Thực khách cho dù ngồi tại bất kì vị trí nào cũng sẽ hoàn toàn thoải mái cảm
nhận nét tinh tế nhưng cũng không kém phần hiện đại, lịch sự của không
gian nhà hàng.
Sau ấn tượng ban đầu về không gian, thực khách sẽ tiếp tục đến với cuộc
hành trình khám phá thế giới ẩm thực Nhật Bản đa dạng, phong phú, đặc
biệt tươi ngon. Đồ ăn tại SumoBBQ được bếp trưởng trực tiếp lựa chọn
nguyên liệu và tẩm ướp gia vị nên thực phẩm luôn được đảm bảo tính đồng
bộ, thống nhất trong chất lượng, độ tươi mới và mùi vị.
Chỉ với giá buffet 229.000 đồng cho buổi trưa, 269.000 đồng buổi tối, thực
khách có thể thỏa sức lựa chọn đồ ăn từ các món chủ đạo như thịt bò nhập
khẩu (Úc, Mỹ), hải sản, gia cầm đến những món đặc sản Nhật Bản như
sushi, lẩu Miso, Shabu thơm ngon, Tempura vàng rộm, salad khai vị hay
đơn giản một món tráng miệng nho nhỏ nơi đây chắc hẳn cũng sẽ mang đến
cho bạn những trải nghiệm đầy bất ngờ thú vị.
21 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5042 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Văn hóa ăn uống của người Hàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Văn hóa ăn uống của người Hàn
Cả người Hàn và người Việt đều ăn cơm làm từ gạo và sử dụng đũa. Đến bữa
ăn, cả gia đình cùng tập trung và ăn chung đĩa thức ăn ( người Nhật ăn riêng).
Những người ít tuổi hơn mời người lớn tuổi hơn ăn trước và sau khi người lớn
tuổi bắt đầu thì người nhỏ tuổi hơn mới bắt đầu ăn.
Ngoài những điểm chung nói chung nói trên thì có rất nhiều điểm khác biệt
trong văn hóa ăn uống thường ngày của hai nước. người Hàn thường ăn cơm
nấu từ gạo nếp trộn với gạo tẻ nên cơm rất dẻo, họ còn có cơm ngũ cốc "okok
bap" (cơm nấu từ 5 loại ngũ cốc). Trong khi đó, người Việt thường chỉ ăn cơm
nấu bằng gạo tẻ và cơm khô hơn một chút, thường vào những ngày đặc biệt thì
mới nấu cơm nếp.
Ở Hàn Quốc có rất nhiều loại gia vị, đặc biệt, họthường sử dụng bột ớt và có
loại nước tương "kan chang". Ở Việt Nam,gia vị không thật nhiều nhưng có
một loại nước chấm đặc biệt là nước mắm và để cho món ăn có hương vị thơm
ngon hơn, khi nấu ăn có nhiều loại rau, củ, quả cho thêm vào như: hành, nghệ,
cà chua, dứa, chuối...Ở Hàn, kim chi có nhiều loại đa dạng và thường ăn cùng
trong bữa cơm. Còn ở Việt Nam, trong bữa ăn nhất định phải có rau tươi, có thể
chế biến nhiều món như: rau luộc, rau xào, canh rau... và cũng có một sốmón
tương tự như kim chi: dưa muối, cà muối, hành muối...
Vào mùa hè, khi ăn cả người Hàn và người Việt đều uống nước nhưng cách
thức cũng khác nhau. Người Hàn vừa ăn vừa cầm cốc nước lạnh và uống.
Người Việt thì thường chan nước rau luộc hoặc canh vào bát và ăn cùng với
cơm, hoặc sau khi ăn sẽ chan nước canh vào bát, uống riêng.
Người Hàn sử dụng cả đũa và thìa nên không cần cầm bát lên. Người Việt mình
thì thường chỉ sử dụng đũa nên dù ăn cơm hay canh cũng cầm bát lên ăn. Vì
vậy, cái trôn bát của mình thường cao để người ăn không bị nóng. Cũng vì việc
sử dụng thìa, đũa mà người Hàn thường để thức ăn lên bàn, trong khi người
Việt mình thương để thức ăn vào mâm rồi có thể đặt trên bàn, trên chiếu, kể cả
trên sàn nhà và ngồi ăn. Vẫn còn chuyện liênquan đến thìa, đũa nữa là khi ăn,
người Hàn thường có cái để đặt thìa đũa lên, gọi là "sut ka rak bat schim"
(숟가락 받침) còn người Việt thường để đũa trên mâm hoặc trên bát.
Sau khi ăn, người Hàn không bao giờ bỏ đi thức ăn thừa mà cất cẩn thận để
sau đó ăn tiếp. Tại sao lại như vậy ? mấy chục năm trước người Hàn còn rất
khó khăn, vì vậy họ đã hình thành tính tiết kiệm. Mặt khác, vì người Hàn
thường ăn sáng ở nhà nên thức ăn còn lại hôm trước thường để ăn sáng hôm
sau. Hiện nay, với cuộc sống hiện đại, người Hàn thường không đi chợ nhiều,
họ thường đi một lần, mua rất nhiều thứ và để vào tủ lạnh nên tủ lạnh của họ
thường rất to. Người Việt mình thì thường chỉ cất một số món vào trong tủ
lạnh, các món rau hay canh thường ăn hết hoặc cho chó, mèo, hoặc bỏ đi. Có vẻ
người Việt Nam mình lãng phí hơn người Hàn. Người Việt Nam thường hôm
nào cũng đi chợ, mua những đồ tươi sống để nấu và không thích những thức ăn
để lâu trong tủ lạnh. Và người Việt mình còn có cả thói quen ăn sáng ở ngoài
nữa.
Sau khi ăn xong, cả người Hàn và người Việt thường có thói quen ăn hoa quả,
gọi là tráng miệng. Sau đó, người Hàn thường uống một loại nước quế, hoặc cà
phê còn người Việt mình lại hay uống trà.
Văn hóa ăn uống thường ngày không phải là vấn đề lớnnhưng nếu tìm hiểu một
chút cũng thấy có nhiều thú vị. Nó cũng phần nào phản ánh những nét độc đáo
của văn hóa hai nước Việt - Hàn.
Bữa ăn là lúc gia điìn sum họp đông đủ nhất. Món ăn chính là cơm, thường ăn
kèm với lúa mạch, hạt kê hoặc với các loại đậu đỗ. Người Hàn Quốc cũng hay
ăn súp, còn kim chi- một loại dưa cải muốicay - là món ăn phụ không thể thiếu.
Xì dầu, hạt tiêu, tương ớt và toenjang (tương đỗ) được dùng làm gia vị.
Người Hàn Quốc thích rượu gạo truyền thống và họ thường uống trước bữa ăn.
Đãi khách bằng rượu truyền thống là một phong tục phổ biến. Trong khi người
phương Tây có thể coi những lời đề nghị lặp đi lặp lại rót đầy một cốc rượu đã
cạn hoặc cạn một nửa là một sự phiền hà, thì người Hàn Quốc có thể nghĩ là
chủ nhà không lịch sự nêếungười đó không yêu cầu khách rót đầy cốc. Rót
rượu cho nhau trong một bầu không khí vui vẻ có ý nghĩa rất quan trọng đối
với người Hàn Quốc. Trong những buổi tiệc tùng này, thứ bậc về quan hệ xã
hội củănhngx tham gia tiệc vẫn được giữ vững. Ngừơi ít tuổi hơn không được
phép uống rượu hay hút thuốc lá trước mặt người lớn.
Tập tục ăn uống của người Trung Quốc
Người TQ có câu tục ngữ: thuốc bổ không bằng ăn bổ,. Có nghĩa là khi tẩm bổ
dưỡng sinh, nên chú ý ăn uống. Tuy rằng điều kiện kinh tế của một số người
còn thiếu thốn, nhưng họ vẫn tận khả năng ăn uống cho tốt một chút, còn
những người điều kiện kinh tế khá giả lại chú ý vấn đề ăn uống. Cứ như vậy,
lâu ngày việc ăn uống đã đi sâu vào các mặt trong đời sống của người dân, vì
vậy đã xuất hiện những nghi lễ ăn uống trong xã giao, tập tục ăn uống trong
ngày lễ, ngày tết, tập tục ăn uống theo tín ngưỡng, tập tục ăn uống trong hôn lễ
và mai táng, trong ngày sinh nhật và sinh nở v,v.
Nghi lễ ăn uống trong xã giao chủ yếu biểu hiện trong khi giao tiếp. Nhiều
nhất là những lúc bạn bè và người thân đi lại với nhau, mỗi khi bạn bè người
thân có việc gì lớn, như sinh con, dọn nhà v,v thường phải tặng quà, còn chủ
nhà thì trước hết là phải nghĩ đến việc mời khách ăn, uống cái gì đây ? Tận khả
năng sắp xếp những món ăn cho thịnh soạn, để cho khách vừa llòng. Khi bàn
chuyện làm ăn, buôn bán cũng có thói quen vừa ăn vừa bàn bạc, ăn uống vui
vẻ, thì việc làm ăn cũng được ổn thỏa.
Do phong tục tập quán ở mỗi nơi một khác, các món ăn để tiếp khách cũng
không giống nhau. Ở Bắc Kinh, ngày xưa thì đãi khách ăn mỳ, với ý là mời
khách ở lại, nếu như khách ở lại thì mời khách ăn một bữa sủi cảo hay còn gọi
là bánh chẻo, tỏ lòng nhiệt tình. Khi tặng quà cho bạn bè và người thân phải
chọn “8 thứ của BK”, cũng tức là 8 loại bánh điểm tâm. Một số vùng nông thôn
miền Nam TQ, khi nhà có khách, sau khi mời khách uống trà, lập tức xuống
bếp làm bánh, hoặc nấu mấy quả trứng gà, rồi cho đường. Hoặc nấu mấy miếng
bánh bột nếp, cho đường để khách thưởng thức, rồi mới đi đi nấu cơm.
Ở Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến miền Đông TQ, khi mờ khách ăn hoa quả,
người địa phương ngọt là “ngọt ngào”, tức là mời hkách thưởng thức mùi vị
ngọt ngào, mà trong đĩa hoa quả còn có quít, bởi vì trong tiếng địa phương từ
quít đồng âm với từ may mắn, , với ngụ ý là chúc khách may mắn, cuộc sống
ngọt ngào như quả quít.
Khi đãi khách, tập tục của mỗi một địa phương cũng hkông giống nhau. Ở
BK, thấp nhất cũng phải là một mâm 16 món, tức là 8 đĩa và 8 bát. 8 đĩa là món
ăn nguội, 8 bát là món ăn nóng. Ở t̉nh Hắc Long Giang miền Đông Bắc TQ khi
tiếp khách các món ăn đều phải có đôi, cũng tức là mỗi món nhất định phải có
đôi. Ngoài ra, ở một số khu vực, phải có cá, với ý là uộc sống dư thừa<trong
tiếng Hán cứ đồng âm với dư thừa>. Trong cuộc sống hàng ngày, những bữa cỗ
thường thấy là cỗ cưới dẫn đến nhiều cỗ tiệc, như cỗ ăn hòi, cỗ gặp mặt, cỗ
đính hôn, cỗ cưới, cỗ hồi môn v,v. Trong đó cỗ cưới là long trọng và cầu kỳ
nhất. Chẳng hạn như một số khu vực ở tỉnh Thiểm Tây miền Tây TQ, mỗi món
trong cỗ cưới đều có hàm ý iêng. Món thứ nhất là thịt đỏ, “đỏ” là mong muốn
“mọi điều may mắn”; Món thứ hai “gia đình phúc lộc” với ngục ý là “cả nhà
xum họp, cùng hưởng phúc lộc”, món thứ 3 là bát cơm bát bảo to, nấu bằng
tám loại như gạo nếp , táo tàu, bách hợp, bạch quả, hạt sen v,v với ngụ ý là yêu
nhau đến bạc đầu v,v. Ở vùng nông thôn tỉnh Giang Tô, cỗ cưới đòi hỏi phải có
16 bát, 24 bát, 36 bát, ở thành phố, tiệc cưới cũng rất long trọng, những điều
này đều có ngụ ý là may mắn, như ý. Tiệc chúc thọ là tiệc để mừng thọ các cụ
già, lương thực thường là mỳ sợi, còn gọi là mỳ trường thọ. Ở một số khu vực
miền bắc tỉ̉nh Giang Tô, Hàng Châu miền Đông TQ, thường là buổi trưa ăn mỳ,
buổi tối bày tiệc rượu. Người Hàng Châu khi ăn mỳ, mỗi người gắp một sợi mỳ
trong bát mình cho cụ, gọi là “thêm thọ”mỗi người nhất định phải ăn hai bát
mỳ, nhưng không được múc đầy, vì như vậy sẽ xúi quẩy.
Cách ăn cơm bằng đũa
Được biết, trên thế giới có cách để ăn cơm, trực tiếp lấy tay bốc chiếm 40 phần
trăm, dùng dao và dĩa chiếm 30 phần trăm, còn 30 phần trăm là ăn bằng đũa.
Đũa là một phát minh lớn của người TQ. Từ thời Ân Thương cách đây hơn
3000 năm đã bắt đầu biết dùng đũa, nhưng lúc ban đầu không gọi là “đũa”.
Theo văn hiến thời cổ ghi chép, lúc đó người ta gọi “đũa” là “trợ” hoặc là
“giáp”, đến thế kỷ thứ 6, thứ 7 trước công nguyên đũa còn được gọi là “Cân”.
Vậy tại sao lại gọi là đũa ? theo văn hiến ghi chép, người dân miền Giang Nam
miền Đông TQ cho rằng, phát âm từ “trợ” và “trọ” là giống nhau, mà những
người đi thuyền trên sônglại rất kỵ “thuyền ngừng Lại” <vì trong tiếng TQ từ
trọ đồng âm với từ ngừng>, nên đặt ngược ý là “đũa”<trong tiếng TQ đồng âm
với từ nhanh>. Đến đời nhà Đường, trong thế kỷ 7, người ta lại ghép chữc trúc
với chữ nhanh, bởi vử đũa thường là làm bằng trúc. Thế là, đôi đũa để ăn cơm
mà TQ phát minh mà ai nấy đều biết mới có tên gọi là “đũa” .
Vậy đũa đã được phát minh trong bốic ảnh như thế nào ? Có người dự đóan,
trong thời cổ xưa khi nướng thức ăn, tiện tay bẻ hai cành cây hoặc cành trúc để
gắp ăn, như vậy vừa không bỏng, lại có thể thưởng thức món ăn thơm ngon
nóng sốt, vì vậy đã chuyển biến thành đũa. Kết cấy của đôi đũa hết sức đơn
giản. Về hình dáng, là hai que nhỏ, đũa của Tq trên to dưới nhỏ, trên vuông
dưới tròn, tạo hình như vậy có ưu điểm là gấp rất tiện, không bị trơn, khi để
trên bàn cũng không bị lăn đi lăn lại, đầu đũa tròn khi gắp thức ăn cho miệng
cũng không bị xước môi. Sau khi đũa được truyền vào Nhật bản, người Nhật lại
làm thành đũa vuông, là vì người Nhật hay ăn đồ tươi sống, như các sống v,v,
thì loại đũa này sẽ tiện hơn.
Đũa tuy rất đơn giản, nhưng về nguyên liệu để làm đũa và điêu khắc, trang trí
đũa thì người TQ làm rất cầu kỳ. Từ hơn 2000 năm về trước đã có đũa ngà và
đũa mạ đồng. 6-7 thế kỷ trở lại đây, trong cung đình, quan phủ và những gia
đình giàu có đã dùng đũa bằng vàng, bạc, lấy ngọc, san hô điêu khắc đũa v,v.
Những loại đũa cầu kỳ còn bịt đầu bằng bặc để thơử thức ăn có thuốc độc hay
không, nếu như oć thuốc độc, thì bạc lập tức biến thành màu đen hoặc màu
xanh.
Đũa trong dân gian TQ thường đóng một trò rất quan trọng. Có một số nơi khi
cô gai về nhà chông, trong của hồi môn nhất định phải chuẩn bị cho đôi vợ
chồng trẻ hai cái bát và hai đôi đũa, rồi lấy dây đỏ buộc vào nhau, gọi là “bát
con cháu”, đây không những là tỏ ý từ nay hai vợ chồng trẻ sẽ sinh sống bên
nhau, mà từ “đũa” đồng âm với tư “nhanh” với ngụ ý là chúc hai vợ chồng
“sớm ngày sinh con đẻ cái”. Ở nông thôn miền Bắc TQ còn có một tập tục là,
khi bạn bè đến vui đùa trong phòng cô dau chú rể trong đêm tân hôn, bạn bè và
người thân từ ngoài cửa xổ ném đũa vào với ngụ ý là may mắn, như ý, sớm có
con. Không nên coi thường đôi đũa chỉ là chiếc que nhỏ, nhưng muốn cầm hai
chiếc que nhỏ này cho vững cũng phải biết cách cầm .
Kỹ xảo cầm đũa của người TQ, thường thu hút sự chú ý của người nước
ngoài, thậm trí ở phương Tây còn có “trung tâm bồi dưỡng”sử dụng đũa. Có
chuyên gia ý học cho rằng, dùng đũa có thể họat động hơn 30 khớp xương và
hơn 50 cơ bắp trong cơ thể con người, có lợi cho sự linh hoạt của tay và sự phát
triển của bộ não. TQ là quên hương của đũa, thế nhưng “viện bảo tàng đũa” đầu
tiên trên thế giới nghe nói là ở Đức. Viện bảo tàng này triển lãm hơn 10 nghìn
đôi đũa làm bằng những nguyên liệu khác nhau như: vàng, bạc, ngọc, xương
v,v, thu tập từ các nước và khu vực khác nhau, ở trong từng thời kỳ khác nhau,
thật là đẹp mắt.
Thói quen uống trà
Người Trung Quốc uống trà đã có hơn 4 nghìn năm lịch sử, trong sinh họat
hằng ngày ngày của người TQ không thể thiếu một loại nước giải khát đó là trà,
tục ngữ có câu: “củi đóm, gạo dầu, muối, tương, dấm và trà” Trà được liệt vào
một trong 7 thứ quan trọng trong cuộc sống, có thể thấy được uống trà là điều
rất quan trọng. Dùng trà để tiếp khách là thói quen của người TQ. Khi có khách
đến nhà, chủ nhà liền bưng một chén trà thơm ngào ngạt cho khách, vừa uống
vừa chuyện trò, bầu không khí rất thoải mái.
TQ thính hành uống trà đã có lịch sử lâu đời. Được biết, trước năm 280, ở
miền Nam TQ có một nước nhỏ gọi là nước Ngô, mỗi khi nhà vua thết tiệc các
đại thần, thường ép các đại thần uống rượu cho say mềm. Trong số các đại thần
có một đại thần tên là Vĩ Siêu không uống được nhiều rượu, nhà vua cho phép
ông ta uống trà thay rượu. Từ đó về sau, các quan văn bắt đầudùng trà để tiếp
khách. Đến đời nhà Đường, uống trà đã trở thành thói quen của mọi người.
Nghe nói, thói quen này còn có liên quan đến Phật giáo. Vào khoảng năm 713
đến năm 741, lúc đó các sư sãi và các tín đồ trong nhà chùa do ngồi tụng kinh
trong thời gian dài, thường hay ngủ ngật và ăn vặt, nhà sư liền nghĩ ra cách cho
họ uống trà cho tỉnh táo, từ đó, biện pháp này được lưu truyền đi khắp nơi.
Trong khi đó, những gia đình giàu có của nhà Đường, còn mở phòng chuyên
pha trà, thưởng thức trà và đọc sách, gọi là phòng trà. Năm 780, ông Lục Vũ
chuyên gia về trà của nhà Đường đã tổng kết kinh nghiệp trồng trà, làm trà và
uống trà, viết cuốn sách về trà đầu tiên của TQ với tựa đề: “Kinh nghiệm về
trà”. Trong đời nhà Tống, nhà vua Tống Huy Tôn dùng tiệc trà để thết các đại
thần, tự tay pha trà; Trong Hoàng cung đời nhà Thanh, không những uống trà,
mà còn dùng trà tiếp khách nước ngoài. Ngày nay, hàng năm vào những ngày
tết quan trọng như : tết dương lịch hoặc tết xuân v,v,có một số cơ quan, đoàn
thể thường tổ chức liên hoan tiệc trà.
Ở TQ, trà đã hình thành một nền văn hóa độc đáo. Mọi người coi việc pha trà,
thưởng thức trà là một nghệ thuật. Từ xưa đến nay, ở các nơi TQ đều có mở
quán trà, hiệu trà v,v với những hình thức khác nhau, trên phố Tiền Môn tấp
nập ở Bắc Kinh cũng có quán trà. Mọi người ở đây uống trà, ăn điểm tâm,
thưởng thức những tiết mục văn nghệ, vừa được nghỉ ngơi lại vừa giải trí, đúng
là một công đôi việc. Ở miền Nam TQ, không những có lầu trà, quán trà, mà
còn có một loại lều trà, thường là ở những nơi phong cảnh tươi đẹp, du khách
vừa uống trà, vừa ngắm cảnh.
Uống trà cũng có những thói quen, chẳng hạn như trà, mỗi nơi lại có thói quen
riêng, thích uống những loại trà cũng không giống nhau. Người Bắc Kinh thích
uống trà hoa nhài, người Thượng Hải lại thích uống trà xanh. Người Phúc Kiến
ở miền Đông Nam TQ lại thích uống trà đen v,v. Có một số địa phương, khi
uống trà lại thích bỏ thêm gia giảm, chẳng hạn như một số địa phương ở tỉnh
Hồ Nam ở miền Nam thường lấy trà gừng muối để tiếp khách, không những có
trà, mà còn cho gừng, muối, bột đỗ tương và vừng, khi uống vừa quấy vừa
uống, cuối cùng đổ bột đỗ tương, gừng, vừng và trà vào mồn ăn, nhấm nháp
hương vị thơm ngon, vì vậy có nhiều địa phương còn gọi “uống trà” là “ăn trà”.
Cách pha trà mỗi điạ phương lại có thói quen khác nhau, vùng miền Đông TQ,
thích dùng tích pha trà, khách đến nhà, liền bỏ trà vào tích, đổ nước sôi, đội cho
ngấm rồi rót ra chén, mời khách uống. Có nơi, như trà công phu ở Trương Châu
tỉnh Phúc Kiến ở miền Đông, không những tách, chén rất khác biết, mà cách
pha trà cũng rất đặc biệt, hình thành nghệ thuật pha trà rất độc đáo.
Ở các nơi TQ nghi lễ uống trà cũng không giống nhau, ở Bắc Kinh, khi chủ
nhà bưng trà mời khách, người khách phải lập tức đứng dậy, hai tay đỡ lấy
chén trà, rồi cảm ơn. Ở Quảng, Đông, Quảng Tây miền Nam TQ, sau khi chủ
nhà bưng tra lên, phải khum bàn tay phải lại gõ nhẹ lên lên bàn 3 lần, tỏ ý cảm
ơn, ở một số khu vực khác, nếu như khách muốn uống thêm, thì trong chén để
lại ít nước trà, chù nhà thấy vậy sẽ rót thêm, nếu như uống cạn, chủ nhà sẽ cho
rằng bạn không muốn uống nữa, thì sẽ không rót thêm nữa.
Ăn uống để chữa bệnh và nâú món ăn với thuốc
Trong thời cổ của TQ, trong thiên nhiên có thể tìm được thuốc, hình thành
Trung y dược rất độc đáo. Loại y dược học này có liên quan mật thiết với ăn
uống của con người. Thuốc vừa có thể ăn, ăn lại có thể thay thuốc đã hình
thành ăn để chữa bệnh và món ăn nếu với thuốc, trong dân gian TQ có cách nói
là “thuốc bổ không bằng ăn bổ, ăn để chữa bệnh còn hơn là chữa bệnh bằng
thuốc”. Trong dân gian TQ, bất kể là xưa kia hay ngày nay, đều rất thịnh hành
cách chữa bệnh qua ăn uống, trở thành bông hoa kỳ diệu trong vườn hoa tập tục
ăn uống của TQ.
Phương pháp truyền thống kết hợp giữa ăn uống và chữa trị, giữa bệnh viện
với nhà bếp, ngay từ đời nhà Chu đã
được thể hiện trong chế đệ chữa trị và ăn uống. Trong điển tích thời cổ, có rất
nhiều điều liên quan đến việc ăn chữa bệnh qua ăn uống, hai cuốn sách “nghìn
phương thuốc vàng” và cuốn “nghìn phương thuốc vàng dực” nổi tiếngcủa nhà
y học nổi tiếng Tôn Tư Mạc đời nhà Đường , đều có
những chương viết về chữa bệnh qua ăn uống, có ảnh hưởng sâu xa đối với sự
phát triển của việc chữa bệnh qua ăn uống trong thời cổ.
Ông Tôn Tư Mạc cho rằng, sức khỏe của con người phải lấy việc ăn uống hợp
lý làm cơ sở, chứ không nên tuỳ tiện uống thuốc. Bác sĩ nên tìm hiểu rõ nguyên
nhân ngây bệnh, trước hết chữa bệnh qua ăn uống, nếu như hiệu quả không tốt,
mới dùng thuốc cũng không muộn. Những phương pháp chữa bệnh qua ăn
uống, nấu thức ăn với thuốc trong dân gian TQ đều được diễn biến từ quan
điểm chữa bệnh qua ăn uống của Ông Tôn Tư Mạc.
Bản thân ông Tôn Tư Mạc thọ hơn 100 tuổi, sự thật này khiến những lúc cũng
như sau này phải khâm phục lý luận chữa bệnh qua ăn uống và cách dưỡng sinh
của ông. Dần dần, chữa bệnh qua ăn uống và nấu thức ăn với thuốc đã trở thành
cách tẩm bổ sức khỏe, phòng bệnh và chữa bệnh rất thịnh hành trong dân gian
TQ.
Chữa bệnh qua ăn uống tức là lấy thức ăn làm thuốc. Ở TQ, lấy những rau
xanhvà thức ăn ăn hàng ngày để phòng chữa bệnh, hầu như nhà nào cũng biết
cách. Trong nhà có người bị cảm cúm, thái mấy lát gừng, cho thêm mấy củ
hành, cho đường đó nấu chè, uống nóng cho toát mồ hôi, thì thường là có hiệu
quả. Có cách dưỡng sinh hàng ngày là “lên giường ăn củ cải, xuống giường ăn
gừng”, tức là buổi sáng ăn gừng, buổi tối ăn củ cải. Trong dân gian tác dụng
chữa bệnh của các loại gia giảm như muối, dấm, gừng, hành, tỏi v,v lại khác
nhau, và còn không ngừng phát triển, hiện nay lại có người lấy dấm pha với cô
ca cô la làm nức giải khát bảo vệ sức khỏe và còn rất thịnh hành.
Trong cách chữa bệnh qua ăn uống, có hệ hệ “món ăn bằng hoa”. Món ăn
bằng hoa tức là lấy hoa làm thành món ăn. Món ăn này được bắt đầu từ thời
Xuân Thu thế thứ 6 và thứ 7 trước công nguyên và được thịnh hành vào đời nhà
Đường trong thế kỷ 7.
Hoa có hơn 1 nghìn loại, ở miền Bắc TQ có hơn 100 loại hoa có thể được, còn
ở tỉnh Vân Nam miền Tây Nam TQ được gọi là “vương quốc thực vật” thì nghe
nói có hàng hơn 260 loại hoa có thể ăn được.
Món ăn bằng hoa có thể chữa bệnh, nhất là đối với phụ nữ, ăn nhiều hoa rất có
lợi. Chẳng hạn như hoa hồng tượng trưng cho tình yêu, có tác dụng làm lưu
thông mạch máu và điều kinh, dưỡng da và bảo vệ sức khỏe; Hoa đào nấu với
cá, tôm tươicó tác dụng bổ khí huyết, tăng cường chức năng của tỳ vị, còn có
tác dụng dưỡng da rất tốt.
Thức ăn nấu với thuốc cũng như là uống thuốc, lấy thuốc làm thức ăn để
phòng chữa bệnh. Ở TQ cách nấu thức ăn với thuốc được lưu truyền từ xưa cho
đến nay, hiện nay ngày càng được nhiều người ưa thích, những món ăn thường
thấy như cháo, các món ăn điểm tâm, xúp và các món ăn, còn có những nhà
hàng chuyên nấu những món ăn với thuốc. Những món nấu với thuốc thì có đủ
các món, nhưng đòi hỏi yêu cầu khác nhau, chẳng hạn như có một loại “cháo
của trẻ”, lấy củ từ, ý nhân và hồng khô v,v với gạo nấu cháo, có thể chữa cho
trẻ bệnh tỳ vị yếu. Những món khác như “canh Xuyên bối nấu với vỏ quít có
thể chữa phong hàn và ho; “canh sâm”có thể tẩm bổ cho ngừi bệnh và người
già.
Luật “vệ sinh thực phẩm” của TQ quy địnhnghiêm cấm pha thuốc vào thực
phẩm, điều này đã đi ngược với cách nấu thức ăn với thuốc trong dân gian. Để
giải quyết mâu thuẫn này, ngành hữu quan đã công bố mấy chục loại thuốc Bắc
có thể pha vào thực phẩm, như: táo Tàu, gừng khô, sơn trà, bạc hà v,v.
Cách nấu thức ăn với thuốc của TQ không những thịnh hành ở trong nước, mà
còn đi vào thị trường quốc tế. Chẳng hạn như rượu hoa cúc, trà vỏ quít, bánh
phục linh, thuốc trám v,v, đang đi vào bữa ăn hàng ngày của ngày càng nhiều
người nước ngoài.
Văn hóa ẩm thực của người Việt
Đối với người Việt ẩm thực không chỉ là vấn đề ăn uống mà nó bắt mạch văn
hóa và trở thành văn hóa trong đời sống tinh thần
Ăn uống cũng như mặc, ở vốn là một trong những nhu cầu vật chất thiết yếu
của loài người, vốn gốc gác từ nhu cầu sinh lý, sinh học. Trên diễn trình lịch sử
và sự phát triển của kinh tế xã hội, văn minh, việc ăn uống trở thành một thành
tố tổng thể trong cấu trúc văn hóa – xã hội. Nó hình thành khẩu vị cá nhân đến
khẩu vị cộng đồng (gia đình, họ hàng, vùng miền), từ đó hình thành những
nguyên lý, nguyên tắc, quy ước về ăn uống (cách hành xử, đối xử tạo nên triết
lý, triết lý sống (ăn gió nằm sương, ăn trộm, ăn cưới, ăn giỗ…)
Quan niệm ăn uống của người Việt Nam khác với quan niệm của người phương
Tây. Người phương Tây quan niệm ăn uống thể hiện triết lý: Ăn để mà sống,
không phải sống để để mà ăn. Chính vì vậy khẩu vị của họ không thay đổi, họ
có chung một khẩu vị, ăn những đồ ăn sẵn: đồ hộp, xúc xích, khẩu vị riêng
thành khẩu vị chung và đã hình thành nên những quán ăn nhanh Fastfood, quán
ăn KFC. Nhưng với người Việt Nam quan niệm “Có thực mới vực được đạo”.
Như vậy miếng ăn đã bắt mạch văn hóa, nó quan trọng đến mức như một đấng
tối cao, toàn năng đến trời cũng không có quyền xâm phạm “Trời đánh tránh
miếng ăn”.
Trong ngôn ngữ của người Việt phân biệt ba nội dung: ăn cốt để lo (chém
to kho mặn), ăn có nhân cách (đói cho sạch, rách cho thơm), ăn có văn hóa: ăn
trong giá trị tự thân của nó, ăn mà không có người thưởng thức, không trong
không gian văn hóa thì sẽ không ngon. Ví dụ như: Bạn muốn ăn đồ biển phải
ngồi gần biển, nghe tiếng sóng vỗ rì rào mới thưởng thức hết được cái ngon của
món ăn. Hay bạn muốn ăn cơm cá kho tộ phải vào miền tây (miền sông nước)
mới cảm nhận được hương vị của món ăn.
Như vậy, theo quan niệm của người Việt Nam, ăn không phải để sống, ý
niệm ăn tồn tại trong mọi sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người, hay nói
cách khác ăn là hoạt động sống của con người.
Đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực Việt Nam mang dấu ấn của nền văn minh
thực vật. Tính thực vật nó thể hiện ở cơ cấu bữa ăn gồm các thành phần chính:
gạo, rau (quả), cá tôm, thịt. Trong đó bữa ăn gọi là bữa cơm, ăn cơm là chính
(người sống vì gạo cá bạo vì nước), sau đó là rau (cơm không rau như nhà giàu
chết không kèn trống). Do điều kiện tự nhiên ở Việt Nam là địa hình nhiều
sông suối nên người Việt thường ăn các loại động vật nước ngọt như cá, tôm…
Văn hóa ẩm thực Việt Nam còn mang đậm dấu ấn của văn hóa làng, được
biểu hiện cụ thể ở sự cộng cảm, tính cộng đồng và tình nghĩa trong ăn uống. Đó
là triết lý cặp đôi, đôi đũa như vợ chồng (Chồng thấp vợ cao như đôi đũa lệch
so sao cho vừa), tục chia phần (chia sẻ đồ ăn), cách chế biến món ăn đồ uống
có sự pha chế hỗn hợp các thành phần để tạo nên món ăn (Ruột bầu nấu với tép
khô), tính cộng cảm (ăn chung mâm, chấm chung bát nước chấm).
Văn hóa ẩm thực Việt Nam còn thể hiện rõ nét triết lý Phương đông, đề cao
sự hòa hợp và cân bằng âm dương. Nó thể hiện rõ nét ở tập quán dùng gia vị
của người Việt Nam rất hài hòa và có sự ứng hợp chuẩn (Con gà cục tác lá
chanh, con lợn ủn ỉn cho tôi của hành, con chó khóc đứng khóc ngồi, bà ơi đi
chợ mua tôi của giềng…). Việc sử dụng các món ăn đồ uống như một vị thuốc
cho cơ thể sự cân bằng giữa con người – môi trường tự nhiên thông qua ăn
uống, sử dụng nguyên liệu chế biến theo từng vùng, khí hậu và cách thưởng
thức theo từng thời điểm và theo mùa.
Ta có thể thấy ẩm thực Việt Nam đã đi vào đời sống vật chất, tinh thần và tâm
linh, nó trở thành nét văn hóa, lối sống của người Việt, làm nên bản sắc văn hóa
ẩm thực Việt Nam.
Văn hóa ăn uống của người Việt - GS.TS. Trần Văn Khê
”Thật ra, tôi rất ngại trả lời cho những bạn bè người nước ngoài khi họ hỏi tôi:
Người Việt Nam ăn uống thế nào? Hay là cách nấu ăn của người Việt có khác
người Trung Quốc hay chăng? Vì đó chỉ là những phần nhận xét đã được nhanh
chóng đúc kết để đưa ra những câu giải đáp kịp thời chớ không phải do một sự
sưu tầm có tính cách khoa học.
Trong câu chuyện, một vài bạn trong báo Tuổi Trẻ thấy nhận sét sơ bộ của tôi
có phần nào lý thú, nghe vui tai nên nhờ tôi ghi ra thành văn bản. Nay tôi xin
gởi đến các bạn đọc vài mẩu chuyện có thật về cách ăn và nấu ăn của người
Việt chúng ta, và xin các tay nghề nấu ăn trong nước đừng cười tôi dốt hay nói
chữ, dám múa búa trước cửa Lỗ Bang, đánh trống trước cửa nhà Sấm.
Trong một bữa tối, một bạn Pháp hỏi tôi:
- Chẳng biết người Pháp và người Việt Nam ăn uống khác nhau như thế nào?
- Tôi rất ngại so sánh - tôi trả lời - vì so sánh là biết rõ rành mạch cả hai yếu tố
để so sánh.
Thỉnh thoảng tôi có ăn uống theo người Pháp nhưng làm sao biết cách ăn của
người Pháp bằng người Pháp chính cống như anh. Tôi thì có thể nói qua cách
ăn uống của người Việt chúng tôi. Để cho anh dễ nhớ, tôi chỉ đưa ra ba cách
nấu ăn của người Việt, rồi anh xem người Pháp có ăn như vậy chăng?
Người chúng tôi ăn toàn diện, ăn khoa học, ăn dân chủ.
1. Ăn toàn diện: Chúng tôi không chỉ ăn bằng miệng, nếm bằng lưỡi, mà bằng
ngũ quan. Trước hết ăn bằng con mắt, và do đó có nhiều món đem dọn lên,
nhiều màu sắc chen nhau như món gỏi sứa chúng tôi chẳng hạn: có giá màu
trắng, các loại rau thơm màu xanh, ớt màu đỏ, tép màu hồng, thịt luộc và sứa
màu sữa đục, đậu phộng rang màu vàng nâu v.v... Có khi lại tạo ra hình con
rồng, con phụng, trong những món ăn nấu đãi đám hỏi, đám cưới.
Sau khi nhìn cái đẹp của món ăn, chúng tôi thưởng thức bằng mũi, mùi thơm
của các loại rau thơm như húng quế, ngò, hoặc các mùi đặc biệt của nước mắm,
của cà cuống. Răng và nứu đụng chạm với cái mềm của bún, cái dai của thịt
luộc và sứa, cái giòn của đậu phộng rang để cho xúc cảm tham gia vào việc
thưởng thức món ăn sau thị giác và khứu giác.
Rồi lỗ tai nghe tiếng lốc cốc của đậu phộng rang, hay tiếng rào rào của bánh
phồng tôm, hay tiếng bánh tráng nướng nghe rôm rốp. Sau cùng lưỡi mới nếm
những vị khác nhau, hòa hợp trong món ăn: lạt, chua, mặn, ngọt, chát, the, cay
v.v... Chúng tôi ăn uống bằng năm giác quan, về cái ăn như thế gọi là ăn toàn
diện.
2. Ăn khoa học: Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu, nhất là ở Nhật thường hay sắp
các thức ăn theo "âm" và "dương".
Nói một cách tổng quát thì những món nào mặn thuộc về dương, còn chua và
ngọt thuộc về âm.
Người Việt thường trộn mặn với ngọt làm nước mắm, kho thịt, kho cá, rang
tép, ướp thịt nướng, luôn luôn có pha một chút đường; mà ăn ngọt quá như chè,
ăn dưa hấu hay uống nước dừa xiêm thì cho một chút muối cho âm dương
tương xứng.
Người Tây khi ăn bưởi thật chua lại cho thêm đường, đã âm lại thêm âm thì âm
thịnh dương suy, không đúng theo khoa học ăn uống. Người Việt phần đông
không nghiên cứu về thức ăn, nhưng theo truyền thống của cha ông để lại thành
ra ăn uống rất khoa học.
Người Việt chẳng những để ý đến quân bình âm dương giữa các thức ăn mà
còn để ý đến quân bình âm dương giữa người ăn và thức ăn. Khi có người bị
cảm, người nấu cháo hỏi: cảm lạnh (bị mắc mưa, đêm ra ngoài bị cảm sương)
thì nấu cháo gừng vì cảm lạnh (âm) vào người phải đem gừng (dương) vào chế
ngự. Nếu cảm nắng (bị mặt trời làm cho sốt) thì dương đã vào người phải nấu
cháo hành (âm). Lại nghĩ đến âm dương giữa người ăn và môi trường; mùa hè
thời tiết có dương nhiều nên khi ăn có canh chua (âm) hoặc hải sâm (âm); mùa
đông thời tiết có âm nhiều nên ăn thịt nướng. Ta có câu:
"Mùa hè ăn cá sông, mùa đông ăn cá biển."
Quân bình trong âm dương còn thể hiện qua điếu thuốc lào. Thuốc lá phơi và
đóm lửa (dương) hít một hơi cho khói qua nước lã trong bình (âm) để hơi khói
thuốc vào cơ thể, nguồn hút có cả dương và âm, không kể nước đã lọc bớt chất
nicotine có hại cho buồng phổi.
Chẳng những cân đối về âm dương mà còn hàn nhiệt nữa: thịt vịt hay thịt cá trê
- hàn - thì chấm với nước mắm gừng - nhiệt. Cách ăn của người Việt Nam khoa
học vì phù hợp với nguyên tắc âm dương tương xứng hành nhiệt điều hòa.
Ngoài ra trong một món ăn thường đã có chất bột, chất thịt, chất rau làm cho sự
tiêu hóa được dễ dàng.
3. Ăn dân chủ: Trên bàn dọn bao nhiêu thức ăn, nhưng chúng tôi có thể ăn
những món chúng tôi thích, hoặc phù hợp với vấn đề bảo vệ sức khỏe của
chúng tôi. Ăn ít hay ăn nhiều thì tùy theo sức chứa bao tử của chúng tôi, chớ
không phải ăn những món không ăn được, hay là ăn không nổi. Như vậy cách
của người Việt Nam rất dân chủ.
Anh bạn người Pháp thích chí cười to: ăn toàn diện, chúng tôi chưa nghĩ đến là
về thính giác, ăn mà nghe tiếng động là vô phép nên ăn bớt ngon. Ăn khoa học,
thì chúng tôi chỉ nghĩ đến calory mà không biết âm dương và hàn nhiệt. Còn ăn
dân chủ, thì hoàn toàn thiếu sót vì đến nhà chúng tôi có một thực đơn mà mỗi
người một đĩa, ăn không hết sợ vô phép nên nhiều khi không ngon lắm hoặc
quá no cũng phải cố gắng ăn cho hết. Tôi xin hoàn toàn hoan nghênh cách ăn
của người Việt Nam.
Về cách ăn uống Việt Nam lại có thêm:
4. Ăn cộng đồng: Thức ăn đầy bàn mà có một nồi cơm, một tô nước mắm để
mọi người cùng xới cơm và chan nước mắm ở một nơi.
5. Ăn lễ phép: Con lớn lên đã theo học ăn, học nói, học gói, học mở. Học ăn là
trước nhất, khi ăn phải coi nồi, ngồi coi hướng.
6. Ăn tế nhị: Ăn ớt cử cách cắn trái ớt, có khi phải ăn ớt xắt từng khoanh, ớt
bằm, ớt làm tương. Nước chấm nhất là ở miền Trung rất tinh tế ăn món chi phải
có nước chấm đặc biệt: bánh bèo, bánh lá, bánh khoái đều có nước chấm khác.
7. Ăn đa vị: Một miếng nem nướng đã có vị thịt, riềng, muối, tỏi, hành cuốn
vào bánh tráng lạt lạt, có chút bún, rau thơm, ớt (cay), chuối sống (chát), khế
(chua), tương (ngọt, mặn cay) có pha hột điều hay đậu phộng xay (béo). Ăn có
năm vị chính: ngọt, mặn, chua, cay, béo, có cả ngũ sắc đen (tương), đỏ (ớt),
xanh (rau), vàng (khế chín), trắng (bánh tráng, bún). Ăn một miếng mà thấy 5
màu, lưỡi nếm 5 vị và có khi hơn thế nữa.
Một lần khác, một anh bạn của tôi khai trương một tiệm ăn lớn tại Paris. Anh
có mời đài phát thanh và báo chí đến để cho biết rằng tiệm của anh có cả thức
ăn Trung Quốc và Việt Nam. Các phóng viên muốn biết Việt Nam và Trung
Quốc nấu ăn có khác nhau như thế nào? Hai đầu bếp Việt Nam và Trung Quốc
được mời ra để báo chí hỏi thì hai người đều khẳng định là cách nấu ăn rất
khác, nhưng phải xuống bếp coi mới thấy.
Nhà bếp nhỏ không chứa được mấy chục phóng viên, và ai cũng ngại hôi dầu
hôi mỡ nên ông chủ tiệm nhờ tôi tìm câu trả lời cho các nhà báo. Tuy không
phải là một chuyên gia về nghệ thuật nấu bếp, nhưng tôi cũng phải tìm câu trả
lời thế nào để cho các nhà báo bằng lòng. Tôi mới nói rằng, tôi không đi vào
chi tiết nhưng chỉ đưa ra ba điểm khác nhau trong cơ bản.
1. Cách dùng bột: Người Việt Nam thường dùng bột gạo trong khi người Trung
Quốc thích dùng bột mì, cho nên Việt Nam có phở, hủ tiếu, bún thang, bún bò,
bún riêu; mà người Trung Quốc thì chuyên về mì nước, mì khô, mì sợi nhỏ, mì
sợi lớn, mì vịt tiềm. Người Việt làm bánh đùm, bánh xếp, bánh cuốn, bánh hỏi;
người Trung Quốc thì bánh bao. Chả giò người Việt Nam cuốn bằng bánh tráng
bột gạo; còn người Trung Quốc thì cuốn tép trong bánh bằng bột mì.
2. Nước chấm cơ bản của người Việt nam là nước mắm là bằng cá; còn nước
chấm của người Trung Quốc là xì dầu làm bằng đậu nành hoặc dùng giấm.
3. Người Việt thì thường pha mặn ngọt; người Trung Quốc thích chua ngọt.
Chỉ nói đại khái như vậy mà các phóng viên đã hài lòng; về viết bài tường thuật
nêu lên những điểm khác nhau ấy. Ông giám đốc tạp chí Đông Nam Á, sau lời
nhận xét đó, cho phóng viên đến phỏng vấn tôi thêm và hỏi tôi có biết yếu tố
nào khác đáng kể khi nói về cách nấu ăn của người Việt khác người Trung
Quốc ở chỗ nào? Tôi trả lời cho phóng viên trong 40 phút. Hôm nay tôi chỉ tóm
tắt cho các bạn những điểm chính sau đây:
a. Về rau: Người Việt tuy có ăn rau luộc, hay xào; nhưng thích ăn rau sống, rau
thơm, mà người Trung Quốc không ưa ăn rau sống, cải sống, giá sống.
b. Về cá: Người Trung Quốc biết kho, chưng, chiên như người Việt Nam.
Nhưng người Trung Quốc có cá mặn không làm mắm như người Việt. Có rất
nhiều cách làm mắm và ăn mắm: mắm thái, mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm
v.v... Các nước Đông Nam Á cũng có làm mắm nhưng không có nước nào biết
làm nhiều loại mắm như người Việt.
c. Về thịt: Người Trung Quốc biết quay, kho, luộc xào, hầm như người Việt,
mà không biết làm nem, bì và các loại chả như chả lụa, chả quế v.v...
d. Vị giác Người Trung Quốc ít có phối hợp nhiều vị trong một món ăn như
người Việt. Khi chúng ta ăn một món ăn như nem nướng thì có biết bao nhiêu
vị: lạt lạt của bánh tráng, bún, hơi mát mát ngọt ngọt như dưa leo, và đặc biệt
của giá sống trộn với khế chua, chuối chát, ớt cay, đậu phộng cà bùi bùi, và có
tương mặn và ngọt. Người Việt trong nghệ thuật nấu ăn rất thích lối đa vị và tất
cả các vị ấy bổ sung cho nhau, tạo ra một vị tổng hợp rất phong phú.
Cái ăn chiếm phần khá quan trọng trong đời sống của chúng ta. Khi dậy dỗ một
trẻ em thì phải cho nó học ăn, học nói, học gói, học mở để biết ăn, nói với
người ta. Ra đường phải biết "ăn bận" hay "ăn mặc" cho phải cách phải thế. Đối
với mọi người không nên "ăn thua" làm chi cho bận lòng. Làm việc gì phải cẩn
thận "ăn cây nào, rào cây nấy".
Trong việc tiêu tiền phải biết "liệu cơm, gắp mắm" và dẫu cho nghèo đi nữa
"khéo ăn thì no, khéo co thì ấm". Không nên ham ăn quá độ vì "no mất ngon,
giận mất khôn". Ra làm ăn phải quyết tâm đừng "cà lơ xích xui" chạy theo "ăn
có" người khác. Phải biết "ăn chịu" với người làm việc nghiêm túc thì công
việc khỏi bị "ăn trớt". Không nên "ăn gian, ăn lận" hay bỏ lỡ cơ hội thì "ăn năn"
cũng muộn.
Trong cuộc sống nên tìm việc làm hữu ích cho gia đình, cho xã hội, cho đất
nước đừng để mang tiếng "ăn hại", "ăn bám" người khác. Khi đàn chơi phải
biết lên dây đàn cho "ăn" với giọng ca, hòa đàn cũng phải "ăn" với nhau, "ăn ý"
, "ăn rơ" thì mới hay. Các bạn thấy chăng? Cái "ăn" cũng khá quan trọng nên
mới lọt vào một số từ ngữ của tiếng nói Việt Nam.
Tuy chúng ta không như người Trung Quốc "dĩ thực vi tiên" nhưng phải có ăn
mới làm nên việc vì có "thực mới vực được đạo".”
Văn hóa ẩm thực Pháp
Nhắc đến nước Pháp người ta nghĩ ngay đến một xứ sở của thời trang và ẩm
thực. Có thể nói văn hóa ẩm thực của Pháp vô cùng độc đáo và đa dạng.
Mời các bạn cùng tôi tìm hiểu về nét văn hóa ẩm thực của đất nước này nổi
tiếng với các đầu bếp chuyên nghiệp nhé!
Quán cà phê, quán rượu, nhà hàng
Ở nước Pháp có rất nhiều nơi dễ chịu để bạn ăn uống. Các quán cà phê phục vụ
đồ uống và các món ăn chơi. Ở các thành phố lớn quán cà phê còn phục vụ cả
những bữa ăn nhẹ nữa. Các quán này có thể bày chỗ ngồi ngoài trời dọc theo
vỉa hè. Các quán thường đóng cửa rất muộn, đôi khi mở thâu đêm suốt sáng, vì
thế mà chúng trở thành nơi được nhiều người thích đến ngồi cà kê dê ngỗng
hay có thể chơi cờ, chơi đô-mi-nô hay thậm chí chơi bóng bàn.
Bistro, tức là các quán rượu, cũng có đủ các loại, từ những quán bar đơn giản
cho đến các nhà hàng từng lừng danh một thời với những khách hàng trung
thành. Thấp thoáng sau những ô cửa kính là những người hầu bàn mặc tạp dề
màu xanh đang phục vụ các món đặc sản, ốp lết, bíp tếch với thịt rán hay cá hồi
hay đôi khi là những món ăn trang trí cầu kỳ hơn.
Tuy vậy, các quán cà phê và bistro ngoại ô có lẽ đang mất dần vì có rất nhiều
quán phải chuyển thành nơi bán đồ ăn nhanh hay thành các nhà hàng đang hợp
mốt hơn.
Brasserie là những nhà hàng lớn và đông đúc với những người hầu bàn mặc tạp
dề trắng. Ngày xưa, brasserie là nơi uống bia có nhà bếp nấu những đồ ăn chắc
dạ hơn, gồm những món vùng Alsace và đồ biển.
Auberge là một loại khách sạn nhỏ, thường ở nông thôn, có phúc vụ đồ uống và
nấu bữa ăn cho khách. Đây cũng là nơi cho khách ngủ qua đêm.
Giờ phục vụ hàng ngày của hầu hết các nhà hàng ở Pháp là từ trưa cho đến 2
giờ 30 phút chiều và tối từ 7 giờ cho 9 giờ rưỡi. Các nhà hàng ở Paris thường
đóng cửa muộn hơn. Thực đơn kèm theo giá cả thường được viết tay mỗi ngày
và treo phía trước cửa nhà hàng.
Ăn uống trong ngày
Ở Pháp, các gia đình bắt đầu một ngày mới bằng bữa điểm tâm nhẹ, thường
gồm bánh mì với bơ và jambon. Đồ uống thường là cà phê đen, cà phê sữa
nóng, còn lũ trẻ thì thích nhất là sôcôla nóng. Còn thứ bánh xốp cuộn tròn gọi
là croissant chỉ có trong những dịp đặc biệt.
Bữa ăn chính trong ngày thường được ăn vào buổi trưa trong hai tiếng đồng hồ
nghỉ trưa. Bữa trưa thường gồm vài món, bắt đầu là một món khai vị hay xúp.
Món thịt hầm với khoai tây rán kiểu Pháp hay thịt gà rán ăn với rau thường là
món chính của bữa trưa. Món salad, là món rau xanh nhúng giấm sẽ được ăn
tiếp sau món chính. Sau đó là một ít phô mai, và cuối cùng là tráng miệng với
trái cây tươi hay món bánh ngọt, thế là đã hoàn tất bữa ăn.
Những người không về nhà ăn trưa có thể ăn một bữa trưa nhẹ, chẳng hạn một
chiếc bánh mặn nhân kem và jambon hay một miếng sandwich ở nhà hàng.
Bữa tối thường đơn giản hơn bữa trưa. Một bữa tối thông thường gồm xúp, thịt
hầm, bánh mì và phô mai.
Rượu vang thường được uống vào bữa trưa hay bữa tối. Nước khoáng có hay
không có ga cũng được dùng trong bữa ăn. Trong các bữa tiệc, mỗi món ăn có
thể được dùng với một thứ rượu vang riêng, còn sau bữa ăn người ta thường
uống brandy hay rượu ngọt cùng với cà phê đen đặc rót trong những tách nhỏ.
Người Pháp cho thêm đường vào cà phê nhưng không cho kem.
Trong các bữa ăn trang trọng, món cá được dọn lên sau món khai vị và trước
món thịt.
Loại bánh mì dài và giòn của Pháp gọi là baguette thường dùng trong bữa ăn.
Vì loại bánh mì này không để lâu được, nên người ta phải mua bánh mới hàng
ngày. Brioche là loại bánh bao nhân nho mềm và ngọt thường để ăn bữa tối.
Những bữa ăn ngày Chủ nhật và vào các dịp long trọng thường có các món
tráng miệng đặc biệt, như các loại bánh nướng đủ mọi hình dáng và hương vị.
Nhưng thông thường nhất là món bánh tạc nhân táo, éclair (bánh kem), bánh
kếp mỏng phết mứt. Những món ăn và món tráng miệng đặc sản của địa
phương cũng được dọn lên vào những dịp lễ hội hay kỷ niệm các sự kiện gia
đình.
Giống như hầu hết những người Châu Âu khác, người Pháp ăn bằng dao cầm ở
tay phải và nĩa cầm ở tay trái. Họ cắt bánh mì baguette ra từng khúc thay vì
từng miếng mỏng. Vì người Pháp thường thích nói chuyện trong bữa ăn, nên
bữa ăn thường rất sôi nổi với những cuộc chuyện trò vui vẻ.
Rượu vang và các đồ uống có cồn khác
Nước Pháp nổi tiếng khắp thế giới với những loại rượu vang và sâm banh sủi
bọt tuyệt hảo. Có một số vùng sản xuất rượu vang chính, mỗi vùng lại có một
loại vang độc nhất vô nhị của riêng mình. Hình dáng vỏ chai rượu vang thường
mách cho khách sành điệu biết vang này được làm ở đâu: Burgundy, Bordeaux,
Alsace, Provence hay Thung lũng sông Rhône.
Thời điểm đóng vang vào chai có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì sự thay đổi của
các điều kiện thời tiết luôn ảnh hưởng đến hương vị của trái nho. Giá cả cũng
rất khác nhau tùy theo từng năm.
Loại vang đắt nhất giá lên đến hàng trăm đô la một chai, nhưng loại vang
thường thì cũng không đắt lắm. Một số loại vang phải để lâu uống mới ngon,
nhưng chai vang phải để nằm yên trong nhiều năm. Một số loại vang khác có
thể uống sớm.
Nhiều trang trại trồng nho có những hầm rượu vang rất lớn, và họ thường mời
mọi người nếm vang ngay trong hầm rượu của mình. Bởi vì rượu vang quá
quan trọng cả về phương diện kinh tế cũng như danh dự và uy tín của nước
pháp, nên chính phủ luôn kiểm tra thanh sát ngành này để đảm bảo chất lượng
của vang Pháp.
Những nhãn hiệu vang với những chữ “A.O.C” in trên nhãn cho biết rằng loại
vang này đã được chính phủ chính thức chấp thuận.
Pháp cũng sản xuất bia và rượu táo. Những thứ đồ uống khác, gọi là apéritif để
uống trước bữa ăn. Rượu Pernod và Pasti có hương hồi và được nhiều người ưa
thích. Sau bữa tối, những loại brandy như Armagnac và Cognac rất hay được
người ta mang ra uống.
Văn minh ẩm thực Pháp là hình mẫu lí tưởng cho đa phần các nước châu Âu,
thể hiện rõ nét nhất trong thói quen dùng bữa. Nhiều loại thực phẩm giàu dinh
dưỡng, cách chế biến đa dạng, cầu kì, hình thức đẹp đã và đang thu hút nhiều
người sành ăn trên thế giới.
Thói quen ăn uống của người Pháp cũng rất khoa học, từng món ăn được chọn
lựa kĩ lưỡng vừa đủ ngon miệng mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.
Nước Pháp còn được biết đến với nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng được bạn bè
quốc tế yêu thích. Rượu vang cũng là một trong những niềm tự hào của người
Pháp, người ta nói “bữa ăn không có rượu vang như ngày không nắng”.
Ẩm thực Pháp thực sự là một chủ đề văn hóa thú vị và có thể khai thác khá
nhiều, nhất là còn có thể gọi Pháp là “châu Âu thu nhỏ”.
Văn hóa ẩm thực Nhật Bản
Nhắc đến văn hóa ẩm thực Nhật Bản – xứ sở của hoa anh đào là nhắc đến
một nền văn hóa truyền thống với những món ăn và nghệ thuật trang trí ẩm
thực độc đáo.
Ẩm thực Nhật được thế giới cũng như Việt Nam biết đến với các món Sushi,
sashimi, súp miso…nổi tiếng.
Văn hóa ẩm thực Nhật được biết đến với những món ăn truyền thống, và
nghệ thuật trang trí ẩm thực độc đáo. Nhật cũng giống như các nước châu Á
khác, xuất phát từ nền nông nghiệp lúa, nên cơm được coi là thành phần
chính trong bữa ăn của người Nhật. Ngoài ra cá và hải sản là nguồn cung cấp
protein chủ yếu của họ. Người Nhật thường chú ý nhiều đến kiểu cách và rất
cầu kỳ trong chế biến thực phẩm. Chính những điều này tạo nên hương vị
đặc trưng của các món ăn Nhật như các món ăn sống, hấp, luộc…
“Tam ngũ” là quan niệm của người Nhật trong các món ăn, đó là “Ngũ vị,
ngũ sắc, ngũ pháp”.
+ Ngũ vị bao gồm: ngọt, chua, cay, đắng, mặn
+ Ngũ sắc có: trắng, vàng, đỏ, xanh, đen
+ Ngũ pháp có: để sống, ninh, nướng, chiên và hấp.
Mùi vị các món ăn Nhật đơn giản hơn so với các món ăn của phương Tây.
Đồ ăn Nhật chú trọng đến đặc sản theo từng mùa và sự lựa chọn các bát đĩa
đựng thức ăn một cách nghệ thuật. Các món ăn của Nhật nhằm giữ lại nhiều
nhất hương vị, màu sắc của thiên nhiên.
Nhật Bản nghiêng về sự bắt mắt tinh tế, đó là sự hòa trộn khéo léo và tinh tế
của màu sắc, hương vị cũng như tôn giáo truyền thống. Những món ăn được
chế biến nhỏ nhắn, xinh xắn, hương vị thanh tao, nhẹ nhàng không quá nồng
đậm. Người Nhật thường dùng đũa để ăn, đặc biệt họ thích bày biện món ăn
bằng những bát, đĩa nhỏ xinh.
Bữa cơm người Nhật chủ yếu là cơm, cá, rau và có rất ít thịt trong thành
phần ăn. Mỗi người bao giờ cũng có một bát cơm kèm với rau bina, củ cải
hoặc dưa góp, rong biển sấy được dùng để cuộn cơm hoặc ăn không. Có thể
ăn mì Udon và Soba để thay thế cơm hay Sushi. Món khai vị là sashimi và
kết thúc bữa ăn là một tách trà xanh nóng hổi.
Sa kê được xem là biểu tượng văn hóa là loại rượu nổi tiếng của
ngườiNhật, của đất nước hoa anh đào, bên cạnh món sushi.Rượu sa kê vẫn
được xem là một loại rượu gạo vì hương vị của chúng khá giống rượu gạo
nhưng cách chế biến lại giống bia hơn là rượu.
Trước khi ăn người Nhật thường nói: "itadakimasu" - là một câu nói
lịch sự, nghĩa là "xin mời" nhằm nhấn mạnh sự cảm ơn tới người đã cất công
chuẩn bị bữa ăn. Khi ăn xong, họ lại cảm ơn một lần nữa "gochiso sama
deshita" (cảm ơn vì bữa ăn ngon").
Ngày nay bữa ăn của người Nhật đã có sự Âu hóa bởi những ảnh
hưởng của sự tiếp xúc với các nền ẩm thực châu Âu. Trong bữa ăn xuất hiện
các sản phẩm sữa, bánh mì, thịt và các sản phẩm làm từ bột mì ngày một
nhiều.
Sumo BBQ - Buffet nướng & lẩu không khói kiểu Nhật
Chuỗi SumoBBQ Nướng & Lẩu Nhật Bản sẽ mang tới những hương vị
mới cho người yêu ẩm thực. Không phá vỡ mối liên hệ chặt chẽ trong
phong cách kiến trúc chuỗi, SumoBBQ nổi bật giữa con phố với hai gam
màu chủ đạo đen đỏ.
Sự kết hợp hài hòa giữa không gian 3 tầng rộng thoáng, hình ảnh những đấu
sĩ Sumo đồ sộ được sắp xếp ngẫu hững trên mảng tường lớn và những
khoảng kính rộng tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên, mát mẻ, vui nhộn.
Thực khách cho dù ngồi tại bất kì vị trí nào cũng sẽ hoàn toàn thoải mái cảm
nhận nét tinh tế nhưng cũng không kém phần hiện đại, lịch sự của không
gian nhà hàng.
Sau ấn tượng ban đầu về không gian, thực khách sẽ tiếp tục đến với cuộc
hành trình khám phá thế giới ẩm thực Nhật Bản đa dạng, phong phú, đặc
biệt tươi ngon. Đồ ăn tại SumoBBQ được bếp trưởng trực tiếp lựa chọn
nguyên liệu và tẩm ướp gia vị nên thực phẩm luôn được đảm bảo tính đồng
bộ, thống nhất trong chất lượng, độ tươi mới và mùi vị.
Chỉ với giá buffet 229.000 đồng cho buổi trưa, 269.000 đồng buổi tối, thực
khách có thể thỏa sức lựa chọn đồ ăn từ các món chủ đạo như thịt bò nhập
khẩu (Úc, Mỹ), hải sản, gia cầm… đến những món đặc sản Nhật Bản như
sushi, lẩu Miso, Shabu thơm ngon, Tempura vàng rộm, salad khai vị hay
đơn giản một món tráng miệng nho nhỏ nơi đây chắc hẳn cũng sẽ mang đến
cho bạn những trải nghiệm đầy bất ngờ thú vị.
Menu của nhà hàng Sumo BBQ.
Món khai vị:
- Salad rong biển trứng cua
- Salad dưa leo trứng cua
- Salad rau mầm hải sản
- Kim chi dưa leo
- Kim chi cải thảo
- Ebi sushi
- Tempura hải sản
- Tempura rau nấm
- Unagi maki
Thịt nướng:
- gấu bò
- tim bò
- cổ bò úc
- dê sườn bò mỹ
- thịt đùi gà
- cánh gà
- ba chỉ bò mỹ
- ba chỉ heo
- sườn heo
- sụn gà
- nấm dê
- tràng heo
- lưỡi bò
Đồ xiêng nướng
- thịt bò xiêng nướng
- thịt gà xiêng nướng
- thịt heo xiêng nướng
- xúc xích nấm vàng
- xúc xích nấm trắng
- hải sản xiêng nướng
- nấm xiêng nướng
- ba chỉ cuộn rau củ
- ba chỉ cuộn nấm
hải sản:
- sò huyết
- cá giòn
- sashimi cá hồi
- mực ran me
- cá thu nhật
- nghêu
- cá ngừ đại dương
lẩu, soup & cơm:
- bánh đa đỏ
- lẫu shabu
- lẫu miso
- lẩu miso cay
- soup miso
- cơm nướng
- rau và nấm kèm lẩu
món tráng miệng: trái cây, chè, kem…gần 20 loại để chọn lựa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vn_5118.pdf