Lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính, biên bản này phải có chử
ký của người lập biên bản và người vi phạm hành chính. Nếu người vi phạm không ký thì phải
ghi rõ lý do vào biên bản ( Khoản 3 Điều 55 ) nếu có người làm chứng thì cùng ký vào biên
bản (Khoản 2 Điều 55 ) mỗi bên giữ 01 bản. Nếu vụ vi phạm vượt qua thẩm quyền xử phạt của
người lập biên bản, thì người đó phải gởi biên bản tới người có thẩm quyền xử phạt (Khoản 4
Điều 55)
Thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày kể từ ngày lập biên bản
(Khoản 1 Điều 64 ). Nếu vụ vi phạm hành chính có tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định
xử phạt là 30 ngày . Trong trường hợp cần thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì
người có thẩm quyền phải báo cáo cho thủ trưởng trực tiếp bằng văn bản, thời gian gia hạn
không qua 30 ngày.
27 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7592 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hành chính.
6. Xử lý vi phạm hành chính là hình thức xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về
hành chính.
7. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ
chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về
một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc
một số đối tượng cụ thể.
8. Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức
khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện
nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cần nghiên cứu và nắm rõ các văn bản Pháp luật sau:
- PHÁP LỆNH CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 44/2002/PL-
UBTVQH10 NGÀY 2 THÁNG 7 NĂM 2002 VỀ VIỆC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH –
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN VĂN AN ĐÃ KÝ
- PHÁP LỆNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI
PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 31/2007/PL-
UBTVQH12 NGÀY 08 THÁNG 3 NĂM 2007 – CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ
TRỌNG ĐÃ KÝ
4
- PHÁP LỆNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI
PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 04/2008/PL-
UBTVQH12 NGÀY 02 THÁNG 7 NĂM 2008 – CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ
TRỌNG ĐÃ KÝ
- NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 128/2008/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 12 NĂM
2008 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI
PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2002 VÀ PHÁP LỆNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU
CỦA PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2008 – DO THỦ TƯỚNG
NGUYỄN TẤN DŨNG ĐÃ KÝ
- LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH 2010 SỐ 64/2010/QH12 NGÀY 24 THÁNG 11
NĂM 2010 – CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐÃ KÝ
- BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 (SỬA ĐỔI BỔ SUNG NĂM 2009)
5
B. VI PHẠM HÀNH CHÍNH
I. Khái niệm
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi
phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy
định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
II. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính
Như bất kỳ loại vi phạm pháp luật nào, vi phạm hành chính được cấu thành bởi bốn yếu
tố bao gồm mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.
1. Mặt khách quan
Mặt khách quan của cấu thành vi phạm pháp luật là chỉ những gì thể hiện ra bên ngòai
của hành vi vi phạm pháp luật.
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính là hành vi vi phạm
hành chính tức là hành vi mà tổ chức, cá nhân thực hiện là hành vi xâm phạm các quy tắc quản
lý nhà nước và đã bị pháp luật hành chính ngăn cấm. Việc bị ngăn cấm được thể hiện rõ ràng
trong các văn bản pháp luật quy định về xử phạt hành chính, theo đó pháp luật quy định rằng
những hành vi này sẽ bị xử phạt bằng các hình thức, biện pháp xử phạt hành chính. Như vậy,
khi xem xét, đánh giá hành vi cá nhân hay tổ chức có phải là vi phạm hành chính hay không,
bao giờ cũng có những căn cứ pháp lý rõ ràng xác định hành vi đó phải được pháp luật quy
định là sẽ xử phạt bằng các biện pháp xử phạt hành chính. Không được áp dụng “nguyên tắc
suy đoán vi phạm” hoặc “áp dụng pháp luật tương tự” trong việc xác định vi phạm hành chính.
Đối với một số loại vi phạm hành chính cụ thể, dấu hiệu trong mặt khách quan có tính chất
phức tạp, không đơn thuần chỉ có một dấu hiệu nội dung trái pháp luật trong hành vi mà còn
có thể có sự kết hợp với những yếu tố khác. Thông thường những yếu tố này có thể là:
a) Thời gian thực hiện hành vi vi phạm.
Ví dụ minh hoạ: Biển cấm dừng, đỗ xe ôtô theo luật Giao thông đường bộ quy định cấm
dừng đỗ ngày chẵn hay ngày lẻ.
b) Địa điểm thực hiện hành vi vi phạm.
Ví dụ minh hoạ: cũng theo Luật giao thông đường bộ, một số đoạn đường có dựng biển
báo cấm dừng cấm đậu hoặc một số đoạn đường cấm một số loại xe lưu thông.
c) Công cụ phương tiện vi phạm.
Ví dụ minh hoạ: Tàng trữ và sử dụng súng không có giấy phép sử dụng.
6
d) Hậu quả và mối quan hệ nhân quả
Nói chung hậu quả của vi phạm hành chính không nhất thiết là thiệt hại cụ thể. Tuy
nhiên, trong nhiều trường hợp, hành vi của tổ chức, cá nhân bị coi là vi phạm hành chính khi
hành vi đó đã gây ra những thiệt hại cụ thể trên thực tế.
Ví dụ minh hoạ: Hành vi làm thi công xây dựng nhà nhưng do không đảm bảo biện pháp
thi công nên làm vỡ hệ thống cấp thoát nước một khu vực được coi là hành vi hành chính theo
Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm2007.
Trong các trường hợp này, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm
hành chính với thiệt hại cụ thể đã xảy ra là cần thiết để bảo đảm nguyên tắc cá nhân, tổ chức
chỉ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do chính hành vi của mình gây ra.
2. Mặt chủ quan
Mặt chủ quan của cấu thành vi phạm pháp luật là những gì thể hiện bên trong của chủ
thể khi có hành vi vi phạm pháp luật
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính là dấu hiệu lỗi của chủ
thể vi phạm. Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Nói cách khác, người thực hiện hành vi này phải trong trạng thái có đầy đủ khả năng nhận
thức và điều khiển hành vi của mình nhưng đã vô tình, thiếu thận trọng mà không nhận thức
được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội (lỗi vô ý) hoặc nhận thức được điều đó nhưng
vẫn cố tình thực hiện (lỗi cố ý). Khi có đủ căn cứ để cho rằng chủ thể thực hiện hành vi trong
tình trạng không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, chúng ta có thể kết
luận rằng đã không có vi phạm hành chính xảy ra.
Ngoài lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của mọi vi phạm hành chính, ở một
số trường hợp cụ thể, pháp luật còn xác định dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc của một
số loại vi phạm hành chính.
Ví dụ minh hoạ: Hành vi trốn trên các phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh được coi là
hành vi vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của điểm c
khoản 3 Điều 20 Nghị định của Chính phủ số 73/2010/NĐ- CP ngày 12/7/2010 khi nhằm mục
đích vào Việt Nam hoặc ra nước ngoài.
Đối với tổ chức vi phạm hành chính, có ý kiến cho rằng lỗi chỉ là trạng thái tâm lý của
cá nhân trong khi thực hiện hành vi vi phạm nên không đặt ra vấn đề lỗi đối với tổ chức vi
phạm hành chính. Khi xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, chỉ cần xác định tổ chức
đó có hành vi trái pháp luật hành chính và hành vi đó theo quy định của pháp luật bị xử phạt
bằng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính là đủ. Quan điểm khác lại cho rằng cần phải
xác định lỗi của tổ chức khi vi phạm hành chính thì mới có đầy đủ cơ sở để xử phạt vi phạm
7
hành chính đối với tổ chức vi phạm. Theo quan điểm này, lỗi của tổ chức được xác định thông
qua lỗi của các thành viên trong tổ chức đó khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao. Về
phương diện pháp luật, pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành quy định chung rằng tổ
chức phải chịu trách nhiệm về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra và có nghĩa vụ chấp
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, còn phải có trách nhiệm xác định lỗi
của người thuộc tổ chức của mình trực tiếp gây ra vi phạm hành chính trong khi thi hành
nhiệm vụ, công vụ được giao để truy cứu trách nhiệm kỷ luật và để bồi thường thiệt hại theo
quy định của pháp luật.
3. Chủ thể vi phạm hành chính
Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có năng lực chịu
trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính phải là
người không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng điều khiển
hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định, cụ thể là:
a). Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính
trong trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Như vậy, khi xác định người ở độ tuổi này có
vi phạm hành chính hay không cần xác định yếu tố lỗi trong mặt chủ quan của họ. Pháp lệnh
xử lý vi phạm hành chính hiện hành không định nghĩa thế nào là có lỗi cố ý hoặc vô ý trong vi
phạm hành chính. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, thông thường người thực hiện hành vi
với lỗi cố ý là người nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật
cấm đoán nhưng vẫn cố tình thực hiện.
b). Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của vi phạm hành chính trong
mọi trường hợp.
c). Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm: các cơ quan nhà nước, các
tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ
chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật;
Cá nhân, tổ chức nước ngòai cũng là chủ thể vi phạm hành chính theo quy định
của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia
có quy định khác.
4.Khách thể của vi phạm hành chính
Khách thể của vi phạm hành chính chỉ các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng
đã bị các hành vi vi phạm hành chính xâm hại.
Dấu hiệu khách thể để nhận biết về vi phạm hành chính là hành vi vi phạm này đã xâm
hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ.
8
Nói cách khác, vi phạm hành chính là hành vi trái với các quy định của pháp luật về quản lý
nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như quy tắc về an toàn giao thông,
quy tắc về an ninh trật tự, an toàn xã hội …
III. Phân biệt giữa vi phạm hành chính và tội phạm
1. Vi phạm hành chính và tội phạm có những điểm chung sau đây:
a)Vi phạm hành chính và tội phạm đều là vi phạm pháp luật
Cơ sở của vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật của các chủ thể. Nguyên nhân chủ
yếu của vi phạm pháp luật là sự mâu thuẫn giữa yêu cầu của quy phạm pháp luật do nhà nước
đặt ra với lợi ích của người vi phạm, tức chủ thể của hành vi. Mâu thuẫn đó mang tính chất xã
hội, bởi vì cả qui phạm pháp luật và chủ thể hành vi đều có tính xã hội.
Các hành vi vi phạm pháp luật tuy có thể khác nhau về mức độ vi phạm và mức độ của
hậu quả do hành vi gây ra, nhưng chúng có điểm chung nhất đó là tính chất xã hội – là những
thiệt hại, tổn thất về những mặt khác nhau đối với lợi ích của giai cấp, nhóm xã hội nói riêng
và của cả xã hội nói chung. Xuất phát từ những lợi ích của mình mà Nhà nước đã định ra
những qui phạm pháp luật.
Cơ sở của vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội
được pháp luật bảo vệ. Song nếu chỉ dừng lại ở đó thì chưa phản ánh đầy đủ được khái niệm vi
phạm pháp luật, bởi không phải bất cứ hành vi trái pháp luật nào cũng là hành vi vi phạm pháp
luật mà chỉ những hành vi trái pháp luật được chủ thể có đầy đủ năng lực pháp luật và năng
lực hành vi thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mới là hành vi vi phạm pháp luật.
b) Vi phạm hành chính và tội phạm đều là hành vi, nó chỉ được thực hiện bởi
hành vi của con người. Suy nghĩ, tư tưởng khi chưa thể hiện thành hành vi thì dù xấu đến đâu
cũng chưa phải là vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm hành chính và tội phạm nói riêng.
c) Vi phạm hành chính và tội phạm đều là hành vi trái pháp luật, tức là trái với
yêu cầu cụ thể của pháp luật hay trái với tinh thần của pháp luật. Đã là hành vi trái pháp luật
thì dù là vi phạm hành chính hay tội phạm đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Sự khác nhau
giữa chúng chỉ là ở mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
d) Vi phạm hành chính và tội phạm đều được thực hiện bởi hành vi có lỗi của
các chủ thể.
e) Vi phạm hành chính và tội phạm đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội
được pháp luật quy định chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (vi phạm hành chính
và tội phạm khác với các vi phạm đạo đức và vi phạm tôn giáo ở chỗ vi phạm đạo đức và vi
phạm tôn giáo không dược pháp luật quy định). Chủ thể thực hiện vi phạm hành chính và tội
9
phạm đều bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, việc áp dụng các biện pháp cưỡng
chế đều dựa trên cơ sở, trình tự do pháp luật quy định.
f) Những vi phạm hành chính và tội phạm được thực hiện trong điều kiện: phòng
vệ chính đáng, tình thế cấp thiết và sự kiện bất ngờ, theo quy định của pháp luật hành chính
và hình sự, đều được miễn truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những người thực hiện hành
vi vi phạm đó.
g)Vi phạm hành chính và tội phạm có những khách thể chung
Giữa vi phạm hành chính và tội phạm giống nhau ở chỗ có những khách thể chung.
Khách thể vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ.
Điều đó có nghĩa chỉ có những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ mới là khách thể của vi
phạm pháp luật, không được quy phạm pháp luật điều chỉnh thì quan hệ xã hội tương ứng
không thể trở thành khách thể của vi phạm pháp luật.
Những quan hệ xã hội được pháp luật hành chính bảo vệ nhưng bị xâm phạm tới, gây ra
thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại là khách thể của vi phạm hành chính. Những quan hệ xã
hội đó không chỉ là quan hệ hành chính mà còn nhiều quan hệ pháp luật thuộc ngành luật khác
bảo vệ nhưng vẫn bị xử lý hành chính. Nói một cách khái quát hơn, khách thể của vi phạm
hành chính là cái mà vi phạm hành chính xâm hại tới, là cái mà pháp luật hướng tới để bảo vệ
khỏi sự xâm phạm. Cái đó là những quan hệ xã hội khách quan chứ không phải là các quy tắc
được đặt ra.
Vi phạm hành chính diễn ra ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cho nên khách thể của
vi phạm hành chính rất đa dạng, phức tạp, được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật.
Khách thể đó là các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực: An ninh quốc gia, trật tự nhà nước và
xã hội, sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu cá nhân, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do,
các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và những lĩnh vực khác của trật tự quản lý nhà
nước.
Ví dụ minh hoạ: các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ an toàn giao thông đường bộ,
đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không; bảo vệ môi trường, tài nguyên, thiên nhiên,
khoáng sản; bảo vệ sức khỏe của con người tránh các bệnh truyền nhiễm từ người, động vật,
thực vật; trong kinh doanh như phòng chống buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, sử
dụng nhãn hiệu hàng giả v.v..
2. Vi phạm hành chính và tội phạm có những điểm riêng sau đây:
a) Mặt chủ quan: lỗi
Trong bộ Luật Hình sự, nhà làm luật quy định bốn hình thức lỗi, để là lỗi cố ý trực tiếp
và cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin và cố ý do cẩu thả. Như vậy do tính chất nguy hiểm cho
10
xã hội của hành vi của từng trương hợp lỗi là khác nhau, với lại tội phạm là loại vi phạm pháp
luật nặng nhất nên quy đinh bốn hình thức lỗi giúp giải quyết chính xác các vụ Án hình sự.
Vi phạm hành chính chỉ quy định hai hình thức lỗi là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Các trường
hợp vi phạm mà lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp hoặc vô ý vì quá tự tin hay do cẩu thả đều xử lí
như nhau.
Ví dụ minh hoạ: A cố ý gây thương tích cho B với tỉ lệ thương tật là 10%. Khi thực hiện
hành vi cho dù A mong muốn hậu quả xảy ra (B bi thương tích 10%) hoặc không mong muốn
nhưng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra thì đều bị xử phạt như nhau.
b)Về căn cứ pháp lý
Tội phạm là loại vi phạm pháp luật nặng nhất và được quy định trong bộ luật hình sự và
chỉ có Quốc hội mới có quyền đặt ra các quy định về ti phạm và hình phạt. Ngay từ Điều 2 bộ
Luật Hình sự đã quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự: “chỉ người nào phạm một tội được
Bộ Luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Như vậy bộ luật hình sự là căn
cứ pháp lý duy nhất để xem xét một hành vi vi phạm có bị coi là tội phạm hay không - không
có trong luật thì không có tội, “vô luật bất hình”.
Vi phạm hành chính không được quy định trong một bộ luật cụ thể nào mà được quy
định trong nhiều văn bản khác nhau như luật, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, thông tư. . .
luật ở đây là các bộ luật là nguồn của luật hành chính chứ không phải là bộ luật hành chính, ví
dụ: hiến pháp, luật tổ chức chính phủ… nguyên nhân mà chúng ta không có riêng một bộ luật
hành chính đơn giản vì nó quá rộng, quá nhiều lĩnh vực với quá nhiều các văn bản pháp luật và
chúng ta không thể pháp điển hóa thành bộ luật. các văn bản dưới luật ở đây có thể là nghị
quyết của Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban thường vụ quốc hội, hội đồng nhân dân; pháp lệnh của
ủy ban thường vụ quốc hội; Nghị định của chính phủ; các Quyết định, Chỉ thị, Thông tư. .
Ví dụ minh hoạ: pháp lệnh cán bộ công chức, pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính của
Ủy ban thường vụ quốc hội; Nghị quyết của chính phủ số 09/2003/NQ-CP ngày 28/07/2003 về
sửa đổi, bổ sung nghị quyết số 16/2000/ND-CP ngày 18/10/2000 của chính phủ về việc tinh
giảm biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
c)Về hậu quả pháp lí
Người nào thực hiện tội phạm hay vi phạm hành chính sẽ bị xử lí bằng các biện pháp
cưỡng chế nhà nước để trả giá cho những gì mình đã gây ra cho xã hội.
Tuy nhiên, tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật nặng nhất, nên phải chịu biện pháp
cưỡng chế Nhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt. chỉ có tội phạm mới phải chịu hình phạt
và ngược lại hành vi nào mà phải chịu hình phạt thì hành vi đó là tội phạm.
11
Cũng là biện pháp cưỡng chế nhà nước nhưng ở mức độ ít nghiêm khắc hơn, người vi
phạm hành chính có thể sẽ bị xử phạt hành chính.
Ví dụ minh hoạ: A lấy cắp tài sản của UBND xã Y. nếu tài sản là 490.000 nghìn đồng
mà không có tình tiết nào khác để cấu thành tội phạm, thì nếu bị xử phạt hành chính thì chủ
tịch xã Y chỉ có thể phạt mức cao nhất là 500.000 đồng. nếu tài sản để từ 500.000 trở lên hoặc
dưới 500.000 nhưng có tình tiết khác cấu thành tội phạm thì có thể sẽ bị phạt cải tạo không
giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, ngoài ra có thể phải chịu thêm hình
phạt tiền bổ sung theo khoản 5 điều 138 bộ luật hình sự.
3. Dấu hiệu căn bản để phân biệt giữa vi phạm hành chính và tội phạm là mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm
a). Mức độ gây thiệt hại cho xã hội:
Để xác định, đòi hỏi cơ quan cơ thẩm quyền dựa trên sự nhận thức về ranh giới giữa vi
phạm hành chính và tội phạm, đã được quy định cụ thể ở bộ luật hình sự, các nghị định , thông
tư hướng dẫn trong các trường hợp cụ thể. . . mức độ gây thiệt hại biểu hiện ở dưới các hình
thức khác nhau như mức độ gây thương tật, giá trị tài sản bị xâm hại, giá trị hàng hoá phạm
pháp . . .
Ví dụ minh hoạ: Theo bộ Luật Hình sự, trộm cắp từ 500 nghìn đồng trở lên (Đ138),
trốn thuế từ 50 triệu đồng trở lên (Đ161), cố ý gây thương tích cho người khác từ 11% trở lên
(Đ104)... thì là tội phạm. Nguyễn Văn A lấy cắp của hợp tác xã X số tài sản là dưới 500.000
đồng mà không có tình tiết nào khác thì chỉ bị xử phạt hành chính. Như vậy, nếu như mức độ
gây thiệt hại dưới mức bộ luật hình sự đã qui định mà không thêm tình tiết nào thì người vi
phạm chỉ bị xử phạt hành chính.
b). Mức độ tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần
Ví dụ minh hoạ: A trốn thuế nhà nước dưới 50 triệu đồng nhưng trước đã bị xử phạt
hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì hành vi của
A đã cấu thành tội trốn thuế theo Khoản 1 Điều 161 bộ Luật Hình sự 1999 (sữa đổi bổ sung
năm 2009). Như vậy trong nhiều trường hợp, nếu như chỉ đánh giá về hành vi thì không xác
định được để là tội phạm hay là vi phạm hành chính. Có những tội phạm, dấu hiệu đã bị xử
phạt hành chính phải có, mà còn tái phạm thì là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm.
Ví dụ minh hoạ: A tổ chức kết hôn cho con của mình (16 tuổi) và người khác, thì nếu
như là lần đầu, A chỉ bị coi là vi phạm hành chính và chỉ bị xử phạt hành chính. Còn nếu như
A đã bị xử phạt hành chính rồi thì hành vi của A cấu thành tội tổ chức tảo hôn theo khoản 1
điều 148 bộ luật hình sự (sữa đổi bổ sung năm 2009)
c) Công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm
12
Ví dụ minh hoạ: A cố ý gây thương tích cho B mà tỉ lệ thương tật dưới 11%, vi phạm
lần đầu chỉ là vi phạm hành chính nhưng nếu thuộc các tình tiết sau thì là tội phạm: dùng hung
khí nguy hiểm (dùng dao, rều) hoặc thủ đoạn gây nguy hiểm cho nhiều người (bỏ thuốc trừ sâu
vào nguồn nước nhà B); thuê người gây thương tích hoặc nhận gây thương tích thuê, như vậy,
công cụ, phương tiện phạm tội cũng là một căn cứ để đánh giá mức độ nguy hiểm cho hành vi
vi phạm.
13
C. TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
I. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hành chính
1. Khái niệm
Trách nhiệm hành chính là một loại trách nhiệm pháp lý. Trong khoa hoc pháp lý, thuật
ngữ “ trách nhiệm pháp lý ” của tổ chức, cá nhân thường được hiểu là hậu quả pháp lý bất lợi
mà Nhà nước buộc tổ chức, cá nhân phải gánh chịu khi họ thực hiện hành vi vi phạm pháp
luật.
Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một hình thức trách nhiệm pháp lý nhất
định.
Trách niệm hành chính là hậu quả pháp lý bất lợi mà Nhà nước buộc các tổ chức, cá
nhân vi phạm hành chính phải gánh chịu. Nó có những nét chung, đồng thời cũng có những
điểm khác biệt với các loại trách nhiệm pháp lý khác như trách nhiệm hình sự, trách nhiệm
dân sự và trách nhiệm kỷ luật.
* Quan điểm truyền thống (hay còn gọi là Quan điểm “tiêu cực”) cho rằng, trách
nhiệm hành chính là sự đánh giá phủ nhận của nhà nước và xã hội đối với những vi phạm pháp
luật chưa đến mức là tội phạm xâm hại đến trật tự quản lý. Hậu quả là người vi phạm pháp luật
phải chịu các biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền
thực hiện. Trách nhiệm hành chính theo nghĩa tiêu cực có một số vấn đề sau:
Cơ sở trách nhiệm hành chính mang đặc thù được quy định trong Pháp lệnh
xử lý vi phạm hành chính (ban hành ngày 02-7-2002). Các vi phạm pháp luật trong xã hội rất
đa dạng về khách thể bị xâm hại, về mức độ nguy hiểm v.v... từ đó dẫn đến những hậu quả
pháp lý khác nhau. Trách nhiệm hình sự phát sinh do có hành vi vi phạm pháp luật được Bộ
luật Hình sự coi là tội phạm, còn trách nhiệm dân sự xuất hiện khi có hành vi gây thiệt hại về
mặt tài sản cho Nhà nước và công dân. Trách nhiệm kỷ luật được ấn định đối với người có
hành vi vi phạm nội quy, điều lệ kỷ luật. Trách nhiệm hành chính được áp dụng đối với các
hành vi được pháp luật xử phạt hành chính coi là vi phạm hành chính.
Trách nhiệm hành chính cũng như tất cả các biện pháp cưỡng chế hành chính
được áp dụng ngoài trình tự xét xử của toà án. Việc áp dụng các chế tài xử phạt hành chính
chủ yếu do các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thực hiện. Ví dụ: Uỷ ban nhân dân xử
phạt các vi phạm quy tắc xây dựng, sử dụng đất. Sự áp dụng các chế tài hình sự và dân sự thì
nhất thiết phải theo trình tự xét xử của toà án. Mặc dù, toà án nhân dân cũng có thẩm quyền xử
14
phạt hành chính đối với các hành vi gây rối trước phiên toà, nhưng trong trường hợp ấy toà án
đóng vai trò là cơ quan xử phạt hành chính thông thường và không theo trình tự xét xử.
Trách nhiệm hành chính được thể hiện ở chỗ: cơ quan nhà nước, người có
thẩm quyền ấn định đối với người vi phạm pháp luật các biện pháp xử phạt hành chính tương
ứng với hành vi vi phạm mà người đó đã gây ra. Phạt hành chính khác với phạt hình sự, kỷ
luật và trách nhiệm dân sự ở mục đích cụ thể, đặc điểm và mức độ tác động.
Khái niệm trách nhiệm hành chính hẹp hơn khái niệm cưỡng chế hành chính.
Không phải vì bất kỳ biện pháp cưỡng chế hành chính nào cũng là trách nhiệm hành chính. Sự
áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính trong các trường hợp khẩn cấp như thiên tai địch
hoạ, dịch bệnh không phải là trách nhiệm hành chính.
* Quan điểm tích cực cho rằng, trách nhiệm hành chính là quan hệ có trách nhiệm của
chủ thể pháp luật đối với các nghĩa vụ, bổn phận được giao phó trong lĩnh vực quản lý hành
chính Nhà Nước
* Một quan điểm khác xem xét trách nhiệm pháp lý nói chung và trách nhiệm hành
chính nói riêng dưới dạng một quan hệ pháp luật. Trong quản lý hành chính nhà nước, quan hệ
pháp luật ấy được thể hiện ở hai khía cạnh:
Nhà nước ấn định cho các chủ thể những quyền và nghĩa vụ nhất định và các
chủ thể trách nhiệm ý thức được nghĩa vụ, bổn phận của mình cũng như sự cần thiết phải thực
hiện chúng. Đó là quan hệ pháp luật hiện tại;
Sự áp dụng bởi Nhà nước thông qua các cơ quan, người có thẩm quyền chế
tài pháp lý đối với người có lỗi trong trường hợp người đó vi phạm pháp luật hay thiếu trách
nhiệm tích cực. Đây là quan hệ pháp luật - trách nhiệm đối với hành vi đã xảy ra trong quá
khứ.
→ Trách nhiệm hành chính là một loại trách nhiệm pháp lý, là quan hệ pháp luật
đặc thù xuất hiện trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, trong đó thể hiện sự đánh
giá phủ nhận về pháp lý và đạo đức đối với hành vi vi phạm hành chính và người vi phạm
(cá nhân hay tổ chức) phải chịu những hậu qua bất lợi, những sự tước đoạt về vật chất hay
tinh thần tượng ứng với vi phạm đã gây ra.
2. Đặc điểm
a) Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với tổ chức, cá
nhân vi phạm hành chính
Trách nhiệm pháp lý chỉ đặt ra đối với những chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp
luật. Vì vậy, để tiến hành truy cứu trách nhiệm hành chính đối với một tổ chức hoặc cá nhân
cần xác định tổ chức, cá nhân đó có thực hiện vi phạm hành chính trên thực tế hay không.
15
Truy cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính thực chất là
việc áp dụng các hình thức, biện pháp xử phạt hành chính đối với các tổ chức, cá nhân này.
Tuy nhiên, trong thực tế một số trường hợp cơ quan thẩm quyền áp dụng một số biện
pháp cưỡng chế hành chính cũng làm hạn chế quyền, tài sản hoặc tự do của đối tượng bị áp
dụng, nhưng điều này không có nghĩa là truy cứu trách nhiệm hành chính đối với đối tượng đó
Vì vậy, trách nhiệm hành chính đặt ra đối với cả cá nhân và tổ chức. Đây là điểm khác
biệt giữa trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự do trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối
với cá nhân thực hiện hành vi phạm tội
Ví dụ minh hoạ: Một DNTN kinh doanh loại hình Karaoke nhưng không tuân thủ theo
quy định như: bán rượu mạnh không giấy phép, không ký kết HĐLĐ với NLĐ, ánh sáng không
đủ sáng…thì Đội Liên ngành 814 của Quận, Phường có quyền tạm giữ GPĐKKD hoặc yêu
cầu đóng cửa. Đây là việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo để xử phạt hành
chính, không có nghĩa là DNTN này đã bị truy cứu trách nhiệm hành chính.
b) Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm trước Nhà Nước
Nhà nước thiết lập các quy định về trật tự quản lý hành chính nhà nước. Nhà nước buộc
tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi để bảo vệ
trật tự quản lý hành chính nhà nước mà mình đã thiết lập ra
Chủ thể vi phạm hành chính phải thực hiện biện pháp chế tài của tổ chức, cá nhân vi
phạm hành chính là trách nhiệm của họ trước Nhà nước chứ không phải trước một tổ chức hay
cá nhân cụ thể nào trong xã hội. Đây là điểm khác biệt giữa trách nhiệm hành chính với trách
nhiệm dân sự
Ví dụ minh hoạ:Nhà Nước quy định các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp khi mua bán
hàng hoá, dịch vụ phải lập hoá đơn cho khách hàng nhằm phục vụ cho công việc quản lý thuế.
Nếu cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp nào không thực hiện đúng thì Cơ quan thuế sẽ lập biên
bản và có các biện pháp chế tài… khi phát hiện, để thực hiện đúng quy định pháp luật của
Nhà Nước đã đề ra.
c) Việc truy cứu trách nhiệm hành chính được thực hiện trên cơ sở các quy định
của pháp luật hành chính
Những người được trao thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành chính trước hết và chủ
yếu là những người có thẩm quyền quản lý hành chính Nhà nước trong hệ thống cơ quan hành
chính Nhà nước do Pháp luật hành chính quy định. Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt,
thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành chính còn được trao cho thẩm phán tòa án nhân dân và
chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự.
16
Truy cứu trách nhiệm hành chính phải đảm bảo lựa chọn và áp dụng đúng các biện
pháp chế tài hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính
Truy cứu trách nhiệm hành chính được tiến hành theo thủ tục hành chính do pháp luật
hành chính qui định.
Truy cứu trách nhiệm pháp lý nói chung và trách nhiệm hành chính nói riêng đều tác
động trực tiếp đến việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các đối tượng có liên quan.
→ Vì vậy, khi tiến hành truy cứu trách nhiệm hành chính các chủ thể có thẩm quyền
phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy định về thủ tục do pháp luật đặt ra
Ví dụ minh hoạ:
Hoạt động Xuất Nhập Khẩu do cơ quan có thẩm quyền là Cơ quan Hải quan theo các văn
bản quy định của Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương…
Hoạt động kinh doanh bắt buộc khai báo thuế do cơ quan có thẩm quyền là Cơ quan Thuế
theo các văn bản quy định của Bộ Tài Chính.
Việc doanh nghiệp mua BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ do cơ quan có thẩm quyền là Cơ
quan Bảo hiểm xã hội theo các văn bản quy định của Bộ LĐ-TBXH, Liên đoàn LĐ...
So sánh sự khác biệt giữa vi phạm hành chính – hình sự – dân sự.
Nội dung Hành Chính Hình sự Dân sự
Mối quan hệ
Nhà Nước và
Tổ chức/Cá nhân
Nhà Nước và Cá nhân Tổ chức/Cá nhân và
Tổ chức/Cá nhân
Vai trò NN
NN có các biện pháp
cưỡng chế và chế tài
HC
NN truy tố TNHS, biện
pháp cưỡng chế và chế
tài HS
Đảm bảo việc thực hiện
đầy đủ các biện pháp chế
tài DS của các bên
Thủ tục
tố tụng
Luật tố tụng hành chính Luật tố tụng hình sự Luật tố tụng dân sự
3. Mục đích
Xuất phát từ mục đích chung, trách nhiệm hành chính có mục đích trực tiếp là: giáo dục
người vi phạm và phòng ngừa các vi phạm pháp luật.
Mục đích phòng ngừa vi phạm pháp luật của trách nhiệm hành chính bao gồm phòng
ngừa riêng và phòng ngừa chung. ở đây, phòng ngừa riêng được hiểu là phòng ngừa sự tái
phạm và thực hiện vi phạm pháp luật mới từ phía người vi phạm hành chính và bị xử phạt
hành chính, còn phòng ngừa chung là phòng ngừa các vi phạm pháp luật từ những cá nhân
khác.
17
II. Xử phạt vi phạm hành chính
1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ vào Pháp lệnh hành chính năm 2002 và NĐ 128/2008/NĐ-CP ta rút ra như
sau: Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các
qui định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và biện
pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo các qui định của pháp luật)
đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.
2. Đặc điểm
Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành
chính theo qui định của pháp luật. Nói cách khác, vi phạm hành chính là cơ sở để tiến hành
hoạt động xử phạt vi phạm hành chính.
Xử phạt hành chính được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền theo qui định của
pháp luật. (Điều 28 đến 42 – Pháp lệnh)
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
Công an nhân dân
Bộ đội biên phòng
Cảnh sát biển
Hải quan
Kiểm lâm
Cơ quan Thuế
Quản lý thị trường
Thanh tra chuyên ngành
Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ thuỷ nội địa, Giám đốc Cảng vụ hàng
không
Toà án nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự
Xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục
được qui định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính do các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền ban hành. (Điều 3 – Pháp lệnh)
Kết quả của các hoạt động xử phạt vi phạm hành chính thể hiện ở quyết định xử phạt
vi phạm hành chính ghi nhận các hình thức, biện pháp xử phạt áp dụng đối với tổ chức, cá
nhân vi phạm hành chính.
18
3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
Theo Điều 3 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính, hoạt động xử phạt vi phạm hành
chính phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc
xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả
do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
(Khoản1)
Ví dụ minh hoạ: một người xây dựng căn nhà khi chưa có giấy phép xây dựng thì
Phòng Quản lý đô thị cấp phường phải lập biên bản và đình chỉ việc xây dựng, đến khi cá
nhân/ tổ chức hoàn thành các thủ tục cấp giấy phép xây dựng.
Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật
qui định. (Khoản 2)
Ví dụ minh hoạ: một con đường cấm ngược chiều, thì chỉ người điều khiển phương tiện
giao thông đi ngược chiều thì bị xử phạt, còn người đi bộ thì không.
Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng qui
định của pháp luật. (Khoản 3)
Ví dụ minh hoạ: vi phạm hành chính về thuế thuộc thẩm quyền cơ quan thuế.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần. (Khoản 4)
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm
đều bị xử phạt.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi
phạm.
Việc xử lý vi phạm hành chính phài căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân
người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý
thích hợp. (Khoản 5)
Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng
vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần
hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
(Khoản 6)
Ví dụ minh hoạ: không xử lý vi phạm giao thông đối với các xe công vụ, dẫn phái
đoàn…
19
4. Các hình thức xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế khác
a. Hình thức phạt chính
CẢNH CÁO
- Cảnh cáo: Đây là hình thức được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành
chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do
người chưa thành niên từ đủ 14 đến 16 tuổi. Hình thức xử phạt cảnh cáo được quyết định bằng
văn bản.
- Chỉ được xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên hoặc tổ
chức vi phạm hành chính khi:
+ Hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân đó được văn bản pháp luật quy
định có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.
+ Chỉ áp dụng khi cá nhân, tổ chức vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ.
Phân biệt hình thức xử phạt cảnh cáo và hình phạt cảnh cáo
- Xử phạt cảnh cáo: chỉ mang tính giáo dục, không bị coi là có án tích và không
bị ghi vào lý lịch tư pháp.
- Hình phạt cảnh cáo: theo thủ tục tố tụng hình sự sẽ bị coi là có án tích và sẽ bị
ghi vào lý lịch tư pháp.
Phân biệt hình thức xử phạt cảnh cáo và hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với
cán bộ, công chức
- Xử phạt cảnh cáo:
+ Chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành
chính theo quy định pháp luật.
+ Do người có thẩm quyền quyết định áp dụng.
- Kỷ luật cảnh cáo:
+ Áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm quy định
của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Do thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức thuộc
quyền theo thủ tục xử lý kỷ luật do pháp luật quy định.
PHẠT TIỀN
* Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là từ 10.000 đồng đến 500.000.000
đồng.
* Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý
nhà nước được quy định như sau:
20
i) Phạt tiền tối đa đến 30.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm
hành chính trong các lĩnh vực: an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quản lý và bảo vệ các công
trình giao thông; khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; lao động; đo lường, chất lượng sản
phẩm hàng hoá; kế toán; thống kê; tư pháp; bảo hiểm xã hội; phòng cháy, chữa cháy;
ii) Phạt tiền tối đa đến 40.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm
hành chính trong các lĩnh vực: giao thông đường bộ; giao thông đường thủy nội địa; văn hoá
- thông tin; du lịch; phòng, chống tệ nạn xã hội; đê điều, phòng chống lụt, bão; y tế; giá; điện
lực; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; thú y; giống cây trồng; giống vật
nuôi; quốc phòng; dân số và trẻ em; lao động đi làm việc ở nước ngoài; dạy nghề; biên giới
quốc gia;
iii) Phạt tiền tối đa đến 70.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm
hành chính trong các lĩnh vực: thương mại; phí, lệ phí; hải quan; an toàn và kiểm soát bức
xạ; giao thông đường sắt; bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện; chuyển giao công
nghệ; kinh doanh bảo hiểm; quản lý vật liệu nổ công nghiệp; thể dục, thể thao;
iiii) Phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi
phạm hành chính trong các lĩnh vực: hàng hải; hàng không dân dụng; khoa học, công nghệ;
đo đạc, bản đồ; giáo dục; công nghệ thông tin; tài nguyên nước; thuế;
iiiii) Phạt tiền tối đa đến 500.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi
phạm hành chính trong các lĩnh vực: bảo vệ môi trường; chứng khoán; xây dựng; đất đai;
ngân hàng; sở hữu trí tuệ; quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; nghiên cứu, thăm dò
và khai thác nguồn lợi hải sản, dầu khí và các loại khoáng sản khác.
iiiiii) Đối với hành vi vi phạm hành chính trong những lĩnh vực quản lý nhà
nước chưa được quy định tại khoản 2 Điều này thì Chính phủ quy định mức phạt tiền, nhưng
tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng.
TRỤC XUẤT
Trục xuất là việc buộc người nước ngoài vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam
phải rời khỏi Việt Nam. Trục xuất vừa là hình thức phạt chính vừa là hình thức phạt bổ sung.
Trục xuất là hình thức phạt chính khi được áp dụng độc lập hoặc là hình thức phạt bổ sung khi
được áp dụng kèm theo phạt hình thức khác
b.Các hình thức phạt bổ sung
TƯỚC QUYỀN SỬ DỤNG GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
TỊCH THU TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH.
21
c. Các biện pháp cưỡng chế hành chính khác
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
Căn cứ từ điều 44 đến điều 52 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002( đuợc sữa
đổi bổ sung năm 2007,2008)
Được áp dụng nhằm ngăn ngừa những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý hành
chính nhà nước cũng như đảm bảo các an toàn xã hội trong các trường hợp khẩn cấp, thiên tai,
dịch bệnh, v.v... Các biện pháp này thông thường được áp dụng để ngăn ngừa những hiểm hoạ
xảy ra đối với sinh mạng và tài sản của công dân, tài sản của nhà nước, xã hội trong các hoàn
cảnh khẩn cấp không liên quan đến những vi phạm pháp luật.
Những biện pháp phòng ngừa gồm:
- Kiểm tra giấy tờ nhằm ngăn ngừa những vi phạm pháp luật (ví dụ, kiểm tra bằng lái xe ô tô,
xe máy, nhãn hiệu hàng hoá, chứng minh thư nhân dân, bằng tốt nghiệp phổ thông, đại học...);
- Kiểm tra hộ tịch, hộ khẩu trong nhà ở của công dân khi có nghi ngờ về vi phạm chế độ đăng
ký tạm trú;
- Kiểm tra hàng hoá, hành lý và cá nhân do các cơ quan hải quan thực hiện nhằm ngăn ngừa
các vụ buôn lậu qua biên giới, trốn thuế hàng hoá nhập, xuất, hoặc để đảm bảo an toàn cho các
chuyến bay, phát hiện các chất dễ cháy, dễ nổ;
- Ngăn cấm hoặc hạn chế xe cộ đi lại trên một tuyến đường khi xuất hiện nguy cơ mất an toàn
giao thông trong các trường hợp sửa lại đường sá, xây cầu cống, bão lụt, cây đổ, v.v...
- Ngăn cấm vào khu vực đang có dịch bệnh;
- Kiểm tra bắt buộc sức khoẻ của những người làm công việc dịch vụ có liên quan đến thực
phẩm, y tế, dễ gây ra dịch bệnh cho người tiêu dùng, bệnh nhân v.v...
- Trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam;
- Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
- Đưa vào trường giáo dưỡng;
- Đưa vào cơ sở giáo dục;
- Đưa vào cơ sở chữa bệnh, đối với người nghiện ma tuý, người mại dâm có tính chất thường
xuyên;
- Quản chế hành chính đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật phương hại đến lợi
ích quốc gia nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
BIỆN PHÁP TRƯNG DỤNG
- Mục đích nhằm trưng mua tài sản của cá nhân, tổ chức trong các trường hợp thật cần thiết để
đảm bảo an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia.
BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN HÀNH CHÍNH
22
Được áp dụng để dập tắt những hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn hậu quả thiệt hại
do chúng gây ra, hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính gồm:
- Đình chỉ những hành vi vi phạm pháp luật do các cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng;
- Sử dụng vũ lực, vũ khí có hành vi chống đối việc thi hành công vụ hay trốn tránh trách
nhiệm;
- Tạm giữ hành chính đối với những người vi phạm pháp luật;
- Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm;
- Khám người;
- Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
- Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Đình chỉ hoạt động của xí nghiệp, nếu xét thấy có những vi phạm pháp luật bảo vệ môi
trường, không có biện pháp phòng chống cháy, v.v...
- Chữa bệnh bắt buộc đối với những người mắc bệnh truyền nhiễm, tâm thần.
- Tịch thu những công cụ, vật liệu, vũ khí dùng để vi phạm pháp luật;
- Các biện pháp cưỡng chế khác. Ví dụ, thực hiện việc cưỡng chế người xây nhà trái phép, lấn
chiếm nhà ở trái phép.
5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Khác với việc xét xử hành vi phạm tội thẩm quyền được giao cho cơ quan duy nhất là
Toà án, việc xử phạt vi phạm hành chính được giao cho nhiều cơ quan, cán bộ có thẩm quyền
khác nhau thực hiện, bao gồm:
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch UBND các cấp ( Tham khảo điều .
(Điều 28 đến 42 – Pháp lệnh) Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-
UBTVQH10 ngày 2 tháng 7 năm 2002)
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân ( Điều 31)
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng (Điều 32)
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển (Điều 33)
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan (Điều 34)
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm Lâm (Điều 35)
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thuế (Điều 36)
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường (Điều 37)
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành (Điều 38)
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Giám đốc cảng vụ hàng hải, Giám đốc cảng vụ
đường thủy nội địa, Giám đốc cảng vụ hàng không (Điều 39)
23
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự,
Uỷ ban chứng khoán nhà nước, Hội đồng cạnh tranh và cơ quan quản lý cạnh tranh (Điều 40)
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự,
cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, Cục
quản lý lao động ngoài nước.
Như vậy, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sẽ do nhiều cơ quan, cán bộ có thẩm
quyền khác nhau thực hiện. Do đó, để tránh khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý vi phạm
hành chính, pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 tại điều 42 quy định nguyên tắc
thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính như sau:
Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các
lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ Điều 31 đến
Điều 40 của Pháp lệnh này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành
mình quản lý.
Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì
việcxử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại các điều từ Điều 28 đến Điều
40 của Pháp lệnh này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính.
Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa
của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì
thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều
thuộc thẩm quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành
vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có
thẩm quyền xử phạt;
c) Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các
ngành khác nhau, thì quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử
phạt nơi xảy ra vi phạm.
6. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính
a) Thủ tục ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Theo qui định của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, thì việc ra quyết định xử phạt
hành chính được tiến hành theo thủ tục sau đây :
24
Khi phát hiện cá nhân hay tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm
quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm của cá nhân hay tổ chức.
Nếu cá nhân hay tổ chức vi phạm ở mức cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000đ
thì người có thẩm quyền xử phạt tại chổ (không cần lập biên bản về hành vi vi phạm hành
chính). Đây là thủ tục xử phạt đơn giản ( Điều 16 NĐ 100/2004 ).
Nếu cá nhân hay tổ chức vi phạm bị phạt tiền từ 200.000đ trở lên, thì người có
thẩm quyền xử phạt phải thực hiện việc xử phạt như sau :
Lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính, biên bản này phải có chử
ký của người lập biên bản và người vi phạm hành chính. Nếu người vi phạm không ký thì phải
ghi rõ lý do vào biên bản ( Khoản 3 Điều 55 ) nếu có người làm chứng thì cùng ký vào biên
bản (Khoản 2 Điều 55 ) mỗi bên giữ 01 bản. Nếu vụ vi phạm vượt qua thẩm quyền xử phạt của
người lập biên bản, thì người đó phải gởi biên bản tới người có thẩm quyền xử phạt (Khoản 4
Điều 55)
Thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày kể từ ngày lập biên bản
(Khoản 1 Điều 64 ). Nếu vụ vi phạm hành chính có tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định
xử phạt là 30 ngày . Trong trường hợp cần thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì
người có thẩm quyền phải báo cáo cho thủ trưởng trực tiếp bằng văn bản, thời gian gia hạn
không qua 30 ngày.
Nếu thấy có dấu hiệu tội phạm hình sự thì người có thẩm quyền chuyển ngay
hồ sơ cho cơ quan xử lý hình sự giải quyết ( Điều 62 ).
b) Thủ tục thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký.
Quyết định này phải được gởi cho các cá nhân hay tổ chức vi phạm hành chính
và cơ quan thu tiền phạt trong thời gian 3 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Cá nhân hay tổ chức vi phạm hành chính phải thi hành quyết định xử phạt này
trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Hết thời hạn mà cá nhân hay tổ chức không thi hành quyết định xử phạt thì cơ
quan có thẩm quyền sẽ áp dụng biện pháp cưởng chế như sau :
Khấu trừ lương, thu nhập, tài khoản NH ( Điều 6 chương 2 ).
Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với tiền phạt để bán đấu giá.
Áp dụng các biện pháp cưởng chế khác.
c) Thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính
* Thời hạn trong xử phạt hành chính
25
Đối với việc xử phạt cảnh cáo hay phạt tiền 200.000đ thì người có thẩm quyền phải
quyết định ngay việc xử phạt khi phát hiện ra vi phạm hành chính.
Đối với trường hợp khác, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản người có thẩm quyền
phải ra quyết định xử phạt.
Nếu có tình tiết phức tạp phải gia hạn thì thời gian gia hạn không vượt qua 6 ngày
(Điều 56 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 ).
* Thời hạn chấp hành quyết định xử phạt hành chính
Cá nhân hay tổ chức vi phạm hành chính phải chấp hành trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày được giao quyết định xử phạt.
Khi đã ban hành quyết định xử phạt xong thì cán bộ có thẩm quyền phải nhanh chóng
giao quyết định đó cho cá nhân hay tổ chức vi phạm hành chính.
* Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm kể từ ngày vi phạm hành
chính được thục hiện.
Đối với các lĩnh vực như : tài chính, xây dựng, môi trường, nhà ở, đất đai, đê
điều, xuất bản, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, buôn lậu, sản xuất, buôn bán hang
giả. Thì thời hiệu được tính là 2 năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
- Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt
Thời hiệu thi hành quyết định thi hành xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm
kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt.
Nếu cá nhân hay tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh hoặc trì hoản việc thi
hành quyết định xử phạt thì thời hiệu nói trên được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi
trốn tránh, trì hoản.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiên
Cá nhân hay tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính có quyền khiếu nại về
quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Mọi công dân có quyền tố cáo về hành vi trái pháp luật trong xử lý vi phạm
hành chính.
26
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, sửa đổi bổ sung 2009
2. Cưỡng chế hành chính Nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia,
Hà Nội, 1996.
3. Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Khoa Luật Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
1997.
4. Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2001.
5. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi bổ sung
năm 2007, 2008
27
KẾT LUẬN
Những nội dung trình bày như trên đã cung cấp một phần cho mọi người
những kiến thức, cũng như thực tiễn về Luật Hành chính nói chung và nội dung
về “Vi phạm hành chính – Trách nhiệm hành chính” nói riêng. Mong muốn của
nhóm làm đề tài này là mang đến cho mọi người những kiến thức luật cần thiết,
có thể áp dụng trong cuộc sống, trong các mối quan hệ hàng ngày. Rất mong được
sự đóng góp chân thành từ mọi người, để chúng ta cùng hiểu về Luật pháp một
cách chính xác và đầy đủ hơn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Minh Nhựt – người đã chỉ dạy,
hướng dẫn và đóng góp cho nhóm 5 có được nền tảng để nghiên cứu sâu hơn về
lĩnh vực này. Cảm ơn đến các thành viên nhóm 5 đã nỗ lực và cố gắng hoàn thành
bài tiểu luận.
Trân trọng kính chào!
NHÓM 5 – LUẬT HÀNH CHÍNH
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_5_17_05_7907.pdf