Tiểu luận Văn hóa doanh nghiệp và xây dựng Văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị tinh thần mà DN tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Văn hoá DN gắn với đặc điểm từng dân tộc, trong từng giai đoạn phát triển, cho đến từng doanh nhân, từng người lao động, do đó, rất phong phú đa dạng. Song văn hoá DN cũng không phải vô hình, khó nhận biết, mà rất hữu hình, thể hiện rõ một cách vật chất, chẵng những trong hành vi kinh doanh, giao tiếp của công nhân, cán bộ trong DN, mà cả trong hàng hoá và dịch vụ DN, từ mẫu mã, kiểu dáng đến nội dung và chất lượng. Văn hoá DN là cơ sở của toàn bộ các chủ trương, biện pháp cụ thể trong sản xuất kinh doanh của DN, chi phối kết quả kinh doanh của DN. Chính vì vậy, có thể nói thành công hoặc thất bại của các doanh nghiệp đều gắn với việc có hay không có văn hoá DN theo đúng nghĩa của khái niệm này.

pdf67 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3212 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Văn hóa doanh nghiệp và xây dựng Văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học. Nói chung, sự kinh doanh của họ đều là đầu tiên, không bắt nguồn từ một truyền thống gia đình hay dòng họ, tập quán nào cả. Vậy thì vốn kinh doanh lấy ở đâu ra? Phần lớn là họ gom góp ở mỗi người một ít, vay mượn, thế chấp tài sản. Có một số ít người đã thành công bước đầu trong lĩnh vực kinh doanh, không ít người đã thất bại; một số công ty, doanh nghiệp đanh trong tình trạng sống dở, chết dở. Phải nói rằng khát vọng làm giầu bằng kinh doanh là một hiện tượng mới ở tầng lớp thanh niên. Họ đã vượt qua được những dư luận xã hội không đúng đắn về ngành thương nghiệp và họ có khả năng tiếp thị không những ở thị trường nội địa mà cả trên thương trường quốc tế. Song ngày nay dù một số đã thành công hay một số không thành công, người ta vẫn nhận thấy rằng nền doanh nghiệp Việt Nam chưa xác lập được những cơ sở hạ tầng làm xuất hiện các khuynh hướng, các bản lĩnh kinh doanh có văn hoá. Trong điều kiện hiện nay, các giá trị đạo đức truyền thống đang bị các luồng gió độc lấn át. Mọi giá trị tinh thần đang bị đảo lộn. Lợi nhuận đang trở thành mục tiêu, động lực duy nhất của một số chủ doanh nghiệp. Họ đã quên đi yếu tố văn hóa, thậm chí còn nghĩ rằng kinh doanh chi phối và bao chùm cả văn hóa. Chính vì thế họ sẵn sàng sử dụng mọi thủ đoạn để đoạt càng nhiều lợi nhuận càng tốt. - Các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa chú ý đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh bằng tên gọi, xuất xứ và chỉ dẫn địa lý Lấy địa điểm xuất xứ để chỉ một sản phẩm là cách làm có từ xa xưa bởi người ta biết rằng những yếu tố địa lý, vật lý và con người có những tác động nhất định đối với một số sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu đã cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin đặc biệt. Tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý là điều còn rất mới ở Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn. Gần đây, một loạt các doanh nghiệp Việt Nam bị ăn cắp thương hiệu trên thị trường quốc tế như thuốc lá Vinataba, cà phê Trung Nguyên… người ta mới bắt đầu quan tâm đến vấn đề này. ở Việt Nam hiện nay chỉ có nước mắm Phú Quốc đã được pháp luật thừa nhận và bảo hộ tên gọi xuất xứ, sản phẩm đang trong quá trình đăng ký là sản phẩm chè San Tuyết Mộc Châu. Trong khi đó Việt Nam có hệ thống các làng nghề truyền thống cùng với các sản phẩm nông sản, thực phẩm đa dạng và phong phú cần được bảo hộ tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý như chè Tân cương Thái nguyên, cà phê Buôn mê thuột, nhãn lồng Hưng yên, vải thiều Thanh hà, gạo tám thơm Hải hậu, bưởi Đoan hùng, bưởi Phúc trạch, gà ri Việt Nam… Khi các sản phẩm này được bảo hộ tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển làng nghề truyền thốn, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm này. - Văn hoá quảng cáo chưa được quan tâm đúng mức. Ngày nay, những đoạn phim quảng cáo trên truyền hình chở nên đaị chúng và quen thuộc. Chúng xuất hiện với tần số khá cao và tác động không nhỏ đến người xem truyền hình do luôn được đan xen giữa các chương trình ca nhạc, trò chơi giải trí, phim truyện, phim quảng cáo vừa khuyếch trương sản phẩm vừa thể hiện văn hoá tiêu dùng nên được nhiều Công ty chăm chút và đầu tư khá nhiều tiền bạc. Tuy nhiên nhiều phim quảng cáo trên truyền hình do các công ty quảng cáo nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài thực hiện. Nên dù rất công phu, hoành tráng nhưng văn hoá phần nào lại khá xa lạ với người Việt Nam. Các công ty quảng cáo nước ngoài hiện chiếm tới 80% thị phần trong lĩnh vực quảng cáo do có các ưu thế vượt trội về kỹ thuật và vốn. Họ thường không dựng phim quảng cáo trong nước mà làm ở các nước khác. Các phim này thường chỉ có bối cảnh và diễn viên được chọn và quay ở trong nước, sau đó mang sang nước khác để dựng. Vừa qua, bia Tiger đã chi tới 2 triệu USD để dựng đoạn phim quảng cáo kéo dài 2 phút “The quest” (sự tìm kiếm) mà bối cảnh được quay trực tiếp tại Trung Quốc với sự công phu, hoành tráng và các kỹ xảo đặc biệt. Hay phim quảng cáo của bia Heineken với những hình ảnh ấn tượng về không khí tiệc tùng xa hoa của giới thượng lưu châu Âu với vũ trường, quầy bar, xe Cadillac…; bia Foster với phong cách úc và “Uống bia kiểu úc”. Tất cả đều rất đẹp, rất ấn tượng nhưng lại khá xa lạ với Việt Nam. Ngoài ra còn có các phim quảng cáo về các loại mỹ phẩm và dầu gội đầu đều do các đạo diễn người nước ngoài đóng chủ yếu. Hãng mỹ phẩm Dove tuy dựng phim quảng cáo do các diễn viên người Việt đóng nhưng ý tưởng lại rất Tây với những câu nói rất ngô nghê, rất buồn cười “…da khô như da rắn…nhăn như da người già…cảm giác như được yêu”. Không chỉ có các công ty nước ngoài ít chú ý đến văn hoá Việt Nam mà một số công ty quảng cáo trong nước cũng khá tuỳ tiện ở khía cạnh này, ví như quảng cáo các loại sản phẩm như đồng hồ, vàng bạc, veston comple,v.v… thì chủ yếu là quay cửa hàng và để một diễn viên quen thuộc phát biểu rất ngô nghê. Quảng cáo về ắc quy xe máy thì cho xe máy bốc đầu như cổ vũ đua xe… Còn rất nhiều những hạt sạn trong phim quảng cáo mà trong phạm vi bài viết này không thể kể hết. Công bằng mà nói nghề quảng cáo ở Việt Nam còn quá mới mẻ, chưa mang tính chuyên nghiệp, tư duy của các công ty quảng cáo như báo chí đã nói “Còn lâu mới có một xa lộ”. Nhưng chúng ta không thể đổ tội hết cho các công ty quảng cáo. Có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Thứ nhất do quan niệm của các doanh nghiệp nước ta về vai trò của quảng cáo còn khá chung chung. Thứ hai là ngay các đơn vị tổ chức quảng cáo cũng còn có những hạn chế trong nghiệp vụ. Điều này thể hiện rất rõ khi đã 10 năm, từ khi các công ty quảng cáo nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam, nhưng bây giờ, thử hỏi một doanh nghiệp Việt Nam có chấp nhận bỏ ra một khoảng kinh phí để quảng bá một nhãn hàng lâu dài không?. Các nhà sản xuất Việt Nam luôn mang nặng suy nghĩ quảng cáo là để bán được hàng trước mắt chứ không tính đến giá trị lâu dài. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chú trọng đến giá trị hữu hình bằng những con số cụ thể như doanh số, lợi nhuận. Còn có quá ít doanh nghiệp quan tâm đến giá trị vô hình. Một thực tế rất “nóng” đối với các doanh nghiệp trong nước, nhất là DN vừa và nhỏ, có thể là 50% thành công nhãn hàng của họ trên thị trường là do quảng cáo đem lại, và ngược lại 50% thất bại của chúng cũng bắt đầu từ việc quảng cáo. Chính vì thế các nhà sản xuất nước ngoài nhiều khi không hiểu lịch sử thương hiệu bằng các công ty quảng cáo. Đơn giản vì họ có những ràng buộc rõ ràng giữa nhà sản xuất và công ty quảng cáo. Nhà sản xuất chỉ chú trọng thương hiệu, chất lượng sản phẩm còn công ty quảng cáo chỉ chú trọng đến việc quảng bá nhãn hiệu, ý đồ thị trường của nhà sản xuất… để định ra kế hoạch của mình. Đây chính là mặt hạn chế của các doanh nghiệp và các công ty quảng cáo Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có những công ty quảng cáo làm được những đoạn phim hay, vừa có văn hóa vừa gây ấn tượng tốt cho người tiêu dùng như các thước phim quảng cáo về bánh trung thu với các lễ hội truyền thống của dân tộc, các cảnh phim về sinh hoạt gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Quảng cáo của các hãng bảo hiểm và hàng không cũng rất kín đáo và tinh tế…Như vậy, văn hóa và phản văn hoá trong quảng cáo cách nhau rất nhỏ, cần phải hết sức tinh tế trong xử lý, phải chăng các nhà làm phim quảng cáo nên thành lập một hiệp hội để tránh sự cạnh tranh không lành mạnh, ăn cắp ý tưởng hay sản xuất những phim quá xa lạ với văn hoá Việt Nam. - Thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh – thứ văn hoá kinh doanh cần lên án. Trên thương trường, các công ty cùng sản xuất một loại sản phẩm giống nhau thường phải cạnh tranh để giành thị trường, đó là quy luật tất yếu trong kinh doanh. Nhưng cạnh tranh bằng cách nào thì lại có nhiều cách khác nhau. Có những doanh nghiệp do chạy theo lợi nhuận đã không từ những thủ đoạn xấu xa. +Có cách kiếm lời bằng việc bóc lột quá mức sức lao động của người làm công, khiến cho những người này chỉ đủ tồn tại với một mức sống tối thiểu. +Có cách kiếm lời bằng cách khai thác bừa bãi các tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ sự cân bằng sinh thái. +Lại có cách kiếm lời bằng cách làm hàng giả, buôn lậu, chốn thuế, lừa đảo, đầu cơ, ích kỷ hại nhân đối với cả trong và ngoài nước. Gần đây lại xuất hiện một hình thức cạnh tranh mới đáng phê phán là nói xấu đối thủ cạnh tranh, tìm cách bôi đen hình ảnh của công ty. Thời gian gần đây, người dân ở hai thị trấn Sài Đồng và Gia Lâm thuộc huyện Gia Lâm – Hà Nội nhận được rất nhiều tờ rơi do các nhân viên tiếp thị gas của công ty Shell gas Hải Phòng đem đến tận tay người tiêu dùng khuyến cáo họ không nên dùng các sản phẩm gas do công ty TNHH Quang Tuyến cung cấp vì các sản phẩm ga này không rõ nguồn gốc và không tin cậy được, nhất là loại bình màu hồng vì không có tên tuổi trên thị trường. Các nhân viên tiếp thị khuyên người tiêu dùng nên dùng các sản phẩm ga do đại lý của công ty Shell gas Hải Phòng nằm trên địa bàn huyện Gia Lâm cung cấp. Ngoài ra người dân ở đây còn liên tiếp nhận được các tin đồn về việc các công ty TNHH Quang Tuyến sắp bị phá sản, gây không khí hoang mang lo ngại vì từ trước đến nay trên địa bàn huyện Gia Lâm đều sử dụng sản phẩm ga do công ty này cung cấp. Song khi khách hàng gọi điện đến hỏi về việc này thì được công ty trả lời là không phải như vậy; đồng thời công ty cũng phát các tờ thông báo cho khách hàng là công ty chính thức không làm đại lý cho công ty Shell gas Hải Phòng.Đi sâu vào tìm hiểu thì được biết, công ty TNHH Quang Tuyến có trụ sở tại 30B-tổ 10, thị trấn Sài Đồng, trước đây là đại lý độc quyền cho công ty Shell gas Hải Phòng. Thời gian gần đây giữa hai công ty này đã phát sinh mâu thuẫn do công ty Shell gas Hải Phòng đột nhiên giảm trọng lượng ga từ 12.5kg/bình xuống còn 12kg/bình, giá không đổi mà không nói rõ lí do cho đại lý. Đồng thời công ty Shell gas Hải Phòng lại bổ nhiệm một đại lý kinh doanh mới trên địa bàn Gia Lâm, phá vỡ cam kết đại lý độc quyền. Chính vì thế mà công ty Quang Tuyến chấm dứt hợp đồng, không làm đại lý cho công ty Shell gas nữa. Loại bình màu hồng mà công ty Shell gas Hải Phòng nói đến thực chất là sản phẩm của công ty thương mại Dầu khí Petechim- Chi nhánh Hà Nội cho biết: Từ trước đến nay Petechim là một đầu mối cung cấp ga của Petro Việt Nam với nguồn ga được lấy từ nhà máy Gas Dung Cố (Vũng Tầu) và thương hiệu của công ty được đảm bảo về uy tin và chất lượng. Việc sản phẩm của công ty Petechim bị bôi nhọ là một cách cạnh tranh không lành mạnh, thiếu văn hoá trong kinh doanh, vi phạm luật thương mại. Đây cũng là điều cảnh báo cho các công ty kinh doanh. Có thể kể thêm nhiều thủ thuật cạnh tranh không lành mạnh mà các công ty kinh doanh cùng mặt hàng áp dụng để chèn ép lẫn nhau giành thị trường, như: Mới đây công ty Vifon khiếu nại về việc công ty TNHH thực phẩm Thiên Hương làm nhái mẫu mã sản phẩm “Mì lẩu Thái” của mình, hay việc các công ty: Công ty cổ phần Bánh kẹo Hữu Nghị và TNHH Thiên Hồng vi phạm sở hữu công nghiệp về kiểu dáng và nhãn hiệu hàng hoá sản phẩm bánh quy vani và Hương Thaỏ có uy tín trên thị trường của công ty bánh kẹo Hải Châu v.v…Đặc biệt gần đây nhất là vụ Ngân hàng cổ phần á châu (ACB) bị tung tin đồn thất thiệt gây xôn xao dư luận. Đó là những ví dụ điển hình cho thấy kiểu cạnh tranh không lành mạnh đang có chiều hướng gia tăng. Nó thể hiện một thứ văn hoá kinh doanh không trung thực, không bền vững đáng bị lên án. Trong khi tại các thành phố lớn đang phát động phong trào văn minh thương mại, văn hóa bán hàng hiện đại hướng tới lợi ích người tiêu dùng thì những hình thức kinh doanh trên đi ngược lại. Các DN đó đã tự tách mình ra khỏi dòng chảy của cuộc sống và chắc chắn sẽ gặp phải thất bại trong kinh doanh. b) Từ phía nhà nước - “Mọi quyền lực thuộc về Nhà nước” vẫn ngự trị trong tư duy của hệ thống công quyền. Người xưa có câu “Miệng nhà quan có gang có thép” quả thật là không sai, vì quan có chức, có quyền, quan nói ra quyền và đương nhiên là ra tiền. Không thể nói tới văn hoá quản lý khi không minh bạch về sở hữu quyền lực. Vấn đề cốt lõi hiện nay cần làm rõ là quyền lực thuộc về ai? Của nhà nước hay của nhân dân, nếu của nhân dân thì biểu hiện của nó như thế nào? Cơ chế nào để dân thực thi được quyền lực của mình? Theo điều 2 Hiến Pháp 1992 thì: Nhà nước XHCNVN là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân… Thế nhưng từ 1992 đến nay cái triết lý xưa cũ “Mọi quyền lực thuộc về Nhà nước” vẫn ngự trị trong tư duy của hệ thống công quyền, điều đó làm cho hệ thống công chức trở nên đại quan liêu, níu kéo cơ chế xin cho, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Cả bộ máy công quyền đang cầm nhầm quyền lực của dân. Quyền tự do kinh doanh của dân đã được Điều 57 Hiến pháp 1992 xác lập, nhưng mãi 8 năm sau, khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/1/2000 thì Nhà nước mới trả lại cho dân. Cầm nhầm quyền, lạm quyền đang trở thành hiểm hoạ cho xã hội, có chức, có quyền là hành xử theo ý chí chủ quan của mình, theo “tôi” chứ không theo pháp luật. DNNN đã chuyển thành công ty cổ phần mà nhiều cơ quan Nhà nước vẫn cứ tưởng là DNNN, nên hồn nhiên chỉ đạo như chỉ đạo DNNN nhà nước trước đây, họ cầm nhầm cả doanh nghiệp. Những kiểu cầm nhầm như vậy, hiện nay chưa quy tội nên vẫn cầm nhầm vô tư. - Thuế và trốn thuế: Thuế tận thu sinh ra chốn thuế, quản lý thuế không khoa học: cơ quan thuế vừa làm chính sách thuế, vừa tính thuế vừa thu thuế vừa thanh tra thuế, thì sẽ nảy sinh việc móc ngoặc giữa người nộp thuế với người tính thuế và thu thuế để giảm mức thuế, thiệt cho ngân sách, nhưng lợi nhất là cán bộ thuế. Hiện nay nước ta đang áp dụng luật thuế giá trị gia tăng, Loại thuế này phù hợp với xu thế thế giới và rất hợp lý. Tuy nhiên do trình độ quản lý của nước ta còn nhiều yếu kém dẫn đến nhiều tiêu cực xung quanh nó như hàng loạt các vụ khai khống để hoàn thuế giá trị gia tăng với số tiền lớn xảy ra gần đây. - Giấy phép và xin cho: có thể nói hệ thống công chức của ta quá say sưa với công thức quản lý = họp + cấp giấy phép và kiểm tra. Vì vậy các cơ quan quyền lực cố gắng thể hiện cái uy quyền của mình bằng việc tạo ra các giấy phép, khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực đã bác bỏ gần 200 giấy phép, hiện còn gần 200 giấy phép đang có hiệu lực. Cuộc chiến đấu để bãi bỏ cơ chế cấp giấy phép quả là gay go gian khổ và đến nay thì vô cùng phức tạp. Khi thể hiện quyền lực bằng việc cấp giấy phép đã tạo ra một cơ chế “cò” giấy phép, chạy giấy phép và tạo nên một ma trận tù mù, xin, cho,chi bao nhiêu thì cho? Rồi đến cách hành xử cố tạo ra cái khó để có phong bì: “Có khó mới ló phong bì. Có đi vất vả mới chi đúng tầm” Thế là cứ có cấp giấy phép là có tiền, càng tạo ra nhiều giấy phép thì càng có nhiều tiền. Đẻ có quyền cấp giấy phép thì phải tạo ra các điều kiện, nhiều khi các điều kiện trở nên vô lý chỉ cốt có điều kiện trở nên vô lý chỉ cốt có điều kiện để cấp phép. Việc bãi bỏ và cải cách hệ thống giấy phép đang có nguy cơ không khả thi và không hiệu quả vì chính các cơ quan Nhà nước có quyền và lợi ích liên quan trực tiếp thực hiện nên rất khó bỏ cơ chế cấp giấy phép và nguy cơ từng bước phục hồi giấy phép và phát sinh giấy phép mới là hiển nhiên. Luật, pháp lệnh, nghị định là các căn cứ pháp lý của giấy phép còn quá chung chung, chưa đưa ra được các chuẩn mực, khuôn mẫu chặt chẽ buộc các cơ quan Nhà nước phải tuân theo, doanh nghiệp phải thực hiện. Do vậy khi áp dụng quản lý Nhà nước bằng giấy phép lại phụ thuộc nhiều vào suy nghĩ chủ quan của các cơ quan nhà nước và công chức có thẩm quyền. Mặt khác do trình độ quản lý của các cơ quan Nhà nước chưa theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất mới, nên khi nảy sinh hoạt động kinh doanh mới thường lúng túng, không biết quản lý nên sinh ra giấy phép để hạn chế hoạt động (tạm dừng hoặc cấm). Như vậy các cơ quan Nhà nước đã dùng sự yếu kém của mình để ngăn cản sự phát triển của xã hội. chương iii: kiến nghị và giải pháp I. giải pháp 1. Giảm thiểu cấp phép, xin phép, ban hành đầy đủ các đIều kiện kinh doanh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, giảm bớt các tiêu cực trong hoạt động kinh doanh. a) Điều kiện đối với cá nhân quản lý điều hành doanh nghiệp, cá nhân trực tiếp thực hiện công việc. Điều kiện với cá nhân quản lý điều hành doanh nghiệp thường là những điều kiện về học vấn, chuyên môn (như tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật, Trung cấp kỹ thuật, có bằng cấp, chứng chỉ, thâm niên nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ v.v…), điều kiện về tư cách đạo đức, điều kiện về nhân thân (như can án, không bị cấm hành nghề…), điều kiện về sức khoẻ đối với công việc đặc biệt… Xuất phát từ mục tiêu bảo vệ lợi ích của cộng đồng, Nhà nước có thể quy định các điều kiện cụ thể đối với người quản lý doanh nghiệp, thậm chí quy định điều kiện cụ thể của cá nhân trực tiếp thực hiện công việc (như Thẻ luật sư, Thẻ kiểm toán viên v.v…) buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ. Khi quy định các điều kiện đối với cá nhân cần đảm bảo tính khả thi, tính thực tiễn, phù hợp với trình độ phát triển xã hội, trình độ dân trí. Chẳng hạn, quy định người bán thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y phải có trình độ trung cấp thú y, trung cấp nông nghiệp, bán thuốc chữa bệnh cho người phải có bằng dược sỹ đại học như hiện nay cần xem xét lại tính khả thi và đặt trong điều kiện thực tế nước ta hiện nay. Khi nhà nước quy định điều kiện về chứng chỉ hành nghề, cần cho phép và tạo điều kiện để một số trung tâm và cơ sở đào tạo có quyền cấp chứng chỉ đó, tránh tạo nên sự độc quyền của một hoặc một số ít trung tâm nhất định, gây nhiều phiền hà cho công dân và doanh nghiệp. b) Điều kiện về địa điểm kinh doanh, điều kiện về quy hoạch Cần phân biệt hai loại địa điểm kinh doanh khác nhau: trụ sở giao dịch và địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở giao dịch. Đối với trụ sở giao dịch, địa điểm chỉ cần thoả mãn các điều kiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trụ sở giao dịch của doanh nghiệp phải ở trên lãnh thổ Việt Nam để xác lập quốc tịch doanh nghiệp. Trụ sở phải có địa chỉ xác định được trên bản đồ hành chính gồm các yếu tố như số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên thôn (làng), xã (phường), quận (huyện, thị trấn, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) để khách hàng và cơ quan Nhà nước dễ tìm hiểu và liên hệ. Nếu trụ sở giao dịch đồng thời là nơi sản xuất, kinh doanh thì còn phải tuân thủ các quy định về quy hoạch, về môi trường và các điều kiện khác. Cần phân biệt địa điểm kinh doanh dịch vụ thương mại và địa điểm bố trí các nhà máy sản xuất công nghiệp để đề ra được từng điều kiện phù hợp với thực tiễn của những hoạt động cụ thể. Để đảm bảo các điều kiện về địa điểm, cần có quy hoạch tổng thể và công khai từ phía Nhà nước. Mục đích của quy hoạch là phân bố dân cư và sản xuất một cách phù hợp. Quy hoạch là một công cụ quản lý cần thiết của Nhà nước nhằm đảm bảo sự phát triển hợp lý của cộng đồng, phục vụ tốt nhu cầu dân sinh. Yêu cầu cơ bản đối với quy hoạch là tính đồng bộ trong tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, quy hoạch thể hiện tính văn hoá quản lý Nhà nước. Do vậy, nội dung quy hoạch chỉ nên tập trung vào việc bố trí mặt bằng lãnh thổ như phân bố khu vực kinh doanh (trong đó cần thiết quy hoạch rõ khu vực hạn chế xây dựng cơ sở sản xuất các ngành nghề ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, ô nhiễm môi trường), khu vực cây xanh, vườn hoa, ao hồ, đường xá.v.v… c) Điều kiện về an ninh, trật tự, điều kiện về môi trường Điều kiện về an ninh, trật tự và môi trường tác động trực tiếp tới sự ổn định chính trị – xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích công cộng nên thường phải quy định cụ thể và chặt chẽ. Điều kiện về an ninh, trật tự trong kinh doanh các ngành nghề được đặt ra chủ yếu đối với người quản lý doanh nghiệp và đối với địa điểm kinh doanh. Điều kiện an ninh, trật tự đối với người quản lý doanh nghiệp trong một số ngành nghề kinh doanh đặc biệt thường là các điều kiện về lý lịch tư pháp, nhân thân, như những người đã từng phạm một số tội nhất định sẽ bị cấm kinh doanh đối với một số nghề nào đó trong thời hạn do pháp luật quy định. Chẳng hạn, người từng bị kết án về tội làm hàng giả có thể bị cấm làm quản lý, doanh nghiệp. Tương tự như vậy đối với chủ doanh nghiệp bị phá sản. Điều kiện an ninh, trật tự cũng được đặt ra với địa điểm kinh doanh trong một số ngành nghề nhất định, chẳng hạn yêu cầu địa điểm kinh doanh các ngành nghề đó phải cách xa nơi tập trung dân cư như các công sở, trường học, bệnh viện v.v…hoặc những địa điểm về văn hóa, tín ngưỡng, những nơi thờ cúng tôn nghiêm để đảm bảoê truyền thống văn hoá dân tộc v.v… Các điều kiện về môi trường bao gồm: điều kiện về độ ồn (độ ồn trong giới hạn nhất định cho phép); điều kiện về chất thải khí (bụi, chất khí độc hại v.v… được thải ra trong giới hạn cho phép); điều kiện về chất thải nước (nước thải công nghiệp, nước thải chế biến v.v… phải được kiểm soát, xử lý đảm bảo an toàn khi thải ra nguồn nước tự nhiên); điều kiện về chất thải rắn; điều kiện về nhiệt độ môi trường sản xuất và nhiệt độ môi trường xung quanh; điều kiện về bức xạ và phóng xạ (đối với một số ngành nghề cần có giới hạn kiểm soát an toàn phóng xạ); điều kiện giới hạn chất thải độc hại v.v… d) Điều kiện về kỹ thuật Điều kiện về kỹ thuật là những yêu cầu đặt ra đối với máy móc, trang thiết bị sản xuất, quy trình công nghệ v.v… dùng trong sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải đáp ứng được trong một số ngành nghề nhất định nhằm đảm bảo an toàn sản xuất, chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường v.v… Đó có thể là các điều kiện về an toàn cơ học với các phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường không, các loại thiết bị nâng cần cẩu, cần trục, thang máy, các công trình xây dựng công nghiệp v.v… Đó là các điều kiện an toàn hoá học, sinh học như các điều kiện về chất lượng các phương tiện kỹ thuật, độ ồn cho phép, độ phóng xạ cho phép, độ chống rò rỉ hoá chất độc hại trong giới hạn cho phép v.v… Các điều kiện này thường áp dụng cho các loại thiết bị, máy móc v.v… Do tiến bộ khoa học – công nghệ, việc thay đổi mẫu mã, kiểu dáng kỹ thuật v.v… diễn ra thường xuyên nên các cơ quan nhà nước chỉ nên quy định điều kiện tối thiểu mà doanh nghiệp phải đáp ứng, không nên gắn với một thương hiệu, một mô hình, một mẫu mã sản phẩm nhất định, tạo ra nhiều khó khắn và phiền hà cho các doanh nghiệp trong việc đáp ứng. e) Điều kiện về tài chính Điều kiện về tài chính thường được quy định dưới dạng vốn pháp định hoặc dưới dạng một khoản tài chính phải ký quỹ để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ. Đã có thời kỳ kinh doanh bất cứ ngành nghề nào cũng phải xin xác nhận năng lực tài chính thông qua cơ chế vốn pháp định.Tuy nhiên, trên thực tế điều kiện này không đạt được hiệu quả quản lý mong muốn, làm hạn chế khả năng huy động mọi nguồn vốn đầu tư kinh doanh của xã hội, làm nảy sinh một số hiện tượng tiêu cực trong việc đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định, thậm chí còn là “bình phong” để một số cá nhân lợi dụng trục lợi. Điều kiện về tài chính của doanh nghiệp cần thiết đối với một số ngành nghề nhất định mà những biến động tài chính của doanh nghiệp cần được kiểm soát chặt chẽ nhằm bảo vệ lợi ích cộng đồng, tránh đổ vỡ tín dụng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như kinh doanh tiền tệ, kinh doanh bảo hiểm, bảo lãnh chứng khoán v.v… Tuy nhiên, điều kiện về vốn pháp định đối với một số ngành nghề theo một số doanh nghiệp hiện nay không còn phù hợp. Chẳng hạn, kinh doanh vàng theo quy định cần phải có vốn pháp định tỏ ra không cần thiết, kinh doanh lữ hành nội địa phải ký quỹ 50 triệu đồng, kinh doanh lữ hành quốc tế phải ký quỹ 250 triệu đồng cũng đã bước đầu bộc lộ những bất hợp lý trên thực tế. f) Điều kiện về sở hữu Hiện nay, nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước quy định một số ngành nghề chỉ doanh nghiệp Nhà nước mới được phép kinh doanh như:in, xuất bản xổ số, sản xuất thuốc lá điếu, viễn thông, sản xuất điện quy mô vừa và lớn, đưa người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài v.v… Việc quy định các điều kiện về sở hữu đối với một số ngành nghề cần nghiên cứu và đánh giá một cách cẩn trọng vì dễ dẫn đến độc quyền kinh doanh, triệt tiêu tính cạnh tranh, trái với những nguyên tắc của thị trường. Trong những ngành nghề công ích, nếu doanh nghiệp dân doanh có thể thực hiện tốt và hiệu quả thì nhà nước cần tạo điều kiện và hỗ trợ. Phát huy vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực mà doanh nghiệp khác không thể và không muốn làm. Xu hướng cần thực hiện là Nhà nước tiến tới giảm dần chức năng kinh doanh, tập trung nâng cao hiệu quả của chức năng giám sát và quản lý chung. Thực hiện quản lý ngành nghề kinh doanh bằng điều kiện kinh doanh, điều tiên quyết là Nhà nước phải xác lập được các điều kiện kinh doanh cụ thể, rõ ràng, minh bạch và phù hợp. Minh bạch để tranh sự tuỳ tiện trong giải thích cũng như trong áp dụng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó, cần tránh việc quy định các điều kiện kinh doanh quá khắt khe, không phù hợp với thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước, tạo nên độc quyền cho một số ít doanh nghiệp 2. Tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong ngành bằng cách tổ chức các hiệp hội kinh doanh. Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh một ngành nghề nhất định thường chịu sự chi phối của các doanh nghiệp cùng ngành nghề mà đại diện là các hiệp hội ngành nghề. Các hiệp hội ngành nghề được thành lập nhằm mục đích chung là bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp thành viên, bảo đảm cac doanh nghiệp không đi ngược lại những lợi ích chung, không hoạt động trái với các nguyên tắc, quy tắc đạo đức của các hiệp hội ngành nghề đó. Hoạt động giám sát của hiệp hội ngành nghề đối với doanh nghiệp hội viên là hoạt động thiết thực và sâu sát bởi sự am hiểu đối với từng ngành nghề cụ thể, vì chính lợi ích từng doanh nghiệp hội viên, của hiệp hội ngành nghề đó nói riêng và lợi ích của cả cộng đồng nói chung, nhất là trong điều kiện hội nhập hiện nay. Hoạt động giám sát đối với các doanh nghiệp hội viên chính là quyền và trách nhiệm của các hiệp hội ngành nghề. Những năm gần đây, hoạt động của các hiệp hội ngành nghề đã có được những bước tiến nhất định. Hàng trăm hiệp hội ngành nghề đã được thành lập, đưa lại nhiều kết quả tích cực như các kiến nghị với Nhà nước trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, bảo vệ lợi ích doanh nghiệp, góp phần nâng cao uy tín của hàng hoá Việt Nam, giành lại thị phần trong nước, mở rộng thị phần quốc tế v.v…Tuy nhiên, số hiệp hội ngành nghề hoạt động thực sự có hiệu quả còn ít. Cơ cấu và hoạt động của nhiều hiệp hội còn mang tính hành chính nhà nước, dựa quá nhiều vào các cơ quan Nhà nước, nhiều khi trở thành cơ quan thực hiện các nhiệm vụ mà các Bộ, ngành phân công. Hoạt động của một số hiệp hội chưa thực sự xuất phát từ chính nhu cầu và quyền lợi của các doanh nghiệp thành viên. Bên cạnh đó, hiện nay Nhà nước chưa ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chung quy định địa vị pháp lý, phạm vi, chức năng hoạt động của các hiệp hội ngành nghề, do đó, vai trò của các hiệp hội ngành nghề trong việc phôi hợp tham gia quá trình xây dựng chính sách, pháp luật còn nhiều hạn chế. 3. Nâng cao quyền giám sát của người tiêu dùng và hiệp hội người tiêu dùng bằng cách hỗ trợ các hiệp hội và phân định rõ ràng các đầu mối tiếp nhận và sử lý đơn khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng. Thị trường và người tiêu dùng là nơi kiểm nghiệm hiệu quả sản xuất, kinh doanh, sự tồn tại và phát triển của chính doanh nghiệp. Nếu hàng hoá, dịch vụ có chất lượng cao, giá sả phù hợp v.v… thì doanh nghiệp sẽ được người tiêu dùng tín nhiệm. Ngược lại, nếu hàng hoá dịch vụ chất lượng kém, không đảm bảo an toàn, vệ sinh, môi trường, quảng cáo không đúng sự thật, phục vụ không văn minh v.v… thì người tiêu dùng sẽ tẩy chay hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp không còn uy tín thì sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không thể phát triển được. Do vậy, để có được sự tín nhiệm của người tiêu dùng, doanh nghiệp luôn phải hoàn thiện, cải tiến sản xuất kinh doanh v.v… nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, tác động nhanh chóng trên quy mô rộng của thông tin như hiện nay. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của hiệp hội người tiêu dùng rất quan trọng. Bởi vì, hiệp hội người tiêu dùng là nơi cung cấp thông tin, hướng dẫn người tiêu dùng lựa chọn hàng hoá và dịch vụ. Hiệp hội người tiêu dùng khuyến cáo các nhà sản xuất, qua đó, tạo áp lực buộc các nhà sản xuất quan tâm hơn tới lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Hiện nay, nước ta có ba pháp lệnh trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng là Pháp lệnh đo lường, Pháp lệnh chất lượng hàng hoá và Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Gần đây nhất, Chính phủ ban hành Nghị định 69/2001/NĐ-CP ngày 02/10/2001 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc giải quyết quyền lợi của người tiêu dùng trên thực tế chưa được thực hiện tốt, vai trò giám sát của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp chưa phù hợp. Nguyên nhân là do sự không rõ ràng trong đầu mối tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng hiện nay còn quá phức tạp và rườm rà, cơ chế để đảm bảo việc doanh nghiệp tiếp thu và giải quyết khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng chưa đủ mạnh và phù hợp v.v… Ngoài ra, các hỗ trợ ban đầu của Nhà nước với tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa được quan tâm đúng mức, chưa có cơ chế để giải quyết có hiệu quả các tranh chấp, khiếu nại phát sinh giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất thông qua Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng. Singapore là một kinh nghiệm tốt trong việc phát huy vai trò giám sát của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp. Khi Singaporo tiến hành tự do hoá ngành viễn thông của mình, để bảo vệ quyễn lợi của người tiêu dùng, Chính phu Singapore đã coi trọng việc phát huy vai trò giám sát của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp. Chính phủ lập ra tổ chức IDA (tổ chức có chức năng quản lý ngành viễn thông). Bên cạnh việc thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn dịch vụ mà doanh nghiệp cam kết phải áp dụng, tiến hành các chương trình giáo dục khách hàng rộng rãi, nâng cao nhận thức chung về các tiêu chuẩn dịch vụ mà doanh nghiệp cam kết phải áp dụng, tiến hành các chương trình giáo dục khách hàng rộng rãi, nâng cao nhận thức chung về các tiêu chuẩn dịch vụ và quyền lợi của người tiêu dùng. IDA thường xuyên tiến hành các cuộc điều tra để thu thập ý kiến từ người tiêu dùng, thông tin phản hồi từ chất lượng dịch vụ đối với từng công ty. Do vậy, các công ty luôn chịu sức ép từ các khiếu nại, phản ánh của khách hàng, các bình luận về chất lượng dịch vụ của công luận.v.v… IDA còn thiết lập một khung hình phạt để đảm bảo sự tuân thủ từ các công ty. Kết quả đạt được là ngành viễn thông của Singapore phát triển rất mạnh mẽ, chất lượng dịch vụ viễn thông được xếp vào nhóm nước đứng đầu thế giới. Tại Mỹ, khi phát sinh tranh chấp giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, người tiêu dùng thường thông báo cho các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng và uỷ quyền cho các tổ chức này giải quyết. Nếu không đạt được thoả thuận giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, tranh chấp sẽ được giải quyết chung thẩm bởi các tổ chức trọng tài bên cạnh các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng với thủ tục nhanh, đơn giản, ít chi phí. 4. Phát huy tốt vai trò của các cơ quan công luận như đài phát thanh, truyền hình, báo chí… Tạo ra những tác động tích cực đến hành vi ứng sử của doanh nghiệp đối với xã hội. Công luận giữ vai trò quan trọng trong việc tác động lên doanh nghiệp. Công luận là kênh cung cấp thông tin tới công chúng về doanh nghiệp một cách nhanh nhất và rộng rãi nhất, qua đó có thể tác động trực tiếp tới các ứng xử của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn phải chịu sự giám sát chặt chẽ của công luận, luôn chịu áp lực cần phải hành động hợp lý, đúng pháp luật, tôn trọng lợi ích chung của xã hội. Hiện nay , ở nước ta, nhiều cơ quan thông tấn, báo chí đã phát huy tốt vai trò giám sát của mình đối với các doanh nghiệp. Nhiều hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật được phản ánh trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Đây là nguồn cảnh báo tích cực đối với người tiêu dùng, nguồn thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý Nhà nước. Các hoạt động của cơ quan báo đài có tác dụng rất tích cực như bình chọn sản phẩm của doanh nghiệp được người tiêu dùng ưa thích, bình chọn doanh nghiệp giỏi v.v… Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn có hiện tượng phản ánh thông tin một chiều, chưa chính xác về doanh nghiệp, làm mất uy tín của doanh nghiệp, thậm chí gây nên sự sụp đổ của doanh nghiệp. Do vậy, bên cạnh nâng cao hiểu biết về chuyên môn, luật pháp, đề cao đạo đức và trách nhiệm của đội ngũ làm báo, Nhà nước còn phải thiết lập được cơ chế để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, xử lý nghiêm minh các trường hợp lợi dụng quyền tham gia giám sát, phục vụ cho những mục đích và động cơ bất hợp pháp. 5. Cần phải có sự giám sát trực tiệp của nhà nước đối với một số ngành nghề nếu không được quan tâm sẽ gây tổn hại lớn đến xã hội và an ninh quốc phòng. Trong cơ chế giám sát mới, Nhà nước không những có vai trò giám sát trực tiếp hoạt động của các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực nhất định mà còn là chủ thể trung tâm tạo điều kiện và giám sát quá trình các chủ thể khác tham gia giám sát doanh nghiệp. Như vậy, vai trò của Nhà nước là đảm bảo sự toàn vẹn, thống nhất của mô hình giám sát mới. Để bảo vệ lợi ích chung cho toàn xã hội hoặc vì mục đích an ninh quốc phòng, có những ngành nghề nhất định Nhà nước cần phải giữ vai trò giám sát trực tiếp của mình. Đó là những ngành nghề mà tác động tiêu cực (nếu có) sẽ ảnh hưởng lớn đến xã hội hoặc những người có quyền và lợi ích có liên quan không quan tâm hoặc không có điều kiện quan tâm (có thể vì tác động tiêu cực đó không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ, như tác động đến môi trường, hoặc chi phí bỏ ra để bảo vệ lợi ích rất lớn, vượt quá khả năng của người tham gia, như hoạt động chứng khoán). Đó còn là những ngành nghề mà người tiêu dùng không có đủ khả năng và điều kiện để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình (như y tế, vận tải hành khách bằng đường không…). Vai trò giám sát của Nhà nước trong các lĩnh vực này là rất quan trọng. Tuy nhiên, một mặt cần xác định chính xác ngành nghề nào cần thiết phải có sự giám sát đặc biệt của Nhà nước, mặt khác cần có cơ chế để giảm thiểu những phiền hà cho doanh nghiệp, hạn chế sự lạm quyền từ các cơ quan Nhà nước. Do vậy, ngoài các cơ quan chuyên môn của Nhà nước như cơ quan thuế, cơ quan tài chính v.v… chỉ có các cơ quan hành chính Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước trực tiếp đối với những ngành nghề trên mới có quyền giám sát, kiểm tra doanh nghiệp. Kiểm tra, giám sát của nhà nước chỉ nên tập trung vào việc áp dụng các biện pháp để hạn chế và ngăn ngừa một cách có hiệu quả các tác động tiêu cực lớn hoặc nguy hại có thể xảy ra đối với xã hội. Hiện nay, có quá nhiều cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra và thanh tra doanh nghiệp. Chẳng hạn, ngoài thanh tra Nhà nước (các cấp) còn có các cơ quan công an (các cấp), các cơ quan an ninh, quản lý thị trường, thuế, quản lý môi trường, lao động, y tế dự phòng, cơ quan thống kê, đo lường, chất lượng v.v… và nhiều cơ quan thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Giữa các cơ quan Nhà nước chưa có được sự phối hợp chặt chẽ, tạo nên sự chồng chéo và trùng lặp trong quá trình thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, gây nhiều phiền hà trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động và thuận lợi hơn trong quản lý, Nhà nước có thể uỷ nhiệm cho các Hiệp hội ngành nghề, các tổ chức xã hội khác thực hiện một phần chức năng giám sát của mình. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy các tổ chức này thực hiện có hiệu quả một số hoạt động giám sát của Nhà nước. Bởi vì, các Hiệp hội ngành nghề nắm đầy đủ và kịp thời các thông tin cần thiết về doanh nghiệp. Trong quá trình giám sát không chỉ sử dụng các quy phạm pháp luật mà cả các quy tắc đạo đức, nghề nghiệp để chi phối và giám sát các doanh nghiệp thành viên. Ngoài ra, để bảo đảm tính công khai, minh bạch của môi trường kinh doanh, Nhà nước phải tạo điều kiện để các thành tố khác của thị trường như ngân hàng, bảo hiểm v.v… hoạt động tự chủ, độc lập, các chế định như kiểm toán, điều tra doanh nghiệp v.v… được phát huy tác dụng. 6. Phát triển và bảo hộ những hàng hoá có bản sắc văn hoá dân tộc. Trước hết theo chúng tôi, cần có những chính sách phát triển và bảo hộ những hàng hoá nội có tính truyền thống. Khôi phục và phát triển các làng nghề là một hướng cần được khuyến khích: chẳng hạn như những làng chuyên nghề đúc đồng; chạm khắc trên gỗ quý, trên sừng, ngà, trên đá…; chuyên nghề khảm, nghề gốm sứ, sơn mài, dệt gấm, giấy đó v.v… Làng nghề có thể coi là một điển hình kết hợp phát triển kinh tế và văn hoá đã có từ lâu đời ở Việt Nam. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, cần có chọn lọc để khuyến khích những mặt hàng vừa mang tính văn hoá cao vừa có hiệu quả kinh tế. Các cơ quan nhà nước, các công ty lớn (trong đó có các công ty lớn thuộc nghành công nghiệp nhẹ) có thể đóng góp giúp đỡ các hội chuyên ngành, các địa phương có làng nghề tài trợ các cuộc hội thảo, triển lãm và hội chợ về hàng mỹ nghệ; tài trợ các giải thưởng về nghệ thuật, khoa học kỹ thuật nhắm sáng tạo mẫu mã, kiểu dáng, hoa văn, hoạ tiết, làm tăng sức thu hút của sản phẩm truyền thống, giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề giới thiệu sản phẩm ra nước ngoàihoặc tìm hiểu thị trường nước ngoài thông qua các đại diện hoặc các cơ quan thường vụ ở nước ngoài. 7. Giao lưu kinh tế đi đôi với giao lưu văn hóa. Theo tôi, quan hệ quốc tế trong kinh doanh không phải chỉ có việc tiếp nhận đầu tư hoặc chuyển giao công nghệ để rồi sản phẩm trên thị trường mang nhãn hiệu của nước khác. Quan hệ quốc tế còn nhằm mục tiêugiao lưu và nâng cao văn hoá, thông qua đó không chỉ tìm kiếm thị trường cho các hàng hoá, mà còn để giới thiệu về những tinh hoa văn hoá đân tộc. Nền văn hóa Viêt Nam là nền văn hoá đa dân tộc. Đó cũng là một ưu thế của Việt Nam khi hội nhập với cộng đồng thế giới. Các dân tộc khác nhau trên thế giới nhìn thấy ở Việt nam những sự đồng cảm văn hoá gần gũi với họ. Cần làm thế nào cho những sự giao lưu kinh tế sẽ mở đường cho những sự giao lưu văn hoá và ngược lại những sự giao lưu văn hoá lại thúc đẩy sự giao lưu kinh tế (vốn, kỹ năng , thị trường…). 8. Giáo dục văn hoá cho những người làm kinh tế. Ngoài luật lệ, chính sách, môi trường dầu tư… sự phát triển kinh tế lệ thuộc rất nhiều vào chính những nhận thức và trình độ văn hoá của đội ngũ những người làm kinh tế. Các nhà kinh doanh là những người có đIều kiện tiếp xúc, giao lưu rộng rãi với các cộng đồng người khác nhau, có tập quán tiêu dùngvà văn hoá khác nhau. Nừu họ có trình độ văn hoá (không phải chỉ là bằng cấp chuyên môn), họ sẽ có nhiều cơ hội đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế có văn hoá, hạn chế rất nhiều sự phát triển kinh tếkhông văn hoá, tức là hạn chế các kiểu kinh doanh bất chính, chụp giật, phi nhân bản. Người có văn hoá cao, hiểu biết lịch sử truyền thống của dân tộc mình, hiểu biết văn hoá của dân tộc khác, lại có nhân bản, chắc chắn sẽ có phong cách giao tiếp và xử sự cao đẹp. Đó sẽ là lực hút không nhỏ trong quá trình giao lưuquốc tế vì sự phát triển kinh tế văn hoá. Phải bằng các biện pháp giáo dục, đào tạo kiến thức văn hoá cho các nhà kinh doanh dể giúp họ nâng cao nhận thức và hành động. Phải thông qua các chưong trình văn học nghệ thuật, thông tin nghê nhìn, giải trí, du lịch, câu lạc bộ… để giáo dục những người làm kinh tế nhất là những người chủ chốt, cũng như những người tiêu dùng. Chỉ ở trên một nền tảng văn hoá cao, chúng ta mới tạo đIều kiện thuận lợi cho công việc kinh doanh, mở đường cho sự tăng trưởng kinh tế. Chỉ có kết hợp sự tăng trưởng kinh tế với sự nâng cao không ngừng đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của con người, chúng ta mới có thể tạo được sự ổn định và phát triển của xã hội, hướng tới công cuộc hiện đại hoá đất nước II. Kiến nghị Để thực hiện được các giải pháp trên, Nhà nước cần đảm bảo thực hiện những yêu cầu sau: -Mọi chủ thể tham gia giám sát doanh nghiệp cần được quy định cụ thể về quyền hạn và nghĩa vụ giám sát của mình; về những hoạt động của doanh nghiệp có thể trực tiếp hay gián tiếp gây tác động tiêu cực tới xã hội cùng những công cụ, biện pháp Nhà nước yêu cầu thực hiện để giảm thiểu các hành vi và tác động tiêu cực đó. -Nhà nước phải cung cấp đầy đủ, rộng rãi và công khai không chỉ các loại thông tin về pháp luật mà còn các thông tin về chính sách, định hướng phát triển xã hội, các dự báo kinh tế và nhu cầu thị trường v.v… -Nhà nước cần có cơ chế, bộ máy để tập hợp và giải quyết nhanh chóng, có hiệu quả các yêu cầu và phát hiện của các chủ thể giám sát khác, thông báo rộng rãi những phát hiện hợp lý, biện pháp và kết quả xử lý, cũng như những phát hiện và yêu cầu thiếu căn cứ, không phù hợp với các quy định của pháp luât. Đây là yết tố tạo động lực thúc đẩy các chủ thể tham gia vào quá trình giám sát doanh nghiệp. -Nâng cao hiểu biết về chuyên môn, luật pháp, đề cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của các chủ thể tham gia quá trình giám sát. Bởi vì, chỉ cần một thông tin sai lệch, không đúng sự thật có thể gây thiệt hại lớn, thậm chí gây nên sự sụp đổ của doanh nghiệp. -Nhà nước cần xây dựng được cơ chế xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân lạm dụng quyền tham gia giám sát doanh nghiệp để hành động phi pháp, gây hại cho đối thủ cạnh tranh, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng v.v… đồng thời cũng yêu cầu việc giám sát phải chặt chẽ, nghiêm túc, tránh bỏ sót các hành vi vi phạm vì các mục đích cá nhân. III. kết luận Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị tinh thần mà DN tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Văn hoá DN gắn với đặc điểm từng dân tộc, trong từng giai đoạn phát triển, cho đến từng doanh nhân, từng người lao động, do đó, rất phong phú đa dạng. Song văn hoá DN cũng không phải vô hình, khó nhận biết, mà rất hữu hình, thể hiện rõ một cách vật chất, chẵng những trong hành vi kinh doanh, giao tiếp của công nhân, cán bộ trong DN, mà cả trong hàng hoá và dịch vụ DN, từ mẫu mã, kiểu dáng đến nội dung và chất lượng. Văn hoá DN là cơ sở của toàn bộ các chủ trương, biện pháp cụ thể trong sản xuất kinh doanh của DN, chi phối kết quả kinh doanh của DN. Chính vì vậy, có thể nói thành công hoặc thất bại của các doanh nghiệp đều gắn với việc có hay không có văn hoá DN theo đúng nghĩa của khái niệm này. Sản xuất kinh doanh nói riêng, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội nước ta nói chung đang ở trong giai đoạn lịch sử hết sức đặc biệt. Bối cảnh cạnh tranh thị trường (trong nước, thế giới) ngày càng gay gắt và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc, phức tạp không phải chỉ về khía cạnh kinh tế. Lộ trình hội nhập với AFTA chẳng hạn, đâu phải chỉ góp phần xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN mà thực chất còn là chúng ta đang/sẽ từng bước thực hiện quá trình “khu vực hoá” một khu vực văn hóa-lịch sử từng có mối quan hệ đặc biệt trong quá khứ và hứa hẹn nhiều triển vọng trong tương lai trên nhiều mặt… Xây dựng nền văn hoá kinh doanh Việt Nam không dừng lại chỉ vì chúng ta cần một “triết lý” hoặc một “đạo lý” trong kinh doanh mà hơn nữa, đây là việc xây dựng một “trường phái kinh doanh Việt Nam”, việc làm cần thiết và có ý nghĩa chiến lược trong tiến trình hội nhập đặc biệt như vậy. Một thương trường luôn phát triển có trật tự, kỷ cương, có “ý thức tự giác” đầy đủ, cùng một đội ngũ đông đảo các doanh nhân có trình độ, phẩm chất văn hoá tương ứng thông qua một hệ thống DN các loại luôn lấp lánh toả sáng những giá trị văn hoá dân tộc và nhân loại với chất lượng, hiệu quả cao trong mọi hoạt động: đó chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế đất nước gắn với các chiến lược xây dựng văn hoá-xã hội giai đoạn hiện nay. TàI liệu tham khảo I>Sách 1.Hồ Chí Minh tuyển tập, Nhà xuất bản CTQG, Hà nội 1995,T3 2.Giáo trình Khoa học quản lý, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2002,Tập II 3.Verne E.Henderson, Đạo đức trong kinh doanh, Nhà xuất bản văn hoá, Hà Nội 1996 II>Báo, Tạp Chí 4.Tuấn Anh: -Phim quảng cáo trên truyền hình-văn hoá còn xa lạ Tạp trí Văn hoá thương mại, số 35/2002, trang 24. -Thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh – thứ văn hoá cần lên án, Tạp trí Văn hoá thương mại, số 26/2002, trang 22. 5.PGS.PTS.Trương Gia Bình, Chủ nhiệm khoa Quản trị kinh doanh-Đại học Quốc gia Hà nội: Bài tham luận 6.Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Chuyên gia kinh tế cấp cao Bộ Kế hoạch-Đầu tư: Nỗ lực từ hai phía, Báo Diễn đàn doanh nghiệp, số48 3/6/2003, trang 7. 7.Đào Đức: Vài nét văn hoá kinh doanh của người Mỹ, Tạp trí Thương mại, số 35/2003, trang 22 8.Dương Hương: Các chương trình khuyến mại – nét văn hoá trong cạnh tranh của các doanh nghiệp, Tạp trí Thương mại, số 14/2002, trang 23. 9.Tiến sĩ Đào Duy Quát, Phó trưởng ban Ban tư tưởng Văn hoá TW: Kết tinh văn hoá của mỗi thành viên, Báo Diễn đàn doanh nghiệp, số45 4/6/2003, trang 7. 10.Đoàn Tất Thắng: Cửa hàng 100 Yên ở Nhật bản, Tạp trí Thương mại, số19/2002, trang 26. 11.Thạc sĩ Vũ Thị Thuận, Chủ tịch HĐQT, giám đốc công ty Traphaco: Văn hoá doanh nghiệp – Mục tiêu công ty phải vươn tới, Báo Diễn đàn doanh nghiệp, số 46 6/6/2003, trang 7. 12.Tấn Tuấn: 16 nguyên tắc kinh doanh của Phạm lãi, Tạp trí Thương mại, số 32/2002, trang 21. 13.Vũ Quốc Tuấn, Chuyên gia cấp cao Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ: Mục lục Lời nói đầu .............................................................................................................1 Chương I: Cơ sở lý luận...........................................................................................3 I-Các khái niệm cơ bản .................................................................................3 1.Văn hoá ..................................................................................................3 2.Văn hoá doanh nghiệp .....................................................................3 II-Tính tất yếu phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp .....................................5 1.Vai trò của văn hoá doanh nghiệp .......................................................5 2.Đòi hỏi khách quan của việc xây dựng VHDN ...................................7 III-Các bộ phận cấu thành VHDN .................................................................8 1.Triết lý kinh doanh ................................................................................8 2.Đạo đức kinh doanh ..............................................................................10 3.Hệ thống sản phẩm ...............................................................................11 4.Phương thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp ............................14 5.Phương thức giao tiếp của doanh nghiệp với xã hội ..........................17 IV-Kinh nghiệm nước ngoài .........................................................................17 1.Nhật bản với doanh nghiệp ..................................................................17 2.Một số thí dụ về VHDN Nhật bản ........................................................19 Chương II:Thực trạng ..............................................................................................23 I-Khái quát thành tựu ....................................................................................23 1.Công ty taxi Mai Linh ......................................................................25 2.Công ty Traphaco ............................................................................30 II-Hạn chế .....................................................................................................32 1.Lý do khách quan ..................................................................................32 2.Lý do chủ quan ................................................................................33 Chương III: Kiến nghị và giải pháp .........................................................................41 I-Giải pháp ....................................................................................................41 1.Giảm thiểu cấp phép, xin phép .............................................................41 2.Tổ chức các hiệp hội kinh doanh .........................................................44 3.Tổ chức các hiệp hội người tiêu dùng .................................................45 4.Phát huy tốt vai trò của các cơ quan công luận .................................47 5.Giám sát đối với một số ngành nghề đặc biệt .....................................47 6.Phát triển các hàng hoá mang bản sắc dân tộc ..................................49 7.Giao lưu kinh tế đi đôi với giao lưu văn hoá ......................................49 8.Giáo dục văn hoá cho những người làm kinh tế .................................50 II-Kiến nghị ..................................................................................................50 III-Kết luận ...................................................................................................51 Tài liệu tham khảo .................................................................................................53

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfz_1253.pdf
Luận văn liên quan