượng mới thay đổi hoặc mất đi. Nhận thức được tính quy luật khách quan của các sự vật, hiện tượng là điều kiện tiên quyết nắm đúng được bản chất của sự vật, hướng hoạt động của sự vật theo mục tiêu và lợi ích của con người. Để làm được điều đó, các nhà quản trị phải tác động trực tiếp, nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố sản xuất kinh doanh lặp đi, lặp lại nhiều lần để cho quy luật được bộc lộ mà nhận thức nó. Chỉ có thể có được những khái quát lý luận chính xác một khi tổng kết những bài học kinh nghiệm phong phú, kịp thời (tất nhiên có cả những kinh nghiệm thành công và những kinh nghiệm không thành công, kể cả những sai lầm, thất bại). Qua thực trạng về chế tiền lương ở phần trước đã phân tích thì rõ ràng thì chính trong phần phân tích xuất phát từ thực tiễn lao động sản xuất của cán bộ công nhân viên tại các trung tâm ta đã thấy rõ điều kiện để cán bộ công nhân viên làm việc hăng say, hết GVHD: TS. LÊ THI KIM CHI NHÓM 3 ĐẾ TÀI 1: VẬN DỤNG PBCDV VÀO THỰC TIỄN QUẢN LÝ TẠI VIỄN THÔN G ĐỒN G N AI Trang 29 mình chính là chính sách tiền lương gắn liền giữa tiền lương mà họ nhận được với kết quả đóng góp họ. Dĩ nhiên để đi đến được một chính sách tiền lương cụ thể thì đòi hỏi các nhà quản trị lại tiếp tục nghiên cứu chi tiết hơn nữa tình hình thực tế dựa trên quan điểm toàn diện, kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể của phép biện chứng duy vật, kết hợp với các kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực tiền lương, nhân sự. 3/ Phải tiếp tục phát huy tính sáng tạo của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệ p Là người quản lý doanh nghiệp, đòi hỏi phải có cách nhìn bao quát mọi hoạt động, lực lượng, yếu tố khách quan cũng như chủ quan của đơn vị. Phải có đánh giá hết sức xác đáng tình trạng hiện tại và xu hướng tương lai của đơn vị, cả thế mạnh và hạn chế, cả cái tích cực và cái tiêu cực của từng bộ phận, phòng ban, thậm chí từng con người trong tổ chức. Chỉ có thể làm tốt được điều đó một khi có cách nhìn, đánh giá doanh nghiệp trong quá trình vận động, biến đổi chứ không tĩnh t ại; tôn trọng quy luật khách quan; khuyến khích, ủng hộ các tốt, mạnh dạn sáng tạo trong lao động, tạo điều kiện phát huy các mới mặc dù nó mới hình thành. Do vậy các nhà quản trị cần phải triệt để khắc phục tư tưởng “nói theo kiểu cũ, bám lấy truyền thống, kinh nghiệm chủ nghĩa”. Không nghi ngờ gì nữa, cơ cấu tổ chức cũ và các quy chế truy ền thống trước đây đã có những t ác dụng tích cực, ngày nay vẫn còn một số điều vẫn còn phát huy tác dụng, nhưng có nhiều cái thuộc về truyền thống cũ không những không thể thúc đẩy được sản xuất kinh doanh phát triển mà còn hạn chế sự phát triển sản xuất kinh doanh. Rất tiếc là có không ít người quản lý doanh nghiệp vẫn không nhìn thấy tình hình đó, nên họ giữ thái độ “luyến tiếc cái cổ”, “hoài cổ”, không dám mạnh dạn ủng hộ cơ cấu mới thay thế cơ cấu cũ. Những người quản lý doanh nghiệp mà quá “coi trọng quá khứ, xem nhẹ hiện đại”, đó là sự biểu hiện của chủ nghĩa kinh nghiệm, hẹp hòi, biểu hiện của sự mê tín truyền thống. Tất nhiên theo quy luật phủ định biện chứng là phủ định chứa đựng tính kế thừa, giữ lại những nội dung tích cực của cái bị phủ định. Cần phá bỏ triệt để tư tưởng ngụy biện bám lấy truyền thống cũ mà rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm. Phải mạnh dạn phá bỏ cái cũ trì trệ, xây dựng cái mới, phê phán triệt để đối với cơ cấu cũ, những quy trình kỹ thuật cũ, quy chế cũ lạc hậu để cho cơ cấu mới, những sáng tạo mới phát triển, đẩy mạnh được lực lượng sản xuất và năng suất lao động của quần chúng. Ngoài vấn đề về cơ cấu tổ chức, các nhà quản trị Viễn thông Đồng N ai hiện nay rất coi trọng những sáng kiến của cán bộ công nhân viên là tín hiệu đáng mừng, cần phải tiếp tục duy trì và phát huy tính sáng tạo của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp để tìm ra những sáng kiến mới thì nhất định sẽ có thể giải quyết được bất kỳ mục tiêu nào, dù là khó khăn gian khổ. Học tập những kinh nghiệm tiên tiến trong sách vở, ở nơi khác, của người khác là hoàn toàn cần thiết. Học tập như vậy có thể tránh khỏi đường vòng, thu được hiệu quả nhanh chóng. Các nhà quản lý phải đồng thời chú ý “sách vở” kết hợp với thực tiễn của doanh nghiệp để phát huy tính sáng tạo của cán bộ công nhân viên ở Viễn thông Đồng Nai. Trong học tập kinh nghiệm, chúng ta cần chú ý hai thái độ sau: Một là, thái độ giáo điều chủ nghĩa, không kể tình hình doanh nghiệp thích hợp hay không thích hợp cũng cứ đưa vào, thái độ đó là không tốt. Hai là, khi học t ập kinh nghiệm thành công của người khác, địa phương khác, nước khác không phải bê nguyên xi vào doanh nghiệp mình mà cần phải suy nghĩ cụ thể, xem học những cái gì cho thích hợp với tình hình doanh nghiệp, tức là tiếp thu những kinh nghiệm có ích cho doanh nghiệp. Chỉ có nhận t hức đầy đủ tính năng động, sáng t ạo của cán bộ công nhân viên, khắc phục được chủ nghĩa giáo điều, biết GVHD: TS. LÊ THI KIM CHI NHÓM 3 ĐẾ TÀI 1: VẬN DỤNG PBCDV VÀO THỰC TIỄN QUẢN LÝ TẠI VIỄN THÔN G ĐỒN G N AI Trang 30 kết hợp lý luận với thực t ế để tiếp thu có phê phán, biết vận dụng những kinh nghiệm tiên tiến thì mới có thể thực sự thúc đẩy Viễn thông Đồng Nai tiến lên. 4/ Phát hiện kị p thời, phân tích và giải quyết m âu thuẫn đúng lúc, đúng chỗ, đủ điều kiện Phép biện chứng duy vật của M ác cho rằng, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các nặt đối lập là quy luật cơ bản, là nguồn gốc, động lực của sự phát triển vũ trụ. Quy luật đó dù ở trong giới tự nhiên, xã hội loài người hay trong tư tưởng con người thì nó đều tồn t ại phổ biến. Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất, vừa đấu tranh, do đó nó không ngừng t húc đẩy sự vận động và phát triển của sự vật. Mâu thuẫn là quy luật phổ biến của vũ trụ nên trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh luôn tồn t ại mâu thuẫn. Khắc phục những mâu thuẫn trong sản xuất kinh doanh tức là thúc đẩy được quá trình sản xuất kinh doanh phát triển hơn một bước. Sản xuất kinh doanh là lĩnh vực khá rắc rối, phức tạp, muốn phát hiện, nắm bắt được mâu thuẫn không phải là vấn đề đơn giản. Theo V.I. Lênin, muốn thật sự hiểu biết được một đối tượng, phải nắm vững và nghiên cứu mọi mặt của đối tượng, mọi quan hệ và “môi giới” của nó. Chúng ta không thể hoàn t oàn đạt được điều đó, nhưng cần phải xem xét toàn diện thì mới tránh khỏi sai lầm, tránh khỏi cứng nhắc. Thực vậy, khi chúng ta xem xét và lựa chọn các mâu thuẫn trong sản xuất kinh doanh để giải quyết thì phải thấu suốt quan điểm và phương pháp luận của phép duy vật biện chứng. Tức là chúng t a phải phân tích một cách toàn diện, khách quan tình hình của doanh nghiệp, phải xác định được tất cả các mặt, các mối quan hệ trong một thể thống nhất, mâu thuẫn biện chứng để tìm ra đâu là m âu thuẫn căn bản, không căn bản, mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài, mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu để giải quyết vấn đề. Cải cách cơ cấu quản lý doanh nghiệp, cải cách quy chế là một trong những điều kiện để giải phóng sức sản xuất, giải phóng tính năng động, sáng tạo, tính tích cực sản xuất của quần chúng. Đối với việc “phá bỏ cái cũ” và “ xây dựng cái mới”, đưa sự việc tiến triển không ngừng đòi hỏi phải có quan điểm thống nhất, toàn diện, khách quan, thực tiễn; phải t ính đến tất cả các m ặt, các yếu tố trong điều kiện cụ thể, tình hình cụ thể, không thể coi nhẹ hoặc lược bỏ đi một mặt nào được. Đồng thời phải hết sức chú ý tới mối quan hệ lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kỹ thuật, con người để định ra quy chế, chế độ; cần phải chú ý đế tính toàn diện, nhưng giải quyết phải có tính trọng điểm. Nguy ên nhân căn bản của sự phát triển của sự vật không phải là ở bên ngoài sự vật mà ở trong bản thân sự vật, ở t ính mâu thuẫn của nội tại của sự vật… Tính mâu thuẫn ở bên trong sự vật là nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển của sự vật còn mối liên hệ lẫn nhau và ảnh hưởng lẫn nhau giữa sự vật này với sự vật khác là nguyên nhân t hứ yếu của sự phát triển của sự vật. Phép biện chứng duy vật cho rằng, nguy ên nhân bên ngoài là điều kiện để biến đổi, nguy ên nhân bên trong bao giờ cũng quyết định sự h ình thành, tồn tại, phát triển kết cấu sự vật, nó là căn cứ để biến đổi, nguyên nhân bên ngoài t hông qua nguyên nhân bên trong để phát huy tác dụng. Do đó, chúng ta thấy rằng, không nên tiến hành cải cách riêng chế độ quản lý một cách cô lập. Cần phải chú ý tới mối quan hệ giữa yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với ngành và đối thủ cạnh tranh, mối quan hệ giữa chế độ quản lý cơ cấu của cấp tỉnh với cấp trung tâm. Sau khi nắm được mâu thuẫn chủ yếu, còn cần phải nhận rõ mặt chủ yếu và mặt không chủ yếu của m âu thuẫn để giải quy ết mâu thuẫn. Từ đó, tích cực duy trì và bồi dưỡng cái mới xuất hiện và chuyển hóa nhân tố tiêu cực thành nhân tố tích cực để nhanh chóng phát triển sản xuất kinh doanh. GVHD: TS. LÊ THI KIM CHI NHÓM 3 ĐẾ TÀI 1: VẬN DỤNG PBCDV VÀO THỰC TIỄN QUẢN LÝ TẠI VIỄN THÔN G ĐỒN G N AI Trang 31 Tóm lại, vận dụng những phép biện chứng để xem xét việc quản lý sản xuất kinh doanh, chủ yếu là muốn các nhà quản lý có được một phương pháp xem xét và phân tích sự vận động, phát triển mâu thuẫn của các sự vật. Căn cứ vào sự phân tích đó, đề ra phương pháp giải quyết mâu thuẫn một cách đúng đắn, kịp t hời, đưa sự việc phát triển không ngừng. 5/ Khắc phục biểu hiện của phương pháp xem xét siêu hình trong quản lý sản xuất kinh doanh Trong quản lý sản xuất kinh doanh, người mắc bệnh siêu hình thường xem xét tình hình một cách cô lập, tĩnh tại, không nhìn thấy khả năng của bản thân mình, mà họ tin ở nguyên nhân bên ngoài. Khi gặp khó khăn trong công việc, họ thường yêu cầu cấp trên chi viện, yêu cầu bộ phận khác giúp đỡ, yêu cầu mua sắm mới máy móc, thuê mướn công nhân viên một cách vô tổ chức. Sở dĩ s inh ra tình trạng ấy là do họ nhìn vấn đề một cách phiến diện, chủ quan, bề ngoài. Người mắc bệnh siêu hình nhìn mọi vấn đề thường bị hạn chế rất nhiều, họ chỉ thấy hiện tượng mà không thấy bản chất, thấy cá biệt mà không thấy toàn thể, thấy nhánh mà không thấy nguồn gốc, “ chỉ thấy cây mà không thấy rừng”. Theo cách nhìn của họ thì những mối quan hệ như lớn và bé, tốt và xấu, số lượng và chất lượng, ngẫu nhiên và tất nhiên,… đều là tuyệt đối không t hể chuyển hóa lẫn nhau. Đúng như Ăngghen đã phê phán phương pháp tư duy siêu hình: đúng là đúng, không là không, ngoài ra không có cái vừa đúng vừa sai, vừa không vừa có, vừa tồn tại lại vừa biến đổi. Hoặc có người cho rằng: lớn là lớn, bé là bé, họ không t hừa nhận bé có thể phát triển thành lớn, tích ít thành nhiều. Những người siêu hình cho rằng, các sự vật, hiện tượng t ách rời nhau, nằm bên cạnh nhau, không có liên quan với nhau, liên hệ một cách ngẫu nhiên; những người theo quan điểm biện chứng coi thế giới vật chất là một thể thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình liên hệ qua lại, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau một cách biện chứng. Không có sự vật nào là không có mối liên hệ với sự vật xung quanh. Chương 3 : KẾT LUẬN Ngày nay, tình hình kinh tế tại Đồng Nai nói riêng, trong cả nước cũng như trên toàn thế giới nói chung diễn biến rất quanh co, phức tạp, đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức mới mẻ cần được giải quy ết. Nắm vững phép biện chứng duy vật và mài sắc tư duy biện chứng, vận dụng linh hoạt, mềm dẻo các nguyên tắc phương pháp luận của phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản trị nhận thức được tính biện chứng của doanh nghiệp, của các sự vật, hiện tượng bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp có liên quan, tác động đến doanh nghiệp. Từ đó sẽ giúp các nhà quản trị điều hành hiệu quả doanh nghiệp mình và tránh được những sai lầm đáng tiếc. Chúng em mong rằng sau khi học những kiến thức sâu sắc về phép biện chứng duy vật từ Tiến sỹ Lê Thị Kim Chi và sau khi hoàn thành tiểu luận này, chúng em sẽ có thể tự tin đem những kiến kiến thức này và kinh nghiệm vận dụng thực tế tại Viễn thông Đồng Nai để áp dụng hiệu quả cho doanh nghiệp mình trong tương lai. GVHD: TS. LÊ THI KIM CHI NHÓM 3 ĐẾ TÀI 1: VẬN DỤNG PBCDV VÀO THỰC TIỄN QUẢN LÝ TẠI VIỄN THÔN G ĐỒN G N AI Trang 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Chủ biên TS.Phạm Văn Sinh và TS.Phạm Quang Phan 2, Đề cương bài giảng và hướng dẫn ôn tập triết học M ác – Lênin. Nhà xuất bản thống kê. Chủ biên TS.Đào Duy Thanh 3, Giáo trình Triết học (Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học), Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006 4, PGS.TS. Lê Thanh Sinh, Cẩm nang nhà quản lý – Phép biện chứng duy vật với quản lý doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh 5, Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nhà xuất bản Chính tr ị quốc gia, Hà Nội, 2003

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbc_van_dung_phep_bien_chung_duy_vat_vao_thuc_tien_qldn_1__7808.pdf
Luận văn liên quan