Khác với hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM), muốn có nguồn vốn hoạt động
thì cổ đông phải đóng góp, huy động trên thị trường, đôn đáo vay mượn của nhau, khấu từ lợi
nhuận và một phần từ Ngân hàng Nhà nước thông qua nghiệp vụ tái cấp vốn và giao dịch trên
thị trường mở (OMO) thì nguồn vốn của VDB hoàn toàn được ngân sách bao cấp.
Trong 5 năm qua, VDB huy động thêm được 180 nghìn tỷ đồng, tương đương 9,6% tổng vốn
đầu tư toàn xã hội, chủ yếu thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu VDB do
Chính phủ bảo lãnh. Một nguồn vốn khác chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nguồn của VDB là
quản lý vốn ODA và các quỹ quay vòng của Chính phủ với con số khoảng 9,5 tỷ USD.
Hiện vốn ODA chiếm khoảng hơn 40% trong tổng nguồn vốn của VDB và nó cũng chiếm
gần ½ trong tổng vốn ODA của cả nền kinh tế, khoảng 9 tỷ USD.
Chính vì thế, VDB tiếp tục phát hành trái phiếu để cân đối và trả nợ và đó là chuyện đương
nhiên, như Mỹ là nước giàu nhất thế giới nhưng cũng là nước nợ nhiều nhất thế giới.
26 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2404 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vay nợ quốc tế - Trường hợp về tín dụng xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu
GVHD: TS Trương Quang Thông
1
Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20
Tiểu luận
VAY NỢ QUỐC TẾ - TRƯỜNG
HỢP VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU
Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu
GVHD: TS Trương Quang Thông
2
Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20
I- LÝ THUYẾT VỀ VAY NỢ QUỐC TẾ VÀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU:
1. Lý thuyết về cho vay quốc tế:
a) Định nghĩa về cho vay quốc tế:
- Các khoản vay quốc tế là khoản vay ra ngoài biên giới một quốc gia do đó nó còn
được gọi là vay nước ngoài hay tài chính xuyên biên giới. Sự mở rộng thương mại
quốc tế và mở rộng cho vay qua biên giới của các Ngân hàng thương mại đã mang lại
sức sống mới cho việc cho vay quốc tế ngày nay.
- Vay nợ nước ngoài là khoản vay ngắn, trung và dài hạn do nhà nước, chính phủ của
một quốc gia và các pháp nhân (kể cả các pháp nhân có vốn đầu tư nước ngoài) vay
của tổ chức tài chính quốc tế, của chính phủ, của ngân hàng nước ngoài hoặc của các
tổ chức, cá nhân nước ngoài khác. Như vậy, theo cách hiểu này, nợ nước ngoài là tất
cả các khoản vay mượn của tất cả các pháp nhân của một quốc gia đối với nước
ngoài, không bao gồm khoản nợ của các thể nhân (nợ của cá nhân và hộ gia đình).
- Vay nợ ngân hàng quốc tế: Là khoản vay nợ nước ngoài của một quốc gia đối với một
hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài. Đối tượng vay nợ ngân hàng quốc tế có thể là
Chính phủ, các tổ chức tài chính và các pháp nhân của một quốc gia.
b) Phân loại các khoản vay quốc tế:
- Phân loại theo điều kiện vay: vay ưu đãi và vay không ưu đãi. Việc xác định các
khoản vay quốc tế là ưu đãi tùy thuộc vào tỷ lệ yếu tố viện trợ (ở VN là 25%). Yếu tố
viện trợ của một khoản vay là giá trị cam kết của nó trừ đi giá trị dịch vụ nợ phải
thanh toán theo hợp đồng.
- Phân loại theo thời gian vay: Vay ngắn hạn và vay dài hạn.
- Phân loại theo chủ thể đi vay: nợ chính thức (khu vực công) và nợ tư nhân (khu vực
tư). Nợ chính thức hay nợ chính phủ bao gồm nợ của các tổ chức nhà nước, cơ quan
hành chính, tỉnh, thành phố.
- Phân loại theo chủ thể cho vay: Nợ đa phương và nợ song phương. Nợ đa phương đến
chủ yếu từ các cơ quan Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, các
Ngân hàng phát triển khu vực, các cơ quan đa phương như OPEC và liên Chính phủ.
Nợ song phương đến từ Chính phủ một nước như các nước thuộc OECD và các nước
khác hoặc đến từ một tổ chức quốc tế nhân danh một Chính phủ duy nhất dưới các
dạng hỗ trợ tài chính, viện trợ nhân đạo bằng hiện vật.
- Phân loại theo dòng vốn vào: Tín dụng thương mại, nợ viện trợ có hoàn lại, không
hoàn lại, vốn đầu tư t rực tiếp nước ngoài, đầu tư tài chính qua các công cụ tài chính
phái sinh, trái phiếu, cổ phiếu.
Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu
GVHD: TS Trương Quang Thông
3
Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20
c) Hình thức cho vay quốc tế:
- Cho vay quốc tế cũng tương tự như các khoản vay trong nước như là: các khoản vay
kinh doanh quốc tế, bất động sản và thương mại. Ngoài ra, cho vay quốc tế cũng có
các khoản vay thế chấp, cho vay mua nhà hay tái cấp vốn. Một số công ty và tổ chức
cho vay quốc tế còn cung cấp các khoản vay cá nhân, khoản vay xây dựng và tài trợ
dự án…
- Ngoài ra, cho vay quốc tế còn có một số hình thức đặc biệt như sau:
Nhập khẩu và xuất khẩu tài chính:
Cho vay các công ty con hoặc các chi nhánh của công ty nước ngoài có bảo
lãnh của của công ty mẹ hoặc các hình thức hỗ trợ khác.
Cho vay các công ty nước ngoài tại địa phương bao gồm cả các quan hệ đối
tác và các cá nhân của công ty đó.
Cho vay hoặc thay thế cho các ngân hàng nước ngoài hoặc chi nhánh tại nước
ngoài của các Ngân hàng ngoại cho vay.
Cho vay đối với chính phủ hoặc các tổ chức chính phủ.
Cho vay dự án cùng với các tập đoàn ngân hàng quốc tế để phát triển nguyên
liệu, dầu mỏ, khoáng sản, hoặc các dự án khác mà nguồn trả nợ phụ thuộc vào
sự thành công của dự án.
d) Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ vay quốc tế, chi phí sử dụng nợ:
Chi phí sử dụng là cái giá mà một quốc gia phải trả cho việc sử dụng nợ vay. Cái giá phải trả
này ngoài tiền lãi phải trả định kỳ, quốc gia còn phải trả chi phí môi giới, chi phí phát hành nợ
(nếu là phát hành trái phiếu), hoặc những chi phí vô hình là những ràng buộc của quốc gia cho
vay (nếu là nợ ưu đãi).
Chi phí sử dụng nợ có thể gia tăng do những biến động của kinh tế thế giới cũng như sự
thiếu linh hoạt của cơ quan điều hành vĩ mô trong các chính sách tài chính tiền tệ, bởi vì xét về
nợ vay, thời gian là yếu tố quan trọng dẫn đến gia tăng rủi ro của khoản vay đó, trong suốt thời
gian đi vay có thể xảy ra những biến cố có lợi hoặc bất lợi đến các khoản vay. Những yếu tố đó
là: rủi ro về tỷ giá hối đoái, lãi suất thị trường, lạm phát và những rủi ro quốc gia khác.
- Tỷ giá hối đoái: Đối với vay nợ nước ngoài, các khoản vay thường được tính bằng
ngoại tệ do đó khi tỷ giá đồng nội tệ biến động so với đồng tiền đi vay thì sẽ ảnh
hưởng tới khoản vay nợ. Do vậy, để khắc phục các quốc gia phải có một chính sách
quản lý tỷ giá rất linh hoạt. Biện pháp bảo hiểm tỷ giá đối với các khoản vay thương
mại cho xuất nhập khẩu ngắn hạn là thực hiện mua bán hợp đồng quyền chọn.
- Lãi suất thị trường thế giới: Thông thường, lãi suất của các khoản vay thường được
xác định dựa trên lãi suất của thị trường thế giới như LIBOR, SIBOR….
Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu
GVHD: TS Trương Quang Thông
4
Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20
- Rủi ro quốc gia: Rủi ro quốc gia là những biến cố có thể xảy ra đối với quốc gia như:
Chính trị, chiến tranh, tình hình an ninh xã hội, … Điều này được lượng hóa qua hệ
số tín nhiệm của quốc gia. Hai tổ chức lớn nhất và co uy tín nhất về xếp hạng tín
nhiệm trên thế giới đó là Moody’s và Standard & Poor’s.
- Lạm phát: Lạm phát là vấn đề khó khăn luôn gặp phải tại các quốc gia đang phát
triển. Mức lạm phát này thường cao hơn các nước chủ nợ là các quốc gia đã phát
triển. Theo lý thuyết về ngang giá lãi suất, lạm phát trong nước cao hơn lạm phát
nước ngoài thì tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên để bù đắp lại khoản chênh lệch đó do đó có
thể làm tăng mức nợ vay mức nợ vay thực tế.
2. Mối liên hệ giữa việc vay nợ quốc tế và khủng hoảng:
Nợ nước ngoài tạo ra nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế nhưng có điểm giới hạn, nếu vượt
quá điểm này sẽ tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế. Từ những năm thập niên 60 các nhà kinh tế
đều cho rằng việc chuyển giao các nguồn lực nước ngoài (thông qua các khoản vay, viện trợ và
tài trợ) tại các nước kém phát triển là cần thiết, nó bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong nước. Với
nguồn vốn được bổ sung sẽ giúp các nước chuyển đổi nền kinh tế của họ để tạo ra mức tăng
trưởng cao hơn. Qua quá trình này có thể thấy mối liên hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng
kinh tế là với một quốc gia đang phát triển mức vay nợ hợp lý có khả năng tăng cường tăng
trưởng kinh tế.
Tuy nhiên về sau các nghiên cứu lại cho thấy càng gia tăng nợ thì tăng trưởng kinh tế sẽ càng
tốt hơn. Nợ nước ngoài tạo ra nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế nhưng có điểm giới hạn nếu
vượt quá điểm này gia tăng nợ sẽ tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế.
Mối quan hệ giữa cơ cấu nợ và khủng hoảng nợ
- Khủng hoảng thập niên 1990s cho thấy rủi ro cao đi kèm với vay nợ ngắn hạn và vay
bằng ngoại tệ: Nợ ngoại tệ làm giảm tính bền vững nợ do đó có thể dẫn đến khủng
hoảng (Eichengreen and Hausmann, 1999; Eichengreen, Hausmann and Panizza,
2003) và Nợ ngắn hạn tương quan với xác suất xảy ra khủng hoảng nợ (Detragiache
and Spilimbergo, 2001).
- Mức nợ công (so GDP) bình quân nước đang phát triển thường thấp hơn nước phát
triển, nhưng không nói lên khả năng khủng hoảng.
- Nhật vẫn an toàn với mức nợ rất cao (cơ cấu nợ và lãi suất gần 0%).
- Các nước đang phát triển rơi vào khủng hoảng nợ khi tỷ lệ nợ/GDP khoảng 30%.
(Reinhart, Rogoff and Savastano, 2003).
- Cơ cấu nợ xấu không phải là nguyên nhân căn cơ của khủng hoảng nợ. Có quan hệ
giữa cơ cấu nợ với chất lượng chính sách và thể chế (Burger and Warnock, 2006;
Guscina and Jeanne, 2006; and Claessens, Klingebiel and Schmukler, 2007).
3. Thị trường vay nợ quốc tế tại các nước đang phát triển, Các nhân tố làm cho mức vay
nợ quốc tế của các quốc gia này cao hơn so với các quốc gia khác:
Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu
GVHD: TS Trương Quang Thông
5
Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20
Trích dẫn tài liệu “Determinant of International BankLending” - Tác giả: Serge Jeanneau
và Marian Micu, viết năm 2002. Bài viết này phân tích các yếu tố quyết định việc gia tăng các
khoản vay ngân hàng quốc tế ở các quốc gia thuộc khu vực châu Á, Đông Âu và châu Mỹ Latin.
a) Thị trường vay nợ quốc tế tại các nước đang phát triển, tiêu biểu là các nước Châu Á,
Đông Âu và Châu Mỹ Latin (Graph 1):
Sự gia tăng nợ quốc tế lớn nhất là tại các nước Châu Á, kế đến là các nước Đông Âu và các
nước Châu Mỹ Latin. Nguyên nhân là do:
- Do sự tăng trưởng của thương mại, tín dụng thương mại, tự do hóa lĩnh vực tài chính,
sự ra đời của các trung tâm ra nước ngoài, những thuận lợi trong việc đưa ra các
khoản vay ngắn hạn trong việc quản lý, giám sát khi quan hệ quốc tế và cơ hội kinh
doanh chênh lệch đã được tạo ra do lãi suất danh nghĩa nội địa cao và tỷ giá cố định
hay gần như cố định đã làm gia tăng nợ vay ngắn hạn.
- Tỷ lệ gia tăng các khoản vay ngắn hạn cao nhất là ở Châu Á, thể hiện sự phát triển
nhanh chóng của hệ thống ngân hàng trong nước và ra nước ngoài, hoặc cũng có thể
là do sự kinh doanh chênh lệch lãi suất của các ngân hàng quốc tế.
- Sự mở rộng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Châu Âu tại các nước Châu Á
và Châu Mỹ Latin. Sự gia tăng các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại
của các công ty Châu Âu và kinh doanh kém hiệu quả của các hoạt động kinh doanh
truyển thống trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng của Châu Âu suy yếu, đến cuối năm
1997, các ngân hàng Châu Âu đã tiếp xúc cao nhất đối với các nước có thị trường mới
nổi.
- Cuộc Khủng hoảng Châu Á nổ ra vào tháng 7 năm 1997 là điều tồi tệ đối với thị
trường cho vay ngân hàng quốc tế. Mặc dù tổng mức cho vay các nước đang phát
triển đã đạt được kỷ lục mới vào cuối năm 1997 nhưng sự giảm sút đã xuất hiện. Các
ngân hàng nhanh chóng giảm những cam kết của họ đối với chính phủ các nước Châu
Á, không thực hiện cho vay ngắn hạn và thay vào đó họ gia tăng tiếp xúc với các
nước Châu Mỹ Latin và các nước Đông Âu.
- Hiện nay thì xu hướng trên đã được thay thế bởi các khoản vay ngân hàng dài hạn.
Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu
GVHD: TS Trương Quang Thông
6
Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20
b) Các nhân tố làm cho mức vay nợ quốc tế tại các quốc gia đang phát triển cao hơn so với
các quốc gia khác:
Nhân tố thúc đẩy:
- Chu kỳ kinh tế/chênh lệch sản lượng của nước cho vay: Theo nghiên cứu thì đối với
các nước cho vay, khi hoạt động kinh tế trong nước yếu đi thì các nước này có xu
hướng tìm kiếm các đơn vị bên ngoài để cho vay và ngược lại là khi các quốc gia này
có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn có thể dẫn đến xuất hiện những cơ hội cho vay trong
nước không đủ sức hấp dẫn để giảm bớt các khoản cho vay nước ngoài.
- Dư thừa thanh khoản tại các nước cho vay chính: Trong nhiều nghiên cứu cho thấy,
khi các quốc gia bị dư thừa thanh khoản là do nền kinh tế phát triển chậm lại hoặc thị
trường tiền tệ tăng trưởng quá mức. Do vậy, sự dư thừa thanh khoản buộc các nước
này phải tìm kiếm các thị trường để cho vay như là các thị trường của các nước mới
nổi.
- Mức độ ưa thích hay ác cảm với rủi ro của nước cho vay: Điều này phụ thuộc vào thái
độ thích hay không thích rủi ro của ngân hàng cho vay nước ngoài. Người được ủy
nhiệm có thái độ không thích rủi ro cao sẽ có tương quan âm đối với việc cho vay ở
các nền kinh tế mới nổi.
Nhân tố kéo:
- Thương mại quốc tế và khuynh hướng thiên vị trong cho vay: Tài chính thương mại
là yếu tố chính trong việc mở rộng các khoản vay của ngân hàng cho vay. Thêm vào
đó, các khoản vay ngân hàng quốc tế thường tồn tại khuynh hướng thiên vị đối với
khu vực có quan hệ thương mại thường xuyên- vì quan hệ thương mại sẽ cung cấp
thông tin về điều kiện đầu tư ở các nước đi vay. Khoảng cách địa lý cũng là nguyên
Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu
GVHD: TS Trương Quang Thông
7
Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20
nhân của việc thiên vị cho vay của ngân hàng quốc tế vì lý do thông tin bất cân xứng
giữa người đi vay và người cho vay.
- Điều kiện thuộc vể chu kỳ của các nước mới nổi: Sự đột biến hay sự gia tăng trong
tốc độ tăng trưởng GDP của các nước thị trường mới nổi được gắn kết mạnh mẽ với
các khoản vay ngân hàng quốc tế, nếu một quốc gia có tốc độ tăng trưởng bền vững
thì khả năng trả nợ trong tương lai khả quan nên sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Chu kỳ kinh tế của các nước mới nổi là một trong nhứng yếu tố để đánh giá mức độ
rủi ro tín dụng trong nước, cụ thể là tác động đến các ngân hàng nội địa.
- Sự biến động của tỷ giá hối đoái: biến động của tỷ giá hối đoái của một quốc gia vay
song phương là một chỉ số của sự bất ổn tài chính và rủi ro tỷ giá.
- Nợ nước ngoài và mức độ tín nhiệm của quốc gia: Mức độ nợ nước ngòai là một
thước đo sự tín nhiệm của một quốc gia. Các quốc gia có nợ nước ngoài cao thì các
ngân hàng quốc tế sẽ hạn chế việc cho vay.
- Chỉ số lợi nhuận.
- Các yếu tố khác:
Chính sách tài khóa và tiền tệ:
Tài khoản vãng lai: Tỷ số TK vãng lai/GDP là một chỉ số yêu cầu đối với thị
trường mới nổi.Khi tài khỏan vãng lai bị âm nhưng nền kinh tế tăng trưởng ổn
định và chính sách tốt thì người ta mong đợi sẽ có sự tương quan nghịch giữa
số dư tài khỏan vãng lai và cho vay ngân hàng quốc tế
Dự trữ ngoại hối: Mức dự trữ ngoại hối cao thì đảm bảo cho chế độ tỷ giá cố
định và giảm ảnh hưởng của khủng hoảng. Tuy nhiên, chế độ tỷ giá cố định
làm cho dự trữ ngoại hối rất nhạy cảm với dòng vốn quốc tế.
Đầu tư t rực tiếp nước ngoài (FDI): FDI gián tiếp dẫn đến việc cho vay ngân
hàng quocó tế nhiều hơn. Hơn nữa, khi các công ty nước ngoài kinh doanh ở
thị trường mới nổi thì việc cho vay ngân hàng quốc tế tăng.
Thị trường tài chính và tự do hóa tài khoản vốn.
4. Tín dụng xuất khẩu:
a) Định nghĩa: Tín dụng xuất khẩu là thuật ngữ dùng cho các khoản tài trợ xuất khẩu trung
và dài hạn, được cấp trực tiếp bởi một ngân hàng hoặc một nhóm ngân hàng cho người mua
nước ngoài (hay hiểu người mua là người vay vốn) đã ký hợp đồng với người bán. Nhìn chung,
một tài trợ xuất khẩu bao gồm:
- Tín dụng của người mua: đó là một khỏan vay theo quy định, được cấp theo quy định
quốc tế (OECD thỏa thuận), quy định của châu Âu (đối với các hợp đồng nội bộ trong
Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu
GVHD: TS Trương Quang Thông
8
Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20
khu vực EU) và các quy định quốc gia.Trong hầu hêt các quốc gia thuộc khối OECD và
một vài quốc gia không thuộc khối OECD , khoản tín dụng này có thể được hưởng lợi từ
việc hỗ trợ xuất khấu dưới hình thức bảo hiểm rủi ro tín dụng bởi Cơ quan Tín dụng xuất
khẩu (ECA) có thể kèm theo cơ chế hỗ trợ lãi suất để cung cấp cho người vay một lãi
suất tín dụng cố định.
- Khoản vay thương mại: có thể được cấp bổ sung cho tất cả hoặc một phần của hợp đồng
thương mại không được tài trợ bởi hình thức Tín dụng của người mua nói trên. Đây là
loại hình không bị ràng buộc bởi các quy định tín dụng thông thường.
Tín dụng xuất khẩu được thực hiện theo 2 cách: tín dụng trực tiếp và chương trình hỗ trợ
thông qua chương trình bảo hiểm và bảo lãnh. Với chương trình tín dụng trực tiếp: các tổ chức
chính phủ mở rộng tín dụng trực tiếp thường kết hợp với tài chính tư nhân. Với chương trình hỗ
trợ, chính phủ gián tiếp hỗ trợ tín dụng xuất khẩu bằng cách tái cấp vốn ưu đãi và hỗ trợ lãi suất
cho người cho vay tư nhân.
- Ở Mỹ, Canada và Nhật : các tổ chức xuất khẩu chính thức được cho vay trực tiếp cho cả
tổ chức xuất khẩu nội địa và tổ chức xuất khẩu nước ngoài với một mức hỗ trợ nhất định.
- Ở Đức, Pháp, Anh và Ý: các tổ chức chính phủ kết hợp cho vay trực tiếp, tái cấp vốn cho
tín dụng xuất khẩu tư nhân với giá ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất.
Trong cả thị trường cạnh tranh và thị trường độc quyền, người nhận hỗ trợ tín dụng xuất khẩu
không mất gì và người cung cấp hỗ trợ tín dụng xuất khẩu không được lợi gì do đó sẽ không có
chi phí hay lợi ích nào. Tuy nhiên, chúng ta xem xét phản ứng của thị trường với giá và số lượng
xuât khẩu như thế nào, và việc hỗ trợ này cuối cùng sẽ thuộc về ai, giữa nhà xuất khầu ở quốc
gia cho vay, những người dân ở quốc gia cho vay là nhũng người cung cấp hỗ trợ và nhà nhập
khẩu ở quốc gia vay.
(The Benefits and Costs of Official Export Credit Programs -Heywood Fleisig and Catharine
Hill)
b) Lợi ích đối với nhà xuất khẩu
- Được thanh tóan bằng tiền mặt khi hợp đồng thương mại đã được thực hiện.
- Không có rủi ro tín dụng, rủi ro chuyển cho ngân hàng cho vay hoặc nhóm ngân hàng cho
vay (nhà xuất khẩu chỉ chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng thương mại).
- Làm cho bảng cân đối kế tóan đẹp hơn
- Thương lượng với người mua một đề xuất hấp dẫn (lên đến 100% hợp đồng thương mại
nếu khoản vay thương mại được cấp) không có các quy định về rủi ro và chi phí.
- Đây là hình thức tài trợ với những điều kiện tốt hơn thị trường đưa ra, đặc biệt là về lãi
suất vay.
- Đây là công cụ tài chính đặc biệt được đưa ra cho một số dự án lớn.
Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu
GVHD: TS Trương Quang Thông
9
Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20
c) Đối tượng được vay vốn: Người vay được tài trợ xuất khẩu là người mua hoặc một thực
thể đại diện cho người mua như:
- Chính quyền địa phương (Ngân hàng TW, Bộ Tài Chính)
- Công ty tư nhân hoặc công ty nhà nước
- Ngân hàng tư nhân hoặc ngân hàng nhà nước.
d) Loại hợp đồng được tài trợ:
Tài trợ xuất khẩu là loại hình tài trợ cho các điều khoản trung và dài hạn, được tài trợ cho
các thiết bị, bao gồm các hợp đồng dịch vụ và các hợp đồng công trình dân dụng. Các đặc tính
được trình bày sau đây là các thủ tục tài trợ xuất khẩu của Pháp. Tuy nhiên, ta có thể xem như là
một tài liệu tham khảo hữu ích:
Một giao dịch xuất khẩu được tài trợ bởi tín dụng của người mua (nếu cần đó là một khỏan
vay thương mại) kết hợp bởi 2 loại hợp đông:
- Hợp đồng thương mại; được ký bởi nhà xuất khẩu và người mua. Đây là cơ sở pháp lý
của việc tài trợ tài chính.
- Hợp đồng tài chính: hợp đồng tín dụng của người mua – hợp đờng về khoản vay thương
mại được ký bởi ngân hàng cho vay và người mua.
Ngay khi khỏan vay được cấp cho người vay, Ngân hàng thanh tóan trực tiếp cho nhà
xuất khẩu đại diện cho người vay phù hợp với đề nghị không thể thu hồi cho ngân hàng sau này.
Trong trường hợp tín dụng của người mua, đề nghị không thể thu hồi được đưa ra bởi một điều
khỏan không thể thu hồi, không cần sự ủy quyền của người mua đối với mỗi lần thanh toán.
Tín dụng của người mua có thể tài trợ cho một hợp đồng thương mại hoặc một loạt hợp
đồng thương mại.
Đặc điểm của tín dụng người mua: theo quy tắc đồng thuận của OECD như sau:
Thời gian vay từ 2-10 năm, tùy thuộc vào quy định của nước nhập khẩu. Giới hạn tối đa
về việc trả nợ gốc là:
Các quốc gia nhóm 1 (các nước phát triển): Tối đa 5 năm.
Các quốc gia nhóm 2 (các nước còn lại): Tối đa 10 năm.
Cơ sở vay: tối đa 85% giá trị hợp đồng thương mại + chi phí địa phương (các quốc gia
nhóm 2) và trong giới hạn trả chậm là 15%
Thời hạn trả nợ: Trả gốc tối thiểu 6 tháng/lần, lần đầu tiên là 6 tháng sau khi hợp đồng
được thực hiện.
Lãi suất cố định dựa trên cơ sở CIRR – Lãi suất tham chiếu, lãi giảm dần hàng 6 tháng
trên số tiền còn lại.
Phí bảo hiểm tối thỉểu (tiêu chuẩn): phải được tuân thủ theo các đại lý tín dụng xuất khẩu,
đối với từng đối tượng khách hàng.
Đặc điểm của khoản vay thương mại:
Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu
GVHD: TS Trương Quang Thông
10
Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20
Trong tài trợ xuất khẩu, khỏan vay thương mại nhằm mục đích bổ sung tài chính bằng tài trợ,
theo yêu cầu của người vay, một phần hoặc tất cả giá của dự án mà không được tài trợ bởi tín
dụng của người mua. Ví dụ, tín dụng của người mua không được tài trợ hơn 85% / giá trị hợp
đồng, khỏan vay thương mại có thể tài trợ 15% còn lại. Loại tiền vay là EUR hoặc các loại ngoại
tệ mạnh khác.
5. Tín dụng xuất khẩu với hoạt động xuất nhập khẩu
a) Vai trò tín dụng xuất khẩu với nền kinh tế
- Tín dụng xuất khẩu góp phần tăng trưởng kinh tế cả mặt lượng và chất, tác động trực
tiếp đến quan hệ tích lũy, tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư, từ đó tác động đến tăng
trưởng kinh tế. Khả năng sản xuất của một quốc gia được thể hiện bằng chỉ tiêu tổng
sản phẩm quốc dân. Tín dụng xuất khẩu thông qua việc huy đông vốn và cho vay vốn
góp phần vào khai thác hiệu quả các nguồn lực xã hội, nhằm thực hiện GDP thực tế
cân bằng với GDP tiềm năng.
- Tín dụng xuất khẩu tăng làm kim ngạch, doanh thu xuất nhập khẩu, tăng nguồn thu
thuế vào ngân sách Nhà nước( thu thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế
thu nhập cá nhân). Tạo việc làm cho người lao động do doanh nghiệp vay vốn tín
dụng xuất khẩu kinh doanh có hiệu quả, mở rộng sản xuất.
- Nhờ có sự tài trợ vốn của ngân hàng làm hàng hóa xuất nhập khẩu lưu thông trôi
chảy, không bị gián đoạn, tăng tính năng động của nền kinh tế, góp phần ổn định thị
trường.
b) Vai trò của tín dụng xuất khẩu với hoạt đông xuất nhập khẩu
Hoạt động xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Để hoạt
động này ngày càng phát triển thì ngoài nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp xuất nhập khẩu,
định hướng phát triển xuất nhập khẩu của Nhà nước còn cần có sự hỗ trợ của các ngân hàng, các
định chế tài chính đẻcung cấp nguồn vốn cho doanh nghiệp. Tín dụng xuất khẩu góp phần khai
thác lợi thế so sánh thúc đẩy xuất nhập khẩu phát triển, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, thay đổi
cơ cấu hàng nhập khẩu, tăng cường hiệu quả hoạt động ngoại thương. Các mặt hàng xuất khẩu
cũng ngày càng đa dạng phong phú. Những chính sách về điều kiện vay vốn, chính sách lãi suất
của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động vay còn trực tiếp hỗ trợ cho các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh, làm tăng khối lượng hàng xuất khẩu. Tín dụng xuất khẩu góp phần
giải quyết vấn đề vốn cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, tăng
kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty mình. Mỗi doanh nghiệp đều tăng kim ngạch xuất nhập
khẩu sẽ làm tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước tăng trưởng và phát triển không ngừng.
Như vậy tín dụng xuất khẩu góp phần làm tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước, thúc
đẩy kinh tế phát triển.
c) Vai trò của tín dụng xuất khẩu với các doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu
Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu
GVHD: TS Trương Quang Thông
11
Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20
Nhờ nguồn vốn tín dụng xuất khẩu được ngân hàng cấp, các doanh nghiệp đảm bảo cho quá
trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục không bị gián đoạn do thiếu vốn sản xuất kinh doanh,
tận dụng được các cơ hội kinh doanh. Doanh nghiệp có thể thực hiện được các hợp đồng ngoại
thương giá trị lớn, tăng hiệu quả kinh doanh. Nhà xuất khẩu nhờ vốn tín dụng để thu mua chế
biến hàng xuất khẩu đúng thời vụ với giá rẻ hơn, thực hiện được theo đúng hợp đồng ngoại
thương đã ký. Nhà nhập khẩu mua được những lô hàng lớn, giá cả phù hợp…
Tín dụng xuất khẩu giúp hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho các doanh nghiệp, mở rộng quy
mô sản xuất kinh doanh, thâm nhập vào thị trường quốc tế dễ dàng hơn. Không phải lúc nào các
doanh nghiệp cũng chỉ sử dụng vốn tự có của mình để sản xuất kinh doanh vì như vậy nếu gặp
rủi ro ảnh hưởng đến toàn bộ vốn chủ sơ hữu của anh ta. Mặt khác chỉ sử dụng vốn tự có sẽ hạn
chế khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng chi phí về vốn cho doanh nghiệp. Do vậy sử
dụng vốn tín dụng của ngân hàng là cách làm phổ biến của các doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở
hữu chỉ chiếm một phần nhỏ trong phương án, dự án kinh doanh, còn lại là khoản tín dụng do
ngân hàng cấp. Tuy nhiên nếu tình trang nợ quá cao sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh
toán. Tỷ lệ nợ cao làm tăng rủi ro lượng tiền chảy vào doanh nghiệp, dẫn đến mức lãi suất mong
đợi cao hơn. Do đó hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp.
Tín dụng xuất khẩu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do phải trả khoản chi
phí lãi vay và tiền gốc trong một khoảng thời gian đã định trước buộc doanh nghiệp làm ăn kinh
doanh phải tính toán chi phí phù hợp để đem lại lợi nhuận. Nếu nợ quá hạn, tức là không hoàn
trả ngân hàng đúng thời hạn doanh nghiệp sẽ phải chịu phạt, ảnh hưởng đến nguồn thu của mình.
Tín dụng xuất khẩu đẩy mạnh hạch toán kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Tạo uy tín cho doanh nghiệp. Thông qua sự tài trợ của ngân hàng như cấp tín dụng xuất
khẩu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp có điều kiện thực hiện đúng hợp đồng, tăng uy
tín khi đàm phán ký kết các hợp đồng ngoại thương.
Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu
GVHD: TS Trương Quang Thông
12
Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20
II- MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Mỗi nước phát triển lớn đều thành lập một ngân hàng xuất nhập khẩu. Các tổ chức này ra đời
nhằm thúc đẩy xuất khẩu thiết bị sản xuất tại nước đó. Tài trợ tín dụng xuất khẩu là một đề tài
tranh cãi quan trọng giữa các nước công nghiệp trong những năm gần đây.
Nói chung, xem ra xu hướng là giảm mức độ trợ giá từng áp dụng trong quá khứ. Các điều
khoản và điều kiện mà các cơ quan tài trợ tín dụng xuất khẩu đặt ra được quản lý bởi “Cơ chế tín
dụng xuất khẩu hỗ trợ chính thức” (hay gọi kín đáo hơn là “Đồng thuận”) được đàm phán bởi các
nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Đồng thuận này không có tính chất
ràng buộc pháp lý. Thông thường vẫn có sự khác biệt đáng kể về các điều khoản và điều kiện sẵn
có từ các nước khác nhau, tùy thuộc vào các tình huống cụ thể.
Tín dụng xuất khẩu có thể có hình thức “tín dụng người mua” hay “tín dụng nhà cung ứng”.
Nói chung, các cơ quan tín dụng xuất khẩu không muốn gánh chịu rủi ro tín dụng gắn liền với
một dự án mới khởi sự mà không có một hình thức hỗ trợ tín dụng xác định nào. Hình 12.4 trình
bày các điều khoản cho vay tiêu chuẩn nhất quán với “Đồng thuận” vào giữa năm 2006.
Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu
GVHD: TS Trương Quang Thông
13
Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20
1. Giới thiệu về tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic
Cooperation and Development - OECD)
OECD là tên viết tắt của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for
Economic Cooperation and Development), thành lập năm 1961 trên cơ sở Tổ chức Hợp tác Kinh
tế Châu Âu (OEEC) với 20 thành viên sáng lập gồm các nước có nền kinh tế phát triển trên thế
giới như Mỹ, Canada và các nước Tây Âu. Hiện nay, số thành viên của OECD là 30 quốc gia,
gồm Mỹ, Canada, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Iceland, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà
Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Nhật Bản,
Phần Lan, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Mexico, Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Cộng hòa
Slovakia.
Mục tiêu ban đầu của OECD là xây dựng các nền kinh tế mạnh ở các nước thành viên,
thúc đẩy và nâng cao hiệu quả kinh tế thị trường, mở rộng thương mại tự do và góp phần phát
triển kinh tế ở các nước công nghiệp. Những năm gần đây, OECD đã mở rộng phạm vi hoạt
động, chia sẻ kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm phát triển cho các nước đang phát triển và các
nền kinh tế đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường.
Hoạt động của OECD tập trung vào thảo luận và trao đổi giữa các nước về nghiên cứu và
phân tích chính sách, chú trọng vào các vấn đề về chính sách kinh tế, kinh tế và phát triển, tiền tệ
Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu
GVHD: TS Trương Quang Thông
14
Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20
và hối đoái, chính sách môi trường, hóa chất, viện trợ phát triển, quản lý công, thương mại, đầu
tư quốc tế và công ty đa quốc gia, lưu chuyển vốn, bảo hiểm, thị trường tài chính, ngân hàng,
cạnh tranh, chính sách thông tin, truyền thông, tiêu dùng, công nghiệp, du lịch, việc làm, lao
động xã hội, giáo dục, nông nghiệp…
Một khoản tín dụng thương mại xuất khẩu, một “khoản tín dụng cho bên mua” được cấp
vốn bởi một Tổ chức tín dụng xuất khẩu (Export Credit Agencies – ECAs) của một nước
phát triển. Thông qua bảo lãnh chính thức của Ngân hàng nước phát triển đó, khoản vay trở
thành một “khoản tín dụng xuất khẩu”, chịu sự chi phối của Thỏa thuận OECD về tín dụng xuất
khẩu được hỗ trợ chính thức (Thỏa thuận chung của OECD).
Các khoản tín dụng xuất khẩu là nhằm mục đích hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, tăng
cường hợp tác kinh tế giữa nước phát triển và các nước đang phát triển và tăng xuất khẩu của
nước đó tới các nước đang phát triển. Do vậy, các khoản tín dụng xuất khẩu vừa phải ràng buộc
với Thỏa thuận chung của OECD vừa phải ràng buộc với các mục tiêu hợp tác phát triển của
nước phát triển.
Mục tiêu chính của Thỏa thuận của OECD về Tín dụng Xuất khẩu, hay còn gọi là Thỏa thuận
chung của OECD là nhằm đưa ra khung thể chế cho một thị trường có trật tự về tín dụng xuất
khẩu, nghĩa là, nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng cho cạnh tranh thương mại và khuyến khích
cạnh tranh trên cơ sở “chất lượng cao nhất và dịch vụ tốt nhất ở mức giá cạnh tranh”.
Thỏa thuận chung của OECD đề cập tới các chính sách về tín dụng và viện trợ có điều kiện.
Các chính sách về tín dụng xuất khẩu cần dựa trên sự cạnh tranh mở và sự tác độnng tự do của
các lực lượng thị trường. Các chính sách viện trợ có điều kiện cần cung cấp các nguồn lực bên
ngoài cần thiết cho các quốc gia, ngành hoặc dự án mà chỉ tiếp cận được ở mức hạn chế hoặc
không tiếp cận được với nguồn tài chính trên thị trường. Các nước cũng cần phải đảm bảo mức
độ tín nhiệm tín dụng để có thể có được sự bảo lãnh của Ngân hàng nước phát triển. Các dự án
được đề xuất phải tuân thủ theo các hướng dẫn trong Thỏa thuận chung của OECD.
2. Sơ lược về các Tổ chức tín dụng xuất khẩu (Export Credit Agencies – ECAs)
Nếu như trong thập niên 90 thế kỷ trước, ECAs tài trợ vốn trung bình 80 – 100 tỷ USD/ năm
cho hoạt động đầu tư, XNK thì con số này đến năm 2010 đã gấp hàng chục lần và được dự báo
sẽ còn phát triển mạnh trong tương lai. Đây là minh chứng cho hiệu quả và sự cần thiết của
ECAs trong thương mại quốc tế ngày nay.
ECAs là định chế tài chính được thành lập bởi Chính phủ một quốc gia nhằm đẩy mạnh hoạt
động XK, đầu tư tại các thị trường nước ngoài thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài trợ
thương mại, tài trợ dự án, bảo lãnh, bảo hiểm cho các nhà XK tại nước đó và trong một số trường
hợp, cho cả hoạt động nhập khẩu (NK).
Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu
GVHD: TS Trương Quang Thông
15
Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20
Tài trợ thương mại (TTTM)
ECAs cung cấp dịch vụ TTTM thông qua các khoản vốn thời hạn ngắn dưới 02 năm để tài
trợ cho việc XK hoặc NK hàng hóa dịch vụ. Trong trường hợp tín dụng XK, khoản vốn ngắn hạn
được cung cấp trực tiếp cho nhà XK hoặc cho ngân hàng trung gian, mà tiếp đó sẽ chuyển đến
nhà XK. Tín dụng NK cũng tương tự như vậy, nhưng khoản vốn được cung cấp trực tiếp cho nhà
NK hàng hóa, dịch vụ mà hàng hóa dịch vụ đó có nguồn gốc từ các nước có ECAs. Cho vay đối
với nhà NK nước ngoài thường được thực hiện gián tiếp thông qua hạn mức tín dụng mà ECAs
thiết lập với các ngân hàng thương mại (NHTM) ở quốc gia đang phát triển mà tiếp đó sẽ cung
cấp khoản vốn này cho nhà NK nước ngoài.
Tài trợ dự án
ECAs cung cấp các khoản vốn dài hạn từ 05 – 10 năm cho các dự án ở nước ngoài như dự án
xây dựng, sản xuất điện hay lắp ráp các nhà máy chế tạo, v.v. khi DN ở nước họ có liên quan.
Tài trợ dự án thường là dưới dạng không hoàn trả, nghĩa là vốn sẽ được hoàn trả từ doanh thu do
dự án đó tạo ra. Trong trường hợp dự án thất bại, người cho vay chỉ có thể truy đòi từ tài sản còn
lại của dự án.
Bảo lãnh
ECAs đưa ra các khoản bảo lãnh để đảm bảo cho các khoản tổn thất của nhà đầu tư mà
nguyên nhân xuất phát từ t ình trạng bất ổn dân sự, quốc hữu hóa tài sản từ chính phủ (bảo lãnh
liên quan đến các rủi ro về chính trị), việc không có khả năng chuyển đổi đồng nội tệ sang các
đồng tiền mạnh (bảo lãnh liên quan đến các rủi ro về tỷ giá), hoặc do sự vi phạm hợp đồng của
quốc gia của nhà NK (bảo lãnh đối với rủi ro của các bên liên quan). ECAs cũng bảo lãnh việc
vỡ nợ của các khoản vay (bảo lãnh vay vốn), làm cho khoản vay đó trở nên hấp dẫn hơn đối với
các NHTM, để các NHTM cho các nhà XK cá nhân hoặc nhà đầu tư vay. Khi khoản mất mát của
khách hàng được đảm bảo bằng một khoản bảo lãnh của ECAs, Chính phủ của nước có ECAs đó
được giả định là người có nghĩa vụ cuối cùng. Trong một số trường hợp, ECAs còn có thể đảm
bảo các khoản mất mát từ chính phủ nơi mà dự án hoặc người vay có trụ sở, thường là tại các
nước đang phát triển.
Bảo hiểm
Dịch vụ này tương tự như dịch vụ bảo lãnh, nhưng trong phạm vi chỉ liên quan đến khoản
mất mát đã được mua bảo hiểm. Bảo hiểm được bán cho khách hàng cá nhân để thu được một
khoản phí tùy thuộc vào rủi ro liên quan đến quốc gia, đến chính dự án hoặc những rủi ro cụ thể
được bảo hiểm. Rủi ro càng càng cao thì phí bảo hiểm càng cao. Chính phủ thường xuyên bổ
sung các khoản đảm bảo từ các quỹ công theo định kỳ hoặc khi đòi hỏi của bảo hiểm yêu cầu,
nhưng ECAs thường tự tạo quỹ và cả các chi phí hoạt động thông qua phí bảo hiểm thu được.
Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu
GVHD: TS Trương Quang Thông
16
Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20
Vốn cổ phần
Một số ít ECAs tạo ra vốn cổ phần để trực tiếp đầu tư vào phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng
hoặc các dự án thương mại tại các quốc gia đang phát triển. Các nhà đầu tư tư nhân góp vốn vào
những dự án như vậy trong một số trường hợp được đảm bảo các khoản hoàn lại tối thiểu. Vốn
cổ phần giúp ECAs phân chia rủi ro giữa các dự án khác nhau và tạo ra khả năng đầu tư vào các
dự án nhỏ hơn. Khi được đảm bảo khoản hoàn trả tối thiểu, ECAs cũng thu hút thêm các khoản
tiền đầu tư từ tư nhân.
Tại các nước phát triển, ECAs đã có lịch sử hình thành và phát triển rất lâu đời. Trong đó,
châu Âu là khu vực có sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động tín dụng XK, chiếm trên 80% thị
phần cũng như doanh thu phí của các ECAs trên toàn thế giới. Tại đây có các ECAs lớn như
Coface (Pháp), Autradius (Hà Lan), Euler Hermes (Đức),…..
a) Ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (Eximbank) là ví dụ về một tổ chức tín dụng xuất
khẩu lớn.
Được thành lập năm 1934 bởi một sắc lệnh, và là một cơ quan độc lập trong ngành hành
pháp của Quốc hội vào năm 1945.
Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2011, Eximbank hiện có quan hệ giao dịch với 171 quốc gia
trên thế giới với tổng cộng $ 89,152 triệu.
Tóm tắt số liệu hoạt động của Eximbank và tỷ lệ vào cuối các năm tài chính theo từng
loại hoạt động kinh doanh:
Tóm tắt số liệu hoạt động của Eximbank và tỷ lệ vào cuối các năm tài chính theo từng
vùng địa lý:
Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu
GVHD: TS Trương Quang Thông
17
Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20
Tóm tắt số liệu hoạt động của Eximbank và tỷ lệ theo các ngành công nghiệp quan
trọng trong danh mục đầu tư của Ngân hàng:
Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu
GVHD: TS Trương Quang Thông
18
Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20
Eximbank cung ứng các chương trình cho vay trực tiếp và bảo lãnh cho vay để tài trợ cho dự
án ngoài Hoa Kỳ mua sản phẩm sản xuất tại Hoa Kỳ. Một khoản vay của Eximbank thường
thanh toán cho 30 đến 55% chi phí thiết bị. Tính sẵn có và giá trị khoản vay thay đổi tùy theo
loại thiết bị cụ thể và sự sẵn có tài trợ nước ngoài cho các thiết bị cạnh tranh của nước ngoài.
Eximbank tính phí ½%/năm như một khoản phí cam kết trên số dư không giải ngân của các
khoản vay trực tiếp. Khi dự án nằm ở một nước OECD thu nhập cao và khoản vay Eximbank
cung ứng hơn 35% tài trợ nợ cho dự án thì kỳ hạn vay tối đa là 10 năm. Trong các trường hợp
còn lại, thời hạn vay tối đa là 14 năm.
Nhóm tài chính dự án của Eximbank rất tích cực trong việc xúc tiến dịch vụ của mình cho
các chủ đầu tư dự án. Ngân hàng cũng đơn giản hóa các yêu cầu hồ sơ vay và thủ tục xét duyệt.
Eximbank có thể bảo lãnh cho một khoản vay bổ sung chiếm một phần giá mua thiết bị do
các ngân hàng thương mại cung ứng với lãi suất ngân hàng thương mại. Giá trị bảo lãnh, có thể
được vay bên ngoài nước Mỹ, thường được cung ứng với lãi suất thả nổi. Phí bảo lãnh của
Eximbank từ ¼ đến 1½% một năm, tùy thuộc vào quốc gia có dự án. Eximbank không thể cung
ứng các khoản vay và bảo lãnh vượt quá 90% chi phí của một thiết bị. Phần còn lại của chi phí
thiết bị được xem là khoản trả trước của giao dịch và thường được tài trợ từ các nguồn ngoài
nước Mỹ.
Trong trường hợp Eximbank không cung ứng khoản vay, ngân hàng có thể bảo lãnh lên đến
85% chi phí phương tiện của dự án. Phí bảo lãnh loại này cũng từ ¼ đến 1½% dư nợ hiện hành.
Ngoài ra, Eximbank cũng tính phí cam kết 1/8 của 1% giá trị bảo lãnh.
Eximbank được thành lập để thúc đẩy xuất khẩu, nhưng ngân hàng không khinh suất trong
việc chấp nhận rủi ro tín dụng. Trong những trường hợp đặc biệt, Eximbank yêu cầu phải có bảo
lãnh từ một ngân hàng có uy tín tín dụng hay từ chính phủ nước sở tại. Việc bảo lãnh làm tăng
chi phí tài trợ thêm một khoản bằng khoản phí bảo lãnh.
b) Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (CXM) và Tập đoàn bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu Trung Quốc (S inosure) – 02 thực thể của chính phủ Trung Quốc hỗ trợ xuất
khẩu và thực hiện các chính sách thương mại của Trung Quốc
Xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng lên đáng kể trong vài năm qua. Hoa Kỳ là thị trường xuất
khẩu lớn nhất của Trung Quốc với thị phần 21%, tiếp theo là Hồng Kông ở mức 17% và Nhật
Bản là 12%. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu bao gồm máy văn phòng và thiết bị xử lý dữ liệu, thiết
bị viễn thông, máy móc, hàng dệt may và quần áo, điện và dệt may.
Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (CXM)
CXM được thành lập vào năm 1994 như một thực thể hoàn toàn thuộc sở hữu của chính phủ
Trung Quốc. Nhiệm vụ là "để thực hiện các chính sách nhà nước trong ngành công nghiệp, tài
Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu
GVHD: TS Trương Quang Thông
19
Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20
chính, thương mại nước ngoài và nền kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm cơ khí và điện
tử của Trung Quốc và các sản phẩm công nghệ cao, để khuyến khích các doanh nghiệp Trung
Quốc mới thành lập có các lợi thế so sánh.
CXM cung cấp các sản phẩm tài trợ xuất khẩu, bao gồm cả cho vay xuất khẩu, bảo lãnh tín
dụng xuất khẩu và vốn vay ưu đãi. Đối với các khoản tín dụng xuất khẩu, CXM yêu cầu một
khoản thanh toán ít nhất là 15%, và lãi suất được xác định bởi Ngân hàng nhân dân Trung Quốc.
Giống như nhiều chính phủ OECD, CXM cung cấp các khoản vay ưu đãi để hỗ trợ cả chính
sách đối ngoại và các mục tiêu phát triển công nghiệp quốc gia.
Nhưng khác với chính phủ các nước OECD, CXM không nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc
hỗ trợ chính thức. Thực tế, các chương trình hướng tới "các dự án sản xuất có lợi nhuận kinh tế "
và phải được liên quan đến việc mua sắm của Trung Quốc.
Các nước đang phát triển giàu tài nguyên ở châu Phi và Trung Đông đã được hưởng lợi của
các khoản cho vay của Trung Quốc.
Tập đoàn bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Trung Quốc (S inosure)
Sinosure là một đại lý bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thuộc sở hữu nhà nước, được thành lập
vào tháng 12/2001.
Nhiệm vụ là nhằm hỗ trợ xuất khẩu của công nghệ, hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt là công
nghệ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các thị trường nước ngoài.
Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu
GVHD: TS Trương Quang Thông
20
Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20
III- THỰC TRẠNG VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM
1. Căn cứ pháp lý:
Hiện nay, Việt Nam chưa có ngân hàng chuyên về tín dụng xuất khẩu như các nước khác
nhưng chính phủ cũng đã rất quan tâm đến hoạt động này và nó được thực hiện thông qua ngân
hàng phát triển Việt Nam (VDB).
Hoạt động này cũng được quy định trong nghị định 151/2006/NĐ-CP, nghị định
75/2011/NĐ-CP với một số nội dung chủ yếu như sau:
a) Phạm vi điều chỉnh của Nghị định, bao gồm:
- Tín dụng đầu tư gồm: cho vay đầu tư và hỗ trợ sau đầu tư.
- Tín dụng xuất khẩu bao gồm: cho vay xuất khẩu (cho nhà xuất khẩu và nhà nhập
khẩu nước ngoài vay).
b) Đối tượng điều chỉnh, bao gồm:
- Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp có thu có dự án thuộc Danh mục
vay vốn tín dụng đầu tư (sau đây gọi là chủ đầu tư);
- Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước có hợp đồng xuất khẩu hoặc các tổ
chức nước ngoài nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam thuộc Danh mục vay vốn tín dụng
xuất khẩu;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong quá
trình thực hiện tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu.
c) Nguyên tắc tín dụng đầu tư, t ín dụng xuất khẩu
- Cho vay những dự án đầu tư, hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa do
Việt Nam sản xuất, có thu hồi vốn trực tiếp, có hiệu quả và khả năng trả nợ.
- Dự án đầu tư, hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu khi vay vốn phải được Ngân
hàng Phát triển Việt Nam thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay.
- Chủ đầu tư, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài vay vốn phải sử dụng vốn vay
đúng mục đích; trả nợ gốc, lãi vay đầy đủ và đúng thời hạn theo hợp đồng tín dụng đã
ký; thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng và các quy định của Nghị định này.
d) Danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư và Danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng
xuất khẩu do Chính phủ quy định.
e) Các hình thức cho vay xuất khẩu
- Cho vay nhà xuất khẩu, bao gồm cho vay trước hoặc sau khi giao hàng.
- Cho vay nhà nhập khẩu nước ngoài.
f) Điều kiện cho vay
Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu
GVHD: TS Trương Quang Thông
21
Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20
- Thuộc đối tượng vay vốn theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
- Nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu. Nhà nhập khẩu nước ngoài có hợp đồng xuất
khẩu đã ký kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế Việt Nam.
- Phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả được Ngân hàng Phát triển Việt Nam
thẩm định và chấp thuận cho vay.
- Nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài có năng lực pháp luật, năng lực hành vi
dân sự đầy đủ.
- Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này:
Nhà xuất khẩu phải thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay tại Nghị định này;
phải mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại
Việt Nam đối với tài sản hình thành vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt
buộc trong suốt thời hạn vay vốn;
Nhà nhập khẩu nước ngoài phải được Chính phủ hoặc ngân hàng trung ương hoặc
các tổ chức tài chính thực hiện chức năng tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu,
của nước bên nhà nhập khẩu bảo lãnh vay vốn.
Nhà xuất khẩu phải thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính theo
đúng quy định của pháp luật; báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểm toán
bởi cơ quan kiểm toán độc lập.
g) Mức vốn cho vay
- Mức cho vay tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đã ký hoặc giá
trị L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc trị giá hối phiếu hợp lệ đối với cho
vay sau khi giao hàng, đồng thời phải đảm bảo mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi
nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài không vượt quá 15% vốn điều lệ thực có
của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Mức vốn cho vay đối với từng trường hợp do Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển
Việt Nam quyết định theo quy định tại khoản 1 Điều này.
- Trường hợp đặc biệt, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài nhất thiết phải vay
với mức cao hơn tối đa theo quy định nêu trên, Ngân hàng Phát triển Việt Nam báo
cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
h) Thời hạn cho vay
- Thời hạn cho vay xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm của từng
hợp đồng xuất khẩu và khả năng trả nợ của nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu nước
ngoài nhưng thời hạn cho vay của từng khoản vay không quá 12 tháng.
- Thời hạn cho vay đối với mặt hàng tàu biển xuất khẩu tối đa là 24 tháng.
Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu
GVHD: TS Trương Quang Thông
22
Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20
- Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định thời hạn cho vay đối với
từng mặt hàng theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này.
i) Đồng tiền cho vay: Đồng tiền cho vay là đồng Việt Nam.
j) Lãi suất cho vay
- Lãi suất cho vay xuất khẩu do Chủ tịch Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt
Nam báo cáo Bộ Tài chính công bố theo nguyên tắc phù hợp với lãi suất thị trường.
- Lãi suất nợ quá hạn đối với mỗi khoản giải ngân bằng 150% lãi suất cho vay trong
hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Lãi suất đối với các khoản vay theo chỉ định hoặc theo hiệp định Chính phủ thực hiện
theo quy định của cấp có thẩm quyền.
2. Thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu tại VDB trong thời gian qua:
Với vai trò là một tổ chức thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của
Chính phủ, hiện VDB đang là đầu mối cấp vốn cho một số dự án quan trọng của quốc gia như
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Thủy điện Sơn La, dự án vệ tinh Vinasat, Nhà máy Phân
bón DAP Hải Phòng và nhiều nhà máy xi măng, luyện thép, đóng tàu trên cả nước và tập trung
hỗ trợ xuất khẩu các mặt hàng và ngành hàng chủ lực, ưu tiên của các doanh nghiệp xuất khẩu
trọng điểm, có kim ngạch xuất khẩu lớn.
VDB cũng đã thực hiện cho vay xuất khẩu đối với 27 mặt hàng sang trên 80 quốc gia trên thế
giới, tập trung vào lĩnh vực nông, lâm và thủy - hải sản (77%) và thực hiện Bảo lãnh tín dụng
tập trung cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong thời gian qua, VDB đã chấp thuận bảo lãnh cho hơn 1.900 doanh nghiệp và hợp tác xã
vay vốn ở các ngân hàng thương mại để thực hiện 270 dự án và 1.000 phương án kinh doanh,
tổng số vốn đạt khoảng 20.400 tỷ đồng.
Nhờ việc thực hiện bảo lãnh này, nhiều doanh nghiệp và hợp tác xã không có đủ điều kiện vẫn
tiếp cận được nguồn vốn thương mại để phát triển, mở rộng sản xuất- kinh doanh.
VDB còn thỏa thuận với các ngân hàng thương mại khác là nhằm mục đích hợp tác với
nhau, phục vụ cho tín dụng xuất khẩu chẳng hạn như ký thỏa thuận với Eximbank của Mỹ để
nhằm mục đích sử dụng hạn mức 500 triệu USD của ngân hàng này.
Sau 5 năm hoạt động, tổng dư nợ tín dụng đầu tư của VDB đến 31/12/2010 khoảng 90 nghìn
tỷ đồng, đạt tốc độ tăng bình quân 20%/năm, chiếm 3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Theo đó, VDB đang quản lý 2.445 dự án (DA) với tổng số vốn vay theo hợp đồng tín dụng là
168.846 tỷ đồng, trong đó có 106 dự án nhóm A với số vốn vay 73.583 tỷ đồng. Ngoài ra, trong
5 năm qua, VDB còn cho vay khoảng 5 tỷ USD tín dụng xuất khẩu.
Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu
GVHD: TS Trương Quang Thông
23
Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20
Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu
GVHD: TS Trương Quang Thông
24
Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20
Khác với hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM), muốn có nguồn vốn hoạt động
thì cổ đông phải đóng góp, huy động trên thị trường, đôn đáo vay mượn của nhau, khấu từ lợi
nhuận…và một phần từ Ngân hàng Nhà nước thông qua nghiệp vụ tái cấp vốn và giao dịch trên
thị trường mở (OM O) thì nguồn vốn của VDB hoàn toàn được ngân sách bao cấp.
Trong 5 năm qua, VDB huy động thêm được 180 nghìn tỷ đồng, tương đương 9,6% tổng vốn
đầu tư toàn xã hội, chủ yếu thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu VDB do
Chính phủ bảo lãnh. Một nguồn vốn khác chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nguồn của VDB là
quản lý vốn ODA và các quỹ quay vòng của Chính phủ với con số khoảng 9,5 tỷ USD.
Hiện vốn ODA chiếm khoảng hơn 40% trong tổng nguồn vốn của VDB và nó cũng chiếm
gần ½ trong tổng vốn ODA của cả nền kinh tế, khoảng 9 tỷ USD.
Chính vì thế, VDB tiếp tục phát hành trái phiếu để cân đối và trả nợ và đó là chuyện đương
nhiên, như Mỹ là nước giàu nhất thế giới nhưng cũng là nước nợ nhiều nhất thế giới.
Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu
GVHD: TS Trương Quang Thông
25
Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20
Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu
GVHD: TS Trương Quang Thông
26
Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Determinants of International bank lending to emerging market countries – Serge
Jeanneau and Marian Micu.
2. Export Credit
3. The Changing role of export credit agencies – Luisa Menjiva – Macdonal, IMF
Graphics Sections.
4. Export Import bank of the United States – Projects and Trade Finance.
5. The Benefits and Costs of Official Export Credit Programs -Heywood Fleisig and
Catharine Hill
6. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (Niên khóa 2011-2013), Lập kế hoạchh
tài trợ dự án.
7. Bộ Ngoại giao (năm 2010), Chương trình ưu đãi – Hướng dẫn lập Báo cáo nghiên
cứu khả thi
8. Phạm Thị Thanh Nga (năm 2010), Tìm hiểu về các Tổ chức tín dụng xuất khẩu,
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
9. Crescencia Maurer và Ruchi Bhandari, Môi trường hoạt động của các ECAs
10. Tạp chí Thương mại toàn cầu
11.
12.
13.
14.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhqt_vay_no_quoc_te_va_tin_dung_xuat_khau_0607.pdf