Đã gần 14 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN, và cũng khoảng
th ời gian đó, có rất nhiều những nỗ lực được thực hiện và thành tựu đạt được
đánh dấu những cố gắng để xây dựng một khối ASEAN thống nhất, hòa bình, hội
nhập và phát triển. Nhìn lại chặng đường đã qua, những bước đi mà Việt Nam có
được đã đóng góp một phần không nhỏ vào một ASEAN ổn định và vững mạnh.
Để làm được điều mà bất cứ một quốc gia Đông Nam Á nào cũng mong muốn,
Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của việc củng cố những trụ cột của
quan hệ giữa các nước trong khối với nhau, đó là: an ninh – chính trị và ngoại
giao; kinh tế; văn hóa – xã hội.
18 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2565 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vị thế của Việt Nam trong khối ASEAN từ năm 2000 đến 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
BỘ MÔN LÝ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
Tiểu luận
Vị thế của Việt Nam trong khối ASEAN
từ năm 2000 đến 2009
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2009
Sinh viên thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:
Đào Xuân Trung _ A33
Ths. Nguyễn Vũ Tùng
Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN
từ năm 2000 đến 2009
1
MỤC LỤC
Tóm tắt ................................................................................................................2
Mở đầu ................................................................................................................3
A. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á............................................................4
B. Hợp tác chính trị - an ninh và quan hệ đối ngoại ..........................................5
I. Hợp tác chính trị - an ninh ASEAN ...........................................................5
II. Vai trò của Việt Nam trong hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN .........6
C. Hợp tác và liên kết kinh tế ...........................................................................9
I. Tình hình kinh tế các nước Đông Nam Á hiện nay.....................................9
II. Vai trò của Việt Nam trong hợp tác và liên kết kinh tế của ASEAN .........9
D. Hợp tác chuyên ngành và các vấn đề văn hóa – xã hội ............................... 12
I. Những tác động tới đời sống văn hóa của Việt Nam ................................ 12
II. Hợp tác khoa học công nghệ Việt Nam – ASEAN .................................. 13
III. Giáo dục................................................................................................ 14
Kết luận ............................................................................................................. 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 17
Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN
từ năm 2000 đến 2009
2
Tóm tắt
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): là một liên minh chính trị,
kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Hợp tác chính trị - an ninh và quan hệ đối ngoại: Việc Việt Nam – một
quốc gia có chế độ chính trị - xã hội khác hẳn các nước còn lại trong ASEAN -
trở thành thành viên chính thức khiến cho hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN
có những biến chuyển mới. Những thành tựu đạt được có thể kể đến trong vấn đề
tranh chấp Biển Đông, các hội nghị, diễn đàn đối thoại, những nhiệm vụ mà Việt
Nam được tin tưởng giao cho đảm nhận. Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch
ASEAN vào năm 2010, đúng dịp kỷ niệm 15 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và
kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội
Hợp tác và liên kết kinh tế: Việt Nam đang tiến gần tới các tiêu chí phát
triển kinh tế thị trường khu vực và toàn cầu. uá trình thực hiện dỡ bỏ hàng rào phi
thuế quan theo CEPT/ AFTA cũng là một trong những nỗ lực của Việt Nam đóng
góp vào công cuộc hội nhập ASEAN. Cùng với việc gỡ bỏ các hàng rào thuế
quan, Việt Nam cũng thể hiện là một thành viên tích cực trong việc tham gia các
chương trình hợp tác về hải quan. Việt Nam đã trở thành một bộ phận không thể
tách rời trong gia đình. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) là mốc đánh dấu sự phát triển và hội nhập kinh tế của Việt Nam.
Hợp tác chuyên ngành và các vấn đề văn hóa – xã hội: Ngày nay, việc
trao đổi văn hóa giữa Việt Nam với các nước ASEAN đã không ngừng được mở
rộng, nhờ đó, quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN ngày càng khăng khít hơn, các
quốc gia trong khối ngày càng hiểu nhau nhiều hơn. Việc hợp tác khoa học công
nghệ của khu vực là một trong những lĩnh vực Việt Nam đã đạt được rất nhiều
thành tựu. Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam luôn coi việc mở rộng quan hệ hợp tác
với các nước trong khu vực Đông Nam Á là một ưu tiên.
Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN
từ năm 2000 đến 2009
3
Mở đầu
Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Sự kiện chính trị quan trọng này đã thể
hiện rõ nét chính sách chủ động hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam, mở
ra một thời kỳ hội nhập sâu vào khu vực của Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị
- an ninh, kinh tế và chuyên ngành.
Nhìn lại cho đến ngày hôm nay, đã có nhiều cố gắng, nỗ lực của từng
quốc gia trong khối nhằm tiến tới một ASEAN hòa bình, hội nhạp và phát triển.
Với tư cách là một thành viên tích cực trong khu vực, Việt Nam tự hào là một
trong những quốc gia có nhiều đóng góp xây dựng một ASEAN vững mạnh và
ổn định.
Vậy cho đến nay, vị thế của Việt Nam trong khu vực ASEAN thế nào?
Để trả lời câu hỏi này, trước hết, tôi xin được đưa ra những hiểu biết
chung nhất về ASEAN – mái nhà chung của các quốc gia Đông Nam Á. Sau đó,
tôi xin được xem xét những nỗ lực của Việt Nam trong việc hội nhập với
ASEAN ở ba lĩnh vực:
Hợp tác chính trị - an ninh và quan hệ đối ngoại;
Hợp tác và liên kết kinh tế;
Hợp tác chuyên ngành và các vấn đề văn hóa – xã hội.
Trong phạm vi một bài tiểu luận, tôi chỉ mong đưa ra những nhìn nhận và
đánh giá khách quan nhất có thể về những gì Việt Nam đã và đang cố gắng, nỗ
lực, đạt được trên chặng đường tiến tới một ASEAN bền vững, tốt đẹp hơn.
Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN
từ năm 2000 đến 2009
4
A. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of
Southeast Asia Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế,
văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này
được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan,
Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các
nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động
và bất ổn tại những nước thành viên.
Sau Hội nghị Bali năm 1976, tổ chức này bắt đầu chương trình cộng tác
kinh tế, nhưng các hợp tác bị thất bại vào giữa thập niên 1980. Hợp tác kinh tế
chỉ thành công lại khi Thái Lan đề nghị khu vực thương mại tự do năm 1991.
Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính
thức để trao đổi hợp tác. Đến năm 1999, ASEAN gồm 10 thành viên (Đông Timo
chưa kết nạp)1.
Mục đích hoạt động của ASEAN là: Giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định
khu vực, xây dựng một cộng đồng hòa hợp, hợp tác để cùng nhau phát triển kinh
tế-xã hội.
Để có được một ASEAN hợp tác cùng phát triển, bất cứ một quốc gia nào
cũng cần phải chú trọng đến việc xây dựng ba trụ cột vững chắc: Chính trị - an
ninh và ngoại giao; Kinh tế; văn hóa – xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng
của quan hệ giữa các nước trong khối ASEAN, Việt Nam đã chủ động hội nhập,
tìm kiếm cơ hội và nắm bắt đúng thời cơ, góp phần xây dựng một khối ASEAN
vững mạnh về nhiều mặt, từ đó nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng
như trên trường quốc tế.
1 ệp_hội_các_quốc_gia_Đông_Nam_Á
Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN
từ năm 2000 đến 2009
5
B. Hợp tác chính trị - an ninh và quan hệ đối ngoại
I. Hợp tác chính trị - an ninh ASEAN
Mặc dù chỉ được đề cập đến trong Tuyên bố thành lập ASEAN năm 1967
về vấn đề hợp tác chính trị - an ninh bằng cụm từ: “góp phần thúc đẩy hòa bình
và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp”2, nhưng
trong suốt quá trình hoạt động, “Chính mối quan tâm về an ninh và lo lắng về
chính trị mới là động lực chủ yếu để 5 nước Đông Nam Á hội nhập vào
ASEAN”3. Không thể không xét đến những đóng góp mà hợp tác chính trị - an
ninh ASEAN mang lại, đó được coi là nền tảng vững chắc, bước đệm cho những
thành công trong nhiều lĩnh vực khác. Có thể kể đến những thành tựu đã đạt
được trong hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN kể từ khi thành lập:
Mở rộng ASEAN: Việc kết nạp Brunây (1984), Việt
Nam (1995), Lào và Mianma (1997), Campuchia (1999) đã chấm dứt tình trạng
phân chia Đông Nam Á thành hai khối đối lập, tạo tiền đề xây dựng một cộng
đồng ASEAN thống nhất trong đa dạng.
Hiệp ước TAC (hay còn gọi là Hiệp ước Thân thiện
và Hợp tác hoặc Hiệp ước Ba-li): ra đời ngày 24/02/1976 tại Hội nghị Cấp cao
ASEAN lần thứ nhất, được coi là bộ quy tắc ứng xử giữa ASEAN với các nước
ngoài khu vực gia nhập Hiệp ước này. Đây là một trong những nỗ lực nhằm góp
phần giữ vững hòa bình và ổn định lâu dài trong khu vực.
Vấn đề Campuchia: có thể coi là trở ngại cơ bản cho
quan hệ giữa ASEAN với Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Việc giải
quyết ổn thỏa vấn đề Campuchia làm cho ASEAN có hình ảnh nổi bật trên thế
giới, được coi là một cộng đồng chính trị - ngoại giao đáng kể.
Tranh chấp Biển Đông: Tuyên bố về tình hình Biển
Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 25 tại Manila tháng 7/1992, Diễn
2 Tuyên bố Băng Cốc.
3 “ASEAN: Khái niệm và Phát triển” trong Tuyển tập ASEAN, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á,
Xingapo, 1992.
Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN
từ năm 2000 đến 2009
6
đàn khu vực ASEAN (ARF), đối thoại ASEAN – Trung Quốc... tất cả đều là những
nỗ lực chung của ASEAN nhằm giải quyết tình hình căng thẳng ở Biển Đông.
Khu vực phi vũ khí hạt nhân (SEANWFZ): Hiệp ước
SEANWFZ là một đóng góp rất có ý nghĩa của ASEAN cho hòa bình, an ninh
khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương, góp phần vào xu thế phi
hạt nhân trên toàn thế giới.
Diễn đàn ASEAN (ARF): được thành lập tháng
7/1994, đến nay ARF bao gồm 25 quốc gia có cùng mối quan tâm đến an ninh
khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Hoạt động của ARF ngày càng gia tăng về
cường độ và mở rộng về phạm vi.
Hợp tác chống khủng bố: sau sự kiện 11/9, chống
khủng bố đã trở thành một mối quan tâm chung về an ninh của các nước
ASEAN. Ngay lập tức, ASEAN đã triển khai nhiều biện pháp đối phó với nguy
cơ này.
Trong tương lai, ASEAN sẽ đối mặt với nhiều thách thức mới
về an ninh – chính trị. Để có thể từng bước giải quyết những khó khăn đó, điều
cần thiết nhất là phải có sự hợp tác và nhất trí của từng thành viên trong khối.
II. Vai trò của Việt Nam trong hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN
Ngày 28/07/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Kể từ đó, ASEAN đã có những chuyển
biến vô cùng quan trọng trên phương diện hợp tác chính trị - an ninh. Xét riêng
về những biến đổi mà Việt Nam góp phần đem lại cho ASEAN trong giai đoạn từ
năm 2000 đến nay:
1. Việc Việt Nam – một quốc gia có chế độ chính trị -
xã hội khác hẳn các nước còn lại trong ASEAN - trở thành thành viên chính thức
khiến cho hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN có những biến chuyển mới. Sau
khi kết nạp Campuchia tháng 4/1999 làm thành viên chính thức của ASEAN tại
Hà Nội, ý tưởng thành lập một ASEAN gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á được
Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN
từ năm 2000 đến 2009
7
thực hiện. Từ đó tới nay, Việt Nam đã từng bước nâng cao vai trò của mình trong
ASEAN. Hiện Việt Nam đang tích cực cùng các nước ASEAN thành lập Cộng
đồng An ninh ASEAN và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN với việc đăng
cai Hội nghị SOM bàn về hai vấn đề này vào tháng 1/2005.
2. Một trong những vấn đề nổi cộm trong thập kỷ đầu
của thế kỷ XXI chính là vấn đề Biển Đông. Nỗ lực đầu tiên của Việt Nam và
ASEAN là nhất trí thông qua thương lượng để giải quyết hòa bình các tranh
chấp. Việt Nam cũng đã đưa ra sáng kiến xây dựng “Bộ Quy tắc ứng xử về Biển
Đông” giữa ASEAN và Trung Quốc, đã cùng đấu tranh, thương lượng với Trung
Quốc và đạt được “Tuyên bố về Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (2002)
3. Các quan hệ đối thoại của ASEAN luôn được Việt
Nam quan tâm, chú trọng. Kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam liên tục được
tín nhiệm giao làm nước điều phối cho quan hệ của ASEAN và nhiều quốc gia
khác như: Niu Dilân, Nga, Nhật Bản; trong giai đoạn từ 2000 đến 2003 là Mỹ.
Nhờ đó, uy tín của Việt Nam trong ASEAN cũng được nâng lên rõ rệt.
4. Một thành công lớn không thể không nhắc đến trong
giai đoạn qua đó chính là hội nghị Á – Âu (ASEM 5) 2004, trong đó Việt Nam –
với tư cách là chủ nhà – đã tích cực xây dựng một ASEAN vững mạnh, liên kết
chặt chẽ, đồng thời tăng cường hợp tác của ASEAN với các khu vực khác.
5. Tầm nhìn ASEAN 2020 được Hội nghị cấp cao
ASEAN không chính thức họp tại Kuala Lumpur tháng 12-1997 thông qua, theo
đó tới năm 2020 ASEAN sẽ là "một nhóm hài hòa các dân tộc Ðông - Nam Á
hướng ra bên ngoài, sống trong hòa bình, ổn định và thịnh vượng, gắn bó với
nhau bằng quan hệ đối tác trong phát triển năng động và trong một cộng đồng các
xã hội đùm bọc lẫn nhau"; chủ đề hợp tác kinh tế của ASEAN tiến tới năm 2020 là
"Quan hệ đối tác trong phát triển năng động". Kế hoạch Hành động Hà Nội là văn
kiện quan trọng được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN VI tại Hà Nội, tháng
12-1998, Hội nghị cấp cao chính thức cuối cùng của ASEAN trước thềm thế kỷ
21. Kế hoạch Hành động Hà Nội là nhằm thực hiện Tầm nhìn 2020.
Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN
từ năm 2000 đến 2009
8
Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2010, đúng dịp
kỷ niệm 15 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và kỷ niệm 1000 năm Thăng Long
– Hà Nội. Ngay trong năm 2009, trong quá trình chuẩn bị cho các hoạt động của
Việt Nam sau khi Hiến chương có hiệu lực, Việt Nam đã tiến hành các công tác
chuẩn bị cả về tư tưởng, xây dựng đội ngũ và cơ chế hoạt động để bảo đảm thực
hiện thành công nhiệm vụ quan trọng này. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quy chế phối hợp giữa các bộ/ngành và cơ quan tham gia hợp tác ASEAN đồng
thời yêu cầu từng bộ/ngành và cơ quan phải xây dựng chương trình hành động cụ
thể và bố trí lực lượng theo dõi và tham gia mảng hoạt động này. Để chuẩn bị
đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, Bộ Ngoại giao đã xây dựng các kế hoạch và
lộ trình cụ thể, có sự phối hợp và tham khảo ý kiến với các Bộ, ngành trong nước
đồng thời cũng tranh thủ kinh nghiệm của các nước ASEAN và các nước đối tác
có liên quan.
Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN
từ năm 2000 đến 2009
9
C. Hợp tác và liên kết kinh tế
I. Tình hình kinh tế các nước Đông Nam Á hiện nay
Trong giai đoạn 2000 đến 2009, nền kinh tế của ASEAN luôn ở trong tình
trạng bất ổn. Sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, tình hình kinh tế của khối
ASEAN dần đi vào ổn định. Năm 2000 đánh dấu mức tăng trưởng cao nhất của
nền kinh tế ASEAN, theo sau đó là sự giảm sút trong tốc độ tăng trưởng vào năm
2001 do sự suy giảm kinh tế của Mỹ và Nhật Bản. Từ năm 2003, tình hình trong
nước và thị trường quốc tế thuận lợi hơn, tạo đà cho năm 2004 trở đi, các nước
ASEAN đạt mức tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ngân hàng
Phát triển Châu Á (ADB) mới đây cho biết, tăng trưởng kinh tế bình quân của
khối ASEAN sẽ từ 6,3% của năm 2008 giảm xuống còn 3,4% trong năm nay và
đây là mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á trong những năm
1997-1998 đến nay.
Giai đoạn này cũng chứng kiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) giảm mạnh so với những năm trước. Bên cạnh đó, sự bất ổn định của tình
hình kinh tế và chính trị quốc tế đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các nền kinh tế
phụ thuộc vào xuất khẩu. Tình hình kinh tế ASEAN sau năm 2003 có nhiều biến
đổi đáng mừng, tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế trong năm 2008 đã khiến
cho nền kinh tế các nước Đông Nam Á có dấu hiệu bất ổn định.
II. Vai trò của Việt Nam trong hợp tác và liên kết kinh tế của ASEAN
Việc hội nhập của ASEAN được xác định một cách rõ ràng kể từ ngày
01/01/1993, khi các nước thành viên thống nhất xây dựng Khu vực mậu dịch tự
do ASEAN (AFTA). Việt Nam cũng tham gia ký kết Hiệp định khung về Khu
vực Đầu tư ASEAN (AIA) ngày 7/10/1998, với mục tiêu tạo ra một khu vực đầu
tư tự do trong nội bộ các nước ASEAN vào năm 2010 và cho các nước khác
ngoài ASEAN và năm 2020. Từ đó cho tới nay, Việt Nam luôn luôn là một thành
viên tích cực, có trách nhiệm của Hiệp hội, đóng góp có hiệu quả vào tất cả các
Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN
từ năm 2000 đến 2009
10
hoạt động của ASEAN. Hợp tác ASEAN cũng đã đem lại cho Việt Nam những
vận hội và thành công mới.4
Việt Nam trở thành thành viên của AFTA năm 1996, tính từ thời điểm đó,
Việt Nam đã đệ trình danh mục giảm thuế 875 mặt hàng trong 15 nhóm sản
phẩm và cho đến tháng 2/2000, Chính phủ đã thông qua lộ trình tổng thể sửa đổi
để thực hiện CEPT của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2006. Lộ trình giảm thuế hợp
lý giúp bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước, bên cạnh đó, Việt Nam đang tiến
gần tới các tiêu chí phát triển kinh tế thị trường khu vực và toàn cầu.
Quá trình thực hiện dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan theo CEPT/ AFTA cũng
là một trong những nỗ lực của Việt Nam đóng góp vào công cuộc hội nhập
ASEAN. Tháng 2/2001, Chính phủ Việt Nam đã công bố lịch trình tổng thể cắt
giảm thuế theo Hiệp định CEPT cho đến 01/01/2006 là thời điểm hội nhập đầy
đủ vào AFTA. Việt Nam đã và đang thực hiện Hiệp định trị giá tính thuế hải
quan GATT vào năm 2002 với nội bộ khối và từ năm 2003 với các nước ngoài
khối ASEAN.
Cùng với việc gỡ bỏ các hàng rào thuế quan, Việt Nam cũng thể hiện là
một thành viên tích cực trong việc tham gia các chương trình hợp tác về hải quan
như: thiết lập luồng xanh cho hàng hóa ASEAN; đơn giản hóa các thủ tục hải
quan; áp dụng trị gái tính thuế hải quan của WTO (CVA) từ 07/2002 và từng
bước điện tử hóa các thao tác hải quan; từ 01/07/2003 thực hiện biểu thuế hài hòa
ASEAN và một loạt các thao tác khác như: kiểm tra thông quan tự động hóa hải
quan, công tác giải phóng hàng...
Cùng với những thành tựu của sự nghiệp đổi mới, Việt Nam đã trở thành
một bộ phận không thể tách rời trong gia đình ASEAN. Năm 2008 thương mại
Việt Nam với các nước ASEAN đạt gần 30 tỷ USD, tăng trên 25% so với năm
2007 và chiếm trên 20% kim ngạch thương mại. Các nước ASEAN hiện có gần
1300 dự án đầu tư trực tiếp đang hoạt động ở Việt Nam với tổng số vốn đầu tư
4
Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN
từ năm 2000 đến 2009
11
trên 44 tỷ USD, đồng thời Việt Nam cũng có trên 220 dự án đang hoạt động ở
các nước ASEAN với tổng số vốn đầu tư trên 2,6 tỷ USD.
Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc xác định hướng
phát triển tương lai của ASEAN. Các văn kiện định hướng quan trọng cho tiến
trình xây dựng Cộng đồng ASEAN như Tuyên bố Bali II, Hiến chương ASEAN,
các Kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ cột Cộng đồng… đều có dấu ấn của Việt
Nam. Hiện nay, Việt Nam đang cùng với các thành viên khác của Hiệp hội ra sức
đẩy mạnh hợp tác và hội nhập, hướng tới xây dựng thành công Cộng đồng
ASEAN vào năm 2015. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) là mốc đánh dấu sự phát triển và hội nhập kinh tế của Việt Nam.
Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN
từ năm 2000 đến 2009
12
D. Hợp tác chuyên ngành và các vấn đề văn hóa – xã hội
Trong suốt quá trình phát triển, cùng với những nỗ lực hội nhập với khu
vực Đông Nam Á và thế giới, Việt Nam luôn gìn giữ vững bản sắc văn hóa dân
tộc, bên cạnh đó cũng không quên tiếp thu tinh hoa văn hóa của khu vực và thế
giới, giao lưu học hỏi, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các nước bạn bè trong
ASEAN.
I. Những tác động tới đời sống văn hóa của Việt Nam
Ngày nay, việc trao đổi văn hóa giữa Việt Nam với các nước ASEAN đã
không ngừng được mở rộng, nhờ đó, quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN ngày
càng khăng khít hơn, các quốc gia trong khối ngày càng hiểu nhau nhiều hơn.
Giai đoạn 2000 đến 2009 có rất nhiều hoạt động văn hóa diễn ra trong
khối ASEAN. Với sự tham gia đóng góp nhiệt tình và tích cực, Việt Nam đã góp
một phần không nhỏ vào việc cải thiện và giữ vững quan hệ giữa các nước trong
khối ASEAN. Một số hoạt động tiêu biểu như SEAGAMES XXII (2003), các
hoạt động biểu diễn văn nghệ, triển lãm kỷ niệm 40 năm thành lập ASEAN
(2007)5, hợp tác du lịch...
Ngày 12-13/11/2008, tại Hà Nội, Diễn đàn Văn hóa Quốc tế Đông Nam Á
2008 được Quỹ Bertelsmann Stiftung (Đức) và Bộ Ngoại giao Việt Nam phối
hợp tổ chức tại Hà Nội. Diễn ra với chủ đề "Hưởng ứng những thay đổi xã hội
nhanh chóng tại khu vực Đông Nam Á", Diễn đàn này góp phần tăng cường hiểu
biết, đối thoại sâu rộng giữa châu Âu (EU) và châu Á trong bối cảnh toàn cầu hóa
và xung đột văn hóa khu vực.6 Đây là lần đầu tiên Diễn đàn được tổ chức tại khu
vực Đông Nam Á, sau 3 diễn đàn quốc tế lần lượt được tổ chức tại Nhật Bản
(2001) Trung Quốc (2004) và Ấn Độ (2005). Nhiều giáo sư, chuyên gia đầu
ngành từ khắp nơi trên thế giới tham dự Diễn đàn.
5
lap-asean.htm
6
Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN
từ năm 2000 đến 2009
13
Nhiều đoàn nghệ thuật Việt Nam đến thăm, biểu diễn ở các nước bạn, giới
thiệu nền văn hóa dân tộc đặc sắc của Việt Nam; đồng thời nhiều đoàn nghệ thuật
các nước ASEAN đã đến biểu diễn, giao lưu tại Việt Nam. Tối ngày 20/10/2008,
đêm Giao lưu Liên hoan giọng hát vàng ASEAN 2008 vừa được diễn ra đầy màu
sắc và tươi trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh với sự tham dự của các quốc gia.7
Nhân dịp kỷ niệm chào mừng thành công của Hội nghị cấp cao ASEAN
14 và Đại hội cán bộ thư viện các nước Đông Nam Á (CONSAL) lần thứ 14,
được sự đồng ý của Bộ Văn Hoá Thể thao và Du lịch, Thư Viện Quốc Gia Việt
Nam đã trọng thể tổ chức triển lãm tư liệu về các nước ASEAN với tên gọi: “Ấn
tượng ASEAN”.8
Đó là những minh chứng cho việc hội nhập và hợp tác phát triển hiệu quả
của Việt Nam với ASEAN, những bước xây dựng cho một cộng đồng Đông Nam
Á vững mạnh và ổn định.
II. Hợp tác khoa học công nghệ Việt Nam – ASEAN
Đây là một trong các lĩnh vực rất được Việt Nam quan tâm. Với lợi thế về
điều kiện địa lý – tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội cũng như khoa học – công
nghệ có nhiều điểm tương đồng với nhiều nước ASEAN khác, việc hợp tác khoa
học công nghệ của khu vực là một trong những bước đệm cho quá trình liên kết
và hội nhập của Việt Nam vào ASEAN, cũng như một nền tảng để Việt Nam
nâng cao vị thế của mình trong khu vực.
Bắt đầu hợp tác về khoa học kỹ thuật với ASEAN kể từ năm 1995, cho tới
nay, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Được Chính phủ giao nhiệm
vụ là cơ quan đầu mối quốc gia về lĩnh vực hợp tác này, Bộ Khoa học Công nghệ
Môi trường đã thành lập Ủy ban Khoa học Công nghệ ASEAN của Việt Nam, dô
một Thứ trưởng làm Chủ tịch, với sự tham gia của nhiều Bộ nganhg và Viện
7
8
ASEAN.html
Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN
từ năm 2000 đến 2009
14
nghiên cứu khoa học, trường Đại học trong cả nước. Đây là một trong những
bước đầu tiên giúp cho việc tham gia hợp tác khoa học công nghệ với ASEAN
trở nên hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, tổ chức.
Kể từ khi tham gia nhập ASEAN, Việt Nam luôn có những đóng góp quý
báu cho những chương trình và hoạt động khoa học , bảo vệ môi trường của khu
vực, nhờ đó ngày càng nâng cao vị thế của mình trong khu vực. Việt Nam cũng
được tin tưởng giao nhiệm vụ chủ trì các Tiểu ban và Nhóm công tác chuyên
môn như: Tiểu ban ASEAN về Khoa học Công nghệ Biển – nhiệm kỳ 1999 –
2002, Tiểu ban ASEAN về Cơ sở hạ tầng và Tiềm lực Khoa học Công nghệ -
nhiệm kỳ 2002 – 2005, ...
Với phương châm chủ động hội nhập, Việt Nam đã nhanh chóng hòa nhập
với ASEAN, tạo điều kiện cho hang trăm cán bộ trong nước tiếp xúc, trao đổi
thông tin, kiến thức và kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong và ngoài ASEAN.
Đặc biệt, Việt Nam đã trưởng thành hơn, sẵn sàng chủ trì hoạt động của một số
tổ chức ASEAN, đề xuất và thực hiện nhiều dự án, sáng kiến hợp tác khoa học
công nghệ của ASEAN, qua đó nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực
cũng như trên trường quốc tế.
III. Giáo dục
Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam luôn coi việc mở rộng quan hệ hợp tác với
các nước trong khu vực Đông Nam Á là một ưu tiên. Thực hiện chủ trương đó,
tháng 2/1990, Bộ Giáo dục Đào tạo chính thức gia nhập tổ chức Bộ trưởng Giáo
dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO). Sau khi Việt Nam trở thành thành viên
chính của ASEAN, Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam trở thành thành viên của Tiểu
ban Giáo dục của ASEAN (ASCOE), đã tích cực phối hợp với các nước trong
khu vực với nhiều hoạt động thiết thực, có hiệu quả và được đánh giá cao.
Ngày 22/11/2007, với chủ đề "Giáo dục - Niềm hy vọng phát triển trong
tương lai", Diễn đàn Giáo dục ASEAN năm 2007 đã chính thức khai mạc tại Hà
Nội. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn
Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN
từ năm 2000 đến 2009
15
Thiện Nhân cùng Bộ trưởng Giáo dục các nước ASEAN, các nhà giáo dục, đại
diện cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và các trường đại học
trong cả nước đã tham dự Diễn đàn.9
Ngày 19/11/2008, Diễn đàn Giáo dục ASEAN lần thứ hai với chủ đề “Nối
những nhịp cầu tri thức trong cộng đồng ASEAN” được Đại học Quốc gia Hà
Nội và Học viện Chiến lược và Lãnh đạo Châu Á (ASLI) đồng tổ chức tại Hội
trường Lê Văn Thiêm – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Rất nhiều nỗ lực cho thấy Việt Nam luôn luôn coi trọng quan hệ ASEAN
và luôn đặt giáo dục làm nền tảng để thúc đẩy cho tiến trình hội nhập văn hóa –
xã hội với các quốc gia Đông Nam Á, góp phần xây dựng một ASEAN ổn định
và vững mạnh lâu dài.
9
Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN
từ năm 2000 đến 2009
16
Kết luận
Đã gần 14 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN, và cũng khoảng
thời gian đó, có rất nhiều những nỗ lực được thực hiện và thành tựu đạt được
đánh dấu những cố gắng để xây dựng một khối ASEAN thống nhất, hòa bình, hội
nhập và phát triển. Nhìn lại chặng đường đã qua, những bước đi mà Việt Nam có
được đã đóng góp một phần không nhỏ vào một ASEAN ổn định và vững mạnh.
Để làm được điều mà bất cứ một quốc gia Đông Nam Á nào cũng mong muốn,
Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của việc củng cố những trụ cột của
quan hệ giữa các nước trong khối với nhau, đó là: an ninh – chính trị và ngoại
giao; kinh tế; văn hóa – xã hội.
Chúng ta đang bước trong thế kỷ XXI – kỷ nguyên của tri thức, trí tuệ mà
cha đẻ của điều khiển học – Norbert Wiener đã dự báo: “Chúng ta đang làm biến
đổi môi trường của mình tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình
để tồn tại được trong môi trường đó”10.Để có thể hội nhập được vào một môi
trường ngày càng mới, con đường phía trước với Việt Nam sẽ còn rất nhiều cơ
hội xen lẫn những khó khăn, thách thức. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ đảm
nhận vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2010, đúng dịp kỷ niệm 15 năm Việt
Nam gia nhập ASEAN và kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội11. Với vị thế
hiện tại của mình trong khu vực và trên trường quốc tế, Việt Nam sẽ ngày càng
khẳng định được những nỗ lực không ngừng để cho một ASEAN hội nhập và
phát triển, cho một thế giới tươi đẹp hơn.
10 “Hướng tới thế kỷ XXI – Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập của chúng ta”
– Phan Đình Diệu, Hợp tác đầu tư Việt Nam và khu vực, NXB Văn hóa thông tin , Hà Nội, 1999.
11
2015.htm
Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN
từ năm 2000 đến 2009
17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ệp_hội_các_quốc_gia_Đông_Nam_Á
Tuyên bố Băng Cốc.
2. “ASEAN: Khái niệm và Phát triển” trong Tuyển tập ASEAN, Viện Nghiên
cứu Đông Nam Á, Xingapo, 1992.
3.
93643/view
4.
ki-niem-40-nam-thanh-lap-asean.htm
5.
50
6.
7.
lam-An-tuong-ASEAN.html
8.
131458
9. “Hướng tới thế kỷ XXI – Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội
nhập của chúng ta” – Phan Đình Diệu, Hợp tác đầu tư Việt Nam và khu
vực, NXB Văn hóa thông tin , Hà Nội, 1999.
10.
cong-dong-nam-2015.htm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dao_xuan_trung_1178.pdf